15 April 2015

Cái Lý Cúa Sự Thua, tham luận

                                                                      Nỗi  đau  nào  cũng  đo  được
                                                                      Nhưng  nỗi  đau  mất  nước  thật  không  cùng !

PHAN  NGHĨA

Trận  chiến  V N  đã  kết  thúc  cách  đây  40  năm  kết  quả  là  30  triệu  dân  miền  Nam  V N  đã  rơi  vào  guồng  máy  cai  trị  độc  tài  của  C S .  Với  thời  gian  qua  vết  thương  vật  chất  có  thể  phần  nào  thay  đổi  trái  lại  vết  thương  lòng  của  hàng  triệu  con  người  đã  một  thời  vào  sanh  ra  tử  để  bảo  vệ  đất  nước  vẫn  mang  niềm  đau  buốt  như  ngày  nào  đầu  tiên  thấy  lá  cờ  C S  bay  giữa  Sài Gòn .

Kết  cuộc  nào  cũng  có  lý  do  của  nó, biết  được  lý  do  thì  dù  ở  vị  thế  nào  chúng  ta  cũng  không  ân  hận  hay  oán  trách  và  cũng  nhờ  đó  chúng  ta  nhận  chân  được  mặt  trái  của  cuộc  đời , biết  được  dã  tâm  của  bạn  bè  và  sự  bẩn  thỉu  đê  tiện  của  kẻ  thù .
          
Ba  mươi  năm  đánh  nhau  với  C S  Bắc  Việt , chúng  ta  sẵn  sàng  hy  sinh  không  hề  lui  bước , anh  dũng  chiến  đấu  với  kẻ  thù , từng  lớp  thanh  niên  này  đến  lớp  thanh  niên  khác  lăn  xả  vào  chiến  trường  cố  chận  đứng  sự  xâm  lăng  của  C S , nhưng  cuối  cùng  chúng  ta  đành  bỏ  cuộc , kẻ  chạy  trốn  xa  quê  hương  sống  đời  lưu  lạc , người  ở  lại  bị  đọa  đày  từ  giữa  phố  chợ  đến  chốn  rừng  xanh . Vậy  điều  gì  làm  cho  chúng  ta  mất  nước  , lý  do  thì  rất  nhiều .
          
Hiệp  Định  Geneve  1954  chia  đôi  đất  nước  V N  bởi  vĩ  tyuến  17 ( sông  Bến  Hải ) , phía  Bắc  dành  cho  C S  Bắc  Việt  và  phía  Nam  dành  cho  V N C H . Trong  H Đ  Geneve  1954  có  qui  định  sau  2  năm  sẽ  có  cuộc  Tổng  Tuyển  Cử , bên  nào  thắng  sẽ  cầm  quyền  toàn  bộ  V N  thống  nhất .
          
Nhưng  cuộc  Tổng  Tuyển  Cử  đã  không  được  thực  hiện  vì  miền  Nam  T. T. Ngô  Đình  Diệm) cho  rằng (và  điều  này  đúng ) chế  độ  CS  Bắc  Việt  là  một  chế  độ  độc  tài  kềm  kẹp  người  dân , do  đó  người  dân  miền  Bắc  không  thể  có  tự  do  để  sử  dụng  lá  phiếu  của  mình . Miền  Nam  VN  chỉ  chấp  nhận  tổng  tuyển  cử  một  khi  chế  độ  miền  Bắc    phần  nào  có  tự  do  thật  sự và  điều  này  hiển  nhiên  không  bao  giờ  xảy  ra , do  đó  HĐ  Geneve  lần  hồi  không  còn  được  áp  dụng .
          
Không  chiếm  được  miền  Nam  bằng  phương  pháp  luật  định , CSBV  bắt  buộc  phải  chiếm  miền  Nam  bằng  vũ  lực  bởi  2  cách : đưa  quân  trực  tiếp  đánh  phá  chiếm  đất  miền  Nam , lập  Mặt  Trận  Giải  Phóng  ngay  tại  miền  Nam  để  quấy  phá  nội  bộ  miền  Nam  và  trợ  giúp  bộ  đội  Bắc  Việt .
          
Sau  khi  HĐ  Geneve  54  được  ký  kết , CSBV  tiếp  thu  Hà  Nội  và  phía  Bắc  từ  vĩ  tuyến  17  trở  ra , đây  là  phần  lãnh  thổ  hoàn  toàn  kiệt  quệ  sau  chiến  tranh . Cái  nghèo  đói  đeo  bám  dân  chúng  miền  Bắc  còn  ở  lại  và  cái  chết  vì  đói  lạnh  lởn  vởn  trên  đầu  dân  chúng  miền Bắc  một  cách  ghê  sợ  không  khác  gì  hình  ảnh  của  nạn  đói  năn  Ất  Dậu  1945 .
         
Do  đó  muốn  tồn  tại  Bắc  Việt  phải  chiếm  cho  được  miền  Nam  VN  với  bất  cứ  giá  nào, không  chiếm  được  miền  Nam  tất  phải  đi  vào  cửa  tử , cho  nên  có  nhiều  người  đã  lầm  khi  cho  rằng  tinh  thần  chiến  đấu  của  bộ  đội  BV  rất  cao , thực  chất  nếu  không  đánh  chiếm  được  miền  Nam  thì  BV  không  thể  sống  còn  đó  là  chưa  kể  sẽ  bị  Trung  Cộng  và  Nga  Sô  bỏ  rơi  vì  không  hoàn  thành  được  nhiệm  vụ  CS  quốc  tế : làm  mũi  dùi  xâm  lăng  tiến  xuống  khống  chế  vùng  Đông  Nam  Á .
          
Bởi  vậy  nếu  không  chiếm  được  miền  Nam  năm  1975  thì  BV sẽ  tiếp  tục  xâm  lăng  tấn  công (dù  ký  cả  10  cái  hiệp  định  như  HĐ  Paris  1973)  cho  đến  khi  nào  thôn  tính  được  miền  Nam  vì  đây  là  sinh  lộ  của  CSBV , trừ  khi    quân  đội  và  bộ  máy  điều  khiển  của  đảng  CSVN  bị  tiêu  diệt  hoàn  toàn  như  chế  độ  Phát  Xít  trong  thời  kỳ  đệ  nhị  Thế  Chiến  thì  mới  mong  giấc  mộng  xâm  chiếm  miền  Nam  của  CS  bị  dập  tắt  .
          
Chúng  ta  nhớ  lại  sau  khi  Ban  Mê  Thuột  thất  thủ  T . T  Thiệu  quyết  định  bỏ  cao  nguyên ( vì  không  đủ  thiết  bị  đạn  dược  và  quân  số  để  giữ  được  vùng  này )  và  rút  quân  về  cố  thủ  vùng  Duyên  Hải ( Nha  Trang – Cam  Ranh – Phan  Rang ) . Quyết  định  bỏ  cao  nguyên ( Pleiku – Kontum )  của  T.T  Thiệu  có  phải  là  một  quyết  định  thuần  túy  về  chiến  lược  quân  sự  hay  là  một  quyết  định  có  tính  cách  chính  trị  với  mục  đích  “ tháu  cáy “  để  chính  phủ  Mỹ  và  quốc  hội  Hoa  Kỳ  gấp  rút  cung  cấp  và  gia  tăng  viện  trợ  cho  VNCH .
          
Theo  tôi  quyết  định  bỏ  cao  nguyên  của  T-T  Thiệu  có  mưu  định  về  chính  trị  nhiều  hơn, nhất  là  việc  Nixon  có  viết  riêng  cho  ông  một  lá  thư  lời  lẽ  đầy  nhiệt  tình  với  uy  tín  của  một  T-T  Mỹ , ông  nghĩ  vì  lời  hứa  danh  dự  Mỹ  không  thể  bỏ  rơi  Nam  VN . Tiếc  rằng  T-T  Thiệu  đã  không  nắm  được  điều: người  Mỹ  đặt  quyền  lợi  là  ưu  tiên  còn  danh  dự  chỉ  là  thứ  yếu!
          
Việc  rút  quân  đã  không  làm  cho  Hoa  Kỳ  có  hành  động  nào  khá  hơn  trong  việc  trợ  giúp  VNCH  vì  chính  sách  về  VN  của  Mỹ  kể  từ  sau  HĐ  Paris  1973  được  ký  kết    xem  như  đã  an  bài   cho  nên  việc  rút  quân  này  đã  làm  thiệt  hại  khá  nhiều  cho  VNCH .
          
Kế  hoạch  rút  quân  và  dân  của  2  tỉnh  Pleiku – Kontum  qua  đường  7B  Cheo  Reo  để  về  Tuy  Hòa  là  cả  một  thảm  họa  và  cái  thiệt  hại  lớn  lao  nhất  là  làm  sụp  đổ  mau  chóng  tinh  thần  chiến  đấu  của  quân  dân  miền  Nam . Sau  cuộc  rút  quân  khỏi  cao  nguyên  là  một  chuổi  dài  di  tản , các  tỉnh  lỵ  miền  Trung  mau  chóng  rơi  vào  tay  CS  mà  Bắc  Việt  không  tốn  nhiều  công  sức  để  đánh  chiếm .
          
Bởi  vậy  quyết  định  bỏ  cao  nguyên  của  T.T  Thiệu  là  một  quyết  định  không  nên  có  và  việc  rút  quân  theo  đường  7B  Cheo  Reo  do  tướng  Cao  văn  Viên  đề  nghị  là  một  ý  kiến  lầm  lẫn  vì  gây  qúa  nhiều  hao  tổn  về  vật  chất  lẫn  tinh  thần , bởi  vì  con  đường  này  là  con  đường  được  làm  từ  thời  Pháp  thuộc  , đã  bị  phế  bỏ  mấy  chục  năm  chỉ  dùng  cho  xe  be  chở  gỗ  đi  lại , rút  một  đại  quân  cùng  một  số  lớn  dân  chúng  2  tỉnh  Pleiku – Kontum  qua  đường  này  thì  thật  qúa  mạo  hiểm  đó  là  chưa  kể  liên  tiếp  gặp  phải  sự  chận  đánh  và  pháo  kích  khốc  liệt  của  V.C .
          
Kể  từ  sau  thế  chiến  thứ  2 , Mỹ  chủ  trương  chủ  thuyết  Domino  với  quan  niệm  các  quốc  gia  kế  cận  các  nước  CS  phải  là  những  lá  chắn  sự  lan  rộng  của  chủ  nghĩa  CS  và  Mỹ  cho  rằng  các  quốc  gia  này  tương  tự  như  quân  cờ  Domino , nếu  một  con  sụp  đổ  có  thể  kéo  các  con  bài  khác ( các  nước  khác ) sụp  đổ  theo . Bởi  vậy  Mỹ  đổ  viện  trợ  quân  sự  và  kinh  tế  vào  các  quốc  gia  này  để  cầm  chân  Công  Sản  ( Nam  VN , Nam  Hàn , Đài  Loan ) .
Tuy  nhiên  đến  đời  T.T  Kennedy  chính  sách  này  có  phần  nào  thay  đổi  và  từ  đó  hình  thành  một  quan  niệm  cho  rằng : dù  Nam  VN  mất  thì  CS  không  thể  tiến  xa  hơn  nữa  và  quyền  lợi  Mỹ  không  hề  bị  giảm  sút . Chính  quan  niệm  tai  ác  này  mà  miền  Nam  VN  bị  rơi  vào  tay  CS  qua  HĐ  Paris  1973  và  cũng  chính  ý  nghĩ  muốn  rút  chân  ra  khỏi  cuộc  chiến  tranh  VN    mà  T.T  Kennedy  đã  bị  giới  tài  phiệt  chuyên  sản  xuất  khí  cụ  chiến  tranh  cho  người  ám  sát  tại  Texas  trong  một  chuyến  công  du  khi  di  chuyển  qua  đường  phố  ở  Dallas  trên  chiếc  xe  mui  trần .
          
Sự  thua  cuộc  của  Nam  VN  phải  nói  kết  hợp  từ  nhiều  lý  do : cuộc  chiến  VN  đến  hồi  gay  cấn  nhất ( 1970 )  thì  phong  trào  phản  chiến  ở  Mỹ  cũng  rầm  rộ  bộc  phát  lan  nhanh  cùng  phong  trào  Hippy  của  thế  giới .

Thanh  niên  Mỹ  biểu  tình  phản  đối  chiến  tranh  khắp  nơi  gây  khó  khăn  và  nhiều  xáo  trộn  cho  xã  hội  nước  Mỹ , các  nghị  sĩ  dân  biểu  Mỹ  ngã  theo  ý  của  số  đông  để  kiếm  phiếu .  Báo  chí  Mỹ  đã  gây  khá  nhiều  khó  khăn  cho  bộ  Quốc  phòng  Mỹ . Các  ký  giả  Mỹ  một  số  nhát  gan  không  dám  ra  tận  chiến  trường  chỉ  ở  tại  các  hotel  sang  trọng  trung  tâm  Sài Gòn  để  viết  tin , do  đó  chỉ  biết  được  tin  của  VNCH  và  Mỹ  qua  truyền  miệng  và  hoàn  toàn  mù  tịt  tin  tức  về  phía  VC .
          
Một  số  ký  giả  phản  chiến  đã  tung  những  tin  làm  hạ  uy  tín  chính  phủ  VNCH ( như  vụ  Don  Luc  với  Chuồng  Cọp  ở  nhà  tù  Côn  Đảo )  cũng  như  uy  tín  của  quân  lực  Quốc  Gia  , điều  này  làm  cho  Quốc  Hội  Mỹ  cắt  giảm  mạnh  viện  trợ  nhất  là  viện  trợ  quân  sự . Nhiều  hình  ảnh  rút  quân  của  quân  đội  VNCH  được  đưa  lên  báo  chí  và  TV  Mỹ  với  các  hàng  tít  có  tính  cách  miệt  thị  tạo  nên  nhiều  bất  lợi  cho  VNCH  trong  dư  luận  của  nhân  dân  Mỹ .
          
Cho  đến  nay  có  ai  vào  các  thư  viện  Mỹ  duyệt  qua  các  tài  liệu  chiến  tranh  VN  mới  thấy  giới  truyền  thong  Mỹ  đã  tự  bôi  vết  nhơ  vào  chính  giữa  mặt  họ  khi  đã  cố  ý  xuyên  tạc  sự  anh  dũng  chiến  đấu  của  quân  đội  VNCH  của  nhân  dân  miền  Nam  VN  trong  công  cuộc  chiến  đấu  chống  CS  để  bảo  vệ  tự  do  dân  chủ .
          
HĐ  Paris  73  được  hình  thành  qua  bàn  tay  khá  nham  hiểm  Kissinger , một  tên  ma cô  chính  trị  đúng  nghĩa . Kissinger  đã  tạo  cho  Mỹ  phủi  tay  và  đưa  VNCH  đến  chỗ  sụp  đổ . T.T  Thiệu  đã  buộc  lòng  để  ngoại  trưởng  Trần  văn  Lắm  ký  HĐ  Paris  73  sau  khi  được  chính  Nixon  viết  thư  cam  kết  sẽ  cho  B 52  dội  bom  nếu  VC  vi  phạm  HĐ  kể  trên .
          
Tuy  nhiên  sau  khi  VC  chiếm  Phước  Long  rồi  chiếm  Ban  Mê  Thuột  giới  quân  sự  Mỹ  vẫn  án  binh  bất  động  không  có  một  sự  can  thiệp  quân  sự  có  tính  cách  qui  mô  nào  và  viện  trợ  cũng  không  tăng  thêm  chút  nào  cho  VNCH , Người  Mỹ  chắc  đã  quên  bài  học  Quốc  Tế  Công  Pháp  sơ  đẳng  là  khi  tổng  thống  của  họ  cam  kết  là  xem  như  cả  nước  Mỹ  cam  kết  dù  về  sau  vị  tổng  thống  đó  không  còn  tiếp  tục  giữ  chức  vụ  vì  bất  cứ  lý  do  gì .
          
Một  lý  do  khác  mà  người  Mỹ  chống  chế  khi  Bắc  Việt  xé  bỏ  HĐ  Paris  73  đánh  chiếm  Nam  VN  và  Hoa  Kỳ  đứng  im  nhìn  VNCH  dẩy  chết  là  vì  HĐ  Paris  73  chưa  được  quốc  hội  Mỹ  chuẩn  nhận , cho  nên  HĐ  này  chưa  đủ  căn  bản  pháp  lý  để  bó  buộc  nước  Mỹ  ,  xin  thưa  nếu  nước  Mỹ  thật  sự  muốn  cứu  giúp  miền  Nam  VN  thì  thủ  tục  chuẩn  nhận  một  hiệp  định  chỉ  cần  từ  24  đến  48  giờ  là  có  thể  hoàn  tất .
          
Người  sốt  sắng  nhất  trong  việc  dàn  xếp  để  có  HĐ  Paris  73  dù  có  thể  gây  nhiều  thiệt  hại  cho  Nam  VN  là  Kissinger , tham  vọng  của  vị  cố  vấn  này  không  phải  là  đem  lại  hòa  bình  cho  VN  mà  ở  2  mục  tiêu : phải  tạo  cơ  hội  cho  Nixon  thắng  cử  tổng  thống  lần  thứ  hai  và  giải  Nobel  Hòa  Bình . Kết  qủa  Kissinger  đạt  được  cả  hai  điều  đó  dù  phải  bán  đứng  30  triệu  dân  miền  Nam  cho  CS  Bác  Việt .
          
Ngoài  ra  chính  sách  quân  sự  của  Mỹ  cũng  khá  kỳ  quặc , chỉ  chấp  nhận  quân  đội  VNCH  đánh  có  giới  hạn  chứ  không  chấp  nhận  để  quân  đội  VNCH  vượt  qua  vĩ  tuyến  17 ( có  lẽ  sợ  Trung  Cộng  can  thiệp ? ) . Quan  niệm  này  là  một  quan  niệm  ấu  trĩ  đã  làm  cho  quân  lực  VNCH  trở  nên  thụ  động , chỉ  đỡ  khi  nào  bị  đánh  và  địch  tự  do  quậy  nát  “ sân  nhà “  và  khi  nào  yếu  mệt  thì  rút  qua  hậu  cần  Miên  Lào  ngơi  nghỉ  hoặc  lui  về  hậu  cứ  “ Bắc  Việt “  an  dưỡng “  chỉ  cần  lui  qua  vĩ  tuyến  17  là  xong  .

Sau  năm  1975 ,  người  dân  miền  Bắc  cho  hay   là    năm  1968 ( sau  trận  Mậu  Thân )  và  năm  1972 ( sau  khi  Nixon  ra  lệnh  B.52 thả  bom  trải  thảm  ngay  tại  Hà  Nội )  nếu  quân  đội  miền  Nam  đánh  thốc  ra  Bắc  thì  CS  Hà  Nội  sẽ  đầu  hàng  ngay  vì  hậu  tuyến  VC  hoàn  toàn  trống  rổng . Còn  nếu  năm  1972  Hoa  Kỳ  cứ  tiếp  tục  dội  bom  thì  Hà  Nội  cũng  phải  đầu  hàng , tiếc  rằng  Nixon  chỉ  dội  bom  để  kéo  Hà  Nội  trở  lại  bàn  hội  đàm  Paris  hơn  là  để  thắng  Bắc  Việt . Bởi  vậy  việc  Nixon  hỏi  Kissinger  là  liệu  có  cần  dùng  vũ  khí  nguyên  tử  loại  nhỏ  để  buộc  Hà  Nội  phải  đầu  hàng  thì  chúng  ta  phải  hiểu  đây  chỉ  là  chuyện  nói  đùa  khi  bàn  luận  chứ  không  phải  là  một  ý  định  nghiêm  chỉnh  của  Nixon , dù  sao  sự  vui  miệng  của  Nixon  cũng  làm  cho  Kissinger  phải  rối  rít  can  ngăn .
          
Cái  xui  xẻo  của  VNCH  là  Nixon  bị  vụ  Watergate  buộc  phải  từ  chức  vào  tháng  8 – 1974 , CSBV  biết  chỉ  có  Nixon  mới  dám  đem  bom  thả  ngay  trên  Hà  Nội  cho  nên  khi  Nixon  rời  khỏi  tòa  Bạch  Ốc  là  VC  xua  quân  chiếm  Phước  Long  rồi  Ban  Mê  Thuột  và  đúng  như  CS  mong  đợi : người  kế  vị  Nixon  là  Ford  đã  không  làm  được  cái  gì  hay  ho  ngoài  việc  lo  cứu  người  Mỹ  và  một  số  người  Việt  khi  CSBV  bắt  đầ  xiết  vòng  vây  xuống  dần  phía  Nam  sát  Sài Gòn .
          
Trước  khi  từ  chức  T.T  Thiệu  đã  lên  TV  kêu  gọi  Mỹ  viện  trợ  khẩn  cấp  thêm  500  triệu  đô la  để  VNCH  mua  chiến  cụ , đài  VOA  bình  luận : T.T  Thiệu  xin  viện  trợ  khẩn  cấp  500  triệu  trong  lúc  T.T  Ford  đang  đi  bơi , quốc  hội  Mỹ  đang  nghỉ  hè , hành  pháp  lẫn  lập  pháp  Mỹ  không  có  dấu  hiệu  nào  để  trả  lời  yêu  cầu  này . Nghe  đến  đây  người  viết  biết  đây  là  những  ngày  cuối  cùng  của  VNCH  và  tự  hỏi  tại  sao  Mỹ  không  cho  Nam  VN  vay  vài  chục  tỷ  đô la  để  đánh  tới  cùng  sau  này  sẽ  trả  dần  cộng  cả  tiền  lời ?
          
Ngoài  ra  chúng  ta  cũng  nên  biết  rằng  theo  ước  lượng  của  bộ  Quốc  phòng  Mỹ  thời  đó  thì  sau  khi  HĐ  Paris  73  có  hiệu  lực  mỗi  năm  VNCH  cần  1.7  tỷ  Mỹ  kim  quân  viện  mới  ngăn  chận  được  sự  xâm  lăng  của  CS ( Nam  VN  chiến  đấu  một  mình  không  có  Mỹ ) , còn  nếu  quân  viện  dưới  1  tỷ  Mỹ  kim  thì  VNCH  phải  bỏ  bớt  một  số  vùng  và  nếu  viện  trợ  dưới  750  triệu  Mỹ  kim  thì  VNCH  chỉ  có  thể  giữ  được  Sài Gòn  và  vùng  đồng  bằng  Châu  Thổ  Sông  Cửu  Long . Tháng  8 – 1974  Hạ  Viện  Mỹ  chỉ  chấp  nhận  quân  viện  cho  VNCH  700  triệu  đô .  Điều  này  cho  thấy  Hạ  Viện  Mỹ  phản  bội  58.000  quân  nhân  Mỹ  vì  lý  tưởng  dân  chủ  tự  do  đã  hy  sinh  trên  chiến  trường  VN  và  là  kẻ  kéo  chuông  báo  tử  chế  độ  VNCH  đẩy  30  triệu  dân  miền  Nam  VN  vào  nanh  vuốt  Cộng  Sản !
          
Bởi  vậy  qua  các  kinh  nghiệm  xương  máu  kể  trên , người  dân  miền  Nam  VN  có  lẽ  chỉ  còn  tin  nước  Mỹ  chứ  không  còn  tin  Người  Mỹ , nếu  cần  thiết  thì  chỉ  tin  người  Mỹ  trong  từng  giai  đoạn ( một  nhiệm  kỳ  tổng  thống )  và  một  điều  cần  nhớ  là  không  bao  giờ  đặt  vận  mạng  của  đất  nước  trên  căn  bản  lòng  tin  ngưòi  Mỹ . Cộng  đồng  VN  sẽ  lớn  mạnh  và  bền  vững  trên  một  nước  Mỹ  tự  do  và  đáng  tin  cậy .
                                                                                                              
PHAN   NGHĨN

No comments:

Post a Comment

Yêu cũng đáng ngại thật... Ai bỏ đi trước sẽ chết!

- Bức tranh "Ai bỏ đi trước sẽ chết" "Một bức tranh với giá trị nhân văn sâu sắc, ngay cả khi cô gái nói rằng nếu chàng trai ...