29 June 2011

Trang Saigon Echo nói về Hoàng Sa và Trường Sa

Thư tịch Trung Hoa thừa nhận
Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam
Tác Giả: Báo Mới
Thứ Tư, 29 Tháng 6 Năm 2011 08:04
(Nguồn: Sagon Echo)

"Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”.

Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau:

"Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”.

Theo các tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV.

Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).

Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông.

Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.

Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán.

Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam).

Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm.

Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.

Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt.


Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam).

Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam).

Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”.

Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương).

Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam.

Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.

Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn.

Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.

Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực nam Trung Hoa là đảo Hải Nam.

Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương).

Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407).

Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.

Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau:

"Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức...).

Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam.

Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa).

Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do: "Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”.

Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.

Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.

(Nguyễn Minh T. giơí thiệu)

ĐS8 họp mặt

Chiếc bánh hội ngộ vĩ đại, rực rỡ
Nhìn thì đẹp ăn vào coi chừng lên ký!

Cuộc hội ngộ có cả ca hát zui zẻ
Tiếc rằng thiếu một tay guitar!

Quí phu nhân đa số tròn trịa.
Nhưng dáng vẻ vẫn còn gợi nhớ hinh ảnh cô láng giềng thuở ấy!

(Hình: LĐ. Chú thích ba trợn: A.C.La)

Túc cầu nữ

Lịch sử giải bóng tròn phụ nữ
  (FIFA Women’s World Cup)

          Giải túc cầu phụ nữ thế giới năm nay 2011 được tổ chức tại Đức Quốc.
kể từ ngày 26 tháng 6 tới ngày 17 tháng 7. Tất cả  gồm có 16 đội qualify chia làm 4 bảng:

Toán A: Đức, Pháp, Gia Nã Đại, Nigeria
Toán B: England, Mexico, Nhật Bản, New Zealand
Toán C: Mỹ, Thụy Điển, Columbia, Bắc Hàn
Toán D:Ba Tây, Úc, Na Uy, Equatorial Guinea

Thể thức thi đấu như sau: ở vòng 1 những  đội của mỗi toán thi đấu theo cách xoay vòng luân lưu và tính điểm. Thắng được 3 điểm, hòa được 1 điểm, thua 0 điểm. Ở vòng loại nầy có tất cả 24 matches.
Sang tới vòng hai tức vòng bát kết (quarter finals)thì sẽ thi đấu sudden death theo lịch trình:
          Match thứ  25: đội nhất bảng A     vs     đội nhì bảng B
          Match thứ 26 : đội nhất bảng B     vs     đội nhì  bảng A
          Match thứ 27: đội nhất bảng C     vs   đội nhì  bảng D
          Match thứ 28: đội nhất bảng D      vs     đội nhì bảng C
Tới vòng bán kết (semi finals) sẽ là:
   Match thứ 29 : đội thắng match thứ 25      vs      đội thắng match 27
   Match thứ 30 : đội thắng match thứ 26      vs      đội thắng mathc 28
Tranh giải hạng ba:
          Đội thua match 29           vs          đội thua match 30
Trận chung kết:
          Đội thắng match 29         vs          đội thắng match 30

(Mời xem Tournament Schedule ở phần dưới)

Trong 3 ngày đầu tiên của của cuộc thi đấu đã có kết quả như sau:

Chúa Nhật 26/07: Bảng A:   Đức       2 – 0     Canada
                                          Pháp     1 – 0     Nigeria
Thứ hai      27/07: Bảng B:  Japan    2 – 1     New Zealand
                                          England 1 – 1     Mexico
Thứ ba       28/07: Bảng C   Sweden 1 – 0    Colombia
                                           Mỹ        2 – 0   Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên
                                                                   (Bắc Hàn)
Thứ tư        29/07: Bảng D   Brazil        -       Australia (11:45 ET)
                                           Norway    -        Equatorial Guinea( 09:00 ET)

Mấy nước  Cộng Sản nhất là Việt Cộng mặc dù chyên môn khủng bố đàn áp bốc lột người dân đến tận xương tủy nhưng rất khoái xài chữ nhân dân. Bất cứ cái gì cũng lôi nhân dân ra như: ủy ban nhân dân, quân đội nhân dân, tòa án nhân dân (để giết nhân dân), nghệ sĩ nhân dân…
Tưởng cũng nên nói thêm là trong 16 nước quần hùng tụ hội bóng tròn phụ nữ kỳ nầy, ba nước top seeds được xem có nhiều hi vọng đoạt giải nhiều nhất là:
1- Mỹ
2- Đức
3- Na Uy

          Bây giờ xin nói sơ qua về lịch sử của FIFA Women World Cup. Giải World Cup phụ nữ đầu tiên được tổ chức ở China vào năm 1991 tức là sau Men’s World Cup tới 61 năm ( Men’s World Cup được tổ chức lần đầu vào năm 1930 tại Uruguay) và cứ luân lưu 4 năm một lần. Tới năm 1995, host là Sweden, 1999 Mỹ, 2003 lẽ ra là China nhưng vì dịch cúm SARS hoành hành tại nước nầy nên FIFA giao lại cho Mỹ vào giờ chót vì chỉ có Mỹ có khả năng
tổ chức trong thời gian ngắn. Tới năm 2007, FIFA ưu tiên cho China vì họ bị mất vai trò host năm 2003. Và năm nay 2011, Đức được tuyển chọn tổ chức. Kỳ tới, 2015, Canada là nước có vinh dự làm host cho đại hội bóng tròn lớn lao nầy. Vậy bà con Canada chuẩn bị đi xem là vừa.
          Có một main event mà xin nói ra đây cho vui là trong trân chung kết 1999 tranh tài giữa Mỹ và China ngày 10 tháng 7 năm 1999 tại sân banh Rose Bowl, Pasadena, Cali. Sau giờ đấu chính thức và extra time, hai đội huề nhau 0 -0 và phải giải quyết bằng cách đá phạt đền (penalty shoot out). Sau khi bắt thăm, China đá trước, Mỹ đá sau. Sau 4 trái đầu tiên, hai bên cũng hòa nhau  với tỷ  số 4-4. Tới trái thứ 5 quyết định thì  China lại miss. Hậu vệ kiêm tiền vệ Mỹ Brandi Chastain lãnh đá trái thứ năm. Cả cầu trường như nín thở chờ đợi và theo dõi từng bước chân cô. Chastain từ từ bước tới gần trái banh đang nằm ngay vòng tròn vôi phạt đền. Cô dợm đá nhưng bỗng chậm lại một giây rồi đá  thiệt nhanh  tung lưới China giữa tiếng reo hò tở mở của hơn 50,000 khán giả. Trong phút giây cuồng nhiệt đó, bỗng Chastain cởi tung chiếc áo jersey đang mặc quăng xuống đất để lộ nguyên cả một nửa thân hình tuyệt mỹ  với chiếc nịt ngực đen mượt mà. Cái nóng như muốn nổ tung cả cầu trường. Cô đã làm cho bao nhiêu người dư khán trận đấu tại sân cũng như trên đài truyền hình được may mắn mãn nhãn và trong đó có… tôi.
          Bây giờ xin quý vị cùng nhau bước vào mùa Women’s World Cup 2011 tại Đức. Tất cả các match đều được trực tiếp truyền hình tại đài Rogers (channel 22) mỗi ngày 2 match (vào lúc 8:45 am và 11:45 am)

                   Toronto đầu mùa Women’s World Cup 2011
                       Phóng…đại viên thể thao Nguyên Trần


Tài liệu tham khảo:
- Wikipedia
**

         FIFA Women’s World Cup 2011 Schedule in Germany

28 June 2011

The Call From The Forest,painting by Nguyễn Thế Vĩnh



Tiếng Gọi Từ Rừng Sâu
(The Call From The Forest)

Oil on canvas
24"x 48" (122x61 cm)
by
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
All rights reserved
ọi

Thể theo lời y/cầu và để tiện việc theo dõi, MaoTôn xin post lại "nguyên văn"
bài thơ "Cỏ Nội" của Điền Thảo, posted May 26th, 2007:

Cỏ nội

(Thân tặng những cặp tình già và Lan Đàm - Luân Tâm)

Ôm xiết mảng lưng trần
Hôn lên bờ vai mịn
Hôn nốt đồi ngực cao
Giữa tinh tú lao xao
Và mây theo vần vũ

Rừng khuya thôi ủ rũ
Mây mù ủ tình ta
Sương mai thấm tình già
Tiếng gọi Chân Thiện Mỹ
Nương sóng vỗ trùng khơi

Em tiếng rên ma Hời
Phảng phất từ ngàn xưa
Khoảng trống vắng rêu phủ
Bỗng tuôn tràn thác lũ
Hương cỏ nội mênh mông

Điền Thảo

Vài hình ảnh ngày ra mắt sách của đồng môn Nguyễn Thành Nhơn

Dưới đây là môt số hình ảnh buổi ra mắt tác phẩm "MỘT THỜI" của anh Nguyễn Thành Nhơn và phu nhân, Nguyễn Thị Ngoan ,.. tại nhà hàng Emerald Bay, Westminster, California, ngày 26 tháng 06 năm 2011, do anh Cao Xuân Thức chuyển tới.




(Cao Xuân Thức)

27 June 2011

Đọc sách "Chiến Tranh và Bất Bạo Động" (tiếp theo)

II. XÃ HỘI CUỒNG LOẠN

S. Radhankrishnan

Sự cuồng loạn trầm trọng trong đời sống xã hội hiện nay là vì sự mất thăng bằng giữa các chế độ xã hội và mục đích quốc tế. Thiên nhiên đã tạo cho nhiều chủng tộc những ngôn ngữ, tôn giáo và truyền thống xã hội khác biệt, và đặt trước loài người nhiệm vụ kiến thiết một nền trật tự trong thế giới nhân loại và tìm ra một lối sống nhờ đó những chủng tộc khác nhau có thể chung sống hòa bình mà không dựa vào vũ lực để giải quyết những bất đồng giữa họ. Thế giới không phải là một bãi chiến để các quốc gia tranh giành xâu xé nhau mà là một nền cộng hòa của các dân tộc dị biệt hợp tác với nhau trong một nổ lực xây dựng để hoàn thành cái sứ mạng cao cả là đem lại cuộc sống hòa bình và thịnh vượng cho tất cả mọi người. 

Những điều kiện cần thiết cho sự đoàn kết thế giới đã có sẵn; chỉ còn thiếu ý chí của loài người mà thôi. Những trở ngại chia cách lớn như biển cả, núi rừng không còn hiệu lực gì nữa. Bằng những phương tiện giao thông, vận tải hiện có, thế giới đã trở nên nhỏ bé. Khác với tôn giáo và tập tục có tính cách địa phương, khoa học không chấp nhận những biên giới chính trị hay xã hội, và nói một thứ tiếng mà tất cả các dân tộc điều hiểu. Sự va chạm của con người “máy” đã phá vỡ thế giới tiền cơ giới gồm các quốc gia hoàn toàn biệt lập. Cuộc cách mệnh kỹ nghệ đã ảnh hưởng đến các cơ cấu kinh tế quá hoàn toàn đến nỗi chúng ta đã trở thành một xã hội thế giới với một nền kinh tế thế giới đòi hỏi một trật tự thế giới. Khoa học khám phá những yếu tố đồng nhất trong vũ trụ là nền tảng của đời sống nhân loại. Triết học hiển bày một ý thức phổ biến đằng sau thiên nhiên và nhân loại. Còn tôn giáo hướng con người đến những nỗ lực giải phóng tâm linh. 

Trong những giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa, dĩ nhiên nhân loại còn sống trong những hoàn cảnh biệt lập, tư tưởng cũng như tình cảm còn trong trạng thái lãnh đạm. Nhưng, khi quốc gia hình thành thì con người cảm thấy cần phải có một trật tự xã hội và quyền lực trung ương vững mạnh để giải quyết những cuộc tranh chấp và nội chiến giữa các bộ lạc. Nhiều quốc gia đã đạt đến sự đoàn kết dân tộc, và chỉ cần đẩy mạnh tiến trình ấy lên một bước nữa là có thể hoàn thành sự đoàn kết thế giới. Những cội rễ loài người bám sâu hơn những sợi dây chủng tộc và quốc gia. Trái đất của chúng ta không còn chỗ cho chủ nghĩa ái quốc hẹp hòi. Bối cảnh lịch sử, những điều kiện khí hậu và sự liên hồi đã biến đổi bộ mặt của các chủng tộc ngày nay. Chúng ta đều có những tiến trình tinh thần, những phản ứng tình cảm và những ước muốn, những yêu cầu căn bản như nhau. Trong cuốn Descent of Man (sự xuất hiện của loài người), Darwin nhận xét: “Khi loài người tiến bộ về văn minh và các bộ lạc nhỏ được kết cấu lại thành những cộng đồng lớn hơn thì cái lý lẽ giản dị nhất sẽ cho mỗi cá nhân biết rằng anh ta phải mở rộng xã hội tính và tâm đồng tình của anh ta cho tất cả mọi người trong cùng một quốc gia, mặc dù anh ta không hề quen biết. Một khi đã đạt đến điểm đó rồi thì cái mà ngăn cản không cho anh ta mở rộng tâm đồng tình cho người của tất cả các quốc gia và nhân loại chỉ là một chướng ngại giả tạo mà thôi”. Darwin sẽ rất kinh dị khi nghe người ta bàn đến sự độc tôn của chủng tộc và đề cao một giống người như những đứa con yêu của Thượng Đế. 

Sự thôi thúc của chủ nghĩa quốc gia và những lý tưởng của nó vẫn còn ngự trị trong đầu óc của các dân tộc bất luận chính kiến của họ là Quốc Xã, Cộng Sản, Phát Xít hay Dân Chủ, và như vậy, những năng lực của con người đã bị tách ra khỏi con đường tiến hóa của chính nhân loại để đi vào các ngỏ hẹp. Chúng ta chỉ đoán nhận những người máu mủ ruột thịt, hoặc những người, không nhiều thì ít, chúng ta có quen biết mà thôi. Một thứ giáo dục sai lầm chúng ta tiếp nhận ngay từ thuở nhỏ đã biến chúng ta thành nạn nhân “Nhiệt tình” của quốc gia. Chúng ta cho vũ lực, tính đê hèn và hành vi man rợ hoàn toàn thông thường nếu chúng có liên hệ với chính nghĩa quốc gia. 

Chử nghĩa quốc gia không phải là “thiên” tính. Nó là một tình cảm nhân tạo. Tình yêu quê hương, trung thành với truyền thống địa phương không có nghĩa là thù nghịch với những người láng giềng. Nếu ngày nay niềm tự hào quốc gia trở nên mãnh liệt thì đó chỉ chứng tỏ bản tính con người có khả năng tự lừa dối một cách phi thường. Chử nghĩa ái quốc đã giết mất lòng kiền thành và nhiệt tình hợp lý. Những kẻ không may mắn trong việc xâm chiếm đất đai phản đối sự phân chia trái đất một cách bất công. Người Anh có một phần tư đất đai trên thế giới. Sau đó là người Pháp. Ngay cả các nước nhỏ bé như Hà Lan, Bỉ và Bồ Đào Nha cũng có những thuộc địa lớn. Nước Đức cần đất sống, để bành trướng và thống trị. Sự cần đất sống đã trở thành động cơ điều khiển các chính sách của các cường quốc đầy dã tâm tham vọng. Nếu ta giả định rằng một dân tộc hùng mạnh nhất phải là bà chủ toàn cầu thì sự tàn khốc bất nhân sẽ trở thành mục tiêu đeo đuổi. Khi một học giả Oxford hỏi Hitler về chính sách của ông ta, Hitler đã chỉ trả lời vỏn vẹn trong một tiếng rất nồng nàn là: “Deutschlandl” và Hitler đã đúng một trăm phần. Ông ta nói: “chúng ta hãy tàn ác! Nếu cứu được nước Đức, chúng ta đã thể hiện một nghĩa cử cao đẹp nhất của thế giới. Chúng ta hãy làm quấy! Nếu cứu được nước Đức, chúng ta đã diệt trừ một việc quấy lớn nhất thế giới. Chúng ta hãy vô luân! Nếu cứu được nước Đức, chúng ta đã mở ra con đường cho sự phục hồi đạo lý”[1]. Trong cuốn Mein Kampf [2], Hitler nói: “Chính sách ngoại giao chỉ là một phương tiện để đạt mục đích, và mục đích duy nhất được đeo đuổi là sự thuận lợi của chính dân tộc ta. Đó là mối quan tâm độc nhất của chúng ta. Còn ngoài ra, chính trị, tôn giáo, nhân đạo v.v…phải hoàn toàn gạt ra một bên để nhường chỗ cho sự quan tâm đó”. Toàn thể sự sống con người phải phục tùng một mục đích duy nhất của hiệu lực quốc gia[3]. Một phi công trẻ tuổi người Đức bị hỏa lực phòng không bắn hạ và được đưa đến một căn nhà của người Pháp đã biến thành bệnh viện. Hắn bị thương gần chết. Viên y sĩ ghé vào tai hắn và nói: “Cậu là một chiến sĩ và cậu có thể đối diện với cái chết một cách can đảm. Cậu chỉ còn sống được một tiếng đồng hồ nữa thôi. Cậu có muốn trối trăn gì cho gia đình cậu không?”. Cậu bé lắc đầu. Viên y sĩ chỉ vào những người đàn bà và trẻ con bị thương nằm gần đó đang rên la, rồi nói: “Giờ đây cậu sắp đối diện với thượng đế, chắc cậu muốn bày tỏ sự ân hận về những việc mà cậu đã làm, bây giờ cậu đã thấy kết quả của công việc cậu đã làm”. Viên phi công hấp hối, trả lời: “Không. Tôi chỉ ân hận là không thể tiếp tục thi hành những mệnh lệnh của Cha tôi, Hitler muôn năm!” và hắn tắt thở, Chủ nghĩa Đức Quốc Xã là một phong trào quần chúng. Khi Nga tham gia cuộc chiến hiện tại, đông đảo quần chúng tại Mạc Tư Khoa được nhắc đến với niềm hãnh diện, vì họ đang cầu nguyện cho sự thành công của quân đội Nga và nguyền rủa Hitler như kẻ tử thù của tôn giáo. Cuộc chiến đầu lúc này chính thức được miêu tả như “Thánh chiến cho tổ quốc Xô Viết và cho sự giải phóng các dân tộc”. Không phải chỉ một dân tộc, mà cả thời đại, là quốc gia. Với bộ máy trung ương tập quyền của nhà nước, với những phương tiện kỹ thuật tiến bộ hiện đại, với sự truyên truyền rộng rãi, và sự động viên của toàn thể dân chúng, cả thân thể, tinh thần và linh hồn của họ đều bị ảnh hưởng. Nhà nước tuyệt đối và công lợi xã hội trở nên đồng hóa. Quyền cá nhân về đời sống riêng tư bị phản đối, những đức tính tự nhiên của con người như: tình yêu, tình thương biến mất. Chúng ta tựa hồ bị ma lực nắm bắt, hạ con người xuống ngang hàng thú vật. Thần nhân biến thành vật nhân. Tính tham lam của những con thú lớn buột chúng ta sống đời nỗ lực nhưng rỗng tuếch, tàn nhẫn, tầm thường nhỏ nhen và thô bỉ. Nhân tính bị sự thống trị tiêu hủy. Đã qua nhiều thế kỷ sờ soạng một cách kiên nhẫn và cố gắng không ngừng con người mới biết được rằng sự sống trong bản thân và trong những kẻ khác là thiêng liêng và vô giá. Mỗi cá nhân đều có những nét ngời sáng đặc biệt mà chỉ có con người đủ nhạy cảm mới nhận thấy. Ý muốn trở thành tốt là một bộ phận căn bản trong con người. Dù nó có bị phủ kín, che đậy hay biến thể đến đâu đi nữa thì nó cũng không bị tiêu diệt. Nó luôn luôn hiện diện và kẻ nào nhận ra nó sẽ có một phản ứng khoan dung quảng đại. Tuy nhiên, nền trật tự xã hội trong một xã hội tư bản hiện tại, truyền thống hiếu chiến và một thế giới chia thành nhiều phe kình địch nhau, sẽ giết chết tinh thần con người. 

Dưới những cấp độ khác nhau, các quốc gia trên thế giới ngày nay đang bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa quốc gia cuồng nhiệt đó, bởi ý chí mù quáng về quyền lực và bởi chủ nghĩa cơ hội theo phương châm “Sống chết mặc bay”. Trong một thế giới như vậy, cái khuynh hướng tự nhiên là bắt kẻ khác phải khuất phục. Đó là trường hợp quốc gia mình chống lại tất cả quốc gia khác trong một cuộc tranh đấu không ngừng. 

Thường thường thì cuộc tranh chấp đó có tính cách ngoại giao, thương mãi, nhưng đôi khi nó biến thành vũ lực công khai. Năng lực để bảo tồn sự thống nhất và lành mạnh của thế giới được biến thành năng lực suy tôn một nhóm thiểu số, một giai cấp, chủng tộc hay một quốc gia. Nhà nước trở thành một con quái vật khổng lồ và đời sống nội tâm của ta bị khô cứng. Đời sống nội tâm của ta càng khô cứng bao nhiêu thì ta càng trở nên hữu hiệu cho những tham vọng quốc gia bấy nhiêu. 

Chúng ta không còn chiến đấu với nội tâm nữa vì cuộc sống của ta đã được qui định một cách rất tinh tế do một bộ máy độc ác khi hành động và tàn nhẫn với tất cả mọi sự chống đối. Nhà nước tự nó biến thành cứu kính, có quyền cơ-giới-hóa tinh thần ta và huấn luyện ta thành những con ngựa đua[4]. 

Ta không nên lầm lẫn giữa tạm bợ và vĩnh cửu. Ta đừng lầm lẫn nền trật tự hiện tại mà ta mong muốn với luật tắc bất di bất dịch của vũ trụ. Niềm khác vọng tình thương và chân lý ăn sâu trong bản tính con người đòi hỏi ta phải sống như những cá nhân tự do trong một thế giới thân hữu. Vấn đề sống như những thân hữu, kiểm sát lấy quyền lực tự diệt của ta, và dùng vào những tài nguyên thiên nhiên vào việc mưu cầu hạnh phúc chung cho cả thế giới, tất cả đòi hỏi ở chúng ta một thế giới hòa bình, đòi hỏi sự cởi mở của những giai cấp và các quốc gia có nhiều đặc quyền. Nếu chúng ta là những người yêu nước chân chính thì mối quan tâm của chúng ta không phải là địa phương, chủng tộc hay quốc gia, mà là nhân loại. Niềm khắc khoải đó sẽ là tình yêu tự do cho tất cả, là độc lập, là hòa bình và hạnh phúc xã hội. Chúng ta sẽ không chiến đấu cho xứ sở chúng ta mà là cho nền văn minh, và bằng sự tổ chức hợp tác, khai thác trên những tài nguyên trên hoàn cầu để mang lại lợi ích lớn lao nhất trong tương lai cho cả loài người. Để đạt được mục đích ấy, ta cần sự giáo dục lại tinh thần, cải tiến lòng tin và tư tưởng. Lý trí và ý chí của vũ trụ hoạt động qua mỗi cá nhân mà có thể thực hiện được những năng lực của hoàn cảnh, thấy trước sự hoạt động của chúng và có thể quy định chúng. Sự tiến hóa không còn là một vận mệnh cố định. Dụng cụ của nó là tinh thần và ý chí con người. Một thế hệ mới cần phải được huấn luyện theo những lý tưởng cao cả, của đời sống tâm linh, của ý thức huynh đệ giữa loài người, của thương yêu và hòa bình. 

Chú thích:
[1] Xem cuốn The Deeper Causes of the War (Những Nguyên Nhân Sâu Xa Hơn của Cuộc Chiến) của Gilbert Murray và những người khác (1940), p.43.
[2] P. 686.
[3] Cp. Fichte: “Không có luật pháp hay quyền hạn gì tồn tại giữa các quốc gia trừ quyền hành của kẻ mạnh. Một dân tộc có khiếu về siêu hình có quyền hoàn thành vận mệnh của nó với tất cả các phương tiện của quyền lực và sự thông minh” – Doctrine of the State.
“Những kế hoạch mơ hồ và vô nghĩa về sự bành trướng của dân tộc Nhật Nhĩ Man chỉ là sự biểu hiện của một tình cảm thâm căn cố đế cho rằng, nước Đức, với sức mạnh và sự tôn quý của mục đích quốc gia, với nhiệt tình của chủ nghĩa ái quốc, với trình độ cao về khả năng và sự trong sạch lương hảo của nền hành chính, với sự thành công của tất cả mọi ngành hoạt động, với tính cách siêu việt về triết học, nghệ thuật và luân lý v.v… có quyền cho lý tưởng quốc gia của người Đức là cao nhất” – Sir Eyre Crowe’s “Memorandum” of January I, 1907.
[4] Cp. Mc Taggart: “Một tôn giáo tự cột mình vào một phương tiện đã không vươn lên khỏi sự sùng bái mê tín. So với sự sùng bái quốc gia, sự sùng bái động vật còn hợp lý và đáng được tán thưởng. Một con bò mộng hay một con cá sấu có thể không có giá trị chân thật, nhưng nó còn có chút ít, vì nó là một sinh vật. Quốc gia thì không có một chút gì cả”.

25 June 2011

Thơ Như Thương



Nhân xem bài thơ :” Tháng sáu Tình ơi..” của NT
Gởi người tình Nguyển thị Tuyết Mai.

**

Mối tình đầu

Nhìn quanh thế sự xoay vần
Tim yêu rộn rã có phần hơn xưa
Dòng đời nắng rọi mưa trưa
Đáy tim vẫn nhớ người xưa bồi hồi!
Tìm em phiêu bạt khắp nơi
Em còn nhớ chuyện xa xôi chúng mình?
Hay là em vẫn vô tình
Tim anh tan nát mối tình xa xưa!
Bao năm nắng nhạt thưa mưa
Sao anh vẫn nhớ, vẫn chưa phai lòng
Còn em đời dấn bụi hồng
Chia tay từ thuỡ, theo dòng phù vân
Em hạnh phúc hay phong trần
Nhớ khi gặp gỡ bên sân góc trường
Em ơi đời mộng vô thường
Đến khi tóc bạc còn thương tình đầu!
VLH

Cảo Thơm


Tác phẩm đầu tiên mà Diễn Đàn được hân hạnh giới thiệu trong mục Cảo Thơm Lần Giở là tùy bút nhan đề NHỚ QUÊ của Luật Sư Vương Văn Bắc- Cựu Giáo Sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu Đại Sứ VNCH tại Anh Quốc, Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Chính Phủ VNCH. Luật Sư Vương Văn Bắc, không ,Thầy Vương Văn Bắc, xin được phép xưng hô như vậy, viết tùy bút này vào đầu năm 1998 và tùy bút đã được đăng trên một số tạp chí xuất bản tại Pháp và Hoa Kỳ. Diễn Đàn hôm nay xin được đăng lại, có chút muộn màng, để Đồng Môn, nhất là những đồng môn đã từng say mê nghe Thầy thuyết giảng môn Lịch Sử Chính Trị, và Thân Hữu, có thể thấy tâm sự của một NGƯỜI THẦY, một KẺ SĨ, khả kính. Lan Đàm.

NHỚ QUÊ
Mùa đông năm nay ở Paris không rét lắm, từ đầu mùa đến giờ chỉ có một hai ngày có tuyết rơi trên vỉa hè. Tuy vậy, khi Trung bước từ hầm xe điện đô thành, trạm Madeleine, lên mặt đường, một làn gió lạnh thổi từ phía sông Seine qua quảng trường Concorde đã làm cho chàng rùng mình, bất giác đưa tay kéo cổ áo choàng phủ lên gáy. Cảm giác giá buốt này làm Trung đột nhiên nhớ lại những ngày thơ ấu sống trên quê hương nơi miền Bắc, khi cơn gió bấc từ mạn Đồng Đăng Kỳ Lừa thổi về Trung Du, làm run rẩy cậu bé học sinh gầy guộc đang cắp cặp đến trường Tiểu Học Phủ Lạng Thương, hoặc làm cho chàng thanh niên phải cố rảo bước trên mặt đê Sông Đuống cho bớt thấy lạnh, hơi thở thành những mảng khói vụn trước mặt, gót chân tê buốt trong đôi dép cao su giẫm lên đám cỏ mọng sương bên bờ đê. Lòng thương nhớ quê cũ bỗng tràn ngập tim óc chàng.

Khi mới đến cư ngụ trên đất nước này, ít khi tâm hồn Trung thấy bị ray rứt ám ảnh bởi nỗi sầu biệt xứ, không phải vì chàng vô tình, nhưng vì tất cả thời giờ và tâm tư của chàng khi ấy phải dành cho công việc làm ăn. Thực thế, vào thời ấy, Trung phải hết sức làm việc để tự thích ứng với hoàn cảnh mới. Tuy nghề luật là nghề cũ mấy chục năm của Trung, điều kiện hành nghề đã khác hẳn: không còn vừng hào quang nào, không còn có lòng kính nể nào bao quanh công việc chỉ bảo luật pháp và bênh vực pháp quyền cho thân chủ, khác với thời kỳ Trung còn là luật sư ở nước nhà. Ở đây và bây giờ, ranh giới giữa thầy và thợ không còn nữa, người làm nghề luật cũng chỉ là một người đem bán dịch vụ trên thị trường, như tất cả những người bán những dịch vụ khác, được đãi ngộ hoàn toàn tùy theo so sánh giữa lợi ích thực tế mà dịch vụ ấy đem lại cho người dùng với số tiền mà người này phải trả. Một khi dịch vụ đã được cung cấp, dưới hình thức một bài phân tích, một lời khuyên, một dự thảo khế ước, một đơn kiện hay một bài cãi, không những đối phương hăm hở tìm kiếm và tận tình khai thác những sơ hở có thể có, không những tòa án các cấp nghiêm khắc phê phán và thẳng tay bác bỏ những lập luận yếu ớt hay sai lầm, mà chính thân chủ của mình lại là người hăng hái nhất trong công tác bới lông tìm vết, với hy vọng có cớ đòi giảm tiền thù lao hay đổ trách nhiệm và đòi bồi thường. Trước trận giáp công ba mặt ấy, người luật sư ngày nay không thể dùng cái bóng bẩy của văn chương, uy quyền của sách vở hay thanh thế của cá nhân hòng che lấp những khuyết điểm sai lầm của mình. Trái lại, hắn phải chờ đợi rằng mỗi ý kiến, mỗi dòng chữ mà mình đưa ra đều phải chịu sự kiểm soát và đánh giá không nhân nhượng của thân chủ, của đối phương, của pháp đình, khi thất bại thì không thể nào núp sau những lời bào chữa hay khẩn cầu cho chính mình. Mặt khác, Trung cũng dư hiểu rằng, trong một văn phòng luật sư quốc tế tập hợp hàng trăm luật sư và sinh hoạt như một cơ sở kinh doanh tư bản, không có chỗ cho tình thương huynh đệ giữa các thành viên, lại càng không có chỗ cho lòng biết ơn những công lao quá khứ. Chỉ cần thua một vụ kiện quan trọng hay để mất một thân chủ cỡ lớn là đủ để thấy áp dụng ngay câu “anh đi đường anh, tôi đi đường tôi” của thi nhân!

Bởi thế, Trung đã phải lao động gấp bội so với những đồng nghiệp không có cái rủi phải xa lìa quê hương như chàng, sau khi được tạm thu nhận vào một văn phòng luật sư quốc tế, không những để chu toàn những hồ sơ được giao phó, mà còn để theo kịp biến chuyển của pháp luật, án lệ và học lý. Trung cố xem, cố đọc thật nhiều, vì mối lo sợ thường trực của chàng là thấy một đề nghị hay một dự thảo do mình đưa ra bị người ta vạch rõ là dựa trên một điều luật đã hết hiệu lực, một án lệ đã thay đổi hay một lý thuyết đã bị vượt qua. Có lúc mắt mờ đi vi cố đọc những dòng chú thích nhỏ li ti, óc hoa lên vì phải theo rõi những lý luận trừu tượng, Trung buồn bực nhớ đến câu châm biếm của người Pháp :”On perd sa vie en la gagnant” (Người ta để mất cuộc sống vì cố kiếm sống), nhưng lại vội xua đuổi ngay những ý nghĩ tiêu cực như thế để còn đủ can đảm tiếp tục làm việc.

Cũng như vậy, Trung đã phải dìm sâu xuống đáy lòng những tâm tình tiếc thương dĩ vãng hay nhung nhớ quê nhà, vì e rằng tâm trạng ấy sẽ như một dung dịch cường toan làm tiêu tan nghị lực phấn đấu để sống còn của mình. Tuy nhiên, cố gắng cất dấu ấy không bao giờ thành công trọn vẹn, khi chuyện trò vời người thân thuộc hay trong giấc ngủ chập chờn, những hình bóng quê hương ngày trước lại hiện ra trong đầu óc, như những tấm hình cong queo hoen ố bỗng hiện ra dưới đáy rương đựng những đồ vật mà mình không nỡ vứt đi.

Trung phải cặm cụi lao động như vậy vì những lo lắng thực tế đã đành. Chàng sợ bị thất nghiệp trên đất nước người, gia đình phải chịu cảnh thiếu thốn mà chính mình cũng mất hết tự tin, sau những ngày dài ngồi chơi trên ghế đá công viên hay đến ghi tên ở sở tìm việc làm. Nhưng ngoài những mối quan tâm thiết thực ấy còn có những lý do khác, phức tạp hơn nếu không muốn nói là trẻ con hơn. Đặc biệt, Trung không muốn mấy đồng nghiệp Mỹ và Pháp trong văn phòng có cớ và có dịp bàn tán với nhau: “Tưởng gì! Mới đọc bản lý lịch và tờ lược thuật thành tích trong hồ sơ thì tưởng hắn tài ba lỗi lạc lắm, nhưng khi vào việc thì, ôi thôi, quả là một thất vọng lớn!”, rồi sau đó tổng quát hóa và bông đùa về những danh bất hư truyền ở những nước đang mở mang. Trung tự nhủ:”Nếu không làm được gì hay cho đất nước thì ít nhất cũng đừng để cho người ngoài hiểu sai và nói xấu về dân mình!”.

Tuy bị dồn ép vào tiềm thức, tình quê hương vẫn như ngọn đèn soi lối cho những người phải đi xa nước, xa nhà.

Một hôm, người luật sư Mỹ phụ trách chi cục Paris của văn phòng bỗng mời Trung đến bàn giấy hắn và cẩn thận khép kín cửa trước khi trò chuyện:

“Tôi vừa điện đàm khá lâu với đồng nghiệp chủ tịch ban chấp hành ở Nữu Ước. Ban chấp hành muốn giao phó cho anh một công tác tế nhị và quan trọng, nếu anh đồng ý. Tôi cần thêm ngay rằng tôi tán thành một trăm phần trăm ý kiến này.

“Như anh đã biết, tuy Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội chưa thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường, luật lệ Hoa Kỳ về việc cấm công dân Mỹ thăm viếng và kinh doanh ở Việt Nam đã được nới lỏng nhiều. Bởi vậy một số công ty thân chủ của văn phòng mình đang dự tính đầu tư và hoạt động ở Việt Nam. Ưu điểm quan trọng nhất và cũng là lý do hiện hữu của một văn phòng luật sư quốc tế là sẵn sàng cung cấp cho thân chủ mình sự yểm trợ pháp lý hữu hiệu ở bất cứ nơi nào mà họ có cơ sở sinh hoạt, qua hệ thống chi cục và phòng đại diện. Bởi vậy, vấn đề đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam đã được ban chấp hành thảo luận trong phiên họp vừa rồi, để đi đến quyết định nhờ anh đến tận nơi để ước lượng khả năng và điều kiện thực hiện dự án ấy.

“Nếu anh đồng ý- và tôi nghĩ rằng anh nên đồng ý- tôi sẽ chỉ thị cho bà quản lý dành chỗ máy bay và phòng khách sạn ở Việt Nam cho Chị Trung và anh, đồng thời dự thảo một lịch trình tạm cho chuyến đi này để đưa anh duyệt. Dĩ nhiên mọi phí tổn của chuyến đi sẽ được coi là sở phí điều hành của văn phòng, và như vậy trong mọi tình huống, kể cả trường hợp anh đi đến kết luận tiêu cực là dự án ấy không thể thực hiện được.”

Trong khi nghe người đồng nghiệp Mỹ nói chuyện, đầu óc Trung rộn lên với nhiều ý nghĩ và hình ảnh phức tạp. Khởi thủy là một cảm giác ngạc nhiên thích thú vì chàng thấy hiện ra một cơ hội thăm lại quê cũ miền bắc Việt Nam sau nửa thế kỷ xa cách, với một lý do nghề nghiệp chính đáng và với triển vọng thực hiện được một công tác hũu ích. Nhưng liền ngay theo đó lại hiện ra trong óc Trung vô số hình ảnh những người bà con bạn bè cũ- kẻ còn sống, người đã qua đời, hình ảnh những sinh viên chăm chú nghe chàng thuyết giảng chính trị học trong giảng đường đại học, hình ảnh những chiến sĩ Trung đã gặp ở các tiền đồn ngày trước để nói về ý nghĩa của cuộc chiến đấu gìn giữ tự do...

Những người ấy sẽ nghĩ sao nếu thấy Trung trở về quê hương trong hoàn cảnh hiện nay? Lòng khao khát thấy lại quê xưa, cũng như yêu cầu của nghề nghiệp, không thể nào biện minh được tất cả, không thể nào cho phép Trung làm thất vọng những người đã nghe và tin lời nói của mình.

Người luật sư Mỹ trước đó đinh ninh rằng Trung sẽ sốt sắng hân hoan nhận lời ngay, vì biết rằng Trung vẫn còn rất thiết tha với quê cũ. Bởi thế, anh ta khá ngạc nhiên khi thấy Trung lộ vẻ nghĩ ngợi đăm chiêu, thay vì vui mừng lúc nghe anh nói. Anh vội nói thêm để phá tan những thắc mắc có thể có trong đầu óc Trung:

“Anh đừng nghĩ lầm rằng chúng tôi muốn gửi anh sang Việt Nam để lo những việc nói năng chạy chọt cho thân chủ của văn phòng. Chúng tôi biết anh không làm nổi công việc ấy vì, ngoài những lý do đạo đức hay pháp lý, anh không phải là thân hữu của những người hiện thời nắm quyền hành ở Việt Nam. Hơn nữa, nói thực điều này anh đừng giận, nếu chúng tôi có ý định làm chuyện đó, nhưng đây không phải là trường hợp, thì chúng tôi cũng sẽ nhờ những người mà giá biểu giờ làm việc thấp hơn giá biểu của anh, nhưng lại có thể đắc lực hơn anh nhiều, về phương diện ấy. Không! Thân chủ chúng ta sẽ cần có người cố vấn hiểu biết tường tận, không những luật lệ, tập quán và ngôn ngữ địa phương, mà cả những dụng ý và tâm lý của người đối thoại, để có thể ước lượng chính xác những cơ hội và những cạm bẫy tiềm ẩn trong một dự án hay một đề nghị, rồi lại có thể diễn đạt lại cho thân chủ bằng những từ ngữ, khái niệm và hình ảnh mà thân chủ có thể hiểu được. Ban chấp hành nghĩ rằng anh đáp ứng được những đòi hỏi ấy!

“Anh cũng đừng ngại rằng văn phòng sẽ đòi hỏi anh hiện diện thường trực ở bên ấy. Chúng tôi hiểu rằng có thể có những nhu cầu gia đình hay nghề nghiệp không cho phép anh vắng mặt lâu dài ở Pháp. Một luật gia ở địa phương sẽ được tuyển mộ để thường xuyên phụ trách phòng đại diện, nếu chúng ta quyết định mở. Anh sẽ theo rõi và kiểm soát từ Paris. Mỗi năm anh chỉ cần đến tại chỗ một vài lần và mỗi khi có những cuộc hội họp quan trọng”.

Thấy câu chuyện đã đi vào chi tiết, Trung nghĩ cần chấm dứt ngay sự ngộ nhận bằng một lời từ chối dứt khoát:

“Tôi cảm ơn ban chấp hành đã tỏ lòng tín nhiệm tôi. Tôi tán thành chính sách của văn phòng nhằm tận dụng khả năng cá biệt của mỗi thành viên. Tuy nhiên, vì nhiều lý do: chính trị, hành chính, gia đình, cá nhân, tôi tiếc không thể nhận được công tác mà ban chấp hành muốn trao phó cho tôi. Tôi mong các anh thông cảm.”

Nhìn nét mặt chưng hửng và sa sầm của người đồng nghiệp Mỹ, để làm nhẹ bớt bầu không khí, Trung đưa ra một lời nửa nghiêm trang, nửa bỡn cợt:

“Hoàn cảnh và tâm trạng của tôi về điểm này có thể được minh họa bằng hai câu thơ của một thi sĩ lớn của dân tộc tôi, Cụ Nguyễn Du trong truyện Kiều:

Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan”
Trung cố thử phiên dịch và giải thích hai câu thơ ấy cho anh bạn Mỹ hiểu, nhưng chàng cũng không chắc rằng người bạn ngoại quốc ấy lĩnh hội được tất cả ý tế nhị và sâu sắc của lời thơ. Dù sao cũng thấy anh chàng này cười phá lên, có thể vì từ “trinh” làm cho anh ta nghĩ lầm rằng, cũng như nhiều người chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Trung đã ví von mọi chuyện với tình luyến ái nam nữ. Cũng có thể anh ta đã cười để thoát khỏi một câu chuyện nặng nề.

Khủng hoảng gây ra do sự khước từ của Trung rồi cũng qua đi, như bao nhiêu thăng trầm khác trong thời gian Trung cộng tác với văn phòng này. Hơn hai chục năm đã qua rồi, bây giờ Trung không thấy cần phải chứng tỏ gì nữa. Vả chăng, tuổi đã cao, con cái đã trưởng thành cả, chàng không còn chờ đợi gì mà cũng không còn quá lo về sinh kế như trước. Tâm hồn thanh thản bình yên hơn, nhưng đó là sự bình yên trong chán chường, vô vọng. Vì không còn trằn trọc với những viễn tượng dấn thân, Trung càng khắc khoải nhớ đến lũy tre xưa hay ngôi trường cũ, nhớ đến bà con bạn bè ngày trước để rồi cảm thấy thấm thía hơn nỗi cô quạnh hiện thời.

Những lúc như vậy, Trung thường tìm cách trở về quê hương bằng tưởng tượng: chàng tự tay pha cho mình một bình trà mạn sen, mở phong bánh đậu xanh Hải Dương do một người quen ở Cali gửi biếu, rồi cho chạy băng nhạc dân ca miền Bắc, mắt lim dim nhớ lại quê hương của quan họ và của trống quân.

Những âm thanh mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm từ giàn máy cất lên, như vọng về từ một quá khứ xa xôi:

Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
làm cho Trung nhớ đến một thời xưa chất phác và thanh bình, khi người thiếu phụ trong ca dao có thể vững tin ở lòng chung thủy của người tình vì mình đang tận tâm săn sóc. Chàng bỗng nghĩ ngợi lan man và tự nhủ: “Phải rồi! Quê hương mà ta hàng ngày hàng giờ thương quý nhớ nhung là một quê hương hiền hậu thực thà, môt quê hương chưa rơi ngã vào Dối Trá, Thù Hận, Chia Rẽ!”. Và Trung hiểu tại sao chàng không ngần ngại khước từ cơ hội trở về thăm quê do văn phòng đề nghị, mà sau đó cũng không cảm thấy hối tiếc gì. Đâu có phải chỉ để nhìn thấy lại một mảnh đất, một giòng sông, một mái nhà...mà đành chối bỏ chính mình?

Trong khi chàng chìm đắm trong những suy tư của mình, băng nhạc vẫn tiếp tục chạy. Bài hát ru con nổi lên, bảng lảng xa vắng như một cuối trưa hè miền trung du:
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn...
Trung tưởng nghe thấy lòng mình thì thầm nhắn nhủ quê hương nay đã cách xa vạn dặm.

Luật Sư VƯƠNG VĂN BẮC
Paris, 15/01/1998

Trần Khải Thanh Thủy bị CS Hà Nội tống xuất qua Hoa Kỳ

Bà Trần Khải Thanh Thủy nói về 'cảm giác tự do'

Tác Giả: BBC

Thứ Sáu, 24 Tháng 6 Năm 2011 13:31

Bà Trần Khải Thanh Thủy ra khỏi tù hôm thứ Tư và được đưa lên máy bay sang Hoa Kỳ

Việt Nam vừa trả tự do cho cây bút bất đồng chính kiến, đồng thời là một nhà hoạt động dân chủ, bà Trần Khải Thanh Thủy.

Bà Trần Khải Thanh Thủy bị kết án ba năm rưỡi tù giam với tội danh 'hành hung người khác' trong vụ 'va chạm giao thông' hồi năm 2009.

Từ California, bà Thủy cho BBC hay qua điện thoại rằng bà như 'từ địa ngục đến thiên đường' và vẫn còn 'lâng lâng chưa tin' rằng đã được tự do.

Bà cho hay "Họ giữ bí mật đến phút chót" về việc thả bà ra từ nhà tù tại Thanh Hóa:

"Họ cho tôi mặc bộ quần áo trại, đội chiếc nón mê. Đến khi ra cửa thấy rất nhiều an ninh mới biết có chuyện gì đó. Rồi họ đọc lệnh tha bổng."

Bà nói bà bị đưa ngay ra sân bay, không kịp qua nhà riêng.

Bà nói "Tôi không tin được dù đó là sự thật. Nhiều lúc đang ngủ vẫn mơ ngỡ như mình vẫn trong tù, có cảm giác bị canh gác,"

Bà cho hay bà ở cùng trại tù số 4 ở Lam Sơn, trong khu giam nữ, nơi hiện nhà đấu tranh Phạm Thanh Nghiên cũng bị giam. (Trích từ Saigon Echo)

24 June 2011

Thơ Trần Văn Lương

Dạo:
Chân côi dấn trọn bước sầu,
Trăm năm phố tạm biết đâu là nhà.

Chiều Qua Phố Tạm

(Nhớ về hai con phố tạm: Saint-Louis, MO và Syracuse, NY)

Chiều qua con phố tạm,
Trời ảm đạm buồn tênh.
Sầu bước đổ chênh vênh,
Loanh quanh viền lối trọ.

Rêu xanh chèn gạch đỏ,
Xác cỏ bó chân tường.
Chơ vơ giữa phố phường,
Khung giáo đường im ỉm.

Nắng hoàng hôn rục chín,
Thầm bịn rịn chia tay.
Đường loang lổ bóng mây,
Trơn gót giày lang bạt.

Cây vỉa hè trơ xác,
Dáo dác ngóng theo người.
Lá vét trọn tuổi đời,
Vật vờ rơi trong gió.

Công viên già khắc khổ,
Tòa tháp cổ sờn lưng,
Lạnh lùng ngắm phế hưng,
Dửng dưng nhìn mây nước.

Căn nhà thuê thuở trước,
Vừa mới được sang tay,
Đã quên hết những ngày,
Từng cho ai tạm trú.

Lặng nhìn con phố cũ,
Lòng ủ rũ chợt hay,
Hiện tại với tương lai,
Chỉ là hai dĩ vãng.

Mai lên đường phiêu lãng,
Thêm một đoạn lữ hành.
Dòng định mệnh bấp bênh,
Lại một thành phố tạm.

Khúc sông đời sắp cạn,
Cánh nhạn biết về đâu.
Sân ga một chuyến tàu,
Trăm lối sầu ly biệt.

Giọng ca Hời đơn chiếc,
Thê thiết giữa sương chiều,
Trên phố trọ đìu hiu,
Buồn thiu như tiếng võng.

Bờ môi khô dát mỏng,
Còn đọng nét buồn đen.
Đôi mắt trắng hấp hem,
Lấm lem màu tuyệt vọng.

Mảnh mây Tần lạc lõng,
Đã nhạt bóng quê nhà.
Lòng lữ khách xót xa:
Đâu cũng là phố tạm.

Trần Văn Lương
Cali, 6/2011

Tin ngắn thương mại

AirBus làm ăn khấm khá

BBC vừa đưa tin hãng chế tạo máy bay Airbus của Âu Châu thông báo kiếm thêm được tại hội chợ hàng không Paris một đơn đặt hàng riêng rẽ lớn nhất trong lịch sử về số máy bay thương mại.

Hãng hàng không "bình dân" của Mã Lai Á đặt hàng mua 200 phi cơ phản lực 320neo trong một thương vụ lên đến 18 tỷ Mỹ kim. Thương vụ này khiến người ta quên vụ hàng không IndiGo xác nhận hôm thứ tư mua 180 phản lực cơ của AirBus. The IndiGo ký kết giao kèo giá khoảng  $15.6 tỷ để mua 150 máy bay A320neos và 30 A320s.

 Loại A320 mới bán chạy vì ráp máy mới khiến tiết kiệm xăng và chi phí bảo trì thấp.

Cộng Đồng Châu Âu mà cứ kiếm đều đều được đơn đặt hàng cỡ này thì chẳng mấy chốc sẽ kéo những nước thành viên khốn đốn tài chánh đặc biệt là Hy Lạp hiện nay ra khỏi vũng lầy.

Không biết hãng Boeng của Mỹ có đánh lô tô trong bụng trước những thương vụ của AirBus hay không nữa?

(TTR)

23 June 2011

Tin nội bộ: Tiếp theo Thư Hội Texas

Kính chuyển đến quý đồng môn khắp nơi:

Tài liệu tham khảo cho "GIẢI ĐÁP 1, 2, 3" do tôi thực hiện v/v Hội Texas hỏi ý kiến đồng môn và các Hội/Chi Hội. (Xin đọc thư đã đăng ngày 16/6 của Hội Texas, Hoa Kỳ)

Xin mời quý anh chị đồng môn sốt sắng trả lời bằng cách chọn 1 trong 3 giải đáp để giúp Hội Texas thực hiện việc tái phục hồi hoạt động của Tổng Hội được thành công tốt đẹp.

T/G anh Nguyễn Phát Quan, Chủ tịch Hội Texas:
Xin anh cho biết thời hạn nhận ý kiến của các CSV cũng như của các Hội/Chi Hội là ngày nào? Khi hết hạn, tôi sẽ đúc kết danh sách và gởi đến cho anh. Hiện tại, có một số đồng môn đã gởi ý kiến về cho tôi và nhờ chuyển.

Tôi sẽ lập danh sách và cập nhật và sẽ chuyển cho anh sau.

Thân kính,
Sáu

Cảm nghĩ của Nguyên Trần

Viết về một cuộc biểu tình ở Toronto

Tôi đã hứa từ mấy ngày trước với một người bạn là sẽ cùng nhau đi biểu tình do Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội tổ chức vào ngày chúa nhật 19 tháng 6 để chống Trung Cộng vi phạm lãnh hải Việt Nam cũng như phản đối bọn mafia đỏ Hà Nội ác với dân mà hèn với giặc. Nhưng tới tối thứ bảy 18 tháng 6, tôi bất ngờ bị chóng mặt sổ mũi vì allergy nên phone lại người bạn để xin cáo từ đi biểu tình và bạn tôi vì trở ngại nào đó cũng sẽ không đi luôn.

Sự việc tưởng đã mis aux points tại đó rồi nhưng đến sáng chúa nhật, khi nhớ lại cuộc biểu tình sẽ diễn ra trong ngày mà mình không tham dự được, tôi bỗng thấy băn khoăn khó chịu trong lòng như có một tiếng gọi thiêng liêng nào thôi thúc làm tôi nghĩ rằng nếu tôi mà miss cuộc biểu tình nầy thì tôi sẽ phải hối tiếc dằn vật lương tâm không biết đến bao lâu. Vì trước tai ươn quá lớn như một đại thảm nạn của quê hương , nhiều đồng bào trong nước nhất là giới trẻ tại Sài Gòn, Hà Nội bất chấp những bắt bớ tù đày, đàn áp đánh đập của bọn côn đồ Công An Việt Cộng đã can đảm đứng lên biểu tình chống đối bá quyền Trung Cộng thì sá gì ba cái nhức đầu sổ mũi lẻ tẻ của tôi.

Nghĩ thế, tôi liền phone cho người bạn để báo tin sự thay đổi từ lương tâm mình thì có một sự trùng hợp kỳ diệu là bạn tôi cũng cảm thấy áy náy bất an như tôi. Đó là gì nếu không phải là tình yêu quê hương dân tộc hay nói nôm na hơn là tình yêu nước ( xin nói rõ hơn là yêu nước chứ không hề yêu xã hội chủ nghĩa mà lũ con cháu ngu dốt của Hồ đại tặc thường rêu rao).

Thế là chúng tôi qui tụ được 5 người từ Mississauga cùng xuống Toronto tham dư cuộc biểu tình. Chương trình ấn định là 13:00 giờ, chúng tôi tới địa điểm là Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Cộng ở số 250 đường St George trước 10 phút nhưng đồng bào đã đen nghẹt ước tính hơn 600 người với khí thế bừng bừng hăng say, cờ vàng ba sọc đỏ rợp trời và hàng hàng lớp lớp bích chương biểu ngữ phản đối Trung Cộng xâm lăng Việt Nam cũng như lên án bọn Việt Cộng khiếp nhược hèn nhát không giữ được quê hương và bảo vệ người dân. Số người tham dự đủ mọi thành phần mà điều đáng khích lệ nhất là rất nhiều giới trẻ là những người sẽ nối gót cha ông tiếp tục giương cao ngọn cờ của chính nghĩa, của tự do dân chủ nhân quyền. Xin được vinh danh các bạn trẻ Việt Nam Toronto.

Chương trình buổi biểu tình cũng theo nghi thức trang trọng: chào quốc kỳ quốc ca Canada rồi Việt Nam Cộng Hòa. Đầu tiên, anh Nguyễn văn Tấn chủ tịch Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội tuyên bố mục đích và ý nghĩa của cuộc biểu tình là yểm trợ các cuộc đấu tranh anh dũng hiện nay của toàn thể đồng bào trong nước nhất là giới trẻ. Kế tiếp đại diện các đoàn thể lên phát biểu trong niềm tin tưởng vô biên là cuộc chiến cho tự do dân chủ đang có nhiều điều kiện thuận lợi để dẫn đến thành công.

Cuộc biểu tình sau đó đã diễn ra trong khí thế sôi sục quyết liệt nhưng rất trật tự ôn hòa. Những tiếng hô to “Đả đảo Tàu Cộng xâm lăng Việt Nam” “Đả đảo Việt Cộng bán nước khiếp nhược” vang dội cả một góc trời như gởi theo gió mây một thông điệp hào hùng về tới quê hương yếu dấu là: người Việt tị nạn Cộng Sản ở khắp mọi nơi trên thế giới luôn sẵn sàng yểm trợ sát cánh với đồng bào trong nước trong cuộc chiến đấu chống hai kẻ thù chung. Tiếng thét vang như cơn lốc xoáy xuyên qua bức tường Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Cộng mang theo một lời cảnh báo về ý chí bất khuất quật cường của dân tộc Việt Nam quyết noi gương tổ tiên anh hùng Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… đánh đuổi giặc Bắc xâm.

Cuộc biểu tình đầy hăng say khí thế của người Việt tị nạn Cộng Sản Toronto đã chấm dứt trong bầu không khí đoàn kết tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng cho quê hương dân tộc.

Nhân đây cũng xin cảm ơn Ban Tổ Chức đã ra công huy động được môt số đông đồng bào đến tham dự để cùng nhau thắp lên một ánh lửa chuyển về quê hương.

Tuy nhiên, có một điều không đẹp cho lắm mà tôi xin nói thẳng ra đây là thái độ của Cảnh Sát Toronto trách nhiệm giữ an ninh cho cuộc biểu tình. Đành biết rằng giữ an ninh trật tự cho một đám đông là điều khó khăn nhưng Cảnh Sát trong ngày hôm đó đã có những hành động gọi là quá đáng.

Điểm làm tôi thấy uncomfortable nếu không muốn nói là cảm thấy tù túng là đoàn người biểu tình bị surrounding trong những rào cản giới hạn. Nó làm mất đi không khí thoải mái tự do của một cuộc biểu tình. Xin thưa là : “Chúng tôi đến trước Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Cộng là để bày tỏ quan điểm lập trường chống sự xâm lăng của họ trong vòng trật tự ôn hòa chứ đâu có phải nhóm hooligan riot đâu mà phải ngăn rào đón ngõ như thế”.

Đứng trong vòng “ cương tỏa” của những rào cản làm tôi có cảm tưởng như mấy vòng kẽm gai ngăn chặn sự đi đứng của mình như người ta thường thấy ở các nước chậm tiến.

Tệ hại nhất là thái độ khiếm nhã của cảnh sát khi yêu cầu người biểu tình off the sidewalk, họ la lối xua đuổi chứ không ôn tồn lịch sự chút nào. Tôi tự hỏi không biết có cái vụ racist trong nầy hay không? Hay đó chỉ là mặc cảm của sắc tộc thiểu số , mà là thiểu số stateless mới thê thảm hơn. Nhưng trên hết, hành động kém lịch sự nầy của các đấng bạn dân đã vô tình làm hoen ố hình ảnh thân thiện tốt đẹp nổi tiếng trong truyền thống nhân đạo rộng lượng của người Canada.

Không hiểu có sự trùng hợp nào đó mà tôi đọc trên nhật báo Toronto Star hôm nay số ngày 21 tháng 6, thấy loan tin nhắc lại chuyện xưa về cuộc chống đối bạo động G20 hồi tháng 6 năm rồi. Cô Farrah McBride bị bắt giam trong 18 tiếng đồng hồ, trong thời gian bị giam giữ, cô than phiền là không có đủ lương thực, nước uống, thuốc men nên sau đó cô ta tuyên bố: “I never imagined this would ever happen in Canada . I totally lost respect for police. I can’t even look at them”.

Hy vọng tình trạng ở Canada sẽ không đi tới độ “bạn dân” làm “bận dân” như ở các xứ chậm tiến.

Toronto June 20, 2011
Nguyên Trần, ĐS11

22 June 2011

Rước vào thì dễ, đuổi ra hơi khó!

"Phố Trung Quốc" (hay Phố Tàu Cộng) ở Ninh Bình:
Nguy cơ tiềm ẩn

Luật không cho phép doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài. Vậy mà ở Ninh Bình, có công trường, số công nhân lao động phổ thông Trung Quốc lên đến gần 1.500 người.

Không phải ngẫu nhiên mà người dân xã Khánh Phú, H.Yên Khánh (Ninh Bình) đặt cho một đoạn đường của quốc lộ 10 chạy qua địa bàn cái tên “Phố của người Trung Quốc”, bởi mỗi khi phố lên đèn, hàng trăm thanh niên Trung Quốc từ các ngả đường đổ về con phố này. Một người dân địa phương cho biết: “Trước kia ở đây bình yên lắm, nhưng từ khi người Trung Quốc đến đây, phố xá ồn ào hẳn lên. Tối tối, nhiều thanh niên Trung Quốc cởi trần trùng trục uống rượu, cãi nhau, khạc nhổ, rồi trêu chọc gái qua đường”. Còn theo một công nhân Việt Nam đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình thì ở đây cũng thường xảy ra xích mích qua lại giữa lao động Việt và lao động Trung Quốc hoặc giữa lao động Trung Quốc với nhau.

Những hàng quán dành cho người Tàu Cộng đua nhau mọc lên - Ảnh: Cường Trung

Tiếp xúc với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Hoàng Tâm, ngụ tại xã Khánh Phú, cho biết: “Ngay sau khi khởi công Nhà máy đạm Ninh Bình, vùng quê này đã đổi thay hẳn. Các nhà hàng, quán cóc, tiệm gội đầu, mát-xa, nhà nghỉ, đua nhau mọc lên như nấm để phục vụ những lao động Trung Quốc. Mà những lao động Trung Quốc thì..., họ cứ kéo từng tốp mươi người, đánh độc một chiếc quần đùi, đi nghênh ngang trên đường, gặp con gái là thế nào cũng xông tới quờ quạng”. Anh Tâm kể thêm, cách đây mấy tháng, có một hộ dân xây nhà trọ cho công nhân Trung Quốc thuê, nhưng sau vài tuần đã phải cắt hợp đồng vì không chịu nổi sự nhếch nhác trong sinh hoạt của họ. Mỗi buổi chiều, sau giờ tan ca, họ về nhà trọ và tạo ra cảnh sinh hoạt rất chướng mắt, đi chơi về khuya, nói to ông ổng, khiến người dân mất ngủ. “Có hôm, trong lúc đang tắm rửa, mấy thanh niên đùa nghịch, rồi gào thét, đuổi nhau tồng ngồng chạy ra phố, rồi tụt luôn cái quần lót của người chạy trước, khiến cả phố náo loạn lên!”, anh Tâm kể.

Một người dân ở khu “phố Trung Quốc” bức xúc: “Cứ rượu xong là họ lại kéo từng toán vài chục người, nghênh ngang, xiêu vẹo trên đường, rồi dòm ngó vào nhà dân, trông rất khó chịu. Kinh khủng hơn, có lần họ còn tụt quần tiểu tiện ngay trước nhà tôi và nhiều nhà dân khác. Chúng tôi bức xúc, thậm chí xua đuổi, nhưng những lúc như thế, bọn họ dừng lại hằm hè, chửi lại, nên ai cũng ngại, không dám va chạm với họ”.

Trên 1.600 lao động không phép

Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình, hiện trên địa bàn tỉnh có 26 công ty, doanh nghiệp và nhà máy sử dụng lao động người nước ngoài, với tổng số 2.400 lao động (chiếm 15,2% số lao động đang làm việc tại 26 công ty, doanh nghiệp này). Trong số 2.400 người nước ngoài này chỉ có 717 người được cấp giấy phép lao động, còn lại chưa được cấp phép, trong đó Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.448 lao động không được cấp phép.

Số lao động người nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất là Trung Quốc, tập trung chủ yếu ở hai ngành xây dựng và xi măng. Tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.988 người Trung Quốc đang làm việc. Trong đó, chỉ có 82 người giữ chức danh tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, 514 người làm kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông, họ đều làm những công việc bình thường như phụ hồ, kéo sắt, kéo cáp...

Ông Vũ Đức Dương - Phó phòng Việc làm, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình - cho biết: Lao động Trung Quốc đang làm việc tại Ninh Bình chủ yếu nhập cảnh qua đường du lịch.

“Luật pháp vẫn chưa mở cửa đối với đối tượng lao động phổ thông nước ngoài nhưng dường như một dòng chảy lao động phổ thông lớn vẫn vào Việt Nam”, ông Dương nói. Cũng theo ông Dương: “Sở đã nhiều lần phối hợp với Ban quản lý các KCN đề nghị BQL nhà máy đạm yêu cầu các nhà thầu Trung Quốc cung cấp đầy đủ thông tin, chi tiết lao động được thuê nhưng hiện nay vẫn chưa được triển khai”. Theo ông Dương thì các chủ đầu tư thường nại rằng, nếu trục xuất lao động “chui” này thì tiến độ dự án chậm, hoặc dừng.

Công nhân Tàu Cộng trở lại khu nhà tạm sau giờ tan ca

Sau rất nhiều lần cố gắng, vượt qua rất nhiều thủ tục, chúng tôi vẫn không có được bất kỳ câu trả lời nào từ Công an tỉnh Ninh Bình về nguy cơ tiềm ẩn những diễn biến an ninh trật tự khó lường từ số lao động chui. Theo ông Màn Chí Nguyện, Trưởng phòng PX15, thì: “Thông tin nghiệp vụ không thể cung cấp được”.

Ông Vũ Đức Dương lo ngại những lao động phổ thông ở Ninh Bình đang bị lao động Trung Quốc lấy đi phần việc lẽ ra dành cho họ.
Theo TNO

Tin đăng lại
Nguồn tin: Thanhnien

Ai nói tuổi già hết vui?

Lão bà 90 khua cọ vẽ


Sinh năm 1920, đến tuổi thất thập bà mới bắt đầu cầm cọ vẽ. Bà chưa từng học qua một lớp vẽ, dù là nghiệp dư. Bà cũng chưa từng xem một hoạ sĩ nào vẽ tranh. Chân dung người thân, phong cảnh nông thôn Thanh Hoá (nơi chôn rau cắt rốn của bà) và làng Xa La, Hà Đông (nơi sinh sống hiện tại), tất cả hiện diện trong tranh của bà đều là đời sống ký ức. Những hồi tưởng đầy ắp khó diễn tả thành lời, buộc phải nhờ cậy vào cọ vẽ.

(Nguyễn Hữu B. giới thiệu)

Hình ảnh GS Vương Văn Bắc

Một Vài Kỷ Niệm

Trước tiên chúng ta cám ơn bạn Vũ Minh Ngọc đã đưa lên mạng một đoạn video nhân dịp gặp gỡ của Giáo-Sư Vương Văn Bắc với các anh chị em Cựu SV/HVQGHC Miền Đông Hoa-Kỳ.( Năm 2007)

Nghe giọng nói trầm ấm, khúc triết của Giáo-Sư, chúng ta như sống lại thời sinh viên Hành-Chánh mấy chục năm trước. Đây là thời gian mà cả Thầy và Trò đều mang những hoài bão đóng góp được một cái gì thiết thực cho Quê-Hương dù còn trong thời chiến và nhất là một mai khi hoà bình. Nhưng hoài bão đó thật tiếc đã tan như mây khói. Nợ áo cơm chưa trả được mà còn thất tán, trôi giạt khắp phương hay lạc lõng ngay trên quê hương mình. Tưởng đâu có hòa bình để được phát triển, ai ngờ tình trạng đất nước nói chung lại tệ hại hơn thời chiến tranh.

Giáo sư Vương Văn Bắc đã dạy tại Học-Viện Quốc-Gia Hành-Chánh hai mươi năm từ 1954 đến 1974, tham dự Hoà đàm Ba-lê trong phái đoàn Việt-Nam Cộng-Hòa, làm đại-sứ Việt-Nam tại Anh và Áo rồi Tổng-Trưởng Bộ Ngoại-giao.

Giáo-Sư dạy môn “Định-Chế Chih-Trị Việt-Nam”. Môn này được coi như lịch-sử về các thể-chế chính-trị của Việt-Nam nhất là giai-đoạn sau 1945 cho đến trước 1975. Đây là giai-đoạn mà Giáo-Sư và phần đông sinh viên đã lớn lên, từng trải, đóng góp,và gắn bó. Ban Đốc-Sự 16 đã được Giáo-Sư diễn giảng môn trên vào những năm 1968-1971. Với kiến thức của một học-giả, một chính-khách, và tài hùng biện của một luật-gia, Giáo-Sư đã lôi cuốn sinh viên từ đầu đến cuối giờ học một cách chăm chú khác thường. Điều làm các sinh viên khâm phục là giáo sư đã nhớ từng chi tiết ngày tháng, sự kiện lich sử, các nhân vật, một cách cặn kẽ. Cũng như giáo sư viện trưởng Nguyễn Văn Bông, Giáo-Sư Vương Văn Bắc vào lớp với tay không. Không tài liệu, không bài vở quay roneo phát trước. Giáo-Sư nói liên tục như kể chuyên cổ tích hay một cuốn phim lịch sử các định chế chính trị Việt-Nam. Sinh viên lấy “notes” một cách hăng say và dễ dàng. Bài chép của sinh viên Nguyễn Xuân Tuấn, với nét chữ đẹp, rõ ràng, đầy đủ, được Giáo-Sư mượn lại, coi như bài giảng cho toàn khóa. Nếu tôi không lầm, Giáo-Sư tặng Tuấn một cây viết máy. Nhờ vào kiến thức uyên bác và cách trình bày rành mạch của Giáo-Sư, sinh viên như bị lôi cuốn vào từng giai đoạn khó khăn cúa nước nhà.Khi trình bày, hình như Giáo-Sư chỉ đứng trên quan điểm một nhà giáo hơn một chính khách. Sinh viên tiếp nhận bài giảng một cách khoa học và khách quan.

Một chuyện khó quên với tôi là hôm Giáo-Sư thấy một đoạn giây rơi ở cuối lớp mà không ai chịu nhặt lên.Chắc Giáo-Sư đã thấy đoạn giây khi đi lên đi xuống lúc giảng bài. Nhưng sinh viên thì lo chép bài hoặc làm biếng hoăc coi thường sợi dây mà chẳng ai nhặt lên cả. Gần hết giờ học, Giáo-Sư hỏi: “Bộ không ai thấy sợi giây rơi đó sao ?” Tôi quay lại thì sợi giây vẫn còn đó.

Giáo-Sư nói như có ý trách: “ Các anh chưa có kinh nghiệm. Sợi giây tuy nhỏ nhưng có lúc cần kiếm không ra.” Sau này ra đời, tôi mới nghiệm lại : có những cái tuy nhỏ, tuy tầm thường, nhưng vẫn có giá trị của nó, vào một thời điểm nào đó. Chúng ta đã đươc một bài học thực tế, cần kiệm và biết lo xa.

Khi nói về ngoại giao của Việt-Nam Cộng-Hòa trước đây, Giáo-Sư cho biét vào thời điểm đó, ngành ngoại giao không có ai biết tiếng Tây-ban-nha! Câu nói của Giáo- sư làm sinh viên ai cũng ngạc nhiên. Có lẽ vì đó, Việt-Nam Cộng-Hòa đã không được các nước nói tiếng Tây-ban-nha biết đến nhiếu, nói chi đến yểm trợ hay hậu thuẫn. Ngoài Tây-ban-nha, đa số các nước Trung-Nam-Mỹ đều coi Spanish là ngôn ngữ chính. Việt-Nam đã bỏ quên các nước này. Một khía cạnh khác là nhân viên ngoại giao đã không được đào tạo đúng mức. Muốn cho một “ông tướng” về vườn, cho đi làm đại-sứ. Cách chức một nhân viên cao cấp, cho đi làm Tuỳ-viên, Tham-vấn… Học-Viện Quốc-Gia Hành-Chánh kể từ Cao-Học 8 đã mở thêm Ban Cao-Học Ngoại-Giao. Không biết có sự đề bạt nào của Giáo-Sư Vương Văn Bắc khi Học-Viện mở ban Ngoại-Giao hay không?.....

Trên đây là trích lược bài đăng trên diễn đàn DS/16 khi Giáo sư Bắc thăm viếng Hoa-Kỳ vào năm 2007. Nay xin được nhắc lại như một nén hương lòng của một sinh viên nhớ đến một vị giáo-sư khả kính vừa từ trần cách đây vài ngày. Xin thành kính phân-ưu cùng tang quyến và cầu nguyện hương-hồn Giáo-Sư sớm tiêu-diêu miền cực-lạc. “Sống khôn, thác thiêng” xin Giáo-Sư cầu nguyện cho quê hương Việt Nam sớm được thanh bình và thịnh-trị.

TĐT 
(Đs16/Ch8)

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...