30 April 2022

30/4 Quê Hương Lửa Đạn


Lật trang sách ngày thanh bình êm ấm
Đồng lúa vàng quê Mẹ tiếng hoan ca
Tuổi thanh xuân em mắt nồng, môi thắm
Ôm vào lòng: Đất nước quê hương ta!

Rồi Bắc thuộc: Dân sống đời tăm tối
Một nghìn năm đô hộ: Hận trường ca!
Gương Trưng, Triệu thúc voi ngà dẫn lối
Tiếng vọng xưa lời "Nam Quốc Sơn Hà..."

Trang Sử Việt không bao giờ có chữ:
Tổ tiên ta "Đầu hàng giặc ngoại xâm"
Trận mạc xưa dẫu dặm ngàn tin dữ
Chiến sĩ hề! Bên vó ngựa nghìn năm

Thời dựng nước đã là giặc phương Bắc
Qua thăng trầm vẫn là giặc Bắc phương!
Cha Ông ta: Gươm thiêng ngời ánh mắt
Thế hệ sau ghìm súng giữ quê hương

Đêm hỏa châu áo lính trận màu biếc
Lẫn thịt xương nằm xuống chốn trận tiền
Nghĩa Dũng Đài và hồn tượng Thương Tiếc
Tiễn Anh về với Đất Mẹ uyên nguyên

Người tuẫn tiết máu đào vương áo trận
Hồn Anh Linh theo gió núi mây ngàn
Tháng Tư ơi! Triệu khăn tang còn vấn?
Vết thương xưa: Còn hận những hoang tàn!
 
Như Thương
(Quốc hận 47 năm: 30/4/1975 - 30/4/2022) 

Chuyện cũ rích nhàm chán và ngứa tai

Câu chuyện "Đầu Hàng" của ông Hồ Sĩ Khuê
Điền Thảo

Một buổi sáng ít tất bật, tôi lang thang trên internet đọc được một bài viết khá dài với đầu đề rất ngắn "Đầu Hàng" ký tên Vân Xưa Hồ Sĩ Khuê. Bài viết đăng trên trang "KBC Hải Ngoại". *

Chủ đích của bài viết không phải chỉ nhắm bênh đỡ cho tướng Dương Văn Minh (DVM) về chuyện đầu hàng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 như đầu đề cho thấy, mà một phần quan trọng của bài viết nhằm chỉ trích hai nền cộng hòa của Miền Nam Việt Nam.

Dù chỉ trích nặng nề chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, nhưng ông Khuê cũng buộc lòng phải công nhận một điều: Việc tái định cư nhanh chóng và thành công cho hơn một triệu đồng bào Miền Bắc di cư vào Miền Nam. Những người di cư này trốn chạy cái gì tác giả không nói.
Tất cả người sống ở miền Nam đều đã chọn lựa tự do, không ai chối cãi được, kể cả bọn Cộng Sản mồm loa mép giải đã quen.
Trong tinh thần chọn lựa ấy, đồng bào di cư được đùm bọc đến nơi, đến chốn. Cũng không ai chối cãi được sự kiện này, khi các khu trù mật Vị Thanh, Cái Sắn, được thiết lập riêng cho người di cư mà không hề gây một xúc động tranh ghét nào của đồng bào tại chỗ.
Trên đây là một đoạn trích từ bài viết phác họa vài nét trong những thành công của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa mà tác giả cũng không thể phủ nhận. Có điều khi nhắc đến những thành quả ấy, ông Hồ Sĩ Khuê cố tránh không nói ra là ai đã có công định cư hơn một triệu dân di cư, vì biết rằng khi nói ra ông ta sẽ tự mâu thuẫn với những gì ông sắp sửa chỉ trích.

Ông không hề đả động đến những năm thanh bình thời Đệ Nhất Cộng Hòa trước khi Hà Nội hạ quyết tâm đánh chiếm Miền Nam gây chiến tranh du kích khắp nông thôn. Trong những năm thanh bình ấy một người đi làm nuôi sống được cả gia đình; những con đường hẻo lánh xuyên qua rừng rú, xe chạy thâu đêm, không sợ cướp bóc, chỉ sợ nai rừng ra đường ngơ ngác cản trở.

Một điều mẫu thuẫn khác khi ông hoan hô cuộc đảo chính 1.11.1963 lật đổ được chế độ "phong kiến" mà ông chỉ trích năng nề. Thế rồi những tướng tá làm đảo chánh lên cầm quyền ông Khuê còn xỉ vả nặng nề hơn nữa.Ông chửi bới không thương tiếc như một bọn "chó" "vô liêm sỉ".
"Cho đến khi không còn hy vọng tiếp tục vơ vét thêm được nữa, tập đoàn này đã phân tán chạy như một bầy chó đạp phải lửa, hối hả tháo thân cho kịp trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Để lại an hưởng tài sản đã thụ đắc năm này qua năm khác, lúc cầm quyền trong nước, trên xương, trên máu, của lính, của dân, mà tiếp tục cuộc sống đế vương ở nước ngoài. Cố nhiên nay ra nước ngoài, bọn họ thừa tài sản, thừa học thức, thừa bộ hạ tay chân, thừa phương tiện. Chỉ thiếu có liêm sỉ, nên không ngần ngại sử dụng đủ mọi thứ mánh khóe, kể cả mánh khóe văn hóa, báo có, sách có, để hài cái tội đầu hàng của Dương Văn Minh."
Ngay cả công cuộc kháng cộng, ông cũng chỉ trích và cho rằng đó là thứ do Mỹ áp đặt lên quần chúng.
Tâm cảnh chung của toàn thể đồng bào từ lâu rồi đã chán chiến tranh vì thù ghét một chế độ cộng hòa giả hiệu, hết phong kiến đến quân phiệt, mà người Mỹ đã không thương tiếc phương tiện dựng nên, để chống Cộng bất chấp quần chúng trong nước.
Tác giả bài viết nhiều lần dùng chữ "phong kiến" tiền chế để mô tả cộc lốc thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Cho dù thế ông ta vẫn chưa hả dạ mà còn muốn hạ đo ván Đệ Nhị Cộng Hòa điều khiển bởi một "bè lũ quân phiệt".
"Nhằm mục đích chế ngự các thế hệ đang trưởng thành, không để cho thanh niên sinh viên học sinh rảnh tay phát động phong trào chống đối, nhà Ngô từ các biến cố tháng 11-60, tháng 2-62, cho đến tháng 11-63, rồi Thiệu/Kỳ từ 1967, đã dùng biện pháp động viên để ngăn chận. Người ta lùa vào các quân trường lớp sinh viên học sinh mà lựu đạn cay, giây thép gai, không ngăn được họ biểu tình phản đối vụ ông Diệm đàn áp Phật giáo, phản đối Thiệu/Kỳ âm mưu hồi sinh Cần Lao Công Giáo. Để khi họ tốt nghiệp, dùng quân kỷ mà giam lỏng lớp trẻ có học vấn cao vào hàng ngũ các chỉ huy cấp thấp của quân đội."
"Đến một lúc nào đó, họ nhận ra các đàn anh họ trong quân đội đành cũng bó tay trước sự ngu muội của người Mỹ, cho rằng chống Cộng chỉ cần có một bọn tay sai nắm trọn quyền binh, mà không cần đến quần chúng nhân dân trong nước. Tướng “ngồi chơi xơi nước” Dương Văn Minh điển hình tình trạng bó tay này. Cho nên dần dà tâm cảnh buông súng đã manh nha ở lớp sĩ quan trẻ."
Dương Văn Minh đâu có bị bó tay. Ông ta có nhiều dịp để hành động phá sập cái mà ông Khuê đả phá. Bằng chứng Dương Văn Minh đã làm đảo chánh thành công, lên làm quốc trưởng. Cờ đến tay cũng chẳng biết phất. Đến cả như một văn thư yêu cầu người Mỹ rời khỏi Việt Nam trong 24 giờ , Dương Văn Minh cũng y những gì tòa đại sứ Hoa Kỳ viết ra cho mà đọc. Một con người như thế dân chúng Miền Nam kỳ vọng được gì? Hay tại vì lúc đó tướng Minh không có bộ óc tài giỏi của ông Khuê ra giúp sức. Chúng tôi là những thần dân của một vong quốc ghét cay ghét đắng những vị tài giỏi không chịu bương bả giúp nước trong cơn nguy cấp mà chỉ ru rú xó bếp đợi dịp để chỉ trích:
 "Hai mươi năm quân dân miền Nam chịu đựng cảnh người Mỹ bao che bất tài, bất công, tham nhũng, bè phái, của một “chí sĩ” lạc hậu và phong kiến, và nằm trong tay quân phiệt tiếp theo sau. Tất cả đều nhân danh đủ mọi thứ giá trị tinh thần tốt đẹp, trừ sự ngay thẳng, trừ ý thức trách nhiệm trước lẽ sống còn của quê hương đất nước."
Một bài viết đầy tiên kiến và thiên kiến như thế lẽ ra không nên đọc, mà nếu đã lỡ đọc phải thì cố gắng đừng bực bội vì bực bội mất vui vài phút vài giây

Giọng điệu của ông Khuê có khi nhiễm hơi hám của đám bất mãn mà Hà Nôi đã tập hợp lại trong cái gọi là "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam".
"Một người được xưng tụng là chí sĩ mở đầu một chế độ gọi là Cộng Hòa, sau đó gán thêm vào mỹ từ Nhân Vị để che đậy bản chất độc tài, kỳ thị, gia đình trị, dần dà tách chính quyền xa hẳn nhân dân, đưa đến tình trạng biến Nhà nước và nhân dân thành hai đối tượng thù nghịch lẫn nhau. Nhà cầm quyền lo củng cố địa vị nên chỉ bận đương đầu với quần chúng trong nước, hơn là lo việc kiến thiết đất nước, hơn là lo việc xây dựng một xã hội đáng sống cho người trong nước. Khi thấy không có ai theo mình, lại dùng trò tố Cộng để khủng bố, đàn áp, mà chống nhân dân.."
Đọc xong đoạn này, người ta thắc mắc, sao HSK không thêm một câu nữa cho trọn hâu ý chẳng hạn như..."thế cho nên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đã tự phát, ra đời với một chính nghĩa sáng ngời chống phong kiến, chống quân phiệt do Mỹ dựng lên".

Nếu như tác giả thật sự có mặt trong hàng ngũ chiến đấu của Miền Nam và bị tập trung mới cảm nhận được đồng bào, ít ra ở Miền Nam chưa bị nhồi sọ, luyến tiếc chế độ Việt Nam Cộng Hòa như thế nào sau tháng Tư, 1975.  Cho đến giữa năm 1976, các trại tập trung tương đối còn dễ thở, chúng tôi một đám tù được đưa ra gần Biên Hòa lấy cát. Xe đi đến gần một khu chợ, một số bà con nhìn thấy nhận ra chúng tôi thuộc chế độ cũ bị tù đầy, bà con xúm nhau có cái gì thẩy lên xe cho chúng tôi cái đó: bánh mì, nải chuối ...Có người phát giác ra trễ cố gắng đuổi theo, nhưng làm sao mà chạy nhanh bằng xe được...

Cho đến bây giờ và mãi mãi tôi không bao giờ quên được những hình ảnh và hành động quý mến của người dân đối với đám tù thất thế vì thất trận. Ai bảo "Bạc như dân", điều đó tôi không tin.

Lớn lên dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, còn nhỏ tuổi, tôi chẳng trực tiếp nhận được gì gọi là ơn mưa móc của chế độ. Có chăng  là những năm thanh bình, đi học không đóng học phí, lớp học khang trang, thầy cô giỏi giang đĩnh ngộ. Thế nhưng nếu viết nên một lời khen chê vẫn ngại bị thiên lệch. Bởi vậy chỉ xin trích ra đây nhận xét của một cựu đảng viên Đảng CSVN, đại tá Bùi Tín, về ông Ngô Đình Diệm người khai sinh chế độ cộng hòa đầu tiên cho Việt Nam (Bởi vì chính chế độ CS Miền Bắc mới là cộng hòa bánh vẽ), một con người nếu như chịu tuân lệnh Mỹ đã không chết dưới tay đám tay sai ngoại bang:
“ Tôi cho rằng ông Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc, có lòng yêu nước sâu sắc, có tính cách cương trực thanh liêm, nếp sống đạm bạc giản dị. Giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng về lập trường của ông Ngô Đình Diệm : chống thực dân Pháp, giành lại quyền nội trị đầy đủ, không muốn Hoa kỳ can thiệp sâu, chống lại việc ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ và nước ngòai vào. Trong sự so sánh ấy, ông Hồ Chí Minh tỏ ra không bằng ông Ngô Đình Diệm. Về tinh thần dân tộc, ông Ngô Đình Diệm cũng tỏ ra hơn hẳn ông Hồ Chí Minh “. (Tâm Đạt Trần Thông: Mạn đàm Nguyễn Giang-Bùi Tín-Nguyễn Xuân Phong)
Bài viết của ông Khuê dài dòng nhưng quanh đi quẩn lại chỉ có chỉ trích và hạ nhục, đọc bất cứ xó xỉnh nào trong Web của cộng sản cũng có. Thế nên không dám làm mất thêm thì giờ của quý anh chị.

Điền Thảo
29.4.2011
_____
*Vân Xưa Hồ Sĩ Khuê: "Đầu Hàng" (http://kbchaingoai.wordpress.com/2011/04/21/1833/)

Ba mươi tháng tư, thơ

 He has lost all hope of paradise,
but he clings to the wider hope of damnation
Virginia Woolf

Ba mươi tháng tư:

Một trang sử máu thấm thiên thu,
Bao tranh vân cẩu đang minh họa,
Bối cảnh quê hương xám mờ mờ.
Ba mươi tháng tư
Cho tôi nhận lãnh những đòn thù,
Để nuối tiếc những gì đã mất:
Một bầu trời, một chút ước mơ.
Ba mươi tháng tư
Cho tôi từ những năm ngục tù
Biết trân quý chút gì quá khứ:
Tự do và đời sống riêng tư.
Ba mươi tháng tư
Cho tôi kiểm nghiệm những suy tư;
Thấu hiểu được kinh hoàng sợ hãi --
Hiện tại lẫn tương lai mịt mù.
Ba mươi tháng tư
Cho tôi nghe muôn triệu mỹ từ,
Một thiên đàng đi hoài không tới,
Khắp bốn phương tua tủa rừng cờ.
Ba mươi tháng tư
Cho tôi thôi không còn mơ hồ
Để hớt hãi bôn ba trốn chạy,
Dù chân trời xa vắng bến bờ.
Ba mươi tháng tư:
Một ngày để trầm mặc ưu tư,
Nghe lắng đọng nỗi sầu xa xứ,
Ảo ảnh cuộc đời những thực hư.

Lê Văn Bỉnh
NHỮNG CHIẾN SĨ VÔ DANH NGÀY 30-4-1975


Chu Tất Tiến.

Trong khói lửa mới biết người can đảm. Trong tuyệt vọng mới hay người chí khí. Tháng Tư Đen là một tháng uất hận của lịch sử nhưng cũng là Tháng chứng tỏ tình thần chiến đấu dũng cảm của những anh hùng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Khi tình trạng nguy ngập của Quân Đội đã là một sự thực không thể chối cãi, đạn dược đã hết, tiếp liệu không có, đồng minh tháo chạy, các chiến sĩ Cộng Hòa chỉ còn khối óc, đôi tay và trái tim để chống lại một lực lượng địch quân dồi dào tiếp tiệu, quân trang, quân dụng từ Liên Xô và Trung Cộng. Đội quân Cộng Sản xâm lăng này lại được tiếp trợ bởi ngay chính những câu nói vô trách nhiệm của những người bạn đồng minh khi quyết định bỏ chạy khỏi chiến trường, nên đã hùng hổ tiến vào Sài gòn mà không gặp sức kháng cự nào đáng kể. Lúc ấy, các chiến sĩ ta không còn cách nào khác là ngửa mặt nhìn trời, và khóc hận cho một cuộc chiến tàn trong đau đớn. Không một anh hùng nào có thể làm được điều gì để cứu nước trong khúc quanh nghiệt ngã nhất của lịch sử này.

Nhưng trong khốc liệt của số phận, khí phách hùng anh của dân Việt đã tỏ lộ, những tấm gương anh hùng đã hiện ra rực rỡ. Ngày 30 tháng Tư năm ấy, lịch sử Việt cũng như của Thế Giới đã ghi lại hình ảnh hào hùng không những của 5 vị Tướng Lãnh đã tuẫn tiết, noi theo gương lẫm liệt của Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương và Phan Thanh Giản, mà còn hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ khác, cấp Úy, cấp Tá, các Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ, Nhân Dân Tự Vệ, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân cũng chứng tỏ hào hùng không kém. Họ đã tự sát bằng nhiều phương pháp: hoặc tự bắn vào mình, hoặc ngồi quanh lại thành vòng tròn, rồi rút chốt lựu đạn tập thể. Có những chiến sĩ khác cương quyết bắn đến viên đạn cuối cùng rồi để mặc cho kẻ thù tiến đến giúp kết liễu đời mình. “Những tiếng súng sau cùng ấy”, tiếng súng của Đại Úy Nguyễn Văn Đương trên đồi Charlie năm nào lại nổ vang trên khắp các tỉnh thành, các đường phố thân yêu của miền Nam.

Tháng Tư Đen. Trên các nẻo đường thành phố, người Sài Gòn chạy vô định với quần áo, đồ đạc lỉnh kỉnh trên vai; các kẻ hôi của lê đồ đạc cướp được, hoặc một cái Tivi, một cái ra-dô, ngay cả những tấm nệm cũ. Nhiều tên tù mới ra khỏi nhà tù, đầu cạo trọc, vác súng đi ăn cướp. Một chiếc xe díp nhà binh chở mấy tên tù vượt ngục, phóng vù vù trong tiếng cười đắc chí. Mấy khẩu súng chĩa ngang ngửa. Một tên khoái trí bắn một tràng vào các ngôi nhà cao tầng làm bà con chạy dạt cả vào lề. Tại bến Bạch Đằng, từ ngay thương cảng đến Kho 5 Khánh Hội, người ta đứng dúm dụm chờ một phép lạ. Những chiếc tầu còn đậu tại bến đã đầy nghẹt người.

Ngay trước sợi dây xích khổng lồ dăng ngang, như một hành lang chắn cho người khỏi lọt xuống sông, một thiếu phụ khóc lóc vật vã với người chồng vẫn mặc quân phục:

-Em lạy anh! Em lạy anh! Em không thể lên tầu lần nữa! Sợ quá rồi! Đà Nẵng.. Đà Nẵng.. Trời ơi là trời! Có chết thì xin anh cho em chết ngay tại đây!

Người sĩ quan đứng yên, ngửa mặt nhìn trời. Môi ông mím chặt, căng thẳng. Chừng một hai phút sau, ông nói:

-Được, đã vậy thì chúng ta cùng chết!

Rồi ông lôi tay vợ đi thật nhanh, thoát khỏi đám đông. Người đàn bà chạy lúp xúp theo chồng, một chiếc giầy tuột ra khỏi chân, nằm chơ vơ dưới nắng. Không ai nhìn theo hai vợ chồng, vì người nào cũng căng mắt nhìn ra sông, con đường ra biển, như chờ một phép lạ.

Từ xa, trong lòng Thủ Đô, vài tiếng súng bỗng vang lên.

Ngay tại góc đường Hai Bà Trưng và Hồng Thập Tự, một người lính Dù chĩa súng vào một chiếc xe díp không mui, có cắm lá cờ mặt trận giải phóng xanh đỏ đang phóng qua, bắn một tràng. Chiếc xe díp tạt sang một bên, thắng két lại. Mấy tên đứng tên đó, nhẩy vội xuống đất, vừa núp vừa bắn trả. Người lính Dù sau khi bắn hết viên đạn cuối cùng, bình thản đứng nhìn những viên đạn thù phóng tới. Anh từ từ gục xuống ngay cạnh cột đèn. Khẩu súng rời tay, rơi xuống bên cạnh. Một giòng máu từ tim anh chẩy loang xuống hè đường.

Khoảng 10 giờ sáng, tại Phú Thọ, những tiếng súng vang lên xối xả. Tiếng đạn thanh thanh của M.!6 lẫn vài tiếng nổ của lựu đạn và tiếng đanh của Aka chíu chíu. Vài người dân chạy ra khỏi lằn đạn, hốt hoảng. Khi bị chặn lại, hỏi thăm, mấy anh thanh niên vừa thở vừa nói:

-Lính Dù! Lính Dù còn chiến đấu! Đang đánh nhau với Cộng Sản ở nghĩa địa!

Một anh lắp bắp:

-Nghe nói chết gần hết.. Nhưng.. họ vẫn đánh…

Một thời gian sau, không biết là bao lâu, tiếng đạn từ từ giảm đi và rồi im lặng bàng hoàng dâng lên. Có lẽ người anh hùng cuối cùng đã trở về với hồn thiêng sông núi.

Khoảng 10 giờ hơn.

Từ phía Tân Sơn Nhất, trên đường Công Lý, một chiếc xe díp cắm cờ Cộng Sản chạy trước một chiếc xe tăng. Mấy tên lính Cộng Sản hung hăng chĩa súng ra hai bên. Khi đến góc đường Nguyễn Minh Chiếu, nơi có nhiều ngôi biệt thự sang trọng, đột nhiên từ phía Nguyễn Minh Chiếu, một người lính Nhẩy Dù phóng ra giữa đường, chĩa súng về phía bọn Việt Cộng, bắn một tràng dài. Chiến xe díp vội lách tránh, vì nhanh quá, nên lật ngang. Mấy tên Việt Cộng hốt hoảng bò ra, tìm chỗ núp. Chiếc xe tăng đứng lại. Tiếng xích sắt nghiến lên ầm ầm. Từ trên xe tăng, một tràng đạn đại liên gầm rú bay về phía người lính anh hùng mũ đỏ, quật anh ngã xuống tức khắc. Ngay lập tức, từ trong chỗ núp, một Thiên Thần Mũ Đỏ lại hiện ra như ánh chớp. Từ trong tay anh, những tràng đạn cuối cùng bay ầm về phía xe tăng cùng với tiếng hô to lanh lảnh, vang vọng cả bầu trời:

-VIỆT NAM MUÔN NĂM!

Tiếng hô của người dũng sĩ Việt Nam vừa dứt, thì thân hình anh cũng đổ xuống.

Liền theo đó, hai, ba, bốn.. dũng sĩ khác liên tục thay nhau phóng ra giữa đường, cũng chỉ với một khẩu súng và những viên đạn cuối cùng. Họ hô lên những tiếng kêu gọi Tổ Quốc từ trái tim nồng cháy của họ, rồi gục xuống trên mặt đường Công Lý. Máu họ loang đỏ cả khoảng đường. Hồn thiêng của họ cùng lúc bay lên cao, với trời cao lồng lộng, với biển cả mênh mông, với Những anh hùng bất tử.

Bọn Việt Cộng sau một lúc kinh hoàng, lẳng lặng khiêng vực những tên bị thương lên xe, và bỏ đi về phía trung tâm thành phố.

Một khoảng thời gian sau. Trên đường Hai Bà Trưng, từ khoảng Trần Quý Cáp, Yên Đổ, một chiếc xe díp Cảnh Sát đang đi về phía đường Tự Do. Trên xe, ngoài người lái, còn có hai chiến sĩ Cảnh Sát đứng, một tay vịn vào thanh sắt mui xe, một tay cầm súng M.16 chĩa về phía sau, lúc đó, một chiếc xe tăng Cộng Sản cũng vừa tiến đến.

Hai chiến sĩ Cảnh Sát chỉ chờ có giây phút đó, họ nã đạn như điên về chiếc xe tăng có những tên bộ đội đứng bên cạnh nòng súng. Vài thân người đổ xuống. Tức thì nòng súng đại liên trên xe tăng chuyển hướng về phía chiếc xe díp Cảnh Sát, nhả đạn điên cuồng. Các chiến sĩ Cảnh Sát vừa phóng đi tránh đạn, vừa quay lại bắn tiếp. Các tràng đạn giao nhau, bay ngược chiều nhau trên không trung một lúc thì im lặng vì chiếc xe díp đã không còn cơ hội đi tiếp.

Trong một văn phòng nhỏ của Cục An Ninh Quân Đội trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, một Đại Tá chậm rãi rút khẩu súng nhỏ, chĩa vào đầu mình và bóp cò.

Ngày 30 tháng 4 năm đó, có biết bao chiến sĩ anh hùng Việt Nam Cộng Hòa vẫn chiến đấu trong cô đơn và tuyệt vọng cho đến khi gục xuống. Những giây phút sau cùng đó, như lời hát của Nhật Trường – Trần Thiện Thanh: “anh còn nghe đường đạn đi, không anh?”

Nhưng, “anh không chết đâu, anh!” Các anh tuy đã nằm xuống lòng đất Mẹ, nhưng anh linh của các anh vẫn bất tử. “Anh chỉ về với Mẹ mong con”….

Ngày 30 tháng 4 năm đó là ngày đỏ thẫm máu anh hùng Việt Nam.

28 April 2022

Trăng Viễn Xứ, thơ


Một con đường thoát hiểm bây giờ có vẻ hấp dẫn đối với Putin chăng?

Tác giả: David Ignatius
Trần Ngọc Cư, dịch


Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai đã chống chế với những người đến thăm Điện Kremlin rằng các đối thủ của ông đang cố gắng “giành chiến thắng trên chiến trường” và “hủy diệt nước Nga từ bên trong”. Lần này ông ta không chỉ bị hoang tưởng.

Quyết tâm của phương Tây đang trở nên cứng rắn trong cuộc chiến Ukraine. Trong nhiều tháng, chính quyền Biden đã cầu xin Putin tìm “lối thoát” khỏi cuộc đối đầu. Giờ đây, mục tiêu được tuyên bố công khai của Hoa Kỳ là giúp Ukraine đánh bại Nga và vô hiệu hóa cỗ máy chiến tranh của Putin để nó không còn đe dọa các nước láng giềng trong tương lai.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, một người cẩn thận với lời nói của mình, đã tuyên bố rõ ràng hôm thứ Hai sau chuyến đi đến Kyiv để thúc đẩy sự kháng cự của Ukraine: “Chúng tôi muốn thấy Nga suy yếu đến mức không thể làm những điều mà họ đã làm trong việc xâm lược Ukraine”. Austin đã lặp lại thông điệp đó hôm thứ Ba sau cuộc hội đàm với các đồng minh NATO ở Đức.

Đây là một chiến lược với khả năng mất còn rất cao – những nỗ lực nhằm làm suy yếu sức mạnh một quốc gia khác bằng các biện pháp quân sự và kinh tế mà trước đây thường không có kết quả mấy – và tôi đã yêu cầu Nhà Trắng giải thích cặn kẽ các phát biểu nói trên. Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia trả lời: “Chúng tôi muốn Ukraine giành chiến thắng. Chúng tôi dự định biến cuộc xâm lược này thành một thất bại chiến lược đối với Nga. Một trong những mục tiêu của chúng tôi là hạn chế khả năng Nga làm điều gì đó như thế này một lần nữa“.

Đánh giá của phương Tây khi họ siết chặt các ốc vít đã được Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố thẳng thừng hôm thứ Hai: “Nga đang thất bại; Ukraine đang thành công”. Điều đó chắc chắn đúng sau hai tháng chiến tranh đầu tiên, nhưng những ngày đẫm máu nhất của chiến dịch này có thể còn ở phía trước. Các câu hỏi đặt ra trong tương lai là, liệu chiến lược gây áp lực có thành công trong việc làm tê liệt Putin hay không và với cái giá phải trả là bao nhiêu.

Cho đến nay, quân đội Nga đã bị đánh trọng thương. Đánh giá thiệt hại chính xác nhất mà tôi thấy được đến từ Ben Wallace, Bộ trưởng Quốc phòng Anh. Ông cho biết trong một bài phát biểu hôm thứ Hai rằng, 15.000 lính Nga đã bị giết, 2.000 xe bọc thép bị phá hủy và 60 máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu bị bắn rơi. Wallace cho biết, đội quân xâm lược khổng lồ của Nga gồm 120 tiểu đoàn đã bị tổn thất 25% sức mạnh chiến đấu. Đó là một đòn quật vào cơ thể của Nga.

Một bức chân dung tổng hợp sơ sài về nhân mạng được thể hiện bằng những con số này đến từ Mediazone, một tập đoàn truyền thông độc lập của Nga. Các nhà nghiên cứu đã phân tích 1.744 báo cáo cụ thể về tổn thất nhân mạng của Nga. Họ nhận thấy những tổn thất nặng nề trong số lính tinh nhuệ như lính dù, lính thủy đánh bộ và lực lượng đặc biệt. Ít nhất 317 người chết được báo cáo là sĩ quan; 44 người có quân hàm từ trung tá trở lên. Những người lính đã ngã xuống đa số không tương xứng, đến từ các vùng nghèo khó của Dagestan trên dãy núi Caucasus và Buryatia ở miền đông Siberia.

“Không bao giờ nữa” là câu thần chú của phương Tây trong cuộc chiến này, cũng giống như sau năm 1945. Để đánh bại Putin, Mỹ và các đồng minh NATO đang bơm vũ khí và đạn dược vào Ukraine với tốc độ đáng kinh ngạc. Nhưng chiến thuật thực sự quyết định sẽ là bóp nghẹt bộ máy chiến tranh của Nga thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Sự bóp nghẹt kinh tế này chỉ mới bắt đầu, nhưng một quan chức chính quyền Biden đã mô tả một số hiệu quả ban đầu. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Nga đã giảm 80% so với một năm trước; các mặt hàng bị kiểm soát xuất khẩu đã giảm 99% giá trị. Tên lửa được dẫn chính xác dựa vào chip bán dẫn nước ngoài sẽ không được thay thế khi nguồn cung cấp cạn kiệt. Theo báo cáo của Ukraine, việc sản xuất xe tăng tại hai nhà máy của Nga đã dừng lại vì thiếu các bộ phận phụ tùng nước ngoài.

Một quan chức châu Âu nói với tôi rằng, các nguồn thu nhập của Nga đang dần dần biến mất. Người mua đang tránh xa dầu của Nga trong các tàu chở dầu trên biển. Tình trạng chảy máu chất xám đang gia tăng. Theo báo cáo của một tập đoàn công nghệ Nga, 50.000 đến 70.000 chuyên gia máy tính đã rời khỏi nước, và 100.000 người nữa dự kiến sẽ rời khỏi đất nước vào tháng Tư. Quan chức này dự đoán rằng, nền kinh tế Nga sẽ giảm 8,5% đến 15% trong năm nay.

Sức mạnh toàn cầu của Nga đang suy yếu theo nhiều cách khác. Các ứng cử viên của Moscow đã bị đánh bại trong tháng này trong cuộc bầu cử bốn cơ quan của Liên Hợp quốc. Nga đã bị đình chỉ khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc. Liên minh Viễn thông Quốc tế đã từ chối các ứng cử viên Nga cho bốn nhóm nghiên cứu đánh giá các vấn đề truyền thông. Những giấc mơ về lãnh đạo công nghệ của Điện Kremlin đang chết dần trên các đồng bằng của Ukraine, cùng với những người lính của họ.

Đâu là những nguy cơ khi thương vong của Nga ngày càng tăng, sức ép kinh tế ngày càng thắt chặt, và Moscow dần mất đi sức mạnh xâm lược các nước láng giềng? Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hôm thứ Hai cảnh báo rằng: “Về bản chất, NATO sẽ gây chiến với Nga thông qua một nước ủy nhiệm” và ông ta nhắc đến nguy cơ xung đột hạt nhân. Ông nói: “Rủi ro này nghiêm trọng. Nó không nên bị đánh giá thấp“. Austin cho rằng, luận điệu của Lavrov là “rất nguy hiểm và vô ích“.

Các siêu cường đôi khi thua các cuộc chiến vì thiếu cân nhắc. Điều đó đã xảy ra với Hoa Kỳ ở Việt Nam và Afghanistan, và đó có thể là số phận của Nga ở Ukraine. Đoạn đường thoát hiểm chắc chắn phải trông hấp dẫn hơn đối với Putin bây giờ so với cách đây vài tháng.

__________

Tác giả: David Ignatius viết chuyên mục đối ngoại hai lần một tuần cho báo Washington Post. Cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông là “The Paladin”.

Nguồn: Tiếng Dân

Để suy gẫm

21 April 2022

Một Thời Khó Quên

Nguyễn Diệu Anh Trinh

Tôi là người phụ nữ nuôi con một mình ở cái thời mà kinh tế đất nước đang đi xuống một cách kinh hoàng sau 1975. Thời bao cấp, mọi thứ đều theo chế độ tem phiếu, buôn bán tự do dĩ nhiên không được chấp nhận. Mọi mua bán bên ngoài các cửa hàng kinh doanh tổng hợp đều bị coi là trái phép, là “buôn lậu”… Sanh con thiếu tình cha, tôi phải tự lăn lóc với đủ thứ nghề để nuôi con. Vốn liếng chẳng có, cơ hội cũng không, ai bày vẽ chuyện gì tôi làm chuyện ấy. Thành công ít, thất bại nhiều, nợ nần chồng chất, bệnh hoạn triền miên…

Tuy nhiên, chính những năm tháng đầy khổ ải ấy, tôi đã học được thật nhiều đáng quý. Đó là những bài học về nghĩa tình. Đó là những kinh nghiệm sống không có trong sách vở học đường. Đó là những vốn liếng tôi mang theo suốt đời với bao trân quí. Có người bạn thân cứ trách nhẹ: Tại sao phải hồi tưởng đến những ngày khổ đau xa xưa ấy làm gì, cuộc đời ngắn ngủi, hãy vui với những gì mình đang có…
Tôi quan niệm rằng quá khứ dẫu vui hay buồn cũng là những bậc thang đưa ta đến hiện tại. Nghĩ về hay nhắc lại quá khứ là để cám ơn những buồn vui mặn nồng của đời sống từng trải qua. Khổ đau và hạnh phúc như là những cung bậc thăng trầm trong một bản nhạc. Nhớ lại đoạn đường đời gian nan của mình thuở đó, tôi không biết nên bắt đầu từ đâu…

Khi con gái nhỏ mới tròn bốn tháng, tình duyên gãy đôi, tôi ôm con về nhà mẹ nương náu. Thật ra đó không phải là nhà mà chỉ là căn phòng nhỏ, chung vách với người hàng xóm. Nhà cầm quyền chỉ định chủ nhà phải thu dọn, nhường một phòng bên gian trái cho gia đình tôi cư ngụ sau khi căn nhà lớn của ba má tôi bị tịch thu. Chín mẹ con và đứa cháu ngoại, là con gái của tôi, tổng cộng mười người, tá túc trong căn phòng nhỏ, không có nhà vệ sinh riêng…

Trong cái ổ chuột tối tăm ấy, giường ngủ hai mẹ con tôi ở ngay lối đi xuống căn bếp dột nát. Khi ngủ vẫn nghe mùi hôi từ phòng tắm, cầu tiêu, cống rãnh. Sáng mở mắt ra là thấy cái gạc măng rê cũ rách bươm trước mắt vì chỗ ngủ của hai mẹ con ở ngay nhà bếp. Mùa mưa phải dùng nylon che tứ tung. Tôi còn nhớ cảm giác hạt mưa bắn vào mặt những khuya có cơn mưa lớn. Chăn màn ẩm mốc. Khi trở mình, chiếc giường tre kêu kẽo kẹt. Những đêm lạnh, hai mẹ con ôm nhau, đứa con rúc vào lòng…

… Ầu ơ, ví dầu cầu ván long đinh;
cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
con đi trường học, mẹ đi trường đời…

Trường đời của tôi từ khi có con bắt đầu với nghề giặt ủi. Mối lái nhận được từ Cúc, cô em dâu buôn bán áo quần cũ ngoài chợ trời. Việc của tôi là giặt ủi và tân trang mớ áo quần cũ trước khi bày bán. Việc này khiến tôi có cảm giác như mình đang tiếp tay với thành phần bất lương vì hàng tôi nhận đa số là đồ ăn cắp, rất hiếm là đồ mua lại từ những người túng thiếu.

Mỗi sáng, chừng bốn năm giờ, khi con gái còn ngủ say, tôi nhè nhẹ thức dậy, rón rén ém mùng chặn gối, sợ con giật mình. Tôi lẹ làng xách thùng đi hứng nước. Từ nửa khuya đến sáng thì mới có nước máy ri rỉ, ban ngày hầu như chỉ dùng nước giếng, thứ nước giếng vàng khè vì rễ cây và phèn. Hai cánh tay tôi rã rời vì múc nước bằng cái gàu với sợi dây nylon đứt không còn chỗ nối. Cái gàu lủng vá đi vá lại bằng dầu hắc nên khi gàu đầy nước thì trọng lượng nặng gấp đôi. Mà phải kéo thật nhanh; nếu không, khi đến miệng giếng, gàu nước chỉ còn một nửa.

Áo quần nhận về ngâm đêm hôm trước bằng xà phòng nước. Thuở đó xà phòng bột rất hiếm, “nhân dân lao động” được phân phối xà phòng nước, nấu từ cây thầu dầu, khi giặt đồ không ra bọt mà chỉ nhơn nhớt và có mùi nồng sặc. Giặt đồ xong, khi phơi còn phải ngồi canh chừng ăn trộm. Những năm sau 1975, tôi từng thấy người thành phố mặc áo quần may từ bao cát (loại bao cát làm công sự và hầm thời chiến tranh). Do đó, trộm cắp quần áo phơi là chuyện xảy ra thường ngày.

Đến khi ủi đồ mới thật khổ vì điện đóm. Để tiết kiệm nhiên liệu, mỗi tuần người ta cúp điện mấy đêm. Đêm nào có điện thì nhấp nha nhấp nháy. Nhà ai cũng dùng đèn bóng vàng vì rẻ tiền hơn đèn neon. Buổi tối, cắm bàn ủi vào là coi như cả xóm tắt tối thui vì bị “hút điện”. Bà con chưởi bới om sòm vì ăn cơm trong bóng đêm. Tôi phải đợi đến nửa khuya mới soạn bàn ra ủi. Xếp đặt đâu vào đó thì trời cũng vừa sáng để mang hàng đi giao, kịp cho người ta bán buổi chợ sớm. Thù lao ít lắm mà công việc thì quá nặng. Mới sanh con được vài tháng, ngày nào cũng phải xách nước nên gân xanh nổi u nổi cục trên hai tay tôi. Thiếu ăn, thiếu ngủ, tôi xanh mét như một tàu lá héo.

Nghề giặt ủi vất vả thế mà chỉ kiếm được ngày hai bữa cơm vào mùa Hè. Đến mùa Đông thì càng thê thảm vì áo quần phơi không khô, nhà thì chật chội. Tôi vừa trông con dại vừa tập đan len để kiếm thêm. Tôi phải nhờ má tôi giúp mới hoàn thành được một chiếc áo. Không may là ngay lúc ấy lại bùng lên phong trào đan len máy. Nghề đan len chỉ nuôi tôi lây lất qua một mùa Đông…

Với tôi, Tết không có nghĩa có mùa Xuân. Ước mơ luôn là một bữa cơm no và một bộ áo lành lặn cho bé con mình. Ngày nọ, có đứa bạn thương tình bày tôi bán giải khát “sinh tố giằm”, tức là trái cây chín, dùng muỗng giằm nát, cho thêm vào chút sữa đặc. Người bạn tốt bụng còn cho tôi tạm ứng tiền mua trái cây, đường, sữa, nước đá. Buổi tối bán xong thì gom vốn trả bạn. Thuở đó làm gì có tủ lạnh nên mọi thứ phải cất trong thùng chứa đá, tiền lời kiếm được mỗi ngày không đủ mua nước đá bảo quản trái cây qua đêm. Có khi cả ngày tôi bán chỉ được một nửa trái bơ, chút đu đủ, vài quả chuối… Tôi làm chủ quán được vài tháng, cuối cùng dẹp tiệm vì hết vốn và đổ nợ.

Bạn tôi không vì thế mà bỏ tôi. Bạn giúp tôi một cách tế nhị bằng cách gởi con cho tôi trông giùm rồi biếu tôi chút tiền. Sau đó một cô bạn thân khác cũng mang đứa con trai nhỏ đến gởi. Từ đó tôi làm “dịch vụ giữ trẻ tại gia”. “Nhà trẻ” có ba cháu: con tôi và hai đứa con của hai người bạn. Khi các cháu chơi vui thì không sao, lúc có đứa ho hen sổ mũi thì khổ lắm. Nhất là cậu ấm con cô giáo. Nó yếu ớt và có tật khóc nhè dai dẳng. Đặc biệt cậu chỉ thích ngậm vú thật mới chịu ngủ. Rốt cuộc, sau mấy tháng, các cháu ngày càng suy dinh dưỡng. Hai đứa con trai của bạn tôi bụng to, da vàng. Tôi thì gầy gò xanh mét…

Một lần, lại xảy ra “tai nạn nghề nghiệp”, khi bạn tôi mang con đến, kèm theo một “cà mèn” cháo thịt cóc. Bạn tôi giải thích là ông nội cháu ở quê nhờ người ta bắt cóc làm thịt rất kỹ càng, bỏ túi mật rồi mới nấu. Nghe đâu là món gia truyền có vị thuốc chữa được chứng bụng ỏng, da vàng, giúp xổ các chất độc. Trẻ con ăn vào còn có tác dụng diệt sán. Hai bà mẹ trẻ là tôi và nhỏ bạn hí hửng. Hôm đó tôi cố ép con tôi và thằng bé kia ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, đứa con của bạn tôi bị ngộ độc phải đưa đi bệnh viện cấp cứu! Hú hồn là cháu không mệnh hệ gì. Con gái tôi, có lẽ nhờ thể trạng tốt, nên không hề hấn…

Thời kỳ này nhà nước bắt đầu lỏng tay đối với những người buôn bán tư nhân. Bạn tôi có một quầy sách báo và cho thuê truyện. Cô ấy nhờ tôi giao sách báo kiếm thêm thu nhập. Dần dà bạn chia cho tôi một số mối để tôi đi giao sách báo với nguồn hàng từ các nhà xuất bản quen biết. Thế là tôi “gia nhập” làng báo chí và phát hành sách. Tuy nhiên, tôi chỉ có một “phương tiện giao thông”: Đôi chân của mình.
Do đó, tôi không tranh đua nổi vì lúc nào cũng chậm hơn người khác. Nghe tôi than thở và muốn mua một chiếc xe đạp, người bạn của em trai tôi cho biết sẽ bán rẻ chiếc xe cũ của cậu ta. Tôi hối hả đi mượn tiền. Hôm sau, cậu ấy đến, không phải với một chiếc xe đạp như tôi tưởng mà là một cái thúng, chứa ngổn ngang đồ phụ tùng xe đạp cũ gồm dây sên, bàn đạp, ổ bi… Trên vai hắn vác cái sườn xe trầy trụa, không biết sơn màu gì; tay còn lại cầm hai cái bánh xe, ruột gan lòi ra ngoài, căm xe thì cái còn cái gãy.

Nhìn khuôn mặt thất vọng của tôi, cậu ta cười: Không sao đâu chị, từ từ ráp lại, xe còn ngon lắm! Tôi ngậm ngùi trả tiền và nhờ anh mình ráp xe. Thiếu thứ gì thì mua thêm thứ nấy. Rốt cuộc tôi cũng “tậu” được chiếc xe làm phương tiện. Đó là chiếc “xe đạp” đúng nghĩa vì chỉ có thể leo lên đạp. Nó không có yên sau, thậm chí không có “phanh” (thắng xe). Mỗi sáng tôi đi giao sách báo và mỗi chiều đi thu tiền. Chiếc xe đạp lọc cọc cứ xẹp bánh dọc đường, ruột xe chằng chịt, không còn chỗ vá. Đạp được một quãng là phải nhảy xuống móc sên lại. Trong túi tôi lúc nào cũng có một cục đá để đóng vào cái líp xe khi cần…

Ngày nọ tiếp nối ngày kia, vốn này chồng lên vốn khác. Kết quả là… không còn đồng vốn nào. Nợ mang đầy đầu vì tiền lời mỗi ngày không đủ tiêu, thâm vào vốn, mà là vốn vay mượn. Suốt đời, tôi không bao giờ quên một chiều cuối năm, khi hạn chót cần phải trả các món nợ, mà tôi không thể kiếm đâu ra. Tôi đạp chiếc xe cọc cạch lang thang vô định, chiều tối vẫn không dám về nhà, cũng không biết đi đâu. Tôi muốn chết cho xong.

Với chiếc xe lọc cọc, lần nào đi chào hàng tôi cũng thua người ta. Tôi tiết kiệm từng đồng; thậm chí không dám uống nước và ngày nào cũng nhịn ăn. Chỉ nuôi một đứa con nhỏ mà tôi không lo được. Thế thì sống làm gì… Sau những ngày bôn ba, tôi còn bị suy thận. Hai ba lần nhập viện, tôi trối trăn nhờ đứa em gái nuôi giùm đứa con dại của mình… Tuy nhiên, khi tôi hoàn toàn bế tắc, ông anh trai biết chuyện thương tình cho một chỉ vàng để thanh toán hết số nợ sách báo cho đứa bạn thân. Tôi còn nhớ, lúc tôi đến gặp nó để trả nợ, nó tròn mắt ngạc nhiên: Ngày cuối năm chật vật, làm sao tôi kiếm được tiền trả nợ vậy? Tôi không thể giải thích gì hơn ngoài những lời vụng về cám ơn lòng tốt của bạn trong nước mắt. Hai đứa tôi cùng khóc…

Bây giờ, nghĩ lại, sau bao nhiêu gian truân, tất cả những gì còn lại từ cuộc đời, đối với tôi, là sự thấm thía của tình nghĩa trên suốt những chặng đường gập gềnh. Cho đến bây giờ, tôi không bao giờ có thể quên những người thân cũng như bạn bè một thời gắn bó và giang tay giúp đỡ khi tôi vò võ nuôi con và một thân một mình bôn ba giữa chợ đời mênh mông. Lòng tôi mãi khắc ghi những thời khắc ấy với những con người ấy…

Atlanta, 4/2022
Nguyễn Diệu Anh Trinh
https://baovecovang2012.wordpress.com

Cái Nón Cối

Mình mới xuống sân bay, bước chân ra ngoài chưa kịp gọi xe thì có một anh tài xế xáp lại hỏi: Chị có đi taxi không ?

Nhìn thấy đội cái mũ cối, lại giọng của đồng hương nữa nên mình không thích lắm, vì vậy vẫn hí hoáy đặt xe. Màn hình báo “Hiện tại tất cả các tài xế đều đang bận, bạn vui lòng quay lại sau”, ngán đợi nên hỏi cái “đồng chí” này, thấy giá cả cũng ok, nên gật đầu đồng ý đi.

Mặc dù cũng chẳng yên tâm tí nào khi sử dụng dịch vụ của người nói cùng giọng với mình, chỉ sợ bị chém.

Lên xe mình hỏi luôn: Tôi hơi thắc mắc tí, anh cho tôi hỏi một câu nếu anh thấy không phiền, OK ?

- Chị hỏi đi.

-Tại sao anh lại thích đội cái mũ đó ?

- Không phải em thích mà nắng thì em đội thôi.

- Anh vào đây lâu chưa ?

- Em vào được bảy tháng chị ạ.

- Vậy hả, vậy thì mới quá nên chưa hiểu là phải. Đúng ra tôi không nói nhưng vì tình đồng hương nên tôi nói điều này anh đừng giận nhé.

- Chị cứ nói đi.

- Lúc nãy anh biết tại sao tôi không muốn đi xe anh không ?

- Em không biết.

- Tại vì anh đội cái mũ đó đó, và tôi cũng nói luôn là người dân ở đây họ không thích cái mũ đó đâu, nếu anh muốn chiếm cảm tình của người khác thì anh đừng có đội cái đó, anh đội cái gì cũng được, mặt anh rỗ thế nào cũng được, anh xăm mình vằn vện thế nào cũng được nhưng anh không nên đội cái mũ đó.

Để tôi giải thích cho anh nhé, trước năm 75, Việt Nam mình chia 2 miền anh có biết không?

- Em biết.

- Đó, đó là lý do. Cái mũ ấy là nỗi kinh hoàng của người dân Miền Nam, là sự căm hận của người dân Miền Nam mỗi khi họ nhìn vào. Vì cái mũ đó họ đã BỊ giải phóng từ một cuộc sống giàu sang, tự do xuống tột cùng của sự đau khổ, vì cái giải phóng đó mà họ không chịu nổi cái việc bị đuổi ra khỏi nhà để đi vùng kinh tế mới, nơi rừng thiêng nước độc, sốt rét quật ngã họ… Nên họ phải liều chết để lao ra biển vượt biên, nhiều gia đình đã chết hết trên biển làm mồi cho cá mập.

Và ngay cả tôi, tôi là người Bắc nhưng tôi cũng không thích cái mũ đó, cái biểu tượng của sự khổ đau và kìm kẹp, mặc dù chú tôi và những người hàng xóm của tôi cũng vẫn đội để che nắng nhưng thực sự tôi không thích nó, vì cái mũ đó mà đất nước tan hoang như ngày hôm nay, tham nhũng tràn lan, kinh tế tuột dốc, đời sống văn hóa tệ hại, trò đánh thầy, thầy tra tấn trò, bác sĩ thờ ơ với bệnh nhân con người tìm cách lừa lọc lẫn nhau, tình người không còn.

Một lý do nữa để tôi nói nốt, lúc nãy tôi không thích đi xe anh là bởi vì tôi sợ bị anh chém, tôi cảm thấy yên tâm hơn khi ngồi sau tài xế không nói cùng giọng với mình, mặc dù nói ra điều này tôi đau lắm, họ đi xa khi gặp đồng hương họ vui sướng, họ mừng, nhưng mình gặp đồng hương lại trỗi lên nỗi sợ.

Anh tài xế lúc này mới bắt đầu:

- Chị nói đúng, người dân ở đây họ hiền và họ thật lắm, mình không thể mang cái lưu manh vào mà sống được, mình lưu manh thì mình tự giết chính mình.

Còn ở ngoài nhà không lưu manh không sống được, đặc biệt là khi chị đi làm giấy tờ, nhất là giấy tờ nhà đất, đụng đến là nó hành cho đủ kiểu.

Đến đây thì khách sạn đã hiện ra trước mắt nên mình xuống xe. Hy vọng anh này sẽ, sẽ và sẽ… không mang cái tính xấu vào đây.

BS Lê Nhàn 

19 April 2022

Vợ Người Tù Cải Tạo: Trại Kà Tum.

Lời người viết: 
Kính tặng Anh Lê Phụng Chữ. Người chồng lý tưởng của Em và là người cha gương mẫu của Các Con. 
Nguyễn Thị Lộc

Tháng 4 năm 1975, cơn lốc xoáy hung bạo ập đến, Sài Gòn hoảng loạn, không chốn bình yên! Tương lai mù mịt! Mọi người đổ xô nhau đi tìm những nơi chốn khác, mà họ nghĩ là sẽ đem đến cho họ, cuộc sống an bình hơn. Trong giòng người đó, chúng tôi cũng tìm đến anh chị QuyHiếu, anh chị MaiPhát, hầu mong có một phương tiện, cứu cánh cho gia đình nhỏ bé này. Nhưng khi đến nơi, tất cả đều vừa mới bỏ đi, không lời từ giã. Thất vọng vô cùng!

Lại nữa, chàng và những người anh em không thoát được, phải “ Tự Đi Trình Diện Tập Trung Cải Tạo “. Ngày đưa chàng đến nơi nhận tạm, tim nàng bàng hoàng đến se thắt lại. Nhưng ngoài mặt, nàng phải cố gắng chịu đựng, để chàng được yên lòng. Cũng như bao nhiêu người khác đồng cảnh ngộ, tiễn chồng, tiễn cha, tiễn anh ….. Tiễn họ vào đây rồi “ bặt vô âm tín “. Không biết đến bao giờ có thể gặp lại nhau được đây?

Nàng nghĩ, riêng đối với nàng, Sài Gòn không thể là miền đất dung thân, về lâu, về dài cho cuộc sống mai sau. Nàng nhận thức được những khó khăn trong cuộc sống đang chờ đợi. Nàng quyết định đưa các con về lại Nha Trang. Vì dẫu sao đi nữa, ở thành phố biển hiền hòa này, là nơi nàng đã được sinh ra và lớn lên. Nàng nghĩ sẽ là nơi dung thân tốt cho mẹ con nàng. Ở đây, còn có ông bà Ngoại, các Cậu, các Dì có thể dang tay, đón nhận mẹ con nàng. Nàng cám ơn Me và anh chị Nhiễu đã cho gia đình nàng được tá túc ở đây, trong thời gian di tản. Cũng không quên cám ơn chị, đã nhờ Hiệt (một người cháu họ) đưa mẹ con nàng về đến Nha Trang an toàn.

Để suy gẫm


MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

01. Nghĩ đến thân thì đừng cầu không bệnh khổ,
vì bệnh khổ là định mệnh của chúng sanh.

02. Ở đời thì đừng cầu không hoạn nạn,
vì thiếu hoạn nạn thì không thể hiểu được phận người.

03. Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc,
vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

04. Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không gặp thử thách
vì thiếu thử thách thì chí nguyện chẳng kiên cường.

05. Việc làm thì đừng mong dễ thành,
vì việc dễ thành thì thường là việc không đáng làm.

06. Giao tiếp đừng cầu lợi cho mình,
vì cầu tư lợi làm mất nghĩa khí.

07. Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình,
vì được theo ý mình thì lòng sinh kiêu mạn.

08. Thi ân thì đừng cầu đền đáp,
vì cầu đền đáp thì còn gì là ân nghĩa.

09. Thấy lợi thì đừng nhúng vào,
vì đã nhúng vào thì ắt si mê phải động.

10. Oan ức không cần biện bạch,
vì biện bạch là dấu hiệu nhân quả chưa xả

(TD chuyển)

9 huyệt vị dưỡng sinh mọi người nên xoa bóp hàng ngày

Đông y cho rằng, trên các kinh mạch cơ thể con người có 361 huyệt vị. Nếu tính cả các huyệt vị không thuộc kinh mạch thì có tới hơn 1 nghìn huyệt vị. Để nắm rõ những kiến thức này, đối với người bình thường là một việc rất khó khăn.

Dựa trên các tổng hợp lâm sàng, bác sĩ Triệu Diễm, Chủ nhiệm Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Y học tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã tóm tắt tác dụng của 9 huyệt vị dưỡng sinh quan trọng dễ nhớ nhất.

Hàng ngày, chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vài lần một trong 9 huyệt vị này, bạn sẽ cảm nhận được tác dụng rất tốt cho sức khỏe, có công hiệu thần kỳ trong việc dưỡng sinh, trừ bệnh.

1. Huyệt Phong trì: Sáng mắt, giúp tỉnh táo

Trung y có câu “đầu mục phong trì chủ”, tức là hãy tìm đến huyệt phong trì nếu gặp các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt mà nguyên nhân là do trúng gió (phong bệnh).

Xoa bóp, ấn huyệt Phong trì và các cơ xung quanh có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, ngoại cảm phong hàn, đau đầu do trúng gió, cùng với chứng nhức mỏi cổ do tư thế làm việc phải cúi xuống trong khoảng thời gian dài.

Đối với giới nhân viên văn phòng, các bạn có thể tranh thủ thời gian trong giờ làm việc để ấn nhẹ huyệt Phong trì, có tác dụng giúp cho tinh thần tỉnh táo, xóa tan mệt mỏi.

2. Huyệt Trung quản: Tốt cho dạ dày

14 April 2022

Đồng Rúp đã trở lại và điều đó có nghĩa là gì?

Nguồn: Peter Coy 
“The Ruble Has Bounced Back. What Does That Mean?”
New York Times, 04/04/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 26/03, Tổng thống Biden đã khoe trên Twitter rằng “do kết quả của các lệnh trừng phạt chưa từng có của chúng ta, đồng rúp (ruble) đã gần như ngay lập tức biến thành đống đổ nát (rubble)”. Đó là một dòng tweet đăng không đúng lúc. Đồng tiền của Nga đúng là đã sụt giảm vào tháng 2, sau khi các lệnh trừng phạt được áp đặt, nhưng vào thời điểm Biden mừng vui, nó đã lấy lại vị thế đã mất. Đồng rúp hiện trị giá khoảng 1,2 xu Mỹ, thấp hơn mức 1,3 xu trước chiến tranh, nhưng cao hơn nhiều so với mức thấp nhất từ khi chiến sự nổ ra, dưới 0,8 xu.

Đồng Rúp gần như đã phục hồi 

Việc đồng rúp tăng giá 50% từ mức thấp nhất cho chúng ta biết điều gì? Liệu có phải là nền kinh tế Nga đang chống chọi tốt hơn dự kiến, và các lệnh trừng phạt vẫn chưa có tác dụng? Đó sẽ là một tin xấu, bởi vì nó cho thấy rằng Nga vẫn còn nhiều nguồn lực để tiếp tục xâm lược Ukraine. “Sức mạnh của đồng rúp đang củng cố lập luận của những người nghĩ rằng chúng ta cần có những bước tiến lớn hơn trên mặt trận năng lượng,” khiến cho công việc bán dầu và khí đốt của Nga trở nên khó khăn hơn, Rachel Ziemba, một thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, nói với Politico. “Điều đó chắc chắn làm tăng áp lực chính trị.”

13 April 2022

Tiếu lâm thứ thiệt: Việc gì mà phải lo lắng?

Việc gì mà phải lo lắng?

**
Có hai chuyện phải lo lắng:
Hoặc là bạn khỏe mạnh hoặc bạn bị đau.

Nếu khỏe mạnh, thì chẳng có gì phải lo lắng
Nếu bị đau, thì có hai điều phải lo lắng:
Hoặc sẽ được bình phục hoặc sẽ chết.

Nếu đưọc bình phục, thì chẳng có gì phải lo lắng.
Nếu bị chết, thì chỉ có hai điều phải lo lắng.
Hoặc lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục.

Nếu lên thiên đàng, thì chẳng có gì phải lo lắng.
Nếu xuống địa ngục, thì sẽ bận tíu tít bắt tay bạn bè cũ,
còn thì giờ đâu nữa mà lo với lắng!


WHY WORRY ?

There are two things to worry about.
Either you are well, or you are sick.
If you are well, then there is nothing to worry about.
But if you are sick, there are two things to worry about.
Either you will get well, or you will die.
If you get well, then there is nothing to worry about.
But if you die, there are only two things to worry about.
Either you go to heaven or to hell.
If you go to heaven, there is nothing to worry about.
If you go to hell, you will be so darn busy shaking hands
with old friends, you won’t have time to worry.

(From: California Retired Teacher Association Newsletter)

12 April 2022

Sự Thật Bên Trong Của Quân Đội Mạnh Thứ Hai Trên Thế Giới

Tác giả: Mikhail Schischkin
30.03.2022
Dịch giả: Lưu Thủy Hương

LND: Mikhail Schischkin sinh năm 1961 tại Moscow, là một trong những nhà văn Nga đương đại đáng chú ý nhất. Anh học tiếng Đức và tiếng Anh tại Đại học Sư phạm Moscow, được đào tạo quân sự với tư cách là phiên dịch viên. Schischkin sống ở Thụy Sĩ từ năm 1995.

Bài viết rất có giá trị này của anh đăng trên hai trang báo hàng đầu của châu Âu: báo Thụy Sĩ "Neue Zürcher Zeitung" và báo Đức “Der Tagesspiegel”. Tôi chỉ định dịch một đoạn, vì quá dài. Nhưng rồi bài viết thật hay, nó cuốn tôi đi. Trân trọng giới thiệu.
*
Đói khát, thống khổ, đào ngũ: Quân đội của Putin là một trường huấn luyện nô lệ

Michail Schischkin, 30.03.2022

Người Ukraine biết họ đang chiến đấu vì điều gì. Lính Nga có biết không? Trong thời gian là một sĩ quan Liên Xô, tôi được dạy rằng: một tân binh giỏi trước tiên phải từ bỏ phẩm giá con người của mình.

Kế hoạch chiến tranh của Bộ Tổng tham mưu Nga đã thấy trước rằng các lực lượng vũ trang của NATO sẽ không can thiệp vào cái gọi là giải phóng Ukraine. Tại sao thế giới phải kết thúc trong địa ngục hạt nhân vì một Mariupol nào đó? Tính toán này đã có hiệu quả. Kèm theo nó cũng là việc để trống không phận Ukraine.

Phía bên kia, các cơ quan tình báo Mỹ biết chính xác Nga có bao nhiêu xe tăng, máy bay chiến đấu và tên lửa. Họ cho rằng Ukraine sẽ bị đánh bại trong vài ngày. Về vấn đề này, người Mỹ đã tính toán sai. Cuộc chiến không phải do xe tăng quyết định mà do binh lính.

Quân đội Nga vẫn luôn là một đội quân đói khát

11 April 2022

Thơ Mùa Đông



Chiều trên cánh đồng mùa đông

Chiều đông , trời đầy sương tuyết
Tuyết đóng trên đường, tuyết quánh trên cây
Gía lạnh về khắp đó đây
Đồi thông nặng tiếng buồn vi vút vọng .

Ta trông trời hiu quạnh vắng
Chặng đường mòn tuyết trắng giải triền thương
Nước đóng khung, sương gía lạnh
Cây đứng trơ mình xe lọn vấn vương .

Buồn trông xa cuối nẻo đường
Làn băng đong dấu chân người qua lại
Lối mù giăng chắn liếp thương
Ta ngồi đây trông vời đông nối mộng .

Bao năm qua, bao hy vọng
Đến bên đời như một chiếc que diêm
Để từng đêm, để từng đêm
Trong đôi mắt vời niềm đau khắc khoải .

Đông nay về trong trống trải
Cánh đồng chiều rải trắng lối yêu thương .

Võ Ngô
____Comment:

Bài thơ LẠ. LẠ ở cách gieo vần. LẠ theo nghĩa của Cách Tân. Lục bát nhưng không phải Lục bát (quen thuộc) của Nguyễn Du trong Kiều, của Bùi Giáng trong Mưa Nguồn, chẳng hạn.
Đọc, tuy có nhiều câu, chữ hoặc vần điệu hơi CỨNG, nhưng là một thứ cứng ... LẠ. Có thể xem là một nỗ lực làm mới thơ Việt.
Đáng trân trọng !
Như-Hoàng

05 April 2022

Vì sao pháo tháp xe tăng Nga nằm chỏng gọng bên đường?


Phương Tôn

Chỉ trong vòng trên dưới ba mươi ngày trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, quân đội Nga phải chịu tổn thất nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ. Các lực lượng Nga đã phải gánh chịu thương vong đáng kể, kể từ khi họ tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine.

Bên cạnh đó, một điều đáng ngạc nhiên là quân Nga còn bị tổn thất về mặt vật chất mà không một chuyên gia quân sự nào có thể nghĩ ra trước khi cuộc chiến xảy ra. Theo dữ liệu của Ukraine, hơn 360 xe tăng Nga và hơn 1.200 xe bọc thép khác đã bị phá hủy cho đến nay, cũng như khoảng 60 máy bay chiến đấu và 80 máy bay trực thăng. Zelensky, Tổng thống Ukraine nói: “Hầu hết quân đội trên thế giới không có những gì mà quân đội Nga đã mất trong cuộc xâm lược.“ Dù thông tin kể trên không thể được xác minh độc lập tuy nhiên giới tình báo phương Tây cũng đề cập về những thiệt hại đáng kể của Nga.
Hình ảnh từ chiến trường gửi về cho thấy, quân đội Nga đã mất một lượng vật chất đáng ngạc nhiên trong những tuần gần đây. Đặc biệt là một số lớn xe tăng bị phá hủy, những chiếc xe đã gây sợ hãi cho thế giới trong những lần diễn hành quân sự tại Nga.

Điều đặc biệt nổi bật về những chiếc xe tăng của Nga bị phá hủy qua những hình ảnh thường thấy trong cuộc chiến Ukraine: Xe tăng Nga bị phá hủy đứng bên vệ đường thường không chỉ các bộ phận xe bị phơi bày ra ngoài, chẳng hạn như dây xích bị hư hỏng nặng, mà tháp pháo với khẩu pháo thường bị nổ tung một phần hoặc hoàn toàn “bay” khỏi kết cấu thân xe. Rõ ràng, phần kết nối giữa thân và tháp pháo lxe tăng của Nga là bộ phận đặc biệt dễ bị tàn phá, điều không từng xảy ra với xe tăng của Mỹ và phương Tây trong các trận chiến gần đây.

Để giải thích điều này, các chuyên gia về quân sự đã giải thích sự khác biệt giữa các mẫu xe tăng của Nga và Mỹ: Trong khi các xe tăng của Mỹ như M1 Abrams nạp đạn cho khẩu súng pháo bằng tay, thì các mẫu T-72 và T-80 của Nga sử dụng hệ thống tự động nạp đạn.

Ấn phẩm “The National Interest” của Mỹ đã xem xét một số loại xe tăng tối tân và đưa ra kết luận qua một bài viết trong mục “The Buzz and Security” dưới tiêu đề “Một điều làm cho xe tăng M1 Abrams và xe tăng Armata T-14 của Nga rất khác biệt” của tác giả Charlie Gao khi so sánh các mẫu xe bọc thép hiện đại, dựa trên quan điểm của một đặc điểm thiết kế – lưu trữ và cung cấp đạn cho súng pháo.

Nếu nhìn vào hai loại xe tăng hiện đại phổ biến nhất trên thế giới, chúng ta sẽ thấy hai khái niệm khác nhau.

Đầu tiên nghiên cứu được thực hiện trên xe tăng M1 Abrams và Leopard 2 của Đức. Những chiếc xe này lưu trữ đạn pháo trong một “két sắt” bọc thép. Trong trường hợp bị trúng đạn, kiểu dáng của “két sắt” có khả năng tiêu tán sóng xung kích giúp giảm bớt sức tàn phá. Nhược điểm của cấu trúc này là xe tăng của Mỹ và tây phương lớn hơn, vì cần chổ riêng để chứa đạn và cho người lính nạp đạn.

Khái niệm thứ hai được sử dụng trên loạt xe tăng “T” của Nga. Trong trường hợp này, phần chính của đạn nằm trong khoang của nhóm lái điều khiển xe và trong băng chuyền đạn dẫn đến bộ nạp đạn tự động.

Điều này cho phép xe tăng Nga nhỏ hơn đáng kể, điều này cũng khiến chúng khó bị bắn trúng mục tiêu hơn. Tuy nhiên, cấu trúc này cũng có một nhược điểm lớn: Bộ nạp đạn tự động được thiết kế ngay dưới tháp pháo. Khi một viên đạn chống chiến xa của đối phương bắn vào xe tăng và tháp pháo, một lượng chất nổ lớn được lắp đặt dưới tháp pháo bị phát nổ tạo ra một lực cực lớn phá nát tháp pháo.

Bên cạnh sự khác biệt về cấu trúc thiết kế giữa hai loại xe tăng của Mỹ và Nga còn phải kể đến các loại vũ khí chống tăng đặc biệt hiệu quả, gây hoảng sợ cho quân Nga, được Mỹ và các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine như loại súng NLAW (NLAW, do Thụy Điển sản xuất, có nguồn gốc từ Anh) và đặc biệt loại súng chống tăng gọn nhẹ cầm tay Javelin (bắn rồi quên – fire and forget), người bắn chỉ cần xác nhận mục tiêu, khai hỏa và quả đạn sẽ tự động bay từ độ cao 150m rồi đâm đầu xuống pháo tháp xe tăng, nơi được xem là “lỗ hổng thiết kế” của tất cả các loại tăng.

Phương Tôn
Tháng 4. 2022

Theo tài liệu:

https://www.stern.de/auto/ukraine-krieg–warum-bei-russischen-panzern-so-oft-der-turm-fehlt-31731400.html 

Gọi Tình, thơ


02 April 2022

Năm 1933 Staline Tàn Sát 7 Triệu Người Ukraine

Trọng Đạt

Mùa đông năm 1932-33, Ukraine, quốc gia nhỏ bé phía tây nước Nga đã trải qua một nạn đói khủng khiếp khiến cho bẩy triệu người chết thê thảm,  đây là cuộc đại tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay trừng trị nước chư hầu này vì đã dám đòi độc lập và chống lại Sô viết. Mặc dù con số người bị giết khổng lồ như thế nhưng trang sử ghê tởm nhất của Sô Viết đã không được nhân loại biết tới trong suốt 70 năm. Người ta khen Staline đã khéo dấu kín tội ác tầy trời này trước mắt cả thế giới, cho tới nay cuộc diệt chủng này cũng ít được biết tới, nó còn được gọi là The forgotten Holocaust, có thể người ta tưởng nó chỉ là chuyện nội bộ của Liên bang Sô Viết.

Dưới thời Lenine.

Ukraine diện tích bằng nước Pháp, một đất nước có nhiều ruộng nương mầu mỡ đã bị Nga hoàng cai trị 200 năm. Năm 1917 Nga Hoàng sụp đổ trước cuộc cách mạng vô sản do Lénine lãnh đạo, Ukraine lợi dụng thời cơ đòi tự trị, tuyên  bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa nhân dân, thủ đô Kiev . Thế nhưng nền tự trị này quá ngắn ngủi, cuối 1917 Lénine tuyên bố các lãnh thổ xưa do Nga hoàng cai trị nhất là Ukraine mầu mỡ đều phải nằm trong Liên bang Sô Viết. Trong 4 năm liên tiếp Quân đôi Quốc gia Ukraine phải chiến đấu chống Hồng quân Bolshevik, chống lực lượng Bạch Vệ trung thành với Nga Hoàng và cả quân xâm lược Đức và Ba Lan .
 
Staline và Lenine năm 1919

 Năm 1921 Sô Viết thắng, Tây Ukraine chia cho Ba Lan, Lỗ Ma Ni, Tiệp Khắc. Sô Viết vơ vét thóc gạo về cứu đói Moscow và các thành phố lớn bên Nga. Kế đó tự nhiên Ukraine lại bị một trận hạn hán gây nạïn đói khiến người dân căm phẫn Lénine và Sô Viết. Lénine bèn nới tay để xoa dịu nhân dân Ukraine , thôi lấy thóc gạo, khuyến khích tự do buôn bán. Nhân đó người dân Ukraine muốn tự do, độc lập, khôi phục văn hóa nghệ thuật, phong tục cũ.


Cuộc chiến kỳ lạ

Lénine mất năm 1924, Staline kế vị, nhà lãnh đạo này được coi là một trong vài tên đợc tài khát máu nhất của thế kỷ.  Bộ Lenine Tuyển Tập có  ghi  lại một bức thư của Lénine, ông ta đã nhắn nhủ “chúng ta không nên dùng đồng chí Staline, đồng chí Staline là một người thô bạo” 

Staline không chấp nhận phong trào đòi độc lập của Ukraine , ra lệnh đàn áp thẳng tay y như đường lối áp dụng tại Nga. Năm 1929 Staline cho bắt giam 5,000 trí thức, các nhà khoa học gia Ukraine,  kết tội phản loạn đem xử bắn hoặc đầy đi Tây Bá Lợi Á. Đầu thập niên 30, Staline thực hiện kế họach hợp tác xã nông nghiệp để tiến lên làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa trong đó tư sản bị lọai bỏ. Ngày nay đường lối canh tác tập thể này được coi như tồi tệ nhất nhưng hồi đó Sô Viết ép dân theo vì lý thuyết Marx bắt phải như vậy. Giới phú nông Ukraine mà họ gọi là Kulaks chỉ chiếm từ  4% tới 5% dân số, phú nông được định nghĩa có từ 24 hoặc trên 24 mẫu đất và có thuê người làm và được coi thành phần nguy hiểm.
 
Trẻ em đào khoai
trong nông trường tập thể.

Ngày 1-5-1930 Đảng Cộng Sản Nga bắt đầu thực hiện Hợp tác xã nông nghiệp, một phần của Kế họach ngũ niên , nông dân Nga ít chống đối vì họ đã có truyền thống canh tác cộng đồng từ lâu, đất đai thuộc về làng xã  không thuộc về cá nhân như tại Ukraine nên họ dễ thích hợp với Hợp tác xã của Cộng Sản. Ngày 30-7-1930 nhà nước hủy bỏ làng xã. Vùng Ukraine trái lại người dân làm ăn cá thể, 80% dân chúng tại thôn quê có ruộng đất riêng từ xưa nên họ chống đối Hợp tác xã ra mặt, Moscow mới đầu tạm thời  nhượng bộ. Người Ukraine giết gia súc, ngựa, heo, cừu …dần dần trước khi gia nhập hợp tác xã khi ấy nhà nước ra lệnh tử hình ai giết gia súc. Những người chống đối Hợp tác xã bị lưu đầy, chính quyền Sô viết mở tuyên truyền kêu gọi nhân dân Ukraine ủng hộ chính quyền cách mạng nhưng thất bại, mặc dù dọa nạt khủng bố nhưng nông dân Ukraine vẫn chống đối, phá hoại, đốt nhà không đầu hàng, họ lấy lại nông cụ, gia súc mà Hợp tác xã đã chiếm trước đây, ám sát các viên chức Sô Viết.

Trung ương đảng Nga đưa mật vụ quân đội sang đàn áp cuộc nổi dậy nhưng kháng chiến quân Ukraine vẫn tiếp tục chống đối, họ muốn làm ăn cá thể như xưa. Nông dân Ukraine thách đố Staline.

Việc chống gia nhập Hợp tác xã chỉ là một nguyên do, Ukraine còn chống đối về mặt chính trị, họ muốn đòi độc lập, tự do. Staline trước hết cho thanh toán hành quyết hàng nghìn trí thức Ukraine , nhà văn nhà báo, nhà lãnh đạo. Âm mưu đòi độc lập cho Ukraine không phải chỉ ở làng xã mà mà ngay cả ở Trung ương đảng Cộng Sản Ukraine . Sô Viết cho thanh trừng dữ dội, nhiều người tự tử, nhiều nhà văn, đảng viên cũng tự tử.

Cuộc chống đối của Ukraine với Sô Viết y như trứng chọi đá, cuộc chiến giữa người nông dân với cuốc xẻng và Hồng quân, mật vụ Nga vũ trang súng ống tối tân. Làng mạc bị bao vây, tấn công bằng đại bác xe tăng, máy bay ném bom bắn phá khiến một Đại tá công an Nga sô phát khóc nói với một ký giả, ông cho biết mình đã chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân chống Bạch Vệ thời nội chiến bây giờ được lệnh bao vây tấn công những người dân vô tội.

Hatayevich, một đảng viên cao cấp Sô viết cho biết cuộc chiến đấu ác liệt giữa Sô Viết và nông dân Ukraine đang diễn ra, một cuộc chiến sinh tử, năm 1933 là thử thách giữa sức mạnh của Đảng CS Nga và sự chịu đựng của nông dân, họ sẽ nếm mùi đói để xem ai làm chủ nơi đây. Cuộc chiến 1932-33 một cuộc chiến kỳ lạ nhất lịch sử, sau đó Staline thay đổi chiến lược.

Thảm kịch mùa đông 1932-1933.

01 April 2022

Để suy gẫm

"Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ trong lịch sử không hiểu được rằng việc dân chúng một nước chán ghét nhà cầm quyền chuyên chế nước họ không nhất thiết có nghĩa là họ vồ vập nước Mỹ hoặc các mẫu mực chính trị của Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách này suy diễn sai lầm rằng bất cứ chế độ nào trỗi dậy từ tro cốt một kẻ độc tài bị xô đổ hoặc một đối thủ chống Mỹ sẽ chia sẻ kế hoạch toàn cầu hay tán dương nền dân chủ của chúng ta."

**

"American policymakers have historically failed to understand that people's contempt for their autocratic rulers does not necessarily translate into an embrace of the US or its political values. They assume wrongly that whatever regime might rise from the ashes of a fallen despot or anti-American rival will share our global agenda or exalt democracy." (Douglas London)

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...