03 June 2018

Blogger nổi tiếng Mẹ Nấm được đề cử Giải Nobel Hòa Bình 2018

THÔNG BÁO

Hon. David Kilgour, cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Á Châu – Thái Bình Dương và cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Mỹ Châu La Tinh & Phi Châu của Canada:

Thật là vinh dự và ưu tiên cho tôi được thông báo rằng người nữ Blogger nổi tiếng thế giới NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH, tức MẸ NẤM của Việt Nam đã được đề cử GIẢI NOBEL HÒA BÌNH 2018 bởi Tiến Sĩ MARC ARNAL, Giáo Sư Danh Dự và cựu Khoa Trưởng Học Khu St. Jean, Đại Học Alberta, ở Edmonton, Alberta, Canada.

Mẹ Nấm – tù nhân lương tâm nổi tiếng – đã hướng đến cái vĩ đại. Sinh ra và lớn lên thời hậu Chiến Tranh Việt Nam, chị đã mất ảo tưởng với chế độ chính trị hiện đương. Không chỉ chị gặp rắc rối sâu đậm để sống trong một nước phiền hà bởi nạn nghèo đói, phân biệt, nhũng lạm, và vi phạm nhân quyền, nhưng chị còn cảm thấy bị phản bội bởi những sáo ngữ chính trị trống rỗng của các lãnh đạo chính trị. Từ 2006, Mẹ Nấm đã quyết tâm chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn, nơi đó đồng bào của chị phải có được những tự do cơ bản về suy nghĩ, về viết lách, về nói lên, về sinh sống không sợ hãi, và quy trách nhiệm cho các giới chức chánh phủ về các hành động của họ. Là một nhà sáng lập “Hệ Thống Bloggers Người Việt” (Vietnamese Bloggers Network), chị bắt đầu liên kết các thực tế đời sống ở Việt Nam với sự khốn khổ kéo dài của người dân Việt Nam.

Là một nhà chống giữ nhiệt tình tự do phát biểu và nhân quyền, Mẹ Nấm đã từ chối giữ im lặng. Bằng cách công khai nói lên ý kiến của mình trên nhiều vấn đề quốc gia nguy kịch như là cái chết của những người bị công an giam cầm, chủ quyền Việt Nam về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Nam Trung Hoa, và sự giải quyết của chính phủ trong vụ Formosa, Mẹ Nấm đã nhận được sự chú ý của thế giới. Để đàn áp và phạt nhà bất đồng chính kiến đại chúng này, chế độ Cộng Sản Hà Nội đã bỏ tù Mẹ Nấm trên cơ sở những bài đăng lên mạng xã hội và những cuộc phỏng vấn chị đã thực hiện với Đài Á Châu Tự Do và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Sự vi phạm nhân quyền này đã tạo ra sự lên án mạnh mẽ khắp thế giới. Đặc biệt, các nhóm nhân quyền và tự do báo chí cùng liên hết với nhau lên án sự xét xử và kết án chị. Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) đã kêt luận: “Kết án Mẹ Nấm 10 năm tù về các bài viết của chị là một sự sỉ nhục công lý”.

Theo Tiến Sĩ Arnal: “Tôi có cảm nghĩ tích cực rằng thế giới của chúng ta tốt đẹp hơn bởi sự dũng cảm của Mẹ Nấm. Mẹ Nấm đã có sự can đảm viết về sự khốn khổ kéo dài của người dân của chị và nói lên một cách công khai về sự khẩn thiết cho dân chủ và nhân phẩm. Nhiều người sẽ đồng ý rằng tự do ngôn luận phải được điều chỉnh bởi sự gắn liền với nhân quyền và luật tự nhiên, điều kiện tiên quyết cho một xã hội tự do và công lý. Trường hợp của chị đáng buồn đã nhắc nhỡ chúng ta về thực tế đáng buồn trên nhiều phần của thế giới nơi đó sự bỏ tù bất công được áp đặt cho những người đã phát biểu các ý kiến phù hợp với nhân quyền và luật tự nhiên nhưng không phù hợp với chủ trương của chính phủ”.


Để vinh danh một blogger nổi tiếng mà sự can đảm và sức bật đã nhận được sự thán phục của thế giới và để thừa nhận một nữ tù nhân lương tâm Á Châu mà đại nghiã là nói lên sự thật và bảo vệ các quyền tự do và nhân phẩm của người dân của chị, tôi khuyến khích tất cả các cơ quan, học viện và những người quan tâm phó thự sự đề cử của Tiến Sĩ Arnal.

Xin chứng tỏ sự ủng hộ của qúy vị bằng cách viết cho:

The Swedish Academy
P.O. Box 2118
SE-103 13 Stockholm
Telephone: +46 (0)8-555 125 00
Telefax: +46 (0)8-555 125 49
E-mail: sekretariat@svenskaakademien. se

Cám ơn qúy vị.
David Kilgour
___________________________________
Đọc thêm:

Vì sao Mẹ Nấm từ chối nhận thức ăn của trại giam?

Buổi đoàn tụ giữa blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng 2 con nhỏ, gồm bé Gấu (6 tuổi) và bé Nấm (11 tuổi) đã diễn ra trong khoảng 1 tiếng đồng hồ bên trong trại giam số 5, Thanh Hóa vào chiều ngày 31 tháng 05 năm 2018.

Như vậy, sau gần 2 năm bị chia cắt tình mẫu tử, lần đầu tiên Gấu được nhìn thấy và nghe tiếng mẹ Quỳnh qua khung cửa kính trại tù.

Để đến gặp mẹ, Gấu cùng chị Nấm và bà ngoại Nguyễn Tuyết Lan phải thức dậy từ lúc 4h sáng, vượt qua hơn 1200km, trên nhiều phương tiện khác nhau để đi từ Tp Nha Trang đến Thanh Hóa. Gấu bị say xe nên ói mật xanh mật vàng. Bà ngoại thì tuổi cũng ngoài 60, sức khỏe đã yếu, cả 3 bà cháu ai cũng bơ phờ, mệt mỏi.

Hôm nay cũng là lần thăm thứ 2 của gia đình kể từ khi blogger Mẹ Nấm bị chuyển trại giam ra Thanh Hóa.


Blogger Mẹ Nấm bị đầu độc?

Kết thúc buổi thăm gặp, bà Nguyễn Tuyết Lan cho tôi biết rằng: Quỳnh nói các khớp tay, chân đều bị sưng và đau nhức. Quỳnh đã tuyệt thực 6 ngày, kể từ ngày 6/5 đến 11/5 để phản đối trại giam. Hôm bà ngoại của Quỳnh mất, như có linh cảm, chị xin gọi điện về nhà nhưng bị trại giam từ chối.

Nhưng điều bà Lan lo lắng nhất: Quỳnh nói rằng sau khi ăn thức ăn của trại giam thì sức khỏe của chị có nhiều triệu chứng bất thường, hay mệt mỏi. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của mình, tạm thời Quỳnh không nhận thức ăn của trại nữa mà chỉ ăn thức ăn do gia đình gởi vào.

Tôi lo lắng, liệu có phải blogger Mẹ Nấm bị đầu độc?

Đem lo lắng của mình “chia sẽ” cùng cựu TNLT Cấn Thị Thêu - một người từng bị cầm tù ở trại 5 thì được bà Thêu cho biết:

“Kể cả ở trại 5 hay trại giam Gia Trung, tôi cũng nhiều lần bị như thế. Có khi ăn thức ăn ở trại xong thì thấy người mệt mỏi, khô rát cổ họng nhưng không khát nước. Tôi cũng nghi ngờ không biết họ có cho hóa chất hay thuốc gì đó vào để hại mình không?...”

“Với chế độ tàn ác này thì họ có thể nghĩ mọi cách để giết dần, giết mòn những người đấu tranh, những tù nhân chính trị”, bà Thêu cho biết thêm.

Nghi ngờ đầu độc cũng được bà Lê Thị Minh Hà đặt ra với trường hợp chồng mình là nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba Sàm) sau khi bà có chuyến thăm đến trại 5 hôm 21 tháng 05. Trên trang facebook cá nhân của mình, bà Hà cho biết ông Vinh “bị đau bụng và tiêu chảy” sau khi “uống cốc nước” từ “2 thanh niên trẻ không đồng phục, không phù hiệu xuất hiện ở khu giam riêng mời”.

60 phút thăm gặp kết thúc, 3 bà cháu lại tất tả bội vàng đi ngược về ga Thanh Hóa cho kịp chuyến tàu trở về Nha Trang trong đêm.

Trước đó, tháng 10 năm 2016, blogger Mẹ Nấm đã bị nhà cầm quyền Khánh Hòa bắt giữ sau những nỗ lực tranh đấu của bà cho vấn đề chủ quyền biển, đảo của tổ quốc, cho vấn vấn đề dân sinh, nhân quyền của người dân Việt Nam. Bà bị khởi tố và tuyên án 10 năm tù giam với cáo buộc về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo điều 88 BLHS.

Sau khi tuyên án, vào ngày 27 Tết Âm lịch 2018, nhà cầm quyền thực hiện chuyển trại giam blogger Mẹ Nấm từ Khánh Hòa ra đến tận trại giam số 5, một nơi heo hút, xa xôi thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Nguồn: facebook.com/duongdaitrieulam?hc_ref=ARSsUoyu6gbruEDPeyw6eLBBu2fAHNlLI-aOsH

No comments:

Post a Comment

Thất Bại Nhục Nhã Của Truyền Thông Định Hướng

TTR: Cho đến năm 2015 khi Donald Trump ra tranh cử tổng thống Mỹ thì chưa có một ứng viên tranh chức tổng thống nào, hay rộng hơn, một chức ...