23 October 2015

Bắc Kinh - Washington: Cạm bẫy ngoài khơi Biển Đông

Patrick Saint-Paul
Phong Uyên chuyển ngữ

Sự cạnh tranh giữa hai siêu cường nhất - nhì, trên thế giới ở Á Đông đang làm căng thẳng tình thế ở biển Đông. Washington thách đố Bắc Kinh ngay tại sân sau của họ, khiến Trung Quốc nổi trận lôi đình. Ashton Carter, bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ vừa báo tin ngày thứ Ba (13-10) tuần này, là quân đội Mỹ sẽ đi tuần tra tất cả mọi chỗ mà luật quốc tế cho phép, kể cả phía Nam Biển Đông, quanh các đảo nhân tạo được xây dựng bởi nước CHND Trung Quốc, để Trung Quốc bám vứu vào đó, đưa ra những đòi hỏi về lãnh thổ, mỗi ngày một thêm hung hăng.

"Để bất cứ một ai cũng không thể có sự hiểu lầm, Hoa Kỳ sẽ đưa máy bay, hạm đội, đi cùng mọi chỗ trên thế giới mà luật quốc tế cho phép, và Biển Đông cũng không nằm trong ngoại lệ", người chủ tòa Ngũ giác báo trước như vậy. Lời tuyên bố này nhằm Bắc Kinh một cách không úp mở, trước những đòi hỏi của Tàu, gần như toàn bộ Biển Đông (3.500.000km2), đường giao thông của 30% thương mại toàn cầu. Ngay tuần tới này, hải quân Mỹ sẽ bắt đầu cuộc tuần tra ngay trong lòng vòng 12 hải lý mà Trung Quốc đã tự đặt ra, quanh các đảo nhân tạo được xây dựng trên những tản san hô của quần đảo Trường Sa.

Tháng 9 vừa rồi, những hình ảnh vệ tinh nhân tạo thâu thập được bởi Trung tâm Chiến lược Nghiên cứu Quốc tế (Center for Strategic and International Studies), cho thấy một đường bay thứ ba đã được xây trên quần đảo Trường Sa, trái ngược với những lời khẳng định của Bắc Kinh là nước CHND đã hoàn thành mọi công trình trên các đảo còn trong tranh cãi. Từ một năm nay, Bắc Kinh làm vội vàng những công trình đắp biển khổng lồ, để biến những tảng đá san hô thành những hải cảng và những cơ sở hạ tầng khác nhau.

Lo sợ một cuộc tấn công (Coup de force)

Washington và các nước quanh vùng đều lo sợ Trung Quốc làm một cú võ lực để có thể, từ quần đảo Trường Sa; kiểm soát được một trong những con đường hàng hải chiến lược trên hoàn cầu. Trường Sa, gồm chừng một trăm hòn đảo nhỏ và những tản đá không người ở, đang nằm trong sự đòi hỏi chủ quyền, toàn thể hay một phần, giữa các nước Việt Nam, Philippines, Mã Lai Á, và Brunây. "Biến một mỏm đá ngầm dưới biển thành một đường bay, không thể tạo ra bất kỳ một chủ quyền nào, cũng như không thể tự áp đặt những giới hạn về thông thương hàng không và hàng hải quốc tế ", bộ trưởng Carter mới đây bình luận như vậy.

Trung Quốc, một mặt tự khẳng định không phải là nguyên nhân sự quân sự hóa của cả vùng, một mặt cảnh báo sẽ không dung thứ bất kỳ một xâm phạm nào trên vùng nước mà TQ coi là mình có "chủ quyền không thể chối cãi được". "Tôi muốn nhấn mạnh đến sự có một vài nước mới đây vẫn muốn phô trương bắp thịt quân sự ở miền Nam biển Trung Hoa", Hua Chunying, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố như vậy, với hàm ý muốn kết tội Washington đang khích động sự căng thẳng.

Báo chí lề phải Trung Quốc kết tội, không úp mở, Hoa Kỳ đang làm sự căng thẳng tăng lên một cách nguy hiểm, đưa đến sự TQ sẽ phải trả đũa lại, trong trường hợp nào đó. "Trung Quốc sẽ có những phương cách chống lại nếu hải quân Mỹ bắt đầu sự tuần tra trong vùng" dù phải đi đến sự đối chọi nhau, Wu Shicun, giám đốc Học viện Quốc gia về Biển Đông, khẳng định như vậy, trong Toàn cầu Thời báo.

Dịch giả gửi tới Dân Luận

(1) Phái viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh. Bài đăng trên Le Figaro ngày 16'10-2015
Chủ đề: Thế giới, Đối ngoại

No comments:

Post a Comment

Thất Bại Nhục Nhã Của Truyền Thông Định Hướng

TTR: Cho đến năm 2015 khi Donald Trump ra tranh cử tổng thống Mỹ thì chưa có một ứng viên tranh chức tổng thống nào, hay rộng hơn, một chức ...