31 March 2012

Thương Nhớ Hoàng Lan, Truyện ngắn

Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật ! sao sau chùa lại phơi tã lót?" Nghe chuyện đời cha tôi, thầy bảo: "Hãy nhớ ngày này. Nếu có cơ duyên, mười năm sau ta sẽ trở lại". Trở về thầy bỏ tăng viện, lên một ngọn núi hẻo lánh trong rú xa, dựng mấy nếp nhà cổ. Từ ấy, thầy ẩn tu, hiếm khi xuống núi.

Lớn lên, tôi giống cha tôi như đúc và rất được mẹ yêu chiều. Cha tôi mắt sáng, mũi cao, tiếng nói trầm ấm, tính tình hiền hoà trung thực. Khi còn là một chú tiểu đầu để chỏm, người đã nổi tiếng thông minh, mười lăm tuổi chép rành kinh chữ Hán. Rồi vì học giỏi, được cử làm giáo sư ở trường Trung học Bồ Đề, một trường phổ thông tư thục của Giáo hội. Lúc người sắp được phong Đại Đức thì gặp cô bé nữ sinh tinh nghịch, có đôi mắt hút hồn, đôi môi đầy đam mê và cái tính thích gì thì làm cho bằng được. Ban đầu, cô bé chỉ định quấy phá chơi để thử bản lĩnh của thầy. Nhưng rồi tình yêu là lửa, chính người muốn đốt lại cháy. Cả chùa ngẩn ngơ khi người thanh niên đạo hạnh vòng tay trước sư cụ trụ trì: "Yến bệnh nặng đã bốn tháng rồi, sợ rằng cô ấy chết. Thầy dạy con tu hành để cứu chúng sinh. Nay con có thể cứu một sinh linh, sao lại khước từ?" Cha tôi rời chùa, cô Yến khỏi bệnh rồi hai người thành vợ thành chồng. Ông bà tôi để lại một ngôi nhà, cha tôi cho dỡ đi, xây vào chỗ đó một ngôi chùa tư. Đã không bỏ đời theo đạo được, thì ông đem đạo về giữa đời. Sau khi đã có con, ông vẫn ăn chay, mặc áo nâu và tụng kinh sớm chiều. Có lần mẹ tôi đi chợ mua một xâu ếch, những con ếch theo phản xạ cứ chắp hai chân trước vái lia lịa. Một bà đi ngang bảo mẹ tôi: "Mấy con ếch lạy khéo không thua thầy M.H" Rồi bà cười ha hả: "Đi tu mà chẳng chót đời, làm thân con ếch cho người lột da". Tính mẹ tôi mau nước mắt, cứ vừa đi vừa khóc thút thít cho đến lúc tới nhà. Tối đó bà kèo nhèo mãi, năn nỉ mãi cha tôi tội gì không để tóc, ngả mặn, làm người trần cho sướng cái thân. Tu kiểu này, người ta nói không chịu nổi. Cha tôi chỉ cười, dường như chẳng để tâm. Cả đời người không tranh giành với ai mà như có phép thần thông, chạm vào đâu thì phất lên đến đó. Cơ sở làm hương trầm của người càng phát triển, mẹ tôi càng béo đẹp ra thì lời đàm tiếu của thiên hạ càng rần rần. Cuối cùng, chẳng hiểu vì sao, mẹ bỗng đột ngột bỏ đi mất tăm...

Cô ruột tôi giận lắm, bảo: "Mẹ mi là con yêu tinh, khi trước đã phá đời tu của cha mi, chừ lại phá luôn đời tục của ổng." Ai cũng khuyên đăng báo tìm, nhưng cha tôi chỉ nói "Đừng". Ông không trách móc gì, nhưng có lẽ ông buồn, tiếng tụng kinh đêm khuya nghe chừng khắc khoải. Chao ôi, với những con thuyền khắc khoải ấy, kiếp nào cha mới đến Tây Phương?

Để suy gẫm

Tin buồn


Xin thông báo cùng toàn thể quý đồng môn:

Huynh Trưởng LÊ TẤT HÀO
CSV Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn, Khóa ĐS1

vừa từ trần ngày 27/3/2012 tại California, Hoa Kỳ
*
Linh cửu hiện quàn tại:
Rose Hills Mortgatuary
3888 Workman Mill Road, Whittier, CA 90601
(562) 699-0921
Website: www.rosehills.com
*
(Người đưa tin: Trần Quang Phúc) 

30 March 2012

Thời sự chính trị

Việt Nam Theo Đường Miến Điện?
Nguyễn Quang Duy

Đầu tuần qua, Tổng thống Thein Seinn cùng một pháiđoàn gồm nhiều giới chức lãnh đạo chính phủ Miến Điện sang thăm Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm ngọai giao này, ông gặp cả Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, có điều cuộc viếng thăm của ông ít được báo chí trong nướcđưa tin. Trong khi giới chức Việt Nam thì lại rất sợ bốn từ “thay đổi chính trị” mà Miến Điện thay đổi chính trị lại đang dồn dập xẩy ra tại và vì thế có thể báo chí được chỉ đạo giới hạn loan tin.

Trong khi ấy thay đổi chính trị lại luôn được cảngười Việt lẫn chính giới Phương Tây lưu tâm. Cụ thể là trong cuộc Điều Trần ngày 24-2-2012 vừa qua, các dân biểu Úc đã hỏi Khối 8406 “Có thể có một Gorbachev tại Việt Nam hay không ?” và được trả lời như sau: ”Chúng tôi chưa thấy một dấu hiệu rõ ràng. Nhưng như chúng tôi đã trình bày cùng quý vị nếu chúng ta cố gắng tạo áp lực thì Việt Nam có thể theo con đường Miến Điện và khi ấy có cơ may sẽ xuất hiện những người muốn thực sự thay đổi.” Bài viết này xin bình luận cơ hội Việt Nam theo con đường Miến Điện.

Giới cầm quyền đều chịu ảnh hưởng Trung cộng

28 March 2012

Cõi Riêng Của Sóc, Tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh


Trái đất rất đẹp. Qua trí óc non trẻ của một em bé nơi chốn đồng ruộng hay qua lăng kính một bộ óc siêu việt của khoa học gia, cảnh thiên nhiên hiện ra với cùng một thích thú và bàng hoàng. Lịch sử chưa khám phá ra hết cái kỳ thú của hành tinh chúng ta đang sống. Lại càng không có ai với đời người ngắn ngủi có thể đi hết mọi nơi để chiêm ngưỡng hết cái diệu kỳ của cảnh thiên nhiên, ấy là chưa nói đến, ở cùng một cảnh trí, thiên nhiên biến đổi từng giờ. Bình minh, giữa trưa, chiều tà, hoàng hôn và ngay cả trong đêm khuya khoắt, thiên nhiên lúc nào cũng tạo ra những cảm xúc khác nhau. Con người thấy mình phơi phới đi trên bãi hoang, thấy lòng rộn rã với tiếng chim líu lo giữa rừng ban mai, hay cảm thấy cô quạnh trong đêm khi nhìn ra cánh đồng bát ngát gió thoảng.

Mà cũng không cần đi đâu xa mới bắt gặp được những cảnh thích thú. Con gà trống gáy trưa bên kia giậu, một đóa hoa mới nở trong sương mai bên đường, hay một chú sóc đang leo trèo sinh hoạt nơi một công viên cũng đủ tạo ra nhưng sinh thú cho người yêu mến thiên nhiên.

Chú sóc với cái thế đứng rất đặc biệt mà nếu không lang thang đây đó tôi đã chẳng có dịp gặp và ghi lại nơi đây, trong bức tranh mới vẽ chưa khô sơn. Xin mời quý anh chị coi cho vui những ngày mùa xuân đang về nơi xứ tạm. (A.C.La)

Cõi Riêng Của Sóc
(The Squirrel's Realm)

Oil on canvas, 20x24 inch (51x61cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**

Níu Tay Kỷ Niệm, bút ký

Thôi chào nhé! Lũ kỷ niệm của tôi. Một phần hồn tôi đã gởi lại nơi đó và mang theo một phần của các bạn đi cùng cho hết cuộc đời nầy.

Không muốn một điều gì đó rời xa mình thì phải níu lấy phải không? Kỷ niệm của một đời người thì có nhiều cánh tay, có tay là để dỗ dành khi mình bị trắc trở trên bước đường đời, có tay thì ôm ấp vuốt ve khi mình nghĩ nhớ về nó, thậm chí có cả tay chọc ngoáy vào nỗi đau…Tôi nghĩ vậy!

Tôi thử níu lấy một cánh tay bất kỳ nào đó của kỷ niệm như để…thử thời vận đầu năm của mình coi trong năm mới sẽ gặp điều gì? Hên hay xui?

Đã nhấp nhỏm từ lâu cho lần trở về nầy từ khi nhận được email của một trong những Cô-em-nhỏ rủ rê. Nhưng cũng chỉ mới là những toan tính vì biết chắc là những ngày đầu năm mới sẽ có rất nhiều việc bận rộn. Sát những ngày giáp Tết, cô gọi lại và báo không đi vì bận việc gia đình và sẽ chuyển sang một dịp khác. Vậy là tôi yên chí thưởng thức không khí Tết của Sài Gòn không chút băn khoăn. Đùng một cái nghe tin “Thúy đã đi rồi” bằng…máy bay.

Đã bị lỡ một cái hẹn nên trong lòng có đôi chút buồn buồn, nhưng dù gì cũng phải thực hiện dự định của mình dẫu có muộn màng.

Tôi bỏ mùa trăng tháng giêng châu thổ mà đi tìm một mùa trăng khác trên chuyến xe đêm dài dằng dặc nhiều gian nan trên con đường rất xấu đã được biết trước. Trong thâm tâm cứ nghĩ những điều ấy thì có sá gì khi biết mình sẽ gặp được những điều đang đón đợi. Xe lăn bánh trong bóng đêm mờ ảo vì ánh trăng nào có thể soi sáng được chốn phồn hoa? Đi được một đỗi thì nhận được một “tin vui”: Một trong những điều háo hức đã bị người khác đánh cắp như những lần trước đó. Thì tại cái số của tôi vốn vậy mà. Hơi hụt hẫng một chút nhưng cũng chẳng sao, tôi nhoài người ra gần cửa sổ ngắm ánh trăng rằm để mong ánh trăng sẽ ve vuốt những bực dọc cho tan loãng rồi đẩy chúng chìm vào bóng đêm đang vây khốn. Nhưng than ôi! Chỉ còn là một ánh trăng lu! Tôi cũng chẳng hiểu vì sao? Có thể là trong lòng mình đang không vui hay do sương đêm tháng giêng dầy đặc đang che mờ? Thì cứ cho là vì yếu tố sau tác động để mình nhẹ lòng khi nhìn thấy cái gạt nước của xe phải hoạt động liên tục để nhìn rõ đường đi trong bóng tối đặc quánh chung quanh, chợt nghĩ hình như nó cũng gạt bỏ giùm tôi những nỗi bực bội vừa nhen nhóm trong lòng. Nhắm mắt cố tìm một giấc ngủ mong quên đi những điều nhỏ nhặt đang xảy ra. Nhưng nào có dễ dàng đâu?

Giỗ ba năm 29.3.2009/2012

26 March 2012

Tin đặc biệt biểu tình chống Tầu Cộng

 
New Delhi 26/3: Trước ngày Hồ Cẩm Đào tới Ấn Độ, một thanh niên Tây Tạng sống lưu vong đã tự thiêu chạy trước tòa nhà quốc hội Ấn Độ phản đối bọn xâm lược Bắc Kinh hiện đang chiếm đóng nước Tây Tạng của anh.   Jamphel Yeshi bất ngờ tự thiêu và chạy gần những người đăng đàn nói chuyện với quần chúng Tây Tạng đang biểu tình với rừng cờ đất nước họ. Sau gần hai phút chạy được khoảng 50 mét anh ngã xuống. Yeshi đã đươc khẩn cấp đưa tới nhà thương, thân thể bị phỏng 98% và tình trạng được mô tả là nguy kịch. Yeshi trốn thoát khỏi Tây Tạng năm 2006 và hai năm qua sống ở Tân Đề Li.

Hồ Cẩm Đào, TBT Cộng Đảng Hoa Lục,
 chuẩn bị tới NewDelhi họp thượng đỉnh.

Nhớ Vũ Công Hùng

Giới thiệu một câu chuyện thời sự

Phản động, kẻ thù: Ai? Ở đâu? Vì sao?
Tác Giả: Thành Tâm - danlambaovn.blogspot.com
Chúa Nhật, 25 Tháng 3 Năm 2012 15:17

Một bài học cho những ai đã và đang làm từ thiện tại Việt Nam cho đồng bào ruột thịt của mình. Xin mời đọc câu truyện này và suy nghĩ cho việc làm từ thiện vô vị lợi của mình và hãy cẩn thận trước khi quá trễ.

Tổ chức phóng viên không biên giới coi nhà nước Việt Nam là "kẻ thù của internet". Ở Việt Nam thì từ xưa nay coi những ai không cùng tiếng nói với đảng cầm quyền là khủng bố, là bè lũ tay sai bán nước, là phản động, là kẻ thù.

Tôi xin kể lại câu chuyện mới nhất mà tôi chứng kiến: Vì là dân làm du lịch nên tôi đi nhiều nơi. Trong một lần đến khu chữa bệnh cho người phong ở ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột tôi biết một hoàn cảnh thương tâm.

Chị H'B. bị bệnh tim, không chồng có 2 con nhỏ. Một đứa bị rớt xuống giếng và chết. Chị và thằng con người Ê Đê thì bị bệnh tim nặng. Gia đình của chị thì trong khu bệnh phong rất nghèo khổ. Hoàn cảnh của chị H'B. rất thương tâm. Tôi kể chuyện này cho một người bạn làm bác sĩ ở Singapore nghe. Anh bác sĩ tốt bụng nghe rồi vận động kiếm nguồn giúp đỡ. Tôi từ thành phố lên nhà chị H'B. ở Buôn Tour A, xã Draysap, huyện Krong Ana( cách thành phố BMT khoảng 15km) đi làm hộ chiếu. Tôi nghĩ rằng hoàn cảnh thương tâm của chị H'B. thì ai ai thấy cũng chạnh lòng thương cảm. Thế nhưng khi đưa mẹ con chị H'B. vào PA18 là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của tỉnh Daklak thì công an từ chối cấp hộ chiếu và bắt bớ luôn cả tôi và gia đình của chị H'B. này.

Trong 3 tiếng giam giữ tôi ở PA 18 tỉnh Daklak họ tra khảo tôi là ai xúi giục, thế lực thù địch nào yêu cầu, bọn phản động nào hướng dẫn tôi lên nơi xa xôi này giúp gia đình chị H'B. này? Họ lập biên bản tới biên bản lui hết người này đến người khác phần đầu là ghi tên họ, cơ quan, hộ khẩu của tội tiếp phần sau là: Ai? kẻ thù nảo bọn xấu nào? bọn phản động nào? đã khiến tôi lặn lội từ Sài Gòn lên đây giúp đỡ hoàn cảnh chị H'B. Tôi chỉ có một lời khai: Tôi hành động vì lòng thương cảm gia đình chị H'B. này. Nếu các anh muốn bắt kẻ thù, bọn phản động thì hãy bắt lương tâm của tôi đây. Vì chính lương tâm của tôi khiến tôi làm điều này.

Tôi sinh năm 1980 khi đất nước không còn chiến tranh, trong các bài học người ta dạy tôi ở trường thì kẻ thù của dân tộc là đế quốc Mỹ và phản động là bè lũ tay sai bán nước.

Ở trường tôi chưa học bài học là người dân tộc thì KHÔNG ĐƯỢC cấp được cấp hộ chiếu và ai giúp đỡ cho họ đi làm hô chiếu để đi chữa bệnh nhân đạo cũng bị kể là bọn xấu là phản động.

Lẽ nào lòng thương người khi thấy họ gặp cảnh khốn cùng thì cũng bị kể là phản động là bọn xấu sao?

Khi tôi về lại thành phố thì từ ngày 10.3.2012 đến nay hơn 1 tuần an ninh thành phố kêu tôi lên làm việc nhiều lần cũng quanh đi quẩn lại kẻ thù nào, bọn xấu nào,thế lực phản động nào xui khiến tôi lên dẫn một gia đình người dân tộc đi làm hộ chiếu. Qua điện thoại thì tôi cũng biết phía gia đình chị H'B. hết cha mẹ, anh chị cũng bị bắt lên công an huyện làm việc liên tục.

Câu chuyện này xảy ra cho tôi, gia đình chị H'B. khốn khổ vào tháng 3.2012 chứ không phải là xa xăm gì. Có thể rồi chị H'B. sẽ chết không phải vì bệnh tim bẩm sinh mà vì bị bắt lên để điều tra tìm cho ra kẻ xấu, kẻ thù nào đó trong tưởng tượng của công an tỉnh Daklak.

Tại sao nhà nước hiện nay sợ kẻ thù, sợ những ai mà họ cho là phản động đến thế?

Thế kẻ thù, các thế lực phản động của nhà nước Việt Nam hiện đang ở đâu và làm những gì để họ phải sợ như vậy?

Kẻ thù của nhà nước Việt Nam hiện nay chính là sự thật được phơi bày. Là lòng tốt, là lương tâm, lòng yêu đồng bào, yêu quê hương. Những kẻ thù này của nhà nước hiện nay thì hiện hữu khắp nơi nó ở ngay trong trái tim của mọi người.

Chúng tôi không thấy "ngụy quân ngụy quyền" bán nước ra sao nhưng thấy là nhà nước dẫn Trung Quốc vào khai thác Bô Xít trên Tây Nguyên.

Chúng tôi không thấy bọn xấu hay thế lực thù địch của nhân dân ra sao nhưng thấy hàng triệu người dân mất đất, mất nhà đi kêu oan khắp nơi vì các chính sách của nhà nước hiện nay.

Chúng tôi không biết là ở các nước Âu Mỹ thì bọn tư bản hút máu dân ra sao nhưng thấy ngày nay ra phường hay vào các cơ quan nhà nước thì phải có phong bì lót tay mơi xong việc.

Chúng tôi không biết là cảnh sát ở nước ngoài đối xử với người dân ra sao chứ tôi thấy ở Việt Nam thì Cảnh sát giao thông thì vòi tiền trắng trợn, công an và dân phòng thì hở ra là đánh người dân tàn nhẫn, gần đây thì có nhiều người chết trong đồn công an.

Tôi không biết ở nước khác thì sao chứ ở Việt Nam thì các trang web BBC, RFA, RFI, Danlambao, Danluan, Danchimviet bị chặn tường lửa. Muốn đọc tin tức khách quan thì vượt tường lửa mà vào các trang này.

Cách xếp hạng của tổ chức không biên giới coi nhà nước Việt Nam là kẻ thù của internet thì không có gì bàn cãi. Nhưng nhà nước Việt Nam luôn coi sự thật, lòng tốt, lòng yêu nước là kẻ thù của họ thì mới là chuyện cần suy nghĩ. Chính nhà nước Việt Nam coi họ là kẻ thù, là phản động của sự thật và văn minh nhân loại. Và chính nhà nước này chứng minh cho nhân dân trong nước và thế giới loài người thấy rằng đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay mới là phản động và là bè lũ bán nước.

An ninh Việt Nam cũng khỏi nhọc công tìm kiếm bọn phản động, kẻ thù của đảng cho tốn sức. Lương tâm công chính và lòng yêu nước thương nòi nó hiện hữu khắp nơi trên dải đất hình chữ S này.

Sài Gòn 19.3.2012

25 March 2012

Thơ Ý Nga

RẮN ĐỎ BẮC KINH

Biến Nam Mỹ, Phi Châu thành thuộc địa
Tàu nhử mồi! Tội dân nọ, nước kia
Triệu quân “ăn” độc địa sắt, thép kìa!
Chúng đến “giúp” tối đa bằng: bóc, cướp*

Tàu di chuyển dọc ngang, quân nườm nượp
Chiếm thị trường, ép nộp các tài nguyên
Hán, tất nhiên quyền biến thủ lợi riêng
Rồi luân chuyển dặm xa ra… thành phẩm

Chúng dọ dẫm; gỗ, đồng, vàng, rừng rậm…
Nuôi dã tâm gặm nhấm sạch chì, nhôm…
Tay cho vay, miệng giả nghĩa om sòm
Và cướp cạn: dầu, ca cao, khí đốt…

Mozambique, Zambia, Cam Bốt…
(Như Việt Nam: “chủ” ngu dốt hại dân
Cũng vong thân đem đất nước bán dần)
Đem nội chiến vào dân: mua vũ khí**

Bằng ác ý thật tinh vi, tỉ mỉ
Cờ đỏ Tàu bay phù thủy khắp nơi
Chúng cài người, trục lợi thật ngon xơi
Cả thế giới đều nặng lời lên án!

Cày Phi Châu ra đất “chư hầu” Hán
Nông dân Tàu sản xuất triệu miếng ăn
Đem bất nhân về đất “Lạ” vô thần
Từ đói khát người dân oan bản xứ!***

Một quá khứ Việt Nam bao hùng sử
Rõ bạn, thù! Bao tấm lòng sĩ phu!
Có đâu ngu như một đảng lù khù
Này tuổi trẻ Việt Nam xin bừng tỉnh!

Ý Nga
Canada, 25-3-2012.
___

*Theo Daily Mail On Line
Theo tài liệu: “Chết Bởi con Rồng Tàu Đỏ” của Peter W. Navarro & Greg W. Autry, do Nguyễn Vinh dịch:
**“Tại sudan: Tàu trang bị vũ khí cho các lãnh tụ tồi tệ địa phương phạm tội ác và bảo vệ chế độ đó trong Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”
*** Ở Phi Châu có hơn 1 triệu nông dân Tàu đang cày đất Phi Châu, sản xuất thực phẩm để xuất cảng ngược về Tàu nuôi dân Tàu trong khi dân địa phương đang đói”

Cười tí tỉnh: Thể thao không lời

Nhân lần thứ 185 ngày Beethoven lìa trần, 26-3-2012

BEETHOVEN TRONG PHIM IMMORTAL BELOVED

TRỌNG ĐẠT

Người ta thường nói ở Beethoven nhạc cổ điển tây phương đã đạt tới mức tột đỉnh của nghệ thuật, Beethoven và Mozart đã được coi là hai nhà soạn nhạc lớn và quan trọng nhất của nền nhạc cổ điển Tây phương. Những tác phẩm lớn của hai nhà thiên tài này không chỉ để giải trí nhưng hơn thế nữa, cho tới ngày nay trên thế giới người ta vẫn coi đó là những công trình văn hóa của nhân loại, vẫn bảo tồn và phát huy.

Ludwig Van Beethoven sinh tại Bonn ngày 17-12-1770, mất 26-3-1827, người Đức gốc Hoà Lan, từ hồi nhỏ đã đánh đàn có tiếng chứng tỏ là người có thiên tài, năm 16 tuổi lên thành Viên Áo quốc (Vienne) theo học Mozart nhưng mẹ bị đau nặng phải trở về. Ông có khiếu về dương cầm, bà mẹ mất, cha rượu chè, từ hồi còn trẻ ông đã phải lo gánh nặng gia đình. Beethoven sau lại lên Viên theo học Haydn, được người ta giới thiệu với các bậc quyền quí rồi chẳng bao lâu ông lập được sự nghiệp vững vàng. Mới đầu là dương cầm thủ điêu luyện, sau mới trở thành nhà soạn nhạc (composer). Thiên tài của ông bắt đầu xuất hiện từ hồi 22 tuổi, tính tình sỗ sàng thô lỗ song vẫn được xã hội kính trọng vì có thiên tài xuất chúng. Năm 1789 Beethoven bị điếc nhẹ đến năm 1816 hoàn toàn điếc, ông sống với đứa cháu ruột Karl, bị ông hành hạ đánh đập cậu ta tự tử nhưng được cứu sống. Karl từ ông, nhà soạn nhạc đau buồn bị bệnh gan mất năm 1827, thọ 57 tuổi.

Mặc dù sống thọ hơn Mozart những 22 tuổi (Mozart mất khi 35 tuổi), nhưng công trình sáng tác của Beethoven nói về mặt số lượng chỉ được vào khoảng một phần ba so với sự nghiệp của Mozart. Về symphony, Bethoven soạn được 9 bản đánh số từ 1 đến 9, bản số 9 được coi như tuyệt diệu và vĩ đại nhất, bản số 6 du dương, nhẹ nhàng, thanh thản cũng rất nổi tiếng. Các cầm tấu khúc dành cho dương cầm gồm năm bản đánh số từ 1 đến 5. Piano concerto số 5 tức Emperor concerto, Cầm tấu khúc Đại Vương được coi là tuyệt vời nhất. Cầm tấu khúc dành cho vĩ cầm được vài bản nói chung không nổi bằng Mozart. Ngoài ra còn một số Sonate, Romance cho dương cầm và overture, (nhạc mở đầu một vở opera), bản Egmont, The Ruines of Athenes… là những overture tuyệt vời nhất. Beethoven ít soạn các vở opéra, nhạc của ông nói chung hơi khó nghe hơn nhạc Mozart nhưng có nhiều bản đặc sắc lạ thường, trong mỗi bản ấy lại có một đoạn tuyệt diệu nhất. Nhìn chung nhạc Beethoven có những điệu, nét khác biệt so với nhạc Mozart, khi trầm khi bổng.

“Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.”

Cuộc đời và sự nghiệp của Beethoven đã được đưa lên màn bạc nhiều lần theo thứ tự thời gian như sau.

1- Eroica, phim Áo quay năm 1949, đạo diễn Walter Kolm-Veltée.

2- The Magnificent Rebel, quay năm 1962 do Walt Disney thực hiện cho truyền hình về cuộc đời Beethoven.

3- Beethoven Lives Upstairs quay năm 1992, dài 52 phút, nghệ thuật dưới trung bình, thực hiện dối trá, chỉ được phần kết thúc trình tấu bản Symphony số 7, movement số 2 êm dịu và du dương tuyệt diệu.

4- Immortal Beloved, quay năm 1994, Bernard Rose đạo diễn và viết truyện. Phim được đề cập trong bài này.

5- Eroica, quay năm 2003, thực hiện cho truyền hình của Anh, tài tử Ian Hart.

6- Phim bộ dành cho truyền hình của Anh về Beethoven năm 2005

7- Copying Beethoven, thực hiện 2006, tài tử Ed Harris vai Beethoven

Immortal Beloved nổi hơn những cuốn phim kể trên. quay năm 1994, Anh - Mỹ hợp tác, dài đúng 2 giờ (121 phút), các tài tử chính Gary Oldman, Jeroen Krabbe, Johanna ter Steege… đạo diễn Bernard Rose. Đây là một siêu phẩm giá trị, thực hiện công phu, ngoại cảnh tráng lệ quay tại các tỉnh Tiệp Khắc Prague, Kromeriz và Zentralfriedhof thuộc thành Vienna Áo quốc trong khoảng từ 23 tháng 5 tới cuối tháng 7 năm 1994. Hình ảnh mầu sắc lộng lẫy, nhạc hay, truyện tình cảm động, bi thiết song hơi khó hiểu vì nó xen lẫn hiện tại và quá khứ.

24 March 2012

Bút ký viết từ VN

Viết mail hàng ngày, xem thông tin hàng ngày thành thói quen không thể thiếu được đến độ không còn thắc mắc tại sao mọi thứ lại sẵn có và nhanh ngang với tốc độ của … ánh sáng như vậy. Chợt nhớ rằng mình rất ít khi ra bưu điện trừ phi gửi bưu phẩm, chẳng bao giờ đọc báo (thổ tả) trong nước, và cũng chợt nhớ rằng từ lâu, lâu lắm rồi không còn nghe radio nữa. Giờ đây tin tức tràn ngập trên mạng, không có thì giờ để đọc hết. Màn sắt hay màn tre, tường lửa hay tường khói đều trở thành vô dụng trong chính sách hỏa mù, che mắt thiên hạ. Bỗng dưng nhớ lại và thấy thèm những giây phút lén lút nghe tin tức đài BBC hay VOA của thời mà bức màn sắt còn đắc thắng buông xuống, ngăn chận mọi thông tin từ bên kia thế giới tự do khiến cho cả dân tộc bị mù lòa, câm điếc.

Tháng ba năm hai nghìn mười một, nghe BBC tiếng Việt sắp kết thúc chương trình phát thanh sóng ngắn, mặc dù đã không còn nghe chương trình này từ khi có trang mạng bbc.co.uk/vietnamese, tôi vẫn thấy buồn buồn như một điều gì đó thân thiết của cuộc sống mất đi! Lúc đó tôi muốn gửi đến, dù không thành, các anh chị trong chương trình BBC tiếng Việt từ thuở “khai thiên lập địa” đến phút cuối farewell party lời cảm ơn chân thành đã mang lại cho người Việt từ lâu lắm cái thuần khiết của thông tin mà tự thân họ cảm nhận và đối chiếu.

Tôi bắt đầu nghe đài BBC từ năm 1967 lúc còn là học sinh lớp đệ ngũ, trung học đệ nhất cấp. Cơ duyên này chỉ đơn giản là do một người bạn tặng cho bố tôi một chiếc radio 2 bands, hiệu Sanyo. Có lẽ ngày ấy tôi còn trẻ chưa hiểu biết nhiều về thời cuộc nên cũng chẳng mở radio làm gì, có chăng thi thoảng để nghe nhạc, mặc dù luôn ý thức rằng Miền Nam Việt Nam đang có chiến tranh ác liệt. Tôi vẫn tự xem mình là chủ nhân chiếc radio bé nhỏ này vì cả gia đình tôi không ai có nhu cầu nghe radio cả.

Thế rồi cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân bùng nổ. Ban Mê Thuột cũng như hầu hết các tỉnh thành trên toàn cõi Miền Nam chìm trong bom đạn, pháo kích, và biển lửa đang lúc mọi người cúng tổ tiên ông bà. Gia đình tôi bỏ nhà cửa chạy lánh nạn vào trung tâm thị xã vì xung quanh ngoại ô VC đã tràn ngập cả rồi. Tôi cũng bỏ lại tất cả nhưng chiếc radio bé bỏng thì luôn mang kè kè bên mình. Mỗi sáng, chiều, tối đều đặn tôi mở đài BBC nghe tin tức trong khi bom đạn rì rầm ngoài xa hay chát chúa ngay trong trung tâm thị xã. Nhờ thế, tôi biết được khá rõ tình hình chiến sự, những thành phố nào trên toàn cõi Miền Nam bị tấn công, những thành phố nào bị tàn phá và thiệt hại nặng nhất.

Rồi tôi đã thấy thân quen với nhạc hiệu của đài cùng tên các anh chị trong ban Việt ngữ. Ngày đó tôi đã phân biệt giọng đọc của các anh Hữu Đại, Xuân Kỳ, Đỗ Văn, v.v... và sau này là chị Lan Anh, Hồng Liên (không còn nhớ rõ lắm các anh chị xuất hiện trên chương trình vào những thời điểm nào). Không hiểu vì sao tôi lại tin chắc (hay tưởng tượng) rằng các anh chị ấy phát âm đúng giọng Hà Nội, giọng nói và cốt cách mà tôi chỉ được biết qua những nhân vật trong các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn: trầm, ấm, điềm đạm, chuẩn mực chứ không “chua”, trịch thượng hay áp đảo, có khi còn rất “hỗn” là đằng khác như của nhiều người tự nhận là chuẩn, là chính thống của đất Hà Thành hôm nay ...(*)

Sau biến cố Mậu Thân tôi vẫn nghe BBC nhưng không đều đặn lắm vì phải lo học hành cho đến ngày Ban Mê Thuột thất thủ. Lúc đó tôi đang học ở Sài Gòn, cả gia đình tôi bị kẹt ở Ban Mê Thuột nên tôi rất cần thông tin, và có lẽ tin tức khả tín nhất về tình hình chiến sự thì không đâu nhanh và chính xác bằng BBC. Thế là tôi nghe BBC đều đặn hơn.

Thành thật thú nhận rằng tôi “nghiện” BBC rất nặng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi thực sự hiểu được thế nào là “bức màn sắt” nên càng ôm chặt lấy chiếc radio bé bỏng hơn bao giờ hết. Tôi quay lại Ban Mê Thuột với bố mẹ già và ngày ba buổi kín đáo lên gác nghe BBC, volume vặn nhỏ tối đa!

Sau đó tôi bị điều vào vùng kinh tế mới dạy học, cách thị xã Ban Mê Thuột 40 cây số, mãi tận trong rừng. Trong trường mấy chục giáo viên đều đỏ và hồng cả, chỉ mỗi riêng tôi không “giây giưa” tí màu sắc nào của hàng ngũ này. Tất nhiên, là dân miền Nam lại “nghiện” nặng BBC nên tư tưởng không thể nào thông được. Thế nhưng việc nghe BBC đều đặn trong một môi trường như vậy trở nên vô cùng khó khăn và nguy hiểm, trong một ngôi trường mà mọi sinh hoạt không khác một trại bộ đội tí nào. Này nhé, xuất nhập trường đều phải trình báo với tay hiệu trưởng vốn là thương binh bộ đội, cặp mắt lúc nào cũng dò xét. 7 giờ sáng học sinh vào lớp, thế là việc nghe chương trình BBC buổi sáng xem như đi đoong! Buổi tối thì giáo viên bị lùa văn phòng soạn bài bên chiếc đèn dầu hột vịt leo lét, thế là lại vĩnh biệt chương trình BBC buổi chiều lúc 7 giờ hay 7giờ 30 gì đó. Chỉ còn vớt vát chương trình lúc 9 giờ 30 tối, nhưng lại bị phân công gác trường hai đêm một lần, gác theo ca, phòng FULRO đột nhập vào trường … cướp lương thực. Tôi gác “chay”, nghĩa là không bao giờ được phát súng. Vả lại, ai mà giao súng cho một tên không giây tí mảu đỏ nhỉ. Càng tốt! Rất may ca của tôi bắt đầu từ lúc 9 giờ 00 đến 11 giờ. Vì thương con đi dạy học xa trong rừng, lo sợ bị sốt rét nên bố tôi may cho tôi một chiếc áo khoác bằng vải poncho, có một cái túi khá rộng bên trong. Đây là nơi tôi đựng chiếc radio. Cẩn thận cắm dây nối headphones dấu bên trong áo, nhét vào hai tai, kéo fermeture áo đến tận cổ, dựng cổ áo thật cao để giấu hai sợi dây headphones màu trắng ... Thế là an toàn! Công việc còn lại là kéo fermeture áo xuống, lùa tay vào mở đài, dò đài, rồi kéo fermeture lên ... Vì không muốn gián đoạn chương trình một giây phút nào nên tôi luôn mở và dò đài trước đó. Có một chương trình tiếng nước ngoài phát ngay trước BBC tiếng Việt nên tôi dò sẵn và nghe chờ mặc dù chẳng hiểu họ nói gì. Sau này tôi mới biết đó là chương trình BBC tiếng Miến Điện. Tôi quen với ngữ điệu này đến nỗi bây giờ nếu có du khách nào phát âm ngôn ngữ này ở giọng cuối câu thì tôi nhận biết ngay họ là người Miến Điện...! Đứng ở cuối hiên dãy phòng nhà ở giáo viên lợp tranh vách phên tre, tôi chong mắt nhìn vào màn đêm, chiếc áo poncho kín hơi nóng phát khiếp nhưng tôi cố chịu đựng, căng thẳng ngong ngóng chờ nhạc hiệu BBC ...

Một đêm, rất may không phải ca tôi gác, mấy gian nhà tranh phòng học và phòng ở của ban giám hiệu bị phóng hỏa. Mấy chục giáo viên nhốn nháo, náo loạn, còn các giáo viên nữ vừa ôm đồ chạy vừa khóc như ri. Ngay sáng hôm sau hai xe chở đầy công an áo vàng ở thị xã BMT vào điều tra vụ đốt trường. Họ ở lại trường mấy ngày để lùng xục. Nhiều nghi can bên ngoài trường và vùng lân cận bị điệu đến trường để xét hỏi, lấy cung, và bị đánh đập ngay trong phòng học còn lại ... Thấy thật chóng mặt! Tôi rất lo, không biết mình có bị điều tra oan hay không. Nhưng một nỗi lo khác là phần nghe chương trình BBC buổi tối của tôi sẽ bị gián đoạn. Lý do là trước kia mỗi phòng tranh, vách nứa, nền đất có ba giáo viên ở, mỗi người có giang sơn một chiếc giường nhỏ nên tôi rất thoải mái lúc 9 giờ 30 tối. Từ hôm gian nhà ban giám hiệu bị phóng hỏa, mỗi tối lão hiệu phó vác mền qua ngủ nhờ giường tôi. Cái này mới gay go làm sao! Tôi suy nghĩ ghê lắm, cuối cùng quyết định “gác chương trình” một thời gian vì lý do an toàn. Thế nhưng càng đến gần 9 giờ 30 tối “ma lực quyến rũ” khiến tôi phải mặc chiếc áo poncho vào, nai nịt kín đáo và lên giường nằm chờ. Quái quỷ! 9 giờ 25 rồi mà giọng lão hiệu phó nói chuyện vẫn cứ oang oang bên tai, mà lại nói với tôi mới chết chứ. Cuối cùng tôi chợt nghĩ đến cách quay mặt vào vách, giả vờ ngáy ro ro. Thế là lão ta lầm bầm ...”Mới đó đã ngủ!” Tôi kín đáo mở radio. Khốn khổ, chiếc đài cũ quá nên mỗi lần mở máy lại kêu rồ rồ một lát. Tiếng lão hiệu phó lại lầm bầm bên tai, “Tiếng gì rì rầm như tiếng sấm, ... chắc mưa ở đâu đó.” Tôi thấy lạnh cả cột sống! Tôi nhớ đời buổi “nghe lén” hôm ấy. Thế mới biết ăn vụng và nghe lén mới thú vị làm sao!

Sau khi đoàn công an rút đi, tôi thấy nhẹ cả người. Sau đó lại nghe ban giám hiệu rỉ tai nhau: vụ phóng hỏa là do một học sinh lớp bảy người dân tộc Mường chủ ý đốt trường ... Còn tôi dạy thêm vài tháng rồi nhận lệnh tập trung đi lao động cải tạo tư tưởng hơn nửa năm. Sau đó tôi quyết định tự cho mình “mất dạy”, bỏ ra ngoài lao động chân tay kiếm sống nuôi vợ con.

Tôi vẫn nghe BBC ngày ba buổi, thi thoảng bỏ chương trình buổi chiều vì không chuẩn bị kịp và thích nhất chương trình buối tối vì yên tĩnh và chuẩn bị tốt để nghe hơn. Tôi vẫn nhớ những buổi chia tay chương trình BBC của các anh chị thuộc “thế hệ đầu”, tâm sự với thính giả về bước đường phục vụ chương trình, về trường hợp được đài BBC tuyển dụng ở Hà Nội những năm đầu thập niên 1950 ra sao, khi mà người biết ngôn ngữ Anh lúc đó ở Việt Nam còn hiếm lắm. Ngoài các phát thanh viên đa phần là người Bắc, sau này tôi còn nhớ và thích giọng miền Nam tưng tửng của anh Xuân Hồng. Ngoài tin tức chính xác xảy ra bên đây và bên kia mức màn sắt mà tôi nắm được, BBC radio tiếng Việt còn cho độc giả một khối lượng tin tức thời sự và kiến thức cập nhật về mọi khía cạnh của cuộc sống mà không một phương tiện truyền thông nào vốn cực kỳ dồi dào và ra rả bên đây bức màn có thể thay thế được.

Tôi vẫn nghiện bbc.co.uk/vietnamese. Đó là chương trình mà tôi mở ra trước tiên ngay sau khi khởi động máy vi tính. Thế nhưng tôi vẫn không bao giờ quên được nhạc hiệu - theo điệu Pasodoble thì phải -  và “Đây là đài BBC Luân Đôn” của chương trình phát thanh nhiều năm trước, khi mà trong không khí mùi chiến tranh còn nồng, tiếng đạn pháo kích còn rít lên hay tiếng bom còn rền vọng từ xa, cùng giọng đọc bằng tiếng Việt trầm ấm vẫn phát ra từ chiếc radio đồng hành nhỏ bé và cũ kỹ của tôi.

Phùng-Ngọc Cửu

23 March 2012

Thơ Tiễn Đông

Tin ngắn đáng chú y

Đệ nhất phu nhân Syria và Cộng Đồng Âu Châu

Cộng Đồng Âu Châu đã quyết định cấm chỉ du lịch và phong tỏa tài sản của Asma al-Assad, phu nhân sinh tại Anh của lãnh tụ Bashar al-Assad và những những thành viên khác trong gia đình. Asma al-Assad là một trong 12 người bị đưa vào danh sách trừng phạt trong đó đã có tên chồng bà ta.

Trong thời gian vừa qua chính phủ Damascus đã gia tăng nỗ lực nghiền nát những cứ điểm của phe nổi dậy tại các thành phố bao gồm Homs và Hama, mà theo như những tổ chức nhân quyền cho hay đã giết hại nhiều người mỗi ngày.

Ông Assad đã hứa cải tổ chính trị nhưng giới quan sát quốc tế và những người đối lập cười khẩy cho rằng đó chỉ là hàng mã. Còn vợ ông ta, bà Assad gốc gác Syria nhưng lại sinh ra và sống ở phía tây Luân Đôn và là người ít lộ diện trong chế độ. Thế nhưng mới đây trong tháng Hai bà ta đã viết trên tờ Britain Times giải thích những lý do khiến bà nghĩ là chồng mình đúng.

Bắc Hàn lại tính thử hỏa tiễn và phản ứng của Nhật

Trong khi Hollywood không còn sản xuất những phim mô tả các cuộc chiến trong đó các chiến sỹ da đỏ bắn tên lửa vào phía những người da trắng đến chiếm cứ đất đai của họ thì nay thế giới đang đối đầu với một sự thử thách liệu có thể ngăn chận một cuộc chiến tranh hỏa tiễn có gắn đầu đạn nguyên tử hay không.

Mới đây Bắc Hàn nói sẽ phóng hỏa tiễn để đưa vệ tinh vào quỹ đạo trái đất, nhưng dư luận thế giới lại nghĩ khác và cho rằng đó là một cuộc thử hỏa tiễn tầm xa. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố đó là một hành động khiêu khích. Bắc Kinh ngoài mặt cũng mời đại sứ Bắc Hàn tới bộ ngoại giao để bày tỏ quan tâm.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói rằng những cuộc phóng thử hỏa tiễn chỉ khiến các nước viện trợ nản lòng và khiến tình trạng sinh sống của người dân Bắc Hàn càng tồi tệ thêm.

Đặc biệt đối với Nam Hàn và Nhật Bản thì cuộc thử nghiệm của Bắc Hàn thực sự gây lo ngại lớn lao hơn cả.

Riêng Nhật thì lần này đã khiến Quốc Hội phải thông qua quyết nghị lên án hành vi khiêu khích này. Bộ trưởng quốc phòng Nhật nói rằng chính phủ Nhật đã ra lệnh bố trí hỏa tiễn để bắn hạ nếu hỏa tiễn Bắc Hàn đe dọa lãnh thổ Nhật. Hỏa tiễn phòng thủ sẽ được bố trí gần đảo Okinawa.

Bắc kinh hứa ngưng cung cấp bộ phận của tử tù.

Đa số những bộ phận thay ghép vào cơ thể bệnh nhân ở Hoa Lục lấy từ thân thể tù nhân. Dư luận thế giới lên án chủ trương của nhà cầm quyền Bắc Kinh về vấn đề này. Người ta nghi ngờ rằng tòa án gọi là nhân dân của cộng sản kết án và hành quyết vội vã tù nhân để lấy bộ phận đáp ứng nhu cầu lớn lao của thị trường. 

Theo hãng thông tấn nhà nước Hoa Lục, Bắc Kinh hứa sẽ chấm dứt trong vòng 5 năm việc lấy các bộ phận của tù nhân để cấy ghép cho bệnh nhân. Phóng viên báo chí nhận định rằng lâu nay Hoa Lục muốn giảm bớt lệ thuộc vào cơ phận tù nhận nhưng vì nhu cầu quá lớn khiến việc thực thi khó khăn trong thời gian hạn định.

Sự việc trên đây một lần nữa cho thấy ngày nay không phải như xưa những đám cầm quyền độc tài muốn làm gì dân mình thì làm. Âu cũng là nhờ thông tin đại chúng và nhờ những biến chuyển đưa đến sự kiện hoàn cầu hóa trong thời đại này. 

(TTR)

21 March 2012

Chào Mẹ, truyện ngắn

Tôi không khó khăn nhận ra mẹ khi bà vừa bước ra khỏi trạm kiểm soát an ninh phi trường. Một tay kéo chiếc va ly nhỏ, một vai mang chiếc xách tay, mẹ thong dong như trôi theo dòng người. Dáng mẹ trông mảnh mai, thanh nhã, linh hoạt dù rằng đã ở cái tuổi tám mươi. Tóc đã bạc phơ. Chiếc áo sơ mi màu trắng như giúp khuôn mặt mẹ tươi tắn hơn ngày tôi gặp mười lăm năm trước. Mẹ đưa mắt tìm kiếm. Tôi giơ tay vẫy. Bà mừng rỡ vẫy lại. Tôi cười khi mẹ đến gần:

“Chào mẹ!”

Mẹ buông rơi chiếc va ly, mở vòng tay ôm ghì lấy tôi. Tôi cũng ôm xiết mẹ mà sao không cảm nhận chút nồng ấm nào. Từ khi chưa đầy một tuổi, ba mẹ tôi đã đành đoạn bỏ rơi tôi. Thôi nôi, ngoại cúng kiến van vái. Lên ba, ông ngoại mất. Lên năm, bà ngoại lìa đời. Cậu mợ tôi thừa hưởng gia sản nên… thừa hưởng luôn việc săn sóc dưỡng dục tôi. Vì vậy mà khi khôn lớn, tôi hầu như quên hẳn mình còn đủ cha đủ mẹ.

Tôi lái xe vào trung tâm thủ đô, chạy vòng vòng cho mẹ xem phố xá rồi quẹo sang đường Constitution. Tôi chỉ mẹ xem đài tưởng niệm Washington, tòa Bạch ốc và hứa một ngày khác sẽ đưa mẹ vào xem tận bên trong. Mẹ nói mẹ muốn ưu tiên gặp em của mẹ, còn việc tham quan chừng nào cũng được. Tôi cho mẹ biết cậu mợ đang chu du Âu châu, hai tuần nữa mới về. Sợ mẹ hiểu lầm, tôi giãi bày:

“Cậu mợ ghi tên đi chơi trước ngày mẹ báo tin qua đây nên không hủy bỏ được. Con đã xin nghỉ một tháng. Trong tháng đó mình sẽ đi một vòng sơ khởi nước Mỹ. Mẹ sẽ gặp em trai mẹ vào tuần lễ thứ ba...”

Tôi ngưng nói khi thấy mẹ xoay mặt về khung cửa kính. Nhân lúc xe qua cầu, tôi cất cao giọng:

“Đây là sông Potomac. Đi xuôi dòng sẽ trông thấy một phần hình ảnh rất đẹp của thủ đô. Nhà của con phía thượng dòng cách đây độ nửa giờ.”

Mẹ vẫn nhìn quang cảnh thành phố, chỉ có tiếng “thế à” hờ hững vang lên. Tôi nhìn đồng hồ và mừng là đã tới giờ cơm chiều. Tôi nói nhỏ nhẹ:

“Suốt ngày đêm trên máy bay, chắc mẹ thèm cơm. Khu thương mại Eden của người Việt vùng này có một nhà hàng nấu món canh chua cá bông lau, cá kho tộ ngon lắm!”

Bà nói giọng mệt mỏi:

“Nói chung thì mẹ thèm một tô phở.”

Một cái gì nghẹn ngào đột ngột trào dâng trong tôi. Hai mươi năm tập kết ra Bắc mẹ đã bị đồng hóa. Không chỉ thay đổi cả giọng nói, ngôn từ mà lơ là luôn cả món ăn ưa thích của miền Nam. Tôi ngờ rằng bà không phải là người sinh ra tôi…

Tôi đưa mẹ vào tiệm Phở Xe Lửa và gọi tô đặc biệt. Mẹ khen ngon hơn phở ở Sài Gòn. “Nhưng vẫn thua phở Hà Nội”, tôi nhanh nhẩu tiếp lời. Mắt mẹ thoáng chút ngạc nhiên rồi lặng lẽ quan sát xung quanh… Tôi cũng quan sát bà. Tôi giống mẹ lạ lùng. Chắc chắn nhìn chúng tôi, không ai nghĩ khác hơn là mẹ và con. Mà giống mẹ để làm gì khi tâm hồn chúng tôi không có chút gì hòa điệu…

Tôi nhấn một chiếc nút trên trần khi xe sắp quẹo vào driveway và lái thẳng vào garage. Trong khi tôi mở cóp nhấc xuống các hành lý, mẹ đi ra phía trước đường. Tôi bước đến bên mẹ khi bà ngắm nghía ngôi nhà, trầm trồ:

“Nhà của con đây hả? To và đẹp quá, ngoài tưởng tượng của mẹ. Quang cảnh cũng thật sáng sủa tươi mát.”

Tôi cười buồn:

Mẹ Có Ấm Đêm Mưa? Thơ.

20 March 2012

Âm mưu của Nguyễn Phú Trọng

Chỉnh Đảng
Âm mưu của Nguyễn Phú Trọng - Tầu Cộng
và cơ hội cho lực lượng yêu nước Việt Nam
Nguyễn Nghĩa

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), họp từ 27/2 đến 1/3/2012, đã bàn và thống nhất ban hành Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Đây là hội nghị lớn chưa từng có, kể từ khi Đại hội đảng cộng sản Việt Nam họp toàn thể 1/2011.

Hơn 1000 đại biểu, gồm toàn bộ thành viên Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI, cán bộ chủ chốt ở trung ương và 63 tỉnh, thành phố về dự hội nghị.

Thoạt đầu mới quan sát, mọi người đều có cảm tưởng: đây lại là 1 cuộc họp vô bổ mang tính nội bộ của ĐCS VN. Ở đấy, các lãnh đạo cao cấp của ĐCS VN múa mép, khua môi..., hòng đánh lừa nhân dân Việt Nam một lần nữa, về khả năng tự phê bình, khả năng sửa khuyết điểm,... để tiến bộ, để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo dân tộc này, đất nước này. Mục đích chỉ là cứu nguy cho uy tín của đảng đang lao xuống dốc thảm hại.

Tuy vậy, nếu đọc kỹ bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị, ta sẽ thấy có 1 âm mưu lớn của phe phái TBT Nguyễn Phú Trọng, trong chính trường của Việt Nam.

Nếu ta đặt tình hình Việt Nam vào bối cảnh: Trung Quốc đang cố kết thực hiện bành trướng, độc chiếm hoàn toàn Biển Đông.

Nếu ta đặt tình hình bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông: đang bị một cản trở rất lớn là việc hiện diện trở lại một cách tích cực của Hoa Kỳ tại Châu Á.

Khi đó, ta sẽ thấy rõ ràng, TBT Nguyễn Phú Trọng đang cố gắng nắm quyền lực trong đảng, để hòng giúp Trung Quốc, trong mưu đồ độc chiếm hoàn toàn Biển Đông, để chống lại, để gây khó dễ cho việc quay trở lại Châu Á của Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu tại hội nghị, Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra 4 điểm, làm lý do Chỉnh Đảng.
1. "Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam".

2. Hai là, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta hiện nay... đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo lên cao hơn nữa, nâng sức chiến đấu mạnh hơn nữa...để xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,... nhằm mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

3. Ba là, bản thân Đảng đang đứng trước nhiều hiện tượng tiêu cực, phức tạp mới.

4. Bốn là, sự chống phá điên cuồng và quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động. Âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện được âm mưu cơ bản đó, các thế lực thù địch đã áp dụng lần lượt hết chiến lược này đến chiến lược khác, hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, rất kiên trì, kiên quyết, xảo quyệt. "Diễn biến hòa bình" là một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, là "thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi". Nhiều chuyên gia và chính khách phương Tây còn gọi đây là phương pháp "chuyển hóa hòa bình", "biến đổi hòa bình", "cách mạng hòa bình" và gần đây là "cách mạng nhung", "cách mạng màu", "cách mạng đường phố"...

**

Tóm lại, có 3 nguyên nhân liên quan đến nội bộ của Đảng cộng sản VN, và 1 nguyên nhân khách quan: kẻ thù tư tưởng của ĐCS VN đang ráo riết hoạt động.

19 March 2012

Cười tí tỉnh

Cần bán gấp:

TTR vừa nhận được một bức thư của một thân hữu nhờ đăng tải như sau:

Cần bán gấp nửa trái tim.
- Nửa kia đã bán cho nàng văn thơ nghệ thuật.
- Bảo đảm còn tươi tốt.
- Nhịp đập còn rất đều.
- Một đời chủ.
- Rất ít xài.
- Good shape.
- Best offer.
(Only 3 left to choose from)
________________
Kính chào TTR

Có một người gợi ý muốn mua nửa trái tim đó!
Họ cũng còn chỉ có nửa trái nên muốn mua nửa trái khác để ghép cho đủ một trái, có lẽ để cho đời thấy chút TRỌN VẸN chăng.

Kính xin TTR cho biết nhà xuất bản hoặc nhà phát hành của NỬA TRÁI TIM hoặc đương sự và địa chỉ, điều kiện, giá cả để tiện việc thương.
lượng !!!

Chân thành cảm ơn.
Một ĐỘC GIẢ của TTR
___________

Ba người hiện đang bảo quản các nửa trái tim dương tính:
- Vương Hồng thi bá.
- Trung Đà chiến sử gia.
- Ê Càng họa nhân.
Muốn biết thêm chi tiết xin gọi... ĐT: THIENDUONG, Ext. AMPHU (24/7)
Xin chú ý: Tuyệt đối không tiếp nam nhân.

Tình và Trăng, thơ

18 March 2012

Nghe nhạc Yanni

A Walk In The Rain
(Đi Bộ Dưới Mưa)

(Nhớ đeo headset để khỏi làm phiền hàng xóm và nghe hay hơn)

17 March 2012

"Good Morning!", Tranh mới A.C.La


Tiếng Chào Ban Mai
"Good Morning"
Oil on canvas, 20x40 inch
by
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
All rights reserved
______

Xin cám ơn các bạn có ý hỏi thăm sao không thấy tranh mới. Xin thưa ngay rằng tháng Hai vừa qua sức khỏe có hơi trục trặc làm gián đoạn việc sáng tác. Nay lại xin tiếp tục công việc nhàn tản, mở đầu là "Tiếng Chào Ban Mai". Tên gọi chỉ tạm thời vì chưa tìm được tên gọi nào khá hơn.

Nói đến biển là nói đến gió biển, nói đến sóng biển, nói đến âm vang rì rầm của nước triều. Biển buổi sáng trong lành, ánh dương rực lên giây lát rồi trở thành ít ấm hơn, Đó chính là lúc chim chóc bay lượn tìm mồi. Hải âu chao cánh choang choác như chào nhau qua một thứ ngôn ngữ riêng.

Bức họa vẽ theo cách nhìn ấn tượng, chú ý nhiều đến độ tương phản và hệ quả của phối hợp màu sắc.

Mời quý anh chị xem cho vui.

A.C.La
___________
Comment:
Nói đến biển, không phải chỉ nói đến gió biển , sóng biển, âm vang rì rầm của nước biển , của những cánh chim hải âu ...

Mà một khi chủ ý nói đến biển là ẩn tàng trong đó HÌNH BÓNG AI KIA trước biển khơi khiến gợi lại nỗi đau. Nỗi đau đó sẽ đi theo suốt cuộc hành trình của cuộc đời!

(Một người hâm mộ TTR)
________________

Ban mai em cất tiếng chào,
Bình minh rộn rã, xôn xao nắng hồng.

Pt. MH
________________
Nhân kỷ niệm “30 Tháng Tư” sắp đến và cảm hứng khi thưởng thức bức tranh: ‘Tiếng Chào Ban Mai‘ của HS A.C.La

Nắng Mai

Biển xưa giã biệt
Nước mắt hoen mi!
Tim yêu nồng thắm
Một nửa mang đi
Nửa tim thoi thóp
Từ lúc chia ly
*
Bên bờ tái ngộ
Đôi bóng chim trời
Nắng mai sóng vỗ
Nối mảnh tim vơi
Ánh dương rạng rỡ
Lấp lánh trùng khơi

VLH

Xoay quanh một bài thơ xưa

CÀNH TRÚC LA ĐÀ

VŨ QUỐC THÚC

Mới đây tôi được đọc trên mạng lưới Internet một bài phiếm luận lý thú về hai câu thơ, thời tiền đô hộ Pháp. Đó là cặp câu lục bát:
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương ...
Ngay từ hồi còn học ở Trường Thành Chung Nam Định (1934 - 1937), tôi đã được đọc hai câu thơ này, nhưng không phải là tiếng chuông Thiên Mụ mà là tiếng chuông Trấn Vũ. Theo tôi nhớ thì đây là hai câu đầu của một bài thơ tứ tuyệt:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương,
Mịt mù bãi cát màn sương,
Nhịp chày Yên Thái , bóng gương Tây Hồ..

Thiên Mụ là tên một ngôi chùa danh tiếng ở ngoại thành Huế, còn Trấn Vũ là tên một ngôi chùa cũng rất nổi danh ở phía tây thành Thăng Long cũ (tức Hà Nội). Vậy thì địa danh nào mới đáng coi là chính xác? Dĩ nhiên những ai sinh trưởng ở miền Trung, đặc biệt ở vùng Thừa Thiên, có xu hướng chọn địa danh Thiên Mụ. Trái lại những người gốc miền Bắc tin rằng địa danh Trấn Vũ mới đúng sự thật.

Bản thân kẻ viết bài này không bao giờ có đầu óc địa phương phi lý như vậy: trái lại chúng tôi rất trân quý đồng bào miền Trung. Tuy nhiên khi bàn về một đề tài liên can tới văn học sử, chúng ta cần phải khách quan và tôn trọng tinh thần khoa học. Tôi tin rằng tiếng chuông trong câu thơ trên là chuông chùa Trấn Vũ vì những lý do sau đây.

Trước hết, địa danh Trấn Vũ không đưa ra một cách đơn lẻ mà đặt trong một tổng thể gồm 4 địa danh: Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, và Tây Hồ. Cả bốn địa danh này đều thuộc một khu vực chung là vùng tây cố đô Thăng Long, tức Hà Nội cũ. Chùa Trấn Vũ là một thắng cảnh nằm trên đường Cổ Ngư, một đường đê ngăn cách Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Thọ Xương là tên cũ của một huyện sát thành Thăng Long, trên bờ Hồ Tây, trong đó có những làng danh tiếng như làng Bưởi, làng Thụy Khê, làng Yên Thái, vân vân... Đặc biệt là làng Yên Thái chuyên nghề làm giấy bản: trong làng suốt ngày vang tiếng chày giã bột giấy của nhân dân. Như vậy toàn bài thơ tứ tuyệt liên can tới một vùng nhất định là vùng ngoại thành phía Tây của cố đô Thăng Long. Nếu cho là tiếng chuông của chùa Thiên Mụ thì làm sao giải thích được sự hiện diện trong cùng câu thơ của huyện Thọ Xương, một nơi cách xa Huế hàng nghìn dặm?

Đọc bài thơ tứ tuyệt nói trên, ta có thể mường tượng là tác giả đã sáng tác ở đâu và trong hoàn cảnh nào. Rõ ràng là lúc đó ông (hay bà?) ta đang ngụ ở một nơi trông ra Hồ Tây cách chùa Trấn Vũ cũng như làng Yên Thái không xa lắm, nên mới nghe được tiếng chuông chùa cũng như tiếng chày giã bột giấy của dân làm giấy. Trước biến cố ngày 9 tháng 3 năm 1945 kẻ viết bài này từng cư ngụ ở đường Pépinière, một con đường đi từ đường Quan Thánh qua trường Bưởi (tức Lycée du Protectorat sau đổi tên là trường Chu Văn An), tới Vườn Ươm Cây của Thành Phố Hà Nội (vì thế con đường mới mang tên Pépinière) rồi tới các làng Thụy Khê, Yên Thái. Đứng trên gác ngôi nhà tôi cư ngụ, nhìn qua cửa sổ có thể thấy Vườn Ươm Cây và đàng xa là mặt nước Hồ Tây. Như vậy việc tác giả bài thơ thuật rằng mình nhìn thấy mặt nước Hồ Tây sau bãi cát phủ sương mù ở bờ hồ, đồng thời nghe thấy tiếng chuông chùa Trấn Vũ và tiếng chày giã bột giấy của dân làng Yên Thái, là việc có thực, không phải bịa đặt để thi vị hóa. Tác giả đã ngẫu hứng vào lúc nào? Theo tôi nghĩ lúc đó là bình minh vì bốn chữ canh gà Thọ Xương. Hồi theo cấp tiểu học, tôi từng thuộc lòng một bài thơ khác khởi đầu như sau:
Trống canh năm gà vừa gáy sáng,
Bừng mắt dậy trời đã rạng đông!
Ngắm phong cảnh đẹp vô cùng:
Hỏi ai thêu dệt? Ấy Ông Thợ Trời!
Tác giả không nói tới tiếng trống cầm canh của đồn Thọ Xương mà lại nói tiếng gà gáy. Tất nhiên gà gáy vào lúc bình minh chứ không gáy ban đêm: có lẽ tiếng gà gáy đã vang lên cùng lúc với tiếng trống điểm canh năm chăng? Vì thế tác giả mới nảy ra ý nghĩ ngộ nghĩnh là con gà gáy điểm canh! Đây là một nghệ thuật chơi chữ táo bạo của các nhà thơ, nhà văn, có dụng ý đánh động sự hiếu kỳ của độc giả hay thính giả. Từ xưa đến nay đã ai thấy gà gáy điểm canh suốt đêm đâu! Chẳng trách có người đã hiểu lầm và dịch canh gà Thọ Xương là chicken soup of Thọ Xương (bouillon de poulet de Thọ Xương)!

Tiếng chuông chùa cũng như tiếng chuông giáo đường thường có ảnh hưởng gây xúc động trong tâm hồn những người nhạy cảm. Thời Nhà Đường, một thi sĩ Trung Hoa, ngủ trên thuyền ở bến Cô Tô, giữa đêm bỗng nghe thấy hồi chuông từ chùa Hàn San vọng lại. Ông ta ngẫu hứng đã sáng tác một bài thơ trứ danh trong đó có hai câu:
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh náo khách thuyền!
(Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San)
Hồi chuông mà tác giả của chúng ta đã nghe thấy không có tính cách bất thường như hồi chuông giữa đêm khuya của chùa Hàn San: đó chỉ là hồi chuông được gióng lên mỗi buổi sáng. Tuy nhiên đối với những người đang có chuyện ưu tư hay phiền não, nó nhắc nhở cho họ rằng mọi sự trên cõi đời trần tục này đều là vô thường!

Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm!
Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa!

Tác giả của chúng ta có ở trong trạng thái tâm thần đó không? Ta không thể quyết đoán, chỉ biết chắc rằng ông (hay bà) ta đã chú tâm đến hồi chuông này. Có thế thôi!

Dựa trên các chi tiết trong bài thơ, tôi giả thiết như sau: Tác giả vừa thức dậy, nhìn ra ngoài vườn thì thấy nhiều cành trúc trong bụi trúc trước nhà la đà trước gió, rồi nghe thấy tiếng chuông ban mai của chùa Trấn Vũ vang dội cùng lúc với tiếng gà gáy từ phía đồn canh của Huyện lỵ Thọ Xương. Tác giả thầm nghĩ 'Thật chẳng khác chi con gà đã thay lính cầm canh báo cho ai nấy biết rằng canh năm tới rồi!'. Tác giả nhìn về phía bãi cát ở bờ Hồ Tây, thì thấy sương mù mờ mịt. Mặc dù còn tranh tối tranh sáng như vậy, đã nghe thấy tiếng chày giã bột giấy của dân làng Yên Thái. Rồi qua màn sương, tác giả thấy mặt nước Hồ Tây lóng lánh như một tấm gương vĩ đại... Ngẫu hứng nhà thơ đã sáng tác bốn câu thơ thể lục bát, còn được truyền tụng cho đến ngày nay.

Rõ ràng đó là một bài thơ tả cảnh, rất hiện thực. Tuyệt nhiên không phải là thơ tả tình vì không có một câu nào, một từ nào, nói lên tình cảm của chủ thể. Điều bất ngờ là do các biến chuyển của thời cuộc, bài thơ dần dần trở thành thơ tả tình, hơn thế nữa: đã được dùng như một thông điệp để biểu lộ một thái độ chính trị.

a) chuyển thứ nhất là việc nước Pháp chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa (1863) rồi đặt nền bảo hộ trên hai miền Bắc Kỳ và Trung Kỳ (1884). Lợi dụng tình trạng khiếp nhược của Triều đình Huế, nhà cầm quyền Pháp đã dần dần biến chế độ bảo hộ trên giấy tờ thành một chế độ trực trị trong thực tế. Những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định ở Bắc Kỳ hoàn toàn do các cai trị viên Pháp quản lý. Bộ mặt của những thành phố này thay đổi sâu xa. Trước cảnh tang thương ấy, nhiều sĩ phu cựu học cảm thấy nhớ tiếc thời đất nước còn tự chủ: thời Hà Nội còn gọi là Thăng Long với những hình ảnh, những âm thanh được ghi trong bài thơ tứ tuyệt 'Gió Đưa Cành Trúc La Đà'... Các cụ đã ngâm nga bài này để nói lên tâm trạng hoài cổ của mình và gián tiếp bầy tỏ nguyện vọng cần vương phục quốc. Nhưng sau sự thất bại của các nhà kháng chiến như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật..., của các phong trào duy tân như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, sau khi thấy các vị vua có tinh thần đấu tranh như Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái bị lưu đày ra hải ngoại... nhiều cụ đã chán nản, chua chát ghi nhận những sự thật ngang tai chướng mắt.

Thí dụ: Cụ Tú Trần Kế Xương trong mấy câu: Sự biến
Vợ lăm le ở vú!
Con tấp tểnh đi bồi!
Khách hỏi nhà Ông đến:
Nhà Ông đã bán rồi!
b) Sự biến chuyển thứ hai xẩy ra trong những năm đầu của thập kỷ 1930. Sau khi những âm mưu khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng và của Đảng Cộng Sản Đông Dương bị nhà cầm quyền thuộc địa thẳng tay đàn áp, Pháp áp dụng chính sách 'lập lờ đánh lận con đen' với hy vọng ru ngủ nhân dân hai miền Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vua Bảo Đại được Pháp đưa về hồi loan chấp chính, Triều đình Huế được tân trang với sự bổ nhiệm một số nhân vật tân học vào Viện Cơ Mật nhưng cơ cấu chính trị và hành chính vẫn giữ nguyên vẹn với các định chế lỗi thời như định chế quân chủ thiên mệnh, định chế quan lại, định chế xã thôn tự trị... Nguyện vọng của các tổ chức đấu tranh và những người yêu nước là phải canh tân toàn diện chứ không phải là cải cách nửa vời, giả dối! Bài thơ 'Gió Đưa Cành Trúc La Đà' bị coi như tượng trưng xu hướng thủ cựu, một xu hướng chỉ có lợi cho nhà cầm quyền thuộc địa. Sau khi vua Bảo Đại bổ nhiệm sáu vị thượng thư 'tân học' để thay thế lục bộ cũ, tuần báo hài hước Phong Hóa đã đăng một bức hí họa trong đó sáu cụ 'Thượng mới', quần chùng áo dài, đeo thẻ bài lủng lẳng, chen chúc nhau trên một con thuyền nhỏ bé lênh đênh trên sông Hương. Dưới bức họa ghi hai câu thơ lục bát:
Gió đưa cành trúc la đà
Một thuyền chật ních bài ngà thượng thư ...
Bài thơ 'Gió Đưa Cành Trúc La Đà' trước kia được coi là biểu tượng của thái độ chống thực dân Pháp thì nay đã biến thành biểu tượng của thái độ thủ cựu, hợp tác với nhà cầm quyền thuộc địa Pháp!

c) Sự biến chuyển thứ ba xẩy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 với sự di cư của hơn một triệu người Việt tị nạn ra ngoại quốc. Nhiều người tị nạn đã mượn bài thơ 'Gió Đưa Cành Trúc La Đà' để nói lên nỗi lòng tưởng nhớ quê hương của mình. Tất nhiên những người gốc miền Trung đã sửa lại tiếng chuông Trấn Vũ thành tiếng chuông Thiên Mụ.

Ba mươi năm đã trôi qua. Số người tị nạn ở hải ngoại, cộng với con cháu họ và những người Việt không chịu hồi hương sau khi chế độ cộng sản Liên Xô tan rã, đã lên gần ba triệu. Khỏi cần chứng minh là nhiều thanh thiếu niên không biết gì về lịch sử cũng như văn chương Việt Nam. Nhiều người nói tiếng Việt còn không sõi. Do đó, khi đọc bài thơ trứ danh 'Gió Đưa Cành Trúc La Đà', họ đã không hiểu những từ ngữ dùng trong bốn câu thơ. Nếu tra tự điển để tìm nghĩa từng chữ thì có thể sai lầm thảm hại, như tác giả bài phiếm luận nói trên đăng trên internet đã chứng minh một cách dí dỏm. Chẳng hạn người ta có thể nghĩ rằng 'la đà' là một đàn la và lạc đà rồi suy luận rằng cành trúc là cây roi tre của kẻ chăn đàn la và lạc đà này. Rồi Thiên Mụ thì được hiểu là Vợ của ông Trời, chuông đồng của chùa giống như chuông điện chỉ cần bấm là kêu leng keng, còn canh gà Thọ Xương có lẽ là canh xương gà trong các tiệm ăn Tầu! Tác giả bài phiếm luận đã dựa trên những sự lầm lẫn đó để làm bài thơ trào phúng sau đây:
Roi tre vun vút vung ra:
Lũ lạc đà với lũ la chạy cuồng...
Vợ Trời giáng một hồi chuông
Gọi về ăn bát canh xương gà Tầu!
Nếu dụng ý của tác giả bài phiếm luận là chế giễu các thanh thiếu niên không có đủ kiến thức về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, thì tôi nghĩ rằng cũng tội nghiệp cho họ quá! Họ đâu có được học hỏi về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam như ông, cha của họ!

Kẻ đáng trách chính là chúng ta, những người lớn tuổi thuộc thế hệ ông, cha của các thanh thiếu niên ấy. Chúng ta đã không làm hay không làm đủ bổn phận truyền đạt cho con cháu chúng ta những kiến thức về văn hóa dân tộc mà chúng ta đã hấp thụ.

Thiên phiếm luận đăng trên Internet về bài thơ “Gió đưa cành trúc la đà” đã giúp chúng ta ý thức sâu sắc hiểm họa vong bản đang đe dọa con cháu chúng ta. Chúng ta không nên trì hoãn nữa: cần phải làm một cố gắng quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng này./.

VŨ QUỐC THÚC (Paris)

16 March 2012

Câu chuyện kỳ lạ

 Cậu Bé và Con Trăn

Khi cậu bé người Cam-bốt mới ba tháng tuổi, cha cậu thấy một con trăn dài nửa mét nằm trên giường cậu. Người cha không giết chết con trăn mà đem trăn ra thả lại ngoài rừng. Thế nhưng ngày hôm sau con trăn bò trở lại nhà.

Con trăn được đưa thả lại rừng tới ba lần, nhưng con trăn lì lợm này vẫn bò trở lại ngôi nhà có cậu bé. Người nhà đặt tên con trăn là "May Mắn". Nay May Mắn đã dài tới gần hai mét và nặng khoảng 100 kí-lô. May Mắn chỉ ăn gà và vịt, và ăn 10 kí-lô mỗi tuần. Với kích cỡ như thế May Mắn có thể nuốt an toàn một đứa bé hoặc cả một con ngựa. Thế nhưng cậu bé nói rằng cậu bé và trăn vui với nhau như anh chị em.

Những người tin thuyết luân hồi nói rằng: Biết đâu trong tiền kiếp của hai người-trăn có thể đã có mối liên hệ gia đình chăng? (NQM)



15 March 2012

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con!

Thân phận “cử tri”
và “Đại biểu Nhân dân” ở Việt Nam
Lê Anh Hùng

Trước tình trạng thu hồi đất nông nghiệp vô tội vạ rồi đền bù rẻ mạt trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam mà không một tổ chức dân cử nào lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho họ, người ta dễ nhận thấy thân phận rẻ rúng của những cử tri nông dân trên một đất nước có tới hơn 70% dân số sống ở nông thôn, những người đã bầu lên đủ kiểu đại diện chính trị cho mình trong một chính thể tự xưng là “của dân, do dân và vì dân”. Thậm chí, ngay cả khi người nông dân bị cướp trắng thành quả lao động như trường hợp gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng mà vẫn không có một vị “đại biểu nhân dân” nào do họ bầu lên bày tỏ thái độ bênh vực quyền lợi của họ, từ đại biểu HĐND xã cho đến vị ĐBQH quyền uy đầy mình là đương kim Thủ tướng.

Ở các quốc gia phát triển, mặc dù chính phủ của họ luôn hô hào “tự do thương mại” và đặt ra những đòi hỏi cao về mức độ mở cửa thị trường đối với các nước đang phát triển khi đàm phán các hiệp định thương mại đa phương hay song phương, song nông dân của họ vẫn luôn nhận được nhiều ưu ái, thể hiện qua các chính sách bảo hộ nông nghiệp dưới những hình thức đa dạng và tinh vi, bất chấp thực tế nông dân chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu dân số của họ. Ở những nước đang phát triển và theo chế độ dân chủ như Thái Lan chẳng hạn, tiếng nói của người nông dân luôn được chính phủ lắng nghe và phản ứng tích cực. Lý do là vì ở những quốc gia đó, nhân dân nói chung và người nông dân nói riêng được hưởng đầy đủ các quyền tự do chính trị, trong đó có quyền lựa chọn người đại diện đích thực của mình trong bộ máy chính quyền. Tuy những chính sách bảo hộ như thế thường nhuốm màu chính trị (chủ nghĩa dân tuý hay chủ nghĩa bảo trợ) chứ không phải vì lý do kinh tế và không một cuốn sách giáo khoa kinh tế nào lại cổ vũ cho chính sách bảo hộ thương mại, song điều này càng cho chúng ta thấy rõ thực tế rằng chính phủ chỉ thực sự là “của dân, do dân và vì dân” khi người dân nắm quyền định đoạt vận mệnh chính trị của nó thông qua những lá phiếu bầu cử dân chủ.

Ở Việt Nam thì ngược lại, nhân dân nói chung và người nông dân nói riêng xem ra chẳng là “cái vé” gì cả. Điển hình là các đơn kiến nghị, thỉnh nguyện thư đủ kiểu của nhân dân gửi các vị lãnh đạo, các cơ quan nhà nước nhưng hầu như chẳng bao giờ được hồi âm. Vô số bài viết trên các trang báo đã chỉ ra sự bất cập của những chính sách về nông nghiệp – nông dân – nông thôn, song tất cả rồi cũng lần lượt rơi vào im lặng chứ hầu như không tạo ra được một sự biến chuyển đáng kể nào. Đơn giản là với cơ chế “Đảng cử, dân bầu” suốt hàng chục năm qua, các “cử tri” ở Việt Nam gần như chẳng có chút ảnh hưởng gì tới sinh mệnh chính trị của các vị “quan cách mạng” cả.

Trong một hệ thống mà Đảng “lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện”, tiếng nói của “nhân dân” hiếm khi được đếm xỉa tới, và tầng lớp “quan cách mạng” từ cấp nhỏ nhất đến cấp cao nhất đều lấy phương châm “dựa vào nhau mà sống” để tồn tại. Các cuộc bầu cử Quốc hội hay HĐND các cấp đều có tỷ lệ cử tri đi bầu đạt gần 100% dù trên thực tế tình trạng thường gặp là một người đi bầu cho cả nhà. Do không có cạnh tranh chính trị nên các con số liên quan đến bầu cử thường bị phù phép, bởi chẳng có chủ thể độc lập nào giám sát thực hư của những con số đó. Quả thực, ngay cả lá phiếu của cử tri, “tiếng nói tập thể” đáng kể nhất của nhân dân, mà còn bị vô hiệu hoá như thế thì còn trông mong gì ở những “tiếng nói” lẻ tẻ khác? Vụ việc ngày 22/5/2011, một người dân ở Cà Mau trên đường đi chợ đã nhặt được 85 phiếu bầu cử HĐND xã có đóng dấu đỏ (hợp lệ) khiến dư luận một phen ồn ỹ nhưng rồi lại nhanh chóng rơi tõm vào sự im lặng quen thuộc của nhà chức trách, hay loạt bài “Chuyện đồng chí Minh Nhớp” của nhà báo Phan Thế Hải về trò hề “bầu cử Quốc hội” ở Hà Tĩnh một thời, mới chỉ cho chúng ta thấy phần nổi nhỏ xíu của tảng băng khổng lồ thôi.

Mỗi kỳ “tiếp xúc cử tri” theo quy định của pháp luật, các vị “đại biểu nhân dân” thường chỉ tiếp xúc với các “đại cử tri” quen mặt và đã được chính quyền sở tại “sàng lọc” kỹ để khỏi đưa ra những câu “hỏi xoáy”. Các vị “đại biểu nhân dân” cũng chẳng cần phải bận tâm nhiều về điều đó, bởi họ làm “đại biểu nhân dân” chủ yếu là do “tổ chức phân công”, do “cấp uỷ bố trí”, hơn là do nhân dân lựa chọn và gửi gắm thông qua những lá phiếu dân chủ. Và do được cấp uỷ “phân công” hay “bố trí” như thế nên một khi trở thành “đại biểu nhân dân”, họ cũng nhất nhất “quán triệt” theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng các cấp. Câu chuyện do nguyên ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết kể về Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh mà Quốc hội thông qua ngày 29/5/2008 là một minh chứng điển hình: “Khi thăm dò dự án mở rộng Thủ đô, tôi nhớ có 226 phiếu thuận và 226 phiếu chống. Nhưng khi biểu quyết thì tỷ lệ lên tới 92,9% tán thành.” Rõ ràng ở đây chỉ có ba khả năng sau xảy ra: (i) các vị ĐBQH này đích thị là những “con rối”, (ii) họ biết “lá phiếu” hay “nút bấm” của mình luôn ở trong “tầm ngắm” nên sau khi đã được “chỉ đạo” họ đành phải “quán triệt” (bởi một lẽ đơn giản là trong cái gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN” ở VN thì mỗi “công dân” đều là một “tù nhân dự khuyết”), và (iii) con số kia lại bị “phù phép” như đã nói ở trên. “Nhà dột từ nóc”, “quyền lực tuyệt đối thì tha hoá tuyệt đối” – thiết tưởng chẳng có gì đáng phải “băn khoăn” ở đây cả.

Chắc chắn là nhiều vị đại biểu nhân dân, đặc biệt là Đại biểu Quốc hội, rất muốn lên tiếng trước những vấn đề nóng bỏng của đất nước hay những bức xúc của cử tri, đơn giản là chẳng ai muốn bị liệt vào hàng “nghị gật” hay “nghị vỗ tay” cả. Ngặt nỗi, bản thân họ cũng chỉ có “quyền” thực hiện vai trò của một “ông bưu điện” là tiếp nhận đơn thư của nhân dân và đóng dấu “kính chuyển” cho các cấp chính quyền rồi ngồi chờ câu trả lời theo kiểu được chăng hay chớ thôi. Những đơn thư chứa chất bao nỗi niềm của nhân dân cứ thế lòng vòng một hồi rồi về lại nơi xuất phát. Bên cạnh đó, những vấn đề lớn của đất nước thì thường bị dán nhãn “nhạy cảm” và được lãnh đạo Đảng các cấp “định hướng” hay “quán triệt” cho các “đại biểu nhân dân”. Bởi thế cho nên giữa lúc bao vấn đề cấp thiết của đất nước đang nổi lên cùng với nhiều bức xúc của dư luận (vụ Tiên Lãng, lạm phát, suy thoái, hiện tượng xe máy cháy hàng loạt, v.v.) mà chẳng thấy tiếng nói của Quốc hội ở đâu thì việc một vị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội lên tiếng gần như tức thời trước bức thư “cầu cứu” của một cô bé 15 tuổi trong cuộc thi trên truyền hình mang tên “Vietnam’s Got Talent” lại càng dễ khiến người ta cảm thấy sao mà lạc lõng và bi hài, để rồi cả nước lại được một phen bàn ra tán vào. Chợt nhớ câu thơ của thi sĩ
Tản Đà hồi đầu thế kỷ trước:
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

Xem ra ở Việt Nam không chỉ “cử tri” mà ngay cả “Đại biểu Quốc hội” tại “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” cũng “biết thân biết phận” của mình. Thôi thì lo chuyện trẻ con cũng là một phận sự cao cả ở đời vậy, nhất là ở cái đất nước “bốn nghìn năm vẫn trẻ con” này thì còn có khối chuyện kiểu như thế. Những chuyện “quốc gia đại sự” khác thì đã có lãnh đạo Đảng và “bạn” lo hết cho rồi còn gì: nào là phải quán triệt “ba kiên trì” (kiên trì hiệp thương hữu nghị, kiên trì nhìn vào đại cục, kiên trì bình đẳng cùng có lợi) như “bạn” đã phán này, nào là không để bị “Tây hoá”, “tha hoá” và “thoái hoá” như “bạn” đã dạy này… Ôi ViệtNam, bao giờ Người mới lớn nổi đây?!./.

L. A. H.

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...