30 August 2023
Biển Đông là địa bàn trọng yếu nhằm đề kháng sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
26 August 2023
Để suy gẫm
Thơ Lan Đàm và nỗi chênh vênh giữa thường trụ và vô thường trong "Bài Xa Người"
Người xa như mây núi
Ta lũng thấp quẩn quanh
Chiều hoàng hôn rất vội
Sương sớm trĩu đầu cành
Ta chờ người mấy kiếp
Chưa thoát vòng tử sinh
Đồi mịt mùng cỏ biếc
Chim mỏi cánh phiêu linh
Tóc người xưa lộng gió
Hồn ta thèm lênh đênh
Suối buồn trơ sỏi đá
Thương nhớ chợt mông mênh
Người cho ta hoạn nạn
Nửa đời chìm vô minh
Nắng tàn bờ sông cạn
Hạt cát nào hồn mình
Người cuối tầm tay với
Ta hụt hẫng cũng đành
Khuya vườn trăng lạc lối
Bóng ngả, lạnh đêm xanh
Tiếng đàn piano, truyện ngắn
Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt, ông lại bán xe rồi hay sao mà lại đi tàu lên đây.
Anh cúi đầu trả lời lý nhí trong sự hổ thẹn, ừ, bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm. Chị sầm mặt xuống, ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không thể ngóc đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều anh muốn nhờ cậy. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh, nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e rằng sẽ chẳng còn được bình yên.
Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối, con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ, em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian, để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.
Chị thở dài, ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau. Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây xin tị nạn. Chị tốt nghiệp Đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Hoa "Vương Ngọc Yến" (Cúc Đại Đóa)
22 August 2023
Nỗi Niềm Chinh Nhân, thơ
Làm sao có lại em ơi !Những ngày mình chung bướcĐi giữa đường mãi nói chuyện ước mơTrên xa kia vầng mây trôi lững lờNhư nhắc nhở chúng mình chờ với đợiLàm sao thấy lại dáng hình em nghĩ ngợiTrong thư phòng mà vời vợi nhớ nhungLúc ấy chao ôi tình nghĩa thật vô cùngEm thầm nhủ với lòng thủy chung trọn kiếpĐể khi anh về ngọt ngào sum hiệpThì em chẳng ngại ngần bàn tiếp chuyện mai sauĐời nổi trôi nhiều kể từ dạo biết nhauHạnh phúc, mừng vui, buồn đau, khổ sởLắm lúc một mình nghĩ về duyên nợRồi thiếp dần trong những buổi canh khuyaTrời thử thách, Trời bắt tạm chia lìaAnh xa tít tận bên kia rừng thẳmÔi nhớ những lần búp bê tay em bồng ẵmCho đỡ bớt buồn lúc vắng anh đến thămNhững lần dìu nhau dong ruổi dưới trăng rằmEm e lệ bàn tay thường vuốt tócNhững lần Mẹ la em không chịu họcCon gái buồn là lệ đẫm bờ mi !Những lần hờn ghen em dọa chia lyAnh năn nỉ anh thầm thì xin lỗiNhững lần nhìn em mân mê làn tóc rốiAnh tới gần mà chẳng biết chiRồi lặng yên không nói một lời gìCho đến khi em ngẩng đầu mới biếtBữa ấy chúng mình thương nhau tha thiếtEm cười duyên với đôi má thật trònBuổi mai em học bài như tiếng hót chim nonAnh nghe mà lòng thêm xao xuyếnMơ ngày về vẫn được còn vinh hiểnCó tiếng "chim non" ra cửa đón mừngChắc anh cười mà nước mắt rưng rưngBởi vì quá nhiều cảm độngGiờ đứng ngắm chốn rừng xanh núi rộngSợ người mình yêu đã sớm bỏ điSợ người mình yêu vội vã vu quySau quãng ngày dài chia cáchMai anh về giã từ đời viễn kháchCủa chốn núi rừng âm uAnh sẽ buồn như mây xám mùa thuNếu chuyện tình mình dang dở* *Làm sao có lại em ơi !Những nụ hôn chứa chất đầy tình áiNhững buổi chiều đi bên nhau ái ngạiEm sợ bà con và sợ bạn bèBởi họ là những người hay bàn tán quá(Thấy mình đi chung đã vội xì xào) !Mấy năm bôn ba nơi xứ lạAnh trở nên già trước tuổiCòn em vì nhiều thương nhớCũng bớt ngây thơ của thuở ban đầuỞ phương này anh đã quá lo âuCó chắc gì tình mình không ngang trái ?* *Làm sao có lại em ơi !Những lần nhìn nhau hồi hộpDáng em thẹn thùngLời nói run runHai quả tim đứng kề nhau rung độngEm thề nguyền khi chung bước dưới trăngAnh ngước trông chẳng thua kém Chị HằngÔi đẹp quá thật vô cùng lộng lẫyBóng hình ấy giờ anh đâu được thấyNgày trở về em có đợi trông không ?Sợ người mình yêu sớm chấp nhận phận hồngMà theo chồng, bỏ bao lời thệ hứaKhi anh về có còn song hành hai đứa ?Còn tay trong tay như những buổi đầu ?Có còn dìu nhau ra Bến Vân LâuĐể ngắm nhìn ngọn Cờ Vàng phất phới ?Đồng bào mình từng đêm ngày mong đợiAnh đành ra đi dù thương nhớ mỏi mònMấy năm rồi lang bạt khắp núi nonKhông một ngày nào là quên em đượcAnh thường hay mơ dáng dịu dàng tha thướtMái tóc cài hoa em để buông lơiNhớ thật nhiều trong những lúc nghỉ ngơiÔi Người Ấy bây giờ đang xa cáchMơ ngày về em vẫn còn trong sạchLúc dân yên vui mình tiếp chuyện tình* *Làm sao có lại em ơi !Những lần ngâm nga dòng thơ đắm đuốiTrọn cả ngày chẳng tiếc nuối thời gianLãng mạn đi trong gió núi mây ngànTha thiết quá ! Xúc động hồn nhiều quá !Em bảo sao nghe hay, hay vô cùng anh ạ !Từng ý lời đầy da diết bi thươngCòn gì bằng chuyện trai gái yêu đươngĐi vô đó chẳng ai lường trước được !Làm sao thấy lại dáng hình em mộng ướcMá hay ửng hồng như con gái mới lớn lênNũng nịu, giận hờn những lúc có anh bênCứ nói mãi bắt đền, bắt đền bao nhiêu bậnÔi cầu mong sao cho đời thôi lận đậnĐể anh về kịp hò hẹn lứa đôiĐó là khi trả xong nợ nước rồiXin hãy gắng đợi ngày đẹp trời em nhé !
Phạm Văn Duyệt
12 August 2023
Nhà Vệ Sinh, ký sự vui
Đi qua nhiều nhà vệ sinh trên thế giới, tôi nhận ra một điều là nhìn vào phòng vệ sinh công cộng của một nước, nhất là nhà vệ sinh công cộng của dân bản xứ, là ta có thể nhìn thấy rất rõ bộ mặt thật của giới lãnh đạo của nước đó. Nhà vệ sinh càng hôi thối, bẩn thỉu, đầy ròi bọ thì bộ mặt thật của giới lãnh đạo nước này cũng vậy .
EUROPE
Những cường quốc châu Âu vốn tự hào là có một nền văn minh cao hơn mọi người nhưng các nhà vệ sinh còn nhiều bất tiện. Các nhà vệ sinh ở những nơi công cộng thường thiếu, không cung ứng đủ nhu cầu ở những nơi có hàng ngàn du khách viếng thăm một lúc nên tình trạng giữ gìn vệ sinh thiếu kém và phải chờ đợi lâu ví dụ như ở quảng trường St Peter ở Vatican chẳng hạn. Du khách thường phải vào các tiệm ăn, quán nước ăn uống để dùng phòng vệ sinh. Nếu không ăn uống thì phải trả tiền. Trong phòng vệ sinh thường có một mụ già trông như bà chằng đứng đòi tiền, nếu không trả tiền trước thì sẽ bị nghe tiếng Ý, tiếng Tây, tiếng Tây Ban Nha…, có khi bị chận lại không cho vào. Vì thế du khách lúc nào cũng phải thủ vài đồng tiền lẻ trong túi mà phải là tiền địa phương, nhiều chỗ không nhận tiền đô la, nhất là lúc này Mỹ kim bị mất giá. Mấy đồng bạc lẻ đối với một người du khách không đáng vào đâu nhưng khiến du khách muốn tìm cái tiểu tiện hay đại tiện mà chỉ thấy bất tiện, phiền toái nhất là đang khi cái bọng nước căng tức óc ách, cảm thấy thương hại cho những người giữ phòng vệ sinh và cảm thấy ô nhục cho nước chủ nhà thật là ti tiện.
Nhất Tây phương và có lẽ cả thế giới là nhà vệ sinh công cộng của Hoa Kỳ. Vào nhà vệ sinh Hoa Kỳ có được cái cảm giác thư thái, nghỉ ngơi đúng như cái tên gọi rest room.
Ở Á châu hầu hết các nhà vệ sinh công cộng còn thua xa các nước Tây phương. Ở nhiều quốc gia này, nhiều khi thật là kinh tởm và kinh hoàng, rợn người khi bước vào.
INDIA
Bước xuống phi trừơng Dheli, cái hàng chờ kiểm tra nhập cảnh ngoằn ngoèo cả ngàn người xếp hàng. Trong khi chờ đợi, bực bội, bước vào phòng vệ sinh muốn tìm một chút thoải mái. Bước qua cửa. Bồn tiểu kiểu dân gian Ấn Độ nhuộm mầu cà ri vàng khè, nồng nặc mùi khai. Người gác cửa một tay cầm một lon nước, một tay cầm mớ giấy vệ sinh cũng vàng khè mầu gia vị masala. Người dùng có quyền chọn lựa. Nếu lấy lon nước (thường là dân bản sứ) thì phải cho tiền trà nước (tiền tip), có ít một chút cũng không sao, còn nếu cầm xấp giấy thì bắt buộc phải trả tiền mua giấy. Anh ta bán giấy chứ không cho giấy. Bán thì có giá của nó. Chịu không nổi, không thể bước thêm vào trong nữa, tôi phải dội ra ngay. Những ngày sau đó, ngồi trên xe bus, xe lửa ngắm cảnh bên đường. Buổi sáng sớm, sát cạnh ven đường, hàng dẫy người, ngồi xổm, bên cạnh để một lon sữa bò đựng nước, ngắm nhìn du khách đi qua.
Những ghat (bến) sông Hằng ở Varanasi là những cái nhà vệ sinh khổng lồ, lớn nhất thế giới. Người ta thưởng thức tất cả tứ khoái và chiêm bái thần linh, ma quỉ tại chỗ cùng chung với thú vật, xác người… Chưa ở một nơi nào tôi thấy đàn ông thản nhiên đứng tè giữa phố đông người qua lại, cùng chung với bò thờ như ở xứ nà
CHINA
Trung Hoa đang cố vươn lên thành đại cường quốc nhưng phòng vệ sinh hãy còn chưa thấy được tới mức… đại tiện (lợi). Ở những khu xóm tân tiến đầu xóm thường có nhà cầu công cộng nhưng du khách khuyên không nên bước vào. Ngay cả những nơi dành cho du khách cũng rất ư là thiếu… cách mạng. Những phòng vệ sinh tại phi trường hiện đại, nhà vệ sinh làm theo kiểu Tây phương, bước vào, mù mịt khói thuốc lá, ngộp thở. Phải nín thở. Mắt cay xè, vừa trút bầu nước vừa khóc ròng ròng. Mấy ông chui vào phòng vệ sinh hút thuốc. Mẩu thuốc lá đầy trong bồn tiểu. Đi máy bay Trung Hoa, nhà vệ sinh cũng khủng khiếp. Nếu vô phúc ngồi phải những hàng ghế gần phòng vệ sinh thì sẽ phải ngửi mùi nồng nặc từ trong đó xông ra suốt cả một chuyến bay dài.
Gần đây nhân dịp Thế Vận Hội 08-8-08, cố gắng giữ cho mặt mũi nước Trung Hoa được vệ sinh hơn, chính phủ đã cho xây một số nhà vệ sinh ở những nơi có nhiều du khách viếng thăm và tự hào xếp loại nhà vệ sinh giống như xếp hạng các khách sạn theo số lượng ngôi sao. Tôi bước vào một phòng vệ sinh 4 sao ở Tử Cấm Thành tìm cái tiền tiện nho nhỏ “bốn sao”. Bồn vệ sinh theo kiểu Tây phương nhưng dùng chung với hàng triệu dân Trung Hoa ghiền trà đặc không lau rửa thường xuyên nên nhuộm màu nước trà đặc, đóng cáu bẩn giống như cáu bẩn nước trà đặc trong bình trà, trông như đồ giả cổ Trung Hoa. Sự bảo trì vẫn mang tinh thần đại đồng của chủ nghĩa cộng sản, nghĩa là làm cho xong. Số lượng bồn tiểu không đủ cung ứng cho người dùng, người chờ đông như kiến. Ở Hoa Kỳ luật lệ bắt buộc những cơ sở công cộng phải cung cấp số bồn vệ sinh tính theo số người dùng.Nhà vệ sinh của Liên Xô vĩ đại vốn theo chủ nghĩa cộng sản cũng không hơn gì Trung Hoa.
VIETNAM
Tôi đi du lịch Việt Nam trong một tour của người Mỹ tổ chức. Bước xuống phi trường Nội Bài, vào phòng vệ sinh. Phi trường mới xây nhưng nhà vệ sinh để lộ cho thấy kỹ thuật xây cất còn theo kiểu tiểu công nghệ hay những tay thợ làm cẩu thả. Đi tiểu, rửa tay xong, tôi và một vài ông Mỹ trong đoàn nhìn quanh tìm giấy lau tay. Tìm mãi không thấy. Cuối cùng tìm thấy một vật trông như cái hộp hở miệng giống như cái lò nướng bánh mì (toaster) lớn. Đây là cái “lò” xấy tay. Người dùng đút tay vào lò xấy cho khô tay. Nhìn vào lò, mốc meo mọc đầy vì nước ở tay nhỏ xuống hợp với độ ấm của lò tạo ra một môi trường thuận tiện cho mốc meo mọc. Một cái lò cấy nấm mốc. Trong “lò” có cả mẩu thuốc lá. Sự bảo trì, không đạt tới “chỉ tiêu”, “chỉ đạo” kém. Mấy ông Mỹ chậm hiểu không biết là cái gì vì không có đề chữ (dù là chữ Việt). Bao nhiêu chữ nghĩa ban “quản lý” để dành viết khẩu hiệu. Đáng lý nếu hà tiện chữ nghĩa hay ngại viết tiếng Anh thì cũng nên vẽ cho một cái hình cũng được. Chẳng ai dám thò tay vào lò. Để xoa dịu và để giữ mặt cho quê hương, tôi móc túi lấy gói giấy lau tay chia cho mọi người.
Đền Ngọc Sơn ở Hồ Hoàn Kiếm giữa thủ đô Hà Nội là chỗ thờ các đấng thiêng liêng, thần thánh, một trong những biểu tượng tiêu biểu của thủ đô ngàn năm văn vật, tiếp đón hàng trăm du khách một lúc, vậy mà chỉ có một cái “nhà ỉa” kiểu ngồi xổm nhỏ như cái chuồng xí, mùi nồng nặc, nước rửa tràn ra ngoài lênh láng, chắc chắn làm ô nhiễm nước hồ. Rồi đây Rùa Thần chắc sẽ về chầu trời sớm để được siêu thoát.
Phóng uế ngay trên các đại lộ chính của thành phố vẫn còn thấy khắp nới. Chẳng đâu xa, ngay bên kia đường của khách sạn bốn sao chỗ tôi đang ở, trên tường giữa những khẩu hiệu rực rỡ mầu máu đỏ da vàng ca tụng đảng và nhà nước nổi bật rõ mồn một câu “khẩu hiệu” mầu trắng Cấm ỉa.
Tôi không có dịp “tham quan” một phòng vệ sinh công cộng dân dã của Việt Nam ta ngày nay để xem ra sao, nhưng dừng chân dọc đường nhìn các nhà vệ trong các quán ăn thật là lợm giọng. Hành nghề y khoa nên có “tật” phải rửa tay trước khi ăn, nhưng tôi không dám bước chân vào phần lớn các nhà hàng ăn nổi tiếng của người Việt Nam ở trong nước (và ngay cả ở hải ngoại) vì bước vào, lúc ra sẽ không dám ăn. Tôi phải dùng giấy lau tẩm cồn lau tay trước khi ăn, rồi sau khi ăn xong mới dám liều mình bước vào nhà vệ sinh.
Hầu hết các nước Á châu khác và ở hải đảo, ngoại trừ Úc, nhà vệ sinh công cộng cũng đều tồi tệ.
JAPAN
Chỉ có một nơi ở Á châu mà phòng vệ sinh tôi cho là sạch sẽ vào bậc nhất là Nhật Bản. Một trong những yếu tố giúp người Nhật sống lâu là vấn đề vệ sinh. Người Nhật rất sạch sẽ. Nhà vệ sinh công cộng của Nhật ở những nơi có du khách tới rất tiêu chuẩn, đầy đủ, chăm sóc kỹ lưỡng, sạch sẽ, miễn phí, đạt tới mức một chín một mười so với ở Mỹ. Nhân viên lau chùi cầu tiêu Nhật làm việc với tinh thần Thần Đạo, Võ Sĩ Đạo. Họ rất hãnh diện và tự hào khi nhìn thấy phòng vệ sinh của nước mình sạch sẽ.
Về tiện nghi họ còn hơn cả Mỹ. Họ cung cấp tay vịn ở bồn tiểu loại đứng cho các người tàn tật phái nam, có cả bồn rửa trôn (bidet) cho phái nữ và bồn rửa tay riêng cho trẻ em.
Phòng vệ sinh có hai loại: một loại theo Tây phương và một loại cổ truyền Nhật dành cho những người thích ngồi xổm kiểu Á châu dân dã. Ngoài cửa mỗi loại nhà vệ sinh đều có bảng hiệu vẽ hình chỉ rõ. Lưu ý là nếu dùng bồn cầu ngồi xổm Nhật Bản thì ngồi quay mặt vào trong (để lỡ cửa có bung ra cũng an toàn không bị ai nhìn thấy). Phía trong có tay vịn giúp những người phế tật nắm giữ khi ngồi xuống đứng lên.
toiletNhà vệ sinh công cộng Nhật không một nước Á châu nào sánh bằng. Đại Hàn và Đài Loan bị Nhật chiếm đóng một thời gian khá lâu cũng học được ít nhiều cái tính sạch sẽ của Nhật nên phòng vệ sinh công cộng của hai nước này cũng tương đối sạch. Ta cũng thấy rất rõ là ở thành phố Hội An nhờ có người Nhật ngày xưa đặt chân tới mà thành phố còn có những căn nhà cổ làm theo sắc thái Nhật, trông rất gọn gàng, khang trang, thanh lịch với những phòng vệ sinh được chăm sóc sạch sẽ hơn ở phố cổ Hà Nội.
Trên nóc thế giới, ngay ở đền Potola, Lhasa Tây Tạng, ngày nay đã bị Trung Hoa xâm chiếm, phòng vệ sinh cũng bị Hoa hóa.
Còn các phòng vệ sinh trong khách sạn thì Nhật ăn đứt Hoa Kỳ. Trong các khách sạn bốn, năm sao tôi ở, hệ thống phòng tắm đã tới mức “siêu hiện đại”. Bồn cầu có bàn cầu sưởi ấm, có vòi nước ấm rửa, vẽ hình cái mông và vòi nước rửa riêng cho các bà (bidet) vẽ hình đầu phụ nữ, có chỗ có thêm hơi nóng xấy khô, có xịt nước hoa. Chỉ cần bấm cái nút. Tôi giả vờ như một anh chàng nhà quê không biết tiếng Nhật và tiếng Anh bấm thử cái nút dùng cho phái nữ có vẽ hình đầu phụ nữ xem vòi nước của phái nữ có khác cái vòi nước rửa dành cho hai phái không. Vòi nước dành riêng cho phái nữ bắn ra phía trước nhiều hơn, êm dịu, mơn trớn hơn. Cũng nên biết là vòi nước giữ cố định một chỗ nhiều khi phải xê dịch bàn tọa của mình để nhắm cho vòi nước bắn trúng đích.
Cách lau chùi thay đổi theo từng vùng trên thế giới, theo từng nền văn hóa.
MIDDLE EAST
Một lần ở Ai Cập, theo chân đoàn lạc đà vào sa mạc sống đời du mục với tộc người Bedouins, đêm về dựng lều ngủ giữa sa mạc mênh mông. Không còn gì thú hơn ngồi và hóng gió trên biển cát mênh mông dưới trời trăng lồng lộng. Trước khi đi hóng gió sa mạc, tôi hỏi xin giấy vệ sinh. Đám dân du mục rũ ra cười, cho tôi là dân tỉnh ngố, họ bảo rằng tôi cứ yên chí, ngoài đó đã có sẵn đồ chùi. Giữa hoang vu của đêm trăng sa mạc, không một bóng người nhưng tôi vẫn thấy ngại ngùng, tìm đến một mô cát rồi ngồi núp ở phía sau, không có người nhưng có chị Hằng, sợ chị xấu hổ mà chui vào nấp trong mây dấu mặt thì mất cả cái thú vừa ngắm trăng vừa hóng gió. Nhìn quanh, chỉ mênh mông cát và cát, nhiều hơn cả Hằng hà sa số, không có cả một cái lá cây, không một cọng cỏ. Cuối cùng thì tôi biết. Những người sống trong sa mạc họ chùi bằng… cát. Chịu thua. Tôi đành phải hy sinh lấy cái quần lót. Chùi xong tôi bới cát chôn chiếc quần, sợ dân sa mạc này mà biết được, họ sẽ chế
diễu mình là dân… thành phố
(Khuyết danh)
11 August 2023
Bọn Mafia & Đám Cách Mạng Tháng Tám
Tưởng Năng Tiến
Truyện Bố Già của Mario Puzo mở đầu bằng một vụ xử bất công, thấy rõ:
Amerigo Bonasera có việc ra Toà, Toà Đại-hình Nữu-Ước, Phòng 3 để nghe công lý phán xét, trừng trị hai thằng khốn can tội bạo hành, toan cưỡng dâm con gái lão. Ngài Chánh án uy nghi, bệ vệ vén áo thụng đen làm như sắp đích thân ra tay trị hai thằng nhãi ranh đang đứng xớ rớ trước Toà. Giọng ngài sang sảng, lạnh tanh:
- Tụi bây hành động như những quân côn đồ tồi tệ nhất. Tụi bây làm như thú dữ ở rừng vậy! Cũng may mà cô bé đáng thương kia chưa bị tụi bây xâm phạm tiết hạnh, bằng không thì mỗi đứa 20 năm chắc… Xét vì tụi bây còn nhỏ, chưa có tiền án và con nhà đàng hoàng… Vả lại xét vì luật pháp đặt ra chẳng phải để trả thù nên toà tuyên phạt mỗi đứa 3 năm tù, cho hưởng án treo!
**
Bonasera nghiến răng nghe nỗi đắng cay trào lên nghẹn họng. Lão đưa chiếc khăn tay trắng lên bụm chặt miệng, ngó hai thằng khốn đi tà tà trở ra. Mặt chúng tươi rói, chúng tỉnh bơ không thèm nhìn lão một phát. Đành đứng trơ ra vậy. Cha mẹ chúng tò tò đi theo: hai cặp vợ chồng Mỹ trạc tuổi lão, bề ngoài Mỹ rặt bẽn lẽn ra mặt nhưng ánh mắt vẫn cứ vênh váo ngầm….
Lão quyết định tìm tới cố nhân Corleone, tốn bao nhiêu thì tốn…”
“Tìm tới cố nhân Corleone” lão Bonasera không phải chi một đồng nào nhưng hai cậu nhóc “con nhà đàng hoàng” vẫn bị xử lại (và xử đẹp) cấp kỳ bằng một trận đòn thừa sống thiếu chết:
Jerry và Kevin, nghe đâu, nằm nhà thương cả tháng. Từ đó về sau, hễ thoáng thấy đàn bà con gái (nói chung) và đám phụ nữ di dân gốc Ý (nói riêng) là hai cậu lảng đi chỗ khác chơi liền. Cho ăn kẹo cũng không dám buông lời tán tỉnh hay chọc ghẹo bâng quơ, đừng nói chi đến chuyện sàm sỡ (tiện tay bóp lồn hay thuận tay bóp vú) như trước nữa.
Trận đòn, ngó bộ, hơi bị nặng tay. Tụi Mafia, rõ ràng, là có khuynh hướng trọng nữ khinh nam. Đụng tới phụ nữ là tụi nó nổi giận cấp kỳ, và phản ứng (có phần) quá đáng.
Tháng 11 năm 2007, cảnh sát Sicily tìm được (trong sào huyệt của ông trùm Salvatore Lo Piccolo) “Mười Điều Răn” (Ten Commandments) của đám Mafia địa phương. Đọc xong, quí bà và quí cô đều phải xuýt xoa và tấm tắc khen: Phải kính trọng vợ/ Không được dòm ngó vợ bạn/ Không được lem nhem về tiền bạc/ Luôn giữ đúng hẹn/ Không bao giờ nói dối …
Thiệt, có một thằng con hay thằng rể ăn ở và cư xử mực thước (tới cỡ đó) thì ai mà không hãnh diện chớ? Lỡ nó có dính tới băng đảng Mafia “chút xíu” thì cũng đã chết ai đâu. Thằng nhỏ có hung dữ, đánh đập ai ở ngoài đường thây kệ, miễn nó “kính trọng vợ con” và “không dòm ngó tới vợ bạn” (và mấy con em vợ) là OK rồi - đúng không" ?
Điều răn thứ IV mới thiệt là quí hoá chớ. Đọc mà mát ruột mát gan: “Don't go to pubs and clubs” (Không được chàng ràng ở quán bia ôm hay quán nhậu). Phải vậy chớ. Đ…má, tui ghét nhứt là cái thứ đàn ông mà mở miệng ra là chửi thề, hoặc tu bia, hay nốc ruợu ào ào. Thấy mất cảm tình hết sức!
Trong phần lời tựa của cuốn Bố Già, bản Việt ngữ, dịch giả Ngọc Thứ Lang còn cho biết thêm đôi điều lý thú khác nữa :
“Nhiều tư liệu gần đây về Mafia và ‘The Godfather’ cho chúng ta biết rằng nhân vật ‘Bố Già’ ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ…
Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, ‘Bố Già’ gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là ‘Mafia’ theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu.”
Những người ở trong “thế kẹt” và có “những nỗi oan ức” phải tìm đến Bố Già nhờ giúp đỡ (phần lớn) là những di dân nghèo khổ, không được pháp luật Hoa Kỳ - vào hồi đầu thế kỷ XX - che chở khi cần. Như thế, băng Đảng Mafia “thuở ban đầu hình thành” - xem chừng - có rất nhiều khí khái và thiện ý: đứng với kẻ ở thế cô, và sẵn sàng phò nguy cứu khổ.
Đảng cộng sản VN cũng “khởi nghiệp” với những tuyên ngôn và khẩu hiệu nghe (tử tế) tương tự. Họ hô hào chống lại áp bức, bất công, kỳ thị … Nhờ vậy, họ vận động được quần chúng - kể cả những thành phần thiểu số, “ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng” - nổi dậy “giành lấy chính quyền về tay nhân dân.”
Chả phải vô cớ mà Cách Mạng Tháng Tám vẫn được mệnh danh là “Cuộc Khởi Nghĩa Của Những Người Tay Không.” Chỉ có điều đáng phàn nàn là sau khi “những người tay không” nắm được quyền bính trong tay thì họ (tức khắc) hành xử như một đám côn đồ, đối với tất cả mọi thành phần dân tộc. Xin ghi lại vài ba :
- Đàn áp dã man những cộng đồng của người dân bản địa ở Tây Nguyên vào năm 2001 và 2004.
- Đàn áp dã man những cộng đồng của người dân bản địa ở Mường Nhé, Điện Biên năm 2011.
- Tấn công Tu Viện Bát Nhã năm 2009.
- Tấn công Đan Viện Thiên An năm 2017.
- Tấn công nông dân ở Văn Giang năm 2012.
- Tấn công nông dân ở Đồng Tâm năm 2020.
…
Đó là chưa kể những vụ cướp ngày được mệnh danh là Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Đổi Tiền, Vượt Biên Bán Chính Thức (bằng cách ... bán bãi thu vàng) và vô số tài sản – nhà, xe, cơ sở thương mại … – mà dân chúng đã tự nguyện ký giấy “hiến tặng” với hy vọng (mỏng manh) của đi thay người.
Vậy mà thời gian vừa qua, không ít kẻ gọi đám người đang nắm quyền bính ở Việt Nam hiện nay là “bọn Mafia” hay “băng đảng Mafia đỏ.” Úy Trời, đừng có nói (đại) như vậy mang tội chết à nha.
Mafia đâu có hành động đê tiện dữ vậy!
Tụi nó cũng cướp của, tống tiền, khủng bố …nhưng đâu có ăn hối lộ, ăn chận, và cướp đất của những người cùng khổ. Tụi nó cũng đâu có bao giờ phải “giả dạng thường dân” hay “ném đá giấu tay” như đám công an cách mạng. Khi cần, đám Mafia (dám) ném lựu đạn như không, chớ đâu có cái chuyện ném cứt – bẩn thỉu, dơ dáy, và đáng tởm – như dân băng đảng ở làng Ba Đình, Hà Nội, đúng không?
Tôì tin chắc rằng nếu quí ông Trần Độ, ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ … gia nhập bất cứ băng đảng Mafia nào, thay vì Đảng Cộng Sản Việt Nam – chắc chắn – họ sẽ được đối xử tử tế hơn nhiều vào lúc cuối đời, nếu chưa muốn nói là sẽ được đàn em tuyệt đối kính trọng vì cung cách hành xử can trường và nghĩa khí.
Nếu bọn Mafia – đôi khi – phải làm những điều khuất tất chả qua vì họ ở cái thế chẳng đặng đừng, của những người thất thế, những kẻ bị gạt ở bên lề xã hội. Chứ còn cứ mở miệng ra là “toàn thắng đã về ta,” và cứ “đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” mà (đ… mẹ) cách hành xử thì kém xa bọn băng đảng xã hội đen!
Tưởng Năng Tiến
08 August 2023
Sự thật muôn đời
Tùy bút
H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...