27 June 2013
Để tùy nghi: 6 triệu chứng không ngờ của bệnh tim
Những năm gần đây các nhà khảo cứu đã tìm ra những dấu hiệu và triệu chứng có thể cho biết một cơn nhồi máu cơ tim sẽ xẩy ra trước nhiều tháng hoặc ngay cả nhiểu năm Theo bác sĩ Jonathan Goldstein thuộc Saint Michael’s Medical Center tại Newark, New Jersey “ trái tim-- cùng với các động mạch nuôi dưỡng nó-- là một cơ bắp lớn và khi nó bắt đầu suy yếu thì những triệu chứng sẽ xuất hiện ở nhiều phần của cơ thể”.
Dưới đây là 7 đầu mối không ngờ cho biết khi nào trái tim của chúng ta cần phải được kiểm tra .
Chỉ cần có một trong những triệu chứng trên và đặc biệt nếu có từ hai trở lên--thì bạn phải đi bác sĩ để làm thử nghiệm ngay.
1- Khó khăn về tình dục
Chứng loạn năng cương (erectile disfunction-ED) ở đàn ông là một trong những dấu hiệu tốt nhất báo trước bênh tim đang phát triển. . Bác sĩ Goldstein nói “Ngày nay bất cứ bệnh nhân nào có chứng ED đều đuợc coi là bệnh nhân tim mạch trừ khi có bằng chứng ngược lại” Đối với phụ nữ việc thiếu máu tới vùng âm đạo có thể cản trở sự kích thích, nên khó đạt đuợc khoái lạc cực độ
Nghiên cứu của Mayo Clinic cho thấy những đàn ông trong lứa tuối 40-49 mà bị chứng ED có nguy cơ bị bệnh tim gấp đôi so với những người không bị trở ngại về tình dục. Một nghiên cứu khác phát hiện là cứ hai trong số ba nam bệnh nhân đã được điều trị về bệnh tim mạch đều đã mắc chứng loạn năng cương cả nhiều năm trước khi bệnh tim được chẩn đoán.
Vì sao? Vì sự thu hẹp và cứng lại của các động mạch, dòng máu chảy tới dương vật bị hạn chế làm cho ngườiđàn ông thấy khó cương.hoặc không cương được lâu.
Ngoài ra vì các động mạch tới dương vật nhỏ hơn các động mạch chạy tới tim , nên chứng loạn năng cương (ED) là dấu hiệu đầu tiên của sự cứng động mạch. Thiếu oxigen cũng có thể gây mệt mõi và đuối sức kéo dài làm cho mất ham muốn tình dục dẫn đến thất bại trong việc chăn gối
Phải làm gì? Khi bạn hay người phối ngẫu có khó khăn trong vần để chăn gối thì cần đi khám bác sĩ để xem có phải vì bệnh tim mạch hay không Nên gặp bác sĩ tổng quát để kiểm tra tất cả các nguyên nhân có thể dẫn tới loạn năng cương hay khó khăn đạt được cực khoái.
2- Ngáy, ngưng thở khi ngủ, và những vần đề liên quan đến sự thở trong khi ngủ.
Nếu bạn ngáy lớn làm cho người phối ngẫu không ngủ được hay phải dùng nút lỗ tai thì tim của bạn có vấn đề. Sự thở hạn chế trong khi ngủ—nguyên nhân của ngáy—có liện hệ với đủ các loại bệnh tim mạch. Ngưng thở khi ngủ ( Sleep apnea ) —làm bệnh nhân ngưng thở ngắn hạn trong khi ngủ--có liên hệ với rủi ro cao bị các bệnh tim mạch và bệnh nhồi máu cơ tim Những ai bị chứng ngưng thở khi ngủ đươc xác nhận là có rủi ro nhồi máu cơ tim cao gấp ba lần rủi ro bình thường trong vòng năm năm.
Vì sao? Sự thở bị xáo trộn trong khi ngủ--bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ và một chứng bệnh khác nhẹ hơn gọi là UARS —làm giảm lượng oxigen trong máu chảy tới tim. Chứng ngưng thở do tắt nghẻn làm tổn thương phần bên mặt trái tim, do đó tim phải bơm mạnh hơn để hổ trợ cho phổi , giúp phổi khắc phục sự tắt nghẻn ống dẫn khí
Phải làm gì ? Bất cứ vấn đề về thở có liên quan đến giấc ngủ đều là dấu hiệu báo có gì trục trặc trong cơ thể. Bạn cần đi gặp bác sị để trắc nghiệm vể giấc ngủ và khám tim
3- Lợi bị đau, sưng hay chảy máu
Lợi bị đau, xưng hay chảy máu là triệu chứng không những của bệnh nha chu (periodontal disease) mà còn có thể dấu hiệu báo sớm bệnh tim mạch (bệnh nha chu là bệnh nhiễm vi khuẩn làm cho lợi bị viêm và tách khỏi răng)
Một nghiên cứu vào năm 2010 của Viện American Academy of Periodontoly cho thấy là bệnh nha chu phổ biến nhiều hơn 50% so với ước tính
Vì sao? Các chuyên gia cho rằng sư lưu thông yếu kém của máu do bệnh tim có thể là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Các nhà khảo cứu cũng đang tìm hiểu xem liệu có phải cùng một loại vi khuẩn có liên hệ tới bệnh về lợi và sự tạo thành mảng bên trong các động mạch vành. Sự liên hệ cũng có thể do một điều gì đó có liên quan tới phản ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm kéo dài
Phải làm gì? Bạn nên đi gặp nha sĩ để chữa bệnh về lợi và ngăn ngừa vi khuẩn. Vì bệnh nha chu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm và bệnh tuần hoàn, bạn nên yêu cẩu bác sĩ cho làm thử nghiệm kiểm tra trong trường hợp triệu chứng không dứt.
4- Cẳng chân hay bàn chân bị sưng phù
Nếu bạn thấy bàn chân bị sưng đến nỗi đi giầy thấy chật, các cổ chân cổ tay hay ngón tay bị phồng lên, hoặc khi tháo vớ thấy có vết lõm hằn trên da thì có thể nước đã bị giữ trong người bạn. Chứng bệnh phù (edema) này có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành (coronary artery disease-CAD), suy tim, hay những dạng bệnh tim mạch khác. Theo thống kê trên 80 triệu người có bệnh tim mạch dưới dạng này hay dạng khác, và mỗi năm khoảng 900,000 người bị chết vì bệnh này
Vì sao? Tỉnh trạng giữ nước trong người xẩy ra khi tim bơm không đủ mạnh và máu không tải được các chất thải ra khỏi các mô. Bệnh phù thuờng khởi đầu nơi bàn chân, cổ chân, các ngón tay, bàn tay và cẳng chân vì những phần cơ thể này ở xa tim nên máu chảy yếu.
Phải làm gì? Khi bị chứng bệnh này bạn cần cho bác sĩ hay để làm thữ nghiệm xác định xem có phải là do bệnh động mạch vành hay không và kiểm tra xem tim có hoạt động tốt hay không.
5- Tim đập không đều hay chứng loạn nhịp
Chứng loạn nhịp tim (arrhythmia)là một dấu hiệu báo sớm cho bạn biết là hệ tim mạch của bạn có vấn đề. Bạn có thể có cảm giác như tim bạn bỏ nhịp đập, đập quá nhanh hay đập thình thịch. Bệnh động mạch vành (CAD) là nguyên nhân hàng đầu về đột tử ( sudden death) cho cả nam lẫn nữ vì có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hayđột quỵ.
Vì sao? Nguyên nhân thông thường của chứng tim đập không đều là bệnh động mạch vành(CAD). Bệnh này giới hạn dòng máu chảy tới tim, làm hệ thống điện của tim phải làm việc căng thẳng để giữ cho nhịp tim đượcđều và phối hợp nhịp tim với các chức năng khác. Suy tim (Heart failure ) cũng có thể gây loạn nhịp bởi vì tim phải đập mạnh và nhanh hơn để bù lại sự suy yếu của nó
Phải làm gì? Điện tâm dồ (EKG) có thể đo hoạt động điện của tim, kể cả sự đều đặn của nhịp tim. Một thử nghiệm gọi là stress test –đo nhịp tim khi người bệnh đi trên máy chạy bộ (treadmill) --có thể xác định xem tim có bơm máu tốt hay không.
6- Đau hay co rút nơi ngực hay bả vai.
Một triệu chứng thông thường nhất của bệnh động mạch vành (CAD) là chứng đau thắt (angina) nơi ngực. Chứng đau này khác với đau nhói do nhồi máu cơ tim: người bệnh cảm thấy như đau sâu bên trong ngực, hoặc bị co thắt nơi ngực hoặc bị đè nặng trên ngực và khi hít thở lại càng thấy khó chịu hơn. Một trong những lý do cho người ta không nhận ra chứng đau thắt vì mỗi người có một cảm giác khác, có ngưới thì thấy nặng ở ngực, bụng no đầy,hay có sức đè hơn là đau. Nhiều khi bệnh nhân còn lầm tưởng là bị bệnh không tiêu hay ợ nóng khi mà cơn đau chuyển xuống vùng bụng. Sự co thắt hoặc cơn đau có thể xẫy ra ở bả vai, cổ, hàm, cánh tay, hoăc phần lưng trên làm cho người ta ngộ nhận là do cơ bắp bị co rút’ Có thể phân biệt chứng đau thắt với cơ bắp co rút hay bệnh dạ dày- ruột ở điểm là chứng đau thắt xảy ra nhiều lần chứ không phải chỉ một lần duy nhất hoặc kéo dài.
Theo Viện National Heart, Lung and Blood Institute, có 17 triệu người bị chứng đau thắt (angina). Số ca đàn ông và phụ nữ bị chứng bệnh này xấp xỉ ngang nhau, nhưng đàn ông có rủi ro cao hơn.
Dưới đây là 7 đầu mối không ngờ cho biết khi nào trái tim của chúng ta cần phải được kiểm tra .
Chỉ cần có một trong những triệu chứng trên và đặc biệt nếu có từ hai trở lên--thì bạn phải đi bác sĩ để làm thử nghiệm ngay.
1- Khó khăn về tình dục
Chứng loạn năng cương (erectile disfunction-ED) ở đàn ông là một trong những dấu hiệu tốt nhất báo trước bênh tim đang phát triển. . Bác sĩ Goldstein nói “Ngày nay bất cứ bệnh nhân nào có chứng ED đều đuợc coi là bệnh nhân tim mạch trừ khi có bằng chứng ngược lại” Đối với phụ nữ việc thiếu máu tới vùng âm đạo có thể cản trở sự kích thích, nên khó đạt đuợc khoái lạc cực độ
Nghiên cứu của Mayo Clinic cho thấy những đàn ông trong lứa tuối 40-49 mà bị chứng ED có nguy cơ bị bệnh tim gấp đôi so với những người không bị trở ngại về tình dục. Một nghiên cứu khác phát hiện là cứ hai trong số ba nam bệnh nhân đã được điều trị về bệnh tim mạch đều đã mắc chứng loạn năng cương cả nhiều năm trước khi bệnh tim được chẩn đoán.
Vì sao? Vì sự thu hẹp và cứng lại của các động mạch, dòng máu chảy tới dương vật bị hạn chế làm cho ngườiđàn ông thấy khó cương.hoặc không cương được lâu.
Ngoài ra vì các động mạch tới dương vật nhỏ hơn các động mạch chạy tới tim , nên chứng loạn năng cương (ED) là dấu hiệu đầu tiên của sự cứng động mạch. Thiếu oxigen cũng có thể gây mệt mõi và đuối sức kéo dài làm cho mất ham muốn tình dục dẫn đến thất bại trong việc chăn gối
Phải làm gì? Khi bạn hay người phối ngẫu có khó khăn trong vần để chăn gối thì cần đi khám bác sĩ để xem có phải vì bệnh tim mạch hay không Nên gặp bác sĩ tổng quát để kiểm tra tất cả các nguyên nhân có thể dẫn tới loạn năng cương hay khó khăn đạt được cực khoái.
2- Ngáy, ngưng thở khi ngủ, và những vần đề liên quan đến sự thở trong khi ngủ.
Nếu bạn ngáy lớn làm cho người phối ngẫu không ngủ được hay phải dùng nút lỗ tai thì tim của bạn có vấn đề. Sự thở hạn chế trong khi ngủ—nguyên nhân của ngáy—có liện hệ với đủ các loại bệnh tim mạch. Ngưng thở khi ngủ ( Sleep apnea ) —làm bệnh nhân ngưng thở ngắn hạn trong khi ngủ--có liên hệ với rủi ro cao bị các bệnh tim mạch và bệnh nhồi máu cơ tim Những ai bị chứng ngưng thở khi ngủ đươc xác nhận là có rủi ro nhồi máu cơ tim cao gấp ba lần rủi ro bình thường trong vòng năm năm.
Vì sao? Sự thở bị xáo trộn trong khi ngủ--bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ và một chứng bệnh khác nhẹ hơn gọi là UARS —làm giảm lượng oxigen trong máu chảy tới tim. Chứng ngưng thở do tắt nghẻn làm tổn thương phần bên mặt trái tim, do đó tim phải bơm mạnh hơn để hổ trợ cho phổi , giúp phổi khắc phục sự tắt nghẻn ống dẫn khí
Phải làm gì ? Bất cứ vấn đề về thở có liên quan đến giấc ngủ đều là dấu hiệu báo có gì trục trặc trong cơ thể. Bạn cần đi gặp bác sị để trắc nghiệm vể giấc ngủ và khám tim
3- Lợi bị đau, sưng hay chảy máu
Lợi bị đau, xưng hay chảy máu là triệu chứng không những của bệnh nha chu (periodontal disease) mà còn có thể dấu hiệu báo sớm bệnh tim mạch (bệnh nha chu là bệnh nhiễm vi khuẩn làm cho lợi bị viêm và tách khỏi răng)
Một nghiên cứu vào năm 2010 của Viện American Academy of Periodontoly cho thấy là bệnh nha chu phổ biến nhiều hơn 50% so với ước tính
Vì sao? Các chuyên gia cho rằng sư lưu thông yếu kém của máu do bệnh tim có thể là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Các nhà khảo cứu cũng đang tìm hiểu xem liệu có phải cùng một loại vi khuẩn có liên hệ tới bệnh về lợi và sự tạo thành mảng bên trong các động mạch vành. Sự liên hệ cũng có thể do một điều gì đó có liên quan tới phản ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm kéo dài
Phải làm gì? Bạn nên đi gặp nha sĩ để chữa bệnh về lợi và ngăn ngừa vi khuẩn. Vì bệnh nha chu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm và bệnh tuần hoàn, bạn nên yêu cẩu bác sĩ cho làm thử nghiệm kiểm tra trong trường hợp triệu chứng không dứt.
4- Cẳng chân hay bàn chân bị sưng phù
Nếu bạn thấy bàn chân bị sưng đến nỗi đi giầy thấy chật, các cổ chân cổ tay hay ngón tay bị phồng lên, hoặc khi tháo vớ thấy có vết lõm hằn trên da thì có thể nước đã bị giữ trong người bạn. Chứng bệnh phù (edema) này có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành (coronary artery disease-CAD), suy tim, hay những dạng bệnh tim mạch khác. Theo thống kê trên 80 triệu người có bệnh tim mạch dưới dạng này hay dạng khác, và mỗi năm khoảng 900,000 người bị chết vì bệnh này
Vì sao? Tỉnh trạng giữ nước trong người xẩy ra khi tim bơm không đủ mạnh và máu không tải được các chất thải ra khỏi các mô. Bệnh phù thuờng khởi đầu nơi bàn chân, cổ chân, các ngón tay, bàn tay và cẳng chân vì những phần cơ thể này ở xa tim nên máu chảy yếu.
Phải làm gì? Khi bị chứng bệnh này bạn cần cho bác sĩ hay để làm thữ nghiệm xác định xem có phải là do bệnh động mạch vành hay không và kiểm tra xem tim có hoạt động tốt hay không.
5- Tim đập không đều hay chứng loạn nhịp
Chứng loạn nhịp tim (arrhythmia)là một dấu hiệu báo sớm cho bạn biết là hệ tim mạch của bạn có vấn đề. Bạn có thể có cảm giác như tim bạn bỏ nhịp đập, đập quá nhanh hay đập thình thịch. Bệnh động mạch vành (CAD) là nguyên nhân hàng đầu về đột tử ( sudden death) cho cả nam lẫn nữ vì có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hayđột quỵ.
Vì sao? Nguyên nhân thông thường của chứng tim đập không đều là bệnh động mạch vành(CAD). Bệnh này giới hạn dòng máu chảy tới tim, làm hệ thống điện của tim phải làm việc căng thẳng để giữ cho nhịp tim đượcđều và phối hợp nhịp tim với các chức năng khác. Suy tim (Heart failure ) cũng có thể gây loạn nhịp bởi vì tim phải đập mạnh và nhanh hơn để bù lại sự suy yếu của nó
Phải làm gì? Điện tâm dồ (EKG) có thể đo hoạt động điện của tim, kể cả sự đều đặn của nhịp tim. Một thử nghiệm gọi là stress test –đo nhịp tim khi người bệnh đi trên máy chạy bộ (treadmill) --có thể xác định xem tim có bơm máu tốt hay không.
6- Đau hay co rút nơi ngực hay bả vai.
Một triệu chứng thông thường nhất của bệnh động mạch vành (CAD) là chứng đau thắt (angina) nơi ngực. Chứng đau này khác với đau nhói do nhồi máu cơ tim: người bệnh cảm thấy như đau sâu bên trong ngực, hoặc bị co thắt nơi ngực hoặc bị đè nặng trên ngực và khi hít thở lại càng thấy khó chịu hơn. Một trong những lý do cho người ta không nhận ra chứng đau thắt vì mỗi người có một cảm giác khác, có ngưới thì thấy nặng ở ngực, bụng no đầy,hay có sức đè hơn là đau. Nhiều khi bệnh nhân còn lầm tưởng là bị bệnh không tiêu hay ợ nóng khi mà cơn đau chuyển xuống vùng bụng. Sự co thắt hoặc cơn đau có thể xẫy ra ở bả vai, cổ, hàm, cánh tay, hoăc phần lưng trên làm cho người ta ngộ nhận là do cơ bắp bị co rút’ Có thể phân biệt chứng đau thắt với cơ bắp co rút hay bệnh dạ dày- ruột ở điểm là chứng đau thắt xảy ra nhiều lần chứ không phải chỉ một lần duy nhất hoặc kéo dài.
Theo Viện National Heart, Lung and Blood Institute, có 17 triệu người bị chứng đau thắt (angina). Số ca đàn ông và phụ nữ bị chứng bệnh này xấp xỉ ngang nhau, nhưng đàn ông có rủi ro cao hơn.
(Internet)
25 June 2013
Bao giờ thì Đông Kinh (Tokyo) bằng được Hà Nội?
Một vài ý nghĩ nhân chuyến du lịch Nhật Bản
Hoàn toàn không phải là điều nghịch lý như kiểu nói “muốn thấp thì đứng, muốn cao thì ngồi”; hay là nói điều ngược ngạo với một sự thật hiển nhiên về sự hơn kém của hai xã hội phơi bầy trước mắt các du khách đã có tuổi để thấy được lịch sử và nguyên nhân đã tạo nên những biểu hiện của hai thủ đô nói trên. Theo Duy vật sử quan thì Hà Nội, thủ đô nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Độc lập-Tự do- Hạnh phúc) đã bỏ xa thủ đô Đông Kinh của Nhật, một nước đang ở thời kỳ “Tư bản dẫy chết”. Như thế là cách nhau hai thời kỳ, vì trước khi lên đến Xã hội chủ nghĩa, Nhật Bản còn phải kinh qua “Thời kỳ quá độ”, với những cuộc đấu tranh giai cấp và cải cách ruộng đất long trời lở đất nữa mới được.
Trong chuyến đi, tôi có hỏi một bà đồng hành, vừa đi du lịch Đại Hàn, đúng lúc ở đó đang có những căng thẳng về chính trị, về người dân Đại Hàn, bà cho biết là họ chẳng có gì lo âu; còn tâm lý thì tỏ ra có hạnh phúc. Có thể bề ngoài thì như thế, vì thật sự, những người đi du lịch, với thời gian quá hạn hẹp, chỉ thấy được phần nào cuộc sống cũng như thái độ của người dân. Người đi du lịch, chủ yếu vẫn là đi thăm và thưởng ngoạn những cảnh đẹp của thiên nhiên, cùng là những công trình tạo tác tuyệt vời trường tồn qua thời gian. Như qua Paris thì thế nào cũng phải xem Tháp Eiffel, lâu đài Versaille, cùng là ngồi tàu du ngoạn sông Seine; Đi thăm thác Niagara để thấy vẻ hùng vĩ của thác nước. Tôi đi Nhật Bản cũng là để thỏa mãn một hiếu kỳ, đến tận xứ sở hoa anh đào vào mùa anh đào nở. Tháng Tư là mùa Xuân của Bắc bán cầu.
Lúc đầu chỉ là vì một chút hiếu kỳ. Thế mà không ngờ lại được gẫm câu tục ngữ: “Đi ngày đàng, học sàng khôn” với ý nghĩa chân thực của nó. Tôi nghe bà người Mỹ, qua chuyến đi chơi Đại Hàn 4 ngày, tức là cũng “cưỡi ngựa xem hoa” nói rằng người dân Đại Hàn rất hạnh phúc, có phần còn hơn người Nhật. Không có con số thống kê, hay bằng chứng cụ thể nào cả, tức là chỉ căn cứ vào những người và cảnh bà gặp trong chuyến du lịch. Tôi cũng vẫn không thích những con số thống kê của các nhà kinh tế để đánh giá sự giàu nghèo của một nước. Nếu cứ so sánh số GDP của Việt Nam ngày nay, gọi là hơn 1000 Đôla, thì ai cũng phải bảo người dân VN ngày nay giàu có hạnh phúc hơn người VN trong chế độ VNCH ngày trước với chỉ có 160 Đôla. Cái lối chia bình quân lợi tức ấy, không thể nói lên thực trạng của xã hội. Ngoài ra, nếp sống của con người trong một xã hội gọi là có văn hoá, không chỉ căn cứ vào mấy yếu tố về tài chính và kinh tế. Cũng vậy, cuộc sống của người dân Trung Quốc không thể tốt đẹp đáng sống như người dân Nhật Bản. Nói gì đến Việt Nam.
Vấn đề tỏ rõ là không chỉ làm cho người dân no bụng mà phải đặt trọng tâm nơi văn hoá. Con người không phải là con vật lao động như con trâu con bò để mà cho ăn đầy bụng rồi lao động tốt. Cộng Sản đã đối xử với người dân như thế. Người lao động, tức là thứ dân, mà theo ngôn ngữ của nhà nho trong xã hội cũ là bọn “thất phu” của Nhật, ngay từ đầu thế kỷ 20, tức là Nhật Bản mới duy tân được mấy chục năm, đã là một so sánh thèm muốn cho nhà nho cách mạng Viết Nam Phan Bội Châu: “Những ngày đầu tiên tiếp xúc với đất nước Nhật, Phan Bội Châu đã rất phục thái độ và cách cư xử của những người dân lao động ở đây. Ông cho rằng vì họ được độc lập, họ hiểu được tư cách một dân tộc văn minh, nếu so sánh với người nước ta, thì thật là một trời một vực.”(1)
Một sự so sánh đơn giản thế thôi, nhưng là một quyết định có tính chất định hướng cách mạng quan trọng của hai nhà cách mạng chân chính: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Đến bây giờ người ta mới thấm thía bài học mà hai chí sĩ họ Phan rao giảng.
Lịch sử chỉ chú ý đến chính trị và quân sự, mà lơ là với văn hoá. Phong trào Duy tân mà người ta vẫn nói là các nhà nho VN chịu ảnh hưởng nơi các tân thư của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi là phong trào vận động đổi mới về văn hoá. Hai cụ Phan đã đọc những sách ấy và vì muốn thấy cụ thể thành quả, cùng đường lối hữu hiệu duy tân dã dẫn đến thành công, nên phải sang Nhật.
Trong thời đại của các nhà nho Duy Tân, việc tranh thủ độc lập cho nước Việt Nam đã được nhìn một cách toàn diện, chứ không chỉ là độc lập về chính trị. Người ta đã biết nói “dùng người Nhật để đuổi người Pháp là (dĩ nô dịch chủ- vẫn là nô lệ, chỉ đổi chủ thôi) thì mục đích của cuộc Đông du với Phan Bội Châu và “Tây du” (sang Pháp) với Phan Châu Trinh cũng phải kể là theo một chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” (mở mang dân trí, khơi dậy tinh thần dân chúng và làm cho cuộc sống của dân giàu). Ai cũng biết VN bị thua trận và mất nước về tay người Pháp, hoàn toàn là do sự hủ bại của triều đình Huế đã để cho xã hội VN lạc hậu; cũng giống như vua quan nhà Mãn Thanh đã để cho xã hội Trung Hoa thua sút các nước Tây phương, mà việc duy tân của Nhật Bản thành công đã là tiếng chuông cảnh tỉnh.
Sự so sánh người dân nước ta với nước Nhật dưới con mắt của Phan Bội Châu (có thể là vẫn còn đúng với ngày nay dù đang sống trong thiên đường XHCN) là có cơ sở từ một nhận định của Phan Châu Trinh. Cứ theo như Phan Tây Hồ thì có 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam:
Trong thời gian ở trên đất Nhật, tiếp xúc với mọi tầng lớp dân chúng, vấn đề dân trí càng nổi lên thành mối ưu tư cho những nhà cách mạng Duy tân VN. Vấn đề Phan Bội Châu nhìn đúng, nhưng khả năng thực hiện lại kém. Muốn chấn hung dân khí, mở mang dân trí phải cần đến một chương trình giáo dục để thay đổi nếp sống văn hoá lạc hậu cũ. Khi dân trí còn quá thấp, thì chẳng thể có một chương trình duy tân nào thực hiện được. Đó là lý do mọi đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đều vấp phải bức tường bảo thủ của văn hoá cũ. Cho dù ở triều đình có thiện chí áp dụng chương trình cải cách, cũng khó lòng mà thực hiện với một đại chúng nhân dân thấp kém, hủ lậu, bạc nhược được.
Trong chuyến đi du lịch Nhật Bản vừa rồi, điều đập vào mắt tôi là tinh thần kỷ luật và trách nhiệm của người dân Nhật. Trách nhiệm thì báo chí đều đã đăng tải nhiều. Chỉ đơn cử một việc người tài xế taxi có trách nhiệm với khách là làm tròn trách nhiệm đúng với số tiền thù lao mà khách đi xe phải trả, không hề thấy có một kỳ kèo nào của chủ và khách cả. Dù sao tinh thần trách nhiệm còn trải rộng, khó quan sát hết được. Chỉ riêng tinh thần kỷ luật là dễ dàng nhận thấy nơi sinh hoạt của cộng đồng trong xã hội. Điều đập vào mắt tôi là trật tự ở nhà ga, dù là rất đông, nhưng không có ai chen nhau để đi trước. Có lẽ vì thời gian đã được sắp xếp đúng chương trình, nên không ai thấy mình phải vội vã hơn người khác, để làm mất trật tự của đám đông di chuyển. Điều này cho người ta tin là thật, câu chuyện khiến cả thế giới khâm phục là trong trận sóng thần năm 2011 người Nhật cũng rất trật tự để di tản.
Vấn đề là làm sao để người dân có tinh thần trật tự và cách mạng? Không có ai sinh ra đã hội đủ tinh thần để sống hoà hợp trong xã hội. Chỉ có giáo dục mới tạo nên được con người xã hội. May mắn cho nước Nhật là sống riêng rẽ trong một quần đảo, tuy có ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, nhưng vẫn duy trì được văn hoá bản địa, nên tạo được sắc thái Nhật Bản.
Những người Nhật duy tân đã hiểu rất rõ nhu cầu giáo dục cho công cuộc đổi mới, và họ đã định được mục đích của giáo dục để đào tạo một con người sống trong một xã hội nhân bản. Mẫu mực nhân bản ấy họ đã thấy được ở tinh thần dân chủ Tây phương như Anh, Pháp, Mỹ.
Cái đại bất hạnh cho Việt Nam chúng ta (Mặc dầu cụ Phan Châu Trinh đã báo động và cảnh cáo Nguyễn Tất Thành là “tư tưởng Cộng sản do Lénin đem áp dụng ở Nga; kể cả Phan Bội Châu khi tiếp xúc với Đại sứ Nga ở Bắc Kinh với ý định đưa người sang Nga học, cũng đã mau lẹ nhận ra quan niệm xây dựng xã hội của Cộng Sản là không dùng được, nên cắt đứt quan hệ (3)), là những người Cộng Sản đã đem áp dụng một cách nô lệ cái gọi là “văn hoá Marxist-Leninist” cho dân tộc Việt Nam. Đúng như Nguyễn Mạnh Tường đã cay đắng nhận xét về cuối đời của mình:”... Phải công nhận là nền giáo dục Cộng Sản đã thành công, thuyết phục được những người, dường như đầu óc vẫn minh mẫn, nhưng lại không tin vào những gì mắt thấy tai nghe, mà ngược lại còn tôn xưng tôn chỉ của Đảng, để tăng thêm niềm tin vào những gì Đảng quyết định và ra lệnh như kẻ duy nhất nắm giữ sự thật và là nhà tiên tri Phúc âm Marxist-Leninist. Loại cuồng tín biến sự đa dạng thành ro-bot, biến con người thành những cỗ máy chỉ biết cử động khi có lệnh đến từ bên ngoài thật sự làm những cái đầu biết suy nghĩ lo ngại.”(4)
Tiếng bình dân gọi là “bỏ bùa mê thuốc lú” khiến người ta không còn phân biệt phải trái hay dở nữa. Thực tế thì có rất nhiều trí thức đã tuyên truyền không công, cổ vũ cái “Thiên đường Cộng sản” ấy; nhưng còn chính mình thi không dám tới Nga để sống thử trong Thiên đường. Ta cũng không thể loại trừ tính thơ ngây hay cũng có thể gọi là ấu trĩ của trí thức đã góp công nhiều cho tổ chức lãnh đạo lưu manh để đào tạo ra quần chúng Cộng sản. Việc tự giáo dục và giáo dục quần chúng làm nên vai trò cần thiết của trí thức trong việc cải thiệnxã hội. Một nền giáo dục đúng và tốt là nền tảng của văn hoá nhân bản dẫn đến chế độ dân chủ pháp trị hoàn hảo.
Sở dĩ giáo dục Cộng sản thành công, một phần cũng là do công lao của những trí thức có lẽ “ăn phải bùa mê thuốc lú” này, mà tiêu biểu đáng được vinh danh là Đào Duy Anh và Đặng Thai Mai. Công lao đưa chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam về phương diện ý thức hệ phải kể đến hai vị này; còn Hồ Chí Minh chỉ là người hành động đã tạo cơ hội cho ý thức này phát triển.
Hiện tượng ù lỳ về trí thức và thụ động về hành động là một hiện tượng có thật và phổ quát trong xã hội Cộng Sản Việt Nam hiện tại, theo nhận xét của Nguyễn Mạnh Tường: “Tại sao giờ đây họ như đã chết, không còn sinh khí, bất động trong sự thờ ơ? Tại sao họ chịu đựng ngồi khóc một cách thụ động, hay có thể khóc vì tuyệt vọng như thế? Họ không tin mình còn sức gì trong trí óc và hai cánh tay nữa? Họ, những người đã viết nên những trang sử rực rỡ.
Tôi không thể thấy cái gì ngao ngán hơn cảnh sáu mươi triệu người trôi dật dờ không chút nghị lực như những xác người trên biển cả. Họ đã bị lừa bịp, phỉnh gạt, phản bội và điều không thể hiểu nổi là người ta chỉ biết kêu than đói khổ trong khi tài nguyên thiên nhiên đầy dãy và đang chờ khai thác.” (5)
Cũng chỉ là trật tự trong mọi hành động, người ta không thấyngười Nhật dành nhau mua vé đi xe lửa; cũng chẳng thấy có cảnh người sắp hàng để bán chỗ cho những ai cần đi trước. Theo lời tác giả Nguyễn Mạnh Tường thì quả thật người Việt Nam đã rất trật tự “như những xác người trôi trên biển cả”.
Trên đây là chuyện NMT nói hồi thập niên 90. Bây giờ thì dân khí càng xuống thấp. Hãy cứ so sánh dân Việt trong thời Pháp thuộc, khi cụ Phan Bội Châu bị tòa án Thực dân Pháp tuyên án tử hình, thì cả nước “xuống đường, từ học sinh tiểu học cũng bãi khoá để đấu tranh, khiến Thực dân phải hủy án tử hình, nhưng cô lập cụ ở Huế. Những năm 60 của thế kỷ 20 trong chế độ VNCH, Phật giáo hăng thế, học sinh, sinh viên Phật tử hăng thế, theo lệnh thầy xuống đường đấu tranh không sợ tù đầy. Thế mà bây giờ chính quyền ngang ngược đàn áp nhân dân, công an đánh chết người rồi vu cho là tự tử; sinh viên tranh đấu biểu tình chống Tàu Cộng xâm lấn biển đảo, cướp ngư trường của dân đánh cá VN, bị “Nhà nước nhân dân” ngang ngược bỏ tù, mà học sinh, sinh viên nín khe. Thế mà kéo nhau cả vạn người đi đón một ca sĩ Đại Hàn đến Saigon biểu diễn. Nhân dân khắp nơi chỉ lo kiếm miếng cơm. Nhất là từng lớp trí thức là những người tốt nghiệp Đại học và hậu Đại học (kể cả những người mua bằng) vẫn ngoan ngoãn “không nghe, không nghĩ, không nói, mà lãnh đồng lương chết đói của chính quyền Cộng Sản.”
Sở dĩ những năm 60 mà nhân dân xuống đường, nhất là Phật giáo là vì có lãnh đạo tổ chức… Giả sử không có Thích Trí Quang cùng một số đại đức, thượng tọa tổ chức tranh đấu, thì chưa chắc đã có cuộc sụp đổ của Chính phủ Ngô Đình Diệm, dù người Mỹ có nhúng tay vào.
Một điều nữa là dân khí ở miền Nam hồi trước vẫn còn tồn tại, dù phải sống trong chế độ Thực dân; hay vừa mới được tự do ít năm, nó càng nói lên tầm mức quan trọng của giáo dục. Cái giáo dục thời Thực dân, hay thời VNCH, dù chưa được hoàn hảo, nhưng cũng vẫn là ước mơ của ông NMT sống trong chế độ Cộng Sản VN: “Giáo dục phải dạy về những giá trị, lòng trung thực và sự biết tôn trọng. Mục tiêu của giáo dục nhằm dạy cho con người nên người. Nên người là cái mục đích duy nhất và tối hậu của giáo dục. Vì vậy muốn xứng đáng mang danh “nên người”, phải được tô điểm bằng những đạo đức -chỉ riêng chúng-đã nâng cao và tán dương nhân tính con người. Trường học dạy nguyên tắc, đạo đức ứng dụng trong gia đình và ngoài xã hội.”(6)
Cộng Sản đã dùng giáo dục để làm cho quần chúng của họ thành một cộng đồng sinh vật phản xạ có điều kiện (*). Cái cộng đồng ấy lúc phải dùng cho chiến tranh thì húc đầu vào nguy hiểm như “con trâu Điền Đan” thì mới có ăn; Lúc thời bình thì chỉ biết chờ chủ khiển dụng mà “sáng tai họ điếc tai cầy”. Đó cũng là thứ giáo dục nhằm mục đích nô lệ hoá con người: “Con người sẽ trở nên loại người mà trường học muốn tạo ra. Thứ giáo dục kiểu Spartan (*) chỉ dành cho việc đào tạo những người lính, đẩy tuổi trẻ vào cái cối xay người đen tối và những bài tập quân sự.”(7)
Chẳng gì rõ hơn cứ nghe trẻ con phải đọc kinh nhật tụng “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi” thì thấy chủ trương tạo nên cộng đồng sinh vật này: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. / Học tập tốt, lao động tốt./ Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt./ Giữ gìn vệ sinh thật tốt./ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Nếu chỉ nhìn vào mặt nổi của những điều gọi là “Bác Hồ dạy thiếu nhi”, người ta cũng thấy thiện chí của giáo dục. Nhưng bản chất của Cộng Sản là dối trá, nên không bao giờ họ thi hành những điều họ nói. Nói là thật thà, nhưng mọi hành vi đều là dối trá; nói là khiêm tốn, nhưng luôn luôn “một tấc đến trời”. Đứa bé được trui rèn để không còn yêu cha mẹ gia đình, anh em nữa, mà chỉ yêu đoàn thể. Cái lầm của sự xây dựng văn hoá Cộng Sản là không đặt trên căn bản cá nhân, mà là tập thể chỉ có lý trí và bản năng. Chưa có một nền giáo dục nào, một triết lý giáo dục nào khinh miệt con người đến thế.
Đoàn thể đó không có chỗ phát triển cho cá nhân, nên mọi hoạt động đều phải do lãnh đạo. Người ta chỉ có tự do khi ý thức được trách nhiệm và hành động của mình. Giáo dục Cộng Sản thủ tiêu tự do để cho quần chúng mất hết tinh thần tự chủ, dù rằng Cộng Sản vẫn nói tới “tinh thần làm chủ” một cách bịp bợm để nâng cao năng xuất lao động. Một đằng nô lệ hoá trí thức, để người dân không còn ý thức được điều gì ngoài lãnh đạo rao giảng; Một đằng nô lệ hoá nhu cầu hạ đẳng của con người, khiến người dân chỉ còn trông chờ miếng cơm manh áo nơi Đảng ban cho. Có như thế mới dễ dàng cho Đảng sai khiến. Người dân chỉ biết có Đảng, vâng lời Đảng. Không phải vì có tinh thần giác ngộ cách mạng, mà chỉ vì những lợi ích thiết thân.
Có lẽ cần phải xem lại nhận xét của một nhà báo người Pháp từng viết bài ca tụng dân tộc Việt Nam thời chiến thắng Đ.B.P. , vừa rồi quay lại Việt Nam đã viết: “Giờ đây sự ngu dốt và bất tài đã được dối trá và ích kỷ xông vào nhập cuộc”(8) Việc làm nên chiến thắng Đ.B.P. nếu đừng kể công lao của Trung Quốc góp vào (*) thì sự hăng say chiến đấu đó phát huy từ lòng yêu nước tiềm tàng của dân tộc V. N. vốn có từ lâu, và đó cũng là điều mà sau này giáo dục Cộng Sản tiêu diệt nó để thay thế bằng tinh thần Quốc tế vô sản. Đừng đánh giá những người lãnh đạo Đảng ngày nay là ngu dốt và bất tài; Họ thực sự là những người ích kỷ, dối trá và rất có khả năng trong sự lừa bịp và bạo lực của họ.
Những người cầm quyền hiện tại củng cố giai cấp của họ để theo chính sách “cha truyền con nối”: Một đằng họ đẩy trí thức ra ngoài rìa xã hội, khiến những trí thức này lâm cảnh cực khổ phải làm công việc hạ đẳng, nếu không thì với thu nhập thường càng khiến họ đau đớn với thân phận bị tước bỏ chức năng cao quý mà họ đã đầu tư cả đời người. Một đằng họ gửi con cái đi du học nước ngoài (không cần học thật, chỉ cần có cái “mác” học ở nước ngoài, nhất là Tây phương để ngày nào đó sẽ quay về VN, thay chỗ, thay quyền cho họ trong các chức vụ cao một cách danh chính ngôn thuận.
Sự sai lầm trong việc đặt nền tảng cho văn hoá, mà bước quyết định là giáo dục, không thể thấy kết quả nhãn tiền như đối với chính trị. Thí dụ một ý tưởng rồ dại về đấu tranh giai cấp, khi đem ra thi hành đã đem lại kết quả chớp nhoáng là cả nửa triệu người bỏ mạng tức tưởi. Nhưng hậu quả văn hoá Marxist-Leninist thì phải nhiều chục năm sau mới phát tác cái tệ hại của nó, để muốn thay đổi nó cũng phải cần có thời gian lâu dài vài ba thế hệ, với điều kiện là có ý thức và quyết định để thay đổi nó không.
Cũng phải nói đến nỗi oan khiên của lịch sử, đã đặt nước Việt Nam luôn luôn vào hoàn cảnh “trễ tàu”. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cùng một tập thể nhà nho muốn duy tân, kể cả vua Tự Đức (*), nhưng hoàn cảnh lịch sử đã đổi khác rồi, không còn may mắn như Nhật Bản đã quyết định đổi mới đúng lúc nền văn hoá của mình.
_______________________
Chú thích:
(1)Vũ Ngọc Khánh – Sào Nam thiên cổ sự - trg 120,/ (*) Những người nghiên cứu văn học của Cộng Sản rất đề cao trò lưu manh này của nhân vật Trạng Quỳnh, coi đó như là hình thức chống Phong kiến./ (2) Vũ Ngọc Khánh – Sào Nam Thiên cổ sự - trg 122./ (3) Phan Bội Châu niên biểu./ (4) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị khai trừ -trg 270./ (5) nt trg 271-272./ (6) nt - trg 273/ (*) Chú thích của sách K. B. K. T.: Giáo dục kiểu Spartan: giáo dục lòng can đảm, sự anh dũng, bền bỉ, khắc khổ, có ý thức kỷ luật cao, chiến đấu giỏi./ (7) Hồ Chí Minh đã dạy các “đồ đệ” bằng cách nuôi cá trong “ao cá của Bác”, mỗi khi cho cá ăn lại vỗ tay. Sau cá thành quen, thấy bóng người và vỗ tay là nổi lên chờ mồi. Các “cung văn” Cộng Sản Việt Nam tán rằnglòng yêu thương của Bác cảm đến cả loài vật. Sự thực, Bác chỉ áp dụng phương pháp “con chó Pavlov “của Nga mà thôi./ (8) Nguyễn Mạnh Tường – K. B. K. T. – trg 278, (*) Trong thực tế, nhà vua cũng đã thi hành một số cải cách trong các lĩnh vực kinh tế (như mở các mỏ than, sắt; định ngạch thuế trong thương mại, lập ty Bình chuẩn trông coi việc buôn bán; mua sắm vũ khí, dịch tài liệu quân sự nước ngoài, đưa người ra nước ngoài học tập, giao lưu với một số nước... ( Lịch sử nhà Nguyễn - Một cách tiếp cận mới – trg 120)./ (*) Những tin tức hé lộ mới đây cho biết chính Vi Quốc Thanh mới là người lên kế hoạch chỉ đạo chiến dịch Đ. B. P. V. N. Giáp chỉ là đứng tên để che mắt Mỹ. Võ khí tối tân, kể cả dàn hỏa tiễn gọi là “đại phong cầm Staline do Liên Xô tuồn sang để Trung Cộng đưa cho Việt Nam trong chiến dịch này.
(Nguồn: Việt Luận Online)
Lê văn Ngọc
Hoàn toàn không phải là điều nghịch lý như kiểu nói “muốn thấp thì đứng, muốn cao thì ngồi”; hay là nói điều ngược ngạo với một sự thật hiển nhiên về sự hơn kém của hai xã hội phơi bầy trước mắt các du khách đã có tuổi để thấy được lịch sử và nguyên nhân đã tạo nên những biểu hiện của hai thủ đô nói trên. Theo Duy vật sử quan thì Hà Nội, thủ đô nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Độc lập-Tự do- Hạnh phúc) đã bỏ xa thủ đô Đông Kinh của Nhật, một nước đang ở thời kỳ “Tư bản dẫy chết”. Như thế là cách nhau hai thời kỳ, vì trước khi lên đến Xã hội chủ nghĩa, Nhật Bản còn phải kinh qua “Thời kỳ quá độ”, với những cuộc đấu tranh giai cấp và cải cách ruộng đất long trời lở đất nữa mới được.
Trong chuyến đi, tôi có hỏi một bà đồng hành, vừa đi du lịch Đại Hàn, đúng lúc ở đó đang có những căng thẳng về chính trị, về người dân Đại Hàn, bà cho biết là họ chẳng có gì lo âu; còn tâm lý thì tỏ ra có hạnh phúc. Có thể bề ngoài thì như thế, vì thật sự, những người đi du lịch, với thời gian quá hạn hẹp, chỉ thấy được phần nào cuộc sống cũng như thái độ của người dân. Người đi du lịch, chủ yếu vẫn là đi thăm và thưởng ngoạn những cảnh đẹp của thiên nhiên, cùng là những công trình tạo tác tuyệt vời trường tồn qua thời gian. Như qua Paris thì thế nào cũng phải xem Tháp Eiffel, lâu đài Versaille, cùng là ngồi tàu du ngoạn sông Seine; Đi thăm thác Niagara để thấy vẻ hùng vĩ của thác nước. Tôi đi Nhật Bản cũng là để thỏa mãn một hiếu kỳ, đến tận xứ sở hoa anh đào vào mùa anh đào nở. Tháng Tư là mùa Xuân của Bắc bán cầu.
Lúc đầu chỉ là vì một chút hiếu kỳ. Thế mà không ngờ lại được gẫm câu tục ngữ: “Đi ngày đàng, học sàng khôn” với ý nghĩa chân thực của nó. Tôi nghe bà người Mỹ, qua chuyến đi chơi Đại Hàn 4 ngày, tức là cũng “cưỡi ngựa xem hoa” nói rằng người dân Đại Hàn rất hạnh phúc, có phần còn hơn người Nhật. Không có con số thống kê, hay bằng chứng cụ thể nào cả, tức là chỉ căn cứ vào những người và cảnh bà gặp trong chuyến du lịch. Tôi cũng vẫn không thích những con số thống kê của các nhà kinh tế để đánh giá sự giàu nghèo của một nước. Nếu cứ so sánh số GDP của Việt Nam ngày nay, gọi là hơn 1000 Đôla, thì ai cũng phải bảo người dân VN ngày nay giàu có hạnh phúc hơn người VN trong chế độ VNCH ngày trước với chỉ có 160 Đôla. Cái lối chia bình quân lợi tức ấy, không thể nói lên thực trạng của xã hội. Ngoài ra, nếp sống của con người trong một xã hội gọi là có văn hoá, không chỉ căn cứ vào mấy yếu tố về tài chính và kinh tế. Cũng vậy, cuộc sống của người dân Trung Quốc không thể tốt đẹp đáng sống như người dân Nhật Bản. Nói gì đến Việt Nam.
Vấn đề tỏ rõ là không chỉ làm cho người dân no bụng mà phải đặt trọng tâm nơi văn hoá. Con người không phải là con vật lao động như con trâu con bò để mà cho ăn đầy bụng rồi lao động tốt. Cộng Sản đã đối xử với người dân như thế. Người lao động, tức là thứ dân, mà theo ngôn ngữ của nhà nho trong xã hội cũ là bọn “thất phu” của Nhật, ngay từ đầu thế kỷ 20, tức là Nhật Bản mới duy tân được mấy chục năm, đã là một so sánh thèm muốn cho nhà nho cách mạng Viết Nam Phan Bội Châu: “Những ngày đầu tiên tiếp xúc với đất nước Nhật, Phan Bội Châu đã rất phục thái độ và cách cư xử của những người dân lao động ở đây. Ông cho rằng vì họ được độc lập, họ hiểu được tư cách một dân tộc văn minh, nếu so sánh với người nước ta, thì thật là một trời một vực.”(1)
Một sự so sánh đơn giản thế thôi, nhưng là một quyết định có tính chất định hướng cách mạng quan trọng của hai nhà cách mạng chân chính: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Đến bây giờ người ta mới thấm thía bài học mà hai chí sĩ họ Phan rao giảng.
Lịch sử chỉ chú ý đến chính trị và quân sự, mà lơ là với văn hoá. Phong trào Duy tân mà người ta vẫn nói là các nhà nho VN chịu ảnh hưởng nơi các tân thư của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi là phong trào vận động đổi mới về văn hoá. Hai cụ Phan đã đọc những sách ấy và vì muốn thấy cụ thể thành quả, cùng đường lối hữu hiệu duy tân dã dẫn đến thành công, nên phải sang Nhật.
Trong thời đại của các nhà nho Duy Tân, việc tranh thủ độc lập cho nước Việt Nam đã được nhìn một cách toàn diện, chứ không chỉ là độc lập về chính trị. Người ta đã biết nói “dùng người Nhật để đuổi người Pháp là (dĩ nô dịch chủ- vẫn là nô lệ, chỉ đổi chủ thôi) thì mục đích của cuộc Đông du với Phan Bội Châu và “Tây du” (sang Pháp) với Phan Châu Trinh cũng phải kể là theo một chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” (mở mang dân trí, khơi dậy tinh thần dân chúng và làm cho cuộc sống của dân giàu). Ai cũng biết VN bị thua trận và mất nước về tay người Pháp, hoàn toàn là do sự hủ bại của triều đình Huế đã để cho xã hội VN lạc hậu; cũng giống như vua quan nhà Mãn Thanh đã để cho xã hội Trung Hoa thua sút các nước Tây phương, mà việc duy tân của Nhật Bản thành công đã là tiếng chuông cảnh tỉnh.
Sự so sánh người dân nước ta với nước Nhật dưới con mắt của Phan Bội Châu (có thể là vẫn còn đúng với ngày nay dù đang sống trong thiên đường XHCN) là có cơ sở từ một nhận định của Phan Châu Trinh. Cứ theo như Phan Tây Hồ thì có 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam:
1. - Trong khi người nước ngoài có chí cao dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đầy. (Thật sự cũng vẫn có nhiều nhà nho hiên ngang lãnh chịu cái chết hay tù đầy, để mưu đồ phục quốc; tuy nhiên nhìn chung, đại đa số người dân vốn là nền tảng của xã hội, đất nước, thì quả chí khí có kém cỏi).Do đấy vấn đề chính vẫn là văn hoá. Mà văn hoá thì chỉ còn dạy dân để mà nâng cao văn hoá của họ. Dân đây là toàn thể mọi người không phân biệt giai cấp. Có lẽ chương trình duy tân của Phan Bội Châu bước đầu là do gợi ý của Lương Khải Siêu: “Muốn giải phóng mình, nước ông phải làm sao cho có thực lực. Thực lực là dân trí, dân khí và nhân tài. Còn sự viện trợ về vũ khí, về mặt quân sự thì không khó lắm. Nhưng có viện trợ mà không có thực lực, thì không chắc chắn đâu”(2)
2. - Trong khi người ta dẫu sang hèn, nam hay nữ, ai cũng lo học lấy một nghề, thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. -Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc, thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con. ( Điều này không đợi tới Phan Châu Trinh mới báo động. Cao Bá Quát, ngay từ đời Minh Mệnh, đã nói trong một bài thơ cảm hứng khi đi theo sứ bộ tới Tân Gia Ba:
Nhai văn nhá chữ buồn ta,/ Con giun còn biết đâu là cao sâu./ Tân Ba từ vượt con tàu,/ Mới hay vũ trụ một màu bao la./ Giật mình khi ở xó nhà,/ Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi.4. -Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì lợi.
5. -Trong khi họ bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân, bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng. ( Phan Châu Trinh còn nói nhẹ đi. Dân ta còn lừa đảo và bất tín cả với thần thánh. Tục ngữ có câu “Giả lễ bà chúa Mường” –có lẽ xuất phát từ việc những con buôn đi làm ăn cầu khấn với “Ông Hoàng Mười, hay Cô Bơ” cho buôn may bán đắt; nhưng rồi quên lời hứa tạ lễ hậu hĩ, mà chỉ cúng cho lấy có; Những chuyện dân thường kể về nhân vật Trạng Quỳnh, chỉ bày tỏ một lối khôn vặt, bất nhân, bất nghĩa, lưu manh. Điển hình như chuyện Trạng Quỳnh thuê đất, vay mượn của Bà Chúa Liễu Hạnh rồi quỵt, lại còn chửi tục hạ cấp với thần thánh.)(*).
6. - Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết, thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng, hết trâu.
7. -Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc càng ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. - Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm; thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc. (Nhận xét này của PCT có tính cách tiên tri cho dân Việt ở thời Xã hội chủ nghĩa hiện đại, qua đó người ta thấy rõ khả năng yếu kém về quản lý kinh tế, xã hội của Cộng Sản.)
9. - Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân, thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu Trời khẩn Phật.
10. - Trong khi họ làm việc “quan”cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm, thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng. (Ở Việt Nam ngày nay chỉ khác có một chữ “quan” là “cán bộ” mà thôi.)
Trong thời gian ở trên đất Nhật, tiếp xúc với mọi tầng lớp dân chúng, vấn đề dân trí càng nổi lên thành mối ưu tư cho những nhà cách mạng Duy tân VN. Vấn đề Phan Bội Châu nhìn đúng, nhưng khả năng thực hiện lại kém. Muốn chấn hung dân khí, mở mang dân trí phải cần đến một chương trình giáo dục để thay đổi nếp sống văn hoá lạc hậu cũ. Khi dân trí còn quá thấp, thì chẳng thể có một chương trình duy tân nào thực hiện được. Đó là lý do mọi đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đều vấp phải bức tường bảo thủ của văn hoá cũ. Cho dù ở triều đình có thiện chí áp dụng chương trình cải cách, cũng khó lòng mà thực hiện với một đại chúng nhân dân thấp kém, hủ lậu, bạc nhược được.
Trong chuyến đi du lịch Nhật Bản vừa rồi, điều đập vào mắt tôi là tinh thần kỷ luật và trách nhiệm của người dân Nhật. Trách nhiệm thì báo chí đều đã đăng tải nhiều. Chỉ đơn cử một việc người tài xế taxi có trách nhiệm với khách là làm tròn trách nhiệm đúng với số tiền thù lao mà khách đi xe phải trả, không hề thấy có một kỳ kèo nào của chủ và khách cả. Dù sao tinh thần trách nhiệm còn trải rộng, khó quan sát hết được. Chỉ riêng tinh thần kỷ luật là dễ dàng nhận thấy nơi sinh hoạt của cộng đồng trong xã hội. Điều đập vào mắt tôi là trật tự ở nhà ga, dù là rất đông, nhưng không có ai chen nhau để đi trước. Có lẽ vì thời gian đã được sắp xếp đúng chương trình, nên không ai thấy mình phải vội vã hơn người khác, để làm mất trật tự của đám đông di chuyển. Điều này cho người ta tin là thật, câu chuyện khiến cả thế giới khâm phục là trong trận sóng thần năm 2011 người Nhật cũng rất trật tự để di tản.
Vấn đề là làm sao để người dân có tinh thần trật tự và cách mạng? Không có ai sinh ra đã hội đủ tinh thần để sống hoà hợp trong xã hội. Chỉ có giáo dục mới tạo nên được con người xã hội. May mắn cho nước Nhật là sống riêng rẽ trong một quần đảo, tuy có ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, nhưng vẫn duy trì được văn hoá bản địa, nên tạo được sắc thái Nhật Bản.
Những người Nhật duy tân đã hiểu rất rõ nhu cầu giáo dục cho công cuộc đổi mới, và họ đã định được mục đích của giáo dục để đào tạo một con người sống trong một xã hội nhân bản. Mẫu mực nhân bản ấy họ đã thấy được ở tinh thần dân chủ Tây phương như Anh, Pháp, Mỹ.
Cái đại bất hạnh cho Việt Nam chúng ta (Mặc dầu cụ Phan Châu Trinh đã báo động và cảnh cáo Nguyễn Tất Thành là “tư tưởng Cộng sản do Lénin đem áp dụng ở Nga; kể cả Phan Bội Châu khi tiếp xúc với Đại sứ Nga ở Bắc Kinh với ý định đưa người sang Nga học, cũng đã mau lẹ nhận ra quan niệm xây dựng xã hội của Cộng Sản là không dùng được, nên cắt đứt quan hệ (3)), là những người Cộng Sản đã đem áp dụng một cách nô lệ cái gọi là “văn hoá Marxist-Leninist” cho dân tộc Việt Nam. Đúng như Nguyễn Mạnh Tường đã cay đắng nhận xét về cuối đời của mình:”... Phải công nhận là nền giáo dục Cộng Sản đã thành công, thuyết phục được những người, dường như đầu óc vẫn minh mẫn, nhưng lại không tin vào những gì mắt thấy tai nghe, mà ngược lại còn tôn xưng tôn chỉ của Đảng, để tăng thêm niềm tin vào những gì Đảng quyết định và ra lệnh như kẻ duy nhất nắm giữ sự thật và là nhà tiên tri Phúc âm Marxist-Leninist. Loại cuồng tín biến sự đa dạng thành ro-bot, biến con người thành những cỗ máy chỉ biết cử động khi có lệnh đến từ bên ngoài thật sự làm những cái đầu biết suy nghĩ lo ngại.”(4)
Tiếng bình dân gọi là “bỏ bùa mê thuốc lú” khiến người ta không còn phân biệt phải trái hay dở nữa. Thực tế thì có rất nhiều trí thức đã tuyên truyền không công, cổ vũ cái “Thiên đường Cộng sản” ấy; nhưng còn chính mình thi không dám tới Nga để sống thử trong Thiên đường. Ta cũng không thể loại trừ tính thơ ngây hay cũng có thể gọi là ấu trĩ của trí thức đã góp công nhiều cho tổ chức lãnh đạo lưu manh để đào tạo ra quần chúng Cộng sản. Việc tự giáo dục và giáo dục quần chúng làm nên vai trò cần thiết của trí thức trong việc cải thiệnxã hội. Một nền giáo dục đúng và tốt là nền tảng của văn hoá nhân bản dẫn đến chế độ dân chủ pháp trị hoàn hảo.
Sở dĩ giáo dục Cộng sản thành công, một phần cũng là do công lao của những trí thức có lẽ “ăn phải bùa mê thuốc lú” này, mà tiêu biểu đáng được vinh danh là Đào Duy Anh và Đặng Thai Mai. Công lao đưa chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam về phương diện ý thức hệ phải kể đến hai vị này; còn Hồ Chí Minh chỉ là người hành động đã tạo cơ hội cho ý thức này phát triển.
Hiện tượng ù lỳ về trí thức và thụ động về hành động là một hiện tượng có thật và phổ quát trong xã hội Cộng Sản Việt Nam hiện tại, theo nhận xét của Nguyễn Mạnh Tường: “Tại sao giờ đây họ như đã chết, không còn sinh khí, bất động trong sự thờ ơ? Tại sao họ chịu đựng ngồi khóc một cách thụ động, hay có thể khóc vì tuyệt vọng như thế? Họ không tin mình còn sức gì trong trí óc và hai cánh tay nữa? Họ, những người đã viết nên những trang sử rực rỡ.
Tôi không thể thấy cái gì ngao ngán hơn cảnh sáu mươi triệu người trôi dật dờ không chút nghị lực như những xác người trên biển cả. Họ đã bị lừa bịp, phỉnh gạt, phản bội và điều không thể hiểu nổi là người ta chỉ biết kêu than đói khổ trong khi tài nguyên thiên nhiên đầy dãy và đang chờ khai thác.” (5)
Cũng chỉ là trật tự trong mọi hành động, người ta không thấyngười Nhật dành nhau mua vé đi xe lửa; cũng chẳng thấy có cảnh người sắp hàng để bán chỗ cho những ai cần đi trước. Theo lời tác giả Nguyễn Mạnh Tường thì quả thật người Việt Nam đã rất trật tự “như những xác người trôi trên biển cả”.
Trên đây là chuyện NMT nói hồi thập niên 90. Bây giờ thì dân khí càng xuống thấp. Hãy cứ so sánh dân Việt trong thời Pháp thuộc, khi cụ Phan Bội Châu bị tòa án Thực dân Pháp tuyên án tử hình, thì cả nước “xuống đường, từ học sinh tiểu học cũng bãi khoá để đấu tranh, khiến Thực dân phải hủy án tử hình, nhưng cô lập cụ ở Huế. Những năm 60 của thế kỷ 20 trong chế độ VNCH, Phật giáo hăng thế, học sinh, sinh viên Phật tử hăng thế, theo lệnh thầy xuống đường đấu tranh không sợ tù đầy. Thế mà bây giờ chính quyền ngang ngược đàn áp nhân dân, công an đánh chết người rồi vu cho là tự tử; sinh viên tranh đấu biểu tình chống Tàu Cộng xâm lấn biển đảo, cướp ngư trường của dân đánh cá VN, bị “Nhà nước nhân dân” ngang ngược bỏ tù, mà học sinh, sinh viên nín khe. Thế mà kéo nhau cả vạn người đi đón một ca sĩ Đại Hàn đến Saigon biểu diễn. Nhân dân khắp nơi chỉ lo kiếm miếng cơm. Nhất là từng lớp trí thức là những người tốt nghiệp Đại học và hậu Đại học (kể cả những người mua bằng) vẫn ngoan ngoãn “không nghe, không nghĩ, không nói, mà lãnh đồng lương chết đói của chính quyền Cộng Sản.”
Sở dĩ những năm 60 mà nhân dân xuống đường, nhất là Phật giáo là vì có lãnh đạo tổ chức… Giả sử không có Thích Trí Quang cùng một số đại đức, thượng tọa tổ chức tranh đấu, thì chưa chắc đã có cuộc sụp đổ của Chính phủ Ngô Đình Diệm, dù người Mỹ có nhúng tay vào.
Một điều nữa là dân khí ở miền Nam hồi trước vẫn còn tồn tại, dù phải sống trong chế độ Thực dân; hay vừa mới được tự do ít năm, nó càng nói lên tầm mức quan trọng của giáo dục. Cái giáo dục thời Thực dân, hay thời VNCH, dù chưa được hoàn hảo, nhưng cũng vẫn là ước mơ của ông NMT sống trong chế độ Cộng Sản VN: “Giáo dục phải dạy về những giá trị, lòng trung thực và sự biết tôn trọng. Mục tiêu của giáo dục nhằm dạy cho con người nên người. Nên người là cái mục đích duy nhất và tối hậu của giáo dục. Vì vậy muốn xứng đáng mang danh “nên người”, phải được tô điểm bằng những đạo đức -chỉ riêng chúng-đã nâng cao và tán dương nhân tính con người. Trường học dạy nguyên tắc, đạo đức ứng dụng trong gia đình và ngoài xã hội.”(6)
Cộng Sản đã dùng giáo dục để làm cho quần chúng của họ thành một cộng đồng sinh vật phản xạ có điều kiện (*). Cái cộng đồng ấy lúc phải dùng cho chiến tranh thì húc đầu vào nguy hiểm như “con trâu Điền Đan” thì mới có ăn; Lúc thời bình thì chỉ biết chờ chủ khiển dụng mà “sáng tai họ điếc tai cầy”. Đó cũng là thứ giáo dục nhằm mục đích nô lệ hoá con người: “Con người sẽ trở nên loại người mà trường học muốn tạo ra. Thứ giáo dục kiểu Spartan (*) chỉ dành cho việc đào tạo những người lính, đẩy tuổi trẻ vào cái cối xay người đen tối và những bài tập quân sự.”(7)
Chẳng gì rõ hơn cứ nghe trẻ con phải đọc kinh nhật tụng “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi” thì thấy chủ trương tạo nên cộng đồng sinh vật này: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. / Học tập tốt, lao động tốt./ Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt./ Giữ gìn vệ sinh thật tốt./ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Nếu chỉ nhìn vào mặt nổi của những điều gọi là “Bác Hồ dạy thiếu nhi”, người ta cũng thấy thiện chí của giáo dục. Nhưng bản chất của Cộng Sản là dối trá, nên không bao giờ họ thi hành những điều họ nói. Nói là thật thà, nhưng mọi hành vi đều là dối trá; nói là khiêm tốn, nhưng luôn luôn “một tấc đến trời”. Đứa bé được trui rèn để không còn yêu cha mẹ gia đình, anh em nữa, mà chỉ yêu đoàn thể. Cái lầm của sự xây dựng văn hoá Cộng Sản là không đặt trên căn bản cá nhân, mà là tập thể chỉ có lý trí và bản năng. Chưa có một nền giáo dục nào, một triết lý giáo dục nào khinh miệt con người đến thế.
Đoàn thể đó không có chỗ phát triển cho cá nhân, nên mọi hoạt động đều phải do lãnh đạo. Người ta chỉ có tự do khi ý thức được trách nhiệm và hành động của mình. Giáo dục Cộng Sản thủ tiêu tự do để cho quần chúng mất hết tinh thần tự chủ, dù rằng Cộng Sản vẫn nói tới “tinh thần làm chủ” một cách bịp bợm để nâng cao năng xuất lao động. Một đằng nô lệ hoá trí thức, để người dân không còn ý thức được điều gì ngoài lãnh đạo rao giảng; Một đằng nô lệ hoá nhu cầu hạ đẳng của con người, khiến người dân chỉ còn trông chờ miếng cơm manh áo nơi Đảng ban cho. Có như thế mới dễ dàng cho Đảng sai khiến. Người dân chỉ biết có Đảng, vâng lời Đảng. Không phải vì có tinh thần giác ngộ cách mạng, mà chỉ vì những lợi ích thiết thân.
Có lẽ cần phải xem lại nhận xét của một nhà báo người Pháp từng viết bài ca tụng dân tộc Việt Nam thời chiến thắng Đ.B.P. , vừa rồi quay lại Việt Nam đã viết: “Giờ đây sự ngu dốt và bất tài đã được dối trá và ích kỷ xông vào nhập cuộc”(8) Việc làm nên chiến thắng Đ.B.P. nếu đừng kể công lao của Trung Quốc góp vào (*) thì sự hăng say chiến đấu đó phát huy từ lòng yêu nước tiềm tàng của dân tộc V. N. vốn có từ lâu, và đó cũng là điều mà sau này giáo dục Cộng Sản tiêu diệt nó để thay thế bằng tinh thần Quốc tế vô sản. Đừng đánh giá những người lãnh đạo Đảng ngày nay là ngu dốt và bất tài; Họ thực sự là những người ích kỷ, dối trá và rất có khả năng trong sự lừa bịp và bạo lực của họ.
Những người cầm quyền hiện tại củng cố giai cấp của họ để theo chính sách “cha truyền con nối”: Một đằng họ đẩy trí thức ra ngoài rìa xã hội, khiến những trí thức này lâm cảnh cực khổ phải làm công việc hạ đẳng, nếu không thì với thu nhập thường càng khiến họ đau đớn với thân phận bị tước bỏ chức năng cao quý mà họ đã đầu tư cả đời người. Một đằng họ gửi con cái đi du học nước ngoài (không cần học thật, chỉ cần có cái “mác” học ở nước ngoài, nhất là Tây phương để ngày nào đó sẽ quay về VN, thay chỗ, thay quyền cho họ trong các chức vụ cao một cách danh chính ngôn thuận.
Sự sai lầm trong việc đặt nền tảng cho văn hoá, mà bước quyết định là giáo dục, không thể thấy kết quả nhãn tiền như đối với chính trị. Thí dụ một ý tưởng rồ dại về đấu tranh giai cấp, khi đem ra thi hành đã đem lại kết quả chớp nhoáng là cả nửa triệu người bỏ mạng tức tưởi. Nhưng hậu quả văn hoá Marxist-Leninist thì phải nhiều chục năm sau mới phát tác cái tệ hại của nó, để muốn thay đổi nó cũng phải cần có thời gian lâu dài vài ba thế hệ, với điều kiện là có ý thức và quyết định để thay đổi nó không.
Cũng phải nói đến nỗi oan khiên của lịch sử, đã đặt nước Việt Nam luôn luôn vào hoàn cảnh “trễ tàu”. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cùng một tập thể nhà nho muốn duy tân, kể cả vua Tự Đức (*), nhưng hoàn cảnh lịch sử đã đổi khác rồi, không còn may mắn như Nhật Bản đã quyết định đổi mới đúng lúc nền văn hoá của mình.
_______________________
Chú thích:
(1)Vũ Ngọc Khánh – Sào Nam thiên cổ sự - trg 120,/ (*) Những người nghiên cứu văn học của Cộng Sản rất đề cao trò lưu manh này của nhân vật Trạng Quỳnh, coi đó như là hình thức chống Phong kiến./ (2) Vũ Ngọc Khánh – Sào Nam Thiên cổ sự - trg 122./ (3) Phan Bội Châu niên biểu./ (4) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị khai trừ -trg 270./ (5) nt trg 271-272./ (6) nt - trg 273/ (*) Chú thích của sách K. B. K. T.: Giáo dục kiểu Spartan: giáo dục lòng can đảm, sự anh dũng, bền bỉ, khắc khổ, có ý thức kỷ luật cao, chiến đấu giỏi./ (7) Hồ Chí Minh đã dạy các “đồ đệ” bằng cách nuôi cá trong “ao cá của Bác”, mỗi khi cho cá ăn lại vỗ tay. Sau cá thành quen, thấy bóng người và vỗ tay là nổi lên chờ mồi. Các “cung văn” Cộng Sản Việt Nam tán rằnglòng yêu thương của Bác cảm đến cả loài vật. Sự thực, Bác chỉ áp dụng phương pháp “con chó Pavlov “của Nga mà thôi./ (8) Nguyễn Mạnh Tường – K. B. K. T. – trg 278, (*) Trong thực tế, nhà vua cũng đã thi hành một số cải cách trong các lĩnh vực kinh tế (như mở các mỏ than, sắt; định ngạch thuế trong thương mại, lập ty Bình chuẩn trông coi việc buôn bán; mua sắm vũ khí, dịch tài liệu quân sự nước ngoài, đưa người ra nước ngoài học tập, giao lưu với một số nước... ( Lịch sử nhà Nguyễn - Một cách tiếp cận mới – trg 120)./ (*) Những tin tức hé lộ mới đây cho biết chính Vi Quốc Thanh mới là người lên kế hoạch chỉ đạo chiến dịch Đ. B. P. V. N. Giáp chỉ là đứng tên để che mắt Mỹ. Võ khí tối tân, kể cả dàn hỏa tiễn gọi là “đại phong cầm Staline do Liên Xô tuồn sang để Trung Cộng đưa cho Việt Nam trong chiến dịch này.
(Nguồn: Việt Luận Online)
Tin buồn
Xin thông báo đến toàn thể đồng môn
đạc biệt quý anh chị ĐS16
Đồng môn
TRẦN NGỌC MINH
Pháp Danh TÂM MINH
Cựu SV Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn
Pháp Danh TÂM MINH
Cựu SV Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn
Tốt nghiệp Ban ĐS 16
Đã tạ thế vào lúc 10:30 tối
Ngày 22 tháng 6 năm 2013
Tức ngày 15 tháng 5 năm Quý Tỵ Âm Lịch
Tại Beaverton, Oregon
Hưởng thọ 68 tuổi
**
Linh cữu được quàn tại:
ROSS HOLLYWOOD CHAPEL
4733 NE THOMPSON Street
PORTLAND, OR 97213
ĐT: 503-281-1800
Linh cữu được quàn tại:
ROSS HOLLYWOOD CHAPEL
4733 NE THOMPSON Street
PORTLAND, OR 97213
ĐT: 503-281-1800
*
(Người đưa tin: Nguyễn Văn Sáu)
24 June 2013
Văn hóa LỪA HIỆN ĐẠI kiểu Ba Tàu
Nhóm chúng tôi có 12 người đi du lịch Trung Quốc, khởi hành từ Sài Gòn, theo chương trình sẽ đi thăm Bắc Kinh, Tô Châu, Quế Lâm. Hầu hết thành viên trong nhóm đều là cán bộ nghỉ hưu, gom góp mấy đồng tiền còm trong sổ tiết kiệm, và con cái phụ thêm cho chuyến tham quan. Người “có máu mặt” nhất là chị Lâm, vợ một ông tướng công an đương chức. Chị bao cho mẹ đẻ và mẹ chồng trong chuyến đi dối già.
Đến Bắc Kinh nhóm chúng tôi nhập vào một nhóm du lịch khác cũng từ Việt Nam sang hơn hai chục người, được một hướng dẫn viên người Trung Quốc đưa đi tham quan các nơi theo chương trình.
Phải nói Bắc Kinh là một thành phố vĩ đại, giàu bản sắc văn hóa Trung Quốc, nhiều công trình kiến trúc đẹp, nhiều di tích lịch sử rất đáng được chiêm ngưỡng và suy nghiệm. Thành phố này trật tự, nền nếp hơn Sài Gòn, Hà Nội, không chen chúc xe máy, không có người ăn xin, chụp giựt níu kéo du khách chặt chém từ vài quả cóc, lon nước đến bịch lạc rang như ở bờ Hồ Gươm.
Nói như vậy không phải người Trung Quốc thật thà, mà họ thuộc hạng siêu lừa. Họ lừa có bài bản, lừa theo kiểu “kích dục mê tâm” – kích thích cái tham, làm cho lòng người mê mẩn thiếu sáng suốt rất dễ bị lừa. Phải thừa nhận là họ có “văn hóa lừa” hẳn hoi, ăn sâu, ăn đậm, không ăn vặt.
Khi chúng tôi lên xe đi thăm Cố Cung, tay hướng dẫn viên du lịch nói nói:
Đến Bắc Kinh nhóm chúng tôi nhập vào một nhóm du lịch khác cũng từ Việt Nam sang hơn hai chục người, được một hướng dẫn viên người Trung Quốc đưa đi tham quan các nơi theo chương trình.
Phải nói Bắc Kinh là một thành phố vĩ đại, giàu bản sắc văn hóa Trung Quốc, nhiều công trình kiến trúc đẹp, nhiều di tích lịch sử rất đáng được chiêm ngưỡng và suy nghiệm. Thành phố này trật tự, nền nếp hơn Sài Gòn, Hà Nội, không chen chúc xe máy, không có người ăn xin, chụp giựt níu kéo du khách chặt chém từ vài quả cóc, lon nước đến bịch lạc rang như ở bờ Hồ Gươm.
Nói như vậy không phải người Trung Quốc thật thà, mà họ thuộc hạng siêu lừa. Họ lừa có bài bản, lừa theo kiểu “kích dục mê tâm” – kích thích cái tham, làm cho lòng người mê mẩn thiếu sáng suốt rất dễ bị lừa. Phải thừa nhận là họ có “văn hóa lừa” hẳn hoi, ăn sâu, ăn đậm, không ăn vặt.
Khi chúng tôi lên xe đi thăm Cố Cung, tay hướng dẫn viên du lịch nói nói:
- Thưa các bạn Việt Nam, Cố cung, là nơi các triều đại nhà Minh, nhà Thanh ngự trị suốt mấy trăm năm, lịch sử Trung Quốc trải qua bao thăng trầm xuất phát từ chốn cung vàng điện ngọc này… Viện bảo tàng Cố Cung.
Tay hướng dẫn viên nói như hát. Hắn mới khoảng hai nhăm tuổi, ăn mặc lịch sự, nói tiếng Việt làu làu, nhớ không ít tục ngữ ca dao Việt Nam, biết cả chửi thề, khoe rất thích ăn món thịt chó rựa mận rìa đê Yên Phụ, Hà Nội và món cà pháo canh cua quán cơm bà Cả Đọi, Sài Gòn.
23 June 2013
22 June 2013
10 Nguyên tắc để sống trên 100 tuổi
Các nhà khảo cứu tại Anh Quốc vừa trình bày những khám phá mới nhất của ngành lão khoa (Geriatrics) và di truyền học (Genetics) và tiên đóan là những thế hệ trẻ trong tương lai sẽ có thể sống được trên 100 tuổi dễ dàng.
Một khảo cứu khác trên 20000 người dân Anh đăng trên tờ báo Y học British Medical Journal thì cho biết là có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch như đau tim, tai biến mạch máu não bằng 4 biện pháp sau đây : đi bộ 30 phút mỗi ngày, ăn nhiều Rau cỏ và trái cây, không hút thuốc lá và giảm bớt uống rượu. Những nguyên tắc kể trên cũng được Y học Mỹ xác nhận từ lâu nhưng gần đây BS Thomas Perls của Đại Học Boston University cho biết là dựa trên kinh nghiệm của những người đã sống trên 100 tuổi thì ông đã rút ra được những kinh nghiệm như sau.
1/ Hưu trí
Các khảo cứu về tử vong đều xác nhận là khoảng thời gian 1 năm sau khi hưu trí là nguy hiểm nhất ở những người về hưu rồi không hoạt động gì cả vì tình trạng mập phì gia tăng, tâm thần suy nhược, cholesterol xấu LDL lên cao còn cholesterol tốt HDL giảm, huyết áp gia tăng..
BS Luigi Ferruci tại Baltimore sau khi khảo sát tình trạng sức khỏe của vùng Chianti bên Ý là nơi có rất nhiều người sống trên 100 tuổi thì thấy rằng những người sau khi hưu trí thì vẫn tiếp tục hoạt động thể chất và tinh thần như trồng rau, trồng hoa, thăm viếng bạn bè, chăm đi lễ nhà thờ.
Tại Mỹ có nhiều chương trình hoạt động thiện nguyện như Expericence corps, Masters Gardeners giúp cho những người cao niên đem kiến thức truyền lại cho giới trẻ, đem lại hứng khởI cho tất cả mọi người..và kéo dài tuổi thọ.
2/ Vệ sinh răng miệng
Phần này hết sức quan trọng nhưng ít khi được chú ý đúng mức. Một khảo cứu của Đại học Minnesota cho thấy là những người bị viêm nướu răng ( gum disease ) dễ bị tai biến mạch máu não và đau tim vì trong miệng có những vi khuẩn tiết ra những độc chất làm cho máu bị đông và các mạch máu bị viêm. Cần dùng chỉ đánh răng ( dental floss ) và chữa trị bệnh răng miệng thật sớm dể tránh bệnh đau tim và cả chứng.. Hôi miệng ( halitosis ) như vua Câu Tiễn đã được mô tả thời xưa !
3/ Hoạt động thể chất, đi bộ
BS Jay Olshansky thuộc Đại Học Chicago nói ’’ đi bộ là môn thuốc trường sinh tốt nhất và không tốn tiền ‘’. Tất cả những khảo cứu về tuổi thọ đều xác nhận là đi bộ giúp cho tinh thần thoải mái, sáng suốt ( tăng chất endorphins ), tránh té ngã, tăng sức cơ bắp, xương cứng tránh bị gãy xương hông, một trong những nguyên nhân tử vong ở Mỹ. Không cần phải tập luyện khó khăn như chạy marathon mà chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu tập thêm những phương pháp giữ gìn gân cốt như yoga, tai chi thì càng tốt.
4/ Ăn ngũ cốc high fiber mỗi buổi sáng
Các nhà khảo cứu đều xác nhận là 90 % các chứng bệnh mãn tính ở Mỹ như bệnh tim mạch, ung thư đường ruột đều có thể tránh được nếu biết dinh dưỡng đúng phép. Cần ăn sáng bằng những loại ngũ cốc có nhiều xớ như oat meal, quinoa và gần đây loại hạt Chia seed( Salvia Hispaniola ) giống như hạt é ( basil ) vì có nhiều dàu omega 3 và giúp cho no lâu, có nhiều năng lực. Hạt Chia giúp tránh được bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch hết sức phổ biến ở Mỹ. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 22 triệu người bị bệnh tiểu đường làm cho ngân sách Y tế tốn trên 200 tỷ USD mỗi năm. Bữa ăn sáng rất quan trọng giúp cho cơ thể có đủ năng lực hoạt động trong ngày và đường trong máu được ổn định.
5/ Vệ sinh giấc ngủ
Cần điều độ trong giấc ngủ, ít nhất từ 5 đến 6 tiếng mỗi tối. Không nên thức khuya xem phim bộ, phim chưởng vì theo lời BS Ferruci thì trong khi ngủ thì cơ thể phục hồi lại các chức năng bị hao mòn trong ngày. Não bộ rất cần giấc ngủ được yên và nhất là giấc ngủ REM giúp cho các tế bào não bộ thu xếp lại các dữ kiện ban ngày giống như các máy điện toán hoạt động off line processing. Những người sống trên 100 tuổi đều hết sức coi trọng giấc ngủ được bình yên.
6/ Thực phẩm hoàn toàn
Một số sinh tố, enzyms và chất muối khoáng hết sức cần thiết cho tuổI thọ và chỉ có trong những thực phẩm tươi tốt mà các dược thảo (dietary supplements) không thể thay thế được. Những hoá chất như carotenoids, flavonoids thường có trong các loại hoa quả có màu như cà chua, cà rốt, rau xanh, mè đen nên cần được tiêu thụ mỗI ngày. Có thể đem pha lẫn với sữa đậu nành hay hạt Chia, hạt é. Nên tránh hay giảm bớt các loại gạo trắng, tinh bột vì thiếu những hóa chất kể trên và dể làm cho mập phì, tiểu đường làm cho cơ thể mau bị lão hóa, nói chung mau già.
Một vài khảo cứu trên những người sống trên 100 tuổi cho thấy là họ ăn rất ít vào buổI tối hoặc như trường hợp của ông Breuning, người sống lâu nhất ở Mỹ 113 tuổi là đã bỏ hẳn bữa ăn tối từ 35 năm qua.
7/ Tâm thần bình an
Tất cả những người sống trên 100 tuổi đều có đầu óc lạc quan, yêu đời, ít bon chen, ganh đua , nóng giận, tham sân si. Họ có sức chịu đựng stress rất giỏi và trải qua những khó khăn dễ dàng. Tất cả những phương pháp tĩnh tâm như yoga,tai chi, cầu nguyện, khí công đều tốt cả . Không nên tìm cách giải trí bằng xem TV, uống rượu, cờ bạc, xem soap opera, ăn junk food, gây căng thẳng trí não..
8/ Nếp sống tinh thần
Một khảo cứu trên Giáo phái Seventh day Adventist tại Loma Linda cho biết là tuổI thọ trung bình là 89 trên mức trung bình chỉ có 82. Ngoài việc tránh ăn thịt, người Adventist không hút thuốc, không uống rượu và ăn nhiều trái cây rau cỏ. Đời sống gia đình ổn đình, thể chất lành mạnh. Một BS người Adventist 94 tuổi vẫn làm việc giải phẫu tim mạch như thường lệ.
Người Adventist có chủ trương rằng thân thể là một món quà do Thượng Đế ’’ cho vay ‘’ ( on loan ) nên cần phải được bảo vệ kỹ càng.
9/ Thói quen điều độ
Những người cao niên có thói quen rất chừng mực, ăn uống điều độ, sáng dậy và tối đi ngủ hết sức mực thước, ít khi ra ngoài thông lệ.
BS Ferruci cho biết là những thay đổI bất thường trong đời sống dễ làm cho hệ thống miễn dịch (immune system) bị xáo trộn, lệch lạc mất quân bình khiến dễ đüa đến những trường hợp nhiễm trùng, cảm cúm
10/ Quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè
Kinh nghiệm của ngườI Adventist và Okinawa cho thấy là những liên hệ mật thiết với gia đình, bạn bè hết sức quan trọng trong việc tránh chứng bệnh buồn chán. Suy nhược thần kinh và tổn thọ. Liên hệ thường xuyên với thân sẽ giúp cho người cao niên có được sự tự tin, có nơi nương tựa nếu chẳng may hữu sự.
Nói chung là trong khi chờ đợi những phát minh mới nhất giúp cho con người sống được trên 100 tuổi thì chúng ta đã có ngày trong tầm tay những phương pháp giản dị nhất để thực hiện điều này qua kinh nghiệm những người đã trải qua cuộc đời .. trên một thế kỷ!
BS Trường Xuân
Cười tí tỉnh: Đô Đốc nổi giận.
(Chuyện dành riêng cho nam giới)
Như thường lệ, mọi người đều đứng xếp hàng ở boong dưới để nghe ngài Đô đốc đứng ở boong trên đọc diễn văn khai mạc.
Sau hơn 20 phút thao thao bất tuyệt, ông bắt đầu cảm thấy không khí buổi lễ có dấu hiệu rất lạ, mọi người đều không chú ý ông mà lại hau háu hướng mắt về phía cô vợ của mình đứng bên cạnh. Ông bèn tìm cách kết thúc gọn bài diễn văn và sau khi dẫn vợ về phòng, ông mới khám phá ra nguyên do của vấn đề: cô vợ xinh đẹp của mình hôm ấy đã mặc váy ngắn mà quên mặc quần lót bên trong!
Trong lúc nổi nóng, ông bèn ký quyết định cách chức tất cả các trưởng đơn vị dưới quyền.
Sự cố làm ông bị khiếu kiện ra tòa án quân sự, có thể thua và bị tước quyền chỉ huy, vì không có bộ luật nào quy định rằng nhìn như thế thì bị cách chức cả. Ông tìm đến một người bạn rất thân là luật sư ngành hàng hải cầu cứu giải nguy cho mình.
- Vớ vẩn, ai lại cách chức binh sĩ của mình chỉ vì họ nhìn vợ ông bao giờ!
Người bạn lên tiếng khiển trách. Mặc dù bực dọc, viên luật sư hứa là sẽ tìm cách biện luận giúp ông Đô đốc.
Một tuần trôi qua và cuối cùng thì người này cũng nghĩ ra được giải pháp không những giúp bạn mình không bị đuổi việc mà còn làm cho quyết định trước đây của ông Đô đốc được thực thi. Giải pháp đó đơn giản như sau:
"Căn cứ vào khoản 5, điều 8 Luật hàng hải quy định: Khi ở trên tàu, ai phát hiện thấy các vết nứt dẫn đến dấu hiệu bị rò gỉ nước mà không khai báo thì tội nhẹ sẽ bị cách chức và cho thôi việc, nặng thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự".
Chie sưu tầm
Như thường lệ, mọi người đều đứng xếp hàng ở boong dưới để nghe ngài Đô đốc đứng ở boong trên đọc diễn văn khai mạc.
Sau hơn 20 phút thao thao bất tuyệt, ông bắt đầu cảm thấy không khí buổi lễ có dấu hiệu rất lạ, mọi người đều không chú ý ông mà lại hau háu hướng mắt về phía cô vợ của mình đứng bên cạnh. Ông bèn tìm cách kết thúc gọn bài diễn văn và sau khi dẫn vợ về phòng, ông mới khám phá ra nguyên do của vấn đề: cô vợ xinh đẹp của mình hôm ấy đã mặc váy ngắn mà quên mặc quần lót bên trong!
Trong lúc nổi nóng, ông bèn ký quyết định cách chức tất cả các trưởng đơn vị dưới quyền.
Sự cố làm ông bị khiếu kiện ra tòa án quân sự, có thể thua và bị tước quyền chỉ huy, vì không có bộ luật nào quy định rằng nhìn như thế thì bị cách chức cả. Ông tìm đến một người bạn rất thân là luật sư ngành hàng hải cầu cứu giải nguy cho mình.
- Vớ vẩn, ai lại cách chức binh sĩ của mình chỉ vì họ nhìn vợ ông bao giờ!
Người bạn lên tiếng khiển trách. Mặc dù bực dọc, viên luật sư hứa là sẽ tìm cách biện luận giúp ông Đô đốc.
Một tuần trôi qua và cuối cùng thì người này cũng nghĩ ra được giải pháp không những giúp bạn mình không bị đuổi việc mà còn làm cho quyết định trước đây của ông Đô đốc được thực thi. Giải pháp đó đơn giản như sau:
"Căn cứ vào khoản 5, điều 8 Luật hàng hải quy định: Khi ở trên tàu, ai phát hiện thấy các vết nứt dẫn đến dấu hiệu bị rò gỉ nước mà không khai báo thì tội nhẹ sẽ bị cách chức và cho thôi việc, nặng thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự".
Chie sưu tầm
21 June 2013
Mưa Chiều Qua Phố Lạ, thơ Trần văn Lương
Dạo:
Phố lạ chiều mưa,
Chân đưa lạc lối.
Mắt già bối rối,
Đêm tối người thưa.
Mưa Chiều Qua Phố Lạ
Đường trơn trượt, ánh đèn thưa thớt,
Cọng mưa dài lướt thướt bay quanh.
Lao chao chiếc bóng độc hành,
Ngõ về chốn trọ lạnh tanh tiếng giày.
Tiếng chuông thấm qua mây nghèn nghẹn,
Tháp giáo đường thèn thẹn đứng yên.
Từ ngày vắng bóng con chiên,
Cửa im ỉm đóng, Chúa quên lối vào.
Chim đói rét quơ quào nẻo vắng,
Phố mệt nhoài ngóng nắng hoàng hôn.
Xôn xao lá khóc cội nguồn,
Miên man gió rít, dập dồn mưa sa.
Văng vẳng khúc tình ca réo rắt,
Kỷ niệm còm héo hắt co ro.
Mưa xưa làm lỡ chuyến đò,
Nay về bới chuyện hẹn hò trách nhau.
Mảnh đời cũ bàu nhàu chắp vá,
Có khác gì xác lá chiều nay.
Nợ đời ít trả nhiều vay,
Oan khiên nghiệt trái chất đầy hành trang.
Mộng ước mãi lỡ làng dang dở,
Cõi nương nhờ trắc trở đổi thay.
Chưa vui trọn hết nắng ngày,
Bóng đêm thoắt đã chực ngay bên mành.
Giọt mưa tát bầm xanh nét mặt,
Hơi lạnh vầy tím ngắt thịt da.
Hoang mang ánh mắt xa nhà,
Ngu ngơ lẩm nhẩm lời ca năm nào.
Người lúp xúp chân cao chân thấp,
Nước ngập trời biết nấp vào đâu.
Hai tay che vội mái đầu,
Nhưng sao che được nỗi sầu dần lan.
Mưa vẫn trút, nước tràn quáng lối,
Lữ khách già bối rối loay hoay.
Nhìn con phố lạ ngủ say,
Thầm hay có kẻ đêm nay lạc đường.
Trần Văn Lương
Cali, 6/2013
20 June 2013
Chuyện đó đây với Nguyên Trần
Mười quốc gia hạnh phúc nhất thế giới:
Tổ chức Hợp Tác Kinh Tế và Phát Triển (OECD: Organization for Economic Cooperation and Development) đã nghiên cứu và thăm dò dư luận của 34 nước kỹ nghệ tiền tiến dựa trên tiêu chuẩn tổng sản lượng (GDP), công ăn việc làm, lợi tức đầu người, môi sinh và điều kiện sức khỏe, tuổi thọ và mức độ hài lòng của người dân, đã đưa ra kết quả 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới theo thứ tự là:
Úc,
Thụy Điển,
Canada,
Na Uy,
Thụy Sĩ,.
Mỹ,
Đan Mạch,
Hòa Lan,
Băng Đảo, và
Anh Quốc.
Về quốc gia dẫn đầu là Úc, cuộc thăm dò cho thấy mức thất nghiệp chỉ là 5.6% so với 12.1% mức trung bình ở Âu Châu và 85% dân Úc trong tình trạng sức khỏe tốt. Lợi tức trung bình ở Úc là 32.178$ so với Mỹ là 40.156$ ở Mỹ và Canada là 32.734$
Riêng Canada đạt thành tích là số giờ làm việc trung bình trong năm là 1702 giờ, thấp nhất trong các nước thăm dò.
TTR: Việc đánh giá có hơi khác ở nhiều nguồn. Đứng đầu danh sách 10 nước trong các bảng khác nhau là: Tân Tây Lan (New Zealand), Áo quốc (Austria), Băng Đảo (Iceland)... Trong hầu hết các bảng xếp hạng này thì Úc, nhiều nước Bắc Âu như Thụy Sĩ, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy... và Bắc Mỹ (Canada, Mỹ) đều có tên trong 10 nước dẫn đầu.
TTR: Việc đánh giá có hơi khác ở nhiều nguồn. Đứng đầu danh sách 10 nước trong các bảng khác nhau là: Tân Tây Lan (New Zealand), Áo quốc (Austria), Băng Đảo (Iceland)... Trong hầu hết các bảng xếp hạng này thì Úc, nhiều nước Bắc Âu như Thụy Sĩ, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy... và Bắc Mỹ (Canada, Mỹ) đều có tên trong 10 nước dẫn đầu.
Cây cầu đã . . . gẫy
Chuyện khó tin nhưng có thật, cầu sập ở tiểu bang Washington: Từ nào tới giờ cứ tưởng chuyện cầu sập chỉ xảy ra ớ cái nước gọi là Cộng Huề Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nào ngờ mới đây lại xảy ra chuyện cầu sập ở tiểu bang Washington miền Tây Bắc nước Mỹ.
Cây cầu trên xa lộ liên bang số 5 được xây dựng năm 1955 có 4 lanes bắt ngang sông Skagit gần thành phố Mount Vernon tiểu bang Washington cách Seattle 90 km về hướng Bắc và cách Vancouver 103 km về hướng Nam với lưu lượng 71.000 chiếc xe qua lại mỗi ngày. Riêng trong năm 2012 có 1.9 triệu chiếc xe của Canada chạy qua cầu.
Sự việc xảy ra khi một chiếc truck quá khổ do tài xế William Scott 41 tuổi lạc tay lái đụng vào thành cầu khiến nguyên một nhịp cầu sụp xuống và quăng 3 xe du lịch và một số hành khách lọt xuống sông. Nhưng rất may là toán cấp cứu tới kịp thời và chỉ có 3 người bị thương nhẹ.
Từ cây cầu sập nầy, giới chức dân cử và truyền thông đòi duyệt xét lại hệ thống hạ tầng cơ sở trên toàn nước Mỹ trong khi đó theo phúc trình mới nhất của hiệp hội kỹ sư công chánh Mỹ ghi rằng hơn ¼ trong tổng số 7.840 cây cầu ở tiểu bang Washington cần được xem lại vì cấu trúc đã lỗi thời.
Tài xế ngay sau tại nạn đã khéo léo lái chiếc truck lui lại và đậu trên lề đường ngay chân cầu. Ông Ed Scherbinski phó chủ tịch công ty chuyên chở Mullen Trucking ở Alberta là công ty chủ nhân chiếc xe truck quá khổ nói bộ giao thông vận tải ở tiểu bang Washington đã chấp thuận cho công ty chuyên chở thiết bị khoan sắt trên chiếc xe quá khổ với đoàn xe tống địa phương mở đường và dẫn đường.
Ông cũng cho biết là ban giám đốc công ty vô cùng bàng hoàng trước tai nạn nầy.
Ra khỏi đảng chả cần phải . . . làm đơn!
Một dân biểu liên bang của đảng Bảo Thủ ở Edmonton rút lui khỏi đảng: Ông Brent Rathgeber dân biểu liên bang Edmonton đơn vị St Albert của đảng Bảo Thủ đã tuyên bố rút lui khỏi đảng. Quyết định nầy của ông đưa ra chỉ vài giờ sau khi dự luật C-461 của ông về việc công khai hóa lương bổng viên chức chính quyền có lương cao hơn 188.000$/năm bị các dân biểu cùng đảng áp lực phải gia tăng mức ấn định nầy.
Ông Andrew MacDougall phát ngôn viên phủ thủ tướng yêu cầu ông Rathgeber từ chức để bầu cử bổ túc vì ông đã ra ứng cử với tư cách đảng viên Bảo Thủ và cử tri Edmonton đã bỏ phiếu cho ông qua đảng Bảo Thủ.
Nhưng ông Rathbeger tuyên bố : “đảng Bảo Thủ không cho ông chiếc ghế dân biểu nên không ai có thẩm quyền quyết định. Và ông vẫn tiếp tục làm dân biểu với tư cách độc lập cho dân chúng đơn vị ông cho tới hết nhiệm kỳ”
Edward Snowdon người anh hùng hay tên phản quốc?
Edward Snowdon là một thanh niên 29 tuổi, mặc dù chưa tốt nhiệp trung học nhưng có năng khiếu vi tính nên được thu nhân vào làm nhân viên khế ước trong cơ quan trung ương tình báo Mỹ (CIA: Central Intelligence Agency) rồi cơ quan an ninh quốc gia(NSA:National Security Agency) mà nhiệm sở cuối cùng ở Hạ Uy Di với số lương trên 100.000 mỹ kim/năm
Lợi dụng sự hiểu biết những bí mật của quốc phòng Mỹ, Edward Snowdon đặt kế hoạch bỏ trốn sang Hồng Kông rồi gởi một bài viết tới nhật báo nổi
Edward Snowdon tên phản quốc của Mỹ và người anh hùng của Tàu
tiếng Luân Đôn là The Guardian tố cáo chính quyền Mỹ đã bí mật theo dõi những thông tin điện thoại và vi tính của người dân Mỹ tức là đã vi phạm trắng trợn vào quyền riêng tư của công dân Mỹ.
Trái lại theo cơ quan tình báo Mỹ thì hành động kiểm soát đó rất hạn chế và chỉ thực hiện vì an ninh tối thiết cho quốc gia. Ngay sau khi tin tức chấn động nầy được tờ Guardain loan đi, chính phủ Mỹ đã cho lùng bắt Snowdon thì hắn ta đã cao bay xa chạy tới Hồng Kông. Sau đó vì Hồng Kông có hiệp ước dẫn độ tội phạm với Mỹ nên có lẽ Snowdon sẽ chạy sang tị nạn tại Trung Quốc. Mới đây, Snowdon còn “tố” thêm là Mỹ và thêm cả Anh, chẳng những theo dõi điện thoại vi tính tại Mỹ, Anh mà còn tại nhiều nước khác nhất là Trung Quốc và tuyên bố anh ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho công lý công bằng.
TTR: Một số hãng truyền thông chụp cơ hội này đả kích chính quyền Mỹ. Nhưng TT Obama đã phản kháng rằng "Chẳng có chốn riêng tư nào là tuyệt đối cả!"
TTR: Một số hãng truyền thông chụp cơ hội này đả kích chính quyền Mỹ. Nhưng TT Obama đã phản kháng rằng "Chẳng có chốn riêng tư nào là tuyệt đối cả!"
Đời cũng còn có nhiều người lương thiện
Đó là câu chuyện châu về hợp phố của một chiếc nhẫn: Câu chuyện bắt đầu khi cô Racquel Cloutier 31 tuổi cư dân Laguna Niguel Cali. đi sanh đứa con thứ năm thì ở nhà ông chồng Eric Cloutier trổ tài dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa đem bán garage sale trong đó bán luôn chiếc hộp đựng nhẫn cưới trị giá 23.000 mỹ kim -mà 10 năm trước đây anh ta mua tặng cô vợ-chỉ với giá...10 đô-la only.
Tới chừng Racquel đi sanh về tìm lại chiếc nhẫn mà cô cất kỹ trong hộp cho an toàn trước khi đi sanh thì mới tá hỏa tam tinh là chiếc hộp đã không cánh mà bay. Nghi ông chồng cho bồ nhí, cô vợ liền tra hỏi thì hóa ra anh ta đã bán cái hộp trong đó có chiếc nhẫn quý với đại hạ giá là 10 mỹ kim mà không biết là ai mua mà có biết thì người ta đã như bóng chim tăm cá biết nơi mô mà tìm.
Hai vợ chồng bèn làm chuyện mò kim đáy biển là lên facebook, mở website và nhờ hệ thống báo chí truyền thông kể rõ ngọn ngành chuyện bán lầm chiếc nhẫn để kêu gọi từ tâm của ai đó đã may mắn mua được chiếc nhẫn kỷ niệm thiêng liêng của họ mà lên tiếng giùm.
Bây giờ tới chuyện người mua chiếc nhẫn là bà Lossaus sau đó đã cho cái hộp cho con gái và rể là Alyssa và Andrew. Tất cả đều kinh ngạc khi thấy...chiếc nhẫn cưới trong đó. Liền khi đọc biết những tin tức về chiếc nhẫn họ đã điện thư cho vợ chồng Cloutier và hẹn ngày tới nhà trao trả nhẫn trong một bầu không khí thật cảm động.
Theo lời vợ chồng Cloutier thì để vinh danh tâm lòng lương thiện của gia đình Lossaus, họ sẽ tổ chức bán đấu giá chiếc nhẫn để tặng hết cho quỹ từ thiện.
Nguyên Trần
Canada
19 June 2013
18 June 2013
NHỮNG ĐÓA HOA MÁU ĐẦU THẾ KỶ 20
17 tháng 6 năm 1930 - 17 tháng 6 năm 2013
NGUYỄN THÁI HỌC và CÁC ĐỒNG CHÍ
NGUYỄN THÁI HỌC và CÁC ĐỒNG CHÍ
TRƯỚC GIỜ BỊ PHÁP HÀNH QUYẾT.
Trong đề lao Yên Báy các tù nhân bị nhốt chung một gian nhà. Cai Công đao phủ, dáng lùn tịt, mặt lúc nào cũng tây tấy, mò đến bên các tù nhân. Trước Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính thì Công dừng lại. Cử chỉ rất lạ, đã từng giật máy chém, chém bao nhiêu người, cai Công chưa làm thế bao giờ. Hắn cảm thấ...y như có gì cào cấu trong ruột, mồ hôi rịn ướt trên da mặt sẫm từng vệt tàn nhang, tay chân nhức nhối như dòi bò. Hắn đã nốc bao nhiêu rượu để có quên cảm giác ghê rợn. Tự dưng hắn quỳ phục xuống trước mặt Nguyễn Thái Học, khóc rưng rức. Hắn nói:
- Mong các ông xá tội cho. Các ông chết trẻ sẽ thiêng lắm. Tôi biết tôi trọng tội, nhưng vì miếng cơm manh áo, tôi phải làm theo phận sự. Xin các ông mở lượng hải hà khoan lượng.
Nguyễn Thái Học khuyên:
- Ông Cai Công ạ! Nghề này thất đức lắm. Ông nên giải nghệ đi. Nếu có thiêng liêng thật, chúng tôi cũng không thèm chấp với ông đâu. Ông cũng chỉ là cái máy bên cái máy chém. Giải nghệ đi kẻo tội lỗi chất chồng tội lỗi, xuống âm phủ Diêm Vương cũng không chấp nhận ông đâu!
Cai Công ấp úng nói: “vâng”, và cứ thế quỳ trước Nguyễn Thái Học đến tận lúc bọn cai nhà lao lục tục thúc giục tù nhân ra pháp trường.
5 giờ 5 phút ngày 17 tháng 6 năm 1930, bốn trăm cảnh binh, cảnh sát, mật thám và Lê Dương đã giăng ra bảo vệ khu hành quyết tù nhân. Không cho bất cứ ai lọt vào trừ những người làm phận sự. Pháp trường dựng ở bãi lính tập, trước khu nhà thờ, có hàng cây bàng và cây báng súng bao quanh. Đối diện với mấy ngôi nhà gạch mới xây.
Chiếc máy chém đen sì được đặt trên bãi cỏ. Nó vừa có chức năng chém người lại có chức năng dọa người. Lưỡi máy chém xám xịt được kéo lên theo rãnh trượt. Tử tù phải nằm trên một tấm ván, cổ bị gông lại. Chỉ cần giật nút hãm là lưỡi dao rơi tự do phập xuống. Ai yếu bóng vía chỉ trông hoặc nghe tiếng phập nhanh như thái chuối là đủ chết ngất hoặc vãi nước đái ra quần. Trong mọi cách hành hình thì đây là cách hành hình “văn minh man rợ” nhất. Nó lạnh lùng khủng bố tinh thần. Nó trấn áp, nó tra tấn thần kinh con người.
Trên đoạn đường trải đá bên cạnh pháp trường là dăm bảy chiếc xe bò chờ sẵn để chở xác người đi chôn.
Bãi bên, xếp 15 chiếc quan tài. Thấy lạ, nhà báo Louis Roubaud hỏi viên chánh cẩm:
- Sao xử chém 13 người mà lại có những 15 quan tài?
Hắn trả lời:
- Để đề phòng có người sợ quá vỡ tim mà chết tại chỗ! Tình huống này rất dễ xảy ra.
Lần lượt 13 nghĩa sĩ lên đoạn đầu đài. Tất cả đều bình thản bước tới theo danh sách được gọi tên. Tất cả đều khước từ cố đạo rửa tội. Trước khi lưỡi dao máy chém phập xuống, ai cũng hô to:”Việt Nam vạn tuế!”. Tiếng hô khản đặc đủ vang tới tường nhà thờ dội ra đường phố Yên Báy. Dòng máu phun trào từ cổ mỗi người đã đứt lìa, tia máu bắn xa hàng chục mét.
Nguyễn Thái Học phải đứng đó để chứng kiến lần lượt từng người văng đầu trên máy chém. Phó Đức Chính là người thứ 12 lên đoạn đầu đài. Cố đạo Méchet hỏi anh: “Cậu chết trẻ vậy có ân hận không?”. Phó Đức Chính trả lời thản nhiên: “Ở đời, mong làm lấy một việc lớn mà việc ấy không thành thì chết có gì ân hận”! Anh nói lớn: “Cho ta nằm ngửa để ta nhìn lưỡi dao tội ác của người Pháp”. Nhiều người ngoảnh mặt đi không dám ngó. Nhiều người lấy khăn lén lau nước mắt.
Đến lượt Nguyễn Thái Học. Anh ngậm điếu xì gà thật to. Gọi đến tên, anh phì điếu thuốc ra khỏi miệng, thong thả bước tới máy chém. Anh đọc câu thơ bằng tiếng Pháp:
Trong đề lao Yên Báy các tù nhân bị nhốt chung một gian nhà. Cai Công đao phủ, dáng lùn tịt, mặt lúc nào cũng tây tấy, mò đến bên các tù nhân. Trước Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính thì Công dừng lại. Cử chỉ rất lạ, đã từng giật máy chém, chém bao nhiêu người, cai Công chưa làm thế bao giờ. Hắn cảm thấ...y như có gì cào cấu trong ruột, mồ hôi rịn ướt trên da mặt sẫm từng vệt tàn nhang, tay chân nhức nhối như dòi bò. Hắn đã nốc bao nhiêu rượu để có quên cảm giác ghê rợn. Tự dưng hắn quỳ phục xuống trước mặt Nguyễn Thái Học, khóc rưng rức. Hắn nói:
- Mong các ông xá tội cho. Các ông chết trẻ sẽ thiêng lắm. Tôi biết tôi trọng tội, nhưng vì miếng cơm manh áo, tôi phải làm theo phận sự. Xin các ông mở lượng hải hà khoan lượng.
Nguyễn Thái Học khuyên:
- Ông Cai Công ạ! Nghề này thất đức lắm. Ông nên giải nghệ đi. Nếu có thiêng liêng thật, chúng tôi cũng không thèm chấp với ông đâu. Ông cũng chỉ là cái máy bên cái máy chém. Giải nghệ đi kẻo tội lỗi chất chồng tội lỗi, xuống âm phủ Diêm Vương cũng không chấp nhận ông đâu!
Cai Công ấp úng nói: “vâng”, và cứ thế quỳ trước Nguyễn Thái Học đến tận lúc bọn cai nhà lao lục tục thúc giục tù nhân ra pháp trường.
5 giờ 5 phút ngày 17 tháng 6 năm 1930, bốn trăm cảnh binh, cảnh sát, mật thám và Lê Dương đã giăng ra bảo vệ khu hành quyết tù nhân. Không cho bất cứ ai lọt vào trừ những người làm phận sự. Pháp trường dựng ở bãi lính tập, trước khu nhà thờ, có hàng cây bàng và cây báng súng bao quanh. Đối diện với mấy ngôi nhà gạch mới xây.
Chiếc máy chém đen sì được đặt trên bãi cỏ. Nó vừa có chức năng chém người lại có chức năng dọa người. Lưỡi máy chém xám xịt được kéo lên theo rãnh trượt. Tử tù phải nằm trên một tấm ván, cổ bị gông lại. Chỉ cần giật nút hãm là lưỡi dao rơi tự do phập xuống. Ai yếu bóng vía chỉ trông hoặc nghe tiếng phập nhanh như thái chuối là đủ chết ngất hoặc vãi nước đái ra quần. Trong mọi cách hành hình thì đây là cách hành hình “văn minh man rợ” nhất. Nó lạnh lùng khủng bố tinh thần. Nó trấn áp, nó tra tấn thần kinh con người.
Trên đoạn đường trải đá bên cạnh pháp trường là dăm bảy chiếc xe bò chờ sẵn để chở xác người đi chôn.
Bãi bên, xếp 15 chiếc quan tài. Thấy lạ, nhà báo Louis Roubaud hỏi viên chánh cẩm:
- Sao xử chém 13 người mà lại có những 15 quan tài?
Hắn trả lời:
- Để đề phòng có người sợ quá vỡ tim mà chết tại chỗ! Tình huống này rất dễ xảy ra.
Lần lượt 13 nghĩa sĩ lên đoạn đầu đài. Tất cả đều bình thản bước tới theo danh sách được gọi tên. Tất cả đều khước từ cố đạo rửa tội. Trước khi lưỡi dao máy chém phập xuống, ai cũng hô to:”Việt Nam vạn tuế!”. Tiếng hô khản đặc đủ vang tới tường nhà thờ dội ra đường phố Yên Báy. Dòng máu phun trào từ cổ mỗi người đã đứt lìa, tia máu bắn xa hàng chục mét.
Nguyễn Thái Học phải đứng đó để chứng kiến lần lượt từng người văng đầu trên máy chém. Phó Đức Chính là người thứ 12 lên đoạn đầu đài. Cố đạo Méchet hỏi anh: “Cậu chết trẻ vậy có ân hận không?”. Phó Đức Chính trả lời thản nhiên: “Ở đời, mong làm lấy một việc lớn mà việc ấy không thành thì chết có gì ân hận”! Anh nói lớn: “Cho ta nằm ngửa để ta nhìn lưỡi dao tội ác của người Pháp”. Nhiều người ngoảnh mặt đi không dám ngó. Nhiều người lấy khăn lén lau nước mắt.
Đến lượt Nguyễn Thái Học. Anh ngậm điếu xì gà thật to. Gọi đến tên, anh phì điếu thuốc ra khỏi miệng, thong thả bước tới máy chém. Anh đọc câu thơ bằng tiếng Pháp:
Mourir pour sa patrie
C’est le sort le plus beau
La plus digne d’envie
(Chết cho đất nước của mình
Là cái chết đẹp nhất
Thanh thản tuyệt vời nhất)
Anh hô lớn: “Việt Nam vạn tuế! Việt Nam vạn tuế!”
Chiếc gông đã khớp vào cổ anh. Tiếng hô: “Việt Nam…” bị đứt đoạn. Đầu anh văng ra, cơ miệng anh theo quán tính còn mấp máy một thoáng.
Phía dân chúng đứng xem bỗng vang lên tiếng hô: “Đả đảo thực dân Pháp dã man!”. Những tiếng phụ họa “đả đảo, đả đảo” ầm ầm, buộc đám cảnh binh phải dùng tới dùi cui.
Viên công sứ De Bottini giơ tay xem đồng hồ. Đầu Nguyễn Thái Học rơi khỏi cổ lúc 5 giờ 35 phút, ngày 17 tháng 6 năm 1930 tức 21 tháng 5 Canh Ngọ.
Các anh hùng của Việt Nam thân xác và máu họ đã thấm vào lòng đất mẹ, đễ tên tuổi đi vào lịch sử và trường tồn với thời gian. 83 năm đã qua, lòng người dân Việt luôn ghi nhớ đến công ơn của những đoá hoa máu của đầu thế thế kỷ 20 đã vị quốc vong thân vì chữ Độc lập, Tự Do và Hạnh Phúc.
Một nén hương lòng tưởng nhớ những anh hùng đã chết để quê hương và dân tộc trường tồn.
SOURCE: http://www.haingoaiphiemdam.com/NewsContent.aspx?Id=10023
Chiếc gông đã khớp vào cổ anh. Tiếng hô: “Việt Nam…” bị đứt đoạn. Đầu anh văng ra, cơ miệng anh theo quán tính còn mấp máy một thoáng.
Phía dân chúng đứng xem bỗng vang lên tiếng hô: “Đả đảo thực dân Pháp dã man!”. Những tiếng phụ họa “đả đảo, đả đảo” ầm ầm, buộc đám cảnh binh phải dùng tới dùi cui.
Viên công sứ De Bottini giơ tay xem đồng hồ. Đầu Nguyễn Thái Học rơi khỏi cổ lúc 5 giờ 35 phút, ngày 17 tháng 6 năm 1930 tức 21 tháng 5 Canh Ngọ.
Các anh hùng của Việt Nam thân xác và máu họ đã thấm vào lòng đất mẹ, đễ tên tuổi đi vào lịch sử và trường tồn với thời gian. 83 năm đã qua, lòng người dân Việt luôn ghi nhớ đến công ơn của những đoá hoa máu của đầu thế thế kỷ 20 đã vị quốc vong thân vì chữ Độc lập, Tự Do và Hạnh Phúc.
Một nén hương lòng tưởng nhớ những anh hùng đã chết để quê hương và dân tộc trường tồn.
SOURCE: http://www.haingoaiphiemdam.com/NewsContent.aspx?Id=10023
17 June 2013
Cười tí tỉnh: Anh Wang
Phát âm miền Tây Nam Bộ
Tại một cơ quan nọ có 3 người đàn ông mang 3 cái tên: Hoan, Quan và Quang, mà theo giọng của người miền Tây Nam Bộ thì chỉ có duy nhất kiểu phát âm là “Wang”.
Một hôm, có một cô gái trẻ là dân Nam Bộ chính hiệu, đã đến gõ cửa cơ quan gặp ông bảo vệ và nói:
- Bác ơi, làm ơn cho con gặp anh Wang!
- Wang nào? Ở đây có 3 Wang;
Wang không có cu (Q) cũng không có dê (g); Wang có cu có dê và Wang có cu không dê.
Cô kiếm Wang nào?
- Dạ, con kiếm anh Wang có cu mà không dê đó bác!
Một anh người Bắc tình cờ đi ngang qua có nghe mẩu đối thoại đó, lầm bầm:
- Mịa nó, có cu mà không dê thì kiếm nó làm quái gì chứ!”
Tại một cơ quan nọ có 3 người đàn ông mang 3 cái tên: Hoan, Quan và Quang, mà theo giọng của người miền Tây Nam Bộ thì chỉ có duy nhất kiểu phát âm là “Wang”.
Một hôm, có một cô gái trẻ là dân Nam Bộ chính hiệu, đã đến gõ cửa cơ quan gặp ông bảo vệ và nói:
- Bác ơi, làm ơn cho con gặp anh Wang!
- Wang nào? Ở đây có 3 Wang;
Wang không có cu (Q) cũng không có dê (g); Wang có cu có dê và Wang có cu không dê.
Cô kiếm Wang nào?
- Dạ, con kiếm anh Wang có cu mà không dê đó bác!
Một anh người Bắc tình cờ đi ngang qua có nghe mẩu đối thoại đó, lầm bầm:
- Mịa nó, có cu mà không dê thì kiếm nó làm quái gì chứ!”
File: Phỏng vấn Ts Cù Huy Hà Vũ
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ hiện đang bị giam giữ theo một bản án tuyên xử bởi một tòa án thuộc hệ thống tài phán tay sai của Đảng Cộng Sản VN. Một trong những khởi điểm của vụ án là việc Ts CHHV đã thách thức thể chế độc tài, với tư cách một công dân, đã nạp đơn tố cáo nhà nước tự chuyên đã nhượng quyền khai thác bô-xít ở Tây Nguyên cho Tàu Cộng và do đó phá hoại môi sinh một vùng rộng lớn của đất nước, mở cửa cho bọn điệp viên phương bắc len lỏi và mọc chân rết gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Đảng CS tất nhiên phải ra tay để làm vừa lòng Bắc Kinh và để dập tắt những tiếng nói chống lại quyền lực độc tôn của mình. Cũng như phần lớn những nhà đối kháng khác, Cù Huy Hà VŨ đã bị bắt giữ.
Chúng ta hãy xem lại vụ án qua bài phỏng vấn CHHV do Chu Tất Tiến thực hiện dưới đây. (TTR)
Chu Tất Tiến:
Trong năm vừa qua, một sự kiện liên quan tới luật pháp, nói chung là liên quan tới ngành tư pháp nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã làm chấn động dư luận thế giới, đó là sự kiện Ts Cù Huy Hà Vũ đã làm đơn khởi tố thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng về hành động trái pháp luật khi đã ký quyết định cho khai thác Bauxit ở Tây Nguyên. Ngày hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu với quý vị tiếng nói của Ts Cù Huy Hà Vũ từ quê hương thân yêu của chúng ta. Xin được chào anh Cù Huy Hà Vũ!
Cù Huy Hà Vũ:
Vâng, tôi xin gửi lời chào đến tất cả thính giả, đồng bào, bà con người Việt mình ở Mỹ!
Chu Tất Tiến:
Dạ thưa anh, như chúng tôi vừa mới giới thiệu anh ở phần đầu, chúng tôi biết anh đã làm đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hành động trái pháp luật. Xin anh cho biết sơ qua về vụ kiện và hiện nay sự việc diễn tiến như thế nào?
Cù Huy Hà Vũ:
Như mọi người đã biết, đầu năm 2009, chính phủ mà cũng kể là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã có những hành vi thúc đẩy việc cho phép khai thác Bauxit tại Tây nguyên và hành vi cho phép này lại gắn liền với các công ty Trung quốc, và Trung quốc đã đưa ào ạt hàng nghìn công nhân Trung quốc sang Việt Nam, và sự có mặt của các công nhân Trung quốc trong vụ khai thác Bauxit đặt ra hai vấn đề rất là cơ bản.
Thứ nhất là Trung quốc đã không bảo đảm việc chống ô nhiễm môi trường, cái thứ hai nghiêm trọng không kém, tức là sự có mặt một cách rất là bất bình thường của hàng nghìn công nhân lao động Trung quốc, điều này dẫn tới một bài học lịch sử hàng ngàn năm qua tại Việt Nam, là sẽ tạo cho Trung quốc một cái cửa, một con đường để tiến vào Việt Nam và từ đó nó sẽ… có thể gây hại đến an ninh quốc gia, tức cụ thể có thể tạo điều kiện cho Trung quốc đưa người, xâm nhập vào Việt Nam, tiến tới việc thôn tính Việt Nam một cách có thể gọi là một cơ chế mềm, tức không bằng quân đội ồ ạt mà cứ từ từ vào Việt Nam rồi đồng hóa, hoặc đến một lúc nào đó, tiến hành một đạo quân rất là quan trọng, đặt biệt là vùng Tây nguyên được coi là cái nóc nhà Đông Dương. Ngay từ thời Pháp thuộc thì đã có câu rất nổi tiếng là “ai chiếm được Tây nguyên là làm chủ cả Đông Dương kể cả Việt Nam”.
Chính vì thế mà tướng Giáp đã 3 lần gửi thư cho thủ tướng và lãnh đạo của nhà nước cộng sản Việt Nam đề nghị ngừng khai thác Bauxit, nhưng sau đó cũng không được bất cứ hồi âm nào, thì Gs Nguyễn Huệ Chi cùng hai nhà giáo khác, đó là nhà giáo Bảo Toàn (?) và Gs tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng đã khởi xướng phong trào lấy chữ ký đề nghị các cấp lãnh đạo nhà nước Việt Nam cho dừng dự án Bauxit Tây Nguyên, và từ đó trang Bauxit Viet Nam đã ra đời và đã thu thập hơn 3 nghìn chữ ký…, và nó cũng bị nhà nước Việt Nam nói chung và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là người trực tiếp ký cho phép khai thác Bauxit Tây Nguyên, lờ đi, không coi thư đại tướng Võ Nguyên Giáp, một những người khai sáng chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, mà còn lờ đi hàng nghìn những kiến nghị của các nhà trí thức Việt Nam, hẳn nhiên bên cạnh còn những nhà trí thức Việt Nam khác.
Điều đó cho thấy đảng và nhà nước này không coi “những vị công thần đối với đất nước” là cái gì cả, và họ cũng không coi nhân dân Việt Nam, đặc biệt tầng lớp trí thức Việt Nam là cái gì cả. Điều đấy cho thấy ban lãnh đạo nhà nước Việt Nam hiện nay là chỉ tập trung vào những chuyện kiếm ăn…, đã thách thức những hậu quả khôn lường về môi trường của Việt Nam.
Trước tình hình như thế, với tư cách là công dân, đặc biệt là tôi thông biết về pháp luật, tôi quyết định, nếu như tâm thư của của đại tướng Võ Nguyễn Giáp vẫn không được chú ý đến, những kiến nghị của hàng nghìn trí thức Việt Nam… cũng không được đếm xỉa đến thì lúc này, tôi dùng đến quyền tư pháp, quyền của công dân có quyền khởi kiện cá nhân hay tổ chức nào có những hành vi hành chính trái pháp luật.
Do toan tính như thế, ngày 11 tháng 6, tôi đã chính thức gửi đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đơn khởi kiện này có thể nói là … rất nặng đối với chế độ Việt Nam nói chung và đối với bản thân Nguyễn Tấn Dũng nói riêng.
Thành ra là họ vô cùng lúng túng, thậm chí tòa án Hà Nội bảo là không đủ thẩm quyền mà phải kiện thủ tướng ở cấp cao hơn, đến khi tôi gửi đơn kiện lên tòa án tối cao thì toà án không biết làm thế nào…, cuối cùng bí quá họ định mời tôi lên gặp để trả lại đơn, tôi tuyên bố ngay là tòa án tối cao mà trả lại đơn thì cũng được thôi, nhưng ngay lập tức, nếu tòa án tối cao trả lại đơn thì phải có văn bản giải thích tại sao.
Tòa án tối cao nói từ trước tới nay, ở Việt Nam không có quy định công dân được quyền kiện thủ tướng. Tôi nói ngay là viết vào văn bản đi, đưa cho tôi, và ngay sau khi nhận được, tôi sẽ lên quốc hội để yêu cầu quốc hội 2 điều, là nếu quốc hội tuân theo pháp luật là căn cứ điều 52 Hiến Pháp là tất cả mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật thì bất kỳ công dân nào, công dân Nguyễn Tấn Dũng vi phạm pháp luật thì cũng có thể bị kiện và bị đưa ra xử theo pháp luật Việt Nam.
Còn ngược lại, nếu quốc hội Việt Nam thấy không thể xử nổi Nguyễn Tấn Dũng với tư cách thủ tướng và có tính bao che thì tôi sẽ đề nghị quốc hội xé ngay Hiến Pháp, xé ngay điều 52 “mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật”, tất nhiên tôi cũng gợi lý do, nếu tòa án tối cao chúng minh được rằng Nguyễn Tấn Dũng mang quốc tịch nước ngoài, cũng không sống hoạt động ở Việt Nam thì vụ kiện trở nên vô duyên. Ngay cả người nước ngoài mà nếu sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có hành vi vi phạm pháp luật vẫn bị xử theo pháp luật Việt Nam…
Vậy thì khi đáp trả một cách cương quyết dứt khoát như thế thì toà án tối cao đến giờ lại không dám trả lại đơn nhưng đánh cái bài ù lì, cái bài ù lì này không phải tôi chứng kiến mà hàng triệu người Việt Nam đã chứng kiến rồi. Bao nhiêu hàm oan, bao nhiêu hành vi sai trái của các cơ quan công quyền đều không được giải quyết, đều cho vào sự im lặng mà người ta cho rằng đáng sợ.
Tôi thì trong thời gian vừa qua cũng bận nhiều việc, thành ra việc kiện cũng có cái hạn chế, không có nhiều thời gian để theo dõi để mà đốc thúc, bởi vì là Nguyễn Tấn Dũng đâu phải là mối quan tâm duy nhất của tôi, có thể nói đó chỉ là một trong hàng vạn điều mà tôi đã phải lo lắng trong một năm trời. Chuyện đấy đối với tôi không phải là chuyện gì to tác đối với tôi…
Nhưng dù sao mà nói, cái việc này đi vào tố tụng rồi. Việc nó treo thì tôi không cho nó treo nữa, đầu năm nay thì tôi sẽ đốc thúc, bắt buộc tòa tối cao phải có sự trả lời dứt khoát đối với tôi, bởi vì không thể có loại pháp luật nào mà tòa án tối cao Việt Nam lại hèn nhát và run sợ đến như thế trước một công dân đơn giản trong tay không có một tấc sắt, cũng ăn uống cũng bình thường như mọi người, cao chỉ 1m65 thôi… mà làm gì run sợ thế.
Nếu đúng mà run sợ trước một người bé nhỏ trong tay không tấc sắt… thì chuyện mà chính phủ Việt Nam thời gian vừa qua và cho đến hiện nay, run sợ trước sự lấn lướt của Trung quốc với lực lượng vũ trang lộng hành trên biển, đầy đủ vũ khí hạt nhân… thì phải chăng điều này cho thấy sự hèn nhát của chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, dù có ai hèn, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hèn đi chăng nữa, chính phủ Việt Nam có hèn đi chăng nữa, thì dân tộc Việt Nam không thể hèn, hàng chục triệu người Việt Nam không hèn… Đó là sơ qua vụ tôi kiện Nguyễn Tấn Dũng cho đến bây giờ là như thế.
Chu Tất Tiến:
Dạ cám ơn anh đã chia sẻ rất chân tình đầy nhiệt huyết của một trí thức trẻ của đất nước Việt Nam của chúng ta. Rất tiếc là chương trình chỉ còn 3 phút nữa, thì xin anh cho một lời tóm tắt trước khi chúng ta chia tay, đó là liệu trong tương lai, với kiến thức của anh, kinh nghiệm trong ngành luật, anh có nghĩ vụ kiện của anh sẽ được tòa án tối cao đáp ứng một cách thích đáng theo đúng nguyên tắc luật pháp không, hay là như anh vừa trình bày, nghĩa là tiếp tục ù lì thưa anh. Chúng ta còn chừng 3 phút!
Cù Huy Hà Vũ:
Tôi cho rằng vụ kiện của tôi bắt buộc phải được giải quyết, bởi vì không thể không giải quyết được, chỉ có cái điều là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như nhà nước Việt Nam phải biết được cái liêm sỉ của mình. Bởi vì, cho đến cùng, các cơ quan tố tụng ở Việt Nam tất cả cũng đều ở dưới sự chỉ đạo của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam. Vậy thì nói một cách khác, đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam này còn biết tôn trọng pháp luật, còn biết danh dự của những nhà cầm quyền thì hãy đưa vụ kiện của công dân Cù Huy Hà Vũ ra giải quyết, còn nếu không, nếu vẫn tiếp tục ù lì thì cái việc không giải quyết đơn kiện của tôi thì đó là cái vết đen cho nền pháp chế của nước CHXHCN Việt Nam, và điều này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khác, làm cho người dân trong nước cho đến quốc tế không còn tin tưởng vào nền pháp luật của Việt Nam nữa. Nếu họ bỏ một đồng đô la vào Việt Nam thì chắc chắn đồng đô la đó sẽ bị nghiến sạch, lúc ấy có bắt thang lên ông trời mới nói được.
Chu Tất Tiến:
Chúng tôi vô cùng xúc động trước những điều trình bày của anh, vừa trí thức, vừa thực tế. Cám ơn anh một lần nữa, chúc anh sức khỏe, an mạnh và vững tiến cho sự nghiệp và cái quyền làm người của người dân Việt Nam. Xin được gặp anh trong một dịp khác.
Chúng ta hãy xem lại vụ án qua bài phỏng vấn CHHV do Chu Tất Tiến thực hiện dưới đây. (TTR)
Chu Tất Tiến:
Trong năm vừa qua, một sự kiện liên quan tới luật pháp, nói chung là liên quan tới ngành tư pháp nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã làm chấn động dư luận thế giới, đó là sự kiện Ts Cù Huy Hà Vũ đã làm đơn khởi tố thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng về hành động trái pháp luật khi đã ký quyết định cho khai thác Bauxit ở Tây Nguyên. Ngày hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu với quý vị tiếng nói của Ts Cù Huy Hà Vũ từ quê hương thân yêu của chúng ta. Xin được chào anh Cù Huy Hà Vũ!
Cù Huy Hà Vũ:
Vâng, tôi xin gửi lời chào đến tất cả thính giả, đồng bào, bà con người Việt mình ở Mỹ!
Chu Tất Tiến:
Dạ thưa anh, như chúng tôi vừa mới giới thiệu anh ở phần đầu, chúng tôi biết anh đã làm đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hành động trái pháp luật. Xin anh cho biết sơ qua về vụ kiện và hiện nay sự việc diễn tiến như thế nào?
Cù Huy Hà Vũ:
Như mọi người đã biết, đầu năm 2009, chính phủ mà cũng kể là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã có những hành vi thúc đẩy việc cho phép khai thác Bauxit tại Tây nguyên và hành vi cho phép này lại gắn liền với các công ty Trung quốc, và Trung quốc đã đưa ào ạt hàng nghìn công nhân Trung quốc sang Việt Nam, và sự có mặt của các công nhân Trung quốc trong vụ khai thác Bauxit đặt ra hai vấn đề rất là cơ bản.
Thứ nhất là Trung quốc đã không bảo đảm việc chống ô nhiễm môi trường, cái thứ hai nghiêm trọng không kém, tức là sự có mặt một cách rất là bất bình thường của hàng nghìn công nhân lao động Trung quốc, điều này dẫn tới một bài học lịch sử hàng ngàn năm qua tại Việt Nam, là sẽ tạo cho Trung quốc một cái cửa, một con đường để tiến vào Việt Nam và từ đó nó sẽ… có thể gây hại đến an ninh quốc gia, tức cụ thể có thể tạo điều kiện cho Trung quốc đưa người, xâm nhập vào Việt Nam, tiến tới việc thôn tính Việt Nam một cách có thể gọi là một cơ chế mềm, tức không bằng quân đội ồ ạt mà cứ từ từ vào Việt Nam rồi đồng hóa, hoặc đến một lúc nào đó, tiến hành một đạo quân rất là quan trọng, đặt biệt là vùng Tây nguyên được coi là cái nóc nhà Đông Dương. Ngay từ thời Pháp thuộc thì đã có câu rất nổi tiếng là “ai chiếm được Tây nguyên là làm chủ cả Đông Dương kể cả Việt Nam”.
Chính vì thế mà tướng Giáp đã 3 lần gửi thư cho thủ tướng và lãnh đạo của nhà nước cộng sản Việt Nam đề nghị ngừng khai thác Bauxit, nhưng sau đó cũng không được bất cứ hồi âm nào, thì Gs Nguyễn Huệ Chi cùng hai nhà giáo khác, đó là nhà giáo Bảo Toàn (?) và Gs tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng đã khởi xướng phong trào lấy chữ ký đề nghị các cấp lãnh đạo nhà nước Việt Nam cho dừng dự án Bauxit Tây Nguyên, và từ đó trang Bauxit Viet Nam đã ra đời và đã thu thập hơn 3 nghìn chữ ký…, và nó cũng bị nhà nước Việt Nam nói chung và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là người trực tiếp ký cho phép khai thác Bauxit Tây Nguyên, lờ đi, không coi thư đại tướng Võ Nguyên Giáp, một những người khai sáng chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, mà còn lờ đi hàng nghìn những kiến nghị của các nhà trí thức Việt Nam, hẳn nhiên bên cạnh còn những nhà trí thức Việt Nam khác.
Điều đó cho thấy đảng và nhà nước này không coi “những vị công thần đối với đất nước” là cái gì cả, và họ cũng không coi nhân dân Việt Nam, đặc biệt tầng lớp trí thức Việt Nam là cái gì cả. Điều đấy cho thấy ban lãnh đạo nhà nước Việt Nam hiện nay là chỉ tập trung vào những chuyện kiếm ăn…, đã thách thức những hậu quả khôn lường về môi trường của Việt Nam.
Trước tình hình như thế, với tư cách là công dân, đặc biệt là tôi thông biết về pháp luật, tôi quyết định, nếu như tâm thư của của đại tướng Võ Nguyễn Giáp vẫn không được chú ý đến, những kiến nghị của hàng nghìn trí thức Việt Nam… cũng không được đếm xỉa đến thì lúc này, tôi dùng đến quyền tư pháp, quyền của công dân có quyền khởi kiện cá nhân hay tổ chức nào có những hành vi hành chính trái pháp luật.
Do toan tính như thế, ngày 11 tháng 6, tôi đã chính thức gửi đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đơn khởi kiện này có thể nói là … rất nặng đối với chế độ Việt Nam nói chung và đối với bản thân Nguyễn Tấn Dũng nói riêng.
Thành ra là họ vô cùng lúng túng, thậm chí tòa án Hà Nội bảo là không đủ thẩm quyền mà phải kiện thủ tướng ở cấp cao hơn, đến khi tôi gửi đơn kiện lên tòa án tối cao thì toà án không biết làm thế nào…, cuối cùng bí quá họ định mời tôi lên gặp để trả lại đơn, tôi tuyên bố ngay là tòa án tối cao mà trả lại đơn thì cũng được thôi, nhưng ngay lập tức, nếu tòa án tối cao trả lại đơn thì phải có văn bản giải thích tại sao.
Tòa án tối cao nói từ trước tới nay, ở Việt Nam không có quy định công dân được quyền kiện thủ tướng. Tôi nói ngay là viết vào văn bản đi, đưa cho tôi, và ngay sau khi nhận được, tôi sẽ lên quốc hội để yêu cầu quốc hội 2 điều, là nếu quốc hội tuân theo pháp luật là căn cứ điều 52 Hiến Pháp là tất cả mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật thì bất kỳ công dân nào, công dân Nguyễn Tấn Dũng vi phạm pháp luật thì cũng có thể bị kiện và bị đưa ra xử theo pháp luật Việt Nam.
Còn ngược lại, nếu quốc hội Việt Nam thấy không thể xử nổi Nguyễn Tấn Dũng với tư cách thủ tướng và có tính bao che thì tôi sẽ đề nghị quốc hội xé ngay Hiến Pháp, xé ngay điều 52 “mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật”, tất nhiên tôi cũng gợi lý do, nếu tòa án tối cao chúng minh được rằng Nguyễn Tấn Dũng mang quốc tịch nước ngoài, cũng không sống hoạt động ở Việt Nam thì vụ kiện trở nên vô duyên. Ngay cả người nước ngoài mà nếu sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có hành vi vi phạm pháp luật vẫn bị xử theo pháp luật Việt Nam…
Vậy thì khi đáp trả một cách cương quyết dứt khoát như thế thì toà án tối cao đến giờ lại không dám trả lại đơn nhưng đánh cái bài ù lì, cái bài ù lì này không phải tôi chứng kiến mà hàng triệu người Việt Nam đã chứng kiến rồi. Bao nhiêu hàm oan, bao nhiêu hành vi sai trái của các cơ quan công quyền đều không được giải quyết, đều cho vào sự im lặng mà người ta cho rằng đáng sợ.
Tôi thì trong thời gian vừa qua cũng bận nhiều việc, thành ra việc kiện cũng có cái hạn chế, không có nhiều thời gian để theo dõi để mà đốc thúc, bởi vì là Nguyễn Tấn Dũng đâu phải là mối quan tâm duy nhất của tôi, có thể nói đó chỉ là một trong hàng vạn điều mà tôi đã phải lo lắng trong một năm trời. Chuyện đấy đối với tôi không phải là chuyện gì to tác đối với tôi…
Nhưng dù sao mà nói, cái việc này đi vào tố tụng rồi. Việc nó treo thì tôi không cho nó treo nữa, đầu năm nay thì tôi sẽ đốc thúc, bắt buộc tòa tối cao phải có sự trả lời dứt khoát đối với tôi, bởi vì không thể có loại pháp luật nào mà tòa án tối cao Việt Nam lại hèn nhát và run sợ đến như thế trước một công dân đơn giản trong tay không có một tấc sắt, cũng ăn uống cũng bình thường như mọi người, cao chỉ 1m65 thôi… mà làm gì run sợ thế.
Nếu đúng mà run sợ trước một người bé nhỏ trong tay không tấc sắt… thì chuyện mà chính phủ Việt Nam thời gian vừa qua và cho đến hiện nay, run sợ trước sự lấn lướt của Trung quốc với lực lượng vũ trang lộng hành trên biển, đầy đủ vũ khí hạt nhân… thì phải chăng điều này cho thấy sự hèn nhát của chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, dù có ai hèn, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hèn đi chăng nữa, chính phủ Việt Nam có hèn đi chăng nữa, thì dân tộc Việt Nam không thể hèn, hàng chục triệu người Việt Nam không hèn… Đó là sơ qua vụ tôi kiện Nguyễn Tấn Dũng cho đến bây giờ là như thế.
Chu Tất Tiến:
Dạ cám ơn anh đã chia sẻ rất chân tình đầy nhiệt huyết của một trí thức trẻ của đất nước Việt Nam của chúng ta. Rất tiếc là chương trình chỉ còn 3 phút nữa, thì xin anh cho một lời tóm tắt trước khi chúng ta chia tay, đó là liệu trong tương lai, với kiến thức của anh, kinh nghiệm trong ngành luật, anh có nghĩ vụ kiện của anh sẽ được tòa án tối cao đáp ứng một cách thích đáng theo đúng nguyên tắc luật pháp không, hay là như anh vừa trình bày, nghĩa là tiếp tục ù lì thưa anh. Chúng ta còn chừng 3 phút!
Cù Huy Hà Vũ:
Tôi cho rằng vụ kiện của tôi bắt buộc phải được giải quyết, bởi vì không thể không giải quyết được, chỉ có cái điều là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như nhà nước Việt Nam phải biết được cái liêm sỉ của mình. Bởi vì, cho đến cùng, các cơ quan tố tụng ở Việt Nam tất cả cũng đều ở dưới sự chỉ đạo của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam. Vậy thì nói một cách khác, đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam này còn biết tôn trọng pháp luật, còn biết danh dự của những nhà cầm quyền thì hãy đưa vụ kiện của công dân Cù Huy Hà Vũ ra giải quyết, còn nếu không, nếu vẫn tiếp tục ù lì thì cái việc không giải quyết đơn kiện của tôi thì đó là cái vết đen cho nền pháp chế của nước CHXHCN Việt Nam, và điều này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khác, làm cho người dân trong nước cho đến quốc tế không còn tin tưởng vào nền pháp luật của Việt Nam nữa. Nếu họ bỏ một đồng đô la vào Việt Nam thì chắc chắn đồng đô la đó sẽ bị nghiến sạch, lúc ấy có bắt thang lên ông trời mới nói được.
Chu Tất Tiến:
Chúng tôi vô cùng xúc động trước những điều trình bày của anh, vừa trí thức, vừa thực tế. Cám ơn anh một lần nữa, chúc anh sức khỏe, an mạnh và vững tiến cho sự nghiệp và cái quyền làm người của người dân Việt Nam. Xin được gặp anh trong một dịp khác.
Nhớ Ba . . .
AN ỦI
Hôn em trời đã vào khuya
Hôn anh cho thỏa đau kia, xót này
*
Nhớ Ba, con khóc cả ngày
Thương Ba lại niệm cho đầy trang kinh
Khóc Ba, có phải thiếu tình?
Hôn anh, có được an bình nỗi đau?
Nụ buồn, môi lệ dỗ nhau
Vai rung nức nở, ngọt ngào anh xoa
Cũng may anh chẳng lơ là
Cũng may anh vẫn mặn mà xẻ chia:
-Đại Tang anh đã từng qua
Hương, đèn, hoa, quả… xót xa từng bày
*
Trên cao, hồn Ba đêm nay
Nhìn con, Ba có nhíu mày quở: HƯ!
Ý Nga
MỘT HOÀI NIỆM VỀ BA TÔI
Nhân Ngày của Cha, những hoài niệm ngày cũ cứ tràn về. Tôi muốn gởi đến các bạn đôi dòng tản mạn về Ba tôi.
Số là ngày hôm qua, tôi nhận được một cái thư của bạn Quê Hương gởi qua có một link dẫn nói về Tình Cha do giọng đọc của Bích Huyền diễn đạt. Nhưng do đang có chút việc tôi chưa mở ra nghe.
Sáng nay vừa thức dậy mở hộp thư ra thì nhận được một thư nữa của bạn Song Kim nói về Ngày của Cha. Tôi quay lại mở thư của bạn Quê Hương coi Bà Bích Huyền nói gì ở trỏng. Chỉ một đoạn đầu thôi đã nhắc tới câu nói của một văn hào đã viết: “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới nầy là căn phòng của Cha nó…”. Với tôi, nghe bao nhiêu đó cũng đã đủ dậy lên trong tâm hồn tôi những hoài niệm về Ba của mình. Tôi tắt máy.
**
Dù đã có chủ định, nhưng sáng nay trời bỗng rơi lất phất mấy hạt mưa nhỏ nhưng cũng đủ làm ướt áo. Nhìn về phía Bình Dương nơi chôn nhau cắt rốn của Ba tôi thì cả một bầu trời đầy mây xám u ám mịt mù nên cứ lần khân ngồi ở quán cà phê.
“Mưa thì mưa chắc tôi không bước vộiNhưng chậm thế nào rồi cũng phải xa nhau…”
Câu thơ của ai đó thiệt hợp tình hợp cảnh với tôi trong một buổi sáng tháng sáu nầy. Dùng dằng nửa ở nửa đi rồi cuối cùng cũng phải nhổ neo thôi.
Cứ mưa nhỏ rồi lại tạnh làm tôi phải dạt vào hiên nhà người ta đụt mưa tới mấy lần. Sáng chủ nhựt được nghỉ làm mà trời lại mưa lâm thâm nên những người có thói quen dậy sớm cứ chôn chân ở quán cà phê, còn những người thích ngủ nướng chắc là còn đang quấn mền trong căn phòng ấm cúng nên dọc đường đi tương đối vắng vẻ. Quang cảnh đó dễ khiến nỗi cô quạnh cùng những hoài niệm trong lòng cứ lớn dần thêm theo những vòng xe lăn.
Ngang qua Bình Nhâm vẫn còn nghe hương bưởi hương cau thoang thoảng bay theo những cơn gió sớm ôm ấp những xúc cảm tươi nguyên đầu ngày của mình, tuy rằng bây giờ hầu hết các miền quê đã bị đô thị hóa không còn nhìn thấy được những cành bưởi trĩu những bông hoa trắng vươn mình ra tới tận lề đường lả lơi với khách đường xa bằng mùi hương thơm ngát của mình như rất nhiều năm đã xa trước kia.
“Hương cau còn ngát trên môi lụa…”
Tôi tự hỏi những đôi môi lụa ngày nào biết có còn không hay đã bị phấn son che lấp cho hợp thời?
Khu trái cây nổi tiếng một thời Cầu Ngang của Lái Thiêu bây giờ cũng đã biến đổi ít nhiều. Dọc mé sông hơn nửa cây số đã được chỉnh trang gọn gàng, người ta đã lắp một dãy hàng rào thấp bằng sắt chặn lại, lề đường được lát gạch con sâu rất sạch sẽ. Hiện người ta đang mở Lễ Hội trái chín ở đây với những kiosque dã chiến khung bằng sắt và mái lợp tấm phủ bằng nhựa có in hình những viên ngói vảy cá truyền thống với nhiều màu sắc pha trộn nên trông cũng hay hay. Còn sớm quá vả lại đang mưa nên chưa thấy ai đem sản phẩm của mình ra trưng bày.
Lên tới Thủ Dầu Một, tôi ghé ngang tiệm hủ tiếu Cây Me để ăn một tô hủ tiếu với dầu-chấu-quảy cho đủ bộ trong những hoài niệm về Ba tôi mặc dù tôi biết hương xưa không còn nữa. Vẫn chiếc xe hủ tiếu bằng gỗ truyền thống với những tấm kiếng tráng thủy vẽ những hoạt cảnh trong truyện Tam Quốc đã gây biết bao nỗi tò mò thích thú trẻ con ngày xưa còn đó, nhưng cái thì đã bị nứt rạn được dán lại bằng băng keo, cái thì bể lớn quá nên đã bị tháo bỏ và thay thế vào đó bằng một tấm cạt-tông ám khói úa vàng như tuổi thơ của tôi đã tàn phai.
**
Xin trở lại câu chuyện của tôi. Một điều chắc chắn đối với tất cả những người con, không ai là không có những niềm tự hào về Ba của mình dù ít dù nhiều. Nhứt là bây giờ người ta lại phát hiện cái gien di truyền gọi là DNA nên ai cũng cố mà tìm những ưu điểm của Ba mình để soi rọi lại bản thân, càng có nhiều mình càng tự hào. Có phải thế không các bạn?
Ba tôi là một người trắng trẻo, nho nhã, đẹp trai (cái vụ nầy thì tôi chẳng hưởng được chút tẹo nào di truyền), biết làm thơ, viết văn hay, vẽ đẹp, thích một cuộc sống giang hồ nay đây mai đó, nói chuyện thu hút người khác…nhất là đối với phụ nữ!?!? Ngắm nghía lại mình, tôi xém ẵm “trọn bộ huy chương” chỉ thiếu cái vụ đẹp trai. Nhưng tôi lại nghe có câu: “Đẹp trai không bằng chai mặt”.
Nhân câu đọc của Bà Bích Huyền ở trên, gợi nhớ đến cái nơi chốn an toàn của người Cha đối với đứa trẻ, tôi xin kể chuyện của mình cho các bạn nghe.
Trước năm 1962, nhà tôi nằm trên sát Quốc Lộ 13 đường đi Bến Cát. Đó là một ngôi nhà thôn quê có phần đất thổ cư chung quanh rất rộng trồng toàn những cây ăn trái rất rậm rạp. Ông Nội tôi đã xây lên ở trên đó một cái nhà to lớn rất kiên cố, nhưng phong trào tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh đã biến thành một đống gạch vụn. Đến lượt ba tôi trở về dựng lên một cái nhà mới khá lớn rồi mở trường dạy học cho bà con chòm xóm cùng những đứa trẻ trong phong trào Bình Dân Học Vụ thời Ngô Đình Diệm. Cuộc sống thôn quê nhàn nhã và bình lặng không níu được cánh chim giang hồ, Ba tôi đi làm công chức một thời gian rồi đổi lên Banmêthuột. Dân Nam Bộ thời đó mà chịu lên chốn rừng thiêng nước độc cũng thiệt “gan cùng mình”.
Vậy là anh em tôi cũng phải đi theo Ông, để nhà lại cho một mình ông Anh hai đang học dỡ dang ở Bình Dương trông coi. Tôi nhớ những năm đó, cứ mỗi dịp nghỉ hè Ông lại cho tôi về ở với Anh Hai cho vui. Hơn mười tuổi mà dám một mình đi xe đò lên xuống Sài Gòn-Banmêthuột cũng “gan cùng mình” phải không?
Thời đó Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mới thành lập nên cũng muốn phô trương lực lượng. Khổ nỗi nhà tôi lại nằm hơi gần đồn Bảo An và ngay trục lộ giao liên giữa Phú Hòa Đông-Củ Chi và mật khu ở Dương Minh Châu. Thấy tận mặt người sống kẻ chết hàng ngày và nghe tiếng súng nổ đạn bay hàng đêm. Còn con nít, nhưng tôi hiểu rất rõ sự nguy hiểm của mũi tên hòn đạn nên chẳng đêm nào có thể ngủ yên giấc, trong khi ông anh tôi nằm kế bên thì cứ ngáy khò khò, đến nổi thỉnh thoảng tôi phải bóp mũi ổng lại cho ổng cựa quậy để mình yên tâm chút đỉnh. Nhưng điệp khúc ấy cứ tiếp tục mãi. Mới đầu hai anh em còn nằm trên bộ ván gõ, sau sợ quá tôi bàn nên nằm xuống đất ngay cạnh mép hầm trú ẩn. Rồi cũng chưa thiệt yên tâm, tôi lại bàn nên lấy lá dừa đan lại thành một tấm đệm lót dưới hầm rồi chui xuống đó ngủ luôn cho…chắc ăn. Được vài bữa, hơi đất ẩm làm sinh ra những con mạt trên lá dừa cắn ngứa không chịu được đành trồi lên mặt đất. Thiệt là một khoảng thời gian kinh khủng đối với tuổi thơ tôi vì sợ và thiếu ngủ.
Đâu hơn một tháng sau nhân có dịp đi công tác về Sài Gòn, Ba tôi ghé thăm hai thằng con coi sự tình ra sao. Đêm đó, tôi được ông cho nằm trong lòng ông trên bộ ván gõ mà ngủ.
Thiên đường ở tận nơi đâu và đẹp tới cỡ nào tôi không biết, nhưng được nằm trong lòng Ba tôi ngủ một mạch tới sáng không một chút lo âu quả thiệt tôi đã thấy thiên đường!
HÙNG BI
15 June 2013
Vạc Ăn Đêm
Kha Lăng Đa
Ra khỏi trại tù, tôi cùng hai người bạn thân là Banh, hoa tiêu trực thăng và Lực, Biệt Cách Nhảy Dù vào một quán giải khát ở trước cổng trại để đón xe đò về Sài gòn. Chúng tôi được ông chủ quán đãi một chầu rượu đế với trứng vịt chiên thật no say. Ông cũng ngồi cụng ly với chúng tôi. Lúc “bộ tam sên” chếnh choáng bước lên xe đò thì ông già chủ quán cũng đã lạng quạng, đứng vẫy tay tiễn biệt chúng tôi. Xe đã chạy xa rồi mà ông vẫn còn đứng trông theo như mang nặng niềm lưu luyến người ruột rà, thân tộc trong buổi chia ly.
Không biết vì vui mừng như con chim vừa được sổ lồng hay vì men say bốc hứng mà Lực ca nghêu ngao trên xe đò, khiến hành khách cũng vui lây theo anh. Bị Việt cộng đem đi “phế võ công” nhưng anh ca sĩ 81 Biệt Cách Nhảy Dù này vẫn còn phông độ như ngày nào.Tôi và Banh thì gầy yếu, tiều tụy như cây thiếu nước ở vùng đất khô cằn.
Khi đã dò hỏi tin tức, tôi dến nhà một người quen và gặp lại vợ tôi đang ở trọ sau chuyến buôn than để chờ xe về nhà. Trong buổi tương phùng sau hơn bảy năm dài cách biệt, chúng tôi vui mừng lẫn đau xót, nhìn hình vóc hao gầy của nhau sau những năm tháng gian truân mà nước mắt trào tuôn. Đêm đó, vợ tôi dẫn tôi đi ăn những món thật ngon. Chạnh nhớ những chén cơm độn sắn, bảy phần khoai mì lát phơi khô, không lột vỏ với thức ăn heo chó còn chê, tôi ngậm ngùi rơi nước mắt.
Chia tay Lực và Banh, tôi theo vợ tôi về nhà ở xã Xuân Tâm, Xuân Lộc, Đồng Nai để gặp cha mẹ vợ và các con tôi. Xã nầy gần khu Rừng Lá, cạnh Quốc lộ I từ Sài Gòn ra Phan Thiết. Nó mang sắc thái nông nghiệp tập thể, gần giống như khu “kinh tế mới”, cũng có “tập đoàn”, cũng có vần công canh tác. Vợ tôi phải tảo tần hằng ngày trên những chiếc xe than từ khu Rừng Lá về Sài Gòn. Quá gian khổ, nhọc nhằn, vợ tôi gầy guộc, xác xơ. Các con tôi được mẹ nó cho ăn uống đầy đủ nên nhìn vóc dáng đứa nào cũng khỏe mạnh. Chúng nó đi học buổi sáng, buổi chiều dẫn nhau đi cuốc đất ruộng, đất rẫy do Tập đoàn phân chia. Cả gia đình tôi mà chỉ được giao khoán bốn sào đất hạng bảy, cằn cỗi làm sao có đủ lúa ăn và còn phải đóng thuế 7 kg cho mỗi sào. Năm nào không có tiền mua phân “U-rê” để bón ruộng thì kể như “húp cháo”. Cái “lao động là vinh quang” của cộng sản đã đưa nhân dân Việt nam lui về thời văn minh... đồ đá! Vậy mà Việt Cộng vẫn láo khoét tuyên truyền “khắc phục thiên nhiên”, “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”.
"Nhà thơ" Tố Hữu đã ca tụng lao động bằng những câu thơ rất là... thậm xưng:
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Với sức người sỏi đá cũng thành cơm".
Tôi lại phải thực hành “bài học lao động” đã bị “Vẹm” nhồi nhét chốn lao tù vì thực tế tôi không làm gì hơn được. Tôi thay thế vợ tôi đi bán than trên những chuyến xe đêm cho vợ tôi ở nhà nghỉ ngơi, săn sóc các con tôi. Trên đường từ Căn cứ 3 (gần khu Rừng Lá) về Sài Gòn, xe cộ phải bị kiểm soát, lục lọi rất kỹ của bọn công an ở những trạm Dầu Giây, trạm Trảng Bom, trạm Ngã Ba Vũng Tàu và những trạm “đột xuất”. Tôi đã bị chúng tuôn sạch nhiều chuyến hàng than, củi đậu, bắp.
Bị dồn vào bước đường cùng, tôi phải bỏ nghề buôn, chuyển sang nghề phá rừng làm rẫy “chui” để nuôi sống gia đình. Ruộng rẫy của tôi khai phá cách nhà 13 cây số về phía Nam, với đường xuyên rừng hiểm trở, có chỗ phải lội qua trảng, nước ngập tới đầu gối, có chỗ phải giẫm lên rễ cây le lởm chởm, rất dễ bị rách da chân, chảy máu. Dụng cụ phá rừng của tôi chỉ có một cái rựa và một cái cưa.Tôi cưa cây lớn, rã ra từng khúc, gom lại từng đống để đốt cháy còn những trảng tranh xanh rậm, tôi dùng cái rựa thật bén để phát. Nông dân vùng này thường phát tranh với hai tay nắm thật chắc cán rựa, còn tôi thì lại “biến chiêu” phát tranh chỉ bằng một tay. Bà con đồng nghiệp thấy một mình tôi “tả đột hữu xung”, trảng tranh cao tới ngực phải nằm rạp trước những đường rựa đánh cú “rờ ve” của tôi nên họ ngợi khen:
- Chú này “múa gươm” hay quá!
14 June 2013
Subscribe to:
Posts (Atom)
Tùy bút
H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...