31 March 2011

Tin đáng chú ý

Công ty Mỹ ExxonMobil trở lại khoan tìm dầu ở Biển Đông Việt Nam
Cuối tháng tư này sẽ bắt đầu tại lô 119 ngoài khơi Đà Nẵng giáp ranh với Quảng Ngãi.

Đó là tin từ phía báo chí chính thức của VN và được hãng AFP loan tải.Vào năm 2008 Bắc Kinh hăm dọa khiến công ty ExxonMobil phải bỏ những chương trình thăm dò ngoài khơi VN tương tự. Việc này đã dẫn đến những lời tuyên bố cứng rắn của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng Hoa hỳ không chấp nhận bất cứ sự đe dọa nào nhằm cản trở việc làm ăn của các công ty Mỹ. Sau đó những động thái của Hoa Kỳ tại Biển Đông VN và Hoàng Hải khiến Hoa Lục xuống nước.

Chưa rõ rồi ra Hoa Lục sẽ phản ứng ra sao. Đây là một thử thách đáng kể cho quyết tâm bành trướng của đám cầm quyền Bắc Kinh. 

(TTR)
___________
Bài đọc thêm:

ExxonMobil to drill off Vietnam: official media

(AFP) – 15 hours ago

HANOI — US oil giant ExxonMobil will begin exploratory drilling off central Vietnam in late April, official media reported Thursday, potentially angering China, which has objected to similar plans in the past.

The project will be located at "Block 119" off Danang city and the adjacent Quang Ngai province, the Vietnam News reported, but it was not immediately clear if the drilling was in a disputed area claimed by both countries.

The deal came at a meeting on Tuesday between Danang officials and ExxonMobil representatives, Vietnam News said.

China, which claims all of the South China Sea including the Paracel archipelago east of Danang, reportedly warned ExxonMobil to drop an exploration deal in the seas off Vietnam in 2008, though it is not clear if Block 119 was part of those objections.

Beijing and Hanoi have a long-standing dispute over the sovereignty of the Paracels and the more southerly Spratlys, which are both potentially resource-rich rocky outcrops that straddle strategic shipping lanes.

Vietnam boasts rich offshore oil reserves in the South China Sea where state-owned PetroVietnam, together with Russian and other foreign partners, exploits several major fields, but these are further from the disputed islands.

"It's hard to see how China will react" to the drilling, said Ian Storey, a regional security analyst at the Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. "I think it could be an interesting test case of where the dispute is heading."

Đương nhiên phải treo cờ Nước VNCH trong

Đại Hội Thụ Nhân tại Paris năm 2012 *
vì đó là lòng biết ơn và là tình hiếu đễ

Nguyễn Kim Quý
1) Khi một người Việt Nam tỵ nạn khước từ dấu chứng tỵ nạn của mình (không chào lá cờ truyền thống của mình) họ nghiễm nhiên chấp nhận vai trò cai trị của thể chế đã từng biến họ thành người tỵ nạn. Nói theo kiểu bình dị, họ là những người vô tổ quốc, là những kẻ tha phương cầu thực không hơn và không kém. (cựu sinh viên Thụ Nhân Bích Thủy)
2) Vì vậy, nếu một đại hội Thụ Nhân mà người tổ chức từ chối treo lá cờ Vàng thì sẽ không có tôi. (cựu sinh viên Thụ Nhân Huỳnh Văn Của)

Thưa quý giáo sư, quý anh chị trong đại gia đình Thụ Nhân,

Vì lý do riêng, tôi đã xin tạm ngưng sinh hoạt trên hai diễn đàn Thụ Nhân. Nhưng vì tên tôi được ghi trong mục cc và nằm trong phần mở đầu "thưa các thầy cô", và vì, nhất là, vấn đề treo hay không treo, chào hay không chào lá cờ VNCH đã đụng vào tử huyệt, bình dân hơn đụng vào lò xo trong người tôi, một nạn nhân của Việt Cộng, một người tỵ nạn không đội trời chung với Cộng sản dù họ là Việt Nam, Tàu, Cuba, Bắc Hàn, tôi mạo muội có ý kiến như sau:

1) Quốc kỳ VNCH là biểu tượng cho linh hồn của quốc gia miền Nam đã mất. Là căn cước của người quốc gia tỵ nạn. Tôi bỏ nước ra đi chỉ bởi vì lý tưởng quốc gia, tự do, không chịu nổi ách thống trị của Cộng sản, chứ không phải vì đi ăn mày miếng cơm manh áo tại Mỹ, tại Pháp. Nếu chối bỏ lá cờ quốc gia, chối bỏ căn cước tỵ nạn, tôi sẽ giải thích ra sao với con cháu và thế hệ tương lai, tại sao chúng được sinh ra, có mặt tại hải ngoại? Chối bỏ lá cờ quốc gia, chối bỏ căn cước tỵ nạn, tuyên bố không làm chính trị, không phân biệt Quốc gia, Cộng sản nữa, tôi sẽ là ai, gốc gác từ đâu? Vô lẽ tôi chui lên từ đất nẻ Washington DC, Paris, Bruxelles hay Oslo? Vô lẽ tôi không khác gì con cháu, ở các Chinatowns Mỹ, của những người Tàu bị bắt đến Mỹ để làm phu đường rầy xe lửa vào thế kỷ XIX? Hay tệ hơn, vô lẽ tôi chỉ là một trong thành phần "ma cô đĩ điếm" mà một Thủ tướng Việt Cộng nọ (chính xác, Phạm Văn Đồng) đã một lần thoá mạ những thuyền nhân, trong đó có tôi, trốn chạy trối chết chúng nó (mặc nhiên công nhận ông ta nói đúng, nếu tôi chối bỏ lý lịch quốc gia trong sáng của tôi qua việc chối bỏ lá cờ vàng)?

2) Khi bỏ chạy, tôi đã mất hết, chỉ còn lý tưởng tự do, và nhất là tấm lòng chung thủy và hiếu đễ đối với miền Nam, tức nước VNCH, nơi mà tôi được sinh ra, hoặc được nhận vào từ miến Bắc trong cuộc di cư vĩ đại 1954, đã nuôi dưỡng tôi, cho tôi cơm ăn, áo mặc, cho tôi học hành đến nơi đến chốn để trở thành ông này bà nọ, hãnh diện với đời, cho tôi được tự do, kể cả tự do vinh thân phì da, kể cả tự do, ngày nay, quên ơn quên nghĩa, kể cả tự do phản bội. Lá cờ vàng là biểu tượng của nước VNCH và của tấm lòng chung thủy và hiếu đễ của những người con đối với Tổ quốc.

3) Tưởng nhớ, biết ơn nước VNCH trong phạm vi rộng lớn, đối với tôi, cũng như tưởng nhớ, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ tôi trong phạm vi nhỏ hẹp hơn. Khi con cháu hội họp, vui chơi, ăn uống, nhảy nhót trong gia đình, trước bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, có đứa con đứa cháu nào đã đặt vấn đề nên hay không nên thắp một nén nhang tưởng niệm các cụ trước, rồi vui chơi sau, nên hay không nên bỏ phiếu để lấy biểu quyết thắp nhang? Treo cờ, chào cờ là một bổn phận đối với tổ quốc (đã mất), cũng như thắp nhang cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ (đã khuất) là một bổn phận, mà đã gọi là bổn phận thì còn gì để bàn cãi, bỏ phiếu lấy ý kiến?

4) Có người sẽ bảo, thắp nhang và treo cờ khác nhau. Đúng, khác nhau, bề ngoài. Dưới lăng kính nghị quyết 36. Các cộng đồng, đoàn thể, hội đoàn, kể cả tôn giáo, trường học của người Việt tỵ nạn hải ngoại, diễn đàn thân hữu, v.v... đều là đối tượng của Nghị quyết 36. Bọn lãnh đạo Việt Cộng, sau những năm thất bại, đã nâng Nghị quyết 36 lên hàng quốc sách (xin quý vị xem báo chí và tin tức internet trong nước), ra chỉ thị những tòa đại sứ và những tên nằm vùng triệt để thi hành Nghị quyết đó bằng mọi giá. Bằng cách gợi lên, với những lời đường mật, trong lòng người xa xứ nỗi nhớ quê hương, tuyển mộ nằm vùng bằng cách quẳng cho vài mẩu xương (nghĩa bóng), mời gọi những "khúc ruột ngoài ngàn dặm" (hết ma cô đĩ điếm, phản bội tổ quốc rồi, sướng nhé!) về du lịch đi (Nguyễn Minh Triết còn dụ: "gái Việt Nam bây giờ đẹp lắm..."), về làm ăn đi, xoá bỏ hận thù đi, đem tiền về xây dựng đất nước đi, cứu trợ thay cho chúng những người khốn khổ thuộc trách nhiệm của chúng, cho người ra ngoại quốc vắt cạn những con bò sữa hải ngoại, và những con bò sữa hải ngoại này đi vắt cạn những con bò sữa hải ngoại khác, đem tiền về VN phải chia tứ lục cho bọn cán bộ mới mua được cơ hội làm từ thiện, thương người, trong khi trong nước có kẻ đã sắm máy bay riêng, đi xe Rolls Royce đời mới, ở những dinh thự nguy nga, tiền hàng tỷ đô gửi trong chương mục ngoại quốc (tại sao không đến gõ cửa xin vắt sữa những con bò này?) -mà người tỵ nạn như tôi nằm mơ cũng không thấy. Bằng cách chia rẽ những người trong cộng đồng, đoàn thể, các trường Việt ngữ, cãi nhau như mổ bò về bất cứ vấn đề nào nằm trong mục thảo luận chương trình tổ chức, từ thực đơn ăn uống, mời ca sĩ nào hát nhảy đầm, cho đến việc treo hay không treo cờ VNCH. Và treo cờ hay không treo cờ mới là mục tiêu chính yếu của Nghị quyết. Một số không nhỏ đồng hương vô tình mắc bẫy Nghị quyết 36, còn số hữu tình thì được che đậy, nằm vùng rất kỹ bằng những cái cớ được nại ra, nhưng không thuyết phục.

Nói ra thì mang tiếng chụp mũ, không nói ra thì mang tiếng thụ động, ba phải, nín thở qua sông.

Tuy nhiên, VC không dám chỉ trích việc thắp nhang tưởng nhớ tổ tiên, chúng để tự do, mặc dù chúng không ngu đến nỗi không hiểu rằng treo cờ quốc gia và thắp nhang tưởng niệm tổ tiên đều giống nhau, ít ra về ý nghĩa tinh thần. Nhưng bằng mọi cách, chúng phải tiêu diệt lá cờ quốc gia, lá cờ mà có một ông thầy chùa tại Beaverton, Oregon, tên Thích Ẩn Long (những Phật tử chân chính cho ông này là sư giả, xin xem tài liệu đính theo) công khai gọi trong một buổi thuyết pháp là "lá cờ ba que". Nhưng vì bản chất gian manh, láu cá nên VC dùng mánh lới khác. Ví dụ, tôi nghe nói, chưa có bằng cớ, ở Việt Nam bây giờ, trên một số bàn thờ tổ tiên gia đình có cả hình Hồ Chí Minh, và trong chùa, nhà thờ có tượng Hồ Chí Minh ngồi bên Chúa, Phật? Nếu đúng, VC đã tương kế tựu kế, lấy gậy ông đập lưng ông, trong vấn đề thắp nhang: cho thắp, cúng tế, để tỏ ra tự do, nhưng phải có Bác hiện diện. Trong vấn đề treo cờ, tại những trường học Mỹ, chẳng hạn, chúng vận động treo cả hai cờ, VC và VNCH, như giải pháp tạm thời, trước khí thế cao độ của đồng bào tỵ nạn tại Mỹ, trong khi chờ đợi một cơ hội khác. Nhưng đồng bào tỵ nạn không chịu các trường học Mỹ treo hai cờ. Phải treo cờ VNCH mà thôi. Và không phải không có lý do mà đa số các tiểu bang, thành phố Mỹ đã công nhận, cho treo lá cờ VNCH. Họ là người ngoại quốc, không mắc nợ gì với VNCH.
Huống chi tôi là một người thọ ơn đất nước, quốc gia miền Nam?

Cuối thư, tôi xin hoàn toàn đồng ý với anh Huỳnh Văn Của và chị Bích Thủy, đặc biệt về những câu tôi đã trích ra trên từ thư của anh, chị. Tôi biết sẽ có những phản ứng, như thời gian trước đây, từ phía những anh chị không đồng quan điểm. Nhưng không sao, vì đây là xứ sở tự do, dân chủ và tôi đã quá quen với những cuộc tranh luận về chính trị, và một lần đã bị kiện vì một bài viết chống nằm vùng và VC tại Portland, vụ kiện mà tôi, sau khi tai qua nạn khỏi, vẫn thấy hãnh diện. Một điều duy nhất tôi sợ, là khi ngôn từ và phương cách, mức độ đối thoại đã vượt quá lằn ranh truyền thống phải có, dù sao, giữa thầy và môn sinh, hay ngược lại giữa môn sinh và thầy, giữa môn sinh và môn sinh.
Tôi có thể im lặng, cầu an, để yên thân, cho đến hết tuổi già, cho xong kiếp người. Nhưng không, tôi đã lên tiếng, để yểm trợ một số cựu sinh viên Thụ Nhân, có vẻ ít ỏi, đã dám viết rõ ràng, không mập mờ, hàng hai, bằng giấy trắng mực đen, lập trường "quốc gia" (tôi chưa nói "chống Cộng") vững chắc của mình, đã dám viết lên những điều mình cho là đúng. Tôi đã lên tiếng, để chứng tỏ tư cách một người tỵ nạn chân chính còn nhớ và biết ơn tổ quốc VNCH và lá cờ vàng thân yêu của tôi, lá cờ mà quân dân cán chính miền Nam đã một thời hy sinh xương máu để bảo vệ cho đến phút cuối của ngày 30/4/1975 và bây giờ còn tôn vinh, nâng niu xem như một lẽ sống, một lẽ chết, chứ không phải là một sự chọn lựa, một vấn đề mang ra để bỏ phiếu. Tôi đã lên tiếng, để vong linh những người đã chết cho tôi, vì tôi, thay tôi trước đây khỏi phải tủi hổ. Tôi đã lên tiếng, vì tôi là một người, không muốn thua những "con cá hồi" của chị Bích Thủy, hoặc không muốn là một con thò lò (hay thần giữ cửa Janus trong thần thoại cổ) hai mặt, lúc vàng lúc đỏ, hay nửa vàng nửa đỏ, hay đỏ nhiều hơn vàng, như màu áo của một Hồng Y VN khi ông qua Úc tuyên bố, đỏ vàng giống nhau.

Vả lại, vì tôi chỉ có một đời để sống. Sống không thẹn với quốc gia, với tổ tiên, cha mẹ, không thẹn với chính mình, với con với cháu mình.
Tôi dùng chữ "tôi", vì đây là ý kiến cá nhân, chứ không phải đề cao "cái tôi đáng ghét". Xin quý vị thông cảm.

Kính chào quý vị. Chúc quý vị an bình, thanh thản trong tâm hồn, và những ngày thật vui.

GS Nguyễn Kim Quý
Cựu giáo sư Viện Đại Học Đà Lạt
____

* Các cựu sinh viên Viện Đại Học Đà Lạt ở các nước Âu Châu sẽ tổ chức Đại Hội Thụ Nhân tại Paris năm 2012, trong đó phe bỏ phiếu không treo cờ VNCH đang thắng thế. Phe ủng hộ treo cờ, quá ít, đang cần sự yểm trợ tinh thần của chúng ta, những người quốc gia chống Cộng, dù họ không lên tiếng yêu cầu.

Những dòng nhạc muôn thuở

Schubert "Serenade"

Quanh một nỗi buồn

CHIA LY, MÙA XUÂN

Em yêu dấu, cuối cùng thì em thấy đó. Về là đi và, đi là chia ly. Mà chia ly nào lại không buồn, nhất là chia-ly-mùa-xuân. Thật buồn.Tình đã lỡ. Ảo mộng đầy. Những ly rượu mời đều cạn. Cho say. Cho quên. Cho qua chiều. Cho qua đêm. Cho mắt lệ sầu để rồi không còn ướt nữa khi quay lưng bước ra khỏi đời nhau. Ừ, mà trước khi quay lưng bước ra khỏi đời nhau, tại sao không cho nhau chút gì để nhớ, mai sau, một lọn tóc chẳng hạn, như người xưa, Em nhỉ ?Và như thế, chiều, rồi đêm. Ừ đêm, Em biết về đâu đêm nay, phải không, Em yêu dấu ? Thì thôi, cứ về đi. Cuộc rượu đã tàn theo bóng đêm. Sương sớm cũng vừa tan. Và bởi Em về, hãy hôn nhau lần cuối. Một lần cuối. Dù môi hờn đã tê tái lạnh, nghe Em.

KHI EM VỀ

Em về đâu đêm nay
Hỡi người yêu mắt biếc
Rượu đầy, xin uống say
Cho quên giờ giã biệt

Tình lỡ hóa vô thường
Em vẫy vùng, vọng động
Mảnh nghiệp cũ còn vương
Nên hái toàn ảo mộng

Em về đầu mùa xuân
Áo khinh cừu tơi tả
Mai gầy vàng cuối sân
Ngẩn ngơ hồn vô ngã

Thôi giữ má em hồng
Bên chút tâm tự tại
Đời rồi mai rêu phong
Vài dấu giầy để lại

Em về có ngại ngùng
Đường chia muôn ngàn lối
Mắt lệ sầu mênh mông
Nghẹn ngào hay hối cải?

Hò hẹn thoáng mây bay
Chiều tiễn đưa rã rượi
Dao vàng quên cầm tay
Lọn tóc xưa bù rối

Em về chưa tình nhân
Ngoài trời sương đã tạnh
Hôn nhau thêm một lần
Môi hờn tê tái lạnh

LAN ĐÀM

Quanh một niềm đau

Cuộc Tao Ngộ Không Mong Đợi

Nguyễn Ngọc Cường

Cơn mưa tầm tã vào ngày Thứ Tư 23 Tháng 3 Năm 2011 đã đón vợ chồng chúng tôi qua Orange County, California, một hiện tượng lạ tại vùng nắng ấm Nam Cali ít khi mưa này. Chúng tôi đã nhiều lần, nếu không muốn nói là rất nhiều lần tới đã vùng Little Saigon mà hầu như chưa bao giờ được hưởng cơn mưa lớn ở đây cả. Có thể đất trời đã khóc cho chúng tôi khi lần này qua chỉ để nhận xác và làm tang lễ cho đứa con gái thân yêu đã lìa đời vì một cơn bệnh bất ngờ vào mấy ngày trước đó tại Fountain Valley Hospital khi tuổi đời còn quá son trẻ.

Dù sự thực phũ phàng đã rõ ràng như vậy nhưng chúng tôi gần như chưa chấp nhận nổi tin dữ này nên dự định không thông báo đến bất cứ bằng hữu nào mà chỉ làm tang lễ cho cháu trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình mà thôi. Nhưng rồi có lẽ do Thánh Ý Chúa nhân từ cũng như do đứa con gái vắn số hiện về thúc giục nên cô Phương L’amour Cosmetic đã thông báo đến người bạn thân của cô là anh chị Đinh Viết Cư, Đốc Sự 15, hay tin và từ anh Cư, tin buồn đã chuyển đến bằng hữu của chúng tôi, cũng như quý anh chị Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh ở khắp mọi nơi.

Người Bạn Đời của tôi rất dễ xúc động, nàng đã khóc ngất vào những đám tang của vài người thân lớn tuổi qua đời trước đây, huống chi lần này lại là tang lễ đứa con gái thân yêu, nên mấy ngày trước đó tôi đã bối rối lại càng thêm lo lắng mà không biết phải làm sao, nên vốn đã khó ngủ lại càng thêm trằn trọc ít ngủ hơn. Cuối cùng thì ngày mà tôi lo ngại nhất cũng vẫn lặng lẽ tới, Chủ Nhật 27 Tháng 3 Năm 2011, ngày thân bằng quyến thuộc tới viếng xác cháu trước khi thân xác cháu trở về với cát bụi. Hiền Thê của tôi đã khóc không kìm chế. Ơn Trên đã diệu kỳ thêm sức mạnh thể xác cũng như tinh thần để tôi còn đứng vững và tỉnh táo hầu tiếp nhận tình nghiã bạn bè trong ngày rất khó khăn của gia đình chúng tôi. Tất cả khuôn mặt thân yêu của bạn bè giờ đây đều hiện rõ trong tôi. Các anh chị đến với chúng tôi tại Peek Funeral Home, dự Thánh Lễ Nhà Thờ Tam biên, Nhà HoảThiêu xác đứa con gái, đã làm dịu hẳn cơn đau đang cào xé tâm can. Dù các anh chị không muốn nói đến nhưng trong thâm tâm, tôi cảm thấy cần nêu lên để lòng bớt áy náy đối với ân tình quý anh chị và thân hữu đã dành cho gia đình chúng tôi.

Đặc biệt nhất trong quý thân hữu tham dự tang lễ là chị Kiều Chinh. Dù đôi chân không được toàn hảo cho lắm nhưng chị vẫn cố gắng tới thăm cháu và ngồi lại với cháu trong thời gian dài, rất dài. Trong tình đồng môn Học Viện Quốc Gia Hành Chánh các anh chị đã đến với chúng tôi: Lê Xuân Sướng, Cao Văn Hở (CH 1) La Trung Chánh (CH 2), Bùi Bỉnh Bân, Nguyễn Trường Phát (CH 4) Riêng anh Phát thật là chí tình, trong khi chờ bay về lại Virginia anh đã nhờ người quen chở về Quận Cam đến thăm cháu rồi lại tất tả ra phi trường Los Angeles, anh Nguyễn Văn Sáu (TS 4, người có công thông báo đến các anh chị Cựu Sinh Viên QGHC) anh chị Nguyễn Đắc Điều lặn lội từ San Diego, anh chị Thái Hà Chung (ĐS 6) anh chị Đỗ Tiến Đức, Lê Tấn Nhiễu (ĐS 7), anh chị Lê Danh Đàm, Nguyễn Ngọc Liên, chị Vân Phương Trí Bảo, Vũ Mạnh Hùng (ĐS 8), anh chị Lưu Văn Trang, Nguyễn Đình Đức, Chị Nguyễn Ngọc Oanh (ĐS 9), Anh Trần Ngọc Thiệu, Lê Văn Quan (ĐS 11), Anh Nguyễn Đăng Luận, Nguyễn Kim Hương Hỏa (ĐS 12), anh Đặng Mạnh Hùng, Cao Xuân Thức (ĐS 13). Khóa ĐS 14 của cá nhân tôi tham dự khá đông, các chị Cao Minh Tâm, Nguyễn Ngọc Khanh, anh chị Lê Trình, anh Phạm Thành Châu, Bùi Đắc Danh, Nguyễn Văn Ảnh, Nguyễn Văn Thi, Lê Đình Kịp, Phạm Công Xuân, Trương An Ninh, Huỳnh Văn Quế, Nguyễn Đức Tín, Hoàng Văn Lợi, Từ Công Phụng, Nguyễn Thế Vĩnh, Lâm Hữu Xưa, Lâm Bỉnh Kiệt, Hà Hải Sơn, Đinh Ngọc Tề, Nguyễn Đăng Độ, Khương Phục Hưng, Nguyễn Hữu Lượng, Nguyễn Ngọc Diệp, Lữ Thế Liêm, Nguyễn Duy Đông, riêng anh Dương Văn Vàng là người đầu tiên của lớp ĐS 14 gọi điện thoại hỏi thăm cùng thong báo rộng rãi đến các bạn khác, anh chị Đinh Viết Cư, Phạm Cao Tăng, Nguyễn Thế Tạo, Nguyễn Ngọc Du (ĐS 15), anh Nguyễn Công Lượng, Nguyễn Văn Viễn (ĐS 16) Anh Chu Tất Tiến (ĐS 21).

Đặc biệc nhất là các chị Thái Hà Chung và chị Nguyễn Ngọc Liên đã cùng xướng Thánh Ca nhiều giờ liền trong Tang lễ. Riêng các anh chị Thái Hà Chung, Đỗ Tiến Đức và Lê Danh Đàm đã quan tâm thay phiên nhau đến tận nơi chúng tôi cư ngụ trong thời gian tạm ở Nam Cali, để an ủi, nâng đỡ tinh thần, giúp chúng tôi đứng vững không bị sụp đổ trong suốt thời gian tang lễ. Anh chị Thái Hà Chung và Lê Danh Đàm còn luôn để ý đến tôi hầu có thể giúp đỡ kịp thời, vì theo nhận xét của các anh chị đó thì bề ngoài tuy tôi không khóc nức nở như nhà tôi nhưng trong lòng thì tôi rất yếu đuối, có thể ngã qụy bất cứ lúc nào. Ân tình nặng này làm sao chúng tôi có thể trả hết.

Hồi tưởng lại sự việc này tôi không khỏi ngậm ngùi xúc động về tình bạn cao đẹp các anh chị đã dành cho vợ chồng chúng tôi. Tạ ơn Thiên Chúa đầy quyền năng đã ban cho chúng tôi một món quà vô giá, đó là sực tận tâm săn sóc của quý bằng hữu khi chúng tôi gặp khó khăn về mặt tinh thần.

Trong giờ phút đau thương lại may mắn có một điều lý thú bất ngờ xẩy đến khiến nhà tôi tuy đang khóc cũng phải bật cười. Đó là anh Lê Danh Đàm (ĐS 8) khi tham dự tang lễ chợt thấy người em ruột của anh là anh Bác Sĩ Tuyên cũng hiện diện. Anh Tuyên cho biết anh là bạn bè của anh chị chồng đứa con gái chúng tôi. Anh Đàm liền phán một câu : “Như vậy tôi đi phía đàng gái, còn em trai tôi đi phiá đàng trai” khiến mọi người đều cười vang.

Giờ đây, sau cơn đau đớn tột cùng tưởng chừng khó vượt qua nổi của sự mất mát quá đỗi lớn lao này, tôi đã ngộ ra, dù rằng chỉ một phần nhỏ, rất nhỏ, lẽ vô thường của cuộc sống trên trần gian.

New York, Rạng sáng Ngày 31 Tháng 3 Năm 2011
Nguyễn Ngọc Cường

30 March 2011

Động đất ở Nhật Bản, nhưng Hoa Lục lại hỗn loạn


“Động đất ở Nhật Bản, hỗn loạn ở Trung Quốc!”

“Động đất, người Nhật không loạn, người Trung Quốc loạn!”… Đó là những hàng tít lớn trên nhiều tờ báo Hoa Lục ra mấy hôm nay.

Nhiều nơi tại Hoa Lục đang xẩy ra:

- Loan truyền tin đồn sắp đến ngày Đại Hồng Thủy và tận thế. Dân chúng đổ xô đi mua dụng cụ để cù bị.

- Rao bán vé tàu Nô-E cho những ai muốn trốn thoát nước dâng lên 300 mét . Tàu Nô-E sẽ lênh đênh trôi lên miền núi cao Tây Tạng có nhiều hang trú ẩn an toàn, trong khi các tỉnh duyên hải sẽ chìm xuống  dưới mặt nước vì động đất, nước dâng và sóng thần.

- Tin đồn nói là chất phóng xạ từ các nhà máy nguyên tử ở Nhật Bản đã tuôn xuống biển khiến muối sau này ăn vào sẽ bị ung thư. Dân chúng chen lấn đi mua muối. Con buôn tăng giá muối lên gấp 10 lần. Đã có một vụ cướp kho muối ở Ninh Hạ.

Thế mới biết một chế độ nhờ bưng bít mà tồn tại sẽ đưa dân chúng trở về u mê. Cũng nên nhắc lại  một điều ai  cũng biết là Hà Nội trong nhiều thập niên đã và vẫn tôn bọn thống tri Trung Nam Hải làm sư phụ! Đúng là ngưu tầm ngưu.
 
(Tổng hợp)


27 March 2011

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời

 Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời 4 giờ sáng hôm nay 27 tháng 3, 2011 tại California, Hoa Kỳ, sau  nhiều tuần lễ giằng co với một chứng bệnh hiểm nghèo.

Theo gia đình vào Nam năm 1954. Sinh sống tại Ðà Lạt từ năm 1958. Tốt nghiệp đại học Ðà Lạt phân khoa Chính Trị Kinh Doanh khóa 1.

Bắt đầu sáng tác nhạc năm 1961. Ca khúc đầu tay dành cho Hướng đạo với tên Gươm Thiêng Hào Kiệt. Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam năm 1963, bắt đầu cảm hứng về nhạc thanh niên và những vấn đề đất nước.

Năm 1964, chuyển qua hẳn những ca khúc có chủ đề tuổi trẻ, quê hương, dân tộc, xây dựng những đề tài mới cho tập Trầm Ca, hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên và thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam năm 1966 .

Năm 1979 cùng gia đình đến Hoa Kỳ, hoạt động liên tục trong nghành truyền thông tại hải ngoại.

Tuy anh đã vĩnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh anh mãi mãi lung linh trong cuộc đời, những câu ca anh sáng tác mãi mãi vang vọng đâu đây. Chúng ta hãy lắng nghe tiếng anh một lần nữa qua bản "Bên Kia Sông" do anh phổ thơ Nguyễn Ngọc Thạch sau đây:

Thơ Như Thương

26 March 2011

Dreamy Years, tranh mới A.C.La




Hoa Mộng
(Dreamy Years)
Oil on canvas
20x24 inch (51x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh



For gallery, click here

THOÁT, hồi ký

Mừng thầm, những tưởng đưa được gia đình từ Cao Nguyên về tới Vũng Tàu, xa lánh vùng cộng sản kiểm soát là thoát hiểm, nhưng không ngờ, tình hình Đất Nước vào những ngày cuối tháng tư 1975, biến chuyển quá nhanh! Tổng Thống từ chức! Nội các giải tán! Miền Duyên Hải mất gần hết! Áp lực cộng sản khắp nơi...!
Khi chiếc ghe đưa gia đình tôi và Nguyễn thành Huy, đồng môn HC(1) từ Nha Trang, cập bãi sau Vũng Tàu, thú thực là tôi thấy đời mình quá hạnh phúc, không nghĩ là mình có được những may mắn quá lớn thế này. Nhưng...niềm vui ấy vơi ngay vì trước mắt, nhiều việc phải giải quyết. Tới đây rồi thì gia đình ở lại Vũng Tàu hay về Sài Gòn? Ở lại thì ở đâu? Đã thế, ngay trong bữa cơm chiều đầu tiên tại nhà người thân của Huy, bà chị đã lưu ý:
--Các anh chị chớ coi thường mỗi khi di chuyển ở đây (Vũng Tàu), trong Thị xã này, mới hôm qua, đã có một vài vụ ám sát (cán bộ quốc gia) ngay ban ngày rồi đó!
Sự lưu ý này cho thấy tình hình an ninh ở đây cũng chẳng sáng sủa gì, Thị xã cũng đã ban hành lệnh giới nghiêm. Sau khi bàn với Huy, chúng tôi ngủ lại đó một đêm, sáng hôm sau, Huy và gia đình tôi, di chuyển đến nhà anh Toàn, (Lê văn Toàn, đồng môn HC), Phó Thị Trưởng Vũng Tàu, thăm hỏi và tìm hiểu tình hình. Biết được trường hợp gia đình tôi, anh chị Toàn giữ ở lại ngay nơi anh chị cư ngụ.
Tư thất Phó Thị Trưởng Vũng Tàu ở ngay khu thị tứ, thế mà chỉ mới chập choạng tối, đèn phố còn chưa lên mà đường phố đã vắng hoe, thỉnh thoảng mới nghe một vài tiếng còi xe vang lên đơn độc. Dân chúng Vũng Tàu cũng có vẻ rất tôn trọng giới nghiêm. Cả khu vực chìm đắm trong thinh lặng.
Tôi và anh Toàn cùng ngồi nơi phòng khách nhâm nhi...Anh là người thâm trầm, ít nói, tôi gợi chuyện:
--Tình hình thế nào anh Toàn? Tôi lo chạy trốn cộng sản nên chẳng biết tình hình chung lúc này ra sao.
Tuy hỏi một câu rõ ràng như thế, anh vẫn không trả lời, chắc anh đang nghĩ ngợi điều gì, bỗng anh hỏi lại tôi:
--Làm cách nào mà 'toi' đưa được cả gia đình về đây vậy?
--Chẳng biết nữa, mọi chuyện nó cứ từ từ xảy ra, phúc đức, nó lại đúng với mong muốn của mình, nguyên tắc thì việc nào cũng tính, nhưng nhiều cái tính không ra, còn anh...đã tính gì chưa?
--Ý...'toi'...? Không có gì đâu. Cho tới giờ phút này, chưa tính gì cả. Tình hình đâu đã đến nỗi...Dư luận ngoài phố thì nghe rục rịch có những chuẩn bị nọ kia ghê lắm, nhưng mình thì hoàn toàn không. Mình trong chính quyền nên bố bảo cũng chẳng dám ho hoe, dân mà họ biết mấy ông chính quyền cũng đang lo chạy thì loạn rồi!
--Nói thế có nghĩa là các 'Cụ' cũng có nghĩ tới nhưng chưa dám...thôi chứ gì?
--Dư luận quần chúng thì xem ra người ta chuẩn bị ghê lắm. Nhưng mình thì thật không có gì.
--Tôi hiểu, các anh thì không thể làm chi lúc này, nhưng trường hợp tôi thì khác, anh biết đó, tôi bị bắt và rồi trốn được về đây, đâu có thể để lọt vào tay nó lần nữa, thế chỉ có chết thôi. Phải không? Sợ vậy nên không muốn để 'nước tới chân' mới nhảy, tôi muốn tìm hiểu là vậy đó anh Toàn. Hỏi thật, anh bảo hình như ngoài dân chúng ồn ào chuyện này lắm, vậy nếu có tổ chức nào anh biết thì mách cho tôi, dĩ nhiên là tôi phải giữ kín.
--Chính thức tổ chức nào thì tôi không biết thực, nhưng nghe đâu các Cha ngoài kia có thì phải? Tổ chức của các ngài hình như cũng qui mô lắm, anh thử tìm hiểu xem sao, anh là người công giáo, tôi chắc dễ được các ngài thông cảm, nếu như chuyện này có thực.
Cám ơn anh, thế đủ rồi, anh biết là tôi về đây đã 2 ngày, vẫn chẳng có móc nối nào cho mình chút hy vọng , bây giờ có 'truy ô' này, tôi phải đến gặp ngay các Cha, nếu quả thực các Ngài có, là mình có hy vọng, phải không anh?
Sáng sớm hôm sau, cyclô chở tôi đến thăm Cha Sở, lòng tâm niệm: Đây là một xứ đạo lớn, dân giầu, nhiều tàu, lắm ghe, chắc thế nào cũng có...

Chia buồn

Được hung tin

Cháu

Theresa NGUYỄN CHU HOÀNG LIÊN

Trưởng nữ của đồng môn Nguyễn Ngọc Cường, ĐS 14

vừa qua đời thứ bẩy ngày 19 tháng Ba 2011
tại Orange County, California, Hoa Kỳ
Hưởng dương 40 tuổi

*
Cầu nguyện cháu Hoàng Liên sớm hưởng nhan thánh Chúa
Xin chân thành chia buồn cùng anh chi Cường và gia đình.

GĐ Lê Danh Đàm, GĐ Nguyễn Văn Sáu,
GĐ Phạm Thành Châu, GĐ Nguyễn Thế Vĩnh

**
Phát tang chiều chủ nhật này tại nhà quàn Peek Family, Westminster đó

Thăm viếng: Từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều
Ngày Chủ Nhật 27/3/2011
tại Peek Family Colonial Funeral Home 7801 Bolsa Ave.
Westminster, CA 92683 (714) 893-3525

Hỏa Táng: Ngày thừ Hai 27/3/2011 tại Peek Family
sau thánh lễ ở nhà thờ Tam Biên.

Nghe nhạc cuối tuần

Fascination
do dàn nhạc André Rieu trình tấu

Bộ ảnh gây tranh cãi

Trích từ bộ ảnh nude mà người mẫu nói là để hộ trợ bảo vệ môi sinh.
Tất nhiên bộ ảnh đang gây tranh cãi.
(Ngọc Quyên, người mẫu.  Tô Thanh Hiệp, nhiếp ảnh)

25 March 2011

Việt Nam có tuyết

Sáng ngày 16 tháng Ba vừa qua tuyết xuống 2 cm từ 5 giờ sáng đến 9 giờ sáng trên vùng Sa Pa, cao nguyên Miền Bắc.


Tin buồn


Hiền thê đồng môn NGUYỄN PHÚ HẢI

(Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh, Ban Đốc Sự Khóa 13)

là Chị:

TẠ THỊ THÌN

vừa từ trần ngày 19 tháng 3 năm 2011 tại Arlington, Texas.
Hưởng dương 59 tuổi.

**

Xin thông báo cùng toàn thể CSV Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
và đặc biệt quý đồng môn Khoá 13 Ban Đốc Sự

(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

24 March 2011

Tin ngắn: Động đất ở bắc Thái Lan

(CNN) Một cuộc động đất dữ dội vừa xẩy ra ở Myanmar, Thái Lan vùng tam biên Hoa Lục, Thái Lan và Lào.

Cuộc động đất 6.8 R này xẩy ra cách Chiang Rai, Thailand 89 km về phía bắc . Tại thủ đô Bangkok cách xa trung tâm chấn động 772 km về phía nam người ta cũng cảm nhận được sự rung chuyển.

Đó là trận động đất tương đối nông nên có thể gây tác hại lớn. Tâm điểm chỉ ở độ sâu 10 km. Cuộc hậu chấn động xây ra sau đó nửa giờ có cường độ 4.8 và ở độ sâu 9 km.  Tin cho hay đã có một người bị mái nhà sập đè chết. Tuy nhiên tâm điểm cách xa đại dương nên sẽ không gây nên sóng thần. (Trích dịch từ CNN)

Nhớ Vũ Công Hùng (File)

Click to enlarge
**
( Nửa đêm về sáng ngày 3/29/09, thấy có ai đánh thức. Sáng sớm, hỏi Bà Nhật Ký . Không phải Bà. Thì ra, có lẽ, Hùng. Rồi điện thoại cho Phước. Rồi ba người cùng khóc. Nên buồn cả ngày, từ đó. Nên mở chai rượu quý dành cho Hùng ra uống. Một mình.)


Những hiện tượng lạ: Cá chết cả triệu ở Cali nay đến...

10.000 con cá mập xuất hiện một cách bí ẩn ngoài khơi Florida.

(24H) - Hiện tượng kỳ lạ này khiến người ta không khỏi lo sợ nghĩ đến thiên tai mới.

Gần đây, tại vùng biển gần Florida, Mỹ, người ta bỗng thấy một đàn cá mập khoảng hơn 10.000 con thường xuyên xuất hiện một cách bí ẩn.

Theo tờ Daily Mail của Anh đưa tin, sự việc này đã trở thành một vấn đề sinh học được hàng triệu người quan tâm. Bởi lẽ sau thảm họa kép tại Nhật Bản vừa qua, người ta lại càng lo lắng hơn trước những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ xuất hiện kiểu như thế này. Nhiều người cho rằng đó là dấu hiệu sự biến đổi của nhịp sinh học biển, và là điềm báo cho những thiên tai mới.

Cười tí tỉnh

Chờ chết

Có hai vợ chồng sinh được một đứa con trai rất kháu khỉnh. Tuy nhiên đến tận 2 tuổi nó vẫn chưa biết nói .
Dù cả nhà cố gắng tập nói nhưng thằng bé cũng chỉ kêu vài tiếng ú ớ. Rồi đến năm 3 tuôi ... rồi 4 tuổi ... nó vẫn chẳng nói được câu nào .

Phải đến lần sinh nhật thứ 5 thằng bé mới nói được 1 câu: "Ông Ngoại" ! . Khỏi phải nói cả gia đình sướng đến phát điên , mở tiệc ăn mừng tưng bừng . Nhưng đến ngày hôm sau thì ông ngoại thằng bé qua đời ...

Thế rồi nó lại rơi vào im lặng suốt 1 tháng . Sau 1 tháng đó thằng bé lại bật ra được 1 câu nữa : "Bà Ngoại" Sáng hôm sau bà ngoại thằng bé qua đời. Rồi nó lại rơi vào im lặng.

Cả nhà bắt đầu thấy lo sợ ...

Thế rồi ngày đó cũng đến , thằng bé cất tiếng gọi: “ Bố ơi ! ” .

Người bố buồn chán , ăn một bữa cơm ngon cuối cùng trong đời rồi lên giường nằm chờ trời sáng, đợi cái chết. Đợi lâu quá ông ta ngủ quên mất .

Sáng sớm hôm sau ông ta bị đánh thức bởi tiếng kêu khóc thảm thiết từ bên nhà hàng xóm: Ông hàng xóm đã qua đời .

(Nguyễn Đ. Đ. lượm lặt)

23 March 2011

Thơ Ý Nga

Xé Lụa

Mỹ nhân sắc nước hương trời
Mặc đàn với hát, chẳng cười, tại sao?
Thiếu âm lụa xé rào… rào…
Ly Sơn nổi lửa… chư hầu hoảng kinh
Hỏa đài nhịp trống tử sinh
Tiếng cười Bao Tự… nghiêng thành Tây Châu
U Vương có kịp giải sầu?
Vui riêng mỹ nữ, về đâu cơ đồ?
*
Mình cười, hai đứa hiền khô
Chẳng cần lụa xé, khói mờ, lửa nung
Ví rằng còn rợ Khương Nhung
Quách Công hiến kế, xin... đừng, nghe anh!
Lụa tơ xin nhớ để dành
Ðể đời vá áo cho lành nỗi oan
Mừng ngày đất nước bình an
Tự do, dù sống nghèo nàn, vẫn vui.
*
Chỉ xé một thước lụa thôi,
Bao người áo rách, tội trời ắt mang
Lụa vàng, cờ sẽ mịn màng,
Là thơ em, Tấm Lòng Vàng của anh.

Ý Nga, 26.2.2008.

Sao điện ảnh Elizabeth Taylor từ trần

Ngôi sao điện ảnh gốc Anh nổi tiếng vào những thập niên 50 và 60 này đã chết vì chứng suy tim tại Los Angeles, Hoa Kỳ, thọ 79 tuổi.

Trong số những phim nổi tiếng của bà, phải kể đến: National Velvet, Cleopatra, và Who's Afraid of Virginia Woolf?

(BBC)

Phản hồi từ "Trốn", hồi ký biến cố Ban Mê Thuột 1975

vu nguyen thao vy said... 
 
cam on bac Nguyen Ngoc Vy. Nho bai viet cua bac ma chau da biet duoc tin tuc cua gia dinh bac va ban Nguyen Ngoc Van. Ban Van than men! Ban con nho den Vu Hung Tam khong? Sau 36 nam tim kiem tin tuc cua ban gio biet ban con song va dinh cu on dinh tai Hoa Ky. Minh rat vui, minh la Tam ngoi cung ban voi ban tai truong tieu hoc Thanh Tam Ban Me Thuat, cung ngoi voi ban minh con co ban Tho va ban Khanh. Minh rat mong nhan duoc tin ban. Neu co the lien lac so dien thoai nay cho minh 845013742756 hay vao dia chi mail: vitcononline_vy@yahoo.com

22 March 2011

Những Cánh Hoa Xuân, PPS Hương Kiều Loan

Xin mời quý anh chị, lồng trong tiếng dương cầm độc tấu, rỉ rả ngắm những đóa hoa xuân do Hương Kiều Loan ghi được trong mùa xuân năm ngoái. (TTR)

Nhận diện hàng hóa từ Nước Tàu

690 - 695 

Chúng ta hãy tự bảo vệ mình

Nhắc lại một lần nữa chuyện dưới đây tưởng vẫn không thừa.

Hôm nay, các doanh nhân Hoa Lục biết rằng người tiêu dùng sẽ không lựa chọn sản phẩm sản xuất tại Nước Tàu. Vì vậy, họ cố gắng hết sức để không làm hiển thị tên China là nước sản xuất ra các sản phẩm họ bán. Họ không còn in "Made in China" nữa. Thường thì chỉ viết lơ tơ mơ: Nhập cảng bởi công ty X ....Ontario, Canada. Hoặc: Đóng gói cho công ty Z, ....Los Angeles, USA.....mà thôi. Tuy nhiên, bạn có thể biết được xuất xứ của các sản phẩm nhờ những số đầu tiên của mã vạch (Bar Code).

Sản phẩm sản xuất tại Hoa Lục có mã số bắt đầu bằng 690 đến 695. 


Mã số bắt đầu bằng 471 in trên các sản phẩm xuất xứ từ Đài Loan. 


 Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng. Giới doanh thương thì lại càng che giấu bởi vì người buôn bán trước tiên lo nghĩ làm sao kiếm được nhiều tiền, không để hàng hóa bị ế ẩm. Do đó chúng ta phải tự tìm hiểu, thận trọng, và cứu lấy mình. Cố gắng nhớ số đầu và số cuối của chuỗi số sau đây:

 690 - 691 - 692 - 693 - 694 -  695

Xin nhắc lại:

LƯU Ý LÀ HÀNG HOA LỤC CÓ SỐ MÃ VẠCH BẮT ĐẦU BẰNG CÁC SỐ:

690................
691................
692................
693................
694................
695................

Mã số của các nước khác:

00 ~ 13 USA và CANADA
30 ~ 37 FRANCE
40 ~ 44 CHLB Đức
49 ~ NHẬT BẢN
50 ~ Vương quốc Anh
57 ~ Đan Mạch
64 ~ Phần Lan
76 ~ Thụy Sĩ và Liechtenstein
628 ~ Ả-Rập Saudi
629 ~ United Arab Emirates
740 ~ 745 - Trung Mỹ
 480: Sản phẩm xuất xứ từ Philippines

Xin vui lòng thông báo cho gia đình và bạn bè của bạn.
HÃY CẨN TRỌNG KHI MUA THỰC PHẨM CHO GIA ĐÌNH:


XIN CHÚC SỨC KHỎE 
SỨC KHỎE LÀ VÀNG.


(Một số thân hữu giới thiệu)

Nhớ Vũ Công Hùng (File)

Nhớ Vũ Công Hùng (Thư khố)

Thắp một nén hương cho Bạn

Ngày 24 tháng 03.2008, Hùng bất ngờ ngã bịnh. Được tin, bạn bè và thân hữu trên Diễn Đàn đều bàng hoàng. Mọi người đều lo lắng và không biết thực sự Hùng bị bịnh gì, nặng nhẹ ra sao, chỉ biết cầu chúc cho Hùng sớm bình phục. Ngày 26.03 tôi mới vào D Đ, hay tin, tôi có gởi một cái mail hỏi thăm Hùng. Sau đó độ hơn một tuần lễ, thấy Hùng vẫn vắng mặt trên D Đ , tôi hiểu là tình trạng sức khỏe của Hùng có điều đáng ngại, tôi đã gọi điện thoại cho Hùng. Người trả lời là Chị Phước. Chị đã trao điện thoại cho Hùng. Hùng kể vắn tắt cho tôi, là trong lần khám sơ khởi, Bác sĩ cho biết là Hùng bị ung thư phổi và có vấn đề ở gan. Hùng cho biết thêm là Bác sĩ nói, nhờ khám phá sớm, hy vọng có thể chữa khỏi. Hùng cũng dặn là chuyện nầy chỉ nói riêng với tôi, đừng phổ biến. Tôi đã giữ lời hứa và không thông báo tin nầy. Chúng tôi chỉ nói chuyện với nhau độ ba phút, Hùng có vẻ mệt, xin kiếu từ và gác máy.

Thấy Hùng có vẻ bị giao động, tôi muốn tìm cách khuyến khích Hùng giữ vững tinh thần để tăng hiệu lực cho việc chữa trị. Sau đó độ một tuần, tôi có gởi riêng cho Hùng bài sau đây, mượn ý trong bài thơ ngụ ngôn «Cây sồi và cây sậy» của Jean La Fontaine.

Trong tâm tình tưởng nhớ Hùng, nhân ngày giỗ đầu, 29.03, của người bạn đáng quí, tôi xin gởi lại nguyên văn bài và hình minh họa. Trong nguyên bản, trích đoạn trong tác phẩm Pensées của Blaise Pascal, so sánh con người với cây sậy, chỉ có phần tiếng Pháp và hình ảnh bụi sậy. Trong lần gởi nầy, tôi xin thêm phần dịch thoát trích đoạn ra tiếng Việt và một hình ảnh từ trận bão Xynthia thổi qua bờ biển Vendée, miền tây nước Pháp hôm 28.02 vừa qua, đã làm thiệt mạng 53 người. Thấy hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng khá mạnh, tôi đã dùng để minh họa cho bản dịch của mình và cũng để tưởng nhớ một người bạn đã ra đi không kịp từ giã.

Trong tháng 4.2008, Hùng đã được chữa bằng chemotherapy, kết quả có vẻ khả quan. Đến đầu tháng 5, vừa khỏe lại đôi chút, Hùng đã trở lại với bạn bè trên D Đ và báo tin mình bị mất ngủ. Bạn bè và thân hữu trên D Đ đã nồng nhiệt góp ý, mách thuốc, gởi thuốc mong giúp Hùng sớm bình phục. Vào nửa sau tháng 5, trong một mẫu chuyện Hùng kể trên D Đ về cách bạn dùng âm nhạc để tìm vui, qua thời gian và để chống chọi với chứng mất ngủ vẫn đeo đẳng, Hùng có gợi ý tôi gởi cho CD «Quelqu’un m’a dit» của Carla Bruni (bà vợ hiện nay của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, trước kia từng là một người mẫu thời trang chuyên nghiệp, trước và hiện nay vẫn còn là một ca sĩ có tiếng). Tôi đã gởi CD đó cho Hùng vào gần cuối tháng 5. Không thấy Hùng trả lời. Sau đó được biết vào ngày 9 hoặc 10 tháng 6, Hùng đã bị hôn mê 6 ngày liền mới tỉnh lại. Mọi người đều cho là phép lạ, đã mừng cho Hùng. Riêng tôi, tự nhiên tôi mơ hồ có linh cảm là, lần trở bịnh nầy, Hùng khó thực sự qua khỏi. Nhưng không dám nói ra.

Ngay từ dầu tháng 4, khi tỉnh lại đôi chút, Hùng đã nhắn tin cho bạn bè, thân hữu trên D Đ là nhờ NTVĨNH tạm thay Hùng điều hành D Đ. Giữa tháng 4, trong một thư hỏi thăm tình hình sức khỏe của Hùng, tôi đã xin địa chỉ e.mail của Vĩnh, vốn là chỗ quen biết từ lâu, lâu trước cả Hùng nữa, nhưng từ lâu không có liên lạc trực tiếp, để gởi bài thẳng cho Vĩnh.

Sau đó ít lâu, vào tháng 7, sau khi Hùng trở bịnh nặng và hoàn toàn vắng mặt trên D Đ, trong bài «Những Con Ngỗng Trời», tôi có ngụ ý xa xôi về cảm nghĩ của tôi đối với tình trạng sức khỏe của Hùng, và cũng để khuyến khích Vĩnh tiếp tục đảm đang và điều hành D Đ.

Từ đó trở đi, tôi không còn liên lạc với Hùng nữa. Qua tin tức càng ngày càng thưa thớt về Hùng trên D Đ, tôi hiểu là sức khỏe của Hùng đang suy sụp dần.

Cho đến trưa ngày 29.03.2009, mở hộp thư riêng, tôi nhận được e.mail của NTVĨNH báo tin Hùng đã mất lúc sáng sớm ngày 29.03. Dù đã đoán trước và chờ kết cục đau buồn nầy, tôi vẫn lặng người khá lâu trước mẫu tin.

Hôm nay xin ghi đôi dòng, thay một nén hương nhớ Hùng đã ra đi không kịp từ giã bạn bè, thân hữu cách nay vừa đúng một năm. Để nhớ mãi một người Bạn không thể quên.

NQMINH PARIS

21 March 2011

Phản hồi về hai bức tranh biển

Cọ vẽ ra khơi

Út Như Thương rất là ngạc nhiên khi thấy hai bức họa : BIỂN CHIỀU & BIỂN XƯA NỔI SÓNG của họa sĩ A.C.La nhà mình trên Diễn Đàn! Sao thế nhỉ?

Hai bức họa với kích thước "không nhỏ" đã chào đời gần như "song sinh" về thời gian sáng tác!

Điều này đã làm cho Út bỗng dưng ao ước nếu được TTR đem hai bức họa post lên gần nhau để được ngắm lại!

Và chợt thắc mắc ... điều gì đã làm cọ vẽ ra khơi với trùng dương ...

Út Như Thương

**
Lo quá

Biển xưa nổi sóng

Người con gái đứng trên bờ vực thẳm, trượt chân một cái thì lăn tòm xuống biển chết đuối đó cha nội ơi, trông mà lo cho nàng quá

TD
____

Ai biểu bạn chọc giận để nàng nổi đóa lên như thế.

A.C.La

Cứu nạn ở Nhật

(Hình National Post, Canada)

Một bức hình gây thiện cảm


Rất nhiều người Nhật thoát khỏi thiên tai nhị trùng động đất-sóng thần khủng khiếp vẫn tỏ ra trật tự và kiên nhẫn. Hình trên đây một lần nữa gây thiện cảm cho giới quan sát phương tây đối với dân Nhật. (Hình BBC)

Tin ngắn: Tình hình Libya

Hỏa tiễn phá sập công thự bộ chỉ huy của Gaddafi.

Một trái hỏa tiễn đánh trúng công thự của lãnh tụ đại tá Gaddafi mà các viên chức của liên quân nói đó là trung tâm chỉ huy. Báo chí đã tới và được chỉ cho thấy di tích của cao ốc ba tầng này nhưng không rõ có thiệt hại nhân mạng nào hay không.

(Trích dịch từ Financial Times)

19 March 2011

Ảnh nghệ thuật Hương Kiều Loan

Trên đây là tấm ảnh "Xuân trong Hoàng Gia Trang" trích trong một PPS sắp ra mắt của HKL. Nghe đâu mùa xuân năm ngoái hoa được mùa, những cây anh đào nở rộ trong vườn đã để lại cả ngàn hình đẹp "chết người". TTR
*
Click to enlarge

Biên khảo: Con Đường Văn Hóa Việt

Quan niệm về thời gian qua ca dao
(đi đôi với không gian)

Nguyễn Văn Nhiệm

Theo tài liệu Wikipedia thì hiện tượng sấm khai nguyên không phải là vụ nổ trong một không gian có sẵn, mà là sự xuất hiện của vật chất, không gian và thời gian cùng chung với nhau từ một đơn biệt tính nguyên thủy ( Der Urknall bezeichnet keine” Explosion “ in einem bestehenden Raum, sondern die gemeinsame Entstehung von Materie, Raum und Zeit aus einer ursprünglichen Singularität ). Điều đó có nghĩa là thời gian, không gian và vật chất xuất hiện đồng thời.

Ý nghĩa của tiếng sấm khai nguyên đã được ca dao nhắc nhở bằng những cuộc vui múa cờ, múa trống, múa lân vào dịp xuân, là lúc Âm Dương giao hòa, dân chúng vui chơi với biết bao hy vọng vào ngày mùa sắp tới, đồng thời cũng để tưởng nhớ đến tiếng sấm sáng tạo thuở ban đầu:
“ Mỗi năm vào dịp xuân sang,
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân.
Múa cờ, múa trống, múa lân,
Nhớ ai trong hội có lần gọi em.”
Trong ba ngày Tết, ngoài tiếng trống múa lân, tiếng pháo nổ cũng có ý nghĩa tương tự, hỗ trợ cho tiếng trống:
“ Vui gì bằng lễ nghinh ông,
Đèn hoa pháo nổ ngập song ánh trời.
Cuộc vui nhiều khách đến chơi,
Giàu nghèo hỉ hả ăn chơi ba ngày.”
Từ đó, không riêng ba ngày Tết, hội xuân, mà có lẽ hội ăn mừng nào cũng có gióng trống vang lừng:
“ Làng ta mở hội ăn mừng,
Chuông khua trống gióng vang lừng bốn bên.”
Đối với nhà nông, sấm chớp là hiện tượng thiên nhiên mang lại niềm tin và hy vọng:
“ Lúa chiêm đứng nép đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”
Lúa chiêm trồng vào mùa đông, đến đầu xuân ấm áp, có sấm chớp thì lúa bắt đầu trổ mạnh.
Tục ngữ cũng nói:
“ Sấm động gió tan “
Do đó người bình dân hầu như không khiếp sợ Thần Sấm quá đáng, họ tin Thiên Lôi chỉ ra tay trừng phạt những kẻ gian ác như ở câu “ Sấm động gió tan “ ( Gió là bão tố, cuồng phong dữ tợn ). Cho nên khi xuất trận tiêu diệt giặc cướp nước, chiến sĩ nghĩa quân thường gióng trống khua chiêng vừa làm hiệu lệnh thúc giục vừa nêu cao khí thế:
“ Tiếng trống rống ngàn quân “
Người ta cũng thường nói “giáng cho giặc cướp nước những đòn sấm sét“. Như vậy, nếu tách riêng câu:” Hãy nghe tiếng sấm phất cờ mà lên “ cũng có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, nghe tiếng sấm lệnh thì hãy nổi dậy phất cờ khởi nghĩa tiêu diệt giặc với sự phù trợ của Thần Sấm. Nghĩa thứ hai cũng nằm trong ý phù trợ, làm cho lúa trổ mạnh, đem lại ấm no cho muôn dân.

18 March 2011

Hèn chi Nước Nhật vững mạnh

Một Bài Học Làm Người

Xin chào anh Đào

Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không , thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.

Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn.

Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên là Toàn đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả.

Tình cờ biết được em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh, ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh viện bốc anh ta đưa thẳng ra hạm đội 7.

Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có quản lý gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến cho việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm việc chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh, chỗ họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng Nhật và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không biết chạy đi đâu còn sống hay là chết.Trong đó bà ta chỉ nhớ tên một cô gái tên là Nguyễn Thị Huyền (Có thể tên là Hiền) vì làm việc chung nhau.

Nhân viên Đại sứ quán và chính phủ VN vẫn chưa thấy xuất hiện ở đây, dù đọc trên báo mạng của VN thấy họ nói lo lắng cho dân VN rất tốt, toàn xạo cả.

Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình tĩnh, lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn nhưng nếu tình hình này kéo dài thêm chừng 1 tuần nữa thì có khả năng tình hình an ninh không thể kiểm soát nổi. Họ cũng là con người mà, khi cơn đói khát đã vượt quá lòng tự trọng và nhân cách thì cái gì cũng phải làm thôi. Chính phủ đang lập cầu không vận thực phẩm và thuốc men vào vùng này nhưng chỉ như muối bỏ biển.

Có nhiều chuyện muốn kể cho anh nghe để đăng trang tin của anh nhưng mà nhiều đến độ bây giờ em cũng chẳng biết gì mà viết nữa.

Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.

Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: " Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".

Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: " Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".

Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. 

Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

Nghĩ lại câu nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư bản luận đã nói rằng "Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào trong cuốn Tư bản luận đó là "Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất Nhật".

Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe. Tới giờ em vào phiên trực nữa rồi.
Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.

Hà Minh Thành

(Vũ Long H., Hoàng Như G. và Đỗ Văn S. giới thiệu)

Thơ Trần Văn Lương


Dạo:
Đã bao mùa cỏ dại,
Người vẫn mãi chờ trăng.
*

Đêm Cắt Cỏ Chờ Trăng

Chiều gom nắng lẻ ra đi,
Khối sầu thức giấc rầm rì nói năng.
Một mình cắt cỏ chờ trăng,
Muỗi mòng lớp lớp nhì nhằng bên tai.
Thiên thai cửa đóng then cài,
Dòng sông hoài niệm miệt mài chảy quanh.
Vườn không gió rúc lạnh tanh,
Dăm đàn khỉ nhỏ tập tành ăn chơi.
Ruộng đồng nứt nẻ tả tơi,
Bơ vơ cò mẹ cuối trời đợi con.
Lập lòe đốm lửa đầu non,
Nửa câu hò hẹn mỏi mòn thiết tha.
Mong manh lọn khói sau nhà,
Đơn côi một ánh đèn ma gọi hồn.
Nhìn đom đóm dạ bồn chồn,
Mông lung tiếng súng giữ đồn đêm xưa.
Quê hương từ độ máu mưa,
Dung nhan héo úa như dưa chợ chiều.
Lối hoàng hôn bặt tiếng tiêu,
Bên bờ sông lạnh cánh diều đứt dây.
Nghĩa trang phố xá mọc đầy,
Mộ bia vô chủ lất lây dọc đàng.
Tang thương nhuộm đỏ xóm làng,
Hoang mang tóc trắng lang thang không nhà.
Ngỡ mình bước giữa quê cha,
Nào hay giờ đã xót xa đất người.
Nhởn nhơ bầy thú nói cười,
Hai tròng mắt lạnh ngời ngời ánh dao.
Xênh xang hồng tía trên cao,
Xương khô đáy vực thét gào ai hay.
Phép mầu biết chỗ nào vay,
Nỗi hờn vong quốc biết ngày nào tan.
*
Sương khuya lắng, giọt sầu lan,
Lam nham sắc cỏ, nhặt khoan dấu giày.
Ngậm ngùi nhìn gió đuổi mây,
Mới hay trăng cũ đêm nay không về.

Trần Văn Lương
Cali, 3/2011

Chúc Xuân thơm dưa hấu


Chúc Cả Làng
Một Mùa Xuân An Vui
TTR

17 March 2011

Hàng triệu cá chết ở bờ biển California

Các ngư dân và các quan chức cảng California, Mỹ đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh hàng mấy triệu con cá chết nổi trên một bến cảng ngay phía nam thành phố Los Angeles hôm qua.

Hình ảnh được chiếu trên truyền hình cho thấy những lớp xác cá màu trắng dày hơn 30cm phủ kín mặt nước và quanh những con thuyền tư nhân đậu tại bến cảng King trên bãi biển Edondo.

“Bến cảng của bãi biển Redondo đầy cá chết trôi nổi trên mặt nước”, Andrew Hughan, phát ngôn viên của Bộ nghề cá và săn bắn California, cho biết. Ông Hughan nói thêm rằng nguyên nhân của hiện tượng cá chết hàng loạt dường như là do chúng bị thiếu oxy và chết ngạt sau khi bị đánh xô vào bến cảng bởi những con sóng lớn và gió mạnh.

“Có vẻ như chúng đã bơi sai hướng và bị kẹt trong một góc của bến cảng mà không có đủ oxy”, ông Hughan nói. “Không có dấu hiệu của dầu mỏ, hoá chất hay hành động phi pháp”.

Ông Hunghan nói hiện tượng cá chết hàng loạt là bất thường nhưng không phải là chưa từng xảy ra.

Cảnh cá chết hàng loạt đã thu hút nhiều người hiếu kỳ. Một số người đã ghi lại hình ảnh cá chết trắng xoá bao phủ bề mặt của nước.

Các nhân viên cứu hoả, lực lượng tuần tra bến cảng và các lực lượng khác phải sử dụng lưới và thùng xô để vớt xác cá. Cá chết được chuyển tới các thùng rác lớn.
Giới chức địa phương ban đầu cho biết họ định đổ cá chết ra xa ngoài biển nhưng sau đó quyết định đưa tới các trung tâm tái chế chất thải hữu cơ, nơi các chết được chuyển thành phân bón.

Các quan chức ước tính chi phí để thu dọn cá chết lên tới 100.000 USD.


Cảnh cá chết nổi trên bãi biển Redondo

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp về Libya

Các vị đại sứ và chuyên gia chính trị đã bắt đầu họp để đúc kết các điều khoản sửa đổi và xét duyệt một dự thảo nghị quyết do Liban, Pháp và Anh biên soạn nhằm thiết lập một Khu vực Cấm bay do Liên đoàn Ả Rập yêu cầu.

Đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc Gerard Araud nói với các phóng viên rằng ông hy vọng cuộc biểu quyết sẽ diễn ra trước 22 giờ, giờ quốc tế, tức là 6 giờ chiều, giờ New York. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe, sẽ đến Liên Hiệp Quốc để vận động thông qua nghị quyết mau chóng.

Ông Araud nói sự tham gia của ông Juppe là để chứng tỏ tầm quan trọng Pháp dành cho bản nghị quyết này, mang ý nghĩa một phản ứng mạnh của Hội đồng Bảo an trước thảm kịch ở Libya. Như vậy có nghĩa rõ ràng là Pháp muốn có cuộc biểu quyết trong chiều nay.

Các nhà ngoại giao đã tuyên bố trong 2 ngày vừa qua rằng nghị quyết có nhiều phần chắc sẽ bao gồm những biện pháp “đi xa hơn cả một Vùng Cấm Bay”, nhưng họ đã từ chối không nói rõ liệu điều đó có nghĩa là những cuộc không kích có nhắm mục tiêu của Gadhafi hay một phương án nào khác.

Vào lúc các đại sứ tiếp tục thương nghị về văn bản, thì các lực lượng ủng hộ Gadhafi tiến gần hơn đến căn cứ địa Benghazi của quân nổi dậy ở miền đông.

VOA Tiếng Việt, cập nhật Thứ Năm, 17 tháng 3 2011

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...