11 January 2020

Nhân chứng nói ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’


CHÚNG NÓ GIẾT CỤ KÌNH RỒI! LÀNG NƯỚC ƠI!

**
Một người dân ở xã Đồng Tâm nói với BBC rằng ông Lê Đình Kình, và con trai thứ hai, Lê Đình Chức, đã qua đời sau biến cố công an đưa quân vào xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1.

Một trang báo chính thống, VietNamNet, xác nhận đại diện UBND xã Đồng Tâm cho biết, xã vừa bàn giao thi thể ông Lê Đình Kình cho người nhà. VietNamNet viết: "Trong vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra vào sáng ngày 9/1, ông Lê Đình Kình đã bị tử vong." "Con gái ông Kình, bà Lê Thị Nhung là người đại diện gia đình nhận thi thể." (BBC)

**

DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐANG KHÓC CÔNG AN VÀ CHỬI "GIẶC ĐỒNG TÂM"
Pham Doan Trang January 9 at 8:42 PM 

Việc truyền thông quốc doanh đưa tin (từ nguồn duy nhất là Bộ Công an) rằng có 3-5 cảnh sát “hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ” ở Đồng Tâm, kết hợp với đàn dư luận viên hàng chục ngàn con tích cực định hướng dư luận, đã khiến rất nhiều người đua nhau lên facebook khóc thương cho những “chiến sĩ” trẻ tuổi và chửi rủa “bọn giặc” dám chống người thi hành công vụ, sát hại công an nhân dân.

Không một ai trong số họ nhận thấy một điều là, so với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, CÔNG AN ĐÃ SAI HOÀN TOÀN, ngay cả khi mảnh đất bị cưỡng chế có là đất quốc phòng thật và dân Đồng Tâm có chống lại lực lượng cưỡng chế đi nữa.

Huống chi đây lại thực sự là một vụ cướp đất bài bản, có tổ chức, có quy mô của nhà nước; điều đó có nghĩa là công an, quân đội, tất cả các lực lượng tham gia cưỡng chế vào rạng sáng 9/1, đều phạm tội.

Theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế:

• Công an phải là một cơ quan độc lập trong nhánh hành pháp, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo của tòa án và bị ràng buộc bởi các mệnh lệnh của tòa án;
• Công an không được phép tham gia trực tiếp vào hoạt động chính trị;
• Công an có nghĩa vụ bảo vệ quyền của tất cả các đảng phái, cá nhân và tổ chức, cũng như bảo vệ tất cả các đảng phái, cá nhân và tổ chức đó, một cách bình đẳng, không gây sợ hãi, không tạo đặc quyền đặc lợi;

Đặc biệt, việc sử dụng vũ lực chịu những hạn chế nghiêm ngặt:

• Cơ quan hành pháp luôn phải sử dụng các biện pháp phi bạo lực trước tiên.
• Chỉ được phép sử dụng vũ lực khi cực kỳ cần thiết;
• Chỉ được sử dụng vũ lực cho các mục đích hành pháp đúng luật.
• Không có ngoại lệ hay cách giải thích nào cho việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp.

Theo đó, việc sử dụng vũ khí bị hạn chế tối đa: Cơ quan hành pháp chỉ được sử dụng vũ khí để:

• tự vệ hoặc để bảo vệ người khác khỏi nguy cơ sắp bị giết hoặc bị thương nặng, hoặc
• ngăn chặn một tội ác đặc biệt nghiêm trọng, kéo theo nguy cơ đe dọa mạng sống, hoặc
• bắt giữ hoặc ngăn chặn việc bỏ trốn của một cá nhân đang gây ra một mối đe dọa

QUAN TRỌNG NHẤT LÀ,

• Cán bộ, nhân viên từ chối tuân theo những mệnh lệnh vi phạm pháp luật sẽ được miễn trách.
• Cán bộ, nhân viên lạm quyền không thể nại lý do tuân lệnh cấp trên để được miễn trừ trách nhiệm.

Quy định này bác bỏ hoàn toàn quan niệm “họ chỉ làm theo mệnh lệnh cấp trên”, “họ đang làm nhiệm vụ”, “họ không có lỗi”.

Cần phải khẳng định rằng kẻ có tội là những kẻ đã tổ chức, chỉ huy, giật dây vụ cưỡng chế đất Đồng Tâm, huy động tổng lực công an-quân đội-tuyên giáo vào đàn áp một thiểu số dân không tấc sắt, chủ ý sử dụng vũ lực bất hợp pháp và trái với các nguyên tắc nhân quyền phổ quát.

Phản ứng của người dân là tự vệ chính đáng, đặc biệt là khi họ có đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh tài sản là của mình và đã sử dụng tất cả các biện pháp khác để tự bảo vệ.

Nếu đã đọc đến đây mà vẫn khóc thương những kẻ chấp nhận làm thân phận công cụ, tiếp tay cho lãnh đạo làm sai, thì xin bạn làm ơn cũng nhỏ vài giọt nước mắt cho những người dân Đồng Tâm, nhất là gia đình cụ Lê Đình Kình, khi mà năm hết, Tết đến, nhà sập, đất mất, người chết, người bị bắt.

(Fb P. D. T.)

**


**

Ông Già Ba Tri Của Xã Đồng Tâm

Tưởng Năng Tiến

Tôi mém viết hồi ký mấy lần, lần nào cũng đang lúc chuyến choáng hơi men. Ngủ một giấc, thức dậy, ngẫm nghĩ thấy đời mình chán như con gián và nhạt còn hơn nước ốc nữa – chả có cái con mẹ gì để mà “ký” cả – nên … thôi!

Thôi, không viết thì đọc vậy. Cho nó đỡ buồn. Năm ngoái, tôi coi lại nguyên bộ Trả Ta Sông Núi của Đại Tá Phạm Văn Liễu. Năm nay, nghe Đinh Quang Anh Thái dụ, tôi đặt mua cuốn Hồi Ký Tống Văn Công – do Người Việt Books vừa xuất bản.

Tống Văn Công cùng quê với Xuân Vũ. Cả hai ông đều là dân miền Nam nên không biết làm dáng, cũng không quen mầu mè (riêu cua) gì ráo, viết cứ như nói, và nghĩ sao thì nói vậy thôi. Xin coi chơi một đoạn ở chương dẫn nhập:
“Tôi cứ tưởng ông già Ba Tri là chỉ những vị nổi tiếng của quê tôi như Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Phan văn Trị nhưng ông nội tôi bảo sự tích này có từ thời Minh Mạng: Ông Trần văn Hạc, Hương cả của làng An Hòa Tây cho đắp con đập ngăn vàm rạch làm tắc nghẽn đường ghe chở hàng hóa vào chợ Ba Tri.
Dân chúng cả vùng phát đơn kiện, nhưng thế lực Trần Văn Hạc quá mạnh, quan tổng, quan huyện, quan tỉnh đều xử ông ta thắng kiện. Bà con bàn bạc cử ba ông già có uy tín nhất vùng là Thái Hữu Kiếm, Nguyễn Văn và Lê Văn Lợi mang đơn ra Huế kiện lên triều đình.
Các ông này đi bộ qua nhiều vùng rừng hoang vắng nguy hiểm, mất mấy tháng trời mới tới Huế, nổi trống kêu oan ở cửa Ngọ Môn. Vua Minh Mạng cho các ông vào chầu tấu trình sự việc. Vua nghe xong, hạ chiếu cho các ông thắng kiện. Từ đó, danh xưng ‘ông già Ba Tri’ là chỉ những cụ già nhưng chí khí không già, dám dũng cảm bảo vệ lẽ phải.”
Thiệt, đọc mà ái ngại hết sức: “Các ông này đi bộ qua nhiều vùng rừng hoang vắng nguy hiểm, mất mấy tháng trời mới tới Huế, nổi trống kêu oan ở cửa Ngọ Môn.” May mà còn gặp vị vua nhân đức (“hạ chiếu cho các ông thắng kiện”) chớ không thì công cốc.

Thời nay lỡ xẩy ra những chuyện oan khuất tương tự thì chả ai còn phải cất công đi lại xa xôi như vậy nữa. Địa phương nào cũng có hội đồng nhân dân các cấp, trên nữa là quốc hội. Thêm vào đó là hàng ngàn tờ báo, chưa kể vô số các cơ quan truyền thông, mọi chuyện khuất tất đều sẽ bị phơi bầy trước công luận tức thì nên mấy ông già Ba Tri bị thất nghiệp là cái chắc (và cũng hết còn đất sống) đúng không?

Không!

Tưởng vậy chớ không phải vậy đâu. Tưởng vậy là tưởng năng thối. Năm rồi, xã Đồng Tâm vừa xuất hiện một ông già Ba Tri khiến cả nước phải giật mình kinh ngạc. Ông được Tạp Chí Luật Khoa bình chọn là một trong “Mười Nhân Vật Chính Trị Việt Nam Năm 2017,” cùng với không ít lời ưu ái:
“Trước tháng 4/2017, công chúng không biết Lê Đình Kình là ai. Vụ chính quyền huyện Mỹ Đức, Hà Nội xô xát và bắt giữ ông cụ 82 tuổi này vào ngày 15/4 đã thổi bùng làn sóng phản đối của người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, vốn đang có tranh chấp đất đai tại khu vực đồng Sênh.
Tất cả những diễn biến sau đó cho người ta thấy hình ảnh của một lãnh đạo cả về tinh thần lẫn quyết sách của những người nông dân Đồng Tâm. Ngoài trí tuệ minh mẫn và khả năng trình bày khúc chiết, ông Lê Đình Kình hội tụ nhiều yếu tố để trở thành người được tín nhiệm ở một làng nông thôn Bắc Bộ …”
Về vụ “xô xát” nói trên, nhà báo Nguyễn Đình Ấm cho biết thêm chi tiết:
“Việc ngày 15/4/2017  ba sĩ quan quân đội và đội cảnh sát, an ninh CAHN mời dân ra đồng Sênh ‘kiểm tra mốc giới’ khi đến mốc 15- 20thì nổ súng uy hiếp, trung tá Trần Thanh Tùng phó CA huyện Mỹ Đức đá cụ Kình văng 2m rồi cùng ‘côn đồ mặc quần bò, áo thun’ xốc nách cụ đưa lên ô tô khóa tay, bịt miệng đồng thời bắt 4 người nữa chở lên Hà Nội thẩm vấn, tra khảo…”
Ông già Ba Tri của xã Đồng Tâm – huyện Mỹ Đức – bị “côn đồ đấm đá, tra khảo” nhưng cả trăm đại diện của Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Hà Nội  đều câm như hến. Còn ĐBQH Đào Thanh Hải thì đứng về phía … công an, để vu cáo nạn nhân: “Gia đình ông Lê Đình Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân” – theo như tường trình của báo Người Lao Động, đọc được vào hôm 7 tháng 11 năm 2017.

ĐBQH Đào Thanh Hải: “Công an TP Hà Nội thực thi nhiệm vụ hoàn toàn đúng quy định pháp luật.”. (Báo Người Lao Động)

Một năm sau, trên trang Tiếng Dân – đọc được vào ngày 6 tháng 8 năm 2018 –   Nguyễn Đăng Quang (một nhà báo tận tụy và đặc biệt quan tâm về sự việc Đồng Tâm) cho biết:
“Cuộc khủng hoảng Đồng Tâm vẫn đang bế tắc. Người dân đã hai lần gửi TÂM THƯ đến HNTƯ7 và Kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội vừa qua, nhưng không có ai trả lời họ. Mới đây, cụ Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh của người dân Đồng Tâm, với danh nghĩa người bị hại trong biến cố Đồng Tâm, đã gửi tới Ủy ban Tư pháp Quốc hội và bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban này một “Thư công dân gửi ĐBQH”.
Thư gửi qua ‘Chuyển phát nhanh’, song đến nay đã hơn 2 tháng mà chẳng một ai hồi âm hay phúc đáp cả!

Cụ Kình nhờ tôi hỏi giúp việc này. Tôi có điện hỏi bà Lê Thị Nga, được bà cho biết là chưa nhận được, và đề nghị tôi nhắn cụ Kình gửi lại cho riêng bà, đừng gửi cho ai khác…

Trong cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, người viết bài này cũng như tuyệt đại đa số người dân đều mong muốn Trung ương Đảng, Quốc hội và các cơ quan chức năng cần hồi đáp đơn thư và các nguyện vọng, kiến nghị của người dân.”

Khi đất nước còn ở trong tình cảnh một cổ hai tròng (thực dân & phong kiến) nếu bị đám quan lại địa phương ức hiếp, mấy ông già Ba Tri thời trước chỉ cần mất vài tháng đi bộ từ quê mình ra đến kinh đô – nổi trống kêu oan ở cửa Ngọ Môn – rồi chầu tấu trình sự việc là … kể như xong. Còn bây giờ “tuyệt đại đa số người dân đều mong muốn Trung ương Đảng, Quốc hội và các cơ quan chức năng hồi đáp đơn thư” thôi nhưng điều “mong muốn” giản dị này – xem ra – vẫn hơi có vẻ xa vời, nếu chưa muốn nói là xa xỉ.

Chúng ta đang sống vào cái thời đại (thổ tả) gì vậy, hả Trời?

**
Tin BBC News Tiếng Việt

"Hàng ngàn" cảnh sát đổ về trong đêm Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm điểm nóng đầu năm 2020 của Việt Nam

BBC News Tiếng Việt qua điện thoại sáng 9/1, một phụ nữ yêu cầu không nêu danh tính do lo sợ bị trả thù, cho hay chị là dân Đồng Tâm, đang ẩn nấp tại một nhà dân trong làng. Chị nói:  "Khoảng ba giờ sáng nay, rất đông người của chính quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng, khiên, đổ về làng."

"Theo thông tin mà dân làng chúng tôi được mật báo từ trước thì lần này có khoảng 8.000 người. Còn theo quan sát của tôi thì rất đông, đổ về các ngõ trong làng."

Để xác minh thông tin, BBC News Tiếng Việt đã gọi điện đến số điện thoại di động mà ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, từng công khai qua báo chí, tuy nhiên, ông không nhấc máy.

Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’ Đồng Tâm tuyên bố 'cuộc đấu trí mới' với chính quyền Dân Đồng Tâm 'giữ đất đến hơi thở cuối cùng' Trong khi đó, nhân chứng mô tả vụ việc với BBC Tiếng Việt: "Họ ném pháo sáng, bắn đạn hơi cay, chặn hết các ngõ ngách, đánh đập thâm tím mặt mày cả phụ nữ, người già - những người đi ra khuyên bảo họ." "Trước khi tôi chạy đi được, tôi đã thấy họ khiêng đi một số thanh niên, không biết sống chết ra sao." (Tin BBC Tiếng Việt)

**

Vụ tranh chấp đất đai Đồng Tâm giữa người dân và chính quyền nổi lên từ năm 2016.

11/2016: Tranh chấp giữa dân Đồng Tâm và chính quyền bắt đầu căng thẳng từ khi UBND huyện Mỹ Đức căng dây khắp khu vực 59h ở tây Đồng Sênh, san gạt một số mặt bằng và cắm biển 'Vùng cấm - Khu vực quân sự'".

2/2017: Người dân thu dây, nhổ biển báo "Khu vực quân sự" và đưa máy móc vào canh tác, dẫn đến việc giới chức huy động hàng trăm công an, cảnh sát, an ninh dân phòng, xe vòi rồng, xe cứu thương đến nơi.

15/4/2017: Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi chính người dân Đồng Tâm bị bắt giữ và khi được giới chức mời ra khu đất có tranh chấp để 'làm việc', và bị đưa về Hà Nội, trong đó có ông Lê Đình Công và cụ Lê Đình Kình. Dân Đồng Tâm đáp trả bằng cách bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát, giam tại nhà văn hóa thôn trong 7 ngày.

22/4/2017: Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP Hà Nội phải về Đồng Tâm đối thoại với bà con. Tại đây ông Chung ký vào bản cam kết viết tay về việc sẽ làm rõ nguồn gốc khu đất sân bay Miếu Môn, đồng thời không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm. Đổi lại ông Chung được 'trả người'.

13/6/2017: Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự liên quan việc dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người thi hành công vụ.

Cụ Lê Đình Kình sau đó nói với BBC rằng ông Nguyễn Đức Chung "phản bội ý kiến và danh dự của chính ông ấy".

7/2017: Thanh tra Hà Nội công bố kết luận: "Toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng".

2017-2019: Ông Lê Đình Kình (đại diện cho dân Đồng Tâm) nhiều lần gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị xem xét tính chính xác của kết luận của Thanh tra Hà Nội, khẳng định 59 ha đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của Đồng Tâm từ bao đời nay, không phải đất quốc phòng. Mảnh này tiếp giáp với mảnh 47,36 ha đã được giao cho Bộ Quốc phòng từ lâu như một phần của sân bay Miếu Môn.

Theo người Đồng Tâm, các cán bộ địa phương đã lập lờ khi báo cáo về hai khu đất này khiến chính quyền hiểu nhầm khu 59ha cũng trùng với khu 47,36 ha.

Dân Đồng Tâm tổ chức các buổi họp truyền hình trực tiếp trên Facebook hàng tháng để thông báo diễn biến mới trong vụ tranh chấp đất đai với chính quyền.

26/3/2018: Quân đội cho đào hào quanh khu 47,63ha để phân định với khu đất nông nghiệp Đồng Sênh khiến dân Đồng Tâm rất phấn khởi. Ông Lê Đình Công nói với BBC vào thời điểm đó rằng "Quân đội đã có chiều hướng ủng hộ nhân dân Đồng Tâm".

25/4/2019: Thanh tra Chính phủ khẳng định nội dung kết luận thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) của Thanh tra Hà Nội là chính xác, khiến khơi lại tranh chấp vốn đã nóng bỏng giữa chính quyền với người dân nơi đây.

Ông Lê Đình Công nói với BBC News Tiếng Việt ở thời điểm đó rằng "dân Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu để giữ đất". (File)

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...