29 February 2020

Chuỗi chuyện vui - Haiku


1.      Ông lão điếc lâu năm
Đến phòng khám thăm ông bác sĩ,
Được phát cái máy điếc.

Tuần sau ông trở lại,
“Cụ thấy thế nào?”, bác sĩ hỏi,
“Cả nhà cụ chắc vui?”

“Tôi chẳng cho họ biết
Chỉ ngồi nghe họ nói mà thôi.
Tôi sửa di chúc rồi.”

2.      Trong cư xá người già
Ba ông cụ ngồi trên băng ghế.
Một cụ lên tiếng hỏi:

“Jos à, tôi 83
Đau khắp cả người. Cụ thì sao?
Cụ chắc cũng tuổi tôi.”
“Tôi hệt như em bé!”
“Thật vậy ư? Hệt như em bé?”
“Đúng, không răng, mặc tã.”

3.      Một bà kể với bạn:
- “Nhờ tôi mà ổng thành triệu phú!
- “Trước đó ổng thế nào?”
- “Tỷ phú.”

4.      Một chàng ngạc nhiên hỏi:
“Bạn đưa vợ tới trại khỏa thân
Bạn có thấy kỳ không?”

“Không, có gì mà kỳ
Nhờ vậy, một tháng bả không than
‘Em chẳng có gì mặc.’ ”

5.      Nhà bị trộm đột nhập
Cảnh sát báo phạm nhân bị bắt,
Triệu tập nạn nhân đến.

Nạn nhân hỏi cảnh sát:
“Tôi muốn nói với hắn được không.”
“Anh nói gì với hắn?”

“Nghe này, ông cảnh sát,
Tôi muốn hỏi hắn làm cách nào
Vào lúc hai giờ sáng
Hắn lẻn vào nhà tôi
Mà vợ tôi không hề hay biết?
Hắn nói hết, tôi tha.”

6.      Hai tín hữu đạo Hồi
Dạo bộ song đôi trong sa mạc
Một ông lên tiếng hỏi?
“Kinh Coran đã viết
Mohammed nói với Ahmed
Đàn ông luôn đi trước
Đàn bà phải đi sau
Ít nhất là hơn hai chục bước.
Sao vợ ông đi trước?”
“Tôi biết Mohammed
Nhưng vào thời của kinh Coran
Sa mạc không có mìn.”

7.      Bốn ông ngồi ăn trưa
Say sưa nói đủ chuyện bá vơ
Rồi qua chuyện giầu có

Ông công giáo mở đầu:
“Tôi thừa hưởng gia tài rất lớn.
Tôi mua Citibank!”

Ông Tin Lành tiếp nhanh
Tôi à, giầu nứt khố đổ vách.
Tôi mua Hãng Xe Hơi

Ông Hồi giáo tiếp lời
“Là hoàng tử, con chủ mỏ dầu.
Tôi mua Microsoft.”

Ông Do Thái ngồi nghe
Khuấy ly cà phê, bỏ muỗng xuống.
Ông nhấp một ngụm nhỏ
Liếc qua ba ông nọ
Với thái độ dửng dưng và nói:
“Tôi không bán.”

8.      Một ông vừa mới chết
Theo ước nguyện, muốn được hỏa thiêu
Ông nằm trong quan tài
Họ bỏ hết vào lò
Quan tài cháy, xác vẫn còn nguyên
Họ dùng quan tài khác
Họ lại bỏ vào lò
Quan tài cháy, xác vẫn còn nguyên
Bà vợ góa nói liền:

“Chẳng có gì ngạc nhiên
30 năm uống thuốc chống viêm
Nên ông không thể cháy.”

9.      Ông hành khất đứng chờ
Tại góc đường, đèn đỏ sáng lên
Chiếc Mercedes ngừng.
Gõ cửa xe, ông nói:
“Xin giúp đỡ, tôi đang đói.”
Tài xế ngó đồng hồ:
“Trưa rồi, ai mà chả đói, tôi cũng vậy”
Đèn xanh, chiếc xe phóng đi nhanh.

TNT
(viết theo truyện vui Net)
Feb. 29, 2020
_______

26 February 2020

TRONG SÁNG CỦA NGÔN NGỮ

Phạm Đức Thân

Thỉnh thoảng vẫn thấy xuất hiện bài than phiền ngôn ngữ VN xuống cấp, yêu cầu phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Thật tình người viết không biết nên hiểu "trong sáng" ở đây nghĩa thế nào. Là chính xác? Là đúng đắn? Nhưng nếu có hỏi thế nào là chính xác, đúng đắn thì nhiều phần sẽ không có câu trả lời thỏa đáng, vì chuẩn mực văn hóa của ngôn ngữ Việt chưa bao giờ đươc xác định dứt khoát.

Ngôn ngữ nhiều khi rất hàm hồ, không chính xác, không chỉ đối với cái gì trừu tượng mà ngay cả đối với cái gì cụ thể. Vd. Tự do, dân chủ là những khái niệm được hiểu rất khác nhau, cho nên triệu triệu người đã bỏ mạng vì chúng. Vận động tranh cử Tổng Thống Mỹ đang diễn ra cho thấy chủ nghĩa xã hội của B. Sanders rất khác chủ nghĩa xã hội của CS. Một vật có mặt bằng vuông nhỏ và 4 chân, không cao lắm, chỉ khoảng 40 cm, có thể ngồi lên hoặc đặt để vật trên đó, tự thân nó không có tên. Chỉ khi đem ra sử dụng mới gọi đúng được nó là ghế hay bàn.

Lịch sử ngôn ngữ cho thấy nó biến chuyển không ngừng, tự phát và dần dà, ít nhận thấy, trừ những người quan tâm như văn nghệ sĩ, hoc giả, nhà chuyên môn... và thường là không phải giới trẻ. Giới trẻ tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ có cái nhìn đồng đại. Chỉ người lớn sau một thời gian dài quan sát mới có cái nhìn lịch đại nhận ra các thay đổi. Tuy nhiên thiết tưởng cũng nên tìm hiểu kỹ hơn để hiểu rõ ngôn ngữ hầu có thể tránh được những nhận xét phiến diện.

Đúng như B.L. Whorf nhận xét, cơ cấu ngôn ngữ của một dân tộc quy định cách dân tộc đó nhìn thực tại như thế nào. Nhưng khi thực tại này biến chuyển không ngừng thì ngôn ngữ phải thay đổi để thích nghi với thực tế. Loại thay đổi ngoại tại này nằm trong 3 nguyên nhân sau.

1- Thời đại mới có những kỹ thuật mới, tư tưởng mới, sinh hoạt mới.....đòi hỏi phải có từ ngữ mới thích hợp. Vd. Máy tính điện toán, nhu liệu, phần cứng, điện thư, iphone. Chuyên chính vô sản, kinh tế thị trường, giải cấu luận, toàn cầu hóa. Đồng tính, chuyển giới, sách nhiễu tình dục. Đặc biệt VN sau biến cố 1975 cả một mảng lớn ngôn ngữ khác lạ về chính trị, xã hội, văn hóa từ miền Bắc du nhập vào miền Nam khiến cho nhiều người trong Nam ngạc nhiên, cảm thấy lạc lõng, thậm chí cho là sai trái.

2- Tiếp xúc với ngôn ngữ khác cũng làm biến đổi ngôn ngữ bản địa, nhất là đối với ngôn ngữ láng giềng, hoặc ngôn ngữ phổ biến của một nước hùng mạnh trên thế giới. Điển hình là ngôn ngữ VN đã biến chuyển nhiều do ảnh hưởng lâu đời của Trung Quốc và gần đây của Hoa Kỳ.

3- Bản tính con người thích sáng tạo, đổi mới, không bằng lòng với ngôn ngữ đương đại, thỉnh thoảng lại đề ra những cải cách, tạo cách nói mới, từ mới.

Vd. Nguyễn Thiện Thuật đề nghị viết rõ tinh nghĩa khác nhau của chữ kinh dưới nhiều dạng kinhs sợ, kynhp đô, kynh Thánh, kinh nghiệm...

Nguyễn Hữu Ngư bảo nên bỏ Y thay bằng I, bỏ H trong GH, NGH.... và làm gương bằng cách lấy bút danh là Nguiễn Ngu Í, Ngê Bá Lí.

Dương Đức Nhự yểm trợ cải cách này và còn đề nghị du nhập F, J, W, Z vào Việt ngữ: vd. gồ gề, zễ zàng... và như vậy câu Kiều sẽ viết thành:

Trăm năm trong kõj người ta.

Cữ tài cữ mệnh qéw là gét nhaw.

Chưa kể có người thay vì viết cả chữ, thích viết tắt: k nhạc, c dịch, h hỏng, n em, m anh... Người viết cũng đã thử làm thơ lục bát theo cải cách này:

B L M, H U O
D M N F M R Q N

Gần đây nhất có Bùi Hiền, du nhập F, J, W, Z và cải cách sâu rộng triệt để các phụ âm Việt (xin tham khảo nhiều tài liệu trên net) gây ra tranh cãi sôi nổi. Theo đó câu Kiều sẽ viết thành:

Căm năm cow kõi wười ta

Cữ tài cữ mệnh xéo là gét nhau

Thực tế các cải cách này thường bị coi là vụng về, ảo tưởng, nguy hiểm, không những làm rối rắm ngôn ngữ mà còn phá hoại văn minh xã hội, di sản văn hóa dân tộc, không được đa số hưởng ứng lại còn bị chế diễu dè bỉu. Tuy nhiên tự bản thân ngôn ngữ luôn luôn trải qua những thay đổi nội tại vì bị xô đẩy lôi kéo bởi những động lực khác nhau, nhiều phần là vô thức.

Giống như bị chặn lối bởi hàng rào, tự nhiên là người ta sẽ tạo lối mòn để vượt qua, rồi lần hồi các người sau cứ theo đó mà đi, chẳng hề suy nghĩ, cuối cùng hình thành một đường mòn; cũng vậy, bất cứ ai cũng có thể đầu têu một chữ lạ, các người sau cứ thế bắt chước, riết rồi xuất hiện thành một chữ mới. Thay đổi thường nhỏ giọt, dần dà, im ắng, không gây xáo trộn thông tin, không dễ nhận diện thời gian đầu. Chỉ sau những cuộc Cách Mạng, những biến cố chính trị văn hóa lớn (như tại VN 1975) các thay đổi mới thấy đồng loạt, nổi cộm.

Có thể kể ra 3 động cơ làm thay đổi ngôn ngữ một cách vô thức:

- Một là thói lười biếng, thích dễ dàng khiến tiết kiệm, giản lược lối nói. Vd.

--Rút gọn: Xin đểu ( cướp một cách đểu giả), Ngoáo ộp -> ngáo ộp -> áo ộp.

--Viết tắt: tngt (tai nạn giao thông).

--Bỏ động từ trong ngoặc: (gây) ấn tượng, (có) ý kiến.

--Chọn đọc n, t dễ dàng và trơn tru nhanh lẹ hơn l, tr trong 2 câu sau: cái nọ nó năn nong nóc trong cái nhà nò; con tâu tắng buộc cành te tụi, ăn no tòn như cái tống teo.

--Để cho tiện lợi, không cần phát âm phân biệt giữa l-n, ch-tr, d-gi. Viết người Hà Nội mà đọc thành người Hà Lội.

Các thói tật này có khuynh hướng làm xói mòn xuống cấp ngôn ngữ.

- Hai là, đàng khác, muốn nhấn mạnh, thì lại thêm chữ mà có khi phản nghĩa hoặc dư thừa. Vd. Bất thình lình, đột nhiên chợt, không đời nào.

- Ba là dùng tương đồng để gia tăng vốn từ vựng. Tuy nhiên coi chừng có những suy luận sai. Mặc dù hai từ đồng nghĩa, nhưng không phải là có thể thay chỗ cho nhau. Vd. thủ lợn - đầu heo, bể mánh - vỡ mộng, thiên hô bát sát - thiên la địa võng.... Có thể viết 1 trong 2 cách: tôi thường (thường) tới đó, tôi luôn (luôn) tới đó, nhưng chỉ được viết: tôi đã tới đó, không được suy luận tương tự nghĩ là có thể viết: tôi đã đã tới đó, giống như ngoại nhân khi học Việt ngữ đã vấp phải.

Ẩn dụ (metaphor) là biện pháp thường dùng để tạo nghĩa mới. Meta = ngang qua, phor = chuyển dịch, gốc Latin có nghĩa là chuyển qua một nghĩa mới. Ngôn ngữ thoạt tiên ít ỏi và cụ thể, nhờ ẩn dụ mà có thêm nhiều nghĩa mới về tinh thần, trừu tượng; và lâu ngày dùng quen, tất cả hợp thành ngôn ngữ rất tự nhiên không còn dấu vết của ẩn dụ. Vd. Câu sau rất nhiều ẩn dụ (động từ) mà nay nghe rất tự nhiên: Thiên hạ đói tin, truyền thông xào nấu tin chưa kiểm chúng rồi rò rỉ ra để họ ngấu nghiến tiêu thụ.

Ẩn dụ bồi đắp ngôn ngữ, bù trừ các xói mòn, nên ngôn ngữ mất cái này lại thêm cái kia, chuyển biến liên tục mà không xáo trộn.

Xem xét hoạt động của ngôn ngữ, có nhận xét chung là người này tiếp sau người kia, ai cũng than phiền ngôn ngữ nước mình xuống cấp. Vd. English, Samuel Johnson (1709 - 1784) trong lời giới thiệu quyển Dictionary of the English Language viết rằng "Ngôn ngữ, giống như chính quyền, có khuynh hướng thoái bộ". Năm 1946 G. Orwell bảo phải thừa nhận là English đang xấu tệ. Nhưng trước đó, năm 1848 A. Schleicher đã nhận xét English xuống dốc nhanh quá so với England hùng mạnh về lịch sử và văn học; trong khi thật ra từ năm 1780 T. Sheridan cũng đã nghĩ English thời ông xấu đi, khác hẳn tình trạng toàn hảo của 70 năm trước. Ông không biết rằng J. Swift ngay từ năm 1712 đã phàn nàn English thật bất toàn.

Đức, Pháp cũng có những ca cẩm tương tự suốt chiều dài lịch sử ngôn ngữ nước họ. Viện Hàn Lâm Pháp xưa có thẩm quyền về chuẩn mực ngôn ngữ, thời gian về sau đã lơ là, truyền thông và giới trẻ được dịp tự do múa bút, khiến năm 2001 S. Koster phải kêu lên rằng đã làm xấu ngữ pháp được xây dựng lâu đời và ổn định từ thế kỷ XVIII. Nhưng năm1843 Viện sĩ V. Cousin đã than phiền ngôn ngữ xuống cấp từ Cách Mạng 1789; có nghĩa là thực tế không phải ổn định như S. Koster tưởng.

VN trong mấy chục năm qua lâu lâu cũng lại xuất hiện các ta thán xuống cấp của Việt ngữ, nhiều không thể nhớ hết tên các tác giả văn nghệ sĩ, học giả, nhà chuyên môn và dân thường... đã góp ý.

Các nhận xét trên cho thấy hình như là càng về sau ngôn ngữ càng xấu đi, khiến cho có người đã thử tìm hiểu tại sao.

Có lẽ ngày xưa, người ít, vật ít. Chính quyền có thì giờ chú tâm củng cố, cải thiện ngôn ngữ dân tộc. Người viết sách không nhiều và thường có học vấn đáng kể, cho nên nhìn chung ngôn ngữ tốt đẹp đều khắp. Sau này, xã hội phát triển chính quyền lơ là vì bận lo nhiều việc khác. Nhiều văn nhân, nhiều sách xuất hiện, lại được thả lỏng, tự động lược bỏ những gì phức tạp, chọn cái dễ dãi, loại hình ngôn ngữ chấp dính (hình vị rối rắm, ngữ pháp phức tạp, vd kiểu như Latin) bị đào thải dần, thay thế bằng từ vựng, ngữ pháp đơn giản hơn, diễn đạt không văn hoa cầu kỳ như trước kia.

Mặt khác, càng về sau số lượng càng nhiều (in ấn, internet, ebook...) thì khuyết điểm cũng phải nhiều nên dễ nhận biết hơn; nhất là tính dân chủ của xã hội hiện đại, ai cũng có thể viết văn làm thơ, phổ biến cùng khắp, mặc dù khả năng văn hóa chưa đạt. Lại nữa, tâm lý người lớn tuổi có khuynh hướng nhìn quá khứ đẹp hơn hiện tại, chú ý nhiều đến mặt tích cực hơn là tiêu cực; trong khi đối với hiện tại thì bất mãn, nhìn thấy nhiều khuyết điểm hơn là các ưu điểm.

Các dữ kiện trên cho thấy xuống cấp của ngôn ngữ là nét chung trong nhiều quốc gia do tính chất biến chuyển không ngừng của ngôn ngữ, chứ không phải chỉ riêng ở VN. Đặc biệt ở VN, do hoàn cảnh lịch sử, nhiều người có ác cảm với VC, nên có thành kiến, không giữ được công bằng trong nhận định. VC không phải là nguyên nhân duy nhất của ngôn ngữ xuống cấp, nhưng họ có làm cho nó xấu đi thêm. Một số cán bộ có trình độ chuyên môn cao nhưng từ nhỏ đã hấp thụ nền giáo dục vô sản nông cạn, hời hợt, vô thần, kém đạo đức, khả năng văn hóa thấp, học văn không đến nơi đến chốn (phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam) cho nên thỉnh thoảng vẫn phát ngôn bừa bãi, lệch chuẩn, làm gương xấu và phương hại đến ngôn ngữ. Về phần giới trẻ với giáo dục và vốn văn hóa hạn chế như thế bảo sao đa số không lệch chuẩn. Tất cả làm ngôn ngữ xuống cấp mau hơn.

VC có những nông cạn, thiếu sót, nhưng dần dần cũng đã cải tiến, bớt hoặc bỏ dùng các từ chung chung quá rộng nghĩa, vd. tốt, xử lý, hoàn chỉnh, chất đốt.... hoặc các từ gốc Hán để tỏ ra có học thức, vd. tranh thủ, khẩn trương, quá độ...  hoặc các từ chỉ hữu dụng giai đoạn chiến tranh để dân chúng dễ hiểu, vd. máy bay lên thẳng, lính thủy đánh bộ, giặc lái, chiến sĩ gái.... Nhưng mặt khác VC lại sản sinh những "quái ngữ" mới khiến làm điên đầu. Vd. đối tượng, dư luận viên, tầu lạ, cực kỳ, thoáng, luồng, chùm... Gọi quái ngữ là vì nghĩa quá xa lạ hoặc quá "thoáng" dùng rất bừa bãi.

Từ ngữ vay mượn của nước khác có thể giữ nguyên hay thay đổi, cả 2 cách đều được chấp nhận. VN có nhiều chữ Hán thuộc loại này. Nếu miền Nam quen dùng phản ảnh, khoái trá, thấy VC dùng phản ánh, khoái chá chê là sai thì người viết không rõ căn cứ vào đâu, vì chữ VC dùng là Hán tự mượn giữ nguyên, còn miền Nam là mượn có thay đổi; cả 2 cách đều được chấp nhận. VC có sử dụng nhiều từ cụ thể với nghĩa rộng thì cũng là bình thường, nếu không muốn nói là mới lạ, chẳng nên võ đoán cho là sai, dở. Vd. mảng văn học, vốn từ vựng, quỹ thời gian, khâu lắp ráp, ùn tắc công việc, trải lòng.... Một số từ của VC cũng đã đi vào dòng chính và được sử dụng ở hải ngoại.

Một điểm cần ghi nhớ là ngôn ngữ không đồng nhất, mỗi giai cấp, nghề nghiệp, địa phương, thành phần già trẻ nam nữ có lối nói riêng. Khi nhận định không nên lẫn lộn các khu vực (register) ngôn ngữ này vì chuẩn mực khác nhau. Các khu vực thường bị than phiền làm hại đến sự trong sáng của ngôn ngữ là truyền thông (thích từ ngữ giật gân, hấp dẫn, vd. Tăng cán biểu tình); chính trị gia (ưa chữ đao to búa lớn, đôi khi ý nghĩa không rõ hoặc rỗng tuếch, vd. Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN); giới trẻ (thường cẩu thả, thích cái mới lạ, vd. Iu, bít rùi, wa, wen). Chưa kể cũng phải phân biệt ngôn ngữ văn hóa chú ý đến hay đẹp còn ngôn ngữ thường ngày nói đúng là bằng lòng rồi.

Không nên lấy cái giáo dục cũ của mình, với hấp thụ ngữ pháp cổ điển, để mà xét đoán ngôn ngữ hiện đại, nhất là bây giờ rất phức tạp nhờ giao lưu rộng rãi đã du nhập những thành ngữ, cấu trúc mới lạ, làm phong phú tiếng Việt. Nói vậy không có nghĩa là để mặc cho thiên hạ tự tung tự tác, viết sai chính tả, lủng củng câu văn, bất chấp ngữ pháp, dùng chữ bừa bãi, ngô nghê lai căng. Cho dù chưa có chuẩn mực ngôn ngữ, và ngôn ngữ chỉ là tùy tiện, võ đoán, nhưng người VN tử tế, có giáo dục đàng hoàng vẫn trực giác nhận chân được cái hay đẹp, trong sáng của ngôn ngữ để cố gắng bảo tồn, tôn trọng những nguyên tắc về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cũng như đề cao tính dân tộc, không lai căng, tính lịch sự của lời ăn tiếng nói.

Miễn là đừng để cảm tính, thành kiến chi phối, cố gắng công bình khách quan nhận định, không đếm xỉa đến chế độ (vì chế độ không thể trường tồn) bất cứ người VN nào thấy ngôn ngữ của mình bị xói mòn, bị xuống cấp cũng phải có bổn phận lên tiếng bảo vệ, vì không thời đại nào bằng thời đại này, trước nguy cơ Hán hóa do VC gây ra, câu của Phạm Quỳnh "Tiếng ta còn, nước ta còn" thật như là một cảnh tỉnh đúng lúc; nhất là với trò xảo quyệt cải cách Việt ngữ gần đây, xét cho cùng chỉ là một âm mưu đốt sách trá hình không hơn không kém.

Ngẫm lại, từ trước đến nay các bài về sự trong sáng của tiếng Việt chỉ là những nhận xét vụn vặt ngoại vi bề mặt.

Thực chất là một khi cả một chế độ từ trên xuống dưới đều là điêu ngoa xảo trá, ăn gian nói dối một cách trơ trẽn, suốt 90 năm qua, như vd. sau (lời nói khác xa hẳn với thực tế): "Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên". thì tiếng Việt biết bao giờ mới được chính xác và đúng đắn trở lại!

Phạm đức Thân

21 February 2020

Cố Quận, thơ


Nhớ giá vẽ, nhớ Photoshop, hồi tưởng những vần thơ tao nhã . . .

Sau bảy tháng loạng choạng, ngất ngư, thân già gượng đứng thẳng lên mà đi. Nghĩ cho cùng cũng khó mà phục hồi 100% nhưng nếu không đứng lên thì có ngày sẽ tụt xuống đáy, nghĩa là 0%  !!!

Có người nhắc bài thơ chưa đăng và bức họa chưa hoàn tất, ù té chạy không hồi âm quên cả xấu hổ nhưng đau lòng. Chui vô cõi vô vi thinh lặng đối mặt với lực vô hình thản nhiên xói mòn thân xác hèn mọn. Trăm năm như chỉ một ngày. 

Sức vóc vuột khỏi tầm tay, thân phù du dường như đứng chênh vênh bên bờ dòng sông vô thường. Em ra đi và anh ra đi. Chẳng nơi đâu là chốn cũ cả. Tất cả chỉ là quán ven đường. Nhất định có ngày mình sẽ gặp nhau nơi chốn mênh mông vô cực. Nơi ấy các định đề toán học, các nguyên tắc vật lý không còn áp dụng.

May ra có chút ánh sáng để màu còn quấn quýt với thơ !

- A.C.La

PHÒNG MỔ, truyện ngắn

Isumi Kyoka (1873 - 1939) Tác giả hiện đại của Nhật với khoảng 300 tác phẩm đủ loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch...) mà một nửa liên quan tới hiện tượng siêu nhiên, huyền ảo. Phòng Mổ ở vào giai đoạn đầu trước tác, nên còn mang dấu ấn lãng mạn, thuật lại cái chết liên quan đến ngoại tình tư tưởng giữa một nữ bá tước và một bác sĩ giải phẫu. Cuối cùng bà đã mượn tay người yêu vô vọng để tự tử trên bàn mổ. Có thể coi đây là một loại truyện luận đề, phê phán bất công xã hội với những định chế khắt khe như gia đình chẳng hạn. Trong một môi trường xã hội cởi mở khác họ chưa chắc đã phải hy sinh như vậy.

Và về mặt đạo lý, khó có thể kết luận họ có tội hay không.

*

PHÒNG MỔ
Nguyên tác Gekashitshu của Izumi Kyoka
Phạm Đức Thân (DdS13) dịch từ bản Anh ngữ 
The Surgery Room của Charles Shiro Inouye)


PHẦN 1

Ca mổ sắp diễn ra tại một bệnh viện ngoại ô Tokyo. Nữ bá tước Kifune là bệnh nhân và bạn thân của tôi, BS Takamine sẽ thực hiện ca mổ. Thôi thúc bởi tánh hiếu kỳ, tôi nài nỉ Takamine cho tôi tham dự. Tôi bịa chuyện mình là họa sĩ, sẽ học hỏi được nhiều khi chứng kiến mổ xẻ. Cuối cùng tôi thắng.

Sáng hôm đó tôi rời nhà sau 9 giờ một chút, và kêu xe kéo tới bệnh viện. Vào trong tòa nhà, tôi đang đi dọc xuống một hành lang dài hướng tới phòng mổ thì thấy từ cánh cửa đầu kia hành lang xuất hiện một toán nhỏ phụ nữ có vẻ như gia nhân của một gia đình quý tộc. Chúng tôi chạm trán khoảng giữa hành lang.

Mấy phụ nữ này đang hộ tống một cô bé khoảng 7, 8 tuổi, mặc áo jacket dài bên ngoài kimono. Tôi quan sát họ khi họ tiếp tục đi xuống hánh lang và rồi mất dạng. Khi tôi đi nốt quãng đường từ lối vào của bệnh viện đến khu vực giải phẫu và qua một hành lang dài dẫn tới các phòng hồi sức tôi bắt gặp nhiều nhà quý tộc. Người mặc áo choàng dài, người mặc kimono chính thức; có cả sĩ quan mặc binh phục, và nhiều phụ nữ quý tộc khác - tất cả trông sang trọng, quí phái. Họ hình như chỉ quanh quẩn trong phạm vi hành lang, xen ngang chỗ này, tụ hội chỗ kia, khi thì đi tới lui, khi thì đứng yên. Nhớ lại nhiều xe ngựa tôi thấy đậu gần ngoài cổng bệnh viện, bây giờ tôi mới biết chúng đã đem đến những ai. Vài người trông nghiêm trọng, vài người khác dáng vẻ suy tư, và có người còn hình như bồn chồn nôn nóng. Tất cả đều có chung một vẻ rầu rĩ. Giầy guốc đi lại chộn rộn dưới vòm trần cao đơn độc của bệnh viện vang vọng trong các phòng và dọc hành lang; âm thanh kỳ lạ của những bước chân vang vọng làm cho quang cảnh hình như càng thêm buồn thảm.

Sau cùng tôi cũng tìm được vào phòng mổ. Takamine đang ngồi nghỉ trong ghế bành hai tay khoanh lại. Anh liếc ngó tôi và mỉm cười chào. Mặc dù sắp phải lãnh trách nhiệm nặng nề, một trách nhiệm liên quan tới cả một tầng lớp cao của xã hội, anh bạn Takamine của tôi vẫn giữ vẻ hoàn toàn bình tĩnh hiếm có, như thể đang ngồi ăn tối. Hỗ trợ anh gồm 3 phụ tá, 1 y sĩ tham gia, và 3 y tá của hội Hồng Thập Tự. Vài y tá đeo huy chương trên đồng phục, chắc hẳn là đã được trao tặng vì phục vụ xuất sắc. Ngoài ra, không có phụ nữ nào trong phòng mổ. Tuy nhiên có một số đàn ông, tất cả đều là họ hàng quý tộc cấp bậc khác nhau. Nổi bật trong số đó là một ông trông buồn nản, mệt mỏi, nét mặt thật khó diễn tả. Chắc hẳn ông là chồng bệnh nhân, tức Bá Tước Kifune.

Phòng mổ tắm trong một vùng ánh sáng chói ngời trong suốt đến độ tôi có thể đếm đươc những hạt bụi trong không khí. Nó ở một chỗ hơi tách biệt, giản dị và chắc chắn. Nằm giữa phòng là Nữ Bá Tước Kifune, điểm chú ý của mọi người cả trong lẫn ngoài phòng, đang chăm chú quan sát bà. Quấn trong chiếc áo choàng trắng tinh của bệnh viện, bà nằm trên bàn mổ như một xác chết - khuôn mặt thất sắc, mũi hướng thẳng lên trên, cằm nhỏ nhắn yếu mềm, tay chân hình như quá yếu ớt không thể chịu nổi sức nặng của áo lụa mịn. Hàm răng hé lộ giữa đôi môi nhợt nhạt. Hai mắt nhắm nghiền, cặp lông mày nhăn lại lo lắng. Tóc buông lỏng, xõa trên gối và trải dài xuống trên bàn mổ.

Trước cảnh người phụ nữ xinh đẹp, thanh lịch, quý phái, giờ đây bệnh hoạn yếu đuối tôi cảm thấy ớn lạnh chạy khắp châu thân. Khi tôi liếc Takamine, anh hình như không bị ảnh hưởng, chẳng tỏ dấu hiệu gì mất bình tĩnh hay lo lắng. Anh là người duy nhất trong phòng không đứng mà ngồi. Anh bình tĩnh, tự tin, nhưng tôi thì chỉ thấy sợ phát khiếp khi nhìn bà bá tước trong tình trạng yếu ớt như thế kia.

Ngay lúc đó cửa từ từ mở, và một phụ nữ trẻ lặng lẽ bước vào. Tôi nhận ra chị là một trong mấy gia nhân tôi gặp ở hành lang lúc nẫy, trông nổi nhất trong toán 3 người. Chị lại gần bà bá tước và thì thầm, "Thưa Bà, công chúa đã thôi khóc. Cô đang ngồi yên ở phòng bên".

Bà bá tước gât đầu như xác nhận. Một y tá tiến tới BS Takamine. "Chúng tôi đã chuẩn bị xong".

"Tốt lắm."

Tôi phát hiện một chút run run trong giọng nói của Takamine. Dò trên khuôn mặt anh, tôi nghĩ tôi thấy có hơi chút biến đổi. Bất cứ ai, dù tài giỏi đến mấy, chắc chắn cũng cảm thấy chút lo âu khi bị đặt trong một tình huống như thế này. Tôi thấy ái ngại cho anh.

Hiểu ý bác sĩ, y tá quay sang chị gia nhân. "Chúng tôi đã sẵn sàng. Chị làm ơn...."

Được gợi ý, chị tới gần bàn mổ, hai tay chống trên hai đầu gối, khom người trước bà bá tước. "Thưa Bà, thuốc. Nếu Bà muốn, chỉ xin Bà đếm tới 10, hoặc đánh vần chữ nào đó."

Bà bá tước không trả lời.

"Thưa Bà?'" Chị gia nhân lập lại. "Bà nghe con nói không, Bà?"

Bà bá tước đáp:

"Có. Ta có nghe."

"Vậy thì có thể khởi sự?"

"Với thuốc mê?"

"Vâng, thưa Bà. Chỉ một lát thôi là mổ xong. Họ bảo Bà phải được đánh thuốc mê."

Bà bá tước không trả lời ngay.

"Ta không cần nó", sau cùng bà đáp, giọng rõ ràng.

Mọi người trong phòng liếc nhìn nhau.

"Nhưng bác sĩ không thể mổ nếu không có nó."

"Vậy thì ta khỏi mổ."

Chị gia nhân im lặng, quay sang bá tước.

Bá tước bước tới trước. "Phu Nhân, đừng vô lý như thế. Làm sao mổ bà mà không đánh thuốc mê? Làm ơn chấp thuận đi".

Giữa lúc ấy, nam tước xen vào "Nếu bà cứ nhất định vô lý như vầy, tôi sẽ yêu cầu đem công chúa vào. Bà có biết nếu bà không khá hơn, công chúa sẽ ra sao không?"

"Tôi biết cái gì sẽ xẩy ra"

"Vậy thì Bà sẽ chịu nhận thuốc?" Chị gia nhân hỏi.

Bà bá tước chậm chạp lắc đầu. 

Một y tá xen vào. "Nhưng tại sao không?" chị hỏi giọng nhẹ nhàng.

"Không hề khó chịu chút nào. Bà sẽ chỉ cảm thấy hơi buồn ngủ một chút, và rồi thế là xong".

Tới lúc này cặp lông mày bà bá tước nhíu lại, đôi môi méo mó như thể bị đau hành hạ. Bà hơi hé mở mắt. "Nếu chị cứ nhất định đòi biết, thì ta đành phải nói tại sao. Ta có một bí mật giữ trong tim. Giờ đây ta sợ rằng thuốc mê sẽ làm ta lộ bí mật. Nếu ta không thể mổ mà không có thuốc mê, thì ta từ chối mổ. Làm ơn để ta yên."

Nếu đôi tai không phản bội tôi thì thực sự rõ ràng là bà bá tước, sợ rằng mình có thể tiết lộ bí mật trong khi hôn mê, đã sẵn sàng đối diện cái chết để bảo vệ cái ở trong tim. Tôi tự hỏi chồng bà cảm nghĩ thế nào khi nghe bà nói như vậy. Bình thường nếu vợ của ai nói ra kiểu này thì hẳn là sẽ gây tai tiếng. Tuy nhiên những người đang chữa trị cho bà không hề có ý tưởng coi nhẹ ước muốn của bà, nhất là khi bà khăng khăng không muốn ai biết bà đang nghĩ gì.

Bá tước lại gần giường vợ, hỏi nhẹ nhàng, "Ngay cả tôi, bà cũng không nói?"

"Tôi không thể cho ai biết," bà bá tước đáp vẻ cương quyết.

"Nhưng bà không biết thuốc có làm bà nói...."

"Tôi biết. Đó là cái luôn luôn ở trong đầu tôi. Và tôi biết tôi sẽ nói ra".

"Giờ bà lại vô lý nữa rồi"

"Vậy đó, tôi rất tiếc!". Bà bá tước hình như hắt mạnh ra những lời quyết liệt này, rồi quay về phía trong cách khỏi mọi người. Thân xác bà đang bị bệnh tình hành hạ. Tôi có thể nghe thấy răng bà run lập cập.

Chỉ có một người trong phòng không tỏ vẻ dao động. Đó là BS Takamine. Trước đó tôi có liếc về phía anh. Trong thoáng chốc anh có hơi mất bình tĩnh, nhưng liền sau đó lấy lại vẻ tự tin ngay.

Nam tước nhăn mặt, quay sang bá tước. "Kifune, đưa công chúa vào. Cô bé sẽ làm bà đổi ý."

Bá tước gật đầu và gọi gia nhân. "Aya!"

"Thưa Ông?" Chị nhìn lại ông.

"Đem công chúa lại".

Nhưng rồi bà bá tước ngăn lại. "Đừng, Aya. Tại sao tôi phải ngủ mới mổ được?"

Y tá gượng nở nụ cười. "Bác sĩ sắp phải cắt ngực bà. Bà chỉ cử động một chút thôi cũng sẽ rất nguy hiểm".

"Vậy thì ta sẽ không. Ta sẽ không cử động. Làm đi. Cứ mổ đi."

Tôi rùng mình nghe những ý nghĩ điên rồ như thế. Tôi ngờ rằng ngay những quan sát viên y khoa cũng không có can đảm để quan sát.

Y tá lại lên tiếng. "Nhưng thưa bà, cho dù bà không cử động, vẫn còn đau lắm. Không phải như cắt móng tay đâu."

Lúc này đôi mắt bà bá tước mở lớn. Bà cố gắng lấy lại bình tĩnh và hỏi bằng một giọng rõ ràng. "Bác sĩ Takamine đảm nhận mổ, phải không?"

"Vâng. Bác sĩ trưởng khoa mổ. Nhưng ngay bác sĩ Takamine cũng không thể mổ không đau".

"Mổ đi. Sẽ không đau."

Lần đầu tiên y sĩ tham gia xen vào. "Thưa bà, bịnh của bà không phải tầm thường. Chúng tôi phải cắt các bắp thịt và nạo xương. Nếu bà có thể chịu đựng với chúng tôi trong một lúc ngắn thôi".

Ca mổ rõ ràng ngoài sức chịu đựng của bất cứ người bình thường nào, nhưng bà bá tước hình như không lay chuyển. "Tôi biết rõ lắm. Nhưng tôi không bận tâm, chả bận tâm chút nào."

"Bệnh đã ảnh hưởng đến tâm trí bà rồi", bá tước đau khổ nhận xét.

"Có lẽ chúng ta nên xét đến chuyện hoãn qua ngày khác," nam tước đề nghị. "Với thời gian chúng ta có thể thuyết phục bà."

Bá tước đồng ý ngay, và mọi người trong phòng cũng vậy - nghĩa là mọi người chỉ trừ Takamine. "Ca mổ không thể đợi! Vấn đề ở đây là mọi người đã quá xem nhẹ ca bệnh này. Tất cả câu chuyện về cảm xúc chỉ là một cái cớ để hoãn. Y tá! Giữ chặt bà xuống!"

Theo lệnh nghiêm khắc của bác sĩ 5 y tá vội vàng vây quanh bà bá tước và giữ chặt tay chân bà. Bổn phận của họ là tuân lời, làm theo lệnh bác sĩ không được thắc mắc, không để cho xúc cảm xen vào.

"Aya! Cứu ta!" Bà bá tước thoi thóp kêu lên.

Chị gia nhân lao tới để ngăn y tá. Nhưng rồi chị quay sang bà bá tước và run giọng nói nhẹ nhàng. "Xin Bà. Chỉ chốc lát thôi. Xin Bà làm ơn kiên nhẫn."

Mặt bà bá tước biến thành trắng nhợt. "Cả ngươi nữa! Được rồi, vậy thì mổ đi. Cho dù có khá hơn cuối cùng ta cũng sắp chết. Mổ ta đi! Đây này".

Bàn tay trắng gầy gò của bà yếu ớt mở kimono và phơi ra bộ ngực.

"Ngay cho dù ta chết, cũng không đau! Ta sẽ không cử động đến một li. Làm đi. Cắt ta."

Rõ ràng bà biểu lộ như thế thì đến nước này không gì có thể thuyết phục được bà. Động thái của bà đè nặng trên mọi người trong phòng. Không ai nói một lới. Ngay cả một tiếng húng hắng cũng không nghe thấy. Giữa lúc im ắng nghiêm trọng đó BS Takamine đã giữ im lặng như hến từ nãy giờ, chợt nhỏm dậy khỏi ghế.

"Y tá, dao mổ".

"Cái gì?" Y tá do dự, mắt mở lớn.

Trong khi tất cả chúng tôi ngạc nhiên quan sát, y tá nhìn chăm chăm vào mặt Takamine, thì một phụ tá khác nhấc con dao mổ đã khử trùng, tay hơi run, đưa cho Takamine. Anh đón lấy con dao, và bước nhanh tới bàn mổ.

"Bác sĩ, ông nhất định?" một y tá lo lắng hỏi.

"Phải".

"Vậy thì chúng tôi sẽ cố giữ yên bà"

Takamine giơ tay ngăn chị. "Không cần thiết."

Liền đó anh nhanh chóng mở áo choàng bệnh nhân. Bà bá tước bắt chéo hai tay nắm lấy hai vai. Takamine bây giờ biến thành một vị thánh, đầy quyền lực, trang trọng nói với bà như thể đang tuyên thệ. "Thưa Bà, tôi xin nhận mọi trách nhiệm. Cho phép tôi tiến hành mổ."

"Được" bà bá tước trả lời chỉ có một tiếng, đôi má trắng nhợt chợt bừng đỏ tía. Bà nhìn thẳng vào Takamine, quên hẳn con dao đang dí trên bộ ngực trần.

Mận đỏ mùa đông rơi xuống tuyết, dòng máu trơn nhẹ rỉ xuống ngực và thấm vào áo choàng trắng. Đôi má bà trắng nhợt trở lại, nhưng bà hình như hoàn toàn bình tĩnh.

Đã đến nước này, Takamine làm việc với tốc độ siêu nhân, không phí một động tác nhỏ nào. Không một ai trong chúng tôi đang ở trong phòng, từ chị gia nhân đến y sĩ tham gia, có được một lúc nhỏ nào để thốt lên một tiếng. Trong khi ngực bà bị cắt, có người rùng mình, có người che mắt, có người quay đi, có người nhìn xuống sàn. Tôi thì bị đông cứng vì ớn lạnh.

Trong thời gian vài giây Takamine đã tới chỗ nghiêm trọng khi con dao vào tới xương. Tới lúc này, bà bá tước, trong 20 ngày qua đã không thể trở mình trên giường, phát ra một tiếng "Ah" trầm trong cổ họng. Đột nhiên bà nhỏm người, hai tay nắm chặt cánh tay phải của bác sĩ.

"Bà đau?" anh hỏi.

"Không. Vì là anh. Anh!"

Bà bá tước ngả người trở lại. Đôi mắt bà ngước lên, dán chặt vào khuôn mặt vị bác sĩ nổi tiếng, một cái nhìn lạnh cóng cuối cùng, nhợt nhạt như chết. "Nhưng anh có thể đã không biết".

Ngay lúc đó, bà chộp lấy con dao từ tay Takamine và đâm vào người, ngay chỗ dưới ngực. Takamine, mặt tái nhợt như tro, lắp bắp, "Tôi đã không quên".

Giọng nói của anh, hơi thở của anh, hình ảnh đẹp trai của anh.

Một nụ cười vui sướng ngây thơ nở trên khuôn mặt bà bá tước. Bà buông tay Takamine, ngã người xuống gối trong khi mầu môi nhạt dần. Lúc đó hai người tuyệt đối một mình, quên hết đất trời và hiện hữu của tha nhân.  


PHẦN 2 - CHÍN NĂM TRƯỚC

Hôm đó ngày 5 tháng Năm, hoa đỗ quyên nở mãn khai. Takamine, một sinh viên y khoa, và tôi đang tản bộ qua Thảo Viên Koishikawa. Chúng tôi khoác tay nhau lang thang giữa cỏ thơm, ngắm hoa đậu tía mọc quanh hồ.

Khi chúng tôi quay người để leo lên một đồi nhỏ phủ đầy đỗ quyên, một nhóm du khách xuất hiện từ hướng ngược lại. Dẫn đầu là một ông có bộ ria mép, mặc bộ đồ vét Âu phục, đội mũ ống. Ông là người đánh xe cho một gia đình quý tộc. Ba phụ nữ theo sau, mỗi người cầm một cái dù, và rồi tới ngưới đánh xe thứ hai, y phục giống như ông trước. Chúng tôi có thể nghe tiếng lụa loạt soạt dòn trơn khi họ tới gần. Takamine quay đầu nhìn và dõi theo họ khi họ đi ngang qua.

"Bạn đã thấy chưa?" Tôi hỏi.

"Tôi đã thấy". Takamine gật đầu.

Chúng tôi trèo lên đồi để ngắm cảnh hoa đỗ quyên. Hoa đẹp chói lọi, nhưng không tuyệt vời như những phụ nữ chúng tôi vừa gặp.

Có hai thanh niên, có lẽ dân buôn, đang ngồi trên chiếc ghế dài gần đó. Chúng tôi nghe lóm được câu chuyện của họ.

"Kichi," một anh nói với anh kia. "Một ngày đã quá!"

"Đôi khi tôi mừng là đã nghe lời bạn. May mà chúng ta đã không đi Asakusa."

"Cả 3 người đều đẹp quá. Ai là hoa mận, ai là hoa anh đào?"

"Tuy nhiên, một người chắc hẳn đã có gia đình với kiểu tóc để như vậy."

"Ai để ý đến kiểu tóc của họ chứ? Dẫu sao, họ ngoài tầm với của chúng ta."

"Còn người trẻ thì sao? Bạn có nghĩ nàng nên mặc đẹp hơn một chút?"

"Có thể nàng không muốn được chú ý. Bạn có ngắm người đi giữa không? Nàng là người đẹp nhất trong nhóm."

"Bạn có nhớ nàng mặc gì không?"

"Cái gì đỏ hồng như oải hương."

"Bạn tất cả chỉ có thể nói vậy thôi sao? Cái gì đỏ hồng như oải hương? Bạn cần phải học thấy nhiều hơn. Không có vẻ gì là bạn không chú ý."

"Nhưng tôi bị choáng ngợp. Tôi không thể nhìn lên suốt lúc đó."

"Vậy bạn chỉ nhìn từ eo nàng trở xuống. Đúng vậy không?".

"Dẹp cái đầu óc bẩn thỉu của bạn đi, đồ quỷ! Chỉ liếc nhanh như vậy, tôi không thể nhìn thấy mọi thứ."

"Ngay cả dáng họ di chuyển? Như thể là chân họ không chạm đất. Chúng lướt đi trong sương mờ. Bây giờ tôi mới biết được cái đặc biệt của dáng đi phụ nữ mặc kimono. Ba người này là một loại tách biệt. Họ hoàn toàn tự nhiên thoải mái trong xã hội thanh lịch. Làm sao cái bọn bình dân rác rưởi có thể bắt chước họ được."

"Nói quá khắc nghiệt."

"Khắc nghiệt nhưng đúng. Hãy nhớ lại những gì tôi đã nguyện ở Đền Konpira. Tôi hứa rằng 3 năm tôi sẽ không gặp một ả giang hồ nào. Hừm, tôi đã không giữ lời hứa. Tôi vẫn còn đeo cái bùa hộ mạng, nhưng ban đêm tôi lại lẻn xuống xóm lầu xanh. May mà tôi chưa bị trừng phạt. Nhưng bây giờ thì tôi đã sáng mắt rồi. Ích gì mà cứ vướng víu với mấy ả điếm này? Họ quyến rũ bạn với mầu đỏ đẹp lòe loẹt, nhưng thật ra họ là gì? Chỉ là rác rưởi! Mấy con giòi uốn éo!"

"Ô, thôi đi."

"Không. Tôi nói thật đấy. Hãy thử nghĩ xem! Họ có tay. Họ đứng trên hai chân. Họ mặc lụa mịn. Họ còn cầm cả dù nữa. Nhìn vậy bạn tưởng họ là phụ nữ thật sự, có thể là các bà nữa. Nhưng so với 3 người chúng ta thấy hôm nay, thì họ thật sự là gì? Họ bẩn thỉu, gớm ghiếc không thể tả! Nghĩ đến chuyện bạn vẫn bảo họ là phụ nữ làm tôi phát gớm."

"Nói vậy thì ghê quá, nhưng có thể bạn đúng một phần. Chính tôi cũng từng bị mờ mắt vì một khuôn mặt đẹp. Nhưng sau ngày hôm nay, tôi được thanh tẩy rồi. Tôi đang bắt đầu lại. Không phải hễ thấy bất cứ đàn bà nào là để ý."

"Cả đời bạn chỉ nhìn ngắm. Bạn tưởng rằng sẽ có một em thích bạn? 'Ôi, anh Kichi, làm ơn.' "

"Dẹp đi."

"Giả sử có em gọi bạn 'Cưng ơi' ? Bạn sẽ làm gì? "

"Có lẽ chạy mất"

"Bạn thì sao, cũng vậy?"

"Bạn muốn nói là bạn sẽ...."

"Tôi sẽ chạy, nhất định là vậy"

Takamine và tôi nhìn nhau một lúc, không ai nói một lời. "Chúng ta tản bộ chút nữa?". Sau cùng tôi đề nghị.

Hai chúng tôi đứng dậy. Khi chúng tôi đã bỏ lại hai chàng thanh niên đằng sau, Takamine không thể kìm được cảm xúc. "Bạn có thấy hai chàng này đã bị xúc động như thế nào bởi cái đẹp thực sự không? Giờ thì đó là một đề tài cho mỹ thuật của bạn. Đó là cái bạn nên nghiên cứu."

Vì tôi là họa sĩ, tôi quả thực có xúc động. Tôi thấy, xa xa ngang qua công viên, lướt dưới bóng của một cây long não lớn, phấp phới ánh lụa đỏ hồng như oải hương. Ngoài cổng công viên đậu một xe ngựa lớn, với những cửa sổ kính đóng băng, và 2 con ngựa kéo đẹp. Ba người đánh xe ngồi nghỉ bên cạnh.

Trong 9 năm kế tiếp, cho tới biến cố ở bệnh viện, Katamine không hở một lời nào về nàng, cho dù là với tôi. Xét theo tuổi tác và địa vị anh trong xã hội anh có thể lập gia đình khá giả. Nhưng anh không hề lấy vợ. Thay đổi có chăng thì chỉ là trong sinh hoạt cá nhân riêng tư anh trở nên nghiêm túc hơn, khác những ngày còn là sinh viên. Nhưng tôi đã nói đủ rồi. Mặc dù huyệt mộ của họ nằm ở hai nơi khác nhau -một ở đồi Aoyama, một ở dưới phố tại Yanaka - nữ bá tước và Bác Sĩ Takamine đã chết cùng nhau trong một ngày, người này tiếp sau người kia.

Hỡi các vị tôn giáo của thế giới, tôi xin đặt câu hỏi này với quý vị. Đôi tình nhân này có bị coi là có tội và không được lên thiên đàng không?

Phạm Đức Thân dịch từ bản Anh ngữ 
The Surgery Room của Charles Shiro Inouye)

20 February 2020

Cây mật nhân thần dược trị bệnh thấp khớp

Cây mật nhân
Cây mật nhân (có người dịch đại là Human Gall) là loại thảo dược chuyên trị bệnh phong thấp (Rheumatism) dưới hai dạng:

1) Lấy nhánh nấu nước uống

2) Xay nhuyễn thành bột có mày vàng vàng rồi uống với nước ấm

Cho dù dưới dạng nào thì hương vị mật nhân rất đắng khó uồ́ng.

Thế nên người ta lấy giấy quyến mỏng gói tròn bột mật nhân rồi uống cả thuốc lẫn giấy quyến.

Trong thời gian ngắn tùng sự tại Vũng Tàu, tôi có quen biết với

Bác Giáo Thảo (BGT), một nhà giáo lão thành gốc gác Vĩnh Bình có tư cách mô phạm, gia đình truyền thống uy tín tại Vũng Tàu. BGT gái đặc chế món mắm ruốt Bà Giáo Thảo ngon nổi tiếng cả nước.

Trong một buổi hàn huyên, tôi có than thở với BGT là tôi bị phong thấp nặng khiến nhiều lúc tay chân tê cứng tới độ không thể mặc áo quần được. BGT liền cười nói “ Tưởng gì chớ bệnh phong thấp thì cháu đừng lo, Bác có thần dược cho cháu” . Xong Bác cho tôi một bićh nylon thuốc bột màu vàng vàng mà Bác nói đó là mật nhân chuyên trị phong thấp. Sẵn dịp Bác kể câu chuyện xưa cho tôi tin tưởng thêm. Đó là vào năm 19̉̉̀65, có một nhóm Đông Y Sĩ tài ba của

Đài Loan sang Việt Nam để tìm hiểu một loại dước thảo chuyên trị bệnh thấp khớp. Khi đặt chăn tới Nùi Lớn Bãi Dâu Vũng Tàu (gần tượng Thích Ca Phật Đài) tất cả mừng rỡ la lên (bằng tiếng phổ thông Mandarin) “Tìm thấy rồi! Tìm thẫ́y rồi!”. Đó là cây mật nhân. Và cũng kể từ đó người dăn VNCH chúng ta bắt đầu làm quen với mật nhân mà BGT đang cho tôi xử dụng.

Vậy là mỗi ngày sáng trưa chiều tối, tôi uống 4 bịch nhỏ giấy quyến (cho bớt đắng) mật nhân bột dưới sự khuyến khích chân tình của BGT.

Sau hơn ba tháng “nằm gai nếm mật... nhân”, tôi hoàn toàn khỏi bệnh. Đúng là một phép mầu. Nếu ngày xưa mấy người đẹp thấy tay chân t̀ôi tê nhức rồi quen thói ăn hiếp, bây giờ thì khỏi có chuyện đó. Bỏ đi Tám! Vì tôi dư sức vật lộn lại.

Qua tới Toronto, tôi có hai người bạn thân một là cựu nhà giáo và một là đương kim chủ tịch Cộng Đồng cũng bị phong th́ấ́p nên bi quan yếm thế lắm. Tôi bèn trổ tài chỉ họ nhờ ngươi thân còn ở Việt Nam tìm mua mật nhân gời qua và họ...cũng hết bịnh.

Đúng là mật nhân muôn năm !!!

Màn quảng cáo sơn đông mãi võ tới đây chấm dứt./.

Toronto 16/11/2019
Nguyên Trần

Mỹ-Trung Đấu Nhau Kịch Liệt Trước "Hội Nghị An Ninh Thứ 56" tại Munich, Germany

Lê Hoành Sơn

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper tại Hội Nghị An Ninh 56
Một câu chuyện có một không hai trong nội các của Hoa Kỳ, hai ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper và Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo đều xuất thân từ trường Võ bị Hoa Kỳ West Point cùng khóa, ra trường Thiếu úy năm 1986. 34 năm sau, hai ông là “tả phù, hữu bật” của Tổng Thống Hoa Kỳ, là hai chìa khóa đối nội và đối ngoại quan trọng của nước Mỹ có cùng một quyết tâm chống Tàu Cộng như kẻ thù nguy hiểm nhất.

Trước các hội nghị cao cấp quốc tế Ngoại Trưởng Mike Pompeo gọi Trung Cộng là “chế độ độc tài toàn trị”  (authoritarian regimes) chứ không gọi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (People’s Republic of China).

Ngoại Trưởng Mike Pompeo
Ông Pompeo tốt nghiệp West Point với bằng Kỹ Sư năm 1986 cấp bậc Thiếu Úy phục vụ  binh chủng Thiết Giáp (Amor), giữ chức Trung Đội Trưởng Thiết Giáp đóng quân ở Đức. Lên đến Đại Úy thì ông rời chiến trường bước vào thương trường. Năm 1994 ông tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật Khoa tại Đại Học Harvard. Năm 2010 từ thương trường tham gia vào chính trường với Dân Biểu Hạ Viện tiểu bang Kansas, giữ nhiệm vụ Trưởng Ban Tình Báo Hạ Viện.  Tháng 1/2017 ông được giữ nhiệm vụ Giám đốc Tình báo CIA và sau đó lên làm Bộ Trưởng Ngoại Giao thay ông Rex Tillerson vào tháng 3/2018.

Ông Mark Espen cũng tốt nghiệp West Point với bằng Kỹ Sư năm 1986 cấp bậc  Thiếu úy phục vụ trong Sư Đoàn Nhảy Dù 101 Hoa Kỳ, ông thường xuyên có mặt tại chiến trường Trung Đông và được cấp trên đánh giá là một sĩ quan xuất sắc, đoạt nhiều huy chương.  Khi lên đến Trung Tá thì ông trở về phục vụ Vệ Binh Quốc Gia và Trừ Bị Lục Quân… Ông Esper tốt nghiệp Master of Business Administration (MBA) tại Đại Học tại John F School of Administration (Harvard), Tiến Sĩ tại Trường Đại Học George Washington University năm 2008.

Sau 10 năm phục vụ trong quân đội, 1996 ông rời chiến trường và phục vụ trong chính trường Hoa Kỳ. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng bên cạnh Thượng Viện và Hạ Viện như Giám Đốc những bộ môn cho các trưởng khối Thượng viện,  Phó Chủ Tịch cho nhiều công ty quốc phòng.  Năm 2017 ông giữ nhiệm vụ Tổng Thư Ký Lục Quân Hoa Kỳ và Tháng 7/2019 ông được TT Trump đề bạt và được Thượng Viện bỏ phiếu chuẩn thuận với đại đa số tuyệt đối (90/8) vào chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ.

Cả hai cùng lập trường phải hạ Tàu Cộng:

Ngày 15 tháng 2 năm 2020, tại “Hội Nghị về An Ninh lần thứ 56” tổ chức tại Munich miền Nam nước Đức. Một phái đoàn hùng hậu của Hoa Kỳ gồm nhiều Bộ Trưởng trong đó có Bộ Trưởng Quốc Phòng Esper, Bộ Trưởng Ngoại Giao Pompeo và 40 Thượng Nghị Sĩ và Dân biểu của 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tháp tùng… đều tấn công Trung Cộng.

Theo tin tức ở Defense News (1), Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper nói trước Hội Nghị về An Ninh lần thứ 56 tại Munich rằng: “Trung Cộng là kẻ thù thật sự” (China is the true enemy).

Ông  khuyến cáo các đồng minh của Mỹ không sử dụng công cụ 5G của công ty Huawei và các công ty kỹ thuật công nghệ khác do nhà nước Trung Cộng hỗ trợ và hậu thuẫn.  Ông cho rằng những công ty đó là “những con ngựa thành Troy cho tình báo Trung Cộng”. Vì vậy các quốc gia đồng minh của Mỹ sử dụng hệ thống 5G của Trung Cộng do nhà nước hậu thuẫn sẽ làm xói mòn và cản trở công việc chia sẻ tin tức tình báo của đồng minh Hoa Kỳ. Washington xem đó là vấn đề nghiêm trọng cân phải quan tâm đúng mức.

Đối với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình thì ông Esper kêu gọi các đồng minh hãy thức tỉnh và cảnh giác: “Ông Tập đang nhanh chóng đưa nước Tàu đến các hướng đi sai lạc, thực hiện bẫy nợ để săn mồi, phá hoại và đe dọa các nước trong khu vực và đáng quan tâm nhất là thái độ võ biền hung hăng về quân sự”.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper còn tố cáo “Trung Cộng chuyên thả tình báo ăn cắp kỹ thuật, sử dụng những công cụ thông minh nhân tạo để giám sát và đàn áp các nhóm thiểu số Hồi giáo, Tây Tạng, nhà báo, và người biểu tình ủng hộ dân chủ khắp nơi”. Ông cho rằng những lời ông nói là một sự thật hiển nhiên chứ không phải ông lợi dụng lúc nước Tàu đang bị dịch virus Corona Vũ Hán để bồi thêm thì nó không  đạo đức.  Những ai suy nghĩ như vậy thì một sự kết hợp không chính đáng và thiếu nghiêm chỉnh.

Bị Mỹ tố cáo nặng nề trước quốc tế,  Trung Cộng bị chạm nọc nên khi đến phiên lên cầm Micro thì tấn công Mỹ. Vương Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng đã lớn tiếng “bổn cũ soạn lại”,  cho rằng những cáo buộc của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ vừa rồi là “dối trá”, chỉ vì Mỹ “ganh tị” và “không chấp nhận sự thành công của một nước Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Rồi gồng mình. Vương Nghị tuyên bố: “Chúng tôi có đảng Cộng Sản hùng mạnh, có 5,000 năm lịch sử, không sức mạnh nào trên thế giới ngăn được chúng tôi tiến lên”

Căn cứ vào những lời tuyên bố từ “Chính Sách An Ninh Quốc Phòng Hoa Kỳ”, đến bên lề các hội nghị quốc tế, và nay ngay tại hội trường các hội nghị quốc tế Mỹ-Trung trở thành đấu trường chỉ trích nhau thậm tệ… chỉ thiếu đấu súng ngoài Biển Đông (chờ xem). Thương chiến đang xảy ra làm cho Trung Cộng đảo điên, nay dịch Covid-19 sẽ đưa kinh tế xuống tệ hại có thể phá sản. Cả hai quan “tả phù, hữu bật” cùng hai viện của dân thuộc hai đảng đều đồng tâm đốn Tàu Cộng tận gốc rễ.

Mỹ đang tích cực chống Tàu. Người Việt phải nhân cơ hội đó vùng lên đuổi Tàu Cộng, kẻ thù truyền kiếp  và nguy hiểm của nước ta.

Lê Hoành Sơn
___________________

(1) https://www.defensenews.com/congress/2020/02/15/esper-huawei-5g-could-risk-us-information-and-security-ties/

18 February 2020

"Mẹ cho con học Bác sĩ , khi mẹ bệnh sao lại không tin con?"

Cũng không biết bao nhiều lần rồi, tôi thường nói với bà xã là chúng ta đã may mắn sống được ở Mỹ, nơi có nền y khoa tối tân nhất thế giới, tại sao ta không dùng thuốc tây và nghe theo chỉ dạy của bác sĩ y khoa và các chuyên gia Mỹ? Nhưng tôi bị bác ngay vì thuốc ta và thuốc trong dân gian là hữu ích 100%, không sợ bị side effect của thuốc Mỷ. Tôi còn bị lấn át với những lời rao giảng giải trên TV và báo chí VN mỗi ngày, tại sao tôi không thấy hả? Và tôi luôn luôn bị phê bình là "thuở nhỏ không học y khoa và khi lớn lên cứ đòi làm bác sĩ, giảng dạy những điều trái với sự thật". Để yên nhà yên cửa, đành nín lặng và trong lòng ấm ức không diễn tả được.

Kính chuyển bài này và mời quỷ bạn đọc, nếu ai có cùng cảnh ngộ như lão Thông, xin đưa bài này để bà xã doc và có thêm vài hiểu bết hầu tránh xa các thuốc thảo mộc của các y sĩ đại tài Đông Phương.

 **

"Mẹ cho con học bác sĩ , khi mẹ bệnh sao lại không tin con?"

Cảm ơn video của bạn về thói ăn dơi, ăn đỉa, ăn tất cả những con gì bắt được trong hoang dã của người Tàu, người Thái, người Việt mình... Thời làm việc tại Á Châu, tôi có qua lại nước Tàu nhiều lần và cũng có thấy cách ăn uống những thứ "ghê tởm" này của họ. Nói ra thì họ tự ái nhưng không nói, không được.

Ngày nay, người Tàu không phải vì đói mà ăn tạp, ăn bẩn và ăn hoang. Họ cho thức ăn là thuốc bổ. Như ăn óc khỉ thì bổ não người, ăn chân gà thì chân người cứng cáp, và ăn tim heo thì tim người khỏe...

Đã hơn 5000 năm dựng nước (họ tự hào và nói thế) và quá hãnh diện về ngành đông y trị bá bệnh của mình, người Tàu coi việc ăn uống không chỉ để nạp năng lượng cho cơ thể mà ăn để chữa bệnh. Thuyết âm dương (âm thì lạnh, dương thì nóng) là phải ăn uống làm sao cho thuận khí, hòa tinh. Như ăn thịt vịt lạnh thì phải có thêm gừng cho nóng. Và cứ thế lấy nóng lạnh, âm dương làm chuẩn: như thức ăn phải bổ tì, dưỡng thận, bồi gan, nhuận trường, xung khí, ích phổi...

Như uống cao hổ cốt (xương con hổ nấu 5 ngày 5 đêm trở thành một loại Collagen) để bổ xương. Ăn trùng, đỉa, sa sùng, dế, châu chấu, cào cào... để có thêm đạm hữu cơ. Uống sâm để giúp thêm Oxygen vào máu cho da dẻ hồng hào, dễ thở và sống lâu thêm vài giờ sảng khoái trước khi nhắm mắt.

Đây là chuyện nhà tôi:

Bố vợ tôi tự nhận là một Đông Y có tiếng từ VN. Qua Mỹ năm 75, ông biết Sâm Mỹ tốt, rẻ nên ngâm rượu uống đến nứt da, cao áp huyết và chết vì tai biến mạch máu não. Ông chết mà mặt vẫn đỏ hồng như thanh niên khỏe mạnh. Trong nhà ăn uống, thực phẩm nấu như nấu thuốc Bắc. Nhà lúc nào cũng bay mùi thuốc Bắc vì uống thuốc thay nước. Cứ trời lạnh hay nhảy mũi vì dị ứng phấn hoa cho là bị cảm nên cho uống Quế Chi Thang (gừng, quế nấu với nước trong 15 phút).

Khi đứa con trai thứ 2 của tôi được 3 tháng trong bụng Mẹ, Ông bổ hàng chục thang thuốc Bắc chọ Mẹ nó uống nói là giúp cho thai nhỏ lại, dễ sinh đẻ. Thai tới tháng thứ 6 đi khám bác sĩ thấy mẹ thằng nhỏ không tăng cân, Bác Sĩ không biết lý do tại sao. Về nhà tôi để ý thấy mẹ thằng bé ngày ngày uống thứ nước đậm đặc, đen nghịt, đắng nghét, tôi sợ quá đổ hết vào thùng rác và nhất định không cho uống nữa. Nhờ thế thai nhi phát triển trở lại, nhưng khi sinh ra thằng con nhỏ hơn thằng anh nó 2 kg (2kg vs 4kg). Từ đó tôi không cho ông Ngoại Đông Y đụng đến vợ con tôi nữa. Thế là xung đột xảy ra. May là tôi cứu kịp chứ không con trai tôi đã chết trong bụng mẹ nó.

Trước khi ông Ngoại qua đời, có viết một cuốn cẩm nang về cách trị bênh bằng tiếng Việt, nói là chữa được bá bệnh từ ung thư đến nhức đầu, và giao cho anh con trai cả giữ làm bửu bối. Trong nhà ai có bệnh gì thì theo đó mua thuốc uống thay Tây Dược. Anh ta, không biết một chút gì về Đông Y, không viết được chữ Hán nhưng rất rành về Đinh Lăng, Bạch Truật, Mã Đề, Cam Thảo...

Tôi vì không chịu nổi sự khác biệt về hiểu biết có nền tảng khoa học, nên không trụ lại trong nhà đó sau 12 năm làm rể. Bà Ngọai mấy con tôi sau này qua đời vì ung thư dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) có nhiều trong mắm cá, mắm ruốc bẩn gây ra. Trong suốt thời gian bà bị bệnh, mấy người con không cho đi bác sĩ soi ruột mà ở nhà chỉ uống mấy thứ lá cây rễ cây, vì nghĩ bà đau bụng vì ăn nhiều đồ lạnh. Cứ thế bà uống nước gừng, ăn tỏi, tiêu, hành cho nóng người lên. Cho đến khi quá trễ, đi bệnh viện Bác Sĩ cũng đầu hàng.

Mẹ mấy đứa con tôi vừa mới qua đời vì bị ung thư vú lúc cô ta 50t. Không đi khám, không chữa thuốc Tây, chỉ ở nhà uống mấy thang thuốc Bắc do ông anh "bào chế" cho, tới ngày ung thư di căn lên não, qua phổi, qua gan rồi qua đời ở tuổi 59.

Tôi làm việc nghiên cứu khoa học cao cấp trên 35 năm nên biết nhiều về thuốc Tây, biết họ bào chế như thế nào và hiệu quả của điều trị ra sao. Tôi biết chưa có thuốc Đông Y nào chữa bá bệnh như họ nói trên các quảng cáo. Chưa có thuốc Tàu nào chữa dứt khỏi các bênh do vi trùng, vi khuẩn, ung thư, tiểu đường, cao áp huyết, Gout, COPD..... Nói chung, thuốc Bắc chỉ có giúp cho con người khỏe mạnh, khi chưa có bệnh, để giúp chống lại bệnh tật. Khi có bệnh rồi mà tin Đông Y thì sớm muộn gì cũng chầu Diêm Chúa.

Vì thế, trong cơn đại dịch virus Vũ Hán, họ bó tay. Không đủ bệnh viện Tây Y, không đủ máy thở Oxy, không có phòng cách ly, không biết bệnh lây nhiễm như thế nào, ra sao, nên đang bị đại nạn. Sau lần virus SARS cách nay gần 20 năm, cũng phát ra từ Tàu, họ vẫn chưa học được bài học nào. Bên Tàu, bệnh viện Đông Y nhiều hơn Tây Y và mấy ông thầy thuốc Bắc, không biết tốt nghiệp từ trường ĐH Y Khoa nào vẫn tự nhận mình là Bác Sĩ, không phải là Đông Y Sĩ. Bác Sĩ ngồi nhà, chỉ bắt mạch, không có bất kỳ một dụng cụ ý khoa nào để chẩn đoan mà biết bệnh nhân bị ung thư nơi nào trong lục phủ ngũ tạng... thật là kỳ tài.

Trong khi thế giới loay hoay tìm cách chế ra Vacine để phòng bệnh COVID-19 trong tương lai và nổi tiếng như viện Pasteur chuyên sản xuất Vacine của Pháp tất bật chạy đua với thời gian. Họ đều nói phải mất gần 2 năm nữa mới xong, thì một công ty của Mỹ Inovio Pharmaceuticals ở San Diego trong 3 giờ sau khi người Tàu giải mã cấu trúc con virus Vũ Hán, họ đã có Vacine để bắt đầu thử nghiệm trên thú vật như thỏ, chuột, linh trưởng...Có thể đầu mùa hè này sẽ có Vacine chủng ngừa cho nhân loại rồi. Nếu quả đúng thì nhân loại này được cứu rồi.

Nhân dịp này, tôi chỉ mong những ai đọc câu chuyện này nên suy nghĩ lại về cách phòng và chữa bệnh ở Mỹ. Ngày xưa ở VN chúng ta không có tiền, không đi Bác Sĩ, không biết thật sự mình bị bênh gì nên uống lá cây rễ cây, thắp vài nén nhang cầu Trời khẩn Phật chờ cứu. Ngày nay, chúng ta đang ở nước Mỹ với nghành Tây Y tân tiến, tại sao phải trở lại uống mấy thứ thuốc mà mình không biết nó là gì.

Tôi có người bạn, đang nằm chờ chết vì bị tai biến mạch máu não đã hơn 7 năm rồi. Oái ăm là bà có người con trai là một Bác Sĩ nổi tiếng (được nhận thẳng vào trường Y đặc biệt khi mới vừa tốt nghiệp TH). Biết mẹ mình bị bệnh cao áp huyết và cao Cholesterol, anh ta gởi thuốc cho Mẹ hàng tháng. Một ngày Bà ta bị liệt nửa người, khi tìm hiểu ra, người con Bác Sĩ mới biết bao nhiêu năm Mẹ mình không uống thuốc Tây mà tự mua mấy thứ thuốc được quảng cáo trị bá bệnh trên các đài TV Việt Nam. Thuốc Tây con trai đưa cho bà bỏ đó vì nghĩ nó độc hại hơn là Đông Trùng Hạ Thảo, Linh Chi, Mật Gấu, Sữa Ong Chúa.....

Mẹ bênh nằm nhà thương, bất động, nhắm mắt, chờ ngày đi. Người con trai mỗi ngày về thăm Mẹ vò đầu bứt tóc và tự trách mình:

"Mẹ cho con học Bác Sĩ để cứu người giúp gia đình. Vậy mà Mẹ bệnh mình không cứu được. Sao Mẹ lại không tin con?".

Tôi chỉ mong mọi người đọc câu chuyện này và hiểu ý chính tôi muốn chia xẻ là gì.

Nguyên Lương

16 February 2020

Chàng ... Donald Trump

Sometimes it’s important to watch what the President does rather than what he says.
Nghị Sĩ (TNS) John McCain 

Chàng là một tạo vật lạ và hiếm.

Có lẽ không có người nào mà tôi nghe ngóng, ngắm nghía, khi thương khi ghét, khi khâm phục, khi bực bội, khi ngạc nhiên, có lúc sửng sốt... tóm lại, không có người nào mang cho tôi nhiều cảm giác như chàng. Hàng ngày, một trong những cái thú của tôi là ngắm, đọc, nghe chàng xem chàng sáng tác ra thêm điều gì trong ngày. Chả là vì, ngày nào cũng có chuyện mới về chàng. Ngày nào chàng cũng “cách tân”. Ngày nào chuyện của chàng và về chàng đều trở thành headline news.

Chàng có một nhân dáng to, cao. Dù không bằng tay cựu giám đốc FBI James Comey (cao 6 feet 8), chàng thuộc loại khá cao, 6 feet 2, nghĩa gần 1 mét 9. Bước chân vững. Giọng nói mạnh. Lời nói nào nghe cũng chắc (như đinh đóng cột). Rất đàn ông. Không biết bên trong trái ổi có gì, nhưng rõ là chàng sexy. Ăn nói cũng sexy. Nói không cần uốn lưỡi, không cần úy kỵ điều gì, có lúc thô tục và ngang ngược. Nhưng cái lạ là, nhiều phụ nữ vẫn không dị ứng, thậm chí có người còn thích chàng. Khi phát biểu, trong lúc hai tay xòe ra hai bên, mở rộng, bao biện thì ngược lại, miệng chàng thu nhỏ, tròn, như cách diễn tả của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi được Piers Morgan phỏng vấn: Chàng nói như máy. Máy nói.

Chữ ký của chàng cũng khác lạ.

Nó trông giống một đoạn hàng rào thép gai: lởm chởm, góc cạnh. Mấy chữ hoa nhô cao hẳn lên, bất thường. Loại chữ ký như thế này, theo dân bói toán, cho thấy một hạng người luôn luôn bị ám ảnh bởi thứ quyền hành của riêng mình. Chẳng mấy thân thiện hay cởi mở với người khác. Chẳng chịu nhường ai. Mỗi lần ký xong một executive order, chàng đưa cao cho ai cũng nhìn thấy rõ chữ ký của mình, khuôn mặt sáng lên, kiêu hãnh và thỏa mãn. Mặc dầu, sau đó, executive order vẫn chỉ là executive order!

Đồng thời, chàng hồn nhiên. Rất hồn nhiên nữa là khác. Chàng tưởng làm tổng thống chỉ là chuyển từ một hợp đồng này sang một hợp đồng khác và chàng vẫn cứ là boss như tự thuở nào. Thích là ký, thích là đuổi việc, thích là tweet, thích là rầy la. Hóa ra, làm tổng thống khó hơn chàng tưởng trước đây; hóa ra, chận đứng tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn không dễ gì; hóa ra, chuyện loại bỏ bảo hiểm y tế của Obama phức tạp đến thế; hóa ra, hễ chàng nói chuyện gì với viên giám đốc FBI cũng bị tay này ghi ghi chép chép lại trong “memo”, vân vân và vân vân. Rõ là khá trẻ con và ngây thơ, vừa rất đáng ghét nhưng có lúc trông cũng... đáng yêu. Chàng nói tới rồi chàng nói lui. Chàng nói trái rồi chàng nói phải. Chàng bêu riếu người này, nói móc họng người khác. Chàng lẫy, chàng hờn, chàng giận. Mà giận nhất vẫn là con mệ crooked hillary! Hễ có dịp là chàng lại lôi nàng ra mà nói nặng nói nhẹ, y như hồi còn tranh cử. Rốt cuộc, người mà chàng thích nhất là... chính chàng. Với chàng, me first. Chàng hay tự khen mình. Tự khen khi chưa làm, tự khen trước khi làm và thậm chí tự khen cả khi... không làm được.

Chẳng thế mà, trong một bài báo mới nhất, hôm 12/5/2017, Michael D’Antonio gọi chàng là một “tổng thống bé con” (a little boy president). Nhà báo này không có ý bêu riếu đâu, vì có lần chính chàng thú nhận là “Khi tôi nhìn vào chính tôi lúc còn học sinh lớp Một và nhìn tôi bây giờ, tôi thấy về căn bản vẫn là một người. Tính tình không có gì khác lắm.” Vâng, đúng là không khác. Có điều, cậu bé lớp Một ngày xưa có nói này nói nọ, cũng chỉ dính líu đến bản thân cậu bé, còn “tổng thống bé con” ngày nay, nhất cử nhất động đều ảnh hưởng đến toàn thế giới. Từ ngày chàng nhậm chức đến giờ, cả thế giới gần như chao đảo theo chàng. Đùng một cái, chàng nói chuyện với Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan; đùng một cái, chàng đòi oanh tạc Bắc Hàn rồi cũng đùng một cái, chàng đòi nói chuyện với Kim Jong-un; đùng một cái, chàng mời viên tổng thống giết người như ngóe Rodrigo Duterte đến thăm Mỹ; đùng một cái, chàng cách chức giám đốc FBI James Comey; đùng một cái, chàng khoe tài liệu mật cho Nga...

Vụ cách chức giám đốc FBI mới vui. Thay vì cách chức một cách đàng hoàng, trực diện, chàng sai người hộ vệ thân tín của mình mang lá thư cách chức đến văn phòng của Comey, trong khi tay trùm cảnh sát này đang đi công tác ở Los Angeles và nghe tin sét đánh khi đang thuyết trình trước nhân viên của mình.

Tính tình bốc đồng, hay thay đổi, lại hành động và quyết định theo bản năng và sở thích riêng, cho nên rất, rất nhiều lần, đám quần thần lúng ta lúng túng, giải thích vòng vo. Tội nghiệp nhất là viên thư ký báo chí toà Bạch Ốc Sean Spicer và viên phó tổng thống Mike Pence. Mỗi lần báo chí hỏi dồn, hai ngài cứ nói quanh nói quất hoặc là chằm chằm bênh chàng cho đến cùng, để rồi sau đó mới bật ngửa ra là bênh sai.

Không thích ai, chàng tweet. Tweet nào của chàng cũng đưa đến tranh cãi, đoán già đoán non. Bằng cách tweet, và với số lượng lên đến hàng chục triệu, chàng qua mặt truyền thông. Chính khách nào cũng o bế truyền thông. Chàng, ngược lại, chống. Chống liên tục, chống tối đa. Chống như một cuộc thập tự chinh.

Với cung cách đó, chàng là một tổng thống phá cách. Về nhiều mặt. Trước hết, chàng thuộc hạng vô chiêu, vô chiêu rất thành thật. Y như một siêu chiến lược. Rốt cuộc, vô chiêu, với chàng, chỉ đơn giản có nghĩa là ...vô chiêu.

Chàng phớt lờ các thủ tục ngoại giao. Chàng không thích lối “quân tử” kiểu Tàu: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.” Hôm nay chàng nói ngược, ngày mai chàng nói xuôi tự nhiên như nhiên. Chàng cũng chẳng cần “lựa lời” kiểu Việt Nam: «Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.». Tố cáo không cần bằng chứng. Nói sai không cần xin lỗi. Biên giới giữa đúng/sai, bạn/thù, ngược/xuôi rất mong manh, mờ nhạt. Nó chỉ thay đổi qua một đêm, một lần gặp gỡ hay một lời phát biểu.

Chàng tạo ra một tổng-thống-tính kiểu mới; thậm chí không cần cả tổng-thống-tính. Chàng là tổng thống chỉ của phe chàng. Mỗi lần bực bội là chàng tụ họp các fan của chàng ở đâu đó ngoài thủ đô để chàng mặc sức nói hươu nói vuợn và nghe những tràng vỗ tay vang vọng tới trời. Như thời còn đi tranh cử.

Chàng coi đại sự là tiểu sự; và biến tiểu sự thành đại sự. Trong lúc xem thường những sự kiện có tầm mức ảnh hưởng lớn trên thế giới, chàng lại quan tâm đến những chuyện nhỏ nhặt, có cái rất nhỏ nhặt như lời phê bình tiệm ăn của một khách hàng, số người tham dự ngày lễ nhậm chức, số phiếu bầu phổ thông, chuyện tờ báo New York Times sụt giảm số người đặt mua, chê diễn viên hài Colbert hay những vở kịch diễu hài của Saturday Night Live.

Cách nói tiếng Anh của chàng thì tiềm ẩn vô số phá cách. Một số ký giả gọi những phát biểu của chàng là word salad, xà lách chữ.

Gì vậy?

Word salad là những chữ hay nhóm chữ được chọn lựa một cách tình cờ liên kết với nhau trong một cấu trúc bất khả tri. Có thể xem đó là một sự trộn lẫn những từ hay nhóm từ thường được chọn lựa tùy tiện không cho một nghĩa rõ ràng.[1] Những vấn đề về tinh thần thường là nguyên nhân cho những phát ngôn hỗn loạn (disorganized speech). Sau đây là vài món “xà lách chữ” của chàng:

Đề cập đến Iran:

Look, having nuclear—my uncle was a great professor and scientist and engineer, Dr. John Trump at MIT; good genes, very good genes, OK, very smart, the Wharton School of Finance, very good, very smart —you know, if you’re a conservative Republican, if I were a liberal, if, like, OK, if I ran as a liberal Democrat, they would say I’m one of the smartest people anywhere in the world—it’s true!—but when you’re a conservative Republican they try— oh, do they do a number—that’s why I always start off: Went to Wharton, was a good student, went there, went there, did this, built a fortune—...

Đề cập đến việc thay thế Obamacare:

We have to come up, and we can come up with many different plans. In fact, plans you don’t even know about will be devised because we’re going to come up with plans, — health care plans — that will be so good.

Đề cập đến việc Obama gài máy nghe lén Trump:

Well, I’ve been reading about things. I read in, I think it was January 20 a "New York Times" article where they were talking about wiretapping. There was an article, I think they used that exact term. I read other things. I watched your friend Bret Baier the day previous where he was talking about certain very complex sets of things happening, and wiretapping. I said, ‘Wait a minute; there’s a lot of wiretapping being talked about.’ I’ve been seeing a lot of things.

Lối phát biểu không giấy tờ, cấu trúc câu lòng thòng, rườm rà, đứt đoạn, có lúc ngưng ngang ở giữa câu và chuyển qua ý khác, khiến cho người ta khó ghi chép lại một cách trung thực những gì chàng phát biểu.

Theo ký giả Daniel Libit, chàng là cơn ác mộng của thông tín viên. “Bất cứ khi nào chúng tôi hoàn tất một bản ghi chép những gì chàng nói, luôn có một cái gì ở trong đó khiến cho ta tự hỏi chẳng biết chàng đang nói gì.”

Những người ủng hộ chàng nhìn cách khác. Chẳng hạn William Cummings trên USA Today; ông này cho rằng chàng là một bậc thầy về cách sử dụng ngôn ngữ. Bậc thầy ở chỗ: chữ một đàng nghĩa một nẻo. Đừng hiểu những gì chàng nói theo nghĩa đen.

Cố vấn Kellyanne Conway nói với Chris Cuomo (CNN) rằng người ta không hiểu chàng chỉ vì “muốn nghe những gì thoát ra khỏi miệng chàng hơn là nhìn vào những gì thoát ra từ trái tim chàng.” Còn nhân dân Hoa Kỳ thì hiểu ngay những gì chàng nói vì họ nhìn thấu trái tim đen của chàng, cũng theo nàng cố vấn.

Nhà ngôn ngữ học George Lakoff, cha đẻ của lý thuyết “Ẩn dụ ý niệm” (conceptual metaphor), biện hộ cho chàng theo kiểu hàn lâm hơn. Chàng đơn giản chỉ dùng những cơ cấu diễn ngôn có hiệu quả để truyền đạt những gì chàng muốn truyền đạt cho các khán giả của chàng. “Tôi đã tìm thấy rằng ông ta rất cẩn thận và rất có chiến lược trong cách sử dụng ngôn ngữ. Trump thường bắt đầu một câu và ngừng lại để cho những người ủng hộ ông chấm dứt trong đầu họ cái mà ông ta nói. Họ dường như thấu đạt và chấp nhận (từ trước) những gì ông ta nói mà không cần phải nghe hết câu. Đó là một phản ứng vô thức, tự động, nhất là những khi mà câu, chữ tuôn ra một cách rất nhanh chóng.” (...)

“Những người thuộc đảng Dân chủ và hầu hết truyền thông đều cho rằng Trump là một tên hề, một ngôi sao của chương trình truyền hình hiện thực không nắm vững vấn đề.” (...) “Chín tháng trước cuộc bầu cử, tôi đã bàn về việc Trump đã sử dụng óc não của những người lắng nghe ông như thế nào cho có lợi cho mình.” (...) “Tư tưởng vô thức hoạt động dựa trên những cơ cấu căn bản nào đó. Trump sử dụng chúng một cách bản năng để quay não trạng của họ hướng về những gì ông muốn: uy quyền tuyệt đối, tiền tài, quyền hành và danh tiếng.”

Tóm lại, cách nói của chàng là chiến lược, không phải là một thứ trộn chữ hổ lốn. Tuy nhiên, mới đây, cụ TNS McCain có một nhận định hơi khác. Hãy nhìn những gì chàng làm hơn là nghe những gì chàng nói. Nhất định là cụ biết đó là danh ngôn của TT Nguyễn Văn Thiệu trước đây: “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.” Dù sao, giống thì cũng giống mà khác thì có khác. Khen thì nghe ra khen nhưng là chê. Chê chàng nói dở, nói bậy. Để khen chàng làm hay. Chàng làm được những gì nào? Bỏ Obamacare xong rồi ư? Xây xong bức tường ư? Bỏ bom Bắc Hàn ư? Đem hết jobs về Mỹ ư? Tống cổ hết bọn di dân lậu ư? Không nghe cụ McCain nêu rõ.

Nicholas O’Shaughnesy, tác giả của tập sách Selling Hitler: Propaganda and the Nazi Brand, gọi chàng là “viên đại sứ của xã hội hậu-sự-thật” (ambassador of the post-truth society). O’Shaughnesy viết: “Chàng đã phát triển một cá tính giúp chàng nói những điều kỳ quặc và chuyển đảo chúng thành ý nghĩa của ngôn ngữ.” Chàng là một hình mẫu tổng thống thuộc loại, không phải “hậu hiện đại”, mà là “hậu-sự thật”: a post-truth president.

Post-truth là gì?

Là “Có liên hệ đến hay bao hàm những tình huống trong đó những sự kiện khách quan có ít ảnh hưởng đến việc hình thành dư luận hơn là những gì gây nên xúc cảm hay niềm tin cá nhân.” [2]. Đây là một tính từ (adjective) mới được tổ hợp biên soạn tự điển Oxford Dictionaries (Anh) chọn làm từ vựng của năm 2016 (Word of the Year 2016). Từ này xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1992, nhưng năm 2016 đã được sử dụng đến mức tối đa, tăng 2000% so với năm 2015, nhân sự kiện Brexit ở Anh và bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Nói cụ thể ra, một tổng thống hậu-sự-thật là một nhà lãnh đạo không cần kinh nghiệm, không cần nghiêm túc, không cần ngoại giao, không cần giữ lời, không cần xin lỗi. Và không cần sự kiện. Nếu có sự kiện thì đó là sự kiện chọn lựa/alternative facts, nói như Kellyanne Conway, nàng cố vấn trẻ của chàng. Mọi điều đều là cảm giác, là xúc động và chẳng còn một thứ chân lý khách quan nào cả. Vân vân và ...vân vân.

Phải chăng chúng ta đang tiến dần đến một xã hội hậu-sự-thật như thế? Và, chàng quả đúng là một cách tân. Là đại diện, là tiêu biểu cho một xu thế mới.

Có phải chàng đã tạo ra chàng?
Không.
Đó đã là sự chọn lựa của nước Mỹ.

Nước Mỹ rồi sẽ theo chàng hay bỏ chàng?
Chờ xem.

Riêng tôi, tôi sẽ theo chàng ... tới bến.

Trần Doãn Nho
(5/2017)

Tài liệu:
– Bue Rübner Hansen & Rune Moller Stahl, “The Fallacy of Post-Truth.”
– George Lakoff, “Understanding Trump’s use of language.”
– George Lakoff, “A Minority President: Why the Polls Failed, and What the Majority Can Do.”
– Oxford Dictionaries
– William Cummings, “Trump is a master of language.”
– Michael D’Antonio, “The little boy president.”
[1] The term word salad refers to a random words or phrases linked together in an often unintelligible manner. Often, a listener is unable to understand the meaning or purpose of the phrase. Mental health issues can often be the cause of disorganized speech such as word salad. Word salad is a "confused or unintelligible mixture of seemingly random words and phrases, http://examples.yourdictionary.com/examples-of-word-salad.html#dUDDrTbe1L4TaPl9.99

[2] Relating to or denoting circumstances in which objective facts are less influential in shaping public opinion than appeals to emotion and personal belief. Oxford Dictionaries,
https://www.oxforddictionaries.com/press/news/2016/12/11/WOTY-16
_______________________
Xin mời viếng trang nhà: https://levantu39.wordpress.com/trang-chu/
hoặc trực tiếp xem các bài về thời sự quốc tế: https://levantu39.wordpress.com/quoc-te/

14 February 2020

Chuyện Tình


Taylor Swift


Mình đều trẻ, lần đầu em thấy anh
Em nhắm mắt và bắt đầu hồi tưởng
Tại đó, em đang đứng
Trên ban công trong không khí mùa hè
Em nhìn đèn, tiệc, áo choàng dạ hội
Thấy anh lách qua đám đông và nói,
"Xin chào"
Em ít biết

Anh là Romeo, đã ném đá sỏi
Và bố nói: "Hãy tránh khỏi Juliet"
Và em đã khóc ngay tại cầu thang
Năn nỉ anh, "Đừng đi", em nói

Romeo, đưa em đến chỗ chỉ có tụi mình
Em sẽ đợi, tất cả gì còn phải làm là chạy
Anh sẽ là hoàng tử và em là công chúa
Đó là một chuyện tình, cưng ơi, chỉ cần nói "Có"
Do đó, em lẻn ra vườn để gặp anh
Mình im lặng, vì sẽ chết nếu họ biết
Bởi thế, anh hãy nhắm mắt
Hãy trốn khỏi thị trấn này một lúc

Vì anh là Romeo, và em hư chút
Và bố nói: "Hãy tránh khỏi Juliet"
Nhưng anh là tất cả với em
Em năn nỉ anh đừng đi, và nói

Romeo, đưa em đến chỗ chỉ có tụi mình
Em sẽ đợi, tất cả gì còn phải làm là chạy
Anh sẽ là hoàng tử và em là công chúa
Đó là một chuyện tình, cưng ơi, chỉ cần nói "Có"

Romeo, hãy cứu em, họ đang cố nói em thấy thế nào
Tình yêu này thật khó, nhưng đó là thật
Đừng sợ, mình sẽ thoát cảnh hỗn độn này
Đó là một chuyện tình, cưng ơi, chỉ cần nói "Có"
Ồ ồ

Em đã mệt mỏi đợi chờ
Tự hỏi có khi nào anh đến quanh đây
Niềm tin em vào anh đang nhạt phai
Khi em gặp anh ở ngoại ô thị trấn, và nói

Romeo, cứu em đi, em đang thấy cô đơn
Em vẫn đợi nhưng anh không hề đến
Đây có phải là điều em nghĩ? Em không biết cần phải nghĩ gì
Anh quỳ xuống, rút chiếc nhẫn ra, và nói

"Kết hôn với anh đi, Juliet,
Em sẽ không bao giờ còn phải cô đơn
Anh yêu em và đó là mọi thứ anh biết rõ
Anh đã nói với bố, hãy chọn chiếc váy trắng cô dâu.”
Đó là một chuyện tình, cưng ơi, chỉ cần nói "Có"
Ồ ồ
Ồ ồ

Bởi vì mình đều trẻ, lần đầu em thấy anh

TNT phỏng dịch
Valentine 2020


Love Story
LOVE STORY

Taylor Swift

We were both young when I first saw you
I close my eyes, and the flashback starts
I'm standing there
On a balcony in summer air
See the lights, see the party, the ball gowns
See you make your way through the crowd
And say, "Hello"
Little did I know

That you were Romeo, you were throwing pebbles
And my daddy said, "Stay away from Juliet"
And I was crying on the staircase
Begging you, "Please don't go, " and I said

Romeo, take me somewhere we can be alone
I'll be waiting, all there's left to do is run
You'll be the prince and I'll be the princess
It's a love story baby just say "Yes"

So I sneak out to the garden to see you
We keep quiet, 'cause we're dead if they knew
So close your eyes
Escape this town for a little while

'Cause you were Romeo, I was a scarlet letter
And my daddy said, "Stay away from Juliet"
But you were everything to me
I was begging you please don't go and I said

Romeo, take me somewhere we can be alone
I'll be waiting, all there's left to do is run
You'll be the prince and I'll be the princess
It's a love story baby just say "Yes"

Romeo, save me, they're trying to tell me how to feel
This love is difficult, but it's real
Don't be afraid, we'll make it out of this mess
It's a love story baby just say "Yes"
Oh, oh

I got tired of waiting
Wondering if you were ever coming around
My faith in you was fading
When I met you on the outskirts of town, and I said

Romeo save me I've been feeling so alone
I keep waiting for you but you never come
Is this in my head? I don't know what to think
He knelt to the ground and pulled out a ring

And said "Marry me Juliet
You'll never have to be alone
I love you and that's all I really know
I talked to your dad, go pick out a white dress
It's a love story baby just say 'Yes'"

Oh, oh
Oh, oh

Because we were both young when I first saw you

Source: LyricFind
Songwriters: Taylor Swift
Love Story lyrics © Sony/ATV Music Publi

13 February 2020

Nguồn gốc nCoV và số phận của Tập Cận Bình

Lý Thiên Tiếu
Sự bùng phát của virus corona chủng mới (2019-nCoV) ở Trung Quốc là rất nghiêm trọng, nhưng vấn đề đáng quan tâm là nguồn gốc nCov bắt nguồn từ đâu? Do tự nhiên hay là nhân tạo? Làm rõ điều này có liên quan đến tương lai của Trung Quốc và số phận của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình. Sau đây là bài bình luận của Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia (Mỹ), ông Lý Thiên Tiếu.

Vũ Hán Trung Quốc chỉ là khu vực bùng phát dịch bệnh, còn thị trường thủy sản Hoa Nam ở Vũ Hán cũng không phải là nguồn duy nhất gây dịch bệnh. Ngày càng có nhiều bằng chứng nghiên cứu chỉ ra nguồn gốc của dịch bệnh này là virus do con người tạo ra và đã làm chúng rò rỉ ra ngoài. Vì điều này liên quan đến phạm tội nghiêm trọng nên việc xác định nguồn gốc của dịch bệnh đã trở thành mối quan tâm của đông đảo những người có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Chúng ta hãy xem xét hai bằng chứng quan trọng và suy luận hợp logic:

Vào ngày 21/1, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố nghiên cứu trên phiên bản tiếng Anh của tờ “Khoa học Trung Quốc: Khoa học sinh mệnh” (Scientia Sinica – Science China), chứng minh rằng sự khác biệt lớn nhất giữa virus corona chủng mới (nCoV) và virus SARS là sự thay thế của 4 protein chủ chốt, nếu việc thay thế này là quá trình tự nhiên thì ít nhất phải có từ 10.000 biến dị trở lên mới có thể đạt được, xác suất để có thể xảy ra gần như bằng không. Nói cách khác, virus mới này là hệ quả từ sự can thiệp của con người.

Năm 2015, Thạch Chính Lệ (Shizheng Li) thuộc Phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus học Vũ Hán (P4 Vũ Hán) đã cùng nhóm nghiên cứu công bố bài báo trên tạp chí Y học Tự nhiên (Nature Medicine) cho biết, đã dùng công nghệ tái tổ hợp gen virus để tạo thành virus corona chủng mới dựa trên sự kết hợp giữa virus SARS và virus trên cơ thể dơi, loại virus này có thể lây lan giữa người. Điều này cho thấy tồn tại khả năng Thạch Chính Lệ và nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm tạo ra virus gây bệnh dịch.


Hai luận chứng này chứng minh nCoV không phải là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên, mà là nhân tạo. Biến thể của virus trong môi trường tự nhiên, chẳng hạn như đột biến từ virus corona trên dơi trở thành nCoV đang lây nhiễm hiện nay thì cần nhiều thời gian và cần có vật chủ trung gian (ký sinh trên động vật), trong khi điều này có thể thực hiện được nhanh chóng trong phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán là một trong số ít các phòng thí nghiệm có khả năng này. Sự thật là như đã biết, người bị nhiễm bệnh đầu tiên được biết đến ở Trung Quốc chưa từng đến chợ hải sản Hoa Nam – Trung Quốc. Trong số 41 trường hợp bệnh đầu tiên thì có 14 trường hợp không bị cảm nhiễm từ thị trường hải sản. Điều này chứng tỏ rằng thị trường hải sản không phải là nguồn duy nhất, và khả năng cao virus nhân tạo là nguồn gốc của dịch bệnh này.


Từ góc nhìn khác cho thấy khả năng cao nguyên nhân gây dịch bệnh là do rò rỉ virus trong phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán: góc độ của công nghệ tiên tiến (tại P4 Vũ Hán) và phạm vi địa lý của khu vực dịch bệnh virus lây lan sớm nhất. Đáng sợ hơn nữa là phòng thí nghiệm P4 có khả năng đã làm rò rỉ virus thuộc dạng vũ khí sinh hóa. Tiến sĩ Francis Boyle thuộc Đại học Harvard (Mỹ) là người đã viết “Luật vũ khí sinh học”, đã xác định rõ ràng rằng nCoV là vũ khí chiến tranh sinh học, chúng bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán. Do đó, chỉ cần lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình có thể tìm thấy loại virus corona chủng mới này trong phòng thí nghiệm P4, về cơ bản có thể kết luận rằng phòng thí nghiệm P4 là nơi tạo ra và làm rò rỉ virus này.

Câu hỏi quan trọng tiếp theo là: Nếu đó là vụ rò rỉ từ Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán thì ông Tập Cận Bình sẽ làm gì?

Câu hỏi quan trọng tiếp theo là: Nếu đó là vụ rò rỉ từ Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán thì câu chuyện xảy ra như thế nào? Có khả năng này không? Tôi tạm kết luận là: khả năng cao là nhóm người của thế lực Giang Trạch Dân đã gây rò rỉ virus nhân tạo, là nguồn gốc của đại dịch này.

Việc xây dựng, vận hành và quản lý Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán nằm dưới sự kiểm soát của thế lực phái Giang Trạch Dân. P4 Vũ Hán được Giang Trạch Dân trực tiếp cho xây dựng vào năm 2003. Vào tháng 2/2003, khi Giang Trạch Dân còn là Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã ra lệnh cho ông Phó viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (được Giang đề nghị bổ nhiệm) là Trần Trúc (Chen Zhu) thành lập Phòng thí nghiệm P4 thuộc Viện Virus học Vũ Hán. Trần Trúc đã thông qua quan hệ trong thời gian học tập tại Pháp để có được sự hợp tác của Pháp, và P4 Vũ Hán bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2015. Như vậy ngay từ đầu, quá trình xây dựng và quản lý dự án P4 đã nằm trong kiểm soát của phe Giang. Hiện nay đã có người vạch trần các vấn đề thiết kế kỹ thuật của P4 trong quá trình xây dựng và tình trạng rối loạn trong hoạt động quản lý sau khi hoàn thành (các động vật dùng cho thí nghiệm được nhận nuôi, giết mổ, mua bán, và thậm chí ăn…). Vấn đề quan trọng là: chính điều này có thể là căn nguyên gây rò rỉ virus.

Dưới chế độ tà ác của ĐCSTQ thì hoàn toàn có khả năng việc làm rò rỉ virus là do con người. Dưới thể chế tàn ác này, chỉ có những điều bạn không thể tưởng tượng được chứ không có điều gì mà chúng không dám làm. Hơn nữa, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng là những kẻ tàn ác tiêu biểu nhất trong ĐCSTQ, chúng có thể thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn, đẩy hàng trăm học viên Pháp Luân Công vào lò luyện thép sôi sùng sục, chúng còn sử dụng bom hạt nhân loại nhỏ để gây vụ nổ Thiên Tân nhằm ám sát Tập Cận Bình, chúng cũng tạo ra vụ thảm sát Thiên An Môn gây chấn động thế kỷ 20, còn có những điều tồi tệ nào chúng không dám làm, có những thủ đoạn nào mà chúng không dám lên kế hoạch?

Từ góc độ cuộc chiến một mất một còn giữa Tập Cận Bình với phe Giang Trạch Dân, hoàn toàn có khả năng là phe Giang đã tạo ra đại dịch hạch này để giá họa cho Tập Cận Bình và khiến Tập Cận Bình rơi vào đường cùng. Trong thời gian cầm quyền, Tập Cận Bình đã loại bỏ một số lượng lớn thành viên quan trọng phe phái Giang Trạch Dân, vì vậy phe Giang nuôi mộng lật ngược thế cờ là không thể tránh khỏi. Trong những năm qua, phái Giang đã liên tục thực hiện nhiều thủ đoạn để đào hố bẫy Tập Cận Bình.  Đại dịch virus lần này không ngoài khả năng do phái Giang gây ra để lật ngược thế cờ.

Thời điểm xảy ra đại dịch này cũng rất kỳ lạ, ngay khi phe Giang mới thất bại trong sử dụng chiến tranh thương mại và sự kiện Hồng Kông để lật đổ Tập Cận Bình. Hiện nay Tập Cận Bình vẫn còn một số ảo tưởng về ĐCSTQ, chính là thời điểm mà phe Giang tranh thủ ra tay nhân lúc Tập đang còn nhiều do dự không dám quyết.

Tóm lại, rất đáng ngờ nCoV là virus nhân tạo, trong đó khả năng cao là chính phe Giang gây rò rỉ virus, tạo ra dịch bệnh. Mục đích ở đây, như Trump đã chỉ ra rằng ông và Tập Cận Bình đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ và hợp tác trong công tác phòng chống virus, một quan chức y tế cấp cao của Mỹ là thành viên của Văn phòng Chống Vũ khí thảm sát quy mô lớn sẽ hỗ trợ ông Tập Cận Bình giải quyết dịch bệnh này. Bản thân Tập Cận Bình cũng đã bắt đầu hành động, đã tổ chức ban điều tra của Ủy ban Giám sát nhà nước và Ban chuyên gia quân sự Phòng chống vũ khí sinh hóa để đến Vũ Hán tiếp quản và chủ trì công việc của phòng thí nghiệm P4. Hãy xem liệu Tập Cận Bình có thể điều tra đến cùng vụ rò rỉ virus nhân tạo kinh khủng này hay không, có dám bắt giữ thủ phạm Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng cùng việc cho giải tán ĐCSTQ hay không. Tất cả lựa chọn ở đây đều nằm trong tay Tập Cận Bình.

Lý Thiên Tiếu


Lý Thiên Tiếu (Li Tianxiao) – Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia (Mỹ) 
__________________________
(Nguồn: trithucvn)

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...