Phạm đức Thân
Leonardo Da Vinci |
Leonardo da Vinci là một họa sĩ và khoa học gia nổi tiếng. Mọi người biết đến thiên tài đa dạng của ông, nhưng tư tưởng và hoạt động âm nhạc của ông chưa được nghiên cứu một cách nghiêm túc và có hệ thống. Nhân kỷ niệm 500 năm ông từ trần, người viết thử tìm hiểu khía cạnh này của ông để có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về người nghệ sĩ tài hoa lỗi lạc.
Thật ra ông quan tâm rất sâu rộng đến âm nhạc. Ông trình diễn và dạy nhạc, đặc biệt là về âm học, với những thử nghiệm ảnh hưởng lớn đến âm nhạc. Ông trăn trở về thời gian âm nhạc. Ông sáng chế một số nhạc cụ độc đáo cũng như canh tân nhạc cụ sẵn có. Ông có suy nghĩ mới lạ về triết lý âm nhạc rất mật thiết với triết lý hội họa của ông. Trong Paragone, phần dẫn nhập của khảo luận về hội họa, ông xếp âm nhạc đứng thứ hai sau hội họa, trên cả thi ca.
Không thấy có tư liệu về giáo dục âm nhạc của Leonardo ở Florence, nhưng điều có ý nghĩa là ông lớn lên trong xưởng họa của Andrea del Verrocchio, và ông này còn là một nhạc sĩ. Nguồn tiểu sử sớm nhất của Leonardo, Annonimo Gaddiano, thế kỷ XVI, có nhắc đến Leonardo như một nhạc sĩ:
"Ông nói năng lịch sự, và là một nghệ sĩ đàn lira nổi tiếng. Ông là thầy dạy đàn lira cho Atalante Migliorotti. Lorenzo il Magnifico phái ông cùng với Atalante Migliorott tới Quận Công Milan để dâng quà tặng là một đàn lira, vì ông là một người trình diễn đàn lira rất độc đáo."
Đàn lira da braccio (hơi giống đàn violon, nhưng gồm 7 dây, cần đàn rộng hơn và cầu đàn thấp hơn) thời Trung Cổ là nhạc cụ thịnh hành để ứng tấu.
Vasari trong sách Le Vite (Cuộc Đời Các Nghệ Sĩ) cũng ghi rằng Leonardo "dành nhiều nỗ lực cho âm nhạc; trên hết là quyết tâm học chơi đàn lira, vì bẩm sinh ông có một tâm hồn cao nhã; ông hát xuất thần không cần chuẩn bị, ứng tấu đệm nhạc trên đàn lira".
Vasari cũng ghi rõ rằng sau khi Lodovico Sforza lên làm Quận Công Milan, Leonardo rất nổi tiếng lúc đó, đã được phái đến trình diễn vì "Quận Công rất thích tiếng đàn lira, và Leonardo đã mang đàn do chính tay mình thiết kế, phần lớn làm bằng bạc, hình sọ ngựa - mới lạ, dị kỳ- để cho có tiếng kêu lớn hơn. Nhờ vậy ông vượt hẳn các nhạc sĩ khác cùng trình diễn lúc đó. Ngoài ra, ông còn là người ứng tấu giỏi nhất đương thời". Quả thực, thời đó chơi nhạc có nghĩa là hát giai điệu buồn và đệm đàn ứng tấu sâu lắng. Với tài ứng tác điêu luyện, ông đúng là một siêu sao đương thời, giống như Jimi Hendrix và các nhạc sĩ blue của thời hiện đại.
Nhà toán học Luca Pacioli mà sách De Divina Proportione của ông được Leonardo tham khảo để vẽ những hình kỷ hà, cũng mô tả Leonardo như là một nhạc sĩ. Họa sĩ Giovanni Paolo Lomazzo cũng xưng tụng ông là bậc thầy xuất sắc về đàn lira. Nhạc sĩ Gaffurius có lẽ là người trong bức chân dung Portrait of A Musician của Leonardo (mặc dù có người cho rằng trong tranh chính là Leonardo vì giống ông và ông cũng là nhạc sĩ), thân với ông và thường cho ông mượn sách. Khi so sánh nhạc cụ hơi và thanh quản, ông có nhắc đến sách về các nhạc cụ, có lẽ là muốn nói đến quyển De Harmonia Musicorum Instrumentorum của Gaffurius.
Có nhiều lý do khiến phương diện âm nhạc của Leonardo chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Nhà lịch sử nghệ thuật ít để ý đến âm nhạc thời Trung Cổ vì kỹ thuật chưa cao và nhạc cụ còn thô sơ, nhạc chưa phổ thông đại chúng. Nhà lịch sử âm nhạc cũng ít nhắc đến nhạc sĩ không để lại tác phẩm nào. Tuy nhiên, mặc dù không được đề cập nhiều trong các sách âm nhạc, nhưng ứng tác trình diễn là một mảng hoạt động âm nhạc khá phổ biến và đòi hỏi tài năng đặc biệt, như thấy trong nhiều bức tranh vẽ nhạc cụ ứng tấu trong tay thiên thần, vua David, nhân vật huyền thoại như Apollo, Orpheus, Amphion cũng như các Nữ Thần Nghệ Thuật.
Suy nghĩ về âm nhạc của Leonardo nằm rải rác trong các sổ tay ghi chú (notebook), từ các ý nghĩ bất chợt, bên lề đến hoạch định nghiên cứu đàng hoàng, cùng là kết quả của giả thuyết, thử nghiệm đã phần nào chứng nghiệm. Phải nắm được kỹ thuật và khoa học tự nhiên thời đại ông mới có thể hiểu rõ các ghi chép này. Xem xét có hệ thống và liên kết chúng với nhau cho thấy ông rất quan tâm đến âm nhạc.
Leonardo thường tự coi mình là một người không được học hỏi chính quy (uomo sanza lettere). Ông không phải là nhà nhân bản hoặc triết gia theo nghĩa triệt để. Về lý thuyết âm nhạc cổ xưa thì chỉ thấy âm vang nhè nhẹ của Pythagoras và Boethius trong sổ tay của ông. Ông tìm hiểu nguồn gốc của âm thanh. Đâu là tính chất của âm thanh phát ra từ thổi hơi? Ông khảo sát tương tác âm thanh giữa hai vật thể, mở rộng khái niệm của Pythagoras. Ông nghiên cứu hiện tượng dao động âm thanh và dao động đồng cảm, và nhận thấy gõ một vật thể làm nó dao động và truyền dao động này đến không khí chung quanh hoặc chất lỏng hay chất rắn khác.
Ông nhận định lan truyền của sóng âm thanh khác sóng ánh sáng, nghiên cứu phản xạ, khúc xạ của sóng âm, và hiện tượng âm vang (echo), tốc độ của âm thanh, các yếu tố quyết định cường độ âm thanh mạnh yếu. Đặc biệt trong lãnh vực này là ông đã thiết lập được cái gọi là luật "phối cảnh âm thanh" (perspective of sound), nghĩa là nhỏ dần của âm thanh tỉ lệ với quãng cách giữa tai và nguồn âm, tương tự như luật phối cảnh trong hội họa. Ông suy nghĩ về tỉ lệ trong âm nhạc vượt ra ngoài lý thuyết cổ truyền về quãng âm (interval) và di sản của Pythagoras.
Là nhạc sĩ dĩ nhiên ông quan tâm đến các yếu tố quyết định cao độ của âm thanh (pitch) và thử nghiệm với những chiếc bình có hình dạng khác nhau, miệng rộng khác nhau. Ông đã tiên đoán từ ba thế kỷ trước, khi Chladni (thế kỷ XVIII) tìm ra rung động cộng hưởng trên một mặt phẳng tạo nên những miền dao động nghịch hướng, qua thí nghiệm: kéo cây cọ vĩ cầm dọc mép một đĩa thủy tinh dúi trong cát sẽ thấy hình kỷ hà hiện trên mặt cát.
Leonardo nghiên cứu về cơ thể học nên hiểu rõ cấu trúc và chức năng của bàn tay nhạc sĩ. Mổ xẻ bộ phận hô hấp của súc vật giúp ông có những hiểu biết lý thú về phát âm giọng hát, mặc dù thiếu các hóa chất bảo trì khiến ông không thể biết nhiều hơn về thanh đới (vocal cord). Có lẽ cũng vì thế nên không thấy ông nói đến cái nội nhĩ (inner ear). Ông có bàn đến các cơ quan phát âm ngoại vi, như bắp thịt trên mặt, miệng và lưỡi, cũng như tương tác giữa chúng. Hiểu biết về lưỡi cho phép ông khảo sát cao độ của giọng, so sánh chức năng của khí quản giống như của nhạc cụ hơi (vd. ống đàn phong cầm hay trompet trượt - một loại trumpet có ống trượt như trombone). Có người còn cho ông là tác giả của De Vocie, một khảo luận về giọng hát, nhưng cũng có người cho là không phải. Theo ông, âm nhạc phù du, là cái đẹp lướt qua nhanh. Ứng tác trình diễn là chính và hình như ông có để lại vài câu nhạc.
Nắm vững kỹ thuật khiến ông có thể kiến tạo nhạc cụ mới và cải tiến nhạc cụ cũ. Sổ tay ông có rất nhiều hình các nhạc cụ như vậy, từ phác thảo sơ khởi rất khó ước đoán nó sẽ hình thành ra sao, đến chỉ dẫn chi tiết đầy đủ để thực hiện nhạc cụ trong xưởng. Tất cả cho thấy ông làm việc có hệ thống nhắm mục đích: tự động hóa một số nhạc cụ và sử dụng rộng rãi kích thước khác nhau của phím đàn (keyboard) để thao tác trình diễn được dễ dàng; gia tăng tốc độ chơi đàn; mở rộng giới hạn âm thanh như chơi giai điệu trên trống; khắc phục tình trạng âm thanh của tiếng đàn khẩy thường chóng tắt tiếng, không ngân lâu.
Ông đã thiết kế sáo trượt, sáo có hệ thống nút bấm như Boehm phát minh ba thế kỷ sau, chuông với cao độ âm thanh khác nhau, trống có thể thay đổi cao độ tùy theo trình diễn hoặc có thể chơi cả hợp âm. Đặc biệt là đàn viola organista, một đàn phím mà dây của nó được khởi phát dao động bởi một ma sát không ngừng, nghĩa là kết hợp chức năng của harpsichord và cello, cho phép chơi đa thanh với cường lực khác nhau, thật đúng như là một dàn nhạc dây điều khiển bởi 10 ngón tay. Ông luôn luôn cố gắng tạo nhạc cụ có thể chơi nghe như nhiều nhạc cụ phối hợp.
Thư Viện Quốc Gia ở Madrid năm 1967 có trưng bầy 2 sổ tay của ông, gồm 700 trang, cho thấy các ý nghĩ tân kỳ về cấu tạo nhạc cụ. Trong đó có vẽ các kiểu bễ mới cho đàn organetti và đàn phong cầm thính phòng, cũng như bản vẽ khác của đàn viola organista, và đàn viola a tasti (kiểu đàn phím mà các dây thao tác trên những phần gồm các bánh xe răng cưa).
Năm 2013 nhà làm đàn Balan Slawomir Zubrzycki mất 5000 giờ để thực hiện đàn viola organista. Đàn gần như một kết hợp harpsichord, phong cầm và viola da gamba, với các dây bằng thép đè trên 4 bánh xe răng cưa bọc lông ngựa (nhờ thế tiếng đàn ngọt êm), chức năng như cây cọ, chuyển động nhờ bàn đạp chân của người trình diễn. Đàn gồm 49 phím và âm vực từ F1 đến F5.
Suy nghĩ sáng tạo và sâu sắc của Leonard về âm nhạc có thể dễ hiểu hơn nếu ta biết rằng ông đã định nghĩa âm nhạc như là định hình của cái vô hình (figurazione delle cose invisibili).
Phạm đức Thân
(Tham khảo chính: Emanuel Winternitz)
Thật ra ông quan tâm rất sâu rộng đến âm nhạc. Ông trình diễn và dạy nhạc, đặc biệt là về âm học, với những thử nghiệm ảnh hưởng lớn đến âm nhạc. Ông trăn trở về thời gian âm nhạc. Ông sáng chế một số nhạc cụ độc đáo cũng như canh tân nhạc cụ sẵn có. Ông có suy nghĩ mới lạ về triết lý âm nhạc rất mật thiết với triết lý hội họa của ông. Trong Paragone, phần dẫn nhập của khảo luận về hội họa, ông xếp âm nhạc đứng thứ hai sau hội họa, trên cả thi ca.
Không thấy có tư liệu về giáo dục âm nhạc của Leonardo ở Florence, nhưng điều có ý nghĩa là ông lớn lên trong xưởng họa của Andrea del Verrocchio, và ông này còn là một nhạc sĩ. Nguồn tiểu sử sớm nhất của Leonardo, Annonimo Gaddiano, thế kỷ XVI, có nhắc đến Leonardo như một nhạc sĩ:
"Ông nói năng lịch sự, và là một nghệ sĩ đàn lira nổi tiếng. Ông là thầy dạy đàn lira cho Atalante Migliorotti. Lorenzo il Magnifico phái ông cùng với Atalante Migliorott tới Quận Công Milan để dâng quà tặng là một đàn lira, vì ông là một người trình diễn đàn lira rất độc đáo."
Đàn lira da braccio (hơi giống đàn violon, nhưng gồm 7 dây, cần đàn rộng hơn và cầu đàn thấp hơn) thời Trung Cổ là nhạc cụ thịnh hành để ứng tấu.
Vasari trong sách Le Vite (Cuộc Đời Các Nghệ Sĩ) cũng ghi rằng Leonardo "dành nhiều nỗ lực cho âm nhạc; trên hết là quyết tâm học chơi đàn lira, vì bẩm sinh ông có một tâm hồn cao nhã; ông hát xuất thần không cần chuẩn bị, ứng tấu đệm nhạc trên đàn lira".
Vasari cũng ghi rõ rằng sau khi Lodovico Sforza lên làm Quận Công Milan, Leonardo rất nổi tiếng lúc đó, đã được phái đến trình diễn vì "Quận Công rất thích tiếng đàn lira, và Leonardo đã mang đàn do chính tay mình thiết kế, phần lớn làm bằng bạc, hình sọ ngựa - mới lạ, dị kỳ- để cho có tiếng kêu lớn hơn. Nhờ vậy ông vượt hẳn các nhạc sĩ khác cùng trình diễn lúc đó. Ngoài ra, ông còn là người ứng tấu giỏi nhất đương thời". Quả thực, thời đó chơi nhạc có nghĩa là hát giai điệu buồn và đệm đàn ứng tấu sâu lắng. Với tài ứng tác điêu luyện, ông đúng là một siêu sao đương thời, giống như Jimi Hendrix và các nhạc sĩ blue của thời hiện đại.
Portrait of a Musician byLeonardo Da Vinci |
Có nhiều lý do khiến phương diện âm nhạc của Leonardo chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Nhà lịch sử nghệ thuật ít để ý đến âm nhạc thời Trung Cổ vì kỹ thuật chưa cao và nhạc cụ còn thô sơ, nhạc chưa phổ thông đại chúng. Nhà lịch sử âm nhạc cũng ít nhắc đến nhạc sĩ không để lại tác phẩm nào. Tuy nhiên, mặc dù không được đề cập nhiều trong các sách âm nhạc, nhưng ứng tác trình diễn là một mảng hoạt động âm nhạc khá phổ biến và đòi hỏi tài năng đặc biệt, như thấy trong nhiều bức tranh vẽ nhạc cụ ứng tấu trong tay thiên thần, vua David, nhân vật huyền thoại như Apollo, Orpheus, Amphion cũng như các Nữ Thần Nghệ Thuật.
Suy nghĩ về âm nhạc của Leonardo nằm rải rác trong các sổ tay ghi chú (notebook), từ các ý nghĩ bất chợt, bên lề đến hoạch định nghiên cứu đàng hoàng, cùng là kết quả của giả thuyết, thử nghiệm đã phần nào chứng nghiệm. Phải nắm được kỹ thuật và khoa học tự nhiên thời đại ông mới có thể hiểu rõ các ghi chép này. Xem xét có hệ thống và liên kết chúng với nhau cho thấy ông rất quan tâm đến âm nhạc.
Mechanical Drum by Leonard Da Vinci |
Leonardo thường tự coi mình là một người không được học hỏi chính quy (uomo sanza lettere). Ông không phải là nhà nhân bản hoặc triết gia theo nghĩa triệt để. Về lý thuyết âm nhạc cổ xưa thì chỉ thấy âm vang nhè nhẹ của Pythagoras và Boethius trong sổ tay của ông. Ông tìm hiểu nguồn gốc của âm thanh. Đâu là tính chất của âm thanh phát ra từ thổi hơi? Ông khảo sát tương tác âm thanh giữa hai vật thể, mở rộng khái niệm của Pythagoras. Ông nghiên cứu hiện tượng dao động âm thanh và dao động đồng cảm, và nhận thấy gõ một vật thể làm nó dao động và truyền dao động này đến không khí chung quanh hoặc chất lỏng hay chất rắn khác.
Ông nhận định lan truyền của sóng âm thanh khác sóng ánh sáng, nghiên cứu phản xạ, khúc xạ của sóng âm, và hiện tượng âm vang (echo), tốc độ của âm thanh, các yếu tố quyết định cường độ âm thanh mạnh yếu. Đặc biệt trong lãnh vực này là ông đã thiết lập được cái gọi là luật "phối cảnh âm thanh" (perspective of sound), nghĩa là nhỏ dần của âm thanh tỉ lệ với quãng cách giữa tai và nguồn âm, tương tự như luật phối cảnh trong hội họa. Ông suy nghĩ về tỉ lệ trong âm nhạc vượt ra ngoài lý thuyết cổ truyền về quãng âm (interval) và di sản của Pythagoras.
Là nhạc sĩ dĩ nhiên ông quan tâm đến các yếu tố quyết định cao độ của âm thanh (pitch) và thử nghiệm với những chiếc bình có hình dạng khác nhau, miệng rộng khác nhau. Ông đã tiên đoán từ ba thế kỷ trước, khi Chladni (thế kỷ XVIII) tìm ra rung động cộng hưởng trên một mặt phẳng tạo nên những miền dao động nghịch hướng, qua thí nghiệm: kéo cây cọ vĩ cầm dọc mép một đĩa thủy tinh dúi trong cát sẽ thấy hình kỷ hà hiện trên mặt cát.
Leonardo nghiên cứu về cơ thể học nên hiểu rõ cấu trúc và chức năng của bàn tay nhạc sĩ. Mổ xẻ bộ phận hô hấp của súc vật giúp ông có những hiểu biết lý thú về phát âm giọng hát, mặc dù thiếu các hóa chất bảo trì khiến ông không thể biết nhiều hơn về thanh đới (vocal cord). Có lẽ cũng vì thế nên không thấy ông nói đến cái nội nhĩ (inner ear). Ông có bàn đến các cơ quan phát âm ngoại vi, như bắp thịt trên mặt, miệng và lưỡi, cũng như tương tác giữa chúng. Hiểu biết về lưỡi cho phép ông khảo sát cao độ của giọng, so sánh chức năng của khí quản giống như của nhạc cụ hơi (vd. ống đàn phong cầm hay trompet trượt - một loại trumpet có ống trượt như trombone). Có người còn cho ông là tác giả của De Vocie, một khảo luận về giọng hát, nhưng cũng có người cho là không phải. Theo ông, âm nhạc phù du, là cái đẹp lướt qua nhanh. Ứng tác trình diễn là chính và hình như ông có để lại vài câu nhạc.
Nắm vững kỹ thuật khiến ông có thể kiến tạo nhạc cụ mới và cải tiến nhạc cụ cũ. Sổ tay ông có rất nhiều hình các nhạc cụ như vậy, từ phác thảo sơ khởi rất khó ước đoán nó sẽ hình thành ra sao, đến chỉ dẫn chi tiết đầy đủ để thực hiện nhạc cụ trong xưởng. Tất cả cho thấy ông làm việc có hệ thống nhắm mục đích: tự động hóa một số nhạc cụ và sử dụng rộng rãi kích thước khác nhau của phím đàn (keyboard) để thao tác trình diễn được dễ dàng; gia tăng tốc độ chơi đàn; mở rộng giới hạn âm thanh như chơi giai điệu trên trống; khắc phục tình trạng âm thanh của tiếng đàn khẩy thường chóng tắt tiếng, không ngân lâu.
Viola organista by Leonard Da Vinci |
Thư Viện Quốc Gia ở Madrid năm 1967 có trưng bầy 2 sổ tay của ông, gồm 700 trang, cho thấy các ý nghĩ tân kỳ về cấu tạo nhạc cụ. Trong đó có vẽ các kiểu bễ mới cho đàn organetti và đàn phong cầm thính phòng, cũng như bản vẽ khác của đàn viola organista, và đàn viola a tasti (kiểu đàn phím mà các dây thao tác trên những phần gồm các bánh xe răng cưa).
Năm 2013 nhà làm đàn Balan Slawomir Zubrzycki mất 5000 giờ để thực hiện đàn viola organista. Đàn gần như một kết hợp harpsichord, phong cầm và viola da gamba, với các dây bằng thép đè trên 4 bánh xe răng cưa bọc lông ngựa (nhờ thế tiếng đàn ngọt êm), chức năng như cây cọ, chuyển động nhờ bàn đạp chân của người trình diễn. Đàn gồm 49 phím và âm vực từ F1 đến F5.
Suy nghĩ sáng tạo và sâu sắc của Leonard về âm nhạc có thể dễ hiểu hơn nếu ta biết rằng ông đã định nghĩa âm nhạc như là định hình của cái vô hình (figurazione delle cose invisibili).
Phạm đức Thân
(Tham khảo chính: Emanuel Winternitz)
**
No comments:
Post a Comment