Hành Trình Tìm Tự Do
(Journey to Freedom)
Oil on canvas
24x24 inch (61x61cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
HỒN OAN THUYỀN NHÂN
*
Thành kính tưởng niệm
tất cả những nữ thuyền nhân bất hạnh đã bỏ mình trên biển Đông,
trong những cuộc vượt biển tìm tự do,
sau ngày VC cưỡng chiếm miền Nam.
*
Mong manh, mỏng mảnh chiếc thuyền
Đưa em vượt biển, oan khiên chập chồng
Kinh hoàng những chuyện biển Đông
Hồn oan đau đớn, mênh mông sóng vờn.
Chua cay, xót, thẹn, tủi hờn
Người đi không đến, chập chờn, nhấp nhô.
Trăng soi đau khổ, lõa lồ
Trồi lên, thấy nóc nhà mồ biển đen.
Đâu rồi phố xá vàng đèn?
Đâu rồi Tổ Quốc thân quen của mình?
Ai làm nên cảnh tội tình?
Một mình lủi thủi! Hải trình về đâu?
Đêm ngày hồi hộp, lo âu
Hồn ai siêu thoát? Cả tàu còn ai?
Đêm dài, thương trẻ trong thai
Hát ru con ngủ. Thở dài xót xa!
Ý Nga, 18-4-2015
Vài điều về bức tranh
Cùng với năm tháng, những nghệ phẩm ghi lại nỗi ám ảnh từ những cuộc vượt thoát chế độ cộng sản càng ngày càng nhiều, tất nhiên chỉ ở hải ngoại. Nhiều tác phẩm điêu khắc mô tả cuộc vượt thoát nhấn mạnh nỗi kinh hoàng của thuyền nhân, thân hình xơ xác, điêu tàn, bước đi xiêu vẹo, khuôn mặt ghi đậm những đường nét thống khổ tột cùng. Nói chung họ là những người thân xác thì còn, nhưng hồn lạc phách siêu. Thê thảm và thảm hại gợi nên nơi những trái tim giàu tình người nỗi bi ai, thương xót.
Cuộc vượt thoát gian khổ nhưng được đền bù: Những người sống sót đã thấy tự do hé mở nơi chân trời. Với những người may mắn, cuộc hành trình đã đạt được mục đích.
Trong bức "Journey to Freedom" trình làng ở đầu bài tôi đã xử dụng ba chi tiết: mặt trăng, chiếc thuyền và người phụ nữ. Khi kết hợp những chi tiết này lại, bức tranh trở thành như một giấc mơ. - Mà nói cho cùng cuộc đời cũng chỉ là một giấc mơ dài. Tất cả là mộng mị.
Chẳng biết tốt hay xấu, đúng hay sai, mà cảnh mộng mị cứ tìm dịp tràn vào tranh tại hạ vẽ. Vẽ rồi nhìn lại thấy mây, trăng, gió huyễn hoặc. Chiếc thuyền mong manh lênh đênh giữa trùng khơi sóng vỗ. Người phụ nữ dáng hao gầy, mắt cuồng thâm bao đêm ngày sống trong chế độ mới và sau cùng là một cuộc vượt thoát gian nan. Lạ một điều nét kiều diễm thuở xưa không mất hết, vẫn còn phảng phất trên khuôn mặt nàng. Vầng trán thông minh và ánh mắt không sắc nhưng sáng đủ để tránh cạm bẫy. Suối tóc đã có lần như những giòng rong biển cuốn chặt lấy kẻ chạm phải. Suối tóc ấy nay rối bời nhưng vẫn bồng bềnh trong gió lộng. Chiếc mũi dọc dừa bướng bỉnh gian tà khó khuất phục và khuôn mặt vuông vuông biểu lộ nghi lực giúp nàng vượt thoát. Nàng đã nói thẳng vào mặt viên sĩ quan chính ủy CS trại giam: "Các ông giết chồng tôi! Các ông giết chồng tôi!"
Nước mắt như thác lũ tràn xuống đôi má, thấm ướt chiếc áo đen phủ bờ ngực vô tình mặc trong ngày đến thăm chồng bị giam trong trại tù cải tạo. Chồng nàng bị bệnh gan tái phát và đám cai tù không cho chở ra tỉnh cấp cứu nên đã chết oan uổng. Nàng không mảy may được thông báo, xách giỏ đi thăm chồng mình để rồi nhận một cái tin sét đánh.
Đôi mắt sáng đã nhìn thấy tư do hé lộ nơi chân trời nhưng đôi mắt ấy đã vương một nỗi buồn muôn thuở.
A.C.La
***
**
HỒN OAN THUYỀN NHÂN
*
Thành kính tưởng niệm
tất cả những nữ thuyền nhân bất hạnh đã bỏ mình trên biển Đông,
trong những cuộc vượt biển tìm tự do,
sau ngày VC cưỡng chiếm miền Nam.
*
Mong manh, mỏng mảnh chiếc thuyền
Đưa em vượt biển, oan khiên chập chồng
Kinh hoàng những chuyện biển Đông
Hồn oan đau đớn, mênh mông sóng vờn.
Chua cay, xót, thẹn, tủi hờn
Người đi không đến, chập chờn, nhấp nhô.
Trăng soi đau khổ, lõa lồ
Trồi lên, thấy nóc nhà mồ biển đen.
Đâu rồi phố xá vàng đèn?
Đâu rồi Tổ Quốc thân quen của mình?
Ai làm nên cảnh tội tình?
Một mình lủi thủi! Hải trình về đâu?
Đêm ngày hồi hộp, lo âu
Hồn ai siêu thoát? Cả tàu còn ai?
Đêm dài, thương trẻ trong thai
Hát ru con ngủ. Thở dài xót xa!
Ý Nga, 18-4-2015
**
Vài điều về bức tranh
Cùng với năm tháng, những nghệ phẩm ghi lại nỗi ám ảnh từ những cuộc vượt thoát chế độ cộng sản càng ngày càng nhiều, tất nhiên chỉ ở hải ngoại. Nhiều tác phẩm điêu khắc mô tả cuộc vượt thoát nhấn mạnh nỗi kinh hoàng của thuyền nhân, thân hình xơ xác, điêu tàn, bước đi xiêu vẹo, khuôn mặt ghi đậm những đường nét thống khổ tột cùng. Nói chung họ là những người thân xác thì còn, nhưng hồn lạc phách siêu. Thê thảm và thảm hại gợi nên nơi những trái tim giàu tình người nỗi bi ai, thương xót.
Một tượng đài xây dựng tại Nam California,
(Hoa Kỳ)
Nghệ nhân tả chân những gì thực sự đã xẩy ra cho những người bằng mọi giá vượt thoát để tìm tự do.
Trong tất cả những di sản liên hệ đến vượt biên hay vượt biển tôi lục tìm được trên internet thì chỉ có một bức duy nhất, một bức vẽ mô tả tâm trạng an bình của người đã vượt thoát: Bức tranh vẽ một em bé mặt tươi tắn đang mơn trớn một con chim bồ câu sà xuống đậu trên tay mình. Hình chụp bức tranh tìm thấy giữa một rừng hình ảnh tài liệu của thuyền nhân Việt sống trong các trại ti nạn Đông Nam Á năm xưa. Hình ảnh tích cực này nay đã được tái hiện trong tượng đài kỷ niệm thuyền nhân đã được đồng bào mình dựng lên tại Úc.
Tượng đài tại Canberra (Úc)
Cuộc vượt thoát gian khổ nhưng được đền bù: Những người sống sót đã thấy tự do hé mở nơi chân trời. Với những người may mắn, cuộc hành trình đã đạt được mục đích.
Trong bức "Journey to Freedom" trình làng ở đầu bài tôi đã xử dụng ba chi tiết: mặt trăng, chiếc thuyền và người phụ nữ. Khi kết hợp những chi tiết này lại, bức tranh trở thành như một giấc mơ. - Mà nói cho cùng cuộc đời cũng chỉ là một giấc mơ dài. Tất cả là mộng mị.
Chẳng biết tốt hay xấu, đúng hay sai, mà cảnh mộng mị cứ tìm dịp tràn vào tranh tại hạ vẽ. Vẽ rồi nhìn lại thấy mây, trăng, gió huyễn hoặc. Chiếc thuyền mong manh lênh đênh giữa trùng khơi sóng vỗ. Người phụ nữ dáng hao gầy, mắt cuồng thâm bao đêm ngày sống trong chế độ mới và sau cùng là một cuộc vượt thoát gian nan. Lạ một điều nét kiều diễm thuở xưa không mất hết, vẫn còn phảng phất trên khuôn mặt nàng. Vầng trán thông minh và ánh mắt không sắc nhưng sáng đủ để tránh cạm bẫy. Suối tóc đã có lần như những giòng rong biển cuốn chặt lấy kẻ chạm phải. Suối tóc ấy nay rối bời nhưng vẫn bồng bềnh trong gió lộng. Chiếc mũi dọc dừa bướng bỉnh gian tà khó khuất phục và khuôn mặt vuông vuông biểu lộ nghi lực giúp nàng vượt thoát. Nàng đã nói thẳng vào mặt viên sĩ quan chính ủy CS trại giam: "Các ông giết chồng tôi! Các ông giết chồng tôi!"
Nước mắt như thác lũ tràn xuống đôi má, thấm ướt chiếc áo đen phủ bờ ngực vô tình mặc trong ngày đến thăm chồng bị giam trong trại tù cải tạo. Chồng nàng bị bệnh gan tái phát và đám cai tù không cho chở ra tỉnh cấp cứu nên đã chết oan uổng. Nàng không mảy may được thông báo, xách giỏ đi thăm chồng mình để rồi nhận một cái tin sét đánh.
Đôi mắt sáng đã nhìn thấy tư do hé lộ nơi chân trời nhưng đôi mắt ấy đã vương một nỗi buồn muôn thuở.
A.C.La
***
Tôi vẫn thường tự hỏi vì sao nhân vật trong tranh của A.C.La lúc nào cũng "tươi đẹp" mặc dù có đăm chiêu hay sợ hãi trước nghịch cảnh. Nhưng trong bức tranh Path to Freedom này nhờ lời giải thích của người vẽ, tôi nghĩ là nàng cần phải tươi đẹp để truyền đến người xem niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai. Đó đúng là điều mà mọi người chúng ta đều mơ ước, tuy không phải ai cũng có thể hiểu và diễn tả đưọc như thế. Thanks.
Lê Văn Bỉnh (ĐS 10)
No comments:
Post a Comment