20 April 2016

Tin rút ngắn

‘Ông Trọng sắp nghỉ’: Khởi sự cuộc chiến quyền lực mới? 

Chính trường Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu “động binh” trở lại. Chỉ nghỉ ngơi hơn hai tháng sau “trận đấu pháo” ác liệt ở Đại hội XII, đến đầu tháng Tư năm 2016 lại rộ lên vài tin tức đồn đoán về “Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ”.

Một chuyên gia có bề dày nghiên cứu về chính trị Việt Nam là giáo sư Carl Thayer - cựu chuyên viên của Học viện quốc phòng Úc và là người thường có những đánh giá cùng dự báo thuận lợi đến khó ngờ cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Đại hội XII - đã bắt đầu đề cập đến “một cuộc đua” giành chức tổng bí thư vào năm sau - 2017.

Thậm chí còn xuất hiện một tin đồn bạo phổi hơn: ông Nguyễn Phú Trọng có thể “nghỉ sớm” vào cuối năm 2016.

Dư luận cán bộ đảng viên cũng bắt đầu hướng về hai ứng cử viên sáng giá để thừa kế chức vị hiện tại của Tổng Bí thư Trọng: Đinh Thế Huynh - người đang giữ chức Thường trực Ban Bí thư và thực chất là nhân vật số 2 trong khối các cơ quan đảng, và Trần Đại Quang - đương nhiệm Chủ tịch nước và là nhân vật số 2 trong Bộ Chính trị.

Những đồn đoán trên là có cơ sở, vì khoảng 3 tháng trước khi Đại hội XII diễn ra, đã xuất hiện một số “phương án” cho rằng cả hai ông Huynh và Quang đều được quy hoạch vị trí ứng cử viên tiềm tàng cho chức tổng bí thư ngay tại Đại hội XII, nếu tại đại hội này ông Nguyễn Phú Trọng rút lui.

Thậm chí, còn có một tin tức khó tin nhưng xét ra lại có tính “biện chứng lịch sử”: Việt Nam có thể có tổng bí thư đầu tiên là phụ nữ. Nhân vật đại diện cho phái đẹp ấy được xem là hoa khôi trong Bộ Chính trị và là nhân vật số 1 của Quốc hội - bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nếu biện chứng về việc hai tổng bí thư gần nhất là Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đều “bỗng dưng” được các kỳ đại hội tín nhiệm cao do các phe phái trong đảng không ai chịu ai, có thể dễ dàng nhận ra vị trí chủ tịch Quốc hội của ông Mạnh, ông Trọng trong quá khứ và bà Ngân thì hiện tại là không hoàn toàn mờ nhạt. Thậm chí khi cần thiết, vị trí này còn được biểu dương như một nhân tố “giữ gìn sự đoàn kết trong đảng”. Bà Kim Ngân, cũng vì thế, có đôi chút hy vọng để đi theo lối hẹp đó.

‘Nghỉ’ bây giờ là đẹp nhất

Vào tháng 4/2016, có thể đã có một manh mối nào đó cho những tin tức đồn đoán về sự thay đổi nhân sự cao cấp. Trái ngược với than phiền của một số cán bộ lão thành về “trước Đại hội XII, ông Trọng hứa sẽ chỉ làm 1 năm, cùng lắm là 2 năm; nhưng sau đại hội này thì chẳng “dzã” nói gì về chuyện đó nữa”, có người lại khẳng định rằng ông Nguyễn Phú Trọng không phải là loại người tham quyền cố vị và đang muốn giữ đúng cam kết của mình.

Tin đồn về “ông Trọng sắp nghỉ” vào tháng Tư năm nay lại trùng với một sự kiện đặc biệt: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức nghỉ. Đến lúc này và chẳng cần phải giải thích, phần lớn bàn dân thiên hạ quan tâm đến chuyện hậu trường chính trị đều biết rõ Tổng Bí thư Trọng đã được “rửa mặt”. Những giọt nước mắt buồn tủi tại Hội nghị Trung ương 6 vào cuối năm 2012 đã được nuốt vào lòng mà không trào ra một lần nữa. “Loại một nhà độc tài” đã trở nên một thành ngữ chính trị mới nhất sau Đại hội XII, sau bí số “đồng chí X” mà đồng minh của Tổng Bí thư Trọng - ông Trương Tấn Sang  đã biệt danh cho đối thủ lớn nhất từ năm 2012.

Cuộc chiến quyền lực đã kết thúc bằng một chiến thắng thể diện. Không khó để hình dung rằng Tổng Bí thư Trọng đã thỏa mãn với niềm vui chan chứa cuối cuộc đời chính trị: sau khi Thủ tướng Dũng không còn, ông Trọng nghiễm nhiên vươn đến đỉnh cao quyền lực. So với “tứ trụ” cũ, giờ đây vai trò của Tổng Bí thư Trọng là vượt trội so với những gương mặt còn lại trong “bộ tứ” mới. Tổng Bí thư Trọng lại còn được nâng cao thể diện bằng vào hai cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama vào tháng 7/2015 tại Washington và vào tháng 5/2016 tới đây tại Hà Nội.

Nhiều người bình luận: trong một đời chính trị, thường thì “nghỉ” vào lúc này là đẹp nhất. Có thể đã đến lúc ông Trọng bắt đầu nghĩ đến việc “rửa tay gác kiếm”. Tương lai của chế độ để cho lớp đàn em lo.

Nhưng “lớp đàn em” đó là ai?

Ngay tại thời điểm xuất hiện tin đồn “Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ”, trên một số trang mạng xã hội, chứ không phải báo chí nhà nước, bất chợt hiện ra những tin tức và bài viết liên quan đến Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh - từ thời còn là tổng biên tập báo Nhân Dân, và Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải - từ thời còn là phó thủ tướng chính phủ. Không phải khen mà là chê. Không phải “nâng” mà là “dập”.

Có cảm giác như không khí “thế lực thù địch” trước Đại hội XII đã bắt đầu tái hiện. Còn trước cả khoảng thời gian trước Đại hội XII, từ năm 2011 đã rộ lên phong trào chỉ trích, đả kích và bới móc nhau trên mạng - của những người được cho là thuộc các phe phái chính trị trong nội bộ đảng. Đến cuối năm 2014, đầu năm 2015, không ai trong thiên hạ quên được câu chuyện trang mạng Chân Dung Quyền Lực và cái chết đầy nghi vấn của Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Còn ngay trước Đại hội XII là hiện tượng độc nhất vô nhị: những phe phái được coi là nội bộ đã tận dụng triệt để việc nhờ vả các trang mạng xã hội bị coi là “địch” nhưng có lượng truy cập cao để đăng tải các tài liệu nội bộ, bài viết công kích, chửi bớt và hạ bệ nhau.

Vậy tình thế sắp tới sẽ như thế nào?

Phạm Chí Dũng
Nguồn: Blog cùng tên)
______________

Người thoát khỏi trại Mã Tam Gia kể sự thật tội ác của Tầu Cộng đốn với người theo Pháp Luân Công

Ngày 14/4 vừa qua, Quốc hội Mỹ và Ủy ban về vấn đề Trung Quốc (CECC) đã tổ chức lấy ý kiến về "Tình trạng dùng cực hình phổ biến ở Trung Quốc" (China’s Pervasive Use of Torture) với sự tham gia của nhân sĩ phong trào đòi Tây Tạng độc lập và học viên Pháp Luân Công. Trong đó, học viên Pháp Luân Công Quân Lệ Bình, người may mắn sống sót thoát khỏi trại Mã Tam Gia đã kể lại quá trình chịu cực hình mà chị phải trải qua, tố cáo tội ác của cán bộ trại.

Chị Quân Lệ Bình cho biết, khoảng trung tuần tháng 9/2000, ông Viện trưởng Viện Giáo dưỡng Mã Tam Gia là Tô Tĩnh từng nói, kinh phí mà chính quyền Trung Quốc phải chi cho Pháp Luân Công tương đương một cuộc chiến tranh quốc tế. Ông ta còn nhấn mạnh phải chuyển hóa 100% học viên Pháp Luân Công.

Chị Quân Lệ Bình cho biết, khi ở trại Mã Tam Gia chị từng bị bắt tiêm loại thuốc gì đó mà chị không biết, bị ép đổ đồ ăn vào miệng đến nỗi chút nữa thì mất mạng. Chị nói: "Tại Mã Tam Gia, tôi bị bắt còng hai tay trên cái giường và bị tiêm loại thuốc gì đó kéo dài hơn 2 tháng, loại thuốc đã làm mắt tôi bị mù một thời gian. Nhiều lần tôi bị đổ đồ ăn vào miệng tàn nhẫn đến nghẹt thở và có lần tưởng như đã mất mạng". 

Chị còn kể, ở trong tù từng bị nhiều tù nhân nam thay nhau hãm hiếp và ghi hình lại. Chị biết rõ danh tính 10 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, trong đó học viên Vương Kiệt ở Thẩm Dương từ giã cõi đòi ngay trong vòng tay của chị. Mọi người trong trại từng hẹn ước với nhau, chỉ cần có người sống sót trở ra, họ sẽ tố cáo tội ác này trước toàn thế giới.

Chị Quân Lệ Bình không cầm được nước mắt khi vừa kể lại quá trình bị bức hại vừa đưa ra những hình ảnh về cảnh bức hại tàn khốc.

Cuối cùng, chị giao danh sách những kẻ thủ ác và chịu trách nhiệm cho Quốc hội Mỹ, trong đó có tên ông Giang Trạch Dân, Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Văn Sĩ Chấn cùng một số cảnh sát trong nhà tù tham gia tra tấn cực hình học viên Pháp Luân Công. . .

Người trực tiếp nghe lời khai là ông Chris Smith, Nghị sĩ Quốc hội Mỹ, Chủ tịch CECC. Ông nói: "Phải truy cứu những quan viên Trung Quốc đã phạm tội ác khủng khiếp này, không thể để chúng tiếp tục hành ác đối với nhân dân và Pháp Luân Công. Những kẻ tham gia bức hại sớm muộn gì cũng bị lôi ra ánh sáng. Lấy đảng Na-zi làm ví dụ, cho đến nay những thành viên của nó vẫn còn đang bị truy bắt".

Sau khi nghe nhiều người đã kể lại quá trình bị bức hại, Nghị sĩ Rep. Tim Walz cũng cho biết: "Phải đưa tội ác này ra ánh sáng để mọi người thấy được tính nghiêm trọng của nó ngoài sức tưởng tượng của những người bình thường như thế nào. Là Nghị sĩ Quốc hội Mỹ, tôi phải kiên quyết giữ lập trường của người Mỹ: Dùng cực hình tra tấn là không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào". (Theo SBTN)
______________________


Trump và Clinton thắng ở New York 

Ứng viên Donald Trump, đại diện đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton , đảng Dân chủ, dẫn đầu trong bầu cử sơ bộ ở New York, truyền thông Hoa Kỳ đưa tin.

Kết quả kiểm phiếu vẫn đang được tiến hành nhưng ông Trump dường như bứt xa trước hai đối thủ Ted Cruz và John Kasich.

Trong khi đó bà Hillary Clinton, cựu thượng nghị sĩ New York, dự kiến sẽ đánh bại Thượng nghị sĩ Vermont Bernie Sanders, người sinh ra ở khu Brooklyn.

Chiến thắng này giúp bà Clinton và ông Trump tiến gần hơn đến việc giành được đề cử của đảng họ.

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...