Một người phụ nữ tóc vàng lái chiếc xe xi-po màu đỏ xinh xắn của mình xuống phố, thì bị một nữ cảnh sát viên cũng tóc vàng chận lại..
Nữ cảnh sát viên tóc vàng hỏi bằng lái xe của người phụ nữ tóc vàng nọ.
Cô ta lục lọi trong ví, mỗi lúc một bối rối, rồi hỏi người cảnh sát:
- "Thẻ đó nó như thế nào?"
- "Thẻ hình vuông và có hình của chị trong đó". Nữ cảnh sát viên đáp.
Cô tài xế tìm thấy trong ví một chiếc gương soi hình vuông, nhìn vô đó rồi trao cho viên cảnh sát:
- "Đây, thẻ đây".
Nữ cảnh sát viên nhìn vào trong gương, rồi trao lại cho cô ta, nói:
- "OK, chị đi được rồi. Không ngờ chị cũng là cảnh sát viên."
22 August 2019
20 August 2019
Căn bệnh Xô-viết của Trung quốc
James Gorrie
Mai Hưng dịch
Mai Hưng dịch
Những người biểu tình tham gia tuần hành trong một cuộc biểu tình ở Hồng Kông, ngày 3 tháng 8 năm 2019. (Anthony Kwan / Getty Images) |
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang với Hoa Kỳ, nền kinh tế đi xuống, giá cả lương thực leo thang, phản ứng toàn cầu chống lại chương trình "Chế tạo tại Trung Quốc, năm 2025" (một chương trình mà ngay từ đầu đã nhuốm màu thất bại) và các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, Đảng cộng sản Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức nội bộ kiểu Liên-xô ngày xưa, những thách thức này lòi ra là do tệ nạn tham nhũng không kiểm soát được và sự quản lý sai lầm đến cực đoan trong chính nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc.
Ví dụ, một thực tế mang tính quốc gia của Trung Quốc về việc cướp đoạt ruộng đất nông nghiệp, các sông, hồ và biển ở quy mô công nghiệp, vượt quá cả mức độ độc ác của Liên-xô cũ, đã diễn ra từ những năm 1950 và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Do đó, nạn sa mạc hóa trên quy mô lớn và năng lực sản xuất lương thực sút giảm đã khiến cho Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu thực phẩm kể từ năm 2007, với việc Hoa Kỳ cung cấp phần lớn nông sản và thực phẩm cho Trung Quốc. Tất cả những điều này đã diễn ra trong một thời gian dài trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Đẩy nhanh sự suy tàn của một đế chế
Đế chế cộng sản Trung Quốc, và đó là phương cách chính xác nhất để nhìn nhận Trung Quốc ngày nay, đang phải chịu đựng những khiếm khuyết nghiêm trọng đi kèm với các chính sách dài hạn vốn trái ngược với một nền kinh tế bền vững, ấy là chưa nói gì đến một đời sống chính trị và xã hội lành mạnh. Chính Đảng cộng sản Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình suy thoái này.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, các điều kiện ở Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn, không thể nói rằng tốt hơn. Chênh lệch thu nhập gia tăng hơn bao giờ hết và các trung tâm đô thị lớn, mà hiện chiếm tới hơn 50% dân số, phải đối mặt với các dịch vụ xã hội thiếu thốn và sự tức giận của hàng triệu công nhân làm việc trong các nhà máy không được trả lương. Điều kiện ở khu vực nông thôn cũng xấu đi, dẫn đến việc di cư ra thành thị nhiều hơn. Ngoài ra, sự gia tăng những căng thẳng sắc tộc từ dân số Hồi giáo, cũng như ở Tây Tạng và các khu vực khác, đã trở nên tồi tệ hơn do những chính sách kinh tế thất bại của Đảng cộng sản Trung Quốc và sự đàn áp trên quy mô lớn đối với những biểu hiện bất đồng chính kiến và tôn giáo.
Đối ngoại, cung cách hành xử hung hăng của Đảng cộng sản Trung Quốc đã dẫn đến những căng thẳng chưa từng có với phương Tây và sự phẫn nộ bài Hoa trên khắp thế giới. Phản ứng dội ngược này là một trở ngại lớn đối với việc tiếp cận vốn rất cần thiết của Trung Quốc đối với các thị trường nước ngoài và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm đáng kể, từ 10% xuống còn 6%, thậm chí có thể còn thấp hơn. Thu nhập tuyệt đối cũng giảm, trong khi các sự cố bất ổn dân sự và các cuộc đình công lao động đang gia tăng, đánh vào chính trái tim của những ủng hộ viên của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc lo sợ điều này, như nó phải lo sợ.
Các chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc không đưa ra được giải pháp
Vấn đề lớn là, đối với Tập Cận Bình, cách duy nhất để tiến lên là, về mặt đối nội, đàn áp nhiều hơn, và, về mặt đối ngoại, gây hấn nhiều hơn. Tập Cận Bình đặt cược sinh mệnh chính trị của mình vào đó và ông ta không thể thay đổi hệ thống của Trung Quốc vì ông ta là một sản phẩm của nó. Do đó, việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho phương Tây, và các hình thức mở cửa khác là không tưởng. Sự sụp đổ của Liên-xô vào năm 1991 đã ngăn chặn mọi suy nghĩ về cải cách Đảng cộng sản Trung Quốc hoặc đất nước Trung Quốc. (Bởi vì) làm như vậy sẽ nới lỏng sự kìm kẹp toàn trị của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với quyền lực và giải phóng các lực lượng không thể ngăn chặn mà giờ đây đang xuất hiện tại Hồng Kông.
Do đó, sự đàn áp khủng khiếp của Trung Quốc đối với các nguồn nhân lực quý giá vẫn tiếp tục, cũng như sự tham nhũng phân tầng đặc hữu và những sự bóp méo thị trường. Thật không may, với một tiềm lực khá đủ, sự thờ ơ mang tính di căn đối với sinh mệnh con người, và điều quan trọng nhất là đối với nguồn vốn và công nghệ khổng lồ từ phương Tây, những điều kiện tiêu cực này có thể sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài khủng khiếp.
Hiển nhiên là, Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, qua nhiều thập kỷ, đã chất chứa, tích tụ tất cả các mầm mống, các điều kiện cần và đủ, cho căn bệnh này. Và giờ đây, ngay cả khi có được sự kiểm soát toàn trị đối với tất cả các hình thức truyền thông, sản xuất chế tạo và tài chính, và hơn hết, là đối với chính các công dân của mình, Trung Quốc vẫn đang phải vùng vẫy chống lại sức ép của những mâu thuẫn chính sách và hậu quả của những chính sách ấy.
Vấn đề cốt tử thật là khắc nghiệt : Đảng cộng sản Trung Quốc không thể làm gì khác, ngoài thất bại trong nỗ lực đảo ngược các xu hướng này.
Sự lừa dối không thể kéo dài mãi mãi
Lý do rất dễ hiểu, nhưng khó có thể nắm bắt vấn đề nếu quý vị là đảng viên của Đảng cộng sản Trung Quốc. Dập tắt tiếng nói bất đồng chính kiến, bỏ tù những người biểu tình, đàn áp các biểu hiện tôn giáo và kiểm duyệt những tin tức xấu, tất cả những điều đó không làm cho các vấn đề trên đây biến mất. Giống như việc phát hành các báo cáo GDP giả tưởng đẹp sau nhiều thập kỷ, việc tài trợ cho các dự án xây dựng dư thừa với lợi nhuận âm thông qua việc bơm tiền vô tội vạ chỉ cốt duy trì công ăn việc làm ở mức độ cần thiết về mặt chính trị (sao cho) tương đương với hoạt động kinh tế.
Phá giá đồng nhân dân tệ cũng không phải là câu trả lời. Nó sẽ gia tăng việc tư bản chạy ra nước ngoài và tăng chi phí nhập khẩu. Kết quả là làm giảm sức mua và làm tăng các khoản thanh toán lãi cho các khoản nợ bằng đô la. Những bất lợi đó có thể sẽ lớn hơn các lợi ích của hàng hóa rẻ hơn của Trung Quốc trên thị trường thế giới, đặc biệt là với nhu cầu thấp hơn từ cơn suy trầm kinh tế ở Châu Âu.
Tất cả những hành động và sự kiện này che khuất một sự thật lớn hơn, về cơ bản, gây tổn hại hơn nhiều cho khả năng của Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc mang lại sự giàu có thực sự, bền vững cho Trung Quốc : Đánh mất các hiệp định thương mại một chiều hào phóng, đánh mất các dự án đầu tư lớn của nước ngoài ; trộm cắp tài sản trí tuệ và công nghệ từ đó phương Tây ; và, một lần nữa, Trung Quốc cộng sản lại đứng bên bờ vực sụp đổ, giống như hồi năm 1979.
Hồng Kông là cuộc khủng hoảng của Đảng cộng sản Trung Quốc
Không có gì là bí mật khi nói rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã được châm ngòi bởi dự luật dẫn độ của ban lãnh đạo thân Bắc Kinh tại Hồng Kông – một dự luật mà trong đó chế độ Trung Quốc cộng sản đã đánh giá sai trình độ nhận thức của dân chúng Hồng Kông và đưa ra không đúng lúc. Nếu dự luật này không bị hối thúc một cách quá vội vã và quá vụng về, thì nói chung, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã không xảy ra.
Hơn nữa, Bắc Kinh sẽ không lọt vào tầm ngắm của thế giới như một kẻ xâm lược khổng lồ đang chuẩn bị đối phó bằng sức mạnh quân sự áp đảo với những người biểu tình ôn hòa. Sẽ không có những so sánh với Quảng trường Thiên An Môn, như giờ đây dư luận thế giới vẫn thường nhắc đến, và thanh danh vốn đã bị hoen ố của Trung Quốc cộng sản sẽ không bị hoen ố hơn.
Nhưng cho dù cuộc khủng hoảng có được giải quyết như thế nào đi nữa, thì mối đe đang hiện hình của sự thống trị vô luật pháp của Bắc Kinh đã tạo ra một khoảng tối đối với tương lai của thành phố- nhà nước (Hồng Kông) với tư cách là một trung tâm tài chính an toàn và đáng tin cậy đối với cả thế giới. Giờ đây, khi cả thế giới đã nhìn thấy mối đe dọa liên tục của Trung Quốc cộng sản đối với Hồng Kông, an ninh của thành phố-nhà nước (Hồng Kông) với tư cách là một trung tâm giao thương sẽ luôn luôn bị nghi ngờ.
Cuộc khủng hoảng Hồng Kông đơn giản là triệu chứng rõ ràng nhất của sự bất ổn mang tính hệ thống và bệnh lý ký sinh trùng của Trung Quốc cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Một sự sụp đổ theo cách thức Xô-viết ?
Những so sánh lịch sử không phải lúc nào cũng đúng, nhưng những so sánh ấy không phải lúc nào cũng là sai. Hồng Kông có thể trở thành phiên bản Bắc Kinh của phong trào Công đoàn Đoàn kết Ba Lan nhỏ bé vào những năm 1980, khi mà người Nga có thể bóp chết, nghiền nát, nhưng đã không dám thực hiện. Người Nga sợ rằng nếu họ làm như vậy thì sẽ có những cuộc nổi dậy ở nhiều nơi khác, cũng như sẽ bị nếm thêm các đòn trừng phạt về kinh tế từ phương Tây. Liên-xô thời đó bị tê liệt bởi nhiều thách thức tương tự mà Trung Quốc cộng sản giờ đây đang phải đối mặt.
Cuối cùng, phong trào Công đoàn Đoàn kết đã dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của Liên-xô. Có thể lập luận một cách thuyết phục rằng phong trào Công đoàn Đoàn kết là một điểm ngoặt của Liên-xô, và cho dù họ có chọn cách nào để xử lý nó đi chăng nữa, thì kết quả cũng sẽ vẫn giống nhau.
Tất cả những gì bị đè nén sẽ bật ngược trở lại
Ngày nay, thậm chí ngay cả với tất cả sự phát triển và tăng trưởng kinh tế ngoạn mục trong bốn thập kỷ qua, Trung Quốc cộng sản vẫn cho thấy chính nó đang mắc một căn bệnh trầm kha mang màu sắc Xô-viết. Bệnh trạng "Xô-viết hóa" của nó không nhất thiết là đồng nhất với cựu đế quốc Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết, nhưng nó đồng nhất ở một khía cạnh quan trọng : căn bệnh này không thể chữa trị, chừng nào đảng cộng sản Trung Quốc còn nắm quyền lực chính trị.
Và điều quan trọng nhất, sự đàn áp độc đoán của Đảng cộng sản Trung Quốc không phải là câu trả lời, nhưng nó có thể dẫn đến câu trả lời. Sigmund Freud, nhà tâm lý học nổi tiếng của thế kỷ 20, lưu ý rằng hình thức hay thời gian đè nén, áp bức không phải là vấn đề, mà vấn đề là sự đè nén, áp bức luôn luôn bật ngược trở lại. Sự thật cơ bản này cũng đúng với việc đè nén, áp bức con người và với những quy luật kinh tế. Nói theo cách nói quen thuộc của người Trung Quốc, thì khi mọi thứ đạt đến cực điểm, chúng sẽ vận động theo hướng ngược lại. Cụ thể là : "Vật cực tất phản", "Vật cùng tắc biến" ="Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu" = 易 窮 則 變,變 則 通,通 則 久 = Sự vật phát triển tới cực điểm, khi cùng tận, thì tất phải biến hóa, sau khi biến hóa liền thông đạt, nhờ thông đạt mà được trường cửu, dài lâu.
Sự áp bức của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với tự do, phúc lợi kinh tế, và sự thực là, đối với chính mỗi con người của dân tộc Trung Hoa sẽ không thể nào kéo dài mãi mãi. Con người bị áp bức sẽ một ngày kia đứng lên quật khởi.
James Gorrie
Nguyên tác: China’s "Soviet Disease", The Epoch Times,18/08/2019
Mai Hưng dịch
(Nguồn : VNTB, 19/08/2019)
Ví dụ, một thực tế mang tính quốc gia của Trung Quốc về việc cướp đoạt ruộng đất nông nghiệp, các sông, hồ và biển ở quy mô công nghiệp, vượt quá cả mức độ độc ác của Liên-xô cũ, đã diễn ra từ những năm 1950 và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Do đó, nạn sa mạc hóa trên quy mô lớn và năng lực sản xuất lương thực sút giảm đã khiến cho Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu thực phẩm kể từ năm 2007, với việc Hoa Kỳ cung cấp phần lớn nông sản và thực phẩm cho Trung Quốc. Tất cả những điều này đã diễn ra trong một thời gian dài trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Đẩy nhanh sự suy tàn của một đế chế
Đế chế cộng sản Trung Quốc, và đó là phương cách chính xác nhất để nhìn nhận Trung Quốc ngày nay, đang phải chịu đựng những khiếm khuyết nghiêm trọng đi kèm với các chính sách dài hạn vốn trái ngược với một nền kinh tế bền vững, ấy là chưa nói gì đến một đời sống chính trị và xã hội lành mạnh. Chính Đảng cộng sản Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình suy thoái này.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, các điều kiện ở Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn, không thể nói rằng tốt hơn. Chênh lệch thu nhập gia tăng hơn bao giờ hết và các trung tâm đô thị lớn, mà hiện chiếm tới hơn 50% dân số, phải đối mặt với các dịch vụ xã hội thiếu thốn và sự tức giận của hàng triệu công nhân làm việc trong các nhà máy không được trả lương. Điều kiện ở khu vực nông thôn cũng xấu đi, dẫn đến việc di cư ra thành thị nhiều hơn. Ngoài ra, sự gia tăng những căng thẳng sắc tộc từ dân số Hồi giáo, cũng như ở Tây Tạng và các khu vực khác, đã trở nên tồi tệ hơn do những chính sách kinh tế thất bại của Đảng cộng sản Trung Quốc và sự đàn áp trên quy mô lớn đối với những biểu hiện bất đồng chính kiến và tôn giáo.
Đối ngoại, cung cách hành xử hung hăng của Đảng cộng sản Trung Quốc đã dẫn đến những căng thẳng chưa từng có với phương Tây và sự phẫn nộ bài Hoa trên khắp thế giới. Phản ứng dội ngược này là một trở ngại lớn đối với việc tiếp cận vốn rất cần thiết của Trung Quốc đối với các thị trường nước ngoài và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm đáng kể, từ 10% xuống còn 6%, thậm chí có thể còn thấp hơn. Thu nhập tuyệt đối cũng giảm, trong khi các sự cố bất ổn dân sự và các cuộc đình công lao động đang gia tăng, đánh vào chính trái tim của những ủng hộ viên của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc lo sợ điều này, như nó phải lo sợ.
Các chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc không đưa ra được giải pháp
Vấn đề lớn là, đối với Tập Cận Bình, cách duy nhất để tiến lên là, về mặt đối nội, đàn áp nhiều hơn, và, về mặt đối ngoại, gây hấn nhiều hơn. Tập Cận Bình đặt cược sinh mệnh chính trị của mình vào đó và ông ta không thể thay đổi hệ thống của Trung Quốc vì ông ta là một sản phẩm của nó. Do đó, việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho phương Tây, và các hình thức mở cửa khác là không tưởng. Sự sụp đổ của Liên-xô vào năm 1991 đã ngăn chặn mọi suy nghĩ về cải cách Đảng cộng sản Trung Quốc hoặc đất nước Trung Quốc. (Bởi vì) làm như vậy sẽ nới lỏng sự kìm kẹp toàn trị của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với quyền lực và giải phóng các lực lượng không thể ngăn chặn mà giờ đây đang xuất hiện tại Hồng Kông.
Do đó, sự đàn áp khủng khiếp của Trung Quốc đối với các nguồn nhân lực quý giá vẫn tiếp tục, cũng như sự tham nhũng phân tầng đặc hữu và những sự bóp méo thị trường. Thật không may, với một tiềm lực khá đủ, sự thờ ơ mang tính di căn đối với sinh mệnh con người, và điều quan trọng nhất là đối với nguồn vốn và công nghệ khổng lồ từ phương Tây, những điều kiện tiêu cực này có thể sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài khủng khiếp.
Hiển nhiên là, Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, qua nhiều thập kỷ, đã chất chứa, tích tụ tất cả các mầm mống, các điều kiện cần và đủ, cho căn bệnh này. Và giờ đây, ngay cả khi có được sự kiểm soát toàn trị đối với tất cả các hình thức truyền thông, sản xuất chế tạo và tài chính, và hơn hết, là đối với chính các công dân của mình, Trung Quốc vẫn đang phải vùng vẫy chống lại sức ép của những mâu thuẫn chính sách và hậu quả của những chính sách ấy.
Vấn đề cốt tử thật là khắc nghiệt : Đảng cộng sản Trung Quốc không thể làm gì khác, ngoài thất bại trong nỗ lực đảo ngược các xu hướng này.
Sự lừa dối không thể kéo dài mãi mãi
Lý do rất dễ hiểu, nhưng khó có thể nắm bắt vấn đề nếu quý vị là đảng viên của Đảng cộng sản Trung Quốc. Dập tắt tiếng nói bất đồng chính kiến, bỏ tù những người biểu tình, đàn áp các biểu hiện tôn giáo và kiểm duyệt những tin tức xấu, tất cả những điều đó không làm cho các vấn đề trên đây biến mất. Giống như việc phát hành các báo cáo GDP giả tưởng đẹp sau nhiều thập kỷ, việc tài trợ cho các dự án xây dựng dư thừa với lợi nhuận âm thông qua việc bơm tiền vô tội vạ chỉ cốt duy trì công ăn việc làm ở mức độ cần thiết về mặt chính trị (sao cho) tương đương với hoạt động kinh tế.
Phá giá đồng nhân dân tệ cũng không phải là câu trả lời. Nó sẽ gia tăng việc tư bản chạy ra nước ngoài và tăng chi phí nhập khẩu. Kết quả là làm giảm sức mua và làm tăng các khoản thanh toán lãi cho các khoản nợ bằng đô la. Những bất lợi đó có thể sẽ lớn hơn các lợi ích của hàng hóa rẻ hơn của Trung Quốc trên thị trường thế giới, đặc biệt là với nhu cầu thấp hơn từ cơn suy trầm kinh tế ở Châu Âu.
Tất cả những hành động và sự kiện này che khuất một sự thật lớn hơn, về cơ bản, gây tổn hại hơn nhiều cho khả năng của Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc mang lại sự giàu có thực sự, bền vững cho Trung Quốc : Đánh mất các hiệp định thương mại một chiều hào phóng, đánh mất các dự án đầu tư lớn của nước ngoài ; trộm cắp tài sản trí tuệ và công nghệ từ đó phương Tây ; và, một lần nữa, Trung Quốc cộng sản lại đứng bên bờ vực sụp đổ, giống như hồi năm 1979.
Hồng Kông là cuộc khủng hoảng của Đảng cộng sản Trung Quốc
Không có gì là bí mật khi nói rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã được châm ngòi bởi dự luật dẫn độ của ban lãnh đạo thân Bắc Kinh tại Hồng Kông – một dự luật mà trong đó chế độ Trung Quốc cộng sản đã đánh giá sai trình độ nhận thức của dân chúng Hồng Kông và đưa ra không đúng lúc. Nếu dự luật này không bị hối thúc một cách quá vội vã và quá vụng về, thì nói chung, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã không xảy ra.
Hơn nữa, Bắc Kinh sẽ không lọt vào tầm ngắm của thế giới như một kẻ xâm lược khổng lồ đang chuẩn bị đối phó bằng sức mạnh quân sự áp đảo với những người biểu tình ôn hòa. Sẽ không có những so sánh với Quảng trường Thiên An Môn, như giờ đây dư luận thế giới vẫn thường nhắc đến, và thanh danh vốn đã bị hoen ố của Trung Quốc cộng sản sẽ không bị hoen ố hơn.
Nhưng cho dù cuộc khủng hoảng có được giải quyết như thế nào đi nữa, thì mối đe đang hiện hình của sự thống trị vô luật pháp của Bắc Kinh đã tạo ra một khoảng tối đối với tương lai của thành phố- nhà nước (Hồng Kông) với tư cách là một trung tâm tài chính an toàn và đáng tin cậy đối với cả thế giới. Giờ đây, khi cả thế giới đã nhìn thấy mối đe dọa liên tục của Trung Quốc cộng sản đối với Hồng Kông, an ninh của thành phố-nhà nước (Hồng Kông) với tư cách là một trung tâm giao thương sẽ luôn luôn bị nghi ngờ.
Cuộc khủng hoảng Hồng Kông đơn giản là triệu chứng rõ ràng nhất của sự bất ổn mang tính hệ thống và bệnh lý ký sinh trùng của Trung Quốc cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Một sự sụp đổ theo cách thức Xô-viết ?
Những so sánh lịch sử không phải lúc nào cũng đúng, nhưng những so sánh ấy không phải lúc nào cũng là sai. Hồng Kông có thể trở thành phiên bản Bắc Kinh của phong trào Công đoàn Đoàn kết Ba Lan nhỏ bé vào những năm 1980, khi mà người Nga có thể bóp chết, nghiền nát, nhưng đã không dám thực hiện. Người Nga sợ rằng nếu họ làm như vậy thì sẽ có những cuộc nổi dậy ở nhiều nơi khác, cũng như sẽ bị nếm thêm các đòn trừng phạt về kinh tế từ phương Tây. Liên-xô thời đó bị tê liệt bởi nhiều thách thức tương tự mà Trung Quốc cộng sản giờ đây đang phải đối mặt.
Cuối cùng, phong trào Công đoàn Đoàn kết đã dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của Liên-xô. Có thể lập luận một cách thuyết phục rằng phong trào Công đoàn Đoàn kết là một điểm ngoặt của Liên-xô, và cho dù họ có chọn cách nào để xử lý nó đi chăng nữa, thì kết quả cũng sẽ vẫn giống nhau.
Tất cả những gì bị đè nén sẽ bật ngược trở lại
Ngày nay, thậm chí ngay cả với tất cả sự phát triển và tăng trưởng kinh tế ngoạn mục trong bốn thập kỷ qua, Trung Quốc cộng sản vẫn cho thấy chính nó đang mắc một căn bệnh trầm kha mang màu sắc Xô-viết. Bệnh trạng "Xô-viết hóa" của nó không nhất thiết là đồng nhất với cựu đế quốc Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết, nhưng nó đồng nhất ở một khía cạnh quan trọng : căn bệnh này không thể chữa trị, chừng nào đảng cộng sản Trung Quốc còn nắm quyền lực chính trị.
Và điều quan trọng nhất, sự đàn áp độc đoán của Đảng cộng sản Trung Quốc không phải là câu trả lời, nhưng nó có thể dẫn đến câu trả lời. Sigmund Freud, nhà tâm lý học nổi tiếng của thế kỷ 20, lưu ý rằng hình thức hay thời gian đè nén, áp bức không phải là vấn đề, mà vấn đề là sự đè nén, áp bức luôn luôn bật ngược trở lại. Sự thật cơ bản này cũng đúng với việc đè nén, áp bức con người và với những quy luật kinh tế. Nói theo cách nói quen thuộc của người Trung Quốc, thì khi mọi thứ đạt đến cực điểm, chúng sẽ vận động theo hướng ngược lại. Cụ thể là : "Vật cực tất phản", "Vật cùng tắc biến" ="Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu" = 易 窮 則 變,變 則 通,通 則 久 = Sự vật phát triển tới cực điểm, khi cùng tận, thì tất phải biến hóa, sau khi biến hóa liền thông đạt, nhờ thông đạt mà được trường cửu, dài lâu.
Sự áp bức của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với tự do, phúc lợi kinh tế, và sự thực là, đối với chính mỗi con người của dân tộc Trung Hoa sẽ không thể nào kéo dài mãi mãi. Con người bị áp bức sẽ một ngày kia đứng lên quật khởi.
James Gorrie
Nguyên tác: China’s "Soviet Disease", The Epoch Times,18/08/2019
Mai Hưng dịch
(Nguồn : VNTB, 19/08/2019)
__________________
18 August 2019
SAU 44 NĂM ...
Huỳnh Ngọc Chênh
Sống ở Sài Gòn từ trước 75 cho đến mãi về sau nầy, tui chỉ thấy SG thụt lùi đi trên nhiều phương diện. Vậy mà rời SG, ra Hà Nội sống ba năm, nay trở lại mới thấy dù SG có bị kéo lùi đi rất nhiều nhưng vẫn cách khá xa HN về mọi phương diện. Sau 44 năm, Hà Nội vẫn chưa đuổi kịp Sài Gòn, và không biết đến bao giờ, dù tiền bơm vào nơi nầy như nước sông Hồng mùa lũ.
Tiền chỉ giúp Hà Nội xây lên nhiều cao ốc, mở ra nhiều đường chứ không giúp cho chất lượng sống cũng như ý thức và sinh hoạt của đại bộ phận người dân ở đây nâng lên được bao nhiêu so với SG.
Dễ thấy nhất sự thua kém của HN là trật tự giao thông đô thị. Xe cộ đi lại hỗn loạn không theo làn quy định nào hết, đèn đỏ vượt vô tư. Các hố ga trên mặt đường ngay ở trung tâm thì nham nhỡ hầm hố không thể nào tả xiết, gây tai nạn chết người như chơi, năm nầy qua tháng nọ không thấy ai kêu than, mà kêu than chắc cũng chẳng tới đâu.
Lấn chiếm vỉa hè và ném chất thải vô tội vạ ra đường, ra khắp mọi nơi thì HN vô địch. Người ta ỉa đái ngay trong cả cầu thang chung cư được, thì chuyện gì cũng có thể làm được.
Chung cư cao cấp nơi tui đang ở, tàn thuốc, rác vẫn xuất hiện trên hành lang và trong cầu thang. Nơi đổ rác có thùng chứa, rác vẫn bị ném tràn lan ra ngoài.
Thủ tục hành chính ở SG đang bỏ rất xa Hà Nội.
Cũng làm lại căn cước (sau khi bị công an côn đồ ở trại 6 Nghệ An cướp mất), ở Hà Nội, công dân Nguyễn Thúy Hạnh phải mất hai ngày ra ngồi chờ đợi, trong khi đó ở SG, tui chỉ mất đúng 30 phút là xong. Làm lại bằng lái xe, sau khi đã khám sức khỏe, tui chỉ mất đúng 20 phút khai báo và nộp giấy tờ.
Trước đây ba năm, ở SG tui bị mất giấy tờ, đến đồn công an khai báo, thấy đã có sẵn mẫu điền vào nộp buổi sáng, buổi chiều đến nhận lại giấy xác nhận.
Vậy mà mới đây ở Hà Nội, bạn tui kể khi đến phường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) khai mất giấy tờ khi chạy xe trên đoạn đường nầy, cán bộ trực đùn đẩy người nầy qua người khác, chờ hơn nửa giờ mới có cán bộ công an ra làm việc. Hỏi han điều tra xác minh đã đời rồi anh ta mới đưa ra kết luận: Đường Kim Giang chạy qua địa bàn phường Kim Giang chỉ có 250 m, phần lớn còn lại là qua địa bàn phường Đại Kim, do vậy khả năng đánh rơi giấy tờ nằm ở phường Đại Kim, anh qua bên đó khai báo mới hợp lý.
Bạn tui bực mình đứng lên không nói lời nào, chạy qua phường Đại Kim. Tại đây, trực ban ề à mãi mới đưa ra hướng dẫn viết đơn trình báo như thế nào mà đơn trình báo phải đánh máy vi tính. Bạn tui chạy đến tiệm photocopy, gõ xong đơn mang đến. Cán bộ nói phải 3 ngày sau mới đến nhận xác nhận. Bạn tui hỏi vì sao mà lâu, cán bộ trả lời: Phải xác minh có thật sự anh đánh rơi trên đoạn đường nầy hay không, lãnh đạo mới ký cho anh chứ.
Bạn tui hỏi làm sao xác minh, thì cán bộ ề à một lúc không đâu vào đâu rồi cuối cùng tỏ ra thông cảm: Thấy anh cần gấp quá, tôi thông cảm sẽ đề đạt lãnh đạo ký sớm cho anh, sáng mai anh đến lấy nhé. Sáng hôm sau, 7 giờ bạn tui bị gọi đến, nhận giấy cớ mất tại quán cà phê trước đồn và tốn 200k với một gói thuốc ngoại.
Chỉ với cái giấy cớ mất giấy tờ đơn giản mà nhiêu khê như vậy thì hỏi những thủ tục hành chánh khác, khó khăn đến chừng nào?
Sài Gòn hiện nay cũng giảm hẳn các cổng chào ngang đường và những khẩu hiệu vô bổ trên các trụ điện ven đường, thay vào đó xuất hiện rất nhiều bảng chỉ đường trước mỗi giao lộ quan trọng. Nhờ những bảng chỉ đường nầy mà giao thông bớt tắt nghẽn, bớt tai nạn do người lái xe đi lộn đường hoặc phải dừng lại hỏi đường.
Người Sài Gòn tôn trọng luật lệ giao thông tốt nhất nước là điều chắc chắn. Người Sài Gòn cũng sống chan hòa và nhân ái hơn HN là điều không thể chối cãi. Các quán cơm từ thiện 2k, cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại bệnh viện, các tủ bánh mì, tủ nước, thùng áo quần phát không cho người nghèo có khắp mọi nơi đã nói lên điều đó.
Sài Gòn bị kéo thụt lùi sau 44 năm, nhưng quán tính của 20 năm thời VNCH, cái mà bộ máy tuyên truyền của nhà đương quyền gọi là “tàn dư Mỹ Ngụy”, đã giúp giữ lại SG những điều tốt đẹp mà Hà Nội bây giờ có trét lên đầy tiền cũng khó bao giờ đuổi kịp, nếu thể chế lạc hậu phi nhân nầy vẫn còn tồn tại.
Huỳnh Ngọc Chênh
(7-8-2019)
17 August 2019
Bài Xa Người, thơ
Người đã xa, muôn trùng. Và ta đã nhớ, mông mênh. Rồi hoàng hôn, rồi khuya…Nỗi đợi chờ ẩn náu trong vô minh làm đời ta đầy hoạn nạn. Ta thấy hạt cát phận ta lưu lạc quẩn quanh trên bờ cạn Sông Hằng. Thì thôi, cũng đành. Người cứ là mây đỉnh núi, hững hờ. Ta cứ là chim mỏi cánh, lang thang nơi lũng thấp, bóng lạnh, đợi chờ…
Hãy Chỉ Là …. Người Tình
Ninh Thuận
Xin đừng đến với nhau như vợ chồng làm chết hẳn tình yêu đôi ta nhé, hỡi em yêu dấu. Thời gian nhiệm mầu đã làm tăng thêm độ nồng ấm của đôi nam nữ yêu nhau, nhưng cũng là nguyên nhân chính khiến vợ chồng lạnh nhạt với nhau đến độ phải hỏi lại chính lòng mình, đôi khi dẫn trí óc bay bổng đến phương trời nào đó với trăng thanh, gió mát hữu tình đầy hoa thơm cỏ lạ. Mọi người đều rất sợ xẩy đến hay phải đối phó chuyện này, riêng tôi cũng cảm thấy như vậy.
Một Nhà Văn đã viết bài gây tê tái trong lòng người đọc nhưng một chuyện hầu như, chứ không phải hết tất cả, đã xẩy ra trong mọi gia đình khi cặp phối ngẫu không còn trẻ nữa mà vẫn chung nhau một chỗ che mưa, tránh nắng: “Đời Vắng Em Rồi …. Cãi Với Ai ?” Hình như cảm nghĩ này thoáng vương vấn một sự thất bại não nề.
Rồi tiếp đến bài hát có câu: “Cầm tay nhau, cầm chân nhau, chưa chắc là đã yêu nhau” của một tài danh viết thật ngắn, gọn, sống tại Pulau Bidong vào khoảng năm 1983, 1984, một trại tỵ nạn dành cho thuyền nhân người Việt Nam khiến người nghe bàng hoàng để nghĩ rằng điều này thật đúng khi còn sinh sống tại Pulau Bidong, một trại tỵ nạn đặt trên hoang đảo ngoài khơi phiá đông bắc Malaysia, không cách xa Mũi Cà Mâu đất Việt là mấy. Lúc đó tương lai mọi người đều dật dờ, bất định, nên dễ bị thú vui nhục dục cuốn trôi, không còn để tâm vào chuyện gì khác cả. Tôi đã ở Pulau Bidong và chứng kiến cảnh một ông chồng nhẫn nhục làm cơm, canh, thức ăn mọi thứ cùng đứng như một hầu bàn đầy kinh nghiệm, như chúng ta đã từng thấy khi đi dự tiệc tại bất kỳ một nhà hàng nào, cho người vợ dùng cơm chung với một tên đàn ông lạ hoắc chỉ vì sợ bà vợ tách hồ sơ khiến thời gian phải ở lại đảo kéo dài lâu hơn. Có lẽ giờ này ông đã không còn chung sống với người vợ lăng loàn, trắc nết đó khi đã đi định cư, dù ly dị hay chưa, một chuyện không cần thiết phải làm .
Nhớ lại bài thơ nổi tiếng của Thi Sĩ Nguyễn Tất Nhiên: “Thà Như GiọtMưa” trong đó có câu: “….Có Còn Hơn Không, Có Còn Hơn Không” Rồi thêm bài hát : ”Thà Làm Hạt Mưa Bay” để được diễm phúc hôn em, được đọng trên bờ vai người em yêu dấu, để mãi mãi mong được gần em. Hình như Mưa đã, đang và sẽ gây nhiều ngẫu hứng bất tận nơi các văn nghệ sĩ.
Chúng ta thuộc phái nam nhi chi trí, hiện diện trên cõi đời này để tuân theo một cách tuyệt đối lệnh ban ra từ Ngưồi Tình. Luôn là chỗ tựa vững chấc, một bờ vai rộng để Nàng ngả đầu, dựa vai như bài hát: “Put Your Head On My Shoulder“ do danh ca Paul Alka cùng Elvis Presley trình diễn trong các thập niên 1950 và 1960.
Thêm hai câu thơ mà lại do nhà văn nối tiếng Mai Thảo viết, giúp nhiều người, trong đó có tôi, thêm sức chịu đựng để an nhiên tự tại, vượt qua các cơn đau thể xác lẫn tinh thần :
“Gối Tay Lên Bệnh Nằm Thanh Thản,Do vậy có lẽ không ai lại bất nhân cùng bất nghĩa, bất nghì cắn dù rất nhẹ nhàng, vào đôi bàn tay đã từng cứu vớt, nâng chúng ta để vực dậy khỏi những cùng cực của cuộc sống và cả trong khi sa cơ, thất thế, như cuộc đời của chính tôi đã phải chịu đựng, dù ở vào bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa vì Nghĩa luôn nặng hơn Tình khi tuổi đời đã ngả bóng chiều tà. Từ đó nhân thế hưởng cảnh nắng quái chiều hôm theo ý tưởng lạc quan, yêu đời hay chiều hôm mà lại có nắng quái lúc bi quan, yếm thế.
Thành Một Đôi Ta, Rất Đá Vàng”
16 August 2019
Mùa Vu Lan
NHỚ MẸ
Mẹ đã mất từ lâu
Chưa một lần chiêm bao thấy bóng mẹ
Có lẽ ngày còn bé
Mẹ nghiêm khắc nên lớn rồi vẫn sợ mẹ
Lúc bé ở làng quê
Roi vọt như cơm bữa
Kịp khi ra Chợ Thủ
Con lớn nên không nỡ roi vọt
Nhưng không ngớt răn dạy
Nhưng cũng có một lần
Mẹ đang nằm bịnh
Bà nội lại dằn thúc
Mẹ giận lẩy bà mới kêu con lại
Đứng kế bên giường nghe mẹ dạy
Bất đồ nắm chặt tay con
Tay kia rút phăng khúc củi gộc
Phang liên tu bất tận
Ai biết tính con bằng mẹ
Mẹ biết con bề ngoài nhu thuận
Bề trong cứng đầu ngỗ nghịch
Nên cam chịu tiếng ác để răn dạy
Cha mẹ sinh con trời sinh tính
Biết vậy nhưng vẫn gắng sức
Toan sửa tính cho con
Cho con được thành nhơn
Như lòng mong mỏi của mẹ
Khi đặt tên con là Thành Nhơn
Mẹ vốn là thôn nữ
Chữ nghĩa đâu bao nhiêu
Chỉ dạy con hai điều:
Một là không được dối trá
Hai là sống theo nhân nghĩa
Chỉ có bấy nhiêu thôi
Nói là nói vậy thôi
Con mẹ cũng lớn rồi
Vẫn nhớ lời mẹ dạy
Không dám dối trá cầu lợi danh
Cũng chuộng điều nhân nghĩa
Chỉ khi nào lạng quạng
Dấu để mẹ khỏi buồn
Thật không dám dối trá
Nhưng tới lần lập gia đình
Mới thật là khổ não
Biết con vì mối tình si
Đang rơi vào cơn gió xoáy
Bao nhiêu điều ngang trái
Lại sợ con bị hại
Thương con đứt ruột mà chẳng biết làm sao!
Chỉ biết nhìn con ngơ ngẩn lặng thinh
Ngày nay tuổi bảy lăm
Những đêm nằm thao thức
Muốn nghe lại lời mẹ một lần
Không làm sao được nữa
Mẹ mất đã từ lâu
(Nhờ ơn Mẹ mới Thành Nhơn)
Nguyễn Thành Nhơn
14 August 2019
10 August 2019
Chuyện hai chuyến xe cách nhau hơn 100 năm, ở Tokyo và ở Thành Hồ
Tokyo năm 1905
Cụ Phan Bội Châu kể:
Cụ Phan Bội Châu kể:
"Cuối năm 1905, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ dành dụm được vài đồng bạc làm hành phí để lên Tokyo tìm cho được anh học sinh Trung Quốc, quê Vân Nam có tên Ân Thừa Hiến. Xuống khỏi xe lửa, 2 người gọi một phu xe và đưa danh thiếp “Ân Thừa Hiến” ra. Người phu xe này kéo xe chở Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ đến một khách sạn tìm người nhưng đến nơi thì người đó đã chuyển chỗ, không để lại địa chỉ, nhưng anh phu xe bảo cứ đứng đợi để anh ta đi tìm người đó giúp. Sau ba giờ anh ta đã tìm thấy nơi ở mới của người đó và chở 2 ông đến tận nơi để gặp người cần gặp. Phan Bội Châu đưa một đồng bạc trả công cho người phu xe. Nhưng anh ta từ chối, chỉ lấy hai mươi lăm xu, và nói: "Theo giá cả của Bộ Nội vụ định, giá xe từ chỗ kia đến đây chỉ hai mươi lăm xu, tôi chỉ lấy đúng như vậy. Vả lại, các ngài vì mến mộ nền văn minh Nhật Bản mà qua đây, chúng tôi rất hoan nghênh, chứ có phải vì tiền mà tận tụy với các ngài đâu".
Cử chỉ và lời nói ấy của người phu xe Nhật Bản khiến Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ kinh ngạc, thán phục và ...lòng thêm tủi.
Gần 115 năm sau, ở TPHCM
Báo Thanh Niên hôm nay 4/8/2019 viết:
Ngày 3.8, cụ Oki Toshiyuki (83 tuổi, du khách Nhật Bản) muốn được ngắm nhìn Sài Gòn khi còn vắng xe cộ nhưng lại có một trải nghiệm... ngỡ ngàng…. Trên đoạn đường ngắn về lại khách sạn khoảng 5 phút, cụ Oki có ý định sẽ gởi tài xế xích lô 500 ngàn đồng để cám ơn khi đến nơi. Tuy nhiên, anh xích lô chỉ thả cụ gần khách sạn, cụ rút bóp ra, lấy 1 tờ 500 ngàn đồng đưa cho anh này thì anh này… tỏ ý đòi thêm. Cụ cũng đồng ý, nhưng người già tay chân chậm chạp, chưa kịp lấy thêm tiền thì anh xích lô thò tay vào bóp cụ, lấy hết 5 tờ 500 ngàn và 2 tờ 200 ngàn của cụ rồi bỏ đi.
**
Tôi nghĩ, đây chính là vấn đề DÂN TRÍ của một dân tộc . Không lẽ dân trí người Việt năm 2019 lại không bằng dân trí người Nhật năm 1905 sao ???
Tôi nghĩ, đây chính là vấn đề DÂN TRÍ của một dân tộc . Không lẽ dân trí người Việt năm 2019 lại không bằng dân trí người Nhật năm 1905 sao ???
Nguyễn Thiện
09 August 2019
Mộng Lệ An, thơ Lan Đàm
Tranh vẽ đã lâu, thi nhân vẫn chẳng vội . . .
Ảo ảnh của A.C.La, nhưng người thì đâu phải (A.C.La)
Ảo ảnh của A.C.La, nhưng người thì đâu phải (A.C.La)
"Mộng Lệ An", tranh A.C.La
Để suy gẫm
"Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người"
‘’Virtually everywhere socialism or communism has been tried, it has produced suffering, corruption, and decay. Socialism’s thirst for power leads to expansion, incursion, and oppression. All nations of the world should resist socialism and the misery that it brings to everyone’’ (Donald Trump)
Lê Thanh Hải sẽ vào ‘lò’ cùng Lê Tấn Hùng?
Có thể hai chữ "Hùm Xám" trong ngôn ngữ dân gian là những chữ chính xác nhất để gọi anh em Lê Thanh Hải và Lê Tấn Hùng, những tên tham nhũng đầy quyền lực trước kia và nay đang nằm trong gọng kìm của phe đối nghịch, nhóm đang cố gắng duy trì quyền độc tôn của Đảng CS. (TTR)
Thường Sơn
Không phải là quan chức cao cấp, không giữ ghế ủy viên trung ương hay thường vụ thành ủy, thậm chí không phải là thành ủy viên, việc Lê Tấn Hùng bị đưa vào diện theo dõi trên là bất thường.
Mặt khác, số tiền mà Lê Tấn Hùng ‘ăn’ từ vụ chi khống 13,3 tỷ đồng khi ông ta còn là Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, và có thể gộp cả những vụ ‘ăn’ khác liên quan đến đất vàng, có thể không phải là quá ghê gớm như một số vụ đại án kinh tế mà số tiền thất thoát và tham nhũng tính từ ngàn tỷ trở lên. Tuy nhiên, Lê Tấn Hùng và vụ Sagri vẫn vào diễn theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương, có nghĩa đang và sẽ trở thành đại án.
Những sự bất thường trên cũng logic với một hiện tượng bất thường khác khi Lê Tấn Hùng vào lúc bị bắt khẩn cấp đã không ‘được’ ở trong trại tạm giam trên địa bàn TP.HCM do chính quyền và công an TP.HCM quản lý, mà bị di lý ra Hà Nội dưới quyền giám sát của Bộ Công an. Những bất thường này cho thấy vụ Lê Tấn Hùng - Sagri có thể không thuần túy là án kinh tế mà còn có thể đan xen yếu tố ‘an ninh quốc gia’ và chính trị.
Vậy yếu tố nào có thể là ‘an ninh quốc gia’ và chính trị? Phải chăng có liên quan đến anh ruột của Lê Tấn Hùng là Lê Thanh Hải - quan chức đã cầm giữ ghế chủ tịch TP.HCM và bí thư thành ủy thành phố này trong suốt 15 năm?
Không chỉ bị xem là tội đồ chính trong vụ ‘ăn đất’ khổng lồ ở Thủ Thiêm, Lê Thanh Hải còn là quan chức có đầu dây mối nhợ với không ít doanh nghiệp người Hoa, mà tiêu biểu là tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan, liên quan và dắt dây đến nhiều khu đất vàng ở Sài Gòn mà Vạn Thịnh phát được độc quyền hưởng trọn - chính là những chứng cứ mà có thể trong một ngày không xa, Lê Thanh Hải sẽ phải cứng họng trước những đồng chí - quan tòa của ông ta.
Nhưng mối quan hệ của Lê Thanh Hải với Hoa kiều không chỉ dừng ở hoạt động thương mại và ‘lại quả’, mà còn lan sang cả chính trị.
Vào khoảng thời gian Lê Thanh Hải còn là chủ tịch TP.HCM, mối quan hệ có vẻ thân thiết đặc biệt giữa ông ta và Chu Vĩnh Khang - Bộ trưởng công an Trung Quốc - hẳn phải khiến nhiều người chú ý và nghi vấn. Trong một số lần sang thăm Việt Nam, Chu Vĩnh Khang đã bay vào Sài Gòn và gặp Lê Thanh Hải. Một dấu hỏi rất lớn cần dược làm rõ: liệu những cuộc gặp gỡ tay đôi giữa Chu Vĩnh Khang và Lê Thanh Hải có dẫn đến tình trạng rò rỉ thông tin nội bộ và tài liệu mật của chính thể Việt Nam mà Bộ Công an Việt Nam thỉnh thoảng phải há miệng cảnh báo?
Trong khi dấu hỏi trên chưa được làm rõ, điều rõ ràng hơn cả là Lê Thanh Hải không thể ‘ngậm miệng ăn tiền’. Trong thời gian tới, nếu Lê Thanh Hải và những đồng sự cấp dưới thời ông ta còn làm chủ tịch thanh phố và bí thư thành ủy TP.HCM không thể khắc phục được hậu quả, nghĩa là chính quyền TP.HCM không thể tìm được 26.300 tỷ đồng để hoàn trả lại ngân sách trung ương theo kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ đã công bố như một tối hậu thư vào tháng 6 năm 2019, Lê Thanh Hải sẽ khó có cơ may thoát khỏi án tù như Đinh La Thăng.
(VNTB)
Lê Tấn Hùng |
Những sự bất thường trên cũng logic với một hiện tượng bất thường khác khi Lê Tấn Hùng vào lúc bị bắt khẩn cấp đã không ‘được’ ở trong trại tạm giam trên địa bàn TP.HCM do chính quyền và công an TP.HCM quản lý, mà bị di lý ra Hà Nội dưới quyền giám sát của Bộ Công an. Những bất thường này cho thấy vụ Lê Tấn Hùng - Sagri có thể không thuần túy là án kinh tế mà còn có thể đan xen yếu tố ‘an ninh quốc gia’ và chính trị.
Vậy yếu tố nào có thể là ‘an ninh quốc gia’ và chính trị? Phải chăng có liên quan đến anh ruột của Lê Tấn Hùng là Lê Thanh Hải - quan chức đã cầm giữ ghế chủ tịch TP.HCM và bí thư thành ủy thành phố này trong suốt 15 năm?
Lê Thanh Hải |
Nhưng mối quan hệ của Lê Thanh Hải với Hoa kiều không chỉ dừng ở hoạt động thương mại và ‘lại quả’, mà còn lan sang cả chính trị.
Vào khoảng thời gian Lê Thanh Hải còn là chủ tịch TP.HCM, mối quan hệ có vẻ thân thiết đặc biệt giữa ông ta và Chu Vĩnh Khang - Bộ trưởng công an Trung Quốc - hẳn phải khiến nhiều người chú ý và nghi vấn. Trong một số lần sang thăm Việt Nam, Chu Vĩnh Khang đã bay vào Sài Gòn và gặp Lê Thanh Hải. Một dấu hỏi rất lớn cần dược làm rõ: liệu những cuộc gặp gỡ tay đôi giữa Chu Vĩnh Khang và Lê Thanh Hải có dẫn đến tình trạng rò rỉ thông tin nội bộ và tài liệu mật của chính thể Việt Nam mà Bộ Công an Việt Nam thỉnh thoảng phải há miệng cảnh báo?
Trong khi dấu hỏi trên chưa được làm rõ, điều rõ ràng hơn cả là Lê Thanh Hải không thể ‘ngậm miệng ăn tiền’. Trong thời gian tới, nếu Lê Thanh Hải và những đồng sự cấp dưới thời ông ta còn làm chủ tịch thanh phố và bí thư thành ủy TP.HCM không thể khắc phục được hậu quả, nghĩa là chính quyền TP.HCM không thể tìm được 26.300 tỷ đồng để hoàn trả lại ngân sách trung ương theo kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ đã công bố như một tối hậu thư vào tháng 6 năm 2019, Lê Thanh Hải sẽ khó có cơ may thoát khỏi án tù như Đinh La Thăng.
(VNTB)
07 August 2019
Về một người bạn sắp ra đi . . .
Thưa các bạn,
Về tình hình khóa 11, sau Hàn Minhn Đức và Văn Tòng Hòa mấy tháng trước, nay sắp đến lượt Nguyễn Quang Đạo.
Ngoài bệnh thể chất, về tim và phổi, Đạo còn bị tâm thần bấy lấy nay, nên đã không biết cách đáp ứng bình thường trước những thăm hỏi của bạn bè cách đây hơn một năm, nên từ khi bắt được liên lạc đến nay, không có mấy ai có đủ kiên nhẫn và từ tâm để thăm hỏi hay nhớ đến một đồng môn hiền lành, nhưng đầy bất hạnh trong công vụ cũng như trong cuộc sống gia đình.
Chúng ta, ngoài những bạn may mắn, cũng có nhiều bạn gặp số phận không may trong đời, nhưng chưa ai như Đạo khi bị phản bội tàn tệ và thê thảm khi trở về từ nhà tù cộng sản, bởi người mình yêu thương nhất trên đời.
Sức chịu đựng của Đạo không đủ để giúp Đạo đứng dậy và từ đó hơn 40 năm qua Đạo sống triền miên trong đau khổ.
Những giây phút bình yên duy nhất của Đạo là những khi rơi vào tình trạng tâm thần, quên thực tế, cứ tưởng mình không là mình...
Với một đồng mộn nhiều bất hạnh hơn ta mà còn mang thêm bệnh tâm thần như Đạo, thì mình có nên câu chấp những đáp ứng không bình thường, không khéo léo của Đạo không?
Nếu lòng ta có được sự thương cảm, thì hoàn cảnh của Đạo chính là "Phước Điền" của chúng ta đó.
Theo tin của gia đình, Đạo bị tim và phổi nặng, ER vào bệnh viên hơn 10 ngày rồi. Bệnh viện đã chê và sẽ gởi trả về nhà, nhận Hospice service... chờ lên xe...
Hospice, thường thì vài tháng, nhưng bác sĩ và gia đình Đạo biết hơn ai hết, nên đã chuẩn bị cho ngày ra đi của Đạo. Gia đình cho biết có lẽ chỉ trong vòng đôi ba ngày tới.
Tôi xin thông báo để quý bạn tùy nghi, tùy tâm, tùy hỉ...
Sau đây là số phôn và địa chỉ:
Lê Hữu Phước
Về tình hình khóa 11, sau Hàn Minhn Đức và Văn Tòng Hòa mấy tháng trước, nay sắp đến lượt Nguyễn Quang Đạo.
Ngoài bệnh thể chất, về tim và phổi, Đạo còn bị tâm thần bấy lấy nay, nên đã không biết cách đáp ứng bình thường trước những thăm hỏi của bạn bè cách đây hơn một năm, nên từ khi bắt được liên lạc đến nay, không có mấy ai có đủ kiên nhẫn và từ tâm để thăm hỏi hay nhớ đến một đồng môn hiền lành, nhưng đầy bất hạnh trong công vụ cũng như trong cuộc sống gia đình.
Chúng ta, ngoài những bạn may mắn, cũng có nhiều bạn gặp số phận không may trong đời, nhưng chưa ai như Đạo khi bị phản bội tàn tệ và thê thảm khi trở về từ nhà tù cộng sản, bởi người mình yêu thương nhất trên đời.
Sức chịu đựng của Đạo không đủ để giúp Đạo đứng dậy và từ đó hơn 40 năm qua Đạo sống triền miên trong đau khổ.
Những giây phút bình yên duy nhất của Đạo là những khi rơi vào tình trạng tâm thần, quên thực tế, cứ tưởng mình không là mình...
Với một đồng mộn nhiều bất hạnh hơn ta mà còn mang thêm bệnh tâm thần như Đạo, thì mình có nên câu chấp những đáp ứng không bình thường, không khéo léo của Đạo không?
Nếu lòng ta có được sự thương cảm, thì hoàn cảnh của Đạo chính là "Phước Điền" của chúng ta đó.
Theo tin của gia đình, Đạo bị tim và phổi nặng, ER vào bệnh viên hơn 10 ngày rồi. Bệnh viện đã chê và sẽ gởi trả về nhà, nhận Hospice service... chờ lên xe...
Hospice, thường thì vài tháng, nhưng bác sĩ và gia đình Đạo biết hơn ai hết, nên đã chuẩn bị cho ngày ra đi của Đạo. Gia đình cho biết có lẽ chỉ trong vòng đôi ba ngày tới.
Tôi xin thông báo để quý bạn tùy nghi, tùy tâm, tùy hỉ...
Sau đây là số phôn và địa chỉ:
1. Đao Cell: 281-894-1379Thân chúc quý bạn sức khỏe!
2. Vợ Đạo Cell: 832-629-0606
Địa chỉ nhà Đạo :
12114 Osage Park Dr.
Houston, TX 77065
Lê Hữu Phước
Chân dung một cô gái Việt Nam, truyện ngắn Tâm Thanh
Và Diễm cảm thấy một nỗi chán nản xen lẫn hổ thẹn về người cùng màu da.
Nhưng bây giờ trước mặt nàng là ông cảnh sát di trú và bên phải là một người con gái, cỡ tuổi Diễm. Cô xin tầm trú. Trước khi lên đây, một bà cảnh sát đã khám xét người và hành lý của cô. Bà muốn tìm biết cô gái thật sự là ai, tên tuổi thật là gì, nhà cửa thật ở đâu. Trong ba bốn năm gần đây, nẩy ra một hiện tượng mới là mỗi năm có vài chục người Việt Nam tới xin tầm trú tại Na-uy, không một người nào là... người thật. Báo chí Na-uy gọi họ là ingen person, tương đương với nobody, Diễm và các đồng nghiệp thông dịch viên dịch đùa từng chữ là ‘vô nhân’. Trong cái túi xách nhỏ, có hình hai bàn chân, bà cảnh sát chỉ moi ra được một cái quần tây, một áo thung, một xú-chiêng, hai xì líp, một típ kem đánh răng, một bàn chải. Chân dung thật của cô gái không nằm trong cái túi xách. Bây giờ Diễm dịch cho ông cảnh sát thẩm vấn.
“Cô tên gì?” ông cảnh sát hỏi, sau khi bật máy PC.
“Nguyễn Thị Vân.”
“Ngày sanh?”
“25.12.1988.”
“Như vậy là cô sanh vào lễ Giáng Sinh và năm nay cô 16 tuổi?” ông cảnh sát chiếu ánh mắt nghi ngờ trên cô gái ngồi trước mặt. Diễm đoán người đồng hương này nếu không già bằng Chúa Cứu Thế thì ít nhất phải hai mươi lăm tuổi. Nàng biết theo luật lệ hiện hành, trẻ vị thành niên được nhiều đoàn thể can thiệp và bảo vệ, và nếu được chấp thuận tị nạn thì có thể kéo thêm cha mẹ, em út. Nhưng Diễm đoán lầm về vụ kéo thêm cha mẹ:“Tên cha?” ông cảnh sát hỏi tiếp.
“Nói chung... Tôi không có cha.”
“Tên mẹ?”
“Tôi không có mẹ.”
“Ít nhất cũng có một người sanh ra cô chớ?”
“Tôi mồ côi từ nhỏ, không biết gì cả...”
“Cô có giấy tờ gì không, như sổ thông hành, căn cước chẳng hạn?”
“Không.”
“Không có giấy thông hành, làm thế nào cô có thể đi ra khỏi Việt Nam, và qua bao nhiêu biên giới tới đây được?”
“Không biết. Người ta đưa tôi đi.”
“Người ta là ai?”
“Nói chung nà người giắt đi đấy.”
“Có khi nào họ đưa qua trạm kiểm soát biên giới không?”
“Tôi không biết đâu là biên giới.”
“Cô rời khỏi Việt Nam bao giờ?”
“Không nhớ.”
“Cô nói phỏng chừng cũng được,” ông vẫy vẫy những ngón tay như con chim bay “một năm, một tháng, hay một tuần?”
“Khoảng một tháng.”
“Cô nhớ đã đi qua một thành phố nào đặc biệt, ví dụ Paris, Berlin, Bắc Kinh?”
“Không nhớ. Không biết.”
Suốt hai tiếng đồng hồ với hàng trăm câu hỏi, người cảnh sát chỉ nhận được một câu trả lời rất ư thoải mái “không biết.” Chạm phải những lời nói dối quá xấc xược, ông đỏ gay mặt như người bị xúc phạm nặng, nhưng lấy lại bình tĩnh, gõ vào máy vài dữ kiện vu vơ. Thấy hồ sơ sơ sài quá, ông ta cố gắng nhắc lại lần thứ ba một câu hỏi:
“Cô nói lại tôi nghe, cô từ Việt Nam tới Na-uy bằng phương tiện gì?”
Cô gái chắc đã được học tập kỹ, dư biết rằng ông cảnh sát muốn truy ra hãng máy bay chuyên chở để qui trách nhiệm, nên quay sang thông dịch viên nói:
“Chị lói với ló nà em đi bộ từ Cao Bằng sang Trung Quốc đấy, dzồi từ Trung Quốc đi bộ sang Nga, từ Nga sang đây bằng xe thùng đấy... Ðã lói mí ló dzồi mà cứ hỏi mãi thế!”
Diễm dịch lại câu nói, bỏ câu ‘chị lói với ló’ đi - vì nàng biết nó ngắn ngủi thế mà không tài nào dịch hết ý được. Ông cảnh sát ghi vào hồ sơ lời khai, chẳng cần biết đoạn đường từ Cao Bằng sang Nga dài bao nhiêu dậm, đi bộ mấy năm. Rồi ngẩng đầu lên hỏi theo đúng thủ tục:
04 August 2019
03 August 2019
TUƠNG TỰ BỐI CẢNH VIỆT NAM QUA PHIM THE SHAWSHANK REDEMPTION
Trần Trung Đạo
Có thể độc giả sẽ trách “Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng ở Biển Đông mà lại nói chuyện về phim ảnh.” Thưa không. Chẳng qua chỉ vì một người bạn vừa nhắc đến phim The Shawshank Redemption trong facebook làm tôi chợt liên tưởng đến hoàn cảnh của xã hội Việt Nam. Tôi xem phim không nhiều nhưng phim The Shawshank Redemption là một trong vài phim tôi thích nhất. Đây là một cuốn phim rất hay và theo IMDb (Internet Movie Database) The Shawshank Redemption là phim số 1 trong số 250 phim hay nhất của Mỹ từ trước tới nay.
Nhiều chi tiết trong sách của Stephen King khác với trong truyện phim của đạo diễn Frank Darabont. Bài viết này chỉ thảo luận về cuốn phim. Có bốn nhân vật trong phim The Shawshank Redemption đáng lưu ý.
Nhân vật chính là Andy Dufresne (Tim Robbins đóng). Andy bị kết án hai bản án chung thân về tội giết vợ và người yêu của vợ mà anh không gây ra. Trong tù, sau hai năm đầu bị hiếp đáp đủ điều, Andy kết bạn với một tù nhân khác tên là Red (Morgan Freeman đóng). Nhân vật này cũng là vai chánh, và trong phim, Red là người kể lại cuộc đời, nhân cách và hành trình của Andy từ khi bước chân vào nhà tù cho đến lúc vượt thoát. Andy dành gần 19 năm để khoét một đường hầm chỉ rộng đủ cho một người chui qua bức tường dày của nhà tù Shawshank. Dụng cụ anh dùng là chiếc búa rất nhỏ thường dùng để đục đẽo những con cờ bằng đá. Mơ ước của Andy là được đến Zihuatanejo, Mexico, một vùng biển anh ta chưa bao giờ đặt chân đến, để sống tự do cho đến hết đời mình vì như anh đọc đâu đó, miền đất ấm đó là nơi không giữ một dấu vết nào của quá khứ. Mỗi ngày Andy đục một chút vôi trên vách tường, bỏ vào túi quần và rải xuống đất khi đi bộ trong sân nhà tù. Cai ngục Samuel Norton biết Andy từng là phó chủ tịch của một ngân hàng nên chọn anh làm kế toán riêng để tính sổ số tiền mà y nhận từ hối lộ. Cuối cùng, sau gần 19 năm, anh đục xuyên bức tường dày và vượt ngục thành công. Trước khi vượt biên giới sang Mexico, Andy ghé các ngân hàng ở Maine để rút hết mấy trăm ngàn mà cai ngục ký thác dưới tên giả Randall Stephens. Andy cũng không quên gởi hồ sơ tội ác của Samuel Norton cho báo chí và kết quả dẫn đến việc viên cai ngục tham nhũng này phải tự đưa mũi súng vào mồm tự sát.
Nhân vật đưa súng vào mồm và bóp cò vừa nhắc ở trên là Samuel Norton (Bob Gunton đóng), giám đốc nhà tù Shawshank thuộc tiểu bang Maine, Hoa Kỳ. Samuel Norton tham nhũng bằng cách cấu kết với giới đầu tư, xây dựng. Mỗi hợp đồng có liên hệ đến nhà tù y luôn được chia phần. Cai ngục Samuel Norton tàn bạo không chừa thủ đoạn nào, biệt giam những ai chống đối, thậm chí cho công an nhà tù ám sát luôn cả nhân chứng. Khi còn trẻ Samuel Norton không tàn ác như vậy mà là một người có lý tưởng cứu đời nhưng khi nắm lấy quyền lực y đã trở thành một lãnh đạo nhà tù thối nát. Phía sau bàn làm việc y ngồi treo những câu đạo đức được trích ra từ Kinh Thánh và cũng luôn phát biểu những lời bao dung độ lượng, mong giáo dục tù nhân trở thành những công dân tốt nhưng chỉ để che giấu lòng tham và hành vi ác độc của mình. Y dung dưỡng một tập đoàn công an nhà tù dưới quyền Đại úy Hadley cũng tàn bạo không kém. Chúng đánh chết tù nhân ngay trong đêm đầu tiên vừa mới đặt chân đến nhà tù. Nhưng cuối cùng viên cai ngục Samuel Norton đã phải tự sát trước khi khi tội ác của y bị đưa ra trước ánh sáng công lý. Đại úy Hadley cũng bị tống giam như tòng phạm giết người.
Nhân vật thứ ba là Brooks Hatlen (James Whitmore 1921-2009 đóng), một tù nhân già dành gần hết cuộc đời trong nhà tù, phụ trách thư viện. Khi nghe tin mình sắp được đưa sang nhà chuẩn bị cho tù nhân hội nhập vào xã hội (halfway house) trước khi được trả tự do, Brooks Hatlen tìm cách gây tội chỉ để được tiếp tục ở tù. Xã hội và thế giới của Brooks là nhà tù. Đồng bào và nhân loại của Brooks là tù nhân. Quê hương và đất nước của Brooks được bao bọc không phải bằng núi đồi, sông biển mà là bốn bức tường vôi dày của nhà tù. Sinh hoạt của Brooks Hatlen giống như cây kim đồng hồ tuần tự bước, ngày qua ngày, tháng qua tháng, và như thế suốt 50 năm trong nhà tù. Cuộc sống nhà tù đã điều kiện hóa con người của Brooks về mọi mặt. Trong đáy sâu của ý thức, Brooks biết mình là một con người nhưng đồng thời cũng biết mình không giống như bao triệu người khác bên kia hàng rào kẽm gai. Từ một con người, nửa thế kỷ trong tù đã biến Brooks thành sản phẩm như một loại gà công nghiệp không thể bương chải tìm mồi, như một loại chim kiểng trong lồng không thể sải cánh bay xa. Brooks Hatlen vẫn được thả và vì không thể điều chỉnh chính mình vào cuộc sống mới, ông ta đã treo cổ tự tử ở “halfway house.” Red, một nhân vật trong phim, giải thích với các bạn tù về cái chết của Brooks Hatlen “Bị định chế hóa.” Red nói “Mấy bức tường nhà tù thật buồn cười. Đầu tiên bạn ghét chúng, rồi dần dần làm quen với chúng. Thời gian trôi qua, bạn tùy thuộc vào chúng.”
Nhân vật thứ tư là Ellis Boyd Redding, gọi tắt là Red bị tù chung thân vì tội giết người. Red lanh lợi, khôn ngoan, có học, có uy tín với bạn tù, biết cách móc ngoặc với đám công an nhà tù để chuyển vận các hàng hóa từ bên ngoài vào nhà tù và cũng biết san sẻ quyền lợi cho đám tù nhân đàn em. Red là mẫu người được cả hai thành phần cai trị lẫn bị trị cần trong xã hội Shawshank. Red vừa thông đồng, hối lộ, móc ngoặc với giới lãnh đạo nhưng cũng vừa là “lãnh tụ” của nhân dân Shawshank thấp cổ bé miệng. Vì là một người có học, cuộc đấu tranh giữa đúng và sai, giữa vượt qua ao tù nước đọng ở Shawshank và phó thác cho số mệnh nhiều khi đã diễn ra trong nhận thức của Red. Sau khi Andy vượt ngục, Red tiếp tục sống với vai trò của mình như trước cho đến khi nhận được một bưu thiếp gởi từ Fort Hancock, Texas. Tuy bưu thiếp không có chữ nào, Red vẫn biết đó là tín hiệu Andy đã vượt ngục an toàn. Năm 1967, Red, giống như Brooks Hatlen, được đưa sang nhà chuẩn bị cho tù nhân trước khi được hoàn toàn tự do. Red cũng ngỡ ngàng trước xã hội đang thay đổi quá nhanh nhưng thay vì tự tử như Brooks đã làm, theo lời dặn dò của Andy khi còn ở trong tù, anh tìm đến bờ đá ở Buxton và khám phá một hộp thiếc nhỏ. Trong hộp, ngoài một số tiền còn là bảng chỉ dẫn đường đi Zihuatanejo. Cuối cùng hai cựu tù đoàn tụ nhau và sống những ngày còn lại bên bờ biển Thái Bình Dương xanh thẳm như Andy từng mơ ước.
The Shawshank Redemption là một phim hay, hấp dẫn, đối thoại sâu sắc, ngoài ra với tôi còn vì phim rất gần với thực tế của xã hội Việt Nam. Việt Nam hiện đang tồn tại bốn thành phần gồm lãnh đạo độc tài như Samuel Norton, những người bị định chế hóa như Brooks Hatlen, một số ít đang can đảm dấn thân như Andy Dufresne và đại đa số thuộc thành phần thỏa hiệp, do dự và sợ thay đổi như Red.
Ba thành phần kia tương đối rõ nhưng thành phần như Red gồm những ai?
Họ là những người ba mươi chín năm trước ngồi trước chén bo bo, tô nước muối khuấy lỏng, dĩa rau muống luộc, niềm ao ước được chén cơm ngon, một tô canh ngọt, một dĩa thịt, được sống bình an dù bình an trong cơ chế, được xem phim ảnh dù đã được kiểm tra từng chi tiết, được hát một bài tình ca dù đã được chọn lọc kỹ càng. Nói chung, họ bằng lòng với những gì đang có. Tuy biết đổi thay cũng tốt nhưng tốt hơn là đừng thay đổi. Họ có nghe về một chân trời rất xanh, một nơi xa rất đẹp, nhưng cũng giống như nhân vật Red, họ không dám đi xa khỏi căn nhà, không dám bỏ vườn rau thửa ruộng.
Họ là những người đã từng là nạn nhân của cơ chế độc tài và cảm thấy rất đau khi nhìn lại chính mình trong khoảng đời đã mất nhưng không thể bỏ những gì mà đã trả bằng một giá quá đắt để có được. Họ không yêu thích gì chế độ CS nhưng cũng giống như Red chỉ nói cho thỏa lòng căm tức trước những đám tù nhân tin cẩn trong bữa ăn, trong sân chơi nhưng không dám đấu tranh, vẫn tiếp tục hối lộ công an, tiếp tục làm ngơ trước những sai trái mà đám lãnh đạo đã và đang làm.
Họ là những người có địa vị trong xã hội. Giống như Red không những được các bạn tù trọng vọng mà còn được đám công an coi tù cũng dung dưỡng. Những quyền lực và quyền lợi họ được ban phát chỉ giới hạn trong vòng kiểm soát chặt chẽ của giới cầm quyền nhưng họ lo lắng sẽ không tìm thấy những quyền lợi đó một khi đất nước có tự do. Như Red nói, bên kia hàng rào kẽm gai, bên ngoài cánh cửa sắt anh ta sẽ không là gì cả. Xã hội Việt Nam cũng thế, như tôi đã viết trong bài “Bàn về tẩy não,” là một xã hội được khoanh vùng có biên giới rõ rệt giữa các thành phần cùng tồn tại bằng thỏa hiệp.
The Shawshank Redemption chỉ là một cuốn phim không phải là thực tế xã hội nhưng dù hư cấu hay thực tế đều là những góc cạnh tri thức của con người về xã hội mà con người đang sống. Ba bài học chính rút ra từ phim:
Vượt qua nỗi cô đơn, sợ hãi
Andy rất cô đơn trong nhà tù. Trong xà lim thiếu sáng mỗi ngày anh chỉ đục một vài nắm vôi đủ để chứa trong túi quần. Trước khi kết bạn với Red, Andy chỉ đi dạo một mình trong sân trại tù. Không ai giúp anh và anh cũng không thể san sẻ cùng ai. Anh không sợ hãi. Anh đục hầm ngay giữa xà lim và che bằng tấm ảnh toàn thân của nữ minh tinh Raquel Welch. Trong những năm đầu anh bị hiếp đáp đủ điều nhưng luôn chống lại bằng tất cả những gì anh có.
Kiên nhẫn với mục đích
Khi Andy nhờ Red mua giùm cái búa đục đá. Red ngạc nhiên khi nghĩ Andy dám làm chuyện tày trời nhưng sau đó bật cười khi biết ra cái búa Andy muốn mua nhỏ đến mức bỏ lọt trong lòng cuốn sách và chỉ có thể dùng để đẽo viên đá nhỏ thành con cờ hay bức tượng đá tí hon. Red không bao giờ hình dung Andy có thể dùng để đục bức tường dày của nhà tù Shawshank. Điều đó nói lên đặc tính kiên nhẫn trong khi theo đuổi mục đích. Bức tường của nhà tù Shawshank không thể được đục bằng những dao to, búa lớn nhưng đã bị xuyên thủng bằng một chiếc búa làm đồ chơi rất nhỏ.
Chọn lựa đúng khi phải chọn lựa
Chọn lựa đi Mexico là chọn lựa sinh tử và sáng suốt nhất của Red. Từ ngày làm bạn với Andy, Red dần dần bị ảnh hưởng để làm quen với “hy vọng,” một khái niệm mà trước đó Red từ chối. Bản chất Red là người tốt. Red biết nhà tù sẽ dần dần định chế hóa mình nhưng không có một chọn lựa nào dành cho anh. Thay vì tiếp tục sống trong “halfway house” chờ hội nhập vào xã hội và có thể cũng tự sát như Brooks Hatlen, Red quyết định vượt biên giới sang Mexico tìm Andy. Andy đã mở đường để cứu Red nhưng chọn lựa cuối cùng vẫn là của Red.
Trong thời điểm thử thách của đất nước hôm nay, mỗi người Việt đang đứng trước những chọn lựa khó khăn và cho dù khó khăn vẫn phải chọn một con đường để đi. Đừng sợ thay đổi. Hãy đi đúng cho mình và cho tương lai đất nước. Đời người rồi sẽ qua, không ai mang theo được gì nhưng có thể để lại rất nhiều. Hãy để lại cho các thế hệ mai sau những hạm đội và phi đoàn, những nông trường và nhà máy, những học viện và trung tâm, những chiến công và thành tựu, đừng để lại những ngôi đền tưởng niệm dân tộc Việt một ngày có thể sẽ mờ đi trong lịch sử loài người.
Rất nhiều danh ngôn của các danh nhân nói về hy vọng nhưng tôi thích nhất là câu nói của nhân vật Andy Dufresne trong phim TheShawshank Redemption và xin dùng để kết luận cho bài viết này: “Hy vọng là điều tốt, có thể là điều tốt nhất, và trước nay chưa có điều tốt lành nào chết đi.”
Trần Trung Đạo
01 August 2019
Hỏi và Đáp
Hỏi:
"Tại sao các ông không muốn hoà bình mà chỉ muốn đánh phá, gây bất ổn, gây chiến tranh? Lúc trước không có chiếc xe mà chạy, bây giờ xe máy đầy đường, tại sao không vừa lòng mà đánh phá?"
Đáp:
"Đối với những kẻ chỉ thấy những chiếc xe chạy ngoài đường và cho rằng đó là 'hòa bình', 'ổn định' thì đó là giới hạn của tầm nhìn.
Theo thống kê chính thức của WHO (năm 2012), số lượng người Việt Nam chết vì bệnh tật và tai nạn mỗi ngày nhiều gấp 10 lần số lượng người chết vì chiến tranh mỗi ngày trong giai đoạn 1954 - 1975. Vậy thì ổn định và hoà bình là cái gì thì cần phải định nghĩa lại.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'thuyền nhân' cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'cô dâu Việt Nam' cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'xuất khẩu lao động' cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'biển độc cá chết' cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'dân oan' cho đến sau 1975 (ngoại trừ ở miền bắc có CCRĐ trong giai đoạn 1953 - 1957).
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'tham nhũng là quốc nạn' cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng lãnh đạo là một đám thất học và trường học, bằng cấp biến thành chỗ cho con buôn làm ăn.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng thức ăn độc, thức uống độc, môi trường độc cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng người nước ngoài tràn ngập, mua nhà, mua đất, khống chế hoàn hoàn kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, doanh nghiệp như ngày nay.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'hữu nghị hoà bình' mặc dù bọn Bắc Kinh ngồi xổm trên đầu.
Vậy, hoà bình và ổn định trên tiêu chuẩn 'mấy chiếc xe' là loại hoà bình ổn định gì so với những thứ được liệt kê ở đây?"
(Fb Hoàng Ngọc Diêu)
_____________________
Hơn 4460 người chết vì tai nạn giao thông trong tháng 7/2019
RFA
Dưới đây là tin chi tiết . . .
"Tại sao các ông không muốn hoà bình mà chỉ muốn đánh phá, gây bất ổn, gây chiến tranh? Lúc trước không có chiếc xe mà chạy, bây giờ xe máy đầy đường, tại sao không vừa lòng mà đánh phá?"
Đáp:
"Đối với những kẻ chỉ thấy những chiếc xe chạy ngoài đường và cho rằng đó là 'hòa bình', 'ổn định' thì đó là giới hạn của tầm nhìn.
Theo thống kê chính thức của WHO (năm 2012), số lượng người Việt Nam chết vì bệnh tật và tai nạn mỗi ngày nhiều gấp 10 lần số lượng người chết vì chiến tranh mỗi ngày trong giai đoạn 1954 - 1975. Vậy thì ổn định và hoà bình là cái gì thì cần phải định nghĩa lại.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'thuyền nhân' cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'cô dâu Việt Nam' cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'xuất khẩu lao động' cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'biển độc cá chết' cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'dân oan' cho đến sau 1975 (ngoại trừ ở miền bắc có CCRĐ trong giai đoạn 1953 - 1957).
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'tham nhũng là quốc nạn' cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng lãnh đạo là một đám thất học và trường học, bằng cấp biến thành chỗ cho con buôn làm ăn.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng thức ăn độc, thức uống độc, môi trường độc cho đến sau 1975.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng người nước ngoài tràn ngập, mua nhà, mua đất, khống chế hoàn hoàn kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, doanh nghiệp như ngày nay.
- Việt Nam chưa bao giờ có tình trạng 'hữu nghị hoà bình' mặc dù bọn Bắc Kinh ngồi xổm trên đầu.
Vậy, hoà bình và ổn định trên tiêu chuẩn 'mấy chiếc xe' là loại hoà bình ổn định gì so với những thứ được liệt kê ở đây?"
(Fb Hoàng Ngọc Diêu)
_____________________
Hơn 4460 người chết vì tai nạn giao thông trong tháng 7/2019
RFA
Dưới đây là tin chi tiết . . .
Trong tháng 7 số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam đã tăng hơn 6%, số người chết tăng 7%, số bị thương tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2018.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 30/7, dẫn nguồn từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGT) cho biết như vừa nêu.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban ATGT, từ ngày 16/6 – 15/7 cả nước đã xảy ra hơn 1.400 vụ tai nạn giao thông, với hơn 800 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và hơn 620 vụ va chạm giao thông, làm chết hơn 650 người và từ 460 đến 640 người bị thương từ nhẹ đến rất nặng.
Đặc biệt, trong tháng 7 đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng như: vụ tai nạn xe khách tại Quảng Ninh làm 2 người chết và 18 người bị thương; vụ tại nạn xe khách tại Nghệ An 1 người chết và 14 người bị thương và đặc biệt ba vụ tai nạn liên tiếp xảy ra tại Hải Dương làm 7 người chết và 2 người bị thương.
Trong tháng 7/2019 cả nước xảy ra hơn 9.820 vụ tại nạn, hơn 4.460 người chết và hàng ngàn người bị thương.
Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn dẫn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam thì gần 40% các vụ tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có uống rượu bia.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức.
Subscribe to:
Posts (Atom)
Tùy bút
H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...