30 January 2015

Tết Trung Hoa trên đất Hà Tĩnh

Tết đang về, chỉ còn ngót nghét hai chục ngày nữa, năm Giáp Ngọ khép lại, nhường chỗ cho năm Ất Mùi, không riêng gì Việt Nam mà hầu hết ở các nước Châu Á, Tết âm lịch mang một ý nghĩa đặc biệt, đây là cuộc đại đoàn tụ gia đình hoặc là cuộc trở về mà yếu tố nguồn cội thôi thúc tâm hồn mỗi người mở rộng cõi lòng với trời đất, đồng loại. Tết âm lịch đối với người dân Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài quan niệm này, tuy nhiên, trên một vùng đất đang thay đổi từng ngày từ thói quen, điệu sống cho đến quan niệm về quê hương, bản xứ bởi sự tràn ngập của văn hóa Trung Hoa, điều này khiến cho bộ mặt Hà Tĩnh trở nên méo mó, khó nhận dạng khi Tết về.

Những đường dây hút máu

Một người dân Hà Tĩnh, tên Trung, chia sẻ: “Từ cái vụ lộn xộn ở Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng thì công nhân Trung Quốc cũng ít ra ngoài. Người Việt Nam mua về nấu cho công nhân Trung Quốc ăn, họ có khu của họ mà.”

Theo ông Trung, Tết ở Hà Tĩnh bắt đầu biến dạng từ ba năm nay, kể từ ngày người Trung Quốc mạnh tay chèo kéo thanh niên Hà Tĩnh vào những cuộc chơi trác táng rồi những phi vụ mờ ám. Ban đầu, người Trung Quốc chỉ sang Hà Tĩnh đầu tư trong các khu công nghiệp ở Vũng Áng, dọc bờ biển Kỳ Anh và chưa có động tịnh gì cho mấy ngoài việc cuối tuần họ bắt taxi lên thành phố Hà Tĩnh để ăn chơi, tạo ra một thứ nhu cầu cao cấp mà người phục vụ sẽ bội thu. Các vũ trường, quán bar thi nhau mọc lên ở thành phố này.

Thanh niên con nhà quan chức cũng tập tò ăn chơi ở các quán bar cao cấp trong thành phố Hà Tĩnh, và dần dần, sự xuất hiện của người Trung Quốc ở Hà Tĩnh trở thành cơ hội kiếm tiền của nhiều người giỏi kiếm tiền, các thanh niên rảnh rỗi và các nhóm con nhà quan chức, nhiều tiền bắt đầu móc nối, qua lại với người Trung Quốc. Những đường dây ăn chơi trụy lạc, mờ ám cũng hình thành từ đó.

Trung tâm thành phố Hà Tĩnh.
RFA

Ban đầu là đường dây cho vay nặng lãi, hầu như bất kì một thanh niên con nhà quan chức, con nhà có tiền nào của Hà Tĩnh cũng từng một lần ăn chơi đến cháy túi ở các quán bar và vay thêm tiền của người Trung Quốc với mức lãi cắt cổ, có khi lên đến 100%, thậm chí trong những trường hợp cần vay gấp để chuộc mạng với đầu gấu sau khi say khướt, đụng chạm đến họ, mức lãi vay có thể lên đến 150% hoặc 200% trên mỗi tháng. Với mức này, không có tiền của nào mà chạy theo kịp với họ. Nam giới trở thành ma cô, nữ giới thành gái điếm cũng vì chuyện này.

Không bao lâu sau đó, người Trung Quốc bắt đầu mở một số quán dọc theo đường biển và quốc lộ Bắc Nam, các quán này do người Việt đứng tên làm chủ nhưng vốn và quản lý chính thức là người Trung Quốc, treo biển hiệu Trung Quốc, kinh doanh theo lối phục vụ giới có tiền Trung Quốc. Các thanh niên Hà Tĩnh lại tiếp tục lao đầu vào các quán này để thể hiện đẳng cấp. Đặc biệt, những thanh niên trong gia đình mới có chút tiền đền bù đất thường xuyên ra vào các quán này để cuối cùng trắng tay, quay sang làm tay sai cho người Trung Quốc.

Hiện tại, đội ngũ thanh niên làm tay sai đi đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi và trấn áp đồng bào Việt Nam mỗi khi có sự cố đụng chạm giữa thanh niên Hà Tĩnh và thanh niên Trung Quốc, làm gái điếm phục vụ quan Tàu đã lên đến con số cả ngàn người. Khó lòng mà nói rằng đây là những thanh niên Việt Nam nữa, bởi họ đã hoàn toàn sống theo lối xa xỉ, máu lạnh, phản lại người Việt, bảo vệ cho các ông chủ người Trung Quốc và o ép đồng bào của mình bằng mọi cách để kiếm tiền, kiếm điểm với các ông chủ Trung Quốc.


Đường vào công ty Formosa,
khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh

Và một khi ý thức dân tộc, ý thức làm người bị tê liệt bởi bạch phiến, hồng phiến, ma túy đá, tình dục, các thanh niên Hà Tĩnh không còn biết rằng mình là người Việt, họ sẵn sàng vác mã tấu đến nhà đồng bào để đòi nợ, cuộc sống của họ lún sâu vào nợ nần, ơn nghĩa với các ông chủ Trung Quốc, những kẻ đã mang đến cho họ lối sống hiện tại.

Đáng sợ nhất là các đường dây này khá tinh vi, tổ chức có hệ thống và nhiều cấp bậc, thường thì ông chủ người Trung Quốc ít xuất đầu lộ diện, chỉ có những đầu gấu của họ đóng vai đại ca của nhóm, và mỗi nhóm như vậy lại có một thanh niên có máu mặt người Việt Nam đứng cấp dưới, làm đại ca của nhóm thanh niên Việt Nam chuyên đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn, bảo kê nhà hàng, khách sạn… Nói chung, đất Hà Tĩnh đã trở thành vùng đất màu mỡ của các đại ca phục vụ cho các ông trùm người Tàu. Văn hóa ở đây cũng đổi màu xoành xoạch. Ngay cả ngành công an ở Hà Tĩnh, cũng có nhiều nhân vật thân Trung Quốc, làm đỡ đầu, bảo kê cho các ông chủ, ông trùm người Tàu.

Tết Tàu trên đất Hà Tĩnh

Một người tên Trị, lái taxi ở Hà Tĩnh, chia sẻ: “Công nhân ở đây họ vẫn đi chợ, trước đây có một cái chợ nhỏ nhưng giờ chuẩn bị xây chợ lớn vì ở đây sắp lên thị xã. Mấy người họ đi chợ mua đồ về cho công nhân, ở đây thì công nhân Trung Quốc, công nhận Việt Nam đều có. Họ buôn bán nên đầy đủ các mặt hàng (bán cho công nhân Trung Quốc)”.

Theo ông Trị, Hà Tĩnh hiện tại giống như một khu phố thu nhỏ của người Tàu, mặc dù mọi hoạt động của người Việt vẫn diễn ra bình thường nhưng về đêm thì màu sắc Tàu Cộng hiện ra rất rõ nét. Hơn nữa, tâm thức, văn hóa của lớp trẻ và người kinh doanh Hà Tĩnh đã nhuốm màu Trung Hoa, Tết Hà Tĩnh cũng mang màu sắc Trung Hoa đậm nét.

Sở dĩ nói rằng đất Hà Tĩnh trở thành một khu phố người Hoa thu nhỏ bởi vì ở đây, đồng tiền của người Trung Quốc đã hấp dẫn mọi giới, từ người lao động nghèo không có ăn học cho đến cả những người từng học đến đại học, cao học và người lõi đời làm nghề buôn bán lâu năm, tương tác với xã hội cũng nhiều nhưng vẫn mê tít mù khơi trước kiểu tiêu tiền của người Tàu. Không ai để ý rằng người Tàu một khi bỏ ra một đồng để lôi cuốn một ai, nhất định họ sẽ lấy lại ít nhất là năm đồng và phá nát những đồng còn lại trong túi của đối phương.

Hiện tại, các dịch vụ Tết mang dấu ấn Trung Hoa đã bắt đầu rầm rộ trên đất Hà Tĩnh, Võ Miếu thờ Quan Công (tức quan Vân Trường, anh  em nhà Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của Tàu) được nhang khói, thờ phụng nghiêm cẩn bậc nhất. Ngay trong khu công nghiệp Vũng Áng, một ngôi miếu thờ  thần thánh Trung Hoa đang được xây dựng và dự kiến sẽ khánh thành hoành tráng vào dịp Tết Nguyên Đán này.

Một phần lớn thanh niên, công nhân Trung Quốc chọn ăn Tết tại Hà Tĩnh bởi họ đã đặt suất ăn, dịch vụ và các món hàng Tết phục vụ cho mấy ngày Tết tại các nhà hàng, cửa hàng và đại lý trên thành phố Hà Tĩnh. Lồng đèn Trung Quốc, áo quần Trung Quốc, thức ăn mang hương vị Trung Quốc cũng được tiêu thụ mạnh trong dịp Tết này.

Thật đáng buồn khi phải nói rằng một cái Tết Trung Hoa đang về trên đất Hà Tĩnh!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nguồn: RFA

29 January 2015

Trung Quốc lo ngại Việt Nam thành đồng minh của Mỹ

HÀ NỘI (NV) - Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền.

Ðó là tuyên bố của ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ở hội thảo “Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: "20 năm thành công hơn nữa” do Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Ðại Học Portland của Hoa Kỳ phối hợp tổ chức.

Ông Ted Osius,
đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. 
(Hình: TGVN)

Tại hội thảo vừa kể, trong khi Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam thì ông Hà Kim Ngọc. một thứ trưởng của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, khẳng định, sự can thiệp sâu hơn của Hoa Kỳ sẽ “có lợi cho toàn khu vực” trong những năm sắp tới.

Cùng thời điểm này, Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đăng bài “Ðòn bẩy thương mại có thể ngăn chặn Việt Nam quay sang với Mỹ.” Dựa trên ý kiến của ông Chu Phương Ngân, làm việc tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Quảng Ðông, cảnh báo, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa nói với thủ tướng Việt Nam rằng, tại vòng đàm phán mới về Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam, Hoa Kỳ có thể mềm dẻo hơn để hoàn tất thương lượng vào tháng 3 và trình Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua vào tháng năm. Lịch sử đã chứng minh “hàng triệu lần” rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ nhượng bộ trong đàm phán mà không có lý do, đặc biệt là khi Hoa Kỳ đang ở thế thượng phong. Trong trường hợp này, sự nhượng bộ của Hoa Kỳ vừa là “một chiến thuật hỗ trợ cho các lợi ích nhỏ mọn,” vừa là “một tính toán chiến lược có thể tác động đến toàn cảnh chính trị khu vực.”

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Việt Nam hy vọng TPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và về lâu dài, muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập cảng từ Trung Quốc. Mặt khác, biển Ðông đang là lý do thúc đẩy Việt Nam tìm chỗ “đỡ đầu” và Hoa Kỳ được xem là lựa chọn tốt nhất. Hoàn Cầu Thời báo cho rằng, Hoa Kỳ muốn tạo ra các cuộc cách mạng màu tại Việt Nam nhằm sử dụng Việt Nam giống như Philippines – “những con tốt để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.”

Vì vậy, năm nay là năm quan trọng đối với quan hệ ba bên Trung Quốc-Hoa Kỳ-Việt Nam. Việc “lôi kéo Việt Nam” của Hoa Kỳ sẽ “dễ dàng phá vỡ khuôn khổ mong manh về an ninh trong khu vực, gây ra những nguy cơ đối với sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.”

Hoàn Cầu Thời Báo lên án Hoa Kỳ “trơ tráo can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” và cho rằng Trung Quốc “có thể sử dụng những phương tiện dễ được chấp nhận hơn để giúp Việt Nam thu được những mối lợi từ quan hệ song phương tích cực.” Ðồng thời cảnh cáo “nếu Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc, Trung Quốc cũng sẽ có những biện pháp trừng phạt.”

Hoàn Cầu Thời Báo khuyến cáo, để ngăn chặn Việt Nam nghiêng về phía Hoa Kỳ, Trung Quốc cần tỏ ra mềm mỏng hơn để xoa dịu căng thẳng ở biển Ðông. Nếu không, khi căng thẳng gia tăng, có nhiều khả năng Việt Nam lúng túng và trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ.

Chính quyền Trung Quốc được khuyên là cần “triệt để khai thác các lợi thế truyền thống như là đối tác thương mại chính của Việt Nam và sử dụng các biện pháp kinh tế đa dạng, đặc biệt là đầu tư, nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và sức mạnh kinh tế của Việt Nam.” Vì “các mối lợi thực sự sẽ làm cho Việt Nam trở nên sáng suốt để cân nhắc giữa theo và chống khi đưa ra các quyết định liên quan đến Trung Quốc và Hoa Kỳ.” (G.Ð)

Nguồn: Người Việt
(Via Blog Sau Dong)

Bớt căng thẳng cho tài xế lái xe hung hăng:

Cảnh sát Đan Mạch áp dụng cách giảm tai nạn xe chạy quá tốc độ!

28 January 2015

Tin buồn

Xin thông báo cùng tòan thể quý đồng môn
Đặc biệt Khóa TS 1 và ĐS 17

Đồng môn
GIUSE NGUYỄN VĂN THÁI
Cựu Sinh viên Học viện QGHC Sài gòn
Khóa TS 1 và ĐS 17

 Đã mệnh chưng ngày 27 tháng Giêng năm 2015 tại Saigòn, Việt Nam.
 Hưởng thọ 81 tuổi.

(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

27 January 2015

Chân dung nội bộ quyền lực

Nguyễn Trung Chính 

Sau khi khối Cộng sản tan vỡ vào năm 1990, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã họp nhiều lần rút kinh nghiệm. Có hai luồng ý kiến nổi bật lúc ấy: một của ông Hoàng Chí Bảo và một của nhóm ông Khổng Doãn Hợi.

Ông Bảo cho rằng sự sụp đổ nói trên chủ yếu có nguyên nhân từ việc nhân dân không ủng hộ Đảng Cộng sản Liên Xô nữa.

Ông Hợi khẳng định ngược lại và cho rằng nguyên nhân của sự sụp đổ là do chính lãnh đạo dao động, nói chữ là "tự diễn biến", không còn tin ở đường lối đã được Đại hội đảng đề ra.

Suy nghĩ của ông Hợi đã thắng, được Đảng chấp nhận. Ông Hoàng Chí Bảo đành bó miệng nói theo để được tiếp tục có ghế và bổng lộc cao trong Hội Đồng Lý Luận Trung Ương hiện nay.

Năm 1990, Nạn nhân đầu tiên của "tự diễn biến" là một người có lúc được cơ cấu làm Tổng Bí Thư : ông Trần Xuân Bách. Sau khi đọc diễn văn bày tỏ công khai ở Hội nghị Trung ương đổi mới kinh tế phải song song với đổi mới chính trị, ông Trần Xuân Bách lập tức được Ban Nội Chính Trung Ương hộ tống về nhà treo giò, truất hết chức tước cùng bổng lộc, thậm chí mỗi ngày bị cắt luôn hai lít sữa dành cho Trung ương lúc đó, ông Bách chết trong sự đơn độc, thầm lặng.

Nhiều trí thức lúc đó nghĩ rằng ông Trần Xuân Bách đã hành động quá sớm khi chưa tạo được một hậu thuẫn cần có trong nhân dân, trí thức.

Những Ủy viên Bộ Chính trị muốn đổi mới trước kia như Trường Chinh, Nguyễn Cơ Thạch từ năm 1986, Võ Văn Kiệt sau này, lần lượt rớt đài vì sợ "vỡ bình", không quyết tâm vượt lên vì đất nước, đã cho phép Đảng, với một lũ bất tài, ê kíp sau còn lú hơn ê kíp trước, đưa đất nước đến tan hoang hiện nay.

Ít nhất là hai vị muốn đổi mới thật sự, Trường Chinh và Võ Văn Kiệt, đã về nơi cụ Mác với kiểu chết đột tử mà dư luận rất hoài nghi.

Vài năm gần đây, tình hình trong đảng có v? xáo động khi TBT Nguyễn Phú Trọng giựt lại chức trưởng ban phòng chống tham nhũng từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khôi phục lại Ban Nội Chính Trưng Ương cho ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban.

Tuy nhiên, để duy trì được một chế độ độc tài lâu dài, cần phải có những nhân vật lãnh đạo tầm vóc, hét ra lửa, như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn… Còn TBT Nguyễn Phú Trọng hiện nay chẳng những thiếu tầm vóc phải có, mà còn được các đồng chí và dư luận biết đến với biệt hiệu "Trọng Lú".

Trong nhiệm kỳ XI, BCHTƯ không còn nghe TBT và đôi khi quyết định ngược lại trong việc bầu bán, có nguồn tin nói rằng lỗi của ông Trọng là đã làm rùm beng lên Nghị Quyết TƯ 4 về chống tham nhũng, nó như lưỡi cưa muốn cưa cành cây mà toàn bộ BCHTƯ đang ngồi trên đó.

Điều người ta sợ là người lú đôi khi còn có những quyết định rất lú, chết người, sẵn súng trong tay có thể bóp cò bất cứ lức nào, mà ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể đoán trước được.

Mặc dầu hội nghị Trung ương 10 ngày 05/01/2015 đã quyết định "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế" nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn răn đe: "Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta… ".

Anh nào trong Trung ương, Bộ Chính trị có tư tưởng "diễn biến" như Trần Xuân Bách trước đây hãy coi chừng. Ban Nội Chính Trung Ương, Ban bảo vệ chính trị nội bộ, đã được lập lại rồi đó!

Bão nổi lên rồi, Sài Gòn Quật khởi, Nổi lửa lên em…
(tựa những bài hát nổi tiếng một thời)

Qua hội nghị TƯ 10, kẻ thù của TBT Nguyễn Phú Trọng đã chính thức lộ diện: đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã một lần làm cho ông Trọng ngấn lệ trực tiếp (live) trên đài truyền hình, khi đòi kỷ luật ông Dũng mà không được BCHTƯ nghe theo.

26 January 2015

SĂN SÓC ĐỂ GIẢM THIỂU ĐAU ĐỚN (PALLIATIVE CARE)

và SĂN SÓC LÚC CUỐI ĐỜI (HOSPICE CARE)
Bác sĩ Trần Công Bảo

Trong bài trước tôi đã viết về Viện Dưỡng Lão. Kỳ này tôi xin trình bày với các bạn một mặt khác về sự săn sóc bệnh nhân trong trường hợp nan y, mãn tính, hiểm nghèo.

Trong danh từ y khoa Việt Nam tôi không biết có từ ngữ này không. Tuy nhiên tại Hoa Kỳ có những dịch vụ này để săn sóc bệnh nhân, nhất là những bệnh gây ra đau đớn, hay những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Tôi nghe nói ngay cả một số quốc gia bên Âu Châu cũng chưa có những dịch vụ này.

PALLIATIVE CARE (PC): Săn sóc để giảm thiểu đau đớn:

Tôi xin tạm dịch "palliative" là "giảm thiểu". Theo tự điển Merriam-Webster: Palliate là “to ease symtoms without curing the underlying diseases.” Như vậy Palliative Care là dịch vụ làm giảm thiểu sự đau đớn, cả về thể xác lẫn tinh thần, cho những bệnh nhân bị những bệnh nan y, mãn tính mà không thể trị dứt tuyệt được.

Bệnh nhân vẫn tiếp tục được trị liệu "không giới hạn" "no restriction", kể cả giải phẫu, trụ sinh, chemotherapy...  để hy vọng nếu không trị được tuyệt căn, thì cũng kéo dài đời sống với ít đau đớn, buồn khổ. Dịch vụ này có thể làm ở nhà hay ở bệnh viện. Có một phúc trình đăng trên tập san y khoa The New England Journal of Medicine (NEJM), ngày 19 tháng 8 năm 2010 cho thấy những bệnh nhân bị ung thư phổi loại "độc" (small cell) nhận được PC sống 3 tháng lâu hơn so với những bệnh nhân không có PC.

HOSPICE CARE (HC): Săn Sóc Lúc Cuối Đời.

24 January 2015

Một suy nghĩ đúng đắn về Dự Luật S219 "HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO"

TÂM THƯ

Kính thưa Quý Vị,

Thưa các Bạn,

Sau khi biến cố khủng bố tại Pháp đã giảm bớt cường độ giao động và chánh phủ Pháp đang đưa những biện pháp đối phó, chúng ta thử trở lại với một vài sự kiện đang được lưu ý nhiều nhất trong Cộng Đồng Người Việt của chúng ta.

Đó là:

I)-Vụ nhật báo Người Việt thắng kiện tuần báo Saigon Nhỏ.

Toà đã tuyên phạt báo SGN hơn 5 triệu đô la. Tập quán tại Pháp, người ta không "phán đoán" một án toà. Chỉ có những người trong cuộc là có quyền hành xữ trước bản án đã tuyên (chấp nhận hay kháng án). Thế nhưng, trong CĐ NV chúng ta, đã có liền 2 phe, bên binh, bên chống.

Cả 2 phe đều có những "đồng minh" trãi dài trên khắp thế giới. Những "đồng minh" này, vì nhiều lý do, chắc chắn không nắm vững vấn đề bằng những người trong cuộc, từ nội dung các sự kiện đến luật pháp nước Mỹ. Do đó, họ đứng về phe nào, phần đông (chúng tôi không dám nói là tất cả) cũng chỉ phản ứng VÌ CẢM TÍNH (ngã theo những "lập luận hợp nhĩ, bùi tai" )

II)-Quan trọng hơn nữa, đó là Dự Luật S219 do Thượng Nghị Sĩ người Canada gốc Việt bảo trợ:

Dự Luật này đang trong giai đoạn chót để được thông qua. Chúng ta cũng đang chứng kiến cùng một hiện tượng nói trên, hiện cũng có 2 xu hướng:

1-Cộng Đồng Người Việt Canada và TNS Ngô Thanh Hải :

Khi được phỏng vấn (xin vào xem trang www.senatorngo.ca ) TNS Ngô Thanh Hải đã giải thích rất cặn kẻ, từ hình thức (tiến trình đặt tên cho ngày 30 Tháng Tư tại Canada) đến nội dung của Dự Luật S-219 (tôn vinh và ghi nhớ ngày mà Người Việt chúng ta đã bỏ hết, liều mạng bước vào "HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO", trong muôn ngàn hiễm nguy, 9 chết 1 sống vượt biên, vượt biển...)

Vì thế, Cộng Đồng Người Việt tại Canada đã chẳng những vổ tay tán trợ, họ còn đích thân cử 1 phái đoàn đến Ottawa cùng vận động với TNS Ngô Thanh Hải !

2-Trong khi đó, một vài nơi trên thế giới lại nhen nhúm những chống đối, bắt đầu từ một số người đã nổi tiếng là CÁI GÌ CŨNG CHỐNG. Cái trớ trêu là những người này, VỀ CHẾ ĐỘ TỘI ĐỒ MAFIA ĐỎ VC, lại có cùng một phân tích, nhận định với TNS NT Hải và CĐ Người Việt Canada  !

Cũng như TNS NT Hải và CĐ Người Việt Tị Nạn CS tại Canada, nhóm người chống đối này muốn giữ TÊN NGÀY 30 THÁNG TƯ ĐEN, LÀ NGÀY QUỐC HẬN, ngày MẤT NƯỚC.

Có điều khác biệt là nhóm chống đối này KHÔNG MUỐN NGÀY 30 THÁNG 4 được nâng cấp lên hàng QUỐC GIA mà họ chỉ muốn tiếp tục tiếc thương GIỬA NGƯỜI VIỆT VỚI NHAU, MỖI NĂM 1 LẦN, Y NHƯ 40 NĂM QUA !

Họ có nghĩ rằng chúng ta làm như thế trong bao lâu nữa và khi tuổi đời mai một, liệu con em chúng ta có còn TIẾP TỤC HIỂU VÀ LÀM NHƯ CHÚNG TA như thế không, hay rồi ngày 30 tháng 4 sẽ lần hồi tàn lụi theo thời gian ?!

Vậy, muốn cho NGÀY 30 THÁNG 4 MÃI MÃI ĐƯỢC GHI NHỚ, chúng ta phải vận động NÂNG CẤP cho ngày đó trở thành NGÀY CỦA NGƯỜI DÂN BẢN XỨ ( trong đó có con em của chúng ta !). Năm nay hãy đạt được điều đó ở Canada, rồi ngày mai đến Mỹ, Pháp, Úc...

Chúng ta phải chủ động và khôn ngoan giành dân, lấn đất (không chỉ giới hạn giửa MÌNH VỚI TA, mà còn phải thu phục người dân, thế giới chung quanh ta).

Chúng ta hãy thi đua có sáng kiến để phản công (thay vì luôn ở thế tự vệ, e dè). Chúng ta không đồng tâm với việc TNS NT Hải làm (đừng quên là CĐNVTNCS ở Canada đang sát cánh ủng hộ Ông ! -Chúng ta không thể "bảo Hoàng hơn Vua" ! ) thì chúng ta phải tự hỏi "Mình làm được gì hay hơn ?".

Sao lại phải mất sức chống đối ?!

Muốn nhanh đến MỤC TIÊU TỐI HẬU LÀ LẬT ĐỔ NGỤY QUYỀN VC, mỗi người chúng ta phải gia tăng vận tốc, như một cuộc thi đua: không chận giò, quẹt chân đồng đội, để cùng què, cùng lết, mất cả định hướng.

Chúng ta được may mắn sống trong thế giới tự do, ngụy quyền vc sẽ chẳng làm được gì chúng ta, nếu chúng ta quyết tâm đi tới.

Trong thế giới tự do, chẳng có ai có thể "cấm đoán" ai.

Thế thì tại sao chúng ta lại sợ người ta sẽ "đánh mất quyền tự do chọn lựa, hành xử" của chúng ta?

Mục tiêu hôm nay là NÂNG CẤP cho NGÀY 30 THÁNG 4 của chúng ta SẼ TRỞ THÀNH NGÀYTƯỞNG NIỆM CỦA QUỐC GIA CANADA để cứ đến ngày đó, HẰNG NĂM, TOÀN DÂN CANADA (trong đó có con cháu chúng ta) SẼ NHỚ ĐẾN VÀ HIỂU ĐƯỢC VÌ SAO NGƯỞI VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ MẶT TRÊN XỨ SỞ CỦA HỌ.

ĐÓ MỚI LÀ MỤC TIÊU MÀ CHÚNG TA PHẢI CỐ GẮNG ĐẠT TỚI.

Khi ngày 30 tháng 4 của chúng ta đã trở thành NGÀY TƯỞNG NIỆM CỦA CANADA, ai cấm chúng ta vận động thêm: CHO LÁ CỜ VÀNG CỦA CHÚNG TA CÓ QUYỀN PHẤT PHỚI BAY TRÊN KHẮP NƯỚC CANADA, ít nữa là TRONG NGÀY ĐÓ !

Quý Vị, các Bạn sẽ nghĩ thế nào, cảm tưởng ra sao, khi chúng ta có được một ngày như vậy, ĐỒNG LOẠT TRÊN KHẮP THẾ GIỚI ??!!

Vã lại, về riêng chúng ta, chúng ta sẽ vẫn giử cái quyền tự do bất khả xâm phạm của chúng ta, TIẾP TỤC những sinh hoạt cho NGÀY 30 THÁNG 4, như từ trước đến nay. Không ai có thể cấm chúng ta làm theo ý chúng ta, gọi 30 tháng 4 theo ý chúng ta, là NGÀY MẤT NƯỚC, NGÀY QUỐC HẬN vv...

Cuối cùng, khi xét cho cùng, suy cho cặn kẻ thì :

nếu CHỮ còn có NGHIÃ, thì "MẤT NƯỚC", hay "QUỐC HẬN" là chuyện CỦA CHÚNG TA, không phải chuyện của người Canada (ngày 30 tháng 4, nước Canada vẫn còn đó và cũng như mọi ngày khác, người Canada không có gì để "hận" cả !!)

-MẤT NƯỚC là MẤT QUỐC GIA VNCH, NƯỚC CỦA CHÚNG TA, không phải của NGƯỜI CANADA.

Thế thì tại sao NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA lại BẮT QUỐC HỘI CANADA SỬ DỤNG CHỮ "MẤT NƯỚC" trong một Đạo Luật của họ ?!

-QUỐC HẬN cũng vậy: Người Canada KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN GỌI NGÀY 30 THÁNG 4 LÀ...NGÀY QUỐC HẬN CỦA HỌ !!!

Quý vị và các Bạn có thấy cái THẬT LÀ VÔ LÝ  đó không ???? Như thế thì chúng ta "phản kháng" cái gì ?

Vì vậy, chúng tôi xin Quý Vị và các Bạn hãy bình tâm suy nghĩ trước khi hạ bút ký thơ phản kháng :

 I)-Suy nghĩ VỀ HÌNH THỨC:

1)-Dự Luật S219 là dự luật liên can đến NGƯỜI CANADA. Cộng Đồng Canada (đặc biệt là người gốc Việt) mới có thẩm quyền, hay ít nữa là có thẩm quyền hơn chúng ta, để lấy quyết định.

2)-Chúng ta, (nhất là những người ở ngoài Canada), không nên có những phản ứng vì cảm tính..

3)-Chúng ta không thể BUỘC NGƯỜI CANADA PHẢI XEM NGÀY 30 THÁNG 4 là NGÀY "QUỐC HẬN" (HAY "THÁNG TƯ ĐEN") thậm chí đó là "NGÀY MẤT NƯỚC" CỦA HỌ !

4)-Ngày 30 tháng 4 được trân trọng nâng lên hàng QUỐC GIA CỦA CANADA là một niềm HÃNH DIỆN LỚN LAO cho Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn tại Canada nói riêng, của chúng ta nói chung..

II)-VỀ NỘI DUNG:(để biết thêm các việc làm và hiểu rõ TNS Ngô Thanh Hải, người bảo trợ Dự Luật S219, xin Quý Vị và các bạn vào trang www.senatorngo.ca )

Dự Luật S219 không phải chỉ có cái TÊN “Ngày Hành Trình Đến Tự Do” ( The Journey To Freedom Day). Chính văn bản đính kèm, chính những giải thích bên trong về lý do và ý nghiã của ngày 30 tháng 4 mới là ĐIỀU QUAN TRỌNG.

Trong khuôn khổ của một Tâm Thư này, chúng tôi chỉ muốn lưu ý Quý Vị và các Bạn một điều duy nhất: Chỉ cần chứng kiến những phản kháng dữ dội của ngụy quyền việt cộng về Dự Luật này (có lợi sao họ lại làm vậy ?!)

là chúng ta hiểu ngay NHỮNG GÌ CHÚNG TA PHẢI LÀM !

dĩ nhiên là chúng ta phải làm tất cả, sao cho dự luật này được thông qua.

Và nhất là phải nhận ra những gì không nên làm: TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢN KHÁNG THEO NGỤY QUYỀN VIỆT CỘNG !!

Đừng làm những gì vc làm!  Hãy làm những gì vc sợ !!

Trước thềm Năm Mới, chúng tôi xin kính chúc Quý Vị và Các Bạn NUÔI CHÍ VỮNG BỀN TRÊN CON ĐƯỜNG DIỆT CỘNG VÌ SỰ SINH TỒN VÀ HẠNH PHÚC CỦA DÂN MÌNH

NGUYỆN XIN CHO THÂN BẰNG QUYẾN THUỘC CỦA QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN MỌI ĐIỀU MAY MẮN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG THÀNH CÔNG NHƯ Ý.

Kính
NQ Nam

Cú rớt đài của bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị

Giữa năm 2014 vị thế của Phạm Quang Nghị lên cao, đây là thời điểm vụ trong án Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ đang thu hút dư luận tạo thành một vòng xoáy khốc liệt khiến nhiều lãnh đạo cao cấp khác bị cuốn vào.

Tranh thủ thời điểm các đối thủ khác trong vòng xoáy ấy, bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đẩy mạnh những hoạt động để vận động quảng bá hình ảnh của mình cho chức TBT tương lại. Ông Nghị có chuyến đến thăm hàng loạt các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, một hành động rất hiếm mà các uỷ viên BCT người Bắc chưa mấy ai làm. Ngay cả TBT Nguyễn Phú Trọng cũng chưa làm điều đó trong nhiệm kỳ của mình.

Để cho các đối thủ phải sa đà thêm vào vòng xoáy Vinashin, khi mà lời khai của Dương Chí Dũng về một ông anh ở Bộ Công An chưa báo nào dám đăng. Thế đang giằng co, vờn nhau, bất ngờ tờ báo Hà Nội Mới nhận sự chỉ đạo của Hồ Quang Lợi, một đàn em thân tín của Phạm Quang Nghị đột ngột nêu đích danh tên tuổi tướng Phạm Quý Ngọ trong lời khai của Dương Chí Dũng.

Bài viết của báo Hà Nội Mới như một phát đại bác hỗ trợ phá toan bức màn phòng thủ của Phạm Quý Ngọ, khiến tiến trình vụ án được mở rộng, Phạm Quý Ngọ lọt vào vụ trọng án chờ kết luận. Rút cục Phạm Quý Ngọ chết bất ngờ do bệnh.

Nếu không có bài báo của Hà Nội Mới, chắc chưa ai dám đụng đến Phạm Quý Ngọ.

Chiến dịch đánh tham nhũng ở Vinashin do Nguyễn Bá Thanh cầm đầu thật ra là thực hiện ý đồ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Hành động cho tờ HNM đăng tên Phạm Quý Ngọ là hành động mà Phạm Quang Nghị muốn bày tỏ sự trung thành của mình với TBT Nguyễn Phú Trọng. Mọi ý tưởng của Nguyễn Phú Trọng đưa ra đều được Phạm Quang Nghị hăng hái hưởng ứng thực hiện như cuộc lấy phiếu tín nhiệm quan chức Hà Nội các cấp trong thành uỷ cũng như uỷ ban NDTP.

21 January 2015

Tội lỗi dồn cả lên đầu những kẻ ưu tú

Thế kỷ XVII – XVIII là thời kỳ mà người phương Tây len lỏi trên nhiều miền khác nhau của đất nước ta, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, trong đó có một số đáng kể là các giáo sĩ. Năm 2010, nhân dịp ngàn năm Thăng Long một số các tài liệu được công bố. Đối với một người không biết tiếng Pháp như tôi, đó đã là một kho sử liệu quý. Nay lại có thêm cuốn Thư của các giáo sĩ thừa sai (Trung tâm nghiên cứu Quốc học và NXB Văn Học ấn hành năm 2013).

Trong các lá thư gửi về quê hương, những người viết – vốn là những trí thức trong thời của mình – cũng đã có những phân tích nhiều mặt về tình hình xã hội trên những miền đất mà họ đặt chân tới. Ở một nước mà ngành sử học quá yếu kém như Việt Nam, những lá thư này đáng được xem là nguồn sử liệu quý báu. Nếu có một sự tìm hiểu công phu, thì chắc qua đây có thể hiểu nhiều về lịch sử xã hội Việt.

Có điều, cũng giống như số phận các sử liệu mà người Trung Quốc trong các thế kỷ trước viết về nước ta, các tài liệu có nguồn gốc phương Tây này ít được giới khoa học ở Hà Nội – và rộng ra là cái dư luận “chính thống” ở Việt Nam – hoan nghênh. Riêng tôi lại thích lần mò kiếm tìm trong đó những tư tưởng xa lạ và đôi khi tôi đã thấy được cái mà tôi không hề thấy trong các nguồn tài liệu được đọc từ nhỏ.

Phác thảo bức tranh tổng quát

20 January 2015

Thơ tình Á Nghi

Xấu Chàng Hổ Ai? 

-Em tôi thả tóc bay bay
Nên khi gió lớn ghen ai ra đường
Tóc bay cho lắm người thương
Cho anh nhỏ nhặt tầm thường hờn ghen!
*
-Cột đuôi cao cũng than phiền
Thả tung hết, sợ họ ghiền. Khó yên!
Anh à anh, chớ à nghen!
Sao mà lắm thế, uy quyền đảo điên?
Anh hùng chí lớn, đất nghiêng
Sá chi sợi tóc, vô duyên ghen hoài.

Thương em thời phải cho oai
Trui rèn ý chí thật tài cho dân.
Em chê anh quá cù lần
Cứ “Giai nhân!” ngắm, ai cần tình anh?

Á Nghi, 30-10-2011


Sắp xuất bản

19 January 2015

Charlie Hebdo - từ bạo dâm đến tự do ngôn luận

Khiêm Nguyễn
Hồi sinh viên mới sang Pháp, một lần tình cờ thấy một tờ Charlie Hebdo (Charlie hàng tuần) ai đó bỏ lại trên tàu điện ngầm. Đó là lần đầu tiên mình biết đến tờ tuần báo chuyên về biếm họa này.

Mohamed hết chịu nổi bọn cực đoan. Thật là khổ sở khi bị bọn dở hơi hâm mộ.
 Đập ngay vào mắt là hình vẽ một người đàn ông khỏa thân, hậu môn tóe máu vì bị cưỡng hiếp. Không nhớ rõ là câu chuyện như thế nào, nhưng riêng hình ảnh đó đã làm mình cảm thấy tởm lợm. Từ đó mình coi tờ báo này là một thứ cặn bã văn hóa và không quan tâm đến nữa.

Năm 2011, mình hoàn toàn dửng dưng khi biết trụ sở của tờ báo bị đốt trụi bằng bom xăng trong đêm trước ngày ra một số báo có đăng một loạt ảnh châm biếm Mohamed. Chỉ thấy đó một kết cục hợp lý cho bọn rỗi hơi chuyên đi châm chọc người khác bằng những hình ảnh thô thiển.

18 January 2015

Suy gẫm chủ nhật

    Một người hấp-hối chết, nhìn thấy Chúa ưu-ái trao cho chiếc va-li,
    Chúa nói : Đến giờ con ra đi rồi !
    Ngạc- nhiên người này hỏi : Bây giờ sao ?  Sớm quá, con còn nhiều việc chưa làm !
    Chúa nói : Rất tiếc vì tới giờ con ra đi thôi !
    Người này hỏi : Có gì trong va-li hở Chúa ?
    Chúa đáp : Hành trang của con đó .
    Sở hữu của con, y phục, tiền-bạc ?
    Chúa đáp : Các vật đó không phải của con, chúng thuôc về trái đất !
    Vậy có phải ký ức của con ?
    Chúa đáp : Không phải của con, của thời gian !
    Phải chăng tài năng của con ?
    Chúa nói : Không phải của con, của hoàn cảnh
    Có phải bạn bè hay gia đình con ?  
    Chúa nói : Rất tiếc cũng không phải của con, chỉ là tiến trình cuộc đời
    Phải chăng  vợ con của con ?
    Chúa nói: Không phải của con, mà là tâm-tư con
    Có phải là thân xác của con ?
    Chúa nói : Cũng không phải của con, nó là cát bụi !
    Phải chăng tâm linh con ?
    Chúa nói : Không, của ta !
    Phập phồng người chết nhận chiếc va-li Chúa trao,
    Liền mở ra xem, bên trong không có gì cả, trống rổng !
    Bàng hoàng người chết nói không  có cái gì là cúa tôi cả !
    Chúa nói : Đúng thế, tất cả thời gian con sống là của riêng con


    Đời sống là thời gian đó của riêng mình !

    Bởi thế, nên tận hưởng thời gian đó, khi mình có !
    Đừng để những gì mình có qua đi
    Sống đi, vui sống đời mình
    Đừng bỏ qua nguồn vui khi có, vì chính đó là sở hữu của mình !
    Tất cả mọi thứ mình có hiện tại là của riêng mình,
              và bạn không thể mang theo được gì cả khi ra đi !!!
    
    Nếu Biết Thế!

    Nếu biết thế xin đừng ham cố
    Bởi không ai mang được xuống mồ
    Một mai khi về cõi hư vô
    Của trần gian dù là vô số
   
    Nếu biết thế màng chi danh lợi
    Lợi danh như bọt biển phù vân
    Có gì tồn tại mãi cõi trần
    Mà mê muội dốc lòng đeo đuổi    

    Nếu biết thế xin dừng nghiệp chướng
    Hãy biết đủ làm kẻ thiện lương
    Nếu dư hãy đầu tư thiên đường
    Để  một mai còn được an hưởng
(Internet)

17 January 2015

Phân tích của Ông Võ Văn Ái về vụ sát hại tại tòa báo Charlie Hebdo

Cuộc phỏng vấn do Đài Phật Giáo VN thực hiện

NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ

Phạm Thành Châu
   
Dê là con vật được thuần dưỡng rất sớm, có thể trước thời kỳ đồ đá, cách nay khoảng 6, 7 nghìn năm. Trên những mảnh đất nung ở Trung Hoa, người ta thấy có hình chạm con dê. Chữ “dương” trong Hán tự ra đời cách nay 3 nghìn năm vẽ hình con dê có 2 sừng và chòm râu. Dê hay cừu đều là “dương” dù ở núi hay đồng bằng. Chữ miên dương là con dê mặc áo bông... là con cừu. Linh dương là con dê có sừng cong về phía sau. Căn cứ vào chữ “dương” là “dê” ta có thể “dịch” như sau: Dê to lớn, có quốc tịch Pháp gọi là “Đại Tây Dương”. Dê không thích đánh nhau gọi là “Thái Bình Dương”. Dê đi nước ngoài gọi là “xuất dương”. Dê bị cạo sạch lông (no hair) gọi là “dương trần”. Dê không ngay thẳng gọi là “dương gian”. Dê có học, sống đời văn minh tiến bộ gọi là “Dương văn Minh”... 

Không chỉ người Việt nói dê là “dê gái” mà người Anh, Pháp cũng vậy. Chữ goat trong tiếng Anh cũng dùng để chỉ người có máu dê (a lecherous man), old goat là ông già dê. Tiếng Pháp, chữ bouc cũng chỉ mấy ông có máu dê. Cà tím giống dái con dê (đực!) nên gọi là cà dái dê. Đánh số đề, nếu thấy con dê trong giấc mơ hay ngoài đời thì đánh số 35 thường “rất” trật lất. Con số 35 phát nguồn từ các sòng bài Kim Chung và Đại Thế Giới ở Sài Gòn (sau nầy là “khu dân sinh”) của tướng cướp Bảy Viễn thời Pháp thuộc.  Giới nhà nghèo thường vô đó đánh bạc với hi vọng đổi đời. Họ không biết chữ nên dưới mỗi con số có hình vẽ một con vật tượng trưng để tiện đặt tiền. Ví dụ số 1 mang hình con cọp, số 2 hình con trâu, số 3 hình con chuột... và số 35 mang hình con dê. Người chơi cứ theo hình đó mà mua một con số. Nhà cái xổ ra con (số) gì mà mình có thì cứ việc lượm tiền.             

16 January 2015

Cạn Lòng, thơ


Vài hình ảnh Ngày gặp mặt thương phế binh VNCH đầu năm 2015

(12.01.2015) – Sài Gòn

Hôm nay 12.1, đã diễn ra buổi gặp mặt và phát quà cho hơn 1000 thương phế binh VNCH tại Trung Tâm Mục Vụ thuộc DCCT Sài Gòn.




Ngày gặp mặt được chia thành hai buổi, sáng và chiều. Buổi gặp mặt ban sáng có khoảng trên 700 thương phế binh VNCH, và buồi chiều có khoảng trên 300.









Với số lượng thương phế binh khá đông nên việc dò tên mất khá nhiều thời gian. Mỗi thương phế binh có thẻ đeo với họ tên và số quâ


Các tình nguyện viên mặc áo và đội nón đồng phục. Hơn 50 tình nguyện viên đã tham gia phục vụ trong ngày gặp mặt này.









Quý chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn đến tham dự buổi gặp mặt
nhằm nâng đỡ tinh thần, lắng nghe và chia sẻ với quý ông thương phế binh.








 Toàn cảnh hội trường, nơi diễn ra buổi họp mặt






Giao lưu văn nghệ, chia sẻ về đời người lính và về một thời oai hùng
với ước mơ cao đẹp cho quê hương đất nước

Được trân trọng, lắng nghe và gặp gỡ anh em đồng đội là niềm vui lớn nhất trong ngày gặp mặt này.

15 January 2015

Hí họa


Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội

Đó là tin quan trọng trên BBC tiếng Việt vào ngày hôm nay:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với các quan chức rằng mạng xã hội đã trở thành nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ có phát biểu công nhận vai trò của các mạng xã hội, mà những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

Báo Thanh Niên tường thuật rằng ông Dũng đã nói như trên tại Hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015 của Văn phòng Chính phủ sáng thứ Năm 15/1. Ông thủ tướng được dẫn lời yêu cầu văn phòng phải làm sao để tổ chức, định hướng thông tin trên mạng xã hội một cách nhanh chóng và chính xác.

Hiện nay hơn 30 triệu người ở Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội. Theo ông Nguyễn Tấn Dũng, đó là “nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm”. (Via Blog Sầu Đông)

Bạn đọc có thể  nhấn vào đây để đọc toàn văn.

Thuỵ Điển đóng cửa Viện Khổng tử

Đại học Stockholm, Thuỵ Điển, là trường đại học mới nhất thông báo sẽ đóng cửa Viện Khổng tử - một trong hàng trăm trung tâm được Chính phủ Trung Quốc rót ngân sách để phục vụ việc học tiếng Trung và văn hoá nước này trên toàn thế giới.

Mới đây, ĐH Chicago và ĐH Bang Pennsylvania đã đóng cửa Viện Khổng tử của trường trong bối cảnh ngày càng lo ngại liệu các trường sở hữu Viện này có đang để cho Chính phủ Trung Quốc can thiệp thái quá vào chương trình giảng dạy và đội ngũ giảng viên hay không.

Phó hiệu trưởng ĐH Stockholm – bà Astrid Söderbergh Widding phát biểu với tờ Svenska Dagbladet của Thuỵ Điển rằng việc thành lập các viện được tài trợ bởi một quốc gia khác trong một trường đại học nhìn chung vẫn còn đáng nghi ngại và mơ hồ.

Trong một tuyên bố trên trang web của trường, nhà trường thông báo sẽ đóng cửa Viện Khổng tử vào ngày 30/6. Được biết, Viện này được thành lập tại ĐH Stockholm từ năm 2005.

Khác với các viện khác như Goethe hay Alliance Française, Viện Khổng tử có trụ sở trong chính các trường đại học nước ngoài. Viện này đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều trường khi nhận được ngân sách từ Chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, các Viện Khổng tử đang bị chỉ trích vì tuyên truyền những quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới chiêu bài giảng dạy tiếng Trung. Các giáo viên làm việc cho Viện này bị cấm thảo luận những chủ đề nhạy cảm như Đài Loan, Tây Tạng hay Pháp Luân Công. Họ cũng bị cấm đi theo các tôn giáo không được lòng chính quyền Trung Quốc tại Trung Quốc.

Tờ Epoch Times cho hay, những tranh cãi về việc phân biệt đối xử khi tuyển dụng ở Viện Khổng tử thuộc ĐH McMaster (Ontario, Canada) đã khiến nhà trường quyết định đóng cửa Viện này vào tháng 7 năm 2013.

Cuối năm 2013, Hiệp hội các giảng viên đại học Canada đại diện cho hơn 70.000 học giả Canada đã kêu gọi các trường đại học, cao đẳng cắt đứt quan hệ với các Viện Khổng tử.

Tháng 6 năm 2014, Hiệp hội giảng viên đại học Mỹ đã nối gót theo Canada trong việc kêu gọi các trường đại học không hợp tác với các Viện Khổng tử gây nhiều tranh cãi này.

Tháng 9 năm 2014, ĐH Chicago từ chối gia hạn hợp đồng duy trì Viện Khổng tử và một tuần sau khi trường này công bố quyết định, ĐH Bang Pennsylvania cũng làm theo.

Nguyễn Thảo
(Theo Insider Higher Education)

14 January 2015

Câu Chuyện Khủng Bố Đánh Pháp

Vũ Linh

Thế giới những ngày qua đã bị chấn động bởi cái mà báo Pháp gọi là “9/11 của Pháp”.

Đại cương thì một nhóm ba tên khủng bố đã mang AK đến tấn công trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo tại trung tâm Paris, giết một tá nhân viên toà báo, kể cả một số nhà báo và hoạ sĩ, tác giả những bức tranh trào phúng của báo. Vừa bắn giết, vừa hô Allahu Akbar (Đấng Allah Vĩ Đại), cũng la lớn “đã trả thù cho Đấng Tiên Tri”. Vì tờ báo đó đã dám vẽ tranh hý hoạ Đấng Mohammed và lãnh tụ ISIS.

Một người mù cũng nhìn thấy đây là hành động của khủng bố Hồi giáo cuồng tín. Nhưng dường như toàn thể các chính quyền Pháp cũng như Mỹ, kể cả các TT Francois Hollande và Obama, và hầu hết truyền thông dòng chính của lề phải đều … mù hết. Họ chỉ xác nhận đó là hành động “khủng bố” nhưng không dám hé răng nói thêm về cái đuôi “Hồi giáo cuồng tín”. Đài TV Fox News là đài duy nhất dám dùng danh từ “khủng bố Hồi giáo”. Xem CNN sẽ không bao giờ nghe thấy tiếng “muslim”. “Phải đạo chính trị” chính là vậy.

Nói đến chữ “Hồi giáo” là sợ đụng chạm đến cả khối hơn một tỷ người Hồi giáo trên thế giới, được gọi là những tín đồ của một tôn giáo “yêu chuộng hoà bình” và “tình yêu nhân loại”.

Đây chỉ là loại lý luận méo mó, trốn tránh sự thật. Có thể Hồi giáo, cũng như tất cả các tôn giáo khác, chủ trương “yêu chuộng hoà bình”. Cũng có thể Hồi Giáo có quan điểm khắt khe hơn hơn với những người không tin theo Đấng Tiên Tri. Những chuyện này hoàn toàn là chuyện ngoài lề không liên quan gì đến câu chuyện khủng bố ta đang bàn.

Trong Hồi giáo, có những thành phần cuồng tín quá khích. Trong Thiên Chúa Giáo, hay ngay cả Phật Giáo cũng không khác, có nhiều thành phần cực đoan cuồng tín. Tại Nam Dương trước đây và Miến Điện ngày nay, hay Thái Lan cũng vậy, những Phật tử xách mã tấu đi chém người Hồi giáo là chuyện xẩy ra rất thường. Trong Thiên Chuá giáo, những cuộc tàn sát tại Trung Đông thời trung cổ, hay thảm sát dân da đỏ Mỹ Châu của vài thế kỷ trước đều đã đi vào lịch sử. Đạo nào cũng vậy, cũng đều có những thành phần cuồng tín, tàn ác, đi rất xa những lời rao giảng. Tại sao ta có thể nói đến những hành động đẫm máu của các chiến binh Thập Tự Giá, hay của những ông sư võ trang Thái, mà lại không dám mở miệng nói khủng bố Hồi giáo?

Tin buồn

Đồng môn Quốc Gia Hành Chánh Ban Tham Sự Khóa 4
là Ông:
PHANXICÔ XAVIÊ PHẠM VĂN PHỤNG
(Sanh ngày 19 tháng 2 năm 1933 tại Sóc Trăng, Việt Nam)
Đã được Chúa gọi về lúc 4:30 chiều ngày thứ Bảy10 tháng 1 năm 2015
tại bệnh viện Providence Little Company of Mary, Torrance - California.
Hưởng thọ 82 tuổi.
**
Kính mời quý bạn đồng môn QGHC Nam Cali tập trung tại 
Nghĩa Trang Chúa Chiên Lành
(The Good Shepherd Cemetery and Mausoleum)
tại địa chỉ số 8301 Talbert Ave., Hungtington Beach, CA 92646
(ĐT: 714-847-8546) 
vào lúc 11:30 sáng ngày Thứ Bảy 17 tháng 1 năm 2015 

để chúng ta góp chung lời cầu nguyện 
cho linh hồn người quá cố sớm được an nghỉ,
và chia buồn cùng gia đình tang quyến.

 TM. Hội CSV/QGHC Nam California, 
Trần Ngọc Thiệu.

12 January 2015

DỊCH

Đôi giòng:

Ông “thông dịch viên” này xứng đáng xếp vào hàng ‘sư phụ’ trong nghề,…

Bàn không loạn:

Tác giả của bài DỊCH kèm đây là dân Bắc-kì-di-cư, mà bản thân và gia đình có ‘tí’ ân oán giang hồ với nhà cầm quyền cộng sản nên chi trong bài viết có phần kỳ thị ‘vùng/miền’ đối với dân Bắc-kì-sau-75 chăng?

Phải nhận là chế độ chính trị-xã hội thay đổi, kết cấu dân số thay đổi, việc chuyển dịch cư dân từ vùng này qua vùng khác, nhất là việc một tầng lớp trung gian đông đảo trong quân đội, công an, hành chính xuất thân từ những gia đình nông dân ít học, thủ cựu khiến người Miền Nam khi gặp dân Bắc từ ngoải vào rất nhiều người đã phải than là “giọng nói’chua lè’, mê hổng đặng”.  Ngay những tháng năm này, nhiều xướng ngôn viên trên phần lớn các đài tại VN, mặt mũi áo quần trông khá tươm tất nhưng ‘chất giọng’ cũng còn chua lắm!  Các quan hạng nhỏ ( hạng ruồi) hay hạng trung nhiều ông vẫn còn nói…ngọng, nghe tiếng nói đoán được…nết người?! (SauDong)
**


DỊCH

Luân Tế
tặng “B.B.”

“Dịch” đây không phải là “Mắc Dịch”, “Già Dịch”, “Dịch Hạch – Dịch Tả” hay bệnh “Dịch” lan tràn; cũng không phải là “Tinh Dịch”, ”Dịch Hoàn”, Dung Dịch”, hay “Kinh Dịch” – một trong năm cái “Ngũ Kinh Dị” của Ba Tầu – mà là “Thông Dịch”, việc chuyển ngữ từ tiếng nước này sang tiếng nước khác.

Good morning/afternoon. My name is Tuấn, a Vietnamese interpreter for you today. How can I help you with?”
Chào ông/bà…Tên tôi là Tuấn. Tôi sẽ là người thông dịch cho ông/bà…hôm nay.

Từ khoảng 4 năm nay, sau một thập niên dài lưng tốn vải ăn no lại nằm, tôi trở về với một việc làm có lẽ là nhàn nhất thế giới: Đó là nghề thông dịch viên (TDV) Anh – Việt, Việt – Anh cho một công ty ở Portland Oregon. Tuy công ty này có trụ sở tại Oregon nhưng tôi thì làm việc ở Huntington Beach. Sở dĩ tôi cho công việc này là nhàn nhất thế giới là thay vì phải đóng bộ complet-cà vạt như khi đi làm hồi thế kỷ trước, bây giờ mùa hè thì tôi mặc quần xà lỏn, áo thung; mùa đông thì mặc flannel pajamas, khoác cái robe khi làm việc. Và nhất là không phải lái xe tôi làm TDV tại nhà, trên điện thoại, trong cái phòng làm việc xinh sắn của tôi, giúp cho những người cần tiếp xúc với các cơ quan ở Mỹ nhưng không đủ khả năng để trình bầy họ muốn gì. Và giúp cho các cơ quan ở Mỹ (và ở cả các nước khác) hiểu được người nói tiếng Việt Nam đang tiếp xúc với họ muốn gì.

Phân Ưu

Được tin buồn về anh

LƯU VĂN TRANG
đồng môn QGHC Khóa ĐS8
Cựu Chủ Tịch QGHC
đã từ trần sáng ngày 3/1/2015

Toàn thể các CSV Đốc Sự 14 xin chân thành chia buồn  cùng:
- chị Trang và tang quyến.
- quý anh chị ĐS8 và Hội QGHC Nam  California.

Cầu nguyện cho hương linh đồng môn Thân kính Lưu Văn Trang
đời đời bình an nơi cỏi vĩnh hặng

11 January 2015

Hành trình kiếm tìm hài cốt tử sỹ VNCH, ngày 31.12.2014

Thật cảm động đến ứa nứơc mắt khi nhìn thấy nhửng hình ảnh của các thiện nguyên viên đã cải táng 474 hài cốt của các Tử Sĩ QLVNCH nằm rải rác trong vùng Bình Tuy, Bình Thuận… Nhất là khi nghe những lời nói và những giọt nứơc mắt thương cảm của Soeur Thanh Mai, và thiện nguyện viên Phêrô Nguyễn Văn Phượng … để thấy rằng dù gần 40 năm qua, người dân vẫn nhớ ơn và tưởng nhớ đến những người Chiến Sĩ và Tử Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân.....

10 January 2015

Vì nó là thái thú!

Giặc ngoài thù trong là cái thế hiểm nghèo của đất nước hôm nay. Giặc phương bắc không thể thắng, hoặc không thể thắng trọn vẹn và lâu dài nếu như không có nội gian, không có tay sai. Càng ngày người ta càng thấy rõ những thành phần được Bắc Kinh nuôi dưỡng, cài vào guồng máy Cộng Đảng VN. Nương theo những nấc thang tham nhũng (Mà cái dù của chúng là Tầu Cộng thì lại rất giầu) nên thành phần này trèo rất nhanh, leo rất cao và rõ ràng nay đang ngồi chễm chệ trong bộ chính trị ở Hà Nội. Chúng ta thử đọc và suy nghĩ về một bài báo có LINK dưới đây:

http://quanlambao.blogspot.ca/2015/01/vi-no-la-thai-thu.html

Xã Tắc Tiêu Vong

Phạm Thành Châu 


Năm 1981, tôi đi tù cải tạo về. Tôi không về với gia đình ở ngoài Trung mà sống chui nhủi ở Sài Gòn. Tù “ngụy” ra khỏi nhà tù vẫn bị công an theo dõi, hạch sách. Mỗi tuần phải đến công an trình diện, nộp báo cáo trong tuần làm gì? tiếp xúc với những ai?... Nhưng tôi là “dân lậu” (không giấy tờ) không phải làm chuyện đó. Công an khu vực biết nhưng người bà con biết cách “giao thiệp” nên anh ta làm lơ. Tôi sống bình thường như những người khác, miễn thấy công an thì tránh xa. Nhờ người quen giới thiệu, tôi làm thư ký cho một “hợp tác xã cơ khí”. Nhân cô kế toán của hợp tác xã nghỉ đẻ, lại nghe tôi tự xưng “Biết đủ thứ. Làm gì cũng được’ ông chủ nhiệm hợp tác xã nhận tôi vô làm thay ít lâu. Vì cần người gấp trong vài tháng chứ chẳng ai dám nhận tù cải tạo vào làm việc. Tôi còn xưng mình tốt nghiệp đốc sự Quốc Gia Hành Chánh để thêm uy tín. Ông chủ nhiệm nghe vậy thì biết vậy chứ ông ta chỉ biết đọc theo kiểu đánh vần và ký tên bằng cách vẽ hình “một con chim đang tung cánh lên bầu trời xanh” (Trước 1975 ông ta là võ sĩ nổi danh Phi Điểu, có cú đá bay rất nguy hiểm). Ông ta mở tủ lôi ra một đống giấy tờ cao hơn gang tay “Anh xem lại tất cả hồ sơ, sắp xếp cho tử tế, đâu ra đấy. Cô Nguyệt (kế toán, tài vụ?) để lôn xộn quá, khi cần hồ sơ, chứng từ, tìm không ra”.
 
Tôi bỏ ra hai ngày, chỉ để sắp xếp hai thứ riêng biệt. Chứng từ “Chi” để riêng, vô một cuốn sổ. Chứng từ “Thu” vô một sổ khác. Mỗi mục chi, thu tôi ghi ngày giờ, số chứng từ, mục đích chi, thu theo thứ tự thời gian, nghĩa là đúng “sách vở” của một tay tốt nghiệp Đốc Sự Hành Chánh. Tiền thì ông chủ nhiệm để trong túi, nhiều quá thì đem về nhà cất giữ. Khách hàng đưa ông chủ nhiệm bao nhiêu, chẳng ai biết. Ông chỉ bảo tôi ghi vào mục thu một con số nào đó. Chi cũng vậy, ông ta chỉ nói miệng, bảo tôi ghi vào. Tôi bắt ông ta phải viết mấy chữ, ký tên vào để tôi giữ làm chứng từ. Được vài tuần, tôi hí hửng trình ông ta xem cách làm sổ sách đúng kiểu “kế toán thương mại”. Chiều lòng tôi, ông ta đeo kiếng vào, nheo mắt đánh vần phần chi. Mới một trang, ông ta la trời “Tôi đi nhậu với đối tác, đổ xăng, phong bì “bôi trơn”…... anh đều ghi rõ thì chết tôi. Anh phải tư duy, sáng kiến ra thành những chi phí công tác quan trọng, nhất là hồ sơ, chứng từ phải để lộn xộn, sao cho trên quận xuống kiểm tra không biết được chi, thu như thế nào, lúc đó tôi sẽ giải thích với họ. Quận xuống kiểm tra mục đích là để đi nhậu và được bồi dưỡng phong bì... Kiểm tra cho có lệ chứ hợp tác xã nầy đâu phải là tài sản của quận hay nhà nước. Anh làm qua loa cho có là được rồi”

Hợp tác xã cơ khí nầy chỉ do một người là ông chủ nhiệm bỏ vốn, thỉnh thoảng tìm được một hợp đồng gia công cho nhà nước là đủ sống. Ví dụ, ký hợp đồng gia công kềm, búa, đinh... cho thương nghiệp thành phố để bày bán trong các cửa hàng quốc doanh. Ông ta vô Chợ Lớn giao cho mấy chú ba Tầu làm. Sau đó chở đến cho sở thương nghiệp, sở phân phối đến các cửa hàng bán cho dân chúng. Tiền trao cháo múc. Sau khi “lại quả” từ xếp lớn đến thư ký, ông ta mang chi phiếu về giao cho tôi đi lãnh tiền. Ông chủ nhiệm báo trước là ngân hàng nầy hay làm khó thiên hạ đến lãnh tiền.

Trưa đó, khoảng hai giờ, tôi đến ngân hàng, xin gặp ông phó giám đốc, trình giấy tờ và nói “Ông chủ nhiệm hợp tác xã bảo với tôi rằng. Nếu ông phó giám đốc mà không ký thì sẽ đuổi tôi. Nghĩa là tôi có bị đuổi việc hay không là quyền của ông phó giám đốc”. Có lẽ vừa đi ăn trưa về, lại có chút hơi men, ông ta cười hề hề, chả thèm xem giấy tờ, ký ngay.

Nhận tiền của thương nghiệp thành phố xong, trong vòng một tuần (sau đó), ông ta cho người đi vét hết các thứ kềm, búa, đinh...ở các cửa hàng “mậu dịch quốc doanh” (dĩ nhiên đã móc ngoặc với cửa hàng trưởng), đem về cất giấu. Các cửa hàng không còn những thứ đó nữa. Coi như dân đã mua hết. Nhà nước lại cần kềm, búa, đinh... để phục vụ “nhân dân, quần chúng”. Thế là ông ta lại làm hợp đồng “gia công” với giá cao hơn vì mọi thứ đều lên giá bởi lạm phát. Hợp đồng lại được ký, lại chia chác nhau và ông ta chở kềm, búa, đinh (đã thu gom)... đến giao cho sở thương nghiệp thành phố. Nhờ “chu kì khép kín” đó cứ lặp đi lặp lại mãi nên cán bộ và chủ nhiệm làm giàu.

Nhưng hợp tác xã của ông ta chỉ là loại cò con. Người Tàu Chợ Lớn móc nối với thương nghiệp thành phố trong những vụ làm ăn lớn hơn, ngon hơn nhiều, chẳng hạn cung cấp xe đạp Cửu Long, sườn xe làm bằng thùng phi (vấp cục đá là gãy), ruột xe, vỏ xe đi ít bữa thì bể, nổ... thì tiền chia chác mới nhiều. Thời thập niên 1980, cán bộ, đảng viên nào có chỗ ngồi ngon lành nghĩa là chức vụ hái ra tiền thì vẫn làm như trong sạch vì sợ ganh tị, soi mói nên ông, bà nào cũng nuôi heo trong nhà để ra vẻ ta đây giàu có nhờ nuôi heo. Vài con heo, mướn người nuôi nấng, chăm sóc... trả lương thì làm sao lời được nhưng vào sở làm cứ khoe nhặng lên là bán heo lời rất nhiều. Thế nên khoảng thập niên 1980, nhà cán bộ nào cũng nuôi heo. Nuôi trong biệt thự, nuôi trên lầu, nuôi trước sân (để cho thiên hạ thấy)... Cứt heo thúi nồng nực, hàng xóm không dám phàn nàn. Quan cán bộ đi làm về, đứng dòm vô chuồng heo, hỏi han người nuôi heo vài câu, đốc thúc dọn cứt heo, tắm heo cho bớt hôi rồi vung vẫy chùm chìa khóa đi vô nhà.

09 January 2015

Cảnh sát Pháp hạ sát 3 tay súng, chấm dứt 2 vụ khủng hoảng con tin

Paris - Nhà chức trách Pháp nói rằng hai nghi phạm trong vụ tấn công tòa báo Charlie Hebdo trong tuần này đã bị hạ sát, và con tin của họ đã được giải thoát trong một cuộc đột kích của cảnh sát ở phía bắc Paris. Một cuộc đột kích riêng rẽ khác tại thủ đô giết chết một tay súng cầm giữ nhiều con tin ở một siêu thị của người Do Thái, nhưng cảnh sát nói 4 con tin đã thiệt mạng trong cuộc đột kích đó.  (Bản tin Anh ngữ cho biết thêm: Giới chức trách không cho biết các nạn nhân bị ai gây tử thương).

Tiếng nổ và tiếng súng vang lên ở Paris và ở ở thị trấn Dammartin-en-Goële ở phía bắc khi cảnh sát hành động vào chiều ngày thứ Sáu gần như cùng lúc. Hai anh em Cherif và Said Kouachi, nghi phạm chính trong vụ tấn công đẫm máu nhắm vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo ở Paris trong tuần này, bước ra khỏi một nhà kho nơi hai người họ ẩn nấp và bắt đầu nã súng khi cảnh sát tiến vào. Họ bị bắn hạ bằng loạt đạn đáp trả của lực lượng cảnh sát hiện diện dày đặc tại hiện trường. (VOA)

Dân Pháp xuống đường bày tỏ sự đoàn kết


Hàng trăm nghìn người Pháp xuống đường bày tỏ lòng thương tiếc những nhà báo bị hai tay khủng bố hạ sát hôm thứ tư vừa qua và sự phẫn nộ trước hành động dã man của đám khủng bố Hồi giáo cuồng tín. Mọi người thắp nến và mang theo biểu ngữ "Tôi là Charlie". Hàng ngàn ngọn nến được thắp lên lung linh giữa đêm khuya. Họ coi những người thiệt mang trọng vụ thảm sát  là anh hùng, can đảm vì tự do ngôn luận, tự do báo chí

Thứ Tư vừa qua hai tay súng khủng bố đã gây ra vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo, khiến 12 người chết, 11 người bị thương.




Wolinski - nhà biếm họa tài ba dũng cảm

TS. Trần Thu Dung (từ Paris) - 09-01-2015

VanVN.Net - Wolinski sinh năm 1934 ở Tunisie, vừa mới mất trong vụ thảm sát 07/01/2015 tại tuần báo Charlie Hebdo, khi ông đang cùng ban biên tập họp mặt đầu năm để chuẩn bị kế hoạch cho năm tới. Ông là tác giả của nhiều cuốn hoạt họa trào lộng nổi tiếng và là họa sỹ tranh biếm họa tài ba về mọi lĩnh vực chính trị văn hóa và chính trị xã hội.

Họa sỹ Wolinski

Ông được mời làm biên tập viên và họa sỹ biếm họa cho nhiều báo nổi tiếng như Nhân đạo, Paris Match, Hành động, Người Quan sát, Hara-Kiri, Nước Pháp buổi chiều... Ông là phụ trách biên tập tuần báo Charlie hebdo. Tờ báo Charlie Hebdo từng nổi tiếng vì tính chất trào lộng và biếm họa. Từ tháng hai 2006, nhân danh tự do báo chí, tuần báo Charlie Hebdo, như nhiều báo châu Âu khác đã đăng lại 12 bức biếm họa về Mohamet đăng trên tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten, khi họa sỹ này bị đe dọa tính mạng. Các nhà báo, họa sỹ châu Âu đã phản ứng sự đe dọa của đám Hồi giáo quá khích. Họ sẵn sàng ủng hộ tự do biểu cảm, tự do ngôn luận của người cầm bút, cầm cây cọ, phản đối sự vi phạm đến nhân quyền của con người. Mặc dù bị đe dọa, ông cùng với những người đồng nghiệp tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng tự do. Tháng 11 năm 2011, báo Charlie Hebdo dưới sự chỉ đạo của Charlie vẫn tiếp tục ra một số đặc biệt với tựa đề “Luật đạo Hồi” với hình ảnh biếm họa Mohamet xấu xí. Hơn 400 ngàn tờ bán hết. Ngay hôm sau, khu của tòa soạn Charlie Hebdo bị đốt cháy. Chính phủ đã vạch rõ kẻ phá hoại là đám đạo Hồi cực đoan. Ngày  07/01/2015, hai tay khủng bố nhân danh đấng Alladhu đã lọt vào tòa soạn nã súng làm 12 người chết và 11 người bị thương. Wolinski đã bị thiệt mạng.

Họa sỹ Wolinski là nhà biếm họa có giá ở Pháp, từng đoạt nhiều giải về tranh biếm họa. Giải quốc tế Biếm họa Gat Perich (1998). Tháng giêng 2005 ông được tặng Bắc đẩu bội tinh vốn chỉ dành cho những người có công lớn với nước Pháp. Cũng năm đó, ông nhận giải về tranh hoạt họa của thành phố Angoulême, nơi hàng năm nổi tiếng về tổ chức hội tranh hoạt họa. Ông cũng từng tham gia với tư cách là chủ tịch hội đồng giám khảo trong các cuộc thi truyện tranh.

Ông là người đề cao vấn đề tự do luyến ái, ông đấu tranh cho quyền tự do của người phụ nữ về lĩnh vực này. Đó cũng là điểm mà đạo Hồi cấm kỵ.

Ông là tác giả của nhiều truyện tranh hoạt hình trào lộng: Tôi không muốn chết ngu đần (1968), Chúng chỉ nghĩ có vậy (1969), Họ không biết hạnh phúc của mình (1972), Cuộc đời không chỉ có ngoài chính trị (1970), Không nên mơ (1974), Người Pháp làm tôi bật cười (1975), Tội nghiệp các nàng (1999), Mấy tay đàn ông tội nghiệp (2001), Quyền phụ nữ và đàn ông (2002), Vấn đề sex của người Pháp (2010), Nước Pháp muôn năm (2013), Làng đàn bà (2014)… Chỉ riêng các tựa đề cũng nói lên chất trào lộng của ông và chủ đề chính là phụ nữ. Tranh biếm họa của ông rất phong phú, đa dạng, đều có nội dung trào lộng xung quanh vấn đề tự do của con người, sự chật chội, gò bó trong một số quy tắc của xã hội dẫn đến xúc phạm nhân quyền của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung như đạo Hồi. Các nhà chính trị, tôn giáo đẻ ra những quy tắc để kìm hãm sự tiến triển khát vọng chân chính của con người vốn tự nhiên như tình yêu.

Tôi vẽ tranh cho từ điển Larousse:
Chờ để tôi mặc quần vào đã
 
Ngụ ý của tác giả là có những lúc cần phải nghiêm túc. Larousse cũng là kiểu chơi chữ cô gái “tóc hung”. Ở đây vừa chơi chữ là “tôi vẽ cho tay “thích gái tóc hung”, cô này lại tưởng đưa vào từ điển Larousse nên vội đi mặc quần áo…

Từ Paris đến Istalbul: Đôi trai gái hai nước hôn nhau không phân biệt tôn giáo).
Đạo hồi thường cấm cho phụ nữ yêu người tôn giáo khác.


Nước Pháp đang dò dẫm

Biếm họa ở bìa mặt hơi giống Hollande (Tổng thống Pháp) sau vụ đình đám của tổng thống đi thăm bồ bằng xe gắn máy ở Paris. Wonlinski trào lộng tất cả những gì “nực cười” trên thế giới chứ không phải riêng về thánh Mohamet. Tranh biếm họa của ông được rất nhiều bình luận trong nước và trên thế giới quan tâm. Không cái gì qua nổi con mắt tinh tường và cái nhìn trào lộng của ông. Nước Pháp tôn trọng tự do biểu cảm. Tranh của ông không hề bị cấm và được đăng lại của nhiều báo trong nước và trên thế giới và được đánh giá là thâm thúy. Ông có tài sử dụng các biếm họa sex, phụ nữ để nói về chính trị xã hội. Đó chính là tài nổi bật của ông mà nhiều họa sỹ biếm họa khâm phục.

Ông thường dùng các tên tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Pháp để trào phúng cuộc sống hiện tại. Các nhà chính trị chỉ lý thuyết giả bộ ngây ngô thật thà nhưng cũng quanh đi là bình thường như chuyện gái.


Tôi cho xem tất 

Ông trào lộng các cuộc thi nam vương, hoa hậu… 
Đàn bà quyết định giải thưởng Nam vương.

Thư viện quốc gia Mittérand năm 2012 đã tuyển lựa hơn 500 tranh biếm họa của ông, và tổ chức triển lãm nhân kỷ niệm 50 năm cuộc đời vẽ tranh của ông. Ông từng tham gia vẽ cho 40 tờ báo, và hơn trăm truyện tranh, nhiều áp phích, cho quảng cáo, kịch,  phim truyền hình… trong mọi lĩnh vực văn hóa. Riêng cái áp phích quảng cáo triển lãm đã  thấy rõ phụ nữ là chủ đề áp đảo các tranh trào lộng của ông nhưng lại ngầm chỉ vấn đề đang tồn đọng trong xã hội còn chất đầy mâu thuẫn mà các nhà lãnh đạo đang như con lừa cố gắng kéo.

Cái chết của Wolinski vừa là nỗi đau buồn mất mát lớn, nhưng vừa là niềm tự hào của gia đình và của những người cùng lý tưởng đấu tranh cho tự do ngôn luận, và nhân quyền trên thế giới. Con gái ông Elsa Wolinski tuyên bố: “Bố tôi mất, nhưng lý tưởng của ông mãi mãi sống. Tôi sẽ tiếp tục lý tưởng của cha đấu tranh cho tự do. Tôi đã kế thừa được ADN của cha để dấn thân vào tranh đấu vì tự do”. Maryse Wolinski - vợ của ông nghẹn ngào nói: “Chồng tôi mất như một người chiến sỹ hy sinh vinh quang trên chiến trường”.

Mọi người khắp nơi trên thế giới cùng lý tưởng đề cao tự do đều coi Wolinski cũng như đồng nghiệp của ông Charlie, Cabu, Tignous là những người anh hùng đã hy sinh trên mặt trận văn hóa trong cuộc đấu tranh vì tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Cả nước Pháp để cờ tang rủ ba ngày tưởng niệm những người đã mất vì tự do và bảo vệ chân lý của nền Cộng hòa Pháp. Ngày 08/01/2015 hàng ngàn người Pháp thắp nến xuống đường để biểu thị sự phẫn nộ trước những hành động man rợ của kẻ nhân danh Thánh Alladhu giết người đấu tranh vì tự do. Họ hô vang biểu ngữ “Tất cả chúng tôi đều là Charlie” như một sự thách thức khi tự do và dân chủ nước Pháp đang bị đe dọa. Bà thủ tưởng Merkel Angel cho đây là không chỉ là sự tự do dân chủ của nước Pháp bị đe dọa mà của toàn châu Âu. Tất cả các trường học, công sở sáng 08/01/2015 đều dành một phút mặc niệm cho những người vừa thiệt mạng vì tự do.

Wolinski cùng các đồng nghiệp của ông xứng đáng là người anh hùng trên mặt trận văn hóa đấu tranh cho lý tưởng tự do của nhân loại. Lý tưởng của ông mãi mãi sẽ được thắp sáng.

Dưới những góc nhìn khác biệt (qua internet)

Cười tí tỉnh: Cầm tù

06 January 2015

XÃ HỘI DÂN SỰ: ĐẤU TRƯỜNG HAY LỚP HỌC?

Tiếng Thông Reo: Gần như không thể quan niệm được một cộng đồng có sinh khí, đặc biệt vào thời đại này, khi nhận ra cộng đồng ấy vắng bóng xã hội dân sự hay có một tình trạng xã hội dân sự èo uột và/hoặc bị bóp nghẹt. Tùy theo mức độ dân chủ của thế chế chính trị, xã hội dân sự có thể hợp tác với chính quyền đưa cộng đồng tiến lên hay quay ngược chiều mà phản kháng, chống lại nó. Xã hội dân sự, bởi vậy, là những tổ chức trợ lực hữu hiệu nhưng lắm khi lại là những lực lượng xung kích làm biến thiên cả một cộng đồng. Chính quyền nhiều khi "nói nhẹ không ưa mà lại ưa đòn vọt", không lắng nghe những cảnh cáo của người dân thậm chí còn áp bức dồn họ vào cái thế phải nghĩ: “Dân chủ ai bán mà mua, ai cho mà nhận, ai thừa mà xin.”

Việt Nam hôm nay nhìn bề ngoài thấy như ôn định chính trị nhưng thật ra đang manh nha những đối kháng gay gắt giữa bộ máy cai trị độc tài, tham nhũng và đám lê dân bị trị đã ý thức được vai trò và sức mạnh của mình và đang tập hợp lại thành những xã hội dân sự như một vũ khí đấu
tranh. Thật đáng tiếc!  

Thế nhưng "Xã Hội Dân Sự" là gì? Trào lưu của XHDS qua lịch sử ra sao? Những vấn đề ấy đối với đa số người Việt chúng ta vẫn còn tương đối mới mẻ.

Trong bài viết rất công phu với nhiều tham khảo dưới đây về XHDS, tác giả Lê Văn Bỉnh tập hợp quan điểm của các nhà xã hội học uy tín đã có dịp mổ xẻ vấn đề, đồng thời ông chia sẻ với chúng ta những ý nghĩ độc đáo của riêng ông. Bài viết hẳn là một tài liệu quý giá, một bản đúc kết đầy đủ đặc biệt cho những ai muốn nghiên cứu các tổ chức xã hội dân sự .

Tiếng Thông Reo trân trọng giới thiệu với quý anh chị và các bạn.
 
**

XÃ HỘI DÂN SỰ: ĐẤU TRƯỜNG HAY LỚP HỌC?

•    Lê Văn Bỉnh

This is the city … and I am one of the citizens;
Whatever interests the rest interest me …politics,
churches, newspapers, schools
Benovelent society, improvements, banks, tariff,
Steamships, factories, markets
Stock and stores and real estate and personal estate.
*Walt Whitman, Song of Myself, 1855
               
Trong mấy năm gần đây, tại Việt Nam nhóm từ “xã hội dân sự” (XHDS) thường xuyên được đề cập đến bởi các nhà hoạt động dân chủ, và đôi khi cũng xuất hiện trên báo chí của chính quyền hay thân chính quyền để phản ứng lại những người này. Hơn thế, XHDS còn được một số các cơ quan quốc tế viện trợ cho VN và một số học giả về Việt Nam nghiên cứu khá công phu.

Đối với nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước, XHDS không những là một thuật ngữ mới lạ, mà ý niệm gợi lên cũng rất mơ hồ.  Mới lạ vì nó chỉ xuất hiện chừng độ 10 năm nay trong nước. Mơ hồ vì cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được cả hai phía chính quyền và các nhà hoạt động dân chủ đồng ý.

Về điểm sau này thì không có gì đáng ngạc nhiên, bởi lẽ ngay cả các cơ quan quốc tế cũng như nhiều học giả trên thế giới cũng đưa ra nhiều quan điểm khá khác nhau, thậm chí đôi khi trái ngược nhau nữa. Điều này có thể nhận ra được qua sự xuất hiện của nhiều tác phẩm khoa học chính trị, chính trị xã hội học (political sociology), cũng như qua các quyển kim chỉ nam mà các chính phủ dành cho các nhà ngoại giao của nước mình.

Bài viết này nhằm cung cấp vài thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa của thuật ngữ XHDS nhằm giúp độc giả hiểu một cách đại cương về XHDS hầu có thể theo dõi những diễn biến gần đây và hướng đi của XHDS. Bài viết sẽ đề cập đến những điểm sau đây:
1.    Thuật ngữ xã hội dân sự
2.    Ý nghĩa xã hội dân sự
3.    Trào lưu xã hội dân sự
I.  THUẬT NGỮ XÃ HỘI DÂN SỰ 

Căn cứ trên nguồn viện trợ ngoại quốc cho Việt Nam – có cũng như không có văn phòng đại diện tại Hà Nội, và dựa trên một số tường trình và nghiên cứu của họ, người ta có thể đoán khá chắc chắn rằng ngay từ lúc ban đầu, thuật ngữ xã hội dân sự được dịch ra từ tiếng Anh civil society. Thật ra, tĩnh từ civil trong tiếng Anh có nhiều nghĩa.

Khi dịch “civil” thành “dân sự”, người đọc không khỏi nghĩ ngay rằng nó đối kháng với hình sự (luật dân sự), hay với quân sự (toà án dân sự). Trong tiếng Anh, tĩnh từ civil còn được đem đối chiếu với religious (tôn giáo).  Tuy nhiên dựa trên nội dung những nghiên cứu viết bằng tiếng Việt về XHDS thì tĩnh từ “dân sự” không mang các tính chất đối kháng này. Hơn nữa, cho rằng XHDS đối nghịch với “xã hội quân sự” hay “xã hội tôn giáo” có thể đưa đến ngộ nhận khá nguy hiểm cho các nhà họat động dân chủ cũng như cho các tổ chức XHDS!!

Một nghĩa khác của chữ civil là “tương đối lịch sự” (a civil reply), tức là không sỗ sàng, thô lỗ; chứ chưa đến mức lịch sự (polite) theo nghĩa chúng ta thường dùng. Trong thuật ngữ mà chúng ta đang bàn đến, chữ civil không mấy liên quan đến ý nghĩa này.

Civil còn có nghĩa là văn minh (civilized).  Tự điển Merriam Webster’s Collegiate Dictionary, 10th edition (1993) – cũng như trong ấn bản 1974 --còn cho thí dụ civil society hiểu theo nghĩa này. Nói khác đi, civil society có thể dịch sang tiếng Việt là “xã hội văn minh”.  Theo xã hội học, dịch như thế là khá sát ý nghĩa.  Thật vậy, con người được nuôi dưỡng trong gia đình, rồi sau đó mới tiếp xúc và sinh hoạt với cộng đồng. Khi ra cộng đồng thì không thể cư xử như khi ở gia đình, nghĩa là cần phải giữ gìn ý tứ, ngôn ngữ, cử chỉ, tức phải cư xử cho văn minh. Thỉnh thoảng cũng có tác giả dùng civil society để đối chiếu với natural society, xã hội tự nhiên, tức chưa được tổ chức qui cũ với sự xuất hiện của nhà nước.  Nhưng nếu dịch civil society là xã hội dân sự thì “uncivil society” – như được đề cập trong vài tác phẩm viết về tình hình chính trị tại một số quốc gia thời hậu Cộng Sản -- sẽ phải dịch lthế nào cho ổn?

Theo thiển ý, nghĩa phổ biến nhất của tĩnh từ civil gắn liền với “công dân” (citizen). Thật vậy, các tự điển dưới đây, xuất bản không bao lâu sau khi có sự hồi sinh của thuật ngữ civil society, cho thấy điều đó.
-    Tự điển Webster’s Encyclopedic Unabridged Dictionary of the English Language (1989) đưa ra định nghĩa dưới đây:
     Civil: of, pertaining to, or consisting of citizens (của, thuộc về, hay gồm có công dân) với các thí dụ: civil life, civil society
-    Tự điển The Amrican Heritage Dictionary of the English Language, 4th edition (2000) định nghĩa chi tiết hơn:
Civil: Of or relating to citizens and their interrelations with on another or with the state. (của hay liên hệ đến công dân và những mối tương quan của họ với nhau hay với nhà nước). Civil society còn được đưa ra làm thí dụ cho định nghĩa nàỵ
Thật ra tự bản thân “civil society” cũng xuất phát từ ý niệm của Aristote mà tiếng Hy Lạp gọi là koinomìa politilè, nó có liên hệ lâu đời với sự khám phá ra chính trị học trong Hy Lap Cổ.  Rồi ý niệm này du nhập vào La Mã với tiếng Latin là societas civilis. Tiếng Pháp là société civile thì không có gì lạ.  Tuy nhiên, khi đến Đức, cái nôi của triết học, nó được dịch là bugerliche Gesellschaft trong đó bugerliche vừa có nghĩa là burgeois (trung lưu, tư sản) vừa có nghĩa là citoyen (thị dân).  Hiện nay thì tiếng Đức Zivilgeselleschaft được dùng để bàn về XHDS.  Như vậy thì civilisis, civil, civile, Zivil trông cũng không khác gì nhau!

Tại Trung Quốc có ít nhất 4 thuật ngữ được dùng để dịch civil society: (a) shimin shahui (xã hội thị dân, city-people or town-people society), (b) gongmin shahui (xã hội công dân, citizens’ society, (c) wenming society (xã hội văn minh, cilivized society), và (d) minjian shahui (xã hội dựa trên dân người, people-based society). Trong thuật ngữ sau cùng này, min có nghĩa là “dân” (the people) và minjian có nghĩa là “giữa người dân với nhau”; và khái niệm minjian shahui đã đưa đến nhiều tranh luận tại Hoa Lục bởi vì nó đối kháng giữa nhà nước (guo) và người dân (min), hàm ý đối chiếu “ý dân” (minye) và “ý trời” (tianye) trong xã hội truyền thống --điều mà đảng Cộng Sản Trung Quốc không thể nào chấp nhận, vì đảng đã là “trời” rồi và không người dân nào được quyền trái ý đảng cả!
Người Nhật dùng chữ shimin shakai để dịch civil society, trong đó shimin được xem là tương đương với citizen (Anh), citoyen (Pháp) hay burger) Đức. Theo một nhà nghiên cứu người Nhật, trong thuật ngữ này, “công dân” không có nghĩa là người dân trong một đơn vị hành chánh nào đó, hay thuộc một giai tầng xã hội nào đó; mà là những người yêu chuộng và hoạt động cho tự do, công bằng. Giới bảo thủ dùng chữ kokumin để chỉ công dân của một nước (citizens of the nation).

Tóm lại, nếu chọn giữa “xã hội dân sự” và “xã hội công dân”, người viết nghĩ thuật ngữ “xã hội công dân” thích hợp hơn.  Trước hết, thuật ngữ “xã hội dân sự” dễ đưa người ta nghĩ ngay rằng “xã hội dân sự” là đối kháng với xã hội quân sự, hay xã hội hình sự -- như đã bàn ở trên.  Những người đề nghị cần có hay không cần có một qui chế cho XHDS không nghĩ đơn giản như thế. Thuật ngữ “xã hội công dân” tự nó đủ khả năng gợi cho người đọc nghĩ đến quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân trong việc xây dựng hay cải tiến xã hội đương thời thành một xã hội tốt đẹp (a good society) – dù đó là xã hội Việt Nam, hay xã hội các nước thuộc thế giới thứ ba, hoặc xã hội  các nước được xem là đã dân chủ về chính trị và đã phát triển về kinh tế.  Nói khác đi, thuật ngữ “xã hội công dân” hàm ý tích cực hơn, tức mời gọi hành động.  Tuy nhiên hành động không hẳn phải là phê phán chỉ trích để chống đối và lật đổ. Hành động cũng có thể là tích cực, tức phê bình xây dựng, hợp tác, hoặc ít hoặc nhiều với chính quyền hay với các tổ chức khác, trong nhiều lãnh vực như công quyền, kinh tế thương mại, văn hóa vv.  nhằm cải thiện hiện trạng xã hội nói chung. Tuy nhiên, chủ trương “xã hội công dân” sẽ làm gì hay phải làm gì để đạt các mục tiêu đó lại là chuyện khác.  Đây thuộc về nội dung, tức là phạm vi (sphere), hay “không gian” (chữ dùng trong nước) và khuynh hướng của xã hội công dân trong nước cũng như trên toàn cầu, mà chúng ta sẽ đề cập sau.

Nhóm từ “xã hội dân sự” còn được dùng như cụm tính từ, chẳng hạn trong “các tổ chức xã hội dân sự” (civil society organizations); “các tổ chức xã hội dân sự quốc tế/toàn cầu” (international/global civil society organizations) mà chúng ta sẽ có dịp nói đến.

Trong phần còn lại, tác giả cũng dùng thuật ngữ “Xã Hội Dân Sự” với lý do là vì từ lâu nó đã được sử dụng rộng rãi trong nước, và cũng bắt đầu tiếp xúc với người Việt hải ngoại qua truyền thông.  Nếu chúng ta quan niệm ngôn ngữ chỉ là phương tiện thông đạt, giúp con người hiểu nhau, thì cũng có thể xem là đạt được mục tiêu nếu nó giúp chúng ta hiểu toàn ý hay phần lớn ý. Do đó từ vựng sẽ không còn là vấn đề đáng để tranh luận nữa.

II. Ý NGHĨA XÃ HỘI DÂN SỰ

Để tiện việc trình bày và phân tích, chúng ta hãy hình dung một lãnh địa (territory) trong đó có 4 khu vực:
1.    Khu Vực Gia Đình. Gồm có tất cả các hộ tiểu gia đình và đại gia đình. Nhiệm vụ của gia đình là duy trì và phát triển nòi giống, nuôi dưỡng, nâng đỡ, giáo dục các thành viên. Mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng hộ gia đình, thậm chí cũng như với các hộ gia đình khác, là mối quan hệ đặc thù, không có tính cách quyền lực và vụ lợi. Có điều đáng ghi nhận là có nhiều gia đình đã đóng góp nhân sự và của cải cho công tác hay cho các cơ quan từ thiện, văn hóa nghệ thuật vv.

2.    Khu Vực Thị Trường.  Thị trường là nơi thuận mua vừa bán hay trao đổi, có tính cách vụ lợi, mưu tìm lợi nhuận trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Thị trường lớn hay nhỏ, hoạt động mạnh hay yếu, tùy thuộc chế độ chính trị, phong tục tập quán, thời vụ, chu kỳ kinh tế. Cũng không ít các cơ sở thương mại đã ảnh hưởng không nhỏ đến các khu vực kia, hoặc trích lợi nhuận để đóng góp vào các cơ quan nghiên cứu, công tác nhân đạo, chính trị vv.

3.    Khu Vực Nhà Nước. Có nhiệm vụ bảo vệ lãnh địa, cư dân, duy trì trật tự, hay điều tiết (phát triển hay hạn chế) sinh hoạt của các định chế trên bằng quyền hành của mình.  Quan trọng nhất trong quan niệm này là nhà nước độc quyền sử dụng quyền lực và các phương tiện cưỡng chế để làm những việc đó (From Max Weber do Gerth & Mills hiệu đính,1946). Tại nhiều quốc gia, đặc biệt tại các quốc gia kinh tế phát triển, nhà nước cấp trung ương cũng như địa phương cũng cung cấp những khoản tài chánh lớn lao để giúp các tổ chức từ thiện, bảo vệ môi sinh, dã thú, phát triển văn hóa, giáo dục, vệ sinh vv.

4.    Khu Vực Xã Hội Dân Sự.  Đây cũng là khu vực “tổng gộp” (aggregation) những hiệp hội, đoàn thể, các trường đại học vv. gọi chung là các “tổ chức”. Nhưng có bao gồm trong các “tổ chức” này các đảng phái chính trị, các tôn giáo hay các nhóm hành động (action groups) không? Các “tổ chức” này trên thực tế có thể nhận tài trợ từ 3 khu vực kể trên.  Tại nhiều quốc gia đang phát triển, nơi mà các nguồn tài chánh khá eo hẹp, các “tổ chức” này còn nhận những khoản tài chánh lớn từ các tổ chức phi chính phủ (non-government organizations). Nói cách khác, câu hỏi đưa ra là khu vực XHDS trên thực tế có vị trí thế nào đối với 3 khu vực kia (độc lập hoàn toàn hay có những lãnh vực chung)?

Nhìn từ khía cạnh hoạt động, thì hoạt động của khu vực Gia Đình là nuôi dưỡng giáo dục qua tình thương yêu, của khu vực Thị Trường là mua bán trao đổi qua đồng tiền, của khu vực Nhà Nước là phối hợp điều động qua quyền lực, của khu vực XHDS là để đạt những mục tiêu đề ra qua tiếp xúc thông đạt.  Khi những phương tiện này được sử dụng bất cập hay thái quá, cũng như thiếu ý thức trách nhiệm thì khu vực đó sẽ không còn lành mạnh nữa, và có thể sẽ ảnh hưởng lây lan đến các khu vực khác, tức là đến toàn bộ xã hội, hoặc ít hoặc nhiều. Trong 4 khu vực này, do tính đa nguyên và đa dạng cũng như tính đa năng và uyển chuyển của nó, khu vực xã hội dân sự có khả năng dễ tự điều chỉnh nhanh những sai sót của mình, cũng như có khả năng phê phán khách quan những sai sót của các khu vực khác, và đưa ra những đề nghị xây dựng.

Có một số nhà nghiên cứu xem khu vực XHDS gồm những nhóm quyền lợi, các tổ chức tôn giáo, những cơ quan thiện nguyện, những tổ chức nghề nghiệp vv., và cho rằng khu vực XHDS nằm giữa 2 khu vực Thị Trường và Nhà Nước. Tuy nhiên, họ không xem các đảng phái chính trị và các nhóm hành động là những thành phần của XHDS. Lý do là vì các chính đảng có các phương thức tổ chức, đề cử, ứng cử đặc thù và có thể đã, đang hay sẽ có ít nhiều thành viên trong chính quyền, cho nên được xem như thuộc khu vực Nhà Nước.  Còn các nhóm hành động thì sự tập hợp chỉ có tính cách nhất thời nhằm đạt nguyện vọng yêu cầu của mình.  Quan điểm XHDS nằm ngoài chính quyền và đối kháng với chính quyền càng khiến cho các chính quyền không dân chủ e ngại, do đó hạn chế sự hiện diện hay tham dự của XHDS vào sinh hoạt công trong nhiều lãnh vực --thậm chí không cho phép hình thành, hoạt động, hay đàn áp ngay từ trứng nước. Theo mô hình này, thì khu vực Gia Đình được xem là riêng tư, vì thiếu tính cách “công cộng” như 3 khu vực còn lại; và 3 khu vực còn lại này phân lập và thường khi đối kháng nhau, nhất là giữa 2 khu vực XHDS và Nhà Nước. 

Một khuynh hướng khác, hiện nay được khá nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận, cho rằng khu vực XHDS có mối tương tác mạnh mẽ với cả 3 khu vực kia nhìn từ khía cạnh hoạt động công cộng.  Mô hình phổ biến này được trình bày như sau:

Thomas Janoski, trong quyển “Citizenship and Society: A Framework of Rights and Obligations in Liberal, Traditional and Social Democratic Regimes” (1998) còn đi xa hơn nữa. Ông cho rằng 4 khu vực trên đều có chung với nhau một số lãnh vực; nhưng ở đây chúng ta chỉ chú trọng đến những lãnh vực mà XHDS có chung với những nhu vực khác mà thôi. Theo Janoski, ngoài những lãnh vực độc lập của riêng mình như: (1) các hội thiện nguyện (phụ trách các vấn đề an lạc, công ích, tôn giáo); (2) các cơ sở truyền thông, giáo dục, y tế  vv. của tư nhân; (3) các phong trào quần chúng; (4) các nhóm tự lực, khu vực XHDS còn có chung với khu vực Nhà  Nước trong các lãnh vực (5) các chính đảng; (6) an lạc công cộng, giáo dục công, truyền thông công, nghiên cứu & phát triển; có chung với khu vực Thị Trường trong các lãnh vực (7) các nghiệp đoàn công nhân; (8) các hiệp hội chủ nhân, (9) các hiệp hội người tiêu thụ; và có chung với khu vực Gia Đình trong lãnh vực: (10) những chi tiết về đời sống riêng tư được công bố qua truyền thông, toà án vv. Tùy theo truyền thống và tùy theo thời kỳ mà kích thước của không gian chung này có thể thay đổi. Chẳng hạn, không gian chung giữa XHDS với Nhà Nước và với Thị Trường ở Hoa Kỳ thì khá nhỏ so với đối phần ở Đức và Thụy Điển; trong các quốc gia thần quyền, thì khu vực chung giữa Nhà Nước và XHDS rộng hơn ở các nước thế quyền.

Brian O‘ Connell, trong quyển sách mỏng súc tích “Civil Society: The Underpinnings on American Democracy” (1999), chia xã hội Hoa Kỳ thành 4 yếu tố: Nhà Nước (tư cách công dân, tự do, xác quyền hạn, tòa án, an ninh, giáo dục, bỏ phiếu, tham gia chính đảng, tuân hành luật pháp, trả thuế, tiếp xúc văn minh lịch sự); Cộng Đồng (láng giềng, họ đạo, hiệp hội, câu lạc bộ, nơi giải trí, nơi làm việc, nghệ thuật, nhà thương, chính quyền địa phương, tiếp xúc văn minh lịch sự  vv.); Thương Mại (tự do kinh doanh, công việc làm, thị trường và tự do lựa chọn, truyền thông, hội nghề nghiệp, nghiệp đoàn, trách nhiệm xã hội, thiện nguyện công ty, hoạt động công ích của nhân viên, tiếp xúc văn minh lịch sự ); và Thiện Nguyện (tình nguyện viên, hiệp hội, tôn giáo, đại học và bảo tàng viện tư, câu lạc bộ, quỹ tài trợ, hội đồng quản trị trường học và bệnh viện, các nhóm cứu trợ cấp tốc, quỹ trợ ích, chính đảng, tiếp xúc văn minh lịch sự). Theo Connell, “Xã hội dân sự hiện hữu ở lãnh vực chung (intersection) nơi mà các yếu tố xã hội gặp gỡ nhau để bảo vệ và nuôi dưỡng cá nhân, và nơi mà cá nhân hành động để cung ứng cho các cá nhân khác sự bảo vệ tương tự và các cơ hội giải phóng cho những các nhân khác nữa.”  Ông nhấn mạnh đến “cá nhân” vì xã hội Hoa Kỳ đặt nền tảng trên tự do cá nhân, như chúng ta thừa biết.

Trước khi đề cập đến sự đo lường và ảnh hưởng của khu vực XHDS đối với các khu vực khác theo mô hình này, thiết tưởng chúng ta cũng nên bàn đến sự phân loại XHDS. Theo Mary Kaldor, một nữ học giả người Anh, trong quyển Global Civil Society: An Answer to War (2003), XHDS có thể phân ra làm 5 loại sau đây:
 (1) Xã Hội Lịch Sự (society civilis) chi phối bởi khuôn phép lịch sự; sự bạo động giảm thiếu đến mức tối đa, nhất là phải sinh hoạt trong khuôn khổ luật pháp.  Muốn được vậy, phải cần sự hiện hữu của Nhà Nước. Nói cách khác, XHDS không phân biệt với Nhà Nước, mà là phân biệt với các xã hội phi dân sự (tức các xã hội tự nhiên, natural society) và với chiến tranh.

 (2) Xã Hội Trung Lưu (burgerliche gesellschaft, bourgeois society), hình thành do thương mại phát triển vào thời đại sáng thế (the Enlightenment), thời kỳ mà con người nhờ kinh tế khá giả cho nên có thêm thời giờ và phương tiện để giải trí, giao tiếp vv. Trong tình huống đó, thì thị trường, giai cấp, dân luật, các tổ chức … đều là thành phần của XHDS. Và XHDS tương phản với Nhà Nước.  Hegel gọi đó là “sự thành công của thời đại mới”; Marx cho đó là “kịch trường của lịch sử.”

(3) Xã Hội Dân Sự Theo Các Nhà Hành Động (the activist version) gần giống như XHDS của cánh đối lập Trung Âu hồi thập niên 1970 và 1980, công nhận Nhà Nước, nhưng đòi hỏi Nhà Nước không những phải hạn chế quyền lực mà còn phải tái phân quyền lực. Theo định nghĩa này, thì các tổ chức của XHDS với cách tổ chức tự trị và phát triển của mình có thể ảnh hưởng đến điều kiện và môi trường mà mình đang sống; không cần phải thông qua các tổ chức chính trị chính thức, tức được Nhà Nước cho phép. Nói cách khác, XHDS và Nhà Nước mỗi phía có không gian riêng của mình.

(4) Xã Hội Dân Sự Theo Quan Điểm Tân Phóng Khoáng (the neoliberal version), tiếp theo sự tan rã của khối Cộng Sản 1989, muốn đưa con người trở lại thời đại chính trị tự do hành động (laissez-faire politics), nở rộ các tổ chức vô vị lợi, các cơ quan thiện nguyện không những hạn chế quyền hành của Nhà Nước, mà còn thay thế Nhà Nước đảm đang những công việc mà Nhà Nước không cáng đáng hết được. Và XHDS được coi là “khu vực thứ ba” (the third sector), bên cạnh 2 khu vực Nhà Nước và Thị Trường.

(5) Xã Hội Dân Sự Theo Quan Điểm Hậu Hiện Đại (the postmoderm version) là một đấu trường của đa nguyên và của ganh đua, lịch sự cũng như không lịch sự. Những người theo quan điểm này chỉ trích quan niệm xem XHDS là sản phẩm của phương Tây muốn áp đặt nó cho toàn cầu. Khuynh hướng này chủ trương cần phải chú trọng đến tình trạng văn hóa, tôn giáo khi nghiên cứu XHDS.
Theo Kaldor, tất cả 5 quan điểm trên về XHDS đều mang cả hai tính cách mô tả lẫn tính cách qui chuẩn, và bà còn cho biết quan điểm của bà gần gũi với quan điểm của các nhà hành động.  Quan điểm của bà như vậy đã phân lập giữa XHDS và Nhà Nước.  Trước kia, vào thế kỷ 17 và 18, các triết gia chính trị học xem hai thực thể này là cộng sinh (coterminous), và chỉ chú trọng đến khía cạnh giá trị “đúng” hay không đúng của luật pháp do Nhà Nước ban hành. Trái với chủ trương của Thomas Hobbes (1588 -1679) cho rằng có tự do là khi con người không bị chống đối hay cưỡng chế lúc hành động để đạt được điều mình mong muốn; còn luật pháp chỉ là một hình thức cưỡng chế, John Locke (1632 – 1704) chủ trương rằng luật pháp không làm suy giảm mà còn tăng cường quyền tự do của con người vì nó giúp người ta không bị kẻ khác tấn công.  Tuy nhiên, Locke cũng phân biệt luật tốt và luật xấu: luật tốt công nhận và bảo vệ những quyền tự nhiên của con người và luật xấu làm phương lại đến tự do của con người; do đó nhà nước cần phải ra những luật lệ tốt, và tránh ra những luật lệ xấu.

Jean-Jacques Rousseau (1712- 1778) phân biệt giữa luật đúng nghĩa của nó (true law), tức luật phản ảnh “ý chí chung” (general will) và luật trên thực tế (actual law), tức luật thực sự áp dụng.  Trong quyển Émile, còn gọi De l’éducation (1762), từng bị cấm ở Pháp và Genève do quan điểm của ông về triết lý, chính trị và nhà nước, ông đưa ra nhận xét: “Tinh thần phổ quát của luật pháp ở tất cả các quốc gia là ưu đãi kẻ mạnh chống lại kẻ yếu, và kẻ có của chống lại kẻ tay không: điều bất lợi này là không tránh khỏi và không có biệt lệ.” Trong “Contract social” (xuất bản cùng năm 1762), Rousseau viết: “Qua xã hội dân sự, con người có được tự do tinh thần, chỉ nó không thôi cũng làm cho con người thành chủ nhân của chính mình; bởi vì bị cai trị bằng sở thích không thôi chỉ là nô lệ, trong khi tuân thủ pháp luật cho chính mình viết ra thì là tự do.”  Sang thế kỷ 19, mới có sự phân biệt giữa Nhà Nước và XHDS, nhưng XHDS thời kỳ này lại gồm cả thị trường, tuy không gồm khu vực gia đình. Và mãi đến thế kỷ 20, sự phân lập giữa Nhà Nước và XHDS mới rõ nét.

Một câu hỏi được đặt ra là các tổ chức XHDS tại các nước độc tài -- Cộng Sản cũng như không Cộng Sản -- các tổ chức không nằm trong bộ máy tổ chức của Nhà Nước, nhưng do Đảng Cộng Sản hay do đảng duy nhất cầm quyền lập ra có được xem là các tổ chức XHDS hay không? Khuynh hướng hiện nay vẫn xem chúng là những tổ chức XHDS. Người ta không quên là chính các tổ chức thuộc loại này đã tham gia khởi xướng các cuộc Cách Mạng Nhung (Velvet Revolutions) tại Đông Âu khi gặp thời cơ thuận lợi xuất phát từ Liên Xô qua các cuộc cải tổ về cơ cấu (perestroika) và cởi mở (glasnost) khi Gorbachev lên cầm quyền năm 1985.  Chẳng hạn tại Ba Lan lúc ấy đã có sẵn các tổ chức quần chúng như các tổ chức thợ thuyền, các câu lạc bộ thể thao, các đoàn thanh niên, các hội phụ nữ, các hội văn nghệ sĩ vv. Điều đáng lưu ý là tại Ba Lan lúc bấy giờ các nhà thờ (thuộc Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã), khoảng 14,000 với 7,000 họ đạo và 20.000 linh mục, có ảnh hưởng truyền thống lâu đời và sâu sắc với các địa phương lại độc lập với Nhà Nước.  Chính các họ đạo cũng trở thành các tổ chức XHDS, và là nguồn cung cấp nhân sự và phương tiện cho các tổ chức quần chúng đang từ từ tuột khỏi tầm tay đảng Cộng Sản.

Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng chủ trương và hành động đứng ra thành lập các tổ chức chuyên môn nghề nghiệp để đặt duới quyền sử dụng của Nhà Nước đã đưa nước Ý tới chế độ phát xít với Mussolini. Chúng ta có thể xem đây là “chủ nghĩa thiết lập” (corporatism) trong đó “Nhà Nước thiết lập” (corporate state) bày dựng một “XHDS thiết lập” (corporate civil society) để củng cố quyền lực và thực thi các chính sách của mình.

Tại Tiệp Khắc, nơi mà từ lâu giới trí thức đã không quá mê muội mù quáng với chủ nghĩa Cộng Sản, các cuộc biểu tình của học sinh sinh viên bị cảnh sát đàn áp ngày 17/11/1989 đã dẫn đến sự tham gia đông đảo của quần chúng, có lúc lên đến 500.000 người và nhiều tổ chức XHDS (lúc đó chỉ có khoảng 500, có giấy phép). Cuộc tổng đình công toàn quốc ngày 24 đã khiến chính quyền trung ương từ chức, bãi bỏ điều khoản độc đảng trong Hiến Pháp, dẹp sạch các rào cản biên giới với các quốc gia láng giềng.  Václav Havel được bầu làm Tổng Thống.  Nhà lãnh đạo tinh thần của cuộc Cách Mạng Nhung này kêu gọi phát triển một XHDS trên quê hương của mình để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa đất nước. 

Trong hai thập niên vừa qua, nhiều nhà nghiên cứu chính trị có khuynh hướng uyển chuyển và linh động hơn. Họ cũng phân biệt 2 thực thể chính trị Nhà Nước và XHDS, nhưng không coi sự đối kháng giữa 2 thực thể này là điều hoàn toàn không thể tránh được.

Đến đây, chúng ta có thể trở lại mối tương tác của XHDS với 3 khu vực kia. Trong quyển Civil Society: Berlin Perspectives do John Keane (2006) hiệu đính, Jurgen Kocka đưa ra định nghĩa XHDS theo 3 phương cách có liên hệ với nhau, như sau: (1) một loại hoạt động xã hội (social action); (2) một lãnh vực (area) hay không gian (sphere) có liên hệ nhưng riêng biệt với ba lãnh vực thị trường, nhà nước và gia đình –như chúng ta đã đề cập trên đây; (3) cốt lõi của một dự thảo hay một dự án có một vài tính cách không tưởng – nghĩa là có tính cách qui chuẩn, tức nhằm mục tiêu nào đó.

Vì là một loại hoạt động xã hội, cho nên XHDS  (a) hướng tới giải quyết các xung đột, chấp nhận tranh luận, dung hòa và hiểu biết trong công chúng: XHDS được thực hiện trong không gian công cộng (public sphere); (b) nhấn mạnh sự độc lập cá nhân và sự tự tổ chức của tập thể; (c) chấp nhận đa nguyên, dị biệt và căng thẳng là chính đáng; (d) hoạt động không dung bạo lực; và (e) liên hệ tới những vấn đề tổng quát, chẳng hạn hướng tới “cái tốt đẹp chung” (common good) ngay cả khi không có cùng một quan điểm về khái niệm này.

Như vậy, theo định nghĩa XHDS của Jurgen Kocka, thì Gia Đình, Thị Trường và Nhà Nước đều có thể tham gia vào XHDS. Ngược lại XHDS cũng chịu ảnh hưởng hay ảnh hưởng đến chính trị và luật pháp; đến kinh tế và thương mại và đến đời sống riêng tư. Trình bày theo hình học, chúng ta có thể vẽ 3 khoanh tròn cắt nhau (Gia Đình, Thị Trường và Nhà Nước, cắt nhau vì có những cái chung); rồi sau cùng vẽ khoanh tròn XHDS cắt cả 3 khoanh tròn kia. Lối trình bày này có thể giúp chúng ta hiểu được khuynh hướng XHDS hiện nay – và có thể trong tương lai nữa-- tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Vấn đề không kém quan trọng là làm thế nào để tìm hiểu cụ thể sinh hoạt của các tổ chức XHDS tại một quốc gia, cũng như ảnh hưởng của chúng đối với chính quyền trung ương và địa phương cũng như đối với đời sống của dân chúng.  Một tổ chức quốc tế có tên CIVICUS đã đưa ra một phương pháp đo lường hoạt động của XHDS tại 43 quốc gia trong đó có Việt Nam, trong bộ sách có  tựa đề là  “CIVICUS: Global Survey of the State of Civil Society” (2007). Trước hết, XHDS được định nghĩa là “đấu trường, bên ngoài gia đình, nhà nước, và thị trường, nơi mà người ta cùng gắn bó nhau để đẩy mạnh những lợi ích chung” (the arena, outside the family, the state, and the market where people associate to advance common interests). CIVICUS bổ sung vào định nghĩa giản dị này 2 ý niệm: (a) đấu trường là một lãnh vực đặc biệt của một xã hội người ta cùng đến để tranh luận, bàn cải, tập hợp và ảnh hưởng đến xã hội rộng lớn hơn; (b) và tính chất lẫn lộn (fuzziness) giữa 4 lãnh vực gia đình, thị trường, nhà nước và XHDS, vì khó mà xếp loại một số hoạt động tập thể của công dân. CIVICUS chỉ xem là thuộc XHDS những hoạt động tập thể nhằm đạt các lợi ích chung, chứ không phải là tổ chức từ đó xuất phát ra các hoạt động.

Cũng nhằm mục tiêu đo lường hoạt động của XHDS, CIVICUS chỉ kể đến các hoạt động tập thể có tính cách công ích, chẳng hạn quản lý (governance) và phát triển (development) hơn là các họat động có tính cách kinh tế của các tổ chức vô vị lợi (nonprofit organizations).

CIVICUS đưa ra các cuộc điều tra, quan sát, phỏng vấn vv. để đo lường 25 yếu tố của 4 thành phần sau đây của XHDS:
1.    Thành Phần Cơ Cấu (Structure) đánh giá tình hình sinh hoạt của các thành viên trong XHDS qua 6 yếu tố: lãnh vực tham gia của công dân, mức độ tham gia, tính đa nguyên trong nội bộ, tầm mức quốc gia hay điạ phương, mối quan hệ nội bộ, và nguồn tài chánh)
2.    Thành Phần Khung Cảnh (Environment), nghiên cứu 7 yếu tố ảnh hưởng đến XHDS: khung cảnh chính trị, các quyền tự do căn bản, khung cảnh kinh tế, khung cảnh xã hội, khung cảnh luật pháp, mối quan hệ giữa Nhà Nước và XHDS, và mối quan hệ giữa khu vực tư và XHDS.
3.    Thành Phần Những Giá Trị (Values) khảo sát 7 yếu tố mà XHDS theo đuổi, thực hiện và cổ vũ: dân chủ, tính cách minh bạch, sự khoan nhượng, bất bạo động, bình đẳng giới tính, xóa nghèo, và môi trường bền vững.
4.    Thành Phần Ảnh Hưởng (Impact) đánh giá ảnh hưởng của XHDS đối với các chính sách công, qui trách nhiệm của nhà nước và các công ty kinh thương mại, đáp ứng các lợi ích xã hội, tăng quyền lực cho công dân và thỏa mãn nhu cầu xã hội.
Mỗi thành phần được cho điểm từ 0 đến 3.  Nối các điểm trên các trục lại, người ta sẽ có một đồ biểu đo lường tình hình XHDS của một quốc gia.  Dĩ nhiên, không có một quốc gia nào mà XHDS được xem là toàn hảo, tức đạt 3 điểm trên mỗi trục, và đồ biểu là một hình vuông.  Trên thực tế, người ta chỉ có đồ biểu 4 cạnh không đều, được gọi là đồ biểu Xã Hội Dân Sự (civil society diamond). Theo nghiên cứu của CIVICUS năm 2007, trong 45 đồ biểu XHDS, thì đồ biểu XHDS Scotland cho thấy tình hình tốt nhất, với OS=2,2; OI=2.4; OV=2,6 và OE= 2,4.  Còn đồ biểu XHDS Việt Nam cho thấy tình hình gần như là xấu nhất, với các số đo theo thứ tự này là: 1,6; 1,2; 1,7 và 1,4.


Cũng cần nói thêm, là khi nghiên cứu về XHDS tại Việt Nam, CIVICUS chia các tổ chức XHDS ra làm 4 loại chính:

-    Các tổ chức cộng đồng (community-based organizations), có tính cách điạ phương, thường được sự chấp thuận hay hỗ trợ của chính quyền điạ phương, hoạt động trong lãnh vực nông ngư nghiệp, chống nghèo đói, cứu trợ vv. Một số nhận tài trợ nước ngoài và phối hợp hoạt động với các tổ chức phi chính phủ.
-    Các tổ chức quần chúng (mass organizations) có lịch sử lâu đời nhất, có hệ cấp từ trung ương đến địa phương.  Đứng đầu là Mặt Trận Tổ Quốc, một bộ phận chính trị mà đảng Cộng Sẳn xem là “đại diện của nhân dân” có nhiệm vụ giám sát các cơ quan chính quyền, giới thiệu các ứng cử viên cho cá cuộc bầu cử. Kế đó phải kể đến Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên, vv. mà ngày nay hoạt động không còn mạnh như trước.
-    Các tổ chức nghề nghiệp (professional associations), như các hội hồng thập tự, hội các nhà báo vv. Tuy không thuộc Nhà Nước, nhưng thành phần lãnh đạo hầu hết đều là đảng viên đảng CS. Trong những năm gần đây, có nhiều hiệp hội chuyên viên kinh tế kỹ thuật ra đời, hoạt động khá độc lập với chính quyền.
-  Các tổ chức phi chính phủ (non-government organizations), chẳng hạn World Health Organization (WHO), UNICEF, American Red Cross, The Ford Foundation, Operation Smile, Alcoholics Anonymous, Church World Service, Terre des homes Foundation, Autralian Volunteers International, Landmine Survivors Network  vv.  Đến cuối năm 2010 có khoản 500 tổ chức phi chính phủ quốc tế (international NGO) hoạt động tại Việt Nam, một số nhỏ có văn phòng đại diện, số còn lại thì chỉ tài trợ cho các tổ chức địa phương trong các hoạt động liên hệ. Để theo dõi, và giám sát hoạt động của các tổ chức quốc tế này, Hà Nội lập ra 3 cơ quan, điều khá thú vị là cả 3 có chung một địa chỉ liên lạc!

Sang năm 2013 vừa qua, CIVICUS lại tiến hành một cuộc thăm dò mới, tìm hiểu xem vì sao các chính quyền trên thế giới không giữ được lời hứa là tạo ra khung cảnh thuận tiện để huy động và cho dân chúng tham gia vào các tổ chức XHDS. Cuộc thăm dò này được thực hiện trên 109 quốc gia, nhằm đo lường và so sánh những điều kiện ảnh hưởng đến tiềm năng mà công dân tham gia vào XHDS; và xếp hạng XHDS về quản trị (governance),  khung cảnh xã hội - văn hóa (socio-cultural enviroment) và khung cảnh xã hội kinh tế (soci-economic environment).  Chỉ số này được gọi là Chỉ Số Bối Cảnh Cho Phép (Enabling Environment Index: EEI), với thang điểm từ 0 đến 1. Mười quốc gia đứng đầu danh sách sách, theo thứ hạng từ trên xuống dưới là: New Zeland (0,87), Canada (0,85), Austria (0,85), Denmark (0,81), Norway (0.80), Netherlands (0,79), Switzeland (0,79), Iceland (0,79), Swedan (0,79) và Hoa Kỳ (0,79).

Việt Nam được xếp hạng 100, với chỉ số EEI là 0,37, khiến tổ chức CIVICUS phải bày tỏ mối quan tâm:
    “Người ta lo ngại rằng những quốc gia như Ethiopia (hạng 8 từ dưới đếm lên) và Việt Nam (hạng 10 từ dưới đếm lên) đã từng nhận được viện trợ phát triển đáng kể, và thường được cộng đồng quốc tế khen ngợi về những thành quả kinh tế mà lại có những bối cảnh tồi tệ đến thế cho xã hội dân sự. Lý do: Hoặc là vì các chính phủ cấp viện trợ hay các cơ quan tài trợ không tìm ra được phương cách để cải thiện những điều kiện cho XHDS sinh động, hoặc là vì họ cố ý nhắm mắt làm ngơ đối với các biện pháp trấn áp.”

Trong năm vừa qua, các nhà họat động dân chủ không ngừng đòi hỏi chính quyền sớm ban hành “Luật về Hội”. Hiến Pháp mới nhất năm 2013, điều 25 qui định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.” Và “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật qui định.” Nhưng từ ấy đến nay, vẫn chưa có cái “Luật về Hội” đó. Trong khi chờ đợi, các văn kiện dưới luật xuất hiện trước đó vẫn được đem ra áp dụng, tùy theo tình thế và sự giải thích của chính quyền.  Trên nguyên tắc, Sắc Lệnh số 101/SL-L003 ngày 20/5/57 do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ban hành Luật về quyền tự do hội họp vẫn còn hiệu lực vì chưa bị bãi bỏ, do đó không thể chỉ đề cập đến các Nghị Định ban hành sau này. (Radio Free Asia ngày 20/01/20114). Vả chăng, nếu “Luật về Hội” được ban hành nay mai đi nữa, thì số phận của nó cũng sẽ không khác số phận của các Luật khác hiện hành là bao, khi mà bộ máy Nhà Nước chỉ là công cụ của đảng Cộng Sản, vốn hơn nửa thế kỷ nay đã không chút tôn trọng quyền công dân và quyền con người.  Ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước độc tài chuyên chế khác, vấn đề không phải chỉ là nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Thật vậy, nếu “luật xấu” được ban hành và người thừa hành lại tuyệt đối “thượng tôn pháp luật” thì đây chỉ là trò chơi chữ nghĩa tàn bạo! Tuy nhiên, nếu “luật tốt” được ban hành với mục đích chính là để làm cây kiểng, để có chứng cớ nói chuyện với thế giới, nhưng người thừa hành lại không “thượng tôn pháp luật”, thì người dân sẽ phải tốn tiền cho luật sư, nếu không muốn nói là phải tham gia trò chơi dân chủ hiểm độc! Lý tưởng là cần có cả hai thứ cùng lúc: “luật tốt” và nguyên tắc “thượng tôn pháp luật.”

III.    TRÀO LƯU CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...