31 August 2020

Ngắm hình cũ, tìm hứng xưa


Thu Đến Thu Đi
Oil on canvas
24x24 inch (61cm x 61cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**

Tranh không thỏ: thử tưởng tượng cảnh trí trở nên hoang liêu.
Có thỏ, thỏ độc hành, tranh động hơn nhưng vẫn cô quạnh.

Từ độc quyền triết học thời Trung Cổ, nghĩ về độc quyền văn hóa và tư tưởng ngày nay:

HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP PHẢN KHÁNG
Tôn Thất Thông

Tóm tắt: Bài tiểu luận này trước hết sẽ trình bày quá trình hình thành tình trạng độc giáo và độc quyền nghiên cứu triết học trong thời trung cổ châu Âu. Tiếp đó chúng ta xem xét những hậu quả tai hại nào xảy đến cho châu Âu vì chế độ độc quyền đó. Mỗi tiểu mục sẽ có vài so sánh với chế độ độc quyền về văn hóa và tư tưởng tại Việt Nam để chúng ta nhìn thấy sự liên hệ. Hậu quả nghiêm trọng của chính sách độc quyền tư tưởng lên văn minh nhân loại được phác họa qua một trường hợp điển hình trong việc nghiên cứu khoa học tự nhiên vào thế kỷ 16. Cuối cùng, chúng ta khảo sát rất sơ lược lộ trình có thể đưa đến tình trạng giải phóng tư tưởng để chống lại chính sách độc quyền. Chúng ta không bàn nhiều đến hậu quả của chính sách độc quyền về văn hóa và tư tưởng tại Việt Nam, nhưng từ những hệ lụy nghiêm trọng ở châu Âu trong thời trung cổ, chúng ta cũng suy đoán được những hậu quả tương tự đối với xã hội Việt Nam hôm nay.

Kết luận sau cùng là: Để làm tròn nhiệm vụ công dân, giới trí thức cần biết sử dụng tri thức của mình và dùng đủ mọi phương tiện để chống lại chính sách độc quyền về văn hóa
và tư tưởng.

Xin cám ơn TS Vũ Quang Việt đã rà soát lại những nơi chưa rõ dễ gây hiểu lầm và bổ sung những thiếu sót để hoàn tất bài viết. (Thời Đại Mới)

**
Đường dẫn tới toàn bài viết đăng trên tập san TĐM:
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai38/201938_TonThatThong.pdf

30 August 2020

Chân dung TT Trump với bút chì than




Họa sĩ trẻ da đen vẽ trong vòng 18 ngày với bút chì than mềm trên giấy strathmore Bristol '4 ft'. bức chân dung TT Trump, 'vĩ đại và khổng lồ' này.

Thực hơn cả thực! Truyệt vời. (Click on images to enlarge them)

28 August 2020

TT Donald Trump dưới cái nhìn của Sử Gia Wead

TÀI NĂNG CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ DONALD TRUMP
Wead nhìn nhận thật chua xót khi sự thù ghét Trump đã làm cho những người chống đối ông sẵn sàng đạp lên danh dự và lợi ích của nước Mỹ để đạt được mục đích của mình.
Ann Nguyễn

Trong suốt gần một tháng ở nhà theo dõi tình hình hiện nay, tôi nhận ra một vấn đề mà trước giờ ít để ý tới đó là những bài viết về TT Trump hầu như đều là chê trách, đổ lỗi, rất khó tìm đọc được một bài viết nào có quan điểm tích cực về ông ấy. Ngồi xem live các buổi họp báo từ Toà Bạch Ốc, tôi ngạc nhiên khi nhiều nhà báo đặt những câu hỏi kiểu gài bẫy chờ Trump sơ hở lỡ miệng chỗ nào đó để làm mồi cho truyền thông nhảy vào xâu xé. Những câu hỏi, trả lời được cắt ghép cho những bài viết, những video bình luận tiêu cực đã được lên ý đồ sẵn để định hướng người xem ngập tràn trên YouTube, Facebook…

Thắc mắc với câu hỏi tại sao truyền thông ghét Trump như vậy? Sao nhiều người chửi ông? ông ấy đã làm những gì? Tôi tìm được một phần lớn câu trả lời cho mình qua quyển sách dài của Doug Wead: Inside Trump’s White House. Sách vừa được xuất bản tháng 11 năm 2019.

* Doug Wead đã viết hơn ba mươi quyển sách và là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times. Wead đã phỏng vấn trực tiếp với sáu đời Tổng thống Mỹ (TT Trump là người thứ 6). Ông cùng là tác giả xuất bản chung một quyển sách với cựu TT George Bush. Ông từng là thành viên cố vấn cấp cao của Tòa Bạch ốc. Ông là một trong rất ít những nhà sử học hiện tại còn sống cùng viết về 44 đời Tổng Thống Mỹ. Đây là quyển sách ông viết về những gì TT Trump đã làm được trong ba năm qua. Với một tiểu sử sự nghiệp nổi bật như vậy, TT Trump đã thật sự đặc biệt như thế nào để nhà sử học Wead viết hẳn một đầu sách về mình?

* Tác giả Wead được TT Trump đồng ý để ông ấy ghi âm lại tất cả những cuộc phỏng vấn giữa ông và Tổng thống cũng như với tất cả thành viên gia đình Trump và các tư vấn cấp cao khác. Đây là một yếu tố giúp Wead tiếp cận nguồn thông tin quan trọng và viết chính xác nhất những gì đang diễn ra. Lịch sử mà chúng ta đã đọc về Washington, Lincoln, Roosevelt, hay Kennedy… đã được ghi lại xác thực ra sao thì giờ đây với Wead, ông ấy cần làm gì để thế hệ sau có thể tiếp cận được nguồn tư liệu đúng nhất về TT Trump? Tất cả sẽ nhờ vào những gì được ghi ngay lúc này và ông ấy muốn mình phải ghi lại sự thật một cách công tâm nhất.

* Lý do gì mà một tỷ phú rất thành đạt trong cả hai lĩnh vực bất động sản và show truyền hình như Trump lại quyết định ra tranh cử Tổng thống.. Trump đã gầy dựng lên một thương hiệu nổi bật cho chính mình, rõ ràng ông ấy không cần phải làm tổng thống để được nổi tiếng hay để giàu hơn.

* Khi Wead phỏng vấn các con của Trump, Ivanka, Eric và Don Jr., Wead không ngạc nhiên khi họ kể về những lần nhìn thấy cha họ bực tức xé toạt bài báo khi biết chính phủ Mỹ vừa ký kết một hiệp định nào đó gây bất lợi cho Mỹ. Trump bực tức khi nhìn thấy hàng trăm ngàn công việc ở Mỹ được mang đi nơi khác.

Trump nhìn thấy cái hố mà Mỹ đang từ từ lún xuống vì những ký kết ông thẳng thắng lên tiếng là rất nguy hại cho Mỹ từ những người đi trước (1 lý do bị ghét tơi bời là đây). Những ký kết mà lợi ích chỉ đem lại cho các nước khác từ Trung cộng cho đến Tây Âu, và càng đè gánh nặng lên vai tầng lớp trung lưu Mỹ khi cõng những lợi ích đó qua cái gọi là THUẾ.

* Wead không ngạc nhiên vì sao, vì ông đã từng là thành viên tư vấn cấp cao ở Tòa Bạch Ốc ông hiểu rõ cơ chế đằng sau những ký kết đó, hiểu rõ những nhóm lợi ích đứng sau giật dây, hiểu rõ truyền thông đã bị mua chuộc như phương tiện tuyệt vời để đánh lạc hướng dư luận hay nói nặng hơn thì đó gọi là tẩy não.

Dù từng là cố vấn cấp cao của hai đời Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa, Wead nhận định thẳng thắng rằng Tổng thống Mỹ ở cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ít nhiều đều bị chi phối bởi các thế lực ngầm đứng sau, những thế lực có thể ôm trọn truyền thông và bắt nó hoạt động theo ý mình.

Nhưng Trump lại khác, ông ấy đã là tỷ phú, ông không cần tiền của những thế lực đó làm bàn đệm để nhảy lên, ông ấy cũng không cần phải lấy lòng những thế lực đó để dọn đường cho cuộc sống hưởng thụ an nhàn sau khi rời nhiệm kỳ.

* Wead cho rằng là một doanh nhân thành đạt chưa từng bước vào con đường chính trị, ông Trump không bị dẫm vào lối nghĩ gò bó rập khuôn, không bị chui vào những cái hộp được đóng sẵn như các chính trị gia trước đây. Sự giải phóng này giúp ông nhìn rõ “bệnh tình” của nước Mỹ theo một hướng khác và rõ ràng đã có những kế hoạch phù hợp hơn.

Tuy nhiên việc TT Trump từng bước phá vỡ những quy luật bất thành văn trong giới chính trị, gây đe dọa đến những lợi ích nhóm đứng sau đã khiến ông giống như một con sói đầu đàn đơn độc bị cả đàn vây hãm tấn công trong suốt thời gian qua.

Tôi tưởng TT Trump bị truyền thông và giới chính trị gia đánh tơi tả từ khi ông trúng cử nhưng thật sự thì ông đã bị “ném bom” từ khi mở lời ra tranh cử.

* Tìm đọc lại những nguồn thông tin từ Wead ghi trong sách, tôi phải thật sự là nể sự phớt lờ của Trump với cánh truyền thông.

Bất kể phát ngôn nào của Trump cũng bị truyền thông moi móc. Khi Trump nói ông có kế hoạch sẽ mang việc làm về Mỹ, sẽ làm cho kinh tế Mỹ tăng lên, làm cho Mỹ hùng mạnh trở lại….

Cánh nhà báo giật tít chửi rủa, chính trị gia ở cả 2 đảng cười nhạo như “Heo thì làm sao biết bay”; “hắn có cây phép thuật à”; “bí mật ở các kế hoạch của hắn là hắn chả có kế hoạch nào cả”; “Trump đang mơ đấy”… Cả Hollywood, các giới tỷ phú, giới nghiên cứu học thuật đều chống lại Trump.

* Bỏ ngoài tai tất cả những châm biếm, tấn công từ truyền thông, sự chống đối từ đảng đối lập và ngay cả những chính trị gia cùng đảng Cộng Hòa, cả 5 đời cựu Tổng thống Mỹ thời điểm đó đều không chọn Trump, nhưng cuối cùng ông đã thắng trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người khắp nơi.
Đó có phải là may mắn? Wead đã viết lại rất chi tiết về hành trình tranh cử đầy đơn độc và khó khăn của ông Trump. Nhờ đó mà người ta sẽ biết được sự thật TT Trump cùng những người con lớn đã tiếp xúc với các cử tri của mình như thế nào, sẽ biết được sự thật đảng đối lập đã dùng truyền thông đưa sai thông số dự báo về tỉ lệ bầu chọn để làm nhụt chí những người ủng hộ tin rằng Trump sẽ thua ra sao.

* Lý do gì Wisconsin trong suốt 32 năm chỉ bầu cho ứng viên đảng Dân Chủ đã quay qua bỏ phiếu cho Trump.

Ông đã thắng Ohio như thế nào, 1 tiểu bang trong suốt 44 đời Tổng thống qua hễ ứng viên nào chiếm được phiếu bầu thì người đó sẽ thắng cử. Tại sao có những cử tri tự nhận rằng họ đã bỏ phiếu cho các ứng viên đảng Dân Chủ cả đời của họ, lý do gì làm họ thay đổi lần bầu cử này.

Làm thế nào Trump dành được phiếu bầu những nơi mà nhà Clinton còn không thèm đến vận động vì tin chắc phần thắng thuộc về mình. Tại sao Florida gần như nắm chắc phần phiếu về cho Hillary Clinton nhưng cuối cùng đã làm cho đảng Dân Chủ ngỡ ngàng ở phút cuối. Rõ ràng đó không phải là may mắn.

* Nếu Wead không viết quyển sách này có lẽ chúng ta sẽ không biết rằng thật sự Mỹ đã gần như có chiến tranh với Triều Tiên ra sao. Khi cựu tổng thống Obama rời nhiệm kỳ, Obama thừa nhận rằng Kim Jong-un sẽ là vấn đề lớn nhất mà ông Trump sẽ phải đối mặt.

Thật thú vị khi đọc đoạn đối thoại của TT Trump và Kim qua cách kể lại từ Wead. Vấn đề Trump nhận ra ở Kim đó là những tên độc tài thường uy hiếp kẻ yếu, không phải kẻ mạnh hơn.

Tuy nhiên ông đã rất cẩn trọng và đã thành công trong việc đàm phán lần thứ nhất với Kim tại Singapore. Chấm dứt việc thử vũ khí hạt nhân, đưa con tin bị bắt giữ, đưa hài cốt lính Mỹ ở Triều Tiên từ cuộc chiến Nam Hàn về Mỹ, một kết quả tuyệt vời mà Wead cho biết phải mất 11 đời Tổng thống để thực hiện.

Hội nghị đàm phán lần thứ hai tại Hà Nội lẽ ra có thể đã có kết quả tốt đẹp nếu như truyền thông Mỹ không cố tình “vạch áo cho người xem lưng”. Tại sao ngay thời điểm quan trọng của việc đàm phán, kênh truyền hình trên màn ảnh tivi được chia ra làm đôi với 1 bên là hình ảnh trực tiếp hội nghị Mỹ-Triều Tiên tại Hà Nội, 1 bên là hình ảnh Hạ viện Mỹ đưa ra những cáo buộc khác về Trump?

Đó chẳng phải là một thông điệp cho cả thế giới biết nội bộ Mỹ đang bị chia cắt sao. Bằng cách nào đó Kim rõ ràng đã nhận ra thông điệp đó.

Trump muốn duy trì hòa bình thế giới ư, hãy quay về giải quyết xung đột nội bộ trong nước trước đi. Đó là kết quả vì sao ở lần đàm phán thứ 2 ông đã không đạt được một thỏa thuận nào với Kim.

* Wead nhìn nhận thật chua xót khi sự thù ghét Trump đã làm cho những người chống đối ông sẵn sàng đạp lên danh dự và lợi ích của nước Mỹ để đạt được mục đích của mình.

Wead viết khi Trump tuyên bố Mỹ rút lui khỏi hiệp định biến đổi khí hậu Paris, giới hoạt động môi trường, truyền thông, đảng đối lập phản đối la ó. Dân chúng phần lớn cũng chửi ông mà không hiểu rõ cái hiệp định đó là về gì.

* Vâng, cái hiệp định ấy là để Mỹ phải tham gia bỏ tiền, đầu tư công nghệ, máy móc để dọn dẹp việc ô nhiễm môi trường của các nước như Trung cộng, Ấn Độ, Nam Phi……. Tiền từ đâu, từ tiền thuế dân Mỹ mà ra cả.

Những người chửi Trump liệu khi biết tiền thuế của mình trước giờ phải cõng luôn cái việc dọn dẹp vệ sinh cho những nước chuyên gây ô nhiễm đó thì có còn muốn la làng lên nữa không?

Khi Obama ký tham gia hiệp định Paris 2016, truyền thông đã không hề nêu rõ nội dung về nó cho dân Mỹ biết, tất cả chỉ được viết ngắn gọn rằng nó tốt cho việc bảo vệ môi trường. Nhờ truyền thông che đậy, Obama lại được thêm lòng dân qua phong cách quí ông lịch lãm biết yêu môi trường. Nhưng sự thật thì Obama đã vi phạm điều lệ Byrd-Hargel Resolution thông qua năm 1997 qui định rằng Mỹ không được ký kết bất cứ hiệp định nào về việc làm sạch môi trường ở các nước đã nêu ở trên mà không kèm theo những quy định bắt buộc những nước đó phải có biện pháp hạn chế việc gây ô nhiễm ở chính nước của mình.

Thế mà khi ông Trump rút lui khỏi hiệp định, nước Mỹ gào lên chửi.

* Wead châm biếm, dường như truyền thông đã nhào nặn thành công một hình tượng Obama bóng láng không tì vết trong lòng hơn một nửa dân chúng Mỹ.

Vì mang danh là anh cả của thế giới, Mỹ phải đang è cổ bao bọc quân sự miễn phí cho các nước Hàn, Nhật, Ả rập, khối NATO… cho tới khi TT Trump đem bàn cân ra đặt lại. Ông cho rằng thật vô lý khi Mỹ phải bỏ ra hàng tỷ mỹ kim để tạo nên những đầu đạn, tên lửa, vũ khí và tặng không cho các nước đang được coi là siêu cường của thế giới.

* Giới ngoại giao, báo chí, tướng tá lại nhao lên lo sợ Mỹ sẽ làm mất lòng các đồng minh Á- Âu. Trump đã thẳng thắng gọi đó là mối quan hệ lợi dụng và giữ vững lập trường của mình. Thông điệp của ông rất rõ: “Vâng, đồng minh quan trọng nhưng Mỹ vẫn quan trọng hơn”.

Mỹ không thể bị bòn rút như vậy nữa. Đức, Nhật không còn là những nước lụi bại sau chiến tranh.

Rõ ràng hiện nay họ đã là các cường quốc. Hãy nhìn nền kinh tế và sự phát triển của Nam Hàn, Ả Rập xem, đó là những nước nghèo yếu cần bảo vệ miễn phí sao? Với tài thương lượng của mình ông lại thành công trong việc bớt đi một gánh nặng trên lưng tầng lớp trung lưu Mỹ. Không những thế, nhờ Trump mà hệ thống phòng ngự NATO đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Về kinh tế, Wead thừa nhận trong vài chục năm qua chưa có đời Tổng thống nào đưa Mỹ đạt được mức tăng trưởng kinh tế tới 4.3 như Trump vào thời điểm Wead kết thúc quyển sách.

* Trump đã làm gì để thay đổi những luật lệ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước từ thời Clinton, Bush và Obama để khiến cho các hãng xưởng dần bốc hơi qua bên kia bán cầu.

Ông đã làm gì để mang các hãng xưởng về lại Mỹ? Là một nhà kinh doanh ông Trump hiểu rõ cái gọi là thương mại tự do hoàn toàn không mang lại lợi ích bằng nhau cho đôi bên, mà đó là cái bẫy bên được bên mất.

Hãy tưởng tượng với 1 hãng xưởng được mở ra tại Trung cộng từ doanh nghiệp Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc 1 hãng xưởng tại Mỹ bị đóng đi.

Khi dân Trung cộng có việc làm, dân Mỹ sẽ bị mất việc. Chúng ta tin rằng việc mang việc làm sang những nước có giá nhân công thấp để đổi lại được mua sản phẩm rẻ hơn là điều có lợi cho đôi bên nhưng thật sự đó là cái bẫy.

Ngay lúc này, cái bẫy mà không riêng gì Mỹ mà cả thế giới đang mắc phải đã lộ rõ qua việc thiếu hụt đồ y tế do phụ thuộc vào khâu sản xuất từ nước nào thì mọi người đã biết. Thật tiếc khi TT Trump chưa kịp dẹp hết cái bẫy này thì lại đang bị chỉ trích từ nhiều phía về tình hình hiện tại.

* Vì sao giới học thuật, các trường đại học Mỹ thường ủng hộ cho Dân Chủ?

Vì sao các ứng viên của đảng này luôn mang những vấn đề về súng, về việc xóa hết nợ cho sinh viên, về y tế, về dân nhập cư, về đường lối ngoại giao song phương mềm mỏng… để làm chủ đề chính cho những cuộc vận động tranh cử.

Liệu những vấn đề đó có thật sự tốt như nó được hứa từ các ứng viên.
Liệu nó giúp Mỹ đứng vững hay suy yếu thêm trên đấu trường thế giới.

Đối tượng tầng lớp nào họ đang hướng đến để kiếm được sự ủng hộ.Tại sao lại trì hoãn ngăn chặn dân nhập cư bất hợp pháp?

Tại sao đảng Dân Chủ đưa ra ý kiến đồng thuận việc cấp bảo hiểm y tế cho dân nhập cư lậu trong cuộc bầu cử sắp tới? (Ôi, lại tiền thuế!)

Liệu có phải di dân lậu từ các nước Nam Mỹ thông qua cửa ngõ Mexico là một nguồn lợi nhuận dồi dào mà chỉ có dân chính trị gia, lợi ích nhóm ngầm thỏa hiệp với nhau mới hiểu rõ?… Hãy đọc và tìm câu trả lời qua lối viết lôi cuốn rõ ràng từ Wead.

Có nhiều những thành tựu khác mà TT Trump đã đạt được chỉ trong hai năm đầu nhiệm kỳ mà Wead phải thừa nhận rằng chưa có đời Tổng Thống gần đây nào đạt được như vậy.

Từ kinh tế, quân sự, đàm phán ngoại giao cho đến giải thoát con tin Mỹ, tiêu diệt khủng bố.. Trump đều hoàn thành nhanh gọn..

Nhưng phần lớn truyền thông và đảng đối lập sẽ không dễ dàng thừa nhận những thành tựu đó.

TT Trump đang là cái gai đã gây tổn thất quá nhiều cho lợi ích nhóm mà họ sẽ phải dùng mọi thủ đoạn để nhổ bỏ đi..

Đó là lý do tại sao phải tạo ra giả thuyết tố cáo Trump đã bắt tay với Nga gian lận trong bầu cử (tốn 40 triệu $ để điều tra từ tiền thuế dân!) Khi không tìm được chứng cớ thì lại tạo ra phiên tòa luận tội vô lý mà kết quả như thế nào thì ai cũng biết rồi.

Chắc chắn ông Trump sẽ còn chịu nhiều chống đối khác cho đến khi đảng đối lập và các nhóm lợi ích đạt được mục đích của họ.

Kết thúc quyển sách của mình, Wead để người đọc tự tìm ra câu trả lời cho tương lai của nước Mỹ qua những con số xác thực, những vấn đề quan trọng ông đã đưa ra phân tích. Liệu những thành quả mà TT Trump đạt được sẽ được người sau tiếp nối hay dẹp bỏ? Wead cho rằng sẽ sớm thôi khi những cuộc tranh cử theo lối mòn cũ trở lại khi ông Trump ra đi, khi các ứng viên Tổng thống được đo ni đóng gót khác trong guồng máy chính trị được đưa lên, khi Mỹ lại dẫm vào những cái bẫy kinh tế ngoại giao khác.

Khi Mỹ đánh mất vị trí số 1 của mình, dân Mỹ sẽ tỉnh giấc nhìn ra sự thật về những việc Trump đã làm luôn hướng đến “America First” như thế nào.
Nhưng thật tệ là lúc đó đã quá muộn!

24 August 2020

Thôi Về

thơ Lan Đàm để tưởng nhớ các chiến sĩ đã một thời hy sinh cho quê hương...



**

Cảm nghĩ về thơ Lan Đàm của một đồng môn

*

Thưa các Anh,

Đại Huynh Lan Đàm vừa phổ biến Thôi Về 11/19. Thêm một bài lục bát rất Lan Đàm từ hình thức đến nội dung, như Huynh Trưởng Điều đã lập tức khẳng định, và Long Huynh đã lên tiếng trầm trồ cái nhịp điệu lạ lùng cũng rất Lan Đàm. (Long Huynh dùng 02 chữ Nhịp Điệu hay và dễ hình dung hơn cụm chữ Cách Ngắt Câu của tệ hạ).

Riêng đệ, từ hôm nghiện ngập thơ Anh, đầu óc quay cuồng ngẩn ngơ, cảm giác lâng lâng thống khoái không dứt với những câu 5 chữ, 7 chữ, 6-8 trác tuyệt ... ngay cả trong giấc ngủ... Những bài Tạ Ơn của Anh lai láng tình cảm, khêu gợi vết thương không thể lành của thương chiến binh, của tuyệt đại đa số con dân VNCH.

Cám ơn Anh Lan Đàm đã nói lên hộ cái tâm sự u uẩn thay chúng ta. Riêng với Thôi Về, có hai câu trác tuyêt khiến đệ thêm lần nữa, vội ngưng đọc, nhắm mắt, hít sâu hơi thở, với tay rót thêm ly rươu chát: Ngày tang tóc, chiều mênh mông, Lệch vai huynh đệ, đời không bỏ tình. (Đòn ngang trĩu nặng, đời không bỏ tình)

Tấm hinh 1 hay 2 đều nói lên tình đồng đội cao cả bất diệt(*). Xem mà ứa nước mắt. Đại Huynh Điều đã nói thay đệ, tấm hình Đòn Ngang thích hợp hơn Lệch Vai, là điểm nhấn cho tựa đề Thôi Về và toát ra được cái bát ngát thê lương của trận địa sau 1 ngày tang tóc. Vả lại, ngay trong lúc diễn ra cuộc chiến, Lệch Vai di chuyển đồng đội thương vong rất thường xảy ra.

Đệ chỉ quen bình loạn, nay nghiêm túc, xin mượn hai câu của Vũ Hoàng Chương để diễn tả cảm xúc sau khi được thưởng thức Thôi Về :

              Có ai say để quên sầu, 
         Lòng ta lảo đảo càng sâu vết buồn. 

 Thân kính,
 NKC.
______________

(*) Thưa Quý Huynh Đệ,

Trong dịp Lễ Tạ Ơn năm ngoái, Đàm tôi tình cờ (- hay tiền định? ) nhặt được tấm hình bi thảm này trên Internet. Tim như ngừng đập và như mấy chục năm về trước, đầy xúc động, Đàm tôi cầm bút...làm thơ!

Bài thơ làm vội cùng với tấm hình được gửi ngay cho A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh, Moderator của trang Blog Tiếng Thông Reo, ở mãi tận Xứ Gia Nã Đại xa mù khơi. Trước khi post, Vĩnh cho biết sẽ thay tấm hình bằng một tấm khác cho đỡ bi thảm hơn, Đàm tôi đồng ý ngay và chỉ xin thay đổi bốn chữ đầu trong câu thơ thứ tư cho hợp với tấm hình mới.

Bài thơ cuối cùng đã được post trên Blog TTR, và trên một tờ báo địa phương, như thế này (bên cạnh):

Bốn chữ đầu trong thơ thứ tư “Đòn ngang trĩu nặng”đã được thay đổi là

 “Lệch vai huynh đệ”, đời không bỏ tình”

Thư bất tận ngôn.

Đàm

21 August 2020

Hai bước đi sai lầm của Tập Cận Bình trong việc xử lý quan hệ Mỹ-Trung

Thùy Linh  

Tập Cận Bình (trái) và Donald Trump
tại Bắc Kinh năm 2017. (Ảnh qua SCMP)
Gần đây, mối quan hệ Mỹ – Trung đã rơi xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Chính quyền Tổng thống Trump liên tục giáng những đòn mạnh mẽ lên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo phân tích của một chuyên gia về Trung Quốc, 2 bước đi sai lầm của ông Tập Cận Bình đã dẫn đến kết cục bi đát này.

Trong tháng qua, Mỹ đã thi hành một loạt biện pháp khắc nghiệt với Trung Quốc mà nước này khó có thể ứng phó. Tuy nhiên, phải đến khi lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston bị đóng cửa, Bắc Kinh mới nhận ra mối quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi đến mức không thể cứu vãn.

Những người Trung Quốc có mong muốn lớn nhất là nhập cư vào Mỹ hay cho con du học Mỹ cũng nhận ra căng thẳng leo thang giữa 2 nước đã đặt dấu chấm hết cho giấc mơ của họ. Ở Trung Quốc những ngày này, rõ ràng có rất nhiều lời phàn nàn chỉ trích các nhà hoạch định chính sách của chính quyền.

Người Trung Quốc có câu: “Nhân cách quyết định số phận”. Tương tự vậy, nhân cách của người lãnh đạo đất nước sẽ quyết định vận mệnh của đất nước đó.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã diễn ra 2 năm qua, nhưng mối quan hệ 2 nước chỉ mới thực sự xuống dốc trầm trọng trong thời gian gần đây. Bằng cách truy tìm nguyên nhân gốc rễ, chúng ta sẽ thấy ông Tập đã thực hiện 2 bước đi sai lầm trong các vấn đề quan trọng. 2 sai lầm đó đã dẫn đến những sai lầm khác, như một phản ứng dây chuyền khiến mối quan hệ rớt xuống thảm hại.

Bắc Kinh nghĩ cuộc chiến thương mại chỉ là cuộc chiến với ông Trump
Sai lầm đầu tiên của ông Tập là cố gắng can thiệp bầu cử Mỹ. Đây không phải là ý tưởng ngẫu hứng của các lãnh đạo hàng đầu Bắc Kinh, mà là quyết định dựa trên kế hoạch cẩn thận.

Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc vào cuối tháng 3/2018, Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ đã xuất bản một bài nghiên cứu có tiêu đề: “Mức thuế đề xuất của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến công nhân và các ngành công nghiệp của Mỹ như thế nào”.

Các tác giả nghiên cứu đã phân tích tác động cục bộ của 2 danh sách thuế quan trả đũa của Trung Quốc, chi tiết đến cấp quận. “Danh sách thuế quan của Trung Quốc dường như được thiết kế tối ưu để đặc biệt nhắm đến các bang màu đỏ của Tổng thống Trump. Xét cho cùng, trong 2.742 quận có việc làm trong các ngành có thể bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trung Quốc, 2.247 quận (82%) đã bầu cho ông Trump vào năm 2016. Trong khi chỉ 439 quận (18%) ủng hộ bà Clinton”.

Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy rõ việc tăng thuế chỉ với thịt lợn và sản phẩm từ đậu nành sẽ có tác động rất lớn đến các bang màu đỏ ở miền Trung Tây. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, trong 10 tiểu bang xuất khẩu đậu nành và thịt lợn hàng đầu, 8 bang đã bỏ phiếu cho ông Trump. Tám tiểu bang đó là Indiana, Iowa, Kansas, Missouri, Nebraska, North Carolina, Ohio và Oklahoma. (Bang Illinois và Minnesota bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton).

Mặc dù chúng tôi không biết động cơ đằng sau việc Viện Brookings phát hành bài báo trên, nhưng nó thực sự đã tạo cơ sở vững chắc để Bắc Kinh đưa ra chiến lược “chờ đợi sự thay đổi thuận lợi”. Ngoài ra, giới tinh hoa thân Trung Quốc trong giới chính trị, kinh doanh, học thuật và truyền thông Mỹ chắc chắn sẽ nói với Bắc Kinh rằng, miễn là Trump thua cuộc tái bầu cử, quan hệ Mỹ – Trung sẽ tiếp tục theo hướng ban đầu.

Các lãnh đạo Trung Quốc đã cảm thấy rất tự tin với chiến lược chiến tranh thương mại của mình. Ngoài ra, truyền thông chính thống của Mỹ và Đảng Dân chủ cũng khiến Trung Quốc tự tin hơn bằng các động thái ủng hộ của họ.

Các chính trị gia đảng Dân chủ thường xuyên phát biểu thể hiện sự ủng hộ Trung Quốc. Trước khi giành được đề cử, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden từng nói Trung Quốc không phải đối thủ mà là đối tác. Vào ngày 5/8, ông Biden công khai tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với National Public Radio rằng, nếu đắc cử, ông sẽ đảo ngược mức thuế của chính quyền Trump đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Ông giải thích theo quan điểm của ông, việc áp thuế hàng Trung Quốc cũng tương đương áp thuế các công ty và người tiêu dùng Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 7/8 về can thiệp bầu cử, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng tuyên bố rõ, “người Trung Quốc … thích Biden hơn”.

Tất cả những điều này đã khiến các lãnh đạo hàng đầu Bắc Kinh đi đến kết luận cuộc chiến thương mại chỉ là ý muốn của ông Trump, vốn thù địch Trung Quốc. Họ tin rằng khi Nhà Trắng đổi chủ, quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở lại trạng thái trước khi ông Trump nắm quyền.

Tuy nhiên, nhận định của ông Tập chỉ dựa trên thông tin và đề xuất do phe ủng hộ Bắc Kinh ở Mỹ cung cấp, cũng như phân tích của các nhà tư vấn Trung Quốc về truyền thông Mỹ. Nói cách khác, ông Tập không hiểu rõ giới chính trị ngầm ở Mỹ, vốn đa số im lặng vì bị Đảng Dân chủ và truyền thông dòng chính cố tình phớt lờ và chèn ép.

Kết quả là, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện 2 động thái sai lầm: một là can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ, hai là cố tình che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch virus corona.

Trung Quốc sử dụng nhiều cách thức để can thiệp các cuộc bầu cử Mỹ

Ngoài việc gây tổn hại kinh tế của các bang ủng hộ ông Trump, Bắc Kinh còn can thiệp bầu cử của Mỹ theo những cách khác. Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã điều tra việc Trung Quốc can thiệp bầu cử Mỹ trong vài tháng qua và đang đẩy nhanh tiến độ khi cuộc bầu cử 2020 đang đến gần.

Vào ngày 28/7, ủy ban đã tổ chức một phiên điều trần về vấn đề này. Một số quan chức tình báo Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang gia tăng khả năng can thiệp vào chính trị Mỹ. Một số mối quan tâm chính là: Trung Quốc đang tăng cường khả năng can thiệp các hệ thống bầu cử địa phương ở Mỹ và gây ảnh hưởng đến các thành viên Quốc hội tham gia hoạch định chính sách về Trung Quốc; Trung Quốc còn cố gắng gây gián đoạn liên hệ cá nhân giữa các chính trị gia Mỹ và tất cả ứng cử viên liên quan. Trung Quốc cũng đã cho thấy họ có đủ năng lực kỹ thuật để thiết lập các mạng lưới tuyên truyền chính trị trên nền tảng truyền thông xã hội Mỹ, thậm chí phổ biến thông tin sai lệch.

Trong một cuộc họp báo vào ngày 5/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố “chương trình Khen thưởng Công lý của Bộ Ngoại giao đang đưa ra phần thưởng lên tới 10 triệu đô cho người cung cấp thông tin về đặc điểm nhận dạng hoặc vị trí của bất kỳ ai hành động theo chỉ đạo hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài, can thiệp bầu cử Mỹ bằng cách tham gia các hoạt động tội phạm mạng nhất định”.

Cố tình che giấu đại dịch, đình trệ kinh tế ở Mỹ

Có rất nhiều phân tích theo dõi sự lây lan của đại dịch corona trên thế giới. Trong đó theo quan điểm của Mỹ, các mối quan tâm chính là:

Trung Quốc che giấu thông tin và mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch Vũ Hán, thậm chí thuyết phục ông Trump rằng họ đã kiểm soát được dịch bệnh. Ông Tập có thể đã thuyết phục ông Trump vì tin rằng mình có mối quan hệ cá nhân tốt với vị Tổng thống Mỹ.

Sau khi Mỹ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh, Trung Quốc đã tung ra chính sách ngoại giao “chiến lang”, và thúc đẩy một tuyên bố vô căn cứ rằng nguồn gốc đại dịch là ở Mỹ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tỏ ra hả hê về mức độ nghiêm trọng của đại dịch ở Mỹ, cho rằng nó có thể phá hủy nền kinh tế Mỹ và giúp Đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2020.

Thống kê cho thấy nền kinh tế Mỹ đã giảm 4,8% trong quý I năm 2020, đây là mức tăng trưởng âm đầu tiên kể từ quý I năm 2014. Đây cũng là mức giảm lớn nhất kể từ mức giảm 8,4% trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào quý 4 năm 2008. Theo Bộ Thương mại Mỹ, báo cáo này chưa phản ánh đầy đủ tác động của đại dịch đối với nền kinh tế Mỹ, ngụ ý rằng sự sụt giảm kinh tế trên thực tế còn tồi tệ hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình Fox News “Sunday Morning Futures” ngày 10/5, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro tuyên bố Tổng thống Trump “đã xây dựng nền kinh tế hùng mạnh và tốt nhất thế giới trong 3 năm”, nhưng “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hủy nó trong 60 ngày”.

Người Mỹ coi trọng nhất là mạng sống của con người, và một nền kinh tế vững mạnh sẽ là sự đảm bảo lớn nhất cho thành công của ông Trump trong cuộc bầu cử 2020. Do đó khi cố tình che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch, Trung Quốc đã gây ra sự phẫn nộ dữ dội từ công chúng Mỹ và khiến ông Trump vô cùng tức giận.

Tại sao Trung Quốc quyết định can thiệp các vấn đề chính trị nội bộ của Mỹ, đặc biệt là cuộc bầu cử tổng thống? Có 2 lý do:

Thứ nhất, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác là truyền thống chính trị của ĐCSTQ.

Bằng cách xuất khẩu các cuộc cách mạng ra thế giới, ĐCSTQ sẽ hỗ trợ lực lượng chính trị đối lập và giúp họ lật đổ đảng cầm quyền. Đây là một truyền thống chính trị được hình thành từ thời Mao Trạch Đông. Điều này đặc biệt rõ ràng ở các nước Đông Nam Á, nơi Bắc Kinh khai thác các tổ chức, trường học và hiệp hội Hoa kiều để đạt được mục đích mình. Những hành động này đã gây ra chiến dịch chống Trung Quốc ở các nước Đông Nam Á vài thập kỷ trước.

Thứ hai, ngay từ những năm 1950, Mao đã rất cảnh giác và chống lại chiến lược “diễn biến hòa bình” của Mỹ.

Cụ thể vào những năm 1950, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles chính thức đề xuất chiến lược “diễn biến hòa bình” nhắm vào Liên Xô. Ông cho rằng “có thể giải phóng [người dân ở các nước xã hội chủ nghĩa] thông qua các phương thức khác ngoài chiến tranh”. Ông bày tỏ sự hài lòng với “các lực lượng đòi tự do” nổi lên ở một số nước xã hội chủ nghĩa, và đặt hy vọng vào thế hệ thứ 3, thứ 4 ở các nước này.

Mao Trạch Đông đã chế giễu chiến lược của ông Dulles. Kể từ đó, ĐCSTQ chú ý đến mọi nỗ lực và động thái hướng đến “diễn biến hòa bình” của các nước phương Tây. Việc phát động phong trào cải cách kinh tế những năm 1980 không đồng nghĩa ĐCSTQ đã chùn bước về mặt này. Điểm khác biệt duy nhất là ĐCSTQ đã ngừng sử dụng thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh”. Thay vào đó, họ thường xuyên cáo buộc Mỹ và các nước khác kích động “các cuộc cách mạng màu” (phong trào chính trị phản đối chính quyền trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ).

Cùng lúc đó, nội bộ chính trị Mỹ đã trải qua những thay đổi sâu sắc sau Chiến tranh Lạnh. Cánh tả thâm nhập vào lĩnh vực giáo dục trong thời gian dài và gần như đã thành công trong “cuộc cách mạng màu” ở chính nước Mỹ. Trong quá trình này, sự thâm nhập toàn diện của Trung Quốc vào Mỹ đóng vai trò gì? Sự xâm nhập này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, nhưng gần đây người Mỹ mới bắt đầu xem xét nó. Để tóm tắt, tôi muốn nhấn mạnh 3 điểm chính.

Một: Danh tướng vĩ đại Tôn Tử từng nói trong cuốn “Binh Pháp Tôn Tử”: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Về phương diện ‘biết người biết ta’, Trung Quốc hiểu Mỹ hơn Mỹ hiểu Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc có thể dùng đủ mọi thủ đoạn trong cuộc chiến chống Mỹ và đã gây dựng được lực lượng thân Bắc Kinh khổng lồ trong lòng nước Mỹ.

Hai: Về khả năng phòng thủ hệ thống, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc, và thường phòng thủ quá mức. Trong khi Mỹ như một sân chơi không hàng rào, nên dễ bị tấn công từ mọi phía.

Ba: Đối với Trung Quốc, thâm nhập vào Mỹ và can thiệp chính trường Mỹ là một việc khá dễ dàng, vì hầu như không có cuộc phản công nào từ Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc thậm chí còn không bận tâm đặt ra giới hạn cho mình.

Ví dụ, Trung Quốc không quan tâm bất kỳ phản ứng nào của Mỹ về việc họ can thiệp bầu cử. Vì Bắc Kinh cho rằng Mỹ không thể chống lại sự can thiệp của họ. Tại sao Trung Quốc dám coi thường Mỹ? Đó là vì các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng với việc Đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, Trump sẽ không thể hoàn tất công việc hiệu quả và thực hiện các chính sách đối phó Trung Quốc.

Tuy nhiên, giờ đây hai động thái này đã được chứng minh là sai, thách thức lớn nhất mà ĐCSTQ đang đối mặt là gì? ĐCSTQ đang đặt mọi hy vọng vào Đảng Dân chủ và ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, tôi tin rằng đảng Dân chủ chỉ có thể thắng trong các cuộc thăm dò trước bầu cử. Họ không có cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử thực sự.

Tác giả: Hà Thanh Liên

Hà Thanh Liên (He Qinglian) là tác giả và nhà kinh tế học nổi tiếng người Trung Quốc, hiện đang sống tại Mỹ. Bà là tác giả cuốn “China’s Pitfalls” (Tạm dịch: Những cạm bẫy của Trung Quốc) và “The Fog of Censorship: Media Control in China” (Tạm dịch: Sương mù kiểm duyệt: Kiểm soát truyền thông ở Trung Quốc). Bà thường xuyên viết về các vấn đề kinh tế và xã hội đương đại của Trung Quốc.

Thùy Linh (Theo The Epoch Times)
via Blog Ba Sàm

19 August 2020

Vì sao người Úc ủng hộ Tổng thống Trump?

Nguyễn Quang Duy

Kamala Harris – cô gái da nâu nhỏ bé …

Tờ The Australian tờ báo duy nhất phát hành toàn nước Úc, và có thể nói là tờ báo uy tin nhất nước Úc, ngay khi nghe tin bà Kamala Harris được chọn làm Ứng cử viên Phó Tổng Thống đã đăng một hí họa có hình ông Biden chỉ vào bà Harris mà nói:

“Đã đến lúc hàn gắn một quốc gia bị chia rẽ bởi phân biệt chủng tộc… vì thế tôi giao cho bạn cô gái da nâu nhỏ bé này trong khi tôi đi nghỉ”.

Bức hí họa bị tờ The Guardian và một số chính trị gia cánh tả Úc công kích cho là kỳ thị màu da khi dùng các từ ngữ “cô gái da nâu” chỉ đích danh bà Harris.

Chủ bút tờ The Australian trả lời các từ ngữ nói trên là của chính Ứng cử viên Tổng thống Joe Biden đã giới thiệu bà Harris như sau:

“Sáng nay, trên khắp đất nước, các cô gái nhỏ thức dậy – đặc biệt là các cô gái da đen và da nâu, những người thường cảm thấy bị coi thường và đánh giá thấp trong cộng đồng – nhưng hôm nay, hôm nay, chỉ có thể, lần đầu tiên họ nhìn thấy mình theo một cách mới: như đặc thù của tổng thống và phó tổng thống.”

Theo tôi bức hí họa mỉa mai phương cách tranh cử chính trị bản sắc (identity politics) dựa vào mầu da, sắc tộc và giới tính, nhằm thu hút cử tri của đảng Dân Chủ, đồng thời nói lên sự quan tâm của người Úc về cuộc tranh cử tại Mỹ lần này.

Diều hâu và két…

Còn bản tin tựa đề: “Nước Úc cần Trump thắng cử vì chúng ta không thể đơn phương đối đầu với Trung cộng” được phổ biến trên Sky News Australia ngày 9/8/2020.

Theo bản tin Thượng nghị sĩ đảng Tự Do James McGrath tuyên bố thẳng thừng Tổng Thống Trump cần thắng cử để thế giới đứng lên chống lại Bắc Kinh vì “Trung cộng là mối đe dọa lớn nhất nhằm duy trì trật tự thế giới hiện nay”.

Theo ông McGrath, đối với Bắc Kinh, Tổng thống Trump sẽ phản ứng mạnh hơn ứng cử viên Joe Biden: “khi phải đối phó với những kẻ bắt nạt mình, chúng ta không thể xoa bóp, hòa dịu bọn chúng, chúng ta phải đứng lên chống lại bọn chúng”.

Theo Thượng nghị sĩ McGrath về đối ngoại: “Biden không phải là diều hâu, ông ấy giống như một con két”.

Ông McGrath cho biết Úc cần bảo đảm có một liên minh sẵn sàng chống lại Trung cộng, vì thế Úc cần ủng hộ một tổng thống Mỹ mạnh mẽ cứng rắn và người ấy chính là ông Trump.

Người Úc nghĩ gì về Mỹ và Trung…

Theo cuộc khảo sát của Viện Lowy Úc vào tháng 3/2020 phổ biến ngày 26/6/2020 thì chỉ có 51% người Úc tin tưởng Mỹ hành động có trách nhiệm với thế giới.

Nhưng có đến 55% người Úc tin rằng quan hệ với Mỹ quan trọng hơn với Trung cộng, trong khi chỉ 40% cho rằng quan hệ với Trung cộng quan trọng hơn với Mỹ.

Lên đến 78% cho biết việc liên minh với Mỹ rất quan trọng hoặc khá quan trọng đối với an ninh của Úc, tăng sáu điểm so với khảo sát năm 2019.

Niềm tin của người Úc vào Bắc Kinh giảm xuống mức thấp kỷ lục từ 52% vào năm 2018 xuống còn 23%, mất 29 điểm.

Lên tới 40% hàng hóa xuất cảng từ Úc đã nhập cảng vào Trung cộng, nên 94% người Úc muốn chính phủ tìm kiếm các thị trường khác để giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung cộng.

Đồng thời có đến 88% ủng hộ cuộc Đối thoại An ninh Tứ giác, đối thoại bốn bên giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ, do Tổng thống Trump mở ra từ năm 2017.

Cuộc thăm dò còn cho thấy khi xảy ra xung đột giữa các giá trị dân chủ và lợi ích kinh tế với Trung cộng, lên đến 60% người Úc nói rằng chính phủ nên coi các giá trị dân chủ của Úc quan trọng hơn thương mãi và 84% tin rằng Úc nên trừng phạt các quan chức Trung cộng vi phạm nhân quyền.

Về cá nhân Tổng thống Trump chỉ 30% người Úc bày tỏ tin tưởng ông “sẽ làm điều đúng đắn liên quan đến các vấn đề thế giới”, tỷ lệ này đã tăng năm điểm so với chỉ số 25% vào năm 2019.

Cuộc khảo sát thực hiện đã 6 tháng, khi ấy đại dịch coronavirus chưa bùng nổ tại Úc, Bắc Kinh chưa công khai bộ mặt ngoại giao “lang sói” bắt nạn nước nhỏ, quan điểm của người Úc nhìn chung đã xem Trung cộng như một mối đe dọa đến an ninh nội trị Úc.

Nay đại dịch đánh mạnh vào Úc, từ ngày 5/8/2020 lần đầu tiên trong lịch sử thành phố Melbourne bị giới nghiêm từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng, người dân chỉ được ra đường mỗi ngày 1 giờ để tập thể thao bằng cách đi hay chạy bộ, mỗi nhà mỗi ngày chỉ được một người đi chợ mua sắm, mọi người phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và không được rời khỏi nhà quá 5 cây số, trường học đóng cửa, hầu hết các doanh nghiệp đóng cửa, mọi quy định được kiểm soát gắt gao với những hình phạt nặng nề cho người vi phạm.

Mọi hoạt động kinh tế của tiểu bang Victoria đều ngừng trệ, Victoria bị cô lập với các tiểu bang khác và với thế giới.

Cộng đồng Việt …

Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc sinh hoạt dựa trên nguyên tắc phi đảng phái chính trị nên sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm với chính phủ khi cần, nhưng đồng thời công khai nêu quan điểm khi chính phủ hành xử thiếu minh bạch.

Cộng đồng đã chính thức ngỏ lời cùng Chính Phủ Andrews nếu cần có thể sử dụng Đền Thờ Quốc Tổ tại Victoria như một trung tâm y tế tạm thời chữa trị cho những nạn nhân nhiễm dịch bệnh.

Nhưng đồng thời Cộng đồng bằng nhiều cách khác nhau, kể cả việc biểu tình phản đối Chính Phủ Lao Động Andrews thiếu minh bạch ký kết hợp đồng liên quan đến chiến lược “Vành Đai, Con Đường”.

Vừa rồi gia đình tôi nhận được một lá thư viết bằng tiếng Việt từ Dân biểu liên bang Bill Shorten cho biết ông và đảng Lao Động không chủ trương tham gia chiến lược “Vành Đai, Con Đường” vì không có ưu tiên nào lớn hơn nền an ninh quốc gia và chủ quyền nước Úc.

Úc Mỹ đồng minh chiến lược…

Từ năm 2012, Quốc Hội Úc đã chính thức thông qua Đạo Luật cấm Huawei phát triển mạng 5G và nhiều Đạo luật nhằm giới hạn người nước ngoài đầu tư vào Úc.

Năm 2018, Úc thông qua hai Đạo luật chống can thiệp của chính phủ nước ngoài, trọng tâm nhắm vào Bắc Kinh can thiệp nội trị và an ninh nước Úc.

Vào đầu tháng 7/2020, Chính phủ Úc công bố tăng ngân sách quốc phòng trên 40% lên đến $270 tỉ Úc kim trong vòng 10 năm tới, Thủ tướng Scott Morrison cho biết:

“Chúng ta muốn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương được cởi mở tự do, không bị hiếp đáp. Chúng ta muốn một khu vực trong đó các nước lớn nhỏ đều có thể tiếp cận nhau một cách tự do theo luật pháp quốc tế. Không có gì là vô lý hay tham vọng quá đáng, các nước đều theo đuổi quyền lợi riêng và không muốn bị can thiệp từ bên ngoài, Úc cũng muốn theo đuổi những quyền lợi của mình.”

Cuối tháng 7/2020, hai bà Ngoại trưởng Úc Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynolds đã sang thủ đô Washington họp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper để bàn về chiến lược phòng vệ Thái Bình Dương từ những đe dọa quân sự của Bắc Kinh.

Về lại Úc theo luật hiện hành hai bà đã bị cách ly 15 ngày đủ thấy sự quan tâm của Chính phủ Úc trong công cuộc chung bảo vệ thế giới tự do.

Từ sau Đệ nhị thế chiến hai nước Úc và Mỹ đã trở thành hai đồng minh chiến lược luôn sát cánh bên nhau không phân biệt chính trị đảng phái nội bộ quốc gia.

Từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, Mỹ và Úc có khá nhiều khác biệt về chính sách, nhưng ông Trump và Chính phủ của ông luôn đối thoại, tìm hiểu và triệt để tôn trọng người Úc, thật khó nghĩ ra điều gì có thể trách cứ ông.

Trung cộng nay cũng đã là vấn đề nội trị nước Mỹ, theo cuộc khảo sát Pew công bố vào tháng 3/2020, có tới 91% người Mỹ xem sức mạnh và ảnh hưởng của Trung cộng trên thế giới là mối “đe dọa” đối với nước Mỹ.

Dự thảo Cương Lĩnh của đảng Dân Chủ vừa phổ biến cho biết sẽ cứng rắn với Trung cộng, nhưng vẫn xem Trung cộng như một yếu tố quốc tế hơn là yếu tố nội trị đang tàn phá nước Mỹ về nhiều mặt.

Cương Lĩnh cho biết sẽ thành lập một liên minh quốc tế nhưng không nói rõ liên minh với ai và để làm gì, mọi điều viết trong đấy chỉ nhằm đả kích ông Trump thay vì đưa ra đường lối, chiến lược rõ ràng.

Quyền bầu cử Tổng thống là quyền của công dân Mỹ, nhưng quyền nhận xét và ủng hộ ông Trump, ông Biden hay trung dung là quyền của bạn của tôi và của tất cả mọi người trên toàn thế giới.

Ngày 3/11/2020 sẽ tới và rồi sẽ trôi qua, tôi xin phép trung dung không đả kích ông này ủng hộ ông kia, chỉ mong giải thích một số góc cạnh chính trị một cách trung thực nhất, chỉ có sự thật mới có thể thuyết phục chính mình và bạn đọc.

19/8/2020, Melbourne, Úc Đại Lợi
Nguyễn Quang Duy
(VNTB)

16 August 2020

Làn sóng đào tẩu của các quan chức Trung Quốc: 'Mỗi ngày đều có người mất tích'

“…Trong tương lai không xa, làn sóng các đảng viên và quan chức ĐCSTQ đào tẩu có thể sẽ mang tính toàn thế giới…”
Vũ Dương

Nhà tài phiệt Viên Cung Di nói chính quyền Trung Quốc “…hoàn toàn không có cách nào nữa, cũng không có sức đánh trả“.

Cuối tháng 7, khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán của nhau, đã làm dấy lên quan ngại về sự chia cắt của quan hệ Mỹ-Trung. Gần đây, có thông tin cho rằng 40 nhà báo Trung Quốc tại Mỹ không được gia hạn visa, đối mặt với việc bị trục xuất. Thông tin trên kết hợp với báo cáo trước đó của tờ New York Times rằng chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc đến việc cấm toàn diện đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và người nhà của họ đến Mỹ, đã khiến các ký giả, nhà ngoại giao và đảng viên ĐCSTQ hoảng sợ. Nhà tài phiệt Hồng Kông Viên Cung Di trong buổi ghi hình trò chuyện với truyền thông hải ngoại còn tiết lộ rằng rất nhiều đảng viên ĐCSTQ lo lắng sau khi trở về Trung Quốc thì không thể xuất ngoại được nữa, rất nhiều người đều đang bỏ trốn, thậm chí “mỗi ngày đều có người mất tích”.

Ngày 5/8, ông Viên Cung Di trong buổi phỏng vấn với Epochtimes tiết lộ rằng ông nghe nói có rất nhiều đảng viên ĐCSTQ đang ẩn náu ở Hoa Kỳ, có người là nhà ngoại giao, có người là nhân viên tình báo, có gần 1.000 người đã xin tị nạn chính trị. Lần này thật sự gay go rồi. Như vậy nó (ĐCSTQ) sẽ không thể giữ bí mật nữa, mọi hoạt động của trên đất Mỹ đều sẽ bị phơi bày (những đảng viên này muốn ở lại Mỹ sẽ thoái đảng và tiết lộ bí mật – PV).

Ông nói rằng có những người khi họ nhập cư vào Hoa Kỳ cũng là đảng viên ĐCSTQ, và họ đã không bộc lộ thân phận trước đó. Nhưng những người này đều không muốn quay về Trung Quốc, họ không biết một khi về đến đó rồi sẽ phải đối mặt với một thế giới như thế nào, họ lo lắng rằng một khi về đó rồi thì không thể xuất ngoại được nữa. Một số đảng viên ngầm và đảng viên giấu mặt cũng đã bước ra. Còn có rất nhiều nhà ngoại giao, rất nhiều quan chức làm việc tại lãnh sự quán, mỗi ngày đều có người “mất tích”.

Hoa Kỳ thay đổi sách lược, đào tẩu của giới truyền thông ngày càng nghiêm trọng

Theo phân tích của các chuyên gia và nhân sĩ quan sát các vấn đề Trung Quốc, Hoa Kỳ gần đây đã tuyên bố “làm trong sạch mạng lưới Internet”, cấm WeChat và TikTok, hạn chế thị thực đối với các nhà báo Trung Quốc. Đây đều là những tiêu chuẩn mới trong sách lược đối đầu với Trung Quốc của Hoa Kỳ: từ “có lợi cho nhau” chuyển sang “nhận gì trả nấy”. “Nhận gì trả nấy” có nghĩa là Hoa Kỳ xuống tay sẽ không còn khách khí nữa, Trung Quốc thế nào thì Hoa Kỳ sẽ đáp trả như thế ấy.

Trước khi Hoa Kỳ xuống tay với các công ty công nghệ internet đa quốc gia của Trung Quốc như ByteDance và Tencent, thì WeChat, QQ, Tik Tok và Weibo đều đã tiến nhập vào thị trường Hoa Kỳ, trong khi các công ty công nghệ của Hoa Kỳ như Google, Twitter và Facebook lại không thể hoạt động ở Trung Quốc.

ĐCSTQ có thể kể “những câu chuyện của Trung Quốc” trên các tấm bảng quảng cáo ở quảng trường Thời đại của New York; trong khi Hoa Kỳ ở Trung Quốc chỉ có thể kể “những câu chuyện của nước Mỹ” trên các trang web chính thức của đại sứ quán nước mình.

Người Trung Quốc có thể mua bất động sản ở Hoa Kỳ mà không phải chịu bất kỳ sự hạn chế nào, trong khi người Mỹ ở Trung Quốc phải làm việc hơn một năm để mua nhà, hơn nữa mục đích chỉ là để ở, và còn cần được các bộ phận liên quan “xem xét và phê duyệt”.

Thêm một ví dụ khác: Trung Quốc có 3.000 ký giả thường trú tại Hoa Kỳ, trong khi các ký giả của Mỹ ở Trung Quốc lại chưa đến 100 người. Ký giả Trung Quốc có thể chỉ cần duy trì tư cách nhà báo thì sẽ không chịu giới hạn thời gian cư trú của họ ở Hoa Kỳ; trong khi thẻ hành nghề của các phóng viên Mỹ tại Trung Quốc phải được chính quyền Trung Quốc gia hạn hàng năm.

Sau khi Hoa Kỳ dự tính “nhận gì trả nấy”, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ “Thời báo Hoàn Câu” – kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, ngày 3/8 đã nói trên Weibo rằng thị thực của gần 40 phóng viên ĐCSTQ tại Hoa Kỳ sắp hết hạn, đến nay vẫn chưa có ai được gia hạn thị thực, và họ có thể bị buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ.

Viên Cung Di cho rằng lần này áp lực lớn như vậy cho giới báo chí, các ký giả cũng không muốn quay về, nước Mỹ tốt như vậy, tại sao phải trở về Trung Quốc? Về rồi còn có thể bị đấu tố, vậy nên thật sự mà nói nếu trở về có thể lành ít dữ nhiều.

Ông Viên Cung Di ước tính rằng có rất nhiều phóng viên truyền thông sẽ nộp đơn xin tị nạn chính trị. Ở Mỹ đây là một vấn đề rất đơn giản, hơn nữa rất nhiều phóng viên trên thực tế đều là gián điệp của ĐCSTQ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Ông Viên nói, “ĐCSTQ làm gì có phóng viên thật sự? Các phóng viên thông thường của ĐCSTQ kỳ thực đều là gián điệp cả. Ở đó có đến mấy trăm người. Theo công bố của chính phủ Hoa Kỳ thì có đến mấy nghìn người đã nhập cảnh vào Mỹ với tư cách là phóng viên. Bây giờ tất cả họ đều phải bị trục xuất. Nếu không muốn trở về Trung Quốc, lối thoát duy nhất chính là tìm kiếm tị nạn chính trị”.

Một nửa số hộ chiếu Hồng Kông được trao cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ

Ông Viên Cung Di nói rằng Hoa Kỳ đã biết rất nhiều phóng viên Trung Quốc có hộ chiếu Hồng Kông, trên thực tế những người này có liên quan với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Chính phủ Hồng Kông đã đưa ra 10 triệu hộ chiếu, tuy nhiên dân số thực tế của Hồng Kông chỉ có 7 triệu người, trong đó số người Hồng Kông thật sự xin sử dụng hộ chiếu chỉ có 5 triệu. Điều này có nghĩa là một nửa số hộ chiếu Hồng Kông được dùng làm “quà tặng” cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.

Người Trung Quốc có được hộ chiếu Hồng Kông có một số là phe phái ngầm, một số thì nhờ vào quyền lực của các quan chức cấp cao. Hiện giờ, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã biết điều này, nên muốn bãi bỏ địa vị đặc thù của Hồng Kông.

Ông Viên bày tỏ việc hộ chiếu Hồng Kông bị lạm dụng cho thấy toàn bộ hệ thống của Hồng Kông đã bị phá hủy từ lâu. Trước khi Hồng Kông được chuyển giao chủ quyền cho Trung Quốc vào năm 1997, tư liệu cá nhân của người dân Hồng Kông đã được chuyển cho ĐCSTQ.

Ông Viên Cung Di nói rằng trên thực tế, các quan chức cấp cao của Trung Quốc hiện đã không còn lạc quan về Hồng Kông nữa, Hồng Kông đã bị ĐCSTQ làm thành như vậy, và hầu hết họ đều muốn được ở lại Hoa Kỳ.

Làn sóng đào tẩu mang tính toàn cầu của các quan chức ĐCSTQ

Mấy năm trở lại đây, những vụ đào tẩu của các quan chức trong thể chế ĐCSTQ liên tục bị phanh phui. Vào ngày kỷ niệm 16 năm của sự kiện Lục Tứ, ông Trần Dụng Lâm – Bí thư chính trị hạng nhất của Lãnh sự quán ĐCSTQ tại Sydney, ông Hách Phụng Quân – cựu quan chức Phòng 610 (công cụ Pháp Luân Công) và Cục Bảo vệ An ninh quốc nội Thiên Tân, cùng một quan chức cấp cao khác xin giấu tên, cả 3 người đã nộp đơn xin tị nạn chính trị lên chính phủ Úc. Tiếp sau đó, ông Hàn Quảng Sinh, cựu Cục trưởng Cục Tư pháp Thẩm Dương đã bỏ trốn sang Canada, sau 3 năm 9 tháng im lặng, ông cũng công khai tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Năm 2006, ông Lý Phụng Trí, người từng làm việc trong Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ đã đào tẩu sang Mỹ và tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Trang Agence France-Presse (AFP) đưa tin, trong một cuộc họp báo do đoàn thể học viên Pháp Luân Công tổ chức ở Washington, ông Lý Phụng Trí đã tuyên bố rằng bản thân ông đã từng công tác vài năm trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Khi ông nhận thấy phạm vi công việc của ông bao gồm theo dõi những người bất đồng chính kiến, các học viên Pháp Luân Công, những người trong tôn giáo và quần thể những người yếu thế, ông cảm thấy “vô cùng phẫn nộ”.

Ông nói: “ĐCSTQ không chỉ sử dụng dối trá và bạo lực để chống lại những người đòi hỏi các quyền cơ bản của con người, mà họ còn cố gắng hết mức để che giấu sự thật với cộng đồng quốc tế”.

Các quan chức ĐCSTQ đã nộp đơn xin tị nạn chính trị cho chính phủ Úc và Canada nói trên tuy chức nghiệp cụ thể và cấp bậc khác nhau, nhưng họ đều bày tỏ rằng cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công do cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát động thật quá tàn nhẫn và đẫm máu, khiến họ thà từ bỏ lợi ích hậu hĩnh trong công việc, sẵn sàng chấp nhận rủi ro chính trị to lớn mà đưa ra lựa chọn đào tẩu.

Năm 2019, sự kiện cựu mật vụ của chính quyền Trung Quốc, Vương Lập Cường, xin tị nạn chính trị ở Úc khiến cả thế giới chấn động. Vương Lập Cường đã cung cấp cho chính quyền Úc một lượng lớn thông tin bí mật của ĐCSTQ và công bố trước quốc tế nội tình hoạt động gián điệp của ĐCSTQ tại Hồng Kông và Đài Loan.

Cựu mật vụ Trung Quốc Vương Lập Cường
(ảnh chụp màn hình Youtube/South China Morning Post)
Tháng 10/2019, Vương Lập Cường đã khai và tuyên thệ về những gì mình cung cấp cho Tổ chức Tình báo An ninh Úc (ASIO), ông nói: “Bản thân tôi đã từng tham gia và có liên quan chặt chẽ đến một loạt các hoạt động gián điệp, nếu trở về Trung Quốc tôi có thể sẽ bị bắt và bị kết án”. Cuối cùng ông xin được tị nạn chính trị tại Úc.

Ông Viên Cung Di trong buổi phỏng vấn cũng tiết lộ rằng các quan chức cấp cao vì để người nhà mình xin được tị nạn chính trị ở nước ngoài, họ đã cung cấp thông tin bí mật đặc biệt cho người nhà của họ. Ông nêu ví dụ, ông Tôn Lập Quân đã cung cấp thông tin bí mật về virus Vũ Hán, cung cấp tư liệu cơ mật cho vợ ông ta ở Úc, sau khi bị phát hiện đã ngã ngựa. Người cung cấp tư liệu mật có thể mau chóng lấy được thẻ xanh, thậm chí có thể thương lượng cả hộ chiếu.

Ông Viên Cung Di cũng tuyên bố rằng ĐCSTQ cũng không có cách nào để ngăn chặn các đảng viên đào tẩu. Ông nói: “Cái gọi là tuyên truyền lớn của ĐCSTQ lần này, tôi thường gọi đó là một cuộc nổi loạn lớn, tạo phản lớn… Chúng ta hãy chờ xem, nó (ĐCSTQ) sẽ chỉ biết tấn công người ta, chứ nó không biết rằng người ta cũng sẽ phản công lại … Lấy đạo của người trả lại cho người, nó hoàn toàn không có cách nào nữa, cũng không có sức đánh trả”.

Ông Viên Cung Di nói rằng khi lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston bị đóng cửa vào tháng 7, ông có nhận được thông tin nội bộ rằng trong lãnh sự quán có người đào tẩu và có người muốn được ở lại Hoa Kỳ. Khi đó ông tiết lộ rằng có hai thành viên trong lãnh sự quán đã biến mất, có thể họ đi tiết lộ thông tin với Hoa Kỳ hoặc đào tẩu. Trong tương lai không xa, làn sóng các đảng viên và quan chức ĐCSTQ đào tẩu có thể sẽ mang tính toàn thế giới.

Theo Yuan Ming Qing, SOH

Vũ Dương biên dịch

Nguồn: dkn.tv/the-gioi/lan-song-dao-tau-cua-cac-quan-chuc-trung-quoc-moi-ngay-deu-co-nguoi-mat-tich.html

12 August 2020

Ông Joe Biden chọn Nghị sĩ Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống

Kamala Harris
Ứng viên tổng thống Mỹ 2020 của Đảng Dân chủ Joe Biden hôm thứ Ba (11/8) đã chính thức loan báo chọn Thượng nghị sĩ da màu Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống đồng hành cùng ông trong cuộc đua với đương kim tổng thống Trump và phó tổng thống Pence vào Tòa Bạch Ốc vào tháng Mười Một. Bà Harris trở thành phụ nữ da màu đầu tiên được lựa chọn tranh cử tổng thống – phó tổng thống của một đảng lớn trong lịch sử nước Mỹ.

Thượng nghị sĩ Kamala Harris, 55 tuổi, trẻ hơn ông Biden hơn 20 tuổi, có mẹ là người Ấn Độ và cha là người Jamaica nhập cư vào bang California. Được ông Biden lựa chọn, bà Harris trở thành phụ nữ da màu đầu tiên và cũng là phụ nữ gốc Á đầu tham gia cuộc đua tranh cử vào Tòa Bạch Ốc. 

Chiến dịch Biden cho biết ông Biden và bà Harris dự kiến sẽ xuất hiện cùng nhau vào ngày thứ Tư 12/8 tại thành phố Wilmington, bang Delaware – quê nhà của ông Biden.

Ông Biden viết trên Twitter: “Tôi có niềm vinh hạnh lớn lao khi loan báo rằng tôi đã chọn bà Kamala Harris – một chiến binh cam đảm cho những người yếu thế, và là một trong những công bộc giỏi nhất của nước ta – là người đồng hành tranh cử với tôi”.

Bà Harris đang được ông Biden và Đảng Dân chủ tin tưởng sẽ giúp huy động được sự ủng hộ của người Mỹ gốc Phi – khối cử tri trung thành nhất của Đảng Dân chủ. Bốn năm trước, một sự sụt giảm đầu tiên số người da màu tham gia bầu cử trong 20 năm được cho là một trong những nguyên nhân khiến ứng viên Hillary Clinton của Đảng Dân chủ thua ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump.

Trong khi đó, Đảng Cộng hòa lập tức cho thấy họ sẽ tìm cách vẽ chân dung bà Harris là “một người cấp tiến”, bám cứng vào các chính sách cực tả.

Trong vòng ít phút sau thông báo của ông Biden, cố vấn chiến dịch Trump, bà Katrina Pierson đã phát đi tuyên bố chế giễu bà Harris là “ý chí chính trị sống” của ông Biden.

“Bà ta là minh chứng cho thấy ông Joe Biden là cái vỏ rỗng đang được lấp đầy bằng nghị trình cực đoan của những người cấp tiến trong cánh tả”, bà Katrina Pierson nói. 

10 August 2020

TÔI ‘ƯA’ TT TRUMP

Vũ Linh

Trong không khí có thể nói là ngột ngạt của những ngày gần bầu cử, các tiếng nói tung hô, chống đối nổi lên tứ phiá hơn vỡ chợ, cả nước hoảng loạn như sợ tsunami nào đó sắp nhận chìm cả gia tộc mình tới nơi rồi, bây giờ phải la hét, quơ tay quơ chân như tìm phao cứu sống.

Tất cả chỉ là một trò hát bộ oái ăm chưa từng thấy.

Quốc gia Cờ Hoa này đã có mặt trên bản đồ thế giới từ hơn 250 năm. Cứ 4 năm lại có bầu tổng thống, ông này đi, ông kia tới, đảng này mất quyền đảng kia thay thế, chu kỳ như quả lắc đồng hồ, chẳng có tsunami nào nhận chìm cái xứ này hết.

Như Mỹ nói, bầu bán hay không bầu bán, ‘life goes on’…
Cộng đồng tỵ nạn Việt tại Mỹ bỗng dưng nhẩy dựng lên, hung hăng hơn xa dân Mỹ chính gốc, vác búa tạ đập nhau chết bỏ. Quái lạ hơn nữa, dân Việt tỵ nạn tuốt bên Âu Châu, Úc Châu, Congo hay Senegal gì gì đó, chẳng ăn cái giải rút gì cũng xiá miệng vào chửi bới, tung hô, khen chê, giảng giải, dạy bảo, loạn cào cào, cho dù tiếng Anh chưa thạo, Hiến Pháp Mỹ chưa đọc, tin tức thì chỉ biết lõm bõm qua truyền thông một chiều.

Cái khổ là cộng đồng tỵ nạn đang đập lẫn nhau chết bỏ, chứ không phải đập ông Trump hay ông Biden đâu. Ta cãi nhau ỏm tỏi qua các diễn đàn, báo, radio, và TV tiếng Việt, nhưng bảo đảm cả hai ông Trump và Biden, chẳng ông nào nghe, đọc hay biết đến. Có biết cũng đếch ông nào … cares vì lá phiếu của cử tri tỵ nạn có giá trị sát… zero đối với các ông.

Một điều cực kỳ quan trọng mà cộng đồng gần như quên bẵng: trong vô số emails và tin tức tung ra, chắc chắn là đã có không ít emails và tin phịa của VC Bolsa nằm vùng hay VC Hà Nội tung ra để quậy, lợi dụng nước đục thả câu, tạo chia rẽ trong cộng đồng.
Nói như vậy, để xin quý vị làm ơn bình tâm lại đôi chút, ‘bớt giận’, ngồi nghĩ lại xem những câu chửi như tát nước vào mặt nhau, những ngôn ngữ du đãng Cầu Muối, những trò chụp mũ thô thiển, những khích bác trẻ con,… có đáng không? Nhất là các cụ tuổi gần đất xa trời, thay vì vui chơi với con cháu, có cần phải đuổi chúng đi chỗ khác để các cụ ngồi gõ lóc cóc vài dòng chửi rủa, nặn óc để phịa chuyện xuyên tạc,… cho nguôi giận. Có tác dụng gì? Ai ghét Trump vẫn ghét, ai thích Trump vẫn thích.

Dân Việt ta, từ thời phong kiến qua tới thực dân, rồi cộng sản hay quân phiệt, chưa một ai được nếm mùi dân chủ, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận thật, trái lại chỉ biết chính trị ở VN là chuyện  sinh tử, một sống hai chết, tuyệt đối không có chuyện ‘life goes on’ như Mỹ. Quốc gia và cộng sản giết nhau đến cùng dĩ nhiên, nhưng cộng sản cũng giết cộng sản, quốc gia cũng giết quốc gia. Chuyện giết nhau đến cùng đã có trong máu rồi. Do đó, dù sống nửa đời người trong cái thành đồng của tự do tư tưởng này, hay trong các xứ Âu Châu khai sanh ra thể chế dân chủ tuyệt vời từ thời Hy Lạp, vẫn không học được gì hết. Vẫn không thể nào chấp nhận có người khác ý mình. Khác ý mình chỉ có thể là lưu manh, ngu dốt, bựa, hay VC, không thể là gì khác.

Dĩ nhiên, ai cũng hiểu bầu bán tổng thống Mỹ nói riêng, và am hiểu chính trị Mỹ nói chung là những chuyện cực kỳ quan trọng, vì đó là chuyện sẽ có ảnh hưởng và hậu quả trực tiếp trên cuộc sống của chính mỗi người trong chúng ta. Và qua các cuộc bầu bán, chính ta sẽ quyết định phần nào về những chuyện đó.

Thể chế chính trị Mỹ dựa trên ý muốn của đa số, có khi cái đa số đó thua, trở thành thiểu số. Vấn đề là làm sao tranh đấu để ý muốn của ta trở thành ý muốn của đa số. Nhưng tranh đấu ở đây phải hiểu là tranh đấu trong trật tự, trong luật lệ hiện hành, trong lý luận, giải thích và thuyết phục, trong tôn trọng những người khác ý, chứ nhục mạ nhau chưa bao giờ thuyết phục được ai hết.

Không cãi lộn chửi bới không có nghĩa là phải im lặng hết, ai làm gì thì làm, thây kệ. Trái lại, trong cái chế độ dân chủ mà tiếng nói của người dân có ký, thì người dân cần phải hiểu cho rõ, cần phải nhìn và nghe mọi chuyện từ mọi phiá để có thể suy tính cho mình một cách khôn ngoan. Do đó, tranh luận thật sự là cần thiết, nhưng chỉ là tranh luận trong nghiêm chỉnh thôi. Không tranh cãi thì ít ra thì cũng cần ‘giới thiệu’ quan điểm của mình để mọi người hiểu, và khám phá có được nhiều cách nhìn khác nhau.

Chính trị Mỹ trong vài năm nay, qua các nỗ lực gần như tuyệt vọng của đảng đối lập để bác bỏ ý dân, lật đổ chính quyền hợp pháp, và ngay cả qua nhiều cố gắng quá mạnh của đảng nắm quyền để tự vệ, đã là một thứ gương xấu cho chúng ta học bài về dân chủ. Nhưng không phải vì vậy mà ta phải biểu diễn ta giỏi chuyện đấm đá, chửi bới nhau hơn dân Mỹ.

Dài dòng như trên để giải thích tại sao có DĐTC, tại sao có bài này. Và để giải thích tại sao ‘Tôi ưa TT Trump’, coi như để đáp lễ lại một bài của một cụ chống Trump đã viết rất rõ ràng “Tôi không ưa ông Trump”.

Trước hết, phải nói cho thật rõ, không, tôi không cãi nhau gì với ai hết, chỉ muốn đáp lễ, giải thích ngược, đưa ra một cái nhìn khác, cái nhìn của một người “ưa TT Trump”. Ở đây, tôi nhìn và đánh giá ông Trump như một công dân đánh giá một tổng thống chứ không phải một cá nhân tự cho mình là hoàn hảo để phê bình tật xấu tánh tốt của một cá nhân khác.

Để tránh bị bôi bác, cuồng này cuồng nọ, tôi phải nói rõ, tôi bắt đầu viết bình luận chính trị Mỹ từ ngày Obama còn chưa làm tổng thống, khi ông Trump còn bận xây sòng bài, và sẽ còn tiếp tục viết dù TT Trump phải về chia bài tiếp. Trump đến rồi đi, VL vẫn còn đó.

Trở lại câu chuyện ủng hộ TT Trump, tôi nghĩ những người bầu cho ông Trump là đã bầu vì những quan điểm mà chính ông đã trình bày, và vì những hứa hẹn ông đã đưa ra khi tranh cử. Do đó, đánh giá ông phải là đánh giá dựa trên việc ông có duy trì cái quan điểm đó hay không, ông có cố gắng thực hiện những lời hứa hay không, có phải vậy không, thưa quý vị?

Tư cách cá nhân và con người Trump, xấu tốt ra sao, thiên hạ đã biết quá rõ ngay từ trước ngày bầu cử năm 2016 rồi, và ông vẫn đắc cử, dân Mỹ đã chấp nhận cái tư cách và con người đó rồi, nhai lại làm gì nữa? Có gì mới lạ? Không còn lý cớ nào khác hay hơn sao? Trí tưởng tượng nghèo nàn vậy sao? Nhai lại chuyện ông bốc phét về chuyện chộp bướm gì đó có thể cảm thấy hả hê trong lòng nhưng sẽ không bứng TT Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc được đâu, các cụ ơi. Gọi ông là điên, gian manh, mất dạy,... sẽ chẳng khiến ông mất đi một phiếu nào hết. Thay vì vậy, có nên chú tâm hơn vào những việc ông Trump đã làm cho dân trong mấy năm qua không? Để xem ông có khả năng lèo lái con thuyền quốc gia thêm bốn năm nữa không, hay là nên cho ông về vườn.

Mục đích bài này này không phải để kê khai thành quả của TT Trump, chỉ xin vắn tắt vài việc làm chính mà ứng cử viên Trump đã hứa. Nhất là để giải thích tại sao ‘Tôi ưa TT Trump’.

CHUYỆN GIẢM THUẾ VÀ KINH TẾ

Ông Trump hứa sẽ giảm thuế đồng loạt tất cả mọi người, tuy mức giảm của mỗi người sẽ khác nhau tùy mức lương và gia cảnh mỗi người. Ông đã ra luật giảm thuế này như đã hứa. Dĩ nhiên một người lãnh lương năm bẩy chục ngàn không thể yêu sách vô lý đòi được giảm thuế bằng Bill Gates. Lảm nhảm ông chỉ lo giảm thuế ‘nhà giàu’ là nói chuyện mỵ dân bá láp, khích động lòng tham và ganh tỵ của mỗi người để gây oán ghét mà không nhìn vào thực tế xã hội.

Ông đặc biệt hứa giảm thuế trên lợi nhuận công ty để khuyến khích các công ty mang tiền về nước đầu tư lại, giúp tạo công ăn việc làm cho dân. Và ông đã thành công phần nào khi tính tới cuối năm 2019, hơn 1.000 tỷ đô đã được chuyển về nước, mở biết bao hãng xưởng và tạo biết bao công ăn việc làm cho dân.

Tỷ lệ thất nghiệp dưới TT Trump đã xuống tới 3,6%, mức thấp nhất từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Trong hai năm rưỡi, từ đầu 2017 tới giữa 2019, 6,3 triệu người đã thoát ra khỏi cái vòng kim cô trợ cấp đủ kiểu, vì đã có công ăn việc làm đủ sức tự lực cánh sinh, không còn phải cúi đầu chià tay xin tiền ai nữa.

Thị trường chứng khoán phản ảnh suy nghĩ của giới kinh doanh về tương lai kinh tế. Nhìn vào các biểu đồ của Dow Jones và NASDAQ, trước cũng như sau COVID tấn công Mỹ thì hiểu họ nghĩ sao về kinh tế Trump, khỏi cần tranh cãi.

Hai năm qua, tôi được giảm thuế kha khá, không nhiều bằng Bill Gates, nhưng còn hơn không có gì dưới Obama.

Tôi ưa TT Trump ở điểm đó.

CHUYỆN Y TẾ

TT Trump cũng hứa hẹn thu hồi và thay thế Obamacare. Ở đây, ông đã đạt được một nửa lời hứa, chỉ bỏ được luật bắt mọi người phải mua bảo hiểm hết nếu không sẽ bị đánh thuế phạt. Đây là một bằng chứng cụ thể tổng thống Mỹ không phải là Mao, mà muốn làm chuyện lớn phải có sự hợp tác của quốc hội, và trong vấn đề này, Thượng Viện thiếu đúng một phiếu nên không thu hồi Obamacare được.

TT Trump cố thu hồi Obamacare, đã làm đúng hay sai? Obamacare có giá trị như thế nào, kẻ này xin nhường lời lại cho cựu TT Clinton “So you've got this crazy system where all of a sudden 25 million more people have health care and then the people who are out there busting it, sometimes 60 hours a week, wind up with their premiums doubled and their coverage cut in half. It's the craziest thing in the world”.

Tố TT Trump cố gắng lấy đi bảo hiểm sức khỏe của người nghèo nghe vớ vẩn không lừa được thằng nhóc đánh giầy.

TT Trump cố gắng vứt bỏ cái “craziest thing”, tuy chưa hoàn tất, nhưng tôi ưa TT Trump ở điểm đó.

CHUYỆN DỊCH CORONAVIRUS VÀ LOẠN

Đã được bàn quá quá nhiều. Chỉ cần coi lại vài bài đã đăng trên diễn đàn này thì biết.

Một điều cần ghi nhận -nhất là các cụ bên Âu Châu, không hiểu Hiến Pháp Mỹ-, nước Mỹ là một liên bang của 50 ‘nước’, trách nhiệm riêng biệt của liên bang và tiểu bang được ghi rõ trong Hiến Pháp. Trên căn bản, liên bang có rất nhiều quyền gần như tuyệt đối về ngoại giao, quốc phòng, và chính sách trên tổng quát, nhưng về những vấn đề thi hành, nhất là trong các vấn đề y tế, giáo dục, xã hội, trật tự công cộng,… trách nhiệm đầu tiên là các chính quyền điạ phương và tiểu bang.

Lấy một ví dụ cụ thể dễ hiểu nhất: TT Macron của Pháp có quyền ra lệnh mở/đóng cửa kinh doanh cả nước, mở/đóng cửa trường, bắt dân đeo/hay không đeo khẩu trang, ra lệnh cảnh sát dẹp biểu tình,… TT Trump không có những cái quyền đó. Những chuyện đó nằm trong tay các thống đốc và thị trưởng.

Hiểu như vậy thì hiểu được những ồn ào chửi bới TT Trump bất tài trong việc kềm chế dịch hay dẹp loạn, chỉ là những chuyện chạy tội, bán cái, đổ thừa của các chính quyền địa phương, hầu hết thuộc đảng đối lập DC.

Tháng Giêng qua, ngay khi mới nghe phong phanh có dịch từ Vũ Hán, TT Trump đã ra lệnh giới hạn du khách từ TC qua Mỹ ngay, bất cần biết cụ Biden chửi là ‘bài ngoại cuồng điên’, cũng bất cần biết TTDC khi đó cho là TT Trump hù dọa vì dịch chỉ là một thứ cúm.

Tôi ưa TT Trump ở điểm đó.

CHUYỆN LUẬT PHÁP

Trong ngành Tư Pháp, ông long trọng hứa sẽ phục hồi lại chức năng của các quan tòa, bảo đảm họ sẽ là những người lấy phán quyết theo Hiến Pháp, theo luật lệ hiện hành, chứ không theo cảm tính phe đảng cá nhân nữa. Ông đã giữ lời hứa bổ nhiệm hơn 200 quan tòa và hai thẩm phán vào Tối Cao Pháp Viện.

Tôi ưa TT Trump ở điểm đó.

CHUYỆN DI DÂN

Di dân lậu đã trở thành một đại vấn nạn cho nước Mỹ. Dĩ nhiên, xứ này là xứ của di dân, do di dân xây dựng lên, không có lý do gì cấm di dân. Nhưng việc gì thì cũng phải có trật tự để khỏi xẩy ra loạn, có chừng mực để có khả năng lo chu đáo cho tất cả, từ những dân đang sống trong nước cho tới dân mới tới. Người nào vào theo đúng luật lệ thì được hoan nghênh, ai vào lậu không giấy phép thì bị coi là bất hợp pháp, bị trục xuất. Nước Mỹ có luật di dân được viết ra từ ngày lập quốc, tổng thống nào cũng phải tuân thủ.

Bây giờ, với TT Trump cũng không khác. Luật không thay đổi. Nhưng quan điểm chính trị lại bị lật ngược bốn vó lên trời. Cản di dân vào lậu trở thành kỳ thị, đi ngược lại cái gọi là ‘tinh thần Mỹ’ -American spirit.

Cái lạ lùng là khi TT Obama khoe đã trục xuất nhiều di dân lậu nhất thì phe cấp tiến hoan nghênh, bây giờ TT Trump trục xuất chưa tới một phần nhỏ của Obama thì bị chửi kỳ thị. Cụ nào thấy khó hiểu, kẻ này xin  mách cho biết cái mánh của đảng DC. Năm xưa, TT Obama được hậu thuẫn tuyệt đối của dân da màu, bất kể da đen, da vàng hay da nâu, chỉ cần phiếu da trắng thôi. Thế là sách lược của ông là chống di dân lậu để lấy lòng đám da trắng. Năm 2016, kết quả bầu cử với sự thảm bại của bà Hillary cho thấy đám da trắng đã đào ngũ bỏ đảng ta hết để bầu cho ông Trump. Thế là các đại ca 8 túi của đảng DC quyết định thay đổi sách lược, phải bám chặt vào đám da màu, da đen Bờ Lờ Mờ và da nâu lậu thôi. Báo WaPo đã ‘thành thật khai báo’, chống di dân lậu là đảng DC sẽ bị tiêu tùng ngay (xem mục tin Đảng DC và Di Dân trong trang Tin Tức tuần này). Chuyện di dân không còn là vấn đề nhân đạo, mà chỉ là bài tính đếm phiếu, không hơn không kém.

Tôn trọng luật pháp thay vì hành xử theo nhu cầu bầu cử, TT Trump bất cần di dân lậu, lo xây tường bảo vệ đất nước.

Tôi ưa TT Trump ở điểm đó.

Các cụ Âu Châu trước khi chửi TT Trump, xin cho tôi biết nếu tôi không có chiếu khán, không có thông hành, khơi khơi lấy máy bay qua bất cứ xứ Liên Âu nào có được nhập cảnh không? Qua tới nơi, xin lãnh đủ thứ trợ cấp, có được không?

CHUYỆN KỲ THỊ

Diễn Đàn Trái Chiều (DĐTC) đã từng viết:

“Chuyện Mỹ kỳ thị chỉ là những hiện tượng cá nhân, không phải là kỳ thị hệ thống hóa, toàn diện. Nhưng lá bài kỳ thị đã và đang được khai thác triệt để trong mùa bầu cử này như một vũ khí tàn bạo và cực kỳ hữu hiệu vì rất nhạy cảm.

Cho dù Mỹ có vấn nạn kỳ thị đi nữa thì chụp cái mũ kỳ thị lên đầu Trump, làm như thể Trump đẻ ra nạn kỳ thị thì quả là lố bịch nhất khi nạn kỳ thị đã có ở Mỹ từ ngày ông cố tổ của Trump chưa ra đời bên Đức. Và những người chạy theo, hô hoán Trump kỳ thị chỉ là một đám mà Lê-Nin đã gọi là “useful idiots”, bị đảng DC và TTDC lợi dụng làm công cụ không hơn không kém.”

TT Trump nhìn nhận quốc nạn kỳ thị, nhưng không quỳ xuống cúi đầu xin lỗi ai hết.

Tôi ưa TT Trump ở điểm đó.

CHUYỆN XÀI NGƯỜI

Đây là một trong những lý cớ vài cụ cuồng chống Trump mạt sát ông ta rất mạnh. Thật là quái lạ. Khi ông Trump ra tranh cử, thiên hạ chỉ nghe ông hứa sẽ làm gì, chưa khi nào ông hứa sẽ dùng ai, dùng vào trách nhiệm nào, dùng bao lâu hết.

Như đã viết, ông Trump là dân ngoài lề thủ đô, khi nhậm chức, chẳng biết ai là ai trong giới chính trị chuyên nghiệp, nên thu dụng người lung tung. Người nào hợp quan điểm thì ngồi lâu, không hợp thì đổi, cốt sao cho được việc, lo cho đất nước theo cách của ông. Việc ông dùng người nào vào việc gì, bao lâu là cách làm việc của ông, hoàn toàn trong phạm vi quyền hạn của ông, được Hiến Pháp bảo đảm. Ông làm được việc thì cứ để ông tiếp tục, không làm được thì bầu người khác. Thế thôi, mắc gì phải sỉ vả ông thay đổi nhân sự hay không?

Có người công kích TT Trump chỉ dùng ‘người của mình’, chuyên ‘yes Sir”. Ủa, chứ không lẽ ông phải dùng toàn những người chống phá ông, không làm theo ý ông, suốt ngày làm ngược lại chỉ thị của ông, gây lộn, chửi bới, phản phúc ông sao? Thế thì làm sao ông làm việc? Làm sao thực hiện được những gì ông đã hứa với cử tri?

Hình như các cụ công kích chuyện này chưa bao giờ có trách nhiệm nào quan trọng, chỉ huy được một người nào, chưa bao giờ hiểu được điều kiện tiên quyết của một nhóm làm việc tập thể là phải có sự đồng thuận, hợp quan điểm, cùng suy nghĩ như nhau mới làm việc chung được. Cụ thể là những người nào ủng hộ TT Trump, không hợp ý các cụ là các cụ chửi te tua hết, sao lại bắt TT Trump nhất định phải làm việc với những người khác ý ông?

Tôi ưa TT Trump ở điểm đó.

CHUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN

09 August 2020

Bầu cử Tổng Thống Mỹ Năm 2020

Trong Đạt

Tình hình tổng quát

Mới hôm nào ngày 8/11/2016 nhà tỷ phú Donald Trump thắng cử thành Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45, ngoảnh đi ngoảnh lại  đã gần 4 năm qua, ấy thế mà nay cuộc bầu cử nhiệm kỳ hai 2020 đã gần kề. Nhớ lại 4 năm trước đây, cuộc tranh cử Tổng Thống giữa bà Hillary Clinton (Cấp Tiến) và ông Donald Trump (Bảo Thủ) đã làm tốn quá nhiều giấy mực: Báo chí, TV đều nói nói bà Clinton có 80% hy vọng đắc cử. Trong thời gian vận động của hai bên, ông Obama còn tại chức và bớt nhiều thì giờ để dìu dắt giúp Clinton và Dân Chủ làm thêm ít nhất một nhiệm kỳ. Ông đã được báo, đài ca ngợi là vị Tổng Thống nhiều uy tín ngang với cựu TT Reagan thập niên 80. Bà Clinton tưởng là phen này hết sẩy, không còn sẩy vào đâu được ấy thế mà khi đếm phiếu xong nó vẫn sẩy như thường.

Cuộc bầu cử năm nay cũng gây nhiều tranh cãi, nhiều người nói TT Trump chắc chắn sẽ tái đắc cử (reelected), nhiều người tiên đoán ông sẽ thua cuộc vì tình hình đã đổi khác: nào Đại dịch, rồi biểu tình bạo loạn. Nhưng thực ra cuộc bầu cử năm nay 2020 sẽ diễn ra y như những cuộc bầu cử khác không có gì mới lạ, Cộng Hòa sẽ làm hai nhiệm kỳ. Từ 1945 thời TT Truman đến nay nước Mỹ đã trải qua mười năm (15) cuộc bầu cử Tổng Thống liên tiếp nhau. Người dân Mỹ luôn bầu cho mỗi đảng hai nhiệm kỳ 8 năm liên tiếp nhau, nay Cộng Hòa, mai Dân chủ và cứ như thế mãi vì họ sợ độc tài. Tính từ thời TT Truman đến nay đã 75 năm qua chỉ có một trường hợp năm 1980, ông TT Carter (Dân Chủ) quá tệ nên Cử tri chỉ bầu cho ông làm một nhiệm kỳ và Cộng Hòa làm 3 nhiệm kỳ liên tiếp.

Vắn tắt về các cuộc bầu cử đã qua

05 August 2020

Cái Bóng Cuộc Chiến Và Món Nợ 45 Năm

Phạm Tín An Ninh

Đã kết thúc đúng 45 năm, nhưng cái bóng của cuộc chiến ấy dường như vẫn luôn bám theo, nhiều lúc chụp phủ lấy tôi như một thứ “bóng đè”, làm tôi muốn ngộp thở.

Từ giã học đường, tôi vào lính khi còn rất trẻ. Cũng không hẳn vì thích đời binh nghiệp, nhưng quê hương đang thời chinh chiến, nhìn quanh bạn bè thân quen đều lần lượt nhập ngũ, và gần như con đường nào rồi cuối cùng cũng dẫn tới một quân trường, nên đúng như lời một bài hát cũ, “năm 21 tuổi tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai”.

Ra trường, được bổ nhậm về một đơn vị tác chiến lưu động. Trải qua nhiều chức vụ, tôi cũng chẳng phải là một cấp chỉ huy tài năng đảm lược, những chiến công hầu hết là nhờ vào máu xương của anh em binh sĩ. Không nhớ là tôi đã hướng dẫn họ được những gì, nhưng chắc chắn tôi đã học được ở họ sự trung thành, lòng can đảm và nhiều kinh nghiệm chiến trường. Trong hơn mười năm chiến trận, tôi từng được thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận và nhận một số huy chuơng tưởng thưởng. Nhiều lúc trầm tư, tôi phân vân không hiểu đó có phải thực sự là công trạng của mình, khi hình dung đến khá nhiều khuôn mặt đồng đội dưới quyền đã hy sinh, trong lúc mình vẫn đang còn sống? Tôi không bao giờ quên được những ánh mắt của họ đã nhìn tôi trước khi trút hơi thở cuối cùng. Không biết họ muốn trăng trối, gởi gấm hay oán trách điều gì. Tôi thường giành phần để được vuốt mắt họ khi tình hình có thể, như muốn thay một lời tạ lỗi, ít nhất là đã không bảo vệ được họ. Đau đón hơn là khi tình huống bất khả, phải đành đoạn bỏ họ nằm lại hay vùi thây nơi chiến địa. Lời người xưa bao giờ cũng đúng “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”. Tôi không hề dám mơ tưởng đến chuyện làm tướng bao giờ, nhưng dù chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, tôi cũng đã mắc nợ khá nhiều xương máu của đồng đội anh em, mà chắc chắn sẽ không bao giờ còn trả được.

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...