**
Không lâu sau Cách Mạng, lúc đó còn là đứa trẻ, tôi tới học Truờng Âm Nhạc Robespierre. Khi tôi đuợc bảo cấm không đi chân đất tới truờng, việc học nhạc của tôi bị ngưng giống như nửa chừng giữa đoạn allegro (nhanh) của một sonata (tấu khúc). Nhưng thôi học nhạc không là gì so với xấu hổ của tôi khi nghe thầy hiệụ truởng có ý kiến, trò đi đất đến truờng giống như mấy đứa bụi đời ngoài phố là sỉ nhục truờng ông.
"Chúng tôi không có tiền mua giầy," tôi bảo ông.
"Vậy thì hãy mua giầy cũ ngoài chợ," ông nói. "Chúng rẻ hơn."
"Mẹ không cho mang giầy cũ, bà sợ bị nhiễm trùng," tôi nói.
"Tôi hoàn toàn thông cảm tình cảnh khó khăn của em," hiệu truởng nói, "nhưng tôi phải nghĩ đến danh tiếng của truờng."
Tôi ra khỏi phòng ông, tai nóng bừng Trên đuờng về nhà tôi quyết định không nói gì với Mẹ về chuyện giầy.
Tôi biết bà sẽ mua giầy cho tôi nếu bà biết cái nhục nhã của tôi; nhưng để làm vậy bà sẽ phải bán đôi ủng bằng nỉ hoặc cái khăn ấm của bà, hoặc nếu không thì phải cắt thực phẩm - và tôi biết bà và cha tôi sẽ phải chịu đói, vì mặc dù mọi khó khăn nhưng tôi luôn luôn đuợc dành phần tốt đẹp nhất.
Tôi biết bà sẽ mua giầy cho tôi nếu bà biết cái nhục nhã của tôi; nhưng để làm vậy bà sẽ phải bán đôi ủng bằng nỉ hoặc cái khăn ấm của bà, hoặc nếu không thì phải cắt thực phẩm - và tôi biết bà và cha tôi sẽ phải chịu đói, vì mặc dù mọi khó khăn nhưng tôi luôn luôn đuợc dành phần tốt đẹp nhất.
Những mơ mộng không ngừng về tiền bạc!
Tôi mơ thấy một ví tiền với 10, không phải 50 triệu rúp trong đó, hoặc một thẻ phân phối giầy ủng, hoặc tôi nhận đuợc một quà... Rồi tôi mua đôi ủng mới, có buộc dây, sáng bóng như mặt kính âm bản của ảnh, và một quần mới, một jacket, một áo choàng, và tôi đến truờng trông giống như Cậu Bé Lord Fauntleroy. Hiệu truởng rụt rè tiến lại tôi, và tôi nhìn xuống đôi ủng của ông nhếch mép cuời khẩy - hoặc đúng hơn lặng lẽ cuời thầm - vì chúng cũ và chỉ đuợc chải bóng. Rồi tại buổi hòa nhạc của truờng tôi chơi một tấu khúc hay hơn cả chính ông, và ông chạy ào đến tôi nói: "Tha thứ cho tôi đã ngốc nghếch và lỗ mãng bảo em không đuợc đến truờng nếu không mang giầy...!"
Tôi nhận ra rằng tôi phải kiếm đuợc tiền để mua một đôi ủng. Chuyện này không phải dễ đối với một cậu bé lúc ấy mới 12 tuổi, trong khi đó thì nhiều nguời lớn không thể tìm đuợc việc làm; nhưng tôi gặp may. Một anh bạn đưa tôi đến văn phòng báo Thợ Thủ Công, tại đây tôi đuợc biết mọi thợ thủ công đều có nghĩa vụ luật định phải ghi mua dài hạn báo này, dù muốn hay không. Tôi đuợc giao một sổ biên nhận để mang ánh sáng đến cho thợ may, thợ mũ và thợ đồng hồ trong thành phố, cũng như một mũ bảo hiểm chỏm nhọn Kỵ Binh Đỏ để đội trong giờ làm việc trông cho có vẻ quan trọng. Tôi đuợc bảo có thể giữ lại 10 ngàn trên mỗi triệu rúp đem về cho tòa báo do tôi đi vận động mua dài hạn
Tôi đâu biết công việc này giống như tròng vòng gai lên đầu.
Lúc đó Mẹ làm việc tại một trong vô số ban ngành của Chính Phủ mà văn phòng hầu như di chuyển mỗi ngày. Bà là nguời có ý thức xã hội sâu sắc. Bà và đồng nghiệp nhiệt tinh chuyển dịch tài sản nhỏ nhoi của ban ngành từ phố này sang phố kia. Vì thực tế tôi không bị kiểm soát, tôi ít gặp khó khăn khi chuồn ra khỏi nhà. Mặc quần soọc, đội mũ bảo hiểm, tôi chạy chân đất tới Gorlits thợ đóng sách. Ông đứng sau ghế dài đang làm hộp giấy. (Thời gian này ông không đóng sách.)
Tôi nói: "Công dân Gorlits, xin mời đọc Sắc Lệnh Chính Phủ!"
Tôi cảm thấy đỏ bừng từ đầu xuống chân, và các chữ tắc nghẹn trong cổ họng.
Gorlits đọc Sắc Lệnh, đẩy cặp kính nguợc lên trán, thở dài và nhìn tôi chằm chằm.
"Tôi biết ba em," ông nói. "Ông có đóng sách tại tiệm tôi hồi thời Nga Hoàng Khát Máu Nicholas còn tại vị. Mọi nguời trong thành phố nể trọng ông. Ai cũng bảo ông là nguời tử tế. Còn em đến tôi, ăn mặc kiểu đó, và cố lấy bánh mì khỏi miệng các con tôi! Em có biết những ngày này bánh mì tốn kém thế nào không? Tôi sẽ đi gặp bố em ngay và nói ông biết con trai yêu quý của ông đang làm gì! Tôi đoán ông không hề biết tí gì chuyện này!"
"Cháu chỉ kiếm đuợc duy nhất việc này thôi!" Tôi lắp bắp, uớc sao mình có thể chui xuống sàn nhà.
"Thôi đuợc, tôi sẽ đặt mua dài hạn báo của em vì nếu không nguời ta sẽ cứ dai dẳng đến," ông nói. "Đây, cầm lấy cái của phi nghĩa của em!"
Sau ông tôi đến Perets thợ sửa đồng hồ, và Sypunov thợ làm giầy. Tất cả họ quở mắng tôi gay gắt vì đã nhận công việc mà không nguời tử tế nào đụng vào.
Sypunov là nguời không chịu khoan nhuợng nhất trong đám. Ông còn từ chối đọc Sắc Lệnh, và ngay cả phê bình khinh miệt tôi hơn các nguời khác về việc chọn nghề của tôi, rủa sả tôi như tát nuớc; nhưng cuối cùng ông cũng bắt buộc phải mua dài hạn báo Thợ Thủ Công.
Trên kệ là một đôi ủng mới còn cả cốt giầy - đáp ứng cho tất cả mơ mộng của tôi. "Đôi đó giá bao nhiêu?" tôi hỏi, khi trao biên nhận cho ông.
"Em không đủ tiền cho nó đâu," Sypunov nói. "Tôi đòi em giá cao đến mức em sẽ phải ăn thực phẩm gia súc..."
Tôi trải qua cả mùa hè và đầu mùa thu chịu sỉ nhục dài dài, để tích lũy đủ vốn mua ủng. Sau cùng ngày đã đến khi tôi mang về từ chợ đôi ủng buộc dây, mới toanh sáng bóng như guơng. Tuơi rói vì sung suớng tôi đem khoe Mẹ.
"Con lấy nó đâu ra vậy?" bà hỏi.
"Con mua nó ngoài chợ", tôi đáp
"Nhưng làm sao con có tiền?" bà hạch hỏi, và qua nét mặt bà tôi biết bà đang tuởng tôi đã rơi vào đám bạn xấu ngoài phố.
"Lạy Chúa! " bà nói sau khi nghe tôi đã thuật lại mọi chuyện. "Tôi không bao giờ nghĩ mình sống để nhìn thấy một ngày như thế này! Con không xấu hổ sao? Tôi đã sinh ra một con quỷ! Con đã kéo danh tiếng nhà ta xuống bùn nhơ chỉ để mua cho mình một đôi ủng. Có chắc là con không dấu mẹ chuyện nào khác?"
Từ đó trở đi, tôi bị cấm triệt rời nhà nếu không có phép đặc biệt, và tôi hết sức thuyết phục cũng chỉ đuợc Mẹ cho ra ngoài nửa giờ cần thiết để đưa giấy xin nghỉ việc và trả lại mũ bảo hiểm, sổ biên nhận.
Thu qua, rồi đông đến. Tôi có một bộ đồ mới, làm từ vải nhung màn cửa mầu lục, với hoa văn hình hoa huệ và cọng hoa uốn luợn, mầu đậm nay đã nhạt phía sau lưng. Tôi cũng có một áo khoác mới, cắt từ áo choàng cũ của Mẹ, và tôi đuợc mua cho một mũ lông. Vật duy nhất tôi không có là đôi bao tay. Bao tay cũ tôi mang khi tuyết rơi lần đầu tiên và tôi đã làm mất sau gần một giờ chơi ném tuyết. Tôi dấu chuyện này không cho Mẹ biết và bất cứ khi nào ra ngoài tôi giả vờ như có mang nó, để cho bà đinh ninh là tôi ăn mặc tươm tất, thích nghi.
Một hôm Mẹ đi làm về, bảo tôi: "Sáng mai con phải tới nhà kho để lãnh khẩu phần. Tháng này Mẹ sẽ đuợc 6 ký đuờng cát, thay vì luơng và thực phẩm thuờng lệ. Đây là cái bao. Nhớ đừng quên bao tay."
Đó là một buổi sáng lạnh cay đắng. Đuờng phố vắng hoe. Một cơn gió buốt giá thổi từ thảo nguyên vào. Nhiệt kế bên ngoài tiệm thuốc chỉ 26 độ âm.
Tôi tới nhà kho và nhập vào dòng nguời xếp hàng trên đuờng. Tay tôi đỏ tía vì lạnh, trông giống như chân ngỗng. Mẹ đã tự làm áo khoác cho tôi, và vì bà cho rằng thọc tay vào túi áo là bất lịch sự, cho nên áo bà làm không có túi. Ống tay áo lại quá chật tôi không thể thọc tay vào. Tôi đặt tay trái sau ve cổ áo, nhưng rồi tay phải tôi đông giá. Tôi đã rất sợ bị mất chỗ trong truờng hợp nguời ta không cho tôi vào hàng. Dẫu sao có lẽ tôi đến quá chậm vì hàng dài khiếp. Thời gian lết qua. Chân tôi đau, răng tôi lập cập, và tay tôi... Tôi thổi chúng; tôi mở cúc áo và thọc chúng duới nách - đó là một ngày lạnh cực kỳ.
Sau cùng tôi cũng qua tới nguỡng cửa nhà kho và lê buớc xuống bực thang tiến lại quầy
Chuyện không thể nào ngờ xẩy ra lại đã xẩy ra.
Tôi liếc nhìn nguời đàn ông đang cân hàng, và há hốc mồm. Chính là Sypunov thợ làm giầy, một trong những khách của tôi đã đặt mua báo Thợ Thủ Công. Ông cũng nhận ra tôi. Ông nhìn dò xét qua quầy xuống chân tôi xem tôi có mang giầy không, rồi nói; "Tự kiếm đủ tiền rồi, phải không? Ăn cắp tiền từ những nguời luơng thiện."
Cả hàng nguời ngó tôi chăm chăm.
"Nó đi quanh thu tiền mua dài hạn một tờ báo," Sypunov giải thích như thể đang đòi hỏi công lý. 'Nó dọa phạt chúng tôi - nó đuợc huởng 1 kopeck cho mỗi tờ báo nó bán. Mới nứt mắt ra mà đã làm tên ăn cắp. Khi nó lớn lên nó sẽ là một nguời xấu xa,"
Tôi quên hết hai bàn tay. Tôi chỉ muốn đuợc chết cóng. Thà chịu bất cứ chuyện gì cũng đuợc, còn hơn là phải nghe ông nói và bị đám đông nhìn chăm chăm.
Khi tôi tới quầy, Sypunov nòi: "2 giờ 30. Nghỉ ăn trưa! Các đồng chí phải lui ra ngoài! Chúng tôi sẽ đóng cửa trong một giờ."
"Đưa tôi khẩu phần, tôi phải về nhà," tôi năn nỉ. Và ngạc nhiên thấy mình thêm: "Mẹ tôi đau. Không ai ở nhà."
Đó là lời nói dối vô dụng. "Chúng tôi sẽ không phát cái gì truớc bữa trưa," Sypunov trả lời. "Nếu đói, hãy ăn những biên nhận mua báo dài hạn."
Đưa nó khẩu phần!" Có nguời kêu to từ trong hàng. "Nó không ăn cắp cái gì cả! Nó đã làm gì sai trái? Nhìn nó kìa, nó lạnh tái xanh. Nó đang chết cóng!"
"Chỉ nhìn nó máu tôi đã lạnh đông cứng! Nó đã làm theo ý nó. Giờ nó không đuợc gì hết. Cứ cho nó đợi. Mời các công dân làm ơn buớc ra ngoài!"
Chúng tôi ra ngoài đuờng. Bụi, các mảnh giấy và mưa đá sắc như kim đang bị thổi bay theo gió, và những lá vàng đập vào đá lót vệ đuờng nghe như tiếng sắt. Tôi đút hai tay vào bao. Một cô gái nhỏ có lúm đồng tiền trên má đi ngang qua, đội chùm đầu.
"Bao tay em ngộ quá, chú nhỏ!" cô nói.
Trong một thoáng tôi cảm thấy ấm. Tôi quay nguời, mở bao, mở cúc áo khoác và phóng tay vào túi quần.
Cô gái nhỏ ngoái lại, kêu lên: "Quần nhung, quần nhung!"
Tôi rút tay ra khỏi túi, ra vẻ dũng cảm cài lại tất cả cúc áo và chuẩn bị cam chịu sỉ nhục tiếp theo, nhưng cô đã cạn trò chế nhạo. Nguời trong hàng dấu mũi vào trong cổ áo, lặng lẽ chuyển chân này sang chân kia, nhẩy nhấp nhỏm và vỗ tay, giống như tài xế taxi đang đợi khách. Thời gian lết đi chậm chạp như thể cũng bị lạnh cóng kẹp cắn. Sau cùng Sypunov trở lại, gỡ khóa, mở toang cánh cửa viền khung kim loại, và tất cả chúng tôi lại buớc xuống vào kho. Ông loay hoay với sổ sách, ghi chép, phun nuớc bọt vào đầu bút chì, rồi nói với tôi: "Thẻ đâu, đồ cặn bã?"
Ngón tay cứng ngắc, tôi lôi thẻ ra khỏi túi, và Sypunov ném 6 ký đuờng đóng cục vào bao. Tôi xốc nó lên vai và lên đuờng.
Mặt trời như trái cam lớn lờ mờ hiện sau màn suơng giá lạnh trông như nửa trái cầu của Sao Hỏa. Gió thổi những nắm cát vào mắt tôi và làm môi tôi tê cóng. Tôi chỉ còn đủ sức để vác cái bao và phải dùng hai tay đê giữ nó trên vai. Tôi cảm thấy có một cục gì trong ngực, như thể tay tôi đang truyền cái đau tới đó để cho tôi có thể chịu đựng đuợc và không chết. Tôi lôi cái bao xuống khỏi vai, đặt nó trên vệ đường duới hai chân đang đứng, tay trái quệt những giọt lệ trên má và tay phải đút sau ve cổ áo.
Một phụ nữ dừng lại, nói: "Tay em có tê cóng không, em nhỏ? Chúng đau không? Về nhà ngay và ngâm chúng vào nuớc lạnh. Thật tội nghiệp không có tuyết để chà tay vào. Em phải bảo mẹ mua cho bao tay. Em có mẹ không, em nhỏ?"
Không trả lời, tôi lại xốc bao lên vai, hai tay nắm chặt cái nút thắt và loạng choạng xuôi xuống phố.
Mẹ đã về nhà để ăn trưa và bà mở cửa cho tôi.
"Chuyện gì vậy?" bà kêu ré lên, nhìn chằm chằm vào mặt tôi. "Bao tay con đâu?"
Tôi xòe bàn tay ra và bà đau đớn nắm lấy chúng trong tay bà. Bà mang lại một nồi nuớc và tôi thọc vào đó đôi tay không có sinh khí, hình như không còn thuộc về tôi nữa. Mẹ cúi nguời trên tôi. Ôi, mấy năm qua bà đã già hẳn đi...
Phạm đức Thân dịch
No comments:
Post a Comment