27 February 2015

Pentagon Papers: Sau 40 năm bí mật được giải (tài liệu):

Có nên chỉ đổ trách nhiệm cho Mỹ thôi hay không? Hay phải trách cả chúng ta, những người mù lòa không nhận ra, thậm chí còn a dua theo đám tay sai Hà Nội, tay sai ngoại bang, cùng hò hét phá nát cơ đồ Miền Nam? Xin đừng ngồi đó than trách. Quá khứ cung cấp những bài học quý giá và nếu chúng ta học được có thể mọi sự vẫn chưa muộn. (TTR)
 **
Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở  George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.

Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.

Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.

Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay! Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.

Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?

Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.

Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng.

Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.

Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang . Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.

Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất.

Lời Kết:

Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề.

Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng.

Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ.

Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.

Nam Sơn
(Trang VNQDD)
______________________________
The Pentagon Papers
http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/

Kỷ Niệm 225 Năm Chiến Thắng Đống Đa

VĂN TẾ VUA QUANG TRUNG 

Đất tạm dung cỏ cây muôn thức, nuôi đời tị nạn sung túc biết dường bao. Nơi cố hương dân chúng bốn phương, sống kiếp nô lệ đói nghèo sao kể xiết.

Nhìn về biển Đông nay sóng dậy can qua, Đảng Cộng chơi trò cúng dâng đất biển. Chạnh niềm non nước thuở Thanh triều xâm lược, Tây Sơn quyết tâm giữ vững sơn hà.

Nhớ đấng anh hùng xưa:

Thao lược có thừa.
Kinh luân gồm đủ.
Anh hùng quán sổ.
Thông tuệ khác thường.
Gặp buổi Trịnh Nguyễn phân tranh chia nhau cương vực, giềng mối rối ren đổ nát.
Là thời quan quân lộng quyền đục khoét tài nguyên, dân chúng lầm than cơ cực.
Bắc giong vó ngựa, da hổ bọc giáo gươm,
Nam trở vũ bào, mặt rồng soi dung sắc.
Trừ tàn lừng lẫy bốn phương, mở bờ cõi lâu đời chưa thống nhất.
Giữ trị sửa sang trăm việc, dựng cơ đồ dài hạn đã kinh bang.

Cây muốn lặng,
Gió chẳng ngừng.
Lợi dụng lời cầu xin của phường bán nước, quân Thanh đem binh xâm lấn cõi bờ.
Đáp ứng lòng mong chờ từ dân trăm họ, Tây Sơn quyết ra tay diệt sói trừ lang.
Giặc thế mạnh, binh đông, tướng dữ,
Ta khí hùng, trí sáng, gan bền.
Chỉ mười ngày đồn giặc đều tan,
Vui hai Tết quân binh rạng rỡ.
Khúc khải hoàn vang dội khắp sơn xuyên,
Hồn chiến sĩ khắc ghi tình non nước.
Lại cũng từ loài cậy cầu cõng rắn, rước quân Xiêm, giặc tới tận Vĩnh Long, Định Tường,
Gặp phải ngay tay sẵn chước bắt hùm, đả một trận, địch rút khỏi Rạch Gầm, Soài Mút.

Bốn phương đãng địch, khắp nơi an hưởng thái bình,
Một bụng yêu thương, dân chúng đều vui chiêm ngưỡng.
Mở cửa rộng chấn chỉnh triều cương,
Họp người tài chung lo chính sự.

Hoa tư gặp kỳ lệnh đản, khúc quân thiều, nối ngũ xướng nguyên âm,
Xuân lâu dài lưu cỏ giáp, nơi thềm vàng, tỏ chín tầng sắc nguyệt.
Lòng đã quyết mở mang đất nước, xây cao xã tắc vững bền,
Chí những toan giao hảo lâng bang, phát huy văn hóa xán lạn.

Nhưng than ôi!
Chí cả chưa thành, trời sao đành gọi,
Mộng đẹp còn vương, đất nỡ lòng kêu.
Trời Quy Nhơn mây phủ mịt mù,
Biển Thuận Hóa sương rơi lạnh lẽo.
Cơ nghiệp nước nhà thiếu tay sắp xếp,
Tiền đồ Tổ Quốc vắng kẻ trông nôm.
Cảnh núi sông lặp lại nạn phân tranh,
Vận non nước chưa qua cơn bỉ cực.
Bọn Giặc Hồ vốn bản chất điêu ngoa, làm tay sai cho Nga Tàu, quyết bành trướng chủ nghĩa vô thần. Phe Quốc Gia vì dân tộc thuần lương, yếu thế phải nhờ Đồng Minh, mong chận đứng chủ trương diệt chủng.
Tám mươi năm Cộng Sản xâm nhập: đạo đức suy đồi, lòng người ly tán
Ba mươi năm chiến tranh bành trướng: đất nước tan hoang, nhân dân đói khổ

Nay đảng Cộng chủ trương tham nhũng, cướp bóc tài sản nhân dân
Nên dân Việt vùng lên đấu tranh, đòi quyền tự do dân chủ
Hà Nội hoảng hồn cầu viện ngoại bang, đem cống tài nguyên đất biển,
Bắc Kinh được trớn tựu kế đổ quân, giả dạng khai thác Bauxit.
Cao nguyên: Tân Rai, Nhơn Cơ địch án ngữ,
Hải đảo: Hoàng Sa, Trường Sa giặc chiếm cứ.
An ninh quốc phòng bị đe dọa
Thế thái nhân tình đang đảo điên

Chúng tôi nay:
Vì giặc vô thần, Cộng Sản đang gieo rắc độc tài chuyên chế, phá bỏ cả truyền thống dân tộc
Dù đời tị nạn, Quốc Gia phải đòi hỏi dân chủ tự do, xây dựng lại kỷ cương đất nước.
Sách lịch sử mở ra xem lại, dòng dòng chữ gấm quyện lời hoa,
Gương vĩ nhân nhìn rõ soi chung, ảnh ảnh hào hùng lưu kỳ tích.
Xấu hổ quốc thù chưa trả được,
Tự hào tranh đấu vẫn kiên trì.
Lẽ tuần hoàn trời đất mãi vần xoay,
Ách chuyên chế bạo quyền mau sụp đổ.

Trước anh linh của Đại Đế chúng tôi nguyện rằng:
“ Nhớ lời thề hẹn năm nào 
Đã thề cùng với đồng bào xông pha 
Cùng người yêu nước bên nhà 
Chung tay lấy lại ngôi nhà Việt Nam 
Về trong hào khí sông Côn 
Vùng lên cứu nước giết tham dẹp tàn 
Về không áo gấm xênh xang 
Về không để tiếng dân than oán hờn 
Về trong ca khúc khải hoàn Dân 
Nam ta phất cờ vàng tiến lên 
Hỡi ai con cháu rồng tiên 
Đáp lời sông núi cỡi lên sóng thần 
Quyết lòng theo gót thánh nhân 
Sá gì lửa đạn xả thân giúp đời 
Đứng lên cùng triệu triệu người 
Hoa Lài bão lửa diệt loài sói lang 
Đứng chung dưới lá cờ vàng 
Đánh cho Đảng Cộng tan hàng mới thôi 
Hà thành gió bão nổi trôi 
Đảng tiêu tan hết thì lo sợ gì 
Theo đường chính nghĩa ta đi 
Ta về cho bõ những khi nhục nhằn 
Vì đâu đất Việt khô cằn 
Tám mươi năm đó còn hằn nỗi đau 
Bây giờ cùng siết tay nhau 
Trở về đất mẹ đổi màu núi sông.”
Lời nguyền xin thấu đến chín từng không,
Lòng thành kính chờ mong ơn chứng giám.

Chung gội ơn xuân
Kính dâng lễ bạc
Phục duy
Thượng hưởng
Nguyễn Công Lượng
(Phụng Soạn)

Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình

Trọng Đạt

Mao Trạch Đông (Mao Zedong).

Cũng như Nga sô, Trung Hoa là một đất nước rộng mênh mông, một dân tộc vĩ đại chịu nhiều bất hạnh, khác với lịch sử hiền hòa của nước láng giềng rộng lớn Ấn Độ, nước Tầu trải qua nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc suốt từ thời Xuân Thu Chiến Quốc từ thế kỷ thừ bẩy tới thứ hai trước Tây lịch. Thời nhà Tần, thế kỷ thứ hai sau Tây lịch diễn ra trận chiến Hán Sở tranh hùng, sau đó thời Tam Quốc cuộc chiến tranh quyền và nhà Tống, Nguyên, Minh… chống quân du mục Mông Cổ. Tới nay Mao Trạch Đông rước Cộng Sản về gây nên nhiều cuộc chiến tranh, cách mạng tàn phá đất nước.

Mao sinh ngày 26-12-1893 mất ngày 9-9-1976, ông là Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Hoa từ 1943 cho tới khi chết năm 1976. Mao thắng Tưởng Giới Thạch năm 1949, là người sáng lập chủ nghĩa Mác Lê theo kiểu Tầu gọi là Mao ít (Maoism). Mao có công thống nhất nước Tầu nhưng ông ta gây nạn đói năm 1959-1961 và phát động Cách mạng văn hóa làm nhiều triệu người chết.

Năm 1918 Mao tốt nghiệp sư phạm tỉnh Hồ Nam, năm 1921 tham gia lập đảng CS Trung Quốc tại Thượng Hải, hai năm sau ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương gồm có năm người. Năm 1924 Quốc Cộng hợp tác, năm 1926 Tưởng Giới Thạch quay ra đàn áp CS khiến Mao và tàn quân du kích chừng 1,000 người họp với quân Chu Đức lập căn cứ tại nơi giáp ranh hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây năm 1928. Tại nơi đây từ 1931-1934 Mao thành lập nhà nước Cộng hòa Sô Viết Trung hoa, ông được bầu làm Chủ tịch Chinh phủ trung ương lâm thời. Nội bộ đảng tranh quyền, phe theo Nga gồm 28 người thắng, Mao bị gạt ra ngoài.

Tháng 10-1934 Tưởng Giới Thạch đem 50 vạn quân bao vây khu Sô Viết trung ương khiến Hồng quân phải mở đường máu tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh gian khổ vượt 9,600 km suốt một năm trời tới tỉnh Thiểm Tây ở phía bắc lập căn cứ mới. Mao và các đồng chí phải di cư lên miền Bắc để được CS Nga giúp đỡ.

Tháng 1-1935 Mao được bầu vào Ban thường vụ Bộ chính trị,  nắm quyền thực sự và năm 1943, ông  được bầu làm Chủ tịch Bộ chính trị đảng CS Tầu. Tại căn cứ Diên An những năm 1937-1945 Mao lãnh đạo kháng chiến chống Nhật và hợp tác Quốc-Cộng. Tháng 6-1945 Mao được bầu làm Chủ tịch ban chấp hành Trung ương đảng CS, tại đây Mao ly thân với vợ hai để lấy Lam Bình sau gọi là Giang Thanh.

Thế chiến thứ hai gần kết thúc, ngày 6 và 9 tháng 8-1945 Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn ở Nhật, ngay sau đó một triệu rưỡi quân Nga tấn công lộ quân Quân Đông Nhật tại Mãn Châu. Sô Viết chỉ nhẩy vào ăn có sau khi Mỹ đã ném bom nguyên tử, gần một triệu quân Nhật đầu hàng. Người Nga lấy kho vũ khí to lớn của Nhật kể cả xe tăng thiết giáp giao cho Mao Trạch Đông, thật là giáo vào tay giặc.

23 February 2015

CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA



(Tranh A.C.La "Quang Trung Đại Phá Quân Thanh") 


MỘT BÀI HỌC CHO BANG GIAO VIỆT - TRUNG

Cuộc xăm lấn Đại Việt năm 1788 của nhà Thanh là cuộc xâm lấn bành trướng cuối cùng của phong kiến Trung Hoa và nếu Nguyện Huệ đã chọn hướng giải quyết khác đi thì lịch sử và địa lý của dân tộc Việt Nam ngày nay sẽ ra sao?

Chính sử Việt Nam ghi lại năm ấy mượn cớ vua Lê Chiêu Thống cầu viện, nhà Thanh đã giao cho Tôn Sỹ Nghị một đạo quân đông đảo gần 30 vạn, ào ạt kéo vào nước ta chiếm đóng Thăng Long. Thế yếu, các tướng Tây Sơn Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm rút về Tam Điệp cố thủ và bảo toàn lực lượng. Trong Nam Nguyễn Ánh đã gia tăng được lực lượng sẳn sàng uy hiếp Qui Nhơn trong lúc Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc lâm trọng bệnh. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ trên thực tế chỉ kiểm soát được một vùng lảnh thổ khá hẹp thừ Thuận hóa đến Nghệ An, trong tay huy động chưa có được 1/10 quân số nhà Thanh đang xâm lược Bắc Hà!

Thử tường tượng vì thế yếu Nguyễn Huệ chọn một hướng khác, trước vận mệnh hiễm nghèo của đất nước, làm ngơ trước đoàn “quân lạ” đang xâm nhập miền Bắc, quá đông, quá hùng hỗ. Nguyễn Huệ chỉ nghĩ đến quyền lợi của nhà cầm quyền, chỉ lo đương đầu với Nguyễn Ánh ở Gia Định và Nguyễn Nhạc trong Nam, sau đó chọn giải pháp thúc thủ, giao lại đất Thanh Hóa Nghệ An cho nhà Thanh và vua Lê Chiêu Thống, tóm lại chỉ lo mưu cầu chiếc ghế vương quyền tại phương Nam.

Như vậy lịch sử và địa lý Viêt Nam sau này sẽ ra sao?

Nước ta có lẽ chỉ còn lại từ sông Gianh cho đến Hà Tiên khi người Âu sau này bắt đầu xâm nhập vào Đông Nam Á! Giả thiết này có tính khả thi cao khi ta biết, ngoài Bắc vua Lê Chiêu Thống đã phản bội tổ quốc dùng niên hiệu nhà Thanh mặc nhiên công nhận nền đô hộ của người Tàu. Trong Nam lịch sử còn nghi lại từ Gia Định cũng năm 1788, Nguyễn Ánh đã gởi đoàn thuyền chở gạo ra Bắc chi viện cho quân nhà Thanh mà không thành vì gặp bão. Ông vua sáng lập ra triều đình nhà Nguyễn này có nhiều khả năng cũng sẽ để yên cho nhà Thanh ở đất Bắc sau khi lấy lại giang sơn từ tay nhà Tây Sơn vì chẳng may cho dân tộc Việt, người anh hùng áo vải sẽ phải mất sớm.

Nếu lịch sử đã theo hướng đó thì làm gì ta còn Thăng Long mà tổ chức lễ hội ngàn năm?

May thay, Nguyễn Huệ, được sự trợ giúp tư vấn của tầng lớp sỹ phu chân chính lúc bấy giờ, những Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Nễ, Nguyễn Huy Lượng, Bùi Dương Lịch… đã chọn lựa hướng khác, hướng chính danh yêu nước thương dân, hướng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, minh định chính danh, cũng cố chính nghĩa dân tộc, theo lẽ trời, thuận lòng người, thống nhất ý chí toàn dân toàn quân, tự mình thống lĩnh thủy bộ đại binh ra Bắc đánh giặc Thanh, chấp nhận lấy một chọi mười:

“Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu về chẳng qua 10 ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này, ta phải nhờ Thời Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mươi năm nữa, nước ta dưỡng được sức phú cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa.”

Chúng ta biết phần còn lại của lịch sử, số phận của người anh hùng bách chiến bách thắng Quan Trung – Nguyễn Huệ.

Sau mồng năm Tết Kỷ Dậu 1789, Ngô Ngọc Du, một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt như sau:

“Mây tạnh mù tan trời lại sáng

Đầy thành già trẻ mặt như hoa,

Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:

“Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta”

Nhà cầm quyền Trung Công thường thách thức cả dân tộc Việt : “hợp tác (với Trung Quốc) sẽ phát triển, (Việt Nam) đấu tranh sẽ thất bại. Họ quên rằng  cách đây chỉ 227 năm dân tộc Việt Nam nào có thất bại khi phải bắt buộc chấp nhận hướng đấu tranh dù phải một chống mười!

Nguyễn Đăng Hưng
Sài Gòn, Mồng 5 Tết Ất Mùi!

Nếu Áp Dụng Luật Ai Sẽ Bị Tử Hình Ở Việt Nam?

Lê Minh Nguyên

Bộ Luật Hình Sự Việt Nam nơi Chương XXI có quy định Các Tội Phạm Về Tham Nhũng. Theo đó, các điều sau đây nếu vi phạm sẽ bị án tử hình.

Điều 278 (4) Tội Tham Ô Tài Sản:
(a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ $500,000,000 đồng trở lên ($23,441 đôla)

Điều 279 (4) Tội Nhận Hối Lộ:
(a) Của hối lộ có giá trị từ $300,000,000 đồng trở lên ($14,065 đôla)

Điều 289 (4) Tội Đưa Hối Lộ:
(a) Của hối lộ có giá trị từ $300,000,000 đồng trở lên ($14,065 đôla)

Luật này chỉ được áp dụng cho những ai không phải là đảng viên của Đảng CSVN, hoặc những ai đã bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Nếu luật được áp dụng cho giai cấp cộng sản thì gần như tất cả giàn lãnh đạo cộng sản, từ trung ương đến địa phương, ai cũng đều bị án tử hình.

Cho nên Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mới nói "đánh con chuột đừng để vỡ bình", tức đánh chuột có chọn lọc, người đánh chuột (Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương) nên chọn chuột của đối thủ mà đánh và chọn con chuột nào què quặt để đối thủ không quậy cho bể đảng.

Lễ khánh thành bảng tên đường *SAIGON* trên đại lộ Bolsa thành phố Westminster, California


Vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu ngày 20 tháng 2 năm 2015, Thị trưởng Tạ Đức Trí và Nghị Viên Diệp Miên Trường đã tổ chức khánh thành hai bảng tên đường trên đại lộ Bolsa, trước khu thương xá Phước Lộc Thọ, thành phố Westminster, California.

Tham dự buổi lễ khánh thành có Phó Thị Trưởng Segio Contreras, các Nghị Viên: Margie L. Rice, Diana Lee Carey, và một số viên chức Trong Hội Đồng Thành Phố Westminster, Ông Cảnh Sát Trưởng và các thành viên trong sở cảnh sát Thành Phố Westminster. Ngoài ra còn có LS. Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California và một số đại diện các tổ chức người Việt tại địa phương.

Sau phần nghi thức khai mạc, tiếp theo Nghị Viên Tyler Diệp, người điều hợp chương trình lên cảm ơn sự hiện diện của tất cả qúy vị quan khách cũng như đồng hương và ông giới thiệu Phó Thị Trưởng Segio Contreras, Nghị Viên: Margie L. Rice lên phát biểu, những vị nầy cho biết rất vui mừng khi nhìn thấy trên đại Lộ Bolsa có bảng tên đường Sài Gòn. Tiếp theo Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đã cảm ơn và ca ngợi việc làm đầy ý nghĩa của ông Thị Trưởng Tạ Đức Trí và Nghị Viên Tyler Diệp để có bảng tên dường Sài Gon nơi trung tâm Thủ Đô Tỵ Nạn.  (Tổng hợp)


22 February 2015

Cõi về của một Quan chức cấp Trung ương bị đầu độc

Kông Kông (Danlambao)

Ông Nguyễn Bá Thanh đang ở cõi về, điều mà con người không ai tránh khỏi.  Nhưng hành trình về cõi của ông hoàn toàn không đơn giản.  Không đơn giản như một người bình thường, đã đành, nhưng cũng không đơn giản như của một người yêu nước thương dân, cho dù có hàng ngàn người Đà Nẵng tiễn đưa lần cuối.  Một đám tang mà theo báo chí trong nước cho biết là lớn nhất ở Đà Nẵng từ trước đến nay!

“Lớn nhất” cũng chưa hẳn vì ông Nguyễn Bá Thanh được yêu mến đến như thế, nhưng sự hiện diện của họ có thể cũng là một cách bày tỏ thái độ với tình trạng chế độ tham nhũng vì đó là nguyên nhân chính đưa đến cái chết của ông.  Họ phẫn nộ về một ai đó đang đứng trong bóng tối ra tay tàn độc.  Ông là Trưởng ban Nội chính Trung ương đảng, có nhiệm vụ chống tham nhũng, cho nên ai chủ trương hạ độc ông chắc không khó đoán lắm dù tên họ cá nhân người ra tay thì phải chờ thời gian xác định.  Vì thế con số hàng ngàn người tiễn đưa nầy lại tiềm ẩn đầy bất trắc trong tương lai cho chế độ!

20 February 2015

Doanh nhân là... chặt đứt khi cần!

Người chủ nói với phụ tá thân tín:
-Bạn là cánh tay mặt của tớ. Chẳng ai chặt cánh tay của mình trừ khi nó bị ung thư...

TTR nghe lóm

17 February 2015

Cuba của Ngư Ông và Biển Cả

Điền Thảo

Trong truyện nổi tiếng "The Old Man and The Sea", tác giả Earnest Hemingway mô tả cuộc sống dân chài Cuba trong bối cảnh biển cả Cuba mênh mông. nhưng thật ra ông là người Mỹ  và sống ở Cuba trên hai mươi năm.  Chắc Earnest Hemingway phải yêu mến Cuba nhiều lắm mới có thể sống một thời gian dài như vậy ở xứ người. Chính khung cảnh và tình người ở Havana đã gợi hứng cho ông thai nghén và viết nên tác phẩm để đời  này.

Dân du lịch thăm Cuba hiện nay

Cuba xưa nay là một địa điểm du lịch bình thường nhưng sau khi nước này và Mỹ tuyên bố tái lập bang giao bỗng được dân hay đi đây đi đó chú ý. Hình như người ta muốn đến thăm cái thiên đường xã hội chủ nghĩa này một lần xem nó ra sao trước khi nó biến đổi sau khi tiếp xúc với chế độ tư bản.

Từ tập "Tuyên Ngôn Cộng Sản" của Karl Marx ra đời năm 1848 đến nay đã gần hai trăm năm mà tư bản chủ nghĩa cứ dẫy chết nhưng vẫn chưa ngủm cù tèo. Hình như càng dẫy chết, nó càng vung vãi ra dollar thơm phức và hấp dẫn đến độ các nước cộng sản cũng phải thèm thuồng.

Hướng dẫn viên du lịch Cuba nói rằng Tầu rồi Liên Xô và nay là Nga đã đến giúp dò tìm dầu khí mà chẳng có kết quả thực tế nào. Nhân viên này nói thêm chắc Cuba phải nhờ đồng dollar của Mỹ mới khấm khá được.

Tòa nhà quốc hội Cuba
đang được tu sửa

Thật ra thì một số nước tư bản cũng đã có bang giao với Cuba. Cờ Canada phấp phới bay tại nhiều địa điểm xứ Cuba. Hướng dân viên đưa tay chỉ về một trạm biến điện có lá cờ với chiếc lá phong đỏ đang bay nói rằng siêu cường năng lượng này đã đến và giúp xây dựng nhiều công trình cho Cuba. Một số nước khác cũng đã có mặt và hợp tác nhưng tình thế không thay đổi bao nhiêu. Thế mới biết thể chế chính trị không phù hợp thì phát triển kinh tế khó tiến và khó tiến một cách vững vàng.

Chưa thấy công dân Mỹ trong số du khách đến Cuba, tuy rằng hai nước đang tiến hành những bước cần thiết để tái lập bang giao.

Dân Âu châu đến thăm Cuba khá đông nhưng nếu tính theo từng nước thì du khách chính vẫn là dân Canada (từ Quebec và đặc biệt từ Ontario).  Sau này khi chính phủ Mỹ xả lệnh cấm du lịch Cuba chắc nhiều thường dân Mỹ sẽ sang nghỉ ngơi ở nước láng giềng phía nam này. Ngoài cái khí hậu ấm áp... thì lý do dễ hiểu nhất là Nước Mỹ rất gần vói Cuba. Mũi Key West, Florida, chỉ cách bờ biển thủ đô Havana của  Cuba, có 160 km.

Thời gian ở Cuba tôi gặp vài chuyện bất ngờ. Chuyện thứ nhất là một phụ nũ đã nếm tất cả năm thẫu sốt mà lại dùng muỗng lấy thức ăn chung để nếm. Chị ta người da trắng nhưng tôi nghĩ chắc chắn 100% không phải dân Canada. Trường hợp thứ hai cũng xẩy ra tại restaurant. Hai cặp cũng da trắng không muốn xếp hàng đợi vào của chính vì hàng đã khá dài. Họ chờ đúng giờ của chính mỏ bèn tông của hông thường khép hờ chạy vô xếp hàng lấy thức ăn. Chẳng lẽ đây là dân Đông Âu, những người vẫn chưa tẩy hết cái "dzin" nhiễm từ thời bao cấp đói khát thực phẩm?

Một cặp vợ chồng da trắng (vì người địa phương da rất đậm) bước xuống khỏi chiếc xe ngựa, người vợ tươi cười trả lời về giá cuốc xe. "Giá một người là 6 đô nhưng hai người là 10 đô. Nhưng nhớ là có thể trả giá được đấy nhá. Tôi trả có 6 đô cho cả hai vợ chồng!"

Dân Canada bỗng mắc thói kỳ nèo thêm bớt có thể chỉ vì . . . hối suất và tiền tệ lủng củng của Cuba!!

Hai thứ tiền

16 February 2015

Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Triết nhân diễu đời

(Trích sách 
“Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam”
của Bùi Anh Trinh).

Nhân vật kỳ dị

Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một nhân vật kỳ dị nhất trong lịch sử chính trị Miền Nam Việt Nam, ông xuất hiện như một ngôi sao xẹt qua trong vòm trời bốc lửa của chính trị Nam Việt Nam để giải quyết mọi khó khăn cực kỳ của thời tao loạn 1966-1968.  Rồi sau đó lại biến mất nửa chừng trong khi vận mạng của quốc gia vẫn đang còn khốc liệt.

Nguyễn Ngọc Loan sinh năm 1930 tại Huế nhưng gia đình gốc Bắc Kỳ.  Năm 1952 ông bỏ lỡ sự học tại trường Dược để gia nhập quân đội với Khóa 1 Nam Định.  Năm 1953 sang Pháp học lái máy bay chiến đấu tại Trường Salon de Province.  Sau Hiệp định Genève ông về nước, trở thành phi công lái máy bay khu trục đầu tiên của Không quân VNCH.  Đầu thập niên 1960 giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quan sát tại Nha Trang.  Đến năm 1964 thăng cấp đại tá, giữ chức Tư lệnh phó Không quân do Tướng Nguyễn Cao Kỳ là Tư lệnh.

15 February 2015

Nguyễn Bá Thanh và pháo đài của chế độ

"Thực ra tham nhũng là chất keo kết dính của toàn bộ cấu trúc cầm quyền của ĐCSVN, là pháo đài bảo vệ chế độ. Người ta gắn bó với "nhà nước" cũng chính vì tham nhũng"
Lê Diễn Đức

Thế là ông Nguyễn Bá Thanh ra đi. Vĩnh viễn! Sau một thời gian dài điều trị suy tuỷ ở Mỹ và khoảng hơn một tháng trở lại Đà Nẵng tiếp tục kéo dài chữa trị trong vô vọng.

Nói rằng, việc điều trị ông sẽ kết hợp Tây y với Đông y cổ truyền của các giáo sư, bác sĩ Việt Nam chỉ là sự khoác lác, khi mà nền y học Mỹ đã đầu hàng.

Mặc dù ông Nguyễn Bá Thanh không nằm trong nhóm lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chỉ giữ chức Trưởng Ban Nội chinh Trung ương và Phó Ban phòng chống tham nhũng, nhưng do xuất phát từ cá tính, bối cảnh của ông từ Đà Nằng ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới, đã tạo nên dư luận mạnh mẽ trước bệnh tình và cái chết của ông.

13 February 2015

Nguyễn Bá Thanh qua đời

Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh trút hơi thở cuối cùng vào trưa 13/2 sau hơn nửa năm điều trị bệnh rối loạn sinh tủy ở Singapore, Mỹ và Việt Nam.

Trưởng ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương cho hay, Ban đang gấp rút hoàn tất thủ tục để thông báo diễn biến tình hình sức khỏe của ông Bá Thanh trong thời gian điều trị và tin ông Thanh đã tạ thế.

Khoảng 12h40, xe cấp cứu từ Bệnh viện Đà Nẵng đưa ông Thanh về nhà riêng. Hàng trăm người dân lập tức đổ đến trước cửa nhà. Cảnh sát khu vực và giao thông được huy động ít phút sau đó. Họ yêu cầu những người bán hàng trước cửa nhà di chuyển đi nơi khác. (VNExpress)

Điểm phim:

"Những ngày cuối cùng tại Việt Nam"
Trọng Đạt

Phím mới thực hiện năm 2014. Đạo diễn Rory Kennedy, truyện phim của Keven McAlester, âm nhạc của: Gary Lionelli, kịch bản: Keven McAlester, Mark Bailey, nhà sản xuất: Keven McAlester, Rory
Dài 1 giờ 38 phút

Last Days In Vietnam mới cho chiếu online chắc nhiều quí vị đã xem qua. Đây là cuốn phim tài liệu giá trị đã làm sống lại những trang sử bi thảm của  miền nam nước Việt sụp đổ mất vào tay CS. Nói chung những thước phim đã diễn tả chính xác lịch sử miền nam VN trong những ngày cuối cùng vào tháng Tư đen 1975.

Nhà làm phim chủ trương diễn tả lại lịch sử khách quan nghiêng về khía cạnh nhân bản, đầy tình yêu nhân loại. Khác với cuốn phim khuynh tả Vietnam, a Television History 1945-1975 dài 11 tiếng quay 1983, Last days in Vietnam 2014 đứng về phía chính nghĩa miền nam tự do, kết án CS tàn ác, phần kết luận chê trách Hoa Kỳ thất hứa với đồng minh.

Trọng tâm của phim diễn tả kế hoạch của chính phủ vào những ngày cuối cùng tại Việt Nam để cứu cho được nhiều người Việt. Một chính phủ không có thực quyền, một ông Tổng thống bù nhìn trước sự thao túng của Quốc hội Dân chủ không làm gì hơn là cứu được nhiều nạn nhân của đất nước bị bỏ rơi, khả năng hữu hạn của ông chỉ làm được đến thế. Kinh Do thái có câu: “Ai cứu được một mạng người thì cứu được cả thế giới” Whoever saves one life, saves the world entire.

Giữa năm 1965, trước ngày miền nam VN sụp đổ đúng 10 năm, Tổng thống Dân chủ Johnson đưa đại binh vào miền nam để ngăn chận CS chiếm Đông nam Á nhưng đã thất bại. Bốn năm sau họ để lại một gia tài đổ nát, tân TT Nixon phải lo hốt cái đống rác vĩ đại do Hành pháp tiền nhiệm để lại đó là đưa về nước nửa triệu quân, lập lại hòa bình trong danh dự. Theo lời Kissinger trong White House Years, chính họ đã gây nên cuộc chiến sa lầy, thay vì giúp cho chính phủ mới gỉải quyết cuộc chiến, họ tiếp tay với phản chiến chống đối cuộc chiến kịch liệt, cương quyết cắt mọi khoản viện trở để bỏ Đông Dương.

Cộng hòa bị tai tiếng vì vụ Watergate, đảng đối lập Dân chủ kéo nhau vào Quốc hội rất đông, họ chiếm 67% Hạ viện và 60% Thượng viện, nắm quyền sinh sát trong tay. Kissinger nói về thực trạng bi đát miền nam VN trong Years of Renewal: nước Mỹ tê liệt vì chia rẽ, đứng nhìn Cộng quân tiến vào Sài Gòn.

Cuốn phim cũng là một bất lợi rất lớn  cho CSVN, hình ảnh bằng nghìn lời nói: không khí  binh đao khói lửa máu chẩy thịt rơi sẽ khiến người ta đặt câu hỏi “ai gây nên cảnh điêu tàn”,  người dân chen chúc, hốt hoảng di tản tại Đà nẵng, Sài gòn cho thấy miền nam VN ghê tởm CS là dường nào.

**
Sơ lược cuốn phim

Vinh Quang Thống Khổ, tranh A.C.La



Vinh Quang Thống Khổ

18x24 inch (47x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
Vinh quang bao phủ lên đất nước khốn cùng
(Un pays misérable couvert de victoire)

Tin buồn

Xin thông báo cùng toàn thể Quý Đồng Môn

Ông NGUYỄN TRỌNG CHÓNG
CSV Học Viện QGHC Ban Đốc Sự Khóa 17

Đã quá vãng ngày 8 tháng 2 năm 2015 tại Bình Thuận, Việt Nam.
Hưởng thọ 69 tuổi.
**
(Người chuyển tin: Nguyễn Văn Sáu)

10 February 2015

Thời điểm để nhìn rõ Đảng Cộng Sản

Nguyễn gia Kiểng

 “…Nếu ta đặt câu hỏi : “Nếu không có Đảng Cộng Sản thì ngày nay Việt Nam sẽ ra sao ?” thì chắc chắn câu trả lời sẽ là : “It nhất cũng phồn vinh hơn gấp 15 hay 20 lần hiện nay, đã là một trong những nước G20, đã không có sáu triệu người thiệt mạng vì nội chiến, đã không mất Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Lão Sơn, Bản Giốc”. Thành tích của Đảng Cộng Sản thật là kinh hoàng. Thất bại không phải là từ ngữ phù hợp, phải nói là thảm họa…”

Ngày 3/2/2015 này Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa tròn 85 tuổi và đã cầm quyền trong gần 70 năm tại miền Bắc và 40 năm trên cả nước. Dù có lập trường nào đối với Đảng Cộng Sản thì đây cũng vẫn phải là thời điểm để nhìn lại thành tích của nó, vì một lý do giản dị là chúng ta đã là chúng ta hiện nay vì nó. Nó đã là yếu tố chính trong các yếu tố quyết định số phận của đất nước ta trong gần một thế kỷ qua.

Chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước hay nội chiến khủng bố ?

Hãy bắt đầu bằng thành tích quan trọng nhất, cũng là thành tích duy nhất mà Đảng Cộng Sản tự hào : cuộc chiến 1945-1975. Sự kiện cho tới nay các cấp lãnh đạo cộng sản chỉ tự hào về cuộc chiến này tự nó có ý nghĩa. Trước hết nó là sự thú nhận rằng ngoài cuộc chiến này họ không thể khoe khoang một công lao nào khác dù 40 năm, nghĩa là gần hai thế hệ, đã trôi qua từ ngày 30/04/1975. Một chính quyền không làm được gì đáng kể trong suốt một thòi gian dài như vậy là một chính quyền chắc chắn phải bị loại bỏ không thương tiếc dù có quá khứ lẫy lừng thế nào đi nữa ; không một dân tộc nào có thể chấp nhận phí phạm một thời gian dài như thế nếu còn muốn tồn tại trong thế giới thay đổi dồn dập này.

Nhưng cuộc chiến này là gì ?

Văn hóa côn đồ. . .

Cô chủ Hà Thành: Chửi khách hay hỏi, dằn mặt người dám cãi

1. Sáng đi ăn phở, phở bưng ra đang bốc khói. Bạn tôi hỏi: “Cô ơi, cho cháu ít chanh.” Chủ quán im lặng.

Lại hỏi: “Cô ơi, có chanh không cho cháu một ít.” Chủ quán quay sang ra chiều giận dữ, từ khuôn mặt mỡ màng béo tốt, hai vành môi của bà nâng lên sin sít: “Hỏi một lần nghe rồi, tôi có điếc đâu mà hỏi lắm thế!” Bạn tôi im bặt. Lát sau bà cầm chanh đến, vứt độp trên bàn. Bạn líu ríu đưa tay với lấy mà hình như vẫn còn run.

Chúng tôi đến một quán nhậu, vừa mở thực đơn ra thì thấy bốc mùi nước mắm, nhoen nhoét bẩn thỉu. Bạn hỏi nhân viên phục vụ: “Em ơi, sao cái thực đơn bẩn thế?” Phục vụ lầm lì im lặng. Bạn tôi bực bội, hỏi tiếp: “Em bị thế này lâu chưa?” Phục vụ hỏi lại rằng bị gì. “Thì bị khó khăn đường ăn nói đấy” - bạn tôi đáp. Rồi bạn kéo tay tôi đi thẳng, vừa đi vừa nói: “Mình đi tìm quán nào có nhân viên biết nói.”

Chuyện dễ gặp ở Hà Nội, 
một người đàn ông cầm ghế nhựa
đuổi theo đánh một khách hàng
vì đi vào vỉa hè, vướng đồ
của quán ông ấy bày ra. Ảnh: VT

2. Trong một cuộc tọa đàm về đô thị, một nhà nghiên cứu về đô thị học thế giới đã khá ngạc nhiên trước cuộc sống trên vỉa hè của Hà Nội. Ông dùng chiếc máy ảnh du lịch của mình, chân bước chậm trên vỉa hè, lách qua những chiếc xô chậu, bàn ghế bày ra, tránh những hàng quán chỉ chực trào ra lòng đường. Và ông chụp, nhiều góc độ trên cái vỉa hè ấy. Rồi ông nói mỉa rằng người dân Hà Nội “biết vận dụng một cách khôn khéo và đồng thuận không gian công cộng thành không gian riêng của mình.” Sự phân chia không gian chiếm dụng khiến mọi người đều tự thỏa hiệp với nhau. Thế nên bạn đừng lạ lẫm khi vô tình chạm chân vào một vài thứ họ bày trên vỉa hè, dù nơi đó bạn được quyền đi lại. Người ta sẽ sấn sổ, đe nạt, mắng nhiếc bạn như đang xâm phạm cái sân của nhà họ. Rồi bạn có thể cũng tự tin đối đáp lại sòng phẳng về quyền đi lại của mình. Tuy nhiên, bạn phải vận dụng lý lẽ này để an toàn: Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Bởi tôi đã từng chứng kiến bạn tôi đi ngang hàng phở, tranh cãi kiểu như trên và kết quả là nhận nguyên một muôi nước phở từ tay bà chủ quán vào mặt.

09 February 2015

Đem chuyện cô Xuân trở lại bàn

Nghi án Nông Thị Xuân xảy ra cách đây đã 57 năm, nhưng nó vẫn là một bóng ma, im lìm trong bóng tối. Mọi ngả tìm kiếm đều bị chặn, mọi cách nhận thực bị bóp chết. Linh hồn oan khuất của cô Xuân dường như đã tàn phai trong ký ức người đời, trong khi “đạo đức của Bác” vẫn được rao giảng mỗi ngày.
Gần đây tôi được đọc tài liệu phân tích đặc điểm và tính cách của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những tài liệu này là cuốn “Trần Đức Thảo-Những Lời Trăng Trối” của Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê. Tôi giận mình vì những nhận thức trước đây của mình phiến diện quá. Vậy, thử vận dụng những gợi ý của triết gia Trần Đức Thảo để phẫu tích, hy vọng có một góc nhìn khác về nghi án này.

Đây là vụ đại hình sự mà Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật có liên quan trực tiếp. Bạn đọc đã biết rõ nội dung nghi án, nhưng để có cái nhìn khái quát về nó, xin nhắc lại những sự kiện chính theo trật tự thời gian.

Trước 1954, khi còn trên chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh nhận cô Nông Thị Xuân làm con nuôi. Đến đầu năm 1955, cô Xuân, 22 tuổi, được đưa về Hà Nội để gần Bác. Cô Xuân cùng nguời em Nông Thị Vàng tạm trú tại căn nhà 66 phố Hàng Bông, dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn.

Mỗi tuần đôi ba lần ông Hoàn đưa cô Xuân vào Phủ Chủ tịch ngủ qua đêm với Bác. Ông Hoàn cũng nhiều lần cưỡng dâm cô Xuân. Cuối năm 1956, cô Xuân sinh con trai. Bác đặt tên con là Nguyễn Tất Trung. Khoảng thời gian này cô Xuân ngỏ lời với Bác là muốn công khai mối quan hệ, và dọn vào Phủ Chủ tịch ở hẳn với Bác như vợ chồng. Bác bảo để Bác hỏi ý kiến Bộ Chính trị.

Vài tháng sau, rạng sáng ngày 12 tháng 2 năm 1957, người ta thấy cô Xuân chết trên đường Cổ Ngư, gần dốc Chèm, ngoại thành Hà Nội, hiện trường là một tai nạn giao thông.

Giám định tử thi được làm tại bệnh viện Việt – Đức, Hà Nội gợi ý: Nạn nhân chết do búa đập vào sọ não, dịch não tủy và nhu mô não đã mất hết. Âm đạo không có tinh trùng, tinh dịch, nạn nhân không có dấu hiệu bị cưỡng dâm. Dạ dày không có thức ăn, không có độc tố. Lục phủ ngũ tạng bình thường. Toàn thân không có dấu hiệu của một tai nạn giao thông.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra. Đây có thực sự là một tai nạn giao thông không? Không quá khó để trả lời câu hỏi này.

Một phụ nữ trẻ mới sinh con, đang thời kiêng cữ, không phương tiện đi lại, giữa đêm khuya, một mình đi bộ ra vùng ngoại thành xa vắng là rất khó để thuyết phục dư luận về địa điểm và hoàn cảnh xảy ra tai nạn.

Hơn nữa, nếu là tai nạn giao thông, thủ phạm cán chết người rồi lái xe trốn thoát, vết bánh xe còn in lại ở hiện trường. Đây là trọng án. Tại sao không công khai điều tra đến nơi đến chốn? Tại sao phải dấu đút, lén lút, khuất tất, dìm thông tin vào trong bóng tối?

Hơn 20 năm sau, thân nhân của cô Xuân dấn thân đi tìm công lý, vẫn tiếp tục bị ém. Cùng với những gợi ý của pháp y, chúng ta tin rằng đây là một một tai nạn giao thông dàn dựng.

Vậy thủ phạm là ai?

07 February 2015

Nghe Nhạc Cuối Tuần

Tiễn Đưa
Sáng tác : Song Ngọc
Phổ thơ:  Nguyên Sa
Trình bầy: Ý Lan.

Vào những năm đầu thập niên sáu mươi, thơ Nguyên Sa bỗng  trở thành một hiện tượng, có sức lan tỏa không những trong giới yêu thơ mà còn được giới trẻ nồng nhiệt đón nhận trải rộng đến từng mái trường, từng góc phố. Nhiều ghi nhận đánh giá  có lẽ thơ Nguyên Sa là tiếng lòng mang hơi thở và nhịp đập con tim  của những đôi tình nhân đang mùa yêu, hoặc xa hơn là sự  giài tỏa  phần nào nỗi u uẩn  của tuổi trẻ thời chinh chiến.

Những âm hưởng thơ ông không dừng ở đó, nó lan sang cà lãnh vực sáng tác âm nhạc để thơ và nhạc, nhạc và thơ  nên duyên, đan quyện lấy nhau hình thành những tác phẩm tuyệt vời để lại cho đời: Ngô Thụy Miên với  Paris Có Gì Lạ Không Em,  Áo Lụa Hà Đông, Tháng Sáu Trời Mưa, Tuổi Mười Ba… cỏn Song Ngọc  với Tiễn Đưa

Nhạc sĩ Song Ngọc thời trai trẻ

Nhưng  Tiễn Đưa của Song Ngọc là một trường hợp độc đáo và hi hữu. Ông nhac sĩ đào hoa của chúng ta lúc đó mới 19 tuổi vừa phải lòng cô bạn gái xinh đẹp vốn mê thơ Nguyên Sa .Trong cái thuở ban đầu ấy, nàng đã chép tay bài Tiễn Đưa  của nhà thơ  rồi ký tên nàng bên dưới  đem tặng chàng khiến chàng sướng rên, nên dưới sức ép của tình yêu và đam mê, chàng bẻn hì hục thức trắng đêm đó  thai nghén ra tuyệt tác phẩm  để đời  làm lay động nhiều con tim  trong nhửng thập niên qua. Viết xong bản nhạc, Song Ngọc đem khoe người yêu và bạn bè mới “tẽn tò” khám phá là thơ Nguyên Sa.

Chúng ta không trách người yêu bé bỏng của nhạc sĩ vì đó là cái  ngây ngô, dại khờ,  dễ thương của bất cứ ai trong chúng ta muốn thể hiện tình yêu  như một cách thế để “loè” đối phương mong chiếm được con tim về cho mình. Thế mới biết trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật, dôi lúc sự nhầm lẫn, hiểu lầm hay một tai nạn nào đó lại là động cơ châm ngòi cho một tác phẩm  lớn như trường hợp nạy.

Mùa Xuân là mùa của yêu thương và đoàn  tụ, nhưng  không ít trường hợp mùa Xuân cũng là mùa của đau xót vì nhửng chia cắt, đổ vỡ để đón nhận nhửng heo may trong lòng mà mấy ai trong chúng ta không trải nghiệm  một đôi lần thuở mới vào đường yêu.

Xin mời quí anh chị thưởng thức nhạc và không quên chúc anh chị một cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc bên người thân.

Thân mến
TeHong
San Jose 31/1/15

06 February 2015

Thế chiến thứ 3 khó tránh khỏi ?!

CỰU LÃNH TỤ LIÊN-XÔ GORBACHEV CẢNH BÁO: CHIẾN TRANH NGUYÊN TỬ CHẮC CHẮN KHÓ TRÁNH KHỎI!
   
Hôm nay 10-1-2015, Cựu lãnh đạo Liên Bang Xô-Viết và là cựu Tổng Thống Nga Gorbachev cảnh báo rằng "Một cuộc xung đột lớn có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân, và điều đó "chắc chắn khó tránh khỏi".

Gorbachev nói: "Chúng ta sẽ không sống sót trong những năm sắp tới nếu có ai đó bị quẩn trí trong một tình trạng quá nóng nảy! Đây không phải là điều tôi nói không suy nghĩ. Tôi thật sự rất lo âu!"

Hôm Thứ Sáu 09-1-2015, ông Gorbachev trả lời cuộc phỏng vấn của hãng Truyền Hình, Báo Chí Đức là " Der Spiegel" dành cho chương trình phổ biến ngày Thứ Bảy hôm nay 10-1-2015 về tình hình Nga, Ukraine và Âu Châu trước nguy cơ chiến tranh nguyên tử. Ông Gorbachev nói rằng "  Chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra vì xung khắc quá mức, leo thang căng thẳng giữa Nga và Âu Châu về vần đề Ukraine".

Nử Thủ Tướng Đức: Muốn Nga khỏi đói thì cút khỏi Ukraine!

05 February 2015

BỊNH THẦN KINH, THIÊN TÀI VÀ NHÀ BÁC HỌC BẤT ĐẮC DĨ

BS Hồ Văn Hiền.

Hiện nay, ngành thần kinh trong y khoa xem những biểu hiệu khác thường của hệ thần kinh như chứng động kinh như là những “bịnh” cần chữa trị, thường bằng thuốc men, lúc khẩn cấp lên cơn động kinh, hoặc trị liệu lâu dài hơn để ngừa những cơn động kinh tái hồi (epilepsy). Những tổn thương khác trên hệ thần kinh có thể gây ra do chấn thương, nhiễm trùng. Trong đa số trường hợp sau cơn bịnh, hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều theo ngã tiêu cực, nghĩa là bộ óc có khả năng hoạt động kém hơn trước trong một số lãnh vực nào đó.

Một hiện tượng trái chiều được để ý tới từ lâu là trong một số trường hợp ngoại lệ, một số bịnh thần kinh lại đi kèm theo, hoặc để lại những biểu hiện theo ngã tích cực. Một số người đã nhận xét có sự liên hệ giữa thiên tài và bịnh thần kinh. Theo Wikipedia, bác sĩ người Pháp thế kỷ thứ 17 đã lập nên một danh sách những "người động kinh nổi danh của Aristotle" gồm những nhân vật tăm tiếng thời cổ đại mắc chứng động kinh như Hercules, Socrates, Plato. Gần đây hơn, nhà văn Nga Dostoyevsky, thuộc một gia đình có 'truyền thống " động kinh. Cha ông cũng như con ông đều mắc chứng này. Ông liên hệ bịnh này trong các tác phẩm nổi tiếng của mình. Cơn động kinh của ông được báo trước bằng một aura có tính cách ngây ngất (ecstatic), khác với những aura khó chịu của động kinh thông thường.

Một số người do những tổn thương hay rối loạn của hệ thần kinh xảy ra trong lúc còn trong bụng mẹ hoặc sau khi chào đời có những triệu chứng của bịnh tự kỷ. Trong thuật ngữ y học hiện nay , những người này được thu tóm trong định bịnh gọi là 'quang phổ tự kỷ" (autism spectrum). Trẻ em mắc chứng tự kỷ có triệu chứng thuộc 3 nhóm sau đây, xảy ra trước 3 tuổi:

04 February 2015

Vụ cướp máy bay quân sự:C-130 cũa csvn để vượt biên

Hình do ông Trương Văn Ẩm
gửi RFA
Vào ngày 24/11/1979,  một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoán hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:

“Không có động cơ nào hết bởi vì năm 1975 tôi đã sắp xếp đầy đủ, sẵn sàng chỗ máy bay cho ông già bà già, cho vợ con đi mà cuối cùng bà già với anh em cương quyết không đi. Tôi không đi được thì tôi nghĩ không bao giờ đi nữa”.

Ông Trương Văn Ẩm, một nhân viên trong ngành kỹ thuật hàng không làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được giữ lại trong Cục Kỹ thuật Không quân sau năm 1975 bắt đầu câu chuyện kể của mình qua câu hỏi của Hòa Ái rằng động cơ nào khiến ông đi đến quyết định trở thành một tên không tặc đối với chính phủ VN lúc bấy giờ.

03 February 2015

Lòng nhân nghĩa

Lòng nhân ái của Cụ Mạnh

Số độc đắc Mega Millions (Mỹ) kỳ này đã trở thành số độc đắc lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Cơ quan vé số Mỹ cho biết 3 vé trúng cho lô độc đắc 640 triệu đôla đã được bán ra ở 3 tiểu bang, trong đó có một tấm bán ra ở Quận Baltimore, tiểu bang Maryland, cách thủ đô Washington 60 km về hướng bắc. Người được ông Thần tài viếng thăm là một người Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Mạnh, qua luật sư đã thông báo: Ông là 1 trong 3 chủ nhân tấm vé ấy...

Theo nguồn tin riêng, ông Mạnh năm nay 87 tuổi, đang sống héo hon và cô độc trong một Nursing Center của Quận hạt Baltimore. Được hỏi, ông sẽ dùng số tiền 184 triệu (Những người trúng có thể lãnh ngay một lần 462 triệu đô la) này để làm gì. Ông Mạnh không ngần ngại trả lời. Ông sẽ dùng 100 triệu tặng cho các Quỹ Phúc Lợi ở Hoa Kỳ. Còn 80 triệu ông sẽ thành lập ở Việt Nam, một hội lấy tên là "Hội Mua Lại Những Phụ Nữ Đã Bị Bán". Có nghĩa là Hội do ông sáng lập sẽ mua lại những cô gái xấu số này rồi cấp vốn cho họ về quê làm ăn.."

Có người băn khoăn: "Thế còn 4 triệu" ?

Ông Mạnh cười như mếu:

- Tôi còn một thằng con trai. Vợ chồng tôi cùng thằng con vượt biên. Chẳng may, trên đường vượt biển. Tội nghiệp vợ tôi bị hải tặc bắt đi mất tích. 2 bố con quây quần sống với nhau. Khi nó tốt nghiệp đại học, lấy vợ. Không biết con vợ xúi bẩy làm sao mà nó cứ nằng nặc khuyên tôi nên vào nhà dưỡng lão... Tôi đã cho chúng căn nhà, rồi vào đây dưỡng lão... Mà nghĩ cho cùng, nước mắt có bao giờ chẩy ngược? Chúng bất nhân, sao cha mẹ lại bất nghĩa... Còn 4 triệu đồng tôi sẽ cho chúng hết !

(Internwet)

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...