26 October 2022

Thư Gửi Bạn Hiền Đỗ Tiến Đức, nhân đọc 'Tập Truyện Nguyệt Thực'

* Nguyễn đắc Điều

Ông,

Tôi mới vừa đọc xong tập truyện ngắn Nguyệt Thực của ông. Nói một cách công tâm, ông chọn truyện và xếp thứ tự các truyện trong tuyển tập này rất tinh tế, khá “bài bản”. 

Truyện Hậu Trường như là kéo cánh màn nhung một rạp hát để giới thiệu tổng quát cuộc đời mà mỗi người được thủ một vai diễn trong hý trường. Ông viết ra những cuộc đời tiêu biểu qua đời sống thực của các nhân vật, có nhiều sự thực mà chính tôi cũng không tưởng tượng là có thể xẩy ra trên cõi đời này. Nhưng ông lại cho đó chỉ mới là một phần của sự thật và tất cả các sự thật trên đời này đã bị che phủ bởi nguyệt thực. Không biết có phải đó là lý do mà ông đã xếp truyện Nguyệt Thực vào phần chót để “đóng màn nhung” cho tập truyện, và cũng để nhấn mạnh những sự kiện độc giả đã đọc qua các truyện trước, cho dù có “ghê gớm ngoài luồng” đến đâu thì mới chỉ là một phần của sự thật Hậu Trường đời thường.

Cho nên thú thật với ông, khi đọc tôi thấy tình đời sao mà thảm quá!!!, Tuy nhiên nhiều  lúc cũng thấy “đã quá” ấy chứ!!!

Hậu Trường là câu chuyện vượt biên và định cư của diễn viên cải lương Vĩnh Hảo đã “có duyên” sống chung tại trại tỵ nạn Bidong cùng với bà Hòa và người con gái 14 tuổi tên Tâm. Bà Hòa chết vì đẻ khó trong điều kiện thiếu phương tiện y tế của trại tỵ nạn, nhưng nguyên nhân chính là tham nhũng. Trong khi chung sống tại trại tỵ nạn một tình cảm luyến ái đã xẩy ra giữa kép Vĩnh Hảo và bà Hòa và sau đó là tình phụ tử của diễn viên cải lương Vĩnh Hảo với cô Tâm. Trên đất tạm dung, ban ngày kép Vĩnh Hảo và cô Tâm sống trên danh nghĩa là bố con cùng nhau đi hát cải lương để kiếm sống đồng thời có cơ hội bộc lộ tình cảm luyến ái qua các trích đoạn cải lương Lương Sơn Bá –Chúc Anh Đài hay Chuyện tình Lan và Điệp; nhưng ban đêm, cô Tâm đã chủ động thủ vai người tình “quậy phá” kép Vĩnh Hảo. Ngược lại, kép Vĩnh Hảo cũng phải đóng vai “người hùng” nửa đường phải quay ngựa trở về để giữ được lời hứa với bà Hòa là sẽ săn sóc cô Tâm như con. Rồi… án mạng xẩy ra. Cô Tâm mang tội giết chồng Mỹ, kép Vĩnh Hảo quay trở về trại Bidong để sống lại với quá khứ và tự tìm lấy cái chết để mong hai linh hồn Vĩnh Hảo và Hòa chung sống an lành trong cuộc đời khác. Nhưng, thay vì đến với cái chết, tình đời cũng lắm chuyện trớ trêu, kép Vĩnh Hảo lại khám phá ra được tình yêu đích thực mà khi mải mê “đóng tuồng” ông đã không phân biệt được giữa Hậu Trường và cuộc đời. Một câu nói của bà Monique Nguyễn: “Cái con ngựa cái đó… à à… em xin lỗi, cái cô con gái đó không ngờ nó chơi ngon quá, phải không anh” đã đưa kép Vĩnh Hảo ngộ ra và tính chuyện quay trở về lại Mỹ.

Đoạn ông viết về cuộc đối thoại giữa ông Thầy sư, bà Monique Nguyễn và ông Vĩnh Hảo về việc trả giá cầu an cho bà Hòa thật tuyệt vời. Không biết ông Thầy đang đóng vai nhà sư hay kép Vĩnh Hảo từ bỏ vai Điệp để đóng vai người thường. Ai là Sư thật, ai là người đóng vai Sư. Thật đúng là Hậu Trường của cuộc đời!!!. Những đoạn đối thoại giữa bà Monique Nguyễn với kép Vĩnh Hỏa rất dí dỏm hài hước.

Gia đình ông vượt biện và đã tạm trú tại trại tỵ nạn Bidong, bà Phương Nga đã sinh cháu gái Phương Đông, mà tôi thường gọi cháu bằng cái tên thân mật Bi-đông, tại đây nên chắc hẳn ông có nhiều kỷ niệm và có lẽ ông đã xử dụng kinh nghiệm sống để làm chất liệu diễn tả mọi góc cạnh sinh hoạt của trại.

Tôi cứ thắc mắc một chi tiết nhỏ ông viết là người ta đã đem các xác chết cuộn trong poncho để dưới sân cờ trong trại gia binh, rồi gọi vợ con tử sĩ ra nhận xác. Thật sự có chuyện thê thảm đến thế sao!!! Trước cảnh tượng đó, làm sao con người còn có tinh thần để mà chiến đấu trong khi hàng ngày phải trông thấy xác chết của tử sĩ, của đồng đội của mình.  Nếu đó là sự thật thì không biết các cơ quan Chiến tranh chính trị, Tâm lý chiến làm những công tác gì và ở đâu? 

Nói thật lòng khi thấy ông dọn nhà từ Los Angeles xuống Nam Cali tôi cứ thắc mắc làm sao ông bỏ được căn nhà mà ông đã gắn bó có biết bao nhiêu là kỷ niệm của hơn 30 năm qua khi ông từ trại Bidong qua Mỹ: này là khóm hồng, này là dàn hoa thiên lý cho tới hồ sen do chính ông xây “cho nàng rửa chân”, đó chính là nơi ông chụp hình bà Phương Nga để làm bìa cho cuốn truyện “Vầng trăng trong mưa” do Thời Luận ấn hành năm 1993. Căn nhà đó là nơi phát hành Giai phẩm Xuân Thời Luận đầu tiên, mấy năm sau mới tổ chức tại nhà hàng, và cũng là nơi phát giải thưởng thi Viết về nước Mỹ do sáng kiến của ông bố vợ tôi là cụ Đỗ Cường Duy, và cụ đã đưa tặng ông một ngàn mỹ kim để làm giải thưởng. (Sau cách mạng 1963, nhà văn Chu Tử ra báo nào thì bị đóng cửa báo đó nên ông bố vợ tôi đã bỏ tiền để nhà văn Chu Tử ra báo Tiến sau khi báo Tiền bị đóng cửa. Báo quán đặt tại tư gia số 80 đường Trần Quý Cáp). Nhạc gia cố luật sư Phạm Nam Sách là người trúng giải thưởng cuộc thi viết này. Báo Thời Luận đi tiên phong đặt giải thưởng thi viết về nước Mỹ, nhưng có lẽ vì khởi xướng quá sớm nên chưa “lôi cuốn” được nhiều độc giả hưởng ứng; Việt Báo tổ chức giải thưởng sau lại “thành công”, âu cũng là…”số trời”, ông nhỉ!!!

Làm sao tôi quên được căn nhà đó đã là nơi tụ họp của các bạn Quốc gia Hành chánh khóa 6 và khóa 7, là nơi ông đã giới thiệu thi sĩ Nguyễn Chí Thiện với báo giới Nam Cali, là nơi ông từng tiếp các chính khách, nghệ sĩ quá nhiều nhưng tôi chỉ còn nhớ các cụ Trần Văn  n, cụ Phạm Đình Liệu, cụ Minh Lý Đỗ Vạn Lý, Luật sư Nguyễn Hữu Thống và Nhà báo Bùi Tín, Đạo diễn Hoàng Thi Thơ, Tài tử Trần Quang lần đầu tới Mỹ, tổ chức ra mắt sách của Nhà văn Duy Lam, của giáo sư Nguyễn Lý Tưởng… cho tới các giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, giáo sư Steve Young mỗi khi tới Nam Cali sinh hoạt. 

Ngôi nhà không bao giờ ngớt tiếng cười của đồng môn, tiếng bàn thảo sang sảng của các yếu nhân về những vấn nạn quan trọng của đất nước. Bây giờ ông đã tái định cự tại một nơi được ông mô tả là “hoa chăm cỏ xén lối thẳng cây trồng” nhưng sao có được cái không khí thâm tình của căn nhà West 31 Avenue Los Angeles xưa kia. Nhưng chắc ông hẳn chưa quên lúc Phương Đông và Mai Ly bắt đầu biết đi biết nói cho tới lúc theo ông đi phát báo, rồi đánh máy bài viết của các bác Phạm Nam Sách, Nguyễn Sỹ Hưng, Nguyễn Hữu Thống, Trần Văn Sơn, Nguyễn Huy Hân,…Hồi đó tôi cũng còn làm đại diện báo Thời Luận để giúp ông ra một ấn bản tại San Diego, dễ thường cũng sống được vài năm, ông nhỉ.

Cho nên có những lúc ông ”nhớ nhà châm điếu thuốc” lái xe về thăm lại nơi xưa chốn cũ, còn tôi thì “Đôi khi khoảnh khắc cũng là thiên thu”, ông ạ.

Nguyệt Thực là một truyện đóng vai “hạ màn” cho tuyển tập có cốt truyện hết sức ly kỳ. Ông kể chuyện của nhân vật Phạm Thắng từ khi di cư vào Nam đi bán báo lấy hoa hồng kiếm sống cho đến khi đi cải tạo, trốn trại rồi sang định cư ở Mỹ. Truyện rất nhiều tình tiết éo le như một cuốn phim trinh thám và cốt truyện rất lạ lùng. Có thể coi Nguyệt Thực như là một loại “Ngàn lẻ một đêm của người Việt tỵ nạn”, nên rất “huyền thoại”. Tôi đọc mà cứ như đọc truyện hoang đường và cứ mơ tưởng mình là nhân vật Phạm Thắng, được ông kể ở ngôi thứ nhất. Ông Hoàng đi trốn trại tù cải tạo cứ như là đi đóng phim kiếm hiệp, không những thế khi đến bến bờ tự do còn được ân ái với cô lái tầu vượt biên.

Định cư tại Mỹ lại được bạn cùng trốn tù, nay trở thành đại gia ở Việt Nam, mang sang Mỹ 3 cô gái trẻ đẹp để cho bạn được quyền lựa chọn 1 cô lấy làm vợ. Chuyện ông kể có nhiều chi tiết thật ly kỳ, lôi cuốn tôi đọc một mạch không ngừng nghỉ. Ông xếp loại những người đi xe hơi theo hiệu xe, như người làm thương mại phải đi xe W vì như vậy mới làm ăn khá theo chữ “Win”, còn những người chống cộng phải đi xe Audi vì có 4 vòng tròn chữ O tượng trưng cho 4 Không. Thương gia mà đi xe “L” thì chỉ có Loose hay Lost mà thôi. Tôi thấy mấy bô lão đều đi xe KIA, ông ạ!!! Vì các bô lão đó đều đã “chết trong khi hành động” (Kill In Action). Tôi nhớ lại vào đầu thập niên 70 ở Việt Nam, các cô gái thường đi xe Audi vì theo khẩu hiệu “Không học và Không sống ở Việt Nam, Không lấy chồng và Không sinh con”. Khi lấy chồng, các “nàng” đi xe Fiat, có người “diễu” là “For You All Time”, ông nghĩ sao?

Ông cũng nhận xét mấy bà mặc hàng Saint John khi cởi áo ra thì thân thể nhão nhoét, có nước vứt vào thùng rác chứ không như khi lột vỏ trái chuối còn có thể ăn ruột được. Sao ông tả “chân” vậy, và tôi thấy tội nghiệp cho mấy bà quá khi bị các đức ông chồng “vắt chanh bỏ vỏ”.

Ông còn cho mấy bà góa chồng thuộc loại pre-owned không thể đi thêm bước nữa nên phải giải quyết bằng cách “tự sướng”. Tôi có một ông bạn, một hôm được bà vợ cho biết sự thật là bà ta thuộc loại pre-owned rồi mới lấy anh bạn tôi. Bạn tôi chết điếng khi nghe vợ nói. Chắc bạn tôi không “lịch lãm” như thiếu úy Chuyên và có lẽ đã tiếc rẻ không giám dùng chiếc áo thung để xem vợ mình còn hay mất trinh. Cuối đời mà được vợ tiết lộ như vậy thì cũng phải “gậm nhấm dĩ vãng” mà “nín thở qua sông” nốt quãng đời còn lại, ông nhỉ. Cô Tuyết Hạnh nói trước khi cưới mà lại hóa ra hay đấy, ông còn phiền trách cái nỗi gì, để đến nỗi ông phải ly dị cô ấy.

Ông có nói với tôi khi mới tập tễnh viết văn hồi còn ở Hà Nội ông đã dùng bút danh Đằng Giao vì mê nhân vật kiếm hiệp này. Đằng Giao không những võ nghệ cao cường, nhưng ông thích nhân vật này nhất vì Đằng Giao… có nhiều vợ đẹp và nhiều người yêu. Sau này khi di cư vào Nam ông đã tặng bút danh này cho anh bạn họa sĩ dùng để ký tên trên những họa phẩm của anh ta. Bây giờ đọc xong tuyển tập Nguyệt Thực tôi mê nhân vật Đỗ Tiến Đức quá!!! Ông có thể cho tôi mượn tên Đỗ Tiến Đức làm bút danh như ông đã “cho” bút danh Đằng Giao, được không?

Có một chi tiết ông viết về “nhân vật tôi” đi bán báo Tự Quyết để có lời 6 xu cho một tờ báo, không ngờ đó là tờ báo chính quyền không ưa nên công an đã bắt giam vào bóp Catinat. Cùng bị bắt giam với ông có người băn văn thân thiết tên là Đặng Trí Hoàn, sau này là nhà thơ Hà Huyền Chi tên tuổi lừng lẫy. Công an đã cho “nhân vật tôi” nếm hết đòn “tầu thủy” lại đến đòn “tầu bay”. Sao công an lại dùng đòn hiểm với giới trẻ thế, tôi tự hỏi không biết những ông chủ báo “người lớn” thì được nếm đòn gì? Thế ra chính quyền Ngô Đình Diệm đã tàn ác với con trẻ từ những năm giữa thập niên 50 rồi, ông nhỉ!!!

Ông,

Bạn bè nhận xét ông thông minh, có đầu óc hài hước và có nhận xét rất tinh tế trong từng chi tiết về mọi việc. Đúng như “bắp”!!!

Tôi dùng chữ của Lôi Tam để gọi ông là “bạn hiền” đấy, ông Lôi Tam bảo, ngày ông trấn nhậm ở Phú Yên trong 4 món “tứ đổ tường”, ông không “chơi” một món nào cả. Nhưng ông đều tham gia với anh em trong mọi cuộc chơi với tư cách là “quan sát viên”. Nửa đêm bạn bè “đốt hết thuốc”, ông đều lái xe gắn máy một mình đi trong đêm lạnh mua thuốc cho anh em hút. Ông không tứ đổ tường, sao ông tả rất rành mạch tình trạng của người nghiện thuốc lá kinh niên đến thế, có phải là do óc quan sát chăng, còn những… chuyện khác thì theo tôi có lẽ ở cái tuổi trên dưới 8 bó ông viết để… “tự sướng” chăng? hay ông viết cũng do quan sát chứ đâu phải là do “kinh nghiệm bản thân”. Nhưng tôi lại “chịu” cách diễn tả của ông, vì đọc văn ông mà cứ như được thưởng thức những “xen diễn” sống động trên màn ảnh trước mặt làm tôi cũng “sướng lây” mà say mê đọc tiếp để theo dõi…”câu chuyện”. Còn các độc giả nam nữ thuộc các lớp tuổi khác thì tôi không biết họ có cùng một xúc cảm như tôi hay không?, hay họ cảm thấy hơi bị “nhột nhạt”?.

Ở truyện Hậu Trường ông cho các nhân vật đều phải đóng kịch những diễn tiến của sự việc, còn ở truyện Nguyệt Thực ông cho các nhân vật của ông thể hiện từ suy nghĩ ra hành động theo từng diễn biến tâm lý của mỗi nhân vật trong mỗi hoàn cảnh. Tất cả các truyện đều không có phần kết, ông để cho độc giả tự viết lấy kết luận cho mỗi truyện. Danh từ đương đại gọi là “kết luận mở”. Có lẽ đó là cách dàn dựng câu chuyện rất riêng của ông. Từ kết truyện của cuốn truyện dài được giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc Má Hồng cho đến những truyện trong tập truyện ngắn Nguyệt Thực tôi thấy không hề thay đổi, kể cả phim Yêu khi ông tự viết truyện phim :

-“Tôi bước xuống nhìn chiếc xe ngựa lọc cọc chậm chậm chạy vào thị trấn. Nắng chiều bàng bạc như ánh trăng. Một bụi sim dại bên đường phất phơ hai bông hoa tím tả tơi phơ phất. Tôi nhìn trời sẽ gọi: “Thanh Bình ơi, lại đây với chú” (đoạn kết của Má Hồng)

-“Diễm lảo đảo khuỵu chân. Ngồi ôm thành mộ ủ rũ, yếu đuối. Đạt lùi lại, bước ra con đường nhỏ. Máy di chuyển lên cao. Đạt dừng chân, quay nhìn Diễm một lần nữa. Máy lên cao nữa, Đạt lủi thủi đi giữa nghĩa trang. Máy lên cao khỏi giữa ngọn thông, Đạt chìm khuất dưới đó. Cảnh nghĩa trang mênh mông với những ngôi mộ im lìm” (40 giây chót của Phân cảnh phim truyện Yêu)

Nhiều người cho rằng ra hải ngoại ông làm báo nên văn ông là văn báo. Tôi thấy không hẳn đúng. Văn ông trước sau như một, từ trước 75 cho tới ra hải ngoại. Với cách đọc truyện của “người nhà”, tôi thấy ông không chủ ý muốn gọt dũa từng câu văn như bút pháp của Thạch Lam, mà ông muốn viết theo nguồn cảm hứng tự nhiên, và ông dẫn chuyện bằng những chi tiết cụ thể như những nhà viết phóng sự vì vậy giọng văn của ông có hơi hướm của văn báo. Tôi nghĩ ông không coi trọng nắn nót câu văn từ chương rỗng tếch, mà ông coi trọng thực chất nội dung câu chuyện, là những chi tiết để diễn tả tâm lý nhân vật. Ông viết truyện giống như Nhất Linh trong những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn. Chỉ có một điểm khác hẳn Nhất Linh là tất cả những truyện ngắn của ông đều có thể chuyển sang phim nhựa một cách dễ dàng mà nhà đạo diễn không cần phải viết phân cảnh. Tôi thấy không phải ông viết truyện ngắn mà ông viết phân cảnh phim truyện thì đúng hơn. Mà nói cho cùng, trong các bộ môn nghệ thuật ông mê làm… nhà đạo diễn nhất, hơn là làm nhà văn, làm nhà báo, làm nhà thơ, nhưng vì không có đủ điều kiện để thực hiện phim ảnh nên ông đành phải viết truyện ngắn để …“giải khuây”.

Nếu Má Hồng đã được giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc thì Nguyệt Thực sẽ được giải thưởng gì đây? Tôi nghĩ tập truyện ngắn Nguyệt Thực “trưởng thành về nội dung”, “đi sâu vào những tình tiết” hơn Má Hồng nhiều lắm, nên sẽ không có giải thưởng nào xứng với Nguyệt Thực cả. Nếu có giải, thì là  “Giải thưởng Đỗ Tiến Đức” cho tập “Truyện Ngắn Rất Đỗ Tiến Đức” là tập truyện ngắn Nguyệt Thực.

Thư đã rất dài nhưng vẫn chưa nói hết ý nên tôi sẽ text message thêm cho ông nhé. Chúc sức khỏe bà Phương Nga cùng 2 cháu Phương Đông và Mai Ly.

Nguyễn Đắc Điều

22 October 2022

Bom tấn bất ngờ nổ trong đảng Dân Chủ

Từ bất ngờ Dân Chủ, liệu có bất ngờ Cộng Hòa?


Hôm 11-10, khi chỉ còn 28 ngày nữa là tới cuộc bầu cử giữa kỳ, một tin động trời đã làm nổ tung nội bộ đảng Dân Chủ! Dân Biểu Tulsi Gabbard, nguyên ứng viên Tổng Thống năm 2020 chính thức tuyên bố bỏ đảng.

Gabbard nói:

“Tôi không thể tiếp tục ở lại Đảng Dân chủ của ngày hôm nay.”

Gabbard nói thêm rằng đảng này hoạt động để “xua đuổi cảnh sát và bảo vệ bọn tội phạm với cái giá phải trả là những người Mỹ tuân thủ luật pháp”.

Dân Biểu Tulsi Gabbard

Trong video công bố sau đó, cô nêu lên nhiều căn nguyên khiến cô thấy “không thể tiếp tục ở lại Đảng Dân Chủ.”:

1. Đảng đang tự đặt mình dưới sự kiểm soát hoàn toàn của bè đảng tinh hoa, với những kẻ hiếu chiến được điều khiển bởi ‘chủ nghĩa thức tỉnh’ hèn nhát.

2. Đảng quy tụ những kẻ chia rẽ chúng ta bằng cách phân biệt chủng tộc hóa mọi vấn đề và kích động phân biệt chủng tộc chống lại người da trắng.

3.- Đảng cũng bao gồm những kẻ năng nổ phá hoại các quyền tự do mà Chúa ban cho chúng ta vốn được Hiến Pháp ghi nhận.

4.- Đảng tập hợp những kẻ thù hận những người có niềm tin tôn giáo.

5. Đảng gồm những kẻ bôi xấu cảnh sát, bảo vệ tội phạm, gây thiệt hại cho những người Mỹ lương thiện, tuân thủ luật pháp.

6. Đảng là những kẻ chủ trương mở toang biên giới, và những kẻ vũ khí hóa chính phủ để truy đuổi các đối thủ chính trị của họ, xô đẩy chúng ta gần hơn với chiến tranh hạt nhân.” 

Dân Biểu Tulsi Gabbard là ai?

Tulsi Gabbard sinh ngày 12 4 1981 là một chính trị gia trẻ, thông minh, năng động trong đảng Dân Chủ cho tới ngày bỏ đảng ở tuổi 41.

Năm 2002 là năm mới 21 tuổi, cô đã được bầu vào Hạ viện bang Hawaii.

Cô là sĩ quan Dự bị trong Quân đội Hoa Kỳ, từng chiến đấu tại Iraq từ năm 2004 đến năm 2005 và tại Kuwait từ năm 2008 đến năm 2009.

Gabbard là nhà bình luận chính trị sắc bén, và là Dân Biểu trong Quốc Hội Hoa Kỳ cho quận bầu cử số 2 của Hawaii từ năm 2013 đến năm 2021.

Cô là thành viên Hindu và Samoa đầu tiên trong Quốc hội Mỹ. Cô cũng là một trong những ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, trước khi rời bỏ đảng và trở thành một người độc lập hôm 11 tháng 10 năm 2022.

Giáo dục: Gabbard tốt nghiệp Đại học Thái Bình Dương Hawaii (2009), Học viện Quân sự Alabama (2007), Cao đẳng Cộng đồng Leeward.

Khi còn là thành viên Quốc hội, cô từng là phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) từ năm 2013 đến năm 2016.

Tư tưởng “xét lại” của Gabbard có từ bao giờ?

Nhiều người nghĩ rằng, không phải chờ tới tháng 10-2022 Dân Biểu Tulsi Gabbard mới nhận ra lập trường quá tả của đảng Dân Chủ khiến cô quyết định tuyên bố chia tay. Trong một thời gian khá dài trước đó, đã có nhiều chỉ dấu cho công luận thấy cô đã có những hành vi, lời nói, quan điểm ngược lại đường lối, chính sách cơ bản của đảng Dân Chủ.

Trước hết, ngay trong thời gian 8 năm có mặt tại Quốc Hội liên bang, cô thường xuất hiện trên Fox News, chỉ trích chính quyền Barack Obama vì đã “từ chối” khi nói rằng “kẻ thù thực sự” của Hoa Kỳ là “Hồi giáo cực đoan” hay “Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”. Đi xa hơn, có nguồn tin còn cho hay là cô từng đặt nghi vấn là phải chăng Obama là người sáng lập Nhà Nước khủng bố Hồi Giáo ISIS?!

Đặc biệt trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2020 của mình, cô nêu bật sự phản đối chủ nghĩa can thiệp quân sự, mặc dù cô tự coi mình là “diều hâu” chống khủng bố. Sự kiện Gabbard quyết định gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad và sự hoài nghi của cô về những tuyên bố rằng ông ta đã sử dụng vũ khí hóa học đã làm nảy sinh sự bất đồng công khai từ các đảng viên Đảng Dân chủ cốt cán.

Sự bất đồng này càng tăng từ khi kết thúc chiến dịch tranh cử tổng thống, Gabbard đã bộc lộ lập trường bảo thủ về các vấn đề như phá thai và vấn đề gọi là quyền của người chuyển giới, vốn được coi là tối kỵ đối với đảng Dân Chủ.

Trước diễn đàn Quốc Hội. Dân Biểu Tulsi Gabbard công nhiên lên tiếng chỉ trích những gì cô coi là chủ nghĩa cực đoan ngày càng phát triển trong Đảng Dân Chủ và về các chủ đề như giáo dục, giới tính, chiến tranh…. Cương lĩnh của cô bao gồm tuyên bố không để Hoa Kỳ tham gia vào “các cuộc chiến tranh vĩnh viễn” và yêu cầu cấp tốc rút quân ra khỏi Afghanistan.

Điều Gabbard bất bình, giống như giọt nước làm tràn ly khiến cô bỏ đảng do sự kiện ông Joe Biden và chính phủ của ông đã không có phản ứng gì khi các nhà hoạt động khởi xướng biểu tình bên ngoài tư gia của các thẩm phán Tối cao Pháp viện sau khi Tòa này lật ngược án lệ Roe kiện Wade.



Cô so sánh thái độ này với cách chính phủ đã, đang bắt giữ các nhà hoạt động chống phá thai, phò sự sống. Gabbard tuyên bố, khi đảng cầm quyền không tin vào pháp quyền trong khi họ chịu trách nhiệm soạn thảo và thực thi luật pháp, thì nền dân chủ của chúng ta sẽ bị suy tàn. Cô nói thêm, Đảng Dân Chủ ngày nay không tin vào quyền tự do ngôn luận vốn được Hiến Pháp bảo vệ.

Với lập trường minh bạch và quan điểm chống đảng Dân Chủ như thế, Gabbard kêu gọi các đồng sự Đảng Dân Chủ có tư tưởng độc lập hãy rời khỏi Đảng Dân Chủ. Cô nói. những ai không còn có thể chấp nhận được đường hướng cái gọi là ý thức hệ của Đảng Dân Chủ thức tỉnh đang lèo lái đất nước này, cô mời gọi họ đồng hành với cô.

“Bất ngờ”thứ hai liệu có thành sự thật?

Đêm Thứ Sáu, ngày 14-10, Renewed Underground Conservative đã loan báo thêm một tin bất ngờ khác. Lần này lại ứng vào trường hợp đảng Cộng Hòa.

Cho đến lúc này, cựu Tổng Thống Ronald Trump đảng Cộng Hòa chưa hề chính thức tuyên bố sẽ tái tranh cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2024. Riêng Dick Morris tiên đoán ông Trump sẽ ứng cử và còn nhấn mạnh là ông ấy sẽ thắng lớn. Vẫn theo Dick, ông Trump sẽ công bố quyết định của ông ngay sau cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 08-11 tới đây.

Tiết lộ trên đây phát sinh một câu hỏi khác: ai, nhân vật nào, trắng hay đen, nam hay nữ sẽ được chọn làm “running mate” của ông Trump?

Đáp lại câu hỏi này, hôm 14-10.

“Người dẫn chương trình Fox News, Greg Gutfeld đã đưa ra một dự đoán gây chấn động lớn về nhân vật Donald Trump sẽ chọn làm người sắm vai phó để tranh cử với ông. Gutfeld nói với khán thính giả: anh tin rằng cựu TT sẽ chọn cô Tulsi Gabbard. – Fox News host Greg Gutfeld made a shocking prediction about who Donald Trump will choose as his running mate, telling viewers that he believes the former President will pick Tulsi Gabbard”.

Theo nhận định của người dẫn chương trình Fox News:

“Gabbard là một trong những nhà tư tưởng độc lập hiếm hoi trong Đảng Dân chủ trước khi bà giã từ đảng này.– Gabbard was one of the rare independent thinkers in the Democrat Party before she left”.

Vẫn theo Gutfeld, đã có lần Gabbard tâm sự với bạn bè thân quen của cô là sẽ có một ngày cô lìa xa đảng Dân Chủ vì cô thấy rõ, càng ngày đảng càng ngả theo khuynh hướng cực tả.

“Thông báo về sự bỏ đảng của mình, Gabbard cho biết đảng Dân chủ ‘bị kiểm soát bởi các hệ tư tưởng cuồng tín’, những người ‘ghét tự do’ – In announcing her departure, Gabbard said Democrats are ‘controlled by fanatical ideologues’ who “hate freedom,”

Kết qua lời báo trước trên đây của Greg Gufeld đúng sai ra sao chưa ai biết. Nhưng, hệ quả xấu/tốt qua sự kiện cựu Dân Biểu Tulsi Gabbard tuyên bố bỏ đảng Dân Chủ vào lúc chỉ còn 28 ngày nữa là tới cuộc bầu cử giữa kỳ, bất cứ ai cũng có thể thấy, mà thấy rất rõ như được bày ra dưới ánh sáng mặt trời.

Chỉ cần đọc hay nghe qua báo chí, các trang mạng, facebook tường trình những lời tuyên bố minh bạch của Tulsi Gabbard sau khi tuyên bố bỏ đảng Dân Chủ, quý độc giả sẽ nhận ra Lợi/Hai, Thắng /Thua thuộc về ai (?), đảng nào (?).

Những vị nào đọc bài viết cô đọng này, mời coi lại lần nữa và để tâm suy nghĩ một chút sẽ tìm ra ngay câu trả lời.

Từ đấy, sẽ giúp ích quý vị rất nhiều với tư cách cử tri để biết dùng món quà quý là lá phiếu một cách hợp hiến, hữu ích trong ngày bầu cử 08-11 tới đây

Trần Phong Vũ
Miền Nam California, Hoa Kỳ Chúa Nhật, ngày 16-10-2022

Nguồn:

20 October 2022

Từ Đóa Hoa Hồng


Một cô gái bán hoa hồng, đã tặng đóa hoa cuối cùng của mình cho một người ăn xin ở ven đường. Không ngờ!!!

Đã từng có một cô gái bán hoa hồng, sau khi đã bán được gần hết số hoa của mình.Cô liền đưa bông hoa hồng còn lại đang cầm trên tay; tặng cho một người ăn xin ở ven đường.

Người ăn xin này chưa từng nghĩ lại có một cô gái tặng hoa cho mình! Có lẽ từ trước đến nay, anh ta cũng không từng để tâm đến bản-thân; mà cũng có thể chưa từng được nhận tình yêu thương từ người nào khác!!!

Thế là anh ta quyết-định, ngày hôm đó không đi xin nữa mà trở về nhà!

Sau khi trở về nhà, anh ta cắm đóa hoa hồng vào một chiếc bình nhỏ rồi đặt ở trên bàn và ngồi thưởng thức.

Trong lúc ngồi ngắm hoa, anh ta chợt nghĩ: “Bông hoa xinh đẹp như thế này sao có thể cắm vào một chiếc bình bẩn thỉu như vậy được!”, thế là anh quyết định mang chiếc bình đi lau rửa sạch sẽ, để cho xứng đôi với vẻ đẹp của đóa hoa.

Sau khi làm xong rồi, anh ta lại nghĩ: “Bông hoa xinh đẹp như thế! Chiếc bình sạch-sẽ như thế! Sao lại có thể đặt trong một căn phòng bẩn-thỉu và bừa-bộn như thế này chứ!!!”

Thế là anh ta quét dọn sạch-sẽ một lượt toàn-bộ căn phòng của mình, rồi sắp xếp lại đồ-đạc cho gọn- gàng ngăn-nắp! Căn phòng bỗng nhiên trở nên ấm-áp, vì có sự chiếu rọi của đóa hoa! Nó khiến anh ta dường như đã quên mất chỗ ở cũ của mình vậy!!!

Đang lúc cảm thấy lâng-lâng trong lòng, thì anh ta phát-hiện trong tấm gương phản-xạ ra một người bẩn-thỉu, đầu tóc rối bù, anh ta không ngờ bộ dạng của mình lại như vậy, và thầm nghĩ: “Người như này đâu có tư-cách gì làm bạn với đóa hoa hồng kia???”

Thế là anh ta lập-tức đi tắm rửa, sửa-sang đầu tóc và làm thay-đổi bản-thân! Tìm trong đống quần áo chọn một bộ tuy cũ kỹ, nhưng có phần sạch-sẽ! Anh ta phát-hiện ra một chàng trai tuấn-tú, mà chưa từng tưởng-tượng ra! Khi soi mình vào tấm gương. Chợt anh ta nảy sinh ý-nghĩ: “Mình quả là không tồi! Sao có thể đi làm kẻ ăn xin được nhỉ???”

Đây là lần đầu tiên anh ta tự hỏi mình kể từ khi quyết định đi ăn xin, có lẽ rằng linh hồn của anh ta đã trong nháy mắt mà thức tỉnh! Anh nhìn nhìn lại hết thảy mọi thứ trong căn phòng, rồi nhìn lại đóa hoa hồng xinh đẹp kia và lập tức đưa ra một quyết định trọng yếu nhất trong cuộc đời mình: “Từ ngày mai mình sẽ không làm một người ăn xin nữa! Mình sẽ đi tìm việc làm!!!”.

Bởi vì không sợ bẩn không sợ lạnh! Nên anh ta rất dễ dàng tìm được một công việc. Có lẽ bởi vì trong lòng anh ta luôn có đóa hoa hồng khích lệ! Nên anh luôn cố gắng không ngừng! Chỉ mấy năm sau, anh ta đã trở thành một ông chủ của một công-ty!!!

Đây không phải chỉ đơn-thuần là một đóa hoa hồng! Mà là một tia hy-vọng! Một ước-mơ tươi đẹp và một tương-lai rực-rỡ!!! Khoảng-cách giữa địa-ngục và thiên-đường chỉ là một bức tường mỏng-manh! Chỉ cần bạn tin-tưởng vào chính mình! Không buông-bỏ chính mình! Trong lòng có ước-mơ! Có mục-tiêu! Có hy-vọng! Thì cuộc đời có thể tùy-thời mà được biến-đổi!!!

Hãy tìm “đóa hoa hồng” xinh đẹp của cuộc đời bạn, khiến bạn có những cải-biến nho-nhỏ! Khi bạn biến-đổi rồi, thế-giới cũng sẽ biến-đổi theo!!! Nếu như bạn đã có được một bó hoa hồng lớn, có thể trang-điểm cho cuộc đời của bạn! Nhất định, xin bạn hãy đem những đóa hoa hồng tượng-trưng cho hy-vọng và năng-lượng thần-kỳ đó! Tặng cho những người bên cạnh mình nhé!!!

14 October 2022

Tưởng niệm biến cố 01-11-63, đọc tác phẩm "La République du Việt-Nam et les Ngô-Đình" của Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên & bà Jacqueline Willemetz

Trần Phong Vũ


Tác phẩm La République du Việt-Nam et les Ngô Đình –Nền Cộng Hòa Việt-Nam và dòng họ Ngô-Đình do hai người con của ông bà cố vấn Ngô Đình Nhu là Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên (cô Lệ Quyên qua đời do một tai nạn xe năm 2012) và bà Jacqueline Willemetz đứng tên đồng tác giả. Nguyên tác viết bằng Pháp ngữ do nhà xuất bản L’Harmattan ở Paris, Pháp ấn hành năm 2013. Cho đến này chưa thấy có bản dịch Việt ngữ. Tác phẩm chính thức ra mắt độc giả hải ngoại nhân lễ tưởng niệm 50 năm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị thảm sát kéo theo sự sụp đổ của nền Đệ Nhật Cộng Hòa Việt Nam. Buổi ra mắt được tổ chức ở Giáo Xứ Việt Nam, Paris Pháp quốc hôm 02-11 năm 2013.

Một cách tổng quát, tác phẩm có 246 trang, chia làm ba phần chính.

* Phần đầu hơn 70 trang gồm 4 chương:

Chương I.- trình bày về thân thế giòng họ Ngô Đình, bao gồm cả gia tộc bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân.

Chương II.- Thuật lại cách tóm tắt sự ra đời của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam. Hai mốc điểm quan trọng là cuộc trưng cầu dân ý, truất phế Bảo Đại ngày 23-10-1955 và một năm sau, ngày 26-10-1956 công bố nền CHVN. Trong chương này, tác giả đưa nguyên văn lá thư thứ nhất viết ngày 20-4-1956 và lá thư thứ hai không đề ngày, nhưng qua nội dung cho thấy viết vào khoảng sau Tết năm 1962 của ông Ngô Đình Nhu gửi người bạn đồng môn của ông là bà Jacqueline Willemetz tại Ecole des Chartes, Paris.

Chương III.- Cuộc chính biến ngày 01-11-1963 dẫn tới cái chết thảm khốc của TT Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu, và sự cáo chung của nền Đệ Nhất CHVN.

Chương IV.- Trình bày một số những sự kiện quan trọng liên quan tới biến cố cần được nhìn lại. Lá thư thứ ba của ông cố vấn Ngô Đình Nhu viết ngày 02-9-1963 (chẵn hai tháng trước khi hai anh em Tổng Thống bị thảm sát) gửi bà Jacqueline Willemetz được đưa vào chương này. Trong một chú thích nơi trang 65 cho biết nguyên văn cả ba lá thư viết tay của ông Nhu hiện được lưu trữ tại văn khố École des Chartes. Nội dung mỗi lá thư chứa đựng những suy tư của vị cố vấn TT đầu tiên của Việt Nam ứng vào những vấn đề thời sự trong từng giai đoạn với những tình huống khác nhau.

* Phần thứ hai 29 trang là những hình ảnh mô tả dòng họ Ngô Đình. Trước hết là chân dung cụ Ngô Đình Khả, hình ghép cụ bà và sáu người con trai, từ ông Ngô Đình Khôi, Giám mục Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Cẩn, một số ảnh chân dung cố Tổng Thống, ông bà Ngô Đình Nhu và mấy tấm hình ghi lại những hoạt động của bà Nhu.

* Phần thứ ba là một đoạn Hồi Ký của bà Ngô Đình Nhu chiếm phân nửa tác phẩm với tiêu đề "Le Caillou Blanc" – tạm địch là "Viên Sỏi Trắng".

Ngoài ra là những trang cuối in lại bút tích của chính ông Ngô Đình Nhu trong ba lá thư ông viết cho đồng môn của ông ở Ecole des Chartes, Paris..

Xuyên qua nội dung tác phẩm "La République du Việt Nam et les Ngô Đình", người đọc ghi nhận một vài nét đặc biệt, đáng chú ý sau đây.

Hẳn không phải ngẫu nhiên khi trình bày vể thân thế giòng họ Ngô Đình, tác giả đã bắt đầu chương này với mốc lịch sử nước nhà ở thời điểm 939, năm chấm dứt thời Bắc thuộc để bước vào thời tự chủ với Ngô Quyền, vị vua đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Phải chăng các đồng tác giả muốn nhấn mạnh tới sự kiện Ngô Vương Quyền, người đánh đuổi quân Nam Hán, khai mở đế chế, đặt nền móng cho nền độc lập nước nhà sau 1000 năm bị người Tàu đô hộ? Từ đấy gợi cho người đọc mhớ tới hơn một nghìn năm sau –năm 1956- một người cũng thuộc giòng họ Ngô –Chí sĩ Ngô Đình Diệm- có công loại bỏ mọi tàn tích của thời phong kiến và 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp cùng với mưu toan nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam của cộng sản để mở đường cho dân tộc đi vào một kỷ nguyên mới? (Tiếc rằng, lịch sử đã diễn ra theo hướng khác, khiến cho tác giả Trung tá Nguyễn Văn Minh, nguyên chánh văn phòng của ông Ngô Đình Cẩn viết tác phẩm "Dòng họ Ngô Đình, Ước Mơ chưa đạt"!)

Ngoài những nét lớn ghi dấu sự ra đời và cáo chung của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, trong chương thứ tư phần thứ nhất, tác giả đã nêu bật lên một số sự kiện cụ thể nhằm phản bác những luận cứ của phe chống đối chế độ, bao gồm nhóm Phật Giáo Ấn Quang. Về điểm cho rằng cố TT Ngô Đình Diệm vì là tín đồ Công giáo nên có tinh thần kỳ thị Phật giáo, tác giả đã đưa ra nhiều chứng minh đầy tính thuyết phục để phản biện lại luận cứ này. Thí dụ như ở trang 63, tác giả cho hay: trong số 18 tổng bộ trưởng trong nội các thời ấy chỉ có 5 vị có tín ngưỡng Công giáo. Trong khi ấy, tỉ lệ số tướng lãnh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ có cùng niềm tin với vị lãnh đạo quốc gia cũng chỉ là thiểu số so với những vị có tín ngưỡng khác, bao gồm Phật giáo.

Trả lời luận cứ cho rằng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa kìm hãm sự phát triển của Phật Giáo, tác giả đã chứng minh: chỉ dười thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, có tới 1275 ngôi chùa mới được xây dựng. Riêng với chùa Xá Lợi, một ngôi chùa danh tiếng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở thủ đô Sàigòn thời ấy, Ngô Tổng Thống đã tự mình quyết định trích ra 600 ngàn đồng giúp vào việc kiến thiết. Đấy là chưa kể hàng ngàn ngôi chùa khác đã được chính quyền giúp đỡ phương tiện trùng tu.

(Về điểm này, có lẽ cũng cần phải nói tới bài viết mới đây của nhà văn Trần Trung Đạo được đăng trên mạng Đàn Chim Việt Info.

Đại cương nhà văn họ Trần cho biết, mới đây ông đọc được trên mạng một bài viết thuật lại lời Đức Đạt Lai Lạt Ma cho hay đầu thập niên 60 thế kỷ trước, hàng chục ngàn tín đồ Phật giáo Tây Tạng theo chân ngài tị nạn qua Ấn Độ đã phải trải qua những năm tháng gian nan khổ ải, thiếu ăn thiếu mặc. Giữa cảnh ngộ khó khăn ấy, ngài đã được Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm gửi hàng trăm tấn gạo qua cứu trợ. Sau bản tin này, tác giả Nguyễn Kha trong nhóm Giao Điểm đã viết mỗt bài phản bác với tiêu đề mang nặng tư tưởng mạt sát: "Đức Dalai Lama, ông Ngô Đình Diệm và mặc cảm tội lỗi của nhóm ‘hoài Ngô’".

Nhưng may thay, nhờ những tài liệu còn lưu trữ trong văn khố của chính quyền New Dehli do Hoà Thượng Thích Như Điển viện chủ chùa Viên Giác ở Đức cung cấp, nhà văn Trần Trung Đạo đã trích dẫn lời của thủ tướng Ấn, ông Shri Jawaharlal Nehru, trong cuộc phỏng vấn ngày 19-12-1960, cho hay: "Các chính phủ Úc, Mỹ và Tân Tây Lan đã viện trợ 10 lakhs Rupees, 4,75,000 Rupees, 2,63,920 Rupees theo thứ tự để chính phủ Ấn chi dùng cho các chương trình tỵ nạn Tây Tạng. Riêng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng 1300 tấn gạo". Ngoài ra, tài liệu còn cho hay, Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon cũng xác nhận, trong lần thứ hai chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm còn gửi thêm 200 tấn gạo để giúp đỡ dân tị nạn Tây Tạng.

Nhà văn Trần Trung Đạo nhấn mạnh:

"Như vậy, việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa giúp đỡ tín đồ của Đức Đãt Lai Lạt Ma không chỉ một lần mà hai lần và cũng không chỉ vài ngàn mà hàng trăm ngàn tấn gạo là chuyện thật".)

Ngoài ra, cũng trong chương này, ba đồng tác giả Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên và Jacqueline Willemetz còn nhắc lại việc phái đoàn Liên Hiệp Quốc tới Việt Nam từ ngày 24-10 đến 03-11-1963 để điều tra về lời tố cáo của Ủy Ban Liên Phái Phật giáo là chính quyền Đệ Nhất Cộng Hỏa kỳ thị và đàn áp Phật giáo. Điều đáng tiếc là bản báo cáo của phái đoàn phi bác hầu hết những lời tố cáo chỉ được đưa ra sau cuộc chính biến 01-11-63 và đã bị người ta cố tình quên lãng.

Sau hết, chúng tôi nghĩ rằng việc các tác giả đưa hồi ký của bà Ngô Đình Nhu vào tác phẩm có những ưu điểm rất đáng chú ý.

Tập hồi ký có tên là Le Caillou Blanc – Viên Sỏi Trắng, chiếm phân nửa tác phẩm, chính xác là 122 trang, không kể nguyên bản ba lá thư với bút tự của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu gửi bạn đồng môn của ông ở École des Chartes. Như trong lời mở đầu buổi giới thiệu tác phẩm ở Paris hôm 02 tháng 11 năm 2013 của đồng tác giả Ngô Đình Quỳnh, nội dung cuốn hồi ký của thân mẫu ông mang nhiều tư tưởng thần bí. Trang đầu hồi ký ghi lại lời Kinh Thánh sau đây:

"Ai có tai, thì hãy nghe Lời Thánh Thần Thiên Chúa nói với các Giáo Hội: Kẻ thắng, Ta sẽ ban cho man-na được giấu kín; Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi trắng, trên đó khắc một tên mới; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ lãnh nhận" (Apocalyse 2, 17). Và thêm lời Thánh sử Luca : "Ai là người nhỏ nhất trong anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất" (Luc 9, 48).

Ngoài phần mở đầu, nội dung hồi ký thuật lại những kỷ niệm thời thơ ấu của bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân. Bà sinh năm 1924 trong một gia đình quyền quý, theo học trường Pháp. Năm 17 tuổi gặp ông Nhu, hai người yêu nhau và được chính ông Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống tương lại của Việt Nam Cộng Hòa, với vai trò quyền huynh thế phụ, tác thành đôi lứa cho hai người vào năm 1943.

Đọc trang cuối, người ta biết bà kết thúc hồi ký "Viên Sỏi Trắng" ngày 22-8-2010 tại nơi cư ngụ mang tên Tịnh Quang Lâu ở ngoại ô kinh thành Rôma, Ý.

Xuyên suốt nội dung hồi ký, người đọc bị hút vào những tư tưởng bí nhiệm với những trích dẫn trong Thánh Kinh, nhất là ở phần cuối. Tuy vậy, với tư cách là phu nhân của ông Cố vấn Chính trị Ngô Đình Nhu, em dâu vị Tổng Thống VNCH trong suốt 9 năm, bà đã hé mở cho người đọc thấy được nhiều góc cạnh khuất lấp về tình hình chính trị đương thời, bao gồm cuộc sống riêng tư của bà sau khi kết hôn với ông Nhu, mà chỉ những người trong cuộc mới biết rõ.

Bà kể lại những tháng ngay cô đơn, lo lắng vì chồng thường vắng nhà, hai người anh, một bị giết (ông Ngô Đình Khôi) cùng với con trai, một bị Hồ Chí Minh bắt giữ, sau đó được thả (ông Ngô Đình Diệm) trong khi ông Nhu phải trốn tránh, cho đến ngày ông Diệm về nước chấp chánh tháng 7 năm 1954. Tác giả hồi ký đã thuật lại những biến cố quan trọng trước khi nền Đệ Nhất CHVN ra đời, trong đó có bóng dáng sự can thiệp của bà. Hơn một lần bà công khai lên án bàn tay nhám của thực dân (được hiểu là người Pháp) và đế quốc (ám chỉ người Mỹ) nhúng vào nội tình chính trị miền Nam trong những cuộc đảo chánh dẫn tới cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Chính bà là tác nhân khiến không chỉ tướng Hinh, con trai nguyên thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, vốn được người Pháp đỡ đầu bị truất quyền, mà cả phó thủ tướng Nguyễn Văn Xuân cũng phải từ chức, thời gian ông Diệm mới về nước chấp chánh.

Theo nhận định của tác giả hồi ký thì sau cuộc trưng cầu dân ý thành công ngày 23-10-1955 và sự khai sinh nền CHVN một năm sau, người Pháp vẫn nuôi ý định trở lại Việt Nam bằng cách tạm thời lánh qua Căm Bốt. Vẫn theo bà nhu, vụ TT Diệm bị ám sát hụt tại Ban Mê Thuột năm 1957 có vai trò của Lê Văn Kim vốn là một tay sai của Pháp khi trước. Trong những cuộc đảo chính bất thành đầu thập niên 60, bà đã công khai nói thẳng với CIA rằng "chúng tôi không trông chờ được coi là đồng minh (là bạn) của Mỹ mà chỉ mong Hoa Thịnh Đốn đừng can thiệp vào nội tinh Việt Nam". Lời tuyên bố thẳng thừng này của người được coi là Đệ Nhất Phu Nhân VN khi ấy, đã khiến Nhà Trắng quan tâm. Sau đó, do áp lực của cả Pháp và Mỹ bà phải phải rời Sàigòn qua Hoa Kỳ trong ba tháng với lý do được hiểu ngầm là để tránh sự can thiệp của bà vào việc ổn định nội các của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Thời gian này bà có dịp học thêm Anh ngữ.

Sau khi trở thành dân biểu, năm 1958 bà trình lên Quốc Hội Dự Luật về Gia-Đình với mục tiêu tối hậu là giải phóng phụ nữ về mặt pháp lý -một vợ một chồng, nam nữ bình quyền trong mọi lãnh vực, bao gồm cả việc quản trị, sử-dụng và phân chia gia sản, thừa kế di sản…-. Vì trước đó bà kể lại việc chồng bà –ông cố vấn Ngô Đình Nhu- đề ra thuyết Nhân Vị đề cao tính siêu việt của con người, cho nên có thể hiểu việc đệ trình Dự Luật Gia Đình như một hình thức đưa thuyết Nhân Vị vào thực tế sinh hoạt xã hội lúc bấy giờ. Có điều sau này những người am hiểu hoàn cảnh Việt Nam cho rằng: những việc làm của ông bà Nhu tuy xuất phát từ một viễn kiến đáng trân trọng nhưng nó được đưa ra công khai quá sớm nên đã bị dư luận đương thời phê phán.

Hồi ký cũng nhắc tới việc bà thành lập Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới (PT/PNLĐ) với mục tiêu khích lệ và trợ giúp nữ giới bước ra khỏi ngưỡng cửa gia đình, tham gia vào những công tác xã-hội, từ thiện, kể cả chính trị. Với tư cách người sáng lập Phong Trào, bà tích cực khơi gợi lòng yêu nước của chị em phụ nữ. Một trong những hoạt động nổi của PT/PNLĐ là thành lập lực lượng Phụ nữ bán quân sự vào khoảng tháng 10 năm 1961. Việc gia nhập được tiến hành theo tinh thần tự nguyện. Chị em được huấn luyện sử-dụng vũ khí và thực hành tác vụ y tế, cứu thương thường thức. Để làm gương, bà cho trưởng nữ Lê Đình Lệ Thủy gia nhập lực lượng này ngay từ khi cô mới 16 tuổi.

Nếu việc khai sinh thuyết Nhân Vị của ông Cố Vấn Chính Trị được bà gán cho một sứ mạng thiên sai theo Phúc âm Thánh Mát Thêu, thì tính cách linh thiêng của sự ra đời PT/PNLĐ khi ấy cũng được nhìn thấy qua sáng kiến gói ghém trong huy hiệu cây đèn dầu của các Trinh Nữ trong Thánh Kinh.

Trong vụ Phật giáo, bà Nhu đưa ý kiến là cần có đại diện các đảng phái và các tổ chức xã-hội dân sự trong Ủy Ban Liên Phái, nhưng TT Ngô Đình Diệm không thuận vì không muốn có sự hiện diện của bà. Nhưng trước khi công bố Thông báo, trong đó Phật giáo đã ký thuận, ông Nhu trao cho bà đọc để hỏi ý kiến. Bà thấy lạ vì hầu hết những đòi hỏi của Phật giáo đều chưa bao giờ bị cấm, do đó bà đề nghị phía chính phủ ký nhưng ghi thêm mấy chữ là những đòi hỏi trong Thông báo chung chưa hề bị cấm. Ông Cố vấn trình bày lại nhận định của bà khi đem Thông cáo chung đến buổi họp nội các, ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu làm thinh trong khi Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ mỉa mai: "Họ uống trà có sâm còn mình uống trà thường khiến mình trở thành kẻ ngu". Theo nhận định của bà, câu nói của ông Thơ đã khiến ông Mẫu cạo đầu từ chức để bày tỏ thái độ chống đối.

Ngày 12-9-1963, bà Nhu và trưởng nữ Ngô-Đình Lệ-Thủy lên đường đi "giải độc" ở Âu châu và Hoa-Kỳ. Trong thời gian ở Mỹ, trước khi anh em Tổng thống bị sát hại, bà và con gái được bảo vệ cẩn mật, nhưng sau đó gần như bị bỏ rơi khiến một Linh mục phải nhờ một gia đình người địa phương giúp đỡ mẹ con bà cho đến khi qua Rome.

Ở trong nước, trước ngày xảy ra đảo chánh, ông Nhu lo liệu cho ba người con lên Đà-Lạt và dặn dò trưởng nam là cậu Ngô Đình Trác nếu có chuyện gì xảy ra phải đưa 2 em trốn vào rừng sau nhà. Nhờ thế các con bà đã được trực thăng tiếp cứu khi có biến và ít ngày sau tới Rome an toàn.

Ngày 15-11-1963, bà và con gái rời Los Angeles để đi Rome sinh sống. Bị đế quốc bỏ rơi, nhưng ở phi trường đầy phóng viên báo-chí và truyền hình. Trong hồi ký, bà ghi lại tình cảnh bà bị đế quốc bỏ rơi và hầu như bất cứ ai, kể cả những ký giả có ý bênh vực bà sau đó đều bị ám hại.

(Nhân đây, người đọc xin mở dấu ngoặc để nêu lên một thắc mắc: tại sao khi viết hồi ký có rất nhiều điều tôi cho là rất quan trọng bà từng trả lời cuộc phỏng vấn của chương trình "Vietnam: A Television History – lịch sử Việt Nam bằng truyền hình" tại Roma ngày 02-11-1982 đã không được đề cập tới. Thí dụ như những câu hỏi liên quan tới cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, những luận điệu xuyên tạc về nhân cách ông cố vấn Ngô ĐìnhNhu khi họ nêu lên những đồn đại là ông nghiện thuốc phiện và về chính bà, khi người Mỹ mệnh danh bà là "Dragon Lady – Rồng Cái, Bà Chằng", nhất là chuyện Đệ Nhất CHVN toan tính "nói chuyện" với Hànội.

Xin ghi lại vài chi tiết sau đây:

"Thưa bà Nhu, bà ‘’tham chính’’ giữa thời kỳ 1954 đến 1963. Bà có thể nói cho chúng tôi biết một chút về con người TT Diệm không? Bà có thể phác họa tính cách của ông, và cho biết ông có thay đổi trong suốt giai đoạn chín năm đó không?

Bà Nhu trả lời: Tuyệt đối, ông không bao giờ thay đổi. Để mô tả tính cách của Tổng Thống, tôi có thể nói rằng ông là người công chính –Công chính như trong Thánh Kinh-. Điều ấy có nghĩa là ông có thể phạm sai lầm, nhưng lúc nào cũng sẵn sàng phục thiện. Cho nên đó là lý do tại sao tôi cho rằng phương tây đã phạm tội ác khi lên án ông, thậm chí giết ông mà không cho ông cơ hội để trả lời….

Khi người phỏng vấn nêu câu hỏi về chính vai trò của bà khi ấy, và về điều người Mỹ mệnh danh bà là "Rồng Cái", bà Nhu nói: "Vai trò của tôi ư? Nói chính xác điều ấy thật là khó. Tôi chỉ có thể nói rằng tôi được Thiên Chúa túm cổ như con mèo nhỏ, rồi quẳng vào một đấu trường có những con sư tử. Nhưng tôi tin rằng chỉ vì tôi cầm tinh sư tử nên tôi tin mình có thể giao hòa hoặc đương đầu với chúng…. Riêng họ gọi tôi là "Rồng Cái", vì họ thấy rằng tôi có vẻ không tỏ ra khiếp nhược. Chồng tôi, ông rất không hài lòng với một đàng là người anh Tổng Thống của ông, đàng khác là vợ ông. Ông xem cả hai chúng tôi là ngây thơ! Vâng, trong vô thức, chúng tôi không biết được thực tế rằng muốn nhảy vào trận đấu mà lại không hoặc chẳng biết rằng mình đang chiến đấu với những con thú hung dữ. Nên ông từng nói với ông anh TT của mình: ‘’Anh à, anh chỉ nên làm thầy tu, và em nữa (nói với tôi), em nên ở nhà làm người nội trợ thầm lặng là hơn.’’ Nhưng tôi nói, tất nhiên, nếu được phép làm điều mình muốn, tôi sẽ lập tức nghe lời khuyên của chồng tôi là trở về nhà để đan, may và nấu nướng. Đó thật sự là những điều duy nhất mà tôi thích trong đời. Nhưng, khi tôi ở đất nước của tôi, người ta tìm đến tôi và yêu cầu tôi làm chuyện này, chuyện nọ.

Nên tôi thấy rất rõ rằng, nếu tôi không làm những điều ấy thì chẳng có ai làm. Vì thế tôi tổ chức mọi thứ để giao (chúng) lại ngay cho họ vì tôi không muốn và chẳng thích tí nào cuộc sống như thế vào lúc ấy. Nên người ta gọi tôi là "Rồng Cái" vì thấy rằng tôi hoàn toàn quyết tâm là không có gì có thể ngăn cản tôi. Điều duy nhất họ có thể làm, nếu họ muốn ngăn cản tôi, là họ phải giải thích cho tôi là tôi sai. Nếu họ không giải thích được thì tôi bất cần. Vì thế, họ thấy rõ rằng tôi chẳng sợ gì cả… Giới báo chí đã mời tôi đi. Đầu tiên, họ nói: ‘’Ông Nhu, Gia đình Nhu, không có ông bà Nhu, tin tốt lành.’’ Họ phải rời khỏi nước tôi nên họ mời tôi đi giải thích tại các bục diễn thuyết của Mỹ về vị thế của tôi. Quý vị thấy giới báo chí làm như thế đó. Khi tôi rời nước tôi, vừa đến đó, ở Belgrade vào thời điểm ấy, tôi được Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết rằng tôi không nên đến Mỹ vì sự an toàn cho tôi không được bảo đảm!

Thì ra họ mời tôi chỉ với mục tiêu cách ly tôi khỏi nước tôi. Nhưng, ngay sau khi tôi rời Việt Nam, thì họ nói: ‘’đừng có đến!’’ Tôi nói tôi đã rời khỏi nước tôi chỉ để đi đến đó và Chính phủ Mỹ sẽ chứng minh cho thế giới thấy họ có khả năng bảo vệ một người phụ nữ yếu đuối ngay trên lãnh thổ của họ hay không?... Vào thời điểm ấy, họ mời tôi và, sau khi tôi rời đất nước của tôi, họ nói với tôi như vậy. Tất nhiên, tôi đã bị lừa gạt."

Về câu hỏi, có dư luận cho rằng ông Nhu độc quyền, là người cuồng trí và nghiện bạch phiến, bà trả lời:

"Vâng, họ nói rất nhiều điều để chống lại chồng tôi. Thậm chí họ còn moi nhiều chuyện khác tương tự… Tôi tin ở nhân cách chồng tôi là người luôn trung thành với Thiên Chúa…. Năm này qua năm khác, cái chết của chồng tôi, tôi có thể chấp nhận nó, nhưng hạ thấp nhân cách của ông thì tôi không thể chịu đựng nổi…"

Khi người phỏng vấn yêu cầu bình luận về lời đồn là vì chồng của bà cảm thấy bị phản bội bởi người Mỹ nên đã toan tình thương lượng với Hànội, bà nói:

"Những cuộc thương lượng với CS sao? Như tôi đã có lần giải thích, chúng tôi đã thắng cuộc chiến. Nếu chúng tôi không thắng cuộc chiến thì không bao giờ Chính phủ Mỹ nhảy vào Việt Nam! Chúng tôi đã thắng cuộc chiến. Người cộng sản đã không dám leo thang chiến tranh. Họ chỉ có một trong hai lựa chọn: hoặc leo thang! Điều này họ không dám! Do đó, chính họ phải gửi người của họ đến với chúng tôi. Vì sao? Giản dị vì chồng tôi đã tìm ra giải pháp chống lại cuộc chiến tranh phá hoại (Bà muốn ám chỉ sự thành công của việc xây dựng Ấp Chiến Lược tại nông thôn). Giải pháp đó cho phép người dân miền Nam sống trong chiến tranh, chống lại chiến tranh, dù có chiến tranh. Và, vì vậy, người cộng sản không có chọn lựa nào khác hơn là gửi người của họ đến nói chuyện với chồng tôi. Cho nên, sự việc này đã bị người ta xoay ngược qua hướng khác để chống lại chồng tôi bằng cách gán cho ông là người đi bước đầu. Xin thưa đây hoàn toàn là một sự dối trá.,,

Vào lúc ấy, chúng tôi chỉ mới bắt đầu nói chuyện với họ để biết họ muốn gì! Họ đến, và muốn biết về điều kiện cho Chương Trình Vòng Tay Mở Rộng (Open Arms Program) của miền Nam là gì?... Thực ra, Chiêu Hồi là sự trở về, sự trở về của người anh em hoang đàng. Vì vậy, chúng tôi nói với họ chúng tôi sẽ giết -nói sao đây?-, le veau gras (tiếng Pháp là con bê béo) là cho anh, vâng, cho người con hoang đàng… Người ta làm thịt bê, quý vị gọi con bê béo như thế nào? Nhưng chúng tôi nói với họ chúng tôi sẽ giết con bê béo. Qua cách diễn tả như thế để đối lấy sự trở về của đối phương, tôi nghĩ rằng người Mỹ cảm nhận rằng họ sẽ là con bê béo. Có lẽ thế, nếu không, tôi chẳng giải thích được tại sao họ đã làm điều họ đã làm?!"

Lý giải cho câu hỏi của người phỏng vấn là tại sao năm 1963 lại dẫn tới một màn kết thúc bất hạnh như thế cho miền Nam Việt Nam, sau khi tự hỏi "biết nói sao đây?", bà nói, giọng tự tin, quyết đáp:

"Tất cả là do lòng kiêu ngạo! Chính phủ Mỹ tin rằng họ có chân lý nên họ tự cao, khinh miệt vì... họ quá duy vật không thể hiểu được... Thậm chí tôi không thể buộc tội họ hay là gay gắt với họ bởi vì tôi phải nói rằng ngay cả người dân của chúng tôi cũng đã không hiểu gì hết!!! Nhiều người không hiểu, vì duy vật, chỉ nhìn bên ngoài để tin rằng chồng tôi là người cuồng trí, giản dị vì ông coi thường tất cả sức mạnh vật chất và kiên trì gắn bó với giải pháp của ông. Nhưng đó chỉ là sự hiểu lầm do lòng kiêu ngạo của một bên và hầu như là sự thiếu khả năng suy nghĩ của bên kia. Với người Mỹ, tôi tin rằng đó là lòng kiêu ngạo. Và với người dân của chúng tôi, tôi tin rằng đó chỉ vì thiếu khả năng lập luận, chưa trưởng thành.")

Hẳn có người nêu lên câu hỏi về mục tiêu của bà quả phụ Ngô Đình Nhu viết cuốn hồi ký này? Để có được giải đáp rốt ráo cho câu hỏi này quả thật không dễ dàng. Muốn hiểu được phần nào điều tác giả muốn gửi gấm trong hồi ký, theo tôi, trước hết chúng ta nên đọc lại những lời trần tình mang đôi chút bí nhiệm phảng phất niềm tin tôn giáo trong hơi văn của chính tác giả ở phần mở đầu trang 112:

"Trong những năm tháng cuối đời, sau nửa thế kỷ im hơi lặng tiếng, tôi thấy có trách nhiệm phài ghi lại những gì cần biết. Đấy là cách giải thoát cho tất cả mọi người. Cũng không phải chỉ để thỏa mãn thị hiếu của quần chúng, nhưng chính là để trả lại những gì định mệnh đòi hỏi "kẻ bé mọn nhất" của Thiên Chúa, vào thời điểm của họ. Tôi khởi sự viết cuốn hồi ký này để giúp mọi người hiểu được những đòi hỏi của một chuỗi dài đời sống đã được lập trình, và để nhận ra rằng cuộc sống không bao giờ vận hành ngược lại với ý muốn con người, trái lại, luôn luôn như là phải như vậy".

Sau hết, người đọc không thể không quan tâm tới nội dung ba lá thư ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu gửi bà Jacqueline Willemetz, đồng môn của ông ở École des Chartes, Paris. Những lá thư này được gửi vào ba thời điểm khác nhau: Lá thư đầu ghi ngày 20-4-1956; Lá thư thứ hai không đề ngày tháng, nhưng nội dung cho thấy vào dịp trước Tết 1963 và lá thư cuối cùng viết ngày 02-9-1963, chẵn hai tháng trước ngày tác giả và bào huynh của ông –TT Ngô Đình Diệm- bị thảm sát.

Như đã nói trong đoạn trên, nội dung mỗi lá thư chứa đựng những suy tư của vị cố vấn chính trị của vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam ứng vào những vấn đề thời sự trong từng giai đoạn với những tình huống khác nhau. Từ đấy nó mang giá trị chứng từ về một giai đoạn lịch sử quan trọng liên quan tới Việt Nam thời cận đại. Riêng lá thư thứ ba, xuyên qua ngôn ngữ và những biến động xảy ra vào giai đoạn cuối của Đệ Nhất CHVN, một không khí u uất, ảm đạm phủ bóng trên từng con chữ.

Để hiểu rõ vị trí quan trọng của ông Ngô Đình Nhu, người ta không thể không chú ý tới ảnh hưởng của ông trong chính giới Pháp nhờ những hào quang do ông tạo được với tư cách một người xuất thân từ École des Chartes. Trên trang mạng Dân Làm Báo ngày 07 tháng 10 năm 2010, người ta đọc được một tài liệu cho hay:

"Năm 1970, tức là 7 năm sau khi chế độ Diệm-Nhu sụp đổ, ông Trần Kim Tuyến, một người bạn và sau này là cộng sự thân thiết của ông Nhu, cho biết: ông Nhu có bằng cử nhân văn học ở Sorbonne rồi học tiếp École de Chartes. Trong một tài liệu khác thì nói rõ ông Nhu học ngành cổ tự học lưu trữ (archiviste palégraphe).

Ông Tuyến cho biết trường này rất kén chọn, sinh viên phải qua hai năm dự bị ở một trường rất danh tiếng là Henry Đệ Tứ rồi mới được nhập học, mỗi lớp chỉ có 20 học viên, sử dụng tiếng Latin rất nhiều, và chỉ có hơn một nửa số học viên này tốt nghiệp (link này cho thấy năm 1938 chỉ có 13 người trong danh sách luận văn). Do đó có từ "Chartistes" để chỉ các sinh viên tinh hoa của École des Chartes. Năm 1961, khi ở đỉnh cao quyền lực, ông Nhu có qua Paris và gặp gỡ cá nhân với ngoại trưởng Pháp là Couve de Murrville, đại sứ Pháp ở Việt Nam và Étienne Manach phụ trách Châu Á của bộ ngoại giao Pháp. Cũng theo ông Tuyến thì nhờ hào quang của trường Chartes nên các cuộc gặp gỡ tuy chỉ mang tính cách cá nhân mà ông Nhu đã giúp làm ấm lại quan hệ Pháp Việt. Sau khi có được sự ủng hộ của Pháp, ông Nhu bắt đầu có lập trường cứng rắn hơn với Mỹ, dẫn đến việc Mỹ quyết thay thế Tổng Thống Diệm và ông Nhu."

Từ trích đoạn trên, người ta hiểu được ba lá thư của ông Nhu gửi bà Jacqueline Willemetz, một trong những "Chartistes" bạn đồng môn của ông, không chỉ mang ý nghĩa giao tế bình thường.

13 October 2022

Bầu Ngực Núi Rừng, thơ


Mùa Nghỉ Ngơi, tranh A.C.La


Mùa Nghỉ Ngơi
(Off-season Leisure)
Oil on canvas - 20x24 in. (57x64 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh 
**
Lảm nhảm về bức tranh

Người ta bảo mạng mình hợp với tuổi sửu. Vậy mà chả bao giờ cầm cọ vẽ trâu cả. Thế nên số nó mới long đong... Tuần rồi tìm hình ảnh con trâu để tham khảo và đối chiếu với kỷ niệm về trâu mong tìm được hứng vẽ người bạn cần cù của các gia đình nông dân.

Hồi xưa còn nhỏ có lần về làng, gặp con trâu đi ngược chiều, đường thì hẹp khó tránh. Con trâu mặt trông lại dữ dằn, mắt nó đỏ ngầu giống như ông Kh. say rượu. Ông Kh ở phố bên cạnh thuộc nhóm người kết bạn với ma men; chiều nào cũng thấy ông ngất ngưởng từ dưới phố đi về, mặt xám ngoét, mắt lừ lừ, đo đỏ. Có lần ngước mắt nhìn ông thấy ông đang nhìn mình trân trân, thất kinh. Có một buổi sáng ông Kh xuống phố và không bao giờ về nhà nữa. Hình ảnh ông Kh bây giờ tôi vẫn nhớ mồn một và  có thể là một yếu tố khiến tôi cả đời không có cảm tình với rượu mạnh.

Hồi nhỏ nhìn mắt trâu đỏ thấy sợ nhưng thật ra trâu rất hiền không dễ nổi điên như người say. Ít khi nghe kể trâu phản chủ. Ở nông thôn xưa kia tậu được trâu cũng giống như ngày nay mua được chiếc xe đò chở khách kiếm tiền vậy. Trâu là vốn  quý, là gia sản. Tôi không có trâu nhưng có râu. Dân gian quý các lão có râu lắm - nhưng phải hiền nữa kia:

Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu,
Tham vì ông lão tốt râu mà hiền.

Ai bảo dân gian chỉ nghĩ đến tranh thủy mặc, óc nghệ thuật của họ còn nghiêng về thần thoại và siêu thực là khác. Khi tìm hiểu trâu qua ca dao, tôi bắt gặp những hình ảnh hết sức mơ mộng... siêu thực:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi chơi cầu vòng.

Xưa kia ở nông thôn, chưa có máy cầy, trâu giúp người cầy bừa. Nhưng không phải ai cũng có trâu nên thời vụ tới phải thuê mướn hay mượn trâu. Nhưng cần nhớ, trâu là trâu và chồng là chồng, không được lẫn lộn!

- Của chua ai nấy cũng thèm,
Em cho chị mượn chồng em vài ngày.
- Chồng em đâu phải trâu cày,
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm. 

Cứ lang bang thiên địa như ri thì tết công-gô mới vẽ được tranh. Cũng may là hứng khởi đầu vẫn còn nên bức tranh phác họa xong vẽ khá nhanh. Vẽ xong ngắm nghía, đứng gần rồi lại đứng xa, trời tối thui rồi vẫn còn lôi trâu ra ngắm.... Vẽ trâu lần đầu nhưng thấy đắc ý. Mèo khen mèo dài đuôi... Ủa! bạn bè cũng khen nữa mà. Họ kháo nhau: "Thẳng chả vẽ trâu đẹp ghê", kẻ thì bảo: "Tranh sơn dầu mà giống tranh thủy mặc Á Đông, cũng hay..." v.v... Nghe được bạn bè khen khoái chí bèn ca rống lên câu vọng cổ học lóm từ nhỏ: "Con ơi tháng chạp đến đây là ngày tên con sẽ phải ghi vào cuốn (ư ư) sổ nhân duyên (ư ư)..."  Đang hứng chí ...bỗng có ai lay nhẹ vào vai   "Bố à, bố! Ngủ trưa mà cũng mớ nữa... Tới giờ bố đi khám bác sỹ rồi kìa..." .

Tôi từ từ ngồi dậy, tằng hắng: "Vậy à..."

Nhớ lại giấc mơ, thật vớ vẩn "Tuổi này rồi mà vẫn thích người ta khen! Chết thật! Nếu vậy khi bị chê chắc vẫn còn thấy buồn!"  Con đường ngộ được lẽ vô thường dài đằng đẵng.

A.C.La

09 October 2022

Một Cái Lờ & Hai Vị Luật Sư

Tưởng Năng Tiến

Sinh thời Lý Chánh Trung nổi tiếng là một nhân vật hoạt bát, năng nổ và khuynh tả. Tôi có ngồi nghe ông nói về dân chủ Nhã Điển (Athenian democracy) tại giảng đường Hội Hữu, ở Trường Văn Khoa Đà Lạt, chừng cỡ nửa giờ. 

Thay vì chỉ dậy cho sinh viên biết qua về nền móng dân chủ đầu tiên của nhân loại – khởi thủy khoảng thế kỷ thứ VI, trước Công Nguyên –  ông dùng phần lớn khoảng thời gian ngắn ngủi này để chê trách cái thể chế dân chủ bất toàn của miền Nam. 

Cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà đều có không ít khiếm khuyết (về rất nhiều mặt) nên những gì G.S Lý Chánh Trung nói không có chi gì sai trái lắm. Nó chỉ trật ở chỗ ông đã lạm dụng khuôn viên đại học, và quyền đại học tự trị, của nửa phần đất nước (theo chủ trương pháp trị) để làm cho nó thêm suy yếu đang khi phải đối diện với kẻ thù hung hiểm từ bên kia chiến tuyến.

Sau 1975, sau khi cái mảnh đất quê hương tự do nhỏ bé này thất thủ, Lý Chánh Trung cùng với nhiều vị “nhân sỹ” khác của miền Nam (Hồ Ngọc Nhuận, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi …) được mời ra miền Bắc để tham dự Lễ Quốc Khánh vào ngày 2 tháng ̣9.

“Ông cho biết, phái đoàn đi đến đâu cũng được dân chúng đổ xô ra đón tiếp nồng hậu… Ông bị một chị trong Hợp Tác xã chặn lại đột ngột hỏi :

Có phải ông là giáo sư Lý Chánh Trung phải không? 

- Thưa phải. 

Thế thì hân hạnh quá được gặp giáo sư, vì tôi có được đọc bài của giáo sư viết trước đây.

Rồi Lý Chánh Trung đưa ra nhận xét : “Miền Bắc dù có chiến tranh, nhưng phải nói trình độ văn hóa cao hơn ở miền Nam nhiều. Chỉ cần một người dân thường cũng có thể đọc bài của Lý Chánh Trung.” (Nguyễn Văn Lục. “Nhận Định Tổng Quan Về Thành Phần Phản Chiến & Lực Lượng Thứ Ba” – DCVOline.net October 24, 2017). 

Trải nghiệm của L.S Lê Hiếu Đằng về chuyến đi này cũng thế, cũng cảm xúc rạt rào. Bài viết của ông trên báo Tin Sáng (“Những Giây Phút Cảm Động Đó”) đầy ắp những câu chữ khiến người đọc có thể rơi nước mắt:

“Những cái hôn thắm thiết, những bàn tay siết chặt tưởng chừng như không muốn rời ra, những tràng cười thoải mái, cởi mở. Tất cả tạo nên một bầu không khí thắm đượm tình nghĩa đồng bào, đồng chí.” 
Bầu không khí thắm đượm tình nghĩa này – tiếc thay – không kéo dài luôn, và cũng chả kéo dài lâu. Ngay sau đó, chuyện cơm không lành canh không ngọt giữa các đồng chí vẫn xẩy ra ngày một. Vào lúc cuối đời, có lẽ, vì sợ bị chôn gần (hay chôn chung) với mấy ông cộng sản nên vào ngày 12 tháng 4 năm 2013 Lê Hiếu Đằng tuyên bố ly khai. 

Ông không phải là người đầu tiên, và cũng chả phải là kẻ cuối cùng bỏ Đảng. Gần hai mươi năm trước, vào ngày  21– 3– 1990, ông Nguyễn Hộ cũng đã có quyết định tương tự cùng với những lời lẽ minh bạch và dứt khoát hơn nhiều : 

“Chúng tôi đã chọn sai lý tưởng cộng sản chủ nghĩa ... suốt 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục.”

Nhà thơ Hoàng Hưng bầy tỏ : “Tôi cảm phục những người xưa vì yêu nước mà theo cộng sản, nay vì yêu nước mà thoát cộng.” 

Cái vòng danh lợi cong cong. Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào. Không bao lâu sau, sau khi L.S Lê Hiếu Đằng “thoát cộng” thì một ông luật sư khác lại “ngúc ngắc” muốn vào – theo tường thuật của nhà báo Mai Tú Ân : 

“Đến lúc này thì vai trò của luật sư Hoàng Duy Hùng càng lúc càng trở nên rõ ràng là một mắt xích mới của ván bài Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, ván bài vốn dở dang từ nhiều năm trước thì nay đã được khai thông trở  lại. Và người đóng vai trò chính trong việc này là luật sư Hoàng Duy Hùng…

Các bài bản, phông tuồng đều được giăng mắc quanh ông khiến ông luôn sáng chói với những câu chuyện trời ơi đất hỡi như chuyện ông Cựu chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết cầm dù che nắng cho ông luật sư Hoàng Duy Hùng. Nào là đi trên đường phố thủ đô Hà Nội, ông ta luôn nghe thấy nhiều người dân chào ông, vì biết ông là luật sư Hoàng Duy Hùng ?” 

Lý Chánh Trung sinh năm 1928, Lê Hiếu Đằng 1944, và Hoàng Duy Hùng chào đời mười tám năm sau nữa – 1962.  Khoảng cách xuất hiện trên sân khấu chính trị của ba ông tuy cũng khá xa nhưng bài bản, phông tuồng thì hoàn toàn không đổi : 

Hồi 1975, Lý Chánh Trung vừa ra tới Hà Nội là có người chạy vội lại hỏi ngay:

- Trong đoàn ai là giáo sư Lý Chánh Trung, cho tôi gặp mặt. 

Lý Chánh Trung bèn tách ra khỏi doàn và trả lời: 

- Tôi là Lý Chánh Trung đây. 

Thưa giáo sư, tôi kính phục giáo sư, vì trước đây có đọc bài của giáo sư.” 

Đến năm 2020, vở diễn vẫn y chang : “Đi trên đường phố thủ đô Hà Nội, ông ta luôn nghe thấy nhiều người dân chào ông, vì biết ông là luật sư Hoàng Duy Hùng? 

Thiệt là thầy chạy!

Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe mấy nhân vật phản tỉnh ở VN biện minh cho “sai lầm chính đáng”  của họ – khi còn trẻ người non dạ – bằng những câu chữ sau: 

If you’re not a communist at the age of 20, you haven’t got a heart. If you’re still a communist at the age of 30, you haven’t got a brain.

Tác giả Thiện Ý phản biện rằng : “20 tuổi mà đi theo cộng sản là không có cái đầu, 40 tuổi mới từ bỏ Cộng sản là quá trễ và không có trái tim.” Cứ theo như tôi biết thì Hoàng Duy Hùng không thuộc loại tiên thiên bất túc, tim gan cũng như trí não của ông đều đầy đủ cả. Cách hành xử khác thường của ông –  chả qua – là thái độ của kẻ theo đóm ăn tàn, theo như cách nói của dân gian. 

Thành ngữ này được một vị luật sư khác, Nguyễn Văn Đài, lý giải như sau : “Người mà theo đóm ăn tàn là loại người kém cỏi không tự biết mình là ai, không cần biết hệ lụy của việc đó sẽ dẫn mình đến đâu, cứ có tí lợi là tìm đến để nhặt nhạnh.”

FB Thảo Dân góp ý với ngôn ngữ bao dung và độ lượng hơn : 

“Nhìn các em, các cháu còn trẻ mà đường quang không đi đâm quàng bụi rậm, vào cái nơi bị khinh ghét, nguyền rủa, thấy thật là đáng tiếc.” 

May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa, thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường …!

08 October 2022

Hình chụp từ trên cao một vùng trên đỉnh núi. 
Có ai thấy gì khi nhìn cảnh đá và tuyết này?



07 October 2022

Mượn đầu heo nấu cháo: Chính trị là thế cả !

Đối với nhiều người, chức danh và danh thiếp xem quan trọng hơn kỹ năng thực tế. . . ! !

Tôi nói với con trai: 
- "Con sắp cưới người con gái mà ta đã chọn".

Hắn nói với tôi: “Không đươc!"

Tôi nói với nó: "Cô ấy là con gái của Bill Gates."

Nó nói với tôi: 
- “Vậy thì được.»

Tôi gọi cho Bill Gates và nói với ông ấy:
- "Tôi muốn con gái của bạn kết hôn với con trai của tôi."

Bill Gates nói với tôi: 
- “Không đươc!"

Tôi nói với Bill Gates:
- "Con trai tôi là Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới."

Bill Gates nói với tôi: 
- “Vậy thì được.»

Tôi gọi cho chủ tịch của ngân hàng thế giới và yêu cầu ông ấy để con trai tôi làm giám đốc điều hành.

Ông ấy nói với tôi: 
- “Không được! »

Tôi nói với ông ta: 
-"Con trai tôi là con rể của Bill Gates"

Ông ấy nói: 
- “Vậy thì được.»

**

Đó chính là cách hoạt động chính trị ở Pháp và người ta nhận thấy đúng như thế mình đang sống với những anh hề trong chính quyền tự ban phát cho nhau những chứng chỉ năng lực mà họ không hề có.

... còn những nơi khác thì sao? 
____
(Tụa đề do TTR đặt)

06 October 2022

Putin Lại Hăm Dọa Về Vũ Khí Hạt Nhân

Dina Khapaeva:
 “Putin’s New Nuclear Blackmail“, PS
Chuyển ngữ: Lương Định Văn

Hẳn nhiên là sự đe dọa về hạt nhân của Vladimir Putin cần được đối phó một cách nghiêm túc. Nhưng nếu Tây Phương nhượng bộ sự hăm dọa và cho phép ông ta công bố sáp nhập đất đai của Ukraine và tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến, thì trật tự thế giới như chúng ta đã từng biết đến sẽ sụp đổ, và nhiều dân tộc khác sẽ nhìn về tương lai với nỗi lo sợ.

ATLANTA – Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố “lệnh động viên một phần” các lực lượng vũ trang của Nga – ước chừng 300,000 người đăng ký nhập ngũ vào lực lượng dự bị, mặc dù có những bản tường trình cho rằng lệnh động viên sẽ bắt được khoảng 1,2 triệu người. Khi được tin này, tôi đã gọi cho một người bạn ở St.Petersburg, bà này giải thích với tôi qua những giọt nước mắt rằng đứa con trai 30 tuổi của bà thà vào tù còn hơn là đi chiến đấu ở Ukraine, là nơi chôn cất bà nội người Ukraine gốc Do Thái của anh ta. Anh ta hiện đang làm việc từ xa, vì sợ bị bắt gặp trên đường phố.

Đó là lần thứ hai tôi đã nghe bạn mình khóc. Lần đầu tiên là vào ngày 24 tháng 2, khi Nga xâm lược Ukraine.

Câu chuyện của bạn tôi không phải là độc nhất. Trên khắp nước Nga, những người từng coi chính trị là điều xa vời và trừu tượng giờ đây đã nhận thức được một cách sâu sắc – và thường hoang mang – trước những diễn biến về chính trị. Nhưng không phải tất cả những người được gọi nhập ngũ đều đáp ứng lệnh động viên – hay được gọi là “lệnh động mả” (mogilization), theo cách nói hiện nay của người Nga (mogila có nghĩa là “ngôi mộ”) – như của đứa con trai của bạn tôi. Trên thực tế, bất cứ ai cũng hy vọng rằng sự phản kháng rộng rãi của dân chúng sẽ phá rối lệnh động viên vốn có thể sẽ đem đến kết quả thất vọng.

Mặc dù nhiều thanh niên Nga có thể không muốn chết vì chiến tranh – khoảng 200,000 người đã trốn ra ngoại quốc – nhưng phần lớn, họ không cố ý trốn tránh quân dịch. Điều này có lẽ phần nào phản ánh nỗi sợ hãi của họ về việc phải đối mặt với các tội phạm hình sự – vừa được Quốc Hội Nga tăng cường – vì trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Nhưng phần lớn họ cũng lập lại luận điệu tuyên truyền của Putin, cho rằng “Dù gì thì người Ukraine cũng là những kẻ phát xít” và rằng Tây Phương và Ukraine ” thế nào cũng ghét chúng tôi”.

Giới thanh niên tự an ủi bằng cách tưởng tượng rằng họ sẽ không bị bắt phải đi quân dịch hoặc ít nhất, rằng họ sẽ được “huấn luyện đầy đủ” – có lẽ sẽ kéo dài ba hoặc bốn tháng – trước khi họ được điều động. Tuy nhiên, khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2 và tháng 3, những tân binh trẻ tuổi đã được gửi ra mặt trận, và không có lý do gì để nghĩ rằng điều này sẽ thay đổi ngay vào lúc này, đặc biệt là vì Nga thiếu hạ tầng cơ sở quân sự và huấn luyện viên.

Vì vậy, hầu hết thanh niên Nga dường như đã sẵn sàng chấp nhận số phận của họ một cách thụ động, ngay cả khi điều đó có nghĩa là họ sẽ chết vì một cuộc chiến đầy tội ác của một chế độ vi phạm tội hình sự. Họ sẽ trở thành vật hy sinh không phải vì một chính nghĩa cao cả nào đó, mà bởi vì Putin sợ hãi một cuộc cách mạng, đặc biệt là loại ” Cách Mạng Cam” mà Ukraine đã tự phát động.

Mối lo này đã trở nên không thể dung thứ được vào năm 2019, khi dân Ukraine tuyển chọn Tổng thống Volodymyr Zelensky theo chiều hướng ủng hộ dân chủ, chống tham nhũng. Một Ukraine thịnh vượng, dân chủ, hướng về Tây Phương là điều ghê tởm đối với Putin vì nó chứng mình rằng người Nga không cần phải sống dưới một chế độ chuyên chế thối nát. Và Putin rõ ràng cảm thấy bị đe dọa vì mất sự kiểm soát về chính trị đối với phe đối lập. Điện Cẩm Linh hầu như không làm gì để giúp đỡ người dân trong đại dịch COVID-19 và việc hàng loạt người Nga từ chối việc chủng ngừa vaccine Sputnik V cho thấy tình trạng mất niềm tin vào chế độ ở một mức độ nghiêm trọng.

Cuộc chiến chớp nhoáng vào tháng Hai, theo sau là một cuộc diễn hành chiến thắng ở Kyiv, được cho là để vực dậy uy tín đang giảm sút của Putin và do đó bảo tồn chế độ của ông ta. Điện Cẩm Linh đã dùng mọi nỗ lực để hô hào người dân Nga xung quanh “chiến dịch quân sự đặc biệt”, cụ thể bằng cách gợi lại ký ức về “Cuộc Chiến Vệ quốc Vĩ đại” chống lại chủ nghĩa Quốc xã. Nhưng chẳng bao lâu sau, các thiết kế của Putin đã va chạm phải cuộc kháng chiến dũng cảm của Ukraine, và rõ ràng là Nga sẽ không dễ dàng lặp lại sự sáp nhập của Crimea vào năm 2014, điều mà hầu hết người Nga đã hoan nghênh – và Tây Phương đã phản ứng một cách yếu ớt chống lại điều này.

Giờ đây, Tây Phương cũng phải đối đầu với những mối đe dọa mới của Putin trong việc triển khai vũ khí hạt nhân. Những lời đe dọa này không có gì đáng ngạc nhiên: Putin đã thường xuyên dùng luận điệu về ngày tận thế nhiều hơn tổng cộng tất cả các nhà lãnh đạo khác của Âu Châu. Năm 2000 – năm đầu tiên của Putin ở trên cương vị tổng thống – đã đề ra một học thuyết quân sự mới hàm ý sự đe dọa của vũ khí hạt nhân. Vào năm 2010, trong nhiệm kỳ tổng thống của Dmitry Medvedev, kẻ bù nhìn tạm giữ chỗ của Putin – hiện là nhân vật diều hâu số một của Nga – hành vi đe dọa đó đã trở nên rõ ràng, với lời tuyên bố rằng vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng nhằm “phòng thủ” hầu đối phó với “mối đe dọa đến sự tồn tại của nhà nước Nga. “

Có hai sự giả định về lý do của hành vi đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của Điện Cẩm Linh. Thứ nhất, Tây Phương sẽ lùi bước, vì “nền chính trị có trách nhiệm”: đối diện với viễn ảnh của cuộc chiến tranh hạt nhân, những công dân sợ hãi sẽ thúc đẩy các chính phủ do họ bầu ra tiến tới việc đấu dịu và đàm phán. Thứ hai, sự đoàn kết về chính trị của Tây Phương chống lại nước Nga không thể đứng vững trước mối họa tận diệt của hạt nhân; thay vào đó, mỗi quốc gia sẽ tranh nhau tự cứu lấy chính mình bằng cách tìm kiếm sự thỏa thuận với Điện Cẩm Linh. Quyết định yếu ớt của Tây Phương sau cuộc xâm lược Ukraine vào năm 2014 của Nga có lẽ đã củng cố những giả định này.

Giờ đây, Putin đang tiến thêm một bước nữa về việc đe dọa dùng vũ khí hạt nhân. Với các cuộc trưng cầu dân ý giả tạo ở các khu vực chiếm đóng Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia ở Ukraine, ông ta dường như đang chuẩn bị những nguyên cớ để sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm “bảo vệ” lãnh thổ của Ukraine đã bị Nga chiếm đoạt khỏi sự giải phóng của quân đội Ukraine.

Điều hiển nhiên, như các nhà quan sát đã nhanh chóng chỉ ra, đã có các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga – ở các khu vực Belgorod và Kursk – và không có vũ khí hạt nhân nào được triển khai. Hơn nữa, không hề có “kẻ trốn dưới hầm”, theo như một số nhà phê bình blogger đã gọi Putin như thế, cũng không hề có những tên cận thần trộm cắp của ông ta có vẻ sẵn sàng chết vì bất kỳ lý do gì. Họ có thể ít sẵn lòng trong việc khởi động một cuộc chiến tranh hạt nhân hơn là những điều họ muốn thế giới tin tưởng.

Chúng ta không hề biết gì về chuỗi mệnh lệnh phát động vũ khí hạt nhân của Nga, kể cả việc liệu mọi người trong chuỗi đó có tuân theo lệnh khởi động hay không. Trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba vào năm 1962, Vasili Arkhipov, một sĩ quan tiềm thủy đỉnh của Liên Xô, đã từ chối bắn hỏa tiễn hạt nhân. Hơn nữa, vũ khí của Putin đôi khi thất bại trong việc vận hành.

Nghĩ rằng chỉ có một điều duy nhất mà đám cận thần của Putin thực sự trân quý là cuộc sống và sự giàu có của họ, có lẽ họ đang tìm kiếm một ứng viên thích hợp để kế nhiệm ông ta. Nếu cuộc chiến của ông ta ở Ukraine không thể bảo vệ chế độ mafia của họ, thì có lẽ một kẻ kế vị nào đó mà Tây Phương sẵn sàng đàm phán có thể thực hiện điều này.

Quan sát các chiến thuật của Putin, người ta không thể không nghĩ đến một tên cướp cạn đang cố dùng dao đe dọa một nạn nhân. Con dao đó có được sử dụng hay không tùy thuộc vào phản ứng của nạn nhân, hoàn cảnh xung quanh (chẳng hạn như có người khác can thiệp) và sự may mắn. Được coi như những nhà vô địch ủng hộ cho Ukraine, các cường quốc Tây Phương cần phải lưu tâm.

Mối đe dọa của chiến tranh hạt nhân phải được cân nhắc một cách nghiêm túc. Nhưng nếu Tây Phương nhượng bộ Putin và cho phép ông ta công bố việc sáp nhập các vùng đất của Ukraine và tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến, thì trật tự thế giới như chúng ta từng biết sẽ sụp đổ, chôn vùi các niềm hy vọng về an ninh và tôn trọng luật pháp quốc tế trong tương lai.

Dina Khapaeva, Giáo sư Nga ngữ tại Học Viện Kỹ thuật Georgia.
Ấn bản thứ hai của cuốn sách “Crimes without punishment “- (Éditions de l’Aube, 2012) sẽ được ra mắt vào tháng 1 năm 2023.

Nguồn: Hội CVS QGHC Liên bang Úc Châu
https://qghc.wordpress.com/2022/10/07/putin-lai-ham-doa-ve-vu-khi-hat-nhan/

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...