30 June 2018

NHÀ THƯƠNG

Bây giờ mà ngồi nói chuyện với ai đó, hoặc đọc đoạn văn của ai đó mà gọi bệnh viện là nhà thương thì chắc chắn rằng ai đó chánh hiệu con nai vàng là dân Sài Gòn trước 75. Chắc chắn là như thế. 

Bởi trước 1975 ở Sài Gòn dù các bảng tên đều ghi là Bệnh viện, nhưng dân Sài Gòn vẫn gọi là nhà thương. Bởi theo quan niệm của họ đây là nơi nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn, là nơi xoa dịu nỗi đau, giúp họ khỏi bệnh tật.

Người miền Nam trước 1975 gắn liền nhà thương với tình thương, là nơi thể hiện tình cảm của những người làm ngành y tế với bệnh nhân, là nơi các soeur Công giáo hi sinh trọn đời để chăm sóc và thương yêu từng bệnh nhân, là nơi các bác sĩ, y tá hết lòng cứu chữa bệnh nhân với tình thương và trách nhiệm. Nên họ gọi bệnh viện là nhà thương, tiếng gọi bao hàm nhiều tình thân và nhân bản.

Sài Gòn thời đó có nhiều bệnh viện công do nhà nước quản lý như nhà thương Chợ Rẫy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng, Vì Dân... Bệnh nhân vào chữa trị ở các bệnh viện này đều được miễn phí hoàn toàn, nên còn gọi là nhà thương thí. Mang danh nhà thương thí nhưng y tá , bác sĩ vẫn tận tâm, chữa trị đến nơi đến chốn.

Đương nhiên ở nhà thương thí thì điều kiện sinh hoạt không được tốt như những nhà thương tư. Nhưng không bao giờ có cảnh ba bốn người một giường hay điều kiện vệ sinh quá nhếch nhác như một số bệnh viện bây giờ. Cũng không có cảnh phải phong bì bồi dưỡng từ y công, y tá đến bác sĩ như bây giờ.

Thuở đó Sài Gòn cũng có nhiều bệnh viện tư dành cho người có tiền như bệnh viện Đồn Đất (Grall của Pháp) hay các bệnh viện của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…mở ra nhiều ở Sài Gòn. Nhiều nhà sinh tư nhân thì gọi là nhà bảo sanh, cũng là nơi giúp các sản phụ khi sinh nở. Ở nhiều nhà bảo sanh có các bà mụ là y tá lâu năm, tay nghề còn giỏi hơn bác sĩ

Thế nhưng, nằm nhà thương tư thì sạch sẽ, thoáng mát nhưng nếu gặp biến cố hay ca khó, bệnh nhân cũng đều phải chở vào nhà thương công, bởi mang danh là nhà thương thí nhưng ở đó đều quy tụ bác sĩ giỏi và các sinh viên y khoa ưu tú nội trú ở đấy.  Họ giỏi về chuyên môn và đối xử với bệnh nhân bằng y đức. Sanh con so hay khó sinh thì phải vào nhà thương Từ Dũ, Hùng Vương, lao phổi thì phải vào bệnh viện lao Hồng Bàng.

Cả một thời gian dài mấy chục năm, chưa bao giờ có cảnh người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế mà chỉ có một thái độ kính phục, trân trọng và biết ơn.

Thời thế đổi thay, chẳng còn ai gọi bệnh viện là nhà thương nữa. Gọi thế thành châm biếm. Bởi bây giờ chốn ấy chẳng còn tình thương, không còn là nơi để sẻ chia những đau đớn của người bệnh nữa. Giờ bệnh viện là chốn kinh doanh, có nơi tiền phòng đắt như khách sạn bốn năm sao. Vào nhập viện dù đang cấp cứu sắp chết thì cũng phải đóng tiền mới có người đến khám. Mọi sinh hoạt đều phải trả tiền, từ miếng nước cho đến giấy chùi cầu, từ ngọn đèn cho đến bông băng. Chẳng còn phân biệt công tư, chỗ nào cũng phải có tiền mới chữa. Giờ mang bệnh thì giàu có không nói làm chi, chứ khá sẽ xuống nghèo, nghèo xuống mạt và chẳng còn chi để sống, bán vợ đợ con, bán hết đất hết vườn hết ruộng hết nhà vì bệnh. Tiếc cái nhà thương thí biết bao nhiêu.

Cái tên nhà thương thí đã trở thành dĩ vãng.

Bỗng dưng nhớ tiếng nhà thương tha thiết và tiếc một thời gọi thân thương nhà thương thay cho bệnh viện.

27.6.2018
DODUYNGOC

BÀ GIÀ GÂN LÊN TIẾNG

(Viết giùm bà má Thủ Thiêm, trong đoàn ngườibiểu tình ngày 10/6 vừa qua)
Tổ sư tụi bay, nói ai là phản động?
Xúi người dân biểu tình chống đặc khu!
Bởi các ngươi là lãnh đạo…đặc ngu
Cúi đầu hèn nhát với bọn…giặc “lạ”

Tài nguyên đất nước, rừng sâu biển cả
Là của toàn dân, chớ phải riêng ai
Sao lại cho thuê 99 năm dài
Bay mắc nợ, tại sao dân phải gánh!

Hoàng Sa, Trường Sa, sao bay hổng “goánh”?
Mà suốt ngày chỉ biết…quan ngại thôi?
Xe tăng, dùi cui, súng đạn đâu rồi?
Hay để dành uy hiếp dân phản kháng?

Giờ bịt miệng dân bằng an ninh mạng
Cho bay tự tung tự tác ăn chia
Dân khôn rồi nha, biết so sánh ngoài kia
Thế giới tư bản tự do, dân chủ

Dân không tấc sắt, tụi bay quyết thua đủ
(Quân đội nhưn dưn…anh hùng dữ hen!)
Bắt về đồn, rồi đánh đập dân đen
Đám bồi bút ăn theo, sủa dữ dội

Bay núp bóng theo “chị Ngân Cuốc Hội”
Khuyên đồng bào bình tĩnh chớ lung lay
Tao “truyền hồn báo danh” cho tụi bay:
Đầu hai thứ tóc, tao không …ngu lần nữa!

Tụi bay, một phường “mõm chó vó ngựa”
Nói một đàng làm một nẻo, mị dân
Mấy chục năm qua uất hận rần rần
Hồn thiêng sông núi khóc ròng, tủi nhục

Ai đời, “chủ” mà sống trong cơ cực
“Đầy tớ” xây nhà, biệt phủ cao sang?
Con cháu bay đi Tây, Mỹ nghênh ngang
Mau lôi cổ chúng về dựng xây đất nước

Tài sản dân, bay kiểm kê từng bước
Còn tụi bay thì…nhạy cảm, khó khăn
Té ra Luật Rừng để xài cho dân
Tổ sư bố lũ đầy tớ mất dậy!

Xưa tao đào hầm nuôi tụi bay đấy
Có ngờ đâu bị bỏ vỏ vắt chanh
Bà mẹ Miền Nam giờ phải đấu tranh
Chuộc lại lỗi lầm “nuôi ong tay áo”

Má khuyên tụi bay hãy sớm tỉnh táo
Quay đầu là bờ, dân tộc đợi mong
Ai cũng no cơm, êm ấm, an lòng
Khùng điên sao mà biểu tình này nọ!

Còn nếu bay vẫn ác tâm, mọi rợ
Đàn áp dân lành, máu đổ thịt rơi
Thì mạng già đây, dẫu gần đất xa trời
Chỉ còn mỗi cái lai quần cũng “goánh”!

Đừng chọc tao nhe, hỡi lũ con trời đánh
“ĐMCS”, bay nghe hoài hổng nhục sao?
Tao xin thề, hễ còn sống ngày nào
Tiếp tục chửi tụi bay không ngưng nghỉ

Dân đã chán ngán tận xương tận tuỷ
Chỉ chờ thế thời, thời thế, thế thôi
“Tức nước vỡ bờ” chẳng còn xa xôi
Tao, bà già gân, sẽ dẫn đầu đi trước!

Đừng chọc tao nhe, lũ hại dân hại nước
Chửi đủ rồi, thôi tạm dừng ở đây
Má nói là làm, nghe chưa tụi bay
Tổ sư cha , bọn “ăn cháo đá bát”! 
Kim Loan(Edmonton, Canada)

Tin buồn

Xin thông báo cùng quý đồng môn Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn:

Huynh Trưởng Khóa 2 Ban Đốc Sự

Ông
Francis CHÂU KIM NHÂN
Cựu Tổng Trưởng Tài Chánh Việt Nam Cộng Hòa
Cựu Tổng Giám Đốc Nha Tài Chánh & Thanh Tra Quân Phí Bộ Quốc Phòng,

Đã mệnh chung lúc 7:20 AM ngày 29 tháng 6 năm 2018 tại Maryland, Hoa Kỳ
Hưởng thọ 90 tuổi

**
Nhà quàn: National Funeral Home
7482 Lee Highway, Falls Church, VA 22042
(703) 560-4400

29 June 2018

Trung Quốc đã bắt Sri Lanka khạc ra cho một cái hải cảng như thế nào


• HAMBANTOTA, Sri Lanka – Cứ mỗi lần Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa, quay sang các đồng minh Trung Quốc để vay vốn và xin hỗ trợ cho một dự án cảng đầy tham vọng, câu trả lời là được.

Được, mặc dù các nghiên cứu khả thi cho biết là cảng sẽ không thể nào hoạt động được. Được, mặc dù những người cho vay thường xuyên khác như Ấn Độ đã từ chối. Được, mặc dù nợ của Sri Lanka đang phình ra nhanh chóng dưới thời ông Rajapaksa.

Qua nhiều năm xây dựng và đàm phán lại với China Harbor Engineering Company (Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc), một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Bắc Kinh, dự án Phát triển Cảng Hambantota được nổi tiếng chủ yếu bằng thất bại, như đã dự đoán. Với hàng chục ngàn tàu đi dọc theo một trong những tuyến đường vận chuyển đông đúc nhất thế giới, cảng này chỉ thu hút 34 tàu vào năm 2012.

Và rồi cảng trở thành của Trung Quốc.

Ông Rajapaksa bị mất ghế sau cuộc bầu cử năm 2015, nhưng Chính phủ mới của Sri Lanka phải vất vả để thanh toán các khoản nợ ông đã gánh ra. Dưới áp lực nặng nề và sau nhiều tháng đàm phán với Trung Quốc, vào tháng 12 Chính phủ đã giao cảng và 15.000 mẫu đất xung quanh nó cho Trung Quốc trong 99 năm.

Việc chuyển nhượng nầy đã giao cho Trung Quốc quyền kiểm soát một mảnh đất chỉ một vài trăm dặm ngoài khơi bờ biển của một đối thủ, Ấn Độ, và một chỗ đứng chiến lược dọc theo một con đường thủy thương mại và quân sự quan trọng.

Các cảng do Trung Quốc tài trợ

Sự việc nầy là một trong những ví dụ sinh động nhất về tham vọng của Trung Quốc sử dụng các khoản cho vay và viện trợ để đạt được ảnh hưởng trên toàn thế giới – và sẵn sàng chơi mạnh để thắng.


Sự thỏa thuận về món nợ cũng làm nổi mạnh thêm một số lời buộc tội gay gắt nhất về Sáng kiến Vành Đai và Con Đường (Belt and Road Initiative) của Tập Cận Bình: rằng chương trình cho vay và đầu tư toàn cầu là một cái bẫy nợ cho các nước có thế yếu trên khắp thế giới, thúc đẩy tham nhũng và chuyên chế ở các nơi dân chủ đang tranh đấu vươn lên.

H: Cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa của Sri Lanka, ở giữa, đang tán gẩu tại một đám cưới ở Colombo vào tháng Sáu. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times

Những cuộc phỏng vấn với các quan chức người Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây qua hàng tháng trời cùng với những phân tích các tài liệu và thỏa thuận về dự án cảng cho thấy rõ cách thức mà Trung Quốc và các công ty thuộc quyền kiểm soát của họ đảm bảo quyền lợi của họ ở một quốc gia nhỏ khao khát tiền.

• Trong cuộc bầu cử năm 2015 ở Sri Lanka, các khoản thanh toán lớn từ quỹ xây dựng cảng của Trung Quốc đã được trực tiếp chuyển sang hỗ trợ cho hoạt động tranh cử của ông Rajapaksa, người đã đồng ý với các điều khoản của Trung Quốc ở mỗi khía cạnh và được xem là một đồng minh quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc đẩy xa ra ảnh hưởng của Ấn Độ ở Nam Á. Các khoản thanh toán đã được xác nhận bằng các tài liệu và ngân phiếu trả tiền được mô tả chi tiết trong một cuộc điều tra của Chính phủ mà The New York Times nhìn thấy.

• Mặc dù các quan chức và nhà phân tích Trung Quốc khẳng định rằng sự quan tâm của Trung Quốc đối với cảng Hambantota là hoàn toàn thương mại, các quan chức Sri Lanka nói rằng ngay từ đầu, tình báo và khả năng chiến lược của vị trí cảng là một phần của các cuộc đàm phán.

• Các điều khoản cho dự án cảng vay lúc ban đầu thì phải chăng nhưng trở nên nặng nề hơn khi các quan chức Sri Lanka yêu cầu đàm phán lại tiến độ và bổ sung thêm tài chính. Và khi các quan chức Sri Lanka trở nên tuyệt vọng muốn gỡ bỏ được khoản nợ trong sổ sách của họ trong những năm gần đây, các đòi hỏi của Trung Quốc tập trung vào việc bàn giao vốn chủ sở hữu tại cảng thay vì cho phép giảm nhẹ các điều khoản vay.

• Mặc dù thỏa thuận đã xóa được khoảng $1 tỷ đô la nợ cho dự án cảng, Sri Lanka hiện đang nợ Trung Quốc nhiều hơn bao giờ hết, vì các khoản vay khác vẫn tiếp tục và lãi suất vẫn cao hơn nhiều so với lãi suất từ các nhà cho vay quốc tế khác.

Ông Rajapaksa và các trợ lý của ông đã không trả lời nhiều yêu cầu bình luận, được gửi đến trong nhiều tháng trường, cho bài viết này. Các quan chức của China Harbour cũng không bình luận gì.

Các ước tính của Bộ Tài chính Sri Lanka vẽ ra một bức tranh ảm đạm: Năm nay, Chính phủ dự kiến ​​sẽ có được $14,8 tỷ đô la doanh thu, nhưng nợ phải trả theo lịch trình cho một loạt các nhà cho vay trên toàn thế giới lên tới $12,3 tỷ.

“John Adams đã có câu nói nổi tiếng rằng một cách để chinh phục một quốc gia là thông qua hoặc thanh kiếm hoặc nợ nần. Trung Quốc đã chọn cách sau”. Brahma Chellaney, một nhà phân tích thường hay tư vấn cho Chính phủ Ấn Độ và có liên hệ với Center for Policy Research (Trung tâm Nghiên cứu Chính sách), một thinktank ở New Delhi, nói.

Đặc biệt là các quan chức Ấn Độ lo ngại rằng vì Sri Lanka đang phải vật vã rất nhiều, Chính phủ Trung Quốc có thể đưa nhử việc giảm nợ để đổi lấy việc đưa cảng Hambantota cho quân đội họ sử dụng – mặc dù hợp đồng thuê cuối cùng cấm hoạt động quân sự ở đó nếu không có lời mời của Sri Lanka.

“Cách duy nhất để biện minh cho việc đầu tư vào Hambantota là từ quan điểm an ninh quốc gia – là họ sẽ mang Quân đội Giải phóng Nhân dân vào”, Shivshankar Menon, Bộ trưởng Ngoại giao và sau đó là Cố vấn An ninh Quốc gia của Ấn Độ khi cảng Hambantota được xây, nói.

H: Cảng Hambantota chỉ được một tỷ lệ nhỏ trong kinh doanh cảng của Sri Lanka, nó bị làm lu mờ bởi khu công nghiệp liên hợp chính ở thủ đô. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.

Một đồng minh đã được đính ước

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Sri Lanka đã nhu mì từ lâu, với Sri Lanka là một nước thừa nhận Chính phủ Cộng sản Mao sớm sau cuộc Cách mạng Trung Quốc. Nhưng trong cuộc xung đột gần đây hơn – cuộc nội chiến tàn khốc 26 năm của Sri Lanka với những người ly khai dân tộc Tamil – Trung Quốc trở thành không thể không có.

Ông Rajapaksa, người được bầu vào năm 2005, chủ trì những năm cuối của cuộc chiến, khi Sri Lanka ngày càng bị cô lập bởi những cáo buộc vi phạm nhân quyền. Dưới thời ông, Sri Lanka phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc để được hỗ trợ kinh tế, trang thiết bị quân sự và sự che chở chính trị tại Liên Hợp Quốc để ngăn tránh các lệnh trừng phạt.

Cuộc chiến kết thúc vào năm 2009, và khi đất nước trổi lên từ hỗn loạn, ông Rajapaksa và gia đình đã củng cố thế lực. Ở đỉnh cao nhiệm kỳ của ông Rajapaksa, Tổng thống và ba anh em của ông đã kiểm soát nhiều bộ của Chính phủ và khoảng 80% tổng chi tiêu của Chính phủ. Các chính phủ như Trung Quốc đã đàm phán trực tiếp với họ.

Do đó khi Tổng thống bắt đầu nêu ra một dự án phát triển cảng mới rộng lớn tại Hambantota, nơi im lìm mà ông đang sống, một ít rào chắn chặn đường không có hiệu quả gì.

Ngay từ đầu, nhiều quan chức đã đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của việc có một cảng lớn thứ hai, ở một nước có diện tích bằng một phần tư nước Anh và dân số 22 triệu người, khi cái cảng chính ở thủ đô đang phát triển mạnh và có chỗ để mở rộng. Các nghiên cứu khả thi do Chính phủ ủy nhiệm nghiên cứu đã kết luận rõ ràng rằng một cảng ở Hambantota không khả thi về mặt kinh tế.

“Họ tiếp xúc với chúng tôi về vấn đề cảng ngay từ đầu và các công ty Ấn Độ nói không”, ông Menon, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ nói. “Nó là một đồ vô dụng về kinh tế khi ấy, và nó là một đồ vô dụng về kinh tế bây giờ”.

Tuy nhiên, ông Rajapaksa đã bật đèn xanh cho dự án, sau đó còn rêu rao trong một thông cáo báo chí rằng ông đã bất chấp mọi lời cảnh báo thận trọng – và rằng Trung Quốc đang lên tàu để tham gia.

Theo một quan chức có tham gia dự án, năm 2007 Sri Lanka Ports Authority (Ban Quản lý Cảng Sri Lanka) bắt đầu hoạch ra những gì mà họ tin là một kế hoạch cẩn thận về kinh tế. Kế hoạch đó kêu cho mở cửa hạn chế để kinh doanh trong năm 2010, và sẽ đợi đến khi có doanh thu rồi sẽ cho mở rộng.

Khoản vay lớn đầu tiên của dự án đến từ Export-Import Bank, hoặc Exim, (Ngân hàng Xuất nhập khẩu) của Chính phủ Trung Quốc, với số tiền $307 triệu đô la. Nhưng để có được khoản vay đó, Sri Lanka bị yêu cầu phải chấp nhận một công ty được ưa thích của Bắc Kinh, China Harbour, với tư cách là người xây dựng cảng, theo như một cáp của tòa Đại sứ Mỹ khi đó do Wikileaks rỏ rỉ.

Đó là một đòi hỏi điển hình của Trung Quốc cho các dự án của họ trên thế giới, thay vì cho phép một quá trình đấu thầu mở. Theo các quan chức trên khắp khu vực, trên toàn khu vực, Chính phủ Bắc Kinh đang cho vay hàng tỷ đô la, phải được hoàn trả với giá cao hơn bình thường để thuê các công ty Trung Quốc và hàng ngàn công nhân Trung Quốc.

Ngoài ra, cũng có những điều kiện khác gắn liền với tiền vay, đó là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã nhìn thấy giá trị chiến lược của cảng Hambantota ngay từ đầu.

Nihal Rodrigo, cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc, nói rằng các cuộc thảo luận với các quan chức Trung Quốc lúc đó đã đưa rõ ra rằng sự chia sẻ tình báo là một phần không thể thiếu, dầu không công khai, trong toàn bộ của thỏa thuận. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Times, ông Rodrigo đã mô tả cách nói của Trung Quốc là, “Chúng tôi hy vọng các bạn cho chúng tôi biết ai sẽ đến và dừng lại ở đây”.

Trong những năm sau đó, các quan chức Trung Quốc và công ty China Harbour đã nỗ lực giữ mối quan hệ chặt chẽ với ông Rajapaksa, người đã trung thành chấp nhận những điều khoản đó trong nhiều năm.

Trong những tháng cuối cùng của cuộc bầu cử năm 2015 ở Sri Lanka, Đại sứ Trung Quốc đã phá vỡ các tiêu chuẩn ngoại giao và đi vận động cử tri, thậm chí đến cả những người phụ lượm gôn cho người đánh gôn tại sân gôn hàng đầu của Colombo, để hỗ trợ ông Rajapaksa chống lại phe đối lập đang dọa sẽ xé bỏ các thỏa thuận kinh tế với chính quyền Trung Quốc.

Khi cuộc bầu cử vào tháng Giêng đến gần, các khoản thanh toán lớn bắt đầu chảy về phía phe phái của Tổng thống.

Ít nhất $7.6 triệu đô la từ tài khoản của China Harbour tại Ngân hàng Standard Chartered được phân phát cho các người có liên hệ tới chiến dịch tranh cử của ông Rajapaksa, theo như một tài liệu từ một cuộc điều tra nội bộ của Chính phủ mà The Times thấy.

Tài liệu ghi chi tiết số tài khoản ngân hàng của China Harbour – quyền sở hữu tài khoản đã được xác minh – và các tin tức lượm được từ các cuộc thẩm vấn những người nhận được ngân phiếu trả tiền.

Trong vòng 10 ngày trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, khoảng $3,7 triệu đô la được phân phối bằng ngân phiếu: $678,000 đô la để in áo thun vận động và các tài liệu quảng cáo khác và $297.000 đô la để mua quà tặng cho những người ủng hộ, kể cả saris cho phụ nữ. $38.000 đô la khác đã được trả cho một nhà sư Phật giáo có tiếng, người ủng hộ bầu ông Rajapaksa, trong khi đó hai ngân phiếu tổng cộng $1,7 triệu đô la đã được các tình nguyện viên giao cho Temple Trees, nhà ở chính thức của ông.

Hầu hết các khoản thanh toán là từ một tài khoản phụ được kiểm soát bởi China Harbor, tên là “HPDP Giai đoạn 2”, viết tắt của Hambantota Port Development Project (Dự án Phát triển Cảng Hambantota).

H: Đoạn đường cao tốc nối dài dẫn đến Cảng Hambantota. Các nhà phân tích Trung Quốc đã không từ bỏ quan điểm rằng cảng có thể sinh lợi nhuận. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.

Mạng lưới của Trung Quốc

Sau gần năm năm mở rộng tán loạn Sáng kiến Vành Đai và Con ​​Đường của Trung Quốc trên toàn cầu, các quan chức Trung Quốc đang lặng lẽ cố gắng kiểm điểm xem có bao nhiêu thỏa thuận đã được thực hiện và mức độ rủi ro tài chính (financial exposure) của họ là bao nhiêu.

Giống như nhiều quan chức khác nói về chính sách của Trung Quốc chỉ nói với điều kiện được giấu tên, một nhà hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc nói là chưa thấy được một bức tranh toàn diện nào.

Một số quan chức Trung Quốc đã lo ngại rằng sự tham nhũng gần như cả hệ thống xung quanh các dự án này là rủi ro cho Trung Quốc, và nâng cao rào cản cho lợi nhuận.

Tập Cận Bình đã thừa nhận sự lo lắng trong một bài phát biểu năm ngoái, nói rằng, “Chúng ta cũng sẽ tăng cường hợp tác quốc tế về chống tham nhũng để xây dựng Vành Đai và Con ​​Đường với tính chính trực”.

Ở Bangladesh chẳng hạn, các quan chức cho biết hồi tháng Giêng là China Harbor sẽ bị cấm tham gia các hợp đồng trong tương lai vì có cáo buộc là công ty đã cố hối lộ một quan chức Bộ Đường bộ, nhét $100.000 đô la vào một hộp trà, theo các quan chức chính phủ cho biết trong các cuộc phỏng vấn. Và công ty mẹ của China Harbour, China Communications Construction Company (Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc), trong năm 2009 đã bị cấm trong tám năm không được đấu thầu các dự án của Ngân hàng Thế giới vì các hoạt động tham nhũng tại Philippines.

Kể từ khi lấy được cảng ở Sri Lanka, các quan chức Trung Quốc đã bắt đầu nói rằng Vành Đai và Con Đường không phải là cam kết không có giới hạn của Chính phủ để tài trợ cho sự phát triển trên ba lục địa.

“Nếu chúng ta không thể quản lý rủi ro tốt, các dự án Vành Đai và Con Đường không thể đi xa hay tốt”, Jin Qi, chủ tịch của Silk Road Fund (Quỹ Đường tơ lụa), một quỹ đầu tư lớn của nhà nước, cho biết vào cuối tháng Ba tại China Development Forum (Diễn đàn Phát triển Trung Quốc).

Trong trường hợp của Sri Lanka, các quan chức cảng và các nhà phân tích Trung Quốc cũng không từ bỏ quan điểm rằng cảng Hambantota có thể mang lại lợi nhuận, hoặc ít nhất là tăng cường năng lực thương mại của Trung Quốc trong khu vực.

Ray Ren, đại diện của China Merchant Port tại Sri Lanka và là thủ trưởng cho các hoạt động của cảng Hambantota, nhấn mạnh rằng “vị trí của Sri Lanka là lý tưởng cho thương mại quốc tế”. Và ông bác bỏ các nghiên cứu khả thi tiêu cực, nói rằng họ đã được thực hiện cách đây nhiều năm khi Hambantota là “một làng chài nhỏ”.

Hu Shisheng, giám đốc nghiên cứu Nam Á tại China Institutes of Contemporary International Relations (Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc), cho biết Trung Quốc đã nhận rõ ra giá trị chiến lược của cảng Hambantota. Nhưng ông nói thêm: “Khi Trung Quốc muốn phát huy giá trị địa chiến lược (geostrategic value), giá trị chiến lược của cảng sẽ biến mất. Các nước lớn không thể đánh nhau ở Sri Lanka – nó sẽ bị xóa sổ. “

Mặc dù cảng Hambantota được khai trương một cách hạn chế lần đầu tiên vào năm 2010, trước khi dự án Vành Đai và Con Đường được công bố, Chính phủ Trung Quốc nhanh chóng xếp dự án vào chương trình toàn cầu.

Ít lâu sau lễ bàn giao Hambantota, hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc đã phát hành một video khoe khoang trên Twitter, tuyên bố thỏa thuận này “một cột mốc quan trọng khác trên con đường của #BeltandRoad”.

H: Sân đánh cricket quốc tế Mahinda Rajapaksa ở Hambantota. Sân vận động có nhiều ghế hơn là số dân số của thành phố chính ở đó. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.

H: Các nhà sư hành hương đến thăm sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa, phần lớn trống toan, chỉ 150 dặm về phía đông nam của sân bay chính của Sri Lanka. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.

Bến cảng chẳng đưa đi đến đâu

Cái cảng biển không phải là dự án lớn duy nhất được xây dựng với các khoản vay của Trung Quốc ở Hambantota, một khu vực thưa thớt dân cư trên bờ biển phía đông nam Sri Lanka, phần lớn còn tràn đầy rừng.

Một cái sân đánh cricket với nhiều ghế hơn dân số của quận lỵ Hambantota đánh dấu đường chân trời, cũng như thế, một sân bay quốc tế rộng lớn – mà trong tháng Sáu đã mất chuyến bay thương mại hàng ngày duy nhất khi hãng hàng không FlyDubai dứt bỏ lộ trình đó. Một quốc lộ cắt ngang qua khu vực này được voi dùng để đi và được nông dân sử dụng để cào phơi và sấy khô lúa đã hái tươi từ đồng lúa của họ.

Các cố vấn của Rajapaksa đã vạch ra cách tiếp cận cẩn thận để cảng có thể mở rộng sau khi khai trương, đảm bảo sẽ có một số doanh thu trước khi lấy thêm nhiều nợ.

Nhưng trong năm 2009, ông Tổng thống mất hết kiên nhẫn. Năm sau là sinh nhật thứ 65 của ông ta, và để đánh dấu dịp nầy ông ta muốn khai trương hoành tráng cảng Hambantota – bao gồm việc bắt đầu mở rộng đầy tham vọng, 10 năm trước thời hạn hoạch định ban đầu của Port Authority (Cơ quan Cảng).

Theo các quan chức cho biết các công nhân người Trung Quốc làm việc suốt ngày đêm để cho cảng được sẵn sàng. Nhưng khi các công nhân nạo vét đất và làm ngập nước vào để tạo ra lưu vực cảng, họ không màng để ý đến một tảng đá lớn nằm chắn ngang một phần của lối vào, ngăn chặn sự ra vào của các tàu lớn, như tàu chở dầu, mà mô hình kinh doanh của cảng đã dựa vào.

H: Gặt lúa tại một cánh đồng sẽ là nơi xây khu công nghiệp. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.

Các quan chức của Cơ quan Cảng không muốn làm phật lòng Tổng thống, cứ thế nhanh chóng làm tới. Cảng Hambantota được khai trương trong một buổi lễ ăn mừng linh đình vào ngày 18 tháng 11 năm 2010, ngày sinh của ông Rajapaksa. Sau đó, nó ngồi chờ buôn bán trong khi tảng đá vẫn nẳm chặn đường.

Một năm sau đó China Harbour phá nổ tảng đá, với chi phí $40 triệu đô la, một giá cắt cổ làm các nhà ngoại giao và các quan chức chính phủ quan tâm. Một số người công khai suy đoán liệu công ty có đơn giản chỉ tính giá quá mức hay giá đó đã bao gồm lại quả (kickback) cho ông Rajapaksa.

Đến 2012, cảng vất vả thu hút tàu ghé vào – các tàu thích ghé bến cảng Colombo ở gần đó hơn – và chi phí xây dựng tăng lên vì cảng bắt đầu mở rộng trước thời hạn dự kiến. Vào cuối năm đó Chính phủ ra lịnh rằng các tàu chở hàng nhập khẩu xe hơi cho cảng Colombo sẽ phải dỡ hàng tại Hambantota để cảng đó bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ có 34 tàu neo đậu tại Hambantota vào năm 2012, so với 3.667 tàu tại cảng Colombo, theo một báo cáo thường niên của Bộ Tài chính.

H: Một gian hàng cá tại khu vực sắp được chuyển thành khu công nghiệp lớn xung quanh cảng Hambantota. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.

“Khi tôi đến Chính phủ, tôi gọi Bộ trưởng kế hoạch quốc gia và hỏi sự biện minh cho cảng Hambantota”, Harsha de Silva, Bộ trưởng cho các chính sách quốc gia và các vấn đề kinh tế, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Bà ấy nói, ‘Chúng tôi được yêu cầu làm điều đó, vì vậy chúng tôi đã làm điều đó’”.

Quyết tâm tiếp tục mở rộng cảng, ông Rajapaksa quay lại với Chính phủ Trung Quốc vào năm 2012, yêu cầu $757 triệu đô la.

Người Trung Quốc lại đồng ý. Nhưng lần này, các điều khoản vay đã khó hơn nhiều.

Khoản vay đầu tiên, ở mức $307 triệu đô la, ban đầu có lãi suất biến động (variable rate) thường trên 1% hoặc 2% sau vụ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. (Để so sánh, lãi suất cho vay tương tự của Nhật Bản đối với các dự án cơ sở hạ tầng thấp hơn nửa phần trăm).

Nhưng để đảm bảo được nguồn vốn mới, khoản vay ban đầu được thương lượng lại với lãi suất cố định (fixed rate) ở mức cao hơn nhiều 6.3%. Ông Rajapaksa đã chấp nhận.

Sự tăng cao của món nợ và chi phí dự án, ngay cả khi cảng đang gặp khó khăn, đã trao cho phe đối lập ở Sri Lanka một vấn đề to lớn, và họ vận động tranh cữ mạnh dựa vào những nghi ngờ về Trung Quốc. Ông Rajapaksa đã thất cử.

Chính phủ mới, do Tổng thống Maithripala Sirisena đứng đầu, được ủy nhiệm rà soát các giao dịch tài chính của Sri Lanka. Chính phủ cũng phải đối mặt với một khoản nợ khó xử: Dưới thời ông Rajapaksa, nợ của đất nước đã tăng gấp ba lần, lên tới $44,8 tỷ đô la khi ông rời chức vụ. Và chỉ tính riêng năm 2015, $4,68 tỉ đô la phải được tranh toán trước cuối năm.


H: Công nhân xây dựng Trung Quốc, phía dưới bên trái, đang đi bộ về nhà trước đường
chân trời luôn thay đổi của Colombo. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.

Ký tên bỏ đi

Chính phủ mới muốn định hướng Sri Lanka trở lại, về phía Ấn Độ, Nhật Bản và phương Tây. Nhưng các quan chức sớm nhận ra rằng không một quốc gia nào khác có thể lấp đầy không gian tài chính hay kinh tế mà Trung Quốc đã có tại Sri Lanka.

“Chúng tôi thừa kế một nền kinh tế có mục đích chạy xuống – doanh thu không đủ để trả lãi, chứ đừng nói gì đến chuyện trả món nợ gốc”, theo ông Ravi Karunanayake, người từng là Bộ trưởng tài chính trong năm đầu tiên của Chính phủ mới.

“Chúng tôi đã tiếp tục vay tiền”, ông nói thêm. “Một chính phủ mới không thể ngừng vay. Đó là một cách tiếp sức (relay); bạn cần phải lấy chúng cho đến khi kỷ luật kinh tế được thiết lập”.

Ngân hàng Trung ương ước tính rằng Sri Lanka nợ Trung Quốc khoảng $3 tỷ đô la năm ngoái. Nhưng Nishan de Mel, một nhà kinh tế học tại Verité Research, cho biết một số khoản nợ đã được lấy ra khỏi sổ sách của Chính phủ và thay vào đó được đăng ký như là một phần của các dự án riêng rẻ. Ông ước tính rằng nợ Trung Quốc có thể lên tới $5 tỉ đô la và đang tăng lên hàng năm. Vào tháng 5, Sri Lanka đã vay một khoản nợ mới $1 tỷ đô la từ China Development Bank (Ngân hàng Phát triển Trung Quốc) để giúp họ trả món nợ sắp phải trả.

Vào năm 2016 các quan chức chính phủ bắt đầu họp với các đối tác Trung Quốc để đạt được thỏa thuận, với hy vọng rút cảng ra khỏi bảng cân đối kế toán (balance sheet) của Sri Lanka và tránh vỡ nợ hoàn toàn. Nhưng người Trung Quốc đòi là, để đổi lại, phải cho một công ty Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn vốn chủ sở hữu của cảng, theo như các quan chức Sri Lanka nói – xóa bớt nợ không phải là một lựa chọn mà Trung Quốc sẽ chấp nhận.

Khi Sri Lanka được cho một lựa chọn, đó là lựa chọn công ty nhà nước nào sẽ nắm quyền kiểm soát: hoặc là China Harbour hoặc China Merchants Port, theo thỏa thuận cuối cùng, mà The Times có được một bản sao, mặc dù nó chưa bao giờ được phổ biến đầy đủ một cách công khai.

H: Công nhân của China Harbor đi làm việc tại Colombo. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.

Công ty China Merchants có được hợp đồng và ngay lập tức họ đòi hỏi thêm: Các nhân viên công ty đòi 15.000 mẫu đất xung quanh cảng để xây dựng một khu công nghiệp, theo như hai quan chức có kiến ​​thức về các cuộc đàm phán cho biết. Công ty Trung Quốc lập luận rằng cái cảng tự nó không đáng giá $1,1 tỷ đô la họ sẽ trả cho vốn chủ sở hữu – số tiền để khóa sổ khoản nợ cảng của Sri Lanka.

Một số quan chức chính phủ phản đối một cách cay đắng các điều khoản, nhưng họ không thể làm gì khác, theo như các quan chức đã tham gia vào các cuộc đàm phán. Thỏa thuận mới đã được ký kết vào tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực trong tháng 12.

Thỏa thuận để lại một chút diện mạo của quyền sở hữu của Sri Lanka: Trong số những vấn đề khác, nó tạo ra một công ty liên doanh để quản lý hoạt động của cảng và thu doanh thu, với 85% thuộc sở hữu của China Merchants Port và 15% còn lại do Chính phủ Sri Lanka kiểm soát.

Nhưng các luật sư chuyên về việc mua cảng cho biết số cổ phần nhỏ của Sri Lanka chẳng có ý nghĩa gì, vì China Merchants Port giữ các quyết định về nhân sự trong ban quản trị và về việc điều hành. Và Chính phủ không giữ chủ quyền trên vùng đất của cảng.

Bản thỏa thuận được đàm phán lúc ban đầu đã để ngỏ vấn đề là cảng và vùng đất xung quanh có thể được sử dụng bởi quân đội Trung Quốc hay không, vấn đề mà các quan chức Ấn Độ yêu cầu Chính phủ Sri Lanka phải ngăn cấm một cách rõ ràng. Thoả thuận cuối cùng ngăn cấm các quốc gia nước ngoài sử dụng cảng cho mục đích quân sự trừ khi được Chính phủ tại Colombo cho phép.

Điều khoản này có được là vì các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc đã có ghé vào Sri Lanka rồi.
Cảng Colombo, Sri Lanka. 
Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.
Những quan tâm về chiến lược

Trung Quốc cũng có đặt cọc phần trong cảng chính của Sri Lanka: China Harbour đang xây dựng một nhà ga mới ở đó, lúc đó được gọi là Colombo Port City. Cùng với thỏa thuận đó là khoảng 50 mẫu đất, do công ty Trung Quốc chiếm giữ một mình, và Sri Lanka không có chủ quyền gì vào đó.

Điều này đã được biểu hiện một cách ấn tượng vào cuối nhiệm kỳ của ông Rajapaksa, năm 2014. Tàu ngầm Trung Quốc cập cảng vào cùng ngày mà Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản đến thăm Colombo, một điều mà người trong khu vực coi như một tín hiệu đe dọa từ Bắc Kinh.

Khi Chính phủ mới Sri Lanka lên cầm quyền, họ muốn có đảm bảo là cảng sẽ không bao giờ chào đón tàu ngầm Trung Quốc nữa – mối quan tâm đặc biệt vì chúng rất khó bị phát hiện và thường được sử dụng để thu thập thông tin tình báo. Nhưng các quan chức Sri Lanka có rất ít kiểm soát thật sự.

Ngày nay, việc giao Hambantota cho người Trung Quốc đã duy trì các lo ngại về khả năng nó được sử dụng cho mục đích quân sự – đặc biệt là khi Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đảo trên Biển Đông bất chấp những cam kết trước đó là sẽ không làm như thế.

Các quan chức Sri Lanka nhanh chóng chỉ ra là thỏa thuận đó có quy định rõ ràng ngăn cấm Trung Quốc sử dụng cảng cho mục đích quân sự. Nhưng nhiều người khác cũng lưu ý rằng Chính phủ Sri Lanka, vì vẫn còn nợ Trung Quốc rất nhiều, nên có thể bị áp lực để cho phép điều đó.

Và ông de Silva, Bộ trưởng về các chính sách quốc gia và các vấn đề kinh tế, đã nói, “Chính phủ có thể thay đổi”.

Hiện ông và nhiều người khác đang theo dõi kỹ lưỡng ông Rajapaksa, đối tác ưa thích của Trung Quốc tại Sri Lanka, người đang cố gắng để trở lại chính trường. Đảng đối lập mới của cựu Tổng thống đã thắng thế trong các cuộc bầu cử thành phố vào tháng Hai. Cuộc bầu cử Tổng thống sắp đến sẽ vào năm tới, và các cuộc tổng tuyển cử sẽ vào năm 2020.

Mặc dù ông Rajapaksa không thể tranh cử một lần nữa vì bị giới hạn nhiệm kỳ, em trai của ông, Gotabaya Rajapaksa, cựu Bộ trưởng quốc phòng, dường như sẵn sàng cầm lấy vai trò thay thế.

“Đó sẽ là quyết định của Mahinda Rajapaksa. Nếu ông ta chọn một trong những anh em của ông, người đó sẽ có một cái thế rất mạnh”, Ajith Nivard Cabraal, Thống đốc Ngân hàng Trung ương dưới quyền của Chính phủ Rajapaksa, người vẫn làm cố vấn gia đình, cho biết. “Ngay cả khi ông không còn là Tổng thống, như hiến pháp đã qui định, Mahinda vẫn sẽ là cơ sở quyền lực chính”.

H Xây dựng Colombo Port City.
Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.

Báo cáo do Keith Bradsher và Sui-Lee Wee từ Bắc Kinh, và Mujib Mashal và Dharisha Bastians đến từ Sri Lanka đóng góp.

M.A.

Nguồn: https://www.nytimes.com/2018/06/25/world/asia/china-sri-lanka-port.html
Via Bauxit Niet Nam

Một Vành Tang Một Quan Tài, thơ


World Cup 2018: Các đội lọt vào vòng 16


Chú ý: Trong các đội tuyển lọt vào vòng 16 gồm: Á Châu  còn lại đội tuyển Nhật. Châu Mỹ 5 nước, chỉ có Mexico thuộc nhóm Bắc và Trung Mỹ, 4 nước kia thuộc Nam Mỹ (Uruguay, Brazil, Colombia, và Argentina. Còn lại là các đội tuyển thuộc các nước Châu Âu. Không có đội Châu Phi nào còn lại cả.
**

Lịch trình các trận đấu "thua ra ngay" (knockout stage)
và các trận bán kết, tranh hạng ba và chung kết


26 June 2018

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia


Hành lang kinh tế Ấn-Trung, với tuyến đường sắt Côn Minh-Singapore,
là một phần của Sáng kiến Vành đai – Con đường. Ảnh: Fairfax 

Sydney Morning Herald
Tác giả: Lindsay Murdoch và Kate Geraghty
Dịch giả: Trúc Lam
20-6-2018


Đồng tiền Trung Quốc đã làm cho tài sản ở ngôi làng ven biển Sihanoukville mắc như ở Vịnh Byron. Nhưng bây giờ, các sòng bạc và khu nghỉ mát [ở ngôi làng này] quá nhiều, người dân địa phương đang đẩy lùi trở lại – theo nghĩa đen.

Khi một số người đàn ông Trung Quốc kéo hai nhân viên massage người Campuchia ra khỏi một quán bar và buộc họ leo lên một chiếc taxi, Som Neang nói rằng, anh đã không thể bảo vệ được và để cho họ bị bắt cóc.

“Cứu tôi! Người Trung Quốc đưa tôi đi! Tôi không muốn đi!” Một trong những người phụ nữ đang la hét.

Neang và những tài xế taxi người Campuchia khác ở gần đó yêu cầu thả những người phụ nữ đó ra.

“Người Trung Quốc trở nên giận dữ và bắt đầu tấn công chúng tôi“, Neang nói. Những người khác đã sớm tham gia với họ.

Ông nói: “Cuối cùng, có hơn 100 người trong số họ, một số người cầm các thanh kim loại. Nhiều người Campuchia tham gia vào cuộc chiến, nhưng một số người chúng tôi bị đánh đập tệ hại… khi cảnh sát đến nơi, họ bắn chỉ thiên, nhưng người Trung Quốc không sợ và vẫn tiếp tục đánh”.

Sihanoukville từng là một ngôi làng ven biển im lìm, nổi tiếng với những khách du lịch ba lô, ngày càng có nhiều công nhân Trung Quốc, các nhà phát triển, sòng bạc và các nhà đầu tư đến. Nó được các nhà phát triển chào mời như là cảng đầu tiên được Bắc Kinh đầu tư 1.000 tỷ Mỹ kim trong Sáng kiến Vành Đai, Con Đường và một số người nói rằng, thị trấn du lịch nhỏ này được hình thành trong rừng vào thập niên 1960, sẽ là Macau kế tiếp.

Thành phố có một cảng nước sâu và một đặc khu kinh tế liên doanh của đất nước, với 121 công ty hầu hết là Trung Quốc, sản xuất hàng dệt may, may mặc, máy móc và điện tử.

Khu kinh tế rộng 11 km vuông đang được nâng cấp để phục vụ 300 công ty, cung cấp việc làm cho 100.000 lao động, và đường cao tốc 4 làn xe, đã được đề xuất nối thành phố Sihanoukville với Phnom Penh, cách 220 km về phía bắc.

Kết nối Sihanoukville với mạng lưới đường sắt rộng lớn toàn cầu, đường bộ, cảng, đường ống, cáp quang và ngoại giao của Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) là một phần của sự thay đổi triệt để ở Campuchia.

Mọi người nhảy vào quá nhanh

Tiền từ các doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc đang đổ vào Campuchia qua hình thức đường cao tốc, sân bay, tòa nhà chọc trời, đập, cầu, khách sạn, sòng bạc, nhà hàng và các chung cư.

Giá đất ở cả Sihanoukville và Phnom Penh tăng vọt.

Các công ty Trung Quốc, một số do chính phủ kiểm soát, đang đầu tư hàng tỷ đô la vào các ngành công nghiệp may mặc, giày dép và năng lượng, cũng như truyền thông, ngân hàng, tài chính và nông nghiệp.

Trong khi đó, một số đảo và công viên quốc gia của Campuchia, nhô ra trong vùng biển màu ngọc lam của Vịnh Thái Lan, đang bị các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc lấy, trong bối cảnh các giao dịch bí mật và các cáo buộc xoáy vào tham nhũng.

Tiền của Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào Campuchia trong năm 2017.

Khoản đầu tư này đã mang lại những thay đổi nhanh chóng về mặt xã hội, tài chính, ngoại giao, chiến lược và nhân khẩu học. Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hun Sen, Thủ tướng cố thủ của chế độ Campuchia, cả hai ủng hộ tất cả mọi người nhảy vào đầu tư tài sản quá nhanh.

Tháng Giêng, các đại diện của Tập đoàn Huashi Tứ Xuyên, một trong 50 công ty hàng đầu của Trung Quốc, đã ký một thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Doanh nhân Vành Đai và Con Đường Trung Quốc – Campuchia, xây dựng một dự án nhà ở thương mại khổng lồ ở Phnom Penh.

Hun Sen và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã công bố 7 tỷ Mỹ kim, là các khoản đầu tư mới trong vài tháng qua, bao gồm lâm nghiệp, sân bay mới cho Phnom Penh, một bệnh viện và một vệ tinh truyền thông.

Trung Quốc xây dựng đường cao tốc từ Phnôm Pênh tới Sihanoukville, dự kiến ​​sẽ tốn hơn 2 tỷ Mỹ kim.

Quốc gia Đông Nam Á này chỉ có 16 triệu dân, đã trở nên quan trọng đối với tham vọng chính trị và chiến lược của Bắc Kinh tại thời điểm gia tăng mối lo ngại về tiềm năng xung đột trong tuyên bố của Bắc Kinh đối với hầu hết các tuyến đường thủy chiến lược trên Biển Đông.

Ở Sihanoukville, nơi khách du lịch ba lô đến hàng năm để tổ chức tiệc tùng trên một số bãi biển hoang sơ nhất châu Á, nhiều người Campuchia xem sự xuất hiện của hàng chục ngàn người Trung Quốc đại lục, như là một sự thôn tính.

Những tòa tháp trong khu phức hợp Blue Bay
mọc lên bên các tòa nhà Campuchia thấp trên
bãi biển Independence. Dự án bao gồm một
bãi biển riêng. Ảnh: Kate Geraghty.
Các biển báo tiếng Anh và tiếng Campuchia đang được thay thế bằng các biển báo được viết bằng tiếng Quan Thoại. Một số địa điểm ven biển và đảo của Campuchia đã được đặt tên mới của Trung Quốc. Siêu thị được đóng gói với hàng hóa Trung Quốc. Người Trung Quốc chơi cờ bạc suốt ngày đêm tại hơn 50 sòng bạc, hầu hết do người Trung Quốc làm chủ và điều hành, với nhiều trò gian lận cờ bạc trên mạng bất hợp pháp dày đặc.

Dọc theo những con đường trải nhựa, người dân từ Trung Quốc đại lục lái xe Bentleys, Porsche và Ferraris.

Trong chín tháng đầu năm 2017, các chuyến bay kết nối với tám tỉnh Trung Quốc đại lục đã đưa 87.900 lượt khách tới, tăng 170% so với năm trước. Hướng dẫn viên Trung Quốc hướng dẫn du khách đến các khách sạn, nhà hàng, sòng bạc và quán bar karaoke của người Trung Quốc.

Công nhân Trung Quốc trong sòng bạc Blue Bay và
trong dự án căn hộ ở Sihanoukville. Ảnh: Kate Geraghty
Sự bùng nổ trong xây dựng được thúc đẩy bởi những người lao động, chủ yếu là người Trung Quốc, mặc dù mức lương tối thiểu cho người lao động địa phương thì thấp $140 Mỹ kim ($184 Úc kim) mỗi tháng.

Mạng xã hội ở Campuchia tràn ngập sự khinh miệt vì thực tế người Trung Quốc đang trả gấp đôi hoặc gấp ba để mua hoặc thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp hoặc nhà ở, buộc người Campuchia và người nước ngoài, không phải người Trung Quốc, phải ra khỏi thị trường.

Nhu cầu về đất đai đã đẩy giá cả đất đai ở bờ biển Sihanoukville cao hơn giá cả ở vịnh Byron của Úc. Trong một nhà hàng Trung Quốc trên bãi biển, cạnh bên bốn sòng bạc, một đĩa tôm hùm hấp có giá 80 Mỹ kim (107 Úc kim), cũng đĩa tôm đó có giá chưa tới 5 Mỹ kim (6,7 Úc kim) tại các quán ăn Campuchia gần đó.

Tượng đài Sư Tử Vàng Sihanoukville và sòng bạc JinBei
gần đó. Ảnh: Kate Geraghty Ảnh: Kate Geraghty
Những người nước ngoài không phải người Trung Quốc nói rằng, họ cảm thấy không được chào đón ở các sòng bạc, nơi có một số người Trung Quốc thua hàng trăm ngàn đô la mỗi ngày, theo một doanh nhân Campuchia ở Sihanoukville, đã làm việc 20 năm trong các sòng bạc, cho biết.

Gần đây, một người đàn ông Campuchia đã thắng 130.000 Mỹ kim (175.000 Úc kim) trong một sòng bạc, nhưng khi anh ta đi nhận tiền, người điều hành Trung Quốc từ chối thanh toán, nói rằng người Campuchia đánh bạc là bất hợp pháp. Người đàn ông này trở lại cùng một nhóm bạn đập nát các bàn cờ bạc, trước khi cảnh sát đến.

Một người cung cấp thực phẩm Trung Quốc nấu ăn
bên ngoài một sòng bạc Trung Quốc ở Sihanoukville.
Ảnh: Kate Geraghty
Phía trên các bãi biển của Sihanoukville là sự phát triển các căn hộ ngoài quy hoạch đang mọc lên, rõ ràng không tuân theo các quy định về quy hoạch, vượt cao hơn các nhà trọ giá rẻ và những chiếc xe van bán burger. Chúng được bán gần như chỉ dành riêng cho các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục.

“Bãi biển sẽ chỉ dành cho những người thuê nhà”, Cheng Sourkea, người phụ nữ bán hàng cho Blue Bay, một khu phức hợp sòng bạc và cao ốc 1450 căn hộ chung cư vẫn còn đang xây trên Bãi biển Độc lập (Independence Beach) nổi tiếng của thành phố.

Giá khởi điểm là 320.000 Mỹ kim (khoảng 430.000 Úc kim) cho một căn hộ nhỏ với hai phòng ngủ.

Người nước ngoài không được phép sở hữu đất ở Campuchia, nhưng người kinh doanh Trung Quốc phải trả tới 100.000 Mỹ kim (khoảng 135.000 Úc kim) để mua quyền công dân.

Các nhóm hoạt động môi trường nói rằng, việc thả lỏng xây dựng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và những người ủng hộ nhân quyền lo lắng, điều này sẽ gây ra những xung đột văn hóa.

Trong một báo cáo dài ba trang gần đây cho chính quyền trung ương ở Phnom Penh, tỉnh trưởng tỉnh Sihanoukville, ông Yun Min than phiền rằng, sự bùng nổ đã làm gia tăng tỷ lệ tội phạm. Ông nói: Người Trung Quốc tràn ra ngoài sòng bạc và ấu đả, rồi giá cả khách sạn tăng cao, đã ngăn cản khách du lịch Campuchia đến thành phố này, một sân chơi truyền thống cho người dân ở thủ đô.

Tội phạm cũng đổ vào từ Trung Quốc đại lục, qua việc bắt cóc các nhà đầu tư, báo cáo cảnh báo, tạo ra một bầu không khí bất an trong tỉnh. Ngành xây dựng đã trở nên quá tải với các công nhân nước ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tỉnh trưởng đã viết.

Chế độ của ông Hun Sen có lập một lực lượng đặc nhiệm liên Bộ để kiểm tra các khiếu nại.

Xiong Bo, đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh, thừa nhận rằng, một số công dân thất học Trung Quốc đang vi phạm luật pháp Campuchia.

Brad King, một người Úc là giám đốc điều hành của trang web CambodiaRealEstate.com, là người đã sống và làm việc ở Sihanoukville trong hai năm, cho rằng, đó là một cách nói giảm nhẹ vấn đề.

“Tôi sẽ nói thẳng. Họ đã dồn tới nơi này. Bạn hỏi bất kỳ người Campuchia nào ở đó xem”. Ông King nói khi ngồi tại một bàn cafe trên một cầu cảng gần đảo Koh Rong, nơi ông đang sống.

“Nếu bạn đi đến vòng xoay của thành phố khoảng nửa đêm, bạn thường thấy người Trung Quốc và người Campuchia ấu đả … còn có những băng nhóm mafia Trung Quốc đánh nhau nữa”.

Sok Sotam đối mặt với việc bị lấy lại một cửa hàng đồ uống mà cô bán trên đường Serendipity của thành phố, khi các chủ đất Campuchia tìm cách kiếm chác, bằng cách tăng giá.

“Tôi không thích người Trung Quốc … Họ đang chiếm hết chỗ của chúng tôi“, cô nói.

Công nhân và khách du lịch Trung Quốc mà chúng tôi tiếp cận từ chối bình luận.

Phần lớn sự bùng nổ đang được thúc đẩy từ các con bạc, nhiều người trong số họ đến đánh cược trên mạng, điều này là phạm pháp ở Trung Quốc.

Một người trong sòng bạc nói với điều kiện giấu tên, rằng khu vực cờ bạc của thành phố tạo ra lợi nhuận có thể lên đến 1 tỷ Mỹ kim và dễ dàng cho các con bạc vay nợ, điều này dẫn đến xung đột các khoản nợ.

Người trong cuộc cho biết, cảnh sát Trung Quốc thỉnh thoảng đến Campuchia để hỗ trợ cảnh sát địa phương trong việc xác định các tổ chức lừa đảo và các thành viên của các băng nhóm bắt cóc.

Năm ngoái có khoảng 500 đến 600 người tống tiền, đã bị trục xuất khỏi Campuchia, người này nói, và một vài con bạc không có khả năng trả tiền, đã bị giữ lại, trong khi người thân của họ ở Trung Quốc phải thực hiện yêu cầu tài chính.

Những vụ việc như vậy thường không được trình báo với cảnh sát Campuchia.

Bắc Kinh đã tìm cách ngăn chặn những dòng tiền đen chảy vào cờ bạc và đầu cơ khác. Nhưng ông Carl Thayer, một chuyên gia châu Á của Đại học NSW, lưu ý rằng, nhiều doanh nhân đại lục Trung Quốc, đầu tư mạnh vào bất động sản ở nước ngoài để tránh kiểm soát.

“Campuchia thiếu khả năng giám sát có hiệu quả ở tất cả các dự án đầu tư và sắp xếp tài chính của Trung Quốc”, ông nói.

Các nhà phê bình sự đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia nói rằng, các nhà lãnh đạo của nước này đã đối xử thuận lợi với các giám đốc của các công ty có mối quan hệ tốt ở một quốc gia được xếp hạng là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới.

Cả chục cần cẩu đang làm việc 24 giờ mỗi ngày, xây dựng những khu được cho là một khu nhà chung cư phức hợp và một sòng bạc lớn liền kề với bãi biển Otres của thành phố Sihanoukville. Chủ thầu xây dựng là Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng Vân Nam khổng lồ của nhà nước Trung Quốc, nhưng không biết ai đang sở hữu dự án này.

Khi các báo cáo chưa được kiểm chứng lan truyền năm ngoái, rằng một công ty con của tỷ phú Trung Quốc, Jack Ma của Alibaba đứng đằng sau, đã làm giá đất dọc bãi biển tăng vọt. Alibaba từ chối bình luận, chỉ đề cập đến ‘các tin đồn thị trường’.

Các nhóm hoạt động môi trường đã phản đối việc cấp cho công ty Unite International của Trung Quốc một hợp đồng thuê 99 năm, cho thuê 33 km2 bờ biển nằm trong Vườn Quốc gia Ream, gần Sihanoukville, với kế hoạch phát triển du lịch trị giá 5,7 tỷ Mỹ kim.

Một con tàu có sòng bạc trên đó mang tên Rex Fortune, đang neo đậu ngoài khơi, cách bãi biển một cây số, nhưng vẫn chưa mở cửa cho những con bạc.

Sen Chantha, 60 tuổi, đã đánh bắt trên bãi biển này hàng chục năm, nói rằng, các nhân viên kiểm lâm được công ty Yeejia Development Development, công ty con của Unite International, chi trả, giờ đây khuyến khích người dân địa phương không đi đến đó.

“Ngay cả khi chúng tôi đi chung một gia đình và nằm xuống chiếc chiếu, họ đòi chúng tôi phải trả tiền”, ông nói.

Gần 500 gia đình địa phương, nhiều người trong số họ đã phải làm việc quần quật dưới chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ trong thập niên 1970, đã nhiều năm phản đối, chống lại sự phát triển trong công viên, bao gồm sân golf, biệt thự bên bờ biển và chung cư cao tầng.

“Công ty đã san ủi đất nhiều chỗ trong khu rừng và nhiều loài động vật chúng tôi từng săn bắn như hươu, gần như đã biến mất”, Chantha nói khi ông hướng dẫn chúng tôi đi xung quanh khối tài sản của công ty.

Chúng tôi đã hỏi một quan chức trong Bộ Đất đai mà chúng tôi gặp tại công viên rằng, tại sao lại phê duyệt, trao cho Trung Quốc rất nhiều dự án sở hữu và xây dựng.

“Chính phủ đã cho người châu Âu và người Mỹ 15 năm để phát triển ở đây và tất cả họ mang lại là [du lịch] ba lô và cần sa”. Ông ta trả lời.

Vài giờ lái xe dọc theo bờ biển Sihanoukville, công viên quốc gia Botum Sakor nằm ở phía tây nam, từng là chỗ ở hoang sơ cho voi, gấu và vượn.

Nhưng Tập đoàn Phát triển Liên minh Thiên Tân từ miền bắc Trung Quốc, lên kế hoạch cho một khu nghỉ mát có kích thước bằng thành phố, rộng 340 km2. Kế hoạch cho một sòng bạc đã bị hủy bỏ. Nó nằm trong hợp đồng thuê 99 năm, bao gồm một bờ biển dài 99 km. Một cao tốc đã cắt một đường xuyên qua khu rừng nguyên sinh và một khách sạn cùng sân golf đã được dựng lên.

Việc phát triển 3,8 tỷ Mỹ kim bao gồm một cảng đủ sâu để xử lý các tàu có trọng tải lên đến 10.000 tấn, dự đoán ngay là nó có thể được Hải quân Trung Quốc sử dụng cho mục đích chiến lược.

Xe hơi được người Trung Quốc chạy trong khu phức hợp, có những chiếc xe quân sự của Campuchia được trưng bày trên cửa sổ của chúng.

Nơi này chỉ cách vùng biển xung đột ở Biển Đông khoảng vài trăm kilômét. Các nhóm hoạt động nhân quyền cho biết, có tới 4.000 gia đình Campuchia được tái định cư khi họ rời khỏi nhà trong khu vực công viên, một số bị buộc trục xuất do những người đàn ông vung rìu và súng trường tự động.

Nhưng sâu bên trong công viên, ở trong một căn cứ quân sự thời Đệ Nhị Thế chiến, bốn gia đình từ chối rời khỏi ngôi làng bên bờ biển của họ, được gọi là Prek Smach Poy Japon. Không ai có thể ghé thăm ngôi làng mà không phải qua một trạm kiểm soát an ninh của công ty.

Một hàng rào lưới thép đã được dựng lên để cô lập dân làng, các cây điều, mít và chuối đã bị đốn bỏ, buộc các gia đình phải sinh sống bằng cách nuôi gia súc và gà.

Sengheang Seh, một phụ nữ trông coi một cửa hàng sửa xe gắn máy, nói rằng, cô lo ngại công ty sẽ san phẳng ngôi làng, hầu hết mọi thứ giờ nằm trong đống đổ nát.

Chúng tôi không muốn dời đi!
Cô nói: “Tôi cảm thấy mình đang sống trong tù. Tôi không có tự do. Chúng tôi không muốn rời đi”.

Công ty đã cấp cho Sengheang một ngôi nhà nhỏ và lô đất cách xa công viên, nhưng cô không muốn nhận nó. “Nơi tái định cư không có chợ và không có cơ hội cho tôi làm ăn”, cô nói.

Ngin Mon, một góa phụ sống một mình trong làng, nói rằng, cô phải xin phép công ty để được đi lại. Cô nói: “Công ty Trung Quốc bắt nạt tôi quá nhiều. Ngày nay tôi không biết làm cách nào để sống vì tôi không thể rời bỏ làng của mình”.

Lãnh đạo Campuchia, ông Hun Sen, một người khét tiếng chuyên quyền, đã trở thành đối tác khu vực đáng tin cậy nhất của Trung Quốc, khi ông lảng tránh phối hợp với các nước phương Tây, bởi họ chỉ trích các vi phạm nhân quyền của chế độ ông.

Trong một bài phát biểu hồi tháng Hai, nhà lãnh đạo Campuchia đã quá khen ngợi Trung Quốc và khiển trách những người lo lắng về mức độ đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc lên đất nước ông.

Điều này không phải luôn như vậy.

Năm 1988, Trung Quốc ủng hộ Khmer Đỏ, nhưng sau khi Hun Sen đào thoát khỏi hàng ngũ của mình vào cuối thập niên 1970, ông mô tả Trung Quốc là ‘gốc rễ của mọi điều xấu xa’.

Bây giờ Trung Quốc đã tăng cường quan hệ với Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia – kể cả cung cấp phần lớn vũ khí cho họ.

Nhưng ông Carl Thayer nói, Campuchia có nhiều khả năng trở thành một nước lệ thuộc Trung Quốc hơn là một đồng minh quân sự chính thức.

“Khi Thủ tướng Hun Sen qua cầu rút ván với châu Âu và Hoa Kỳ, ông ta có ít lựa chọn … [ông ta] cần Trung Quốc hỗ trợ về chính trị và tiền bạc qua hình thức đầu tư, viện trợ và cho vay để giữ cho chế độ của ông tiếp tục cầm quyền”.

Ông Thayer nói thêm rằng, có nhiều bất cập đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc, bao gồm tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất và bỏ mặc các dịch vụ như sức khỏe cộng đồng thiếu đầu tư.

Brad King, một nhà đầu tư bất động sản người Úc, cho biết, Koh Rong có diện tích 78 cây số vuông, cách Sihanoukville 45 phút đi phà, là một trong những hòn đảo đẹp nhất thế giới.

“Tôi muốn chết ở đây”, ông nói về nơi định cư mới của mình.

Nhưng ông King là người từng điều hành hoạt động kinh doanh bất động sản cho chính ông trên Gold Coast, lo ngại, các nhà phát triển Trung Quốc sắp sửa nhắm tới và một chuỗi đảo hoang sơ khác ngoài khơi Campuchia, một trong những biên giới cuối cùng của châu Á.

Sau nhiều năm phản đối một nhà phát triển người Campuchia chiếm lấy đất đai, khoảng 500 gia đình Koh Rong đã thắng trong một trận chiến dài ở tòa án, họ đã giành được quyền sở hữu đất đai.

Ông King nói rằng, ông đang tư vấn cho người dân địa phương tìm kiếm các đối tác Campuchia để cùng nhau phát triển các dự án và không bán cho các nhà đầu tư có tiền mặt đến từ Trung Quốc.

Ông King nói: “Người dân ở đây không muốn thấy người Trung Quốc chiếm lấy hòn đảo. Nhưng nếu họ được trả gấp đôi hoặc gấp ba lần so giá thị trường, họ sẽ làm gì khi họ còn phải lo cho gia đình? Tất nhiên họ sẽ bán, và nó sẽ báo hiệu một thảm họa”.

(Theo: News RND)

***

Lời bàn của Trực Ngôn: 
Người ta nói; "Dân chúng cảm thấy lạc lõng ngay trên quê hương của mình". Nói thế là quá nhẹ. Thật ra hiện trạng còn tệ hại hơn thế nhiều, đúng hơn phải nói rằng "Người dân đang trở thành nô lệ ngay trên quê hương của họ."  Chúng ta hãy đọc lại đoạn này đi:  "Khi một số người đàn ông Trung Quốc kéo hai nhân viên massage người Campuchia ra khỏi một quán bar và buộc họ leo lên một chiếc taxi, Som Neang nói rằng, anh đã không thể bảo vệ được và để cho họ bị bắt cóc."

Trang Tiếng Dân: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ chính quyền bị buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.


Van Hien Nguyen: Các lãnh tụ csVN chắc chắn họ chẳng bao giờ thèm để ý đến những vấn nạn này! Họ làm gì có thì giờ để đọc, để tìm hiểu chuyện nước khác hầu rút kinh nghiệm! Đối với họ, chuyện "nước non" còn hay mất không quan trọng bằng chuyện "đảng" của họ mất hay còn !?

Họ còn giữ được "quyền hành" hay sẽ bị người khác cướp mất (khi đất nước rơi vào vòng nô lệ của nước Tầu?)?! Tiền bạc, danh vọng... đã làm mờ lý trí và tình cảm của họ! 


25 June 2018

Báo động: Email từ Việt Nam

CHÚ TẤT,  BỐ NHƠN VÀ CÁC CÔ CHÚ KÍNH THƯƠNG

HÔM NAY NGÀY 15 JUNE 2018 TẠI SG ,  TỤI TÀ QUYỀN BẮT ĐẦU YÊU CẦU CÁC PHƯỜNG XÃ QUẬN PHÁT RA NHỮNG TỜ GIẤY,  TRONG ĐÓ NÓI NỘI DUNG LÀ " ĐỒNG Ý CHO XÂY DỰNG ĐẶC KHU 99 NĂM VÀ CHẤP THUẬN LUẬT AN NINH MẠNG ".  TỪ ỦY BAN NHÂN DÂN CHUYỀN GIẤY VỀ TỪNG TỔ DÂN PHỐ ,  TỔ TRƯỞNG CỦA TỔ DÂN PHỐ SẼ ĐƯA LẠI NHÀ ĐỂ CÁC NGƯỜI TRONG NHÀ KÝ VÀO .  THƯỜNG THÌ ĐƯA VỀ CÁC NHÀ CÓ NGƯỜI LỚN TUỔI,  LÚC CON CÁI  ĐI LÀM, LẠI ÍT CÓ BIẾT TIN TỨC THỜI SỰ ĐỂ LẤY CHỮ KÝ.  NGHE KỂ LÀ THÀNH PHỐ YÊU CẦU MỖI QUẬN PHẢI ĐẠT ÍT NHẤT 70 % CHỮ KÝ TRỞ LÊN

NẾU AI LỪNG CHỪNG CHƯA KÝ LÀ BỊ NHÓM NGƯỜI ĐI CÙNG VỚI TỔ TRƯỞNG DÂN PHỐ HOẠCH HỌE ĐE DỌA.  

CHÚNG NÓ ĐANG PHÁT GIẤY CHO DÂN KÝ BẮT ĐẦU RẦM RỘ Ở QUẬN 10 VÀ QUẬN 11.  SỰ VIỆC VẬY,  NAY MAI CHẮC CHẮN SẼ TỚI NHÀ CON,  DĨ NHIÊN CẢ NHÀ CON SẼ KHÔNG KÝ,  NHƯNG LÀM SAO BÁO CHO MỌI NGƯỜI BIẾT ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA TÀ QUYỀN ĐỂ MỌI NGƯỜI ĐỀ PHÒNG,  CON THẤY BẤT LỰC NÊN CON VIẾT EMAIL NÀY KỂ CẢ NHÀ NGHE....
  
NGÀY HÔM QUA ,  TỔ TRƯỞNG PHÁT TỜ GIẤY CÓ ĐÓNG MỘC CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VN,  GIẢI THÍCH THẾ NÀO LÀ ĐẶC KHU,  TRONG ĐẶC KHU KHÔNG CHỈ CÓ TRUNG QUỐC MÀ CÒN CÓ NHỮNG NƯỚC TÂY ÂU NỮA....CON THẤY CHẲNG THỂ NÀO TIN CẬY VÀO LỜI GIẢI THÍCH CỦA TỤI TÀ QUYỀN ĐƯỢC.  CON SẼ GỬI SANG MỸ ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG XEM

CON MONG SAO ÔNG TRUMP ĐÁNH BẠI CS TRUNG QUỐC ĐỂ CỨU LẤY DÂN TỘC VN VÀ DÂN TỘC TÂY TẠNG.  DÂN SỐ TÂY TẠNG TỪ 40 TRIỆU NGƯỜI NAY CHỈ CÒN 7 TRIỆU NGƯỜI,  NGƯỜI TÂY TẠNG LÀ NGÂN HÀNG NỘI TẠNG SỐNG CHO DÂN TRUNG QUỐC...THẬT KHÔNG THỂ !

CON ,  MINH THỦY

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...