Đối với người Việt ở hải ngoại, hay cả người Việt yêu chuộng Tự do trong nước, 30 tháng Tư là ngày đau buồn nhất, kể từ năm 1975 và mãi mãi về sau. Riêng với tôi, một cựu công chức tốt nghiệp trường QGHC Sàigòn, đã từng phục vụ tại một quận nhỏ bé nhưng là một chiến trường thật sôi động, thì ngày tháng đau buồn đáng ghi nhớ bắt đầu từ 20 tháng 4, 1975. Nơi đó quân ta đã anh dũng chống trả với ba sư đoàn Việt Cộng trong gần nửa tháng. Sau đó, chúng tôi cùng với Sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo và các quân cán chính tại địa phương đã triệt thoái khỏi quận Xuân Lộc tỉnh Long Khánh, qua mật khu Bình Giã, về Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy.
Sau gần sáu giờ hãi hùng di chuyển dưới đạn pháo của địch bằng xe jeep dân sự của quận, chúng tôi đã về đến Phước Tuy an toàn. Sau này chúng tôi mới biết rằng số quân nhân, sĩ quan đã hy sinh trong trận di tản này khá nhiều, trong đó có Trung tá Tiểu khu phó bị tử trận, Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng bị thương và bị địch bắt … Đoàn người di tản phải dừng lại ở Bà Rịa để kiểm tra. Quân nhân được tái phối trí để lập tuyến phòng thủ thủ đô Sài gòn. Cán bộ, công chức được phép về Sài gòn hay các tỉnh phụ cận.... Khi xe chúng tôi dừng lại ở Thủ Đức để ăn sáng đã nghe tin đồn có một số du kích đêm trước lẻn về tuyên truyền, kêu gọi dân chúng chuẩn bị “đón tiếp quân giải phóng”! Chúng tôi về đến Sài gòn vào buổi trưa. Sau đó tôi lái xe đưa các các nhân viên trong đoàn di tản ra bến ôtô bus để họ đón xe về nhà… Mọi người lưu luyến chia tay để rồi từ đó, bốn mươi năm qua, tôi chưa bao giờ gặp lại họ, những nhân viên đã đồng cam cộng khổ với tôi trong suốt thời gian ở Xuân Lộc, cũng như trên đường di tản đầy hiểm nguy đêm ấy …
Không khí tại Sài Gòn những ngày hạ tuần tháng Tư thật căng thẳng. Chúng tôi cho đục nền nhà, làm thang gác xuống nhà bố mẹ vợ tầng dưới để tránh pháo kích. Ngoài phố, người dân hối hả tìm đường di tản ra nước ngoài… Một buổi tối, bố mẹ vợ tôi đến thăm, ôm hôn giã từ các cháu nhỏ. Một ông chủ đóng tàu thân thiết với ông nhạc tôi đã hứa cho gia đình bố mẹ vợ tôi cùng đi ! Nhưng hai hôm sau, ông chủ tàu đã thất hứa, lo bôn tẩu trước!
Những ngày sau đó, tôi đi lang thang đến nhà bạn bè, hy vọng gặp vận may để tìm đường di tản. Vô vọng, tôi bước vào rạp Cinê Nguyễn Văn Hảo trên đường Trần Hưng Đạo, xem một phim Pháp. Như thường lệ, trước khi xem phim, khán giả đứng lên nghiêm chỉnh chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà. Nhìn lá cờ thân yêu đang phất phới trên màn ảnh lớn trước mắt, bỗng nhiên tôi nhớ đến lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới trong ánh lửa pháo kích của địch sau lưng chúng tôi như vẫy tay giã biệt, khi chúng tôi rút khỏi chiến trường Xuân Lộc mấy ngày trước đó …Hôm nay, chào lá quốc kỳ thân yêu trong một rạp hát ở Sài gòn, tôi có cảm giác mình lại phải di tản một lần nữa, trước khi Cộng Sản vào đây. Nhưng đi đâu, bằng cách nào ? Hai giòng lệ ứa ra, lăn dài xuống đôi má hóp, nhạt nhoà đôi mắt mang kính cận của tôi lúc ấy! Tôi không còn lòng dạ nào xem hết cuốn phim, bèn bước ra khỏi rạp với tâm trạng lo lắng bồn chồn!
Chiều ngày 26-4, tôi đứng trước nhà nghe tin tức, bên cạnh vợ đang bế con gái út mới hai tháng tuổi. Các con khác đã đi học về, đang quây quần chơi với mẹ. Ông Đại úy Hải quân ở cạnh nhà tôi, đậu xe đậu lại nói nhỏ với tôi:
-Tàu chúng tôi rời bến đêm nay. Ông và gia đình có muốn đi với chúng tôi, hãy chuẩn bị sẵn sàng. Khoảng mươi lăm phút nữa, tôi sẽ xuống đây chở ông bà đi ngay…
Thấy tôi do dự, ông ta nói tiếp:
-Bằng mọi cách, mình phải đi thôi! Sĩ quan như tôi, công chức như ông, chúng nó vào đây sẽ giết hết! Tôi di cư từ Bắc vào Nam năm 54, đã từng nếm mùi Cộng Sản rồi ông ạ. Đi thôi, đừng do dự gì cả!
Tôi quay sang vợ đang lo lắng nhìn tôi. Tôi nhìn ba đứa con tuổi từ ba đến năm tuổi đang đứng quanh mẹ chúng, cười nói vô tư. Đứa con gái út mới hai tháng, còn lim dim ngủ trong vòng tay mẹ. Tôi bỗng do dự: đi hay ở?
Tôi quay sang nói với vợ:
-Các con còn bé quá, làm sao chịu nổi sóng gió mà đi. Hơn nữa em mới sinh xong, còn yếu lắm…!
Vợ tôi im lặng trao cô bé út cho bà ngoại, bước lên lầu bỏ quần áo tôi vào chiếc túi xách du lịch. Đoạn đến bên tôi, tháo chiếc nhẫn vàng đeo vào tay tôi, nói nhỏ:
-Anh cứ để mẹ con em ở nhà với bố mẹ. Đừng lo chi cả! Anh cứ đi một mình. Việt Cộng vào đây, anh sẽ bị hiểm nguy như ông Đại úy nói đó!
Tôi nhìn nàng, người vợ đã từng lo lắng chờ đợi tôi gần nửa tháng khi địch quân bao vây quận Xuân Lộc. Người vợ đã có ý tưởng hy sinh cuộc sống chính mình và bốn con thơ để tôi ra đi một mình. Tôi bỗng liên tưởng đến truyện Anh Phải Sống của Khái Hưng, trong đó người vợ buông mình theo giòng nước lũ sông Hồng, để chồng sống sót, nuôi ba con thơ dại… Giờ đây nỡ nào tôi ra đi một mình, để nàng với bốn đứa con nhỏ ở lại hay sao? Đã ra đi, làm sao có thể trở lại, khi quê hương đất nước bị Cộng sản thống trị. Và rồi vợ chồng sẽ mãi mãi chia lìa; các con sẽ mãi mãi không gặp lại bố…Thế thì tôi ra đi làm gì? Khi ông Đại úy trở lại, hỏi tôi đã chuẩn bị xong chưa để ra đi, tôi im lặng lắc đầu … Ông nhìn tôi, ánh mắt ngạc nhiên lẫn buồn rầu. Đó là lần cuối cùng chúng tôi nhìn nhau, thông cảm hoàn cảnh của nhau…
Sài gòn vào những ngày gần cuối tháng Tư năm ấy, trở nên hoảng loạn. Tin tức chiến sự bi quan từng ngày. Đêm 25 tháng 4, Tổng thống Thiệu lên TV trần tình về tình hình đất nước, đổ lỗi cho người Mỹ không viện trợ đầy đủ cho Việt Nam Cộng Hoà để ngăn chặn làn sóng CS xâm lăng...Sau đó dùng xe hơi riêng, cùng đoàn tùy tùng lên máy bay của Đại sứ Mỹ ra đi… Những đêm kế tiếp, VC từ bên kia sông Sàìgòn pháo kích vào thành phố. Ban ngày người ta đi hôi của tại các nhà giàu đã di tản…
Đến sáng ngày 30 tháng Tư, một người chú của tôi đã chạy trốn Việt Cộng từ Miền Trung, vội chạy đến đến hốt hoảng nói với tôi:
-Cháu ơi! Việt Cọng đã vào đến Hoà Hưng rồi ... Liệu tìm đường mà chạy đi thôi!
-Nhưng thưa chú, chạy đi đâu bâu giờ?
Chú cháu nhìn nhau, đau buồn và tuyệt vọng…
Đến 10 giờ rưỡi trưa, nhạc trên đài phát thanh Sài gòn vụt tắt.… Có tiếng của tướng Dương Văn Minh, nhân danh Tổng thống và Tổng tư lệnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh cho các đơn vị quân đội đầu hàng…Sau đó là tiếng hát, tiếng đàn ghi ta của Trịnh Công Sơn, vang lên ca khúc phản chiến “Nối Vòng Tay Lớn”…Tôi ngồi phịch xuống giường, nhìn trừng trừng vào chiếc Radio vừa phát ra những lời kêu gọi đầu hàng, buồn rầu vô hạn. Hai dòng nước mắt thất vọng và căm tức chảy dài xuống má! Hỡi ôi! Cuộc chiến đấu bảo vệ Tự do của quân dân cán chính Miền Nam đã kết thúc nhanh chóng và tủi nhục như thế này sao?
Trưa hôm ấy, tôi bước ra ngoài để xem quang cảnh náo động ngoài đường. Người ta đổ xô đi làm quen với những “chú bộ đội”, với dép râu nón cối, súng AK kè kè bên hông…Người ta ngắm nhìn họ như những “sinh vật lạ” mà lâu nay chỉ nghe, chứ chưa thấy tận mắt. Người ta hỏi những câu ngô nghê chỉ cốt làm quen với đám “chủ mới”, đầy quyền uy với súng đạn và bạo tàn! Trên đường phố, xe hơi quân sự chạy qua chạy lại, với những “tên cách mạng giờ thứ 25” , với băng đỏ quấn cánh tay, mồm la hét trong những chiếc loa cầm tay, náo động cả khu phố! Có tin đồn về một cảnh sát viên của “chế độ cũ” vừa tự tử ở “ngã tư quốc tế”, không xa nhà chúng tôi…Rồi một sĩ quan tự kết liễi đời mình cạnh bức tượng Thủy Quân Lục Chìến ở cuối đường Lê Lợi, Sài Gòn…
Khi trở về nhà, tôi gặp một người láng giềng trong cư xá công chức gia đình tôi ở từ lâu. Anh này trước đây thỉnh thoảng hỏi thăm tôi mỗi khi tôi từ Quận về phép. Anh chỉ chiếc xe Jeep dân sự của quận Xuân Lộc đậu trước nhà - chiếc xe tôi đậu nơi đó từ ngày di tản từ Xuân Lộc về đây:
-Xe riêng của anh, hay xe của Quận anh làm việc đó?
Tôi trả lời “người bạn tốt” mà tôi quen từ khi anh ta vào ở cư xá này:
-Tôi làm gì có tiền mua xe?…Đó là công xa của quận, mang số ẩn tế, anh thấy đó !
Anh ta “cảnh báo” tôi:
-Anh liệu mà giao nộp sớm cho “mấy ông cách mạng”, kẻo sau này rắc rối lắm đó!
Sau này tôi mới biết “người bạn tốt” mà tôi tưởng lầm bấy lâu nay, lại là tay VC nằm vùng, nhận nhiệm vụ, theo dõi tôi - cũng như những “đối tượng” khác từ lâu! Chẳng bao lâu sau, anh ta lên làm “tổ trưởng dân phố” trong cư xá.
Nghe người bạn lên tiếng “cảnh báo”, tôi sực nhớ những đến giấy tờ, khuôn dấu mang theo từ quận Xuân Lộc. Tôi gói ghém những khuôn dấu của cơ quan hành chánh quận Xuân Lộc,
bỏ vào túi, đem đi ném xuống sông Sài gòn …Theo sử sách, trong trận vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789, tướng Tàu Tôn Sĩ Nghị đã vội vã một mình một ngựa, không kịp mang giáp trụ, trốn chạy với đám loạn quân, bỏ lại cả ấn tín…Còn chúng tôi, mặc dù phải rút lui khỏi trận địa Xuân Lộc, chúng tôi vẫn trật tự nghiêm chỉnh, vẫn không để những khuôn dấu quận Xuân Lộc - biểu tượng của nền hành chánh Việt Nam Cộng Hòa - rơi vào tay kẻ địch! Nhìn giòng nước cuồn cuộn chảy, nhận chìm những khuôn dấu đã từng quen thuộc với chúng tôi trong hơn hai năm làm việc tại quận Xuân Lộc, mà lòng buồn vô hạn!
Bỗng nhiên tôi nhớ đến một buổi chiều mùa đông âm u bên bờ sông Vệ cuối năm 1954. Hôm ấy gia đình chúng tôi đang chờ chiếc đò bên kia sông sang chở khách. Bên kia sông, lá cờ vàng đang phất phới tung bay trong gió đông, gợi trí tò mò lẫn ước mơ của cậu thiếu niên đã sống chín năm trong tăm tối của Việt Minh! Bên kia sông là cuộc sống huy hoàng, là tương lai tươi sáng mà cậu thiếu niên và gia đình đang mong ước, chờ đợi. Hai mươi mốt năm sau, vào buổi chiều cuối tháng 4 năm 1975, tôi ngồi bên bờ sông Sài Gòn, nhìn làn nước đục trôi đi mà nghĩ đến thân phận mình, tương lai và gia đình mình, đến những người bạn “đồng cảnh ngã ngựa” không biết ngày mai những “kẻ thắng cuộc” sẽ ra “đòn thù” thế nào đây?
Sáng hôm nay, một buổi sáng đầu tháng Tư của Mùa Quốc Nạn, nắng ấm rực rỡ chan hoà vùng đất tỵ nạn miền Nam California. Tôi đi giữa đại lộ Bolsa thênh thang mà nhớ đến những ngày tháng cũ khi chiến trường Việt Nam sôi sục vào thời điểm bốn mươi năm trước. Chiến tranh đã tàn từ lâu, nhưng những ám ảnh về ngày tháng u buồn năm xưa vẫn theo đuổi tôi suốt một quãng thời gian dài gần nửa thế kỷ; suốt một quãng đường dài gần nửa vòng trái đất. Từ trại tập trung Cộng sản ở miền Nam ra miền Bắc Việt Nam.; và rồi mười năm sau, từ một đất nước mất cả độc lập, dân chủ lẫn tự do... tôi đã đến một xứ sở ấm no hạnh phúc, đầy đủ tự do, nhân quyền này... Xứ sở ấy cách xa cách quê hương cũ của tôi đến nửa vòng trái đất, đến một Thái Bình Dương bao la bát ngát . Tôi đã nhận nơi này làm quê hương thứ hai, với tất cả sự cảm mến chân thành…
Khi tôi đậu xe trước một khu chợ đông đảo khách hàng người Việt, bỗng thấy một người hát rong đang ôm đàn, hát một ca khúc mà đã lâu lắm tôi chưa được nghe. Đó là một thanh niên gốc Việt trẻ tuổi, đứng bên chiếc xe hơi cũ, trên mui có đặt chiếc loa thùng, tay cầm chiếc micro… đang say sưa hát bài Một Mai Giã Từ Vũ Khí của cố nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Tiếng người ca sĩ trẻ đầy xúc cảm, vang vang trong khu đậu xe trống vắng vào buổi sáng tinh sương, giữa lòng phố chính khu Little Sài Gòn. Tôi im lặng đứng nghe, lòng rưng rưng theo tiếng ca trầm bổng nức nở , sâu lắng của anh:
Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi Ngoài con tim héo em ơi. Xin trả lại đây, bỏ lại đây Thép gai giăng với lũy hào sâu
Lỗ châu mai với những địa lôi. Ðã bao phen máu anh tuôn, cho còn lại đến mãi bây giờ…
Chàng trai trẻ kia, khi “chinh chiến tàn”, có lẽ hãy còn bé lắm. Nhưng bố anh, người chiến sĩ can trường của những ngày cuộc chiến sôi sục trước năm 1975, có lẽ đã nằm xuống khi chiến cuộc chưa tàn! Máu ông đã tuôn ra, với ước mơ về “một ngày chinh chiến tàn”. Để rồi khi ngưng tiếng súng ngoài chiến trận, “đất nước thống nhất”, máu người dân tiếp tục tuôn rơi trước mũi súng đàn áp tàn bạo của “chính quyền cách mạng”! Và hàng triệu người đã tìm mọi cách bỏ nước ra đi, hàng nghìn người đã bỏ xác ngoài biển cả, trong các trại cải tạo của CS…!
Hôm nay, những ngày gần đến tháng Tư đau buồn, tiếng hát của anh gợi đã gợi lại trong tôi tôi vết thương lòng bốn mươi năm về trước… Hãy hát lên đi, hát nữa lên đi hỡi những người trẻ tuổi Việt Nam của thế hệ hôm nay. Để tiếng hát xoá đi nỗi u buồn, đớn đau của những ngày Sài gòn sụp đổ. Để tiếng hát xua đi những tăm tối hiện tại, làm bừng lên chút ánh sáng tươi đẹp cho một thế giới huy hoàng trong tương lai. Nơi đó sẽ không còn độc tài tham lam, không còn gông cùm đấu tố, không còn áp bức bạo tàn…
Tam Bách Đinh Bá Tâm
Sau gần sáu giờ hãi hùng di chuyển dưới đạn pháo của địch bằng xe jeep dân sự của quận, chúng tôi đã về đến Phước Tuy an toàn. Sau này chúng tôi mới biết rằng số quân nhân, sĩ quan đã hy sinh trong trận di tản này khá nhiều, trong đó có Trung tá Tiểu khu phó bị tử trận, Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng bị thương và bị địch bắt … Đoàn người di tản phải dừng lại ở Bà Rịa để kiểm tra. Quân nhân được tái phối trí để lập tuyến phòng thủ thủ đô Sài gòn. Cán bộ, công chức được phép về Sài gòn hay các tỉnh phụ cận.... Khi xe chúng tôi dừng lại ở Thủ Đức để ăn sáng đã nghe tin đồn có một số du kích đêm trước lẻn về tuyên truyền, kêu gọi dân chúng chuẩn bị “đón tiếp quân giải phóng”! Chúng tôi về đến Sài gòn vào buổi trưa. Sau đó tôi lái xe đưa các các nhân viên trong đoàn di tản ra bến ôtô bus để họ đón xe về nhà… Mọi người lưu luyến chia tay để rồi từ đó, bốn mươi năm qua, tôi chưa bao giờ gặp lại họ, những nhân viên đã đồng cam cộng khổ với tôi trong suốt thời gian ở Xuân Lộc, cũng như trên đường di tản đầy hiểm nguy đêm ấy …
* * *
Không khí tại Sài Gòn những ngày hạ tuần tháng Tư thật căng thẳng. Chúng tôi cho đục nền nhà, làm thang gác xuống nhà bố mẹ vợ tầng dưới để tránh pháo kích. Ngoài phố, người dân hối hả tìm đường di tản ra nước ngoài… Một buổi tối, bố mẹ vợ tôi đến thăm, ôm hôn giã từ các cháu nhỏ. Một ông chủ đóng tàu thân thiết với ông nhạc tôi đã hứa cho gia đình bố mẹ vợ tôi cùng đi ! Nhưng hai hôm sau, ông chủ tàu đã thất hứa, lo bôn tẩu trước!
Những ngày sau đó, tôi đi lang thang đến nhà bạn bè, hy vọng gặp vận may để tìm đường di tản. Vô vọng, tôi bước vào rạp Cinê Nguyễn Văn Hảo trên đường Trần Hưng Đạo, xem một phim Pháp. Như thường lệ, trước khi xem phim, khán giả đứng lên nghiêm chỉnh chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà. Nhìn lá cờ thân yêu đang phất phới trên màn ảnh lớn trước mắt, bỗng nhiên tôi nhớ đến lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới trong ánh lửa pháo kích của địch sau lưng chúng tôi như vẫy tay giã biệt, khi chúng tôi rút khỏi chiến trường Xuân Lộc mấy ngày trước đó …Hôm nay, chào lá quốc kỳ thân yêu trong một rạp hát ở Sài gòn, tôi có cảm giác mình lại phải di tản một lần nữa, trước khi Cộng Sản vào đây. Nhưng đi đâu, bằng cách nào ? Hai giòng lệ ứa ra, lăn dài xuống đôi má hóp, nhạt nhoà đôi mắt mang kính cận của tôi lúc ấy! Tôi không còn lòng dạ nào xem hết cuốn phim, bèn bước ra khỏi rạp với tâm trạng lo lắng bồn chồn!
Chiều ngày 26-4, tôi đứng trước nhà nghe tin tức, bên cạnh vợ đang bế con gái út mới hai tháng tuổi. Các con khác đã đi học về, đang quây quần chơi với mẹ. Ông Đại úy Hải quân ở cạnh nhà tôi, đậu xe đậu lại nói nhỏ với tôi:
-Tàu chúng tôi rời bến đêm nay. Ông và gia đình có muốn đi với chúng tôi, hãy chuẩn bị sẵn sàng. Khoảng mươi lăm phút nữa, tôi sẽ xuống đây chở ông bà đi ngay…
Thấy tôi do dự, ông ta nói tiếp:
-Bằng mọi cách, mình phải đi thôi! Sĩ quan như tôi, công chức như ông, chúng nó vào đây sẽ giết hết! Tôi di cư từ Bắc vào Nam năm 54, đã từng nếm mùi Cộng Sản rồi ông ạ. Đi thôi, đừng do dự gì cả!
Tôi quay sang vợ đang lo lắng nhìn tôi. Tôi nhìn ba đứa con tuổi từ ba đến năm tuổi đang đứng quanh mẹ chúng, cười nói vô tư. Đứa con gái út mới hai tháng, còn lim dim ngủ trong vòng tay mẹ. Tôi bỗng do dự: đi hay ở?
Tôi quay sang nói với vợ:
-Các con còn bé quá, làm sao chịu nổi sóng gió mà đi. Hơn nữa em mới sinh xong, còn yếu lắm…!
Vợ tôi im lặng trao cô bé út cho bà ngoại, bước lên lầu bỏ quần áo tôi vào chiếc túi xách du lịch. Đoạn đến bên tôi, tháo chiếc nhẫn vàng đeo vào tay tôi, nói nhỏ:
-Anh cứ để mẹ con em ở nhà với bố mẹ. Đừng lo chi cả! Anh cứ đi một mình. Việt Cộng vào đây, anh sẽ bị hiểm nguy như ông Đại úy nói đó!
Tôi nhìn nàng, người vợ đã từng lo lắng chờ đợi tôi gần nửa tháng khi địch quân bao vây quận Xuân Lộc. Người vợ đã có ý tưởng hy sinh cuộc sống chính mình và bốn con thơ để tôi ra đi một mình. Tôi bỗng liên tưởng đến truyện Anh Phải Sống của Khái Hưng, trong đó người vợ buông mình theo giòng nước lũ sông Hồng, để chồng sống sót, nuôi ba con thơ dại… Giờ đây nỡ nào tôi ra đi một mình, để nàng với bốn đứa con nhỏ ở lại hay sao? Đã ra đi, làm sao có thể trở lại, khi quê hương đất nước bị Cộng sản thống trị. Và rồi vợ chồng sẽ mãi mãi chia lìa; các con sẽ mãi mãi không gặp lại bố…Thế thì tôi ra đi làm gì? Khi ông Đại úy trở lại, hỏi tôi đã chuẩn bị xong chưa để ra đi, tôi im lặng lắc đầu … Ông nhìn tôi, ánh mắt ngạc nhiên lẫn buồn rầu. Đó là lần cuối cùng chúng tôi nhìn nhau, thông cảm hoàn cảnh của nhau…
Sài gòn vào những ngày gần cuối tháng Tư năm ấy, trở nên hoảng loạn. Tin tức chiến sự bi quan từng ngày. Đêm 25 tháng 4, Tổng thống Thiệu lên TV trần tình về tình hình đất nước, đổ lỗi cho người Mỹ không viện trợ đầy đủ cho Việt Nam Cộng Hoà để ngăn chặn làn sóng CS xâm lăng...Sau đó dùng xe hơi riêng, cùng đoàn tùy tùng lên máy bay của Đại sứ Mỹ ra đi… Những đêm kế tiếp, VC từ bên kia sông Sàìgòn pháo kích vào thành phố. Ban ngày người ta đi hôi của tại các nhà giàu đã di tản…
Đến sáng ngày 30 tháng Tư, một người chú của tôi đã chạy trốn Việt Cộng từ Miền Trung, vội chạy đến đến hốt hoảng nói với tôi:
-Cháu ơi! Việt Cọng đã vào đến Hoà Hưng rồi ... Liệu tìm đường mà chạy đi thôi!
-Nhưng thưa chú, chạy đi đâu bâu giờ?
Chú cháu nhìn nhau, đau buồn và tuyệt vọng…
Đến 10 giờ rưỡi trưa, nhạc trên đài phát thanh Sài gòn vụt tắt.… Có tiếng của tướng Dương Văn Minh, nhân danh Tổng thống và Tổng tư lệnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh cho các đơn vị quân đội đầu hàng…Sau đó là tiếng hát, tiếng đàn ghi ta của Trịnh Công Sơn, vang lên ca khúc phản chiến “Nối Vòng Tay Lớn”…Tôi ngồi phịch xuống giường, nhìn trừng trừng vào chiếc Radio vừa phát ra những lời kêu gọi đầu hàng, buồn rầu vô hạn. Hai dòng nước mắt thất vọng và căm tức chảy dài xuống má! Hỡi ôi! Cuộc chiến đấu bảo vệ Tự do của quân dân cán chính Miền Nam đã kết thúc nhanh chóng và tủi nhục như thế này sao?
Trưa hôm ấy, tôi bước ra ngoài để xem quang cảnh náo động ngoài đường. Người ta đổ xô đi làm quen với những “chú bộ đội”, với dép râu nón cối, súng AK kè kè bên hông…Người ta ngắm nhìn họ như những “sinh vật lạ” mà lâu nay chỉ nghe, chứ chưa thấy tận mắt. Người ta hỏi những câu ngô nghê chỉ cốt làm quen với đám “chủ mới”, đầy quyền uy với súng đạn và bạo tàn! Trên đường phố, xe hơi quân sự chạy qua chạy lại, với những “tên cách mạng giờ thứ 25” , với băng đỏ quấn cánh tay, mồm la hét trong những chiếc loa cầm tay, náo động cả khu phố! Có tin đồn về một cảnh sát viên của “chế độ cũ” vừa tự tử ở “ngã tư quốc tế”, không xa nhà chúng tôi…Rồi một sĩ quan tự kết liễi đời mình cạnh bức tượng Thủy Quân Lục Chìến ở cuối đường Lê Lợi, Sài Gòn…
Khi trở về nhà, tôi gặp một người láng giềng trong cư xá công chức gia đình tôi ở từ lâu. Anh này trước đây thỉnh thoảng hỏi thăm tôi mỗi khi tôi từ Quận về phép. Anh chỉ chiếc xe Jeep dân sự của quận Xuân Lộc đậu trước nhà - chiếc xe tôi đậu nơi đó từ ngày di tản từ Xuân Lộc về đây:
-Xe riêng của anh, hay xe của Quận anh làm việc đó?
Tôi trả lời “người bạn tốt” mà tôi quen từ khi anh ta vào ở cư xá này:
-Tôi làm gì có tiền mua xe?…Đó là công xa của quận, mang số ẩn tế, anh thấy đó !
Anh ta “cảnh báo” tôi:
-Anh liệu mà giao nộp sớm cho “mấy ông cách mạng”, kẻo sau này rắc rối lắm đó!
Sau này tôi mới biết “người bạn tốt” mà tôi tưởng lầm bấy lâu nay, lại là tay VC nằm vùng, nhận nhiệm vụ, theo dõi tôi - cũng như những “đối tượng” khác từ lâu! Chẳng bao lâu sau, anh ta lên làm “tổ trưởng dân phố” trong cư xá.
Nghe người bạn lên tiếng “cảnh báo”, tôi sực nhớ những đến giấy tờ, khuôn dấu mang theo từ quận Xuân Lộc. Tôi gói ghém những khuôn dấu của cơ quan hành chánh quận Xuân Lộc,
bỏ vào túi, đem đi ném xuống sông Sài gòn …Theo sử sách, trong trận vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789, tướng Tàu Tôn Sĩ Nghị đã vội vã một mình một ngựa, không kịp mang giáp trụ, trốn chạy với đám loạn quân, bỏ lại cả ấn tín…Còn chúng tôi, mặc dù phải rút lui khỏi trận địa Xuân Lộc, chúng tôi vẫn trật tự nghiêm chỉnh, vẫn không để những khuôn dấu quận Xuân Lộc - biểu tượng của nền hành chánh Việt Nam Cộng Hòa - rơi vào tay kẻ địch! Nhìn giòng nước cuồn cuộn chảy, nhận chìm những khuôn dấu đã từng quen thuộc với chúng tôi trong hơn hai năm làm việc tại quận Xuân Lộc, mà lòng buồn vô hạn!
Bỗng nhiên tôi nhớ đến một buổi chiều mùa đông âm u bên bờ sông Vệ cuối năm 1954. Hôm ấy gia đình chúng tôi đang chờ chiếc đò bên kia sông sang chở khách. Bên kia sông, lá cờ vàng đang phất phới tung bay trong gió đông, gợi trí tò mò lẫn ước mơ của cậu thiếu niên đã sống chín năm trong tăm tối của Việt Minh! Bên kia sông là cuộc sống huy hoàng, là tương lai tươi sáng mà cậu thiếu niên và gia đình đang mong ước, chờ đợi. Hai mươi mốt năm sau, vào buổi chiều cuối tháng 4 năm 1975, tôi ngồi bên bờ sông Sài Gòn, nhìn làn nước đục trôi đi mà nghĩ đến thân phận mình, tương lai và gia đình mình, đến những người bạn “đồng cảnh ngã ngựa” không biết ngày mai những “kẻ thắng cuộc” sẽ ra “đòn thù” thế nào đây?
* * *
Sáng hôm nay, một buổi sáng đầu tháng Tư của Mùa Quốc Nạn, nắng ấm rực rỡ chan hoà vùng đất tỵ nạn miền Nam California. Tôi đi giữa đại lộ Bolsa thênh thang mà nhớ đến những ngày tháng cũ khi chiến trường Việt Nam sôi sục vào thời điểm bốn mươi năm trước. Chiến tranh đã tàn từ lâu, nhưng những ám ảnh về ngày tháng u buồn năm xưa vẫn theo đuổi tôi suốt một quãng thời gian dài gần nửa thế kỷ; suốt một quãng đường dài gần nửa vòng trái đất. Từ trại tập trung Cộng sản ở miền Nam ra miền Bắc Việt Nam.; và rồi mười năm sau, từ một đất nước mất cả độc lập, dân chủ lẫn tự do... tôi đã đến một xứ sở ấm no hạnh phúc, đầy đủ tự do, nhân quyền này... Xứ sở ấy cách xa cách quê hương cũ của tôi đến nửa vòng trái đất, đến một Thái Bình Dương bao la bát ngát . Tôi đã nhận nơi này làm quê hương thứ hai, với tất cả sự cảm mến chân thành…
Khi tôi đậu xe trước một khu chợ đông đảo khách hàng người Việt, bỗng thấy một người hát rong đang ôm đàn, hát một ca khúc mà đã lâu lắm tôi chưa được nghe. Đó là một thanh niên gốc Việt trẻ tuổi, đứng bên chiếc xe hơi cũ, trên mui có đặt chiếc loa thùng, tay cầm chiếc micro… đang say sưa hát bài Một Mai Giã Từ Vũ Khí của cố nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Tiếng người ca sĩ trẻ đầy xúc cảm, vang vang trong khu đậu xe trống vắng vào buổi sáng tinh sương, giữa lòng phố chính khu Little Sài Gòn. Tôi im lặng đứng nghe, lòng rưng rưng theo tiếng ca trầm bổng nức nở , sâu lắng của anh:
Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi Ngoài con tim héo em ơi. Xin trả lại đây, bỏ lại đây Thép gai giăng với lũy hào sâu
Lỗ châu mai với những địa lôi. Ðã bao phen máu anh tuôn, cho còn lại đến mãi bây giờ…
Chàng trai trẻ kia, khi “chinh chiến tàn”, có lẽ hãy còn bé lắm. Nhưng bố anh, người chiến sĩ can trường của những ngày cuộc chiến sôi sục trước năm 1975, có lẽ đã nằm xuống khi chiến cuộc chưa tàn! Máu ông đã tuôn ra, với ước mơ về “một ngày chinh chiến tàn”. Để rồi khi ngưng tiếng súng ngoài chiến trận, “đất nước thống nhất”, máu người dân tiếp tục tuôn rơi trước mũi súng đàn áp tàn bạo của “chính quyền cách mạng”! Và hàng triệu người đã tìm mọi cách bỏ nước ra đi, hàng nghìn người đã bỏ xác ngoài biển cả, trong các trại cải tạo của CS…!
Hôm nay, những ngày gần đến tháng Tư đau buồn, tiếng hát của anh gợi đã gợi lại trong tôi tôi vết thương lòng bốn mươi năm về trước… Hãy hát lên đi, hát nữa lên đi hỡi những người trẻ tuổi Việt Nam của thế hệ hôm nay. Để tiếng hát xoá đi nỗi u buồn, đớn đau của những ngày Sài gòn sụp đổ. Để tiếng hát xua đi những tăm tối hiện tại, làm bừng lên chút ánh sáng tươi đẹp cho một thế giới huy hoàng trong tương lai. Nơi đó sẽ không còn độc tài tham lam, không còn gông cùm đấu tố, không còn áp bức bạo tàn…
Tam Bách Đinh Bá Tâm
No comments:
Post a Comment