30 January 2020

Tưởng niệm Anh Mạnh Xuân Kiếm

Nguyễn Văn Sanh (ĐS 17)

Ngày nọ, đầu năm 1973 sau khi ra trường, tôi và Nguyễn Hữu Thông, cả hai đều DS17 từ Tổng Nha Thuế Vụ (TNTV) Saigon chuyển về nhận nhiệm sở làm việc tại Ty Thuế Vụ Khánh Hoà / Nha Trang. Trụ sở của Ty Thuế Vụ NT nằm đối diện với Ty Bưu điện và cách biển khoảng 50 thước.  Nha Trang là nơi “chôn nhau cắt rốn” của tôi nên khi được trở về làm việc tại quê mình thì vui lắm.

Mạnh Xuân Kiếm (ĐS13 & CH5)
Trưởng Ty Thuế Vụ Khánh Hoà / Nha Trang lúc bấy giờ là anh Mạnh Xuân Kiếm (ĐS13 & CH5). Anh là người Bắc, dáng cao cao, gầy, tóc muối tiêu, gương mặt khắc khổ. Tánh tình cương trực, nghiêm nghị, ít khi thấy anh nở nụ cười. Anh sống độc thân nuôi Mẹ già cùng ở với anh tại nhà riêng của Ty, cách văn phòng vài mét. Anh tiếp đón chúng tôi thật niềm nở với tư cách Trưởng Ty và là đàn anh QGHC.

Khoảng vài tháng sau thì cả hai chúng tôi được TNTV đề cử lên làm Phó Trưởng Ty phụ tá cho anh. Thời ấy (1973) quy chế mỗi Ty Thuế Vụ có 3 Phó Ty. Tôi (NVSanh) là Phó Ty Kỹ Thuật (hay Phó 1), bạn tôi Nguyễn Hữu Thông, Phó Ty Kiểm Soát (Phó 2), và một ông già - công chúc thâm niên làm Phó Ty Hành Thâu (Phó 3).

Vì là Phó 1 (Kỹ thuật) nên văn phòng tôi nằm sát với văn phòng Ty Trưởng MX Kiếm, cách nhau chỉ có cái cửa thông qua nên rất tiện lợi khi làm việc, trao đổi nhau hay giao hồ sơ công văn chỉ cần một cái gõ cửa bước qua là xong. Hai anh em làm việc với nhau khá ăn ý.

28 January 2020

Để suy gẫm

Đời người ngắn ngủi và mong manh. Và chúng ta không biết được có bao nhiêu lần sinh nhật. Không cần đợi ngày sinh nhật mới ăn mừng. Hãy ăn mừng cuộc sống. 'Nếu bạn chưa nói với ai là bạn thương yêu họ, hãy nói ngay đi. Gọi cho bạn bè. Gửi điện thư cho họ. Ôm, hôn họ'.  
“Life is short and it’s fragile. And we don’t know how many birthdays we have. We don’t have to have a birthday to celebrate. Just celebrate life. 'If you haven’t told someone you love them, do it now. Tell people you love them. Call your friends. Text your friends. Hug them. Kiss them'." (Ellen DeGeneres)

Chiến Thắng Ngọc Hồi Đống Đa 1789

Nhân ngày mùng 5 tháng Giêng, mời quý bạn xem lại bức tranh "Quang Trung Đại Phá Quân Thanh", sơn dầu trên vải bố hoàn thành cách nay khá lâu.

Bức tranh hình dung Chiến thắng Kỷ Dậu hay trận Ngọc Hồi Đống Đa là tên gọi do các nhà sử học dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan hàng vạn quân Tàu dưới thời nhà Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang dựa vào lời cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Lê Trung Hưng.

Trận Ngọc Hồi - Khương Thượng khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước hoạ xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Chiến thắng này còn đánh dấu việc nhà Tây Sơn chính thức thay nhà Hậu Lê trong việc cai quản đất Bắc Hà và trong bang giao với nhà Thanh.



QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
(Emperor Quang Trung's Victory over Chinese Invaders in 1789) 
Oil on canvas, 24 x 48 in. (61 x 122cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

25 January 2020

Mừng Xuân Mới


Khai Bút Đầu Năm Canh Tý


Đã bốn mươi lăm Tết xứ người,

Ngày về sao vẫn tít mù khơi.

Thân mòn sức kiệt nhơi chờ chết,

Trí thiển tài sơ lết đợi thời.

Đất nước tả tơi, Tàu lấn chiếm,

Hành trang phù phiếm, Việt ăn chơi.

Quê hương hơn nửa đời xa cách,

Kỷ niệm từng đêm vách trống phơi.

       
Trần Văn Lương
Cali, Mùng Một Tết
Canh Tý 2020

24 January 2020

Trận Kịch Chiến của Thiên Thần Chống Ác Quỷ

Đôi giòng: Cám ơn bác TTG và thân hữu đã chuyển bài trong nhóm cựu hs TL-NT-CVA. (SĐ-NTC)
Subject: Bài viết của Bằng Phong tiên sinh
Bài dài nhưng đáng đọc
Trận Kịch Chiến của Thiên Thần Chống Ác Quỷ
Bằng Phong Đặng văn Âu
Một độc giả Công giáo viết email cho tôi với lời lẽ ân cần, có nội dung như sau: “Nếu anh đã tin vào sức mạnh Thiên Chúa thì hãy cứ an tâm nghỉ ngơi an hưởng tuổi già. Đừng lao tâm khổ trí mà giảm thọ”.

Tôi trả lời bằng mẩu chuyện như sau: 

Trận bão lớn từ ngoài biến sắp vào đến đất liền, chính quyền cho xe gắn loa phóng thanh chạy khắp vùng để báo cho cư dân phải rời nhà. Mọi người đều di tản; riêng một vị linh mục cai quản Nhà Thờ thì cố thủ. Nghĩ rằng linh mục không nghe tin báo bão lụt, chính quyền cho người đích thân đến khuyên linh mục rời vùng. Linh mục từ chối và nói rằng “các người đừng lo cho tôi, vì tôi đã có Chúa quan phòng”. Cơn bão tới, đê vỡ, nước dâng cao rất nhanh. Chính quyền phái người lái xuồng máy đến yêu cầu linh mục rời vùng. Vẫn như lần trước, linh mục cương quyết không chịu đi và lặp lại cái câu đã có Chúa quan phòng.

22 January 2020

Một Lối Đi Riêng Vào Cõi Thơ

letamanh

Tình cờ được đọc một tác phẩm rất ư là mới và lạ nơi hải ngoại. Mới là chúng ta sẽ được tác giả ra mắt vào ngày 8 tháng 3 năm 2020 tại Viện Việt Học Nam Cali. Lạ là vì đây là một tác phẩm mang hồn Việt đến từ Pháp Quốc! Tác phẩm mang tên cũng đặc biệt, gây tính tò mò cho độc giả: "Một lối đi riêng vào cõi thơ"!

Người viết quen biết với tác giả "Lối Đi Riêng Vào Cõi Thơ" vì cùng sinh hoạt trong phong trào Hướng Đạo, từng cùng nhau "kết mối dây" trong những kỳ trại Thẳng Tiến. Nhưng người viết rất ngạc nhiên khi nhận được tập sách từ Paris của Trưởng Vĩnh Đào, hóa ra HĐS Vĩnh Đào còn là một tay cự phách về lãnh vực văn học nữa! Ôi, kỳ diệu thật!

Sách in ấn đẹp và khổ sách cũng khác với ở Hoa Kỳ. Là một Hướng Đạo Sinh, còn là nhà thơ , biên khảo, nghiên cứu văn học, tác giả chỉ in phía sau bìa một cách nhún nhường với mấy hàng chữ rất nhỏ và chân dung cũng rất ư là giản dị:

VĨNH ĐÀO, Tiến Sĩ Văn Học Pháp, Viện Đại Học Paris IV-Sorbonne. Chuyên viên ngân sách, tài chánh trong cơ quan chính phúc Pháp trong nhiều thập niên, nay cư ngụ tại vùng quê miền Tây nước Pháp, nghiên cứu ngữ pháp và viết sách.

"Một Lối Đi Riêng Vào Cõi Thơ" với hình bìa là một lối đi giữa vườn hoa muôn màu tỏa sắc. Có thể tác giả muốn dẫn ta vào cõi văn chương ngàn hoa thơm cỏ lạ của văn học Việt! Trong phần Mục Lục ta nhận thấy có 26 tác giả tác phẩm được tuần tự trình bày. Với lời mở đầu vô cùng xuất sắc dẫn dắt người đọc theo hướng "nhập tâm" của hồn thơ, của hồn văn, của hồn tâm thức!

Kẻ viết bài nầy đọc xong, có cảm tưởng rất lạ như mới vừa học được điều gì! Nhưng thật ra gợi ý của tác giả cũng không có gì mới khi ta nhớ lại rằng, ta đã quên và có người nhắc ta nhớ lại. Theo tác giả, một bài thơ phải có hồn thơ, sắc thơ, âm thơ, duyên thơ... Người viết cám ơn tác giả về điểm nầy. Hồi còn trẻ, và cho đến bây giờ, nếu chúng ta nhớ lại khi gặp một người con gái đẹp như tranh, nhưng hình như ta không cảm thấy xúc động và không còn nhớ sau khi từ giã, vì ta không thấy cái duyên tiềm ẩn, cái hâp dẫn ngầm. Mà "cái duyên" thì làm sao có thể diễn tả bằng lời. Nhưng có những người con gái bình thường, có thể hơi xấu một tí, nhưng không hiểu sao ta rung động cực kỳ, mê mệt, theo đuổi... vì cái duyên và cái hồn của ánh mắt bờ môi thật quyến rũ!

Tiến Sĩ Vĩnh Đào khơi gợi cho ta về cái hồn của thơ, cái dáng của thơ, cái lung linh từ ngữ trong thơ. Một bài thơ có hồn cũng giống như cái duyên của người con gái, cái hấp dẫn quyến rũ không thể cưỡng, sức hút mang mang mà một bài thơ hay một bài văn làm cho ta tự dưng mê, tự dưng thuộc, tự dưng nhớ nó suốt đời trong tiềm thức!

Đúng ra những bài viết trong "Một Lối Đi Riêng vào Cõi Thơ" là những bài "giảng văn" được đào sâu, được khơi nguồn, được phân tích bình giảng một cách triệt để!

Qua Đèo Ngang, Hoàng Hac Lâu, Chinh Phụ Ngâm, Phong Kiều Dạ Bạc, Vịnh Trái Mít, Đề Đô Thành Nam Trang, Tống Biệt, Nguyệt Cầm, Màu thời gian, Một bán cầu trong mái tóc, Giời mưa ở Huế, "Đội BỜ" chuyện tình Quang Dũng, Đôi mắt người Sơn tây, Chuyến Tàu tốc hành, Hai bài thơ của Carl Sandburg, Nam hành biệt đệ, Quà tặng trong chiến tranh, Thời gian và tình yêu, Cầu Mirabeau, Khúc buồn tình, Khiển hoài, Đợi, Dừng chân nơi cánh rừng, Không Đề, Nhớ con đường thơm ngọt môi em, Hoang mang nhớ nhung hy vọng... là những bài xuất sắc được tác giả giới thiệu là cái hồn bay bổng cao vút, văn chương quấn quít quyện tinh anh man mác và tuyệt vời!

Chúng ta sẽ chào đón người từ Pháp Quốc và vui mừng lắng nghe những phân tách về cái hồn của văn chương! Ngày tác giả Vĩnh Đào đứng trước chúng ta khai sanh đứa con tinh thần "Một lối đi riêng vào cõi thơ" tại Viện Việt Học Nam Cali là 8 tháng 3 năm 2020!

Xin chúc mừng tác giả năm mới vạn diều vui tươi khỏe mạnh và hạnh phúc - Chúc toàn thể mọi người Việt chúng ta khắp nơi hưởng một Tết Canh Tý vô cùng tốt đẹp và vui khỏe!

letamanh
17-1--2020

14 January 2020

Chuyện Đồng Tâm - Góc nhìn của tôi

Đặng Chí Hùng
January 12 at 9:29 PM 

Không đồng chí, đồng đội của đảng CSVN có thể sánh bằng Đồng Tiền.

**
Đã lâu rồi, tôi cũng không muốn viết, thứ nhất là bận rộn với miếng cơm hàng ngày ở quê hương thứ hai. Thứ hai đó là tôi cũng muốn làm những việc âm thầm hơn cho nên đa phần viết chuyện cười cho vui mà thôi. Cũng định không viết, tuy nhiên lương tâm và trái tim khiến xui tôi phải viết một số cảm nghĩ về câu chuyện đau lòng mới xảy ra ở Đồng Tâm – Mỹ Đức – Hà Nội.

Giống như một status tôi đã từng viết cách đây mấy hôm, tôi vẫn khẳng định mấy chuyện như thế này: “Không xét ai đúng sai trong vụ đất đai tại Đồng Tâm, cũng không cần biết dân Đồng Tâm đã từng giăng biểu ngữ "Tuyệt đối tin vào chính sách của đảng và nhà nước". Cũng không cần biết đến người nhà ô Kình từng tuyên bố "Không hợp tác với phản động". Điều duy nhất cần nói đến ở đây là hành vi đốn mạt đàn áp dân và cướp đoạt mạng sống của họ chỉ vì Đất của cái thứ gọi là "Chính quyền". Chúng mày (Tức đảng CSVN) gọi là "Đất quốc phòng" nhưng chúng nó lại lấy đất quốc phòng làm sân golf thì nó là thể loại quốc phòng gì? Mà nói đến đất quốc phòng thì tao chỉ chỗ cho chúng mày lấy này: Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Cửa khẩu Thanh Thủy... Đất quốc phòng cả đó, đi lấy đi ?”.

Góc nhìn của tôi về chuyện đất đai ở Việt Nam như sau. Cộng sản có chủ trương nói lý thuyết rằng“Đất đai là sở hữu toàn dân” tuy nhiên lại nằm trong tay quản lý của đảng CSVN. Chính vì thế người dân chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền làm chủ thật sự. Ở các nước tự do dân chủ, đất của bạn là của bạn, chính phủ chỉ có thể đàm phán với bạn mà không có quyền “Cưỡng chế” kiểu côn đồ CS. Hơn thế nữa, khi bạn làm chủ mảnh đất thì sâu dưới lòng đất có tài nguyên gì thì đó là của bạn chứ không phải thuộc về “Nhà nước” như cách CSVN cai trị. Dưới thời Hồ Chí Minh, hắn ta chủ trương dùng CCRĐ để cướp đất trong tay bà con nông dân, phú nông vv…để mặc sức đảng CSVN cai trị và đem nỗi sợ hãi cho người dân. Quá trình cướp đất được đẩy lên đỉnh cao trong cái gọi là “Giải phóng Miền Nam”. Cho nên, có thể nói đảng CSVN có tiền sử cướp đất từ lịch sử cho đến bây giờ. Hay nói cách khác là trên trán của đảng CSVN có in chữ “Cướp đất” trong hồ sơ tiền án của họ. Đến thời kỳ này, các doanh nghiệp nước ngoài, tư nhân, mafia đỏ vv…đều thèm thuồng đất vì nó là Vàng, Kim Cương. Nhờ sự thổi giá và đầu cơ của quan chức cho nên giá trị đất đai ở VN đã bị đẩy lên cao gấp vài chục lần giá trị thực tế, cộng với việc dân số hơn 91 triệu dân cho nên đất đai ngày càng khan hiếm theo mức độ phá phách môi trường sống. Vì vậy, đảng CSVN và mafia đỏ càng phải cướp đất bằng mọi giá để làm giàu nhanh chóng. 99% đại gia ở VN là từ đất và khoáng sản bởi vì họ chỉ có mỗi việc là cấu kết với với đảng CSVN cướp đất rồi xây lên đô thị, thổi giá và ăn chia. Chính bởi thế, “Dân oan” mất đất ngày càng nhiền, dân bơ vơ ngày càng đông. Kết luận: Đồng Tâm chỉ là một nơi mà CSVN sắp xây sân golf chứ chẳng dính dáng đến “Đất quốc phòng” cái gì cả.

Sự hèn mạt của đảng CSVN với dân thì không chỉ ở Đồng Tâm mà cả ở Thủ Thiêm, Lộc Hưng vv…cho nên cứ ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng, trụ sợ tiếp dân Cầu Giấy thì có mà hàng chục nghìn người. Đó là chưa kể đến những người dân không thể ra thành phố lớn khiếu kiện thì có lên tới hàng tram nghìn người. Trong khi đó đảng CSVN lại hèn với giặc khi dâng cho Trung Cộng từ Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc vv…Đó chính là sự chứng minh cho một sự thật không thể chối bỏ: Đảng CSVN hèn với Giặc và ác với Dân.

Quay lại câu chuyện của ông Lê Đình Kình. Cái chết của ông Kình với cháu nội đã cho thấy bản chất ăn cướp và khát máu của đảng CSVN. Điều này là không thể bàn cãi. Nhưng đây là một câu chuyện bi hài. Ông Kình theo như hồ sơ tiểu sử cho biết ông từng là cựu chiến binh CSVN tham gia “Giải phóng Miền Nam”, sau đó tham gia bí thư xã, công an xã, 60 năm tuổi đảng. Nói như thế có nghĩa cái chết của ông Kình là cái chết mà bị chính cái gọi là “Đồng chí, đồng đội” của mình giết chỉ vì miếng Đất mà nay đã bị bơm thổi lên thành “Vàng”. Như vậy, cái gọi là “Đồng chí, đồng đội” của đảng CSVN chỉ là lừa đảo, chót lưỡi đầu môi như cái cách mà chúng đã dùng “Tổ quốc ghi công” ( Tôi đã từng phân tích đảng CSVN chỉ có ý trả công cho người lính đánh thuê mà thôi). Không đồng chí, đồng đội của đảng CSVN có thể sánh bằng Đồng Tiền. Một minh chứng cho thấy sự khốn nạn của đảng CSVN với đảng viên của mình…

Tại sao cái chết của ông Lê Đình Kình lại có thể coi là bi hài? Chuyện bi hài bởi vì chính ông đã tham gia đoàn quân của đảng vào “Ăn cướp Miền Nam” và bây giờ bị bọn Cướp ấy cướp lại.

Chuyện này không hiếm, rất nhiều dân oan hiện nay theo đảng, được cấp đất và sau đó bị “Đồng chí” cướp lại thì lại biến thành nạn nhân của cướp. Mặc dù, con trai ô Kình đã từng coi chúng ta – những người lên tiếng cho Đồng Tâm là “Phản động” nhưng chúng ta khác với CSVN ở chỗ đó là không đánh người đường cùng, không thù hận những người đã bị cướp. Quá khứ của ông Kình là một quá trình sai lầm. Ngay cả trước khi bị cướp đất thì ông Lê Đình Kình cũng chưa từng lên tiếng cho quê hương dân tộc, chỉ khi va chạm đến quyền lợi gia đình thì ông mới lên tiếng chống bất công. Chuyện đó cũng là một khía cạnh cho thấy máu cộng sản còn ăn sâu trong nhiều người. Tuy nhiên, nói cho cùng ông Kình cũng như bao chàng trai Miền Bắc khác cũng là nạn nhân bị đẩy vào lính, bị tuyền truyền lừa xạo để biến thành công cụ ăn cướp Miền Nam cho đám chóp bu Ba Đình. Ông Kình là một điển hình cho sự bi hài: Vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Dù sao ông Kình cũng đã bị đồng chí của ông phản bội và ăn cướp. Chắc chắn cho đến giờ phút cuối đời ông Kình đã nhận ra ai mới là “phản động” nhưng tất cả đã muộn. Nhưng “Phản động” đã đối xử với ông nhân văn hơn các “Đồng chí” của ông và họ đã đứng ra để nói lên sự tàn ác của đảng CSVN đối với ông và gia đình. Đó là cái cách “Tha thứ” của người dân VN không cộng sản, đó cũng là cái tình dân tộc của người Miền Nam đối với người đã từng một thời lẫm lỗi tham gia đoàn quân ăn cướp cuộc sống yên bình của họ.

Thông cảm cho những người như ông Kình là điều nhân văn, lên án sự khốn nạn của đảng CSVN đối với những người như ô Kình cũng là điều nên làm. Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại chính là một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Tuy nhiên, cảm thông và chia buồn không có nghĩa là đem ông Kình thành một biểu tượng như cơn sốt như một số bạn đã và đang làm tựa như một “Vị anh hùng dân tộc”. Ông Kình nên được yên nghỉ và thông cảm.

Nói đến sự mất đất, mất người thì chính người Miền Bắc trong CCRĐ, người Miền Nam là thấu nhất. Họ là hàng triệu nạn nhân bị cướp đất, nhà cửa, tù đày, giết hại. Ai khóc cho họ ? Ai lên tiếng cho họ? Đó là điều mà dân Miền Bắc nói chung, những người theo đảng như ông Kình còn nợ những nạn nhân ấy một lời xin lỗi. Nhưng dù sao, ông Kình cũng đã qua đời, đó là một sự bi hài trong chế độ cộng sản coi mạng người như cỏ rác. Chấp nhận sự quay đầu của những người theo cộng sản như Bùi Tín, Trần Độ vv…như một sự “Giang tay đón chào” nhưng không vì thế mà quên đề phòng nhiều những thành phần “Phản tỉnh giả” như một số tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Cái chết nào của người Việt cũng xót xa miễn là họ là nạn nhân của chế độ CSVN. Thông cảm và chia sẻ, chào đón những người quay về với dân thật sự cũng là điều nên làm. Nhưng một lần nữa không vì thế mà “Thần thánh hóa” họ. Nên nhớ: Toyota, Huyndai hay BMW đều có thể đưa bạn từ Hà Nội đến Sài Gòn nhưng Huyndai vẫn là Huyndai, BMW vẫn đưa bạn đến theo cảm giác khác…Điều này có thể hiểu là: Chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng những người khác chiến tuyến trở về với chúng ta, nhưng không nên vì thế mà thần thánh hóa họ.

Cuối cùng, đây là một vài dòng tâm sự cá nhân. Riêng cá nhân tôi, tôi chưa từng vào đảng CSVN (Mới chỉ là đoàn viên thì bỏ), nhưng bản thân tôi vẫn luôn cảm thấy mình luôn nợ VNCH một lời xin lỗi. Mặc dù bố tôi chưa từng bước chân vào Miền Nam để “Giải phóng”. Tuy nhiên việc tham gia quân đội CSVN(Dù bắt buộc) thì cũng như một cái lỗi dù vô tình hay cố ý tiếp tay cho những kẻ tội đồ dân tộc gieo rắc khổ đau cho người dân Miền Nam. Cá nhân tôi thấy rằng, chúng tôi vẫn nợ người dân Miền Nam một trách nhiệm riêng trong trách nhiệm chung với dân tộc Việt. Bởi vậy, tôi chưa từng tự hào gia đình mình có nhiều người là công an, bộ đội CS. Tôi ước gì họ là người lính Miền Nam thì tôi mới có thể tự hào. Tuy nhiên, quá khứ và thực tế không phải là điều đó, thế thì sao? Vì thế tôi đã và sẽ cố gắng làm hết những gì có thể với tư cách một con dân Việt Nam và một người trả nợ ân tình cho người Miền Nam…Đó là ước mơ của tôi.

Và bài này cũng chỉ là góc nhìn của riêng tôi, suy nghĩ của riêng tôi!

(FB Đặng Chí Hùng)
12/01/2020

13 January 2020

Có một khẩu hiệu trên quan tài

Trịnh Hữu Long - 
13/01/2020 

ông Lê Đình Kình Ảnh: Green Trees.
“Đế quốc chủ nghĩa Pháp dùng pháp luật đạo tặc, dùng võ lực dã man cướp đất của nông dân bản xứ, mỗi lần cho bọn địa chủ người Pháp, cho các công ty tài chính hàng ngàn, hàng vạn mẫu, để chúng lập đồn điền cao su, bông, vải, mía, lúa, v.v.”

Đó là những gì được ghi trong “Nghị quyết về nông dân vận động”, được Đại hội Đảng lần thứ II của đảng Cộng sản Đông Dương thông qua ngày 28/3/1935. [1]

Năm sau đó, có một người đàn ông ra đời ở một vùng quê Bắc Bộ.

Người đàn ông này sẽ dành 84 năm cuộc đời của mình để chứng kiến và trực tiếp tham gia những biến động xã hội long trời lở đất, mà trọng tâm của nó là những cuộc dịch chuyển đất đai khổng lồ từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác. Ông sau cùng mắc kẹt giữa những cuộc dịch chuyển đó và bị nó nghiền nát trong tiếng súng nổ, giữa làng quê mà ông đã được sinh ra.

Tên ông là Lê Đình Kình.

Ông Kình là tất cả những gì mà đảng Cộng sản Việt Nam có thể kỳ vọng ở một đảng viên.

Ông là nông dân, thành phần cốt cán của cuộc cách mạng mà đảng Cộng sản khởi xướng.

Ông sinh ra và lớn lên ở một làng quê Bắc Bộ, thành lũy cách mạng quan trọng bậc nhất trong lịch sử của đảng Cộng sản.

Ông gia nhập đảng ở độ tuổi đôi mươi.

Ông cầm súng trong cuộc “kháng chiến chống Mỹ”, làm nên tính chính danh của đảng Cộng sản.

Ông từng là chủ nhiệm hợp tác xã trong thời kỳ hợp tác xã vẫn còn là trái tim của nền kinh tế.

Ông từng là trưởng công an xã – người bảo vệ cho an nguy của chế độ.

Ông từng là bí thư đảng ủy, chủ tịch xã trong những năm 1980, trực tiếp thi hành chính sách của đảng Cộng sản ở cấp sát nhất với quần chúng nhân dân.

Trong mắt đảng Cộng sản, không ai có thể có bản lý lịch đẹp hơn đảng viên Lê Đình Kình.

Nhưng cuối cùng, ông chết trong một cuộc đụng độ với chính đảng mà ông dành cả đời phục vụ. Xác ông nằm ở trụ sở của cơ quan công quyền mà ông từng là lãnh đạo. Và là một cái xác không còn nguyên vẹn: ông bị mổ tử thi.

Người cộng sản hoàn hảo là ông đã chết với tư cách là một kẻ khủng bố trong con mắt của đảng.

Còn với đảng Cộng sản, năm ông Kình ra đời, họ đã phải thanh minh thế này trong một thư ngỏ gửi công luận Pháp:
“Chúng tôi không phải là những kẻ khủng bố. Chúng tôi là những người cộng sản chân chính và chúng tôi không từ bỏ bất cứ một nguyên tắc mácxít – lêninnít nào. Rõ ràng là không đúng nếu trình bày chúng tôi như những kẻ khủng bố và những phần tử gây rối loạn, trái lại chúng tôi là những người đấu tranh nồng nhiệt nhất cho tinh thần hòa hợp và bình đẳng giữa các dân tộc và cho hòa bình thế giới”. [2]
Ông Kình đã đi trọn một vòng đời từ khi đảng Cộng sản bị cáo buộc là một nhóm khủng bố, đến khi chính ông bị chính quyền của đảng Cộng sản cáo buộc là kẻ cầm đầu của một nhóm gây rối có vũ trang, còn những tiếng nói ủng hộ đảng Cộng sản thì lên án ông là một kẻ khủng bố thực sự.

Ông đã đi trọn một vòng đời từ một xã hội bị thực dân Pháp dùng bạo lực cướp đất đến một xã hội khác, có tên gọi khác, nhưng vẫn buộc ông phải chết để bảo vệ mảnh đất mà ông cho là của dân làng mình, trước súng ống của những người ông gọi là đồng chí.

Cái chết của ông Kình không đơn thuần là cái chết của một lãnh tụ nông dân. Dường như đảng Cộng sản không nhận thấy họ đã đi một quãng đường xa thế nào để vô hiệu hóa người cộng sản tốt nhất của mình, ngay trên thành lũy cách mạng quan trọng nhất của mình.

Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã vĩnh viễn được chôn cùng với quan tài của người cộng sản Lê Đình Kình. Lịch sử đang lặp lại chính nó. Một vòng nữa.
___
Tài liệu tham khảo:
[1] Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, trang 43.
[2] Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, trang 125.
Nguồn : Luật Khoa

12 January 2020

Bụi Đắng Nghiêng Mình, thơ


Góp phần bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt trong lĩnh vực dịch thuật

Phạm Nguyên Trường

I. Đôi lời phi lộ

1. Ngôn ngữ là trật tự tự phát, không có người thiết kế và giám sát; nôm na là sử dụng lâu thành quen. Cho nên nói bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt chỉ là cách nói tương đối, tức là theo quan điểm của người viết/người nói, chứ không phải là tiêu chí được mọi người đồng thuận hay bắt buộc phải theo. Có thể 50 hay 100 năm sau, cách nói/cách viết mà bây giờ một số người cho là không trong sáng lại được nhiều người theo, còn cách nói/cách viết mà nhiều người cho là trong sáng lại trở thành cổ hủ. Xin đọc những STT bàn về BẢO VỆ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC DỊCH THUẬT theo tinh thần như thế.

2. Tôi không đồng ý với quan điểm: “Người Việt có học/có đoc sách dịch bây giờ ít nhiều có học ngoại ngữ và không xa lạ với các mẫu câu này cho nên cứ giữ nguyên cấu trúc câu tiếng nước ngoài trong bản dịch”.

3. Tôi đồng ý với quan điểm: “Bản dịch tiếng Việt ngoài việc truyền tải đúng nội dung tư tưởng thì giữ được chừng nào văn phong của nguyên bản thì vẫn tốt”. Nhưng với 1 điều kiện: Người dịch cố tình làm như thế chứ không phải là do tiếng Việt còn kém, trình bày không mạch lạc, lười suy nghĩ và tìm cách biện hộ hay cãi cùn như thế. Kiểm tra việc này không khó. Chỉ cần đọc vài trang là biết ngay.

Còn 1 điều nữa: Có 1 số người cầm bút, ngoài việc thể hiện tư tưởng, họ còn tìm cách trình bày một cách viết khác lạ, chính người bản ngữ cũng thấy lạ, thấy khó hiểu. Muốn dịch những vị đó, phải rất giỏi cả ngôn ngữ nguồn lẫn ngôn ngữ đích và phải tìm mọi cách để thể hiện văn phong của họ. Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân, đa số các tác giả Mĩ viết về kinh tế học, xã hội học hiện nay đều sử dụng ngôn ngữ bình dân và mẫu câu đơn giản. Vậy, hà cớ gì ta không dịch những tác phẩm đó bằng ngôn ngữ và mẫu câu đơn giản, đã quen với người Việt Nam.

4. Với ví dụ của anh @Võ Văn Tạo: “thành ngữ Pháp: "Quand le chat est sorti, les souris dansent": Trường phái 1: "Khi con mèo đi vắng, bầy chuột nhảy múa". Trường phái này cho rằng, dịch như vậy, vừa chuyển được nội dung, ý nghĩa, vừa cho bạn đọc VN biết, người Pháp diễn đạt nội dung đó bằng hình ảnh nào. Trường phái 2: "Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm". Trường phái này cho rằng, dịch như vậy cũng thoát ý và mới là Việt hóa 100%” (hết trích). Tôi theo trường phái 2 (nếu tìm được thành ngữ tương đương trong tiếng Việt) và ghi chú: dịch thoát ý thành ngữ…). Tôi có thể tôn trọng người theo trường phái 1, với điều kiện người đó biết thành ngữ trong tiếng Việt chứ không phải là lười suy nghĩ hoặc kém tiếng mẹ đẻ, cãi cùn.

II. Bị cấu trúc Too… adjective + to verb… ám ảnh

1. He is too young to understand – dịch thành Nó còn quá trẻ để hiểu
2. It is too hard/difficult to do – dịch thành Quá khó để làm
3. He is too good to do that – dịch thành Anh ta quá tốt để làm việc đó.
4. Cấu trúc này ám ảnh người ta đến mức, có nhà báo viết: “Biên giới Mỹ - Mexico quá dài để kiểm sóat”. Có lẽ là do đọc quá nhiều những bản dịch có phần ngô nghê hay tự dịch trong đầu cấu trúc: “.. frontiers are too long to control…”

Trong khi đúng ra phải dịch những câu trên thành:
1. Nó còn quá trẻ/quá nhỏ chưa/không thể hiểu được
2. Việc này khó quá, không thể làm được
3. Anh ấy là người tốt lắm, anh ấy không làm việc/những việc như thế.
4. Biên giới Mỹ-Mexico dài quá, không thể kiểm soát nổi

III. Bị thể thụ động ám ảnh

1. A Novel written by Nguyen Cong Hoan – dịch thành: Cuốn tiểu thuyết được viết bởi Nguyễn Công Hoan
2. A delegation led by Mr. Nguyen Phu Trong – dịch thành: Đoàn đại biểu dẫn đầu bởi ông Nguyễn Phú Trọng
3. Thậm chí tôi còn gặp: Tôi được dạy bởi thày giáo rằng…

Rõ ràng, đây người dịch/người viết đã bị thể thụ động trong tiếng Anh ám. Trong khi những câu như thế trước đây được viết nhẹ nhàng hơn hẳn:
1. Cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan
2. Đoàn đại biễu do ông NPT dẫn đầu
3. Tôi được thày giáo dạy rằng/Thày giáo dạy tôi rằng….

Người dịch/người viết thậm chí bị ám ảnh đến mức gần đây, có 1 cuốn sách dịch, do những người khá “nhiều chữ” thực hiện, với lời giới thiệu như sau: TL của TD, giới thiệu bởi NHL. Sao không viết đơn giản như thừ xưa đến nay: TL của TD, NHL giới thiệu. Bớt được 1 từ và nghe thuận tai hơn?

IV. Không chịu tra từ điển

1. Observe /Observation: He observed that… dịch thành Ông ta quan sát rằng..
2. He argued that… dịch thành Ông ta lập luận rằng…
3. Câu sau: If every part of the business of society which required organised concert, or large and comprehensive views, were in the hands of the government…. Trong 1 tác phẩm quan trọng “organized concert” được dịch thành “buổi hòa nhạc có tổ chức..”

Trong khi đó đúng ra:

1. He observed that… phải là Ông ta nhận xét rằng…(chỉ cần tra tra từ điển Lạc Việt đã thấy observation có 1 nghĩa là “lời bình phẩm”.
2. He argued that… dịch thành Ông ta lập luận rằng…, không hẳn là sai, nhưng trong các cuộc trang luận mang tính ý thức hệ thì nên dịch là: “Ông ta khẳng định rằng…” Từ điển https://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/argue, mục 4: If you argue that something is true, you state it and give the reasons why you think it is true. Các bản dịch Anh-Nga đều chuyển ngữ “argue” thành khẳng định.

3. Trong câu này dịch “organised concert” thành “buổi hòa nhạc có tổ chức” dường như cũng hợp nghĩa, nhưng đọc tiếp đoạn sau thì rõ ràng dịch sai …(chỉ cần tra tra từ điển Lạc Việt đã thấy nghĩa đầu tiên của “concert” là “hòa hợp”, còn khi dùng làm động từ thì nó có nghĩa là “phối hợp, hành động”, trong bản tiếng Nga được chuyển ngữ thành: “организованное действие сообща” nghĩa là “hành động có tổ chức”.

Tra từ điển, một lần nữa: Liên tục tra từ điển… Còn khi dịch tác phẩm lớn thì người dịch phải biết 2 ngoại ngữ và nên tham khảo bản dịch sang ngôn ngữ thứ 2.

Phải nói rằng, đôi khi việc dịch sai 1 loại bệnh hay tên 1 loài cây không ảnh hưởng gì tới cảm nhận 1 tác phẩm văn học. Nhưng hiện nay, khi mà độc giả cũng là những người biết chút ít ngoại ngữ và có thể dễ dàng tra từ điển trên mạng, thì sai 1 vài từ có thể làm mất niềm tin vào tác phẩm và dịch giả.

(Fb PNT)

11 January 2020

Xuân Mộng, thơ

Dạo:
        Xuân mơ thấy bóng Cờ Vàng,
Thấy rừng xương trắng từng hàng nở hoa.


          春 夢

新 年 故 土 絕 紅 魔,

大 小 窮 民 處 處 歌.

日 煦 黄 旗 波 勃 勃,

林 寒 白 骨 忽 開 花.

                陳 文 良


Âm Hán Việt:

           Xuân Mộng

Tân niên, cố thổ tuyệt hồng ma,

Đại tiểu cùng dân xứ xứ ca.

Nhật hú, hoàng kỳ ba bột bột,

Lâm hàn, bạch cốt hốt khai hoa.

             Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:

         Giấc Mơ Xuân

Năm mới, quê cũ hết sạch (loài) ma quỷ đỏ,

Dân nghèo lớn bé khắp chốn (vui) ca hát.

Mặt trời ấm áp, (những con) sóng Cờ Vàng ùn ùn (nổi lên),

Rừng lạnh, xương trắng bỗng nở hoa.


Phỏng dịch thơ:

                 Giấc Mơ Xuân

      Xuân đất nước sạch loài quỷ đỏ,

      Dân trẻ già khắp ngõ hát ca,

          Cờ Vàng phất phới gần xa,

Rừng xưa xương trắng nở hoa rộn ràng.

              Trần Văn Lương
                  Cali, 1/2020

Lời than của Phi Dã Thiền Sư:

     Đất nước không còn quỷ đỏ, dân lành ca hát,
     Cờ Vàng phất phới, xương trắng nở hoa.
     Ôi, quả đẹp làm sao!
     Nhưng buồn thay, đó chỉ là giấc mộng!
     Hỡi ơi!

Nhân chứng nói ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’


CHÚNG NÓ GIẾT CỤ KÌNH RỒI! LÀNG NƯỚC ƠI!

**
Một người dân ở xã Đồng Tâm nói với BBC rằng ông Lê Đình Kình, và con trai thứ hai, Lê Đình Chức, đã qua đời sau biến cố công an đưa quân vào xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1.

Một trang báo chính thống, VietNamNet, xác nhận đại diện UBND xã Đồng Tâm cho biết, xã vừa bàn giao thi thể ông Lê Đình Kình cho người nhà. VietNamNet viết: "Trong vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra vào sáng ngày 9/1, ông Lê Đình Kình đã bị tử vong." "Con gái ông Kình, bà Lê Thị Nhung là người đại diện gia đình nhận thi thể." (BBC)

**

DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐANG KHÓC CÔNG AN VÀ CHỬI "GIẶC ĐỒNG TÂM"
Pham Doan Trang January 9 at 8:42 PM 

Việc truyền thông quốc doanh đưa tin (từ nguồn duy nhất là Bộ Công an) rằng có 3-5 cảnh sát “hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ” ở Đồng Tâm, kết hợp với đàn dư luận viên hàng chục ngàn con tích cực định hướng dư luận, đã khiến rất nhiều người đua nhau lên facebook khóc thương cho những “chiến sĩ” trẻ tuổi và chửi rủa “bọn giặc” dám chống người thi hành công vụ, sát hại công an nhân dân.

Không một ai trong số họ nhận thấy một điều là, so với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, CÔNG AN ĐÃ SAI HOÀN TOÀN, ngay cả khi mảnh đất bị cưỡng chế có là đất quốc phòng thật và dân Đồng Tâm có chống lại lực lượng cưỡng chế đi nữa.

Huống chi đây lại thực sự là một vụ cướp đất bài bản, có tổ chức, có quy mô của nhà nước; điều đó có nghĩa là công an, quân đội, tất cả các lực lượng tham gia cưỡng chế vào rạng sáng 9/1, đều phạm tội.

Theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế:

• Công an phải là một cơ quan độc lập trong nhánh hành pháp, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo của tòa án và bị ràng buộc bởi các mệnh lệnh của tòa án;
• Công an không được phép tham gia trực tiếp vào hoạt động chính trị;
• Công an có nghĩa vụ bảo vệ quyền của tất cả các đảng phái, cá nhân và tổ chức, cũng như bảo vệ tất cả các đảng phái, cá nhân và tổ chức đó, một cách bình đẳng, không gây sợ hãi, không tạo đặc quyền đặc lợi;

Đặc biệt, việc sử dụng vũ lực chịu những hạn chế nghiêm ngặt:

• Cơ quan hành pháp luôn phải sử dụng các biện pháp phi bạo lực trước tiên.
• Chỉ được phép sử dụng vũ lực khi cực kỳ cần thiết;
• Chỉ được sử dụng vũ lực cho các mục đích hành pháp đúng luật.
• Không có ngoại lệ hay cách giải thích nào cho việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp.

Theo đó, việc sử dụng vũ khí bị hạn chế tối đa: Cơ quan hành pháp chỉ được sử dụng vũ khí để:

• tự vệ hoặc để bảo vệ người khác khỏi nguy cơ sắp bị giết hoặc bị thương nặng, hoặc
• ngăn chặn một tội ác đặc biệt nghiêm trọng, kéo theo nguy cơ đe dọa mạng sống, hoặc
• bắt giữ hoặc ngăn chặn việc bỏ trốn của một cá nhân đang gây ra một mối đe dọa

QUAN TRỌNG NHẤT LÀ,

• Cán bộ, nhân viên từ chối tuân theo những mệnh lệnh vi phạm pháp luật sẽ được miễn trách.
• Cán bộ, nhân viên lạm quyền không thể nại lý do tuân lệnh cấp trên để được miễn trừ trách nhiệm.

Quy định này bác bỏ hoàn toàn quan niệm “họ chỉ làm theo mệnh lệnh cấp trên”, “họ đang làm nhiệm vụ”, “họ không có lỗi”.

Cần phải khẳng định rằng kẻ có tội là những kẻ đã tổ chức, chỉ huy, giật dây vụ cưỡng chế đất Đồng Tâm, huy động tổng lực công an-quân đội-tuyên giáo vào đàn áp một thiểu số dân không tấc sắt, chủ ý sử dụng vũ lực bất hợp pháp và trái với các nguyên tắc nhân quyền phổ quát.

Phản ứng của người dân là tự vệ chính đáng, đặc biệt là khi họ có đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh tài sản là của mình và đã sử dụng tất cả các biện pháp khác để tự bảo vệ.

Nếu đã đọc đến đây mà vẫn khóc thương những kẻ chấp nhận làm thân phận công cụ, tiếp tay cho lãnh đạo làm sai, thì xin bạn làm ơn cũng nhỏ vài giọt nước mắt cho những người dân Đồng Tâm, nhất là gia đình cụ Lê Đình Kình, khi mà năm hết, Tết đến, nhà sập, đất mất, người chết, người bị bắt.

(Fb P. D. T.)

**


**

Ông Già Ba Tri Của Xã Đồng Tâm

Tưởng Năng Tiến

Tôi mém viết hồi ký mấy lần, lần nào cũng đang lúc chuyến choáng hơi men. Ngủ một giấc, thức dậy, ngẫm nghĩ thấy đời mình chán như con gián và nhạt còn hơn nước ốc nữa – chả có cái con mẹ gì để mà “ký” cả – nên … thôi!

Thôi, không viết thì đọc vậy. Cho nó đỡ buồn. Năm ngoái, tôi coi lại nguyên bộ Trả Ta Sông Núi của Đại Tá Phạm Văn Liễu. Năm nay, nghe Đinh Quang Anh Thái dụ, tôi đặt mua cuốn Hồi Ký Tống Văn Công – do Người Việt Books vừa xuất bản.

Tống Văn Công cùng quê với Xuân Vũ. Cả hai ông đều là dân miền Nam nên không biết làm dáng, cũng không quen mầu mè (riêu cua) gì ráo, viết cứ như nói, và nghĩ sao thì nói vậy thôi. Xin coi chơi một đoạn ở chương dẫn nhập:
“Tôi cứ tưởng ông già Ba Tri là chỉ những vị nổi tiếng của quê tôi như Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Phan văn Trị nhưng ông nội tôi bảo sự tích này có từ thời Minh Mạng: Ông Trần văn Hạc, Hương cả của làng An Hòa Tây cho đắp con đập ngăn vàm rạch làm tắc nghẽn đường ghe chở hàng hóa vào chợ Ba Tri.
Dân chúng cả vùng phát đơn kiện, nhưng thế lực Trần Văn Hạc quá mạnh, quan tổng, quan huyện, quan tỉnh đều xử ông ta thắng kiện. Bà con bàn bạc cử ba ông già có uy tín nhất vùng là Thái Hữu Kiếm, Nguyễn Văn và Lê Văn Lợi mang đơn ra Huế kiện lên triều đình.
Các ông này đi bộ qua nhiều vùng rừng hoang vắng nguy hiểm, mất mấy tháng trời mới tới Huế, nổi trống kêu oan ở cửa Ngọ Môn. Vua Minh Mạng cho các ông vào chầu tấu trình sự việc. Vua nghe xong, hạ chiếu cho các ông thắng kiện. Từ đó, danh xưng ‘ông già Ba Tri’ là chỉ những cụ già nhưng chí khí không già, dám dũng cảm bảo vệ lẽ phải.”
Thiệt, đọc mà ái ngại hết sức: “Các ông này đi bộ qua nhiều vùng rừng hoang vắng nguy hiểm, mất mấy tháng trời mới tới Huế, nổi trống kêu oan ở cửa Ngọ Môn.” May mà còn gặp vị vua nhân đức (“hạ chiếu cho các ông thắng kiện”) chớ không thì công cốc.

Thời nay lỡ xẩy ra những chuyện oan khuất tương tự thì chả ai còn phải cất công đi lại xa xôi như vậy nữa. Địa phương nào cũng có hội đồng nhân dân các cấp, trên nữa là quốc hội. Thêm vào đó là hàng ngàn tờ báo, chưa kể vô số các cơ quan truyền thông, mọi chuyện khuất tất đều sẽ bị phơi bầy trước công luận tức thì nên mấy ông già Ba Tri bị thất nghiệp là cái chắc (và cũng hết còn đất sống) đúng không?

Không!

Tưởng vậy chớ không phải vậy đâu. Tưởng vậy là tưởng năng thối. Năm rồi, xã Đồng Tâm vừa xuất hiện một ông già Ba Tri khiến cả nước phải giật mình kinh ngạc. Ông được Tạp Chí Luật Khoa bình chọn là một trong “Mười Nhân Vật Chính Trị Việt Nam Năm 2017,” cùng với không ít lời ưu ái:
“Trước tháng 4/2017, công chúng không biết Lê Đình Kình là ai. Vụ chính quyền huyện Mỹ Đức, Hà Nội xô xát và bắt giữ ông cụ 82 tuổi này vào ngày 15/4 đã thổi bùng làn sóng phản đối của người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, vốn đang có tranh chấp đất đai tại khu vực đồng Sênh.
Tất cả những diễn biến sau đó cho người ta thấy hình ảnh của một lãnh đạo cả về tinh thần lẫn quyết sách của những người nông dân Đồng Tâm. Ngoài trí tuệ minh mẫn và khả năng trình bày khúc chiết, ông Lê Đình Kình hội tụ nhiều yếu tố để trở thành người được tín nhiệm ở một làng nông thôn Bắc Bộ …”
Về vụ “xô xát” nói trên, nhà báo Nguyễn Đình Ấm cho biết thêm chi tiết:
“Việc ngày 15/4/2017  ba sĩ quan quân đội và đội cảnh sát, an ninh CAHN mời dân ra đồng Sênh ‘kiểm tra mốc giới’ khi đến mốc 15- 20thì nổ súng uy hiếp, trung tá Trần Thanh Tùng phó CA huyện Mỹ Đức đá cụ Kình văng 2m rồi cùng ‘côn đồ mặc quần bò, áo thun’ xốc nách cụ đưa lên ô tô khóa tay, bịt miệng đồng thời bắt 4 người nữa chở lên Hà Nội thẩm vấn, tra khảo…”
Ông già Ba Tri của xã Đồng Tâm – huyện Mỹ Đức – bị “côn đồ đấm đá, tra khảo” nhưng cả trăm đại diện của Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Hà Nội  đều câm như hến. Còn ĐBQH Đào Thanh Hải thì đứng về phía … công an, để vu cáo nạn nhân: “Gia đình ông Lê Đình Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân” – theo như tường trình của báo Người Lao Động, đọc được vào hôm 7 tháng 11 năm 2017.

ĐBQH Đào Thanh Hải: “Công an TP Hà Nội thực thi nhiệm vụ hoàn toàn đúng quy định pháp luật.”. (Báo Người Lao Động)

Một năm sau, trên trang Tiếng Dân – đọc được vào ngày 6 tháng 8 năm 2018 –   Nguyễn Đăng Quang (một nhà báo tận tụy và đặc biệt quan tâm về sự việc Đồng Tâm) cho biết:
“Cuộc khủng hoảng Đồng Tâm vẫn đang bế tắc. Người dân đã hai lần gửi TÂM THƯ đến HNTƯ7 và Kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội vừa qua, nhưng không có ai trả lời họ. Mới đây, cụ Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh của người dân Đồng Tâm, với danh nghĩa người bị hại trong biến cố Đồng Tâm, đã gửi tới Ủy ban Tư pháp Quốc hội và bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban này một “Thư công dân gửi ĐBQH”.
Thư gửi qua ‘Chuyển phát nhanh’, song đến nay đã hơn 2 tháng mà chẳng một ai hồi âm hay phúc đáp cả!

Cụ Kình nhờ tôi hỏi giúp việc này. Tôi có điện hỏi bà Lê Thị Nga, được bà cho biết là chưa nhận được, và đề nghị tôi nhắn cụ Kình gửi lại cho riêng bà, đừng gửi cho ai khác…

Trong cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, người viết bài này cũng như tuyệt đại đa số người dân đều mong muốn Trung ương Đảng, Quốc hội và các cơ quan chức năng cần hồi đáp đơn thư và các nguyện vọng, kiến nghị của người dân.”

Khi đất nước còn ở trong tình cảnh một cổ hai tròng (thực dân & phong kiến) nếu bị đám quan lại địa phương ức hiếp, mấy ông già Ba Tri thời trước chỉ cần mất vài tháng đi bộ từ quê mình ra đến kinh đô – nổi trống kêu oan ở cửa Ngọ Môn – rồi chầu tấu trình sự việc là … kể như xong. Còn bây giờ “tuyệt đại đa số người dân đều mong muốn Trung ương Đảng, Quốc hội và các cơ quan chức năng hồi đáp đơn thư” thôi nhưng điều “mong muốn” giản dị này – xem ra – vẫn hơi có vẻ xa vời, nếu chưa muốn nói là xa xỉ.

Chúng ta đang sống vào cái thời đại (thổ tả) gì vậy, hả Trời?

**
Tin BBC News Tiếng Việt

"Hàng ngàn" cảnh sát đổ về trong đêm Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm điểm nóng đầu năm 2020 của Việt Nam

BBC News Tiếng Việt qua điện thoại sáng 9/1, một phụ nữ yêu cầu không nêu danh tính do lo sợ bị trả thù, cho hay chị là dân Đồng Tâm, đang ẩn nấp tại một nhà dân trong làng. Chị nói:  "Khoảng ba giờ sáng nay, rất đông người của chính quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng, khiên, đổ về làng."

"Theo thông tin mà dân làng chúng tôi được mật báo từ trước thì lần này có khoảng 8.000 người. Còn theo quan sát của tôi thì rất đông, đổ về các ngõ trong làng."

Để xác minh thông tin, BBC News Tiếng Việt đã gọi điện đến số điện thoại di động mà ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, từng công khai qua báo chí, tuy nhiên, ông không nhấc máy.

Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’ Đồng Tâm tuyên bố 'cuộc đấu trí mới' với chính quyền Dân Đồng Tâm 'giữ đất đến hơi thở cuối cùng' Trong khi đó, nhân chứng mô tả vụ việc với BBC Tiếng Việt: "Họ ném pháo sáng, bắn đạn hơi cay, chặn hết các ngõ ngách, đánh đập thâm tím mặt mày cả phụ nữ, người già - những người đi ra khuyên bảo họ." "Trước khi tôi chạy đi được, tôi đã thấy họ khiêng đi một số thanh niên, không biết sống chết ra sao." (Tin BBC Tiếng Việt)

**

09 January 2020

Nước Úc ngập trong biển lửa . . .

Những hình ảnh gây nên vô vàn xúc động và kinh hoàng cho người xem . . .

Nước Úc đang trải qua một thiên tai khủng khiếp! 

Như dung nham của một ngọn núi lửa đang phát nổ.

Chỉ còn biết yên lặng nhìn
thế giới của mình đang ngập trong biển lửa .
Những vị anh hùng thực sự của Nước Úc:
Các chiến binh chữa cháy.
Biết đi đâu bây giờ?

Một con kangaroo tìm đến một người
xin cứu giúp, đang được tưới mát.

Chàng thanh niên này đã sục sạo tìm cứu những sinh vật
ngoài hoang dã. Đây là một trong số 7 con Koalas
cho đến lúc này anh đã cứu được.

Nhìn tấm hình vệ tinh Nasa chụp mới hình dung ra được
mức độ mênh mông khủng khiếp của tai họa.


07 January 2020

Nhân dân không còn cam phận

Ngô Đình Diệm
Trần Quốc Việt dịch
Lời người dịch: Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm sang thăm Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 5, 1957. Ông được tiếp đón trọng thể và đầy đủ danh dự dành cho bậc thượng khách của chính phủ Hoa Kỳ. Thành công của Tổng thống Ngô Đình Diệm trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam Cộng Hòa còn non trẻ, đặc biệt trong việc tái định cư thành công hơn 800 ngàn người tỵ nạn từ miền Bắc, đều được các báo uy tín hàng đầu của Mỹ coi là "phép lạ". Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower đã đích thân ra đón ông tại phi trường, và vợ chồng Tổng thống Eisenhower đã dự tiệc chiêu đãi được tổ chức tại tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Washington.
Trong thời gian thăm viếng Hoa Kỳ, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã có vinh dự phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Bài diễn văn của ông "tuy ngắn nhưng đầy xúc động" đã nhận được nhiều tràng pháo tay hoan hô của các vị dân biểu Mỹ.
Bài diễn văn đã được đăng toàn văn trên tờ báo New York Times vào ngày hôm sau. Toàn bộ tựa đề và các tiêu đề là của tờ báo này. Những phần trong ngoặc là từ biên bản của Quốc hội Hoa Kỳ. Và người dịch chân thành cảm ơn Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã gởi cho biên bản về bài diễn văn của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
**
Thật là một vinh dự hiếm có cho tôi khi hôm nay có cơ hội phát biểu với quý vị. Phát biểu với quý vị trong tòa nhà Quốc hội này, nơi đã hun đúc nên số phận của một trong những quốc gia lớn trên thế giới.

Tôi tự hào mang đến quý vị dân biểu lỗi lạc của nước Cộng hòa Hoa Kỳ cao quý những lời chúc huynh đệ tốt đẹp nhất từ nhân dân Việt Nam. Tôi cũng mang đến đây sự bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam về sự giúp đỡ tinh thần và vật chất của nhân dân Hoa Kỳ. Nhân dân chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng rất lớn lẫn ý nghĩa sâu sắc của sự trợ giúp này.

Kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vừa qua, khi Châu Á phá tung xiềng xích, lương tâm của thế giới cuối cùng đã bừng tỉnh trước sự phát triển sâu sắc và tất yếu- sự ra đời của Châu Á độc lập. Từ đấy, nhận thức này đã đưa đến sự lên án bằng những lời lẽ cụ thể nhất chế độ bóc lột cũ mà, trong quá khứ, đã chi phối quan hệ giữa Đông và Tây.

Hiện nay thay thế vào đấy là những nỗ lực bền bỉ nhằm xác lập phương thức hợp tác quốc tế mới, thích hợp hơn với những nhu cầu thực sự của thế giới và với triết lý mới của Châu Á.

Chính cuộc chiến đấu giành độc lập, chính ý thức càng ngày càng sâu sắc của các dân tộc thuộc địa rằng nguồn gốc của sự nghèo khổ của họ là sự cản trở một cách có hệ thống sự phát triễn kỹ thuật, cùng với tinh thần dân tộc và xã hội ngày càng cao, tất cả đã kết hợp lại để tạo ra sự thay đổi toàn diện sâu sắc trong tâm trạng Châu Á và tất cả điều này đã cho dân chúng Châu Á sự năng động không thể nào cưỡng lại được.

Nhân dân không còn cam phận

Nhân dân Châu Á - vốn đã tủi nhục từ lâu trong nguyện vọng dân tộc của mình, nhân phẩm của họ đã bị tổn thương - giờ đây không còn cam phận và thụ động như trong quá khứ. Hiện giờ họ háo hức bồn chồn. Họ khao khát giảm bớt sự lạc hậu quá lớn về kỹ thuật. Họ đòi hỏi mạnh mẽ sự phát triễn kinh tế cấp bách và nhanh chóng, nền tảng tốt đẹp duy nhất cho sự độc lập chính trị dân chủ.

Các nhà lãnh đạo Châu Á - dù ý thức hệ của họ là gì chăng nữa- tất cả đều đối mặt với sự cấp bách bi kịch của những vấn đề xã hội và kinh tế. Dưới áp lực mạnh mẽ của nhân dân mình, họ buộc lòng chấp nhận kế hoạch kinh tế. Kế hoạch như thế nhất định gây ra những hậu quả chính trị nghiêm trọng.

Chính vì lý do này chủ đề chính của các cuộc tranh luận chính trị trong nước ở các quốc gia Châu Á đều tập trung vào mức độ kế hoạch cần thiết, phương pháp cần phải có để tạo ra những kết quả thực tế cấp bách.

Phải chăng mọi thứ nên được kế hoạch? Hay sự kế hoạch chỉ nên giới hạn vào các khu vực thiết yếu? Phải chăng nên chấp nhận những phương pháp dân chủ hay những phương pháp toàn trị tàn bạo?

Chính trong cuộc tranh luận này-ở tại nhiều nước không may bị ảnh hưởng bởi những lời hứa hẹn giả dối nhưng quyến rũ của chủ nghĩa Phát xít và chủ nghĩa cộng sản-những nỗ lực đang nhằm gìn giữ nền dân chủ tự do qua viện trợ từ các nước công nghiệp Tây phương đóng vai trò rất quan trọng. Vì danh dự của con người, Hoa Kỳ đã đóng góp quan trọng nhất vào mục đích này.

Kính thưa quý vị trong Quốc hội, qua những điểm chính và khái quát chung, những điều này là những vấn đề các nước Châu Á đang đối mặt. Những điều này là những mục tiêu phải đạt được và là những phương cách phải được đề xuất. Những điều này cũng là những áp lực và cám dỗ trong nước mà các nhà lãnh đạo Châu Á đối mặt.

Khu vực nhạy cảm

Ở lục địa Châu Á rộng lớn, Việt Nam nhận thức mình ở khu vực nhạy cảm nhất. Mặc dù Việt Nam đối mặt với những vấn đề chung của các nước Châu Á khác, nhưng do vị trí địa lý chính trị nhạy cảm của mình những vấn đề của Việt Nam nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Nằm ở một trong những điểm tiếp cận chiến lược những nguyên liệu quan trọng của Đông Nam Á-sở hữu những nguyên liệu này mang tính chất rất quyết định- bị cản trở phát triễn bởi một trăm năm đô hộ nước ngoài, bị cạn kiệt bởi mười lăm năm chiến tranh và tàn phá, nửa miền bắc của lãnh thổ Việt Nam lại rơi vào tay Cộng sản, Việt Nam tự do hiện ở trong hoàn cảnh bị đe dọa và nghiêm trọng hơn các nước Châu Á khác.

Bằng sự hy sinh to lớn của con người và nhờ vào viện trợ từ nhân dân Mỹ hào phóng, trong thời gian kỷ lục, Việt Nam tự do đã khắc phục thành công những hỗn loạn do chiến tranh và hiệp định Geneva tạo ra. Sự kiến thiết và ổn định quốc gia mà đã đạt được ấy đã giúp hội nhập hơn 860.000 người tỵ nạn vào nền kinh tế của 11 triệu người khác ở Việt Nam tự do và đã giúp thông qua những cải cách chính trị và kinh tế quan trọng.

Tuy nhiên, vào lúc tất cả Châu Á đang chuyển từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, vào thời điểm khi tất cả các vấn đề quan trọng đều nảy sinh cùng một lúc đối với các nhà lãnh đạo và đều dường như đòi hỏi giải quyết cấp bách, vào lúc khi tất cả đều phải được thực hiện trong bầu không khí căng thẳng cách mạng ngày càng cao, hơn các quốc gia khác, Việt Nam càng thấy cần thiết phải thông qua một số nguyên tắc, đường lối chỉ đạo hành động nào đấy, không chỉ để bảo vệ mình khỏi những cám dỗ toàn trị mà còn, trước hết, để giúp cho mình đạt được độc lập thay vì hỗn loạn, để bảo vệ hòa bình mà không hy sinh độc lập, để đạt được tiến bộ kinh tế mà không hy sinh các quyền tự do của con người.

Trích dẫn học thuyết năm 1956

Chính vì những lý do này - dựa vào các cội nguồn văn hóa Châu Á, và trong truyền thống dân chủ Việt Nam của chúng tôi - tôi đã có danh dự định rõ học thuyết này trong thông điệp đọc trước Quốc hội Lập hiến vào ngày 17 tháng 4 năm 1956. Tôi xin mạn phép trích dẫn từ thông điệp ấy những đoạn ý nghĩa nhất, vì chúng tạo thành nền tảng của hiến pháp chúng tôi.

Tôi trích:

"Trong hoàn cảnh những lực lượng trấn áp vật chất và chính trị quá mạnh thường xuyên đe dọa chúng ta, chúng ta cảm thấy, hơn các dân tộc khác, nhu cầu rất quan trọng đặt cuộc sống chính trị của chúng ta trên một nền tảng vững chắc và thúc đẩy một cách rất chính xác những bước kế tiếp trong hành động của mình theo những đường lối mà sẽ chắc chắn tạo ra mức độ tiến bộ dân chủ lớn nhất.

(Vỗ tay.)

"Điều này chỉ có thể là duy linh, đường lối ấy con người theo đuổi trong hiện thực mật thiết của họ cũng như trong cuộc sống cộng đồng của họ, trong nghề nghiệp của họ cũng như trong sự theo đuổi tự do sự hoàn thiện trí tuệ, đạo đức, và tinh thần.

"Vì thế, chúng ta khẳng định niềm tin của mình vào giá trị tuyệt đối của con người-nhân phẩm của họ có trước xã hội và số phận của họ lớn hơn thời gian.

(Vỗ tay.)

"Chúng ta khẳng định mục đích chính đáng duy nhất của nhà nước là bảo vệ quyền tồn tại, quyền phát triễn tự do cuộc sống trí tuệ, đạo đức và tinh thần căn bản của con người.

"Chúng ta khẳng định dân chủ không phải là hạnh phúc vật chất cũng không phải là quyền lực tối cao của thành viên. Dân chủ về cơ bản là một nỗ lực trường tồn nhằm tìm ra những phương tiện chính trị đúng để đảm bảo cho tất cả mọi công dân quyền phát triển tự do và quyền sáng kiến, trách nhiệm, và cuộc sống tinh thần cao nhất."

(Vỗ tay.)

Chủ đề phát triển

Chúng tôi tin chắc rằng với những nguyên tắc chỉ đạo này như là chủ đề trọng tâm cho sự phát triển các thể chế chính trị của mình, Việt Nam sẽ có thể tạo ra chế độ chính trị và kinh tế mà không phải là một hệ thống đóng kín nhưng là hệ thống mở, càng ngày càng mở rộng cho đến khi nào hệ thống đạt đến các phương diện tự do của con người.

Việt Nam Cộng Hòa, nền cộng hòa non trẻ nhất ở Châu Á, chẳng bao lâu nữa sẽ tròn hai tuổi. Nền cộng hòa của chúng tôi sinh ra từ trong vô vàn đau khổ. Nền cộng hòa ấy đang can đảm đương đầu với cuộc cạnh tranh kinh tế với những người cộng sản, cho dù hoàn cảnh khó khăn và nghiêm trọng, mà mỗi ngày lại càng trở nên phức tạp hơn.

Việt Nam, tuy nhiên, có lý do chính đáng để tin tưởng và hy vọng. Nhân dân Việt Nam thông minh, tháo vát và can đảm. Họ cũng có thêm được sức mạnh nhờ sự giúp đỡ vật chất và tinh thần họ nhận được từ thế giới tự do, đặc biệt sự giúp đỡ từ nhân dân Mỹ.

Trong hoàn cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực cộng sản ở Đông Nam Á ngày càng gia tăng tôi không thể nào lập lại biết bao nhiêu lần cho đủ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước sự giúp đỡ của Mỹ và nhân dân Việt Nam ý thức rất cao về tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc, và số lượng của sự giúp đỡ này.

Quả thực, chưa bao giờ lúc nào trong lịch sử những cuộc xung đột phát sinh giữa các dân tộc lại quan hệ cấp bách như thế đến nền văn minh như những cuộc xung đột ngày nay.

Sự đóng góp kịp thời của Hoa Kỳ

Chính qua những đóng góp kịp thời và đầy đủ cho sự kiến thiết cuộc sống kinh tế và kỹ thuật của chúng tôi-nhờ đấy tạo ra mức sống cao hơn-thế giới tự do, dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, đang khẳng định sự thành công của hệ thống hợp tác quốc tế mới.

Hành động này đã góp phần bảo vệ Đông Nam Á và ngăn cản những nguyên liệu trong vùng này không rơi vào tay Cộng sản.

Mặc dù nền kinh tế chúng tôi bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh, tàn phá, và chủ nghĩa thực dân, nhưng bây giờ nhân dân Việt Nam đang tăng gia đóng góp vào quốc gia mình. Cách đây vài tháng Quốc hội Lập hiến đã bỏ phiếu thông qua nhiều thuế mới và cao hơn nhằm mang lại thu nhập cần thiết cho ngân sách quốc gia. Mới đây sắc lịnh quân dịch quốc gia đã được ban hành và cách đây hai tháng chúng tôi đã đưa ra bản tuyên bố toàn diện về chính sách nhằm mục đích khích lệ đầu tư tư nhân từ nước ngoài.

Chính trên bình diện đạo đức cao cả này chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ rộng rãi và quên mình mà chúng tôi đã nhận được từ nhân dân Hoa Kỳ. Chính trên cũng bình diện này quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với quyền lợi của nhân dân thế giới tự do.

(Vỗ tay.)

Chính trên bình diện này cuộc chiến đấu của các bạn và cuộc chiến đấu của chúng tôi đều chỉ là một và giống nhau. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản.

(Vỗ tay.)

Chính trong niềm xác tín này và chính trong sự ghi nhớ sâu sắc và không bao giờ phai nhạt trong lòng về việc nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ đã theo dõi những nỗ lực của chúng tôi với tất cả sự thấu hiểu cảm thông chí tình tôi xin kết thúc, và lần nữa tôi cảm ơn Tổng thống, Chủ tịch Hạ Viện và quý vị trong Quốc hội về vinh dự đã dành cho tôi và cảm ơn quý vị đã ân cần lắng nghe.

(Mọi người đứng lên vỗ tay.)

Nguồn:

1. New York Times ngày 10 tháng 5, 1957. Tựa đề của New York Times
2. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ- HeinOnline -103 Congressional Record 6699 1957 & 103 Congressional Record 6700 1957

(Via Dan Luan)

Phân Ưu

Nhận được tin buồn

Thân phụ đồng môn Nguyễn Đức Tín
(Cựu Sinh Viên Ban Đốc Sự Khóa 14 
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sàigòn)

Cụ Ông
NGUYỄN ĐỨC TỬU

Sinh quán tại Thừa Thiên Huế,
vừa từ trần ngày 05 tháng 01 năm 2020 tại Quy Nhơn, Việt Nam
Hưởng thượng thọ 106 tuổi

Xin thành kính chia buồn cùng anh chị Nguyễn Đức Tín và tang quyến.

Nguyện cầu Hương linh Cụ Ông NGUYỄN ĐỨC TỬU
sớm được siêu thoát về Cõi Vĩnh Hằng

Toàn thể Cựu Sinh Viên ĐS14  đồng kính bái 

06 January 2020

Tìm Hiểu Tư Tưởng Lý Đông A (P1)

Trần Công Lân

Tìm hiểu về Lý Đông A (LĐA) không phải chỉ là đi tìm ngày tháng năm sinh hay tiểu sử, cha mẹ, sinh quán…Tìm hiểu LĐA vì ông là một thiên tài của VN trong một thời gian quá ngắn 1920-1945 nhưng những gì ông để lại quả là vô lường. Loài người có những thiên tài về âm nhạc, toán học, khoa học, triết học.. nhưng ít có ai nắm được hơn một lãnh vực. LĐA là một trong những người như vậy.

Tư tưởng (hay chủ nghĩa Duy Dân) của LĐA bao gồm Khoa (học)-Triết (học)-Sử (học). Tài liệu ông để lại ngắn gọn, súc tích. Có thể vì ông không có thì giờ để diễn giải trong giai đoạn chiến tranh. Có thể vì ông biết VN chưa đủ cơ hội để hấp thụ những gì ông suy nghĩ mà phải là thời đại 2000s (thời đại Internet?). Mà cũng có thể ông chỉ là người mơ mộng quá đáng tuy rằng những gì ông biết và viết vẫn là trong giòng lịch sử của loài người nhưng để thực hiện thì không dễ hiểu và dễ làm.

Một trong những trở ngại chính khi tìm hiểu Duy Dân- LĐA là tài liệu chép tay để lại. Đâu là thủ bút của LĐA (chính gốc) và đâu là những gì chép lại theo lời giảng của ông. Tất cả tài liệu đều ghi phần cuối là XY Thái Dịch LĐA. Nhưng theo các đảng viên Duy Dân còn lại đến thời 2000 (tại Mỹ) thì đó là ghi lại chứ chính LĐA không viết. Đúng ra các tài liệu phải ghi là “viết lại theo lời LĐA”. Và phần nào là được thêm vào để giải thích phải ghi rõ. Tiếc thay từ 1945 đến nay sự kiện này chưa được thực hiện và người sau phải cẩn thận khi tìm hiểu ngôn ngữ của LĐA và khám phá những gì đã được thêm vào tài liệu sau 1945.

Vì không có thâu băng, ghi chép tay thì chữ còn chữ mất và người chủ tác cũng không có thì giờ kiểm soát lại (tương tự như Kinh Thánh, Kinh Phật…đều ghi là Chúa/Phật nói… nhưng mỗi đệ tử ghi lại có chỗ giống, chỗ khác).

Vậy người đời sau sẽ hiểu LĐA như thế nào?

Tư tưởng LĐA đòi khỏi Khoa học là phải có mạch lạc, chính xác, thứ tự, đầu đuôi, nguyên tắc, chính phụ… Vào thời điểm 2000s, nói đến khoa học thì có vẻ ai cũng chấp nhận. Nhưng đối với các nhà chính trị, cách mạng thì sự biện luận, lý luận quan trọng hơn sự quan tâm về khoa học và mục đích của nó.

Loài người dễ quên là từ Triết học mới có toán học và đi đến khoa học ngày nay. Triết học không phải chỉ nói nhảm, viển vông mà phải là minh triết (sự khôn ngoan, sáng suốt) để phục vụ con người. LĐA đã nói lấy con người là mục đích. Triết học phải thực dụng để đi đến Đạo học. Đạo học theo Duy Dân không phải tôn giáo mà là con đường của loài người. Nhân đạo là đường sống của loài người: “Sống biết-Sống đúng- Sống thực”.

Và để có thể sống được như vậy, con người phải có Tu Dưỡng Thắng Nhân (Thiết Giáo).

Triết học theo LĐA là cuộc sống hàng ngày, học hỏi và lý luận để tìm ra hướng đi. Do đó xã hội biện chứng pháp trong Duy Dân rất quan trọng cho những ai theo đuổi Duy Dân. Duy Dân không phải để nói về chính trị, cách mạng. Duy Dân là cuộc sống của mỗi con người trong xã hội với thiên nhiên. Có rất nhiều người nói về Duy Dân nhưng không phải là Duy Dân khi nhìn vào đời sống của họ. Đó là những người xài bạc giả (nói) trong khi tư tưởng Duy Dân là vàng thực.Tại sao có thể nói như vậy? Chỉ có vàng thực mới biết vàng giả. Chỉ có chân tu mới biết kẻ tu giả. Chỉ khi biết sự thực mới biết ai nói thực. Chỉ khi “sống thực” mới biết kẻ sống giả dối chỉ là nói miệng mà thôi.

Nếu là nhà tu thì bạn bỏ đi. Nếu là người thường, bạn lên tiếng và bị chụp mũ “phá hoại đoàn kết”. Vì kiến thức phải tiêu hóa chứ không phải để “nhai lại”.Và khi tiêu hóa thì thành hành động. Nếu không có hành động phù hợp với “sở mệnh” thì bạn…. phải hiểu đó là bạc giả.

Triết học không phải thần học. Thần học dẫn đến tôn giáo và con người tin tuyệt đối vào đấng thiêng liêng và thường dẫn đến sự mù quáng, lợi dụng. Còn triết học đòi hỏi con người phải thực tế lý luận, quan sát các yếu tố, đối tượng, thời gian, không gian…và những khía cạnh liên quan đến đời sống con người. Do đó LĐA đã vượt lên cả Duy Vật, Duy Tâm, Duy Sinh để đưa ra chủ nghĩa Duy Dân. Không nắm vững các nguyên tắc của triết học sẽ không hiểu LĐA vì để hiểu triết học LĐA, bạn còn phải đi qua Triết học “huyền bí” của Đông phương. Nhiều người cho là vì “huyền bí” nên không đáng tin cậy. “Huyền bí” chỉ vì chưa có Tu Dưỡng Thắng Nhân để hiểu. Tu Dưỡng Thắng Nhân thì đòi hỏi thời gian dài mà những nhà chính trị thường không có bụng dạ nào để đi qua thử thách như vậy.

Triết học là dùng lý luận để tìm ra sự thực, là sự suy nghĩ khôn ngoan của trí óc để phục vụ con người và xã hội. Đạo là con đường. Khi con người không tìm ra lý do để giải thích lý luận của mình thì gán cho Thần Thánh. LĐA không dựa vào tôn giáo để thuyết phục mọi người. LĐA đã đưa ra sự Tu Dưỡng của cá nhân. Thánh nhân cũng chỉ là con người biết Tu Dưỡng. Một khi có tu dưỡng thì sẽ biết phải làm gì, sống như thế nào và đó là đường sống của con người.

Triết lý vì phải có lý luận. Lý luận phải có nguyên tắc. Nguyên tắc phải dẫn đến phương pháp. Đó là Biện Chứng Pháp. Triết lý phát ra từ con người vì để giải quyết những vấn đề của con người trong cuộc sống xã hội. Từ con người (tự kỷ) đi vào xã hội (động tha) để tác động đến tha nhân (ỷ tha). Khi mọi người đều như vậy thì mỗi cá nhân (tự kỷ) hành động (động tha) cũng trở thành tha nhân (ỷ tha): người làm cũng chính là người hưởng. Và như vậy xã hội mới thích hợp cho mọi người sống. Con người không thể nhân danh cá nhân để khai thác, hưởng lợi từ xã hội (tư bản) mà cũng không thể nhân danh tập thể, xã hội, tổ quốc để tha hóa khiến con người vong bản (cộng sản). Khi con người tàn tạ thì xã hội sẽ còn là gì?

Lý tắc của Duy Dân chỉ là bước đầu vì theo LĐA thì hiểu nghĩa, rồi đến lý — nhưng chưa đủ vì còn phải ngoài “lý” nữa. “Lý” là “cái tôi”. Hiểu ngoài “lý” là không còn cái “tôi” bản thân nữa. Đó là lý vô ngã. Có bao nhiêu nhà tu đạt được như vậy?

Một trong những đóng góp của con người cho xã hội là khoa học. Nhưng nếu khoa học chỉ để phục vụ lòng tham, sự kiêu căng, ích kỷ của con người thì khoa học trở thành mối họa. Sự đam mê phát triển khoa học đã quên đi sự “tung hợp” và “Trinh-Bình-Hòa” của xã hội. Khi khoa học tiến nhanh hơn đạo đức, luật pháp và sự điều hòa của xã hội thì rối loạn xảy ra vì khoa học có giới hạn của nó. Những khám phá của khoa học thường nhắm vào kết quả trước mắt mà không nhìn thấy hậu quả lâu dài. Thường thì quá trễ để sửa đổi và đó là những bài học lịch sử.

Vì nhìn lại lịch sử loài người. Chính trị hôm nay là lịch sử ngày mai. Nhân loại đã từng hưng thịnh và suy vong qua nhiều thời đại chỉ vì quá mê tín hay quá tôn sùng khoa học, đạo học mà nhiều nền văn minh đã bị hủy diệt. Lich sử không ngụy tạo, chỉ có con người mới ngụy tạo lịch sử.

Duy Dân khó hiểu và khó thực hiện vì (a) Duy Dân chủ nghĩa không phải cho bá tánh, ai đọc cũng hiểu và sử dụng được. Duy Dân là dành cho những ai có “khả năng và tất năng” làm chính trị & cách mạng. Là những người phải có “tu dưỡng thắng nhân” và “sinh mệnh tâm lý”. Đó là tự học. Không có trường đại học nào dạy như thế cả. (b) Thông thường con người chỉ theo học một bộ môn: khoa học, triết học hay sử học. Không ai đi học cả 3 ngành khi chỉ học một cũng đủ mệt và đủ sinh sống rồi thì học cả 3 để làm gì? (c) Duy Dân không phải chỉ nói suông. Duy Dân cũng không thể độc diễn hay giả dối được. Hãy hỏi tất cả những nhà hoạt động Duy Dân:

1. Bạn hiểu Duy Dân như thế nào? (đường nào đi vào Duy Dân?)

2. Bạn có đi qua (không cần phải tốt nghiệp đại học) Triết-Khoa-Sử?

3. Bạn có thực hành “sinh mệnh tâm lý” và “tu dưỡng thắng nhân” hay không?

Như vậy bạn sẽ thấy Duy Dân không phải “mắc dịch” lan tràn tùm lum. Duy Dân rất hạn chế và chỉ dành cho một số người có cơ duyên mới nắm và thực hiện. Tiếc thay đa số mọi người chỉ chạy theo số 1 mà quên đi số 3.

Tại sao LĐA lấy hiệu là “Thái Dịch”? Có thể vì LĐA hiểu tư tưởng Triết học Đông phương mà nhiều người cho là huyền bí. Vậy Dịch lý, Tử vi, Độn giáp, Thái ất có đáng tin hay không? Sử dụng như thế nào? Nếu không tin thì tại sao LĐA “viết” Sinh Mệnh Tâm Lý, Hình Nhi Thượng, Khả Năng với Tất Năng, Chính Kỳ Sở Mệnh…. Thế nào và làm sao để “sở mệnh”?

Thực hiện Duy Dân còn xa lắm các bạn.

Trần Công Lân
Tháng 11 năm 2019 

02 January 2020

Em Tôi


NIỀM ĐAU CỦA BIỂN
Oil on canvas
36x48 inch (91.5cm X 122cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**

Em Tôi

Người em gái Việt Nam tôi đã gặp. Tôi đã gặp em nơi thành phố nghỉ mát Vũng Tàu. Tôi đã gặp em trên đường thị xã miền cao nắng bụi mưa bùn Pleiku. Tôi đã chọc ghẹo vui đùa với em ngay trước nhà mình ở Phú Nhuận Sài Gòn. Người em gái ngọc ngà ấy đã liều vượt biển tìm tư do khi lên 15 hay 16 và đã bị hải tặc bắt đi mất tích. Gia đình em tuôn tràn bao nhiêu là nước mắt. Lòng tôi đau.

Sóng nước tung hơi mờ kỷ niệm. Hình ảnh khuôn mặt thanh tú đẹp lạ lùng nay mờ nhạt với khói sương. Tiếng sóng âm vang vẫn muôn đời ở đó mỗi khi trở về thăm chốn xưa. Kỷ niệm dội về theo mùi nước mặn, mùi ngai ngái của rong biển. Biển cả đã đưa những người không chịu nổi ngột ngạt ra đi, nhưng nhiều người không tới được bờ bến tự do trong đó có em.

Đứng nơi bãi vắng ước mơ được sống lại chuyện xua. Sao mình không mãi bé nhỏ như thuở nào có em cùng đùa vui. Bốn bàn tay chung xây lâu đài cát. Nhìn dã tràng tung tăng không mệt mỏi thách thức sự bền bỉ với sóng nước. Đơn sơ nhưng đẹp vô ngần. Bây giờ nghĩ lại thấy mình đã sống nơi thiên đàng khi còn trẻ mà không hay.

Gió mơn man trên da mặt nhưng thuần chỉ gợi một nỗi nhớ nhung thương tiếc khôn nguôi. Nơi chân trời góc biển nào hiện đôi tay ngọc ngà ấy đang bị dày vò. Nơi sơn lâm cùng cốc nào đôi bàn chân hồng đang bị bủa vây. Không biết người hiện có được an phận, dù là phận gì.

Cầu mong chỉ có thế: Sự An Phận cho người EM tôi thương.

A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...