31 August 2022

Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev

 Nguồn:Mikhail Gorbachev has died,”
The Economist, 30/08/2022.
Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mikhail Gorbachev có hai người hùng trong suy nghĩ, đều là những nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 19: Alexander Herzen và Vissarion Belinsky. Các tác phẩm của hai ông tập trung vào phẩm giá cá nhân, và Gorbachev hầu như thuộc lòng tất cả những cuốn sách của họ. Khi chúng được chuyển thể lên sân khấu Nga trong vở kịch ba phần “The Coast of Utopia” [Bờ biển xứ Không tưởng] của Tom Stoppard vào năm 2002, đích thân ông đã đến xem. Và khi buổi diễn kết thúc, ông được mời lên sân khấu để nhận một tràng pháo tay nhiệt liệt, từ những khán giả mà có lẽ vẫn chưa ra đời khi ông nhậm chức tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô vào năm 1985.

Perestroika (cải tổ) do ông khởi xướng đã không bao giờ đi đến cái đích như ông muốn, về một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân đạo – có lẽ vì đích đến đó là một điều Không tưởng. Đối với giới tinh hoa Nga hiện đại, ông là một kẻ kỳ quặc nếu không muốn nói là kẻ phản bội: một kẻ ngu ngốc đã khiến Liên Xô sụp đổ, nhưng lại không tranh thủ kiếm chác từ quá trình đó. Có quyền lực, một cuộc sống thoải mái và số phận của hàng trăm triệu người trong tay, nhưng Gorbachev đã buông tất cả khi từ chức tổng thống Liên Xô vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Trước đó, Gorbachev đã họp suốt tám giờ với Boris Yeltsin, tổng thống Nga và đối thủ truyền kiếp của mình, về quá trình chuyển giao quyền lực. Sau cuộc gặp, ông nằm nghỉ trong văn phòng – một lần cuối cùng. Khi đồng nghiệp thân cận Alexander Yakovlev bước vào, ông ta thấy Gorbachev nhỏ nước mắt. “Anh thấy đấy, Sasha, đó là cách mọi chuyện diễn ra,” Gorbachev nói.

Rõ ràng ông không muốn nhìn Liên Xô chết như vậy. Người đàn ông đã kết thúc Chiến tranh Lạnh, người đã thay đổi tiến trình lịch sử thế kỷ 20, không phải là nhà bất đồng chính kiến ​​hay nhà cách mạng. Ý định ngay từ đầu của ông là cải tổ Liên Xô, chứ không phải phá hủy nó. Nhưng thái độ ác cảm với bạo lực và niềm tin của ông vào sự Khai sáng là đủ để kéo sập một hệ thống mà bản thân nó được tạo nên bởi đàn áp và dối trá.

Gorbachev sinh năm 1931, ngay sau khi Stalin tập trung quyền lực và phát động phong trào tập thể hóa nhằm xóa bỏ giai cấp nông dân. Ông lớn lên ở miền nam nước Nga, một vùng nông nghiệp trù phú vốn là nơi sinh sống của những người Cossack chưa từng biết đến chế độ nông nô, trong một ngôi làng mang tên Privolnoye, có nghĩa là “tự do.” Ông có hai người ông: một người thích treo các biểu tượng Chính thống giáo; người còn lại treo ảnh chân dung của Marx và Lenin. Như nhiều người thuộc thế hệ của mình, Gorbachev có cái hiểu đời, cẩn trọng và bảo thủ của một người nông dân. Ông cũng có thể lực của một người đã đi làm nông trường từ ​​thuở nhỏ.

Chính sự nhạy cảm và bản năng con người đó nhiều năm sau đã cho phép Ronald Reagan thấy ở Gorbachev không chỉ một nhân vật Mác-Lê, mà còn là một người có rất nhiều điểm chung với ông. Cả hai đều tự thân đi lên từ các cộng đồng nông dân nhỏ, đều tin vào sự đứng đắn, và đều mang trong mình cái lạc quan và tự tin của những năm hậu Thế chiến 2.

Động lực đưa Chiến tranh Lạnh đi đến hồi kết tới từ cả mối quan hệ giữa hai người đàn ông này lẫn sự kém cỏi của nền kinh tế Liên Xô. Gorbachev, người quan tâm đến việc cải thiện điều kiện sống của người dân hơn là vị thế siêu cường mà ông cho là đương nhiên, không thấy cần thiết phải tiếp tục chạy đua vũ trang.

Đó là kết luận hợp lý sau một hành trình dài khởi đầu từ cái chết của Stalin. Khi Nikita Khrushchev xé bỏ chủ nghĩa sùng bái cá nhân Stalin vào năm 1956, Gorbachev chính là một trong những lãnh đạo đảng trẻ tuổi có nhiệm vụ truyền bá thông điệp mới xuống các cấp chi bộ. Từ đó, tách bạch chủ nghĩa Stalin khỏi chủ nghĩa xã hội đã trở thành công việc cả đời của ông. Và khi lên nắm quyền mà không có kế hoạch hay chương trình cải cách nào trong tay, Gorbachev chỉ mang trong mình niềm tin đơn giản rằng, sau 18 năm trì trệ, “Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này.” Ông mang đến cho Liên Xô sức trẻ, năng lượng và – quan trọng nhất – nhân tính.

Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra chỉ một năm sau đó. Vụ tai nạn, mà chính phủ tìm cách che đậy, cho thấy sự rối loạn chức năng, kiêu ngạo và coi thường mạng sống con người của hệ thống Liên Xô. Gorbachev lập tức nắm lấy cơ hội của mình và lên án một hệ thống “bị suy đồi bởi bọn nịnh bợ, đàn áp những người có suy nghĩ khác biệt, chủ nghĩa hình thức, quan hệ cá nhân và gia tộc.” Thay vào đó, ông đề xuất “glasnost,” hay công khai hóa. Ông nói với đảng của mình rằng đây mới là chủ nghĩa xã hội đích thực.

Trên tinh thần đó, vào năm 1989 ông tuyên bố cuộc bầu cử cạnh tranh đầu tiên vào Xô Viết Tối cao. Ông cũng đồng ý nên truyền hình trực tiếp cuộc bầu cử. Hàng triệu người đã được thấy Andrei Sakharov, nhà vật lý bất đồng chính kiến ​​được Gorbachev cho phép quay về nước, công khai thách thức vị tổng bí thư. Những ngày đó làm cho độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản sụp đổ, cùng với sự bí ẩn về quyền lực của nó.

Đây cũng là tín hiệu cho tất cả các nước cộng hòa thấy rằng Liên Xô đang tan rã. Đến đầu năm 1991, trong nỗ lực tuyệt vọng để giữ lại liên bang, Gorbachev đã liều mình liên kết với các lực lượng đàn áp và đưa xe tăng Liên Xô vào Litva. Để rồi chỉ vài tháng sau, chính lực lượng do KGB lãnh đạo này tổ chức đảo chính và quản thúc ông tại Crimea. Khi cuộc đảo chính sụp đổ và ông trở lại Moscow, Gorbachev chọn về nhà để chăm sóc cho người vợ Raisa vừa bị đột quỵ, thay vì làm một chính trị gia của công chúng.

Khi dành tình cảm không giấu giếm cho vợ, Gorbachev đã vi phạm quy tắc bất thành văn yêu cầu các lãnh đạo Nga cắt bỏ hoàn toàn cuộc sống riêng tư. Nhưng một lần nữa, đặt cuộc sống riêng tư lên trên lợi ích phù du của nhà nước là quan điểm chính của ông. Rời khỏi chức vụ không phải là dấu chấm hết cho cuộc đời ông, cũng như hầu hết những người tiền nhiệm trước. Nhưng không như những người kế vị mình, Gorbachev không có gì phải sợ hãi, và không có của cải để che giấu. Trong những năm đầu tiên sau khi từ chức, ông đã đóng quảng cáo cho Pizza Hut để kiếm tiền. Theo tiêu chuẩn của giới thượng lưu Nga ngày nay, Gorbachev là một kẻ nghèo. Số tiền từ giải Nobel hòa bình năm 1990 của ông đã được dùng để thành lập Novaya Gazeta, một tờ báo tự do của Nga.

Khi Raisa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu, Gorbachev đưa bà đến một phòng khám ở Đức và ôm bà trong vòng tay còn nguyên chất nông dân của mình. Sau khi chôn cất Raisa, ông đã đến dự một bữa tiệc hậu trường tại Nhà hát Nghệ thuật Moscow. Ngẫu hứng, một diễn viên đứng lên kêu gọi cựu tổng thống đọc hoặc hát một cái gì đó. Tất cả mọi người đều sững sờ vì xấu hổ, ngoại trừ Gorbachev. Đám đông tản ra tạo không gian cho ông, và Gorbachev đã ngâm bài thơ của Lermontov, “Tôi một mình lên đường. Con đường bạc màu lấp lánh trong sương mờ”.

Nguồn bản Việt ngữ:  https://nghiencuuquocte.org/2022/08/31

22 August 2022

Một Nửa Sự Thật Chưa Phải là Sự Thật

Ở trường học chúng ta được dạy rằng: "Tháng 8 năm 1945 Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki - Nhật Bản, buộc Nhật Hoàng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Mỹ", chấm hết. Sách giáo khoa đã nói đúng sự thật, nhưng không đề cập đến một sự thật trước và sau khi Mỹ ném bom xuống Nhật.

Một nửa sự thật chưa phải là sự thật. Đây là phần sự thật mà chúng ta không được dạy.

Một thời gian ngắn trước khi ném hai quả bom nguyên tử kia, Mỹ đã rải hơn 5 triệu truyền đơn xuống 33 thành phố của Nhật, trong đó có Nagasaki và Hiroshima.

Nội dung như sau:



Truyền đơn bằng  tiếng Nhật kèm theo ảnh của máy bay ném bom B-29



Bản dịch ra tiếng Việt (sau nầy):

"Hãy đọc thật kỹ vì nó có thể cứu lấy mạng sống của chính bạn, người thân hay bạn bè của bạn". Trong vài ngày tới, một số hoặc tất cả những thành phố được liệt kê trong danh sách ở mặt sau truyền đơn này sẽ bị phá hủy bởi những quả bom của người Mỹ. Những thành phố này đang có các hãng xưởng, nhà máy lắp ráp chế tạo thiết bị quân sự.

Chúng tôi quyết tâm tiêu diệt tất cả những trang thiết bị đang sử dụng để kết thúc cuộc chiến vô nghĩa này. Nhưng không may, những quả bom không có mắt. Theo chính sách nhân đạo của Mỹ, Không quân Mỹ không muốn làm tổn thương người vô tội, do đó chúng tôi cảnh báo và yêu cầu bạn hãy di tản khỏi những thành phố được liệt kê để cứu lấy mạng sống của chính bạn.

Người Mỹ không chiến đấu chống lại nhân dân Nhật Bản, mà chiến đấu chống lại các thế lực quân sự đang sử dụng nhân dân Nhật Bản. Nền hòa bình mà Mỹ mang lại sẽ giải thoát cho người dân như các bạn đang phải sống trong sự áp bức của quân đội Nhật và đồng thời cũng có ý nghĩa mang đến một Nhật Bản mới tốt đẹp hơn.

Các bạn có thể mang hòa bình trở lại bằng cách chọn ra những người lãnh đạo mới và giỏi, những người thật sự muốn kết thúc chiến tranh.

Chúng tôi không thể hứa rằng những thành phố này sẽ được an toàn, một số hoặc tất cả sẽ bị phá hủy. Do vậy, hãy chú ý đến cảnh báo này và sơ tán khỏi các thành phố này ngay lập tức!"

**

Sau quả bom đầu tiên, Mỹ tiếp tục gửi truyền đơn và đồng thời phát radio từ Saipan (Mỹ đang nắm giữ) cứ mỗi 15 phút với nội dung tương tự như sau: "Nước Mỹ yêu cầu các bạn ngay lập tức tuân thủ những gì chúng tôi nói trong truyền đơn này. Chúng tôi đang có những quả bom kinh khủng nhất lịch sử loài người. Một trong số những quả bom mà chúng tôi đang nghiên cứu có sức công phá đến hơn 2.000 lần những gì mà một cái máy bay khổng lồ B-29 có thể mang lại.

Thực tế khủng khiếp này là một lý do để bạn suy nghĩ và chúng tôi bảo đảm rằng điều đó là tuyệt đối chính xác. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu sử dụng loại vũ khí này để chống lại quê hương các bạn. Nếu các bạn vẫn nghi ngờ, hãy xem lại những gì đã xảy ra ở Hiroshima khi chỉ có một quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố đó.

Trước khi sử dụng bom này để tiêu diệt mọi nguồn lực của quân đội mà họ có được để kéo dài cuộc chiến tranh vô ích này, chúng tôi kêu gọi các bạn hãy yêu cầu Nhật Hoàng kết thúc chiến tranh. Tổng thống của chúng tôi đã soạn ra cho các bạn 13 quyền lợi bảo đảm cho một lần đầu hàng danh dự.

Chúng tôi khuyến khích bạn chấp nhận những quyền lợi này và bắt đầu công việc xây dựng một nước Nhật mới, một Nhật Bản tốt hơn và yêu hòa bình. Các bạn nên bắt đầu thực hiện những bước cần thiết để đình chiến. Nếu không, chúng tôi sẽ kiên quyết sử dụng bom này và tất cả các loại vũ khí vượt trội khác để phản ứng kịp thời và kết thúc chiến tranh."

**

Sau khi Nhật Hoàng đầu hàng, thống tướng MacArthur và Quân đội Mỹ đặt chân đến Nhật Bản, chuẩn bị cho công cuộc chiếm đóng nước Nhật.

Với tư cách là bên thắng cuộc,.một trong những việc đầu tiên mà tướng MacArthur làm là, khẩn cấp xin chính phủ Mỹ viện trợ lương thực và tiền để kiến thiết nước Nhật trước thực trạng đổ nát của chiến tranh.

Với nỗ lực của MacArthur, chính phủ Mỹ tức tốc gửi đến nước Nhật 3,5 triệu tấn lương thực cùng hơn 2 tỷ USD. Tại trường học, trẻ em Nhật được ăn một bữa trưa miễn phí; lần đầu tiên trong lịch sử nước mình, phụ nữ được trao thêm nhiều quyền lợi hơn, trong đó có quyền bầu cử và ứng cử; tại các địa phương người dân được tạo điều kiện để tham gia sinh hoạt chính trị.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh soạn thảo Hiến pháp Nhật Bản theo hướng dân chủ, chủ quyền đất nước thuộc về quốc dân. Thiên hoàng chỉ là biểu tượng cho sự đoàn kết và văn hóa Nhật, không mang quyền lực chính trị thực tế. Quốc hội Nhật là cơ quan chính trị có quyền lực cao nhất, thành viên quốc hội là những người được dân chúng chọn ra trong một cuộc bầu cử tự do.

Trước thực trạng nông dân không có đất canh tác, tháng 10/1946 Quốc hội thông qua "Luật cải cách ruộng đất", tiến hành thu mua đất của của giới địa chủ và bán nợ lại cho nông dân không có đất. Ngày 31/3/1947 Quốc hội ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó, mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “Tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”.

Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ bị mất quyền quản lý giáo dục và kiểm duyệt sách giáo khoa. Thay vào đó một "Ủy Ban Giáo Dục" do dân bầu ra đảm trách những việc ấy. Giáo viên dạy học sinh về tinh thần dân chủ chứ không phải tôn thờ Nhật Hoàng. Năm 1951 Quân đội Mỹ tự khắc rút khỏi nước Nhật, trao trả lại nền độc lập cho Nhật Bản sau khi "sứ mệnh" kiến thiết nước Nhật của mình hoàn thành.

(theo Lê Khánh Huy)

Source:
Vũ Toàn Thắng shared a memory to the group: ĐẤT MẸ.

19 August 2022

Chế Độ Công An Trị Toàn Hảo của Trung Cộng

Y Chan

Kính gởi đến Quý Anh Chị bài viết về sự thật bên trong Chế Độ Cảnh Sát Trị của Trung Cộng. Bài viết gợi cho độc giả câu hỏi về một trật tự thế giới được lãnh đạo bởi Trung Cộng sẽ như thế nào.(NT Hà) 

**

Vì sao Chế độ Công An trị Không Ngừng Tự Tạo ra Kẻ Thù?

Hệ quả của việc xem mọi sự khác biệt đều là hiểm họa.

Maysem chưa bao giờ nghĩ mình không phải là người Trung Quốc. Cô cũng chưa bao giờ nghi ngờ gì về vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản.

Ở Tân Cương, nơi Maysem sinh ra và lớn lên, “đảng chăm lo cho tất cả mọi người”, cô luôn nghĩ. Maysem, một người Duy Ngô Nhĩ, không thấy mình có gì khác biệt với những người Trung Quốc khác. Cộng sản, Trung Quốc, Duy Ngô Nhĩ – với cô đều là một.

Cô tự hào về danh tính đó, và cô có đầy đủ lý do cho sự tự tin này.

Maysem được sinh ra trong một gia đình Duy Ngô Nhĩ hiếm hoi vừa có điều kiện vật chất sung túc, vừa có quan hệ lẫn quyền lực. Cha cô là một cán bộ chính quyền. Ông ngoại cô từng là một lãnh đạo đảng bộ địa phương. Con đường học hành của cô suông sẻ: đứng đầu trường trung học địa phương, thi đỗ vào trường đại học hàng đầu của thủ đô, du học thạc sĩ ở nước ngoài.

Dường như không có gì ngăn trở ước mơ của Maysem được làm việc trong ngành ngoại giao, đại diện cho đất nước cô yêu quý.

Cho tới một ngày tháng Chín năm 2016, khi Maysem đang trong kỳ nghỉ thăm gia đình ở Tân Cương trước khi quay lại Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục khóa học thạc sĩ.

Cô được chính quyền yêu cầu tập trung tại một “trung tâm cải tạo” (reeducation center) ở thành phố, buộc phải tham gia khóa học kéo dài một tháng. Nhiều người khác, phần lớn từng đi nước ngoài, cũng bị triệu tập cho “khóa học”.

Trong bảng xếp hạng tín dụng xã hội (social credit ranking) của chính quyền, họ đều bị phân loại “không đáng tin” (untrustworthy) chỉ vì lý do đã từng đi nước ngoài.

Maysem phản đối quyết liệt vì chương trình này khiến cô bị trễ kế hoạch học thạc sĩ.

Rất nhanh, cô bị chuyển từ trung tâm cải tạo đến “trại tập trung” (detention center), một trong hàng trăm nhà tù trá hình được dựng lên ở Tân Cương để “nhốt tất cả những ai nên bị nhốt”, như lệnh của người đứng đầu Đảng Cộng sản tại khu vực.

Trại Tập Trung lớn nhất ở Tân Cương – Trung Cộng (Photo – buzzfeednewews)

Cô bị các nhân viên an ninh tống lên xe chở đi như một tội phạm, không kịp thông báo gì cho người nhà.

Hình thức giáo dục đầu tiên cô được thụ hưởng ngay khi vào trại là bị cột tay chân vào ghế cọp (tiger chair), thiết bị chuyên dụng để tra tấn. Maysem bị trói vào ghế, phơi nắng ngoài trời suốt tám tiếng đồng hồ.

Cô bị nhốt cùng khoảng 20 người khác trong một phòng giam có diện tích chưa tới 30 mét vuông. Tất cả dùng chung một chiếc xô cho nhu cầu vệ sinh cá nhân.

Maysem cùng các “học viên” trải qua các chương trình huấn luyện để “tẩy rửa virus tư tưởng” trong đầu họ, giúp họ nhận ra “sự thật đúng đắn”.

Họ được dạy phải hô to nhiều lần những khẩu hiệu như “tôi yêu Chủ tịch Tập Cận Bình”, “tôi yêu Đảng Cộng sản”. Mỗi ngày, họ phải chép đầy bảy trang giấy những gì mình học được. Nội dung được chấm là đạt yêu cầu khi lặp đi lặp lại những câu như “tôi yêu chính quyền, tôi yêu đất nước, tôi yêu giáo viên tuyệt vời của mình, tôi hạnh phúc được học hỏi điều đúng đắn từ giáo viên, v.v.”.

Giống như nhiều người khác, Maysem được dạy, và tự nhận ra rằng cách thức sinh tồn tốt nhất là không được phép suy nghĩ, như cách nhiều “bài tập” được thiết kế để kiểm tra họ.

Một ví dụ là giáo viên đặt hai ly nước trên bàn, một đựng đầy nước và một trống rỗng.

“Tôi nói ly nước đầy có đầy nước. Tôi nghĩ ly nước không cũng đầy nước. Các anh chị nghĩ sao?”

“Vâng, cả hai ly đều đầy nước”, học viên trả lời.

“Tốt lắm”, giáo viên khen ngợi.

oOo

Irfan có một công việc mà hiếm người Duy Ngô Nhĩ nào có được: quản lý hệ thống giám sát của chính quyền địa phương.

Bằng mối quan hệ cá nhân, và với kỹ năng kiến thức sẵn có, Irfan được giao quản lý hệ thống công nghệ thông tin của một công ty viễn thông. Nhiệm vụ của anh là thiết lập một trong những hệ thống theo dõi giám sát đầu tiên tại khu vực Tân Cương.

Irfan cùng đội của mình khảo sát khắp các ngõ ngách tại Urumqi, thủ đô của khu tự trị Tân Cương, xác định các vị trí tốt nhất để lắp đặt camera và kết nối chúng với hệ thống theo dõi của công an địa phương.

Anh nghĩ mình đang góp phần giúp thành phố chống lại nạn tội phạm, như cách cấp trên truyền đạt lại chủ trương của chính quyền. Irfan xem đó là một công việc đầy tự hào. Cho đến khi anh phát hiện ra mục đích thật sự của hệ thống camera giám sát dày đặc.

Khi hệ thống bắt đầu được đưa vào vận hành, đội của Irfan phát hiện ra một trường hợp giết người. Anh chuyển cho công an hình ảnh thu được về hung thủ. Công an không làm gì ngoài việc viết một báo cáo về vụ việc. Hung thủ không bao giờ bị bắt.

Những trường hợp phạm tội khác được đội của Irfan chuyển cho công an đều không được xử lý.

Cơ sở dữ liệu hạn chế vào thời điểm đó khiến việc xác minh danh tính của các nghi phạm gặp nhiều khó khăn. Nhưng Irfan cho rằng vấn đề còn nằm ở ưu tiên của chính quyền.

Một ngày đẹp trời, một người Duy Ngô Nhĩ biểu tình trước văn phòng nơi Irfan làm việc với lá cờ biểu trưng cho phong trào đòi độc lập của Tân Cương. Ngay lập tức, hệ thống camera đưa ra cảnh báo, và cảnh sát nhanh chóng xuất hiện để bắt giữ người này.

Đối tượng được nhắm đến thực sự của hệ thống giám sát tại Tân Cương là những người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh, người Hồi – tất cả những ai không phải gốc Hán và bị xem là “không đáng tin”.

Để giải quyết các mâu thuẫn xã hội tăng cao giữa những tộc người trên và người Hán – vốn có nguồn gốc từ các chính sách thiên vị của chính quyền – Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định biến toàn bộ Tân Cương thành một nhà tù khổng lồ, kiểm soát tất cả những “thành phần chống đối”.

Khi các ưu tiên được lộ rõ, vai trò của Irfan, một người Duy Ngô Nhĩ hiếm hoi được tiếp cận hệ thống giám sát chính người dân của mình, ngày càng bị thu hẹp.

Anh bị mất quyền truy cập những thông tin nhạy cảm, không được tham gia các buổi họp quan trọng, và thường xuyên bị các đồng nghiệp người Hán nghi kỵ về lòng trung thành.

oOo

Ilham Tohti là một trong những học giả Duy Ngô Nhĩ hiếm hoi được nhiều người kính trọng ở Trung Quốc.

Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, với nhiều thành viên giữ cấp bậc cao trong chính quyền, đặc biệt là trong Bộ Công an.

Tohti tự học và thông thạo nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh, Nhật, Hàn và Nga. Ông trở thành giáo sư kinh tế và được mời giảng dạy tại trường Đại học Dân tộc Trung ương (Minzu University).

Ở địa vị của mình, nếu chỉ “chăm chăm kiếm tiền, lo chuyện của bản thân”, như cách nhiều người xung quanh thường xuyên khuyên nhủ, Tohti chắc chắn sẽ có một cuộc sống sung túc yên ấm.

Nhưng Tohti không thể ngồi yên khi chứng kiến chính quyền ngày càng có những chính sách đẩy các tộc người thiểu số vào vị thế của kẻ thù.

Ông lên tiếng phản đối các chính sách thiên vị dành cho Tập đoàn Xây dựng và Sản xuất Tân Cương, còn được gọi là “binh đoàn”. Tổ chức có hàng triệu thành viên này, vốn có nòng cốt là các cựu quân nhân, đóng vai trò hàng đầu trong chiến lược “thực dân hóa” vùng đất biên giới Tây Bắc của Trung Quốc, đẩy những người Tân Cương bản địa ra khỏi khu vực sinh sống truyền thống hàng ngàn năm qua, biến họ thành các nhân tố bên lề trong quá trình phát triển kinh tế địa phương.

Năm 2011, Tohti từng viết: “Tôi yêu mảnh đất đã nuôi dưỡng mình. Nhưng tôi lo sợ quê hương và đất nước mình đang rơi vào hỗn loạn và chia rẽ. Tôi hy vọng Trung Quốc, một nước đã trải qua nhiều đau thương, sẽ trở thành quốc gia vĩ đại, nơi các dân tộc chung sống hòa hợp và cùng phát triển một nền văn minh chói lọi.”

Tohti lập ra trang web Uyghur Online, một diễn đàn để các học giả người Duy Ngô Nhĩ và người Hán cùng trao đổi quan điểm về các vấn đề nhạy cảm.

Ông cổ xúy cho cách tiếp cận ôn hòa, lý tính và bao dung trong các vấn đề xung đột sắc tộc của Trung Quốc.

Nhưng chính quyền không có nhu cầu lắng nghe những người như Tohti, đặc biệt là khi ông càng lúc càng gây dựng được uy tín trong xã hội.

Nhiều người Duy Ngô Nhĩ xem ông là lãnh đạo tinh thần của họ, dù Tohti vẫn luôn khẳng định mình chỉ làm nhiệm vụ của một học giả, không có nhu cầu hoạt động chính trị hay lãnh đạo ai.

oOo

Tohti bị chính quyền bắt giữ vào năm 2014 và kết án chung thân, với tội danh “kích động ly khai” (separatism).

Maysem thoát khỏi Tân Cương trong một cuộc trốn chạy thường chỉ thấy trong phim ảnh.

Irfan trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2018 và sau đó tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu chuyện của họ, cùng với nhiều người khác, được thuật lại trong quyển sách “The Perfect Police State: An Undercover Odyssey into China’s Terrifying Surveillance Dystopia of the Future” của nhà báo Geoffrey Cain.

Cuốn sách cho người đọc một cái nhìn tương đối chi tiết về mô hình công an trị hoàn hảo mà Trung Quốc nhiều năm qua xây dựng ở Tân Cương, kết hợp các ứng dụng công nghệ hiện đại và những thủ pháp kiểm soát công dân quen thuộc của các chế độ phát xít.

Điểm chung của các nạn nhân trong hệ thống này, giống như câu chuyện của ba nhân vật ở trên, là việc họ hoàn toàn không có ý đồ gì chống đối chính quyền.

Họ luôn xem mình là một phần trong hệ thống, luôn yêu quý đất nước, và luôn tự hào với danh tính kết hợp sắc tộc – cộng sản – Trung Quốc.

Nhưng chính quyền lại không ngừng tìm cách tạo ra kẻ thù từ chính những người ủng hộ mình.

Và điều đó sẽ tiếp diễn ngày nào họ còn thực thi chế độ công an trị, xem tất cả mọi sự khác biệt là hiểm họa phải diệt trừ.

Y Chan

Nguồn:

18 August 2022

Cỏ nội

(Thân gửi các bạn già
nhưng tâm hồn vẫn trẻ của tôi)
 **

Ôm xiết mảng lưng trần
Hôn lên bờ vai mịn
Hôn nốt đồi ngực cao
Giữa tinh tú lao xao
Và mây theo vần vũ

Rừng khuya thôi ủ rũ
Mây mù ủ tình ta
Sương mai thấm tình già
Tiếng gọi Chân Thiện Mỹ
Nương sóng vỗ trùng khơi

Em tiếng rên ma Hời
Phảng phất từ ngàn xưa
Khoảng trống vắng rêu phủ
Bỗng tuôn tràn thác lũ
Hương cỏ nội mênh mông

Điền Thảo 

Biden và đảng Dân Chủ đẩy mạnh việc đàn áp cựu TT Trump

Nguyễn Kim

FBI đột kích tư dinh cựu TT Trump 

Tin FBI khám xét dinh thự Mar-a-Lago của cựu TT Trump đã gây chấn động khắp nơi.  Bộ Trưởng Tư Pháp Merrick Garland đã lên tiếng xác nhận chính ông ta là người đã quyết định xin lệnh khám xét. Thật ra, cuộc bố ráp là không cần thiết và nếu như cần thì cũng không phải huy động một lực lượng FBI hơn 30 người vì từ tháng 2 năm nay cựu TT Trump đã và đang hợp tác với Bộ Tư Pháp về vấn đề tài liệu bí mật quốc gia bị nghi ngờ chuyển về tư gia của cựu TT Trump tại Florida.  Luật sư của cựu Tổng Thống đã giao lại cho Bộ Tư Pháp nhiều tài liệu, và sau buổi họp mới đây vào đầu tháng 6, Bộ Tư Pháp đã yêu cầu phía cựu TT Trump đặt thêm khóa cho khu vực giữ hồ sơ.  Tuy nhiên chỉ 2 tháng sau, ngày 8/8 vừa qua, không hiểu vì lý do gì mà bỗng dưng Bộ Tư Pháp lại tung lực lượng FBI ập tới khám xét tư dinh của cựu TT Trump.

17 August 2022

Làm Ăn Phải Giữ Lấy Cái Mối

Từ ngày qua Mỹ, hắn sống quanh quẩn ở California bằng nghề chuyên chở tư nhân. Nghĩa là ai cần ra phi trường đón, hay cần xe đưa đi khám bác sĩ, hay thậm chí đi nhậu về không dám lái xe thì cứ gọi cho hắn.

“Lộc chuyên chở: Rẻ, tận tâm, kín đáo.”

Hắn không ngờ chính vì cái sự kín đáo này mà có nhiều mối ở Việt Nam qua đều gọi hắn trước để đặt xe. Hầu hết các mối này là các đoàn cán bộ việt cộng qua Mỹ tham quan hay công tác. Thấy hắn ít nói lại uy tín đúng giờ giấc, họ thích lắm. Ngồi trên xe, có nhiều ông còn gạ hắn xem có mối nào làm đám cưới giả cho con cái họ được qua Mỹ thì giới thiệu, bao nhiêu họ cũng chi.

Ai hắn cũng gật, bảo để xem xem.

Thế là họ sướng điên lên, nhồi nhét vào túi hắn bao nhiêu là danh thiếp có số phôn của họ, toàn những chức vụ kêu loảng xoảng. Và khi về lại VN, họ rỉ tai nhau. Thế là đoàn nào sắp qua Mỹ cũng cứ Lộc chuyên chở mà gọi đặt xe trước.

Chẳng biết mấy ông công tác thế nào nhưng phần lớn các ông ấy thuê hắn là chỉ nhằm phục vụ các mục đích sau đây:

* Đi xem nhà:

Có đoàn bao xe hắn suốt ba ngày trời chỉ để chạy lòng vòng xem các khu dân cư. Coi trinh sát bên ngoài cho biết thôi chứ chưa mua ngay đâu. Nhưng khu nào các ông cũng chê. Chở tới khu nhà hơn triệu đô la vẫn chưa vừa ý.

Hắn bảo:

“Tiêu chuẩn mấy ông cao nhỉ?”

Một ông cười, nhe nguyên cái hàm răng vẩu ra:

“Thì cũng phải cố phấn đấu, hy sinh đời bố củng cố đời con.”

Hắn toan nói thằng quan nào cũng nghĩ như ông thì còn gì là mẹ Việt Nam nữa, nhưng lại thôi.

Làm ăn thì phải giữ lấy cái mối.

* Gái gú:

Có đoàn thì máu gái, hỏi xem có chỗ nào mấy em Mỹ trắng ngon mắt một tí để cho các ông ấy “trả thù dân tộc”. Hắn bảo:

“Cái này không được. Bị bắt ra toà rắc rối lắm. Xem vũ thoát y thì được, nhưng nhớ đừng đụng vào người mấy cô ấy, sẽ bị bảo vệ ném ra cửa.”

Mấy ông ấy coi xong ra chê vũ nữ Mỹ con nào cũng già, chê vú bé như hai quả quít, không bằng gái Việt.

Hôm sau hắn chở đi cà phê Lú. Ở đây các cô tiếp viên VN ăn mặc hết sức mát mẻ, lại trẻ trung. Các ông ấy xem chừng thích thú lắm, mặt ai cũng hiện lên nét ngu ngu. Và các ông thi nhau bo đẹp, đến nỗi có cô phải ngạc nhiên nhìn kỹ xem các vị khách này là ai mà sộp thế. Nhưng đến chiều, ghé ăn phở, 10 đồng một tô các ông luôn miệng kêu đắt và lờ đi không cho người hầu bàn tiền tip. Hắn bèn vui vẻ móc tiền túi bỏ tip lên bàn.

Làm ăn phải giữ lấy cái mối.

* Đi mua sắm:

Hình như ông nào cũng có một danh sách dài những thứ vợ dặn phải mua. Các ông ấy xài toàn giấy 100 đô bó lại với nhau thành một cục. Nhưng cũng có ông không mua mà dở trò ăn cắp.

Lần đó, một ông dấu cặp kính mát made in Italy vào bụng, vừa ra khỏi cửa thì bị bắt. Vì là đi chung đoàn nên tất cả được mời vào văn phòng giải quyết.

Cũng may gặp tay quản lý (manager) hôm đó cũng dễ dãi.

Ông ta nói nếu ai ăn cắp cái gì yêu cầu tự giác bỏ lên bàn, và nếu vẫn thấy thích món đồ đó cứ việc bỏ tiền ra mua, ông hứa sẽ bỏ qua. Còn để khám xét thấy thì chắc chắn sẽ bị truy tố.

Sau khi nghe hắn dịch lại, tay cán bộ ăn cắp mặt đang tái mét, run run tự nguyện rút từ trong bụng ra thêm hai lố quần lót phụ nữ đặt hết lên bàn: những mảnh vải bé tí, xinh xinh, đủ các màu, trắng hột gà, xanh nhạt, xanh da trời, đỏ, tím, hồng đậm, hồng phấn...

Cuối cùng, để thoát hiểm, tay cán bộ này chịu bỏ tiền ra mua cặp kính mát, còn mớ quần lót đành bỏ lại, không thì về vợ nó xem hoá đơn, nó phát hiện ra, nó giết. 

Trên đường về, ông trưởng đoàn giọng tỉnh bơ, bảo hắn:

“Chuyện thế này là cũng chẳng ai muốn, thôi anh cứ giữ kín cho nhé.” Hắn cười:

“Mấy cái vụ này của các đoàn VN tôi còn lạ gì nữa? Các ông yên tâm.”

Thế là mấy ông vui vẻ trở lại, bắt đầu phét lác khoe khoang về những chuyến xuất ngoại của mình trong quá khứ, nào Nhật Bản, nào Anh Quốc...

Hắn thây kệ, chỉ chuyên tâm lái xe, bụng rất khinh bọn này, nhưng thôi, làm ăn thì phải giữ lấy cái mối.

Lộc Dương.

Nguồn: Saigon Trong Tim Tôi

12 August 2022

Song Phúc Lâm Môn, truyện ngắn

 Phạm Văn Thuý

Đã mấy đêm nay trong căn nhà rệu rạo của Tám Khổ có tiếng trẻ con khóc chà chã.

Người ta thầm thì: “Già rồi còn động cỡn, ăn nằm với con khỉ gió nào nay nó ẵm con đến trả”. Kẻ lại bảo Tám Khổ xin con đỏ về nuôi cho đỡ cô đơn. Bà bán xôi dạo bật mí: “Nghe nói ông nhặt được ở gốc cây ngoài công viên Ninh Kiều đó nghen!”.

Thôi thì chẳng biết hư thực thế nào, chỉ thấy đêm hôm khuya khoắt, tiếng đứa nhỏ kèo kẹo khóc, tiếng ông Tám khàn khàn dỗ trẻ tạo thành một hợp âm ngồ ngộ làm xao động cả con hẻm vốn xưa nay bình lặng.

Cả hẻm không ai biết tên ông. Chỉ biết, đã lâu rồi, cả khu phố này từ trẻ đến già đều kêu ông là Tám Khổ. Ông bảo ban đầu nghe cũng tưng tức cái bụng: Không biết đứa nào độc mồm độc miệng! Khổ cái con mẹ nó chứ. Chúng mày cứ khổ được như ông! Nghe riết rồi cũng quen tai, ông chấp nhận nó.

Kể ra người ta đặt cho ông cái biệt danh “Tám Khổ” cũng chẳng oan gì: Ông có khuôn mặt chữ điền. Hố mắt sâu, hàm bạnh. Tạng người gầy gò, khô khốc. Chân ông đi chữ bát, xiêu vẹo ật ưỡng như sắp ngã. Duy chỉ có cặp mắt luôn ánh lên bao trăn trở, buồn vui.

10 August 2022

Cuộc đột kích của FBI vào tư dinh cựu TT Donald Trump

VQ

Trong lịch sử nước Mỹ ít khi xẩy ra trường hợp tư dinh một cựu Tổng Thống bị FBI đột nhập đến xét nhà. Chuyện này xẩy ra trong ngày song bát (08 tháng 08) năm 2022, tại dinh thự sang trọng Mar-a-Lago của cựu Tổng Thống Donald Trump tại tiểu bang Florida đã bị FBI đột nhập khám xét, lấy đi nhiều thùng tài liệu.

Truyền hình CNN đưa tin: FBI đã thực hiện lệnh khám xét hôm thứ Hai tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của Donald Trump ở Palm Beach, Florida, như một phần của cuộc điều tra về việc các tài liệu của cựu tổng thống, bao gồm cả tài liệu mật, có thể Tổng Thống đã đưa ra khỏi Tòa Bạch Ốc về nhà riêng của mình.

09 August 2022

CUỐI TUẦN, MỘT BÀI THƠ

Nguyễn Mạnh Trinh

Tháng hạ, hình như bước chân có cát gọi mời. Biển xanh lồng lộng ngoài kia và mùi của trùng dương đã làm thơm tho ngày tháng. Có tình yêu nào như vết chân trên cát, chợt đến rồi chợt đi vì sóng nước cuốn trôi. Với Em, với biển trời, với mây bay vô định, kỷ niệm đã như một cơn mê đắm của một buổi chiều nào yêu nhau và thương nhớ nhau.
  
Thơ Lan Đàm gọi lại một mùa hạ cũ. Không hiểu sao người thơ khi tỉnh giấc yêu thương lại thấy đời như mây bay về chốn vô thường. Mùa hạ, có một người thấy mình đã hóa thân từ buổi nào và yêu em từ kiếp trước rất xa vắng. Dường như thơ không cần thiết phải giải thích và thơ cũng không muốn được liên tưởng theo lối vẽ rắn thêm chân vẽ rồng thêm cánh. Phút giây hiện tại, một mình với biển, với cát, với nắng, với mây. Mùa hè yêu em vẫn là vài câu lục bát mở ra và đóng lại những suy tư về cõi người và kiếp người. Thơ có nói gì đâu, có kể gì đâu. Nhưng thơ là mênh mông biển trời của lòng người vô tận, của những niềm vui nỗi buồn chập chờn tâm thức thành hồi ức lúc nhớ lúc quên. Ôi, ở biển Cali mà sao nhớ biển quê nhà. Có phải thơ đã dắt tay đi xa hơn những gì hiện hữu. Bây giờ…

05 August 2022

Nhớ Hoa Phượng Đỏ, truyện ngắn

"Một lúc, khi quen với ánh sáng dưới bàn, Ngôn muốn bật cười, cây bút chì nằm dưới bàn chân che lên của Kim Uyên. Ngôn cầm đôi bàn chân nhỏ, da trắng hồng trong bàn tay run run của anh. Một phút. Năm phút. Mười phút trôi qua. Anh không nhớ bao lâu". Đấy, mối tình dễ thương chanh cốm đã bắt đầu như thế, như một tình cờ, và cảm xúc rộn ràng sẽ đeo đẳng suốt đời một người! (Diễn Đàn)
**
* Xuân Đỗ 

   
Nhớ em hong nắng tóc gầy
    Nhớ hoa phượng đỏ rợp bay sân trường
    (Viên Ngoại Ng. Đ. Nh)

Ngôn ngừng xe,  đứng bên đường Võ Tánh ngày xưa, nay đổi lại đường Bùi Thị Xuân, nhìn vào trường Bùi Thị Xuân. Tất cả xa la như Ngôn chưa lần nào đến nơi này. Các lớp học hình như mới được xây cất thêm, dãy chính giữa xây thêm một tầng lầu. Các hàng thông trước sân trường và  hai bên hông trường, có lẽ đã già cỗi quá, đã bị đốn đi và được trồng thế vào các cây cối khác, Ngôn không biết tên.
 
Ngôn thở dài. Tất cả đều đổi thay. Không còn gì các dấu vết ngày xưa. Ngôn đưa tay lên túi áo, lấy bao thuốc, cầm một điếu, như một thói quen.
 
Khí hậu Đà Lạt mát mẻ, gió gợn lành lạnh. Ngôn bật que diêm, châm  điếu thuốc, lơ  đểnh nhả khói vào không gian tịch mịch của buổi sáng. Ngôn hít từng hơi thuốc dài, thơ thẩn bước lại chiếc xe gắn máy  mượn của đứa cháu, có lẽ chạy một vòng Đà Lạt, trở lại khu chợ Hòa Bình, vào quán nhâm nhi một ly cà phê. Cho hết một  ngày. Còn vài ba hôm nữa Ngôn từ giả cha già, xuống lại Sài Gòn để trở về Mỹ.
 
Khu chợ Hòa Bình cũng hoàn toàn thay đổi. Quán cà phê Tùng ngày xưa, không biết bây giờ  có còn không và nằm ở chỗ nào.  Ngôn gởi xe , đi bộ thay dọc hè phố, có nhiều tiệm bách hóa khá lớn. Ngôn bước vào một tiệm cà phê và điểm tâm nho nhỏ, ở góc phố. Nhìn lên tường, bảng hiệu " Kim Uyên " làm Ngôn giật mình.
  
Chọn chiếc bàn nhỏ , một chỗ ngồi bên cửa kính nhìn ra khu đồi thông  xa xa , còn ẩn hiện trong sương mù. Tô phở bốc khói và ly cà phê phin , nhỏ từng giọt tí tách, người chủ vừa bưng lên.  Ngôn gạ chuyện ông ta, quán có tên Kim Uyên hay hay. Ông ta cười, một thoáng buồn trên khuôn  mặt. Giọng nói nhỏ nhẹ như tâm sự:

Cười tí tỉnh: Khi thủ tướng cộng sản đi chợ

 


Nhân dịp Thủ tướng Hoa Lục Lý Khắc Cường đến chợ hàng hóa Chiêu Thông, khi vào quầy hàng thịt, ông ta hỏi người bán thịt: 

- Công việc kinh doanh thế nào?
Đáp: 
- Thông thường rất tốt, nhưng hôm nay đến một cân cũng không bán được. 
Lý:
- Tại sao? 
Đáp: 
- Vì ngài đến, khách hàng không được vào. 
Lý: 
- Vậy thì tôi mua hai cân. 
Đáp: 
- Không bán. 
Lý: 
- Tại sao? 
Đáp: 
- Vì để đảm bảo an ninh khi ngài đến, ở đây không được có dao. 
Lý: 
- Dao không có, vậy tôi mua cả tảng thịt này. 
Đáp: 
- Cũng không thể bán được. 
Lý: 
- Tại sao? 
Đáp: 
- Bởi khi ngài chưa đến thì giá mỗi cân là 23 tệ, ngài đến thì giá mỗi cân được qui định chỉ còn 18 tệ, nếu bán bị hao mất 5 tệ. 
Lý: 
- Vậy anh hãy bán cho tôi miếng thịt này theo giá 23 tệ mỗi cân như thường ngày. 
Đáp: 
-Vậy cũng không được. 
Lý ngạc nhiên: 
- Tại sao thế? 
Đáp: 
- Bởi tôi không phải người bán thịt, thực ra tôi là một cảnh sát vũ trang. 
Lý: 
- Gọi đội trưởng của anh đến đây! 
Đáp: 
- Đội trưởng đang bán trái cây, thưa ông! *

01 August 2022

Bổ túc và hoàn chỉnh thuyết về “Hấp Lực” của Einstein

Lê Tất Điều

Thuyết về Hấp Lực là một khám phá tuyệt vời, thể hiện trí thông minh siêu đẳng cùng thiên năng về Vật Lý của Albert Einstein. Nó bổ túc thuyết của Newton và trả lời được câu hỏi hóc búa, trước Einstein không ai, kể cả Newton, trả lời được: Cái gì tạo ra Hấp Lực?

Đáng lẽ thuyết này đã hướng dẫn nhân loại tiến thật xa trên đường tìm hiểu vũ trụ, thấy rõ cấu trúc, sự vận hành của nó, đồng thời khám phá nhiều bí mật, phá bỏ các huyền thoại phi vật lý. Nhưng, ngược lại, nó không gặt hái nhiều kết quả tốt, mà còn tạo cảm hứng cho một mớ lý thuyết quái gở.

Chỉ vì thuyết thì hay mà định nghĩa lại tối tăm, gần như vô nghĩa.

Trước Einstein, các khoa học gia tin rằng có một năng lực huyền bí hút mọi thứ vào trung tâm trái đất cũng như các thiên thể. Einstein khám phá ra là không có cái gì hút cái gì cả, hiện tượng Hấp Lực xảy ra khi các khối vật chất chọc, đẩy, kéo, làm biến dạng KHÔNG GIAN.

Không gian có thể bị kéo, đẩy, vo tròn, bóp méo được sao?

Đang ngẩn ngơ không hiểu thì lại bị Einstein phang thêm cho một búa tối tăm mặt mũi bằng cái định nghĩa này:

“Hấp Lực là sự uốn cong của không gian thời gian tạo ra bởi những khối vật chất” (gravity is due to the curvature of space and time by masses).

Thế là, kẻ phàm phu tò mò mon men ngó vào thế giới Vật Lý của các cụ bị một phen chới với, hoảng hồn, chỉ chực co giò bỏ chạy cho khỏi… vỡ đầu.

“Sự uốn cong không gian - thời gian” là cái “sự” quái quỷ gì? 

Hãy tạm coi món “không gian, thời gian cong” có thực, thử xem nó ích lợi gì cho việc tạo sinh Hấp Lực.

Vùng “không-thời gian cong” nếu có thực chỉ là phần nhỏ trong một chuỗi những chuyển biến, sự việc. Nó là giai đoạn cuối, và cũng là hình ảnh mô tả phần kết quả của những chuyển biến xảy ra trước đó. Đứng một mình, nó mơ hồ, khó hiểu, gần như vô nghĩa. Nó không quan trọng. Những sự việc, chuyển biến trước đó mới quan trọng, mới giúp ta hiểu Hấp Lực từ đâu mà ra, do đâu mà có.

Tưởng tượng: một chàng cảnh sát có nhiệm vụ làm biên bản về một tai nạn, chỉ cung cấp bản tường trình ngắn ngủn thế này: “Tai nạn là cảnh tượng một nạn nhân nằm còng queo vì xe cộ”. Chàng sẽ mất việc.

Các diễn biến xảy ra trước khi nạn nhân nằm còng queo mới là những yếu tố tối cần thiết, phải nêu ra trong bản tường trình. Nạn nhân bị một chiếc xe vượt đèn đỏ? phóng quá tốc độ? hay leo lên lề v.v... cán? Hay chính nạn nhân vì đang say bí tỉ, đi đứng loạng quạng, tự mình đâm đầu vào chiếc xe đậu ở lề đường? Những chi tiết ấy không thể bỏ qua. Còn chuyện nạn nhân té nằm còng queo, hay nằm thẳng cẳng, chỉ là kết quả của tai nạn, là hình ảnh cuối cùng.

Chàng cảnh sát có nhiệm vụ tường trình những yếu tố, diễn biến dẫn tới tai nạn. 

Einstein, người lập thuyết, có trách nhiệm cung cấp một định nghĩa chứa đựng những yếu tố, diễn biến tạo thành Hấp Lực. Tiếc thay, cụ chỉ ban cho đời một tấm hình chụp không gian, thời gian bị vật thể uốn cong!

Cái định nghĩa ngắn ngủn, tối như hũ nút ấy, lại chứa đựng những dữ kiện, kết luận phi-vật-lý.

Sự phi lý của nhóm từ “uốn cong thời gian”

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...