12 April 2020

Trung Quốc đã thao túng truyền thông Mỹ và thế giới nghiêm trọng như thế nào?

Xuân Trường

Mục tiêu của ĐCSTQ từ lâu là xâm nhập, thôn tính, chi phối truyền thông thế giới và giờ nó đang khởi tác dụng như vũ bão tại Mỹ… Giới truyền thông cánh tả Mỹ, vốn được coi là cánh tay nối dài của Đảng Dân chủ đã thổi phồng dịch viêm phổi Vũ Hán lên một mức độ cao hơn so với thực tế, gây tâm lý hoang mang trong dân chúng, và góp phần làm thị trường chứng khoán Mỹ sập sàn đỏ rực.

Đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh, những người coi báo chí là mắt, là tai, là lưỡi và cổ họng của ĐCSTQ, thì truyền thông là thứ vũ khí sắc bén dùng để tấn công bất cứ đối thủ nào “nhăm nhe” đi ngược với lợi ích của nó. Cho dù đó là siêu cường nước Mỹ, hay là Tổng thống quyền lực nhất thế giới: Donald Trump.

Âm mưu thâm độc

Sau Thế vận hội 2008, ĐCSTQ “thất vọng” trước làn sóng chỉ trích của truyền thông thế giới về vấn đề vi phạm nhân quyền, đặc biệt là các cuộc biểu tình ủng hộ Tây Tạng diễn ra trên các chặng rước đuốc vòng quanh thế giới, bất chấp chính quyền Bắc Kinh đổ ra hàng tấn tiền để “tô son trát phấn” đánh bóng hình ảnh. 

Năm 2009, Trung Quốc tuyên bố chi 6,6 tỷ đôla để tăng cường sự hiện diện truyền thông trên toàn cầu. Trong khi bên trong Trung Quốc, báo chí ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ, thì ở nước ngoài, ĐCSTQ tìm mọi cách khai thác các lỗ hổng của báo chí tự do để làm lợi thế cho mình. Những gì ĐCSTQ quan tâm là một cuộc chiến bền vững của nó đối với dư luận toàn cầu.

Năm 2020, trong đại dịch virus Vũ Hán, các cơ quan ngôn luận tuyên truyền của ĐCSTQ đã phát động các chiến thuật nhiễu loạn thông tin với mức độ chưa từng thấy. Mục đích là làm bất ổn môi trường thông tin thế giới bằng các tin đồn, giả thuyết không có cơ sở, nhằm tạo ra sự hỗn loạn, khiến cho không một ai, không một quốc gia nào có thể tự tin vạch mặt “kẻ chủ mưu” gây ra đại dịch toàn cầu. 

Duy chỉ có Tổng thống Donald Trump chỉ đích danh: Virus TRUNG QUỐC. Nghĩa là, nó là sản phẩm của ĐCSTQ. Vậy là, cỗ máy tuyên truyền của ĐCSTQ càng có thêm cớ để tăng tốc. Tất nhiên, cỗ máy này đã được vận hành từ rất lâu…

Tờ New York Times tiếp tay cho ĐCSTQ?

Ngày 5/9/2018, tờ New York Times bất ngờ đăng một bài viết có tiêu đề: I Am Part of the Resistance Inside the Trump Administration (tạm dịch: Tôi là một phần trong phe chống đối trong chính quyền Trump) trong đó bài báo cho biết, một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền Tổng thống Trump đã viết thư gửi đến tòa báo, cảnh báo về hành vi đạo đức của ông Trump.

Tất nhiên, bức thư nặc danh được đăng trên New York Times chẳng có giá trị về mặt pháp lý, nhưng nó có tác dụng như những “quả mìn” giăng khắp chốn nhằm “cài bẫy” Tổng thống Trump.

Người ta nghi ngờ, lá thư này không phải đến từ Washington mà có xuất xứ tận Bắc Kinh. ĐCSTQ vốn là khách hàng quảng cáo “trung thành” của tờ New York Times khi chễm chệ bỏ tiền mua hẳn một cột báo dành riêng cho mục ChinaWatch (tạm dịch: Dõi theo Trung Quốc). Tiền bạc đối với Bắc Kinh không thành vấn đề, còn truyền thông, hễ bán rẻ tiêu chí Trung thực thì sẽ dễ dàng bị đồng tiền chi phối. 

Bài báo này được New York Times tung ra chả khác gì “giúp” Trung Quốc hạ bệ uy tín Tổng thống Trump vào thời điểm kinh tế Trung Quốc đang liểng xiểng trước những cú đòn thuế quan mà ông tung ra trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, nhưng sâu xa đó là cuộc chiến một mất một còn giữa thể chế dân chủ tự do và thể chế độc tài khét tiếng. Lá thư nặc danh là điệu ly kế gián, là chất xúc tác gây chia rẽ và ngờ vực giữa các thành viên cốt cán trong bộ tham mưu của Tổng thống Trump.  

Gần 2 năm sau, “lịch sử” tiếp tục lặp lại. Năm 2020, bất cứ quyết định nào của Tổng thống Trump đưa ra trong đại dịch virus Vũ Hán, đều bị truyền thông cánh tả đặc biệt là New York Times, Washington Post, CNBC... mổ xẻ, từ việc ông khuyến nghị người dân Mỹ nên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà cho tới việc ông đề xuất giải pháp trị virus Trung Quốc bằng thuốc sốt rét có dược chất hydroxychloroquine. 

Như thể thế giới chưa đủ hỗn loạn vì virus Trung Quốc, truyền thông cánh tả đã đẩy sự “điên rồ” lên đến đỉnh điểm khi loan tin về mối “bất hòa” giữa Tổng thống Trump và Tiến sĩ Anthony Fauci. 

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia là chuyên gia miễn dịch nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ, đã tư vấn cho 6 đời tổng thống trong những thời điểm khó khăn, và giờ đây ông đứng đầu đội đặc nhiệm chống virus Trung Quốc tại Nhà Trắng. 

Vì vậy, truyền thông cánh tả “chống Trump” đã được một phen bẽ bàng khi chính tiến sĩ Fauci lên tiếng: “Mặc dù chúng tôi không đồng ý về một số điều, [Trump] luôn lắng nghe. Ông ấy đi theo con đường của riêng mình. Ông ấy có phong cách riêng của mình. Nhưng về những vấn đề thực chất, ông ấy lắng nghe những gì tôi nói”

Ngày 1/4, tiến sĩ Fauci nói rằng, ông muốn các phương tiện truyền thông đang “gieo rắc” sự bất hòa phải ngừng tuyên truyền dối trá, bởi “chúng ta có một vấn đề lớn hơn nhiều ở đây. Amen”. Bất chấp nước Mỹ đang lâm nguy vì virus Trung Quốc, bất chấp đội ngũ lãnh đạo Nhà Trắng đang làm việc ngày đêm vì sự an toàn cho người dân Mỹ, truyền thông cánh tả vẫn điên cuồng tạo ra những vở “opera xà phòng” xung quanh Tổng thống Donald Trump. 

Có thể nói, đây là thời điểm khó khăn nhất mà Tổng thống Trump phải đối mặt trong suốt hơn 3 năm làm ông chủ Nhà Trắng. Kể từ khi ông đắc cử năm 2016, Đảng Dân chủ đã có hẳn một kế hoạch triệt hạ uy tín của Tổng thống, và cùng với sự “hiệp đồng” của truyền thông cánh tả, đi đầu là New York Times và CNN, ông Trump chưa có một ngày bình yên. 

Vì sao, truyền thông cánh tả và các nghị sĩ đảng Dân chủ chống phá Tổng thống Trump ác liệt như vậy? Đơn giản, Donald Trump là vị tổng thống Mỹ duy nhất dám mạnh mẽ đối đầu và trừng phạt ĐCSTQ. 

Xâm nhập truyền thông của Mỹ và Anh

Tháng 8/2013, trong cuộc họp phổ biến tuyên truyền và tư tưởng được tổ chức lần đầu tiên kể từ khi Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch nước, ông ta nói rằng cần phải tìm ra phương cách để kể một “câu chuyện tốt” về Trung Quốc. 

Hơn 1 năm sau, vào tháng 11/2014, Tập Cận Bình tiếp tục yêu cầu phải nâng cao sức mạnh mềm của nước này bằng cách kể những câu chuyện về một Trung Quốc tốt đẹp, và mục Câu chuyện của Trung Quốc phải trở thành một câu chuyện thế giới. 

Năm 2016, khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) mở chi nhánh tại London, họ bất ngờ với số ứng viên nộp đơn xin việc: 6.000 người “cạnh tranh” 90 vị trí tuyển dụng. 

Đối với đội ngũ tuyển dụng của CCTV, ngay cả nhiệm vụ đơn giản là đọc đơn xin việc cũng phải mất gần 2 tháng. Đối với các nhà báo phương Tây, vốn đang phải đối mặt với nguy cơ cắt giảm nhân sự và tình trạng giảm lương bởi sự suy thoái báo chí, thì Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) mới được thành lập này đã mang đến cho họ một triển vọng công việc và mức lương khá hấp dẫn.  

Với trụ sở hào nhoáng và các studio hiện đại tại Chiswick (phía tây London), CGTN - với tư cách là chi nhánh quốc tế của CCTV chính là “kết quả” của chính sách mở rộng kênh truyền thông của Trung Quốc ra toàn thế giới theo chỉ thị của Tập Cận Bình: Kể một câu chuyện thật hay về Trung Quốc, thực chất là để phục vụ các mục tiêu ý thức hệ của ĐCSTQ

ĐCSTQ đã đưa ra một chiến lược tinh vi nhắm đến độc giả quốc tế và định hình lại môi trường thông tin toàn cầu bằng những khoản tiền khổng lồ: Tài trợ cho các mục quảng cáo, bảo hiểm báo chí và hỗ trợ tích cực cho những “bồi bút” phóng túng. 

Một cách đơn giản nhất, ĐCSTQ đã trả tiền cho các bài tuyên truyền của Trung Quốc xuất hiện trong hàng chục ấn phẩm quốc tế. Tờ báo tiếng Anh của ĐCSTQ là China Daily đã ký hợp đồng với ít nhất 30 tờ báo tên tuổi của Mỹ và Anh, nổi bật trong đó là tờ New York Times, Wall Street Journal, Washington Post và UK Telegraph - để thực hiện các bài chèn từ 4 đến 8 trang được gọi là ChinaWatch xuất hiện đều đặn hàng tháng. 

Thay vì đăng quảng cáo trên phụ trương, Trung Quốc đăng bài viết “trá hình”.  Các tiêu đề của bài báo này kiểu như: “Tây Tạng đã chứng kiến ​​40 năm thành công rực rỡ”, “Tập công bố các biện pháp mở rộng cửa”, và ngạc nhiên hơn cả là tiêu đề “Tập ca ngợi các đảng viên ĐCSTQ”

Cho nên không có gì ngạc nhiên khi vào tháng 9 năm ngoái, nhân “kỷ niệm” 43 năm ngày mất của Mao Trạch Đông - kẻ giết người nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, tờ New York Times đã cho dựng hẳn một bức vẽ Mao Trạch Đông rộng khoảng 15m ngay trước tòa soạn để “biểu thị” cho sự tưởng nhớ. 

Cho nên cũng không có gì ngạc nhiên khi không ít tờ báo phương Tây trong những năm gần đây thường xuyên có những bài viết ca ngợi Trung Quốc lên tận mây xanh. Đặc biệt New York Times còn tán dương cách xử lý độc tài của ĐCSTQ trong khủng hoảng đại dịch khi so sánh với phản ứng của chính quyền Tổng thống Trump.

Mặc dù các bài tuyên truyền của Bắc Kinh thường bị “chê” là vụng về và nhạt nhẽo, nhưng “mưa dầm thấm lâu”, ĐCSTQ không tiếc tiền để đăng những bài báo “vô hồn” như vậy, nhằm định hình vào trí óc người dân phương Tây về thể chế “tốt đẹp” của nó. 

Nếu bạn nghĩ đây chỉ là cuộc chiến nhằm gây ảnh hưởng với truyền thông phương Tây, hòng vẽ lại bản đồ trật tự thông tin toàn cầu, thì nó còn hơn thế nữa. Trên hết, đó là cuộc chiến về ý thức hệ và chính trị - và ĐCSTQ - với quyết tâm tăng cường sức mạnh diễn ngôn để tô vẽ thể chế cộng sản “tốt đẹp”, mục đích là để thôn tính thể chế dân chủ tự do tiến tới thống trị thế giới. 

Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, hai trong số những mục tiêu quan trọng mà ĐCSTQ nhắm tới. Bắc Kinh tích cực “tán tỉnh” các nhà báo phương Tây bằng các tour du lịch xa hoa miễn phí, “dụ dỗ” bằng những lời đường mật tài trợ hoàn toàn các chương trình đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp truyền thông cho các phóng viên nước ngoài. Và điểm số đào tạo của họ cao hay thấp, là thước đo cho mỗi Câu chuyện của Trung Quốc đăng trên các tờ báo nước ngoài. Và đặc biệt, các nhà báo phương Tây được hứa hẹn cơ hội có đặc quyền “tiếp cận” với các quan chức cấp cao ở Trung Nam Hải. 

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, những nhà vận động hành lang - được trả tiền bởi các tổ chức do ĐCSTQ hậu thuẫn - đang tích cực “nuôi dưỡng” những chính trị gia ủng hộ các luận điệu có lợi cho ĐCSTQ và đưa ra các thông điệp của Bắc Kinh. Mục đích là để tác động đến công chúng thế giới, nhằm thúc đẩy các chính phủ nước ngoài phải thuận theo các chủ trương, chính sách của ĐCSTQ, hoặc nếu chính phủ hay cá nhân nào đi ngược lại quan điểm của Bắc Kinh, sẽ bị chống phá, gây rối và triệt hạ.

Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi truyền thông cánh tả và Đảng Dân chủ lại chống phá Tổng thống Donald Trump dữ dội đến vậy, và tìm mọi cách để truất phế ông. Một lẽ đơn giản, ông là vị Tổng thống coi “Nước Mỹ trên hết”,  và là người lên án và trừng phạt Bắc Kinh mạnh mẽ nhất. 

Khi CCTV ra mắt trụ sở tại Washington vào năm 2012, có ít nhất 5 cựu phóng viên của BBC nộp đơn xin việc. Một trong số họ, phóng viên Daniel Schweimler cho biết anh ta rất vui khi được làm việc cho CCTV. Nhưng nhiều phóng viên nước ngoài làm việc cho Tân Hoa Xã đã nhận thấy “hậu trường” không hề đơn giản khi làm việc với đối tác Trung Quốc. 

Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn của ĐCSTQ hoạt động phần lớn nhờ ngân sách của nhà nước, nhưng ở nước ngoài, nó thực thi một chính sách tạo ra thu nhập - giống như các hãng tin phương Tây như Associated Press (AP) chẳng hạn - bằng cách bán các câu chuyện cho các tờ báo trên khắp thế giới. Một cựu phóng viên phương Tây từng làm việc cho Tân Hoa Xã khoe khoang: “Câu chuyện của tôi không phải được 1 triệu người xem mà là 100 triệu người”

Có điều, bài viết của anh ta đơn giản chỉ được sử dụng để tuyên truyền các chỉ thị mới, hay “giải thích” cho sự thay đổi các chính sách của ĐCSTQ mà thôi. Những dạng bài này chiếm khá nhiều diện tích trên các mặt báo thế giới, với những câu chuyện tẻ nhạt kiểu như: Tập Cận Bình đến thăm và trò chuyện với công nhân tại một nhà máy sản xuất đồ chơi….

Nhà báo trở thành gián điệp

Một nhà báo phương Tây từng “ngây thơ” mô tả công việc của mình tại Tân Hoa Xã như sau: “Bạn nghĩ nó giống như công việc viết lách sáng tạo. Thực chất, bạn đang kết hợp báo chí với một loại văn bản sáng tạo”. 

Christian Claye Edwards, cựu phóng viên từng làm việc cho Tân Hoa Xã có trụ sở ở Sydney (Úc) trong 4 năm cho biết rằng, mục tiêu của ĐCSTQ rất rõ ràng, nhiệm vụ của phóng viên là thúc đẩy chương trình nghị sự cho họ: “Không có mục tiêu nào rõ ràng hơn ngoài việc xác định các vết nứt, kẽ hở trong hệ thống chính quyền sở tại và khai thác chúng triệt để”.

Nhiệm vụ của anh phóng viên người Úc này là theo dõi và phân tích “bản chất” hỗn loạn trong chính trường nước Úc - nơi đã chứng kiến ​​6 đời thủ tướng ra đi chỉ trong vòng có 8 năm - như một cách làm suy yếu niềm tin vào nền dân chủ tự do. 

Một sự thật là, công việc của phóng viên là thu thập thông tin để viết bài, nhưng một phần công việc của Edwards là tìm cách phát huy “ảnh hưởng” hỗn loạn đó, và “không bao giờ được viết ra, tôi chưa bao giờ nhận được lệnh như vậy”, anh nói.

Christian Claye Edwards, giống như các cựu nhân viên khác từng làm việc cho các kênh truyền thông của ĐCSTQ, cảm thấy rằng phần lớn công việc của anh chỉ là nhằm tăng cường sức mạnh mềm cho Trung Quốc trên trường quốc tế, hoặc “bắn tin” về đường lối nhất quán của ĐCSTQ nhằm kiềm chế các quan chức trong chính phủ nước ngoài manh nha tư tưởng đối lập. 

Phóng viên Daniel Schweimler từng làm việc cho CCTV ở Nam Mỹ trong 2 năm nhận ra một thực tế cay đắng rằng: “Chúng tôi là những công cụ tuyên truyền “mềm” cho ĐCSTQ. Và chúng tôi không nhận sự can thiệp nào từ Bắc Kinh miễn là Đức Đạt Lai Lạt Ma không bao giờ đến thăm đất nước tôi”.

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Canada vào năm 2012, Mark Bourrie - một nhà báo làm việc cho Tân Hoa Xã có văn phòng đặt tại Ottawa - đã vô tình bị đặt vào vị trí phải “thỏa hiệp”. 

Mark Bourrie nhận được yêu cầu phải tận dụng vị trí phóng viên theo dõi mảng thông tin quốc hội của mình để tham dự cuộc họp báo của Đức Đạt Lai Lạt Ma và “tìm hiểu” câu chuyện xoay quanh cuộc họp kín giữa nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng với thủ tướng Canada khi ấy là ông Stephen Harper. Khi Bourrie hỏi liệu thông tin “khai thác” sẽ được sử dụng để viết bài, thì “ông chủ” CCTV của anh trả lời là: KHÔNG.

Phóng viên Mark Bourrie kể lại rằng: “Ngày hôm đó, chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi là gián điệp”. Ngày hôm đó, từ phòng họp quốc hội trở về văn phòng làm việc, Mark Bourrie xin từ chức. Nhưng không phải ai cũng có quyết định chóng vánh như Mark Bourrie bởi mối lợi mà các hãng truyền thông Trung Quốc mang lại cho họ. 

Tất nhiên câu chuyện của Mark Bourrie không phải là một sự việc bất thường. Ba nguồn tin từng làm việc tại các kênh truyền thông của Trung Quốc nói rằng, đôi khi họ đã viết các báo cáo bí mật mà biết rằng chúng sẽ không được đăng trên mặt báo, và chỉ để phục vụ cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ “nghiền ngẫm”. 

Phóng viên Christian Claye Edwards - người đã viết một báo cáo như vậy về dự án quy hoạch đô thị của thành phố Adelaide (Úc) - và đây chỉ là báo cáo nghiên cứu cấp thấp nhất được gửi tới Bắc Kinh. Về cơ bản, các phóng viên phương Tây này đã “vô tình” cung cấp thông tin tình báo cấp thấp cho khách hàng, là quan chức của ĐCSTQ.

Mua chuộc 

Nhà báo điều tra Dayo Aiyetan (Nigeria) vẫn nhớ như in cuộc gọi từ một người ẩn danh sau khi anh theo đuổi một cuộc điều tra về vấn đề khai thác gỗ lậu. Aiyetan vừa thành lập trung tâm báo chí điều tra hàng đầu tại Nigeria và đã tiết lộ các doanh nhân Trung Quốc đang khai thác rừng trái phép tại Nigeria. 

Người ẩn danh đã đưa ra một lời đề nghị vô cùng hấp dẫn: Mời Dayo Aiyetan làm phóng viên tại văn phòng mới mở của CGTN với mức lương ít nhất gấp đôi mức hiện tại của anh. Dù vậy, Aiyetan từ chối. Câu chuyện của Dayo Aiyetan là một trong những trường hợp điển hình của hình thức mua chuộc truyền thông mà ĐCSTQ thực hiện tại châu Phi.

Châu Phi, mục tiêu chinh phục truyền thông quốc tế đầu tiên của ĐCSTQ, vốn là một thị trường khá dễ dãi để khuất phục và xâm nhập. Năm 2012, CGTN khánh thành một văn phòng ở Kenya, và ngay lập tức “chiêu dụ” những nhà báo uy tín như Dayo Aiyetan.

Đối với các nhà báo ở châu Phi, CGTN hứa hẹn trả lương hậu hĩnh và tạo “cơ hội” để họ kể câu chuyện về châu Phi cho khán giả toàn cầu, mà không cần phải kể những câu chuyện về phương Tây. 

Vivien Marsh, một học giả tại ĐH Westminster (Anh) chuyên nghiên cứu các bài viết của CGTN Châu Phi tỏ ra nghi ngờ về những lời hứa hẹn như vậy.  Phân tích loạt bài tường thuật của CGTN về dịch Ebola (2014) ở Tây Phi, Vivien Marsh nhận thấy 17% nội dung các bài đưa tin về dịch Ebola đã đề cập đến Trung Quốc, nhấn mạnh vai trò của nước này trong việc hỗ trợ bác sĩ và viện trợ y tế. 

Khác xa với việc “kể câu chuyện của châu Phi”, mục đích của CGTN là nhấn mạnh đến sức mạnh, sự hào phóng và nhân tố “trung tâm” của Trung Quốc đối với các vấn đề toàn cầu. 

Ngoài kênh tiếng Anh, CGTN còn có các kênh tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập và tiếng Nga, và đang mở rộng phạm vi trên khắp châu Phi. Từ trụ sở Liên minh châu Phi ở Addis Ababa, cho tới hàng ngàn ngôi làng nghèo ở Rwanda và Ghana, các màn hình tivi được lắp đặt miễn phí dưới sự tài trợ của StarTimes, một công ty truyền thông Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ.

Các gói phí của StarTimes kết hợp các kênh Trung Quốc và châu Phi là rẻ nhất, trong khi truy cập vào BBC hoặc al-Jazeera có chi phí cao hơn, và vượt quá khả năng chi trả của hầu hết “thượng đế” châu Phi vốn vẫn còn nghèo khổ. Theo cách này, StarTimes đã mở rộng quyền truy cập cho hơn 10 triệu người trong số 24 triệu thuê bao đăng ký xem truyền hình có bản quyền ở châu Phi. 

Ảnh hưởng của truyền thông Trung Quốc đối với các nước châu Phi lớn tới mức tháng 9/2018, Hiệp hội Phát thanh viên Độc lập Ghana đã cảnh báo rằng, nếu StarTimes được phép kiểm soát hạ tầng cơ sở truyền dẫn kỹ thuật số và không gian vệ tinh của Ghana, thì nước này sẽ phải “chuyển giao” hoàn toàn không gian phát sóng của mình cho Trung Quốc kiểm soát. 


Núp bóng 

Vào năm 2012, trong một loạt các cuộc họp báo tại Đại hội Nhân dân toàn quốc diễn ra tại Bắc Kinh, các quan chức ĐCSTQ liên tục mời một phụ nữ trẻ người Úc đặt câu hỏi, dù các phóng viên nước ngoài đang hành nghề tại Trung Quốc hoàn toàn không quen mặt cô phóng viên này. Cô này gây chú ý vì nói tiếng Trung cực kỳ lưu loát. 

Điều tra cho thấy, người phụ nữ trẻ tên là Andrea Yu, đang làm việc cho công ty truyền thông Global CAMG Media Group, có trụ sở tại Melbourne (Úc). Chủ nhân của công ty này là doanh nhân người Úc gốc Hoa tên là Tommy Jiang. Tuy nhiên, Global CAMG chỉ là cái “vỏ bọc” để che chắn mối quan hệ của công ty với Trung Quốc, khi 60% cổ phần của Global CAMG thuộc công ty có tên là Guoguang Century Media Consultancy có trụ sở tại Bắc Kinh. 

Lắt léo ở chỗ, công ty có cái tên dài ngoằng này lại thuộc sở hữu của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI). Global CAMG và Ostar - hai công ty thuộc sở hữu của doanh nhân Tommy Jiang đang điều hành ít nhất 11 đài phát thanh ở Úc, mang nội dung CRI, sản xuất các chương trình có lợi cho Bắc Kinh và rồi bán cho các đài phát thanh khác để nhằm vào cộng đồng cư dân gốc Hoa tại Úc.

Theo một số cách, các đài phát thanh được CRI hậu thuẫn cũng vận hành có vẻ tương tự như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) do Mỹ điều hành. Nhưng có một điểm khác biệt cơ bản: VOA công khai nhận được sự tài trợ của chính phủ Mỹ, còn CRI đang sử dụng các công ty bình phong để che giấu vai trò của mình. 

Việc sử dụng các đài phát thanh nước ngoài để tuyên truyền nội dung được ĐCSTQ “phê duyệt” là một chiến lược mà ông chủ tịch CRI Wang Gengnian ví von là “mượn thuyền vượt biển lớn”. Năm 2015, Reuters điều tra cho thấy, Global CAMG là một trong ba công ty điều hành một mạng lưới truyền thông bí mật gồm 33 đài phát thanh phát nội dung CRI tại 14 quốc gia. Ba năm sau (2018), mạng lưới này đã phát triển lên thành 58 đài phát thanh tại 35 quốc gia và chỉ riêng tại Mỹ, đã có hơn 30 đài tuyên truyền nội dung của CRI. 

Chi phí khổng lồ

Đối với các hãng tin thế giới, mối lợi béo bở mà Trung Quốc hào phóng chi tiền quảng cáo dài hạn đã khiến họ mờ mắt sẵn sàng bóp méo sự thật, và “hành hạ” te tua bất kỳ ai gây tổn hại đến lợi ích của ĐCSTQ.   

Đối với các nhà báo trên thế giới đang làm việc cho các kênh truyền thông của ĐCSTQ, họ thường được nhận những khoản chế độ đãi ngộ vô cùng hậu hĩnh, và dĩ nhiên khá nhiều cơ hội mới mang đến cho họ.  

Ranh giới mong manh giữa báo chí, công tác tuyên truyền, mức độ gây ảnh hưởng và thu thập thông tin tình báo của Bắc Kinh là mối bận tâm của Nhà Trắng. 

Tháng 9/2018, Hoa Kỳ đã yêu cầu Tân Hoa Xã và CGTN phải đăng ký theo Đạo luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài (FARA), trong đó bao gồm bắt buộc các tổ chức đại diện cho lợi ích của quốc gia nước ngoài, các cơ quan truyền thông nước ngoài tại Mỹ phải công khai “thân phận” chủ sở hữu với độc giả Mỹ, cũng như phải kê khai các hoạt động và ngân sách chi tiêu.

Năm 2009, ĐCSTQ chi hơn 6 tỷ đôla cho việc mở rộng truyền thông nhà nước ra toàn cầu thì đến năm 2017, học giả David Shambaugh ước tính rằng, Trung Quốc đã chi tới 10 tỷ đôla mỗi năm cho việc tăng cường sức mạnh mềm của họ. 

Với chính sách bưng bít và dối trá của ĐCSTQ, chúng ta không bao giờ có được thông tin ngân sách minh bạch cụ thể về chi tiêu dành cho các hoạt động tuyên truyền bên ngoài Trung Quốc. Nhưng các dữ liệu đã hé lộ một khoản đầu tư lớn được dành riêng để tăng phạm vi và ảnh hưởng của các  đại diện tại nước ngoài của Trung Quốc.

Các hồ sơ của Tân Hoa Xã và CGTN buộc phải kê khai hằng năm với chính phủ Hoa Kỳ theo đạo luật FARA cho thấy, ngân sách chi tiêu tại Mỹ đã tăng gấp 10 lần trong thập kỷ qua. 

Tương tự, tháng 9/2018, truyền thông Úc đưa tin CGTN đã tham gia vào một chiến dịch quảng cáo trị giá 500 triệu đôla với các bảng quảng cáo có hình kanguru và gấu trúc để thu hút độc giả xem truyền hình cáp. Đồng thời cũng có nguồn tin cho rằng, Tân Hoa Xã đã trả hàng triệu đôla để tăng thêm lượng người theo dõi và gây ảnh hưởng trên Twitter, trớ trêu thay, nền tảng này đang bị chặn ở Trung Quốc.

(Còn tiếp...)

Xuân Trường
Nguồn: NTD Việt Nam

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...