18 June 2019

Dự Luật “ East China Sea and South China Sea Sanctions Act of 2019”

TS Nguyễn Văn Canh
Lời người post: Dự luật “East China Sea and South China Sea Sanctions Act of 2019” là dự luật dùng để chế tài những cá nhân, công ty, tổ hợp của Trung Cộng có liên quan đến xâm chiếm Biển Đông và Hoa Đông.  Dự luật này dịch sang tiếng Việt có tên “Đạo Luật 2019 Trừng Phạt Đông Hải và Biển Đông”. Dự luật này được đưa ra từ hai Thượng Nghị Sĩ Mario Rubio (CH, Fl) thuộc đảng Cộng Hòa và Ben Cardin (DC, MD) thuộc đảng Dân Chủ cùng với 13 Nghị Sĩ khác (1) thuộc cả hai đảng bảo trợ.
Trung Cộng xâm lăng Biển Đông và Hoa Đông một cách trắng trợn, bất chấp Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (United Nations Convention on Law of the Sea – UNCLOS). Bất chấp kết quả xét xử của Tòa Án Quốc Tế La Haye 2016… nói nôm na là bất chấp tất cả.

Biển Đông (gồm Hoàng-Trường Sa) thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Cộng hiện đang trong thế mạnh, nếu không có sự hỗ trợ của thế giới thì Việt Nam khó có thể lấy lại những vùng biển đảo đã mất trong hình “lưỡi bò” chúng đã chiếm. Đây là cơ hội hiếm có để người Việt góp sức vào dự luật bằng cách ký thỉnh nguyện thư ủng hộ để dự luật sớm thông qua Quốc Hội Lưỡng Viện Hoa Kỳ nhằm chế tài Trung Cộng xâm lược nước ta.

Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ (LMVNĐLDC) đã vận động chữ ký ủng hộ dự luật này. Ký tại http://chng.it/HW5Nhvf2

(mời đọc bài dưới đây nói về dự luật của TS Nguyễn Văn Canh)

Dự Luật “ East China Sea and South China Sea Sanctions Act of 2019

Tác giả bài phân tích:  TS Nguyễn văn Canh

I) TỔNG QUÁT:

Dự Luật này được hai Nghị sĩ Mario Rubio (CH, Fl) và Ben Cardin (DC, MD) cùng với 13 Nghị Sĩ khác (1) bảo trợ. Dự luật được đệ nạp vào Thượng viện ngày 23 tháng 5, 2019 và được dịch là:”Đạo Luật 2019 Trừng Phạt Đông Hải và Biển Đông”

Lý do:

Dự luật tuyên xưng lập trường của Hoa Kỳ về các hành động bất hợp pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại biển Hoa Đông và Nam Hải (gọi là Biển Đông), và đưa  ra các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân hay tổ chức người Tàu vì có các hành vi trái với công pháp quốc tế.

NS Ben Cardin nói:  “TC hung hăng ở hai vùng biển này và  xâm lấn và đe dọa các nước láng giềng, Hoa Kỳ phải bảo vệ  con đường thương mại và tự do hàng hải, thúc đẩy giải pháp ngoại giao hoà bình đối với mọi tranh chấp sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế.”  Còn NS Marco Rubio nói: “Cam kết không lay chuyển của Mỹ để bảo đảm một vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Tự Do và Mở Rộng.”

Mục đích:

Áp dụng các trừng phạt liên quan đến hoạt động của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) ở Biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (Biển Đông), và  vài mục đích khác.

II) CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRỪNG PHẠT:

1) CÁC YÊU SÁCH của TC trong lãnh vực hàng hải có tác động đến các quyền tự do và sự sử dụng hợp pháp biển cả vì biển thuộc quyền của tất cả các quốc gia (điều 5, khoản 1. A) ; Các hành động đơn phương của chính quyền của bất cứ quốc gia nào nhằm thay đổi nguyên trạng ở Đông Hải bằng cách ép  buộc, hù dọa hay bằng lực lượng quân sự (đ.5, khoản 1. B); Các hành động của chính quyền của bất cứ quốc gia nào làm cản trở bằng mọi cách sử dụng vùng biển và không phận trên Biển Đông và Đông Hải (đ. 5, khoản 1. C). Các hành động của chính quyền của bất cứ quốc gia nào gây cản trở sự hành sử quyền của chủ quyền đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khi mà họ đưa ra yêu sách chủ quyền mà không dựa trên luật pháp quốc tế. (đ 5, khoản 1. D)

-Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không nên tiếp tục đưa ra các yêu sách không chính đáng và quân sự hoá một khu vực khi mà khu vực này là cần thiết cho an ninh toàn cầu. Về điểm này, Hoa Kỳ sẽ xét lại chính sách truyền thống là không đứng về một phe tranh chấp. (đ. 5, khoản 3, B); đáp ứng đối với các khiêu khích của CHNDTH bằng các hành động tương ứng để phải trả giá cho các mưu toan làm nguy hại cho an ninh trong vùng (điều 5, khoản 3 C)…

2) AI BỊ TRỪNG PHẠT?

Người Tàu nào có các hoạt động sau đây trong Biển Hoa Đông và Biển Đông. Người Tàu được luật này định nghĩa là cá nhân hay tổ chức (công ty, cơ quan chính quyền TC) ở điều 6:

-2.a). Người Tàu nào đóng góp vào các dự án xây cất hay phát triển, gổm cả bồi đắp, tạo ra đảo, xây cất hải đăng, xây cất các cơ sở viễn thông di động, xây dựng các phương tiện cung cấp nhiên liệu và điện lực, các dự án hạ tầng cơ sở dân sự trong các khu vực tại Biển Đông, nơi có 1 hay nhiều quốc gia tranh chấp chủ quyền.

-2.b).Người Tàu nào Chịu thực hiện các hành động hay chính sách dù mặc thị hay tham dự trực hay gián tiếp làm đe doạ hoà bình, an ninh hay ổn cố trong các khu vực Đông Hải,

-2.c).Người Tàu nào tham dự hay toan tính tham dự vào một hành động/hay có giao dịch với mục đích góp phần đáng kể vào hay gây ra rủi ro vì có góp phần vào hoạt động liệt kê ở đoạn 1 và 2 trên.

-2.d). Bất cứ kẻ nào:

            -2.d.1) Bị kẻ khác ở 2.a), 2.b) và 2.c) trên khống chế .

            -2.d.2) Phục vụ cho hay nhân danh những người trên

–2.e) Cung cấp hay toan tính cung cấp: tài chánh, vật liệu hay kỹ thuật hay các yểm trợ khác cho các kẻ ở 2.a), 2.b), 2.c) và hàng hóa hay dịch vụ để yểm trợ các hoạt động nói ở 2.a), 2.b), 2.c).

3) TRỪNG PHẠT BẰNG CÁCH NÀO?

Các cá nhân và các công ty tham dự bất hợp pháp của TC: phong tỏa tài sản, cấm nhập cảnh vào Mỹ  hay thu hồi giấy nhập cảnh các cá nhân, công ty, hay cơ quan có tham dự vào các hoạt động này.

4) TRỪNG PHẠT PHỤ:

Tổng thống có thể cấm, không cho mở tài khoản và cấm hay đặt điều kiện khắt khe việc duy trì tài khoản của một định chế tài chánh ngoại quốc tại Mỹ, nếu Chính phủ CHNDTH:

    Tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên bất cứ khu vực nào tại Biển Đông
    Khởi động công tác bồi đắp ở một nơi khác có tranh chấp ở Biển Đông như Bãi Cỏ Rong (Scarborough Shoal) chẳng hạn.
    Chiếm đóng Bãi Suối Ngà (Thomas Shoal, nằm trên thềm lục địa Phi, cách Palawan 80 hải lý).
    Cài đặt hoả tiễn phòng không trên bất cứ đảo nhân tạo nào mà CHNDTH đã xây trên chuỗi đảo ở Trường Sa gồm cả Chữ Thập, Vành Khăn hay Subi.
    Thiết lập đường cơ sở xung quanh chuỗi đảo Trường Sa
    Gia tăng doạ nạt tàu đối với tàu của Phi luật Tân
    Gia tăng các hành động gây hấn đối với lực lượng tuần duyên hay lực lượng phòng vệ Nhật hay lực lượng Mỹ ở Đông Hải.

5) Các Công Ty Trung Cộng Bị Nêu Tên Trừng Phạt:

24 công ty bị nêu tên, gồm các loại thuộc các lãnh vực dầu khí, hàng không, viễn thông, không gian, vét hút xây dựng, không gian…. Ngoài ra còn gồm cả các cá nhân hay các tổ chức có liên hệ với 24 công ty vừa kể.

III. ĐỐI VỚI HOA KỲ:

Dự luật còn cấm Nhà In  (của chính phủ Hoa Kỳ) ấn hành tài liệu mô tả Biển Đông là một phần của Hoa Lục, gồm cả Bản đồ, tài liệu, hồ sơ, dụng cụ điện tử hay trên các giấy tờ khác của Hoa Kỳ. (đ.8). Không một người Mỹ nào được phép có hành động như chấp thuận, khuyến khích tài trợ hay bảo đảm bất cứ dự án đầu tư nào, cung cấp bảo hiểm ở Biển Đông có liên hệ với người bị trừng phạt ghi ở (đ.9). Bộ Tư Pháp phải xác nhận: không được công nhận sự sát nhập thực tế hay pháp lý về chủ quyền của CHNDTH trên vùng Biển Đông (đ.10). Quân lực Mỹ – Bộ trưởng Quốc Phòng không được công nhận chủ quyền của Tàu trên Biển Đông và Hoa Đông, gồm các tàu thuyền máy bay mang cờ Hoa Kỳ không được phép có hành động nào, kể cả ám chỉ công nhận chủ quyền CHNDTH trên hải phận và không phận trên vùng Biển Đông (đ.11).

Cấm viện trợ cho quốc gia nào công nhận chủ quyền của Tàu trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trên đây là trích dịch các điểm quan trọng của Dự Luật.

1) ÁP DỤNG LUẬT VÀO THỰC TẾ

Dự luật khẳng định lập trường và chính sách của Mỹ về Biển Đông:

-Chủ trương: Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển, trên không trong vùng, chống lại các yêu sách xâm phạm đến các quyền, các tự do và sử dụng hợp pháp biển cả; chống lại các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng bạo lực; chống lại các hành động ngăn cản quốc gia khác hành sử quyền chủ quyền về tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; chống lại âm mưu quân sự hoá Biển Đông, lập vùng nhận dạng hàng không. Chính phủ Hoa Kỳ không được phép công nhận chủ quyền của TC trên các đảo mà TC đã chiếm đóng bất hợp pháp. Luật dự liệu các trừng phạt các vi phạm và Hoa Kỳ phải có hành động tương xứng với các khiêu khích.

-Đối với TC: Hoa Kỳ chính thức phủ nhận các yêu sách chủ quyền của CHNDTH trên vùng lưỡi bò và coi việc bồi đắp các đảo nhân tạo, cũng như xây dựng căn cứ quân sự trên đó là bất hợp pháp. Dự luật nói tới việc cấm chỉ TC thiết lập đường cơ sở quanh các đảo ở vùng Trường Sa, cấm tuyên bố vùng Nhận Dạng Hàng Không (ADIZ),  cấm bồi đắp các bãi đá, san hô thành các đảo nhân tạo, cấm đánh chiếm các đảo, bãi đá, và cài đặt hỏa tiễn địa không trên các đảo như Subi, Vành Khăn và Chữ Thập; cấm TC có hành vi đe dọa tàu của Phi…

Dự luật tại đ. 5, khoản 3 C nói rằng “nếu TC khiêu khích, sẽ bị đáp ứng bằng hành động tương xứng để phải trả giá về các mưu toan làm thiệt hại an ninh trong vùng”

-Đối với các cơ quan Hoa Kỳ: cấm cơ quan Ấn Loát Hoa Kỳ khi in ấn tài liệu không được đưa ra hình các đảo đã bị CHNDTH đánh chiếm, hay xây dựng các căn cứ một cách bất hợp pháp là một phần lãnh thổ của Hoa Lục. Bộ Tư Pháp không được công nhận CHNDTH có chủ quyền trên các vùng biển này. Bộ Quốc Phòng và Quân lực Hoa Kỳ cũng không được công nhận chủ quyền ấy. Dự Luật còn nhấn mạnh rằng quân đội Hoa Kỳ không được, kể cả mặc thị chấp nhận chủ quyền này của Trung Cộng.

Thí dụ như TC vẫn tuyên bố chúng có chủ quyền trên các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa và nếu là chủ quyền chính đáng, thực sự thì  luật quốc tế công nhận khoảng cách từ bờ ra ngoài là “nội hải”, có khoảng cách là 12 hải lý. Theo luật quốc tế thì không một tàu bè ngoại quốc nào được vào vùng này, nếu không được phép.

Đạo luật “trừng phạt” này cấm quân lực Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của CHNDTH trên các đảo này. Vậy, nếu một khu trục hạm của Hạm đội 7, không vào sát bờ một đảo như Subi hay Gaven  ở vùng Trường Sa hay đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa viện lẽ đó là Nội Hải của TC, như vậy là công nhận TC có chủ quyền trên các đảo ấy, và sẽ bị coi là phạm luật trừng phạt này. Hoặc một máy bay như B52 không bay qua một khu vực mà TC tự nhận có chủ quyền bị coi là phạm luật này vì như vậy là công nhận, kể cả  mặc thị, coi TC có chủ quyền trên khu vực đó.

-Đối với người Mỹ: Cấm chỉ các cá nhân, công ty Mỹ làm ăn, giao dịch, thí dụ như với 24 công ty TC kể trên.

Luật cũng trù liệu rằng Hoa Kỳ có thể từ bỏ chính sách trung lập về chủ quyền và nay Mỹ đứng về phe có tranh chấp với TC về chủ quyền.

Từ trước cho đến nay Hoa Kỳ chủ trương không đứng về phe nào, như trong cuộc tranh chấp giữa VN và Trung Cộng về chủ quyền của một đảo như trường hợp ở Trường Sa, Mỹ luôn tuyên bố KHÔNG ĐỨNG VỀ PHE NÀO như BT Ngoại Giao Mỹ Hillary Clinton tuyên bố vào 2010. Nay, Dự luật này cho phép Mỹ đứng về một phe, nghĩa là Mỹ sẽ đứng về phe yếu thế chống lại kẻ bá quyền xâm lăng TC.

Nhìn vào nội dung dự luật, với điều 6 khoản 1, 2 và 3, Tập cận Bình và tập thể lãnh đạo TC sẽ là mục tiêu trừng phạt. Lãnh đạo VC như Nguyễn phú Trọng, Nguyễn xuân Phúc, Nguyễn Tấn Dũng và tập thể lãnh đạo VC  cũng  là mục tiêu vì tội đồng loã (đ.6, a, 4 A)

-Luật này công khai bảo vệ Nhật bản và Phi. Điều 6 a. d. 1. G nói về  Hoa Kỳ bảo vệ Nhật như các hành động khiêu khích chống lực lượng tuần duyên Nhật hay lực lượng tư vệ Nhật. Với Phi Luật Tân, Luật chống lại sách nhiễu tàu Phi Luật Tân (điều 6.a. d F) và cảnh cáo việc chiếm đóng Bãi Suối Ngà (đ. 6a. d.1, C.), và phản đối việc TC can thiệp vào sinh hoạt trong khu đặc quyền kinh tế của Phi, thí dụ như khai thác tài nguyên (ngăn cản ngư phủ Phi hành nghề tại ngư trường truyền thống của họ như trước đây hay tàu hải giám TC hỗ trợ cho ngư phủ TC vào các khu đặc quyền kinh tế Phi hành nghề trong những năm qua).

CHXHCNVN không được Luật Trừng Phạt này bảo vệ, vì không có hiệp ước bảo vệ như Nhật Bản, Phi Luật Tân. Ngoài ra, Luật có nói tới bảo vệ “allies and partners in the Pacific” của Mỹ theo đ.4  (2), nhưng CHXHCNVN với Đảng Cộng Sản VN không là  “đồng minh, ally” và cũng chẳng là “đối tác, partner” của Mỹ mà lại là tay sai của TC (đ.6, a. 4. A)  (2). Do vậy, khi TC  “gia tăng các biện pháp quấy nhiễu” tàu VC như xua đuổi, đánh chìm tàu hải cảnh (cảnh sát biển) hay tàu hải quân, không được bảo vệ như trường hợp Phi Luật Tân (đ. 6 khoản (d) F). Nhà nước CHXHCNVN cũng không được luật bảo vệ  “khi bị TC ngăn cản hành sử quyền của chủ quyển đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Thí dụ vụ TC đuổi công ty Repsol khai thác dầu tại Vũng Áng, gần Nam Côn Sơn  như năm vừa qua (đ 3, khoản 1. D). Cũng như vậy, các ngư dân Việt hành nghề trong khu vực đánh cá truyền thống trong vùng đặc quyền kinh tế của VN trong phạm vi Hoàng Sa bị tấn công, đánh chìm tàu, bị cướp bóc tài sản và hải sản, rồi bỏ chạy cũng không được luật này bảo vệ như ngư phủ Phi.

Luật nói tới TC không được quân sự hoá, và nhấn mạnh rằng TC không được mang hoả tiễn phòng không bố trí ở 3 đảo là Subi, Vành Khăn, Chữ Thập, không được lập ADIZ trên bất cứ khu vực nào trong vùng. Tuy nhiên đây là vấn đề an ninh trong khu vực, mà Hoa Kỳ chống lại, không phải Hoa Kỳ bảo vệ CHXHCNVN.

Các bãi đá, bãi cát như Subi, Vành Khăn, Chữ Thập. Châu Viên, Gạc Ma …. bị TC chiếm và xây căn cứ hải quân trên đó thì sao?

Hoa Kỳ  nay giữ nguyên trạng và tiếp tục bao vây, tuần tra Biển Đông để cô lập chúng. Trói chặt các đảo trong 2 vùng quần đảo này, nên không thể sử dụng là bàn đạp để bành trướng. Hoa Kỳ từ trước đã có Hạm Đội 7 thường trực trú đóng trong vùng Thái Bình Dương. Từ thời Obama, với chính sách “xoay trục về Á Châu”, Hoa Kỳ tăng cường thêm hạm đội 3. Căn cứ không quân Anderson, Guam đã được mở rộng thành căn cứ tiếp vận khổng lồ.  Chỉ cần có 1 khu trục hạm của hạm đội 7 mà thôi, được trang bị 570 Tomahawks, cũng sẽ làm cho 8 căn cứ mà TC chiếm đóng bất hợp pháp  ở Trường Sa với các pháo đài dù kiên cố cũng sẽ bị biến mất trong vòng 30 phút. Đó là câu trả lời mà Luật này nói tới đáp ứng bằng “hành động tương xứng.”  Đó là chưa kể đến chương trình phòng thủ SDI có tử thời Reagan, đã được liên tục cải biến, trong đó beamery weapons được đưa vào quỹ đạo – dù là chương trình phòng thủ quốc gia Hoa Kỳ hoạt động 24/24, sẽ được dùng để xóa sổ một quốc gia, khi cần.

Về phía Trung Cộng, chúng sẽ tiếp tục duy trì các đảo đã chiếm, dù hệ thống căn cứ quân sự thiết lập bị hải quân Hoa Kỳ và đồng minh bao vây và cô lập. TC  sẽ chỉ có các hành động nhỏ, cầm chừng, rất chừng mực để không gây ra một biến cố lớn, hòng  “câu giờ”, nghĩa là mai phục trường kỳ có thể 30 hay 50 năm để sự chiếm đóng trở thành “một thực tại, một sự đã rồi”.  Cũng có thể sau khi chúng  nghĩ rằng có đủ mạnh, mới hành động.  Tuy nhiên với toan tính này, thì với chính sách của Hoa Kỳ hiện nay, người ta thấy một cuộc chiến tranh toàn diện với TC để triệt tiêu âm mưu thống trị thế giới của Đảng CSTH đã được khởi động và bắt đầu là cuộc chiến tranh thương mại: từ thiếu hụt trong cán cân thương mại, lan sang điện toán, năng lượng, nhiệt  lượng, nguyên tử năng, gián điệp, tiền tệ…… Cho dù thắng hay bại, xã hội chủ nghĩa của Tập cận Bình sẽ không còn tồn tại trong một thế giới văn minh hiện thời. Hệ thống căn cứ quân sự này trên vùng Hoàng Sa và Trường Sa sẽ trở thành vô ích, không còn được dùng làm bàn đạp để chiếm Tây Thái Bình Dương và biến toàn thể Á Châu (ngoại trừ Nhật) là một nước Đại Trung Hoa như toan tính:

Tham Vọng Đại Trung Hoa: gồm các quốc gia phía Bắc,
Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á, Bắc Á (ngoại trừ Nhật Bản)
Tham vọng chiếm Tây Thái Bình Dương với 2 vành đai phòng thủ: 
1) Phòng thủ cận duyên là “chuỗi đảo, từ Nhật xuống tới Phi.
2) Phòng thủ Viễn Dương: từ Nam Dương qua Guam xuống Ú Châu.

Trong những ngày tới các hành động nhỏ như ngược đãi ngư dân Việt theo lối cũ: bắt bớ ngư dân, cướp bóc tài sản, đánh chìm ngư thuyền Việt rồi bỏ chạy vẫn tiếp tục; hay phô trương lực lượng hạn chế để chứng tỏ chúng có hiện diện v.v.  Tích cực hơn, có thể, TC lại xua các tàu “dân quân biển”, nguỵ trang là tàu đánh cá, kể cả rải gỗ trước mũi tàu Mỹ, để cản đường tàu hải quân Mỷ tuần tra, kể cả trong phạm vi “nội hải” của một số đảo mà TC tuyên bố.

Còn Việt Cộng thì sao?  Liệu chúng có dám mang đội “dân quân biển” mà chúng thành lập bằng một đạo luật do Quốc Hội VC (theo lệnh Bắc Kinh) ban hành trước đây ra cản đường tàu Mỹ để hỗ trợ cho người anh em 4 tốt? Hay nếu TC lại đưa giàn khoan HD 981 vào đặt ở vùng Tri Tôn như ngày 1 tháng 5, 2014  và lãnh đạo VC có dám loan báo rằng đây là việc thi hành Hiệp Ước Song Phương có tên là  “Thỏa Thuận Song Phương về Một Giải Pháp cho Biển Đông” do  Thứ trưởng Ngoại Giao VC Hồ xuân Sơn ký  với đối tác thuộc Bộ Ngoại Giao TC là Trương vũ Quân tại Bắc Kinh vào tháng 6, 2011. Nội dung Hiệp Ước gồm những gì mà mà Quách bá Hùng của  TC đưa ra cho lãnh đạo VC là Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết .v.v. phải tuân theo vào những ngày 12 – 18 tháng 4, 2011?  Nếu đây là thoả thuận song phương, thì Luật Trừng Phạt này không áp dụng được. Khi mà Xã Hội Chủ Nghĩa của TC tan vỡ, Lãnh đạo VC có thể chọn con đường chạy sang Côn Minh hay Nam Ninh. Con đường này cũng có nguy hiểm vì Hoàn Cầu Thời Báo đã nhiều lần công khai gọi lãnh đạo VC là quân phản bội, và sẽ là “vật tế thần trong cuộc chiến Nam Sa”, ngay cả khi tuân theo lời  doạ nạt của Dương Khiết Trì “nói vào mặt các lãnh đạo  VC” vào tháng 6, 2014 tại Hà nội rằng  “lãnh đạo VC là đứa con hoang phải trở về với Tổ quốc khổ đau”.  Vậy, chạy đường nào đây?

IV) NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN Ở HOA KỲ CẦN LÀM GÌ?

Vận động Dự Luật này được thông qua với con số áp đảo.

Dự Luật đã được nộp vào Thượng Viện Hoa Kỳ và đã có số hiệu là ROS19622. Theo thủ tục lập pháp trong trường hợp này, thì Văn Phòng Thượng Viện sẽ chuyển đến tiểu ban có thẩm quyền để duyệt xét rồi biểu quyết. Đó là Tiểu Ban có tên là “The Subcommittee On East Asia, The Pacific and International Cyber Security Policy” thuộc Committee on Foreign Relations. Sau khi Tiểu Ban này thông qua, Dự Luật sẽ  được chuyển đến Uỷ Ban Liên Lạc Đối Ngoại biểu quyết, trước khi  được đưa ra phiên khoáng đại Thượng Viện. Sau khi Thượng Viện thông qua, Dự Luật sẽ được chuyển xuống Hạ Viện. Tiến trình trong thủ tục lập pháp tại đây cũng như trên, trước khi Tổng Thống ban hành.

Tôi dự đoán là Dự Luật sẽ được trở thành luật, nhất là Dự Luật này không cần phải dự trù kinh phí thi hành.

Tôi đã có kế hoạch làm việc này từ nhiều tháng nay. Chúng ta phải làm việc với từng Nghị Sĩ, Dân Biểu để đạt thành công. Tôi sẽ soạn thảo văn kiện với tài liệu gồm hình ảnh, bản đồ có liên quan đến một số điều mà Luật nêu ra để các Nhóm địa phương gửi đến NS/DB của mình. Tôi kêu gọi mọi người tị nạn tích cực tham dự công tác này.

Chú thích:   

(1)Đồng bảo trợ cho Dự Luật có 13 thượng nghị sĩ khác: Cộng hòa Tom Cotton (Arkansa), Todd Young (Idiana), Josh Hawley (MO), Rick Scott (Fl), Marsha Blackburn (TN), John Cornyn (TX) và Mitt Romney( UT); và đảng Dân chủ Tim Kaine (VA), Richard Blumenthal (CT), Kirsten Gillibrand (NY), Joe Manchin (West VA), Tammy Duckworth (Il) và Doug Jones (Al)

(2) Xem thêm Nguyễn văn Canh, Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, UBBVSVTLT, 2017
_____________________

Nguồn: Trang VNQDĐ

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...