Đức quyết định bãi bỏ miễn thị thực nhập cảnh cho người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao
Công bố chính thức của Chính phủ Đức bắt đầu có hiệu lực từ 6/11/2017
Ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh APEC sắp diễn ra tại Đà Nẵng, Bộ Ngoại giao Đức đã chính thức công bố quyết định bãi bỏ Hiệp định miễn thị thực nhập cảnh cho các công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao. Đây là một đòn trừng phạt tiếp theo đối với các hoạt động phi pháp của nhóm mật vụ Việt Nam đã đột nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu đại biểu Quốc hội của nước này đem về Hà Nội. Thoibao.de đã cảnh báo trước khi phía Đức đang chuẩn bị đưa ra quyết định này.
Hàng trăm cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở các nước trên thế giới lập tức bị hạn chế các giao tiếp với Đức khi không thể cử cán bộ sang Berlin nếu chưa có sự cho phép của Chính phủ Đức.
Các nước châu Âu khác cũng được thông báo để đề phòng những trường hợp bắt cóc, khủng bố tiếp theo, vì phía Việt Nam vẫn chưa đưa ra cam kết sẽ không có hành động tương tự trong tương lai.
Ngành ngoại giao của Việt Nam bị thiệt hại nặng nề, vì theo ngoại trưởng Sigmar Gabriel thì việc ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra khỏi nước Đức bằng những phương cách mà theo ông `` là những cách thức mà người xem thấy trong những phim kinh dị về thời Chiến Tranh Lạnh´´, nên họ đã trở thành đối tác không đáng tin cậy.
Mọi hoạt động đối ngoại với phía Đức của ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng ở đây gần như bị đóng băng, chỉ còn thấy thấp thoáng bóng hình ông trong vài đơn vị hội đoàn người Việt.
Viện công tố Liên bang Đức vẫn tiếp tục chỉ đạo cơ quan cảnh sát, an ninh nước này làm rõ các mối đe dọa từ mật vụ Việt Nam đối với các kiều dân đang định cư tại Đức.
Công bố chính thức của Chính phủ Đức bắt đầu có hiệu lực từ 6/11/2017
Ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh APEC sắp diễn ra tại Đà Nẵng, Bộ Ngoại giao Đức đã chính thức công bố quyết định bãi bỏ Hiệp định miễn thị thực nhập cảnh cho các công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao. Đây là một đòn trừng phạt tiếp theo đối với các hoạt động phi pháp của nhóm mật vụ Việt Nam đã đột nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu đại biểu Quốc hội của nước này đem về Hà Nội. Thoibao.de đã cảnh báo trước khi phía Đức đang chuẩn bị đưa ra quyết định này.
Hàng trăm cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở các nước trên thế giới lập tức bị hạn chế các giao tiếp với Đức khi không thể cử cán bộ sang Berlin nếu chưa có sự cho phép của Chính phủ Đức.
Các nước châu Âu khác cũng được thông báo để đề phòng những trường hợp bắt cóc, khủng bố tiếp theo, vì phía Việt Nam vẫn chưa đưa ra cam kết sẽ không có hành động tương tự trong tương lai.
Ngành ngoại giao của Việt Nam bị thiệt hại nặng nề, vì theo ngoại trưởng Sigmar Gabriel thì việc ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra khỏi nước Đức bằng những phương cách mà theo ông `` là những cách thức mà người xem thấy trong những phim kinh dị về thời Chiến Tranh Lạnh´´, nên họ đã trở thành đối tác không đáng tin cậy.
Mọi hoạt động đối ngoại với phía Đức của ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng ở đây gần như bị đóng băng, chỉ còn thấy thấp thoáng bóng hình ông trong vài đơn vị hội đoàn người Việt.
Viện công tố Liên bang Đức vẫn tiếp tục chỉ đạo cơ quan cảnh sát, an ninh nước này làm rõ các mối đe dọa từ mật vụ Việt Nam đối với các kiều dân đang định cư tại Đức.
Khoảng ba chục nghìn người bị Chính phủ Đức từ chối quy chế tị nạn đã biến mất
Khoảng 30.000 người bị Chính phủ Đức từ chối quy chế tị nạn đã biến mất trước khi chính quyền buộc họ phải rời khỏi đây, trong số này có bao nhiêu người Việt Nam cũng chưa được tiết lộ. Theo một ngồn tin từ Bộ Nội vụ Đức `` có thể những người này đã trốn luôn hoặc rời đi chỗ khác mà không báo với phòng quản lý người nước ngoài ´´.
Cảnh sát, Hải quan Đức gần đây cũng tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh của người nước ngoài, tại đó họ đã phát hiện ra nhiều trường hợp lao động không có giấy tờ tùy thân.
VN bỏ sổ hộ khẩu và giấy CMND
TTO - Chính phủ đã đồng ý bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân.
- bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân.
- sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Các loại giấy tờ về chuyển hộ khẩu, chứng minh mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em đăng ký thường trú cũng sẽ được bãi bỏ.
- Việc quản lý tạm trú cũng sẽ không còn "sổ tạm trú" mà thay bằng việc cập nhật thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Các thủ tục như tách sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, gia hạn tạm trú… cũng được bãi bỏ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hội đàm song phương
Reuters đưa tin, thứ Hai (6/11), Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc hội đàm song phương tại Cung điện Akasaka ở Tokyo, Nhật Bản.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau hội đàm, ông Trump lặp lại quan điểm, “thời kỳ của chiến lược kiên nhẫn” với Triều Tiên đã kết thúc, và hai quốc gia đồng minh đang làm việc để chống lại “sự xâm lăng nguy hiểm” của chính quyền Kim Jong-un.
Chủ nhân Nhà Trắng gọi vụ thử hạt nhân hồi tháng 9, và việc phóng tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Nhật Bản vài tháng trước là “mối đe dọa cho thế giới văn minh và hòa bình, ổn định quốc tế”.
“Một số người nói rằng khẩu hiệu của tôi rất mạnh bạo. Nhưng hãy nhìn xem, những gì đã xảy ra với những lời hùng biện yếu ớt trong 25 năm qua. Hãy nhìn xem chúng ta đang ở đâu”, ông nói thêm.
Tổng thống Trump còn đề cập đến việc Nhật Bản mua thiết bị quân sự của Mỹ, kèm cam kết, Tokyo sẽ bắn tên lửa Triều Tiên “ra khỏi bầu trời” sau khi các hợp đồng mua bán hoàn tất.
Trong khi đó, Thủ tướng Abe nhiều lần nhấn mạnh tại cuộc họp báo rằng, Nhật Bản ủng hộ quan điểm của ông Trump về việc tất cả các lựa chọn đều được cân nhắc.
Theo ông Abe, đã đến lúc phải tạo áp lực lên Bình Nhưỡng, và Mỹ-Nhật đạt được 100% sự đồng thuận về vấn đề này.
Trả lời về việc bắn hạ tên lửa Triều Tiên, ông Abe dịu giọng hơn ông Trump, cho biết chỉ làm như thế nếu “cần thiết”. Được biết, chính sách của Nhật Bản là chỉ bắn hạ tên lửa nếu nó rơi vào lãnh thổ đất nước hoặc nhận thấy đó là “mối đe dọa hiện hữu” đối với Nhật Bản
APEC khai mạc tại Đà Nẵng sau những ngày mưa bão.
Sáng nay 6/11, tại thành phố Đà Nẵng, Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã khai mạc dưới sự chủ trì của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC 2017 Bùi Thanh Sơn.
Đây là Hội nghị mở đầu cho các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Tham dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu gồm các quan chức cao cấp (SOM) của 21 nền kinh tế thành viên APEC, đại diện Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương (PIF) và Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).
(TTR tóm lược)
No comments:
Post a Comment