29 September 2012

Bài ca Điếu Cày


(Nguồn: Dân Làm Báo)

Tài liệu

“Với những gì đang diễn ra tại VN hiện nay có thể đi đến kết luận rằng: Trong 20 năm nữa, diện mạo VN sẽ thay đổi rất nhiều so với hiện nay. 10 năm tới vẫn sẽ là thời kỳ ‘hỗn loạn’, ‘tranh tối, tranh sáng’ nhưng 10 năm tiếp theo sẽ là một sự chuyển dịch ‘chóng mặt’. Rất có thể Chính phủ cộng sản cũng sẽ không còn tồn tại nữa”.
***

TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ TỪ HÀ-NỘI
      
Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên cạnh đó là những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người hiện đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)…Nhưng qua hình thức thì tập tài liệu này có thể xuất xứ từ Cục 16, thuộc Tổng cục 2, là các bản báo cáo. Mời qúy độc giả đọc, theo dõi và nhân định…

CỤC 16-phong 7
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /2012/BRC Ngày 23 tháng 4 năm 2012 Số trang: 4, Nguồn: S(A.199)              

Báo Cáo
Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam và động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam (VN)

I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN:
Tổng hợp qua quá trình tiếp xúc trực tiếp Claire Pierangelo/Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Greg/Thiếu tá pháo binh Mỹ; Chuck/Đại úy lính thủy đánh bộ Mỹ, từ 20.3.2012 đến nay.

II. NỘI DUNG TIN: 

Bà Claire Pierangelo

1. Về thực trạng tình hình kinh tế – xã hội VN hiện nay: Theo đánh giá của Claire Pierangelo: “Nền kinh tế VN hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề và cần phải tốn rất nhiều thời gian để khắc phục.Vấn đề lớn nhất của VN chính là lợi ích nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ có tính thời vụ, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của nhà nước được hưởng quá nhiều lợi ích và Chính phủ VN hầu như chỉ in tiền phục vụ nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn”…

“Ở VN hiện nay, cụm từ “tái cơ cấu” được Chính phủ và báo chí nhắc tới rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính phủ VN hiểu vấn đề của họ, nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.

Claire Pierangelo phân tích: “Đáng lẽ kinh tế VN phải vững vàng hơn hiện nay rất nhiều chứ không phải ở tình trạng bưng bít và vá sửa lung tung như hiện nay. Mặc dù Chính phủ VN đang cố gắng che đậy những bất cập, yếu kém của nền kinh tế nhưng người dân VN ai cũng biết nguyên căn của sự yếu kém đó. Tiền chỉ tập trung vào một số ít người và nhóm nhất định. Các nhà lãnh đạo VN ai cũng rất giầu, có tiền gửi ở khắp các Ngân hàng trên thế giới. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc nhiều Bộ trưởng, người nào cũng rất giầu. Tiền của họ chính là tiền của Nhà nước. Rõ ràng, tham nhũng tại VN đã trở thành một căn bệnh trầm kha, tới mức nói tới cái gì xấu người dân cũng đều gán cho cái mác “Cộng sản”…

Bên cạnh vấn đề tham nhũng thì vấn đề đất đai cũng đang gặp những bức xúc và phản ứng gay gắt từ xã hội. Chính phủ VN thực sự đang đánh mất lòng dân trong khi xã hội VN lại đang tồn tại quá nhiều vấn đề…

Nhiều nhà khoa học và học giả VN hiện nay thường đề cập tới các vấn đề của xã hội Trung Quốc (TQ) và cho rằng, TQ khó có thể phát triển vì quá nhiều vấn đề và bất cập xã hội. Tuy nhiên,thực tế Chính phủ VN cũng đang gặp những vấn đề tương tự TQ, thậm chí còn tồi tệ hơn TQ, vì Chính phủ VN không dám thẳng tay làm gì, ngược lại cố tình bao che, dung túng cho các sai lầm. Đây chính là yếu tố để VN “tự diễn biến” một cách hết sức hòa bình và tự nhiên”.

Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết: Từ 20.3.2012 đến nay, theo sự bố trí, sắp xếp và chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng Mỹ, 3 nhân viên Mỹ là Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Grek/Thiếu tá thuộc Pháo Binh và Chuck/Đại úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (đây đều là những nhân viên được đào tạo tại Đại học John Hopkins – Lò đào tạo CIA/Mỹ) đã được cử sang VN để khảo sát tình hình VN và báo cáo về Bộ Ngoại giao Mỹ.

Sau một thời gian ngắn thực hiện nhiệm vụ ở VN, những nhân viên này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tiếp tục được chỉ đạo ở lại VN để khảo sát tình hình và nắm bắt thông tin thêm một thời gian nữa. Một số vấn đề mang tính kết luận liên quan đến tình hình VN đã được 3 nhân viên này báo cáo về Mỹ gần đây như sau: 

Thứ nhất, người dân VN hiện đang rất bất mãn với chế độ. Tại các quán café, quán bia, quán trà (phổ biến của giới trẻ VN)… các vấn đề mà mọi người thường đề cập là vấn đề tham nhũng, vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt – Trung với thái độ chỉ trích cách xử lý của Chính quyền.

Thứ hai, người dân VN hiện nay rất ghét Trung Quốc (TQ). Không chỉ vì TQ “chơi bẩn” trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà còn do cách hành xử của Chính phủ VN với Chính phủ TQ. Đáng chú ý, Mỹ và các vấn đề liên quan tới Mỹ hiện đã không còn là vấn đề thời sự được người dân VN nhắc đến. Trong khi đó, TQ mới thực sự là đối tượng hay được nhắc đến như một kẻ thù chủ yếu và trực tiếp của VN. Người Mỹ có thể yên tâm rằng VN sẽ không bao giờ thân với người TQ. Sự gần gũi của Chính phủ VN hiện nay đối với TQ chỉ mang lại những hiệu ứng tiêu cực, càng làm cho người dân VN chán ghét và phản kháng lại Chính phủ nhiều hơn.

Thứ ba, người dân VN hiện đang bị Mỹ hóa rất nhanh. Thời gian qua, cuộc cách mạng về văn hóa của Mỹ đã có sự lan tỏa và phát triển sâu rộng trong toàn xã hội VN. Người dân VN hiện không còn căm ghét Mỹ như 10 – 15 năm trước nữa, ngược lại trở nên thân thiện với Mỹ nhiều hơn. Người VN rất mến khách và dần dần đã coi người Mỹ thực sự là bạn. Đáng chú ý, không ít người VN (kể cả giới quan chức) có tư tưởng bài TQ thậm chí còn coi Mỹ là một cứu cánh cho VN. Grek bộc lộ rằng: “Nếu như các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình VN như cách chúng tôi hiểu thì người Mỹ chắc chắn sẽ có cách tiếp cận VN khác nhiều so với trước. Người Mỹ chưa hiểu nhiều về VN vì họ chưa có dịp sang VN và tiếp xúc với người dân VN. Nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ làm cho người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. Đây là một chuyến đi rất thành công của chúng tôi và khi về nước, chúng tôi sẽ giúp người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. VN hiện đã ở rất gần Mỹ”.

2. Một số động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với VN thời gian tới: Claire Pierangelo cho rằng: “Vấn đề của Chính phủ VN hiện nay không phải do bên ngoài đem tới mà chính là vấn đề tự thân của Chính phủ VN. Nếu không giải quyết được các vấn đề này thì chính VN sẽ gặp rắc rối lớn mà không cần ai/nước nào can thiệp…

Trước đây, Chính phủ Mỹ từng nghĩ rằng, Mỹ sẽ phải bằng cách này hay cách khác đổ thật nhiều tiền vào VN mới có thể đạt được các mục đích của mình, nhưng hiện nay việc làm này không còn cần thiết nữa. Chính phủ Mỹ không cần phải can thiệp hoặc đổ quá nhiều tiền vào VN, chỉ cần có những tác động cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp, những tình huống nhất định thì Mỹ có thể đạt được mọi điều mình mong muốn ở VN”.

Cơ sở để đưa ra nhận định này đó là: Giới trẻ VN hiện nay đã khác hẳn thế hệ đi trước. Tuổi 32 có thể coi là một mốc quan trọng cho ranh giới giữa các thế hệ ở VN. Theo các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội: Ở VN hiện nay, những người từ 32 tuổi trở xuống là một thế hệ mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tư tưởng rất thoáng, văn hóa và cách nghĩ, cách sống gần với phương Tây và Mỹ hơn. Thậm chí một bộ phận giới trẻ VN hiện nay còn thuộc phim ảnh Mỹ, âm nhạc Mỹ, thời trang Mỹ nhiều hơn chính những người Mỹ… Đây là một thành công lớn của Mỹ trong việc truyền bá văn hóa Mỹ vào VN trong suốt thời gian vừa qua.

Claire Pierangelo nói: “Không cần phải làm gì quá nhiều, biên giới Mỹ đang ngày càng tiệm cận, thâm nhập sâu và mở rộng hơn tại VN. Tình trạng “Mỹ hóa” đang xẩy ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Giới trẻ VN hiện nay cũng không còn chịu ảnh hưởng nhiều của thế hệ đi trước, đặc biệt về tư tưởng, thái độ, lối sống, cách suy nghĩ mà họ có xu hướng tách ra, độc lập và tự chịu trách nhiệm”… “Điều mà Mỹ lo lắng là sự bền chặt trong mối quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên, VN hiện đã đi xa khỏi khu vực ảnh hưởng của văn hóa TQ. Tư tưởng bài xích TQ luôn xuất hiện trong suy nghĩ của người dân VN, chính điều này lại giúp văn hóa Mỹ gần với văn hóa VN hơn…”Những ưu tiên của Mỹ đối với VN trong thời gian tới là:

Thứ nhất, trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục khai thác và tập trung vào giới trẻ VN nhiều hơn, nhất là lứa tuổi từ 32 trở xuống. Song song với đó, Mỹ cũng sẽ tìm hiểu và khai thác thông tin từ cộng đồng dân chúng để hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình VN để có những đối sách phù hợp. Đối với Mỹ, những thông tin có được qua quá trình tiếp xúc dân chúng là hết sức giá trị,thể hiện rõ thực trạng đất nước và xã hội VN, nó khác hẳn với những thông tin chính thống của Chính phủ. Qua tìm hiểu được biết, với các kết quả đạt được trong chuyến công tác VN vừa qua, Greg và Chuck đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ điều động ở lại VN tiếp tục hỗ trợ cho Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trong một thời gian nữa để theo dõi sát về tình hình VN, nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông và mối quan hệ Việt-Trung. Đây là nhiệm vụ đột xuất vì Đại sứ quán Mỹ tại VN vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi sang có đánh giá rằng: Sự căng thẳng gần đây giữa VN và TQ liên quan tới Biển Đông có nguy cơ bùng nổ xung đột và Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang muốn tìm hiểu quan điểm và phản ứng của VN về vấn đề này. Đặc biệt, nhiệm vụ tối quan trọng mà Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ giao cho 2 nhân viên này là tăng cường tiếp xúc các tầng lớp, đối tượng VN để xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội, tìm hiểu tâm lý và các vấn đề quan tâm của người dân VN hiện nay (tự do báo chí, tôn giáo, Intermet, vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Trung, Mỹ-Việt…) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chiến lược của Mỹ đối với VN trong thời gian tới.

Vì chưa phải là giới chức ngoại giao Mỹ nên hoạt động của 2 nhân viên này ở VN sẽ có nhiều thuận lợi, có thể dễ dàng tiếp xúc với các đối tượng thuộc nhiều thành phần xã hội ở VN. Thứ hai, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vấn đề nhân quyền để gây sức ép mạnh mẽ lên Chính phủ VN nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình trong quan hệ Mỹ-Việt. Claire Pierangelo bộc lộ: “Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm tới tình hình nhân quyền tại VN. Vấn đề này tuy luôn nóng nhưng chỉ là một phương tiện để Chính phủ Mỹ đạt được những mục đích khác chứ không phải đây là mục đích thực sự của Chính phủ Mỹ tại VN…Thực tế cho thấy, có rất nhiều chính phủ khác còn vi phạm nhân quyền nhiều hơn VN nhưng Chính phủ Mỹ không đề cập tới… Trong thời gian tới, dù chính quyền VN vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, thậm chí mức độ vi phạm còn lớn hơn, nhưng Chính phủ Mỹ có thể sẽ không đề cập nhiều.

Tuy nhiên, đó là vấn đề của sau này, còn hiện tại thì nhân quyền vẫn sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại VN để gây sức ép với Chính phủ VN nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của Mỹ”. Claire Pierangelo khẳng định: “Với những gì đang diễn ra tại VN hiện nay có thể đi đến kết luận rằng: Trong 20 năm nữa, diện mạo VN sẽ thay đổi rất nhiều so với hiện nay. 10 năm tới vẫn sẽ là thời kỳ ‘hỗn loạn’, ‘tranh tối, tranh sáng’ nhưng 10 năm tiếp theo sẽ là một sự chuyển dịch ‘chóng mặt’. Rất có thể Chính phủ cộng sản cũng sẽ không còn tồn tại nữa”.

III. NHẬN XÉT:
Tin phản ánh một số nhận định, đánh giá của nhóm nhân vật Mỹ nhạy cảm thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội VN và cách tiếp cận của Mỹ đối với VN trong thời gian tới. Đáng chú ý là nhận định cho rằng: Thực trạng yếu kém, những bất cập về kinh tế-xã hội VN, cùng sự xuất hiện những tư tưởng “gần Mỹ”, bài xích TQ hiện nay đang khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, vào chế độ. Đây chính là nền tảng để VN “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và chỉ cần một cú hích nhẹ của Mỹ tại các thời điểm, tình huống phù hợp thì chế độ VN sẽ sụp đổ. Trước mắt, Mỹ (mà trực tiếp là Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội) đang tìm cách xây dựng các mạng lưới xã hội VN, khai thác, lôi kéo và chuyển hóa giới trẻ VN; đẩy mạnh tuyên truyền, kích động gây chia rẽ mối quan hệ Việt-Trung… nhằm thực hiện được mục tiêu chuyển hóa, lật đổ chính quyền VN trong 20 năm tới.

IV. TÀI LIỆU KÈM THEO: Không.
Cục trưởng Cán bộ hoạt động Đại tá: Nguyễn Tân Tiến
* Nơi nhận: - TT Lưu Đức Huy : 01 bản - Ban A : 01 bản

Thơ Xướng Họa

   

28 September 2012

Chuyện vui cuối tuần

Những người quá nhạy cảm không nên nghe.
Open at your own risk!!!!!!!!!!!!!!!!!! 

Khi một trung tá công an CSVN nhìn thấy chiếc áo dân biểu tình mặc có viết hai chữ "Tự Do", viên sĩ quan cao cấp "được Bác và Đảng giáo dục" này bèn ví von: "Tự do  cái con c..."! Câu nói để đời đang lan truyền trong dân chúng ở VN.

27 September 2012

Cười tí tỉnh

- Thiên giới ra sao, Steve?
- Tuyệt. Có điều trên ấy không có tường cũng chẳng có hàng rào.
- Rồi sao?
- Nên mình chẳng cần Windows (cửa sổ) và Gates (Cổng ra vào).
______
Lời bàn của Hamintơn Công tử: 
Hồi xa xưa Apple nói rằng Microsoft đã thó sáng kiến của mình mà chế ra Windows nên Steve Jobs đã lôi cổ Bill Gates ra tòa nhưng thua kiện.  Nỗi cay cú nay lên thiên giới vẫn còn mang theo. Thế mới biết con người thường thù vặt thù giai!

Ý kiến của luật sư biện hộ

Tội đó (Tuyên truyền chống Nhà nước) có ghi trong luật pháp Việt Nam. Còn cáo buộc đối với ông Hải có xác đáng không còn phụ thuộc vào hành vi của ông Hải.

Tuy nhiên, tôi cho rằng tội này có mâu thuẫn với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia ký kết vào năm 1982.

Tòa xử căn cứ theo pháp luật, còn việc thủ tướng đưa ra quyết định cấm các blog (Quanlambao, danlambao, Biển Đông) thuộc về hành pháp. Các chủ blog bị xét xử không nằm trong danh mục thủ tướng nêu tên. 

(Hà Huy Sơn - Luật sư biện hộ cho ông Nguyễn Văn Hải)

Quốc tế lên tiếng về bản án xử các bloggers ở VN

Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton kêu gọi trả tự do cho ba blogger vừa bị tòa TP Hồ Chí Minh tuyên án.

Các ông bà Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (blogger Anhbasg) bị kết án 12, 10 và 4 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 bộ Luật Hình sự.

Ngay trong ngày, Văn phòng Cao ủy phụ trách Chính sách Đối ngoại của EU đã ra thông cáo bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về bản án hà khắc dành cho các blogger.

Thông cáo của bà Ashton viết rằng "các bản án trong trường hợp này đặc biệt nặng nề".

"Liên hiệp châu Âu nhắc lại quyền cơ bản của tất cả mọi người là được bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình."

Bà Ashton cũng "kêu gọi Việt Nam tôn trọng các bổn phận quốc tế của mình và trả tự do cho các blogger ngay lập tức".

Trước đó, ngay sau khi phiên tòa kết thúc tại TP HCM, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã có phản ứng bằng thông cáo báo chí yêu cầu "Chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do cho Điếu Cày và các blogger Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần".

Phía Mỹ cũng nói: "Cách chính phủ xử lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự pháp lý."

Trường hợp ông Nguyễn Văn Hải đã từng được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.

(BBC Tiếng Việt)

Những Quan Điểm Sai Lầm Trầm Trọng về "Hội Ái Hữu" Trên Đất Mỹ

Chu Tất Tiến.

Theo những nguyên tắc căn bản của các Hội Ái Hữu (The Principles of Alumni Associations) của các trường Đại Học cũng như Trung Học tại Hoa Kỳ, thì các Hội Ái Hữu được thành lập với những mục tiêu chính như sau:

-Tăng cường quan hệ giữa Hội và các cựu học sinh, sinh viên cũng như với các Hội Ái Hữu của các trường khác.

-Tăng cường sự hợp tác giữa các đồng môn, khuyến khích họ tham gia vào các cuộc gặp gỡ hàng năm. Giúp tìm bạn cũ và duy trì tình thân giữa người cùng trình độ với nhau.

-Trợ giúp các hội viên tìm việc làm, giới thiệu các sinh hoạt cộng đồng trong khu vực, thông tin về những thay đổi trong nghề nghiệp cũng như những khám phá hoặc thay đổi trong lãnh vực xã hội.

-Yểm trợ các cá nhân gặp khó khăn trong nghề nghiệp bằng cách chia xẻ những kinh nghiệm trong đời sống, những thành công hay những thất bại, để các hội viên cùng tiến bộ.

Ngoài ra, với những Hội Ái Hữu các ngành nghề chuyên môn còn có mục tiêu chia xẻ kỹ thuật cao trong thế kỷ hiện đại để tất cả thêm vững mạnh trong nghề nghiệp.

26 September 2012

Lấy sai lầm để sửa chữa sai lầm,

Đảng CS VN bắt blogger Điếu Cầy để làm đẹp lòng Tàu Cộng.

Đài BBC phỏng vấn Bà Dương Thị Tân, vợ blogger Nguyễn Văn Hải.

Bà Dương Thị Tân nói Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 dọa "bẻ cổ" bà và nói "tự do cái con c**" khi thấy bà và con trai mặc áo có chữ "tự do cho những người yêu nước" trên ngực.

Bà Tân cũng nói bản án từ tổng cộng 26 năm cho ba bloggers Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải là "phi lý nhất từ trước tới nay mà nhà cầm quyền này có thể áp dụng lên những người tù chính trị."

Bấm vào LINK dưới đây để nghe trọn bài phòng vấn:

Khi súng đạn kết hợp với sợ hãi và ngu xuẩn

Lê Diễn Đức
“Không thể nô lệ hóa một con người tự do, bởi vì tư tưởng của con người tự do vẫn tự do ngay cả trong nhà tù” - (Platon, triết gia Hy Lạp).
Ngay sau khi phiên toà ngày 24/9 kết án hết sức nặng nề ba nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải: 12 năm tù, 3 năm quản chế; Tạ Phong Tần – 10 năm tù, 5 năm quản chế; Phan Thanh Hải – 4 năm tù, 3 năm quản chế, trong sự thất vọng đến bàng hoàng và phẫn nộ của dư luận, nhà văn, biên kịch điện ảnh Thuỳ Linh (hiện sống ở Hà Nội), trong bài “Sự trả thù mất trí“, viết:
“Bản án tự kết án cho chế độ được tạo ra từ những nghịch lý: Ảo tưởng, Bất tin, Bất tín, Căm hận, Chán ngán… Và người xưa đã đúc kết: “bạo phát, bạo tàn”. Nếu chính phủ tiếp tục phát hành những “trái phiếu độc đoán, chuyên chế” thì họ sẽ gặt về dự án Sụp đổ như đã từng trước đây với những Vinashin, Vinalines… Bởi nhân dân không còn gì để thế chấp, không còn gì để họ có thể cướp bóc, đàn áp ngoài sự oán thán, căm hận – những cái mà chính quyền không hề muốn nhận về”.
Richard Kapuściński, nhà báo Ba Lan nổi tiếng, đoạt nhiều giải thưởng báo chí của các nước, được xem là “hoàng đế phóng sự”, từ trải nghiệm thời cộng sản của Ba Lan đã đưa ra nhận định:
“Không có sự tồi tệ nào hơn bằng kết hợp sử dụng súng đạn với sự ngu dốt và sợ hãi. Nó sẽ xảy ra tất cả những gì tệ hại nhất mà bạn có thể nhìn thấy“.
Còn Oscar Wilde, hiệp sĩ, nhà văn nổi tiếng của Ireland (1854-1900) nói rằng
“không ai gây tội ác mà không cùng lúc thực hiện sự ngu dốt“.
 Những đúc kết trên đây rất chính xác cho phiên toà ngày 24/9 của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN). Họ có đầy đủ cả ba thứ: Súng đạn, ngu dốt và sợ hãi.

Trong bài viết “Những dự đoán về phiên toà xét xử các Bloggers Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và chị Tạ Phong Tần“, nhắc lại lời của giáo sư Ngô Bảo Châu khi nói về “phiên toà ô nhục” xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong năm 2011 rằng, “không thể lấy sự cẩu thả và sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ“, tôi đã ý thức trước rằng nó sẽ tái diễn. Nhưng tôi không ngờ, nó được thực thi không những bằng sự cẩu thả, sợ hãi, mà cả sự ngu dốt ngoài sức tưởng tượng trong bối cảnh dư luận xã hội và quốc tế quan tâm rộng lớn chưa từng thấy với những phiên toà chính trị tương tự trước đó.

25 September 2012

Chân Trời Mới, tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh


Chân Trời Mới
(New Horizon)

24x48 inch ( 61x122 cm)
Oil on canvas
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**

Bức họa trên đây do Nhã Thi, con gái lớn của tại hạ, gợi ý những nét chính và được ráo riết thực hiện trong vòng một tuần lễ tại thủ phủ Edmonton của tỉnh bang Alberta. Bức họa để lại như một tặng phẩm của bố cho con nhân ngày cưới của Nhã Thi 15.9.2012 vừa qua. Khi chụp, bức họa mới vừa vẽ xong, còn rất ướt, bị phản ánh, nên màu không chính xác và chi tiết không lên hết. Mời quý anh chị coi đỡ cho vui.

Tiếng Vọng Từ "Lời Mời Của Biển"

Nhận lời của biển gọi mời
Lòng nghe rạo rực bồi hồi khát khao
Như muôn con sóng dâng trào
Như say sưa lạc lối vào Thiên Thai
Thềm trăng đôi bóng ngất ngây
Hong bờ môi khát đẹp ngày trùng quang?
Trà chuyên đối ẩm miên man?
Hương xuân đã thắm, tình đang còn nồng
Anh là vạt nắng phiêu bồng
Cho em mơ mộng tơ hồng chung dây
Ngỡ như nằm cạnh nhau đây
Tình tuy đến muộn nhưng đầy thiết tha
Lời Mời Của Biển vang xa
Đường về phố biển bao la dặm dài
Anh ơi! Em sẽ về đây
Hành trang là trái tim này trao anh.

CUC PHUONG
( 2012)
_______
Lời bàn cùa Ha-min-tơn Công tử:
Lời mời của biển quả thiết tha đã đánh động trái tim thục nữ,
mở toang cánh cửa tù túng giam hãm kẻ tình si.
_______
Bài thơ "Lời Mời Của Biển" của Dương Quân đăng ngày 15 tháng 9, 2012

24 September 2012

Moby Dick

Một tác phẩm sinh đôi
Trọng Đạt

Nhân lần thứ 121 văn hào Herman Merville lìa trần (28/9/1891-28/9/2012) tôi xin có đôi dòng về con người và tác phẩm bất hủ Moby Dick của ông, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng viết năm 1851, đã được coi như một trong những kiệt tác lớn nhất của văn chương Mỹ và như một bảo vật của văn chương thế giới, cũng thường được coi là tác phẩm văn chương lớn nhất mọi thời đại . Năm 1956 truyện đã được đạo diễn John Huston quay thành cuốn phim bất hủ, một tác phẩm đã hai lần trở thành bất hủ hay tác phẩm sinh đôi của nhà văn hào.

Herman Merville đã được xếp trong số những tác giả lớn của văn chương Mỹ thế kỷ thứ 19. Ông sinh ngày 1/8/1819 tại Nữu Ước, thời còn thanh niên ông đã làm thư ký, ngân hàng, dậy học. Năm 1837 Herman làm cho một tầu buôn đi Liverpool rồi lại về Mỹ năm 1841, ông xin đi làm cho tầu đánh cá Acushet đi Thái bình Dương, từ đó ông có cảm hứng để viết thành truyện Moby Dick. Sau này tầu khởi hành từ Bed Ford, Massachusette, ở trên tầu khoảng một năm rưỡi, đến 1842 Herman cùng người bạn trốn xuống đảo Marquesas của thổ dân Polynesian ăn thịt người nhưng họ đối với ông tử tế. Ở đây được một tháng ông trốn lên tầu đánh cá voi Lucy ann, bị giam vài tuần sau lại tiếp tục đánh cá tại Tahiti.

Năm 1843 Herman đăng vào Hải quân ở Honolulu, mục đích để được về nước tại Boston năm ấy, ông được bạn bè thân nhân khuyến khích viết sách. Năm 1851, Herman viết xong Moby Dick, được xuất bản tại Luân đôn ngày 18/10/1851 lấy tên là The Whale, Con Cá Voi, gồm ba cuốn, mấy tuần sau ngày 14/11 được xuất bản tại Nữu Ước, in thành một cuốn lấy tên Moby Dick. Truyện một thuyền trưởng trên tầu đánh cá voi đã nuôi hận thù một con cá voi trắng và trận đấu quyết liệt của đoàn thủy thủ với kình ngư dữ tợn ấy khiến mọi người bỏ xác dưới biển chỉ còn một người sống sót. Tác phẩm cho thấy sự nguy hiểm ghê gớm của nghề săn cá voi, nó cũng cho người đọc nhiều hiểu biết về nghề săn gian nan vất vả này.

Cười tí tỉnh

Diễn thuyết hùng hồn

Mười một người đeo chiếc dây thừng dưới chiếc trực thăng đang bay, gồm mười người đàn ông và một người đàn bà. Chiếc dây không được chắc để đeo cả mười một người nên một người bắt buộc phải buông dây nếu không dây đứt chết cả đám.

Nhưng họ không tài nào chỉ định đưọc người phải buông dây mãi đến khi người đàn bà lên tiếng rất cảm động. Người đàn bà nói rằng nàng tự nguyện buông dây bởi vì là đàn bà nên nàng vốn dĩ phải hy sinh mọi thứ vì chồng, vì con, vì đàn ông nói chung và khi hy sinh như vậy mà chẳng được đền bù là bao.

Nàng vừa dứt lời, tất cả đàn ông đang đeo dây đều vỗ tay hoan hô!!! (NT lượm va dịch)

Để suy gẫm

Ăn Mày

Một người ăn mày đến trước một trang viên, gặp nữ chủ nhân để ăn xin. Người ăn mày này rất tội nghiệp, cánh tay bị cụt, tay áo trống trải đung đưa, người nào trông thấy cũng đều khẳng khái bố thí cho. Tuy nhiên, vị chủ nhân này lại không hề khách khí, chỉ ra đống gạch trước cửa nói với người ăn mày: Ngươi giúp ta chuyển đống gạch này ra nhà sau đi.

Người ăn mày giận dữ nói: "Tôi chỉ có một tay, bà còn nhẫn tâm bảo vác gạch. Không muốn cho thì thôi vậy, cần chi phải trêu ghẹo người khác?"

Vị chủ nhân không chút nổi giận, cúi người xuống bắt đầu dọn gạch. Bà ta cố ý chỉ dùng một tay để chuyển, sau đó bà nói:
- "Ngươi thấy đấy, không phải chỉ dùng hai tay mới có thể sống được. Ngươi có thể làm, vậy tại sao lại không làm chứ?"
Người ăn mày lặng người đi, hắn ta nhìn vị nữ chủ nhân với ánh mắt kỳ dị, trái cổ nhô nhọn giống như một quả trám chuyển động lên xuống 2 lượt. Cuối cùng, hắn cúi người xuống, dùng cánh tay còn lại bắt đầu chuyển gạch. Một lần chỉ có thể chuyển đi hai viên gạch. Hắn chuyển như thế đúng hai tiếng đồng hồ thì hết đống gạch. Mệt, hắn thở như bò kéo xe, trên mặt dính đầy bụi, mấy chòm tóc rối bị mồ hôi ướt dính xéo trên góc trán.

Nữ chủ nhân đưa cho người ăn mày một cái khăn lông trắng như tuyết. Người ăn mày đón lấy lau mặt và cổ một lượt rất kỹ; chiếc khăn lông trắng đã biến thành chiếc khăn lông đen. Người phụ nữ lại đưa cho hắn 20 đô-la, người ăn mày cảm kích nói:
- "Cảm ơn bà."
- "Ngươi không cần cảm ơn ta, đây là tiền công ngươi kiếm được dựa vào sức lực của mình."
Người ăn mày nói:
- "Tôi sẽ không quên bà, để cho tôi giữ làm kỷ niệm vậy."
Nói xong, hắn cúi người chào thật thấp và sau đó lên đường.
Qua nhiều ngày sau lại có một người ăn mày khác đến trang viên này. Người phụ nữ đó lại dẫn người ăn mày vào nhà sau, chỉ đống gạch, và nói:

Chuyển đống gạch này ra trước nhà, ta sẽ trả cho ngươi hai mươi đô-la.
Người ăn mày với hai tay còn nguyên vẹn này bỏ đi, không biết là do không thèm 20 đô-la hay do điều gì khác.

Người con của người phụ nữ không hiểu, liền hỏi mẹ:
Lần trước mẹ kêu ăn mày chuyển đống gạch này từ trước nhà ra sau nhà. Lần này mẹ lại kêu ăn mày chuyển gạch từ sau nhà ra trước nhà. Rốt cuộc mẹ muốn đống gạch ở sau nhà hay là ở trước nhà?.
Người mẹ nói với con rằng:
"Gạch đặt trước nhà hay sau nhà đều như nhau, nhưng chuyển hay không chuyển, đối với người ăn mày mà nói, thì lại không giống nhau."
Sau này cũng có mấy người ăn mày đến xin ăn, đống gạch đó được chuyển đi mấy lượt.

**

Vài năm sau, có một người rất chỉnh tề đến trang viện này. Ông ta mặc veston, mang giày da, trông chững chạc hiên ngang như những người thành công với sự tự tin và tự trọng, chỉ có điều là người này chỉ có một cánh tay trái. Ông ta cúi người xuống, nói với vị nữ chủ nhân nay đã có phần già đi:
"Nếu không có bà, tôi vẫn chỉ là một kẻ ăn mày. Thế nhưng bây giờ tôi là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của một công ty."
Người phụ nữ đã không còn nhớ ra ông là ai, bà hờ hững nói:
"Đấy là do chính bản thân ông làm ra mà thôi."
Người Chủ tịch Hội đồng Quản trị một tay mời người phụ nữ cùng cả nhà bà dọn đến thành phố để sống những ngày thoải mái. Người phụ nữ nói:
- "Chúng tôi không thể nhận sự chăm sóc của ông được. "
- "Tại sao?"
- "Bởi vì cả nhà chúng tôi ai cũng có hai tay."
Người chủ tịch tuy đau lòng nhưng vẫn kiên trì:
- "Thưa bà, bà giúp tôi hiểu được thế nào là Nhân, thế nào là Cách. Căn nhà đó là tiền công mà bà đã dạy cho tôi."
Người phụ nữ nói:
- "Vậy thì ông đem căn nhà ấy tặng cho người nào không còn cánh tay nào cả !."

23 September 2012

Ảnh lạ



Rivers forming treelike figures on the desert of Baja, California.

22 September 2012

Thơ Như Thương

CON TRĂNG CON CHỮ

Câu thơ rơi rụng nhịp vần
Con trăng con chữ xuống trần rong chơi
Thả vàng sắc lá thu rơi
Ngõ em bước nhẹ chơi vơi thiên đàng
Lẫn trong sương khói dịu dàng
Mùi hương tóc quyện mây ngàn non cao
Ta ngồi ngắm cuộc hư hao
Nâng niu giữ lại ngọt ngào riêng em
Để mai ngọc khuyết trăng mềm
Gieo vần bằng trắc bên thềm với ta
Để trầm luân kiếp lá hoa
Biếc xanh một thuở tưởng là thiên thu
Dặm trần vẫn mộng phiêu du
Bao lần nguyệt đã xuân thu đông hè
Thoảng như trăm nỗi sắt se
Nhặt màu lá nhớ mà nghe tình về
Tạ lòng tri kỷ hẹn thề
Trăng thu chữ biếc cõi quê cõi người

Như Thương

21 September 2012

Cười tí tỉnh

Tiến bộ
Có một du học sinh "gọi điện" về VN kể cho bố nghe là - Bố ơi nước Mỹ và Đức đã đi một bước đi mới, họ đã làm một việc trong lịch sử chưa hề có. Lần đầu tiên nước Mỹ có một Tổng thống da màu, cha của ông ấy là một người Phi Châu, cha, mẹ của ông ấy đã ly dị từ lâu, ông ấy sống với bà ngoại từ nhỏ. Nước Đức còn đi một bước dài hơn nước Mỹ, họ vừa bầu lên một phó thủ tướng là một người VN được 2 vợ chồng Đức nhận làm con nuôi, một đứa trẻ bị bỏ rơi trở thành phó thủ tướng.

Người bố ở VN bực mình trả lời cậu con - Mày cứ binh người ngoài hạ thấp người VN chúng ta. Hai cái chuyện này là bọn Mỹ và Đức bắt chước VN cả, nước VN đã làm chuyện này lâu rồi.

Này nhé ông Nông Đức Mạnh là con của một bà dân tộc thiểu số là Nông Thị Xuân, cha của Nông Đức Mạnh là ai đéo biết. Obama đã tốt nghiệp Đại Học Harvard còn Nông Đức Mạnh có học hành gì đâu vậy mà vẫn được làm Tổng Bí Thư. Đấy mày thấy chưa VN tiến bộ hơn Mỹ nhiều, đừng có khen Mỹ nữa nhé.

Còn nước Đức có thủ tướng là con nuôi thì đâu có gì lạ, Nguyễn Tấn Dũng của VN cũng đâu có cha. Mặc dù là con nuôi nhưng Phó thủ tướng Đức phải tốt nghiệp đại học rồi mới làm chính trị, còn NTD chỉ có bằng Y Tá thôi mà được làm thủ tướng, VN hay hơn Đức nhiều đừng có khen Đức nữa nhé!

BỐ SỸ VÀ CÔ ÚT

Tùy bút Phan Ni Tấn

Khoảng giữa năm 1979 tôi đến thăm gia đình nhà văn Doãn Quốc Sỹ nhà ở trong một con hẻm đường Thành Thái, Sài Gòn mới biết bố Sỹ đang ở tù cải tạo trên cao nguyên Gia Rai. Ba mươi ba năm sau, ngồi bình thản dưới mái nhà bình thường của tôi ở Canada, bố Sỹ nhíu mày, cặp mắt xa xăm nhìn vào quá khứ như lục lại từng trang đời thê thiết, kể: " Năm 76 chúng đến trường Sư Phạm gởi giấy yêu cầu tôi đến Phường trình diện học tập bốn hôm rồi về, nhưng kỳ thực sau đó chúng bắt tôi đưa lên trại Gia Trung mãi trên cao nguyên Gia Rai. Trại này nằm sâu trong một cánh rừng giữa Pleiku - Kontum. Sở dĩ gọi là Gia Trung là vì trại nằm cạnh con suối người Thượng gọi là I-a I-ung, mình nói trại ra là Gia Trung. Chúng giam tôi từ năm 76 đến năm 80 thì được thả về..."

"Năm nay bố Sỹ của em gần 90 tuổi rồi, nhưng anh xem, cách ăn mặc vẫn còn gọn gàng, tươm tất lắm. Càng già bố Sỹ càng hiền lành, dễ dãi, đôi lúc ngây thơ như trẻ con", cô Doãn Hương, con gái út của nhà văn cười nhe chiếc răng khểnh nói với tôi thế.

Tuy già yếu, hom hem như thế, lãng đãng đến thế nhưng khi nói về tình hình đất nước, về vận mệnh dân tộc, về nghiệp dĩ văn chương... Bố trở nên linh hoạt lạ thường.

Nói đến nhà văn Doãn Quốc Sỹ lâu nay người ta thường nghĩ đến hình ảnh của một kẻ sĩ thời đại. Ông là hội tụ của trí tuệ và tình thương, của niềm tin và ước vọng. Bằng một hành động lịch sử, trong lao tù ông đã từng lẫm liệt, khẳng khái chống lại những gì đi ngược với công cuộc tranh đấu cho hòa bình đất nước và nguyện vọng của nhân dân miền Nam. Cuộc đời và con người của kẻ sĩ là như vậy. Có điều con người bất khuất này, dù được người đời ngưỡng mộ và vinh danh cũng chẳng hề làm ông biến dạng đi chút nào. Xưa sao tôi không biết nhưng nay trước mặt tôi, bố Sỹ của tôi vẫn bình thường, giản dị, gần gũi, hồn nhiên như bất cứ ông già nào tôi có thể gặp ở ngoài đời. Cái vẻ đẹp thật kỳ lạ của tâm hồn ấy tỏa rạng lên cả con người ông, ánh lên đôi mắt cười dễ dãi, gương mặt xương xương nhưng phúc hậu. Chính những tinh chất óng ánh đó đã kết hợp thành chân dung con người kẻ sĩ.

19 September 2012

Những câu truyện nhỏ

TÌNH YÊU CỦA MẸ

**

            Cữ mỗi buổi chiều, cậu bé lại một mình lặng lẽ ra ngoài bãi sông ngồi thơ thẩn. Cậu ngước nhìn lên bầu trời, hình như cậu đang chờ đợi điều gì đó. Thi thoảng có những cánh chim bay về, cậu lại thấp thoảng lo âu, nhìn thật kỹ, rồi chán nản, khi cảm thấy những cánh chim sẽ không về tiếp nữa, cậu lại lặng lẽ quay về.

            Chiều hôm ấy, một lão ăn xin đi ngang qua, thấy cậu ngồi một mình giữa bãi sông hoang vắng, lão bèn lại gạ hỏi:

-        Này cháu, sao cháu lại ra đây một mình giữa chiều tối thế này, cháu đang nhìn gì thế?

Cậu bé buồn rầu đáp:

-        Dạ, thưa cụ, cháu đang chờ đàn chim bay về ạ!

Lão lắc đầu tỏ ý không hiểu, rồi hỏi:

-        Sao cháu lại chờ đàn chim bay về?

Cậu bé rưng rưng nước mắt:

-        Dạ thưa cụ, mẹ cháu mất đã ba năm nay, khi còn sống mẹ cháu bảo khi nào mẹ cháu đi xa, cứ mỗi chiều mẹ cháu sẽ theo những cánh chim trời bay về với cháu.

Rồi cậu bé òa lên khóc:

-        Nhưng đã ba năm nay, đã rất nhiều đàn chim bay về, nhưng cháu chẳng thấy mẹ cháu đâu, mẹ cháu đã nói dối cháu!

Lão ăn xin cảm động vô cùng, lão không kìm được nước mắt, cầm tay cậu và an ủi:

- Không, mẹ cháu không nói dối đâu. Hẳn là mẹ cháu đã rất đau khổ khi biết rằng sắp phải xa rời cháu, người mà mẹ cháu yêu thương nhất. Không đành lòng, mẹ cháu muốn khi đi xa, sẽ theo những cánh chim trời bay về với cháu, để tình yêu thương của mẹ mãi mãi được ở bên cháu, như những ngày còn sống ,cháu à.

            Như đã hiểu ra, cậu ôm ông cụ khóc dữ dội. Đúng lúc ấy, một đàn chim bay qua, cậu bé xúc động vô cùng, cuối cùng cậu cũng được gặp lại mẹ, trong tình yêu thương vô bờ bến.

huyalbert

18 September 2012

QUÊN ANH ĐI

Quên anh đi như trưa nắng Sài gòn
Bỗng biến mất khi cơn mưa rào đến
Như có một mùa xuân luôn giấu giếm
Tận tâm hồn muốn em mãi bình yên

Quên anh đi như một khúc nhạc thiêng
Trên đường phố có vành khăn tang trắng
Tiếng nỉ non làm em buồn im lặng
Lá cờ kia vừa vặn nắp quan tài

Quên anh đi đừng nói chuyện mốt mai
Ngày mai đó anh không bao giờ biết
Cũng có thể giữa chiến trường rên xiết
Người em yêu đã da ngựa bọc thây

Quên anh đi như chuyện cổ đông tây
Chỉ nghe thấy một lần không cần nhớ
Em chỉ biết mặt trời luôn chói lọi
Và em yêu đời em hãy còn dài

Hãy quên anh người chẳng hẹn tương lai
Đời lính trận duỗi dài theo rừng núi
Cờ sinh tử anh gieo như hạt bụi
Chuyện chúng mình tốt nhất hãy quên đi

GOT2
Hành tung bí ẩn của một nhà sư
Lữ Giang


Hòa Thượng Thích Minh Châu, một nhà tu có hành tung bí ẩn và gây nhiều tranh luận, đã qua đời hôm 1.9.2012 tại Sài Gòn, hưởng thọ 94 tuổi.

Mặc dầu ông là người nổi tiếng, năm 1964 đã được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất can thiệp bằng mọi giá để buộc Tướng Nguyễn Khánh phải cho ông từ Ấn Độ về Sài Gòn làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh và ông đã từng giữ chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục trong Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang cho đến sau năm 1975, các cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hãi ngoại chỉ loan tin việc ông qua đời dựa theo các bản tin của báo nhà nước ở trong nước, còn các tổ chức thuộc Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang ở hải ngoại gần như im lặng. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan truyền thông nhà nước, kể cả TTXVN, đã loan tin rộng rãi và viết khá nhiều về ông.

Trang nhà Đạo Phật Ngày Nay ở Sài Gòn đã sưu tầm và viết về tiểu sử của ông khá đầy đủ, nhưng không nói đến những bí ẩn đã gây nhiều tranh luận về chính bản thân ông cũng như những tổ chức đã xử dụng ông.

Dưạ trên tài liệu của tình báo Pháp và VNCH mà chúng tôi đã đọc được trước năm 1975, khi xuất bản cuốn “Những bí ẩn đàng sau những cuộc thánh chiến tại Việt Nam” vào năm 1994” chúng tôi đã tiết lộ nhiều chi tiết bí ẩn về cuộc đời và những hoạt động của ông khiến nhiều người ngạc nhiên.
Người ta thường nói “Nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng Thích Minh Châu vừa là một nhân vật tôn giáo vừa là một nhân vật chính trị, những gì ông đã làm hay để lại, đã và đang gây khá nhiều hậu quả tang thương cho Phật Giáo và cho đất nước, nên chúng tôi thấy cần phải đưa ra ánh sáng những sự thật lịch sử để rút kinh nghiệm và tránh đi vào vết xe cũ.

VÀI NÉT VỀ QUÊ QUÁN

17 September 2012

Tẩy chay hàng hóa Hoa Lục!

Thưa quý vị.

Nếu mỗi gia đình Người Việt Tỵ Nạn trên khắp thế giới chỉ cần làm một bảng thế này đem để trước cửa nhà, cửa tiệm và thực thi tẩy chay đúng như vậy thì Tầu Cộng sẽ biết lễ độ là gì.

Có rất nhiều người hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước lúc này?

Thực hiện một bảng như thế này thì gia đình nào cũng có khả năng. Nhưng đồng bào ta có chịu làm hay không mới đáng nói. Tôi bảo đảm Tầu Cộng sẽ chới với sập tiệm không chừng. Lúc đó VC cũng tiêu ra ma luôn.

Tầu Cộng chết thì Việt Cộng làm sao còn đất sống?

Xin mọi người cùng phổ biến hình này trên Facebook.
Mh

http://macphuongdinh.blogspot.com/
 

Máy bay thám sát tí hon

 Theo Daily Mail, “điệp viên bay tí hon” mới là loại phi cơ không người lái có kích thước siêu nhỏ, chỉ nằm vừa lòng bàn tay bạn và trọng lượng cũng chỉ tương đương một gói kẹo. Các chỉ huy quân đội của Anh và Mỹ tin rằng, loại phi cơ do thám tí hon SQ-4 Recon này – một trong những phương tiện bay nhỏ nhất trên thế giới - có thể trở thành một vũ khí uy lực mới của liên quân trong cuộc chiến chống Taliban và sẽ giúp cứu mạng các binh sĩ ở Afghanistan.

SQ-4 Recon được mô tả là phiên bản thu nhỏ của mẫu máy bay tự lên thẳng Little Nellie mà nhân vật điệp viên huyền thoại James Bond lái trong bộ phim “You Only Live Twice” (tạm dịch: “Anh chỉ sống được 2 lần”). Nó bao gồm 2 camera cho phép các binh sĩ quan sát phía trên đồi cũng như trong những boongke của kẻ thù mà không đối mặt với nguy cơ bị giết hay bị thương.
Mẫu máy bay SQ-4 Recon cũng có thể được điều khiển từ xa bởi các binh sĩ cắm chốt trong một phòng kiểm soát cách xa hàng ngàn dặm hoặc bởi các binh sĩ đang làm nhiệm vụ tuần tra và sử dụng một máy tính bảng 7 inch.

Với đường kính gần 23cm và nặng chưa đầy 2 lạng, chiếc máy bay không người lái nano này có thể bay và quần lượn suốt 30 phút hoặc tắt động cơ và đậu trên rìa tường như chim, rồi phóng to và thu chụp các hoạt động đáng ngờ tới suốt 8 tiếng đồng hồ mà không bị phát hiện.
Các camera của SQ-4 Recon có thể truyền đi những hình ảnh sống (như máy ghi hình trực tiếp) hoặc chụp ảnh tĩnh hay quay video cả ban ngày lẫn ban đêm.

Là sản phẩm sáng chế của Phòng thí nghiệm các hệ thống tự động thuộc trường Đại học Middlesex và công ty BCB International có trụ sở ở Cardiff, Anh, mẫu SQ-4 Recon đang được quân đội Mỹ kiểm định. Bộ Quốc phòng Anh cũng nhận thức rất rõ về tiềm năng của mẫu máy bay không người lái nano này.

Các mẫu máy bay không người lái đang được sử dụng ở Afghanistan có kích thước to đến mức chúng thường được phóng giống như phi cơ có cánh cố định thông thường, khiến chúng dễ trở thành mục tiêu bị các tay súng nổi dậy Taliban phát hiện. Hồi tháng 2 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond từng lên tiếng thừa nhận “đã có kế hoạch trình làng các hệ thống bay không người lái, kích cỡ nano mới”

15 September 2012

Có Những Mùa Thu, truyện ngắn

                   Nguyên Trần

(Phần lớn câu chuyện là hư cấu, nếu có sự trùng hợp tên tuổi, địa danh  hay nội dung nào đó là ngoài ý muốn của tác giả)

Phương có thói quen là cứ mỗi đô thu về thường hay lái xe từ Toronto xuống tận thác Niagara Falls ngắm lá vàng. Trước khi vào chân thác, chàng tấp vô quán Starbucks mua ly cà phê expresso double rồi tới ngồi trên chiếc băng đá đăt dọc theo bờ thác xem như thế giới  nầy là của riêng ta, tha hồ ngắm trời xanh lảng đảng đục sắc mây vừa nhâm nhi cà phê thơm lừng đậm đặc vừa thả hồn tìm thi hứng.

Thu năm nay, Phương cũng không ra ngoài cái thông lệ đó. Bấy giờ là xế trưa, nắng thu vàng long lanh óng ánh như nhả những sợi tơ mượt mà vào lòng khách lãng du lâng lâng bồng bềnh. Đang ngồi trên chiếc băng đá dọc theo thác, say sưa ngắm lá vàng  trải dài trong một vùng trời trong xanh  với cả một  nét đẹp huyền ảo  thiên nhiên của thu muôn thuở, Phương bỗng nghe tiếng một cô gái Việt Nam gọi lớn:

- Mẹ! Mẹ! Lại đây coi nè!

Chàng liền sực tỉnh trở về thực tế và hướng tầm mắt nhìn về  người đàn bà mà cô gái vừa gọi là mẹ đang đứng cạnh cô và một cháu gái nhỏ với một người đàn ông ngoại quốc trẻ mà Phương đoán là chông cô gái. Thoạt nhìn người đàn bà, Phương thấy có nét quen quen,  tò mò  nhìn kỷ hơn và vận dụng hết cái trí nhớ rất tốt của mình thì chỉ một thoáng sau Phương bỗng rùng mình khi vừa nhận ra “nàng” là ai.

         “Trời ơi! Huệ đó sao? Sao mà trời dun rủi cho chàng  gặp lại  nàng một cách quá bất ngờ thế nầy. Đúng là small world.”

Không để mất cơ hội, Phương vôi đứng dây đi nhanh tới Huệ đang đứng nhìn những chiếc tàu The Maid of the Mist chở du khách tới tận chân thác bên dưới dòng sông Niagara. Phương hỏi nhanh như sợ không kịp hỏi:

Lời Mời Của Biển

                Lời Mời Của Biển

                 Mời em một chuyến rong chơi
        Thăm miền biển vắng thăm người cô đơn
               Quạnh hiu những lá hoa cồn
        Bình minh sương phủ, hoàng hôn sóng gào

                 Em về đây, ta có nhau
        Trà chuyên đối ẩm dạt dào ý thơ
               Đường trần lối cũ mịt mờ
        Công danh phù phiếm, dật dờ mộng tan

                       Em về đây, chắp lỡ làng
        Kề vai sao rụng, mây quàng tóc thơm
               Vườn xuân đã héo lại ươm
        Gối chăn đã nguội hãy còn hồi sinh

                 Nâng niu nhóm ngọn lửa tình
        Đốt trầm hương ủ mộng lành gấm hoa
               Lắng nghe tiếng biển vỡ òa
        Bên nhau hát khúc trầm ca bốn mùa

               Sá gì sớm nắng chiều mưa
        Trà chuyên đối ẩm cũng thừa giấc say
               Mời em thu xếp về đây
        Hành trang xin nhớ chất đầy túi thơ.

              Dương Quân
              9.12
____

    " Nhà thơ ơi! đọc thơ của nhà thơ em muốn bay qua với chàng liền.  Hiềm một nỗi là nhiều năm nay hễ thấy biển là em bỗng nhiên thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày! Em yêu thơ của chàng nhưng qua bển với chàng em hổng dám, em...ớn quá chàng ơi!!..."
    (Sầu Đông ghi dùm một nữ lưu yêu thơ Dương Quân
)

14 September 2012

Quan hệ Việt – Trung: Thực tế bẽ bàng hơn nhiều

Đôi giòng:  Nguyễn Gia Kiểng là một trong những lý thuyết gia chủ lực của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên.  Ông là tác giả của nhiều bài viết ( và cả sách) với nhiều ý tưởng phong phú ( có khi rất ‘lạ’ với những bạn đọc ưa tìm hiểu về lịch sử, chính trị, và xã hội VN; ông không hề thiếu kẻ yêu, người ghét!) đã từng gây tranh cãi rất nóng giữa nhiều bạn đọc. Dù dị ứng hay không với lối viết, cách nhìn trong sách cũng như những bài viết trước đây của ông, thiết nghĩ bài viết này cho thấy thêm một số khiá cạnh không hề đơn giản của quan hệ Việt – Trung, dưới mắt nhìn sắc cạnh của một người vẫn còn đam mê với những hoạt động chính trị, ở độ tuổi ngày xưa hiếm người đạt tới, mà ngày nay không hẳn nhiều người đã qua khỏi.(SĐ)

Quan hệ Việt – Trung:
Thực tế bẽ bàng hơn nhiều 
Nguyễn Gia Kiểng

    Diễn tiến quan hệ Việt Trung

“…Nếu ở Việt Nam có một người không được quyền lên án bất cứ ai là tay sai Trung Quốc thì người đó chính là Lê Đức Anh…”

  Giờ này, khi mà nhiều người nghĩ và tin rằng Việt Nam chỉ còn một chọn lựa là ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc và nhanh chóng tiến đến thế đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ và các nước dân chủ, chúng ta cần nhận định lại quan hệ Việt Trung một cách chính xác hơn. Lý do là vì sự thực còn phũ phàng hơn nhiều người nghĩ. Và nếu quá khứ có khả năng tiết lộ những gì có thể sẽ tới thì chúng ta phải rất cảnh giác nếu không muốn hụt hẫng một lần nữa.

Cho tới nay, theo cái nhìn của nhiều người, Trung Quốc, sau khi thất bại trong chiến tranh biên giới 1979,  đã cố lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của họ và đã thành công; Đại Hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã là một bước đổi mới đầy hy vọng không may bị khựng lại và đảo ngược; Nguyễn Văn Linh là con người của một cách canh tân dang dở; trong nội bộ ĐCSVN đã có đấu tranh giữa hai phe canh tân thân phương Tây và bảo thủ thân Trung Quốc và sau cùng phe bảo thủ đã thắng v.v. Nhưng sự thực rất khác.

  Cái nhìn này không giải thích được một cách thuyết phục tại sao ĐCSVN đã có thể đổi hẳn chính sách đối với Trung Quốc từ thế tử thù sang thế chư hầu ngoan ngoãn mà không gây ra một chấn động lớn, bằng cớ là cho đến nay ít người có thể nói một cách quả quyết ĐCSVN đã quyết định thay đổi thái độ đối với Trung Quốc vào lúc nào, hay tại sao mặc dù Việt Nam hết sức chiều lòng Trung Quốc mà Trung Quốc lại cứ tiếp tục hạ nhục và chèn ép Việt Nam. Lý do là vì nó vẫn nằm trong một logic bình thường theo đó mọi chính quyền trước hết mưu tìm quyền lợi cho đất nước mình, họ có lầm lẫn hay không là chuyện khác. Logic này không đúng trong trường hợp của quan hệ Việt – Trung  như chúng ta sẽ thấy.

Nhìn lại quan hệ Việt – Trung đòi hỏi một phân tích thấu đáo những gì đã xảy ra, điều này không dễ vì sự đảo ngược quan hệ Việt Trung đã diễn ra một cách bí mật trong nội bộ của nhóm cầm quyền cao nhất trong đảng cộng sản, nghĩa là bộ chính trị (BCT) và ban bí thư (BBT), ngay cả tuyệt đại bộ phận đảng viên cao cấp cũng không biết. Hơn nữa nó lại chủ yếu được quyết định qua những thảo luận miệng trong tập đoàn lãnh đạo mà các biên bản hoặc không có hoặc vẫn còn được giữ kín. Trong hoàn cảnh đó ta chỉ có thể dựa vào hồi ký của những người trong cuộc cuối đời hoặc có những tâm sự muốn nói ra hoặc có những ân oán giang hồ muốn thanh toán.

13 September 2012

Thiên Đàng, thơ


Thiên Đàng "được" quá, sao hôm nay mới trình Làng? Chờ phép của "ai đó" chăng?
Câu kết lửng: "Thiên Đàng. Nhớ ngón tay thuôn" ...chết người!
Mà sao thơ 7/11 "đi" với họa 5/12 lại "đẹp" như vậy nhỉ???

Kẻ cắp gặp bà già

Trả 1 tỷ bằng tiền xu !!

Như mọi người đã biết Samsung đã thua kiện Apple và phải trả cho Apple 1 tỉ đô la tiền phạt.

Sáng nay, hơn 30 xe tải chở đầy tiền xu loại 5 cent đã đến trụ sở Apple ở California. Ban đầu, bảo vệ của Apple còn bảo các tài xế là họ đã đến... nhầm địa chỉ, nhưng một lúc sau đó, CEO Apple, ông Tim Cook đã nhận được một cú điện thoại từ CEO Samsung giải thích rằng đó là số tiền 1 tỷ USD tiền thua kiện sáng chế họ trả cho Apple.

Trong điều khoản thanh toán Apple đã quên mất 1 điều khoản về địa điểm và giới hạn loại tiền thanh toán.

Đây quả là một vấn đề đau đầu của Apple. Các giám đốc Apple sẽ phải tìm ra biện pháp để đếm tất cả số tiền đó, kiểm tra xem số đó đã đủ 1 tỷ chưa và phải cố gắng thuyết phục làm sao để ngân hàng chịu nhận số tiền này. Xem ra, Samsung đã tìm được cách "chơi bẩn" thích đáng để đáp lại trò "chơi bẩn" của Apple.

Tổng số đồng tiền 5 cent mà Apple sẽ nhận được từ Samsung là 20 tỉ đồng xu 5 cent. 


Tôi Đang Huân Tập

Bạn ơi,

Tôi đang huân tập một đức tính: Hễ có ai chửi tôi, nhục mạ, bôi lọ tôi…tôi sẽ nhẫn nhục không trả lời. Nếu buộc phải trả lời tôi sẽ dùng lời lẽ ôn hòa, không dùng lời thô tục, hung dữ …để trình bày rõ sự việc, để mọi người được biết…mà không làm tổn thương đến người đang công kích hay thù hận tôi. Đức Phật dạy rằng “Muôn loài chúng sinh đều bình đẳng”. Nếu con hổ có thể gầm, con sư tử có thể rống…thì con chim cũng có thể hát ca, con suối có thể reo, thậm chí loài côn trùng nhỏ bé cũng có quyền cất lên tiếng nỉ non giữa canh khuya. Ai cũng có quyền cất lên tiếng nói mà không một ai có quyền ngăn cản miễn sao tiếng nói đó không làm tổn hại tới người khác, không làm xáo trộn sự an vui của cộng đồng.

Tôi đang huân tập một đức tính: Không coi những phim ảnh, báo chí, video bạo lực bắn giết để giảm bớt những ý nghĩ hung ác, những tư tưởng bất thiện đã từ lâu được nuôi dưỡng, ẩn chứa trong đầu óc tôi…đồng thời gieo trồng những chủng tử lành trong A-lại-da thức. Tôi hiểu rằng khi tôi phóng ra một tin tức gì…với đà tiến bộ vượt bực của kỹ nghệ truyền thông hiện đại, tin tức đó có thể được hằng triệu, hằng tỉ  người đọc và tác động ngay tới đầu óc của họ. Tôi nghĩ rằng chuyện cậu sinh viên ban tiến sĩ James Holmes đem đủ các loại súng vào rạp chiếu phim ở Aurora, Colorado bắn giết người xem…như trong ci-nê…là hậu quả của phim ảnh bạo lực Mỹ trong đó có phim Batman. Chuyện Anders Behring Breivik 32 tuổi người Na Uy  – nơi được thế giới coi như một quốc gia hiền hòa, thánh thiện, sau khi đánh bom tại một cơ sở  chính quyền, đã xách súng tới một hòn đảo nhỏ,  thản nhiên bắn giết 69 người, làm bị thương 110 ngườ, năm 2011 …mà đa số họ đều là thanh niên thiếu nữ đang hồn nhiên vui chơi trong một buổi sinh hoạt picnic ngoài trời... theo tôi…là kết quả của những tin tức, những bài báo, những bài bình luận, những hình ảnh, những video … mang tính khích động, xúi giục, kỳ thị, ghét bỏ, loại trừ. Rồi ngày hôm qua 5/8/2012, một cựu chiến binh Da Trắng Mỹ đã đem súng vào bắn chết 6 tín đồ Đạo Sikh của Ấn Độ  đang hành lễ ở một  ngôi đền tại Milwaukee, Tiểu Bang Wisconsin,  rồi sau đó bị cảnh sát bắn chết cũng chì vì ông này theo chủ  nghĩa “ White Supremacy”  (Da Trắng Là Ưu Việt) - một tổ chức cực đoan kỳ thị chủng tộc.

Ôi cuộc đời thật vô thường! Đảo nhỏ xinh tươi Utøya của Na Uy nay bỗng dưng biến thành địa ngục. Rạp ci-nê, thánh đường bỗng biến thành phạm trường bắn giết. Nghĩ cho cùng, tất cả đều do con người gây tạo ra với nhau.

12 September 2012

Đổ bộ lên Hỏa Tinh như thế nào?

Những câu truyện nhỏ

ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ PHẢI BIẾT ĐỨNG LÊN

**

Thằng bé hớn hở chạy vào nhà:

- Bố ơi, con Trâu đẻ rồi, một con Nghé bé xíu bố ạ!

Người bố mừng rỡ theo con ra xem sao.

- Quả là một con nghé đẹp - Người bố vui mừng nói. Thằng bé nói theo:

- Bố xem kìa nó đang bú mẹ đấy.

- Ừ nó cũng giống con hồi trước ấy.

Con nghé chợt chồm dậy định đứng lên nhưng vì quá đà nó ngã đến bịch một cái vào đống rơm. Thằng be hét lên:

-        Ôi bố nó bị làm sao kìa?

Ông bố điềm tính đáp:

- Nó đang tập đứng lên đấy con ạ.

Nói đoạn con Nghé dựng đứng hai chân sau, hai chân trước đang cố duỗi  ra thì lại ngã nhào xuống nằm ngửa ra giữa chuồng. Thằng bé lo lắng nói:

-        Để con vào giúp nó, cứ thế này nó sẽ chết mất.

Ông bố vẻ nghiêm nghị:

-        Không được, con phải để nó tự đứng dậy chứ.

Thằng bé càng suốt ruột hơn:

-        Nhưng nó yếu thế kia thì làm sao mà đứng được ạ?

Ông bố đáp:

-        Thế mà nó sẽ đứng dậy được đấy con ạ. Con xem kìa.

Ông bố chỉ tay về phái con nghé. Lần nầy thì nó đã gần như đứng thẳng, nhưng đột nhiên lại ngã nhào ra, cứ thế nó ngã lên ngã xuống, rồi cũng dần dần đứng thẳng lên được và cuối cùng, sau một cuộc vật lộn nó đã đứng vững và bắt đầu bước đi lật đật.

Thằng bé trầm trồ khen ngợi:

- Nó giỏi quá! Thế mà con cứ tưởng nó sẽ không làm được cơ đấy.

Ông bố xoa đầu con ân cần bảo;

- Quan trọng là nó biết đứng dậy sau khi ngã đấy con ạ. Nếu nó sợ hãi mà không đứng lên thì sẽ chẳng bao giờ nó đứng vững được con ạ. Con người chúng ta cũng vậy, chính nhờ gian nan thử thách mà con người ta lớn khôn, nhưng không phải lúc nào cũng vượt qua nó dễ dàng. Có lúc phải vấp ngã đấy con ạ. Điều quan trọng là chúng ta cũng phải biết đứng lên như nó và rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho mình, nếu không chẳng bao giờ chúng ta khôn lớn và trưởng thành được con ạ.

11 September 2012

Ngàn năm . . . , thơ

Ngàn năm Thu vẫn đợi chờ người xưa
Ngàn năm Thu vẫn đợi chờ người xưa
Thu sang cho lá vàng rơi 
Cho lòng thương nhớ một người chân mây
Đời ta rày đó mai đây
Gió sương trĩu nặng tháng ngày buồn tênh
Trơ vơ cuối bãi đầu ghềnh
Nghe ta hiu quạnh nghe mênh mông chiều
Heo may se sắt đìu hiu
Con đường tình cũ chắt chiu tháng ngày
Rừng phong mòn mõi hao gầy
Chim trời soãi cánh ngùi bay dặm ngàn
Tình xưa phủ bụi thời gian
Con đò xưa đã quan san mịt mùng
Một mình gặm nhấm nhớ nhung
Đàn ai lỗi nhip gieo cung điệu sầu
Đam mê nào cũng qua mau
Tưởng chừng như giấc chiêm bao đầu đời
Người đi biền biệt mù khơi
Đèn khuya một bóng với trời bơ vơ
Phong trần bầu bạn thẩn thờ
Ngàn năm Thu vẫn đợi chờ người xưa
            
Mississauga đầu Thu 2012
Nguyên Trần

9.11, biến cố khó quên


09 September 2012

Tìm Con, truyện ngắn

Qua khỏi Cầu Sơn, Thị Nghè (Hàng Xanh), gã để chiếc xe đạp từ từ trôi xuống dốc, rồi quẹo vào xóm trên con đường gấp ghềnh những mô đất và những vũng nước dơ bẩn. Gã lắc chiếc chuông đồng nhỏ treo tòn teng dưới ghi đông xe để báo hiệu cho mọi người biết, ra mua kẹo kéo, mua vé số hoặc dò số. Đôi khi, theo thói quen, đang đạp xe trên đường vắng, gã cũng thò ngón tay út xuống cái chuông, khều cho nó kêu leng keng, chẳng vì mục đích nào cả. Gã chuyên bán kẹo kéo vé số và số đề. Phía sau xe là một thùng có cục kẹo lớn, khi bán kẹo, gã kéo ra một khúc nhỏ, bẻ gãy và trao cho khách. Cục kẹo lớn đó, gã bán cả ngày cũng chưa hết. Phía trước xe gã treo một mớ đồ chơi trẻ con bằng nhựa. Những con thú, chiếc kèn, cây súng... đủ màu sắc. Khi có người mua, gã mở hộp kẹo ra. Phần nắp có một cái khung để một trái banh nhỏ. Ai mua kẹo cũng được bắn một phát súng hơi, nhắm vào trái banh, nếu bắn rớt trái banh thì ngoài khúc kẹo còn trúng thưởng một món đồ chơi. Trẻ con và cả người lớn đều thích trò chơi nầy. Ít người bắn trúng vì viên đạn là một nút điên điển nhẹ, khi rời nòng súng là đi chệch hướng ngay. Gã còn bán vé số, số đề nữa. Mỗi ngày có đến năm bảy tỉnh mở số, kết quả được gã chép vào một miếng giấy nhỏ, treo trước xe cho người ta tiện dò số. Khoảng bốn, năm giờ chiều, sau khi các đài phát thanh công bố các lô trúng, gã đến huyện đề nhận tiền trúng giao cho người may mắn trúng số đề.

Có ai hỏi gốc gác, gã không trả lời. Người gã cao lớn, râu ria mọc chơm chởm trên khuông mặt lầm lì. Khi nói, cả hàm râu quanh miệng gã chuyển động giống con sâu róm khổng lồ cựa quậy. Hai vai rộng, chân tay dài lòng khòng, người hơi gập về phía trước. Đôi mắt vừa u uẩn vừa vô hồn, như không thấy gì ngay cả khi đối đáp với ai. Chỉ với bọn trẻ nít, gã mới trở nên linh động, vui vẻ. Gã rất tử tế với chúng, có khi tặng kẹo cho những đứa không có tiền. Buổi sáng và giờ tan trường, gã bán kẹo trước cổng các trường học. Gã thường móc trong túi áo ra hình chụp một đứa bé khoảng năm, sáu tuổi và hỏi bọn trẻ "Các em có thấy đứa nào giống như thằng nhỏ nầy không?". Bọn trẻ tò mò nhìn hình đứa bé và lắc đầu. Có đứa hỏi "Nó là con của chú hả?" Gã gật đầu "Con chú nhưng bị thất lạc mấy năm nay rồi. Bây giờ chắc nó lớn lắm, cỡ các cháu. Mấy cháu đây, có cháu nào là con nuôi của gia đình nào không?". Bọn trẻ nhìn nhau lắc đầu.

Buổi chiều gã hành nghề trong mấy xóm lao động, có khi vào các chợ, rồi đưa tấm hình thằng nhỏ ra hỏi hết người nầy đến người kia "Có thấy thằng nhỏ nầy không? Nó là con tôi, bị thất lạc...Tôi tìm nó". Lúc đầu ai cũng ái ngại, an ủi gã "Không thấy! Khi nào gặp nó, tôi sẽ báo cho chú" Không rõ gã quên hay vẫn hi vọng, chỉ vài hôm sau, gã lại hỏi câu đó ngay với người hôm trước. Riết rồi, thấy gã từ xa, người ta đã nói thay gã "Có thấy thằng nhỏ nầy không? Nó là con tôi..."

Gã đi tù cải tạo, mười năm sau mới về. Mấy năm đầu trong tù, không được thư trả lời của vợ, gã biết vợ gã đã bỏ gã. Gã không bận tâm, nhưng thằng con của gã, "Không biết bây giờ ra sao?" Gã viết thư cho người hàng xóm, hỏi thăm tình hình gia đình mình, người ta trả lời rằng, vợ gã đã bán nhà đi đâu không rõ. Người ta không muốn nói sự thật. Khi ra tù, về Sài Gòn, gã ở nhờ nhà một người bạn tù, hành nghề bán kẹo kéo. Gã đi khắp Sài Gòn Chợ Lớn, la cà vào cả những nơi đĩ điếm, xì ke, ma túy, cướp giật, kinh tế mới...tìm con. Gã cũng có vào xóm nhà cũ, hỏi thăm "Có phải nhà nầy, trước đây có thằng nhỏ tên Mạnh không? Biết bây giờ nó ở đâu không? Có người nhờ tôi tìm nó giùm" Người ta không nhận ra gã nên vô tình trả lời "Ôi, thứ đàn bà thối thây. Nó rước thằng ăn cướp về, đuổi thằng nhỏ đi. Sau bán nhà đi mất tiêu, không thấy lai vãng. Cha nó chắc ở tù đã về rồi, nhưng không thấy về đây"

Trước kia gã cao to, đẹp đẽ, bây giờ tiều tụy, thêm râu ria khiến gã thành lạ hoắc. Có lẽ con gã cũng vậy, mười năm rồi, thằng bé đã lớn, chắc gì nhận ra nhau, nhưng gã tin chắc là sẽ tìm được nó. Gã tìm vài cậu trẻ, hỏi tuổi, để nhớ dáng dấp những đứa cùng tuổi con gã. Khi thấy đứa nào khoảng đó, gã đi sau lưng và gọi lớn "Mạnh!". Nếu cậu ta quay lại, tim gã như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, người run lập cập, thở không ra hơi "Có phải cháu tên Mạnh không?", rồi gã hỏi tiếp những câu hỏi về cha mẹ, nơi ở của cậu ta. Khi biết không phải gã rối rít xin lỗi.

Một ý nghĩ khiến gã bủn rủn tay chân "Con ta đã chết rồi?". Thế là gã lang thang vào các nghĩa địa, đi tìm tên Mạnh ở các mộ bia. Gã cầu mong vợ gã còn chút lương tâm, cho con gã một tấm bia có khắc tên nó.

Thời bấy giờ, khoảng giữa thập niên 1980, trong các nghĩa địa, người sống thường ở chung với người chết. Họ từ vùng kinh tế mới bỏ về thành phố. Vài miếng thiếc cũ gối trên tấm bia ở các mộ xây xi măng, che quanh bằng những miếng cạt tông, những miếng ni lông là thành một nơi trú ngụ tạm ổn vì người chết không phàn nàn hay đuổi người sống đi.

Thế rồi ở nghĩa trang Ông Tạ, gã tìm thấy một ngôi mộ đất, có một tấm bia, đúng hơn, một miếng gỗ, cắm trước mộ, chỉ ghi một chữ Mạnh bằng dầu hắc. Gã đi hỏi những người sống quanh đó, và được trả lời "Ở đây đã có lệnh dời mộ nên họ chôn lén. Nghe nói đó là thằng nhỏ bụi đời, bịnh hoạn gì không biết, nằm chết trước chùa, người ta khiêng ra, tìm mộ nào đã được đào lên, dời đi, còn cái huyệt trống, họ bỏ đại xuống, lấp đất rồi bỏ đi. Nghe mấy người chôn nó nói nó tên Mạnh nên ông làm đường lấy dầu hắc viết tên nó vào miếng ván, cắm ở đó, hi vọng thân nhân sẽ tìm ra mà lo dời đi. Cả năm rồi mà chẳng ai hỏi han, săn sóc gì đến" "Tôi có thằng con bị thất lạc. Nó cũng tên Mạnh. Chắc là nó rồi" Gã đi mượn một cái cuốc về làm cỏ, đắp đất thêm cho ngôi mộ. Rồi gã đi mua đồ cúng. Một gói thịt quay, mấy ổ bánh mì, một bó hoa, nhang đèn, một xị rượu và mấy cái li, chén nhỏ. Gã dùng cái chén, đổ đất vào, làm chỗ cắm nhang, hai chiếc li được lật út thành chân đèn, cắm hai cây đèn sáp lên. Gã đặït tất cả trước mộ, thắp nhang đèn lên, quì xuống lầm thầm khấn "Ba đang cúng lạy con đây. Tre khóc măng, con có biết không? Con thương yêu của ba!" Khấn đến đấy, gã nghẹn lời, cố tự kìm chế nhưng nước mắt vẫn trào ra. Gã cứ quì như thế, trông giống một tượng đá. Những gia đình kinh tế mới sống rải rác trên các ngôi mộ gần đó, chẳng ai quan tâm. Họ đã chai đá với đói khổ, bịnh hoạn, tử biệt sanh li. Gia đình đi kinh tế mới nào mà không có người chết vì bịnh, vì đói khổ. Chính họ cũng muốn chết quách cho rảnh nợ đời. Đến gần tối, gã rót rượu ra hai chiếc li "Con uống với ba cho vui. Không sao đâu! Ba cho phép con uống mừng ngày ba và con gặp nhau. Con say với ba một bữa. Con kể cho ba nghe. Con sống như thế nào khi con chỉ mới sáu bảy tuổi mà không có ba bên cạnh? Con làm sao để sống? Sống đói, sống khổ, bị người ta đánh đuổi như con chó hoang cho đến khi con kiệt sức và gục ngã..." Gã ngồi lầm bầm một mình, rồi rót rượu uống tiếp. Cho đến khi say khước, gã lấy cái áo đi mưa sau yên xe đạp mặc vào rồi nằm bên ngôi mộ. Gã thì thầm "Ba ngủ bên con. Ít lâu nữa, ba chết, cha con mình ngủ chung" Người ta phải đem chiếc xe đạp vào "nhà", giữ giùm cho gã.

Từ đó, mỗi chiều gã thường ra mộ với một ít thức ăn và rượu. Gã trải tờ báo ra, để đồ ăn lên, thắp nhang và gọi vong linh thằng con trong mộ ra, cùng nhậu nhẹt với gã.

Nhưng một buổi chiều, đi bán kẹo về, gã thấy có mấy người lạ hoắc đứng chung quanh mộ con gã bàn tán. Gã băng tới "Mấy ông bà biết người nằm dưới nầy sao?" "Vâng. Nó là con tôi. Tôi la nó có mấy câu mà nó bỏ nhà lên Sài Gòn, làm thằng bụi đời. Bây giờ đang tính chuyện bốc mộ nó về quê, nhưng mộ mới quá, không tiện. Cũng không biết khi nào nghĩa trang nầy mới bị cào bằng đây? Vài năm nữa thì hay quá!" "Nó tên gì?" "Tên Mạnh" "Tôi lại tưởng con tôi. Tôi cũng có thằng con tên Mạnh đi bụi đời, tìm cả năm nay mà không thấy đâu! Nhưng sao anh biết chắc nó là con anh?" "Thì nhà chùa còn giữ đôi dép của nó. Tôi nhận ra ngay. Tôi đưa tấm ảnh của nó ra, ai cũng bảo là đúng nó rồi. Người ta dẫn chúng tôi ra đây, chỉ mộ nó..." Gã chỉ kịp nói hai tiếng cám ơn rồi đạp xe đi thẳng.

Vậy là con gã chưa chết, gã còn hi vọng.

Gã bắt đầu lại chương trình tìm con như trước đây. Một hôm gã tâm sự chuyện tìm con với một ông già sửa giày ở đầu hẻm Cô Bắc trên đường Võ Di Nguy "Tôi lạc thằng con, không biết cách nào tìm nó. Tôi đi nát cả Sài Gòn, Chợ Lớn, cả năm trời mà vẫn không gặp" "Vì sao ông lạc mất con? Mấy năm nay rồi?" "Tôi đi tù lúc nó mới sáu tuổi. Mười năm sau, đi tù về, tìm không ra! Nghe nói nó bị đuổi ra khỏi nhà lúc nó sáu bảy tuổi" "Mười năm thì nó đã mười mấy tuổi rồi. Có gặp nó, cha con cũng không nhận ra nhau đâu" "Ông có cách nào chỉ tôi tìm gặp nó không?" Ông già cười "Ông vừa đi vừa kêu tên nó, như mấy bà mẹ lạc con trong chợ vậy" "Tôi hỏi từng đứa nhỏ mà vẫn không thấy!" "Nó tên gì?" "Lê Mạnh" "Thường ở nhà gọi nó là gì?" "Cu Tí" "Nó đi bụi đời lúc sáu, bảy tuổi, làm sao nó biết tên nó là Mạnh? Ông có gặp nó, nói tên Mạnh, nó cũng không biết đâu. Ông phải tìm thằng Tí hoặc Cu Tí" Gã vỡ lẽ, gãi đầu cười "Tôi ngu quá! Ông không nói, biết khi nào tôi mới tìm ra nó. Cám ơn ông nhiều lắm. Chào ông" "Khoan đã! Đi đâu mà vội. Ngồi đó tôi chỉ cách cho. Nhà ông ở vùng nào?" "Vùng nầy. Đa Kao, Tân Định..." "Nếu còn sống, chắc chắn thằng nhỏ làm gì cũng lai vãng vùng nầy. Có thể nó tấp vô với xóm kinh tế mới đường Hai Bà Trưng. Ban ngày đi kiếm sống, ban đêm về đó ngủ. Tôi chỉ ông cách nầy. Ông kiếm một miếng bìa nhỏ, ghi lên đó mấy chữ "Tí, ba đi tù cải tạo đã về. Ngày...tháng...lúc 7 giờ sáng con đến đây gặp ba". Ông để ngày lơi ra một chút, khoảng tháng sau, thì nó mới biết được. Ông đưa cái bảng đó cho tôi, mỗi buổi đi làm, tôi treo nó ở đây. Nếu còn sống, làm gì nó cũng tìm đến" "Tôi sợ nó không biết chữ, làm sao đọc cái bảng đó" "Trong xóm kinh tế mới ai cũng biết chữ cả. Họ sẽ bảo nó. Mà dù nó có ở ngoài Sài Gòn hay trong Chợ Lớn, người khác cũng sẽ cho nó biết. Ông yên tâm đi. Nó ra đời sớm, gì nó cũng cần phải biết để xoay xở, đối phó mà sống còn. Ông có học, con ông nó không ngu khờ đâu. Biết đâu chỉ mấy hôm là nó đến hỏi tôi về cha nó cũng nên"

Đến ngày hẹn, gã đến hẻm Cô Bắc rất sớm, nhưng dựng xe đạp phía đối diện, ngồi nhìn qua bên kia đường. Lúc đó khoảng hơn năm giờ sáng, đường phố còn vắng, chỉ mấy hàng cà phê vỉa hè đã bày bàn ghế ra cho khách đi làm sớm tấp vô, uống li cà phê, hút điếu thuốc rồi vội vả lên xe. Gã thấy trên hiên nhà đầu hẻm có mấy người nằm ngủ. Dân kinh tế mới đụng đâu ngủ đó nên gã không quan tâm, chỉ chờ đến giờ hẹn, hi vọng con gã sẽ đến.

Trời sáng dần, có một cậu đi xe gắn máy, dừng lại nhìn giáo giác một lúc rồi bỏ đi. Tướng nó cao lớn, mặt vuông, lầm lì. Gã hi vọng thằng nhỏ đó là con gã. Nó đi xe gắn máy ắt không đến nổi khổ. Nếu biết đúng đó là con mình, có thể gã sẽ không nhận nó là con, nếu nó muốn, để cuộc sống yên bình của nó không bị phiền nhiễu.

Gần đến bảy giờ, thằng nhỏ lại đến, dừng xe, gã nhỏm lên, định đến gặp thì nó nhìn đồng hồ rồi lại bỏ đi. Mấy người ngủ vỉa hè kia cũng lồm cồm ngồi dậy. Hóa ra đó là những cậu trẻ khoảng mười lăm, mười sáu, có cả đứa độ hai mươi tuổi. Đứa nào cũng dơ dáy, ốm nhom, đen thùi, mặt mũi vừa láu cá vừa gian xảo. Có đứa còn ngủ, bị đứa khác kêu dậy. Rồi thì cả bọn bảy tám đứa ngồi một dãy trên thềm nhà người ta, chúng bắt đầu trò chuyện, cười nói và dòm chừng hai bên đường. Gã vẫn ngồi yên bên nầy đường, chờ thằng bé đi xe gắn máy.

Ông già sửa giày từ trong hẻm đi ra với chiếc xe đạp chở lỉnh kỉnh đồ nghề. Bọn trẻ ùa đến. Chúng vây quanh ông ta hỏi gì đấy. Ông già giơ hai tay lên trời và lắc đầu.
..
Đột nhiên gã hiểu hết mọi chuyện. Những đứa trẻ đó đều tên Tí, đều có cha đi tù cải tạo và mẹ chúng đã để chúng đi bụi đời. Chúng là con của các sĩ quan quân đội Cộng Hòa, đồng đội của gã.

Đa số những bé trai Việt Nam đều được cha mẹ gọi là Tí, Cu Tí khi còn bé, dù tên chúng trong giấy khai sinh khác nhau.

Nước mắt trào ra, gã băng qua đường và kêu lên.
"Ba đây Tí ơi! Đứa nào cũng là con ba cả. Ba đây nè, các con về với ba..."

Phạm Thành Châu

08 September 2012

Giọng ca thiên phú

gặp được những tâm hồn quảng đại
(Bé Charice gốc Phi Luật Tân)

07 September 2012

Thất nghiệp và nợ nần dưới thời Obama

     Trọng Đạt

     Người dân bầu cho ông Obama trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008 vì họ quá chán Cộng Hòa, người ta chán Cộng Hòa vì cuộc chiến tranh Iraq sa lầy, dưa nước Mỹ đi sai đường và nhất là sự khủng hoảng tài chính khoảng tháng 10/2008, trước ngày bầu cử chừng một tháng:  Chỉ số Dow Jones mất gần 800 điểm, có ngày mất tiêu một ngàn tỉ, ngày nào cũng tụt xuống từ 700 tới 500 điểm…khủng hoảng kéo dài mấy tuần liên tiếp đã làm tiêu tan trên 8 ngàn tỉ Mỹ kim. Nhiều ngân hàng phá sản, hãng xưởng lay-off công nhân viên.. Biện pháp Bail out lấy công quĩ 700 tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường chứng khoán y như muối bỏ biển, không thấm vào đâu….ai nấy xanh mặt sợ khủng hoảng kinh tế như năm 1929, 1930

     Tỷ lệ thất nghiệp     

     Nhưng nay nhìn lại hai nhiệm kỳ của ông Bush con từ 2000 tới 2008 ta  sẽ thấy tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp,

    Từ tháng 1 cho tới cuối năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 4 và dưới 4 chấm thôi (nguồn Source: U.S. Department of Labor: Bureau of Labor Statistics)
2000-01-01   4.0
2000-04-01   3.8
2000-08-01   4.1
2000-12-01   3.9
   Năm 2001, từ 4.2 tháng 1 lên tới 5.7 tháng 12 (cuối năm )
2001-01-01   4.2
2001-04-01   4.4
2001-08-01   4.9
2001-12-01   5.7
   Năm 2002 từ 5.7 tháng 1 lên 6 chấm tháng 12
2002-01-01   5.7
2002-04-01   5.9
2002-08-01   5.7
2002-12-01   6.0
    Năm 2003 từ 5.8 tháng 1 xuống  5.7 tháng 12
2003-01-01   5.8
2003-04-01   6.0
2003-08-01   6.1
2003-12-01   5.7
     Tóm lại trong nhiệm kỳ đầu (2000-2003) tỷ lệ thất nghiệp năm 2000 trung bình 4 chấm, năm 2001 trung bình 4.8, năm 2002 trung bình 5.8, năm 2003 trung bình 5.9, tỷ lệ thất nghiệp trung bình tòan bộ nhiệm kỳ thứ nhất (2000-2003) là 5.1   

     Nhiệm kỳ hai (2004-2008), năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp từ 5.7 tháng 1 xuống 5.4 tháng 12, trung bình là 5.5
2004-01-01   5.7
2004-04-01   5.6
2004-08-01   5.4
2004-12-01   5.4
Năm 2005 từ 5.3 tháng 1 xuống 4.9 tháng 12, trung bình là  5 chấm
2005-01-01   5.3
2005-04-01   5.2
2005-08-01   4.9
2005-12-01   4.9
Năm 2006 từ 4.7 tháng 1 xuống 4.4 tháng 12, trung bình 4.6
2006-01-01   4.7
2006-04-01   4.7
2006-08-01   4.7
2006-12-01   4.4
Năm 2007 từ 4.6 tháng 1 tới 5 chấm tháng 12, trung bình 4.6
2007-01-01   4.6
2007-04-01   4.5
2007-08-01   4.6
2007-12-01   5.0
Năm 2008 từ 5 chấm tháng 1 lên 7.3 cuối năm, trung bình 5.8
2008-01-01   5.0
2008-04-01   5.0
2008-08-01   6.1
2008-12-01   7.3
     Tóm lại trong nhiệm kỳ thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 trung bình 5 chấm, năm 2006 trung bình 4.6, năm 2007 trung bình 4.6, năm 2008 trung bình 5.8.

     Nhiệm kỳ thứ hai (2004-2008) của TT Bush tỷ lệ thất nghiệp trung bình  là 5 chấm.

      Toàn bộ tỷ lệ thất nghiệp trung bình cả hai nhiệm kỳ dưới thời chính phủ Bush là 5.1+5 : 2= 5.05

     Sang nhiệm kỳ chính phủ kế tiếp Obama tỷ  lệ thất nghiệp từng năm  như sau:

Năm 2009 từ tháng 1 tới tháng 12 tăng từ 7.8 tới 9.9, tỷ lệ trung bình là 9 chấm
2009-01-01   7.8
2009-04-01   8.9
2009-08-01   9.6
2009-10-01  10.0
2009-12-01   9.9
Năm 2010 từ 9.7 tháng 1 xuống  9.4 tháng 12, trung bình 9.6
2010-01-01   9.7
2010-04-01   9.9
2010-08-01   9.6
2010-12-01   9.4
Năm 2011 từ  9.1 tháng 1 xuống  8.5 tháng 12, trung bình 8.9
2011-01-01   9.1
2011-04-01   9.0
2011-08-01   9.1
2011-12-01   8.5

Năm 2012 từ tháng 1 tới tháng 7 không thay đổi mấy 8.3, trung bình 8.2
2012-01-01   8.3
2012-04-01   8.1
2012-06-01   8.2
2012-07-01   8.3
     Tóm lại tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2009 là 9 chấm, năm 2010 trung bình 9.6, năm 2011 trung bình 8.9, năm 2012 trung bình 8.2

     Tính trung bình nhiệm kỳ ông Obama (2009-2012) tỷ lệ thất nghiệp là  8,9 coi như gần 9 chấm

     Như vậy tỷ lệ thất nghiệp trung bình của chính phủ Obama (2009-2012) là 8.9 coi như gần gấp hai so với tỷ lệ thất nghiệp trung bình 5 chấm của chính phủ Bush (2000-2009)

      Nợ nần

      Khi ông Bush nhậm chức Tổng thống năm 2000, tiền nợ do chính phủ trước  để lại là 5,700 tỷ, cho tới hết hai nhiệm kỳ của ông vào năm 2008, nợ nần tăng lên 9,990 tỷ (nguồn US office of Management and Budget, U.S Dept. of the Treasury, Reuters), như vậy dưới hai nhiệm kỳ 8 năm , chính phủ Bush đã chi tiêu 4,299 tỷ

     Từ khi ông Obama nhậm chức năm 2009 đến nay 2012, mức nợ đã tăng lên 16,000 tỷ, như vậy chính phủ Obama trong 4 năm qua đã chi tiêu 6,000 tỷ (16,000-9,990), khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử.

     Tính trung bình một nhiệm kỳ của ông Bush chi tiêu 4,299: 2= 2,149 tỷ

Và như vậy nêu so với một nhiệm kỳ (trung bình) của  ông Bush, một nhiệm kỳ ông Obama đã chi tiêu nhiều gần gấp 3 lần ông Bush.  Nay nợ nước  ngoài vào khoảng 3,500 tỷ, trong đó nhiều nhất là Trung Cộng 1,100 tỷ, Nhật 900 tỷ, Anh 340 tỷ….

      Nợ nần nhiều sẽ khiến cho những thế hệ sau phải đóng thuế è cổ, đời cha ăn mặn đời con khát nước.

       Kết Luận

      Khi lên nhậm chức năm 2009 chính phủ Obama đã cứu được thị trường chứng khoán khỏi sụp đổ dổ, chỉ số Dow Jones xuống thấp kinh khủng : 6,700 khoảng tháng 3/2009, người dân quá sợ hãi vội đi rút tiền ra tưởng như khủng hoảng kinh tế như năm 1930. Nhờ bơm tiền  Bail out hàng  ngàn tỷ  chính phủ đã cứu được thị trường tài chánh, giúp được nhiều ngân hàng khỏi bị sập tiệm, một năm sau Dow Jones lên gần 11,000, khi ấy người dân mới an tâm. Nay Dow Jones lên cao, hiện tới trên 13,000, tuy nhiên dưới thời chính phủ Bush khoảng tháng 10, 11 năm 2007 Dow Jones đã lên tới 14,000, chưa bao giờ cao như thế, ngay cả dưới thời Bill Clinton.

     Trong hai năm đầu nhiệm kỳ 2009-2012, Dân chủ kiểm soát cả Thượng và Hạ viện, năm 2010 người dân bắt đầu thất vọng trước những lời hứa hẹn của chính phủ Obama khi thất nghiệp ngày càng cao hơn trước, họ biểu tình chống đối chính phủ và đã bỏ phiếu cho Cộng Hòa trong kỳ bầu cử Hạ viện  đầu tháng 11. Năm 2010 Cộng Hòa đã lấy thêm được 63 ghế thành 242 ghế, Dân chủ chỉ còn 193 ghế, nay Dân chủ không còn tự tung tự tác như trước nữa    

     Trong hai năm đầu, Dân chủ  nắm cả Hành pháp và lưỡng viện Quốc hội, đã tự biên, tự diễn, chi tiêu quá nhiều, nợ ngập đầu  mà không mang lại hiệu quả kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp quá cao , trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ có thời Tổng thống Obama và TT Reagan những năm 1982, 83 mới cao như thế.

     Chính phủ chi tiêu nhiều nhưng không vực nổi nền kinh tế, sự thực Dân chủ chú trong tới mục tiêu mị dân nhiều hơn là kinh tế. Chính phủ Obama được coi như chính phủ của người nghèo, nhưng giúp người nghèo không phải  là  lấy của người giầu chia cho người nghèo mà phải tạo công việc làm cho họ để họ có thu nhập khá hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn là dựa vào xã hội. Giúp người nghèo bằng trợ cấp chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho chính phủ là lấy lòng dân nghèo để kiếm phiếu nhiều hơn nhưng tạo cho họ tinh thần ỷ lại. Giúp người nghèo bằng chính sách mị dân có hại cho nên kinh tế chứ không mang lại  lợi ích nào. Suốt nhiệm kỳ vừa qua, ông  Obama chỉ chú trọng về bảo hiểm  y tế  cho toàn dân thay vì có chính sách kinh tế hữu hiệu để vực nền kinh tế đang lụn bại, người dân muốn ông lo việc làm cho họ hơn là lo bảo hiểm, vì có việc  làm là có bảo hiểm

      Giúp đỡ người nghèo bằng trợ cấp thực ra lại tạo ra thêm nhiều bất công xã hội: những người yêu lao động phải làm đầu tắt mặt tối để nuôi những người trây lười lao động ngồi mát ăn bát vàng. Những người đi làm phải đóng thuế, lúc vào nhà thương, đi khám bệnh vẫn  phải trả Bill chịu tiền Copay, trong khi ấy những người ngồi mát ăn bát vàng năm bệnh viện không mất xu nào, có Medicaid  của chính phủ lo hết, chính phủ lấy thuế giới giầu, trung lưu để lo cho họ.

     Nay không thấy ông Obama hứa hẹn như xưa vì người ta đã quá chán những lời hứa hẹn, họ đã nghe đầy hai lỗ tai. Trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2012 vấn đề kinh tế  được coi là quan trọng nhất,  mặc dù ông Obama thất bại ê chề về kinh tế như đã nói ở trên nhưng vẫn hơn đối thủ Romney một, hai điểm theo thăm dò.  Sở dĩ như vậy vì chính sách mị  dân tối đa của ông đã có kết quả cụ thể, trước hết đại đa số người da đen bầu cho ông vì ông mang lại niềm tự hào cho họ, kế đó những người lãnh trợ cấp và nói chung những người được hưởng nhiều ưu đãi của ông.

    Tâm lý chung con người ai cũng ghét bất công, nhưng mọi người lại thích những bất cộng có lợi cho mình.

        Trọng Đạt

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...