18 July 2018

“Thời khắc Reagan” cho cuộc chiến tranh thương mại?

Mohamed A. El-Erian
Phạm Nguyên Trường dịch

Trong những năm 1980, Tổng thống Mỹ, Ronald Reagan, phát động cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô, kết quả là đã làm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới và gây được ảnh hưởng tới nhiều quốc gia. Liệu cuộc chạy đua về thuế quan của Donald Trump với Trung Quốc có dẫn tới kết quả tương tự?

Vòng ra đòn và trả đũa mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy thêm các cuộc tranh luận đang diễn ra trên toàn thế giới về việc liệu thế giới có đang trực diện với cuộc xung đột thương mại đơn thuần hay đang lao nhanh tới một cuộc chiến thương mại toàn diện. Nhưng cái được mang ra đặt cược có thể thậm chí còn mang tính nền tảng hơn hẳn. Ngẫu nhiên hay có chủ ý, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể đã và đang dọn đường tới “thời khắc Reagan” trong quan hệ thương mại quốc tế.

Trong những năm 1980, Tổng thống Mỹ, Ronald Reagan, đã phát động cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô, kết quả là đã làm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới và gây được ảnh hưởng tới nhiều quốc gia. Hiện nay, Trump đã tung ra cuộc đua thuế quan với Trung Quốc, một siêu cường kinh tế, có thể sẽ dẫn những hậu quả sâu rộng tương tự như thế. Tương tự như dưới trào Reagan, Mỹ có vị trí thuận lợi hơn, đủ sức giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc - nhưng rủi ro cũng khá lớn.

Ông Donald Trump thời trai trẻ và Tổng thống Reagan
Trong vụ leo thang mới nhất, Mỹ áp đặt mức thuế trị giá 34 tỷ USD lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc áp đặt thuế quan trả đũa ngay lập tức, khiến Mỹ đe dọa áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ hơn nữa. Những hành động này cũng buộc chính quyền Trump phải áp đặt thuế quan lên hàng nhập khẩu từ những nước khác, trong đó có một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ (ví dụ, Canada) và đe dọa rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới – tổ chức củng cố hệ thống điều chỉnh dựa trên luật pháp việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn qua biên giới giữa các quốc gia.

Hiện đại hóa sẽ mang lại lợi ích cho nhiều thỏa thuận thương mại đã được kí kết. Và hầu hết các nhà kinh tế học đều đồng ý rằng việc Mỹ bất bình với Trung Quốc về thương mại là chính đáng, trong đó có ăn cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ từ một phía, và những rào cản thương mại phi thuế quan, ví dụ, buộc các công ty nước ngoài phải tham gia các thỏa thuận liên doanh với các công ty trong nước thì mới được tiếp cận thị trường của Trung Quốc.

Nhưng hầu hết các nhà kinh tế học cũng đồng ý rằng đua nhau tăng thuế là cách giải quyết đầy mạo hiểm. Bởi vì thuế quan gây ra áp lực giảm phát (nghĩa là, thúc đẩy cùng một lúc lạm phát và trì trệ trong hoạt động kinh tế), có thể làm suy yếu đà phục hồi kinh tế toàn cầu, hiện đang chịu nhiều thách thức. Và làm phức tạp thêm chính sách tiêu chuẩn hóa tiền tệ đã diễn ra trong thời gian quá dài, trong khi lại làm tăng khả năng làm cho nền tài chính toàn cầu rơi vào tình trạng mất ổn định. Các vết nứt hệ thống được tạo ra có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống giao dịch đa phương dựa trên luật pháp đúng vào lúc khi mà chúng ta không có lựa chọn thay thế khả dĩ nào khác.

Nhiều nhà kinh tế học do dự, không biết phía trước sẽ là gì. Ví dụ, một nhóm các nhà kinh tế học trong khi công nhận rằng những căng thẳng hiện nay làm gia tăng nguy cơ rủi ro hoặc sai lầm trong chính sách, họ coi những căng thẳng đó là thành phần của các cuộc tham khảo và đàm phán. Họ khẳng định rằng khi tình hình trở nên căng thẳng, các cường quốc thương mại lớn trên thế giới sẽ tìm cách tránh cách tiếp cận mang tính hủy diệt lẫn nhau, và họ sẽ đàm phán để thiết lập chế độ thương mại tự do, nhưng công bằng hơn. Những chỉ dẫn ban đầu rằng EU hiện có thể đã sẵn sàng xem xét sáng kiến không đánh thuế ​​ô tô đã góp phần củng cố quan điểm này.

Một nhóm các nhà kinh tế học khác, trong khi nhắc lại những tiền lệ lịch sử, đã cảnh báo rằng các biện pháp thương mại lợi mình hại người có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát, làm giảm đáng kể mức sống của người dân. Khi sự phân cực về chính trị thể hiện một cách rõ ràng, sự tức giận đối với giới quyền uy, và sự ngờ vực trước các ý kiến của giới ​​chuyên gia - do thất vọng về kinh tế và sợ hãi trước những thay đổi về văn hóa và công nghệ - những biện pháp bảo hộ được tăng cường có thể sẽ làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân túy, và chính sách hướng nội.

Nhưng so sánh với Reagan gợi ý rằng có thể có những hàm ý khác, rộng lớn hơn. Bằng cách buộc Liên Xô tham gia cuộc chạy đua vũ trang mà Mỹ chắc chắn sẽ thắng (với giá phải trả là nợ nần tăng lên và nguy cơ xung đột cao hơn), Reagan đẩy nhanh quá trình sụp đổ của cái mà ông gọi là “đế chế ác quỷ”.

Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, phát biểu trong lễ kỷ niệm 750 năm thành phố Berlin, phía
sau ông là Cổng Brandenburg, gần Bức tường Berlin Mike Sargent / AFP Getty Images

Đó là một chiến lược táo bạo và đầy rủi ro, và cuối cùng đã làm thay đổi bản đồ chính trị châu Âu. “Đế chế” châu Âu của nó đã sụp đổ, trước khi Liên Xô tan rã, dẫn tới việc hình thành 15 quốc gia mới. Bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức thống nhất và Nam Tư tan rã. Chẳng bao lâu sau, “vụ ly hôn nhung” của Tiệp Khắc tạo ra Cộng hòa Séc và nước Slovakia - cùng với các nước Trung và Đông Âu khác (trong đó có Hungary và Ba Lan) – những nước đã bám chặt vào phương Tây bằng cách gia nhập NATO và EU.

Cuộc chiến thương mại hiện nay sẽ làm cho tất cả các nền kinh tế đều bị thiệt hại. Nhưng Mỹ - tương đối ít phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, có thị trường nội địa phát triển sâu rộng hơn, và nói chung, có tiềm lực kinh tế hơn hẳn các nước khác - sẽ hoạt động tốt hơn hầu hết những nước khác trong khi nền kinh tế thế giới đang teo lại. Thị trường tài chính Trung Quốc đã thiệt hại, trong khi các thị trường tài chính Mỹ vẫn đứng vững.

Lý thuyết trò chơi cho rằng các tác nhân duy lý, trong khi nhận thức được rằng chiến tranh thương mại sẽ làm họ tổn thất đến mức nào, sẽ thấy giá trị của việc từ bỏ chiến lược trả đũa, và chấp nhận nhiều đòi hỏi của Mỹ. Chiến lược này có thể làm cho Mỹ trở thành mạnh mẽ hơn và sẵn sàng hơn trong việc ngăn chặn, không để ảnh hưởng và vị thế của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu tiếp tục bị xói mòn như đã từng diễn ra suốt nhiều năm qua.

Nhưng hoàn toàn không có gì đảm bảo rằng cách tiếp cận này sẽ thành công. Muốn thành công, cần phải có sự tin tưởng lẫn nhau cao hơn là hiện nay. Xã hội Mỹ đang bị chia sẽ cần phải cùng nhau đồng hành trong suốt giai đoạn ăn miếng trả miếng, vì chiến lược trả đũa sẽ làm cho giá cả gia tăng và, trong một số trường hợp, việc làm sẽ bấp bênh hơn.

Hơn nữa, chính quyền Trump phải tránh đẩy các nước khác (đặc biệt là Trung Quốc) vào tình trạng quá khó khăn ngay lập tức, vì làm như thế có thể làm cho toàn bộ nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái và thị trường suy giảm một cách hỗn loạn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) – trên cơ sở các mối liên hệ trong cộng đồng doanh nghiệp trong nước - đã cảnh báo rằng kế hoạch đầu tư của các công ty có thể bị “cắt giảm hoặc hoãn lại” vì quan hệ thương mại toàn cầu đang ở trong tình trạng bấp bênh. Và chúng ta đừng quên rằng Trung Quốc hiện đang nắm một khối lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ; nếu bị ép quá mức, nước có thể này có thể dùng nó để làm mất ổn định thị trường trái phiếu của chính phủ Mỹ, mà thị trường này lại là yếu tố then chốt đối với sức khỏe của hệ thống tài chính toàn cầu.

Còn quá sớm, chưa thể nói được “thời khắc Reagan” về thương mại sẽ diễn ra hay là không và nó có mang lại hệ thống công bằng hơn hay là không. Dù sao mặc lòng, cách tiếp cận như thế đòi hỏi chiến lược phải được thiết kế một cách cẩn thận và thực hiện một cách khéo léo – cần nhiều may mắn - được quản lý bằng hiểu biết sâu sắc về các yếu tố kinh tế, chính trị và địa chính trị. Đó là lý do tại sao chúng ta phải vượt lên câu hỏi liệu đây có phải là cuộc xung đột hay cuộc chiến tranh thương mại nhằm xây dựng những chiến lược thực tế cho “thời khắc Reagan”, nếu quả thật chúng ta muốn thấy thời khắc này.

Mohamed A. El-Erian, Cố vấn kinh tế trưởng tại Allianz, công mẹ của PIMCO, nơi ông từng là giám đốc điều hành và đồng giám đốc đầu tư, ông cũng là Chủ tịch Hội đồng phát triển toàn cầu của Tổng thống Barack Obama. Ông cũng từng là Giám đốc điều hành của Công ty Quản lý Harvard và Phó Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ông được tạp chí Foreign Policy đưa vào danh sách 100 nhà tư tưởng hàng đàu thế giới trong những năm 2009, 2010, 2011 và 2012. Tác phẩm gần đây nhất của ông có nhan đề The Only Game in Town: Central Banks, Instability, and Avoiding the Next Collapse.

Nguồn Project-Syndycate.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo.

_______________
A “Reagan Moment” for International Trade? 

Jul 9, 2018 Mohamed A. El-Erian In the 1980s, US President Ronald Reagan initiated a military spending race with the Soviet Union that ended up altering the global balance of power in ways that affected many countries worldwide. Could Donald Trump's tariff race with China lead to a similar outcome?

NEW YORK – The latest round of tit-for-tat tariffs by the United States and China has intensified the ongoing global debate about whether the world is facing a mere trade skirmish or heading rapidly toward a full-blown trade war. But what is really at stake may be even more fundamental. Either accidentally or by design, US President Donald Trump’s administration may have paved the way for a “Reagan moment” for the international trade regime.

In the 1980s, US President Ronald Reagan initiated a military spending race with the Soviet Union that ended up altering the global balance of power in ways that affected many countries worldwide. Today, Trump has launched a tariff race with China, an economic superpower, perhaps with similarly far-reaching potential consequences. Like under Reagan, the US is better placed to win the current competition with China – but the risks are sizable.

In the latest escalation of the trade dispute, the US imposed levies on $34 billion worth of Chinese imports. China immediately implemented retaliatory tariffs, spurring the US to threaten even more protectionist measures. These actions exacerbate tensions over the Trump administration’s imposition of tariffs on imports from other countries, including some of America’s closest allies (such as Canada), and its threats to withdraw from the World Trade Organization, which undergirds the rules-based system regulating cross-border flows of goods, services, and capital.

Many existing trade agreements would benefit from modernization. And most economists agree that the US has genuine trade grievances against China, including intellectual property theft, asymmetrical technology transfers, and non- tariff barriers, such as the requirement that foreign companies enter joint-venture agreements with domestic firms to access the Chinese market.

But most economists also agree that competitive tariffs are a risky way to address these grievances. Because tariffs transmit stagflationary pressures (that is, they encourage simultaneous economic contraction and inflation), they risk undermining a global recovery that is already facing challenges. And they complicate long-overdue monetary-policy normalization, while increasing the likelihood of global financial instability. The resulting systemic cracks could jeopardize the entire rules-based multilateral trading system at a time when there is no good alternative. Many economists hesitate on precisely what lies ahead. For example, one group, while recognizing that the current tensions increase the risk of a policy accident or mistake, views them as part of a process of posturing and negotiation.

When push comes to shove, they argue, the world’s major trade powers will avoid a mutually destructive approach, opting instead for negotiations that yield a still-free but fairer regime. Reinforcing this view are preliminary indications that the European Union may now be willing to consider a zero-tariff automobile initiative.

Another group, citing historical precedent, warns that beggar-thy-neighbor trade measures can quickly spiral out of control, taking a heavy toll on living standards. At a time of pronounced political polarization, anti-establishment anger, and mistrust of expert opinion – owing to economic disappointments and widespread fear of cultural and technological change – heightened protectionism would likely fuel even greater nationalism, populism, and inward-looking policymaking.

But the comparison to Reagan suggests that there may be other, broader implications. By forcing the Soviet Union into a military spending race that only the US could win (at the cost of rising debt and a higher risk of conflict), Reagan accelerated the demise of what he called the “evil empire.” It was a bold and risky strategy that ultimately changed the political map of Europe. Even before the Soviet Union’s demise, resulting in 15 new countries, its European “empire” had collapsed. The Berlin Wall had fallen, bringing German reunification, and Yugoslavia was disintegrating. Soon after, Czechoslovakia’s “Velvet Divorce” gave rise to the Czech Republic and Slovakia, which – together with other Central and Eastern European countries (including Hungary and Poland) – then anchored themselves firmly in the West by joining NATO and the EU.

Today, a trade war would damage all economies. But the US – which is relatively less dependent on foreign markets, possesses deeper domestic markets, and is generally more economically resilient than other countries – would do better than most others in a contracting world economy. Already, Chinese financial markets have suffered, while those in the US have held their own. Game theory suggests that rational actors, recognizing how damaging a trade war would be for them, would see the merit of abandoning a retaliatory strategy, and instead accede to many US demands. All of this could leave the US more able and willing to halt the multi-year erosion of its global economic influence and standing. But the success of this approach is far from guaranteed. Its execution will require more mutual trust than is currently on offer.

A divided US public will need to be kept on board throughout the retaliatory phase, which will lead to higher prices and, in some cases, greater job insecurity. Furthermore, the Trump administration will need to avoid actually pushing other countries (especially China) too hard too soon, thereby threatening the entire global economy with a possible recession and markets with disorderly declines.

 Already, the US Federal Reserve, relying on its contacts in the domestic business community, has warned that corporate investment plans could be “scaled back or postponed” because of uncertainty over global trade relations.

And let us not forget that China holds a massive volume of US Treasury bonds which, if pushed too hard, it could use to try to destabilize the US government bond market, which is essential to the health of the global financial system. It is too early to say whether a “Reagan moment” on trade will play out and deliver more than a fairer system. After all, such an approach would require careful strategic design and skillful implementation – not to mention plenty of good luck – guided by a nuanced understanding of economic, political, and geopolitical factors.  That is why we must move beyond the question of whether this is a trade skirmish or a trade war to develop real strategies for the “Trump trade moment,” should it arrive.
__________________________________________
Mohamed A. El-Erian Mohamed A. El-Erian, Chief Economic Adviser at Allianz, the corporate parent of PIMCO where he served as CEO and co-Chief Investment Officer, was Chairman of US President Barack Obama’s Global Development Council. He previously served as CEO of the Harvard Management Company and Deputy Director at the International Monetary Fund. He was named one of Foreign Policy’s Top 100 Global Thinkers in 2009, 2010, 2011, and 2012. He is the author, most recently, of The Only Game in Town: Central Banks, Instability, and Avoiding the Next

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...