24 June 2023
18 June 2023
Lý do CSVN vẫn vinh danh Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đã hy sinh trong khởi nghĩa Yên Bái 1930
Dmitry Mishov, phi công Nga đào ngũ, trả lời phỏng vấn BBC
14 June 2023
Tina Người Vượt Qua Bờ Mê
08 June 2023
Những Phong Tục Kỳ Dị Của Á Đông Qua Phim Ảnh
Người Đàn Bà Đẻ Thuê
The Surrogate woman
Đạo diễn Im Kwon-taek.
Các tài tử chính: Kang Soo-yeon, Lee Gu-sun, Yun Yang-ha
Dài 100 phút (khoảng một giờ rưỡi)
Phim Nam Hàn quay năm 1987, đã đoạt nhiều giải thưởng tại Đại hội điện ảnh Á châu 1987 gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Tài tử chính, phụ xuất sắc nhất. Nữ tài tử chính Kang Soo-yeon đã được hoan nghênh nồng nhiệt trong vai người đàn bà đẻ thuê, cô đã được giải Nữ tài tử xuất sắc nhất tại Đại hội điện ảnh Venice, Ý năm 1987.
Truyện phim
“Khung cảnh thế kỷ thứ 19, Shin một anh hào phú, vợ không sinh được con trai nối dõi, chị đồng ý cho chồng tìm một người đàn bà đẻ thuê để có con trai. Ông thân sinh chàng vào làng nhờ người mai mối, họ tổ chức cho xem mặt, sau chàng ưng một cô gái nghèo mới 17 tuổi tên Ok-nyo, nhà chỉ có hai mẹ con. Bà mẹ trước đây cũng từng là người đẻ thuê đồng ý và khuyên cô nhận lời vì họ trả nhiều tiền. Khi chuyển cô bé về nhà Shin, cô bị bịt mắt đưa lên chiếc kiệu có bốn người khiêng mục đích giữ bí mật không cho biết đường.
Về nhà Shin, cô bé Ok-nyo phải tuân thủ kỷ luật, ban ngày phải ở trong nhà, ban đêm người ta sắp xếp cho cô và ông chủ Shin ăn ở với nhau mục đích cho cô mang bầu. Ok-nyo và ông chủ Shin lại lén lút tư tình với nhau, bị bắt gặp, cô bé bị đánh đập tàn nhẫn. Bà mẹ cô cũng được đưa tới ở chung để phụ giúp. Bà kể cho con gái nghe hồi xưa chính mình đã đẻ thuê cho một nhà giầu, sau khi sinh đứa con trai, bà được trả tiền, phải ra đi. Mấy năm sau nhớ con lén lại gặp thằng bé bị chù nhà bắt gặp, bị họ trói lại hành hạ dã man, họ muốn người mẹ phải vĩnh viễn ra đi không được liên hệ với đứa bé như đã giao kết. Lần thứ hai bà ta đẻ thuê cho một nhà khác, lần này bà sinh con gái họ không nhận, bà đem về nuôi, đó chính là Ok-nyo.Với kinh nghiệm nghề nghiệp, người mẹ khuyên con nên nhìn vào thực tế đừng mơ tưởng hão.
Thời gian trôi qua, cô bé có bầu, gia đình chàng Shin mừng rỡ, rồi tới ngày sinh, Ok-nyo đau đớn, quằn quại lúc sinh con, một đứa bé trai ra đời, người ta lấy khăn quấn kín thằng bé rồi mang đi ngay. Chủ nhà đem giấy tờ chủ quyền thửa ruộng giao cho mẹ con cô coi như thù lao và họ sẽ ra đi nay mai. Ok-nyo khi tỉnh lại nói muốn được gặp đưa bé do chính mình đẻ ra nhưng mẹ cô bảo không thể được, bà khuyên con hãy nhìn thực tế, đây chỉ là chuyện tiền trao cháo múc. Sau khi trả công xong xuôi họ tống cổ bà mẹ và Ok-nyo đi ngay. Cha của Shin bảo con trai “Hãy nhìn cô bé lần cuối”
Một năm sau quá phẫn uất với tục lệ bất nhân của thời phong kiến, cô Ok-nyo treo cổ tại làng mà cô đã sinh đứa trẻ”.
Cuốn phim làm sống lại một thời kỳ phong kiến tàn ác xa xưa tại Cao Ly (Triều Tiên), xã hội còn quá nhiều tập tục hủ lậu và sự áp bức bất công dã man của giới địa chủ với nhà nghèo. Con người đã biến thành một công cụ, không còn nhân phẩm, nạn nhân của những tập tục dã man lạc hậu. Nữ tài tử Kang Soo-yeon diễn tả một cách tuyệt diệu sự đau đớn cùng cực của người con gái sinh con, nó cho thấy sự dã man của tập tục chia lìa tình mẫu tử của người đàn bà đã mang nặng đẻ đau.
Chị Dậu Thoái Vốn !, cười tí tỉnh,
Nghe tiếng chó sủa, Nghị Quế nhìn ra thấy chị Dậu tay cắp rổ Chó con, tay đẩy cổng bước vào.
Nghị vội bước ra sân, quát:
- Mày đến đây làm gì, hả con mụ Dậu kia?
Chị Dậu khép nép để rổ Chó xuống đất, lí nhí:
- Dạ bẩm ông! Nhà con hết gạo nên con đem mấy con chó này đến đây xin thoái vốn ạ!
- Thoái vốn là sao?
- Dạ, ông đưa tiền cho con rồi lấy mấy con chó này ạ.
- Đệch bố! Mày đến đây bán chó thì nói bán chó mẹ nó đi! Bày đặt thoái vốn với thu hồi vốn!
- Ậy, ậy... dạ, con sợ nói bán thì chính quyền nhân dân họ bắt bỏ tù đấy ạ.
- Mày láo! Bán chó thì chính quyền nào bắt bỏ tù?
- Dạ, con thấy ở thiên đường này chỉ có người mua là không bị gì, còn người bán đều bị xử tù hết đấy ông ơi!
Nghị Quế nổi giận chỉ tay vào mặt chị Dậu quát:
- Con Dậu kia! Mày vu khống chính quyền nhân dân chúng tao à?
... Mua bán phi pháp đều phạm tội đồng lõa như nhau, tại sao chính quyền của ông chỉ bắt người bán mà tha cho người mua, hử ...?
- Dạ con thấy chính quyền ông chỉ bắt người bán dâm, bán ma túy, bán bằng đại học.... chớ có bắt mấy người mua mấy thứ ấy đâu? Có khi chính quyền còn đưa họ vào diện bí mật quốc gia, chứ chưa ai được biết danh tính mấy ngài mua dâm ngàn đô, mua bằng đại học... hết ạ. Bởi, con sợ vậy nên mới nói thoái vốn thay vì bán chó!
Nghị Quế lúng túng vì câu hỏi của chị Dậu nhưng vẫn lên giọng:
- Chính quyền của ông là chính quyền chuyên chính! Bán thì nói bán, việc quái gì phải sợ thằng Tây nào!
- Dạ, chính quyền ông chuyên chính thế sao bán rừng ông hô chuyển đổi mục đích sử dụng? Bán cảng biển, bán đất ông hô chuyển quyền sử dụng? Bán công ty bia SG, bán tập đoàn sữa Vinamilk... ông hô thoái vốn? Bán hãng xưởng, bán xe công... ông gọi thanh lý ??
Nghị Quế mặt đỏ gay đập bàn thét lớn:
- Á, Á.... Mày đến đây bán chó hay chất vấn ông hả con Dậu kia? Lính lệ đâu, lôi cổ nó ra nọc.......
( Sưu tầm...bậy...)
(Huỳnh Bá Tuệ Dương)
cảm thức vô hình, tùy bút
Mỗi lần nằm mộng thấy người quen tôi hay nói cho vợ biết để cùng cầu nguyện. Người trong mộng có thể là nhân vật hai đứa đều biết hay chỉ một mình tôi biết trên đời. Có khi là ông đưa thơ, có khi là ông chú, bà cô, có khi là cô bạn học lúc mới lên đệ thất. Sau giấc mơ tôi thường thức dậy, tiếp tục cười, tiếp tục vui, tiếp tục buồn chốc lát rồi thôi, và chỉ giữ lại nét mặt để kể cho vợ. Nhưng đây, chị ấy tôi chưa biết hình dáng, chỉ là một être, một being, một hiện hữu và không đến từ một giấc mơ.
Tự nhiên tôi hình tượng một con người đi từ Toronto về Montreal; hai nơi nầy rất xa lạ so với các nơi tôi chưa đến nhưng có nghe nói hay đọc về địa dư. Tàu bay? Tàu điện? Xe hơi? Freeway láng bóng hay sần sù? Tuyết phủ hay đá trơn?
Những nét xa lạ ấy không phải là nền tảng của một nỗi suy cảm khó diễn tả. Khắp nơi ở các nước phát triển, phương tiện giao thông gần giống nhau; không cẩm lệ mụ Thôi thì cẩm lệ mụ Cửu Ới. Không McDonald thì Burger King. Trên những con đường quen tôi vẫn có những bâng khuâng rất bâng quơ.
Lên về Atlanta thăm con thăm cháu hay mua thực phẩm, tôi phải dùng freeway 75, một trong hai con lộ chính của sườn đông như freeway 5 ở sườn tây Mỹ. Sau cái ồn ào tấp nập của đảng người bay là con đường tiểu bang chỉ có hai lối ngược xuôi nhưng vẫn được lái 55 miles. Hạ sơn và qui ẩn chỉ trong một ngày, cho nên tôi đều trở về khi chiều xuống chậm, hàng cây ngả nắng làm cho đường nhựa đen hơn. Ai cũng mở đèn an toàn như tối lắm.
Vì chỉ một lối cho nên chậm nhanh tùy xe trước mình. Tôi thường đi sau. Tỉnh lộ GA140 chạy đông tây, có những ngõ rẽ, phần nhiều khá ngắn như những ngõ cụt; khách đi qua khó biết dài ngắn vì cây che khuất, nhà cửa lưa thưa trên những trang trại nhỏ. Nông cơ nông cụ cũ gỉ sét được kéo ra trước nhà làm vật trang hoàng. Đã mấy chục năm nay giới nhà nông đã bỏ nghề, đi làm công ở các hãng xưởng dọc các freeway nhưng vẫn ở nhà cũ còn giữ nguyên thời thịnh nông, với cái vựa (barn), chuồng ngựa, những bành cỏ chờ mục…
Những người làm công ấy chạy trước tôi. Đến một khúc quanh có người đổi hướng, cả đoàn phải dừng lại. Tôi nhìn chiếc xe kia từ tốn vào vùng đất riêng. Xe ấy ra khỏi dòng luân lưu chung. Với tôi đó là một lần chia tay. Nó mang tính chất ngậm ngùi, như những ngày trước tết và sau tết tôi thường lên ga Huế đón đưa chung đoàn người không quen về quê và xa quê để bắt đầu một năm nữa. Tuy là cảnh thương vay, nó vẫn đầy âm hưởng bền dai.
Tôi cảm thấy yên ổn vì những người vừa tách riêng ấy đã về được nhà. Có nơi mấy đứa bé núp sau lùm cây dọa ma và người về giả bộ sợ thật, ngã đùng ra sân để chúng cười sung sướng. Có người đưa tay chùi trán mà hiểu lời dạy của tiền nhân: Que tu gagnes ton pain par la sueur de ton front, trước khi bình thản bước vào home sweet home, để quên đi ban sáng ông chủ đã chửi mình thậm tệ một cách vô lý.
Tôi cảm thấy yên ổn vì nó ứng hiện lời cầu nguyện của vợ chồng tôi vào các thời kinh: xin mọi người được bình an, đi tới nơi về tới chốn. Và tôi hưởng sự bình an để đem con ngựa sắt chạy thêm 40 miles về đến nhà. Vội vã chạy xuống green house đốt lửa cho khói thật nhiều để người đi bên ngoài nhìn vào thấy ấm, mất đi cái lạnh lùng nêu trong cổ thi: kim dạ hà xứ túc, bình sa vạn lý tuyệt nhân yên. (đêm nay ta ngụ nơi nào, trước mắt cát bằng ngàn dặm, không thấy khói nhà ai nấu cơm chiều).
Tôi vẫn sống trong những cái lẩm cẩm vu vơ, lắm khi quên ăn để chứng nghiệm một bài thơ, để tìm hiểu sự khác biệt và đồng nhất, ví dụ đồng nhất là chống lạnh nhưng vịt thì xuống hồ ngủ trên nước đá mà gà thì chui vào ổ rơm. Tôi vẫn sống trong những cảm nghiệm vô hình đầy tính chất linh khải của một tình người vô lượng vô biên, nhưng dè dặt luôn tự hỏi mình có còn, có tâm cảm hay không.
Chiều hôm ấy, giữa cánh đồng cỏ vàng như lúa chín, giữa cái nắng yếu tranh dành không gian với sương núi, giữa những tiếng phong kinh kêu gọi, tôi vẫn dành tâm cảm cho chị ấy đang còn ở Toronto. (Ước mong) trên đường về Montreal, sau chị có một người. Không phải là kẻ si tình, không phải là kẻ quấy nhiễu rình rập, mà là một hiền nhân, một ange gardien bảo vệ chị, không dùng súng, mà bằng một ý lực tình người. Chị ấy sẽ được che chở. Qu’elle soit protégée./.
05 June 2023
Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)
John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...