31 March 2019

Đà Lạt Sao Anh Không Muốn Nhớ ?

Tháng tư đen một lần nữa đang ùa về. Mỗi người dân miền Nam Việt Nam yêu chuộng tự do trên toàn thế giới không thể không ngậm ngùi, đau xót mỗi khi tháng tư lại về. Từ cuối tháng 3 cho đến hết tháng tư, năm, hay sáu… các gia đình Việt nam trên khắp non sông từ cầu Hiền Lương đến tận mũi Cà Mau luôn có đám giỗ người thân của mình luôn trùng với nhiều người dân miền Nam khác trên cùng mảnh giang sơn gấm vóc nầy. Vì vậy hai câu thơ tôi từng viết trong một bài thơ về ngày quốc hận của dân tộc như sau: 
Tháng tư nước mắt mờ oan khuất
Giỗ quải mịt trời non nước Nam.
(Chu Thụy Nguyên)
Trước khi hân hạnh đặt chân vào Học Viện Quốc Gia Hánh Chánh, tôi đã là một sinh viên dưới mái trường Luật Khoa Sài Gòn. Đang còn mỗi ngày cắp sách đến giảng đường nghe nghe, chép chép như vậy, chiến tranh bỗng không còn đóng khung hằng ngày trong bản tin chiến sự trên các nhật báo Sài Gòn nữa. Hình ảnh giết chóc tang thương bỗng tràn về qua các thành thị bởi hàng loạt cái chết của học sinh, của người dân vô tội miền Nam bằng pháo kích, đấp mô, tấn công, ban đêm mò vô làng cướp của , giết chóc dân lành. Và trên các màn hình ti vi Sài Gòn hàng đêm là máu, là nước mắt, là chia lìa, là tang tóc ngày càng leo thang. Thế hệ chúng tôi bắt đầu không thể tiếp tục trụ lại ghế nhà trường nữa rồi, dù chúng tôi vẫn được hoãn dịch vì học vấn. Tôi đã tự nguyện thi và trúng tuyển vào một trong những trường quân sự hàng đầu của Á Châu thời bấy giờ, và là trường sĩ quan Võ Bị hiện đại hàng đầu của Đông Nam Á. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Chương trình đào tạo toán và khoa học 4 năm ở đó cao hơn MGP của Đại Học Khoa Học, ngoài ra còn bắt buộc phải học nhiều ngành khác suốt 4 năm như: Kinh tế, Công Chánh, Lưu Chất, Hóa học, Sinh học, Sử Địa, Quân Sử, Luật, Văn Chương, Ngoại Ngữ, Phong Thái giao tiếp, và Kinh Tế Hậu Chiến…Về quân sự, đào tạo kỹ năng lãnh đạo chỉ huy và tham mưu ngang cấp Đại Đội trưởng chiến trường.

Bốn năm ở trường Mẹ, đối với tôi là một dấu ấn sâu đậm. Khóa chúng tôi cuối 1971 ra trường và lao vào các chão lửa đang rực cháy của miền Nam. Tin tức đền nợ nước của khóa tôi mỗi ngày từ các chiến trường bay dồn dập trở về trường Mẹ. Hầu như trước bữa cơm trưa nào, các khóa đàn em đều phải đứng lên mặc niệm khóa chúng tôi ngay sau vỏn vẹn chỉ một tháng ra trường. Tôi cũng nằm trong số phận của một thương binh được đặt lên băng ca chuyển về phía sau. Một va đập bởi pháo xé rách nón sắt,  cắt khuyết da đầu tôi từ đỉnh đầu gọt sát gáo xuống đến khỏi chân mày dừng lại, không khác gì bà nội trợ gọt vỏ khoai tây. Tôi giải ngũ. Sau khi đã thật sự bình phục, tôi đã trở lại đại học, và quyết định thi vào Học Viện QGHC, lúc đó tôi mới cưới vợ, và tôi nhìn thấy ông anh vợ tôi đã tốt nghiệp khóa Đốc Sự 16, đã nên danh nên phận, do vậy tôi không bỏ cuộc. Rốt cuộc tôi cũng đã được chọn vào lớp ĐS 22, nhưng rồi duyên lại không trọn vẹn. Tôi lại vô tù để được những người trong rừng ra dạy chúng tôi cách làm thế nào để yêu nước và nhất là để trở thành phó thường dân Nam Bộ. Rồi ra tù. Rồi bị buộc đi kinh tế mới. Rồi vượt biên. Rồi lại ở tù. Hết cách sống buộc bỏ kinh tế mới trốn về Sài Gòn đạp xích lô trong 2 năm rưởi trời. Hằng ngày loanh quanh Bà Chiểu, Phú Nhuận, Chợ Lớn, Sài Gòn… Có khách thì đạp, không khách thì giương mui chui vô xe viết văn, làm thơ trong cuốn tập xích lô máy nhàu nhăn. Viết chỉ để mình đọc và chỉ để tạm quên đời. Đêm gác xích lô tựa vào vách chợ, ngủ ở chợ để khỏi bị xét cái thứ gọi là hộ khẩu.

Rốt cuộc cũng qua đến Mỹ. Lại làm thơ viết văn, lúc đó quen bạn bè trên Yahoo 360 độ. Một hôm, một cô gái nhỏ sống trên Đà Lạt nhắn nói chuyện, tôi có hỏi nhiều về Đà Lạt nơi tôi đã in dấu suốt 4 năm. Chuyện dông dài xong cô bé chốt lại thành một câu hỏi cho tôi: - Bây giờ đã xa xứ rồi, liệu anh có còn nhớ Đà Lạt không anh ? Hôm đó tôi lặng thinh, không trả lời. Hôm sau trên đất Mỹ, nhớ lại câu hỏi của cô em, bỗng dưng  tôi như bị nhói đau trong tim khi ai đó vừa đâm trúng huyệt. Mở tập giấy ra, tôi viết một lèo bài thơ có tựa đề là:

"Đà Lạt Sao Anh Không Muốn Nhớ ?"

Tôi gửi đăng bài thơ đó đầu tiên trên trang web văn học nghệ thuật Hồn Việt ở Mỹ. Về sau, không ngờ bài thơ đã được vợ chồng anh chị nhạc sĩ kiêm ca sĩ  Nguyễn Hải – Hà Lan Phương ở Dallas, Texas thích, anh chị đã phổ nhạc và trình bày ở dạng mp3 thôi. Sau đó, một cô bạn thi sĩ của tôi ở Phan Thiết, Việt Nam đã liền giúp thực hiện bài hát đó thành Video và gửi tặng tôi.  Qua đây, nhân tháng tư đen để nhớ về đất nước, mời quý anh chị nghe cảm xúc của tôi về thành phố Đà Lạt, về ngôi trường Mẹ thân yêu, nơi tôi đã thụ huấn ở đó suốt 4 năm./

Chu Thụy Nguyên
Huỳnh thiện Lộc (Cựu SV ĐS 22).


29 March 2019

Bên Dòng Sông Trẹm, nhạc

Nhạc Phan Ni Tấn
Tiếng hát Hương Lan



*Sông Trẹm (còn gọi là sông Tràm Trẹm) là một chi lưu dài 36 km của sông Ông Đốc. Sông chảy qua huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang) và huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), hội lưu với sông Ông Đốc tại giáp ranh giữa xã Khánh An và xã Hồ Thị Kỷ. Sông Trẹm chia Rừng U Minh thành hai vùng thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang.

25 March 2019

Cái Chết của Sử gia Phạm Văn Sơn

Văn Nguyên Dưỡng

Sử gia Phạm Văn Sơn
Trước năm 1975, ở miền Nam, ông Phạm Văn Sơn là một trong rất ít những vị viết sử. Bộ sử được nhiều người biết đến nhất của ông là bộ Việt Sử Tân Biên.

Tôi hân hạnh được làm việc dưới quyền chỉ huy của ông từ năm 1958 đến 1960. Thời gian này ông mang cấp bậc Thiếu tá, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Quân Báo & Chiến Tranh Tâm Lý Cây Mai; tôi mang cấp bực Trung úy, là huấn luyện viên và sĩ quan an ninh của Trường. Chính trong thời gian này, ông đã tu chỉnh bộ sử nói trên và cho tái bản.

Những thì giờ nhàn rỗi, tôi đã tình nguyện giúp ông. Tôi được ông giới thiệu đến gặp ông Lê Ngọc Trụ, công chức làm việc ở Thư Viện Quốc Gia -- lúc đó còn nằm trên đường Gia Long -- để nhờ hướng dẫn sưu tầm tài liệu. Ông Lê Ngọc Trụ còn là một học giả, giảng sư Ngữ học của Đại học Văn khoa Saigon, đã chỉ dẫn cho tôi tìm được khá nhiều tài liệu và sách viết bằng tiếng Pháp về thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Các tài liệu này cũng như những tài liệu quí giá khác, giúp cho ông Phạm Văn Sơn tu chỉnh Việt Sử Tân Biên. Thời gian làm việc với ông, tôi đã học được ở ông nhiều điều về viết lách.

Năm 1961, trường Cây Mai đổi tên, chỉ còn là trường Quân Báo. Ngành Chiến Tranh Tâm Lý tách ra riêng, đuợc dạy riêng ở một trường của ngành này, mới thành lập, ở một địa điểm khác; do đó, Thiếu tá Phạm Văn Sơn cũng được thuyên chuyển về ngành Chiến Tranh Chính Trị. Sau đó không lâu, ông được bổ nhậm vào chức vụ. Trưởng Ban Quân Sử của Quân Lực VNCH, thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ông lần lượt được thăng đến cấp Ịại tá và giữ nhiệm vụ này cho đến ngày miền Nam sụp đổ.

Tôi nghĩ rằng, với khả năng của ông và và dưới sự chỉ đạo của người viết sử sở trường và kinh nghiệm như ông, hẳn là Ban Quân Sử Quân Lực VNCH đã viết được những bộ sử chiến tranh VN cận đại quí giá, nhất là binh sử thời kỳ sau năm 1954 trở đi. Tôi nghĩ như vậy vì tôi biết ông PVS rất thận trọng, không thể khinh xuất trong nhiệm vụ của mình và càng không thể để cho thuộc cấp khinh xuất. Ngày trước ông thường bảo tôi : "Phải cố gắng làm sao cho mức độ trung thực và chính xác cao chừng nào tốt chừng đó, như vậy thì những điều mình viết về sử mới mong có thêm một chút giá tri. Việc sưu tập những sự kiện, chứng tích, tài liệu có độ xác tính cao nhiều chừng nào thì việc so sánh, nghiên cứu, lượng giá, đối chiếu ... dễ chừng nấy". Ðó là lề lối làm việc nghiêm cẩn, thận trọng của ông. Vì vậy sau này, năm 1972, tôi đã không ngạc nhiên khi chiến trường An Lộc còn đang sôi động với những trận đánh đối tuyến chỉ cách nhau có một con đường, giành nhau từng góc phố -- giữa các đơn vi. VNCH và quân CS Bắc Việt -- khi những cơn pháo kích dữ dội của địch quân chưa giảm, khi không một chiếc trực thăng nào đáp xuống An Lộc mà không sợ tan xác,tôi đã thấy ông hiện diện ở chiến trường này để tìm hiểu sự thật viết về trận chiến khốc liệt đó.

23 March 2019

Tuyết Giá, tranh A.C.La


Tuyết Giá
(Snowy Days)
Oil on canvas, 14x18 inch
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

20 March 2019

Chết bí ẩn "Made-in-China"

Bài CHÂU CHẤU

Thế giới ưa quên

Ngày 1/12/2018, bà Mạnh Vãn Châu giám đốc tài chánh công ty Hoa Vi bị bắt tại phi trường Vancouver, Canada, khi quá cảnh đi Argentina (để cùng tham dự với phái đoàn Tập Cận Bình vừa xong thượng đỉnh G-20?)

Ngày 6/3/2019, tòa Bristish Columbia, Canada mở phiên điều trần về tính pháp lý của yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ. Cả thế giới dán mắt vào màn hình theo dõi công chúa Đỏ như siêu sao, quên đi những nạn nhân khốn khổ khốn nạn của Trung Cộng: cả triệu người tù Duy Ngô Nhĩ, hai người Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor bị Trung Cộng bắt giữ ngày 10/12/2018. Theo hãng tin Pháp AFP, Kovrig và Spavor đã phải chịu “các cuộc thẩm vấn gần như hàng ngày của an ninh Trung Quốc,” dù Michael Kovrig là nhà ngoại giao được quyền miễn trừ ngoại giao

Quên cái chết kinh dị từ Paris?

Ngày 3/7/2018, Wang Jian tỉ phú Trung Quốc, 56 tuổi, chủ tịch tập đoàn đa quốc gia HNA (nhiều lĩnh vực từ hàng không, đến du lịch, khách sạn hay tài chính) chết do leo lên bức tường cao 8 mét để chụp ảnh. Cảnh sát Pháp kết luận Jian chết vì một "tai nạn ngu xuẩn.”

Báo Libération ở Pháp không tin cảnh sát, đâm sầm điều tra một mình bằng lần theo vết chân Jian từ Bắc Kinh, dừng chân quan trọng tại New Yor, sau chót bỏ mạng tại ngôi làng nhỏ Bonnieux vùng Luberon. Điều tra của Libération loại trừ giả thuyết Jian chết vì tai nạn. Jacky 55 tuổi, nhân viên coi sóc công viên ở Bonnieux thấy hai chiếc xe bóng láng ngưng ở đầu làng, bốn du khách người Hoa đi bộ vào khuôn viên nhà thờ. Một người đàn ông đột nhiên chạy lấy đà, dừng lại vài giây trên bức tường cao 8 mét rồi bỏ lại tất cả ở sau lưng. Chớp nhoáng nhanh hơn phim kinh dị!

Quên cái chết bí mật ở California?

Cùng ngày 1/12/2018 công chúa đỏ Mạnh bị chặn bắt ở phi trường Vancouver thì máu nhuộm đại học Stanford University, California: giáo sư Zhang Shoucheng nhảy lầu tự tử. Gia đình Shoucheng khẳng định đó là một vụ tự tử vì bệnh trầm cảm. Thật vậy không? Đại học Stanford không có nơi nào đủ cao để tự tử. Shoucheng đẹp trai, học giỏi, triệu phú, gia đình êm đẹp, vị trí học thuật khó ai sánh, tương lai sáng rực, khó tự tử “vì bệnh trầm cảm.” Trong khi Trung Cộng rùm beeng về Mạnh thì hoàn toàn im lặng về cái chết của Shoucheng.

Zhang Shoucheng 
(Hình gia đình cung
cấp cho trường Stanford)
Shoucheng, 55 tuổi, gốc Hoa, năng khiếu và trí tuệ, học vị danh dự về ngành vật lý lượng tử, giáo sư mãn đời ở cả hai đại học Shanghai Tech/Thuợng Hải và Stanford/San Jose, California, đoạt giải Nobel chỉ là vấn đề thời gian. Shoucheng có tên trong danh sách "Ngàn Người" nổi tiếng của Trung Cộng, ủng hộ giấc mộng "Lãnh Đạo Toàn Cầu" của Tập, chủ nhân công ty Danhua Capital ở Silicone Valley, loại "đầu tư mạo hiểm" số vốn ban đầu là $450 triệu Mỹ kim đầu tư vào 100 công ty điện tử ở Mỹ.

Mạnh bị bắt trước hay Shoucheng chết trước? Canada và California cùng múi giờ. Mạnh bị bắt lúc 11:30 ngày 1/12/2018, tức 4:30 chiều ở Argentina, sát với lúc hai phái đoàn Trump-Tập Cận Bình sắp dùng bữa tối sau hội nghị G-20. Hai quái kiệt được thông báo trước khi ngồi vào bàn ăn sơi món thịt bò mà chủ nhà Argentina khổ công soạn đãi? Chủ tịch Tập khi không thấy thịt bò dai nhách?


Cần bảo vệ viên ngọc quí

Theo giáo sư Arthur Herman trong bài viết “A Death In Silicon Valley With Chinese Characteristics,” Zhang chết cách nào cũng là một bi kịch dồng thời là cảnh báo cho giới chức Mỹ từ ngành giáo dục đến kỹ thuật, thương mại, tình báo rằng Trung Cộng đang từng bước xâm nhập, đang cạnh tranh với Hoa Kỳ để giành giựt lợi ích tối cao về công nghệ ngay tại Thung Lũng Silicon. "Đã đến lúc chúng ta cần bảo về viên ngọc quí khỏi sao lãng hay tham lam để còn trao lại cho thế hệ tương lai"

Chết bởi bàn tay lông lá?

Theo bài báo “Why Are So Many Chinese Official Killing Themselves?" ngày 1/12/2018 trên tờ South China Morning Post, thì chỉ nội tháng 11, 2018, có tới 6 nhân vật quan trọng tự tử bằng treo cổ hay nhảy lầu ở ngay trên đất Trung Quốc, trong có Zhang Yang, một viên tướng đầy quyền lực. Đừng quên vụ tiến sĩ Shane Todd người Mỹ “tự treo cổ” ở Singapore ngày 24/6/2012 vì từ chối chuyển giao công nghệ theo lời yêu cầu của chủ nhân người Hoa.

Shane Todd (Facebook)

Giết người bịt miệng không phải độc quyền trong tiểu thuyết gián điệp James Bond hoặc phim kinh dị Quantum Spy.

Đây chưa phải cái chết đầu tiên hay cuối cùng đến với người Hoa và người Mỹ. Màn tự treo cổ, tự nhảy lầu... có lẽ chỉ chấm dứt khi chính hoàng đế Tập Cận Bình nhảy lầu tự tử. Lúc đó cá sấu từ sông Dương Tử bên Tàu đến sông Hồng bên Việt khóc đỏ con mắt... ếch.

Từ khóa tìm kiếm:
Chết bí ẩn Made-in-China
Nguồn: viendongdaily.com

19 March 2019

Sai lầm nghiêm trọng của Boeing về thiết kế 737 Max

Câu chuyện đầu đuôi thế này:

- Để tiết kiệm nhiên liệu thay vì dùng 4 động cơ Boeing dùng 2 động cơ bự hơn.

- Động cơ bự để khỏi đụng đất phải làm ló lên khỏi cánh một ít. Điều này làm tăng lực nâng mũi máy bay lên.

- Để máy bay thăng bằng thay vì để phi công tự nâng góc nghiêng cánh sau nhằm nâng đuôi lên thì Boeing sai lầm làm thiết bị tự động nâng như hình phía phải. Cái này họ tự hào gọi là MCAS.

- Trái tim của MCAS là một cảm biến gắn đầu mũi của máy bay, dựa vào gió thổi trên dưới mà nó biết là đang ngóc đầu để MCAS tự nâng đít bù lại.

- MCAS này Boeing xem nó là hệ thống tự động bù lực nâng phát sinh cho động cơ chứ không phải là một tính năng lái tự động thêm cho phi công nên không có nút tắt cũng như trong tài liệu hướng dẫn phi công không có nó. Họ muốn máy bay họ đơn giản dễ lái.

Kết quả hai chiếc máy bay 737 Max có gắn MCAS vừa rớt đều có những đặt điểm sau:

- Vừa cất cánh từ 5 - 6 phút. Đây là lúc lấy độ cao đầu ngóc lên một cách chủ động bởi phi công. Nhưng hệ thống tự động MCAS sẽ kích hoạt nâng đít lên bù.

- Trước đó gần 2 phút phi công đều thấy không bình thường liên lạc không lưu xin hạ cánh. Đó là việc phi công thấy việc ngóc đầu lên xuống không theo ý mình bởi hệ thống MCAS tự bù.

- Tai nạn làm nát máy bay, không ai sống sót bởi tiếp đất bằng cắm đầu xuống chứ không trượt ngang như thường gặp.

- Ngoài ra hai sân bay cất cánh có nhiều nhà cao tầng, gần núi khiến không khí nhiễu loạn tác động lên cảm biến làm nó tưởng máy bay đang ngóc lên để MCAS tự nhúi đầu đâm xuống.
...

Kết quả cuối cùng của sự ẩu này là gần 350 người bị chết, bởi Boeing quá ẩu khi tự tin mà quên đi một chân lý bất kỳ nhà Thiết kế tự động nào cũng phải biết: Máy móc tự động là để khoẻ cho người chứ không để thay thế người được.

Hiện Boeing đang ngừng tất cả máy bay 737 Max này lại, họ báo sẽ cập nhật phần mềm mà tôi đoán là nó sẽ tự tắt MCAS ở độ cao dưới 5km, cùng phi công có thể tự tắt nó nếu thấy cảm biến không chính xác.

Đây là bài học cho Boeing cũng như cho tất cả những người Thiết kế máy tự động !

_____________________________

Đây là lỗi cạnh tranh ...hấp tấp.

Airbus có A320neo (nâng cấp từ A320) thì Boeing cũng phải có 737 Max 8 (nâng cấp từ 737-800).

Theo một phi công thâm niên thì Boeing 737 Max dùng hai động cơ lớn hơn, đường kính vòng cánh quạt tăng 8 inches, (cánh quạt mỗi bên tăng 4 inches) nên phải dịch chuyển vị trí trên cánh: nhô ra phía trước và nâng cao hơn. Điều này khiến Tâm Trọng Lực máy bay thay đổi và hậu quả là mũi máy bay hếch lên, hay đuôi máy bay trì xuống.

Lúc đầu người ta qui trách cho việc bỏ qua không thông báo/huấn luyện phi công về chức năng mới, nhưng thật ra chức năng điều chỉnh được tự động hóa mà phi công không thể can thiệp, như đã phân tích ở trên..



Buổi Chiều ở Đak Pek

Chiếc trực thăng khổng lồ Chinook chuẩn bị rời phi trường Kontum vào sáng ngày 29 tết trong tiết lạnh cuối năm. Trời còn sương mù lãng đãng vây quanh nhà ga thưa thớt người. Những kiện hàng hóa được chuyển vội vã vào trong khoang máy bay. Gió thổi thốc nghe phần phật y như là đang trong mùa bão rớt. Lạnh tím môi. Một đoàn chừng hơn mười người bước chệch choạng lên sàn máy bay đứng ở hai bên thành, tay nắm chặt dây thòng phía trên cho khỏi ngã. Chúng tôi đang lên đường đi tiền đồn Đak Pek trong chương trình ủy lạo “cây mùa xuân chiến sĩ.”

Thông thường hằng năm gần giáp tết âm lịch phòng Tâm lý chiến tiểu khu đều lo chuẩn bị người và tặng vật để đi ủy lạo một vài tiền đồn xa xôi tại địa phương, đặc biệt năm nay có sự phối hợp với Tòa hành chánh tỉnh và nhất là có sự tham gia đông đảo của các ca sỉ trong Ban văn nghệ Yaly vừa mới được thành lập trực thuộc cơ sở dân vận chiêu hồi tỉnh.

Sau phiên họp phân công tôi được cử làm trưởng đoàn đi Đak Pek là nơi xa nhất, sát biên giới Lào. Sở dĩ tôi được cử đi nơi nầy là vì hồi mới tái lập lại quận lỵ Đak Pek sau “Mùa hè đỏ lửa”, Thiếu tá VTC. nguyên Trưởng phòng Nhân Dân Tự Vệ tỉnh được cử đi làm Quận trưởng có đề nghị với Trung Tá Tỉnh trưởng xin cho tôi đi làm Phó quận với lý do là quận mới tái lập cần người năng nổ và am tường công việc. Nhưng không được vì về quân sự là Chi khu nhưng về phương diện hành chánh như một xã đông dân, do đó chỉ cần một Phái Viên hành chánh điều hành công việc với ngạch Thư ký là đủ. Nghĩ đến mối thâm tình năm xưa nên tôi cũng muốn nhân dịp nầy đi thăm Thiếu tá C. một chuyến.

Suốt gần hai tiếng đồng hồ di chuyển. Chúng tôi ngồi dựa vào thành máy bay lạnh ngắt. Nhìn nhau không chuyện vãn được gì. Chỉ nghe tiếng gió hòa quyện với tiếng động cơ cánh quạt. Đến khi có tiếng loa của nhân viên phi hành báo máy bay đang hạ độ cao để chuẩn bị xuống bãi đáp chúng tôi mới đứng lên nắm chặt các dây thòng phía trên. Nhìn ra bên ngoài chỉ thấy máy bay đang lướt chui vào trong những cụm mây dầy đặc. Khoảng gần mười lăm phút sau mới dần dần thấy cảnh núi rừng xanh thẩm, bạt ngàn quyện lẫn với khói sương mù chập chờn ở bên dưới.

Máy bay đáp xuống cạnh đầu đường băng lót bằng vĩ sắt dài non một cây số. Ở cuối đường băng là một chiếc phi cơ vận tải C-130 bị gãy đôi nằm nghiêng trơ trọi giữa đám cỏ dại cao tầm hơn đầu người. Chỉ còn thấy một ngôi sao màu trắng trên thành máy bay là rõ nhất. Chúng tôi nhanh chóng nhảy xuống sàn bãi đáp và chạy băng về hướng cây cầu sắt nhỏ bắc ngang qua bên kia đường băng. Đồi cây cỏ xanh ngát thấp lững vây quanh, bóng người rãi rác nhỏ xíu trên các công sự đắp bằng bao cát, chung quanh giăng hàng rào kẽm gai dầy đặc.

Thiếu tá C. cùng sĩ quan tùy tùng xuống đồi đón chúng tôi rồi cùng nhau lên quá lưng chừng đồi nơi đặt bộ chỉ huy chi khu Đak Pek. Không có bảng hiệu, không có sân chỉ có cột cờ cắm trên nóc công sự bao quanh bởi các nấp hầm kiên cố. Binh lính tụ tập khuân hàng hóa lên đồi, một số khác phụ giúp nhà thầu đem thực phẩm khô vào trong các dãy nhà lợp tôn dọc theo dưới chân đồi để bán ngay cho dân chúng.

- Kính chào Thiếu Tá.

- Ông Phó sao rồi?

Vẫn như xưa, lúc nào ông cũng gọi tôi là ông Phó mặc dù lúc bấy giờ tôi đã là Trưởng Ty. Không thân lắm nhưng quí trọng nhau trong chừng mực quan hệ công việc. Phòng Nhân Dân Tự Vệ nằm sát vách với Ty Nội An, nối phía sau tòa nhà chính ở tầng dưới gồm ba ty Hành Chánh, Kinh Tế và Tài chánh. Thiếu tá C. là sĩ quan duy nhất có phòng làm việc ở đây vây quanh bởi các viên chức và nhân viên dân sự ở Tòa hành chánh tỉnh.

Dáng người tầm thước, da ngâm đen sạm, gương mặt khắc khổ ít khi cười và ngồi sau bàn giấy y như một pho tượng thật. Đã vậy mà lại nói giọng Huế nặng chịch nữa thì nhân viên thuộc quyền vào trình giấy tờ cũng còn rón rén nhẹ chân huống hồ chi là người ngoài.

Phòng Nhân Dân Tự Vệ điều hành một lực lượng bán quân sự đông đảo và khó khăn nhất. Báo chí thường hay có mục chuyện dài “Nhân Dân Tự Vệ” đủ để nói lên sự phức tạp của đơn vị nầy. Kể từ khi về làm Trưởng Phòng, Thiếu tá C. xin ở luôn trong phòng trực bên Tiểu khu như người độc thân. Ít người biết về gia cảnh của ông. Cho đến khi ông đi nhậm chức Quận trưởng Đak Pek cũng khăn gói lên máy bay một mình đi ngay khi có công điện, chẳng có ai đưa tiễn hay tiệc tùng gì cả. Thói quen là vậy, không nhậu nhẹt cà phê hay quán xá. Chỉ ghé qua văn phòng tôi nói ít lời rồi chia tay. Thế thôi.

Cùng ngược dốc lên đồi tới Bộ chỉ huy Chi khu nằm lọt trong hầm sáng lù mù bởi vài ngọn đèn vàng với tiếng kêu rè rè phát ra từ một máy phát điện nhỏ đã cũ. Lạnh lắm. Một dãy bàn dài sắp dọc theo đường hầm thông qua các phòng nhỏ không có ánh sáng. Chung quanh khu vực, binh lính đi lại rộn ràng chuẩn bị dọn thức ăn cùng với mấy chai bia và các can nhựa đựng đầy rượu trắng. Tốp ca sĩ áo dài đủ màu sắc đang lất phất sau các dãy bàn tiệc cuối năm.

Bắt đầu buổi tiệc, Thiếu tá C. chỉ nói ít lời cảm ơn phái đoàn và đặc biệt mời tôi nâng ly chúc mừng năm mới. Không có nhạc đệm chỉ trừ một cây đàn guitar do một binh sĩ đang loay hoay vặn cần đàn để điều chỉnh âm thanh. Tốp ca sĩ đang chuẩn bị hát thì có tiếng ồn ào từ bên ngoài. Lính Thượng say rượu ở dưới chân đồi đang tập họp chen nhau vào trước cửa hầm. Thiếu tá C. nhanh chóng ra lệnh chuyển tất cả ra ngoài sân trước hầm chỉ huy để tránh mọi người khỏi chen lấn cố vào bên trong hầm.

Buổi văn nghệ bắt đầu, không có sân khấu ngoài trời, ca sĩ đứng trình diễn chỉ tựa vào khoảnh đất cao trước mấy lỗ châu mai ở lưng chừng đồi. Lính tráng đứng ngồi đông nghẹt vây quanh ở phía dưới. Âm thanh nghe không rõ, gió núi thổi vi vút. Thế mà khi ca sĩ cúi đầu chào chấm dứt phần trình diễn thì tiếng vỗ tay hò hét vang trời. Chưa từng thấy. Gần đến giữa chừng, người lính điều khiển chương trình yêu cầu Trung úy T. cùng vợ ra giúp vui buổi văn nghệ. Mới đầu còn do dự nhưng sau đó mọi người kêu gào dữ quá nên từ trong đám đông Trung úy T. mang đàn guitar cùng với vợ bước lên trình diễn. Tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy người bước lên gò đất cùng với Trung úy T. là cô giáo thuộc Sở học chánh Kontum đã tháp tùng cùng phái đoàn đi ủy lạo sáng nay. Hai người song ca một bản nhạc của Lê Uyên – Phương thật tình tứ.

Trời bắt đầu âm u, gió thổi lùa qua lưng đồi. Lạnh buốt. Mọi người bắt đầu tản ra từng nhóm vậy quanh các ca sĩ cười đùa vui vẻ. Một số vào bên trong hầm. Tôi cũng vào bên trong cùng với Thiếu tá C. và các sĩ quan chi khu. Đặc biệt cố ý đi bên cạnh Trung úy T. để biết thêm về gia cảnh.

Sinh ra và lớn lên ở Kontum. Năm 68 tết Mậu Thân, cộng sản tràn về chiếm thành phố. Lúc bấy giở Trung úy T. còn là một học sinh theo gia đình chạy giặc về Nam tạm trú ở trại tạm cư Long Thành. Trên đường tản cư quen được cô H. cũng theo gia đình về cùng trại tạm cư. Quen biết nhau từ đó. Cám cảnh gia đình cô H. cha mẹ chỉ có mỗi một cô con gái. Nhà nghèo sống chỉ bằng mấy luống rau ở Phương Nghĩa, hằng ngày hái rau đem ra chợ bán. Sau khi hồi cư trở về Kontum, họ yêu nhau và lập gia đình được một năm. Chàng theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ trường Bộ binh Thủ Đức, nàng thi đậu vào trường Sư Phạm Qui Nhơn.

Ra trường chàng chọn nhiệm sở về quê Tiểu khu Kontum và được bổ nhiệm về làm ở Phòng Nhân Dân Tự Vệ tỉnh mấy năm. Sau đó khi Thiếu Tá C. đi làm Quận trưởng Đak Pek đã xin cho Trung úy T. đi theo làm Trưởng ban 3 Chi khu. Nàng sau hai năm ở Qui Nhơn, ra trường cũng xin về Kontum hiện đang là cô giáo Tiểu học, có hai con nhỏ đang cư ngụ cùng với cha mẹ ở xã ven Phương Nghĩa.

Cuộc sống của họ an lành bên nhau cho tới khi Trung úy T. nhận nhiệm vụ lên Chi khu Đak Pek. Xa cách lâu, đôi ba tháng mới có phép về Kontum thăm gia đình vợ con một lần cũng chừng 5,3 bữa rồi lại đi. Cứ thế dòng đời trôi không biết ra sao. Nhưng chắc chắn một điều là họ rất hạnh phúc. Cô H. kể cứ mỗi lần về phép Trung úy T. rất vui quanh quẩn trong gia đình, sửa sang nhà cửa. Đặc biệt thích được làm phu “kéo nước giếng” cho vợ giặt đồ trận. Bên thành giếng họ kể cho nhau nghe những câu chuyện đời thường hay gặp. Hạnh phúc giản dị thế thôi.

Từ lúc lên hát chung với chồng, cô giáo H. sau đó luôn quấn quýt bên Trung úy T. nói cười vui vẻ, thỉnh thoảng hơi e thẹn nhìn về phía các ca sĩ hơi nheo nháy mắt. Giữa núi đồi bao la xanh ngát đôi bạn bước khập khiểng bên nhau là hình ảnh dễ thương nhất trong những ngày cuối năm nơi địa đầu giới tuyến.

Đến chiều, phái đoàn ủy lạo đang chuẩn bị chờ máy bay trực thăng lên rước về thị xã, bỗng nhiên Thiếu tá C. cho biết ngày mai còn có chuyến bay lên tiếp tế cho Tiểu đoàn Biệt Động Quân biên phòng hiện đóng ở bên kia triền núi đối diện với đường băng bãi đáp trực thăng. Thiếu tá C. khẩn khoản:

- Hay là ông Phó ở lại chơi chiều mai về.

Vừa nói với tôi, Thiếu tá C. lại vừa liếc mắt nhìn về phía Trung úy T.

Trong khoảng thời gian buổi chiều quanh quẩn vui chơi, chuyện trò với các sĩ quan chi khu tôi được biết sơ qua về tình hình an ninh tại đây. Sáng sớm chỉ nhìn xuống con sông nhỏ chảy dưới chân đồi là biết được cường độ xâm nhập của quân Bắc Việt như thế nào. Nước đục ngầu màu đỏ quánh là họ đang bắc cầu vượt qua sông ồ ạt. Nước càng sánh là họ di chuyển liên tục kể cả xe cơ giới, nước nhạt là họ nghỉ dưỡng quân. Trước đây thường bất kể ngày đêm, không lực Hoa Kỳ phối hợp với Việt Nam thực hiện đều đặn những phi vụ thả bom phá hủy cẩu, đường hành lang xâm nhập của họ. Nhưng gần đây kể từ sau khi ký Hiệp Định Paris năm 73 không còn các phi vụ hoạt động như thế nữa nên càng lúc họ càng chuyển quân liên tục, ồ ạt và sửa sang đường xá lớn hơn mà không có một sự ngăn chận nào. Phía VNCH chỉ co cụm hoạt động an ninh quanh vòng đai đơn vị không có hành quân ra xa, chủ yếu là thu lượm tin tức tình báo để báo cáo về Tiểu khu.

Chưa có đánh lớn ở các nơi khác thì tình hình tương đối yên ổn. Nhưng khi quân CSBV mở chiến dịch tấn công qui mô như các năm 65,68,72 thì coi như chi khu hoàn toàn bị xóa sổ. Sau đó khi tình hình yên ổn, địch rút đi thì phía VNCH tái lập chi khu trở lại. Cứ như thế mà chờ.

Tôi lưỡng lự chưa quyết định và im lặng. Dĩ nhiên mọi người trong phái đoàn sẽ trở về dù tôi có ở lại hay cùng về. Tôi một phần hiều ý của Thiếu tá C.

Trong khi chưa có quyết định gì cả thì có tin báo thời tiết xấu, trực thăng có thể không lên theo đúng như lịch trình đã hẹn từ trước. Mọi người trong đoàn ủy lạo nhốn nháo. Lo sợ kẹt không về kịp tết, nhưng sợ nhất là lỡ địch pháo kích hay tấn công chi khu trong đêm thì vô cùng nguy hiểm. Lo sợ hơn nữa khi các sỉ quan chi khu cho biết trễ hẹn là chuyện bình thường có khi kéo dài cả tuần lễ do thời tiết xấu liên tục mà cũng có khi do bên không đoàn bận nhiều phi vụ khác quan trọng hơn. Chỉ biết chờ thôi và không thể làm gì khác hơn được.

Thiếu tá C. ra lệnh cho binh sĩ chuẩn bị thu xếp dọn chỗ cho phái đoàn nghỉ qua đêm. Thật phức tạp khi có đoàn nữ ca sĩ ở lại trong hầm, tuy không nhỏ lắm nhưng hơi bất tiện vì không có ngăn phòng và đa số sĩ quan binh lính ở đây đều ngủ trên ghế bố xếp dã chiến hoặc túi ngủ xếp chạy dài quanh co, luồn qua các hầm công sự. Mọi người đang bận rộn và lo lắng cho việc ở lại qua đêm thì hiệu thính viên trực máy báo cho Thiếu tá C. biết là 30 phút nữa sẽ có chuyến trực thăng đến để bốc phái đoàn ủy lạo sáng nay trở về tỉnh. Hú hồn.

Lúc bấy giờ mọi người lại nhao nhao lên và không còn đủ thì giờ để chia tay. Tôi hỏi Thiếu tá C. có thể cho phép một mình cô H. ở lại chờ chuyến bay kế tiếp trong một vài ngày không, ông gật đầu đồng ý. Sau đó tôi báo cho cô H. biết là cô có thể ở lại nếu muốn.

Trời nhá nhem chưa tối hẳn, chúng tôi xuống địa điểm bên nầy cây cầu sắt gần bên kia bãi đáp để chờ máy bay trực thăng đến. Từ xa nghe rõ tiếng gió rít rất dễ nhận. Đang đứng chờ lơ đểnh tôi bỗng quay lại thấy vợ chồng Trung úy T. đang vội vã chạy xuống đồi để kịp đến nhập bọn với chúng tôi. Thấy vậy tôi nhìn cô H. đang còn khóc sướt mướt. Trung úy T. quay sang nói nhỏ với vợ:

- Em phải về, ba má và hai con đang chờ.

Hai tháng sau, chi khu Đak Pek thất thủ, địch tràn ngập bộ chỉ huy. Tất cả sĩ quan, binh lính đều được ghi nhận là mất tích.

Không ngờ buổi chiều hôm ấy lại là chiều tiễn biệt.

Giã từ Đak Pek mù sương, núi rừng thâm u và giã từ luôn người chiến sĩ đã ở lại trên đồi chi khu văng vẳng bên tai tiếng rùng mình vi vu gió núi.

- Em phải về, phải về …

Trần Bạch Thu
Tết Kỷ Hợi 2019

18 March 2019

Chưa năm nào mà Poppies ở California nở rộ như năm nay









Địa diểm Lake Elsinore trên Freeway 15 nối Riverside và San Diego I 15S exit Lake St. rẽ trái, đậu xe dọc đường đi vào núi đường đất rất rộng phải leo núi hơi nhiều nếu có thì giờ xem hết.

Đi vào cuối tuần thì không có chỗ đậu xe, phải đi vào ngày thường. Nếu tới trước 8 giờ thì đậu xe dễ dàng Dịp may này chỉ còn 1 tuần nữa trước khi hoa tàn. max là 2 tuần, nhanh chân kẻo trễ.
(Lệnh Hồ Xung, AFAR)

15 March 2019

Tiếng Đàn Đêm, thơ

Dạo:

       Đêm Xuân vẳng tiếng đàn xa,
Ngậm ngùi chẳng biết quê nhà chốn nao.

      夜 聽 琴 聲

軒 前 隱 約 舊 絃 音,
怨 湧 愁 沖 酒 未 斟.
狂 妄 塞 雲 侵 病 月,
愀 然 山 鳥 別 殘 林.

汪 汪 蠟 火 陳 灰 臉,
悶 悶 春 袍 殮 死 心.
雨 降 遠 琴 聲 漸 斷,
忽 知 故 郡 永 難 尋.

      陳 文 良
 
Âm Hán Việt:

Dạ Thính Cầm Thanh

Hiên tiền ẩn ước cựu huyền âm,
Oán dũng, sầu xung, tửu vị châm.
Cuồng vọng tái vân xâm bệnh nguyệt,
Thiểu nhiên sơn điểu biệt tàn lâm,

Uông uông lạp hỏa trần hôi kiểm,
Muộn muộn xuân bào liễm tử tâm.
Vũ giáng, viễn cầm thanh tiệm đoạn,
Hốt tri cố quận vĩnh nan tầm.
Trần Văn Lương
 
Dịch nghĩa:
Đêm Nghe Tiếng Đàn

Trước hiên mơ hồ vẳng tiếng đàn xưa,
Nỗi oán vọt lên, nỗi sầu tràn, rượu chưa rót.
(Đám) mây ở biên giới càn rỡ xâm lấn con trăng bệnh,
(Bầy) chim núi buồn bã từ biệt cánh rừng tàn.

Rưng rưng, ngọn lửa nến phơi trần cái mặt lem luốc (của người),
Buồn rầu, áo bào (của mùa) xuân liệm con tim chết.
Mưa rơi, tiếng đàn xa chầm chậm dứt,
Chợt biết rằng quê cũ (sẽ) mãi mãi khó tìm (lại được).


Phỏng dịch thơ:

Tiếng Đàn Đêm

Trước thềm văng vẳng khúc tình tang,
Sầu oán dâng cao, rượu chẳng màng.
Biên tái, mây vùi trang nguyệt bệnh,
Đất nhà, chim bỏ cánh rừng hoang.

Áo xuân liệm mảnh hồn khô quắt,
Đèn tối soi khuôn mặt võ vàng.
Mưa lấp tiếng đàn, lòng chợt biết,
Quê mình đà hết lối tìm sang.

              Trần Văn Lương
                 Cali, 3/2019

 
Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư:

    Khúc đàn xưa vẫn đó,
    Làng xóm cũ nay đâu?
    Hỡi ơi!

Canada đã cấm các chuyên bay thương mại Boeing 737 Max 8

Canada đã có lệnh ngừng tất cả các chuyến bay Boeing 737 Max 8 và cấm các máy bay này đi vào không phận của nước này cho đến khi có lệnh mới trong khi lo ngại an toàn tiếp tục dâng cao sau hai tai nạn hàng không gây thiệt mạng cho nhiều người.

Bộ trưởng Giao thông Canada Marc Garneu nói với phóng viên rằng: "Lệnh an toàn này áp dụng cho các chuyến bay thương mại của bất kể hãng hàng không nào, nội địa cũng như quốc ngoại, bằng máy bay Boeing 737 Max 8, đến, đi hay bay trên không phận Canada".

Số máy bay Boeing 737 Max 8s hiện đang sử dụng tại các hãng hàng không Canada như sau:

13 March 2019

Tin rút ngắn

Căn cứ địa cuối cùng của IS tại Syria sắp được giải tỏa

Tổ chức khủng bố khét tiếng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang đi đến thảm bại sau khi mất cứ địa cuối cùng tại Syria.

Một nhà báo của hãng tin Reuters ở Baghouz, Syria đã chứng kiến cùng lúc hàng trăm chiến binh IS đầu hàng tổ chức dân quân có tên Lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Lực lượng này đã mở cuộc tấn công cuối cùng để giành lại Baghouz từ tay IS vào ngày Chủ nhật, với sự hậu thuẫn của các cuộc không kích được thực hiện bởi liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu.

Baghouz được xem là vùng đất cuối cùng nằm dưới sự chiếm đóng của IS - nhóm khủng bố trong 4 năm qua bị đẩy lui dần khỏi lãnh địa chiếm tới 1/3 diện tích của Iraq và Syria mà chúng chiếm đóng trước đó.

**

Nhiều nước đình chỉ hoạt động của Boeing 737 MAX 8, sau hai tai nạn cách nhau chưa đầy 6 tháng của loại máy bay này.

Sau vụ rơi máy bay khiến 157 người chết của Ethiopian Airlines ngày 10/3, theo sau tai nạn của Lion Air (Indonesia) cũng một chiếc phi cơ Boeing 737 MAX đâm xuống biển khiến 189 người tử vong trong tháng 10/2018, càng ngày càng có nhiều quốc gia tạm thời cho nằm ụ loại máy bay này nhưng Canada chưa có ý định làm như vậy.

Bộ trưởng Giao thông Canada ông Marc Garneau nói: "Điều quan trọng là hãy để cho các nhà chuyên môn giám định xem nguyên nhân của tai nạn là gì. Di chuyển bằng máy bay rất an toàn tại nước này, thống kê xác nhận rõ như vậy"

Cổ phiếu của hãng Boeing giảm mất 5% sau các biến cố trên.
**

Khám phá đường dây “chạy” vào đại học danh giá tại Mỹ

Gần 50 người, bao gồm nhiều diễn viên và giám đốc doanh nghiệp, đã bị cơ quan tư pháp Mỹ buộc tội vào ngày 12/3 vì tham gia vào một đường dây chuyên chạy trườngđể con em các gia đình giàu có ở nước này được vào học tại các đại học danh giá như Yale và Stanford.

Theo hãng tin Reuters, đây là đường dây chạy trường xem như lớn nhất từng bị phát hiện ở Mỹ, được điều hành từ một trường dự bị đặt ở Newport Beach, California. Đường dây này dùng những thủ đoạn như đưa hối lộ cho các huấn luyện viên, thí sinh giả, thậm chí làm giả những bức ảnh để đánh bóng thành tích thể thao, giúp con em nhà giàu không đủ năng lực được vào học các trường hàng đầu.

Đây là vụ mới nhất trong loạt vụ bê bối gây chấn động bên ngoài cánh cửa của các trường đại học danh giá của Mỹ, nơi cuộc đua luôn diễn ra khốc liệt hàng năm.

Sinh trưởng ở Miền Bắc, tại sao lại thích Miền Nam và cả cái chế độ trước 1975 ở đó?

BS Lê Nhàn

“Tính không trả lời câu hỏi này vì không có thời gian, bởi tuần này đổi thời khóa biểu nên suốt từ 7g tối qua đến 12g trưa nay tôi làm việc liên tục. Về nhà ngủ được một giấc rồi lại phải đi làm, đến giờ mới vừa ăn cơm xong.

Nhưng thôi, trả lời cho thỏa lòng người hỏi.

Nếu như có người hỏi là “Tại sao Nhàn Lê sinh ra lớn lên, học hành ở miền Bắc nhưng bây giờ lại nói người Bắc chúng tôi làm hỏng hết, rồi lại thích miền Nam, lại thích luôn cái chế độ miền Nam trước 1975 nữa… Nhàn Lê đã ăn cháo, đá bát”… nói chung là phụ bạc nơi nuôi mình khôn lớn.

– Vậy Nhàn Lê trả lời sao ?

Thưa các anh chị!

Thưa các bạn và các em!

Chính vì tôi đã nhìn quá rõ, tôi hiểu quá thấu nên tôi biết nó hỏng, và tôi nói ra sự thật là nó hỏng.

1. Tại sao tôi làm bác sĩ?


Mẹ tôi nói “Con ạ, bây giờ đi bệnh viện mà không có tiền thì họ không chữa cho mình đâu”.

Tôi đã nói “Mẹ cố gắng mẹ nhé, lớn lên con sẽ làm bác sĩ, con chữa bệnh cho mẹ khi ấy mẹ sẽ không phải mất tiền nữa, còn bây giờ mẹ phải tìm moi cách để giữ lấy mạng sống của mình”.

Vì lời hứa của đứa trẻ 8 tuổi khi ấy đã thôi thúc tôi vượt qua rất nhiều khó khăn mà không thể kể hết của một đứa con nhà nghèo, đến ăn còn không đủ no, ăn 2 bữa cơm độn khoai cho no đã là quá sức của cha mẹ nó, bữa sáng là một điều xa xỉ.

Tôi hỏi ngược lại, nếu một xã hội tốt đẹp thì một đứa bé 8 tuổi nó có phải nghĩ tới vấn đề nhức nhối đó không? Hay nó được lớn lên với một tuổi thơ trong sáng, êm đềm và mơ mộng?

Cha mẹ tôi đã phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có được hạt gạo mà nuôi chị em tôi trong khốn khó, vậy TÔI PHẢI BIẾT ƠN AI?

– Vì đất nước phải bước vào thời kỳ quá độ để đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, cho nên đảng và chính phủ đã tập trung xây dựng nên những con người mới XHCN.

Ở nông thôn, ông bà cha mẹ chúng tôi bị ép buộc vào hợp tác xã, nhưng hậu quả của nó như thế nào thì ai cũng thấy rõ, một ngày lao động (một công) được tính bằng 800 g thóc, toàn dân đói rã họng nhưng không ai được đi ngược lại chủ trương của đảng và nhà nước.

Không ai được trồng thêm củ sắn, củ khoai để cứu đói cho đàn con đang tuổi ăn, tuổi lớn của mình.

Chị em chúng tôi phải đi vớt bèo dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt để nuôi lợn, con lợn ấy lớn lên phải bán nghĩa vụ cho hợp tác xã, nhìn họ cướp đi công sức của mình mà nước mắt lưng tròng, chúng tôi thèm nhỏ dãi miếng thịt nhưng không có ăn, đến tết thì hợp tác mới chia cho được mấy lạng… Để hậu quả kéo dài cho tới tận bây giờ cứ có mùi nhang là tôi lại thèm ăn thịt luộc (bởi hồi đó Tết thắp nhang cúng ông bà thì mới có thịt ăn một bữa liếm mép).

Ai đã nuôi tôi khôn lớn? Cha mẹ tôi hay đảng và chính phủ?

Ai đã cướp con lợn, ai đã cướp miếng thịt của chị em chúng tôi để giờ đây nói tôi đái bát?

Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, chúng tôi sống hoang dã như những đứa trẻ mà Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã nhìn thấy và mô tả. Có ai cho tôi manh áo ấm không? Chúng tôi đi chân trần trên băng giá, có ai cho tôi đôi dép không hay chỉ biết đến cướp đi thành quả lao động của chúng tôi?

Và nếu hồi đó không có cái chủ trương vào hợp tác xã chết tiệt ấy thì chiều cao của tôi có lẽ hơn bây giờ ít nhất là 5 cm, khi đi ra quốc tế tôi có thể nhìn ngang chứ không phải như bây giờ là phải ngước lên và tự hỏi rằng “cao như thế có mát hơn không”.

Thời ấy muốn thịt con gà cũng phải giấu giếm đừng để nó kêu, bởi ăn thịt là có tội, mình nuôi nó lớn nhưng không được phép ăn mà phải bán cho nhà nước … để làm gì?

“Mỗi người làm việc bằng hai để cho cán bộ mua đài mua xe.

Mỗi người làm việc bằng ba để cho cán bộ xây nhà xây sân”

Như vậy phải hỏi tôi có hận hay không chứ? Tại sao tôi phải biết ơn, ơn ai? Ơn cái đứa chết tiệt nào nó đẻ ra cái chính sách vận hành ngu xuẩn và dốt nát thể? Để một thế hệ người Việt thấp còi và đần độn vì thiếu dinh dưỡng?

Ai nuôi tôi lớn kiểu điên rồ như thế để bắt tôi phải biết ơn?

2. Tại sao tôi yêu miền Nam?


Khi tôi nửa ăn, nửa nhịn để cố gắng lê lết cho hết 6 năm đại học, có những hôm đi phụ mổ bị té xỉu … nói lời hay ý đẹp là kiệt sức, nhưng thực ra là ĐÓI ĂN.

Tôi đói ăn suốt 6 năm đại học, chất dinh dưỡng nào để cho tuổi này cạnh tranh tầm vóc với thế giới? Có ai cho tôi xu nào để tôi ăn cho đỡ đói không hay chính mẹ tôi, đến cái bánh cũng không dám ăn mà phải để dành tiền cho tôi, cho dù chỉ là 500 đồng?

Và sau khi ra trường, tôi long đong lận đận đến 3 năm, cầm tấm bằng mà bao nhiêu lần bật khóc.

Bố tôi đã nói:

“Con ạ, mình không có chức, không có quyền cũng không có tiền nên xin việc khó lắm, có lẽ bố mẹ đã bất lực, con hãy tự tìm đường đi cho mình. Xã hội này không có chỗ nào công bằng để đấu sức bằng trí tuệ của mình đâu con.

Tất cả đều được đo đếm bằng tiền cho dù tiền đó là tiền tham nhũng, cho dù tiền đó là tiền hối lộ. Cho dù đó là tiền tham ô mồ hôi và nước mắt của người dân để họ đút vào túi riêng, cái túi tham vô độ làm cho cuộc sống của người dân trở nên khốn cùng.

Cha mẹ nuôi 6 năm ăn học đã kiệt sức lắm rồi con”.

Nhắc lại lần thứ ba là đã có lúc tôi tính đến việc đi vận chuyển ma túy thuê để có tiền xin việc, nhưng may thay chợt nhớ tới câu của nhà Phật rằng “Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó” và tôi đã giật mình tỉnh thức. Nếu không thì có lẽ thân xác này đã trở về với cát bụi hoặc giờ này tôi đang cải tạo với cái án chung thân  trong một nhà tù nào đó.

Có ai và có bao giờ rơi vào tình cảnh tuyệt vọng như thế không?

Chỉ vì không có tiền xin việc, cho nên tôi hỏi lại đứa nào ăn cháo, đứa nào đái vào bát?

Nếu không có mảnh đất Sài Gòn cho tôi lưu lạc thì giờ này có tôi đang ngồi gõ phím không?

Nếu không có con người Miền nam hiền hòa thì tôi có sống được?

Nếu họ lưu manh lừa lọc khi tôi mới chân ướt chân ráo đến đây thì cuộc đời tôi sẽ khốn nạn ra sao?

Vì sao họ lại hiền hòa như vậy?

Đó là vì cha ông của họ sống có nhân, có nghĩa và chính lớp người đi trước đã dạy con cháu họ như vậy, chứ không phải cái thứ lưu manh, lừa đảo.

Và tôi biết qua những người bạn thì Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao?

Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?

“HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI. HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI!”

Lê Nhàn

12 March 2019

Một thực nghiệm về cách trị bệnh Gout

Xui gia của tôi, Anh Nguyễn Tía, năm nay tám mươi ba tuổi, Hiện sống ở tiểu bang Georgia

Cách đây một năm, anh ấy bị bệnh gout hành hạ, Những ngón chân và mắt cá đỏ & sưng to, có lúc anh đã phải bò từ phòng ngủ qua phòng tắm để đi tiểu !

Anh ấy đã dùng colchicine, AlloPurinol, nhưng không hết.

Có ông bạn anh ấy đem lại mấy củ hành màu đỏ tím và một chai rượu loại bình dân như hình tôi gửi khoảng gần 4l thôi

Chị Tía cắt nhỏ 3, 4 củ hành ra và cho vào trong lọ. Ngâm  10 ngày, rồi theo lời anh bạn chỉ dẫn, bắt đầu uống mỗi ngày 2 ly nhỏ.

Trong vòng một hai tuần sau đó những chỗ sưng đỏ dưới chân biến mất và anh Tía đi lại được, rồi bay sang đây thăm con gái, cháu ngoại, và con rể là cháu Hoà, con trai út của tôi

Anh Tía kể câu chuyện này cho tôi nghe.

Tôi mua chai rượu bình dân này không tới 10 đồng, và cũng cho mấy củ hành tím vào, uống lai rai.

Từ đó đến nay, tôi ăn thịt bò, cua biển, mắm tôm lòng heo, và thỉnh thoảng uống một lon bia hay rượu trong tiệc cưới nhưng không bị bệnh gout hành như hồi xưa nữa.

Vũ Trung Hiền
______________

Góp ý:

1/-Hành Tây có 2 loại: loại trắng và loại tía tím ( củ to bằng nhau).

2/-Rượu Carlo Rossi Sangria 4-liter thường bán tại Target hay Walmart giá từ $9.99 đến $11.99
(Đây là loại rượu vang ngọt dễ uống và giá phải chăng).

N Đ Điều

PS Ngâm từ 3 đến 4 củ hành tía tím cắt nhỏ vào chai rượu Carlo Rossi 4-liter trong 10 ngày sau đó uống mỗi tối 1 ly trước khi đi ngủ để trị bệnh gout.

Kiểm tra sức khỏe


08 March 2019

Ông Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ Đảng vì bài viết trên FB, tin BBC

Nhà nghiên cứu Biển Đông, ông Anh Sơn, vừa chính thức bị Đảng Cộng sản khai trừ do các bài viết 'sai sự thật' trên Facebook.

Truyền thông Việt Nam hôm 8/3 đưa tin ông Trần Đức Anh Sơn bị Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng khai trừ Đảng do "đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mạng xã hội Facebook".

Hành vi này được xem là vi phạm Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Và vi phạm Quy định của Ban thường vụ Thành ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp.
. . . . .
"Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam là '"nô lệ" của Bắc Kinh, ông [Trần Đức Anh Sơn] cay đắng nói... Đó là lý do tại sao chúng ta giấu nhiều tài liệu trong bóng tối," bài báo của Mike Ives trên New York Times viết.

Ông cho biết đã tìm thấy bằng chứng trong hơn 50 cuốn sách bằng tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - về việc một nhà thám hiểm Việt Nam thời Nguyễn đã cắm cờ ở Hoàng Sa và Trường Sa vào những năm 1850.

06 March 2019

Chàng trai xuyên Việt chụp 3.000 tấm ảnh rác thải nhựa gây ám ảnh

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng)
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng) là người Việt đầu tiên thực hiện chuyến hành trình dài 6.879 km để ‘săn’ rác thải nhựa.

Tháng 8/2018, tại Hà Nội, Lekima Hùng bắt đầu chuyến hành trình rong ruổi bằng xe máy từ Bắc vào Nam, qua 39 tỉnh thành (trong đó có 28 tỉnh thành ven biển). Chuyến đi kéo dài 43 ngày, Lekima Hùng đã quay và chụp nhiều thước phim cùng hơn 3.000 tấm ảnh ghi lại tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra trên dải đất hình chữ S.



Rác thải nhựa đã trở thành vấn nạn toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và đe dọa tương lai của nhân loại. Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới về việc xả rác thải nhựa ra đại dương.


Rác ở Lệ Thủy – Quảng Bình

Đổ thẳng rác xuống biển ở Lý Sơn
Biển Bình Thuận

Là người đầu tiên đi dọc các tỉnh thành ven biển Việt Nam chỉ để chụp rác, Lekima Hùng chia sẻ: “Càng đi, tôi càng nhận thấy môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng của đất nước ta đang bị tàn phá nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến số lượng rác thải gia tăng, một trong số đó phải kể đến là ý thức của con người”.

Một con kênh rác sẽ chảy ra biển 



Ngập trong “biển rác” tại xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Định




Khu di tích Hòn Phụ Tử



Nam nhiếp ảnh đã bỏ công tìm hiểu và nghiên cứu nhiều tài liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa trong suốt một năm trước. Chuyến đi giúp Lekima Hùng có được một cái nhìn toàn diện về tầm quan trọng của việc cứu môi trường nói chung và đại dương nói riêng khỏi mối nguy hại từ rác thải nhựa.

“Qua chuyến hành trình Save our seas, tôi muốn đi để ghi lại, để chụp lại những hình ảnh chân thực nhất về tình trạng xả rác thải nhựa ở Việt Nam. Từ đó giúp mọi người có thể hình dung điều gì đang xảy ra và hậu quả sẽ ra sao nếu chúng ta không làm gì”, Lekima Hùng cho biết.

Thông qua chuyến đi, anh Hùng mong muốn gửi được thông điệp mạnh mẽ, nhấn mạnh đến 3R trong việc sử dụng rác thải nhựa: Reduce (giảm thiểu), Reuse (tái sử dụng), Recycle (tái chế).

Khi chia sẻ với bạn bè về dự định thực hiện chuyến đi, Lekima Hùng nhận được nhiều ý kiến, người ủng hộ, người cho rằng… gàn dở. “Nhiều người hỏi tôi vì sao lại tự bỏ tiền túi và gác mọi công việc để thực hiện một chuyến hành trình vừa mất thời gian, vừa vất vả và đem lại cho bản thân những rủi ro, bất trắc? Cũng không ít người ngạc nhiên khi thấy tôi tiêu tốn thời gian vào chụp rác mà không phải thực hiện các bộ ảnh phong cảnh các miền đất nước như tôi từng làm”.

‘Quăng rác xuống biển là bạn đang quăng rác vào bữa ăn của chính mình’

Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần về tình trạng ô nhiễm môi trường dọc các tỉnh thành ven biển Việt Nam, Lekima Hùng vẫn không khỏi ngỡ ngàng.”Tôi đã sốc với biển rác dài cả cây số, tưởng không hề có trong sự thật. Đó là cảnh tượng khiến tôi choáng ngợp, kinh hoàng dù không ít lần chứng kiến nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề”.

Đó là “ấn tượng” đầu tiên của Lekima Hùng khi đến với vùng ven biển của xã Chí Công huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (cách Phan Thiết khoảng 80 km). Một bãi biển dài được phủ kín bởi túi ni lông, quần áo, rác thải sinh hoạt thay vì cát trắng. Thậm chí người dân hồn nhiên ra đây đi vệ sinh nặng, nhẹ đủ cả.

Một người dân đang phơi cá giữa biển rác tại chợ Cần Giờ, TP HCM


“Tôi đã đi trên một phần của bãi biển, nơi rác chất thành đống, có những chỗ dày cả vài chục phân. Rác ở đây không chỉ làm mất mỹ quan, hôi thối, môi trường sống của người dân cũng bị ảnh hưởng, nguy cơ bùng phát, lây nhiễm dịch bệnh rất cao…”, anh nói.




Hỏi lý do tại sao người dân nơi đây lại hay vứt rác xuống biển, anh Hùng nhận được câu trả khiến nhiều người giật mình: Một phần vì không có xe gom rác, một phần vì đã quen đổ rác ra kênh, ra biển.

Có thể bạn chưa biết, lượng rác thải nhựa con người đổ xuống đại dương mỗi phút tương đương với mỗi chiếc xe tải rác. Nếu không hành động, con số này sẽ tăng thành 2 xe tải mỗi phút vào năm 2030 và 4 xe tải mỗi phút vào năm 2050. Khi đó sẽ có hơn 937 triệu tấn nhựa so với 895 triệu tấn cá trong đại dương.

Còn theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, có hơn 600 loài sống ở biển bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa. 15% các loài bị vướng hay nuốt phải rác thải nhựa có nguy cơ tuyệt chủng. Điều đáng báo động là đến năm 2050 có khoảng 99% các loài sẽ bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa.

Người dân rửa cá ngay trên bãi biển





Người dân lại tắm trong rác



Một con kênh đầy rác ở trung tâm huyện Bình Đại, Bến Tre. Bình Đại là một trong ba huyện tại Bến Tre nằm gần biển.


Trong chuyến hành trình đi chụp rác thải nhựa, không ít lần Lekima Hùng gặp phải những khó khăn, gian khổ thậm chí là nguy hiểm. Đó là những lần anh giơ máy định chụp một chiếc xe đang cố tình “xây” những “núi rác mới” thì bắt gặp những câu nói khiếm nhã, dọa đánh, dọa đập máy, rồi những ánh nhìn ác cảm từ những người dân sinh sống trong “biển rác”…

Thanh Hóa



Quảng Ngãi

Nhưng trên hết, Lekima Hùng chỉ mong muốn: “Làm một điều nhỏ bé từ khả năng của mình để hạn chế rác thải nhựa. Bạn hãy nhớ rằng, khi quăng rác xuống sông, xuống biển chính là bạn đang quăng rác vào bữa ăn của mình. Trái đất là một hệ sinh thái đơn độc, cũng là hệ sinh thái duy nhất của chúng ta. Nếu chúng ta đầu độc hay bóc lột nó, chúng ta không còn hệ sinh thái nào khác. Chưa bao giờ đại dương đang bị đe dọa khủng khiếp như hiện nay”.

Thúy Quỳnh
Ảnh: Lekima Hùng

05 March 2019

Hội Ngộ kỳ 5 Liên Khóa QGHC, 2019 (2)

Ngày 05 tháng 3 năm 2019


Kính gửi Quý vị Giáo-sư,

Kính gửi Hội CSV/QGHC các nơi,

Kính gửi các anh chị CSV/QGHC các Ban, các Khóa,

Tiếp theo Thông Báo Số 1 và số 2 Ban Tổ Chức HNLK 5 xin kính gửi đến quý anh chị đồng môn các file dính kèm gồm có:

1)  Thông Báo Số 3:  Về những thay đổi và những điểm cần lưu ý về tham dự Tiệc HNLK tại Marriott và Dạ tiệc Chia Tay tại nhà hàng Harvest Moon.

2)  Phiếu Ghi Danh và Lệ Phí (3/03/2019):  Hạn chót ghi danh đến ngày 30 tháng 6 năm 2019

3)  Lời Mời Đóng Góp Bài Viết Cho Đặc San Hội Ngộ Liên Khóa 5 (HNLK5)

4)  BảnTóm lược các chương trình hội ngộ: Bản tóm lược và đại diện các Khóa/Ban.

Ban Tổ Chức HNLK 5 rất hân hoan chào đón tất cả quý vị Giáo sư, huynh trưởng, quý đồng môn  các Khóa/Ban cùng gia đình, thân hữu với ước mong những ngày Hội Ngộ Liên Khóa kỳ 5 2019  tại Washington D.C. đông đầy kỹ niệm.

Thân chào đoàn kết và hẹn ngày hội ngộ.

 T/M Ban Tổ Chức HNLK kỳ 5 tại Washington D.C.
Hương Hỏa
Hội CSV QGHC Miền Đông

**

THÔNG BÁO SỐ 3

Việt Nam có thể hoàn toàn ‘thoát Trung’ được không? - tham khảo

 Posted  by The Observer  - 2/2019
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau sáu năm, tôi lại đến Việt Nam lần nữa; chuyến đi này nhằm mục đích chính là tìm hiểu tình hình tiến trình “Thoát Trung” của Việt Nam thời cận đại và hiện đại cũng như các ảnh hưởng của tiến trình đó.

Cho dù chỉ là một du khách bình thường đi tham quan kiểu cưỡi ngựa xem hoa thì bạn cũng sẽ dễ dàng cảm nhận được văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đối với Việt Nam: những biển chữ Hán ngoài cổng các kiến trúc cổ trên đường phố, những đôi câu đối nghiêm chỉnh trên cột các đền chùa, môn cờ tướng Trung Quốc là trò giải trí được nhiều người ưa thích nhất ở các công viên, chữ Song Hỷ màu hồng trong các lễ cưới….

Thế nhưng sau khi đi sâu quan sát thì bạn sẽ phát hiện thấy chỗ nào cũng có dấu tích của tiến trình “Thoát Trung”: một số bảng biển chữ Hán ở các đền chùa bị thay bằng các bảng biển viết chữ Quốc ngữ La tinh hóa, thậm chí cả đến câu đối cũng đều đã “La tinh hóa” như vậy, những chữ La tinh của đôi câu đối viết dọc từ trên xuống dưới đem lại cho người ta một cảm giác cười ra nước mắt; trong các viện bảo tàng, những phần trưng bày về kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hầu như không thấy nói gì về viện trợ của Trung Quốc; các cửa hiệu trên đường phố đều treo biển “Hàng Việt Nam”, “Hàng Nhật”, “Hàng Hàn Quốc” “Hàng Mỹ” thậm chỉ “Hàng Canada” mà hầu như chẳng thấy biển hiệu “Hàng Trung Quốc”, cho dù Trung Quốc là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất vào Việt Nam.

Chưa thấy nhiều tác phẩm nghiên cứu có hệ thống về vấn đề Việt Nam “Thoát Trung”. Trong mấy tài liệu tôi sưu tầm được, các tác giả chưa nhất trí về nguồn gốc và tình hình phát triển của tiến trình Việt Nam “Thoát Trung”, việc phân tích động cơ “Thoát Trung” cũng khá đơn giản, và đó lại chính là nguyên nhân thúc đẩy tôi đến Việt Nam tìm hiểu.

“La tinh hóa” chữ viết của Việt Nam

Trong tác phẩm “Khối cộng đồng tưởng tượng – nguồn gốc và sự truyền bá chủ nghĩa dân tộc” [Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism] của Benedict Anderson có viết: “Các tưởng tượng về nhà bảo tàng và quá trình tổ chức nhà bảo tàng đều có tính chính trị sâu sắc”. Tôi luôn cho rằng nếu muốn tìm hiểu lịch sử một nước, hoặc nói chính xác hơn, nếu muốn tìm hiểu một quốc gia đã hướng dẫn người dân của họ nhìn nhận lịch sử của nước mình như thế nào thì cách tốt nhất là hãy đến thăm viện bảo tàng lịch sử của quốc gia đó.

“Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam” là một tòa kiến trúc kiểu Pháp mang đặc sắc thuộc địa rõ ràng. Nơi đây từng là viện nghiên cứu khảo cổ có tên “Viện Viễn đông bác cổ của Pháp Quốc (École française d’Extrême-Orient, EFEO)”. Viện này có đóng góp to lớn cho công cuộc nghiên cứu các lĩnh vực lịch sử học, khảo cổ học, nhân học vùng Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á; trong đó cống hiến được truyền tụng nhất là thành tựu nghiên cứu về đền Angkor Wat ở Campuchia và về Hán học Viễn Đông cũng như Đôn Hoàng học. Viện Viễn đông bác cổ của Pháp Quốc còn phát minh ra một bộ chữ ghi âm Hán ngữ La Tinh hóa, từng một thời được dùng rộng rãi ở các nước nói tiếng Pháp hoặc dùng La Tinh ngữ.

Bộ chữ cái ghi âm ban đầu do Viện Viễn đông bác cổ của Pháp Quốc thiết kế chắc là không khác mấy so với chữ Quốc ngữ Việt Nam La tinh hóa do các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha phát minh hồi thế kỷ 16, nhằm tạo thuận tiện cho người phương Tây học Hán ngữ và tiếng Việt, cũng như cho việc truyền giáo và giao tiếp hàng ngày. Thế nhưng, cùng với tiến trình toàn cõi Việt Nam biến thành thuộc địa của Pháp còn Trung Quốc thì chưa hoàn toàn trở thành thuộc địa, hai loại chữ viết La tinh hóa ấy có số phận khác nhau. Sau khi Hệ thống Pinyin Hán ngữ do nhà nước Trung Quốc triển khai được Liên Hợp Quốc thừa nhận là Hệ thống Pinyin tiêu chuẩn quốc tế thì bộ chữ ghi âm Hán ngữ do Viện Viễn đông bác cổ của Pháp Quốc phát minh và bộ chữ ghi âm Hán ngữ kiểu Wade–Giles [Wade–Gilles system] do người Anh phát minh cũng như một vài kiểu chữ phiên âm Hán ngữ khác đều dần dần mất đi địa vị quốc tế, không còn được sử dụng nữa.

Nhưng từ thế kỷ 19 thực dân Pháp lại ra sức đẩy mạnh sử dụng chữ Việt Nam La tinh hóa (chữ Quốc ngữ), dần dần trở thành chữ viết chính thức của xứ Đông Dương thuộc Pháp. Người Pháp làm thế nhằm mục đích chính là để tầng lớp tinh hoa người Việt thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, cắt đứt mối liên hệ văn hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc. Cho nên một số học giả coi việc La tinh hóa văn tự Việt Nam tiến hành trong thời kỳ Pháp đô hộ nước này là sự khởi đầu quá trình “Thoát Trung” của Việt Nam.

Thế nhưng ngay cả trong thời kỳ Pháp thuộc thì chữ Hán và chữ Nôm (một loại chữ Việt Nam hóa dựa trên nền tảng chữ Hán) cũng không hoàn toàn biến mất trong đời sống người Việt. Trên rất nhiều lĩnh vực, chữ Hán vẫn dùng song song với chữ Quốc ngữ. Sau khi thành lập chính quyền Bắc Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo thì chữ Hán hoàn toàn bị thay thế, trở thành vật hy sinh của “Phong trào xóa nạn mù chữ” do nhà nước triển khai. Đối ngoại, chính phủ Việt Nam tuyên bố sở dĩ phải đẩy mạnh dạy chữ Quốc ngữ chứ không dạy chữ Hán, đó là do chữ Quốc ngữ La tinh hóa đơn giản dễ học. Nhưng trên thực tế cho dù là tầng lớp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hay tầng lớp tinh hoa trong xã hội Việt Nam thời ấy, ai cũng đều hiểu rõ bỏ chữ Hán là bước đi cốt lõi của tiến trình “Thoát Trung” nhằm để Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng mấy nghìn năm của Trung Quốc.

Tự thuật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

Trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam [Vietnam National Museum of History] ở Hà Nội, phần lớn các văn bản thuyết minh và lời thuyết minh vật trưng bày đều dùng tiếng Việt và tiếng Anh; một số ít “nội dung nhạy cảm” thì chỉ giới thiệu bằng tiếng Việt. Mặc dầu Trung văn không được dùng ở đây nhưng rất nhiều văn bản lịch sử và hiện vật lịch sử lại đều thể hiện bằng chữ Hán, nhất là phần lịch sử cổ đại.

Theo cách nói của giới sử học Trung Quốc thì lịch sử Việt Nam có thể sơ lược chia làm 5 thời kỳ: 1) Thời tiền sử và các truyền thuyết;  2) Thời kỳ Bắc thuộc, tức thời kỳ Việt Nam là một bộ phận của Trung Quốc, bắt đầu từ khi tướng nhà Tần là Triệu Đà bình định Bách Việt và lập nước Nam Việt tại Phiên Ngung [Panyu] thuộc tỉnh Quảng Đông thời nay cho tới năm 938 sau CN thời Ngũ đại thập quốc [907-979], khi Ngô Quyền của Việt Nam đánh bại quân Nam Hán, lập triều đại nhà Ngô độc lập;  3) Thời kỳ quốc gia độc lập, từ năm 938 đến năm 1884 khi nước Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa; suốt thời kỳ đó, Việt Nam là nước phiên thuộc của nhiều vương triều Trung Quốc, trong đó có 20 năm Việt Nam bị nhà Minh thu hồi thành thuộc quốc;  4) Thời kỳ là thuộc địa của Pháp;  6) Thời kỳ độc lập sau Thế chiến II.

Các ghi chép lịch sử thường có nội dung khác nhau bởi lẽ chủ thể viết sử khác nhau, điều đó không khó hiểu. Trong Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ở phần thời kỳ tiền sử, văn hóa Đông Sơn được giới thiệu nhiều nhất, coi là tiêu biểu của thời này, nhưng ở thời kỳ thứ hai thì nền văn hóa đó lại bị lược bỏ. Trên thực tế, phần giới thiệu duy nhất về thời kỳ thứ hai là một bảng biểu “Chống xâm lược” xuyên suốt thời kỳ này, toàn bộ đều viết bằng chữ Quốc ngữ. Thế nhưng khi đọc kỹ bảng biểu đó người ta có thể thấy một số “nội dung nhạy cảm”: chống Đông Hán, chống Lưỡng Tấn, chống Nam Triều, chống quân nhà Đường v.v… Theo ghi chép của lịch sử Trung Quốc thì các nội dung này đều được định nghĩa là những sự kiện lịch sử “dân địa phương nổi dậy [dân biến]” hoặc “làm loạn [tác loạn]”, còn tại bảo tàng này thì tất thẩy đều được coi là nghĩa cử “chống ngoại xâm”.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia dành cho thời kỳ thứ ba phần giới thiệu rất chi tiết nhưng sợi chỉ chính xuyên suốt phần này thì không thay đổi, vẫn là chủ đề “Chống xâm lược phương Bắc” như chống quân Tống, chống quân Nguyên, chống quân Minh, chống quân Thanh… song le lại không một chữ nào nói đến mối quan hệ giữa chính quốc [tông chủ, tức Trung Quốc] với nước phiên thuộc [tức Việt Nam]. Trong đó có một đoạn khá thú vị nói về thời kỳ 20 năm Minh thuộc: Theo ghi chép trong “Đại Việt Sử ký toàn thư”, sách sử chính thức của triều Hậu Lê Việt Nam thì những năm đầu nhà Minh, trong triều đình nhà Trần ở Việt Nam có xảy ra sự kiện một người họ Hồ [Hồ Quý Ly?] thuộc bên ngoại của nhà vua định cướp ngôi, nhà Minh phái quân đội Nam tiến sang Việt Nam để lập lại sự công bằng về đạo lý; sau khi diệt xong Hồ, các quan lại và người cao tuổi bản địa cho biết hoàng tộc nhà Trần đã bị tuyệt diệt không còn người nối dõi, yêu cầu nhà Minh thu hồi quốc hiệu An Nam Quốc (Việt Nam), khôi phục chế độ đãi ngộ “quận huyện” của vương triều Trung nguyên trước kia. Trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đoạn lịch sử này cũng được giới thiệu là “Nhà Minh xâm lăng Việt Nam, phạm tội ác tầy trời”.

Tự khoe là “chính thống Trung Hoa”

Cho dù phần tự thuật trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tràn đầy tinh thần “Chống phương Bắc” nhưng từ quá trình lịch sử Việt Nam được thể hiện trong mọi trưng bày ở đây rất khó có thể nói các đời vương triều Việt Nam có một quá trình chủ động “Thoát Trung”. Trên thực tế, vào các thời Nguyên Mông, Mãn Thanh làm chủ vùng Trung nguyên Trung Quốc, các văn bản thư tịch của vương triều Việt Nam từng [có ý khinh bỉ] gọi hai kẻ thống trị phương Bắc ấy là “Mông Thát”, “Mãn Di”, mà tự khoe mình là “Chính thống Trung Hoa”. Trong bảo tàng có một bản chiếu thư bằng gấm do hoàng đế triều nhà Nguyễn sắc phong một vị tướng chống quân Thanh, trên tờ chiếu đó thậm chí có mấy chữ Hán: “Kiến công Vạn lý tráng Trường thành”.

Vào cuối thời đại phong kiến, Việt Nam ra sức mở rộng lãnh thổ, dần dần chiếm lĩnh một vùng đất rộng ở châu thổ sông Mekong vốn thuộc Campuchia. Trong quá trình cưỡng chế đồng hóa người Cao Miên, Việt Nam càng cưỡng bức người “Cao man” (người Cao Miên) mặc Hán phục, học chữ Hán. Sách sử chính thức của triều Nguyễn “Đại Nam thực lục” chép: “… Tai nghe nhiều thi quen, mắt thấy nhiều thì thuộc, cứ thế [người Miên] dần dà hòa nhập với phong tục người Hán; nếu lại có thêm sự giáo hóa của chính quyền, dùng văn hóa Hoa Hạ để biến đổi các dân tộc man di, xem ra sau vài chục năm thì có thể làm cho họ chẳng khác gì người Hán [Hán dân].” Ở đây triều Nguyễn tự xưng là “Hán”, “Hạ” [tên cũ của Trung Quốc], “Hán dân”, khoe mình là dòng chính thống [đích hệ] của văn hóa Trung Hoa.

Nhà văn chuyên mục lịch sử Quách Hoa Mân từng viết trên mục “Tư gia lịch sử” mạng Bloomberg về sự cai trị đất nước của vương triều phong kiến nhà Nguyễn như sau: “Nước Đại Việt dù ở xa trung tâm thống trị của vương triều Trung nguyên nhưng lại toàn lực bắt chước và cấy ghép các chế độ văn hóa, kinh tế, chính trị của Trung Quốc. Triều Lý (1010-1225) chia chế độ quan lại làm hai ban văn võ, mỗi ban có cửu phẩm; các địa phương có Tri phủ, Phán phủ, Tri châu; trung ương còn có các trọng chức như Thái sư, Thái phó, Thái úy, Thái bảo. Thời kỳ đầu triều Lý đã xây dựng Văn miếu để thờ Khổng Tử và Chu Công, bắt chước chế độ khoa cử nhà Tống Đường…”

Phương thức sao chép các chế độ của Trung Quốc kéo dài suốt cho tới đêm trước ngày Việt Nam rơi vào vòng thuộc địa của Pháp. Chịu sự cai trị trực thuộc của Trung Quốc trong hơn 1.000 năm cộng thêm hơn 900 năm bê nguyên xi mọi thứ của Trung Quốc về dùng, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa quá ư sâu xa (sâu và rộng hơn nhiều so với Triều Tiên, Nhật). Trong “Khối cộng đồng tưởng tượng”, Anderson luận bàn thế này: “Tuy rằng vương triều thống trị Hà Nội và Huế (kinh đô triều Nguyễn) mấy thế kỷ qua đều bảo vệ được nền độc lập, không bị Bắc Kinh xâm phạm, nhưng rốt cuộc họ vẫn cứ dựa vào bè lũ quan liêu dốc lòng bắt chước người Trung Quốc để cai trị đất nước. Cơ quan nhà nước dựa vào chế độ “khoa cử” – kiểu thi viết về chủ đề là các kinh điển Nho giáo để lựa chọn và đề bạt người tài; các văn bản của triều đình đều viết bằng chữ Hán; về mặt văn hóa, mức độ Trung Quốc hóa của giai cấp thống trị cũng rất sâu.”

Rồi Anderson phân tích: Sau năm 1895, các trước tác của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu và sau này là của Tôn Trung Sơn… truyền vào Việt Nam khiến cho “mối quan hệ lâu dài giữa Việt Nam với Trung Quốc có tính chất không được [chính phủ thực dân Pháp] hoan nghênh”. Bởi thế nên vào khoảng năm 1915, chế độ khoa cử bị bãi bỏ, thay bằng hệ thống giáo dục thuộc địa với tiếng Pháp là môn học chính. Ngoài ra, chữ Quốc ngữ Việt Nam La tinh hóa được hết sức đề xướng, qua đó làm cho các thế hệ mới của người Việt Nam thuộc địa do không thể tiếp xúc với thư tịch của thời đại các vương triều cũng như văn học cổ xưa mà bị cắt đứt mối liên hệ với Trung Quốc – cũng có thể gồm cả quá khứ của bản địa Việt Nam.

Theo phân tích của Anderson, đối với tầng lớp tinh hoa bản xứ Việt Nam, sự “Thoát Trung” do người Pháp cưỡng chế tiến hành không phải là chủ ý của người Việt, mà là một quá trình bị động. Như vậy sau khi đã đánh đuổi thực dân Pháp (nhất là dưới sự giúp đỡ của quân đội Trung Quốc), Việt Nam hoàn toàn có thể trở lại con đường truyền thống “Trung Quốc hóa”, điều đó chẳng những có thể tăng cường mối quan hệ “láng giềng hữu hảo” giữa Việt Nam với Trung Quốc mà cũng có thể giúp cho người Việt Nam lập lại mối liên hệ với tổ tiên mình.
Song le sự thực lại không như vậy.

Phần tự thuật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam đến năm 1945 thì chấm dứt. Chỉ có thể tìm hiểu thời kỳ tiếp theo của lịch sử Việt Nam từ một bảo tàng khác – “Bảo tàng Cách mạng Việt Nam” ở bên kia đường phố. Viện Bảo tàng này trưng bày thời kỳ từ khi chủ nghĩa dân tộc Việt Nam thức tỉnh cho tới ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam rồi đến chiến dịch Điện Biên Phủ, người Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp; về cơ bản có thể coi là lịch sử giai đoạn đầu quá trình phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó tràn ngập sự tuyên truyền mang màu sắc thần thoại, điều này không có gì khó hiểu.

Tiền đề cấu tạo quốc gia dân tộc

"Tôi ngồi ở đây", cười tí tỉnh

Một chiếc máy bay trên đường đến Toronto thì một cô gái tóc vàng ở hạng phổ thông đứng dậy, chuyển sang khoang hạng nhất và ngồi xuống. Tiế...