NGẪU HỨNG TÌNHMột chữ Tình, một chữ DuyênĐể môi son đỏ, mắt viền thanh xuânĐể xưa … kiếp trước về gầnSát na dừng lại hoá thân đôi mìnhThở chung nhịp đập đa tìnhKiếp lai sinh nữa bóng hình như xưaHỏi trăm năm đã hết chưaNghìn năm còn lại đủ … vừa yêu nhau?Hỏi tim máu chảy về đâuVề cội tình thuở ban đầu kề bênMai kia rồi sẽ nhớ quênSẽ từng sợi rụng chênh vênh nắng chiềuCứ xem đời chỉ rong rêuRiêng Anh-Em vẫn ... rất nhiều đắm sayNhư Thương
**
*
Thưa quý Bạn, Nhân góp ý của Bạn Long, "muốn đổi dấu "-" thành dấu "," ở câu cuối cùng", theo mình thì nên giữ nguyên ", trait d'union rất tượng hình mang nghĩa kết hợp còn virgule thì hàm ý tách rời ra, cũng phù hợp với chữ "moitié", nên vợ chồng thuận thảo là một kết hợp hoàn hảo. Đúng là bá nhơn bá tánh? Thân, lvt
Dear Quý Anh Chị, Có một lần -- có lẽ khoảng trên15 năm về trước -- trên "Tiếng Thông Reo", có người đặt câu hỏi rằng ngày nay người ta còn dùng các "dấu chấm câu " (mechanics) trong thơ hay không. Tôi nhớ tôi đã góp ý là ..."còn." Khi tác giả không xài chấm câu , tác giả muốn dành cho độc giả ngưng ở đâu, và ngắn dài thì tùy ý, tùy cảm xúc của riêng mình. Còn nếu tác giả dùng dấu chấm câu (nay còn thêm các dấu khác nữa như #, & vv.) thì tác giả muốn độc giả ngừng theo ý của tác giả,. Chẳng hạn, sau dấu chấm, thì ngừng lâu hơn sau dấu chấm phẩy, sau dấu chấm phẩy/dấu hai chấm, thì ngừng lâu hơn sau dấu phẩy. Đó là English grammar mà tôi học lóm đó đây! Tác giả Như Thương của bài thơ phối hợp cả hai cách. Do đó dùng dấu gạch nối (hiphen) giữa Anh-Em (lại viết hoa nữa), rõ ràng là cố ý! Nhân tiện, tôi thấy có người sau mỗi câu đều có dấu chấm hỏi, hoặc chấm than. Rõ ràng ... là không nên, vì như thế, thì khiến độc giả ... bối rối! Best regards. Lê Văn Bỉnh
Thưa quý Bạn, Nhân góp ý của Bạn Long, "muốn đổi dấu "-" thành dấu "," ở câu cuối cùng", theo mình thì nên giữ nguyên ", trait d'union rất tượng hình mang nghĩa kết hợp còn virgule thì hàm ý tách rời ra, cũng phù hợp với chữ "moitié", nên vợ chồng thuận thảo là một kết hợp hoàn hảo. Đúng là bá nhơn bá tánh? Thân, lvt
*
Dear Quý Anh Chị, Có một lần -- có lẽ khoảng trên15 năm về trước -- trên "Tiếng Thông Reo", có người đặt câu hỏi rằng ngày nay người ta còn dùng các "dấu chấm câu " (mechanics) trong thơ hay không. Tôi nhớ tôi đã góp ý là ..."còn." Khi tác giả không xài chấm câu , tác giả muốn dành cho độc giả ngưng ở đâu, và ngắn dài thì tùy ý, tùy cảm xúc của riêng mình. Còn nếu tác giả dùng dấu chấm câu (nay còn thêm các dấu khác nữa như #, & vv.) thì tác giả muốn độc giả ngừng theo ý của tác giả,. Chẳng hạn, sau dấu chấm, thì ngừng lâu hơn sau dấu chấm phẩy, sau dấu chấm phẩy/dấu hai chấm, thì ngừng lâu hơn sau dấu phẩy. Đó là English grammar mà tôi học lóm đó đây! Tác giả Như Thương của bài thơ phối hợp cả hai cách. Do đó dùng dấu gạch nối (hiphen) giữa Anh-Em (lại viết hoa nữa), rõ ràng là cố ý! Nhân tiện, tôi thấy có người sau mỗi câu đều có dấu chấm hỏi, hoặc chấm than. Rõ ràng ... là không nên, vì như thế, thì khiến độc giả ... bối rối! Best regards. Lê Văn Bỉnh
**
Bài Họa
Ngậm Ngùi Ngu CơGiai Nhân, Danh Tướng thiên duyênTheo Chàng chiến trận áo viền màu XuânMuôn quân dong ruổi xa gầnĐợi chồng trong trướng hoà thân gọi mình!Tim Em là một khối tìnhGhi tâm sơ ngộ bóng hình ngày xưaTrận Chàng đã đánh xong chưa?Than ôi! Cai Hạ! Cũng vừa xa nhau!Hát câu tiễn biệt về đâu?Tấm thân lấp biển mái đầu sát bênHạng Vương ơi! Nhớ đừng quên!Gươm đàn yên ngựa bóng vênh ráng chiềuMáu tràn uốn lượn như rêu!Ngu Cơ! Nhớ mãi, thương nhiều! Buồn say!Đức HùngSydney, Úc Châu, 02/06/2022
No comments:
Post a Comment