30 April 2018

Sơ lược về HẢI QUÂN HOA KỲ

Đại Dương và Biển chiếm 72% diện tích trái đất và giữ khoảng 90% sinh quyển điạ cầu (biosphere). Dân số gia tăng, đất đai ngày càng trở nên hạn hẹp, cằn cỗi, con người đang tập trung tranh dành vùng nước mặn bao la, thuận tiện giao lưu hàng hải, đầy rẫy tài nguyên, từ sinh vật, khoáng sản đến dưỡng khí và ánh nắng mặt trời... Bắc Kinh xem Biển Đông Việt Nam là mục tiêu cốt lõi phải chiếm đoạt để vươn lên vị thế đệ nhất siêu cường. Cuồng vọng nầy cuả đế quốc Hoa Hán vi phạm nguyên lý Hổ Tương Sinh Tồn. Việt Nam hiện đang bị va chạm trực tiếp và mạnh mẽ nhất, chính quyền toàn trị cộng sản hiện hành nếu không đủ khôn ngoan ứng xử, toàn thể Dân Tộc sẽ bị nghiền nát dưới gót giày cuả quân xâm lăng truyền kiếp phương Bắc.

Tin tức cho biết từ ngày 5 đến ngày 9 tháng Ba năm 2018, Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson cuả Hải Quân Hoa Kỳ sẽ ghé thăm hải cảng Đà Nẵng, mở đầu tái diễn một kịch bản mới tại khu vực Đông Nam Á. Các nhà báo và cac chuyên gia chính trị bàn tán xôn xao. Trong hiện tình, mỗi nguời đều có những suy nghĩ riêng tư để đối thoại với chính mình hoặc trò chuyện với bằng hữu gần xa. Và rằng sự giải trình có thể khác nhau, nhưng một số thông tin cơ bản về Hải Quân Hoa Kỳ vẫn là tư liệu xác thực và cần thiết.

I- TỔNG QUÁT

Hải Quân Hoa Kỳ là một quân chủng cuả quân lực Mỹ có trách nhiệm thực hiện những cuộc hành quân trên biển. Quân số thường trực hiện nay cuả Hải Quân Mỹ gồm 332.000 quân nhân hiện dịch và 124.000 trừ bị. Tính đến tháng 9 năm 2015, Hải Quân điều hành 272 chiến hạm đang hoạt động và hơn 3.700 phi cơ. Ngân sách cuả Hải Quân Mỹ năm 2015 là 148 tỉ USD, trong tỗng số 498 tỉ USD cuả ngân sách Quổc Phòng. Ngày 2/2/2016, Bộ Hải Quân đề nghị ngân khoản 161 tỉ USD, một thành phần trong tổng số ngân sách Quốc Phòng 534,3 ti USD, đã đuợc Tổng Thống Obama chuyển đến Quốc Hội.

Hải Quân Hoa Kỳ bắt nguồn từ Hải Quân Lục Điạ (Continental Navy) thành lập trong cuộc chiến tranh Cách Mạng (1775-1783). Trước tiên, Quốc Hội bàn cải sôi nổi có nên chăng thành lập một đội hải quân. Phe bênh vực lập luận rằng Hải Quân sẽ bảo vệ tàu thuyền, phòng thủ duyên hải, khám phá những xâm nhập từ bên ngoài. Phiá chống đối cho rằng làm như thế là khờ dại vì thách đố với Hải Quân Hoàng Gia Anh (British Royal Navy), một hải lực đệ nhất hùng mạnh. Ngay trong lúc nầy, Tổng Tư Lệnh George Washington điều khiển 7 chiến hạm đánh thắng những tàu tiếp liệu cuả Anh Quốc và gởi thư báo cáo Quốc Hội. Lá thư được Quốc Hội tiếp nhận và đọc trong ngày 13 tháng 10 năm 1775, chấm dứt cuộc tranh luận. Từ đó, ngày 13 tháng 10 trở thành ngày sinh nhật cuả Hải Quân Mỹ.

Hiến pháp Mỹ trao Quốc Hội thẫm quyền “cung ứng và duy trì hải quân”. Quốc Hội thông qua Đạo Luật Hải Quân năm 1794 (Naval Act of 1794) ra lệnh chế tạo và cung cấp thủy thủ cho 6 khu trục hạm và đã thành công trong việc chống hải tặc cướp phá các thương thuyền Mỹ.

Lịch sử Hiệp Chủng Quốc cũng ghi nhận Hải Quân đã giữ một vai trò trong chính sách đối ngoại khi nhắc đến Thiếu Tướng Hải Quân Matthew Perry tiếp xúc với Nhật Bản và ký kết Hiệp Định Kanagawa năm 1854.

Hải Quân Mỹ có khả năng khiêm tốn trong Thế Chiến I, nhưng phát triển mạnh trong Thế Chiến II, nhất là sau cuộc tấn công bất ngờ cuả quân đội Nhật Bản vào Trân Châu Cảng năm 1941. Tại chiến trường Thái Bình Dương, Hải Quân Mỹ là thành phần chủ yếu cuả lực lượng đồng minh thành công trong chiến dịch tiến chiếm từng hải đảo. Hải quân Mỹ tham dự nhiều trận đánh vang dội như là : trận đánh Đảo San Hô, trận đánh Midway, trận đánh trên biển Phi Luật Tân (Battle of the Philippine Sea), trận đánh Vịnh Leyte, trận đánh Okinawa. Sau cùng, Douglas MacArthur vị tướng năm sao, tư lệnh tối cao của quân đội Đồng Minh (supreme commander for the Allied Powers) chấp nhận sự đầu hàng cuả Nhật, văn bản đuợc ký kết trên chiến hạm USS Missouri ngày 2 tháng 9 (tức ngày 1/9 tại Mỹ) năm 1945.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hải Quân Mỹ chịu trách nhiệm sẵn sàng đối phó với những cuộc khủng hoảng và chuẩn bị một trận thế chiến có thể bùng nổ với Liên Xô. Thập niên 1990, tầm vóc cuả Hải Quân Mỹ lớn nhất thế giới, hơn bảy lần tổng số Hải quân cuả các cường quốc khác gộp lại.

Kể từ biến cố 9/11/2001, Hải Quân Mỹ cải tiến để đương đầu với những đe dọa mới bằng cách tân tạo hình thể và trang bị vũ khí các loại chiến hạm như là khu trục hạm loại Zumwalt (Zumwalt class destroyer) và loại tàu chiến ven biển (littoral combat ship) để có đủ khả năng thi hành những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp mà không phải gia tăng số lượng.

Năm 2007, Hải Quân Mỹ tiếp nhận thêm binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến (US Marine Corp) và Lực Lượng Duyên Phòng (US Coast Guard) tạo ra một chiến lược hải quân mới gọi là Chiến Lược Phối Hợp Hải Lực Thế Kỷ 21 (A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower).

Năm 2007, Hải Quân Mỹ tiếp nhận thêm binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến (US Marine Corp) và Lực Lượng Duyên Phòng (US Coast Guard) tạo ra một chiến lược hải quân mới gọi là Chiến Lược Phối Hợp Hải Lực Thế Kỷ 21 (A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower).

Chiến Lược nhận định rằng những liên kết kinh tế cuả hệ thống toàn cầu và sự đổ vở cuả hệ thống nầy vì các khủng hoảng trong khu vực – do thiên nhiên hoặc con người tạo ra – có thể tác động bất lợi đến nền kinh tế và phẩm chất đời sống cuả Hoa Kỳ. Chiến Lược mới nầy hoạch định một lộ đồ cho Hải Quân, Lực Lượng Duyên Phòng, Thủy Quân Lục Chiến kết hợp với nhau và với các đối tác quốc tế để ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng xảy ra hoặc đối phó kịp thời khi cuộc khủng hoảng xuất hiện, nhằm tránh những tác động tiêu cực đối với Hoa Kỳ.

Trong thế kỷ 21, Hải Quân Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện đúng tầm mức trên khắp thế giới, triển khai tại một số khu vực như là Đông Á, Điạ Trung Hải, Trung Đông. Hải quân biển xanh (blue water navy) - với khả năng phóng ra những lực lượng vào những vùng ven biển, bám vào những khu vực tiền tiêu, đáp ứng kịp thơì những khủng hoảng trong khu vực - giữ một vai trò tích cực cho chính sách quốc phòng và ngoại giao cuả Hiệp Chủng Quốc. Hải Quân Mỹ có số trọng tấn nặng nhất thế giơí, kinh phí 127.3 tỉ đô la của tài khoá 2007. Hải Quân Mỹ cũng sở hữu những hàng không mẫu hạm lớn nhất với 10 hàng không mẫu hạm đang xử dụng và 1 hàng không mẫu hạm đang chế tạo.

Hải Quân đươc quản trị bởi Bộ Hải Quân mà Bộ Trưởng là dân sự. Bộ Haỉ Quân là phân bộ cuả Bộ Quốc Phòng. Chỉ Huy Trưởng Hành Quân Hải Lực (Chief of  Naval Operation) là sĩ quan hải quân cao cấp nhất.

Không quân cuả hải quân gồm các loại :

29 April 2018

30 tháng 4: Thử nhìn lại

Xin gõ vào mũi tên để nghe bài viết của sử gia Trần Gia Phụng - Toronto

Đô đốc Mỹ: Chỉ có chiến tranh với Mỹ mới có thể ngăn cản Trung Quốc độc chiếm biển Đông

Đô đốc Philip S. Davidson
Chỉ có chiến tranh mới có thể ngăn cản được Trung Quốc độc chiếm biển Đông. Đó là phát biểu của Đô đốc Philip S. Davidson, người được đề cử làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ trước Quốc hội Mỹ hôm 17/4.

Trong bản viết tay đệ trình lên Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ trước hôm ra điều trần, Đô đốc Davidson cảnh báo về sự gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc tại vùng nước đang tranh chấp, bao gồm những căn cứ quân sự bí mật trên các đảo. Ông nói rằng đây là một bước tiến của Trung Quốc nhằm hướng tới việc thống trị toàn bộ khu vực Biển Đông, nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Đô đốc Davidson viết rằng, một khi đã chiếm được Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ vươn dài tầm ảnh hưởng của mình ra hàng ngàn miles về phía nam. Quân đội Trung Quốc có thể sẽ sử dụng những căn cứ ở đây để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Các lực lượng được triển khai tới những căn cứ mà Trung Quốc lập nên tại đây có thể là bàn đạp đè bẹp một cách dễ dàng các lực lượng quân sự của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Để nhấn mạnh cho tầm quan trọng của nhận định trong bài viết, Đô đốc Davidson nói Trung Quốc hiện đã đủ khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống và chỉ có chiến tranh với Mỹ mới ngăn cản được điều này.

Trung Quốc hiện đòi chủ quyền đến 90% diện tích biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò được nước này vẽ ra trên biển, đòi chủ quyền vùng nước lịch sử.

Từ đầu năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp và xây dựng các căn cứ quân sự, triển khai vũ khí ra các đảo này, làm dấy lên lo ngại về việc quân sự hóa khu vực biển Đông của Trung Quốc.

Kể từ đầu tháng 4 tới nay, Trung Quốc đã liên tiếp tổ chức 4 cuộc tập trận trong khu vực.

Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa khu vực Biển Đông.

Hôm 23/3, một tàu khu trục của Mỹ là tàu USS Mustin đã tiếp cận Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát trong hoạt động thường xuyên của chương trình Tự do Hàng hải (Fonops) mà Mỹ vẫn tiến hành ở Biển Đông kể từ năm 2015 trở lại đây. (RFA)

28 April 2018

Lãnh đạo Nam Bắc Hàn ra tuyên bố chung, đồng ý chấm dứt chiến tranh trong năm nay

 Lãnh đạo Triều Tiên, Hàn Quốc ký vào bản tuyên bố chung.
(VTC News) - Trong tuyên bố chung được lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên đưa ra chiều 27/4, hai miền sẽ hướng đến mục tiêu chấm dứt chiến tranh trong năm nay và thay hiệp ước đình chiến bằng hiệp ước hòa bình.

Theo CNN, lãnh đạo 2 miền Triều Tiên cho biết sẽ ký hiệp ước hòa bình trong năm nay, chấm dứt toàn toàn tình trạng chiến tranh kể từ năm 1953. Hiện nay, Triều Tiên và Hàn Quốc chỉ duy trì hiệp ước đình chiến, được thiết lập từ sau giai đoạn chiến tranh 1950-1953.

Sau khi ký vào bản tuyên bố, Tổng thống Hàn Quốc nói: "Sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, một kỷ nguyên hòa bình mới đã bắt đầu.

Trong khi đó, ông Kim Jong-un cho rằng: "Hai miền Nam - Bắc cần song hành với nhau, bởi chúng ta có chung dòng máu và là anh em".
Tuyên bố có tên chính thức là "Tuyên bố Bàn Môn Điếm về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên", được công bố sau một ngày hội đàm và 30 phút trò chuyện riêng giữa ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in.

Tuyên bố chung còn cho biết hai miền Triều Tiên sẽ hướng đến việc phi hạt nhân hóa toàn diện và Tổng thống Moon Jae-in sẽ đến thăm Bình Nhưỡng mùa thu năm nay.

27 April 2018

Ông Donald Trump đã điểm trúng "huyệt đạo", Trung Quốc có thay đổi cách chơi?

Hồng Thủy
11:17 25/04/18

(GDVN) - Lựa chọn việc cấm xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc là "huyệt đạo" ông Donald Trump sử dụng để buộc Bắc Kinh điều chỉnh hành vi.

Nhà báo Yu Nakamura, Nikkei Asia Review ngày 25/4 bình luận:

Động thái Nhà Trắng cấm tập đoàn ZTE, Trung Quốc mua các chíp điện tử của Mỹ hồi tuần trước được thiết lập không chỉ để làm tê liệt hoạt động sản xuất điện thoại thông minh của ZTE, mà còn gây chấn động chuỗi cung ứng viễn thông toàn cầu của Trung Quốc.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, mặc dù lượng điện thoại thông minh còn trong kho của ZTE có thể cung ứng ra thị trường trong 1 tháng nữa, nhưng sản lượng mặt hàng này đang bị chững lại.

Lệnh cấm bán cho ZTE các con chíp điện tử (và hệ điều hành) của Mỹ bắt nguồn từ thỏa thuận tháng 3/2017 giữa ZTE và Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Tập đoàn này bị phát hiện đã vi phạm các lệnh cấm của Mỹ từ 2010 đến 2016 về việc cung cấp các thiết bị viễn thông cho Iran và Bắc Triều Tiên.

Một công nhân của ZTE đang làm việc trong nhà máy 
ản xuất điện thoại thông minh của hãng này tại
Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. 
Ảnh: Nikkei Asia Review.
ZTE đã thực hiện các giao dịch với 2 quốc gia này thông qua các công ty trung gian.

Tập đoàn viễn thông Trung Quốc này đã nhận sai và chịu nộp phạt 1,19 tỉ USD, nhưng vẫn tiếp tục "phạm sai lầm" trong thời gian thử thách.

Cuối cùng, Hoa Kỳ quyết định áp đặt lệnh cấm bán linh kiện điện tử (và phần mềm) công nghệ cao của Mỹ cho ZTE trong vòng 7 năm.

Một số quan điểm từ Bắc Kinh xem động thái này như một cuộc tấn công của Mỹ vào ngành công nghiệp viễn thông, điện thoại thông minh do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.

ZTE đã mở rộng chỗ đứng của mình trong thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, xếp thứ 9 năm ngoái với khoảng 43 triệu thiết bị cầm tay.

70% số này được xuất khẩu với khoảng 1 nửa lô hàng đến thị trường Mỹ, chiếm khoảng 12% thị trường tiêu thụ điện thoại thông minh Hoa Kỳ, xếp vị trí thứ tư.

Tác động tàn phá của lệnh cấm với ZTE là do sự phụ thuộc của tập đoàn này vào các nhà cung cấp Hoa Kỳ cho các linh kiện công nghệ cao thiết yếu.

Doanh nghiệp Mỹ cung cấp khoảng 30% linh kiện, đều là các linh kiện quan trọng thiết yếu cho ZTE để sản xuất điện thoại thông minh, như các con chíp của Itel hay Qualcomm.

Một khía cạnh khác là phần mềm. Hầu hết điện thoại thông minh chạy 1 trong 2 hệ điều hành, iOS độc quyền của Apple hoặc Android của Google.

Lệnh cấm 7 năm có thể đe dọa cắt đứt quyền truy cập vào 2 hệ điều hành này trong các sản phẩm điện thoại thông minh của ZTE.

Hạn chế này cũng có thể làm trở ngại kế hoạch của ZTE triển khai công nghệ không dây thế hệ 5 được xác định sẽ là động lực tăng trưởng chính của tập đoàn viễn thông Trung Quốc này.

Ngày 17/4, Ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ cho biết, họ có kế hoạch ngăn chặn việc sử dụng nguồn tài chính từ Quỹ Dịch vụ công Hoa Kỳ để mua sắm các thiết bị từ tập đoàn Huawei Technologies, Trung Quốc, do các mối lo ngại an ninh.

Biện pháp này dường như nhắm vào Huawei và ZTE trong bối cảnh Washington quan ngại, Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị Trung Quốc sản xuất để theo dõi người Mỹ, vì 2 doanh nghiệp này có liên hệ chặt chẽ với nhà nước Trung Quốc.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đưa ra báo động về Huawei và ZTE vào năm 2012, kêu gọi chính phủ cấm các doanh nghiệp lớn Hoa Kỳ làm ăn với 2 công ty này. [1]

Xung quanh "cú điểm huyệt" này của ông Donald Trump, Robert Lawrence Kuhn, một nhà tư vấn chiến lược và đầu tư quốc tế, sở hữu trí tuệ và bình luận Trung Quốc ngày 24/4 nhận định trên South China Morning Post:

Tổng thống Hoa Kỳ cực kỳ không được ưa chuộng trong giới tinh hoa Mỹ, đặc biệt là các chuyên gia chính sách - những người không cần nhiều lý do để chỉ trích Donald Trump về các cuộc tấn công bằng thuế quan.

Tuy nhiên, những người ưu tú này lại không chỉ trích Donald Trump về những hành động chống lại chính sách không công bằng của Trung Quốc trong thương mại.

Giới tinh hoa Hoa Kỳ có một sự "đồng thuận bất thường" rằng, chính sách của Mỹ với Trung Quốc trong 4 thập kỷ qua đã thất bại trong việc đưa quốc gia này vào "quỹ đạo bình thường" theo quan niệm của Hoa Kỳ.

Họ đã từng tin tưởng rằng, bằng cách giúp Trung Quốc phát triển, quốc gia này sẽ thay đổi hành vi. Nhưng giờ đây Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ của Hoa Kỳ, thay vì đối tác. [2]
Hình minh họa, nguồn: SCMP.

Như vậy có thể thấy, lệnh cấm ZTE 7 năm không được mua các linh kiện và phần mềm công nghệ cao của Hoa Kỳ rất có thể là một "huyệt đạo" ông Donad Trump thay mặt giới tài phiệt Phố Wall và giới tinh hoa Mỹ, để buộc Trung Quốc phải thay đổi cách chơi.

Chính Giáo sư Diêu Dương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16/4 cũng thừa nhận:

Trong suốt 4 thập kỷ qua Mỹ đã hỗ trợ Trung Quốc rất nhiều trong việc phát triển kinh tế, thậm chí đã "dung túng" cho Bắc Kinh hưởng quy chế tối huệ quốc, bất chấp các tiêu chuẩn nhân quyền mà Hoa Kỳ đặt ra.

Niềm tin của người Mỹ đằng sau những chính sách này là, bằng cách giúp Trung Quốc phát triển, hội nhập, rồi sẽ có một ngày "họ sẽ trở nên giống chúng ta (Mỹ) hơn". [3]

Do đó, "điểm huyệt ZTE" theo cá nhân người viết, không đơn giản là cách Mỹ phát động "chiến tranh thương mại" chống lại Trung Quốc;

Nhiều khả năng là một bước đi chiến lược để hiệu chỉnh hành vi của Bắc Kinh trong sân chơi kinh tế - chính trị toàn cầu.

Chiêu bài "hứa" giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ Mỹ - Trung mà Bắc Kinh từng "chìa ra" với Washington, dường như không còn hiệu quả với chủ nhân Tòa Bạch Ốc.

Các chính khách và doanh nhân hàng đầu Trung Quốc trong làng công nghệ viễn thông tuyên bố, lệnh cấm của Mỹ với ZTE sẽ được biến thành "động lực" để Trung Quốc tự chủ phát triển công nghệ cao. [4]

Tuy nhiên nói thì bao giờ cũng dễ hơn làm.

Ông Tập Cận Bình có chịu thay đổi dưới áp lực Hoa Kỳ?

Từ năm 2012 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các công nghệ cao cốt lõi để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Ông nói:

"Chúng ta phải đẩy nhanh việc phát triển các kế hoạch thiết lập các hệ thống công nghệ thông tin trong nước an toàn, có thể kiểm soát;

Thúc đẩy và thực hiện các bước đột phá trong nghiên cứu, phát triển công nghệ điện toán hiệu suất cao, viễn thông, di động, truyền thông lượng tử, chế tạo chíp và hệ điều hành." [5]

Người viết nhận thấy, từ 2012 đến nay, phải thừa nhận rằng Trung Quốc có nhiều bước tiến đáng kinh ngạc về khoa học công nghệ, nhưng "công nghệ cốt lõi" thì vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, ở đây là Hoa Kỳ.

Điều đó càng cho thấy "huyệt đạo" mà ông Donald Trump lựa chọn dưới sự tư vấn của các "think tanks - hồ trí tuệ" Hoa Kỳ để điều chỉnh hành vi của Trung Quốc là rất chính xác, cho dù hiệu quả đến đâu cần có thêm thời gian quan sát để có thể tìm được câu trả lời.

Nguồn:

[1]https://asia.nikkei.com/Economy/Trade-tensions/US-ban-on-ZTE-threatens-to-rattle-smartphone-supply-chain2

[2]http://www.scmp.com/comment/insight-opinion/article/2143056/zte-ban-start-tech-war-between-china-and-us

[3]http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Ong-Tap-Can-Binh-co-chiu-thay-doi-duoi-ap-luc-Hoa-Ky-post185381.gd

[4]http://www.scmp.com/tech/china-tech/article/2142869/chinese-internet-leaders-call-core-technology-ownership-after-us-ban

[5]http://en.people.cn/n3/2018/0419/c90000-9451186.html

26 April 2018

Thượng viện Canada ra nghị quyết lên án Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông

 Thụy My/RFI

Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập,
Trường Sa, Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với nhiều bên.
(Ảnh vệ tinh do CSIS công bố ngày 06/06/2017.)
Thượng viện Canada hôm qua 24/04/2018 đã thông qua nghị quyết chỉ trích thái độ hung hăng và sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tờ Globe and Mail xuất bản tại thủ đô Ottawa cho biết như trên.

Nghị quyết tố cáo « sự leo thang và thái độ thù địch của Trung Quốc », kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không, theo như quy định của luật quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Bên cạnh đó cần chấm dứt việc xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông.

Việc Thượng viện Canada điểm mặt chỉ tên Trung Quốc như vậy là hành động hiếm thấy, vào thời điểm chính phủ của ông Trudeau đang tìm cách mở ra các cuộc đàm phán về thương mại với Bắc Kinh. Nghị quyết được thông qua với 43 phiếu thuận trong đó có các lá phiếu của đại diện chính phủ đảng Tự Do, 29 phiếu chống và 6 vắng mặt.

Thượng nghị sĩ đảng bảo thủ Ngô Thanh Hải cho rằng đây là một thông điệp mạnh mẽ cho Trung Quốc, rằng thái độ của họ ở Biển Đông là không thể chấp nhận được. Theo ông, với việc thông qua nghị quyết này, Thượng Viện đã cổ vũ chính phủ Canada có được « quan điểm mang tính nguyên tắc về một trong những cuộc xung đột địa chính trị lớn nhất trong thời đại chúng ta ».

Ông Ngô Thanh Hải cũng cho biết không ngờ dự thảo nghị quyết được thông qua, vì văn bản này đã bị ách lại suốt hai năm qua ở Thượng viện do sự chống đối kịch liệt của thượng nghị sĩ gốc Hoa Paul Yuen Woo (Hồ Nguyên Báo), người đứng đầu nhóm nghị sĩ độc lập, cựu chủ tịch Asia-Pacific Foundation, bị tố cáo là « thân Trung Quốc hơn bất kỳ ai khác ». 

Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada ra thông cáo lấy làm tiếc về việc nghị quyết được thông qua, và trách cứ thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã làm xấu đi quan hệ song phương.

Tờ Globe and Mail nhắc lại, chính phủ Canada ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016, rằng yêu sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh ở Biển Đông là vô căn cứ. Theo Viện Chính sách chiến lược Úc, trong thập niên qua Trung Quốc đã tự tiện « chiếm hữu trên thực tế 80% Biển Đông, tương đương với diện tích Tây Âu ».

Trung Cộng Lập Tổ Chức Cộng Sản Tại Các Trường Đại Học ở Hoa Kỳ

"Đây là một chiến lược của nhà cầm quyền TC nhằm thắt chặt việc kiểm soát ý thức hệ của sinh viên du học. Và nó đang xảy ra trên khắp thế giới."

Vào tháng 7 năm 2017, một nhóm chín sinh viên và giảng viên từ trường Đại Học Khoa Học và Công Nghệ Huazhong của Trung cộng (TC) tham gia vào một chương trình mùa hè tại viện Đại Học Illinois tại Urbana-Champaign (UIUC), đã thành lập một chi nhánh Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở tầng ba của ký túc xá Hopkins Hall.

Theo một bài báo hồi tháng 7 năm 2017 và ảnh đăng trên trang nhà của trường Đại Học Huazhong, nhóm sinh viên nói trên đã tổ chức các cuộc họp để thảo luận về ý thức hệ của đảng cộng sản Trung Quốc, chụp một bức ảnh cả nhóm trước một lá cờ đỏ búa liềm. Trường ĐH Huazhong đã gửi bốn giáo sư trong chuyến đi, và ra lệnh cho họ thành lập một tổ chức đảng cộng sản để tăng cường "hướng dẫn tư tưởng" cho sinh viên trong khi du học ở Hoa Kỳ.

25 April 2018

Những xa lộ tử thần

Tại Hoa Kỳ và Canada, có những xa lộ được mệnh danh là những xa lộ tử thần vì số người tử thương trên những xa lộ này. Đó là những xa lộ xuyên bang, hoặc trong tiểu bang, thường được gọi là xa lộ đồng quê, chỉ có hai lối (lanes) cho xe chạy, chỉ có lằn đinh ngăn đôi đường nhưng không có tường chắn ở giữa. Quí vị nên tránh dùng những xa lộ này nếu có thể. Thay vào đó, quí vị nên dùng những xa lộ có tường chắn ở giữa và có nhiều lối cho xe chạy. Nếu quí vị bắt buộc phải dùng những xa lộ này, xin nhớ kỹ những điều sau đây:

- Chỉ qua mặt ở những chỗ mà lằn vẽ đứt đoạn ở bên phần đường của mình.

- Khi muốn qua mặt xe khác, quí vị phải chắc chắn là phía trước không có xe ngược chiều đang đi tới, hoặc nếu có xe ngược chiều đang đi tới, quí vị phải chắc chắn là quí vị có đủ thời giờ để qua mặt.

- Không bao giờ qua mặt xe khác tại những khúc đường quanh, hoặc trên dốc.

- Không bao giờ qua mặt xe khác khi điều kiện thời tiết không an toàn như bị chói nắng, sương mù, mưa, tuyết, đường đóng băng.

Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ qua mặt ban đêm khi quí vị nhìn thấy hai ánh đèn xe phía trước dù rất nhỏ. Lý do là quí vị sẽ không thể lượng định được khoảng cách của chiếc xe ngược chiều và sẽ không có đủ thì giờ để qua mặt.

Nếu quí vị đang lái xe trên những xa lộ này và bỗng dưng quí vị nhận thấy chiếc xe ngược chiều đang từ từ lấn sang phần đường của quí vị. Điều này thường xảy ra vì người tài xế của chiếc xe đó lơ đãng, không tập trung trong việc lái xe, đang buồn ngủ, đang bị ảnh hưởng của rượu, ma túy, thuốc uống hoặc do những lý do khác, thì quí vị phải làm gì?

Nếu quí vị không nhanh chóng hành động hoặc hành động không đúng cách, sinh mạng của quí vị và của những người thân trong xe sẽ bị nguy hiểm. Những điều quí vị nên làm trong trường hợp này là:

- Bóp kèn, pha đèn báo động người tài xế của chiếc xe ngược chiều. Hầu hết trong mọi trường hợp, người tài xế chiếc xe ngược chiều sẽ sửa sai và trở về phần đường của anh ta.

Nếu bóp kèn và pha đèn không đem lại kết quả, lái xe về sát phía bên phải để tránh tai nạn.

Chú ý: Không bao giờ lách về phía trái vì người tài xế xe ngược chiều có thể giật mình, sửa sai và lách về bên phải của anh ta. Kết quả là quí vị và người tài xế xe kia sẽ đụng nhau ở giữa đường.

Du lịch xuyên bang bằng xe hơi là điều rất thú vị, đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm khó quên, nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận một thực tế rất phũ phàng: xe hơi là loại vũ khí giết người nếu chúng không được sử dụng đúng cách nhất là trong những trường hợp khẩn cấp.

Chúc các quí vị lái xe thật cẩn thận và an toàn! (H.N)

23 April 2018

Gió Đưa Cây Bẹo

phan ni tấn

Vừa sanh ra con Bẹo đã bị thọt chưn bẩm sinh. Ông bà Hai Ớt thuộc giới thương hồ lấy ghe làm nhà nên con Bẹo cũng theo ghe rày đây mai đó mà lớn lên. Thấy con tật nguyền, nhưng tánh tình lại hồn nhiên, tươi thắm, ông Ớt càng thương con không thua gì bà Thìn, vợ ông. Mỗi lần treo trái cây toòng teng trên cây bẹo, ông lại bật cười nhớ lại vì đâu con gái rượu của hai ông bà có tên là Bẹo. Nguyễn Thị Bẹo.

Số là một hôm ghe vừa de đít cặp vô bến sông Bảy Háp, Cà Mau thì trời mưa lắc rắc. Ông Ớt đang loay hoay cột trái giác và lóng mía Lào trên cây bẹo thì bà Thìn nóng ruột quơ lấy tấm áo mưa ì à ì ạch chạy ra che cho ông.

Thấy cái bụng bầu vượt mặt lệt bệt chạy tới ông Ớt tuy thương vợ cũng phải nhăn mặt la lên: "Chèn đéc ơi! Mưa gió vầy bà còn chạy ra đây làm gì. Giùm ơn dzô đi. Coi chừng cái bụng bầu bì kia kìa! Thiệt tình.". Bà Thìn cười giã lã: "Hông sao mà. Ông ướt hết rồi nè". Vừa nói bà Thìn vừa đánh phạch cái áo mưa ra, lầu bầu: "Mưa gì bất nhơn. Hổng đợi người ta treo cho xong trái giác...".

Mặc dù mưa lưa thưa rớt hột đủ ướt sàn ghe nhưng cũng vừa đủ để bà bầu bất ngờ trợt chưn té một cái "ạch" chỏng gọng, đầu thì đập vô cây bẹo nghe một cái "bốp"...

Đầu gối bể bánh chè, cái trán sưng chù vù khiến bà Thìn nằm ưởn cái bụng lên trời la làng; đau đến nỗi bà nhăn quéo mặt nghiến răng rặn sao không biết lại tọt ra một hơi hai cái bào thai non. Đáng lẽ theo lịch ông Ớt đánh dấu ngày đưa ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng bà Thìn mới chuyển bụng. Đằng này...

Ông Ớt xưa nay vốn trầm tĩnh, ít nói thấy vợ té xẩy thai cũng quýnh lên, hối hả chạy tới trước mũi ghe, gập người hướng xuống bến kêu cứu. Người Ca Mau vốn hiền lành lại nhanh tay lẹ mắt. nghe tiếng la hớt hải mấy người dưới bến ba chưn bốn cẳng ù lên ghe xúm đưa bà Thìn xuống đặt nằm lên xe ba gác chờ sẵn đạp thẳng vô nhà thương, ông Ớt lạch bạch chạy theo, tay quệt nước mắt, tay vịn yên xe đẩy đi cho lẹ.

Nhớ lại cái ngày bà Thìn xẩy thai, ông Ớt hết hồn. Hớp miếng nước trà nguội ngắt ông chắc lưỡi thầm than:cũng may được ông trời thương - dù chỉ thương... một nửa - giúp cho mẹ tròn con vuông; chỉ tiếc cho cái thai thứ hai mất ngay khi lọt lòng, âu cũng là phận số thiên định.

Rồi lần theo năm tháng con Bẹo lớn lên trong niềm vui của hai ông bà. Ban ngày ông bà Hai Ớt tất bật ngược xuôi khắp miền Lục Tỉnh Nam Kỳ, buôn bán đủ các mặt hàng từ thực phẩm tới như yếu phẩm. Đêm về, thương con mọn, bà Ớt thắp đèn dầu dạy con học hành. Tuy bị tật chưn nhưng đầu óc con Bẹo lại thông minh, sáng lán, học đâu nhớ đó. Nhất là tánh tình con Bẹo suốt ngày cứ tíu ta tíu tít, cái giọng thì trời ơi, cứ tươi roi rói, thánh thót theo câu hát, giòn tan theo điệu nhạc. Nó không thích nhạc buồn, nghe cái giọng chim hót vui tươi rộn rã của nó, người trên bến dưới thuyền đều khen con bé có giọng hát trời ban, cái bản mặt thì bầu bĩnh, sáng rực đến dễ thương quá ể. Khi trở thành thiếu nữ, con Bẹo càng ngày càng trở nên giỏi giang, quán xuyến cả việc bếp núc lẫn sổ sách chi tiêu cho hai ông bà.

Có lần Bẹo đòi theo má lên bờ bổ hàng, ông Ớt không cho, nhưng bà Thìn nói chắc như bắp có tui ông đừng lo. Bềnh bồng sông nước đã quen, lần đầu tiên đặt chưn lên mặt đất Bẹo cảm thấy ngồ ngộ, là lạ, nhồn nhột dưới chưn. Lỗi tại mặt đất (nó cứng quá má ơi, như Bẹo than), không bềnh bồng, mềm mại như nước khiến Bẹo phập phồng, run chưn. Mà thiệt, Bẹo rụt rè bước chưa tới năm bước đã té nhào đầu. Cú té thiệt tình, dù lúc đó bà Thìn có nắm chặt tay con, nhưng theo đà té Bẹo lôi cả bà chúi nhủi xuống đất. Rốt cuộc Bẹo trẹo mắt cá, còn bà thì trầy một bên má.

Ở nhà thương về, bị ông Ớt rầy quá mạng, biết lỗi, cả hai mẹ con đều nín thinh. Từ đó, Bẹo ở luôn dưới ghe làm bạn với trăng sao, sông nước. Cũng như ông bà Hai Ớt, Bẹo coi ghe là nhà, nước.là... đất.

Tuy lấy ghe làm nhà nhưng mỗi lần tết nhất nghe bạn hàng than nhớ nhà nhớ xứ quá mạng khiến hai ông bà cũng xốn xang. Chiều về bên mâm cơm, ông Hai Ớt chạnh lòng theo nỗi nhớ quê của bà Thìn ở Xóm Thủ, cạnh cửa sông Bồ Đề mà lâu lắm ông không có dịp đưa bà về thăm.

Hồi thanh niên còn búi tóc, anh Hai Ớt là thợ chuyên môn sửa chữa máy móc cho ghe thuyền chết máy ở chợ nổi Cà Mau. Lúc đó cô Năm Thìn là khách thương hồ chuyên buôn bán các loại đặc sản miền Tây, một hôm từ vàm rạch Đường Kéo xuôi ghe về tới cầu quay Cà Mau thì lột dên..Sau khi rà xét máy móc dưới hầm ghe không thấy gì, anh đề máy thử thì nghi dưới đáy ghe có vấn đề. Miệng ngậm ống nước thông hơi anh lặn xuống mới phát giác chưn vịt bị nứt gần gảy đôi, anh cẩn thận tháo chưn vịt đem về hàn khí đá.

Duyên nợ ba sinh sao đó, mới gặp nhau cả hai đều bị... "sét đánh". Sau này anh Hai Ớt thổ lộ anh thương cô Năm Thìn ở sự cần mẫn, tháo vác, chịu thương chịu khó với nghiệp dĩ; còn cô Năm thì cảm mến anh Hai tuy có tài nhưng tánh tình thực thà, chất phác. Dần hồi hai anh chị đến với nhau, gần gũi, đỡ đần nhau riết rồi thành vợ thành chồng.

Từ đó, anh Hai Ớt theo vợ chuyển qua nghiệp thương hồ rầy đây mai đó trên sông nước; mê nghề đến độ ở tuổi về chiều mới được một mụn con.

Trải qua những cuộc bể dâu trong cuộc đời làm người, con Bẹo hồn nhiên, liến thoắng ngày xưa nay đã là bà chủ nghiêm nghị, lịch lãm của một công ty xuất nhập cảng nguyên liệu máy móc ghe tàu ơ Sài Gòn và ba chi nhánh ở Cần Thơ, Cà Mau và Châu Đốc.

Bà Chơn Nguyên (tức con Bẹo thọt chưn) có chồng không ai khác hơn là con trai trưởng của ông chủ tiệm xuồng bè ở Cà Mau, chủ nhơn ông của anh thợ máy Hai Ớt ngày xưa.

Nhờ có tài kinh doanh cộng với một phần nhỏ tài sản bên chồng, lần hồi bà Chơn Nguyên tạo nên một cơ ngơi trải dài từ Sài thành cho tới miền Tây Nam phần Điều đáng ngưỡng mộ là càng giàu có, bà Chơn Nguyên càng hướng Phật. Khi đã thành công ngoài đời, với tấm lòng bác ái bà âm thầm đóng góp, giúp đỡ người nghèo, người sa cơ lỡ vận, trẻ mồ côi, nhất là những người dị tật như bà. Bà tự nguyện làm việc đó miệt mài, tận tụy.

Không phải vì dáng đi khập khễnh của bà Chơn Nguyên mà người ta không nể trọng bà. Ở Xóm Thủ, quê mẹ của bà có một trường tiểu học mang tên Chơn Nguyên. Xóm Thủ cũng là nơi an nghỉ của song thân bà là: ông Hai Ớt và bà Năm Thìn. Mỗi lần về viếng mộ, bà Chơn Nguyên thường ngồi lặng ở đó hàng giờ. Cũng như về tới Cà Mau, đứng trên cầu quay nhìn xuống bến đò bà bồi hồi nhớ lại chuyện sanh non trên ghe thuở xa mờ. Những lúc đó, nước mắt của con Bẹo ngày xưa lại nghẹn ngào ứa ra để bà Chơn Nguyên ráng nuốt ngược vào lòng mà thương cho đứa em song sanh yểu mệnh của mình.

Bà Chơn Nguyên, pháp danh Mật Tịnh, mất năm 1969 tại Cà Mau. Bà có bốn người con, cả bốn đều ăn học nên người và đều thành đạt trong thương trường Có điều, cô Xưa, cử nhơn văn chương, cô con gái út của bà Chơn Nguyên, khi có chồng lại bỏ dạy theo chồng lênh đênh sông nước thương hồ. Anh chị cản cách mấy cô cũng tỏn tẻn cười" Út đi tìm ba má mờ. Hihi".

Sáng nay ở chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ, ngồi trong mui ghe nhìn anh chồng dễ thương đang treo lóng mía Lào trên cây bẹo thì trời đổ mưa. Trời mưa lắc rắc vừa đủ ướt cây bẹo.

phan ni tấn

QGHC Nam California: Tưởng Niệm Quốc Hận 30 Tháng Tư


20 April 2018

Chén Thuốc Rầy, thơ

 Dạo:

        Mẹ cam thiên cổ đăng trình,
Để nhường cho cháu con mình phần ăn.



    Chén Thuốc Rầy
        (Như một nén hương để được cùng anh T
           tưởng nhớ tới người mẹ hiền của anh)


Con của mẹ, mẹ cầu con thứ lỗi,
Vì chiều nay khi mệt mỏi về nhà,
Con sẽ không còn thấy bóng mẹ già,
Tựa vách lá nhìn ra như mọi bữa.

Mẹ không muốn thấy lệ buồn con ứa,
Khi không còn mẹ nữa ở trần gian.
Chẳng riêng mình phải chịu cảnh lầm than,
Cả nước cũng điêu tàn trong tay giặc.

Lũ đầy tớ của bọn Tàu phương Bắc,
Đem đau buồn gieo rắc khắp non sông.
Cả nhà mình như lá chết mùa đông,
Bị gió quét đến đường cùng đen tối.

Ngày chúng bắt con lên đường tù tội,
Thì vợ con cũng khăn gói biệt tăm,
Bỏ đàn con, đứa lớn mới lên năm,
Đứa nhỏ nhất còn ẵm nằm bú sữa.

Mẹ từ đó lo chạy ăn từng bữa,
Đồ trong nhà, bán lần lữa cầm hơi,
Cùng loay hoay bươn chải chốn chợ trời,
Bòn mót gạo để nuôi bầy cháu nội.

Rừng núi lạnh, mẹ dăm lần lặn lội,
Đi thăm con, nhắn vội được đôi lời,
Lòng đớn đau, lo khấn Phật xin Trời,
Cho con khỏi vùi thây nơi hoang dã.

Sau gần chục năm ngục tù đày đọa,
Con cuối cùng được chúng trả tự do.
Tấm thân tàn đầy bệnh hoạn ốm o,
Về đến cửa, phải liền lo kiếm sống.

Con và mẹ đều miệt mài lao động,
Mặc trẻ thơ tự chèo chống sớm chiều,
Tuy đến trường, chẳng được học bao nhiêu,
Vì "lý lịch", chịu lắm điều thua thiệt.

Sức khỏe mẹ theo thời gian cạn kiệt,
Đành quẩn quanh vớ vẩn việc trong nhà,
Lòng bồi hồi lẫn buồn bã xót xa,
Nhìn con phải một mình qua lối khổ.

Ngày cặm cụi gò xích lô dưới phố,
Chẳng quản thân, quên khốn khó nhọc nhằn,
Hốc hẻm nào cũng lặn lội trôi lăn,
Vẫn không kiếm đủ ăn, dù gắng gỏi.

Mẹ vẫn biết con nhiều khi rất đói,
Nhưng bên ngoài hùng hổ nói mình no,
Nhường phần ăn ít ỏi của con cho
Mẹ già với bầy con thơ còm cõi.

Mẹ không nhận thì con dằn con giỗi,
Nhưng làm sao mẹ nuốt nổi, con ơi.
Lòng con như lòng mẹ cũng rối bời,
Giờ chỉ biết oán mệnh trời sai quấy.

Sao con không nhận thấy,
Mẹ già rồi chẳng mấy cần ăn,
Nên muốn để dành phần
Cho đám cháu đang cần sức lớn

Lòng mẹ thầm đau đớn,
Nhìn cháu mình chợt sung sướng bi bô,
Khi được bà lén sớt chút khoai khô,
Chút cơm độn vào chiếc tô sứt mẻ.

Biết bao bận mẹ giả vờ không khỏe,
Nhường miếng ăn cho lũ trẻ đói lòng,
Nhưng nói chửa kịp xong,
Con trừng mắt làm chúng không dám nhận.

Mẹ vốn biết lòng con luôn ân hận
Không làm xong bổn phận với gia đình,
Để mẹ già con dại phải điêu linh,
Nên con vẫn tự trách mình vô dụng.

Mẹ nghĩ nếu mẹ còn dai dẳng sống,
Nhà dư người, sẽ túng thiếu triền miên,
Và bao lâu còn có lũ bạo quyền,
Thì đói rách, oan khiên còn đó mãi.

Mẹ dẫu mất, nhưng hồn nguyền ở lại,
Để ngày đêm khấn vái với Phật Trời,
Cho cháu con được sớm thoát ra khơi,
Được sống sót đến quê người xa lạ.

                         *

Sau hai buổi đổ mồ hôi vất vả,
Người đàn ông tất tả lết về nhà,
Bàng hoàng khi thấy lũ trẻ quanh bà,
Quẹt mũi dãi, gào khóc la thảm thiết.

Người run rẩy, đôi chân dường rũ liệt,
Sụp xuống ghì xác chết mẹ trong tay.
Mắt khô cằn, chẳng còn lệ để cay,
Trân trối ngó chén thuốc rầy đã cạn.

                         *

Chập chùng mây kiếp nạn,
Bóng ai còn lảng vảng giữa trời đêm.

Trần Văn Lương
Cali, mùa Quốc Hận 2018

19 April 2018

CHIA BUỒN

Được tin dữ, Hiền Thê của Niên Trưởng Bùi Trọng Tiêu

Chị NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
Pháp danh NHẬT CÚC
vừa mệnh chung ngày 17 Tháng 4 Năm 2018
tại Fountain Valley, Orange County, California

Hưởng thọ 86 ttuổi.

Xin chân thành chia buồn cùng Niên Trưởng Bùi Trọng Tiêu và Các Cháu
Nguyện cầu hương linh Chị KIM LIÊN sớm về Cõi Vĩnh Hằng

Toàn Thể Đồng Môn Khóa 8 Đốc Sự
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sàigòn

Thật vẻ vang cho dân Việt, Cháu TOMMY TRẦN: Học Sinh giỏi toàn thế giới với Điểm Toàn Hảo.

Có 4 triệu và 700 ngàn hoc sinh dự thi trên toàn thế giới. Kết quả có 6 em được điểm toàn hảo. 4 em tại Hoa kỳ, một em tại Úc và một em tại Đức. 

Hiện nay có 3 tiểu bang nước Mỹ đang ăn mừng chiến thắng này.

- Ở Chicago (Illinois) có em Nadia Segura đậu đầu bảng về môn sinh ngữ tiếng Spanish và các đài truyền hình lớn ở địa phương như ABC gửi lời chúc mừng.
- Ở North Penn (Pennsylvania) báo chí ca ngợi em Benjamin Curlee đậu hoàn hão môn Tin học.
- Ở Atlanta (Georgia) cộng đồng nơi đây vinh danh em Richard Hill đậu hoàn hão môn Calculus AB.
- Và California, đậu ĐẦU BẢNG với số điểm hoàn hão là em TOMMY TRẦN, đã cạnh tranh trong cuộc thi cuối cùng vào tháng 5 vừa qua cùng với 317,663 thí sinh khắp nơi trên thế giới. Trong cuộc thi này có 45 câu hỏi trắc nghiệm cùng 6 câu hỏi tự giải phương trình toán - Nếu học sinh giỏi thì có thể làm được 45 câu hỏi toàn hảo, tuy nhiên trong 6 câu tự giải phương trình sẽ làm cho học sinh rớt dễ dàng vì cần phải viết rõ ràng khi giải trình công thức. Ban chấm thi với hơn 1,000 thầy cô giáo sẽ phải trao đổi ý kiến để bầu chọn người ĐẦU BẢNG.

Như vậy thật sự quả là rất khó vì có hơn 1,000 thầy cô giáo quyết định số điểm - Và Tommy Trần đã được bầu chọn trở thành một trong 6 học sinh giỏi nhất thế giới trong kỳ thi năm nay.

Tất cả các học sinh Mỹ đầu bảng những năm trước đây đều được các trường đại học danh tiếng Mỹ TRANH GIÀNH NHAU đón các em vào trường của họ.

Thiết nghĩ là các tiểu bang khác đang chúc mừng  con em của họ thì nên nghĩ đến ngay tại tiểu bang California chúng ta có được Tommy Trần, hơn nữa em là người Việt Nam ở San Jose. Báo chí Mỹ trong vùng cùng với các đài truyền hình như NBC đã vinh danh em Tommy Trần nhưng Thùy Trang vẫn cảm thấy chưa đủ ...

Thùy Trang đề nghị các NGHỊ VIÊN thành Phố San Jose như nghị viên Tam Nguyen Esq và nghị viên LS.Diệp Thế Lân cùng Cộng Đồng người Việt San Jose nên có một chương trình Vinh Danh em Tommy Trần. Đây là niềm hãnh diện chung cho người Việt cùng với thành phố San Jose. Vinh Danh các em học giỏi chính là khích lệ thế hệ trẻ Việt Nam cố gắng tiến xa hơn trên con đường học vấn....

Nguyễn Thùy Trang   
(Nguồn: Nhà báo Giao Chỉ)      

17 April 2018

Tin ngắn: Một số cơ sở Syria bị Liên quân Anh Pháp Mỹ tấn công.

Sau khi Nga tuyên bố quân đội Syria đã đánh chặn thành công 71 trên tổng số 103 hỏa tiễn trong chiến dịch không kích của liên quân Anh-Pháp-Mỹ, Ngũ Giác Đài lại khẳng định: "Không có máy bay hay hỏa tiễn nào bị quân chính phủ Syria đánh chặn thành công".

Đúng 4:00 sáng (giờ địa phương) ngày 14/4, liên quân Mỹ – Anh – Pháp đã phát động đợt tấn công tên lửa ồ ạt nhằm vào các mục tiêu mặt đất ở Syria nhằm đáp trả cáo buộc Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học giết hại dân thường tại thị trấn Douma, vùng Đông Ghouta ngày 7/4 khiến hơn 40 người thiệt mạng.

Theo Bộ QP Mỹ, 105 hỏa tiễn các loại đã được các phương tiện chiến đấu của liên quân phóng ra phá hủy 3 mục tiêu chính ở Syria, gồm: một cơ sở nghiên cứu tại Thủ đô Damascus được cho là dùng để sản xuất vũ khí hóa học; một kho chứa phía Tây tỉnh Homs; và một trung tâm chỉ huy, kiểm soát bên ngoài Homs cũng được cho là để chứa vũ khí hóa học.

Các hỏa tiễn được phóng ra từ các máy bay tiêm kích, máy bay ném bom và từ các chiến hạm đậu ngoài khơi.

Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Syria giấu tên cho hay các địa điểm bị tấn công đã được sơ tán vài ngày trước đó theo cảnh báo của Nga. Do vậy con số thiệt hại đã được giảm thiểu nhiều.

Sau vụ tấn công của Mỹ, Anh và Pháp sáng 14/4, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã lên án hành động "hiếu chiến" của các cường quốc phương Tây, những nước mà theo ông là "ủng hộ chủ nghĩa khủng bố", và các nước này đã "mất kiểm soát". Đây là tuyên bố mới nhất của nhà lãnh đạo Syria trong cuộc điện đàm cùng ngày với Tổng thống Iran Hassan Rouhani.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã lên án cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh tại Syria "làm trầm trọng thêm vấn đề nhân đạo và nỗi thống khổ của người dân Syria".

Ông Putin nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công đa quốc gia không được Hội đồng Bảo an LHQ phê chuẩn mà vẫn được tiến hành là "vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".  (Tóm lược)

Đêm Nhạc "Mầu Thời Gian Ca Khúc Chính Mung"

Thân gửi Quý anh chị Cựu SV/QGHC,

Để đánh dấu một chặng đường tương đối khá dài trong cuộc đời hoạt động văn nghệ của Chính Mung và cũng để có chút gì kỷ niệm cho mình, cho người mình yêu, cho bạn bè và cho đời một món quà nhỏ. Chúng tôi có tập hợp được 25 ca khúc đã được viết từ thuở mới lớn (19 tuổi) cho đến nay đã hơn nửa đời người, vui có, buồn có… nó phản ảnh nội tâm của tác giả trải qua bao thời gian với những thăng trầm của cuộc đời.

Với những bản nhạc trong tập nhạc này, chúng tôi cũng mong được phổ biến tới bạn bè thân hữu, vì vậy chúng tôi sẽ tổ chức một đêm ra mắt tập nhạc với chủ đề:

 * Đêm Nhạc "Mầu Thời Gian Ca Khúc Chính Mung"

 * Ngày, giờ:  Thứ Bảy ngày 5 tháng 5 năm 2018 từ 7:00pm-10:30pm
 * Địa điểm:

    Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St., #222, Wesmister, CA 92683.

Đêm Nhạc với các giọng ca thân hữu như:

Bích Thủy, Bùi Khanh, Bùi Tiến Dzũng, Chính Mung, Diệu Mai, Kim Yến, Lam Thủy, Lâm Dung, Ngọc Hoa, Ngọc Quỳnh, Phú Hùng, Phương Mai, Phương Thảo, Thanh Nguyên, Thụy Hoàng, Vương Đức Hậu.
MC: Nguyễn Hoàng Dũng - Ngọc Quỳnh
Keyboard: Phú Hùng - Bùi Tiến Dzũng
Nhạc cụ dân tộc VN: GS. Nguyễn Văn Châu

Vào cửa miễn phí.
(xin xem Flyer attached dưới đây)

Chúng tôi rất hy vọng quý đồng môn Cựu SV/QGHC bỏ chút thì giờ đến tham dự Đêm Nhạc "Mầu Thời Gian Ca Khúc Chính Mung".
Trân trọng kính mời,
Chính Mung (ĐS17)

14 April 2018

Tâm sự của một cựu nữ sinh viên trường Luật Sài Gòn: Chọn Lựa

Chỉ vài ngày sau khi Sài Gòn mất là hai người bạn ấy đến thăm tôi. Phan hoạt động nội thành, còn Trần thì từ bưng biền trở về. Cả hai tiếp thu Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, và họ gặp em gái một người bạn thân của tôi lúc ấy hiện là Sinh Viên QGHC nên biết tôi đã di tản từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, vì thế họ đã tìm đến thăm tôi. Biết tôi vừa sinh cháu trai chỉ được mười mấy ngày nên hai người khi đến, đã cầm theo quà tặng là một hộp sữa bột.

Tôi chua chát nghĩ thầm: “Hai người đến để nhìn cho thật rõ mặt kẻ thua cuộc hôm nay là tôi đấy à!” Nhớ ngày khi tôi vừa mới bước chân vào trường Luật Sài Gòn thì tất cả bọn họ đều là những học huynh của tôi, kẻ thấp nhất cũng học trên tôi một lớp. Có người năm thứ ba, và có kẻ đã cao học. Cả cái nhóm Ban Xã Hội Luật thuở ấy đã cùng nhau sinh hoạt thật là vui vẻ dễ thương. Những buổi sáng đến trường khi trời còn tờ mờ nên vào giờ đổi lớp đầu tiên là chúng tôi gộp tiền nhau lại để một người trong nhóm chạy ra bưu điện mua bánh mì Hương Lan đem về rồi cùng nhau ăn sáng, cười đùa. Cuộc đời sinh viên của chúng tôi đã mở ra êm ả theo với “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”, rộn rã những tình thân và những giấc mộng đời xanh ngát.

Trong nhóm, tôi thân nhất với hai anh Phan, Trần, và với Lâm. Lâm sau này đã rẽ bầy, qua Quốc Gia Hành Chánh. Hiện nay Lâm đang sinh sống ở Melbourne, Australia, và hiện đang là “the webmaster” của một website chống cộng rất cực đoan, kiểu chống Cộng gây nơm nớp lo âu cho những bạn bè quan tâm. Khác với Lâm mà cuộc sống lúc bấy giờ có phần khó khăn, Phan và Trần đều là hai công tử con nhà giàu nhưng đã lao đầu vào những công tác xã hội một cách nhiệt tình và triệt để, khiến tôi lúc ấy vô cùng thán phục! Họ không giống như hầu hết các sinh viên thời thượng Sài Gòn thuở ấy, ngày Chủ Nhật là ra ngồi ngất ngưỡng ở Brodard, ở La Pagode, để tán hươu tán vượn và rửa mắt với phố xá dập dìu tài tử giai nhân, thụ hưởng thứ thanh bình xa xỉ trong lòng một đất nước đang lửa khói chiến tranh. Hai thanh niên này đã cùng với dăm ba người bạn của họ lần mò vào những khu xóm nghèo nàn để dạy đọc, dạy viết chữ, và dạy những phương pháp giữ gìn vệ sinh căn bản cho các trẻ em sống ở đó. Ôi những trái tim nhân ái tràn đầy lý tưởng bao la trong ngưỡng mộ của tôi!

Cho đến một hôm thì thông cáo dán đầy trường Luật, tố cáo những tên sinh viên Cộng Sản đã ẩn núp trong Ban Xã Hội, trong ấy có Phan, có Trần và một số các tên tuổi khác nữa! Tôi ngẩn ngơ để thấy rằng thì ra mình non nớt quá! Nhưng thật may, ngoài những công tác xã hội để phục vụ cho sinh viên lúc bấy giờ như liên lạc với Hợp Tác Xã Nguyễn Huệ để mua vải giá rẻ về bán cho sinh viên hay tham gia cùng với các trường bạn trong công tác quyên góp giúp đỡ các đồng bào bị thiên tai bão lụt thì tôi chưa hề bị họ lôi cuốn xa hơn vào những mục đích chính trị riêng tư của họ. Dòng đời cứ thế đã trôi nhanh, đẩy đám bạn bè chúng tôi mỗi người lưu lạc một hướng! Tôi yên thân vào làm việc ở một ngân hàng lớn. Phan và Trần sau đó cũng phải khoác vào người bộ quân phục. Một hôm Phan tìm đến thăm tôi, cho tôi biết Trần hiện đang sống ở Pleiku, không bị đưa đi tác chiến vì được một vị quan lớn giữ lại làm việc văn phòng để ngày ngày đến nhà dạy kèm cho các con của ông ta học. Còn Phan thì nhờ núp bóng cậu là một vị Đại Tá (cũng là cha nuôi anh ta từ ngày anh ta mồ côi cả bố lẫn mẹ) nên cũng được tạm yên thân. Bẵng đi một dạo, bỗng một hôm Phan lại đến tìm tôi để cho tôi biết rằng Trần đã trốn vào bưng! Phan nói: “Anh cũng muốn được như Trần nhưng anh không thể, vì anh không thể nào gây liên lụy đến cậu của anh!” Rồi Phan lại trầm ngâm bày tỏ thêm: “Anh bất lực và hèn quá phải không vì cứ phải cúi đầu nhẫy nhụa sống trong một xã hội quá thối tha và bất công!” Tôi khẳng định lập trường của mình: “Em thì lựa chọn Tự Do nên không thắc mắc gì khác hơn nữa hết! Xã hội này thối tha và bất công nhưng chúng ta cũng vẫn còn có thể xuống đường để chống đối kia mà!”

Máy tưới nước di chuyển tự động

Một phát minh của người nông dân tiết kiệm công sức và tiền bạc

12 April 2018

Gia đình tướng Phan Văn Vĩnh đòi tiền trợ lý Tổng Bí thư 10 triệu USD chạy chức, chạy tội

Hiện nay trên mạng đang lan truyền chóng mặt bức thư được cho là của gia đình tướng Phan Văn Vĩnh gửi Hồ Mẫu Ngoạt trợ lý Tổng Bí thư và Lê trung Hưng (Hưng tano) để đòi tiền chạy chức (làm trợ lý Bộ trưởng Công an), chạy tội (liên quan đường dây đánh bạc trên mạng của công Ty CNC) tổng cộng 10 triệu USD (khoảng 270 tỷ VND). Dưới đây là nguyên văn bức thư chứa đựng nhiều thông tin nội bộ thật khủng khiếp và khả tín.
**

Kính gửi anh Hồ Mẫu Ngoạt và anh Lê Trung Hưng

Anh Phan Văn Vĩnh đã bị tạm giam hai ngày rồi! Hai ngày trong phòng giam lạnh lẽo miền trung du Bắc Bộ. Rồi đây, anh ấy sẽ bị đưa ra tòa xét xử, với tuổi 64 và mang trong mình nhiều trọng bệnh, không biết anh Vĩnh có còn ngày trở về gặp vợ, con và gia đình nữa không! Tôi trách anh Vĩnh một, nhưng trách hai anh Hồ Mẫu Ngoạt, Lê Trung Hưng (mọi người thường gọi anh là Hưng ta no) cả trăm lần.

Anh Vĩnh cả đời sống chết với nghề, có rất nhiều chiến công, được phong anh hùng, chỉ vì tin tưởng anh Hồ Mẫu Ngoạt, anh Lê Trung Hưng, tin vào sự ủng hộ, che chắn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có làm sai thì cũng không sao, mà giờ đây hậu quả là anh ấy đang phải nằm trong trại tạm giam.

Hai anh Hồ Mẫu Ngoạt, Lê Trung Hưng đã tham mưu cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết định cho anh Vĩnh làm Tổng cục trưởng khi Đảng ủy Công an Trung ương đã thông báo cho anh Vĩnh nghỉ hưu. Khi đó anh Vĩnh rất vui, vì thấy Đảng ủy Công an Trung ương không đề xuất, không báo cáo, nhưng Tổng Bí thư vẫn quyết định cho anh ấy làm Tổng cục trưởng thêm 1 năm. Điều đó, cho thấy anh ấy đã được sự ủng hộ tuyệt đối của Tổng Bí thư, được anh Hồ Mẫu Ngoạt, anh Lê Trung Hưng yêu quý, tin tưởng.

Tất nhiên các anh cũng không phải giúp đỡ không, gia đình em cũng đã chuyển cho anh Ngoạt 7 triệu USD để cảm ơn và nhờ chuyển cảm ơn Tổng Bí thư; chuyển cho anh Lê Trung Hưng 3 triệu USD, gọi là công tư vấn cho Tổng Bí thư.

Sau khi hết một năm kéo dài, hai anh Hồ Mẫu Ngoạt, Lê Trung Hưng đã hứa là sẽ bố trí cho anh Vĩnh làm trợ lý cho anh Tô Lâm, Bộ trưởng. Khi thấy có văn bản anh Tô Lâm đồng ý, đề xuất Ban Bí thư cho anh Vĩnh làm trợ lý, anh Vĩnh đã rất mừng, chúng em đã chuyển cho anh Ngoạt 2 triệu USD, anh Hưng 1 triệu USD. Nhưng cuối cùng việc không thành, anh Ngoạt, anh Hưng nói Tổng Bí thư đã đồng ý, rất muốn anh Vĩnh làm trợ lý Bộ trưởng, làm tai mắt của Tổng Bí thư ở Bộ, nhưng do nhiều lực cản nên không quyết định được, mong anh Vĩnh thông cảm. Dù việc không được, nhưng các anh cũng không trả lại tiền!

Sau khi xảy sự việc ở công ty CNC, anh Vĩnh đã gặp anh Ngoạt, anh Hưng và được các anh hứa là sẽ thu xếp ổn thỏa. Gia đình chúng em đã phải thu xếp cho anh Ngoạt 5 triệu, anh Hưng 2 triệu để các anh thu xếp chuyện anh Vĩnh. Anh Ngoạt, anh Hưng đều nói đã báo cáo Tổng Bí thư và nói Tổng Bí thư đồng ý không xử lý anh Vĩnh. Anh Vĩnh và gia đình chúng em đã rất tin tưởng và Tổng Bí thư và hai anh, sẽ không bị làm sao. Anh Vĩnh nói Tổng Bí thư là người ân tình, sẽ nhớ công của anh ấy đã giúp Tổng Bí thư trong suốt thời kỳ anh ấy làm Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

Giờ đây, anh Vĩnh đã bị bắt; Tổng Bí thư không còn nhớ gì anh ấy; hai anh Hồ Mẫu Ngoạt, Lê Trung Hưng cũng bặt âm tín. Anh Vĩnh đã như vậy, chúng em cũng chẳng có cách nào để cứu anh ấy nữa. Chỉ mong anh Hồ Mẫu Ngoạt, anh Lê Trung Hưng trả lại tiền để gia đình có điều kiện chăm sóc anh ấy khi anh ấy ở trong tù. Xin anh Ngoạt gửi lại 7 triệu USD, anh Hưng gửi lại 3 triệu USD (vụ trợ lý và vụ CNC).

Anh Vĩnh tin vào cái ô của Tổng bí thư và của hai anh nên mới làm sai. Anh ấy mất hết rồi, mong các anh thông cảm và gửi lại tiền. Các anh trả tiền thì coi như là không nợ nần gì nhau nữa.

Chào hai anh

Phương Loan
_________________
Góp ý:

Hồ Quang Huy · Trường Đại học Giao thông Vận tải:
Việc chạy chức, chạy tội thông qua Hồ Mẫu Ngoạt và Lê Trung Hưng đã được các mạng xã hội nói nhiều và đáng tin. Dân Luận khi đăng các bài như thế này thường cảnh báo người đọc hãy tin tưởng một cách dè dặt. Trong bài này tôi thấy khó tin là bởi không biết bài viết xuất phát từ đâu? Mối quan hệ giữa tác giả với Phan Văn Vĩnh là gì? Thế Dân Luận đã kiểm chứng chưa mà lại không cảnh báo người đọc? Nếu có thì đề nghị công bố thêm bằng chứng để độc giả có thể tin đây là sự thật.
**
Tri Dang · San Diego, California 
Xem mặt mà bắt hình dong: lão đeo kính có nụ cười đểu, tên ở giữa mắt nheo phụ họa với nụ cười, còn tên thứ ba mặt lạnh như tiền... À ra thế.

(Nguồn: Dân Luận  https://www.danluan.org/tin-tuc/20180411/gia-dinh-tuong-phan-van-vinh-doi-tien-tro-ly-tong-bi-thu-10-trieu-usd-chay-chuc)  

Hoàng Túc Lý (Toronto)
Ở Việt Nam bây giờ lạ lắm: lương tương đương 2000 đô Mỹ/năm mà xây biệt phủ vài chục tỷ. Lương khoảng 3000 đô Mỹ một năm mà gửi con sang Mỹ 'du học' để đứng tên mua một lúc hai ngôi nhà giá mỗi cái một triệu đô trả tiền mặt. Cỡ nhỏ mà còn bốc lên như thế thì cỡ bộ trưởng hay trợ lý cho Tổng bí thư chẳng lẽ nhận quà vài chục nghìn đô. Người viết bài tố cáo đưa hết lý lịch ra cho bộ hạ Tổng bí thư đến đưa đi gặp Diên Vương à?
**
Phan Hà Giang (Edmonton)
Rồi có một ngày Hồ Mẫu Ngoạt bỗng 'bị ung thư' lăn ra chết; và chó chết là hết chuyện!

Người Con Gái Cờ Vàng, thơ


NGƯỜI CON GÁI CỜ VÀNG

(Viết tặng Hậu duệ Destiny Nguyễn)

Em rưng lệ đọc nghìn trang Sử Việt
Đầy bi thương. Một dân tộc đọa đày
Giờ nguy nan, bao anh hùng tuẫn tiết
Giặc chiếm thành... Phút da ngựa bọc thây

Em đứng giữa màu cờ vàng rực rỡ
Màu quê hương, màu đất mẹ nghìn trùng
Máu Anh Linh nhuộm hồng trang sử mở
Theo bước chân thuở Trưng Triệu oai hùng

Hậu duệ em, nước non giờ nghiêng ngả
Vai Anh Thư chung gánh vác sơn hà
Cha Ông xưa từ ngàn năm chống trả
Giặc Bắc phương: Hận cống nạp voi ngà

Chợt một ngày nơi quê người xứ lạ
Cờ Tự Do...sao em bỗng chạnh lòng
Đâu nguồn cội? Việt Nam ơi xa quá...
Quê hương mình "Dân Chủ" thật viễn vông

Trái tim em chắt chiu hồn dân tộc
Giải non sông là di sản nhiệm màu
Tạ ân nghĩa đất quê người bảo bọc
Quyện màu cờ gió lộng mãi ngàn sau

Em nâng niu hai màu cờ bất tử
Yêu quê mình, thương đất nước cưu mang
Cờ thiêng Việt sẽ qua cơn mộng dữ
Ngày phục quang, trời rợp bóng cờ vàng
 

Như Thương
(Tháng Tư Quốc hận 2018)

10 April 2018

Mặt dày như đảng Cộng Sản

Phạm Đoan Trang
Tháng 4 09, 2018


"… Có cơ sở xác định số tiền mà Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn đã quản lý trên đây là tiền do một số cá nhân, tổ chức ở nước ngoài chuyển vào để tài trợ cho "Hội anh em dân chủ" hoạt động…”

Trong giai đoạn trước 1945, các báo cáo liên lạc giữa đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi của đảng CSVN thời kỳ đó) và Quốc tế Cộng sản thường xuyên đề cập đến việc tiền nong. Trong khoảng thời gian hoạt động của mình trước khi bị giải thể vào năm 1943, Quốc tế Cộng sản đã tài trợ nhiều khoản tiền cho hoạt động của đảng.

Trong một báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản đề ngày 1/7/1936, Ban chỉ huy ngoài nước của đảng đã than vãn rằng số tiền 2.000 USD/năm mà Quốc tế Cộng sản cấp cho toàn đảng là quá ít. Để bạn đọc dễ áng chừng, thì số tiền 2.000 USD này ở thời điểm 1935 - 1936 tương đương với khoảng 36.000 USD hiện nay, tức là khoảng hơn 800 triệu đồng.

Bản báo cáo cũng ghi rằng "Nếu các đồng chí (ý nói Quốc tế cộng sản - NV) đồng ý cho Đảng chúng tôi năm hoặc sáu lần nhiều hơn khoản từ trước tới nay, hoạt động sẽ tiến triển tốt hơn". Có lẽ vì lý do đó, ở cuối báo cáo, Ban chỉ huy yêu cầu Quốc tế Cộng sản cấp riêng cho họ 2.400 USD mỗi năm "để chỉ dành cho hoạt động ở nước ngoài".

Tuy nhiên, đây không phải là khoản duy nhất mà đảng CSVN nhận từ Quốc tế Cộng sản. Các tài liệu được giải mật trong bộ Văn kiện Đảng toàn tập cho thấy, họ còn nhận nhiều khoản tiền để thực hiện các hoạt động riêng biệt khác.

Chẳng hạn như việc tổ chức đại hội đảng. Trong một thư gửi Đông Phương bộ của Quốc tế Cộng sản ngày 20/12/1934, Ban chỉ huy ngoài nước có đề cập rằng "số tiền 1.500 USD của các đồng chí không đủ chi tiêu cho vé đi, về và cấp dưỡng cho các đại biểu Đại hội." Trong thư, họ cũng đề nghị Quốc tế cộng sản cấp cho họ "vài nghìn đôla Mỹ để tổ chức các cơ quan lãnh đạo trong nước sau Đại hội."

Cũng trong báo cáo ngày 1/7/1936, Ban chỉ huy ngoài nước của đảng cũng đề nghị Quốc tế Cộng sản cấp cho họ 3.000 USD để triệu tập một hội nghị của đảng. Bên cạnh đó, các thư từ, báo cáo giữa Ban chỉ huy ngoài nước và Quốc tế Cộng sản cho thấy đảng thường xuyên xin cấp các khoản tiền từ 1.000 USD đến 5.000 USD cho các hoạt động hội họp, mở lớp học, mua sắm thiết bị, tổ chức gửi sinh viên sang Liên Xô, in ấn, viết sách báo và các hoạt động khác.

(trích từ bài "Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận tiền nước ngoài như thế nào?", tổng hợp từ các thể loại văn kiện đảng. Link vào bài viết: https://www.luatkhoa.org/…/dang-cong-san-viet-nam-da-nhan-…/)


Và ngày hôm nay, trong vở rối có tên "phiên toà xét xử Nguyễn Văn Đài và đồng phạm", những tên cộng sản ngang nhiên kết tội Hội Anh Em Dân Chủ: "… Có cơ sở xác định số tiền mà Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn đã quản lý trên đây là tiền do một số cá nhân, tổ chức ở nước ngoài chuyển vào để tài trợ cho "Hội anh em dân chủ" hoạt động".

Lũ mặt dày. So sánh chúng mày với con vật gì cũng nhục nhã cho con vậy ấy.

Phạm Đoan Trang
Nguồn: https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10156557760203322

Nghĩ gì về bản án nặng nề dành cho những nhà đấu tranh trong hai năm gần đây?

Cái gọi là "Tòa án Nhân dân" ở Hà Nội vào tối ngày 5 tháng 4 tuyên án 6 nhà hoạt động dân chủ- nhân quyền với những bản án cao nhất 15 năm tù, 5 năm quản chế và thấp nhất là 7 năm tù và 1 năm quản chế.

Cộng sự của luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài là cô Lê Thu Hà bị tuyên 9 năm tù giam và 2 năm quản chế. Còn các thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ là mục sư Nguyễn Trung Tôn lĩnh án 12 năm tù, 3 năm quản chế; cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù cùng 3 năm quản chế. Ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế. Kỹ sư Phạm Văn Trội 7 năm tù và 1 năm quản chế. Tổng cộng các bản án là 66 năm tù và 17 năm quản chế. Cả sáu nhà hoạt động đều bị cáo buộc tội danh vi phạm điều 79 Bộ luật hình sự VN, một trong ba điều luật chính quyền Hà Nội thường xuyên sử dụng để bỏ tù giới hoạt động bất chấp sự phản đối của quốc tế.

Dư luận trong và ngoài Việt Nam đang cực lực chỉ trích bản án vô lý này. Ở một góc độ khác, có những bài viết xóay sâu vào phương cách hành động hơn là rao giảng những lý tưởng dân chúng chưa sẵn sàng đón nhận.. "Hãy tạo ra nhu cầu đói khát, trước khi quảng cáo nồi cơm dẻo thơm". 


Sau đây là những suy nghĩ riêng của blogger Người Buôn Gió, xin mời quý anh chị theo dõi...
**

Nghĩ gì về bản án nặng nề dành cho những nhà đấu tranh trong hai năm gần đây?
Người Buôn Gió

 “…Tôi tù về, đầu tiên tôi sẽ viết cuốn sách trong đó tôi miêu tả chi tiết tên tuổi những thằng bất nhân bỏ tù người ta oan uổng, chúng giam tôi được 5 năm, nhưng tôi giam cho chúng trong cuốn sách của tôi đời đời, con cháu chúng, họ hàng chúng sẽ đọc được điều đó…”

Đầu tiên tôi phải nói, nghĩ ở đây là cá nhân tôi, không phải sự suy nghĩ của đa số đám đông.

Rất buồn, phải thú nhận là vậy. Không thể tự ru mình bằng kiểu Võ Thị Thắm như cộng sản sống được bao lâu mà xử nặng vậy, cũng không thể lên gân rằng mọi người sẽ làm thế này, thế kia để đấu tranh cho những người bị bắt. Để rồi năm tháng cứ qua đi, mọi việc vẫn như vậy.

Mọi người nói ông A vì đấu tranh đơn lẻ nên nó bắt, vì nó thấy bắt không ai lên tiếng, nó ở đây là chế độ cộng sản. Người khác nói các ông B bị bắt vì hoạt động có tổ chức, nếu đơn lẻ chắc chả sao. Rồi có người nói bà H vì đấu tranh thô lỗ, không ôn hoà nên bị bắt. Nhưng rồi chính cái người đấu tranh ôn hoà, lịch sự chỉ ấy cũng bị bắt nốt, án còn rất nặng nữa đằng khác.

Tổng kết lại thì chế độ cộng sản bắt tuốt ôn hoà hay không ôn hoà, tổ chức hay không tổ chức, phụ nữ nuôi con hay trai trẻ chưa vợ, ông già sắp chết.. chúng đều bắt tất tần tật.

Đấu tranh xác định khăn gói vào tù, cái này nhiều người nói, tôi cũng công nhận, chả có cách nào khác cả. Đấu tranh chỉ không nguy hiểm khi anh là người đấu tranh giả dạng, anh phục vụ cho phe mạnh để nhắm vào phe yếu trong nội bộ đảng. Tuy nhiên ngày nào đó thế thời thay đổi, thế lực cộng sản khác nắm quyền, anh chưa chắc đã an toàn.

Thế nên anh và chị là người đấu tranh cho tự do, nhân quyền của Việt Nam, chuyện vào tù là chuyện đã xác định. Nhưng ở đây có điều đáng phải bàn là:

- Liệu những việc anh làm có hiệu quả gì không, nó có xứng đáng cho những năm tháng tù đầy của anh không?

Hiệu quả ở đây không phải cho cá nhân anh chị, bởi là người dấn thân, anh chị không màng đến lợi ích cho bản thân mình. Các anh chị đấu tranh cho một lý tưởng muôn đời cao cả, đó là dân tộc và đất nước, đó là tự do và dân chủ, quyền con người, chủ quyền tổ quốc. Thế nên càng phải cần thấy nếu mình đi tù, có đạt được điều gì không?

Sẽ có người nói đấu tranh cho lý tưởng thì không cần phải so đo, làm cho thoả tâm mình. Công nhận là vậy, nhưng dù sao đạt được điều gì rõ ràng cũng hơn phải không? Tôi nói không có ý chê ai hy sinh mù quáng cả, thực sự có lần trong một cuộc gặp đông người, có người hỏi tôi rằng:

- Các anh chị đấu tranh thế này, liệu có biết ngày thành công không?

Tôi trả lời:

- Tôi không phải là người đấu tranh, tôi không thể trả lời đại diện cho những người đấu tranh mà anh đề cập. Nhưng tôi nghĩ rằng những người đấu tranh họ không phải những nhà buôn, những nhà buôn như tôi hay như những nhà buôn khác hôm nay bỏ tiền ra đầu tư, họ xác định cuối năm thu về hơn số đó. Câu hỏi của anh như câu hỏi của các cổ đông dành cho một doanh nghiệp đang kêu gọi vốn, là doanh nghiệp họ có kế hoạch, có dự định, có phương án khả thi thành công thuyết phục anh bằng những con số doanh thu, mốc thời gian. Những người đấu tranh kia họ đang làm vì trái tim, trái tim họ thôi thúc họ đấu tranh với những sai trái, bất công. Họ không toan tính thành công hay không, vì nếu họ toan tính thế họ đã là nhà buôn. Không thể đem câu hỏi của một người kinh doanh để dành cho một người đấu tranh.

Vâng, tôi đã từng trả lời khi nghĩ về những nhà đấu tranh như thế, đó là tôi nghĩ tâm thế của họ. Còn ở tâm thế của tôi, một con buôn thực dụng, tôi nghĩ nếu như tôi làm như họ, tôi đấu tranh vì lý tưởng như họ, tôi xác định phải gây được điều gì đó cho bõ những năm tháng tù của mình bị chúng đày đoạ.

Có người hỏi tôi, nếu ra đường bị chúng giả dạng côn đồ đánh thì sao?

Tôi trả lời:

- Tôi sẽ xiên lại chết ít nhất một thằng.

Người đó hỏi, chết thế uổng, mạng mình sao đánh đổi mạng nó?

Tôi bảo:

- À đó là mạng anh, chứ mạng tôi chả là cái đéo gì, tôi là thằng vô học, chả có địa vị gì trong xã hội. Chúng nó học an ninh, cảnh sát mấy năm, tương lai, tiền đồ nhiều. Mạng nó quý hơn mạng mình chứ. Nó không quý mạng nó thì thôi, chính nó mới phải nghĩ điều đó chứ không phải tôi.

 An ninh hỏi tôi trong một lần hỏi cung:

- Anh cho biết nhận xét của anh về đấu tranh bất bạo động?
- Tôi không biết gì về cái đó.
- Anh vào mạng suốt ngày, sao không biết?
- Ông biết tôi vào mạng xem cái đó suốt ngày à, tôi vào xem tỷ số bóng đá, kết quả sổ xố còn không đủ thời gian.
- Thật sự anh không biết gì về đấu tranh bất bạo động?
- Không luôn, nghe cái tên đã không muốn biết.
- Vì sao anh nghe tên không muốn biết?
- Vì đấu tranh đéo gì mà bất bạo động, ví dụ thằng nào hại tôi, chả lẽ tôi ngồi trước cửa nhà nó giơ cái biển phản đối à, rồi đi qua nó nhổ vào mặt, mình phải chịu để thể hiện sự ôn hoà. Nó hại nhà mình, bỏ tù oan uổng  nó được thăng chức, mình thì ngồi phản đối, để nó tuyên truyền dân là mình bị thần kinh. Đm tôi là tôi rình nhà nó ăn cơm, cho một phát ầm một cái, thế là nhanh gọn. Đời đằng đéo nào chả chết. Ông cứ hỏi ông quản giáo cũ của tôi hồi xưa thì biết.

Người an ninh phải bỏ câu hỏi ấy, anh ta không ghi vào biên bản. Anh ta hỏi câu khác:

- Anh làm những việc này, đi tù thì vợ con anh ra sao?

Tôi trả lời:

- Đầy người bố chết, bố đi tù họ vẫn sống đó thôi. Vấn đề tôi nghĩ không phải vợ con mình ra sao, mà tôi nghĩ những thằng bắt bỏ tù tôi sẽ ra sao. Tôi tù về, đầu tiên tôi sẽ viết cuốn sách trong đó tôi miêu tả chi tiết tên tuổi những thằng bất nhân bỏ tù người ta oan uổng, chúng giam tôi được 5 năm, nhưng tôi giam cho chúng trong cuốn sách của tôi đời đời, con cháu chúng, họ hàng chúng sẽ đọc được điều đó. Tôi sẽ kể ví dụ như ông chẳng hạn. Sau đó thì tôi tính đến phương án không biết gì về đấu tranh bất bạo động.

Người an ninh sửng cồ:

- Phương án gì, sách truyện gì, đm cái loại ông vớ vẩn toàn nghĩ cái xỏ lá, ba que. Người ta làm công chức phải thực hiện nhiệm vụ, xã hội nào chả thế.

Rút cục biên bản hỏi cung tôi chả có gì, nhiều điều tôi trả lời về động cơ, lý tưởng như thế anh ta không ghi.

Liệu tôi có dám làm như điều tôi nói không, cái này thì chả chắc. Nhưng có một điều biên bản hỏi cung không rõ được động cơ, mục đích thì khó mà quy kết tội. Trả lời kiểu vô học thế này, ít ra cũng có được hiệu quả là hồ sơ chả đâu vào đâu, tuy rằng chế độ cộng sản muốn bắt thì chả cần hồ sơ hay chứng cứ gì. Tuy nhiên ít ra cũng không để chúng có cơ hội tuyên truyền.

Tóm lại điều tôi muốn chia sẻ cảm nghĩ của mình, là người đấu tranh cần cân nhắc hiệu quả giữa những hy sinh của mình và hiệu quả mang lại. Nếu thấy không xứng thì không cần thiết phải câu nệ, như tôi chả cần thiết phải chứng mình với cơ quan an ninh hay dư luận rằng tôi có lý tưởng, có mục đích cao đẹp. Giá như sự chứng minh ấy thuyết phục được an ninh, được nhiều người dân thức tỉnh, tôi có thể trả lời bằng những lời lẽ đanh thép và hùng hồn.

Đừng chờ cơm khi chưa có gạo, đừng chờ gạo khi chưa có tiền mua.

Xã hội còn đang băng hoại, đạo đức xuống cấp, tranh nhau vì tiền. Sự hy sinh của những người đấu tranh qua những bản án tù, qua những lời lý tưởng cao đẹp chẳng mong đánh động được bao nhiêu đâu, sự thực là vậy. Nếu như chờ một xã hội như thế thức tỉnh bằng sự hy sinh của những người đấu tranh, chả khác gì chờ cơm khi không có gạo.

Lý tưởng gì vào lúc xã hội thế này, lý tưởng của các cụ Phan à, có mà Phan Xích ( xiềng) Long, hiến chương 77 à, có mà hiến chương 79 ( điều luật hình sự ).

Đừng có tụ họp rồi đưa ra những lý tưởng, những hoạch định tốt đẹp, cao thượng làm gì vào lúc này.

Hãy chia nhau ra, đi từng ngõ ngách, tìm những thông tin khiến cho đám dân chúng nháo nhào lo lợi ích bản thân kia, thấy được rằng con đường tranh thủ cho cá nhân họ chẳng đi đến đâu, có dẫm lên nhau chạy trước, kiếm được của nả tích cóp thì phía trước chỉ là sa mạc mênh mông, chỉ là cái bóng đêm đang chờ.

Bọn kiếm được tiền ra nước ngoài, chỉ chiếm mấy phần trăm dân số thôi. Bọn trung lưu chiếm mấy chục phần trăm đi chẳng nổi, ở không xong mới là vấn đề. Phải tích cực đưa những tin cho chúng thấy, dù chúng kiếm được tiền, xây được căn nhà đủ tiện nghi, có bảo vệ, có lọc không khí. Nhưng con cái chúng ra đường không tránh được cảnh hít không khí ô nhiễm, không tránh khỏi xe ô tô đâm vì giao thông hỗn loạn, bị đâm chết vì câu nói bâng quơ. Chúng và gia đình chúng sẽ chết yểu như những người dân, có điều trong cái quan tài đẹp hơn vì chúng có tiền mua mà thôi.

Song song với điều đó, cần phải khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ chúng, sự đấu đá quyền lực để tranh giành ăn chia vật chất. Đừng có ca ngợi đó là chống tham nhũng, trong sạch chính quyền để dân chúng hy vọng. Điều đó là không có thật, cộng sản đã vì dân chúng đã giải tán hoặc không bắt bỏ tù những người đòi tự do, dân chủ.

Phải cho dân chúng thấy đến sự tuyệt vọng bằng những tin tức trong đời sống hàng ngày như giá cả tăng, con giết cha  thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh đánh thầy cô giáo hay bác sĩ, công an, viên chức thoái hoá thế nào. Cứ nêu ra những hiện tượng có thật, đừng quy kết đó là lỗi của cộng sản, để cho dân chúng họ đọc và tự quy kết sẽ tốt hơn.

Khi nào dân chúng thấy rõ sự bế tắc và tuyệt vọng tràn ngâp chung quanh đời sống hàng ngày, khi những tranh đua, toán tính để vượt hơn người khác rút cục chỉ chậm đến bờ vực thẳm hơn, lúc ấy tự họ sẽ có nhu cầu muốn thay đổi. Cùng với điều đó là sự đấu đá, tranh giành trong nội bộ cộng sản đến mức trầm trọng hơn, những kẻ yếu thế cần tìm lối thoát, nhưng kẻ chưa yếu thế cũng muốn tương lai như kẻ đang yếu thế.

Chỉ khi ấy, khi sự bế tắc và tuyệt vọng đến tận cùng. Lúc đó những lý thuyết hay tư tưởng cao đẹp mới được chú ý. Hãy tận dụng truyền thông hữu hiệu và an toàn cho mình, đừng phung phí nó vào việc phổ biến những lý tưởng cao cả vào lúc này. Hãy tạo ra nhu cầu đói khát, trước khi quảng cáo nồi cơm dẻo thơm.

**

Cuối cùng thì tôi vẫn nói rằng, đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, suy nghĩ thiển cận của người ít học như tôi. Bày tỏ những điều mình nghĩ trong những giới hạn của một kẻ thiếu kiến thức về triết học và các học thuyết xã hội. Những suy nghĩ này không phản đối hay bác bỏ những tư tưởng cao cả mà những nhà đấu tranh hiện nay đang xây dựng và theo đuổi, phổ cập cho dân chúng.

Xin mạn phép dành một vài dòng cuối cùng cho quảng cáo thương mại.

Bán sách Từ Phất Lộc đến Weimar có ký tặng, giá bán 50 usd. Tất cả số tiền bán được sẽ dành tặng cho những người đấu tranh cho tự do, dân chủ đang bị cầm tù. Tất cả có nghĩa là nguyên vẹn 50 usd đó, không trừ tiền in, bản quyền, nhuận bút hay tiền gửi gì sất.

Người Buôn Gió
Nguồn: nguoibuongio1972.blogspot.com/2018/04/nghi-gi-ve-ban-nang-ne-danh-cho-nhung

09 April 2018

Chuyện "Cô Tiên", ký sự vui

Buu Nguyen
Ba tôi qua đời bất ngờ năm 1964, nhỏ em út còn trong bụng Má. Tôi phải nghỉ học … tìm việc làm ngày đêm để phụ giúp Má tôi nuôi 6 đứa em còn nhỏ dại.

Đầu năm 1965, tôi được mời đến dạy kèm Toán cho cô con gái lớn một gia đình người Việt ở Nam Vang. Mỗi ngày 2 tiếng, từ 7 đến 9 giờ tối, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Em học trường Providence, còn gọi là trường Bà Phước, lúc đó chỉ dành cho nữ sinh. Em nhỏ hơn tôi một tuổi nhưng mới ở lại Cinquième, trong khi tôi đã đậu Brevet d’Études du Premier Cycle hai năm trước. Có lẽ vì là con gái nhà khá giả nên em hơi… làm biếng học, nhất là toán, Géometrie và Algèbre.

Lúc đầu, tôi hơi nản lòng vì…. em nhìn bài vở như thấy ma, tôi thường phải làm bài dùm em nhưng từ từ … em nghe lời tôi khuyên, em chịu làm bài, chịu học bài, và được lên lớp mỗi năm. Đầu năm 1968, em học Troisième, chuẩn bị thi Brevet. Tôi kèm em từng môn, giúp em làm những bài vỡ mà đúng ra tôi không cần giúp. Em trả ơn bằng cách mời tôi ở lại ăn cơm tối.

Tôi cho em mượn những quyển sách mà tôi đã học qua nên một lần trả sách, em kèm theo tấm giấy chỉ viết một câu “cho moi làm amie intime của toi nha”. Tôi gật đầu vì sợ em giận, em không thèm học nữa. Từ đó, em hẹn tôi đi chơi cuối tuần, tôi cũng gật đầu với điều kiện là em phải xin phép Ba Má đàng hoàng và phải ráng học.. Tôi biết em thương tôi, tôi cũng thương em. Tôi gọi em là “cô Tiên” vì em có dáng dấp qua cầu gió bay, có bước đi lả lướt nhẹ nhàng như các nàng tiên nữ trong vũ khúc nghê thường, vì em đã mang đến cho tôi những gì mà người trần gian chưa từng cho tôi trước đó.

Những ngày mưa, không đi chơi được thì tôi ngồi hát em nghe bên mái hiên nhà …

…. Một chiều cuối tuần mưa bay lất phất và mây trắng giăng giăng. Em đến thăm anh, vì trời mưa mãi nên không kịp về. Bên anh, em lặng nhìn bầu trời và ánh mắt mộng mơ. Sợ người yêu khóc, khe khẽ bên tai, anh kể chuyện ngày xưa …

…. Chuyện xưa kể rằng trên thiên giới ấy ngày vui kết hoa đăng. Thiên Quốc đang vui một nàng tiên nữ lỡ làm rơi ly ngọc ngà. Ðang say nên trời bèn đọa đày nàng xuống dưới trần gian. Làm người dương thế không biết bao lâu mới cho quay về trời …

Em ơi! nàng tiên ấy xuống dương trần một chiều mây bay nhiều. Và vì thương đời lính thương kiếp sống phong sương nên dù rằng một hôm. Thiên Quốc trời sai đem mây hồng làm xe đưa tiên về. Tiên nói dối … tiên còn đang giận trời nên tiên chưa về đâu …

…. Nàng tiên giáng trần trong đôi cánh trắng và đang ngắm mây bay. Tiên đứng bên anh nguyện thầm mưa mãi cho tiên đừng về. Em ơi, nếu mà trời gọi về thì em có về không? Mỉm cười em nói : “Tiên thích dương gian với chiều mưa thật nhiều….”

Nhưng tôi luôn nhớ mình là con trai nhà nghèo, chỉ có chiếc Mobylette cà tàng làm chân đi kiếm cơm mỗi ngày. Em là con gái nhà khá giả, đi học có xe đưa rước, về nhà không làm động móng tay vì đã có chị bếp, chị bồi, chị vú lo toan mọi việc. Nếu hai đứa thành vợ thành chồng, em cực thân là cái chắc.

Trong một lần kề vai nhau đi quanh công viên Chùa Tháp, trời bỗng dưng mưa. Tôi bật dù che hai đứa nhưng mưa càng lúc càng nặng hột … em bỗng xoay người lại ôm hôn tôi dưới mưa. Tôi than thầm trong bụng “gặp oan gia truyền kiếp rồi”.

Năm đó, em thi đậu Brevet và tôi nghỉ dạy vì vừa xin được cái job thư ký kế toán ở hãng L’UCIA, Nam Vang.

Lúc trước gặp nhau 5 ngày mỗi tuần, có nhiều thì giờ để nói với nhau những gì muốn nói. Giờ phải chờ đến cuối tuần mới được gặp nhau vài tiếng, nhớ ơi là nhớ. Tôi bắt đầu làm thơ “nhớ em” ....
Nhớ lúc xưa kia mới biết nhau
Rồi thương rồi nhớ suốt đêm thâu
Ðêm nào cũng vái cho mau sáng
Nhớ quá trời ơi ! Nhớ phát rầu.
Nhớ những chiều em qua phố vắng
Dáng hồng xen lẫn bóng hàng cau
Mân mê vạt áo, em e lệ
Những lúc anh nhìn, má đỏ au.

Nhớ lúc mình đan tay đếm bước
Em run run hỏi : - Sẽ ra sao ?
Anh cười, anh nói như đinh đóng :
- Anh sẽ yêu em đến bạc đầu !
Đưa bài thơ cho em, em bỏ túi nói sẽ về nhà đọc.

Tuần sau gặp nhau, em không nhắc gì về bài thơ của tôi mà hỏi tôi nghĩ gì về cuộc sống hai đứa sau này.

Tôi nói là nhà tôi nghèo, em nói em biết rồi, tôi phải đi làm giúp Má nuôi các em còn nhỏ, em nói em cũng biết rồi, nếu mình cưới nhau thì em sẽ cực thân hơn là sống với Ba Má em ...

07 April 2018

Một xã hội mục ruỗng và đang phân hủy

Võ Xuân Sơn

Bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân đánh thầy thuốc, đâm chết thầy thuốc. Một lũ dân hoan hô, tán thưởng. Lũ khác thì xúm vào chửi bới những ai phản đối chuyện hành hung các thầy thuốc. Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, những thể chế ăn hàng đống tiền của dân thì câm miệng.

Giáo viên thì hành hạ học sinh, bắt học sinh súc miệng bằng nước lau bảng. Học sinh thì đâm giáo viên. Cha mẹ học sinh thì vào trường đấm đá, đạp cả cô giáo đang mang thai, rồi bắt cô giáo quì xuống xin lỗi. Hiệu trưởng thì mặc kệ, để phụ huynh học sinh tự do nhục mạ giáo viên đưới quyền. Bộ trưởng Giáo dục thì ngọng, không nói câu nào.

Quan chức cao cấp thì chăm chăm lo bảo vệ các trạm thu phí BOT chặn đường mãi lộ, bảo vệ sân golf lấn chiếm sân bay... Thỉnh thoảng tỏ ra quan tâm tới y tế, nhưng trình thấp quá, nên càng nói càng đổ thêm dầu vào lửa, hóa ra cổ súy cho nạn bạo hành y tế.

Một số nhân viên y tế liên hệ với Trang Chống bạo hành y tế, cung cấp thông tin, hình ảnh... về nhiều vụ bạo hành y tế chưa được báo chí đăng. Họ yêu cầu Trang Chống bạo hành y tế đăng thông tin, yêu cầu Trang Chống bạo hành y tế phải làm mạnh tay... Nhưng bản thân họ thì giấu mặt. Có người hăng hái lên án, yêu cầu này nọ, rồi đột ngột ngưng ngang, vì đã đạt được mục đích.

Bạo lực ngày càng dày đặc, tính chất ngày càng manh động. Con người thì quen thói chờ sung, xúi bẩy người khác đấu tranh cho mình, còn mình thì đứng ngoài nhìn. Nhiều nhân viên y tế coi Trang Chống bạo hành y tế là nơi để họ lợi dụng, phục vụ cho mục đích nào đó của họ.

Kẻ tội phạm mà khi đưa ra xét xử, lãnh án tới hơn 30 năm tù, vẫn cứ được thăng chức lên Bộ trưởng, rồi Ủy viên Bộ Chính trị, đứng đầu thành phố lớn nhất nước, leo lên đến vị trí cao nhất của quyền lực.

Chống ma túy thì đi buôn ma túy. Chống cờ bạc thì bảo kê cờ bạc. Thiếu tướng, trung tướng, qua bao nhiêu trường lớp, học tập tư tưởng này khác, có khi còn đi dạy người ta về đạo đức cách mạng, thì thực chất lại là đám xã hội đen.

Các nền tảng đạo đức của xã hội đã hoàn toàn sụp đổ. Xã hội này đang mục ruỗng, đang phân hủy.

Có lẽ, nền tảng đạo đức của xã hội này đã sụp đổ từ nhiều chục năm về trước. Sụp đổ từ khi mà con cái đứng ra đấu tố cha mẹ, anh em đấu tố nhau, bạn bè biến thành kẻ thù. Sụp đổ từ khi những kẻ có quyền quyết định mang ân nhân của mình ra xử bắn.

Nền tảng đạo đức của xã hội này đã sụp đổ từ khi mà người ta coi trí thức như là những kẻ ngăn cản sự tiến hóa của cái liên minh công nông thần thánh. Nền tảng đạo đức của xã hội này đã sụp đổ từ khi người ta đề cao việc bình dân hóa trí thức, và đưa những kẻ vô học, bất tài, thất đức, vô liêm sĩ, và cực kì tham lam, lên nắm quyền.

Còn có thể làm gì để cứu cái xã hội này được không?
(Theo blog Võ Xuân Sơn Via DL)

05 April 2018

Nghẹn Ngào Gió Muối, thơ

Dạo:

      Dập dồn gió muối biển khơi,
Trên môi mặn chát lệ người xa quê.


     Nghẹn Ngào Gió Muối

    Chiều ngắc ngoải, nắng chuồi trơn tuột,
    Tháng Tư về giá buốt hồn câm.
       Mây loang đáy nước tím bầm,
Trùng dương vẳng tiếng khóc thầm gọi nhau.

    Manh áo cũ đượm màu gió muối,
    Người tần ngần, tiếc nuối bâng quơ,
       Mắt nhìn quanh quẩn ngẩn ngơ,
Thương bầy sóng nhỏ lên bờ phơi thây.

    Buồn ngẫm lại từ ngày mất nước,
    Biết bao người cất bước ra khơi,
       Trời không cho được tới nơi,
Đành cam đáy biển ngậm cười xót xa.

    Thân may mắn vượt qua bão tố,
    Cuối cùng đà đến chỗ bình an.
       Dù xa cách vạn quan san,
Vẫn nghe đòi đoạn ruột gan sớm chiều.

    Kể từ lúc đánh liều tránh loạn,
    Giữ lời thề tỵ nạn sắt son,
       Bao lâu lũ giặc vẫn còn,
Thì đành đất khách mỏi mòn lất lây.

    Quê hương cũ giờ đây xa lạ,
    Người dần quên hết cả cội nguồn,
       Tập tành rặt thói con buôn,
Bày mưu tính kế lách luồn lừa nhau.

    Đất nước đã do Tàu làm chủ,
    Chỉ bạo quyền no đủ giàu sang,
       Mặc dân đói khổ trăm đàng,
Hằng mong chóng được nhẹ nhàng xuôi tay.

    Biển quê mẹ nay đầy xác cá,
    Thay xác người vốn rã từ lâu.
       Bốn mươi năm lẻ bể dâu,
Biết bao nhiêu nước dưới cầu đã qua.

*

    Hạnh phúc vẫn còn xa hun hút,
    Dù mong chờ từng phút từng giây.
       Run run bóc tấm lịch dày,
Mơ trong tuyệt vọng ngày xoay cơ trời.

    Chữ Quốc Hận ngàn đời mãi nhớ,
    Nợ máu này muôn thuở nào quên,
       Dân Nam kiếp nạn triền miên,
Vừa ngơi khói lửa, đã liền cùm gông.

    Bao ước vọng, mười không được một,
    Mượn tiếng cười gượng đốt cơn đau.
       Bạn bè đầu trắng phau phau,
Gặp nhau chỉ lúc tiễn nhau về trời.

    Định mệnh chẳng thương người dân Việt,
    Để giặc thù giết chết non sông.
       Tháng Tư đến, mắt cay nồng,
Chừng nghe tiếng gió biển Đông triệu hồn.

    Nhìn sóng nước, bồn chồn ngơ ngác,
    Chợt thấy mình chẳng khác u linh,
       Ngày ngày câm điếc lặng thinh,
Khập khà khập khiễng một mình lang thang.

    Chỉ còn lá Cờ Vàng ấp ủ,
    Năm canh ru giấc ngủ tật nguyền,
       Chập chờn nửa tỉnh nửa điên,
Con tim vất vưởng tận miền xa xôi.

*

    Nghe mặn chát bờ môi nứt nẻ,
    Phải chăng là lệ kẻ ly hương,
       Hay là gió muối trùng dương,
Về khơi lại nỗi nhớ thương một đời?

   Trần Văn Lương  
Cali, đầu mùa Quốc Hận 2018

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...