23 March 2015

Một vài câu nói để đời của ông Lý Quang Diệu

Về sự tự mãn: "Điều mà tôi sợ  là sự tự mãn. Khi công chuyện mỗi lúc một tốt đẹp hơn thì người ta có khuynh hướng làm ít mà đòi nhiều".

Về việc thay thế cách làm:  (Năm 1992, Singapore cấm bán kẹo cao su vì người dân vứt bừa bãi, dính bã kẹo lên bàn, ghế, gây hư hại các công trình văn hóa.)

"Nếu bạn không thể suy nghĩ khi không có thứ gì để nhai, hãy thử một quả chuối", Reuters trích lời ông Lý nói.

Về lãnh đạo:
"Chúng ta cần những nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn xa và rộng, có đầu óc minh mẫn và phóng khoáng, có khả năng nắm bắt cơ hội như chúng ta đã làm... Nhiệm vụ của tôi là tìm ra người kế nhiệm xứng đáng. Tôi đã tìm ra họ, và họ đang ở đây; bây giờ đến lượt họ phải tìm ra người kế nhiệm cho mình. Như thế cần có sự liên tục tìm kiếm và đào tạo những nhà lãnh đạo có năng lực, chân thật, tận tụy và tài năng, là những người làm việc không phải vì mình, mà vì nhân dân và đất nước."

Về việc xác dịnh mục tiêu: "Ngay lúc này, tôi, Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore, nhân danh nhân dân và chính quyền Singapore, tuyên bố rằng kể từ hôm nay, ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore sẽ vĩnh viễn là một quốc gia độc lập, dân chủ với đầy đủ chủ quyền, lập nền trên những nguyên lý của quyền tự do và công bằng hầu mưu tìm phúc lợi và hạnh phúc cho nhân dân đang sinh sống trong một xã hội tối hảo, công bằng và bình đẳng."

Về những gì bản thân làm cho đất nước: "Nếu Singapore là một đứa trẻ, tôi tự hào vì đã chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy".

"Singapore luôn là mối quan tâm đến tận cuối đời tôi. Sao tôi lại không muốn Singapore tiếp tục thành công? Tôi không hối hận. Tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình để xây dựng đất nước này. Không có gì quan trọng hơn thế".

Về việc Nhật Bản đánh bại Anh, chiếm đóng Singapore năm 1942:
"Thời đại đen tối bất ngờ ập xuống chúng tôi, thật tàn khốc và độc ác. Khi nhìn lại, tôi cho rằng đó là bài học chính trị lớn nhất trong cuộc đời mình vì trong 3 năm rưỡi, tôi nhận ra ý nghĩa của quyền lực và tầm quan trọng của sự kết hợp giữa quyền lực, chính trị và chính quyền".

Về mô hình Singapore: "Chúng tôi biết rằng, nếu chúng tôi chỉ giống như những người hàng xóm của mình thì chúng tôi sẽ chết. Bởi vì chúng tôi không có gì để đưa ra trước những gì họ phải đưa ra. Vì vậy, chúng tôi phải tạo ra thứ gì đó khác biệt và tốt hơn của họ. Đó là không tham nhũng. Đó là tính hiệu quả. Đó là chế độ nhân tài. Và nó thực sự phát huy tác dụng".

Về đấu tranh chính trị: "Ai cũng biết rằng, trong túi tôi có một chiếc rìu và nó rất sắc. Nếu anh khiêu chiến với tôi, chúng ta sẽ đấu đến cùng".

Về nghệ thuật lãnh đạo: "Một người không thể kiểm soát được những người đi theo mình dù có hay không đưa ra lời đe doạ nào thì không thể nào trở thành nhà lãnh đạo".

Về thăm dò ý kiến: "Tôi chưa bao giờ quá nghi ngại hoặc bị ám ảnh bởi các cuộc thăm dò ý kiến hay trưng cầu dân ý. Theo tôi, một nhà lãnh đạo mà bị ám ảnh thì quá là yếu kém".

Về vai trò của ngoại thương trong nền kinh tế: "Nếu bạn không tiến hành hoạt động mua bán quốc tế trong khi các đối thủ cạnh tranh làm điều đó thì tức là bạn đang tự loại bỏ mình khỏi hoạt động kinh doanh".

Về sự thẳng thắn: "Đừng đổi "không" thành "có". Đừng trở thành kẻ dại khờ. Nếu có một lý do chính đáng cho câu trả lời "không", nó vẫn phải được giữ nguyên, nhưng phải nói cho thật lịch sự".

Về sự riêng tư: "Tôi thường bị chỉ trích là can thiệp vào đời sống riêng tư của công dân. Đúng, nhưng nếu tôi không làm vậy, thì chúng tôi sẽ không có được như ngày hôm nay".

Về người vợ Kha Ngọc Chi: "Không có bà ấy, có lẽ tôi đã là một người đàn ông khác, sống một cuộc sống khác. Trong giờ phút chia tay cuối cùng này, trái tim tôi nặng trĩu buồn khổ và đau đớn".

Về việc giữ trung thực: "Ngay cả khi hấp hối trên giường bệnh, khi các bạn chuẩn bị hạ huyệt, nếu tôi thấy có điều gì đó sai, tôi sẽ đứng dậy".

Về người Mỹ: "Dân Mỹ là những thừa sai tuyệt hảo. Họ có nỗi thôi thúc khôn nguôi muốn chuyển hóa người khác"

(TTR góp nhặt)

No comments:

Post a Comment