06 November 2017

Một cái nhìn khác về người làm cách mạng

Ngyễn Thị Cỏ May

Cũng như nhiều nước nhược tiểu trong vùng, Việt nam bị thực dân đô hộ. Các nơi dân chúng đều lần lược nổi dậy giành độc lập. Riêng Việt nam bất hạnh, dân chúng đổ xương máu cho độc lập nhưng chỉ thay đội chế độ đô hộ từ thực dân pháp qua chế độ cộng sản Hồ Chí Minh còn ác ôn hơn thực dân cả triệu lần. Mọi việc bắt nguồn từ cái gọi là "Cách mạng Mùa Thu". Mà "cách mạng" như cộng  sản ở Hà nội nói, thật ra đó chỉ là một vụ cướp chánh quyền từ Thủ tướng Trần Trọng Kim trong lúc ông muốn trao trả chánh quyền lại cho Cựu Hoàng Bảo Đại. Và cũng là lúc mà Nhựt đầu hàng Đồng Minh, Pháp bị Nhựt đảo chánh, quân Đồng Minh chưa tới. Tức Việt nam như cái nhà mở rộng cửa. Hồ Chí Minh với mấy ngoe từ Miền Bắc kéo về, lợi dụng đúng vào lúc thuận lợi này tuyên bố "cướp chánh quyền". Hoàn toàn không có một rủi ro!

Buổi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức chào mừng chính phủ
Trần Trọng Kim ngày 17 tháng 8, năm 1945 tại Hà Nội
Nhưng chính cái gọi là "Cách mạng Tháng 8" này mới thật sự là nguồn gốc dẩn tới bao nhiêu tai vạ cho dân tộc Việt nam và ngày nay cái tai vạ lớn nhứt là những người thừa hưởng di sản Hồ chí Minh "cướp chánh quyền " năm 45 đem cả đất nưóc dâng cho quân Tàu để cầm quyền.

Thủ tướng Trần Trọng Kim

Cái gọi là « cách mạng của cộng sản » !

Như Hồ chí Minh từng nói, được Trường Chinh nhiều lần lập lại, cách mạng Việt nam là học ở cách mạng Nga. Mà cách mạng Nga cũng chỉ là một thứ cướp chánh quyền ở dân chúng Nga, chớ hoàn toàn không phải chánh quyền quân chủ của Nga hoàng. Ngày nay, qua tuyên truyền của cộng sản được sách báo, truyền thông của những người không cộng sản lập lại, trích dẩn, làm cho nhiều người vẫn còn hiểu có cách mạng Tháng Mười Nga thật sự do Lê-nin khởi xướng và thực hiện thành công. Không ai nghĩ Cách mạng Tháng Mười với hình ảnh hào hùng như đã thấy chỉ là do nhà làm phim Eisenstein giàn dựng và ký ức của chúng ta chưa kịp điều chỉnh.

Nhiệt tình cách mạng của dân chúng Nga đã bắt đầu trào dâng từ cả năm, kéo dài liên tục trong suốt năm, trên khắp đất nước Nga, dưới nhiều hình thức khác nhau: đình công, hội họp, những ủy ban tranh đấu, những nhóm thảo luận thời sự, những soviets, sinh viên, công tử vườn,…

Thật ra đó là Cách mạng tháng Hai! Cách mạng 1917 của Nga. Sáng ngày 23 tháng Hai, hằng ngàn nữ sinh viên, nữ nông dân, nữ công nhân ngành dệt, đình công, diễn hành chào mừng ngày phụ nữ, đòi hỏi bánh mì. Dân chúng thiếu ăn vì ảnh hưởng chiến tranh, bột làm bánh cung cấp không đủ, giá bánh mì tăng vọt hằng tuần.

Nhà vua Nicolas II không giải quyết được nạn đói từ năm 1891 nên một cuộc cách mạng đã muốn nổi dậy năm 1905 và đưa đến thành lập một Quốc dân đại biểu (Douma). Năm 1914, nhà vua hi vọng tuyên chiến với Đức và tinh thấn dân tộc nhờ đó được giựt dậy sẽ giúp ông nắm lại đế quốc vững vàng. Thất trận, nhà vua bị lên án gây ra hậu quả khan hiếm lương thực, lạm phát, bạo loạn nổi lên,… Ông còn bị nghi ngờ làm tay sai cho địch do ông là anh em họ với nhà vua Đức, hoàng hậu Alexandre cũng là người Đức. Sáng ngày 23 thháng Hai 1917 và cả những ngày tiếp theo, hằng chục ngàn thợ thuyền đình công, sinh viên đứng vào biểu tình, cùng hô khẩu hiệu «Đả đảo Nga hoàng! Đả đảo chiến tranh!».

Qua ngày hôm sau, đình công gia tăng áp lực, người tham dự đông hơn. Cờ đỏ giương cao. Những toán kỵ binh tới nhưng lại ủng hộ phe biểu tình. Vị cảnh sát trưởng bị giết. Những pho tượng bị quần chúng tháo gở, đồn bót bị tấn công. Riêng đồn Saint-Petersbourg với 150 000 người đều ngã theo quần chúng nổi dậy.

Các đảng cánh tả như bôn-sơ-vích, men-sơ-vích, xã hội cách mạng đều không thấy xuất hiện. Nhà văn Nga Sergui Mstislavski, đảng viên đảng xã hội cách mạng, hồi tưởng lại, viết “Cách mạng đã làm chúng tôi kinh ngạc …(mọi người chúng tôi) đang say ngủ như những nàng trinh nữ đìên trong Phúc âm”.

Trong lúc đó, Léon Trotski đang ở New York, Lénine ở Zurich (Thụy sĩ). Ngày 25 tháng Hai,Alexandre Chliapnikov,lãnh tụ bôn-sơ-vích của Saint-Petersbourg, tỏ thái độ miệt thị “Cách mạng gì đó cả?”.

Quần chúng biểu tình tổ chức lại hàng ngũ, với sự giúp đỡ của quân đội, đoạt lấy sự kiểm soát thủ đô khỏi tay của nhà vua. Trong Quốc hội, cánh tả chống lại nhà vua, ngày 27 thánh Hai, tổ chức một Ủy ban lâm thời để kiểm soát tình hình.

Qua ngày 2 tháng ba, các tướng lãnh thuyết phục Nga hoàng đầu hàng, cách duy nhứt để tái lập trật tự và tránh cho quân đội thất bại. Trong vòng mươi ngày, đế chế ba trăm năm của dòng Romanos kết thúc.

Qua ngày 25 tháng 10, phần đông đảng Men-sơ-vích và đảng xã hội cách mạng, không muốn hợp tác với Lénine cướp chánh quyền, rút lui khỏi Hội đồng Xô-viết. Thế là Lénine nắm ngay lấy cơ hội, một mình đứng lên tuyên bố phân chia đất đai, thương thuyết với Đức, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản, dẹp bỏ tự do báo chí.

Tháng 11, bầu Quốc hội lập hiến, một cách tự do, như đã hứa hồi thánh 2. Lénine đã muốn vận dụng quốc hội thành cuộc trưng cầu dân ý để hợp thức hóa việc cướp chánh quyền. Nhưng kết quả quá thảm hại vì trong 703 ghế, cánh Bôn-sơ-vích (phe đa số ủng hộ Lénine) chỉ có 175 ghế. Ngày 5 tháng 1, Quốc hội mới họp lần đầu tiên, qua hôm sau, bị giải tán tức tưởi. Hai phe xã hội cách mạng (370 ghế) và phe men-sơ-vích (thiểu số) bị vứt ngay vào thùng rác lịch sử (Trostki nói). Và nội chiến bắt đầu, làm tiêu hao không dưới 10 trìệu sinh mạng Nga (Theo sử gia chuyên về Nga, bà Catherine Merridale và nhà báo Pascal Riché, Obs, 12/216).

Nhìn rỏ và đúng người làm cách mạng

Hồ Chí Minh đã từng nói «Lénine là người Thầy, người đồng chí của ta, hướng dẩn cách mạng Việt Nam. Ta phải ghi nhớ công ơn Người». Và Trường Chinh cũng nhiều lần lập lại lời Hồ Chí Minh. Nhưng Lénine như thế nào mà được Hồ Chí Minh tôn thờ như vậy ?

Trước hết, Lénine không phải là tên thiệt của hắn ta mà do sử dụng thông hành của một người thuộc giới quí tộc trong chánh phủ Iaroslav mất năm 1902, tên là Nicolaï Lénine. Tên thiệt của hắn là Vladimir Oulianov.

Hồ Chí Minh lúc đầu cũng lấy tên « Nguyễn Ái Quốc » là cái tên chung ký dưới những bài xã luận - dĩ nhiên không có Hồ Chí Minh vì học ít, không có khả năng- mà trước đó là « Nguyễn Ố Pháp » được đổi lại theo lời khuyên của một người bạn Pháp (xem Hồ Hữu Tường, 40 năm làm báo). Biết rằng Hồ Chí Minh lúc bấy giờ chưa gặp Lénine nhưng giống nhau do cùng bản chất « chôm ».

Theo Mark Aldanov trong quyển Suicide (Ed des Syrtes, Paris, 9/2017, trg 26), Lénine là kẻ vô đạo đức sâu xa, tán tận lương tâm, chỉ có ý chí mãnh liệt là phải làm kẻ độc tài khát máu lãnh tụ một đảng. Quyển cẩm nang gối đầu giường của Lénine là « Giáo lý của người cách mạng » (Catéchisme du Révolutionnaire, Serge Netchaïev). Nhờ thắm nhuần những bài học về cách mạng mà Lénine đã dạy cán bộ cộng sản « Muốn chế độ không bao giờ sụp đổ, đảng cộng sản phải dám đàn áp triệt để mọi chống đối ». Hồ chí Minh và đảng cộng sản ở Việt nam đã áp dụng không lệch lạc lời dạy của thầy. Cho tới ngày nay. Theo Victor Sebestyen (Lénine, The dictator – An Intimate Portrait, Orion, Londres), chế độ Liên-Xô tàn ác dã man bắt đầu từ Lénine chớ không phải từ Staline. Cũng như chế độ cộng sản ở Việt nam cũng bắt đầu từ Hồ Chí Minh. Nhưng đây là cái nhìn về bản lãnh và đạo đức của lãnh tụ cộng sản.

Một cái nhìn khác về Hồ Chí Minh

Tư cách cá nhơn và đạo đức của Hồ Chí Minh như thế nào mà lâu nay, báo chí, sách vở ở Việt nam ca ngợi như một viên kim cương không tì vết. Vẫn theo tuyên truyền cộng sản, khách ngoại quốc một lần gặp Hồ là bái phục và cảm mến tức khắc ? Thế mà ông Vũ Đình Phòng trong Hồi ký về Lưu Trọng Lư quả quyết Hồ Chí Minh là một kẻ « thô lỗ, cọc cằn ». Còn theo Hà Huy Giáp, Hồ Chí Minh là con người « khó tánh, nóng nảy », Đỗ Đức Dục, Bộ trưởng Văn hóa, thì cho đó là kẻ « vô văn hóa ».

Khi nghe tiếng cười, Hồ Chí Minh mắng ngay «Không có việc gì à? Mà nhăn răng cười cợt thế kia?». Nghiêm trọng hơn là đầu năm 1946, hôm chánh phủ Liên Hiệp ra mắt ở Nhà Hát Lớn, Hồ Chí Minh nhìn thấy Cụ Nguyễn văn Tố mặc âu phục, Hồ chạy đến, kéo chiếc cà-vạt trước ngực Cụ Tố, gắt «Sao ông ăn mặc thế này ?».

Về bản chất, Hồ Chí Minh vốn là con người đại gian, đại ác mới đáng kinh tởm. Nổi cộm là vụ giết Bà Năm Cát Hanh Long, còn bịa tội ác địa chủ của Bà để lên án trên báo Nhân Dân dưới tên CB.

Tranh chấp quyền hành, Hồ Chí Minh không hề thắc mắc đến đạo đức. Đối với Lâm Đức Thụ, Hồ từng xem là « Anh » khi nhờ Lâm Đức Thụ tìm cách cứu ra khỏi tù ở Hồng kông sớm lúc bịnh nặng ho xuất huyết. Lâm Đức Thụ còn đem Hồ về ở nhà bên vợ, Bà Lý Huệ Quần ở Qưảng châu, nuôi ăn, ở và gả em vợ Lý Huệ Khanh cho. Hai người có một đứa con gái. Và cũng từ đây, Hồ mới có tên Lý Thụy. Nhà Bà Lý Huệ Quần sau đó trở thành Trụ sở nuôi dưởng, huấn luyện cán bộ Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội từ năm 1925-1927. Lớp cách mạng Việt nam đầu tiên.

Lâm Đức Thụ đối với Hồ Chí Minh là anh em bạn rể (đồng hao), đồng chí, người ơn cứu thoát khỏi nhà tù Hồng kông. Ngoài ra, Lâm Đức Thụ còn giúp khai hóa Hồ về mặt chánh trị cách mạng vì Lâm là người tài hoa. Chính Cụ Nguyễn Hải Thần đánh giá Lâm Đức Thụ « Lâm vượt hẳn Vương (Hồ) xa lắm ». Vì vậy Lâm mới được bầu Thư Ký Thường trực của Tổng Bộ Thanh Nìên Cách mạng Đồng chí Hội. Nhưng trong lịch sử đảng cách mạng tiền thân của đảng cộng sản, tên Lâm Đức Thụ bị Hồ xóa mất để chỉ còn lại Hồ là người lãnh đạo cách mạng cộng sản độc tôn.

Ác ôn hơn, năm 1947, tại làng Vũ Trung, huyện Kiến xương, tỉnh Thái bình, quê hương của Lâm Đức Thụ khi ông về đây ẩn tránh, bị Hồ tố cáo là «chỉ điểm (nghề của Hồ), mật thám, tay sai thực dân đế quốc, … » để rồi bị dân quân xử bắn. Một nhơn chứng kể lại vụ đối xử cạn nhơn tình của Hồ «Ông Lâm Đức Thụ mặc áo the thâm, bình thản đứng trước thềm nhà chờ những người tới giết mình. Khi họ chĩa súng vào ông, ông điềm đạm hỏi «Ai sai các anh đến giết tôi ?».

- Cấp trên.

- Là ai ?

Họ không nói. Ông bảo :

- Thế thì bắn đi.

Họ nổ súng.

Ngày nay, người cộng sản vẫn đem Hồ Chí Minh vào chương trình dạy trẻ con học «Gương đạo đức Hồ Chí Minh» vì dạy cán bộ đảng viên hoc tập chưa đủ cho tương lai.

Nguyễn thị Cỏ May
(Nguồn: Thông Luận)

No comments:

Post a Comment

Người Bỏ Lễ Đêm Đông, thơ

Dạo:        Đêm nay Thiên Chúa giáng trần, Xin thương cứu giúp người dân khốn cùng. Người Bỏ Lễ Đêm Đông Đêm đất Bắc, gió mài da tím ngắt, N...