31 August 2020

Từ độc quyền triết học thời Trung Cổ, nghĩ về độc quyền văn hóa và tư tưởng ngày nay:

HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP PHẢN KHÁNG
Tôn Thất Thông

Tóm tắt: Bài tiểu luận này trước hết sẽ trình bày quá trình hình thành tình trạng độc giáo và độc quyền nghiên cứu triết học trong thời trung cổ châu Âu. Tiếp đó chúng ta xem xét những hậu quả tai hại nào xảy đến cho châu Âu vì chế độ độc quyền đó. Mỗi tiểu mục sẽ có vài so sánh với chế độ độc quyền về văn hóa và tư tưởng tại Việt Nam để chúng ta nhìn thấy sự liên hệ. Hậu quả nghiêm trọng của chính sách độc quyền tư tưởng lên văn minh nhân loại được phác họa qua một trường hợp điển hình trong việc nghiên cứu khoa học tự nhiên vào thế kỷ 16. Cuối cùng, chúng ta khảo sát rất sơ lược lộ trình có thể đưa đến tình trạng giải phóng tư tưởng để chống lại chính sách độc quyền. Chúng ta không bàn nhiều đến hậu quả của chính sách độc quyền về văn hóa và tư tưởng tại Việt Nam, nhưng từ những hệ lụy nghiêm trọng ở châu Âu trong thời trung cổ, chúng ta cũng suy đoán được những hậu quả tương tự đối với xã hội Việt Nam hôm nay.

Kết luận sau cùng là: Để làm tròn nhiệm vụ công dân, giới trí thức cần biết sử dụng tri thức của mình và dùng đủ mọi phương tiện để chống lại chính sách độc quyền về văn hóa
và tư tưởng.

Xin cám ơn TS Vũ Quang Việt đã rà soát lại những nơi chưa rõ dễ gây hiểu lầm và bổ sung những thiếu sót để hoàn tất bài viết. (Thời Đại Mới)

**
Đường dẫn tới toàn bài viết đăng trên tập san TĐM:
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai38/201938_TonThatThong.pdf

No comments:

Post a Comment