Mạng lưới công an, mật vụ Nga đàn áp thẳng tay tất cả những âm mưu phản đối chiến tranh. Guồng máy tuyên truyền Nga bưng bít mọi thông tin, không cho người dân biết về cuộc xâm lăng Ukraine.
Quảng trường Pushkin, ngay giữa trung tâm thủ đô Mạc Tư Khoa, là địa điểm thường có các cuộc biểu tình phản đối chính phủ. Kể từ ngày nước Nga xâm lăng toàn diện nước Ukraine hôm 24 tháng Hai, toàn thể khu vực quảng trường bị phong tỏa, với sự hiện diện của cảnh sát trang bị vũ khí chống biểu tình, và Vệ Binh Quốc Gia vũ trang hùng hậu túc trực canh gác ngày đêm. Trong ngày đầu tiên, cảnh sát bắt giam vài trăm người tại quảng trường Pushkin Square. Những đêm sau đó, đêm nào cũng có vài người bị còng tay đem đi, ngay khi họ vừa bước chân ra khỏi nhà ga xe điện ngầm- Metro. Lúc bảy giờ rưỡi tối chiều thứ Tư, ba cảnh sát mang vũ khí chống biểu tình, lôi một phụ nữ trẻ, tống lên xe buýt của cảnh sát. Cách đó vài bước, ba người cảnh sát khác cũng lôi bắt thêm một phụ nữ trẻ khác lên xe.
Trong lúc đó, dòng người đi bộ vẫn tiếp tục đi lại một cách êm thấm, với tốc độ nhanh hơn thường lệ. Người dân ra vào nhà ga xe Metro, và cửa hàng bách hóa cao ba tầng H&M, một cách bình thản. Họ không ngừng lại vài giây để trao đổi ít câu về việc hai phụ nữ trẻ vừa bị cảnh sát bắt lôi đi. Hầu như họ không muốn để ý đến việc bắt bớ của cảnh sát, và cũng không muốn tò mò tìm hiểu để làm gì. Người bàng quang có cảm tưởng như là dân Mạc Tư Khoa tiếp tục làm những việc thường ngày, và việc hai người phụ nữ bị cảnh sát bắt hình như xảy ra ở một thế giới khác. Những người vừa bị bắt vì họ phản đối, chống lại cuộc xâm lăng, vì người Nga tung ra một cuộc chiến tranh tàn bạo, vô lý vào nước Ukraine. Hàng ngàn bom đạn xối xả ném xuống nhiều khu dân cư của tỉnh Kharkiv, thành phố lớn hàng thứ hai của Ukraine. Trong lúc đó, người dân còn lại ở Mạc Tư Khoa hình như đang sống trong một thế giới xem cuộc chiến tranh xâm lược của Nga như chưa bao giờ xảy ra.
Đại đa số dân Nga nghe tin tức loan truyền qua hệ thống truyền hình bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Ông Lev Gudkov nói với tôi: “Đất nước Nga ngày nay đa số chỉ gồm toàn người già, hay những người nghèo khổ.”. Ông Gudkov là giám đốc trung tâm Levada Center. Trung tâm này trước đây là cơ quan thăm dò dư luận hàng đầu ở nước Nga, và bây giờ Trung tâm bị chính quyền Nga liệt kê là “tay sai cho ngoại bang”. Ngày nay ở nước Nga số người trên 45 tuổi nhiều hơn số người ở lứa tuổi từ 15 đến 44. Ngay cả những người đọc tin trên mạng, cũng khó đọc được những tin khác với luận điệu của nhà nước. Nhà nước tiếp tục gây áp lực nặng nề đối với một vài hệ thống truyền thông độc lập còn sót lại. Chính phủ bưng bít, ngăn chặn không cho người dân vào xem website của những tổ chức này. Nhà nước bắt những hệ thống truyền thông đó phải viết lời giáo đầu rằng nội dung của hệ thống là do người nước ngoài biên soạn. Chính quyền làm ap lực riết đến nỗi các hệ thống này phải đóng cửa. Hôm thứ Năm đài phát thanh Echo of Moscow, và đài truyền hình TV Rain quyết định ngừng hoạt động. Trước đó, cả hai hệ thống truyền thông này đã bị phá nhiễu, ngăn cản. Ông Gudkov tóm tắt tình hình truyền thông ở Nga như sau: “Đại đa số dân chúng Nga chỉ còn nghe được những điều nói láo, những ý kiến thù hằn trên quy mô đầy những điều tưởng tượng.”.
Các đài truyền hình của nhà nước loan tải tin tức giống nhau, đều một giọng điệu mê muội, mang tính chất miêu tả đều đều. Ngoại trừ bài diễn văn ngăn của Tổng thống Vladimir Putin loan báo vào sáng sớm hôm 24 tháng Hai về “chiến dịch quân sự đặc biệt.” ở Ukraine, tất cả chương trình truyền hình khác đều tiếp tục như cũ kể từ ngày chiến tranh bắt đầu. Không hề có bài tường thuật “sống” nào về những gì đang diễn ra. Không có ai cho biết sự cố ngoại lệ đang xảy ra mặc dù bom đạn đang ném xuống nhiều khu dân cư ở Ukraine, và nền kinh tế nước Nga đang bị thất điên bát đảo. Tin tức vẫn tiếp diễn đều đặn với những giọng điệu cũ, không thay đổi. Lúc 7 giờ sáng ngày thứ Năm, bản tin của đài truyền hình Channel One báo tin về hòa đàm giữa Nga và Ukraine, trong đó nước Nga tìm cách đạt được thỏa thuận chung, trong lúc lính Ukraine pháo kích bắn vào dân chúng nước Cộng Hòa Donetsk làm cho 25 thường dân chết. Bản tin này kéo dài khoảng sáu phút. Một bản tin khác thì nói: “Quân đội Ukraine pháo kích vào thường dân Donetsk làm cho 25 người chết.”. Đài này còn tung tin giả khác: “Bây giờ chúng ta hãy quan sát cuộc sống của người dân vùng Chernigov do quân đội Nga kiểm soát. Cuộc sống bình thường, các cơ sở kinh doanh vẫn hoạt động tốt.”. (trên màn hình không thấy người dân, chỉ thấy xe tăng, xe quân đội và lính.). Sau đó, có một bản tin: “Nước Nga chuẩn bị hơn mười ngàn tấn viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine”. Hay tin trong chương trình “Good Morning”, một xướng ngôn viên trẻ tuyên bố: “Phe Tây phương đang tiếp tế cho Ukraine rất nhiều vũ khí giết người.” “Hãng máy bay Aeroflot đang chở người Nga bị bỏ rơi ở các nước Âu châu.”. Không hề có tin tức về tình hình chiến sự ở Kharkiv hay ở Kyiv, trước đó một ngày vừa mới bị ném bom. Điều đáng kể là không hề có tin tức về những thiệt hại nhân mạng về phía quân đội Nga, mặc dù hôm thứ Tư, Bộ Quốc Phòng đã từng thừa nhận có 498 người thiệt mạng. (Phía Ukraine cho biết số thiệt hại của lính Nga gấp hơn 10 lần con số trên đây.)
Ông Gudkov tóm tắt tin tức về thế giới do hệ thống truyền hình của Nga như sau: “Nước Nga là nạn nhân kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Phe Tây phương đặt mục tiêu chế ngự toàn thế giới. Mục tiêu tối hậu của họ là muốn làm nhục nước Nga, và lấy hết tài nguyên thiên nhiên của Nga. Nước Nga bị buộc phải tự vệ. Vài ngày trước khi xảy ra cuộc xâm lăng toàn diện, Trung tâm Levada Center đặt câu hỏi để thăm dò ý kiến người dân Nga: “Theo họ ai là kẻ chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng ở Ukraine? Kết quả là 3% đổ lối cho nước Nga, 14% là do Ukraine, và 60% là tại Hoa Kỳ.”.
Chính quyền tuyệt đối cấm dùng những từ như “chiến tranh”, “xâm lăng”, hay “xâm lược” để mô tả “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Hệ thống truyền thông nào vi phạm nguyên tắc này sẽ bị phạt nặng, và phải đóng cửa. Hôm thứ Sáu vừa qua, Thượng viện Nga còn thông qua đạo luật cấm phổ biến tin tức thất thiệt, sai trái, hay “tin giả” về cuộc xung đột hiện nay, kẻ vi phạm có thể bị phạt tù 15 năm. Vì luật này, đài truyền hình TV Rain phải ngưng phóng tin tức lên trên YouTube. Trong ít năm gần đây, đài truyền hình ày tìm cách duy trì sự hiện diện bằng cách khéo léo đi giữa lằn ranh quy định. Nhưng bây giờ với luật mới họ thấy rủi ro quá cao, nên không dám làm như trước nữa.Tờ báo Novaya Gazeta do Dmitry Muratov làm chủ bút, từng đoạt giải Nobel Hòa Bình thăm dò ý kiến những người ủng hộ tờ báo. Kết quả cho thấy 6420 người ủng hộ việc tiếp tục phát hành tờ báo, yêu cầu bỏ lệnh kiểm duyệt.
Đa số ngôn ngữ dùng trong hệ thống tuyên truyền ở Nga đều sặc mùi “Orwellian”, tức là tung hô chế độ, giống như trại gia súc theo sự miêu tả của tác giả George Orwell. Vài ngày sau khi cuộc xâm lăng bắt đầu, tất cả đài truyền thông của nhà nước đều nói rằng nhà nước Nga tham dự vào cuộc hành quân này là để “vãn hồi hòa bình’.Tối hôm thứ Ba, trang Web của TV Rain bị ngăn chặn, không cho chuyển tin bởi vì đài truyền hình TV Rain đã đăng tải câu chuyện chính quyền nhờ các công ty quảng cáo mua chuộc các blogger và người sử dụng Tik Tok bịa ra những câu chuyện về chiến tranh. Chủ đề chính phủ đặt ra là “Chúng tôi kêu gọi hòa bình, rất tiếc chúng tôi phải dùng phương tiện hiện nay để mưu cầu hòa bình.”.
Ngày 1 tháng Ba, mọi trường học trên cả nước phải cho học sinh học tập bài học “khoa học xã hội” về cuộc chiến tranh đang xảy ra ở Ukraine. Nhà xuất bản Mediazone lấy được bản thảo nội dung bài học sẽ được sảng dậy, do Bộ Giáo Dục soạn thảo. Nhà xuất bản này bị chính phủ liệt kê là “tay sai của ngoại quốc.”. Nhà xuất bản cho biết trong phần “Hỏi & Đáp”, bài học đặt những câu hỏi sau đây: “Phải chăng chúng ta đang có chiến tranh với Ukraine? Liệu cuộc chiến này có thể tránh được hay không?”. Câu trả lời là: “Chúng ta không có chiến tranh với Ukraine. Chúng ta đang thực hiện chiến dịch duy trì hòa bình, với mục tiêu là ngăn chặn những kẻ quốc gia cực đoan đàn áp nhóm người nói tiếng Nga.”.
Theo nhà văn người Đức gốc Do Thái,Ông Victor Klemperer, tác giả cuốn sách :”Ngôn ngữ tuyên truyền thời Đức Quốc Xã.”: “Giọng điệu tuyên truyền hiện nay ở Nga không phải là kiểu “Trại Gia Súc”, hay Orwellian, mà là tuyên truyền theo kiểu Đức Quốc Xã. Họ cố tình “đánh lận con đen”, tung hỏa mù về cuộc chiến tranh ở Ukraine. Đài truyền hình 24 giờ tên là Rossiya 24 liên tục loan tin về những ngôi làng đã được “giải phóng”, song tên của những làng này nghe rất lạ tai đối với người xem truyền hình. Hình ảnh chiếu trên màn hình mâu thuẫn với những từ ngữ đọc lên. Sáng thứ Năm, bản tin của đài Rossiya 24 loan báo rằng có một trái đạn pháo của phe Ukraine không nổ nằm trên nền nhà của một căn apartment ở đường Lenin Street.” Hình chiếu trên màn ảnh lại là một quãng đường vắng không rõ ở đâu. Ông Gudkov kết luận tin tức tuyên truyền đưa ra tràn ngập theo cùng một luận điệu, và người xem phát ngán vì không thấy nó hợp lý chút nào cả.
Mặc dù về mặt tuyên truyền, nhà nước nói rằng không hề có chiến tranh, nhưng họ lại nói đất nước đang bị đe dọa, và quân đội đang tập trung để đối phó. Hồi năm 2014, khi Nga xâm lăng bán đảo Crimea lần đầu, đội quân tuyên truyền vất vả lắm, họ không tìm ra được từ ngữ nào để nói về hành vi xâm lăng này cho hợp lý. Cuối cùng, thì họ bịa ra một từ ngữ chiến tranh mà người Nga hiểu rất rõ vào thời Thế Chiến thứ Hai. Họ gọi người Ukraine là bọn phát xít-”UkroNazis”- và tố cáo người Ukraine là bọn diệt chủng. Tổ chức Mediazone lấy được cuốn video dùng để dạy cho học sinh lớp sáu đến lớp tám, trong đó có những câu hỏi được sắp xếp như sau: “các em giải nghĩa từ ngữ “genocide” hay diệt chủng như thế nào? Tại sao từ ngữ này được áp dụng ở vùng Donbass?...Hãy nhớ lại những điều trong lịch sử. Nước Nga luôn luôn đảm bảo an ninh và sự độc lập cho Ukraine. Liệu hoàn cảnh này có thể được miêu tả giống như người anh giúp đứa em nhỏ?”.
Một show truyền hình được chiếu lại nhiều lần kể từ khi chiến sự bắt đầu, trong đó một nhà bình luận chính trị trong số sáu người tham dự, đưa ra một kế hoạch gọi là “loại trừ chế độ phát xít ở UKraine” (deNazification) sau khi nước này được “giải phóng”. Các nhà bình luận tham dự buổi hội thảo cùng đồng ý với nhau rằng người dân Ukraine không phải là những người ngu, hay dại khờ, chẳng qua là vì họ bị bọn NATO, bọn phát xít, và đế quốc tẩy não. Người dân Ukraine muốn quanh trở về với nước Nga, thay vì làm thuộc địa cho bọn Tây phương để cho chúng khai thác, bóc lột. Nói chuyện trên đài truyền hình Rossiya 24, sáng hôm thứ năm, ông Eduard Basurin, phó tư lệnh Lực Lượng Dân Quân nước Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk, bàn về tình hình ở Mariupol, một thành phố của Ukraine bị quân lính Nga bao vây. Ông Basurin nói: “Thành phố này trở thành một trại tập trung lớn.”. Ông ta tố cáo rằng lính Ukraine đã lùa dân chúng thành phố vào nhà máy sản xuất thép, trong đó đã cài sẵn chất nổ. “Nếu việc phòng thủ thành phố bị thất bại, họ sẽ cho nổ tung nhà máy thép và đổ thừa là pháo binh Nga đã bắn hỏa tiễn vào đây. Thật là một sự lừa dối tàn ác.”. Sau đó, còn một câu chuyện bịa đặt khác: “Đoàn xe công voa của Bộ Quốc Phòng Nga đi giao hàng viện trợ nhân đạo cho dân chúng vùng Kharkiv.” Đoàn xe đã bị phương Tây liên tiếp tấn công. Bản tin còn tố cáo rằng nước Anh đã cấm hoạt động của đài truyền hình RT của nhà nước Nga bằng tiếng Anh. Từ ngày thứ Sáu, chính phủ Nga bắt đầu cấm hoạt động của mạng xã hội Facebook, đài BBC, Radio Liberty và bản tin bằng tiếng Nga của tổ chức Meduza.
Điều thú vị ở chỗ là tuy loan truyền tin tức về chiến tranh, nhưng lại chẳng có một tin gì đáng xem cả, nên dân chúng không thèm để mắt vào đài truyền hình. Tất cả hệ thống truyền hình đều có chung một luận điệu là đảm bảo an ninh: Chẳng hạn như hệ thống ngân hàng nước Nga không cần phải dựa vào tổ chức tài chính quốc tế SWIFT, hay những trừng phạt của Âu châu chỉ làm cho vật giá ở Tây phương tăng lên cao. Nhà tỉ phú Nga Roman Abramovich bán đội bóng Chelsea Football Club đi chỉ vì đội bóng này cứ tiếp tục bị thua lỗ về tiền bạc. Ông Bộ trưởng Ngoại Giao Sergey Lavrov đã cam kết với dân chúng Nga rằng: “Những đối tác của chúng ta ở Tây phương sẽ khắc phục được khó khăn, và hòa bình, thịnh vượng sắp đến gần.”
Bài tường thuật của Masha Gessen trên THE NEW YORKER ngày 14/3/2022
Nguyễn Minh Tâm dịch
No comments:
Post a Comment