Tháng Chín này em có về đây hội ngộ
Chim hồng yến* sẽ bay lượn đón em
Cất tiếng hót hân hoan chào thêm một lần gặp gỡ
Ai sẽ ra phi trường
Hồi hộp đón em
Bảng số xe có thể làm em ít nhiều bối rối
Xin hãy bỏ qua cho sự tình cờ
“Virginia is for lovers” **
Nếu hàng chữ này chỉ dành riêng cho “chúng mình”
trong phút giây ngắn ngủi
Cũng là hạnh phúc anh hằng mơ ước
Có một thời không thể nào bày tỏ được
***
Tháng Chín này bạn có về đây hội ngộ
Cùng nâng ly rượu vang đỏ địa phương
Cho một chút ấm lòng
Thêm vài ly dành cho bạn bè vắng bóng
Một phút trầm tư kẻ trước người sau
Có một thời chúng mình say sưa lý tưởng
Háo hức tung cánh bay về các tỉnh quận xa xôi
Tuổi trẻ kia những toan đội đá vá trời
Rồi một hôm bầu trời sụp đổ
Mộng cao cao ảo ảnh phù du
Kẻ vào tù
Người phiêu bạt trên những xứ lạnh tuyết băng
***
Gánh nặng cuộc đời đôi vai em trĩu xuống
Những lo toan đất lạ trán bạn nhăn nheo
Bụi thời gian chúng ta giủ phủi cho nhau
Tất cả như sẽ qua mau thật mau
Khi những tia mắt ấm đan nhau biển đời sẽ lặng
***
Tháng Chín này em có về đây hội ngộ
Tháng Chín này bạn có về đây gặp gỡ
Gíó mùa thu thuở ban sơ nhắc nhở
Gió mùa thu giấc mộng cũ lại đong đầy
Chim hồng yến sẽ bay lượn đâu đây
Hót chào những tấm lòng
Vẫn với nhau như những ngày xưa ấy
Lê Văn Bỉnh
Tháng 6/2019
* Cardinal, con chim biểu tượng cho tiểu bang Virginia
** DMV design, trên hầu hết các bảng số xe tiểu bang Virginia
26 June 2019
Chim Hồng Yến Sẽ Bay Lượn Đâu Đây
24 June 2019
Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc
TTR: Thương chiến là diện, là mặt nổi nhìn rõ được của một
cuộc tranh chấp ác liệt dịch chuyển ở bên dưới khó thấy hơn. Biển Đông
cũng không phải là hình ảnh toàn bộ của cuộc đọ sức nhưng có thể là một
mắt xích mà nếu bứt sẽ mở toang ra dẫn đến một kết cuộc mới to lơn hơn nhiều.
Cho đến cuối thế kỷ trước chính giới vẫn còn lơ là với Biển Đông. Nhưng sang thế kỷ này Biển Đông đã trở thành nơi thử thách ý chí và mưu lược của các thế lực bá quyền cũ và mới, ở đó càng ngày càng lộ rõ những quyền lợi sinh tử phải bảo vệ hay cần chiếm đoạt. Sự suy diễn không phải là quá đáng nếu cho rằng chiến thắng của thế lực này có nghĩa là sự suy vi đã bắt đầu của thế lực kia.
Cho đến cuối thế kỷ trước chính giới vẫn còn lơ là với Biển Đông. Nhưng sang thế kỷ này Biển Đông đã trở thành nơi thử thách ý chí và mưu lược của các thế lực bá quyền cũ và mới, ở đó càng ngày càng lộ rõ những quyền lợi sinh tử phải bảo vệ hay cần chiếm đoạt. Sự suy diễn không phải là quá đáng nếu cho rằng chiến thắng của thế lực này có nghĩa là sự suy vi đã bắt đầu của thế lực kia.
Qua bài phân tích dưới đây, tác giả Nguyễn Quang Dy dựa trên những tham cứu mới mẻ và với lối viết súc tích, sẽ giúp những người quan tâm Việt Nam hiểu rõ thêm một vấn đề gắn liền với quê hương mình.
**
Cách mạng lần thứ ba và tương lai Trung Quốc
Nguyễn Quang Dy
Cách mạng thường có nghĩa là thay đổi để tiến lên. Nhưng trong lịch sử hãn hữu có trường hợp cách mạng giật lùi (regression) như cách mạng Hồi giáo cực đoan tại Iran (1978-1979) do Giáo chủ Avatollah Khomeini cầm đầu. Không hiểu tại sao người ta lại gọi đó là “cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử” (sau Cách mạng Pháp và Cách mạng Nga).
Gần đây, “Cách mạng Lần thứ ba” tại Trung Quốc do Tập Cận Bình cầm đầu (từ 2012) đã làm ngược lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là “Giấu mình Chờ thời” và khôi phục Sùng bái Cá nhân như thời Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình đã trở thành “Hoàng đế Đỏ” quá sớm như “Cao Biền dậy non”, dẫn đến đối đầu Mỹ-Trung và chiến tranh lạnh về kinh tế.
Gần đây, chủ trương kiểm soát cực đoan đã xô đẩy hàng triệu người Hong Kong xuống đường phản đối luật dẫn độ đang đe dọa quy chế tự do dân chủ của Hong Kong. Nếu nhà cầm quyền không nhân nhượng, phái diều hâu ở Mỹ sẽ có thêm lý do để chống Trung Quốc. Hong Kong Policy Act và Taiwan Act có giá trị răn đe Trung Quốc không được vi phạm cam kết. Hong Kong và Đài Loan là hai quả bom nổ chậm làm Bắc Kinh đau đầu.
Theo Minxin Pei, khi đối đầu Mỹ-Trung leo thang làm Trung Quốc khó tiếp cận nguồn vốn và công nghệ Mỹ, vai trò Hong Kong càng quan trọng hơn. Trừ phi lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận thảm họa, “Bắc Kinh nên rút bỏ dự luật này trước khi quá muộn”. (China Is Courting Disaster in Hong Kong, Minxin Pei, Project Syndicate, June 13, 2019).
Trong đối đầu chiến lược Mỹ-Trung đầy biến số, tương lai Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn và công nghệ cao. Ngày 24/5/2019, chương trình SpaceX của Elon Musk đã phóng thành công 60 vệ tinh đầu tiên của dự án Starlink, nhằm cung cấp Internet tốc độ cao cho toàn thế giới. Starlink có thể làm hệ thống 5G của Huawei trở nên lạc hậu.
Cách mạng lần thứ ba
Theo các học giả, kể từ khi lập quốc (1949) Trung Quốc đã trải qua ba cuộc cách mạng hiện đại. Lần thứ nhất là khi Hồng quân của Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông cầm đầu đã giải phóng lục địa và thống nhất Trung Quốc. Nhưng sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Mao đã nôn nóng phạm sai lầm nghiêm trọng về “Đại Nhảy vọt” (1958-1961) làm hơn 30 triệu người chết và “Cách mạng Văn hóa” (1966-1976) làm Trung Quốc suy sụp.
Lần thứ hai là khi Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền trong hai thập niên (1970 và 1980), đã triển khai cải cách kinh tế thị trường triệt để với khẩu hiệu thực dụng “Mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột”, nới lỏng kinh tế nhà nước và kiểm soát chính trị. Đó là thời kỳ mở cửa ngoại giao mà Richard Nixon và Henry Kissinger đã bắt tay hòa hoãn với Bắc Kinh (1972) để rút quân khỏi Việt Nam và chống Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Quan hệ hợp tác Mỹ-Trung đã phát triển sâu rộng trong suốt ba nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, với chủ trương can dự (constructive engagement) giúp Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, bất chấp vụ đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn (1989). Bill Clinton đã cho Trung Quốc hưởng quy chế “tối huệ quốc” và gia nhập WTO (năm 2001). Đó là những điều kiện tiên quyết để Trung Quốc trỗi dậy và “cất cánh”, vượt Nhật Bản (2010), và cạnh tranh với Mỹ.
Elizabeth Economy (CFR) đã liệt kê những biến chuyển sâu rộng mà Tập Cận Bình đã tạo ra và coi đó là “cuộc cách mạng lần thứ ba” (third revolution) hay chính xác hơn là “phản cách mạng” (counterrevolution) như Orville Schell đã điểm cuốn sách này. Economy phân tích tại sao thách thức của Trung Quốc đối với trật tự do Mỹ dẫn đầu lại nghiêm trọng như vậy, và các mâu thuẫn trong chính sách của Bắc Kinh lại đe dọa các tham vọng của Tập.
Cuối cùng, Economy đã lạnh lùng truy cứu những nghịch lý trong chiến lược của Tập Cận Bình với câu hỏi cơ bản đặt ra khi ông theo đuổi “Giấc mộng Trung Hoa” nhằm “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”: Một quốc gia phi dân chủ muốn lãnh đạo một trật tự thế giới dân chủ (an illiberal state seeking leadership in a liberal world order). (The Third Revolution: Xi Jinping and the New Chinese State, Elizabeth Economy, Oxford University Press, 2018).
Sự quyết đoán của Trung Quốc đã bùng nổ cùng với sự trỗi dậy củng cố quyền lực của Tập Cận Bình (từ 2012). Năm 2014, Tập bắt đầu kêu gọi Trung Quốc “không chỉ sẵn sàng viết lại luật chơi mà còn xây dựng sân chơi toàn cầu”. Tập không chỉ khôi phục “Sùng bái Cá nhân” như thời Mao Trạch Đông, mà còn xây dựng một hệ thống kiểm soát xã hội và cho điểm công dân (social credit system) như trong một tác phẩm của George Orwell.
Trong hệ thống đó, tin tặc được nhà nước bảo trợ và thể chế hóa để ăn cắp công nghệ của Mỹ, vi phạm bản quyền và nhân quyền. Kết cục là người Mỹ buộc phải lên tiếng chống lại (backlash). Cuốn sách của Economy phản ánh sự điều chỉnh trong tư duy chiến lược của Mỹ về Trung Quốc trong 50 năm qua, cũng như biến động trong quan hệ đối ngoại Mỹ-Trung.
Theo một tài liệu nghiên cứu của nhóm đặc nhiệm gồm 15 chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, (như Elizabeth Economy, David Shambaugh, Winston Lord) do Asia Society và University of California tổ chức, Mỹ-Trung “đang đối đầu” (on a collision course) và “nguy cơ xung đột công khai” (overt conflict) lớn hơn trước. Tuy họ hoan nghênh Trump đã chống lại (pushback) Trung Quốc, nhưng bản thân sự chống lại đó không phải là một chiến lược.
Họ cho rằng Trump đã làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và khả năng xung đột với Trung Quốc bằng cách làm giảm giá trị hai lợi thế lớn nhất của Mỹ là “hệ thống đồng minh/đối tác và những cơ chế đa phương toàn cầu”. Việc Trump bỏ rơi TPP là một sai lầm tai hại. Trump làm giảm giá trị của pháp quyền và uy tín của Mỹ, làm đồng minh lo lắng và làm đối tác bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc. Trump khen các nhà độc tài (như Tập và Putin) làm Bắc Kinh càng thêm cứng rắn, và làm khó dễ những người Trung Quốc muốn cải cách chính trị.
Theo Michael Pillsbury (Hudson Institute), Tập Cận Bình ngày càng hung hăng là một phần của chiến lược nhằm “thay thế vị trí bá quyền của Mỹ”. Pillsbury đã lập luận một cách thuyết phục rằng Mỹ đã hiểu sai về Trung Quốc. Trong khi giới tinh hoa tiếp tục bị phân hóa, thì Pillsbury lên án các chuyên gia Mỹ đã nhất quán coi thường giới diều hâu Trung Quốc, nay mới tỉnh ngộ nhận ra Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với vị thế của Mỹ và trật tự thế giới dân chủ (the liberal world order). (The Hundred Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America As the Global Superpower, Michael Pillsbury, St Martin Press, 2015).
Cuốn sách của Economy tuy không gây tranh cãi bằng cuốn của Pillsbury, nhưng đã nêu bật được các điểm yếu và nghịch lý trong chiến lược của Tập Cận Bình, có thể làm hỏng tham vọng của ông. Economy nghi ngờ sức mạnh của Bắc Kinh đã cản trở giáo dục và Internet, nạn trộm cắp bản quyền và hệ thống bất cập đã ngăn cản sự phát triển của một môi trường hậu thuẫn cho nghiên cứu cơ bản với chất lượng cao. Theo David Shambaugh, chỉ có khoảng 2,2 triệu trong số 4 triệu sinh viên Trung Quốc du học từ 1987 đã trở về nước. Trung Quốc không thể bước lên các bậc thang giá trị gia tăng để thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”.
Tương lai Trung Quốc
Theo Ali Wynes (RAND), GNP của Trung Quốc đã tăng 9 lần trong những năm 2001-2016, (từ US$1,34 tỷ lên US$11,2 tỷ) trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ). Năm 2009, Trung Quốc vượt Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất, và năm 2013 trở thành nước buôn bán lớn nhất. Đóng góp của Trung Quốc cho kinh tế toàn cầu đã tăng bốn lần (từ 4% lên 16%). Đến năm 2016, Trung Quốc đã chiếm 34% tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, 4 ngân hàng lớn nhất thế giới là của Trung Quốc: (1) Industrial and Commercial Bank of China (US$4,000 tỷ), (2) China Construction Bank (US$3,400 tỷ), (3) Agriculture Bank of China (US$3,240 tỷ), (4) Bank of China (US$2,990 tỷ), trong khi JP Morgan Chase được xếp thứ 6 hoặc 7 trong danh sách các ngân hàng đứng đầu thế giới. Nhưng China Development Bank (CDB) lớn bằng tất cả các ngân hàng đó cộng lại. Người ta nói “Nếu Đảng Cộng sản là Chúa Trời (God) tại Trung Quốc, thì CDB là Nhà Tiên tri (Prophet).
CDB đã thuê những nhân vật nổi tiếng trên thế giới tham gia “Hội đồng Cố vấn Quốc tế” (International Advisory Council): Hank Greenberg (cựu chủ tịch AIG), Henry Kissinger (cựu Ngoại trưởng), Fred Bergsten (economist), và Frenkel (cựu Thống đốc Bank of Israel). Họ đem lại uy tín cho CDB, và các thương vụ ngầm (behind closed doors).
Tạp chí Forbes (năm 2018) đã liệt kê 5 nền kinh tế đứng đầu thế giới là: USA, China, Japan, Germany, và UK. Nhưng theo các nhà kinh tế, đến năm 2030 thì danh sách này sẽ bị đảo lộn theo một thứ tự khác: China, USA, India, Japan, và Indonesia. Theo tạp chí Fortune (năm 2018), trong danh sách 500 công ty đứng đầu thế giới thì Mỹ có 126 công ty, Trung Quốc có 120 công ty, Nhật có 52 công ty, Ấn Độ có 7 công ty. Trong danh sách 100 công ty đứng đầu thế giới thì Mỹ có 30, Trung Quốc có 18, Nhật có 8, và Ấn Độ có 1 công ty.
Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất, gấp hai lần rưỡi Nhật Bản là nước có dự trữ ngoại hối đứng thứ hai thế giới. Nếu cộng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và Hồng Kong lại, thì tổng số là US$3,600 tỷ. Ấn Độ xếp thứ 8 (năm 2018) với forex reserves là US$403,7 tỷ, trong khi của Mỹ là US$123,5 tỷ và của Anh là US$187,4 tỷ. Theo Joe Nye, Trung Quốc tuy có tiềm lực kinh tế hùng mạnh như vậy, nhưng vẫn là “người khổng lồ chân đất sét”.
Cuộc chiến thương mại đang phơi bày những tử huyệt của Trung Quốc. Nay người ta thấy rõ Huawei, niềm tự hào của Trung Quốc về công nghệ cao, cùng với ZTE, đang bị “bẻ nanh” (defanged). Có thể nói Trung Quốc đã chậm chân về công nghệ ít nhất 10 năm. Tình trạng tương tự đang diễn ra trong các ngành quốc phòng, công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ và nhiều lĩnh vực khác. Vấn đề của Huawei cho thấy những ảo tưởng của Trung Quốc, vì đến nay chìa khóa công nghệ cao vẫn nằm trong tay Mỹ, Đức, Nhật và Hàn Quốc (The trade war shows China’s economic dream is dying, South China Morning Post, June 11, 2019).
Theo Asia Times (23/5/2019), 14 nhà lập pháp Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, đại diện bởi Thượng nghị sĩ Marco Rubio, đã đệ trình lên Quốc hội dự luật trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc có dính líu đến hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông. Theo quy trình, Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ là người chịu trách nhiệm phải báo cáo định kỳ với Quốc hội danh sách những tổ chức và cá nhân Trung Quốc nào sẽ bị cấm vận.
Danh sách ban đầu có thể gồm 25 công ty lớn của Trung Quốc, như CCCC Dredging Group (thuôc Tập đoàn Xây dựng viễn thông Trung Quốc, tham gia xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông), Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (Sinopec), Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom), Tập đoàn Khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC), và China Mobile…
Theo TNS Rubio, Trung Quốc “là mối đe dọa toàn diện nhất mà đất nước này từng đối mặt”, trong các lĩnh vực viễn thông, điện toán lượng tử, AI và bất kỳ ngành công nghiệp nào thu thập dữ liệu lớn (big data). Quan điểm của Mỹ về Trung Quốc cứng rắn hơn, với sự đồng thuận và hợp nhất ý tưởng trong bộ máy chính sách đối ngoại, bao gồm các thành viên của 2 đảng trong Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Lầu Năm góc, Bộ Tư pháp, các cơ quan tình báo và Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence…
Nếu “Đạo luật Cấm vận Biển Hoa Đông và Biển Đông” được thông qua, Mỹ có quyền tịch thu tài sản của Trung Quốc ở Mỹ và thu hồi hoặc hủy bỏ thị thực Mỹ đối với bất kỳ ai liên quan tới “các hành động hoặc chính sách đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông”. Theo Bonnie Glaser (CSIS) khoảng 73% các sự vụ chính xảy ra ở Biển Đông từ năm 2010 có liên quan tới các tàu chấp pháp của Trung Quốc…“Dự thảo này không nhằm vào những đối tượng xấu khác, mà thực sự nhằm vào Trung Quốc”. Glaser nhấn mạnh Biển Đông chưa bao giờ được chú ý đặc biệt như thế trong chính sách của chính quyền Trump…
Lầu Năm góc vừa lập ra một cơ quan mới là “Văn phòng Phân tích Kinh tế và Thương mại” có nhiệm vụ rà soát các hợp đồng quốc phòng có liên quan đến các công ty Trung Quốc thông qua bên cung ứng thứ ba. Theo James Mulvenon (một chuyên gia về an ninh mạng) Lầu Năm góc đã coi chất bán dẫn là “ngọn đồi” mà họ phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ. Đó là ngành công nghiệp mà Mỹ phải dẫn đầu vì mọi thứ khác đều dựa vào đó. Trong khi đó, Kiron Skinner (Bộ Ngoại giao) cho rằng xung đột giữa các nền văn minh và sắc tộc đang diễn ra, và nhấn mạnh rằng Mỹ cần ngăn chặn Trung Quốc như trước đây đối với Liên Xô.
Gần đây, Bộ Tư lệnh Tuần duyên Mỹ đã điều hai tàu USCGC Bertholf và USCGC Stratton tham gia các hoạt động cùng Hạm đội 7 đóng tại Okosuka, Nhật Bản, đến hoạt động ở khu vực Biển Đông với mục đích giúp các nước khu vực thực thi pháp luật, và xây dựng năng lực trong hoạt động đánh cá. Đây là một chủ trương mới nhằm đối phó với lực lượng “dân quân biển” của Trung Quốc, lâu nay vẫn áp đảo và bắt nạt các nước trong khu vực.
Phát biểu trong một cuộc họp báo (11/6/2019), Phó đô đốc Linda Fagan, Tư lệnh Vùng Thái Bình Dương của Tuần duyên Mỹ cho biết họ đang theo dõi các hoạt động xâm lấn của “dân quân biển” Trung Quốc ở Biển Đông. Chuyến tuần tra đầu tiên của tàu Tuần duyên Mỹ tại Biển Đông đã diễn ra sau 7 năm, và Fagan cho biết sự trở lại của Tuần duyên Mỹ hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế cho phép các tàu được đi qua các vùng biển quốc tế. Động thái này của Tuần Duyên Mỹ mở ra triển vọng hợp tác về tuần duyên trong khu vực.
Triển vọng Việt Nam
Theo Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), phái “thu tô” hay “trục lợi” (rent-seeking) được hiểu là một trường phái chính sách (chứ không hẳn là một phe phái chính trị), không vì lợi ích dân tộc, cũng chẳng vì lý tưởng chủ nghĩa nào, mà chỉ lợi dụng quyền lực nhà nước để “thương mại hoá” quyền lực ấy. Họ thường lập luận “giữ ổn định để phát triển” nhưng thực tế họ muốn “giữ ổn định bằng mọi giá, kể cả không phát triển” (Việt Nam với bộ máy trục lợi và nhân sự Đảng trước Đại Hội 13, Joaquin Nguyễn Hòa, BBC, June 8, 2019).
Khi bước vào thời kỳ “đổi mới” (từ cuối 1986), lúc đầu có hai trường phái chính sách chủ yếu là “bảo thủ” và “đổi mới”, nhưng sau đó đã xuất hiện trường phái thứ ba là phái “thu tô/trục lợi”, được hiểu là “các tổ hợp chính trị-thương mại” (hay các nhóm lợi ích thân hữu) đã thao túng nền kinh tế Việt Nam trong suốt giai đoạn quá độ (chuyển đổi). Không có gì đáng ngạc nhiên nếu “nhà nước thu tô” đẻ ra tình trạng “không chịu phát triển” như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nhận xét. Tinh thần “chấn hưng” của người Việt chưa bao giờ vượt qua được cửa ải “giữ ổn định”, làm “nhà nước thu tô” mạnh hơn hẳn “nhà nước kiến tạo”.
Đó là bức tranh đối nội, còn về đối ngoại, Vuving cho rằng quan hệ Việt-Mỹ ngày càng “nồng ấm hơn”, trong khi quan hệ Việt-Trung “có vẻ tốt đẹp bên ngoài nhưng lạnh nhạt bên trong”. Tuy thuyết “cái bẫy Thucydides” (Graham Allison) được nhiều người đề cập, nhưng ít có khả năng (unlikely) xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Yếu tố Nga” tuy có thể giúp Việt Nam phần nào để chống lại sức ép từ Trung Quốc nhưng không nhiều, và khả năng Nga chống lưng cho Việt Nam “khá mong manh”. Để chống lại sức ép Trung Quốc, Việt Nam phải tăng cường quan hệ với một loạt cường quốc có lợi ích chiến lược trong khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, và các nước khác như Anh, Pháp, Úc, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan, cũng như các nước láng giềng có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sinh tồn của khu vực như Lào và Campuchia, cũng như ASEAN…
Xu thế chung của Việt Nam hiện nay là dịch chuyển “gần Mỹ hơn và xa Trung Quốc hơn”, nhưng với tốc độ nhỏ giọt để “không gây ra chấn động”. Tuy nhiên, lãnh đạo Việt Nam vẫn “không muốn quá gần Mỹ hoặc quá xa Trung Quốc”. Nhưng gần đây, lãnh đạo Việt Nam tỏ ra lo ngại về Trung Quốc nhiều hơn (trước đây thường lo ngại về Mỹ nhiều hơn). Xu thế xích lại gần Mỹ “nay nhỉnh hơn” so với xu thế thích gần Trung Quốc.
Các yếu tố truyền thống như ý thức hệ và sự níu kéo của Trung Quốc, vốn nuôi dưỡng tham nhũng và cản trở đổi mới, nay sẽ bớt tác dụng hơn. Điều đó khiến người Việt lạc quan hơn về triển vọng cất cánh của Việt Nam trong tương lai. Về lâu dài, xu hướng ‘thoát Trung” (dịch chuyển khỏi quỹ đạo Trung Quốc) sẽ làm giảm môi trường nuôi dưỡng các phái “thu tô/trục lợi”. Tuy nhiên, chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam là gì thì chưa rõ. Bản thân chiến lược của Mỹ đối với khu vực và Trung Quốc vẫn còn đang hình thành.
Nói cách khác, sau 2 năm rưỡi cầm quyền, chính quyền Trump vẫn “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” về chiến lược. Trong khi Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh “hiện thực, kiềm chế, và tôn trọng” (realism, restraint, and respect), John Bolton (cố vấn ANQG) vẫn muốn “thay đổi chế độ” (như Maduro ở Venezuela, Assad ở Syria và Khomeni ở Iran). Tuy trước mắt Trump có thể vận dụng sự lộn xộn đó làm thiên hạ khó lường, nhưng về lâu dài đó không phải là chiến lược. Điều duy nhất Trump có thể vận dụng để chống Trung Quốc là “đồng thuận lưỡng đảng”. (American Foreign Policy Adrift”, Foreign Affairs, June 5, 2019).
Muốn kiến tạo, Việt Nam phải chuyển sang tâm thế bứt phá để bung ra. Chỉ khi nào chuyển từ vai trò nhà nước quản lý sang nhà nước giải phóng sức sáng tạo của xã hội thì Việt Nam mới có thể cất cánh được. Người Việt phải nuôi dưỡng bản lĩnh dám đương đầu với khó khăn, đặc biệt là thách thức trong cuộc chạy đua công nghệ lần thứ 4 và trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, vì “thách thức tuy lớn nhưng cơ hội không nhỏ”. Nếu không bồi dưỡng bản lĩnh để chơi những cuộc chơi mới, thì Việt Nam không bao giờ cất cánh được.
Hiện nay, sức ép đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước đến chủ yếu từ hai nguồn. Thứ nhất, sự yếu kém về quản trị, là hang ổ của nạn tham nhũng đã lộ diện ngày càng nhiều, khiến TBT/CTN Nguyễn Phú Trọng, vốn ủng hộ mạnh mẽ kinh tế nhà nước, nay cũng phải đặt lại vấn đề kinh tế tư nhân tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua. Thứ hai, cả 2 hiệp định thương mại tự do (CPTPP và EVFTA) tuy không có Mỹ tham gia, nhưng đã thay đổi phần nào luật chơi và sân chơi, khiến các doanh nghiệp nhà nước bị cắt giảm thêm khá nhiều quyền ưu đãi.
Theo Vuving, vai trò các nhóm vận động cho xã hội dân sự và dân chủ ở Việt Nam trong bối cảnh chính trị nội bộ trước mắt vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tương tác giữa họ với chính quyền và người dân trong nước, “chứ không phải vào chiến lược của Mỹ”. Tuy nhiên, về lâu dài nếu Việt Nam dịch xa quỹ đạo Trung Quốc thì sẽ phải xích lại gần hơn các nước Mỹ, Nhật, Ấn, Úc để tạo đối trọng. Các nước này có xã hội dân sự phát triển mạnh, nên bản thân Việt Nam với xu hướng hội nhập, sẽ phải coi trọng hơn vai trò của xã hội dân sự tại Việt Nam.
Lời cuối
Người ta nói Việt Nam có “rừng vàng, biển bạc”, nhưng nay tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác đến cạn kiệt, và bị lấn chiếm và ngăn cấm bởi người hàng xóm mạnh hơn và tham lam đang muốn kiểm soát Biển Đông. Chỉ có cái mỏ người là vô tận và tự tái sinh, nếu biết nâng cao dân trí và thay đổi thể chế để giải phóng năng lực sáng tạo. Israel là một bài học về “quốc gia khởi nghiệp” và Hong Kong là một bài học về dân trí cao, tuy có 7 triệu dân nhưng là một mỏ vàng. Việt Nam có 97 triệu dân (2019) là một cái mỏ vàng tiềm ẩn khổng lồ, nhưng đáng buồn vì đất nước vẫn nghèo nàn, tụt hậu và năng suất lao động thấp nhất khu vực.
Tài liệu tham khảo
1. The Hundred Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America As the Global Superpower, Michael Pillsbury, St Martin Press, 2015
2. The Third Revolution: Xi Jinping and the New Chinese State, Elizabeth Economy, Oxford University Press, 2018
3. American Foreign Policy Adrift”, Foreign Affairs, June 5, 2019.
4. The trade war shows China’s economic dream is dying. Beijing now has a choice: open up or stagnate, Graeme Maxton, SCMP, June 11, 2019
5. China Is Courting Disaster in Hong Kong, Minxin Pei, Project Syndicate, June 13, 2019
6. Việt Nam với bộ máy trục lợi và nhân sự Đảng trước ĐH 13, Joaquin Nguyễn Hòa, BBC, (phỏng vấn Alexander Vuving), June 8, 2019.
N.Q.D.
22 June 2019
20 June 2019
Tin ngắn
Philippines hồi cuối tuần qua đã quyết định đưa vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines ở Bãi Cỏ Rong hôm 9/6 lên Liên Hiệp Quốc, đề nghị đặt ưu tiên trong việc bảo vệ ngư dân trên biển.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Teodoro Locsin, viết trên tài khoản Twitter của mình rằng ông đã ủy quyền cho đại sứ quán Philippines ở London gửi đơn khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế của UN (IMO). Bộ trưởng Locsin đồng thời công bố thông báo của chính phủ Philippines gửi IMO, khẳng định 22 ngư dân Philippines đã bị bỏ mặc và có thể đã thiệt mạng nếu không có sự trợ giúp của một tàu cá Việt Nam sau đó.
**
Huawei thừa nhận lệnh cấm của Mỹ gây tổn hại nhiều hơn dự kiến
Công ty Huawei của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Hoa Kỳ nặng nề hơn dự kiến, Reuters dẫn lời ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Huawei cho biết hôm 17/6.
Ông Nhậm nhận định rằng lệnh cấm sẽ khiến Huawei mất doanh thu 30 tỷ đôla. Đây là lần đầu tiên Huawei đưa ra con số định lượng tác động từ lệnh cấm của Hoa Kỳ, theo Reuters.
**
Bắc Kinh sẽ không để đặc khu trưởng Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, từ chức ngay cả nếu như bà này có nguyện vọng như thế.
Một quan chức thân cận với vị nữ đặc khu trưởng Hong Kong đang phải đối đầu với phản đối của người dân được Reuters dẫn lời như vừa nêu vào ngày 17 tháng 6.
Nguyên văn lời của người mà Reuters cho biết tham gia và những cuộc họp trong thời gian diễn ra biểu tình chống dự luật dẫn độ tại đặc khu hành chánh Hong Kong được nêu rõ là ‘Chuyện từ chức sẽ không xảy ra.’
**
Mỹ tăng sức răn đe Trung Quốc, nhắm vào dân quân biển
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Teodoro Locsin, viết trên tài khoản Twitter của mình rằng ông đã ủy quyền cho đại sứ quán Philippines ở London gửi đơn khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế của UN (IMO). Bộ trưởng Locsin đồng thời công bố thông báo của chính phủ Philippines gửi IMO, khẳng định 22 ngư dân Philippines đã bị bỏ mặc và có thể đã thiệt mạng nếu không có sự trợ giúp của một tàu cá Việt Nam sau đó.
**
Huawei thừa nhận lệnh cấm của Mỹ gây tổn hại nhiều hơn dự kiến
Công ty Huawei của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Hoa Kỳ nặng nề hơn dự kiến, Reuters dẫn lời ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Huawei cho biết hôm 17/6.
Ông Nhậm nhận định rằng lệnh cấm sẽ khiến Huawei mất doanh thu 30 tỷ đôla. Đây là lần đầu tiên Huawei đưa ra con số định lượng tác động từ lệnh cấm của Hoa Kỳ, theo Reuters.
**
Bắc Kinh sẽ không để đặc khu trưởng Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, từ chức ngay cả nếu như bà này có nguyện vọng như thế.
Một quan chức thân cận với vị nữ đặc khu trưởng Hong Kong đang phải đối đầu với phản đối của người dân được Reuters dẫn lời như vừa nêu vào ngày 17 tháng 6.
Nguyên văn lời của người mà Reuters cho biết tham gia và những cuộc họp trong thời gian diễn ra biểu tình chống dự luật dẫn độ tại đặc khu hành chánh Hong Kong được nêu rõ là ‘Chuyện từ chức sẽ không xảy ra.’
**
Mỹ tăng sức răn đe Trung Quốc, nhắm vào dân quân biển
Vào lúc giới chức quân sự và công luận Philippines đang ngày càng phẫn nộ trước vụ một tàu cá Trung Quốc đâm vào một ngư thuyền Philippines rồi bỏ chạy, đại sứ Mỹ tại Manila hôm 14/06/2019 vừa qua đã lên tiếng nhắc nhở rằng những hành vi tấn công vào lực lượng Philippines, kể cả khi đến từ các nhóm dân quân biển Trung Quốc, có thể dẫn đến việc Mỹ can thiệp trong khuôn khổ Hiệp Định Phòng Thủ Hỗ Tương Hoa Kỳ-Philippines.
Những tư cách bán nước
NHỮNG KẺ BỒI ĐẮP NHỮNG BÃI ĐÁ CƯỚP ĐƯỢC CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG THÀNH ĐẢO NHÂN TẠO, THÀNH SÂN BAY HIỆN ĐẠI, THÀNH CĂN CỨ QUÂN SỰ BAO VÂY VIỆT NAM ĐANG BỊ NƯỚC MỸ XEM XÉT CẤM CỬA, LẠI ĐƯỢC LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM RẮP TÂM ĐÓN VÀO LÀM ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM
Cuối tháng 5, 2019, lần thứ hai, nghị sĩ cả hai đáng Dân Chủ và Cộng Hòa cùng trình lên thượng nghị viện Mỹ dự thảo luật trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc có liên quan đến các hành động “phi pháp và nguy hiểm” ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông.
Dự luật yêu cầu Chính phủ Mỹ đóng băng tài sản, hủy bỏ hay từ chối thị thực (visa) đối với bất kỳ chủ thể nào liên quan đến “các hành động hay chính sách đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định” của khu vực Biển Đông.
Trong 25 công ty và nhiều cá nhân Trung Quốc bị dự luật cấm cửa vào nước Mỹ có các công ty nhà nước lớn như: Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc, CNOOC, từng kéo giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), tháng 5, 2014, Tập đoàn Hóa chất và dầu khí Trung Quốc, SINOPEC, Tổng Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc, CCCC, đã tham gia bồi đắp đảo, xây dựng sân bay, căn cứ quân sự ở Biển Đông . . .
Tháng 3, 2017, dự luật này đã được đưa ra nhưng phải dừng lại ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Trước sự ngạo ngược độc chiếm biển Tây Thái Bình Dương, thách thức luật pháp quốc tế, gây căng thẳng, xung đột ở Tây Thái Bình Dương, đe dọa ổn định và hòa bình thế giới của Trung Quốc, hơn hai năm sau đã có thêm nhiều nghị sĩ thấy rằng cần có luật này và dự luật lại được đưa ra xem xét. Lần này dự luật được Nghị sĩ Rubio của Đảng Cộng Hòa, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và Nghị sĩ Ben Cardin của Đảng Dân Chủ cùng bảo trợ, được sự ủng hộ của 13 nghị sĩ khác, trong đó đáng kể có Nghị sĩ Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng Hòa năm 2012 và số lượng nghị sĩ của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ủng hộ dự luật đang gia tăng. Dự luật được trên 50 trong tổng số 100 nghị sĩ bỏ phiếu thuận là rất khả quan.
Dự luật cấm cửa Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc, CNOOC từng kéo giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), tháng 5, 2014 và Tổng Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc, CCCC đã tham gia bồi đắp đảo, xây dựng sân bay, căn cứ quân sự ở Biển Đông . . . dù có được thông qua hay không, có trở thành đạo luật của nước Mỹ hay không còn phải chờ đợi nhưng dự luật đã cho thấy sự bất bình của lương tri nước Mỹ và lời cảnh cáo nghiêm khắc của chính giới Mỹ trước hành động xâm lược của Trung Quốc ở biển Đông
Là doanh nghiệp dân dụng nhưng nhận thầu xây dựng những công trình quân sự trên những bãi đá mà quân đội Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam ở biển Đông. Tổng Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc đã nối gót quân đội Trung Quốc xâm lược những bãi đá của tổ tiên người Việt. Với hành động xâm lược đó, người Mỹ đã thảo luật cấm cửa Tổng Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc thì lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam lại đang hăm hở dọn đường đón kẻ xâm lược đó vào làm đường cao tốc Bắc – Nam, con đường huyết mạch của nền kinh tế đất nước, con đường chiến lược của thế trận giữ nước.
Hãy cố nén sự tởm lợm và khinh bỉ của một người Việt chân chính để nghe và nhận ra giọng điệu dọn đường rước giặc vào nhà của những quan chức cấp triều đình của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Ông Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên là đại biểu của dân nhưng không nói theo ý chí nguyện vọng của dân mà ông chỉ đón ý triều đình và ông đã nổi tiếng nói nhăng nói cuội về mọi vấn đề xã hội. Giờ đón ý thế quyền ông lại nổ văng mạng: Hiện nay trên thế giới không có nhà thầu nào có kinh nghiệm thi công đường cao tốc nhiều như các doanh nghiệp của Trung Quốc.
Cậu ấm Trần Tuấn Anh chỉ hơn người ở cái cửa con ông cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương mà sỗ sàng nhảy tót lên ghế Bộ trưởng bộ giầu có nhất nước, phi thương bất phú, bộ Công thương. Ngồi ghế của nước chỉ để lo việc nhà, xăng xái và ngông cuồng làm mọi việc chỉ để làm đẹp lòng bà vợ vốn là người đẹp showbiz. Một nhân cách như vậy làm sao có thể bỏ lỡ cơ hội lấy điểm với thế lực đã đặt ông vào ghế Bộ trưởng. Làm đẹp lòng vợ, ông đã ngông nghênh đưa xe biển số 80A của Chính phủ vào tận chân cầu thang máy bay đón vợ. Nói đẹp lòng đảng, ông đã véo von ca ngợi đội quân xây dựng công trình giao thông Trung Quốc, những kẻ đã nối gót những tên lính Trung Quốc xâm lược những bãi đá ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam: Ta phải làm bằng được đường cao tốc Bắc Nam để phát triển đất nước nhưng vướng mắc là chỉ có nhà thầu Trung Quốc mới hội đủ tiêu chuẩn.
Nhưng tởm lợm hơn cả là khi ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải, bộ chủ dự án đường cao tốc Bắc Nam trắng trợn tuyên bố: Tôi lấy tư cách Bộ trưởng để khẳng định rằng nhà thầu Trung Quốc có khả năng làm đường cao tốc Bắc Nam tốt, nhanh và rẻ hơn Nhật và Mỹ
Ông Bộ trưởng có học vị tiến sĩ mà dân gian phải gọi bằng tên Ngu Quá Thể, Ngu Như Thể từ khi ông láu cá nhưng thiếu trí khôn đổi tên Trạm Thu Phí thành Trạm Thu Giá. Ông Quá Thể không những quên rằng nhà thầu giao thông Trung Quốc mà ông muốn rước vào làm đường cao tốc Bắc Nam đã xây sân bay hơn ba ngàn mét, xây quân cảng, xây lô cốt, hầm ngầm cho quân đội của chúng chiếm đóng vĩnh viễn những bãi đá của lịch sử Việt Nam trên biển Đông thì chúng cũng sẽ biến con đường cao tốc Bắc Nam mà chúng xây dựng ở Việt Nam thành con đường nô lệ của giống nòi Việt Nam. Ông Quá Thể còn cố tình quên cái tai họa khủng khiếp mà nhà thầu giao thông Trung Quốc đã giáng xuống đất nước Việt Nam ở đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Những kẻ như Kiên, như Anh, như Thể đến tư cách của một người Việt chân chính còn chưa có được nói gì đến tư cách đại biểu nhân dân, tư cách bộ trưởng. Những người như các ông Kiên, Anh, Thể có được ghế nghị sĩ, ghế Bộ trưởng chỉ là đảng của các ông chia chác cho mà thôi. Với người dân Việt Nam, các ông chỉ có tư cách ô nhục của kẻ bán nước!
Phạm Đình Trọng
(BVN)
(BVN)
18 June 2019
Dự Luật “ East China Sea and South China Sea Sanctions Act of 2019”
TS Nguyễn Văn Canh
Lời người post: Dự luật “East China Sea and South China Sea Sanctions Act of 2019” là dự luật dùng để chế tài những cá nhân, công ty, tổ hợp của Trung Cộng có liên quan đến xâm chiếm Biển Đông và Hoa Đông. Dự luật này dịch sang tiếng Việt có tên “Đạo Luật 2019 Trừng Phạt Đông Hải và Biển Đông”. Dự luật này được đưa ra từ hai Thượng Nghị Sĩ Mario Rubio (CH, Fl) thuộc đảng Cộng Hòa và Ben Cardin (DC, MD) thuộc đảng Dân Chủ cùng với 13 Nghị Sĩ khác (1) thuộc cả hai đảng bảo trợ.
Trung Cộng xâm lăng Biển Đông và Hoa Đông một cách trắng trợn, bất chấp Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (United Nations Convention on Law of the Sea – UNCLOS). Bất chấp kết quả xét xử của Tòa Án Quốc Tế La Haye 2016… nói nôm na là bất chấp tất cả.
Biển Đông (gồm Hoàng-Trường Sa) thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Cộng hiện đang trong thế mạnh, nếu không có sự hỗ trợ của thế giới thì Việt Nam khó có thể lấy lại những vùng biển đảo đã mất trong hình “lưỡi bò” chúng đã chiếm. Đây là cơ hội hiếm có để người Việt góp sức vào dự luật bằng cách ký thỉnh nguyện thư ủng hộ để dự luật sớm thông qua Quốc Hội Lưỡng Viện Hoa Kỳ nhằm chế tài Trung Cộng xâm lược nước ta.
Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ (LMVNĐLDC) đã vận động chữ ký ủng hộ dự luật này. Ký tại http://chng.it/HW5Nhvf2
(mời đọc bài dưới đây nói về dự luật của TS Nguyễn Văn Canh)
Dự Luật “ East China Sea and South China Sea Sanctions Act of 2019
Tác giả bài phân tích: TS Nguyễn văn Canh
I) TỔNG QUÁT:
Dự Luật này được hai Nghị sĩ Mario Rubio (CH, Fl) và Ben Cardin (DC, MD) cùng với 13 Nghị Sĩ khác (1) bảo trợ. Dự luật được đệ nạp vào Thượng viện ngày 23 tháng 5, 2019 và được dịch là:”Đạo Luật 2019 Trừng Phạt Đông Hải và Biển Đông”
Lý do:
Dự luật tuyên xưng lập trường của Hoa Kỳ về các hành động bất hợp pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại biển Hoa Đông và Nam Hải (gọi là Biển Đông), và đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân hay tổ chức người Tàu vì có các hành vi trái với công pháp quốc tế.
NS Ben Cardin nói: “TC hung hăng ở hai vùng biển này và xâm lấn và đe dọa các nước láng giềng, Hoa Kỳ phải bảo vệ con đường thương mại và tự do hàng hải, thúc đẩy giải pháp ngoại giao hoà bình đối với mọi tranh chấp sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế.” Còn NS Marco Rubio nói: “Cam kết không lay chuyển của Mỹ để bảo đảm một vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Tự Do và Mở Rộng.”
Mục đích:
Áp dụng các trừng phạt liên quan đến hoạt động của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) ở Biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (Biển Đông), và vài mục đích khác.
II) CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRỪNG PHẠT:
1) CÁC YÊU SÁCH của TC trong lãnh vực hàng hải có tác động đến các quyền tự do và sự sử dụng hợp pháp biển cả vì biển thuộc quyền của tất cả các quốc gia (điều 5, khoản 1. A) ; Các hành động đơn phương của chính quyền của bất cứ quốc gia nào nhằm thay đổi nguyên trạng ở Đông Hải bằng cách ép buộc, hù dọa hay bằng lực lượng quân sự (đ.5, khoản 1. B); Các hành động của chính quyền của bất cứ quốc gia nào làm cản trở bằng mọi cách sử dụng vùng biển và không phận trên Biển Đông và Đông Hải (đ. 5, khoản 1. C). Các hành động của chính quyền của bất cứ quốc gia nào gây cản trở sự hành sử quyền của chủ quyền đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khi mà họ đưa ra yêu sách chủ quyền mà không dựa trên luật pháp quốc tế. (đ 5, khoản 1. D)
-Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không nên tiếp tục đưa ra các yêu sách không chính đáng và quân sự hoá một khu vực khi mà khu vực này là cần thiết cho an ninh toàn cầu. Về điểm này, Hoa Kỳ sẽ xét lại chính sách truyền thống là không đứng về một phe tranh chấp. (đ. 5, khoản 3, B); đáp ứng đối với các khiêu khích của CHNDTH bằng các hành động tương ứng để phải trả giá cho các mưu toan làm nguy hại cho an ninh trong vùng (điều 5, khoản 3 C)…
2) AI BỊ TRỪNG PHẠT?
Người Tàu nào có các hoạt động sau đây trong Biển Hoa Đông và Biển Đông. Người Tàu được luật này định nghĩa là cá nhân hay tổ chức (công ty, cơ quan chính quyền TC) ở điều 6:
-2.a). Người Tàu nào đóng góp vào các dự án xây cất hay phát triển, gổm cả bồi đắp, tạo ra đảo, xây cất hải đăng, xây cất các cơ sở viễn thông di động, xây dựng các phương tiện cung cấp nhiên liệu và điện lực, các dự án hạ tầng cơ sở dân sự trong các khu vực tại Biển Đông, nơi có 1 hay nhiều quốc gia tranh chấp chủ quyền.
-2.b).Người Tàu nào Chịu thực hiện các hành động hay chính sách dù mặc thị hay tham dự trực hay gián tiếp làm đe doạ hoà bình, an ninh hay ổn cố trong các khu vực Đông Hải,
-2.c).Người Tàu nào tham dự hay toan tính tham dự vào một hành động/hay có giao dịch với mục đích góp phần đáng kể vào hay gây ra rủi ro vì có góp phần vào hoạt động liệt kê ở đoạn 1 và 2 trên.
-2.d). Bất cứ kẻ nào:
-2.d.1) Bị kẻ khác ở 2.a), 2.b) và 2.c) trên khống chế .
-2.d.2) Phục vụ cho hay nhân danh những người trên
–2.e) Cung cấp hay toan tính cung cấp: tài chánh, vật liệu hay kỹ thuật hay các yểm trợ khác cho các kẻ ở 2.a), 2.b), 2.c) và hàng hóa hay dịch vụ để yểm trợ các hoạt động nói ở 2.a), 2.b), 2.c).
3) TRỪNG PHẠT BẰNG CÁCH NÀO?
Các cá nhân và các công ty tham dự bất hợp pháp của TC: phong tỏa tài sản, cấm nhập cảnh vào Mỹ hay thu hồi giấy nhập cảnh các cá nhân, công ty, hay cơ quan có tham dự vào các hoạt động này.
4) TRỪNG PHẠT PHỤ:
Tổng thống có thể cấm, không cho mở tài khoản và cấm hay đặt điều kiện khắt khe việc duy trì tài khoản của một định chế tài chánh ngoại quốc tại Mỹ, nếu Chính phủ CHNDTH:
Tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên bất cứ khu vực nào tại Biển Đông
Khởi động công tác bồi đắp ở một nơi khác có tranh chấp ở Biển Đông như Bãi Cỏ Rong (Scarborough Shoal) chẳng hạn.
Chiếm đóng Bãi Suối Ngà (Thomas Shoal, nằm trên thềm lục địa Phi, cách Palawan 80 hải lý).
Cài đặt hoả tiễn phòng không trên bất cứ đảo nhân tạo nào mà CHNDTH đã xây trên chuỗi đảo ở Trường Sa gồm cả Chữ Thập, Vành Khăn hay Subi.
Thiết lập đường cơ sở xung quanh chuỗi đảo Trường Sa
Gia tăng doạ nạt tàu đối với tàu của Phi luật Tân
Gia tăng các hành động gây hấn đối với lực lượng tuần duyên hay lực lượng phòng vệ Nhật hay lực lượng Mỹ ở Đông Hải.
5) Các Công Ty Trung Cộng Bị Nêu Tên Trừng Phạt:
24 công ty bị nêu tên, gồm các loại thuộc các lãnh vực dầu khí, hàng không, viễn thông, không gian, vét hút xây dựng, không gian…. Ngoài ra còn gồm cả các cá nhân hay các tổ chức có liên hệ với 24 công ty vừa kể.
III. ĐỐI VỚI HOA KỲ:
Dự luật còn cấm Nhà In (của chính phủ Hoa Kỳ) ấn hành tài liệu mô tả Biển Đông là một phần của Hoa Lục, gồm cả Bản đồ, tài liệu, hồ sơ, dụng cụ điện tử hay trên các giấy tờ khác của Hoa Kỳ. (đ.8). Không một người Mỹ nào được phép có hành động như chấp thuận, khuyến khích tài trợ hay bảo đảm bất cứ dự án đầu tư nào, cung cấp bảo hiểm ở Biển Đông có liên hệ với người bị trừng phạt ghi ở (đ.9). Bộ Tư Pháp phải xác nhận: không được công nhận sự sát nhập thực tế hay pháp lý về chủ quyền của CHNDTH trên vùng Biển Đông (đ.10). Quân lực Mỹ – Bộ trưởng Quốc Phòng không được công nhận chủ quyền của Tàu trên Biển Đông và Hoa Đông, gồm các tàu thuyền máy bay mang cờ Hoa Kỳ không được phép có hành động nào, kể cả ám chỉ công nhận chủ quyền CHNDTH trên hải phận và không phận trên vùng Biển Đông (đ.11).
Cấm viện trợ cho quốc gia nào công nhận chủ quyền của Tàu trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Trên đây là trích dịch các điểm quan trọng của Dự Luật.
1) ÁP DỤNG LUẬT VÀO THỰC TẾ
Dự luật khẳng định lập trường và chính sách của Mỹ về Biển Đông:
-Chủ trương: Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển, trên không trong vùng, chống lại các yêu sách xâm phạm đến các quyền, các tự do và sử dụng hợp pháp biển cả; chống lại các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng bạo lực; chống lại các hành động ngăn cản quốc gia khác hành sử quyền chủ quyền về tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; chống lại âm mưu quân sự hoá Biển Đông, lập vùng nhận dạng hàng không. Chính phủ Hoa Kỳ không được phép công nhận chủ quyền của TC trên các đảo mà TC đã chiếm đóng bất hợp pháp. Luật dự liệu các trừng phạt các vi phạm và Hoa Kỳ phải có hành động tương xứng với các khiêu khích.
-Đối với TC: Hoa Kỳ chính thức phủ nhận các yêu sách chủ quyền của CHNDTH trên vùng lưỡi bò và coi việc bồi đắp các đảo nhân tạo, cũng như xây dựng căn cứ quân sự trên đó là bất hợp pháp. Dự luật nói tới việc cấm chỉ TC thiết lập đường cơ sở quanh các đảo ở vùng Trường Sa, cấm tuyên bố vùng Nhận Dạng Hàng Không (ADIZ), cấm bồi đắp các bãi đá, san hô thành các đảo nhân tạo, cấm đánh chiếm các đảo, bãi đá, và cài đặt hỏa tiễn địa không trên các đảo như Subi, Vành Khăn và Chữ Thập; cấm TC có hành vi đe dọa tàu của Phi…
Dự luật tại đ. 5, khoản 3 C nói rằng “nếu TC khiêu khích, sẽ bị đáp ứng bằng hành động tương xứng để phải trả giá về các mưu toan làm thiệt hại an ninh trong vùng”
-Đối với các cơ quan Hoa Kỳ: cấm cơ quan Ấn Loát Hoa Kỳ khi in ấn tài liệu không được đưa ra hình các đảo đã bị CHNDTH đánh chiếm, hay xây dựng các căn cứ một cách bất hợp pháp là một phần lãnh thổ của Hoa Lục. Bộ Tư Pháp không được công nhận CHNDTH có chủ quyền trên các vùng biển này. Bộ Quốc Phòng và Quân lực Hoa Kỳ cũng không được công nhận chủ quyền ấy. Dự Luật còn nhấn mạnh rằng quân đội Hoa Kỳ không được, kể cả mặc thị chấp nhận chủ quyền này của Trung Cộng.
Thí dụ như TC vẫn tuyên bố chúng có chủ quyền trên các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa và nếu là chủ quyền chính đáng, thực sự thì luật quốc tế công nhận khoảng cách từ bờ ra ngoài là “nội hải”, có khoảng cách là 12 hải lý. Theo luật quốc tế thì không một tàu bè ngoại quốc nào được vào vùng này, nếu không được phép.
Đạo luật “trừng phạt” này cấm quân lực Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của CHNDTH trên các đảo này. Vậy, nếu một khu trục hạm của Hạm đội 7, không vào sát bờ một đảo như Subi hay Gaven ở vùng Trường Sa hay đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa viện lẽ đó là Nội Hải của TC, như vậy là công nhận TC có chủ quyền trên các đảo ấy, và sẽ bị coi là phạm luật trừng phạt này. Hoặc một máy bay như B52 không bay qua một khu vực mà TC tự nhận có chủ quyền bị coi là phạm luật này vì như vậy là công nhận, kể cả mặc thị, coi TC có chủ quyền trên khu vực đó.
-Đối với người Mỹ: Cấm chỉ các cá nhân, công ty Mỹ làm ăn, giao dịch, thí dụ như với 24 công ty TC kể trên.
Luật cũng trù liệu rằng Hoa Kỳ có thể từ bỏ chính sách trung lập về chủ quyền và nay Mỹ đứng về phe có tranh chấp với TC về chủ quyền.
Từ trước cho đến nay Hoa Kỳ chủ trương không đứng về phe nào, như trong cuộc tranh chấp giữa VN và Trung Cộng về chủ quyền của một đảo như trường hợp ở Trường Sa, Mỹ luôn tuyên bố KHÔNG ĐỨNG VỀ PHE NÀO như BT Ngoại Giao Mỹ Hillary Clinton tuyên bố vào 2010. Nay, Dự luật này cho phép Mỹ đứng về một phe, nghĩa là Mỹ sẽ đứng về phe yếu thế chống lại kẻ bá quyền xâm lăng TC.
Nhìn vào nội dung dự luật, với điều 6 khoản 1, 2 và 3, Tập cận Bình và tập thể lãnh đạo TC sẽ là mục tiêu trừng phạt. Lãnh đạo VC như Nguyễn phú Trọng, Nguyễn xuân Phúc, Nguyễn Tấn Dũng và tập thể lãnh đạo VC cũng là mục tiêu vì tội đồng loã (đ.6, a, 4 A)
-Luật này công khai bảo vệ Nhật bản và Phi. Điều 6 a. d. 1. G nói về Hoa Kỳ bảo vệ Nhật như các hành động khiêu khích chống lực lượng tuần duyên Nhật hay lực lượng tư vệ Nhật. Với Phi Luật Tân, Luật chống lại sách nhiễu tàu Phi Luật Tân (điều 6.a. d F) và cảnh cáo việc chiếm đóng Bãi Suối Ngà (đ. 6a. d.1, C.), và phản đối việc TC can thiệp vào sinh hoạt trong khu đặc quyền kinh tế của Phi, thí dụ như khai thác tài nguyên (ngăn cản ngư phủ Phi hành nghề tại ngư trường truyền thống của họ như trước đây hay tàu hải giám TC hỗ trợ cho ngư phủ TC vào các khu đặc quyền kinh tế Phi hành nghề trong những năm qua).
CHXHCNVN không được Luật Trừng Phạt này bảo vệ, vì không có hiệp ước bảo vệ như Nhật Bản, Phi Luật Tân. Ngoài ra, Luật có nói tới bảo vệ “allies and partners in the Pacific” của Mỹ theo đ.4 (2), nhưng CHXHCNVN với Đảng Cộng Sản VN không là “đồng minh, ally” và cũng chẳng là “đối tác, partner” của Mỹ mà lại là tay sai của TC (đ.6, a. 4. A) (2). Do vậy, khi TC “gia tăng các biện pháp quấy nhiễu” tàu VC như xua đuổi, đánh chìm tàu hải cảnh (cảnh sát biển) hay tàu hải quân, không được bảo vệ như trường hợp Phi Luật Tân (đ. 6 khoản (d) F). Nhà nước CHXHCNVN cũng không được luật bảo vệ “khi bị TC ngăn cản hành sử quyền của chủ quyển đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Thí dụ vụ TC đuổi công ty Repsol khai thác dầu tại Vũng Áng, gần Nam Côn Sơn như năm vừa qua (đ 3, khoản 1. D). Cũng như vậy, các ngư dân Việt hành nghề trong khu vực đánh cá truyền thống trong vùng đặc quyền kinh tế của VN trong phạm vi Hoàng Sa bị tấn công, đánh chìm tàu, bị cướp bóc tài sản và hải sản, rồi bỏ chạy cũng không được luật này bảo vệ như ngư phủ Phi.
Luật nói tới TC không được quân sự hoá, và nhấn mạnh rằng TC không được mang hoả tiễn phòng không bố trí ở 3 đảo là Subi, Vành Khăn, Chữ Thập, không được lập ADIZ trên bất cứ khu vực nào trong vùng. Tuy nhiên đây là vấn đề an ninh trong khu vực, mà Hoa Kỳ chống lại, không phải Hoa Kỳ bảo vệ CHXHCNVN.
Các bãi đá, bãi cát như Subi, Vành Khăn, Chữ Thập. Châu Viên, Gạc Ma …. bị TC chiếm và xây căn cứ hải quân trên đó thì sao?
Hoa Kỳ nay giữ nguyên trạng và tiếp tục bao vây, tuần tra Biển Đông để cô lập chúng. Trói chặt các đảo trong 2 vùng quần đảo này, nên không thể sử dụng là bàn đạp để bành trướng. Hoa Kỳ từ trước đã có Hạm Đội 7 thường trực trú đóng trong vùng Thái Bình Dương. Từ thời Obama, với chính sách “xoay trục về Á Châu”, Hoa Kỳ tăng cường thêm hạm đội 3. Căn cứ không quân Anderson, Guam đã được mở rộng thành căn cứ tiếp vận khổng lồ. Chỉ cần có 1 khu trục hạm của hạm đội 7 mà thôi, được trang bị 570 Tomahawks, cũng sẽ làm cho 8 căn cứ mà TC chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa với các pháo đài dù kiên cố cũng sẽ bị biến mất trong vòng 30 phút. Đó là câu trả lời mà Luật này nói tới đáp ứng bằng “hành động tương xứng.” Đó là chưa kể đến chương trình phòng thủ SDI có tử thời Reagan, đã được liên tục cải biến, trong đó beamery weapons được đưa vào quỹ đạo – dù là chương trình phòng thủ quốc gia Hoa Kỳ hoạt động 24/24, sẽ được dùng để xóa sổ một quốc gia, khi cần.
Về phía Trung Cộng, chúng sẽ tiếp tục duy trì các đảo đã chiếm, dù hệ thống căn cứ quân sự thiết lập bị hải quân Hoa Kỳ và đồng minh bao vây và cô lập. TC sẽ chỉ có các hành động nhỏ, cầm chừng, rất chừng mực để không gây ra một biến cố lớn, hòng “câu giờ”, nghĩa là mai phục trường kỳ có thể 30 hay 50 năm để sự chiếm đóng trở thành “một thực tại, một sự đã rồi”. Cũng có thể sau khi chúng nghĩ rằng có đủ mạnh, mới hành động. Tuy nhiên với toan tính này, thì với chính sách của Hoa Kỳ hiện nay, người ta thấy một cuộc chiến tranh toàn diện với TC để triệt tiêu âm mưu thống trị thế giới của Đảng CSTH đã được khởi động và bắt đầu là cuộc chiến tranh thương mại: từ thiếu hụt trong cán cân thương mại, lan sang điện toán, năng lượng, nhiệt lượng, nguyên tử năng, gián điệp, tiền tệ…… Cho dù thắng hay bại, xã hội chủ nghĩa của Tập cận Bình sẽ không còn tồn tại trong một thế giới văn minh hiện thời. Hệ thống căn cứ quân sự này trên vùng Hoàng Sa và Trường Sa sẽ trở thành vô ích, không còn được dùng làm bàn đạp để chiếm Tây Thái Bình Dương và biến toàn thể Á Châu (ngoại trừ Nhật) là một nước Đại Trung Hoa như toan tính:
Tham Vọng Đại Trung Hoa: gồm các quốc gia phía Bắc,
Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á, Bắc Á (ngoại trừ Nhật Bản)
|
Tham vọng chiếm Tây Thái Bình Dương với 2 vành đai phòng thủ:
1) Phòng thủ cận duyên là “chuỗi đảo, từ Nhật xuống tới Phi.
2) Phòng thủ Viễn Dương: từ Nam Dương qua Guam xuống Ú Châu.
|
Trong những ngày tới các hành động nhỏ như ngược đãi ngư dân Việt theo lối cũ: bắt bớ ngư dân, cướp bóc tài sản, đánh chìm ngư thuyền Việt rồi bỏ chạy vẫn tiếp tục; hay phô trương lực lượng hạn chế để chứng tỏ chúng có hiện diện v.v. Tích cực hơn, có thể, TC lại xua các tàu “dân quân biển”, nguỵ trang là tàu đánh cá, kể cả rải gỗ trước mũi tàu Mỹ, để cản đường tàu hải quân Mỷ tuần tra, kể cả trong phạm vi “nội hải” của một số đảo mà TC tuyên bố.
Còn Việt Cộng thì sao? Liệu chúng có dám mang đội “dân quân biển” mà chúng thành lập bằng một đạo luật do Quốc Hội VC (theo lệnh Bắc Kinh) ban hành trước đây ra cản đường tàu Mỹ để hỗ trợ cho người anh em 4 tốt? Hay nếu TC lại đưa giàn khoan HD 981 vào đặt ở vùng Tri Tôn như ngày 1 tháng 5, 2014 và lãnh đạo VC có dám loan báo rằng đây là việc thi hành Hiệp Ước Song Phương có tên là “Thỏa Thuận Song Phương về Một Giải Pháp cho Biển Đông” do Thứ trưởng Ngoại Giao VC Hồ xuân Sơn ký với đối tác thuộc Bộ Ngoại Giao TC là Trương vũ Quân tại Bắc Kinh vào tháng 6, 2011. Nội dung Hiệp Ước gồm những gì mà mà Quách bá Hùng của TC đưa ra cho lãnh đạo VC là Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết .v.v. phải tuân theo vào những ngày 12 – 18 tháng 4, 2011? Nếu đây là thoả thuận song phương, thì Luật Trừng Phạt này không áp dụng được. Khi mà Xã Hội Chủ Nghĩa của TC tan vỡ, Lãnh đạo VC có thể chọn con đường chạy sang Côn Minh hay Nam Ninh. Con đường này cũng có nguy hiểm vì Hoàn Cầu Thời Báo đã nhiều lần công khai gọi lãnh đạo VC là quân phản bội, và sẽ là “vật tế thần trong cuộc chiến Nam Sa”, ngay cả khi tuân theo lời doạ nạt của Dương Khiết Trì “nói vào mặt các lãnh đạo VC” vào tháng 6, 2014 tại Hà nội rằng “lãnh đạo VC là đứa con hoang phải trở về với Tổ quốc khổ đau”. Vậy, chạy đường nào đây?
IV) NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN Ở HOA KỲ CẦN LÀM GÌ?
Vận động Dự Luật này được thông qua với con số áp đảo.
Dự Luật đã được nộp vào Thượng Viện Hoa Kỳ và đã có số hiệu là ROS19622. Theo thủ tục lập pháp trong trường hợp này, thì Văn Phòng Thượng Viện sẽ chuyển đến tiểu ban có thẩm quyền để duyệt xét rồi biểu quyết. Đó là Tiểu Ban có tên là “The Subcommittee On East Asia, The Pacific and International Cyber Security Policy” thuộc Committee on Foreign Relations. Sau khi Tiểu Ban này thông qua, Dự Luật sẽ được chuyển đến Uỷ Ban Liên Lạc Đối Ngoại biểu quyết, trước khi được đưa ra phiên khoáng đại Thượng Viện. Sau khi Thượng Viện thông qua, Dự Luật sẽ được chuyển xuống Hạ Viện. Tiến trình trong thủ tục lập pháp tại đây cũng như trên, trước khi Tổng Thống ban hành.
Tôi dự đoán là Dự Luật sẽ được trở thành luật, nhất là Dự Luật này không cần phải dự trù kinh phí thi hành.
Tôi đã có kế hoạch làm việc này từ nhiều tháng nay. Chúng ta phải làm việc với từng Nghị Sĩ, Dân Biểu để đạt thành công. Tôi sẽ soạn thảo văn kiện với tài liệu gồm hình ảnh, bản đồ có liên quan đến một số điều mà Luật nêu ra để các Nhóm địa phương gửi đến NS/DB của mình. Tôi kêu gọi mọi người tị nạn tích cực tham dự công tác này.
Chú thích:
(1)Đồng bảo trợ cho Dự Luật có 13 thượng nghị sĩ khác: Cộng hòa Tom Cotton (Arkansa), Todd Young (Idiana), Josh Hawley (MO), Rick Scott (Fl), Marsha Blackburn (TN), John Cornyn (TX) và Mitt Romney( UT); và đảng Dân chủ Tim Kaine (VA), Richard Blumenthal (CT), Kirsten Gillibrand (NY), Joe Manchin (West VA), Tammy Duckworth (Il) và Doug Jones (Al)
(2) Xem thêm Nguyễn văn Canh, Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, UBBVSVTLT, 2017
_____________________
Nguồn: Trang VNQDĐ
17 June 2019
Tại sao Mỹ thành cường quốc bóng đá nữ ?
Anh Vũ (RFI)
Ở Cúp thế giới bóng đá nữ 2019, vẫn lại là đội tuyển Mỹ, đương kim vô địch thế giới, được đánh giá là ứng cử viên hàng đầu đoạt cúp vàng. Đó là vị thế quen thuộc của các cô gái Mỹ mỗi lần đến với ngày hội lớn bóng đá thế giới. Do đâu mà Mỹ trở thành cường quốc bóng đá nữ ?
Trong làng bóng đá nữ thế giới, tuyển Mỹ có một bề dày thành tích đáng kinh nể: 3 danh hiệu vô địch thế giới, 4 huy chương Vàng Olympic. Từ Cúp thế giới bóng đá nữ lần thứ nhất năm 1991 tại Trung Quốc, các cô gái Mỹ luôn có mặt trên bục danh dự nhận huy chương. Ngoài 3 lần nhận cúp vàng, tuyển nữ Mỹ hai lần là Á quân, 3 lần đứng vị trí thứ 3. Tại Olympic Rio 2016, tuyển nữ Mỹ đứng thứ 5, đó là kết quả thi đấu tồi tệ nhất của các nữ cầu thủ xứ "cờ hoa".
Từ khi bóng đá nữ được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Olympic Atlanta, đội tuyển Mỹ mới chỉ biết đến có 2 trận thua trên tổng số 26 trận thắng và 5 trận hòa. Ở khu vực châu lục, cũng vẫn là các cầu thủ nữ Mỹ thống trị sân chơi với 10 danh hiệu vô địch Gold Cup. Với thành tích như vậy, khi FIFA xếp hạng bóng đá nữ 2003, tuyển nữ chưa bao giờ bị xếp dưới hạng 2.
Ở Mỹ, bóng đá không phải là môn thể thao được ưa chuộng, đội tuyển nam của nước này thi thoảng mới có mặt ở Cúp thế giới, với thành tích cao nhất vào đến tứ kết World Cup 2002. Câu hỏi đặt ra cho nhiều nhà quan sát bóng đá : Vì sao bóng đá nữ của Mỹ lại có thể ngự trị thế giới một cách ổn định như vậy ?
2014: Hơn một nửa nữ cầu thủ trên thế giới là người Mỹ
Sự phát triển mạnh mẽ của bóng đá nữ ở Mỹ được xác nhận bởi con số của FIFA công bố năm 2014 : 15,9 triệu cô gái Mỹ chơi bóng đá trên tổng số 30,1 triệu cầu thủ nữ trên cả thế giới.
Hiện tại ở Mỹ có khoảng từ 400 đến 500 đội bóng trẻ cho các cầu thủ nữ từ 18 đến 22 tuổi. Đây là điều hiếm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Ở Mỹ người ta đào tạo các nữ cầu thủ từ tuổi thiếu nhi. Lên đến đại học, các cô gái vẫn có thể tiếp tục chơi bóng trong các đội tuyển của các trường đại học, một nguồn lực quan trọng của các đội bóng chuyên nghiệp và đội tuyển quốc gia Mỹ.
Năm 1972, Mỹ ban hành điều luật mang tên gọi « Title IX » bắt buộc các trường đại học phải có chương trình thể thao dành riêng cho nữ. Môn bóng đá nữ mới chỉ đi vào chuyên nghiệp với giải vô địch quốc gia đầu tiên ( WUSA) từ năm 2001. Sau đó đến năm 2013, giải đổi tên thành Giải vô địch bóng đá nữ Mỹ NWSL viết tắt của National Women's Soccer League, gồm 9 đội tham dự.
Về phần các nhà quản lý bóng đá, Liên Đoàn Bóng Đá Mỹ có hẳn một chiến lược đào tạo phát triển bóng đá trẻ trong giới nữ. Bóng đá nữ Mỹ phát triển rộng rãi trong môi trường cạnh tranh rất cao. Hơn 6000 câu lạc bộ tư nhân mời các huấn luyện viên chuyên nghiệp nước ngoài. Đó là trường hợp của Paul đến từ nước Anh từ 10 năm qua để làm công việc huấn luyện các lớp cầu thủ trẻ tại học viện bóng đá LA Premier FC, tại Los Angeles. Paul Hennessey cho biết :
«Số lượng các cô gái chơi bóng đá đã tăng theo cấp số nhân trong 9-10 năm qua, nhất là ở lớp các cầu thủ rất trẻ. Tôi nghĩ điều này bắt nguồn từ việc các em nhỏ ngày càng có nhiều hình mẫu từ các cầu thủ lớn và nhờ có việc tiếp cận dễ dàng môn thể thao này. Trong số các đội bóng hay nhất tại Cúp thế giới thì đội tuyển nữ Mỹ là một trong những đội mạnh nhất...
Tôi nghĩ cách chơi bóng của nữ rất kỹ thuật. Có rất nhiều đường chuyền, các cầu thủ chạy chỗ giữa các tuyến cũng rất nhiều. Nhịp độ trận đấu phụ thuộc chủ yếu vào các đường chuyền bóng hơn là về sức mạnh thể lực».
Điều đáng nói nữa là, đại đa số các nữ cầu thủ Mỹ chơi bóng đá từ độ tuổi rất trẻ. Như ghi nhận của ông Mark Parson, huấn luyện viên người Anh của câu lạc bộ nữ Portland trong giải chuyên nghiệp quốc gia bóng đá Mỹ.
Như trường hợp của Ashley, 13 tuổi, tiền đạo có triển vọng của học viện bóng đá Premier FC. Các cô gái ở học viện bóng đá đều hy vọng được Liên Đoàn Bóng Đá Mỹ để mắt tới. Ước mơ của cô bé là tiếp tục được chơi bóng khi vào đại học và cao hơn là được tham gia đội tuyển quốc gia.
Theo học tại học viện bóng đá L.A Premier FC , Ashley luyện tập bốn buổi một tuần. Những ngày cuối tuần, ngoài giờ lên lớp, cô bé dành toàn bộ thời gian cho các trận đấu bóng. Đó là sự đầu tư không chỉ về thời gian mà cả tiền bạc nữa. Bố mẹ cô chi ra không dưới 4000 đô la mỗi năm để cho con gái theo học ở học viện bóng đá này.
Tất cả các bậc phụ huynh ở Mỹ cho con tham gia học viện bóng đá đều có chung một hy vọng là con mình sẽ có được học bổng khi vào đại học nhờ bóng đá. Bằng cách đó họ còn tiết kiệm được tới 200 nghìn đô la chi cho học phí ở bậc đại học.
Nữ hơn nam về đẳng cấp nhưng thua kém về lương bổng
Bóng đá nữ phát triển mạnh mẽ từ sau chiến thắng của đội tuyển quốc gia ở Cúp thế giới lần thứ nhất 1991. Liên tục giành các danh hiệu lớn, đội tuyển quốc gia Mỹ lại càng làm dấy lên niềm tự hào của người Mỹ cùng niềm đam mê bóng đá ở các cô gái đang tuổi lớn, cần có những thần tượng để noi theo.
Bóng đá nữ không chỉ rất phổ biến hơn mà thành tích của các cô gái cũng cao hơn các cầu thủ nam. Thế nhưng các cầu thủ nữ luôn phải đấu tranh để có được mức lương bình đẳng với nam.
Graham Hays – Nhà báo ESPN giải thích về sự cách biệt quyền lợi giữa các cầu thủ nữ và nam.
Các nhà tài trợ khác, bản quyền truyền hình cũng khác biệt. Rất khó cho các trận đấu của các cô mà không được truyền thông chú ý, được phát trên truyền hình, vì thế mà ít nhà tài trợ quan tâm. Sự khác biệt giữa bóng đá nam và nữ nhìn chung, đó là vấn đề tài chính, chủ sở hữu và nhà tài trợ và truyền hình.
Trước ngày lên đường dự Cúp thế giới 2019 tại Pháp, các nữ cầu thủ Mỹ đã kiện lên Liên Đoàn Bóng Đá Mỹ vì bị phân biệt đối xử với mức lương của họ thấp hơn cầu thủ nam 38%.
Alex Morgan - Đội trưởng đội tuyển Mỹ cho biết:
"Là rất bình thường khi chúng tôi là những người phất cờ đấu tranh nữ quyền so với các môn thể thao khác. Phụ nữ là nạn nhân của sự bất bình đẳng thường nhật trong thể thao. Tôi nghĩ, chúng tôi là người đi tiên phong trong môn bóng đá nữ và chúng tôi tiếp tục đấu tranh".
Tại Cúp thế giới Pháp 2019, đội tuyển Mỹ có hai mục tiêu : Giành danh hiệu vô địch thế giới bóng đá nữ lần thứ 4 để có ngày đạt được bình đẳng với nam giới.
16 June 2019
13 June 2019
Gần 10 ngàn nạn nhân Việt ẩn danh kiện công ty Formosa tại Đài Loan
Sáng ngày 11/6/2019 tại Đài Bắc, một tổ chức phi chính phủ cùng năm công ty luật quốc tế đã chính thức kiện Công ty Formosa-Hà Tĩnh, công ty con của Tập đoàn Formosa Plastic Group (FPG) của Đài Loan, yêu cầu bồi thường cho nạn nhân vì đã gây ra thảm họa môi trường biển miền trung Việt Nam hồi năm 2016.
Từ Đài Bắc, bà Nancy Bùi, Phó Chủ tịch của Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa (JfFV), nói với VOA:
“Sáng thứ Ba (11/6) chúng tôi đi đến tòa án ở Đài Bắc để nộp đơn kiện công ty Formosa, những thành viên đã xả chất độc tại biển Việt Nam làm cá chết, người dân mất công ăn việc làm. Người dân không thể khiếu hiện ở Việt Nam được cho nên chúng tôi giúp đại diện họ đến Đài Loan, nơi đặt trụ sở của tập đoàn Formosa, để kiện. Chúng tôi làm việc với 5 công ty luật để khởi kiện vụ án dân sự (civil law), yêu cầu đền bù cho sự mất mát và làm sạch vùng biển đã bị ô nhiễm.”
Trong một thông cáo, Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa cho biết Hội cùng với sự giúp đỡ của 5 tổ hợp Luật sư, trong đó hai tổ hợp Luật sư Đài Loan, sẽ thay mặt gần 10.000 nạn nhân của thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty FHS) gây ra vào đầu tháng 6/2016, chính thức khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh và 18 công ty liên đới chịu trách nhiệm trước tòa án Đài Loan tại Đài Bắc.
“Mục đích khởi kiện là yêu cầu Tập Đoàn FHS phải bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân và làm sạch vùng biền bị ô nhiễm chất độc do công ty FHS gây nên,” thông cáo nêu rõ.
Đại diện cho phái đoàn từ Việt Nam sang, Linh mục Hoàng Đức Oanh, phát biểu tại cuộc tuần hành ở Đài Bắc trước Trụ Sở chính của Tập đoàn Formosa được tường thuật trực tiếp trên mạng xã hội chiều 11/6.
Linh mục Hoàng Đức Oanh
“Thảm họa Formosa là một tai họa, tai nạn khủng khiếp cho nhân dân Việt Nam tại bốn tỉnh miền Trung Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, và cho cả dân tộc Việt Nam, và cả môi trường thế giới.”
“Thảm họa Formosa là một tai họa, tai nạn khủng khiếp cho nhân dân Việt Nam tại bốn tỉnh miền Trung Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, và cho cả dân tộc Việt Nam, và cả môi trường thế giới.”
Phái đoàn đại diện cho gần 10,000 nạn nhân
họp mặt hôm 10/6/2019 để chuẩn bị khởi kiện
Formosa vào ngày hôm sau 11/6/2019 tại Đài Loan.
Phái đoàn đại diện cho gần 10,000 nạn nhân họp mặt hôm 10/6/2019 để chuẩn bị khởi kiện Formosa vào ngày hôm sau 11/6/2019 tại Đài Loan.
Bà Nancy nói đây là một vụ kiện đặc biệt trong lịch sử:
“Đây là một vụ án đầu tiên trong lịch sử: những người đứng ra giúp nạn nhân là các tổ chức ở ngoài nước, nạn nhân thì ở trong nước, còn nơi khởi kiện là ở Đài Loan. Số công ty bị kiện là 18 công ty, rồi có thêm 6 CEO của các công ty đó. Theo luật họ là những người liên đới chịu trách nhiệm, trực tiếp hoặc gián tiếp.”
Bà Nancy cho biết là một số thành viên của Hội đã bí mật sang Việt Nam lập hồ sơ với nạn nhân để tránh sự sách nhiễu của chính quyền.
“Hội làm việc hơn 2 năm nay với các nạn nhân ở Việt Nam để lập hồ sơ với gần 10.000 ngư dân và những người thuộc các ngành nghề khác nhau ở 4 tỉnh này. Khi lập hồ sơ cũng gặp khó khăn do người dân sợ bị trả thù, nên chúng tôi có đưa các phái đoàn về một cách bí mật.
“10 ngàn người này đều là ẩn danh. Chúng tôi vận dụng nhiều đạo luật khác nhau, nhiều chuyên viên luật đa quốc gia khác nhau.”
Trong thời gian qua các thành viên đến từ 10 nước của JfFV đã mở bốn cuộc vận động gây quỹ ở thành phố Houston, Dallas (bang Texas, Hoa Kỳ), ở Na Uy, và Đan Mạch để hỗ trợ cho vụ kiện này, với kinh phí ban đầu dự trù đến 550,000 đôla.
Trong năm nay, Hội sẽ tiếp tục các hoạt động gây quỹ ở thành phố San Jose, bang California vào tháng 8, và tại thành phố Atlanta, bang Georgia, vào tháng 11.
(VOA)
Thiên An Môn không dành riêng cho người Trung Quốc
canhco blog
Những xác người dưới xích sắt của xe tăng sẽ vĩnh viễn ám ảnh các nền dân chủ thực sự. Với những gì mà sinh viên Trung Quốc chịu đựng 30 năm trước các thể chế độc tài còn lại sẽ lấy đó làm thước đo cho dân chúng của họ dưới cái thòng lọng có tên Thiên An Môn, vì vậy đừng ảo tưởng rằng Việt Nam không có quân đoàn của những kẻ thất học và ngu độn sẵn sàng nghe theo chỉ thị tàn sát sinh viên của một nhóm người trong Bộ chính trị.
Việt Nam vốn nổi tiếng đi tắt đón đầu trong bất cứ sự kiện trọng đại nào của thế giới. Việt Nam cũng nổi tiếng không kém khi khống chế triệt để những người bất đồng chính kiến, vì vậy đừng mơ mộng một thứ tình nghĩa của bộ đội sẽ dành cho dân chúng khi họ cực chẳng đã phải đứng lên đòi hỏi quyền lợi của mình.
Không cần xe tăng, những viên đạn nho nhỏ từ họng súng cũng đủ làm cho hàng ngàn người ngã gục. Thiên An Môn kiểu mới sẽ được lập lại có khi còn kinh hoàng hơn, tàn khốc hơn nữa.
Chỉ có quyền lực từ những đất nước lấy con người làm gốc như Mỹ mới có thể dập tắt họng súng của những cái đầu vô nhân đạo. Biến cố Thiên An Môn có lập lại hay không tùy thuộc sự suy vi của các chế độ xem nó là chính sách đứng đắn như Ngụy Phương Hòa vừa công khai xác nhận tại Shangri-La. Mỹ nghe thấy điều đó và chắc chắn rằng nó sẽ được trích dẫn làm tiền đề cho các nghị quyết của Quốc Hội Mỹ sau này khi đối phó với Trung Quốc, một đất nước của những kẻ cầm đầu vô nhân đạo.
Kỷ niệm 30 năm Thiên An Môn cả thế giới lục lại trong đống hồ sơ cũ để thấy rằng chỉ có độc tài hay cộng sản mới có đầu óc bảo vệ chiếc ghế của họ bằng máu của đồng bào mình. Bộ chính trị Trung Quốc dưới tay Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, Dương Thượng Côn cùng Giang Trạch Dân đã chia máu người dân Trung Quốc để củng cố quyền lực và làm cho kết cấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc cứng cáp hơn, sau này được các đời Tổng bí thư thay nhau áp dụng và học tập.
Đừng bao giờ ảo tưởng về lòng ân hận của nhóm người cao nhất trong Đảng kể cả còn sống hay chưa từng giây máu ăn phần như Tập Cận Bình hôm nay. Nếu Thiên An Môn chấm dứt trong xác người nằm phơi giữa quảng trường thì ngày nay hàng trăm ngàn người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ đang lăn lộn trong tủi nhục giữa các tại tập trung với “tội danh” phản động. Tập Cận Bình tỏ ra không hề thua kém các tiền bối của y về khoản bảo vệ quyền lực và triệt để thanh trừng đối thủ để tránh hậu hoạn.
Việt Nam cũng không hề tụt hậu nếu so với đàn anh nhất là về khoản đàn áp và tàn sát.
Cải cách ruộng đất là trang sử đau thương của người dân miền Bắc khi đảng Cộng sản Việt Nam răm rắp tuân thủ bài học từ Trung Quốc khiến cho dân tộc oằn mình trong khốc hại với gần 6 vạn người đã chết oan khốc dưới những phiên tòa ác ôn bậc nhất nhân loại diễn ra ngay tại làng quê nơi họ được sinh ra và lớn lên. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới đủ can đảm thực hiện những hành vi dã man này. Và rồi bài học ấy đã khéo léo áp dụng lại một lần nữa nhằm đàn áp cả dân tộc sau này thông qua Luật đất đai, một cách chiếm hữu đất của người dân bằng văn bản luật do Đảng Cộng sản nghĩ ra thay thế cho chiêu bài “cải cách ruộng đất” trước đây.
Nếu cải cách ruộng đất giết người công khai thì Luật đất đai giết người âm thầm và không vết tích. Nó chỉ để lại lòng oán thù dai dẳng truyền đời trong dân chúng, đặc biệt là những người bị cướp đất.
Khó lòng có một Thiên An Môn thứ hai tại Việt Nam vì người dân đất nước này đã chịu đủ đắng cay nhưng vẫn không thấy ra cái thòng lọng trên đầu mình. Sinh viên ư? Bọn họ còn rất bận bịu cho chuyện thi cử và trong não của hầu hết các chàng trai, cô gái tràn đầy nhựa sống này đầy ắp mộng tưởng làm giàu. Hai chữ tự do hay nhân quyền hoàn toàn nằm ngoài tư duy của họ.
Trí thức ư? Họ đang lo lắng cho chính thân phận tôi trung của họ còn hơi sức đâu mà nghĩ tới chuyện tranh đấu cho ai khác. Một cái quắc mắt của cấp trên đủ làm run rẩy toàn bộ cuộc đời họ thì lấy đâu ra niềm kiêu hãnh của những người được xã hội vinh danh là trí thức?
Người dân bình thường ư? Đúng là họ có phản ứng giận dữ với những chính sách bất công nhưng sẵn sàng thỏa mãn khi chính quyền đưa ra lời sửa sai và đâu lại hoàn đấy. Bi kịch của người dân thấp cổ bé họng xảy ra đều đặn trong một chu kỳ không thay đổi như thế có khác gì những Thiên An Môn không máu chảy từ cả trăm năm qua tại Việt Nam?
Vì vậy than khóc cho Thiên An Môn chính là than khóc cho chính dân tộc mình, hỡi ơi đất nước Việt Nam thương khó.
canhco’s blog (via Blog SauDong)
Trung Quốc cấm dân mua USD vì kinh tế lâm nguy
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mới đây đã cấm người dân mua đồng USD ở các ngân hàng của nước này, khiến giới phân tích nghi ngờ Bắc Kinh đang lo ngại nguy cơ thiếu nguồn USD dự trữ.
Nguồn cầu tiền USD ở Trung Quốc đang tăng mạnh, vì các nhà xuất khẩu miễn cưỡng đem đồng USD về nước, khi lo ngại nhân dân tệ (NDT) mất giá và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát dòng vốn của Bắc Kinh đã hạn chế công dân mua trữ ngoại tệ ở nhà.
Trong khi đó, các nhà cho vay nước ngoài cũng không muốn cho các ngân hàng Trung Quốc vay đồng USD vì lo ngại những rủi ro tài chính khi kinh tế Trung Quốc suy yếu. Điều này càng khiến tăng nguy cơ Trung Quốc thiếu đồng USD trầm trọng.
Trung Quốc tăng cường kiểm soát dòng vốn khi thương chiến leo thang. Ảnh: Kyodo. |
Vì lo ngại nền kinh tế giảm tốc, đồng NDT mất giá, nhiều gia đình và công ty ở Trung Quốc đã đem khoảng 1 ngàn tỉ USD ra nước ngoài từ năm 2016. Từ đó, Cục Quản lý Ngoại hối Quốc gia Trung Quốc (SAFE) cho phép mỗi công dân chỉ được đổi hoặc rút tối đa 50.000 USD/năm theo hai dạng rút dần hoặc rút cả gói tiền khỏi các ngân hàng.
Các ngân hàng cũng xét kỹ những yêu cầu rút ngoại tệ từ 3.000 USD trở lên, thay vì 5.000 USD như trước. Còn có luật cấm một số ngân hàng không cho thân chủ chuyển tiền ra nước ngoài để “đầu cơ” như mua bảo hiểm, cổ phần, nhà sang. Các công ty cũng phải xin chính phủ cho phép mua tài sản ở nước ngoài, và họ khó có được sự chấp thuận, trừ phi việc mua tài sản đó cho mục đích làm ăn.
Hồi tháng 5, SAFE bêu tên 17 ngân hàng, công ty và cá nhân toan tính chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc. Một người có họ Hong bị phạt gần 25 triệu NDT vì dùng 312 triệu NDT (45,2 triệu USD) để mua nhiều nhà ở nước ngoài từ tháng 2/2011 đến tháng 10/2015.
Những vụ công dân không được phép mua USD ở các ngân hàng Trung Quốc cũng đã bắt đầu tăng, gồm vụ của cựu cố vấn PBOC Dư Vĩnh Định. Ông không được phép chuyển 20.000 USD từ tài khoản cá nhân ra nước ngoài, phía ngân hàng lấy lý do ông đã hơn 65 tuổi. Ông nói: “Tôi luôn ủng hộ kiểm soát vốn, tuy nhiên đôi lúc chúng ta thực hiện những biện pháp kiểm soát quá cực đoan. Giao dịch ngoại hối hợp pháp đang bị cản trở”.
Các nhà phân tích nói việc Bắc Kinh quyết tăng cường kiểm soát dòng vốn đã phản ánh tình trạng hiểm nghèo của nền kinh tế, và nếu các biện pháp kiểm soát thiếu hiệu quả sẽ khiến dòng vốn “bay đi” (bị chuyển ra nước ngoài lén lút). Và khi một phần quỹ dự trữ ngoại hối không dễ chuyển đổi thành tiền mặt, PBOC sẽ sớm chẳng đủ tiền duy trì ổn định tiền tệ. Hệ lụy này vô cùng lớn, đe dọa uy tín một quốc gia chủ nợ của thế giới, và đe dọa nguồn quỹ 3.000 tỉ USD dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Núi tiền này sẽ cạn rất nhanh, khi tổng nợ của Trung Quốc đã gần chạm mốc gấp 3 lần GDP - gấp 3 lần tỉ lệ nợ/GDP của Mỹ.
Nếu Trung Quốc trở thành nước nhập siêu (đồng nghĩa nước đi vay), ngoại tệ lại càng quan trọng. Sau khi vực dậy hệ thống ngân hàng, bảo vệ đồng tiền và bơm cho thương mại, Bắc Kinh sẽ thấy số tiền 3.000 tỉ USD còn lại không bao nhiêu. Bán tháo trái phiếu của Mỹ đồng nghĩa lãi suất USD sẽ tăng và làm chậm nền kinh tế Mỹ, nhưng nó cũng khiến dòng vốn chạy hết khỏi Trung Quốc.
Nói cách khác, Bắc Kinh không còn kiểm soát được tương lai kinh tế. Từ xuất siêu chuyển sang nhập siêu sẽ kéo theo các xu hướng tiêu cực khác. Các nhà phân tích nói Bắc Kinh đang kiềm chế dòng vốn “bay đi”, vì cần phải chống lại nguy cơ biến động kinh tế và tài chính đáng kể, nhất là nếu như không đạt đến một thỏa thuận thương mại với Mỹ ở hội nghị thượng đỉnh G-20 trong tháng 6 này.
Chuyên gia nói gì?
Ông Michael Every, nhà chiến lược cấp cao phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng cho vay Radobank (Hà Lan) nói: “Nếu Trung Quốc cố gắng bám vào đồng USD bằng cách chặn dân đem tiền ra nước ngoài, thì việc kiểm soát dòng vốn sẽ có hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng cũng là cách Trung Quốc tự cắt mình với phần còn lại của thế giới, thay vì hòa nhập vào”.
Nhà kinh tế trưởng Kevin Lai thuộc công ty đầu tư Đại Hòa (Hồng Kông) nói: “Nếu có cú sốc bất ngờ ập đến thì Trung Quốc sẽ không đủ USD để hỗ trợ đồng NDT. Vì vậy họ phải ngăn chặn dòng vốn chảy ra ngoài đồng thời thu hút thêm vốn từ ngoài chảy vào”.
Nhà phân tích John-Paul Smith của công ty tài chính công nghệ Smartkarma nói nước ngoài gần đây cũng từ chối mua các tài sản bằng NDT gồm cổ phiếu, phản ánh sự lo ngại đồng NDT mất giá, và cuộc chiến thương mại càng khiến tình hình trầm trọng hơn, nếu Trung Quốc không thể kiếm USD từ hàng xuất qua Mỹ.
Jeffrey Snider, nhà nghiên cứu trưởng của công ty đầu tư Alhambra Investments, nói: “Ngay bây giờ, Trung Quốc được coi là một rủi ro rất lớn về tài chính và kinh tế. Lý do của bất kỳ sự miễn cưỡng cho các ngân hàng Trung Quốc vay bằng đồng USD nào cũng vì nhận thức được các rủi ro này”.
Suốt nhiều năm, đồng USD được đưa vào Trung Quốc để mua hàng Trung Quốc xuất khẩu giá rẻ, cũng như để đầu tư ở nước này. Cùng lúc, các công ty Trung Quốc dựa vào đồng USD để mua nguyên liệu và công nghệ cần thiết để sản xuất hàng hóa, cũng như để đầu tư ở nước ngoài. Nhưng dòng tiền nóng này khiến đồng Nhân dân tệ (NDT) tăng giá, trở thành vấn đề đau đầu cho Bắc Kinh, vì nó gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu. PBOC đã phải liên tục dùng NDT mua lại số USD được chuyển vào các ngân hàng Trung Quốc, để hạ giảm sức mạnh của NDT.
Kết quả là một khối lượng lớn USD nằm trong quỹ dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh, mà lúc đỉnh điểm đã vượt quá 4 ngàn tỉ USD. Nhưng đồng NDT mất giá từ năm 2015, khi kinh tế suy giảm. PBOC phải “đốt 1 ngàn tỉ USD trong quỹ từ giữa năm 2014 và 2017 để bảo vệ đồng NDT và hệ thống tài chính. Vài năm gần đây, quỹ được duy trì khoảng 3,1 nghìn tỉ USD, trong đó có 1.000 tỉ USD trái phiếu của Mỹ.
(Theo Blog THNT)
Nhạc sĩ Leonardo Da Vinci (1452 - 1519)
Phạm đức Thân
Leonardo Da Vinci |
Leonardo da Vinci là một họa sĩ và khoa học gia nổi tiếng. Mọi người biết đến thiên tài đa dạng của ông, nhưng tư tưởng và hoạt động âm nhạc của ông chưa được nghiên cứu một cách nghiêm túc và có hệ thống. Nhân kỷ niệm 500 năm ông từ trần, người viết thử tìm hiểu khía cạnh này của ông để có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về người nghệ sĩ tài hoa lỗi lạc.
Thật ra ông quan tâm rất sâu rộng đến âm nhạc. Ông trình diễn và dạy nhạc, đặc biệt là về âm học, với những thử nghiệm ảnh hưởng lớn đến âm nhạc. Ông trăn trở về thời gian âm nhạc. Ông sáng chế một số nhạc cụ độc đáo cũng như canh tân nhạc cụ sẵn có. Ông có suy nghĩ mới lạ về triết lý âm nhạc rất mật thiết với triết lý hội họa của ông. Trong Paragone, phần dẫn nhập của khảo luận về hội họa, ông xếp âm nhạc đứng thứ hai sau hội họa, trên cả thi ca.
Không thấy có tư liệu về giáo dục âm nhạc của Leonardo ở Florence, nhưng điều có ý nghĩa là ông lớn lên trong xưởng họa của Andrea del Verrocchio, và ông này còn là một nhạc sĩ. Nguồn tiểu sử sớm nhất của Leonardo, Annonimo Gaddiano, thế kỷ XVI, có nhắc đến Leonardo như một nhạc sĩ:
"Ông nói năng lịch sự, và là một nghệ sĩ đàn lira nổi tiếng. Ông là thầy dạy đàn lira cho Atalante Migliorotti. Lorenzo il Magnifico phái ông cùng với Atalante Migliorott tới Quận Công Milan để dâng quà tặng là một đàn lira, vì ông là một người trình diễn đàn lira rất độc đáo."
Đàn lira da braccio (hơi giống đàn violon, nhưng gồm 7 dây, cần đàn rộng hơn và cầu đàn thấp hơn) thời Trung Cổ là nhạc cụ thịnh hành để ứng tấu.
Vasari trong sách Le Vite (Cuộc Đời Các Nghệ Sĩ) cũng ghi rằng Leonardo "dành nhiều nỗ lực cho âm nhạc; trên hết là quyết tâm học chơi đàn lira, vì bẩm sinh ông có một tâm hồn cao nhã; ông hát xuất thần không cần chuẩn bị, ứng tấu đệm nhạc trên đàn lira".
Vasari cũng ghi rõ rằng sau khi Lodovico Sforza lên làm Quận Công Milan, Leonardo rất nổi tiếng lúc đó, đã được phái đến trình diễn vì "Quận Công rất thích tiếng đàn lira, và Leonardo đã mang đàn do chính tay mình thiết kế, phần lớn làm bằng bạc, hình sọ ngựa - mới lạ, dị kỳ- để cho có tiếng kêu lớn hơn. Nhờ vậy ông vượt hẳn các nhạc sĩ khác cùng trình diễn lúc đó. Ngoài ra, ông còn là người ứng tấu giỏi nhất đương thời". Quả thực, thời đó chơi nhạc có nghĩa là hát giai điệu buồn và đệm đàn ứng tấu sâu lắng. Với tài ứng tác điêu luyện, ông đúng là một siêu sao đương thời, giống như Jimi Hendrix và các nhạc sĩ blue của thời hiện đại.
Nhà toán học Luca Pacioli mà sách De Divina Proportione của ông được Leonardo tham khảo để vẽ những hình kỷ hà, cũng mô tả Leonardo như là một nhạc sĩ. Họa sĩ Giovanni Paolo Lomazzo cũng xưng tụng ông là bậc thầy xuất sắc về đàn lira. Nhạc sĩ Gaffurius có lẽ là người trong bức chân dung Portrait of A Musician của Leonardo (mặc dù có người cho rằng trong tranh chính là Leonardo vì giống ông và ông cũng là nhạc sĩ), thân với ông và thường cho ông mượn sách. Khi so sánh nhạc cụ hơi và thanh quản, ông có nhắc đến sách về các nhạc cụ, có lẽ là muốn nói đến quyển De Harmonia Musicorum Instrumentorum của Gaffurius.
Có nhiều lý do khiến phương diện âm nhạc của Leonardo chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Nhà lịch sử nghệ thuật ít để ý đến âm nhạc thời Trung Cổ vì kỹ thuật chưa cao và nhạc cụ còn thô sơ, nhạc chưa phổ thông đại chúng. Nhà lịch sử âm nhạc cũng ít nhắc đến nhạc sĩ không để lại tác phẩm nào. Tuy nhiên, mặc dù không được đề cập nhiều trong các sách âm nhạc, nhưng ứng tác trình diễn là một mảng hoạt động âm nhạc khá phổ biến và đòi hỏi tài năng đặc biệt, như thấy trong nhiều bức tranh vẽ nhạc cụ ứng tấu trong tay thiên thần, vua David, nhân vật huyền thoại như Apollo, Orpheus, Amphion cũng như các Nữ Thần Nghệ Thuật.
Suy nghĩ về âm nhạc của Leonardo nằm rải rác trong các sổ tay ghi chú (notebook), từ các ý nghĩ bất chợt, bên lề đến hoạch định nghiên cứu đàng hoàng, cùng là kết quả của giả thuyết, thử nghiệm đã phần nào chứng nghiệm. Phải nắm được kỹ thuật và khoa học tự nhiên thời đại ông mới có thể hiểu rõ các ghi chép này. Xem xét có hệ thống và liên kết chúng với nhau cho thấy ông rất quan tâm đến âm nhạc.
Leonardo thường tự coi mình là một người không được học hỏi chính quy (uomo sanza lettere). Ông không phải là nhà nhân bản hoặc triết gia theo nghĩa triệt để. Về lý thuyết âm nhạc cổ xưa thì chỉ thấy âm vang nhè nhẹ của Pythagoras và Boethius trong sổ tay của ông. Ông tìm hiểu nguồn gốc của âm thanh. Đâu là tính chất của âm thanh phát ra từ thổi hơi? Ông khảo sát tương tác âm thanh giữa hai vật thể, mở rộng khái niệm của Pythagoras. Ông nghiên cứu hiện tượng dao động âm thanh và dao động đồng cảm, và nhận thấy gõ một vật thể làm nó dao động và truyền dao động này đến không khí chung quanh hoặc chất lỏng hay chất rắn khác.
Ông nhận định lan truyền của sóng âm thanh khác sóng ánh sáng, nghiên cứu phản xạ, khúc xạ của sóng âm, và hiện tượng âm vang (echo), tốc độ của âm thanh, các yếu tố quyết định cường độ âm thanh mạnh yếu. Đặc biệt trong lãnh vực này là ông đã thiết lập được cái gọi là luật "phối cảnh âm thanh" (perspective of sound), nghĩa là nhỏ dần của âm thanh tỉ lệ với quãng cách giữa tai và nguồn âm, tương tự như luật phối cảnh trong hội họa. Ông suy nghĩ về tỉ lệ trong âm nhạc vượt ra ngoài lý thuyết cổ truyền về quãng âm (interval) và di sản của Pythagoras.
Là nhạc sĩ dĩ nhiên ông quan tâm đến các yếu tố quyết định cao độ của âm thanh (pitch) và thử nghiệm với những chiếc bình có hình dạng khác nhau, miệng rộng khác nhau. Ông đã tiên đoán từ ba thế kỷ trước, khi Chladni (thế kỷ XVIII) tìm ra rung động cộng hưởng trên một mặt phẳng tạo nên những miền dao động nghịch hướng, qua thí nghiệm: kéo cây cọ vĩ cầm dọc mép một đĩa thủy tinh dúi trong cát sẽ thấy hình kỷ hà hiện trên mặt cát.
Leonardo nghiên cứu về cơ thể học nên hiểu rõ cấu trúc và chức năng của bàn tay nhạc sĩ. Mổ xẻ bộ phận hô hấp của súc vật giúp ông có những hiểu biết lý thú về phát âm giọng hát, mặc dù thiếu các hóa chất bảo trì khiến ông không thể biết nhiều hơn về thanh đới (vocal cord). Có lẽ cũng vì thế nên không thấy ông nói đến cái nội nhĩ (inner ear). Ông có bàn đến các cơ quan phát âm ngoại vi, như bắp thịt trên mặt, miệng và lưỡi, cũng như tương tác giữa chúng. Hiểu biết về lưỡi cho phép ông khảo sát cao độ của giọng, so sánh chức năng của khí quản giống như của nhạc cụ hơi (vd. ống đàn phong cầm hay trompet trượt - một loại trumpet có ống trượt như trombone). Có người còn cho ông là tác giả của De Vocie, một khảo luận về giọng hát, nhưng cũng có người cho là không phải. Theo ông, âm nhạc phù du, là cái đẹp lướt qua nhanh. Ứng tác trình diễn là chính và hình như ông có để lại vài câu nhạc.
Nắm vững kỹ thuật khiến ông có thể kiến tạo nhạc cụ mới và cải tiến nhạc cụ cũ. Sổ tay ông có rất nhiều hình các nhạc cụ như vậy, từ phác thảo sơ khởi rất khó ước đoán nó sẽ hình thành ra sao, đến chỉ dẫn chi tiết đầy đủ để thực hiện nhạc cụ trong xưởng. Tất cả cho thấy ông làm việc có hệ thống nhắm mục đích: tự động hóa một số nhạc cụ và sử dụng rộng rãi kích thước khác nhau của phím đàn (keyboard) để thao tác trình diễn được dễ dàng; gia tăng tốc độ chơi đàn; mở rộng giới hạn âm thanh như chơi giai điệu trên trống; khắc phục tình trạng âm thanh của tiếng đàn khẩy thường chóng tắt tiếng, không ngân lâu.
Ông đã thiết kế sáo trượt, sáo có hệ thống nút bấm như Boehm phát minh ba thế kỷ sau, chuông với cao độ âm thanh khác nhau, trống có thể thay đổi cao độ tùy theo trình diễn hoặc có thể chơi cả hợp âm. Đặc biệt là đàn viola organista, một đàn phím mà dây của nó được khởi phát dao động bởi một ma sát không ngừng, nghĩa là kết hợp chức năng của harpsichord và cello, cho phép chơi đa thanh với cường lực khác nhau, thật đúng như là một dàn nhạc dây điều khiển bởi 10 ngón tay. Ông luôn luôn cố gắng tạo nhạc cụ có thể chơi nghe như nhiều nhạc cụ phối hợp.
Thư Viện Quốc Gia ở Madrid năm 1967 có trưng bầy 2 sổ tay của ông, gồm 700 trang, cho thấy các ý nghĩ tân kỳ về cấu tạo nhạc cụ. Trong đó có vẽ các kiểu bễ mới cho đàn organetti và đàn phong cầm thính phòng, cũng như bản vẽ khác của đàn viola organista, và đàn viola a tasti (kiểu đàn phím mà các dây thao tác trên những phần gồm các bánh xe răng cưa).
Năm 2013 nhà làm đàn Balan Slawomir Zubrzycki mất 5000 giờ để thực hiện đàn viola organista. Đàn gần như một kết hợp harpsichord, phong cầm và viola da gamba, với các dây bằng thép đè trên 4 bánh xe răng cưa bọc lông ngựa (nhờ thế tiếng đàn ngọt êm), chức năng như cây cọ, chuyển động nhờ bàn đạp chân của người trình diễn. Đàn gồm 49 phím và âm vực từ F1 đến F5.
Suy nghĩ sáng tạo và sâu sắc của Leonard về âm nhạc có thể dễ hiểu hơn nếu ta biết rằng ông đã định nghĩa âm nhạc như là định hình của cái vô hình (figurazione delle cose invisibili).
Phạm đức Thân
(Tham khảo chính: Emanuel Winternitz)
Thật ra ông quan tâm rất sâu rộng đến âm nhạc. Ông trình diễn và dạy nhạc, đặc biệt là về âm học, với những thử nghiệm ảnh hưởng lớn đến âm nhạc. Ông trăn trở về thời gian âm nhạc. Ông sáng chế một số nhạc cụ độc đáo cũng như canh tân nhạc cụ sẵn có. Ông có suy nghĩ mới lạ về triết lý âm nhạc rất mật thiết với triết lý hội họa của ông. Trong Paragone, phần dẫn nhập của khảo luận về hội họa, ông xếp âm nhạc đứng thứ hai sau hội họa, trên cả thi ca.
Không thấy có tư liệu về giáo dục âm nhạc của Leonardo ở Florence, nhưng điều có ý nghĩa là ông lớn lên trong xưởng họa của Andrea del Verrocchio, và ông này còn là một nhạc sĩ. Nguồn tiểu sử sớm nhất của Leonardo, Annonimo Gaddiano, thế kỷ XVI, có nhắc đến Leonardo như một nhạc sĩ:
"Ông nói năng lịch sự, và là một nghệ sĩ đàn lira nổi tiếng. Ông là thầy dạy đàn lira cho Atalante Migliorotti. Lorenzo il Magnifico phái ông cùng với Atalante Migliorott tới Quận Công Milan để dâng quà tặng là một đàn lira, vì ông là một người trình diễn đàn lira rất độc đáo."
Đàn lira da braccio (hơi giống đàn violon, nhưng gồm 7 dây, cần đàn rộng hơn và cầu đàn thấp hơn) thời Trung Cổ là nhạc cụ thịnh hành để ứng tấu.
Vasari trong sách Le Vite (Cuộc Đời Các Nghệ Sĩ) cũng ghi rằng Leonardo "dành nhiều nỗ lực cho âm nhạc; trên hết là quyết tâm học chơi đàn lira, vì bẩm sinh ông có một tâm hồn cao nhã; ông hát xuất thần không cần chuẩn bị, ứng tấu đệm nhạc trên đàn lira".
Vasari cũng ghi rõ rằng sau khi Lodovico Sforza lên làm Quận Công Milan, Leonardo rất nổi tiếng lúc đó, đã được phái đến trình diễn vì "Quận Công rất thích tiếng đàn lira, và Leonardo đã mang đàn do chính tay mình thiết kế, phần lớn làm bằng bạc, hình sọ ngựa - mới lạ, dị kỳ- để cho có tiếng kêu lớn hơn. Nhờ vậy ông vượt hẳn các nhạc sĩ khác cùng trình diễn lúc đó. Ngoài ra, ông còn là người ứng tấu giỏi nhất đương thời". Quả thực, thời đó chơi nhạc có nghĩa là hát giai điệu buồn và đệm đàn ứng tấu sâu lắng. Với tài ứng tác điêu luyện, ông đúng là một siêu sao đương thời, giống như Jimi Hendrix và các nhạc sĩ blue của thời hiện đại.
Portrait of a Musician byLeonardo Da Vinci |
Có nhiều lý do khiến phương diện âm nhạc của Leonardo chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Nhà lịch sử nghệ thuật ít để ý đến âm nhạc thời Trung Cổ vì kỹ thuật chưa cao và nhạc cụ còn thô sơ, nhạc chưa phổ thông đại chúng. Nhà lịch sử âm nhạc cũng ít nhắc đến nhạc sĩ không để lại tác phẩm nào. Tuy nhiên, mặc dù không được đề cập nhiều trong các sách âm nhạc, nhưng ứng tác trình diễn là một mảng hoạt động âm nhạc khá phổ biến và đòi hỏi tài năng đặc biệt, như thấy trong nhiều bức tranh vẽ nhạc cụ ứng tấu trong tay thiên thần, vua David, nhân vật huyền thoại như Apollo, Orpheus, Amphion cũng như các Nữ Thần Nghệ Thuật.
Suy nghĩ về âm nhạc của Leonardo nằm rải rác trong các sổ tay ghi chú (notebook), từ các ý nghĩ bất chợt, bên lề đến hoạch định nghiên cứu đàng hoàng, cùng là kết quả của giả thuyết, thử nghiệm đã phần nào chứng nghiệm. Phải nắm được kỹ thuật và khoa học tự nhiên thời đại ông mới có thể hiểu rõ các ghi chép này. Xem xét có hệ thống và liên kết chúng với nhau cho thấy ông rất quan tâm đến âm nhạc.
Mechanical Drum by Leonard Da Vinci |
Leonardo thường tự coi mình là một người không được học hỏi chính quy (uomo sanza lettere). Ông không phải là nhà nhân bản hoặc triết gia theo nghĩa triệt để. Về lý thuyết âm nhạc cổ xưa thì chỉ thấy âm vang nhè nhẹ của Pythagoras và Boethius trong sổ tay của ông. Ông tìm hiểu nguồn gốc của âm thanh. Đâu là tính chất của âm thanh phát ra từ thổi hơi? Ông khảo sát tương tác âm thanh giữa hai vật thể, mở rộng khái niệm của Pythagoras. Ông nghiên cứu hiện tượng dao động âm thanh và dao động đồng cảm, và nhận thấy gõ một vật thể làm nó dao động và truyền dao động này đến không khí chung quanh hoặc chất lỏng hay chất rắn khác.
Ông nhận định lan truyền của sóng âm thanh khác sóng ánh sáng, nghiên cứu phản xạ, khúc xạ của sóng âm, và hiện tượng âm vang (echo), tốc độ của âm thanh, các yếu tố quyết định cường độ âm thanh mạnh yếu. Đặc biệt trong lãnh vực này là ông đã thiết lập được cái gọi là luật "phối cảnh âm thanh" (perspective of sound), nghĩa là nhỏ dần của âm thanh tỉ lệ với quãng cách giữa tai và nguồn âm, tương tự như luật phối cảnh trong hội họa. Ông suy nghĩ về tỉ lệ trong âm nhạc vượt ra ngoài lý thuyết cổ truyền về quãng âm (interval) và di sản của Pythagoras.
Là nhạc sĩ dĩ nhiên ông quan tâm đến các yếu tố quyết định cao độ của âm thanh (pitch) và thử nghiệm với những chiếc bình có hình dạng khác nhau, miệng rộng khác nhau. Ông đã tiên đoán từ ba thế kỷ trước, khi Chladni (thế kỷ XVIII) tìm ra rung động cộng hưởng trên một mặt phẳng tạo nên những miền dao động nghịch hướng, qua thí nghiệm: kéo cây cọ vĩ cầm dọc mép một đĩa thủy tinh dúi trong cát sẽ thấy hình kỷ hà hiện trên mặt cát.
Leonardo nghiên cứu về cơ thể học nên hiểu rõ cấu trúc và chức năng của bàn tay nhạc sĩ. Mổ xẻ bộ phận hô hấp của súc vật giúp ông có những hiểu biết lý thú về phát âm giọng hát, mặc dù thiếu các hóa chất bảo trì khiến ông không thể biết nhiều hơn về thanh đới (vocal cord). Có lẽ cũng vì thế nên không thấy ông nói đến cái nội nhĩ (inner ear). Ông có bàn đến các cơ quan phát âm ngoại vi, như bắp thịt trên mặt, miệng và lưỡi, cũng như tương tác giữa chúng. Hiểu biết về lưỡi cho phép ông khảo sát cao độ của giọng, so sánh chức năng của khí quản giống như của nhạc cụ hơi (vd. ống đàn phong cầm hay trompet trượt - một loại trumpet có ống trượt như trombone). Có người còn cho ông là tác giả của De Vocie, một khảo luận về giọng hát, nhưng cũng có người cho là không phải. Theo ông, âm nhạc phù du, là cái đẹp lướt qua nhanh. Ứng tác trình diễn là chính và hình như ông có để lại vài câu nhạc.
Nắm vững kỹ thuật khiến ông có thể kiến tạo nhạc cụ mới và cải tiến nhạc cụ cũ. Sổ tay ông có rất nhiều hình các nhạc cụ như vậy, từ phác thảo sơ khởi rất khó ước đoán nó sẽ hình thành ra sao, đến chỉ dẫn chi tiết đầy đủ để thực hiện nhạc cụ trong xưởng. Tất cả cho thấy ông làm việc có hệ thống nhắm mục đích: tự động hóa một số nhạc cụ và sử dụng rộng rãi kích thước khác nhau của phím đàn (keyboard) để thao tác trình diễn được dễ dàng; gia tăng tốc độ chơi đàn; mở rộng giới hạn âm thanh như chơi giai điệu trên trống; khắc phục tình trạng âm thanh của tiếng đàn khẩy thường chóng tắt tiếng, không ngân lâu.
Viola organista by Leonard Da Vinci |
Thư Viện Quốc Gia ở Madrid năm 1967 có trưng bầy 2 sổ tay của ông, gồm 700 trang, cho thấy các ý nghĩ tân kỳ về cấu tạo nhạc cụ. Trong đó có vẽ các kiểu bễ mới cho đàn organetti và đàn phong cầm thính phòng, cũng như bản vẽ khác của đàn viola organista, và đàn viola a tasti (kiểu đàn phím mà các dây thao tác trên những phần gồm các bánh xe răng cưa).
Năm 2013 nhà làm đàn Balan Slawomir Zubrzycki mất 5000 giờ để thực hiện đàn viola organista. Đàn gần như một kết hợp harpsichord, phong cầm và viola da gamba, với các dây bằng thép đè trên 4 bánh xe răng cưa bọc lông ngựa (nhờ thế tiếng đàn ngọt êm), chức năng như cây cọ, chuyển động nhờ bàn đạp chân của người trình diễn. Đàn gồm 49 phím và âm vực từ F1 đến F5.
Suy nghĩ sáng tạo và sâu sắc của Leonard về âm nhạc có thể dễ hiểu hơn nếu ta biết rằng ông đã định nghĩa âm nhạc như là định hình của cái vô hình (figurazione delle cose invisibili).
Phạm đức Thân
(Tham khảo chính: Emanuel Winternitz)
**
11 June 2019
SÁU CÂU CHUYỆN
1. Tất cả làng quyết định cầu mưa.
Khi mọi người đều đã trong chùa
Thì cậu bé đưa em Màu đến.
Đó là niềm tin của ngây thơ.
2. Khi bạn tung một em bé lên,
Bé cười vì biết bạn đỡ liền
Khi bé rơi từ trên cao xuống.
Đó là lòng tin thật vững bền.
3. Chúng ta đi ngủ trước đêm thâu,
Không biết còn sống đến hôm sau
Đồng hồ báo thức ta vẫn để.
Đó là hy vọng được sống lâu.
4. Chúng ta lên kế hoạch lâu dài
Những chuyện lớn nhỏ của ngày mai
Tương lai không biết ra sao cả.
Đó là tự tin ta đủ tài.
5. Ai ai đều thấy đời khổ đau,
Nhưng vẫn đua nhau dúi đầu vào
Kết hôn và rồi sinh con cái.
Đó là tình yêu quá đậm sâu.
6. Trên áo ông già có viết câu
"Không phải tôi tuổi 60 đâu...
Nhưng là 16 với ngọt ngào
và 44 năm kinh nghiệm sống. "
Đó là thái độ trẻ trung lâu.
Chúc các bạn một ngày vui vẻ
và lạc quan tươi trẻ từng giây!
TNT June 10, 2019
phỏng dịch
*
Có bạn muốn tôi giải thích chuyện #1:
Bài này tác giả chơi chữ. Trong bản Anh ngữ "but only one boy came with an Mirella" . Mirella là tên cô bé nhưng cũng có nghĩa là 'phép màu' trong tiếng Tây Ban Nha. Dân làng chờ 'phép màu' để có mưa nên cậu bé ngây thơ mang em bé tên Màu tới. TNT
**
1. Once all the villagers decided to pray for rain. On the day of the
prayer all the people gathered, but only one boy came with an
Mirella.
That's faith.
2. When you throw a baby in the air, she laughs because she knows you
will catch her.
That's trust.
3. Every night we go to bed, without any assurance of being alive the
next morning but still we set the alarms to wake up.
That's hope.
4. We plan big things for tomorrow in spite of zero knowledge of the future.
That's confidence.
5. We see the world suffering, but still we get married and have children.
That's love.
6. On an old man's shirt was written a sentence, "I am not 60 years
old...I am sweet 16 with 44 years of experience."
That's attitude.
Have a happy day and live your life like these 6 stories!
Khi mọi người đều đã trong chùa
Thì cậu bé đưa em Màu đến.
Đó là niềm tin của ngây thơ.
2. Khi bạn tung một em bé lên,
Bé cười vì biết bạn đỡ liền
Khi bé rơi từ trên cao xuống.
Đó là lòng tin thật vững bền.
3. Chúng ta đi ngủ trước đêm thâu,
Không biết còn sống đến hôm sau
Đồng hồ báo thức ta vẫn để.
Đó là hy vọng được sống lâu.
4. Chúng ta lên kế hoạch lâu dài
Những chuyện lớn nhỏ của ngày mai
Tương lai không biết ra sao cả.
Đó là tự tin ta đủ tài.
5. Ai ai đều thấy đời khổ đau,
Nhưng vẫn đua nhau dúi đầu vào
Kết hôn và rồi sinh con cái.
Đó là tình yêu quá đậm sâu.
6. Trên áo ông già có viết câu
"Không phải tôi tuổi 60 đâu...
Nhưng là 16 với ngọt ngào
và 44 năm kinh nghiệm sống. "
Đó là thái độ trẻ trung lâu.
Chúc các bạn một ngày vui vẻ
và lạc quan tươi trẻ từng giây!
TNT June 10, 2019
phỏng dịch
*
Có bạn muốn tôi giải thích chuyện #1:
Bài này tác giả chơi chữ. Trong bản Anh ngữ "but only one boy came with an Mirella" . Mirella là tên cô bé nhưng cũng có nghĩa là 'phép màu' trong tiếng Tây Ban Nha. Dân làng chờ 'phép màu' để có mưa nên cậu bé ngây thơ mang em bé tên Màu tới. TNT
**
1. Once all the villagers decided to pray for rain. On the day of the
prayer all the people gathered, but only one boy came with an
Mirella.
That's faith.
2. When you throw a baby in the air, she laughs because she knows you
will catch her.
That's trust.
3. Every night we go to bed, without any assurance of being alive the
next morning but still we set the alarms to wake up.
That's hope.
4. We plan big things for tomorrow in spite of zero knowledge of the future.
That's confidence.
5. We see the world suffering, but still we get married and have children.
That's love.
6. On an old man's shirt was written a sentence, "I am not 60 years
old...I am sweet 16 with 44 years of experience."
That's attitude.
Have a happy day and live your life like these 6 stories!
09 June 2019
CHIA BUỒN
Vô cùng xúc động khi được tin
Bạn đồng môn Tốt Nghiệp ĐS XI - QGHC là:
Anh HÀN MINH ĐỨC
đã từ trần tại Orange County, Nam California
vào ngày 7 tháng 6 năm 2019
Hưởng thọ 80 tuổi
Toàn thể anh chị em Ban ĐSXI - QGHC xin thành thật chia buồn cùng
Chị Hàn Minh Đức và tang quyến.
Nguyện cầu Linh hồn anh Hàn Minh Đức được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Anh chị em đồng môn ĐSXI - QGHC
Bạn đồng môn Tốt Nghiệp ĐS XI - QGHC là:
Anh HÀN MINH ĐỨC
đã từ trần tại Orange County, Nam California
vào ngày 7 tháng 6 năm 2019
Hưởng thọ 80 tuổi
Toàn thể anh chị em Ban ĐSXI - QGHC xin thành thật chia buồn cùng
Chị Hàn Minh Đức và tang quyến.
Nguyện cầu Linh hồn anh Hàn Minh Đức được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Anh chị em đồng môn ĐSXI - QGHC
CHIA BUỒN
Chúng tôi rất đau buồn và thương tiếc khi được tin bạn đồng môn:
Anh VĂN TÒNG HÒA
Pháp danh Thiện Giác
Cưụ Sinh Viên Tốt Nghiệp QGHC- ĐS XI
đã mãn kiếp Ta Bà vào ngaỳ 7 tháng 6 năm 2019
tại Santa Ana, Orange County, California
Hưởng thọ 81 tuổi
Toàn thể anh chị em Ban ĐSXI - QGHC xin thành thật chia buồn cùng Chị Liêng,
phu nhân anh Văn Tòng Hòa cùng tang quyến.
Nguyện cầu Hương linh anh Văn Tòng Hòa, Pháp Danh Thiện Giác
sớm cao đăng Phật Quốc
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Anh chị em đồng môn ĐSXI - QGHC
Anh VĂN TÒNG HÒA
Pháp danh Thiện Giác
Cưụ Sinh Viên Tốt Nghiệp QGHC- ĐS XI
đã mãn kiếp Ta Bà vào ngaỳ 7 tháng 6 năm 2019
tại Santa Ana, Orange County, California
Hưởng thọ 81 tuổi
Toàn thể anh chị em Ban ĐSXI - QGHC xin thành thật chia buồn cùng Chị Liêng,
phu nhân anh Văn Tòng Hòa cùng tang quyến.
Nguyện cầu Hương linh anh Văn Tòng Hòa, Pháp Danh Thiện Giác
sớm cao đăng Phật Quốc
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Anh chị em đồng môn ĐSXI - QGHC
Subscribe to:
Posts (Atom)
Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)
John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...