Cái gọi là "Tòa án Nhân dân" ở Hà Nội vào tối ngày 5 tháng 4 tuyên án 6 nhà hoạt động dân chủ- nhân quyền với những bản án cao nhất 15 năm tù, 5 năm quản chế và thấp nhất là 7 năm tù và 1 năm quản chế.
Cộng sự của luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài là cô Lê Thu Hà bị tuyên 9 năm tù giam và 2 năm quản chế. Còn các thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ là mục sư Nguyễn Trung Tôn lĩnh án 12 năm tù, 3 năm quản chế; cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù cùng 3 năm quản chế. Ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế. Kỹ sư Phạm Văn Trội 7 năm tù và 1 năm quản chế. Tổng cộng các bản án là 66 năm tù và 17 năm quản chế. Cả sáu nhà hoạt động đều bị cáo buộc tội danh vi phạm điều 79 Bộ luật hình sự VN, một trong ba điều luật chính quyền Hà Nội thường xuyên sử dụng để bỏ tù giới hoạt động bất chấp sự phản đối của quốc tế.
Dư luận trong và ngoài Việt Nam đang cực lực chỉ trích bản án vô lý này. Ở một góc độ khác, có những bài viết xóay sâu vào phương cách hành động hơn là rao giảng những lý tưởng dân chúng chưa sẵn sàng đón nhận.. "Hãy tạo ra nhu cầu đói khát, trước khi quảng cáo nồi cơm dẻo thơm".
Sau đây là những suy nghĩ riêng của blogger Người Buôn Gió, xin mời quý anh chị theo dõi...
**
Nghĩ gì về bản án nặng nề dành cho những nhà đấu tranh trong hai năm gần đây?
Đầu tiên tôi phải nói, nghĩ ở đây là cá nhân tôi, không phải sự suy nghĩ của đa số đám đông.
Rất buồn, phải thú nhận là vậy. Không thể tự ru mình bằng kiểu Võ Thị Thắm như cộng sản sống được bao lâu mà xử nặng vậy, cũng không thể lên gân rằng mọi người sẽ làm thế này, thế kia để đấu tranh cho những người bị bắt. Để rồi năm tháng cứ qua đi, mọi việc vẫn như vậy.
Mọi người nói ông A vì đấu tranh đơn lẻ nên nó bắt, vì nó thấy bắt không ai lên tiếng, nó ở đây là chế độ cộng sản. Người khác nói các ông B bị bắt vì hoạt động có tổ chức, nếu đơn lẻ chắc chả sao. Rồi có người nói bà H vì đấu tranh thô lỗ, không ôn hoà nên bị bắt. Nhưng rồi chính cái người đấu tranh ôn hoà, lịch sự chỉ ấy cũng bị bắt nốt, án còn rất nặng nữa đằng khác.
Tổng kết lại thì chế độ cộng sản bắt tuốt ôn hoà hay không ôn hoà, tổ chức hay không tổ chức, phụ nữ nuôi con hay trai trẻ chưa vợ, ông già sắp chết.. chúng đều bắt tất tần tật.
Đấu tranh xác định khăn gói vào tù, cái này nhiều người nói, tôi cũng công nhận, chả có cách nào khác cả. Đấu tranh chỉ không nguy hiểm khi anh là người đấu tranh giả dạng, anh phục vụ cho phe mạnh để nhắm vào phe yếu trong nội bộ đảng. Tuy nhiên ngày nào đó thế thời thay đổi, thế lực cộng sản khác nắm quyền, anh chưa chắc đã an toàn.
Thế nên anh và chị là người đấu tranh cho tự do, nhân quyền của Việt Nam, chuyện vào tù là chuyện đã xác định. Nhưng ở đây có điều đáng phải bàn là:
- Liệu những việc anh làm có hiệu quả gì không, nó có xứng đáng cho những năm tháng tù đầy của anh không?
Hiệu quả ở đây không phải cho cá nhân anh chị, bởi là người dấn thân, anh chị không màng đến lợi ích cho bản thân mình. Các anh chị đấu tranh cho một lý tưởng muôn đời cao cả, đó là dân tộc và đất nước, đó là tự do và dân chủ, quyền con người, chủ quyền tổ quốc. Thế nên càng phải cần thấy nếu mình đi tù, có đạt được điều gì không?
Sẽ có người nói đấu tranh cho lý tưởng thì không cần phải so đo, làm cho thoả tâm mình. Công nhận là vậy, nhưng dù sao đạt được điều gì rõ ràng cũng hơn phải không? Tôi nói không có ý chê ai hy sinh mù quáng cả, thực sự có lần trong một cuộc gặp đông người, có người hỏi tôi rằng:
- Các anh chị đấu tranh thế này, liệu có biết ngày thành công không?
Tôi trả lời:
- Tôi không phải là người đấu tranh, tôi không thể trả lời đại diện cho những người đấu tranh mà anh đề cập. Nhưng tôi nghĩ rằng những người đấu tranh họ không phải những nhà buôn, những nhà buôn như tôi hay như những nhà buôn khác hôm nay bỏ tiền ra đầu tư, họ xác định cuối năm thu về hơn số đó. Câu hỏi của anh như câu hỏi của các cổ đông dành cho một doanh nghiệp đang kêu gọi vốn, là doanh nghiệp họ có kế hoạch, có dự định, có phương án khả thi thành công thuyết phục anh bằng những con số doanh thu, mốc thời gian. Những người đấu tranh kia họ đang làm vì trái tim, trái tim họ thôi thúc họ đấu tranh với những sai trái, bất công. Họ không toan tính thành công hay không, vì nếu họ toan tính thế họ đã là nhà buôn. Không thể đem câu hỏi của một người kinh doanh để dành cho một người đấu tranh.
Vâng, tôi đã từng trả lời khi nghĩ về những nhà đấu tranh như thế, đó là tôi nghĩ tâm thế của họ. Còn ở tâm thế của tôi, một con buôn thực dụng, tôi nghĩ nếu như tôi làm như họ, tôi đấu tranh vì lý tưởng như họ, tôi xác định phải gây được điều gì đó cho bõ những năm tháng tù của mình bị chúng đày đoạ.
Có người hỏi tôi, nếu ra đường bị chúng giả dạng côn đồ đánh thì sao?
Tôi trả lời:
- Tôi sẽ xiên lại chết ít nhất một thằng.
Người đó hỏi, chết thế uổng, mạng mình sao đánh đổi mạng nó?
Tôi bảo:
- À đó là mạng anh, chứ mạng tôi chả là cái đéo gì, tôi là thằng vô học, chả có địa vị gì trong xã hội. Chúng nó học an ninh, cảnh sát mấy năm, tương lai, tiền đồ nhiều. Mạng nó quý hơn mạng mình chứ. Nó không quý mạng nó thì thôi, chính nó mới phải nghĩ điều đó chứ không phải tôi.
An ninh hỏi tôi trong một lần hỏi cung:
- Anh cho biết nhận xét của anh về đấu tranh bất bạo động?
- Tôi không biết gì về cái đó.
- Anh vào mạng suốt ngày, sao không biết?
- Ông biết tôi vào mạng xem cái đó suốt ngày à, tôi vào xem tỷ số bóng đá, kết quả sổ xố còn không đủ thời gian.
- Thật sự anh không biết gì về đấu tranh bất bạo động?
- Không luôn, nghe cái tên đã không muốn biết.
- Vì sao anh nghe tên không muốn biết?
- Vì đấu tranh đéo gì mà bất bạo động, ví dụ thằng nào hại tôi, chả lẽ tôi ngồi trước cửa nhà nó giơ cái biển phản đối à, rồi đi qua nó nhổ vào mặt, mình phải chịu để thể hiện sự ôn hoà. Nó hại nhà mình, bỏ tù oan uổng nó được thăng chức, mình thì ngồi phản đối, để nó tuyên truyền dân là mình bị thần kinh. Đm tôi là tôi rình nhà nó ăn cơm, cho một phát ầm một cái, thế là nhanh gọn. Đời đằng đéo nào chả chết. Ông cứ hỏi ông quản giáo cũ của tôi hồi xưa thì biết.
Người an ninh phải bỏ câu hỏi ấy, anh ta không ghi vào biên bản. Anh ta hỏi câu khác:
- Anh làm những việc này, đi tù thì vợ con anh ra sao?
Tôi trả lời:
- Đầy người bố chết, bố đi tù họ vẫn sống đó thôi. Vấn đề tôi nghĩ không phải vợ con mình ra sao, mà tôi nghĩ những thằng bắt bỏ tù tôi sẽ ra sao. Tôi tù về, đầu tiên tôi sẽ viết cuốn sách trong đó tôi miêu tả chi tiết tên tuổi những thằng bất nhân bỏ tù người ta oan uổng, chúng giam tôi được 5 năm, nhưng tôi giam cho chúng trong cuốn sách của tôi đời đời, con cháu chúng, họ hàng chúng sẽ đọc được điều đó. Tôi sẽ kể ví dụ như ông chẳng hạn. Sau đó thì tôi tính đến phương án không biết gì về đấu tranh bất bạo động.
Người an ninh sửng cồ:
- Phương án gì, sách truyện gì, đm cái loại ông vớ vẩn toàn nghĩ cái xỏ lá, ba que. Người ta làm công chức phải thực hiện nhiệm vụ, xã hội nào chả thế.
Rút cục biên bản hỏi cung tôi chả có gì, nhiều điều tôi trả lời về động cơ, lý tưởng như thế anh ta không ghi.
Liệu tôi có dám làm như điều tôi nói không, cái này thì chả chắc. Nhưng có một điều biên bản hỏi cung không rõ được động cơ, mục đích thì khó mà quy kết tội. Trả lời kiểu vô học thế này, ít ra cũng có được hiệu quả là hồ sơ chả đâu vào đâu, tuy rằng chế độ cộng sản muốn bắt thì chả cần hồ sơ hay chứng cứ gì. Tuy nhiên ít ra cũng không để chúng có cơ hội tuyên truyền.
Tóm lại điều tôi muốn chia sẻ cảm nghĩ của mình, là người đấu tranh cần cân nhắc hiệu quả giữa những hy sinh của mình và hiệu quả mang lại. Nếu thấy không xứng thì không cần thiết phải câu nệ, như tôi chả cần thiết phải chứng mình với cơ quan an ninh hay dư luận rằng tôi có lý tưởng, có mục đích cao đẹp. Giá như sự chứng minh ấy thuyết phục được an ninh, được nhiều người dân thức tỉnh, tôi có thể trả lời bằng những lời lẽ đanh thép và hùng hồn.
Đừng chờ cơm khi chưa có gạo, đừng chờ gạo khi chưa có tiền mua.
Xã hội còn đang băng hoại, đạo đức xuống cấp, tranh nhau vì tiền. Sự hy sinh của những người đấu tranh qua những bản án tù, qua những lời lý tưởng cao đẹp chẳng mong đánh động được bao nhiêu đâu, sự thực là vậy. Nếu như chờ một xã hội như thế thức tỉnh bằng sự hy sinh của những người đấu tranh, chả khác gì chờ cơm khi không có gạo.
Lý tưởng gì vào lúc xã hội thế này, lý tưởng của các cụ Phan à, có mà Phan Xích ( xiềng) Long, hiến chương 77 à, có mà hiến chương 79 ( điều luật hình sự ).
Đừng có tụ họp rồi đưa ra những lý tưởng, những hoạch định tốt đẹp, cao thượng làm gì vào lúc này.
Hãy chia nhau ra, đi từng ngõ ngách, tìm những thông tin khiến cho đám dân chúng nháo nhào lo lợi ích bản thân kia, thấy được rằng con đường tranh thủ cho cá nhân họ chẳng đi đến đâu, có dẫm lên nhau chạy trước, kiếm được của nả tích cóp thì phía trước chỉ là sa mạc mênh mông, chỉ là cái bóng đêm đang chờ.
Bọn kiếm được tiền ra nước ngoài, chỉ chiếm mấy phần trăm dân số thôi. Bọn trung lưu chiếm mấy chục phần trăm đi chẳng nổi, ở không xong mới là vấn đề. Phải tích cực đưa những tin cho chúng thấy, dù chúng kiếm được tiền, xây được căn nhà đủ tiện nghi, có bảo vệ, có lọc không khí. Nhưng con cái chúng ra đường không tránh được cảnh hít không khí ô nhiễm, không tránh khỏi xe ô tô đâm vì giao thông hỗn loạn, bị đâm chết vì câu nói bâng quơ. Chúng và gia đình chúng sẽ chết yểu như những người dân, có điều trong cái quan tài đẹp hơn vì chúng có tiền mua mà thôi.
Song song với điều đó, cần phải khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ chúng, sự đấu đá quyền lực để tranh giành ăn chia vật chất. Đừng có ca ngợi đó là chống tham nhũng, trong sạch chính quyền để dân chúng hy vọng. Điều đó là không có thật, cộng sản đã vì dân chúng đã giải tán hoặc không bắt bỏ tù những người đòi tự do, dân chủ.
Phải cho dân chúng thấy đến sự tuyệt vọng bằng những tin tức trong đời sống hàng ngày như giá cả tăng, con giết cha thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh đánh thầy cô giáo hay bác sĩ, công an, viên chức thoái hoá thế nào. Cứ nêu ra những hiện tượng có thật, đừng quy kết đó là lỗi của cộng sản, để cho dân chúng họ đọc và tự quy kết sẽ tốt hơn.
Khi nào dân chúng thấy rõ sự bế tắc và tuyệt vọng tràn ngâp chung quanh đời sống hàng ngày, khi những tranh đua, toán tính để vượt hơn người khác rút cục chỉ chậm đến bờ vực thẳm hơn, lúc ấy tự họ sẽ có nhu cầu muốn thay đổi. Cùng với điều đó là sự đấu đá, tranh giành trong nội bộ cộng sản đến mức trầm trọng hơn, những kẻ yếu thế cần tìm lối thoát, nhưng kẻ chưa yếu thế cũng muốn tương lai như kẻ đang yếu thế.
Chỉ khi ấy, khi sự bế tắc và tuyệt vọng đến tận cùng. Lúc đó những lý thuyết hay tư tưởng cao đẹp mới được chú ý. Hãy tận dụng truyền thông hữu hiệu và an toàn cho mình, đừng phung phí nó vào việc phổ biến những lý tưởng cao cả vào lúc này. Hãy tạo ra nhu cầu đói khát, trước khi quảng cáo nồi cơm dẻo thơm.
Cuối cùng thì tôi vẫn nói rằng, đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, suy nghĩ thiển cận của người ít học như tôi. Bày tỏ những điều mình nghĩ trong những giới hạn của một kẻ thiếu kiến thức về triết học và các học thuyết xã hội. Những suy nghĩ này không phản đối hay bác bỏ những tư tưởng cao cả mà những nhà đấu tranh hiện nay đang xây dựng và theo đuổi, phổ cập cho dân chúng.
Xin mạn phép dành một vài dòng cuối cùng cho quảng cáo thương mại.
Bán sách Từ Phất Lộc đến Weimar có ký tặng, giá bán 50 usd. Tất cả số tiền bán được sẽ dành tặng cho những người đấu tranh cho tự do, dân chủ đang bị cầm tù. Tất cả có nghĩa là nguyên vẹn 50 usd đó, không trừ tiền in, bản quyền, nhuận bút hay tiền gửi gì sất.
Người Buôn Gió
Nguồn: nguoibuongio1972.blogspot.com/2018/04/nghi-gi-ve-ban-nang-ne-danh-cho-nhung
Cộng sự của luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài là cô Lê Thu Hà bị tuyên 9 năm tù giam và 2 năm quản chế. Còn các thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ là mục sư Nguyễn Trung Tôn lĩnh án 12 năm tù, 3 năm quản chế; cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù cùng 3 năm quản chế. Ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế. Kỹ sư Phạm Văn Trội 7 năm tù và 1 năm quản chế. Tổng cộng các bản án là 66 năm tù và 17 năm quản chế. Cả sáu nhà hoạt động đều bị cáo buộc tội danh vi phạm điều 79 Bộ luật hình sự VN, một trong ba điều luật chính quyền Hà Nội thường xuyên sử dụng để bỏ tù giới hoạt động bất chấp sự phản đối của quốc tế.
Dư luận trong và ngoài Việt Nam đang cực lực chỉ trích bản án vô lý này. Ở một góc độ khác, có những bài viết xóay sâu vào phương cách hành động hơn là rao giảng những lý tưởng dân chúng chưa sẵn sàng đón nhận.. "Hãy tạo ra nhu cầu đói khát, trước khi quảng cáo nồi cơm dẻo thơm".
Sau đây là những suy nghĩ riêng của blogger Người Buôn Gió, xin mời quý anh chị theo dõi...
**
Nghĩ gì về bản án nặng nề dành cho những nhà đấu tranh trong hai năm gần đây?
Người Buôn Gió
“…Tôi tù về, đầu tiên tôi sẽ viết cuốn sách trong đó tôi miêu tả chi tiết tên tuổi những thằng bất nhân bỏ tù người ta oan uổng, chúng giam tôi được 5 năm, nhưng tôi giam cho chúng trong cuốn sách của tôi đời đời, con cháu chúng, họ hàng chúng sẽ đọc được điều đó…”
Đầu tiên tôi phải nói, nghĩ ở đây là cá nhân tôi, không phải sự suy nghĩ của đa số đám đông.
Rất buồn, phải thú nhận là vậy. Không thể tự ru mình bằng kiểu Võ Thị Thắm như cộng sản sống được bao lâu mà xử nặng vậy, cũng không thể lên gân rằng mọi người sẽ làm thế này, thế kia để đấu tranh cho những người bị bắt. Để rồi năm tháng cứ qua đi, mọi việc vẫn như vậy.
Mọi người nói ông A vì đấu tranh đơn lẻ nên nó bắt, vì nó thấy bắt không ai lên tiếng, nó ở đây là chế độ cộng sản. Người khác nói các ông B bị bắt vì hoạt động có tổ chức, nếu đơn lẻ chắc chả sao. Rồi có người nói bà H vì đấu tranh thô lỗ, không ôn hoà nên bị bắt. Nhưng rồi chính cái người đấu tranh ôn hoà, lịch sự chỉ ấy cũng bị bắt nốt, án còn rất nặng nữa đằng khác.
Tổng kết lại thì chế độ cộng sản bắt tuốt ôn hoà hay không ôn hoà, tổ chức hay không tổ chức, phụ nữ nuôi con hay trai trẻ chưa vợ, ông già sắp chết.. chúng đều bắt tất tần tật.
Đấu tranh xác định khăn gói vào tù, cái này nhiều người nói, tôi cũng công nhận, chả có cách nào khác cả. Đấu tranh chỉ không nguy hiểm khi anh là người đấu tranh giả dạng, anh phục vụ cho phe mạnh để nhắm vào phe yếu trong nội bộ đảng. Tuy nhiên ngày nào đó thế thời thay đổi, thế lực cộng sản khác nắm quyền, anh chưa chắc đã an toàn.
Thế nên anh và chị là người đấu tranh cho tự do, nhân quyền của Việt Nam, chuyện vào tù là chuyện đã xác định. Nhưng ở đây có điều đáng phải bàn là:
- Liệu những việc anh làm có hiệu quả gì không, nó có xứng đáng cho những năm tháng tù đầy của anh không?
Hiệu quả ở đây không phải cho cá nhân anh chị, bởi là người dấn thân, anh chị không màng đến lợi ích cho bản thân mình. Các anh chị đấu tranh cho một lý tưởng muôn đời cao cả, đó là dân tộc và đất nước, đó là tự do và dân chủ, quyền con người, chủ quyền tổ quốc. Thế nên càng phải cần thấy nếu mình đi tù, có đạt được điều gì không?
Sẽ có người nói đấu tranh cho lý tưởng thì không cần phải so đo, làm cho thoả tâm mình. Công nhận là vậy, nhưng dù sao đạt được điều gì rõ ràng cũng hơn phải không? Tôi nói không có ý chê ai hy sinh mù quáng cả, thực sự có lần trong một cuộc gặp đông người, có người hỏi tôi rằng:
- Các anh chị đấu tranh thế này, liệu có biết ngày thành công không?
Tôi trả lời:
- Tôi không phải là người đấu tranh, tôi không thể trả lời đại diện cho những người đấu tranh mà anh đề cập. Nhưng tôi nghĩ rằng những người đấu tranh họ không phải những nhà buôn, những nhà buôn như tôi hay như những nhà buôn khác hôm nay bỏ tiền ra đầu tư, họ xác định cuối năm thu về hơn số đó. Câu hỏi của anh như câu hỏi của các cổ đông dành cho một doanh nghiệp đang kêu gọi vốn, là doanh nghiệp họ có kế hoạch, có dự định, có phương án khả thi thành công thuyết phục anh bằng những con số doanh thu, mốc thời gian. Những người đấu tranh kia họ đang làm vì trái tim, trái tim họ thôi thúc họ đấu tranh với những sai trái, bất công. Họ không toan tính thành công hay không, vì nếu họ toan tính thế họ đã là nhà buôn. Không thể đem câu hỏi của một người kinh doanh để dành cho một người đấu tranh.
Vâng, tôi đã từng trả lời khi nghĩ về những nhà đấu tranh như thế, đó là tôi nghĩ tâm thế của họ. Còn ở tâm thế của tôi, một con buôn thực dụng, tôi nghĩ nếu như tôi làm như họ, tôi đấu tranh vì lý tưởng như họ, tôi xác định phải gây được điều gì đó cho bõ những năm tháng tù của mình bị chúng đày đoạ.
Có người hỏi tôi, nếu ra đường bị chúng giả dạng côn đồ đánh thì sao?
Tôi trả lời:
- Tôi sẽ xiên lại chết ít nhất một thằng.
Người đó hỏi, chết thế uổng, mạng mình sao đánh đổi mạng nó?
Tôi bảo:
- À đó là mạng anh, chứ mạng tôi chả là cái đéo gì, tôi là thằng vô học, chả có địa vị gì trong xã hội. Chúng nó học an ninh, cảnh sát mấy năm, tương lai, tiền đồ nhiều. Mạng nó quý hơn mạng mình chứ. Nó không quý mạng nó thì thôi, chính nó mới phải nghĩ điều đó chứ không phải tôi.
An ninh hỏi tôi trong một lần hỏi cung:
- Anh cho biết nhận xét của anh về đấu tranh bất bạo động?
- Tôi không biết gì về cái đó.
- Anh vào mạng suốt ngày, sao không biết?
- Ông biết tôi vào mạng xem cái đó suốt ngày à, tôi vào xem tỷ số bóng đá, kết quả sổ xố còn không đủ thời gian.
- Thật sự anh không biết gì về đấu tranh bất bạo động?
- Không luôn, nghe cái tên đã không muốn biết.
- Vì sao anh nghe tên không muốn biết?
- Vì đấu tranh đéo gì mà bất bạo động, ví dụ thằng nào hại tôi, chả lẽ tôi ngồi trước cửa nhà nó giơ cái biển phản đối à, rồi đi qua nó nhổ vào mặt, mình phải chịu để thể hiện sự ôn hoà. Nó hại nhà mình, bỏ tù oan uổng nó được thăng chức, mình thì ngồi phản đối, để nó tuyên truyền dân là mình bị thần kinh. Đm tôi là tôi rình nhà nó ăn cơm, cho một phát ầm một cái, thế là nhanh gọn. Đời đằng đéo nào chả chết. Ông cứ hỏi ông quản giáo cũ của tôi hồi xưa thì biết.
Người an ninh phải bỏ câu hỏi ấy, anh ta không ghi vào biên bản. Anh ta hỏi câu khác:
- Anh làm những việc này, đi tù thì vợ con anh ra sao?
Tôi trả lời:
- Đầy người bố chết, bố đi tù họ vẫn sống đó thôi. Vấn đề tôi nghĩ không phải vợ con mình ra sao, mà tôi nghĩ những thằng bắt bỏ tù tôi sẽ ra sao. Tôi tù về, đầu tiên tôi sẽ viết cuốn sách trong đó tôi miêu tả chi tiết tên tuổi những thằng bất nhân bỏ tù người ta oan uổng, chúng giam tôi được 5 năm, nhưng tôi giam cho chúng trong cuốn sách của tôi đời đời, con cháu chúng, họ hàng chúng sẽ đọc được điều đó. Tôi sẽ kể ví dụ như ông chẳng hạn. Sau đó thì tôi tính đến phương án không biết gì về đấu tranh bất bạo động.
Người an ninh sửng cồ:
- Phương án gì, sách truyện gì, đm cái loại ông vớ vẩn toàn nghĩ cái xỏ lá, ba que. Người ta làm công chức phải thực hiện nhiệm vụ, xã hội nào chả thế.
Rút cục biên bản hỏi cung tôi chả có gì, nhiều điều tôi trả lời về động cơ, lý tưởng như thế anh ta không ghi.
Liệu tôi có dám làm như điều tôi nói không, cái này thì chả chắc. Nhưng có một điều biên bản hỏi cung không rõ được động cơ, mục đích thì khó mà quy kết tội. Trả lời kiểu vô học thế này, ít ra cũng có được hiệu quả là hồ sơ chả đâu vào đâu, tuy rằng chế độ cộng sản muốn bắt thì chả cần hồ sơ hay chứng cứ gì. Tuy nhiên ít ra cũng không để chúng có cơ hội tuyên truyền.
Tóm lại điều tôi muốn chia sẻ cảm nghĩ của mình, là người đấu tranh cần cân nhắc hiệu quả giữa những hy sinh của mình và hiệu quả mang lại. Nếu thấy không xứng thì không cần thiết phải câu nệ, như tôi chả cần thiết phải chứng mình với cơ quan an ninh hay dư luận rằng tôi có lý tưởng, có mục đích cao đẹp. Giá như sự chứng minh ấy thuyết phục được an ninh, được nhiều người dân thức tỉnh, tôi có thể trả lời bằng những lời lẽ đanh thép và hùng hồn.
Đừng chờ cơm khi chưa có gạo, đừng chờ gạo khi chưa có tiền mua.
Xã hội còn đang băng hoại, đạo đức xuống cấp, tranh nhau vì tiền. Sự hy sinh của những người đấu tranh qua những bản án tù, qua những lời lý tưởng cao đẹp chẳng mong đánh động được bao nhiêu đâu, sự thực là vậy. Nếu như chờ một xã hội như thế thức tỉnh bằng sự hy sinh của những người đấu tranh, chả khác gì chờ cơm khi không có gạo.
Lý tưởng gì vào lúc xã hội thế này, lý tưởng của các cụ Phan à, có mà Phan Xích ( xiềng) Long, hiến chương 77 à, có mà hiến chương 79 ( điều luật hình sự ).
Đừng có tụ họp rồi đưa ra những lý tưởng, những hoạch định tốt đẹp, cao thượng làm gì vào lúc này.
Hãy chia nhau ra, đi từng ngõ ngách, tìm những thông tin khiến cho đám dân chúng nháo nhào lo lợi ích bản thân kia, thấy được rằng con đường tranh thủ cho cá nhân họ chẳng đi đến đâu, có dẫm lên nhau chạy trước, kiếm được của nả tích cóp thì phía trước chỉ là sa mạc mênh mông, chỉ là cái bóng đêm đang chờ.
Bọn kiếm được tiền ra nước ngoài, chỉ chiếm mấy phần trăm dân số thôi. Bọn trung lưu chiếm mấy chục phần trăm đi chẳng nổi, ở không xong mới là vấn đề. Phải tích cực đưa những tin cho chúng thấy, dù chúng kiếm được tiền, xây được căn nhà đủ tiện nghi, có bảo vệ, có lọc không khí. Nhưng con cái chúng ra đường không tránh được cảnh hít không khí ô nhiễm, không tránh khỏi xe ô tô đâm vì giao thông hỗn loạn, bị đâm chết vì câu nói bâng quơ. Chúng và gia đình chúng sẽ chết yểu như những người dân, có điều trong cái quan tài đẹp hơn vì chúng có tiền mua mà thôi.
Song song với điều đó, cần phải khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ chúng, sự đấu đá quyền lực để tranh giành ăn chia vật chất. Đừng có ca ngợi đó là chống tham nhũng, trong sạch chính quyền để dân chúng hy vọng. Điều đó là không có thật, cộng sản đã vì dân chúng đã giải tán hoặc không bắt bỏ tù những người đòi tự do, dân chủ.
Phải cho dân chúng thấy đến sự tuyệt vọng bằng những tin tức trong đời sống hàng ngày như giá cả tăng, con giết cha thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh đánh thầy cô giáo hay bác sĩ, công an, viên chức thoái hoá thế nào. Cứ nêu ra những hiện tượng có thật, đừng quy kết đó là lỗi của cộng sản, để cho dân chúng họ đọc và tự quy kết sẽ tốt hơn.
Khi nào dân chúng thấy rõ sự bế tắc và tuyệt vọng tràn ngâp chung quanh đời sống hàng ngày, khi những tranh đua, toán tính để vượt hơn người khác rút cục chỉ chậm đến bờ vực thẳm hơn, lúc ấy tự họ sẽ có nhu cầu muốn thay đổi. Cùng với điều đó là sự đấu đá, tranh giành trong nội bộ cộng sản đến mức trầm trọng hơn, những kẻ yếu thế cần tìm lối thoát, nhưng kẻ chưa yếu thế cũng muốn tương lai như kẻ đang yếu thế.
Chỉ khi ấy, khi sự bế tắc và tuyệt vọng đến tận cùng. Lúc đó những lý thuyết hay tư tưởng cao đẹp mới được chú ý. Hãy tận dụng truyền thông hữu hiệu và an toàn cho mình, đừng phung phí nó vào việc phổ biến những lý tưởng cao cả vào lúc này. Hãy tạo ra nhu cầu đói khát, trước khi quảng cáo nồi cơm dẻo thơm.
**
Cuối cùng thì tôi vẫn nói rằng, đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, suy nghĩ thiển cận của người ít học như tôi. Bày tỏ những điều mình nghĩ trong những giới hạn của một kẻ thiếu kiến thức về triết học và các học thuyết xã hội. Những suy nghĩ này không phản đối hay bác bỏ những tư tưởng cao cả mà những nhà đấu tranh hiện nay đang xây dựng và theo đuổi, phổ cập cho dân chúng.
Xin mạn phép dành một vài dòng cuối cùng cho quảng cáo thương mại.
Bán sách Từ Phất Lộc đến Weimar có ký tặng, giá bán 50 usd. Tất cả số tiền bán được sẽ dành tặng cho những người đấu tranh cho tự do, dân chủ đang bị cầm tù. Tất cả có nghĩa là nguyên vẹn 50 usd đó, không trừ tiền in, bản quyền, nhuận bút hay tiền gửi gì sất.
Người Buôn Gió
Nguồn: nguoibuongio1972.blogspot.com/2018/04/nghi-gi-ve-ban-nang-ne-danh-cho-nhung
No comments:
Post a Comment