kim thanh
Tin dữ được chuyển đến tôi sáng nay từ một anh bạn phương xa làm tôi rụng rời, như mới đây một người quen, không thân lắm, đột ngột ra đi, dù tuổi lớn và bệnh hoạn. Huống chi Ngô Đình Lệ Quyên rời bỏ dương trần lúc 53 tuổi –còn quá trẻ đối với tôi. Trong một phút giây, tôi mong đó không phải là sự thật. Biết đâu ai đó đã đùa dai tung trễ lên mạng ảo một poisson d’Avril, dù tháng tư sắp hết. Đến khi Luật sư Trương Phú Thứ gọi điện thoại kiểm chứng với Ngô Đình Quỳnh và sau đó tôi lên web thế giới và có trong tay bài báo bằng tiếng Ý và một đoạn băng video, thì chút hy vọng mỏng manh thật sự tan vỡ và nỗi đau buồn trong tôi lên tới tột độ.
Những kẻ căm ghét chế độ Ngô Đình Diệm, trái lại, ưa trích câu “ác giả ác báo” để giải thích tai nạn xảy ra theo quan niệm tôn giáo và bài học luân lý sơ đẳng, đúng hơn theo thuyếtkarma (nhân quả) quen thuộc. Tôi cũng không nghĩ như thế. Lệ Thủy, Lệ Quyên, hoặc xa hơn John Kennedy Jr., đã làm gì nên tội, mà bị Trời “phạt” về những lỗi của người lớn, nếu có? Nếu thuyết nhân quả đúng, tại sao Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, hay Staline, Mao Trạch Đông, Pol Pot v.v…, những tên đại gian, đại ác nổi tiếng, đã sát hại biết bao sinh linh lại được chết già an lành, trong khi hàng triệu nạn nhân hiền lành, vô tội bị giết oan, chết thảm? Ông trời quả có mắt thật không? Gần nhất, những tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân v.v… tay đã nhúng máu của hàng ngàn đồng bào ở Huế dịp Tết Mậu Thân mà vẫn còn sống nhơn nhơn. Tại sao?
Mới đây, lần đầu được thấy những bức ảnh của Lệ Quyên, với đôi mắt sâu đen thăm thẳm, nét mặt cương nghị, phảng phất một nỗi buồn xa vắng, tôi chợt nhớ đến dáng vẻ kiêu hãnh và sắc đẹp bi thảm (tragique) tương tự của một nữ tài tử Hy Lạp đóng vai nhân vật Antigone trong cuốn phim cùng tên. Antigone(442BC), vở bi kịch bất hủ của nhà soạn kịch Hy Lạp lừng danh, Sophocle, kể những thảm họa phủ xuống Oedipe và gia đình bởi mệnh số khắc nghiệt và độc đoán. Nhân vật Antigone, cũng như Electre, Phèdre của kịch tác gia Euripide, và Hermione, Oreste, Pyrrhus… trong các vở bi kịch khác nữa mà Racine, thế kỷ XVII văn học Pháp, đã mô phỏng, đều là những nạn nhân của định mệnh nghiệt ngã dành cho con người vốn yếu đuối, bất lực trước thần linh, những thế lực siêu hình, hoặc đam mê tàn bạo. Chỉ có cái chết mới hóa giải mọi oan nghiệt.“Evil strikes at it down the generations wave after wave, like seas that batter a headland…” (Bất hạnh dập xuống qua các thế hệ theo từng đợt sóng tiếp nối, như biển vỗ vào bờ đất cao…” (Sophocle, Antigone). Trong một bối cảnh khác, thi hào Nguyễn Du há đã chẳng viết cho những hồng nhan bạc phận: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” hoặc “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”, và về uy quyền tối thượng của Trời, thế lực trên cao:
Dù được cắt nghĩa thế nào, cái chết đột ngột của Lệ Quyên làm tôi vừa cảm thương vừa kính phục vừa thấy hãnh diện về cô. Cảm thương, như Thúy Kiều ngày nào bên mộ Đạm Tiên không quen, khéo dư nước mắt khóc người đời xưa. Hãnh diện, vì cô được báo chí ngoại quốc nhắc đến trong tư cách người Việt Nam đến Ý tỵ nạn chính trị từ bé, sau đó giữ chức vụ quan trọng trong Hội Caritas Roma, đã yêu thương, giúp đỡ tha nhân và những người cùng khổ, và hết lòng thờ phượng Chúa. Kính phục, vì dù có bằng tiến sĩ Luật, mà bởi nhất quyết không chịu vào quốc tịch Ý, cô không được đi dạy đại học, và cô cũng chẳng cần. Kính phục, vì tuy lấy chồng người Ý cô vẫn đặt tên con là Ngô Đình Sơn. Một phụ nữ Việt Nam muốn mãi mãi giữ căn cước và bản chất Việt Nam –xin hiểu VNCH. Còn gì cao đẹp hơn? Cũng như mẹ và hai anh, cô chưa một lần trở về thăm cố hương –bây giờ đang nằm trong nanh vuốt của Hận Thù, của Dối Trá, của Bất Công, của Tàn Bạo. Và cũng như mẹ cô, chưa một lần nói một lời, viết một câu hằn học kết án cá nhân những kẻ đã sát hại cha, bác, chú của mình. Cô đã quên và tha thứ tất cả.
Và như thế, tôi nghĩ rằng, trong bao năm sống kín đáo, khiêm nhường, làm việc, lặng lẽ như một bóng mờ –không còn ai nhắc đến– giữa chốn bụi hồng lao xao, biết đâu cô muốn chống lại, hoặc ít ra xoay đổi, định mệnh khắc nghiệt đè nặng lên gia đình, dòng họ, theo cách riêng của cô. Cũng như Antigone, theo cách riêng của nàng, khi đúng trước vua Créon, cãi lại lệnh cấm không được ai chôn xác người anh nổi loạn, Polynice, và qua đó, thách đố mệnh trời cứ đeo đẳng trừng phạt gia đình Oedipe, cha nàng. Bị kết án tử hình, nàng ngẩng cao đầu và kiêu hãnh“xem cái chết như một điều tốt khi con người sống giữa bao nhiêu điều bất hạnh, khổ đau…” Những tưởng Ngô Đình Lệ Quyên từ nay sẽ được giải thoát khỏi lời nguyền của định mệnh.
Ngờ đâu, định mệnh không buông tha. Và một sáng, cô đã gục ngã. Đầu hàng, bất lực. Như một nữ nhân vật đích thực trong những vở bi kịch của một Hy Lạp huyễn mơ mà tôi đọc say mê từ ngày còn đi học…
Tôi ca tụng và tiếc thương cô biết mấy cho vừa. Thôi, cô hãy ngủ giấc bình an ngàn năm, tự do từ đây, hỡi Lệ Quyên, Antigone của lòng tôi.
Portland, 17/4/2012
Kim Thanh
Khi sao phong gấm rủ làChúa ơi, tại sao, tại sao, tại sao? Tôi tự hỏi. Có lời giải đáp nào cho sự bí ẩn siêu hình phi lý này không? Nếu người bị nạn không phải là con ông bà Ngô Đình Nhu, em của Ngô Đình Lệ Thủy, cháu của một tổng thống và một tổng giám mục, em họ của một hồng y, nếu cô không thuộc dòng tộc quyền quý, cao sang, nổi tiếng vào bậc nhất của lịch sử Việt Nam cận đại, thì câu hỏi này đâu cần thiết nữa. Có người trả lời, bằng cách so sánh dòng họ Ngô Đình với dòng họ Kennedy –cũng chịu nhiều oan trái tương tự. Phần tôi không nghĩ như thế. John F. Kennedy, những đồng lõa Mỹ và tay sai Việt Nam, năm 1963, rõ ràng là thủ phạm trực tiếp hay gián tiếp giết chết ba anh em nhà Ngô, để sau đó ào ạt đổ quân vào Việt Nam, gây ra những xáo trộn, khủng hoảng chính trị, quân sự, và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của cả Miền Nam, mười hai năm sau. Thủ phạm làm sao có thể đồng hóa với nạn nhân? Rồi nữa, làm sao so sánh ba anh em nhà Kennedy với ba anh em họ Ngô Đình về tư cách và đạo đức cá nhân?
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Những kẻ căm ghét chế độ Ngô Đình Diệm, trái lại, ưa trích câu “ác giả ác báo” để giải thích tai nạn xảy ra theo quan niệm tôn giáo và bài học luân lý sơ đẳng, đúng hơn theo thuyếtkarma (nhân quả) quen thuộc. Tôi cũng không nghĩ như thế. Lệ Thủy, Lệ Quyên, hoặc xa hơn John Kennedy Jr., đã làm gì nên tội, mà bị Trời “phạt” về những lỗi của người lớn, nếu có? Nếu thuyết nhân quả đúng, tại sao Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, hay Staline, Mao Trạch Đông, Pol Pot v.v…, những tên đại gian, đại ác nổi tiếng, đã sát hại biết bao sinh linh lại được chết già an lành, trong khi hàng triệu nạn nhân hiền lành, vô tội bị giết oan, chết thảm? Ông trời quả có mắt thật không? Gần nhất, những tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân v.v… tay đã nhúng máu của hàng ngàn đồng bào ở Huế dịp Tết Mậu Thân mà vẫn còn sống nhơn nhơn. Tại sao?
Mới đây, lần đầu được thấy những bức ảnh của Lệ Quyên, với đôi mắt sâu đen thăm thẳm, nét mặt cương nghị, phảng phất một nỗi buồn xa vắng, tôi chợt nhớ đến dáng vẻ kiêu hãnh và sắc đẹp bi thảm (tragique) tương tự của một nữ tài tử Hy Lạp đóng vai nhân vật Antigone trong cuốn phim cùng tên. Antigone(442BC), vở bi kịch bất hủ của nhà soạn kịch Hy Lạp lừng danh, Sophocle, kể những thảm họa phủ xuống Oedipe và gia đình bởi mệnh số khắc nghiệt và độc đoán. Nhân vật Antigone, cũng như Electre, Phèdre của kịch tác gia Euripide, và Hermione, Oreste, Pyrrhus… trong các vở bi kịch khác nữa mà Racine, thế kỷ XVII văn học Pháp, đã mô phỏng, đều là những nạn nhân của định mệnh nghiệt ngã dành cho con người vốn yếu đuối, bất lực trước thần linh, những thế lực siêu hình, hoặc đam mê tàn bạo. Chỉ có cái chết mới hóa giải mọi oan nghiệt.“Evil strikes at it down the generations wave after wave, like seas that batter a headland…” (Bất hạnh dập xuống qua các thế hệ theo từng đợt sóng tiếp nối, như biển vỗ vào bờ đất cao…” (Sophocle, Antigone). Trong một bối cảnh khác, thi hào Nguyễn Du há đã chẳng viết cho những hồng nhan bạc phận: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” hoặc “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”, và về uy quyền tối thượng của Trời, thế lực trên cao:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,Người Công giáo xem những bất hạnh trên đời là do sự Quan Phòng (Providence) của Thiên Chúa toàn năng, là thử thách dành cho những người công chính, như ông Job trong Kinh Thánh đã phải chịu trăm bề đớn đau, khổ nhục.
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Dù được cắt nghĩa thế nào, cái chết đột ngột của Lệ Quyên làm tôi vừa cảm thương vừa kính phục vừa thấy hãnh diện về cô. Cảm thương, như Thúy Kiều ngày nào bên mộ Đạm Tiên không quen, khéo dư nước mắt khóc người đời xưa. Hãnh diện, vì cô được báo chí ngoại quốc nhắc đến trong tư cách người Việt Nam đến Ý tỵ nạn chính trị từ bé, sau đó giữ chức vụ quan trọng trong Hội Caritas Roma, đã yêu thương, giúp đỡ tha nhân và những người cùng khổ, và hết lòng thờ phượng Chúa. Kính phục, vì dù có bằng tiến sĩ Luật, mà bởi nhất quyết không chịu vào quốc tịch Ý, cô không được đi dạy đại học, và cô cũng chẳng cần. Kính phục, vì tuy lấy chồng người Ý cô vẫn đặt tên con là Ngô Đình Sơn. Một phụ nữ Việt Nam muốn mãi mãi giữ căn cước và bản chất Việt Nam –xin hiểu VNCH. Còn gì cao đẹp hơn? Cũng như mẹ và hai anh, cô chưa một lần trở về thăm cố hương –bây giờ đang nằm trong nanh vuốt của Hận Thù, của Dối Trá, của Bất Công, của Tàn Bạo. Và cũng như mẹ cô, chưa một lần nói một lời, viết một câu hằn học kết án cá nhân những kẻ đã sát hại cha, bác, chú của mình. Cô đã quên và tha thứ tất cả.
Và như thế, tôi nghĩ rằng, trong bao năm sống kín đáo, khiêm nhường, làm việc, lặng lẽ như một bóng mờ –không còn ai nhắc đến– giữa chốn bụi hồng lao xao, biết đâu cô muốn chống lại, hoặc ít ra xoay đổi, định mệnh khắc nghiệt đè nặng lên gia đình, dòng họ, theo cách riêng của cô. Cũng như Antigone, theo cách riêng của nàng, khi đúng trước vua Créon, cãi lại lệnh cấm không được ai chôn xác người anh nổi loạn, Polynice, và qua đó, thách đố mệnh trời cứ đeo đẳng trừng phạt gia đình Oedipe, cha nàng. Bị kết án tử hình, nàng ngẩng cao đầu và kiêu hãnh“xem cái chết như một điều tốt khi con người sống giữa bao nhiêu điều bất hạnh, khổ đau…” Những tưởng Ngô Đình Lệ Quyên từ nay sẽ được giải thoát khỏi lời nguyền của định mệnh.
Ngờ đâu, định mệnh không buông tha. Và một sáng, cô đã gục ngã. Đầu hàng, bất lực. Như một nữ nhân vật đích thực trong những vở bi kịch của một Hy Lạp huyễn mơ mà tôi đọc say mê từ ngày còn đi học…
Tôi ca tụng và tiếc thương cô biết mấy cho vừa. Thôi, cô hãy ngủ giấc bình an ngàn năm, tự do từ đây, hỡi Lệ Quyên, Antigone của lòng tôi.
Portland, 17/4/2012
Kim Thanh
No comments:
Post a Comment