28 July 2022

Lời Trăn Trối, thơ xả xú-bắp,

Lời Trăn Trối 

Nếu một mai tôi bỗng dưng bị stroke,
Liệt toàn thân không cử động, nói năng.
Bài thơ này là nguyện vọng, trối trăn
Hãy giải thoát tôi khỏi thân tầm gởi.
Ngày chia tay sớm muộn gì cũng tới.
Ở lại đừng buồn nhớ tiếc thương nha.
Coi như tôi đang du lịch phương xa,
Đang bay bỗng với mây xanh, gió mát.
Tôi không muốn bị người ta mổ xác,
Banh bụng ra moi gan ruột người ơi.
Khỏi nhà quàn, khỏi hòm hiếc lôi thôi,
Đem thẳng tới lò thiêu cho rẻ khỏe.
Và nhớ thiêu I-phone luôn đấy nhé.
Nó bây giờ là vật bất ly thân,
Là món ăn đặc biệt của tinh thần
Là cầu nối của trần gian lắm chuyện.
Xin đừng thả tro tàn tôi xuống biển,
Rãi xung quanh bồn hoa đẹp trước sân.
Để cho tôi cát bụi vẫn được gần,
Nhà có sẵn ...wi-fi và facebook.
Nhớ đừng mời thầy tụng kinh về cúng,
Nghe ê a thật quá chán mớ đời.
Bạn bè thương thì hãy hát nhạc vui
Hoặc kể chuyện tiếu lâm nào mới lạ.
Cứ tưởng tượng tôi đang cười ha hả,
Tươi như hoa thưởng thức với mọi người.
Tiếc là không ăn được chỉ ngửi thôi,
Nhưng cũng tốt, coi như là giữ dáng.
Đừng cầu chúc tôi lên miền cực lạc,
Có thần tiên, có đức Phật, Chúa Trời.
Chốn tu hành tôi không hợp người ơi,
Cứ để mặc tôi lãng du theo hứng.
Sao đi chết mà xem chừng cũng sướng.
Vậy bây giờ tạm biệt nhé tôi bay.
Nhớ đến tôi thì cứ việc lên “phây”,
Sẽ thấy mặt cười như con khỉ đột!
  
Thanh Mai 
Minnesota

Trung Quốc đang làm gì ở Tân Cương: Bên trong thuộc địa kiêm nhà tù thời kỹ thuật số

Nơi những người vô tội trở thành “tội phạm tiềm tàng”.

Y CHAN


Bìa sách: Amazon. Ảnh nền: Những người Tân Cương bản địa trong một “trung tâm giáo dục”. Nguồn: Human Rights Watch.

**
*
Thử nhắm mắt lại và tưởng tượng.

Ở nơi bạn sinh sống, một ngày đẹp trời chính quyền huy động hàng triệu cán bộ từ nơi khác đến để thẩm tra từng người, lọc ra những ai là “tội phạm tiềm tàng”. Họ tống hàng triệu người địa phương vào các trại tập trung kiêm nhà tù để “giáo dục lại”. Họ biến toàn bộ khu vực bạn sống thành một nhà tù khổng lồ, cứ vài trăm mét lại có một trạm canh gác kiểm soát.

Sẽ hơi khó hình dung, vì những chuyện như vậy chưa xảy ra tại Việt Nam.

Nhưng nếu bạn đã hoặc đang sống tại Tân Cương, và không phải người gốc Hán, những điều trên không cần phải tưởng tượng.

Đó là thực tế đã diễn ra trong gần một thập niên qua.

Kể từ năm 2017, ước tính 1,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs), người Kazakh và người Hồi (Hui) đã bị đưa vào các nhà tù tập trung để “cải tạo”. Trong số đó, nhiều người là “tội phạm tiềm tàng”, được lọc ra khi chính quyền huy động 1,1 triệu cán bộ từ nơi khác đến, cho đi từng làng để thẩm tra những kẻ đáng nghi. Chính quyền Tân Cương công bố trong ba năm từ 2017 đến 2020, họ đã truy tố hơn 533.000 người, tỷ lệ cao gấp sáu lần so với con số bình quân của cả nước.

Các con số này, cùng rất nhiều dữ kiện khác được tập hợp trong cuốn sách “In the Camps: China’s High-Tech Penal Colony” của nhà nghiên cứu Darren Byler, là minh chứng cho chính sách đàn áp vô nhân đạo mà chính quyền Trung Quốc áp đặt lên người bản địa ở Tân Cương. [1]

Darren Byler gọi cách quản lý, hay chính xác hơn là cách chính quyền trung ương “cai trị” nơi đây, là một kiểu thuộc địa kiêm nhà tù thời công nghệ cao.

Vùng đất mới hay thuộc địa điển hình
Lược sử của khu vực này được Byler điểm qua trong phần đầu cuốn sách.

Không phải ngẫu nhiên mà khu vực cực Tây Bắc của Trung Quốc này được gọi là “Tân Cương”, có nghĩa là “biên giới mới”.

Suốt hai ngàn năm qua, trong phần lớn thời gian, những người Duy Ngô Nhĩ và các tộc người khác sinh sống độc lập tại đây. Đến thế kỷ 18, triều đình Mãn Thanh xâm chiếm một phần lãnh thổ ở khu vực này. Sau Thế chiến II, số phận của Tân Cương vẫn chưa được định đoạt: hoặc trở thành một quốc gia trong Liên bang Xô Viết, hoặc là một phần của nước Trung Quốc mới. Đến năm 1949, các lãnh đạo cộng sản của Liên Xô và Trung Quốc đạt được thỏa thuận để Trung Quốc “chiếm đóng” khu vực này. Hàng triệu cựu quân nhân người Hán được chuyển lên Tân Cương để định cư.

Vào năm 1949, thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, những người Duy Ngô Nhĩ chiếm đến 80% dân số tại Tân Cương. Người gốc Hán chỉ có khoảng 6%.

Ngày nay, trong khi người Duy Ngô Nhĩ chỉ còn chiếm ít hơn 50% dân số của khu vực, tỷ lệ người Hán đã lên đến hơn 40%.

Sự thay đổi chóng mặt trong cơ cấu dân số là kết quả của chính sách đưa người Hán lên Tân Cương, kết hợp với đàn áp người bản địa, bao gồm bắt bỏ tù và cấm sinh đẻ.

Trên thực tế, vi phạm các quy định về kế hoạch hóa gia đình là một trong những lý do đẩy người bản địa vào các trại tập trung. Những phụ nữ đến tuổi sinh đẻ không chủ động thực hiện các biện pháp triệt sản sẽ không được xem là “công dân đáng tin” (trustworthy citizen). Tài liệu của nhà nước cho thấy khoảng 10% những người bị nhốt trong các trại cải tạo có “tội” không tuân thủ kế hoạch hóa gia đình.

Tác giả cho biết, kể từ khi chính quyền áp dụng chính sách cải tạo tập trung và giới hạn quyền sinh sản của cộng đồng theo đạo Hồi ở Tân Cương, tại một số khu vực, tỷ lệ sinh của người Duy Ngô Nhĩ tụt giảm từ 50 đến 80%.

Vào thời điểm ban đầu, dù số lượng người Hán di dân đến Tân Cương tăng lên, phần lớn họ sinh sống ở phía Bắc của khu vực, tách biệt với những người bản địa tập trung ở phía Nam.

Đến thập niên 1990, khi Trung Quốc chuyển hướng sang kinh tế thị trường, tập trung cho xuất khẩu, khu vực giàu tài nguyên ở phía Nam Tân Cương trở thành thỏi nam châm. Hàng triệu người Hán tập trung về đây, xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác tài nguyên.

Những thay đổi kinh tế – xã hội đẩy người bản địa vào tình cảnh khó khăn. Chính sách thiên vị người Hán khiến sự bất mãn tăng cao. Các cuộc biểu tình nổ ra. Chính quyền trả lời bằng vũ lực. Người bản địa tiếp tục phản đối. Vòng xoáy bạo lực lên đến đỉnh điểm vào năm 2009 với các cuộc bạo loạn khiến hàng trăm người Hán và người bản địa thiệt mạng.

Chính quyền trung ương giải quyết các bất ổn xã hội – vốn dĩ do chính sách của họ gây ra – bằng cách nâng cấp vũ lực và mức độ kiểm soát, biến toàn bộ khu vực này thành một nhà tù khổng lồ.

Trại cải tạo hay nhà tù trá hình
Trọng tâm của cuốn sách là các cuộc phỏng vấn trực tiếp mà Darren Byler thực hiện với những người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh và người Hồi đã từng là nạn nhân của các trại tập trung ở Tân Cương.

Chính quyền gọi các cơ sở này là những “trung tâm giáo dục”. Còn qua lời kể của các nạn nhân, cùng với vô số tài liệu và hình ảnh làm bằng chứng, những nơi này hiện nguyên hình. Chúng không chỉ là các nhà tù hiện đại, kiên cố với lính canh dày đặc được trang bị súng ống tận răng. Nếu đặt mình vào vị trí của các nạn nhân, người đọc sẽ không khỏi có cảm giác đây là những nhà giam thời trung cổ.

Các phòng giam nhồi nhét vài chục người (tối đa lên tới 60 người một phòng). Có phòng giam vài chục người dùng chung một cái bô để đi vệ sinh, và chỉ được cho phép đổ bô mỗi tuần một lần, bất kể nó tràn ra hôi thối đến đâu. Mỗi tuần, các “học viên” cũng chỉ được phép tắm một lần trong vài phút. Cá biệt, có nơi “học viên” mấy tháng liền không được tắm.

Thứ duy nhất “hiện đại” về những nơi này là chiếc roi điện luôn sẵn sàng chích vào đầu các “học viên” và hệ thống camera theo dõi dày đặc. Nhất cử nhất động của những người bị giam đều trong tầm quan sát của camera, và mọi “sai phạm” lớn nhỏ đều bị trừng phạt.

“Tội” của họ? Một du học sinh bị bắt vì dùng phần mềm VPN vượt tường lửa để truy cập hộp thư Gmail của trường. Một nông dân bị bắt vì điện thoại cài Facebook, Instagram và Whatsapp. Một người bán sim bị bắt vì để khách hàng dùng chứng minh thư của mình đăng ký. Người khác bị bắt vì đến nhà thờ quá nhiều lần. Người để râu dài hoặc mặc quần ngắn. Người thì bỗng dưng bỏ thuốc hoặc bỏ rượu.

Chính quyền xem tất cả những hành vi đó là dấu hiệu “pre-crime” (“tiền tội phạm” hay “dự đoán hành vi phạm tội”). Họ thậm chí phát hành tài liệu ghi rõ “75 hoạt động tôn giáo cực đoan”, trong đó bao gồm những “tội” như trên.

Những ai bị phát hiện hoặc nghi ngờ có thực hiện các hoạt động trong danh sách đều được cho vào trại để “giáo dục lại”.

Họ được “giáo dục” những gì? Các “học viên” phải dành phần lớn thời gian để học tập những điều Chủ tịch Tập Cận Bình dạy, xem các video tuyên truyền về thành tựu vĩ đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và học các bài hát ca ngợi đảng.


Ảnh vệ tinh cho thấy một trại tập trung ở Tân Cương được xây dựng chỉ trong thời gian ngắn. 
Nguồn: ICIJ.

Ngay cả sau khi “tốt nghiệp”, được cho ra khỏi trại, những người bản địa ở Tân Cương vẫn không thoát khỏi nhà tù lớn.

Họ không được phép ra khỏi khu vực sinh sống cố định. Các trạm kiểm soát được dựng lên khắp nơi, chỉ cách nhau vài trăm mét với hệ thống camera hiện đại tự động truy tìm và cảnh báo những ai trong danh sách “tiền tội phạm”.

Chỉ cần vô tình bước chân ra khỏi ranh giới quy định, họ hoàn toàn có thể bị bắt trở lại vào trại.

***

Tin tức về Tân Cương có lẽ không mấy xa lạ với những người Việt Nam quan tâm đến tình hình Trung Quốc.

Rất nhiều người đã tố cáo các chính sách đàn áp người bản địa, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng mà chính quyền Trung Quốc thực hiện ở khu vực này.

Nhưng nghe đi nghe lại những lời tố cáo “diệt chủng” cũng khó gợi cho chúng ta cảm xúc gì, nếu như không thật sự sống trong hoàn cảnh của các nạn nhân.

Các nhân chứng được kể lại trong quyển sách của Darren Byler cho người đọc thêm một góc nhìn chân thật về thứ “xã hội hài hòa” đáng sợ mà Trung Quốc đang xây dựng. [2]

23 July 2022

Đồi Gió Thoảng, thơ

 ĐỒI GIÓ THOẢNG
          Zephyrhills

Em ạ !
Anh đã về đây: Đồi Gió Thoảng
Báo tin em biết, để em mừng
Cũng đầy trăng gió, đầy hoa lá
Và bóng mây ngàn rớt trước sân

Có thể nơi đây là điểm cuối
Đường đời anh đến trạm dừng chân
Đợi con tàu suốt anh về đất
Bỏ lại gian nan, bỏ cõi trần

Căn phòng lạnh lẽo nhiều tơ nhện
Người trước đã rời đi rất lâu
Giường nệm xông mùi tanh ẩm mốc
Chiếc bàn loang lổ cạnh chân cầu

Nhưng được là - cây lá rất xanh
Rừng xưa còn giữ nét nguyên sinh
Con sư tử núi thường hay đến
Dáng dấp xem ra cũng hữu tình

Sư tử cũng hiền - đâu có dữ
Người đời thường gieo tiếng thị phi
Thế gian lắm kẻ còn hung hiểm
Chưa chắc nhân tâm tốt đẹp gì

Tiếng chim ríu rít trên cành rậm
Chắc cũng mừng vui khách mới về
Khách cũng hân hoan vì tiếng hót
Để bù cho lúc tủi thân đi

Em ạ !
Rồi anh sẽ ở đây
Làm quen với cảnh vật nơi này
Chỉ mong còn mấy ngày thanh thản
Xoá bớt phiền lo cũ nặng nề

Anh sẽ nhủ mình, nén nhớ thương
Và quên mau những chuyện đau buồn
Quên người ích kỷ, đời khinh bạc
Tre trúc kia, lòng cũng trống trơn

Tre trúc tâm hư mà tiết trực
Sá gì em nhỉ ? chuyến rong chơi
Được-thua-thành-bại đều vô nghĩa
Xin hãy bình tâm nở nụ cười

Em hãy hình dung bóng của ai
Bên Đồi Gió Thoảng ngắm trăng vơi
Gởi em tình cũ dù chưa trọn
Mà vẫn còn vương hết cả đời

          Dương Quân
               6.22 

21 July 2022

Thảo Trang, truyên ngắn

"Người đi quá xa còn nỡ mang theo nụ cười ... để lại khung trời hoang vắng đơn côi!" Giọng trầm buồn của người ca sỹ bỗng vang vọng từ chốn xa xôi khua động tâm tư khi tôi đọc xong truyện ngắn này. Chiến tranh đã cướp mất biết bao cuộc tình thơ mộng, làm đổ vỡ biết bao mảnh đời ấm cúng.  Tác giả không xa lạ gì với anh em Úc châu, và dù lần đầu đến với Diễn  Đàn này anh dường như có một cái gì rất thân quen khi người đọc bỗng  dưng "phải lòng"  ba nhân vật trong truyện của anh. Cám ơn anh NVSanh đã giới thiẹu. (A.C.La) 
 
**

Tôi có một người bạn thân tên Nguyễn thảo Lư. Theo tự điển Hán Việt, thảo lư là ngôi nhà nhỏ bằng cỏ, bằng tranh hay bằng lá. Nhớ lại chuyện Tam quốc chí, khi Lưu Bị đi tìm Khổng Minh để mời người ra làm quốc sư, Lưu Bị đã phải tam cố thảo lư, nghĩa là phải ba lần đến viếng ngôi nhà cỏ của Khổng Minh để chiêu hiền đãi sĩ.

Tôi không rõ có phải vì mê tích Tàu hay không mà ba má Lư đã đặt cho anh cái tên đó. Nói chung, tên của Lư không đẹp mà cũng không xấu. Ngặt nổi bạn bè không ai gọi anh là Thảo Lư, mà chỉ gọi anh là Thảo Khấu (giặc cỏ).

Quê Lư ở Mỹ Tho. Ba má anh có nhà cao vườn rộng, cây trái quanh năm mùa nào thức nấy. Lư ở Sài gòn cùng với cô em gái tên là Nguyễn thị Thảo Trang. Tên cũng đẹp mà người cũng đẹp. Những năm đó, Trang đang ở nội trú trường Gia Long áo tím. Tôi vẫn thích gọi tên ngôi trường đó là Gia Long áo tím, mặc dù vào thập niên 60 nữ sinh Gia Long đã mặc đồng phục áo dài trắng.

Sài gòn có hai trường nữ trung học nổi tiếng, trưòng Trưng Vương và trường Gia Long. Trường Trưng Vương thì hơi nhỏ, vì chia lại một phần cơ sở của trường Sư phạm Nam Việt cũ, lại nằm liền vai sát cánh với các dãy lầu của Nha Trung học, Nha Tiểu học và trường nam Nguyễn trường Toản. Trường Gia Long bề thế hơn, nằm riêng biệt trong một vòng rào kín cổng cao tường. Những con đường vây quanh ngôi trường Gia Long cũng đẹp đẻ thơ mộng và trử tình.

Bậu Ơi...Đờn Đứt Dây, thơ


Các biện pháp quyết liệt cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang khốn đốn

Fan Yu* -  21/7/2022

GDP của Trung Quốc có thể sẽ giảm trong quý 2, trái ngược với các báo cáo chính thức, vì nước này được cho là đang nỗ lực trên nhiều mặt để thúc đẩy nền kinh tế đang bị tàn phá của mình một cách tuyệt vọng. 

Bắc Kinh đã công bố GDP Trung Quốc tăng 0.4% trong quý 2. Đây là mức tăng trưởng hàng quý yếu thứ hai từng được ghi nhận chính thức. 

Nhưng dữ liệu tư nhân vẽ ra một bức tranh thậm chí còn tồi tệ hơn. Các tác động từ các đợt phong tỏa liên quan đến COVID tại hơn một chục thành phố trên khắp Trung Quốc, chi tiêu tiêu dùng giảm và nhu cầu hàng hóa từ ngoại quốc thấp hơn đều cho thấy sự suy giảm. Đây sẽ là đợt giảm hàng quý đầu tiên kể từ năm 2020 khi bắt đầu đại dịch virus. 

Bloomberg trích dẫn nhiều nguồn dữ liệu tư nhân khác về hoạt động kinh tế cho thấy tăng trưởng quý 2 kém mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang báo cáo.  

Các số liệu về đi lại cho thấy đường xá của Trung Quốc nhìn chung ít bận rộn hơn trong nửa đầu năm 2022 so với năm trước. Hoạt động bay nội địa của Trung Quốc cũng giảm hơn 60%. Cũng có ít sự luân chuyển hàng hóa giữa các thành phố hơn so với năm trước, xét về hoạt động vận tải đường bộ. 

China Beige Book, chuyên cung cấp các chỉ số kinh tế thay thế cho Trung Quốc, cho biết các doanh nghiệp Trung Quốc mà họ khảo sát chỉ ra hoạt động và nhu cầu yếu hơn từ khách hàng do tình trạng phong tỏa liên tục trong quý 2. 

Chi tiêu của người tiêu dùng cũng yếu hơn năm ngoái. Nhiều công ty bán lẻ và hàng tiêu dùng nước ngoài, bao gồm cả Nike Inc., đã báo cáo doanh số bán hàng yếu hơn. Bloomberg tính toán — sử dụng dữ liệu từ Hiệp hội Nhà sản xuất Xe hơi Trung Quốc — rằng doanh số bán xe hơi giảm hơn 10% trong quý 2/2022. 

Vì vậy, tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra một nền kinh tế rất yếu. 

Tất nhiên, Bắc Kinh sẽ không bao giờ báo cáo sự sụt giảm GDP hàng quý. Điều đó sẽ rất tệ cho hình ảnh và tinh thần. Trung Quốc đã khẳng định rằng họ sẽ đáp ứng mức tăng trưởng GDP hàng năm 5.5% vào năm 2022, một con số gần như không thể đạt được nếu xét theo GDP quý 2. Tuy nhiên, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có chuyến công du quốc gia trong vài tháng qua, kêu gọi các chính quyền địa phương và khu vực làm việc để mở rộng tăng trưởng kinh tế. 

Đây là một năm quan trọng đối với Bắc Kinh và ĐCSTQ. Tổng bí thư ĐCSTQ kiêm nhà lãnh đạo thực tế của Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ có thêm một nhiệm kỳ nữa nắm quyền lãnh đạo Đảng tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 20 vào mùa thu năm nay. Đã có rất nhiều lời khen ngợi dành cho ông Tập và các chính sách của ông trong những tuần gần đây trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc. Chính sách “zero COVID linh hoạt” của đất nước, mà ông Tập là người ủng hộ, yêu cầu những hạn chế cứng rắn ở bất cứ nơi nào xuất hiện các trường hợp nhiễm virus mới. Và Bắc Kinh vẫn khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục chính sách này trong khi vẫn xoay xở được tăng trưởng kinh tế cho quốc gia. 

Một số cách để quản lý tăng trưởng bất chấp những thách thức về phong tỏa và giảm phát chi tiêu của người tiêu dùng là gì? 

Sách lược đã được thử nghiệm và chứng minh là bán nhiều nợ hơn, tất nhiên rồi. 

Các chính phủ địa phương Trung Quốc đã phát hành lượng trái phiếu kỷ lục 1.94 ngàn tỷ nhân dân tệ (tương đương 290 tỷ USD) vào tháng Sáu, tăng hơn 140% so với cùng thời kỳ năm trước, theo dữ liệu từ Great Wall Securities. Trung Quốc đã phát hành nợ cao hơn tốc độ kế hoạch. Hơn 93% trong số 3.65 ngàn tỷ hạn ngạch trái phiếu đặc biệt của chính phủ địa phương trong cả năm đã được phát hành chỉ trong sáu tháng đầu năm, Great Wall cho biết. 

Phần lớn các khoản nợ như vậy sẽ được chuyển cho cơ sở hạ tầng, có mục đích kép là cung cấp việc làm tạm thời và tạo ra doanh thu liên tục cho chính phủ. Sẽ là một chặng đường dài để bù đắp doanh thu bị mất từ ​​các đợt phong tỏa đại dịch, các khoản giảm thuế liên quan đến COVID, và việc bán đất bất động sản bị giảm sút. 

Với hạn ngạch năm 2022 gần đầy, Bắc Kinh đang xem xét cho phép các chính quyền địa phương cấp thêm nợ bằng cách khai thác vào hạn ngạch dự kiến ​​của năm tới. Bloomberg đưa tin, Bộ Tài chính đang đánh giá việc cho phép bán tới 1.5 ngàn tỷ nhân dân tệ (220 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt trong nửa cuối năm 2022. 

Đây sẽ là lần đầu tiên các đợt phát hành trái phiếu được thực hiện sớm như vậy. Điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc thậm chí còn tồi tệ hơn suy nghĩ ban đầu và Bắc Kinh đang tuyệt vọng để lấp đầy khoảng cách tăng trưởng. 

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Trung Quốc cho phép phát hành một lượng nợ nhất định hàng năm để hỗ trợ thu ngân sách của năm đó. Trước đây, chính quyền địa phương không bắt đầu bán trái phiếu mới cho đến tháng Ba hàng năm tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Sau đó, đến năm 2019, Bắc Kinh bắt đầu cho phép phát hành trái phiếu bắt đầu từ hôm 01/01. Bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với mốc thời gian này đều cần phải có sự chấp thuận của Quốc Vụ Viện, nội các của Trung Quốc. 

Nhưng cùng một cách làm cũ có thể không còn hiệu quả. Trung Quốc có thể ngày càng trở nên tuyệt vọng hơn khi tình trạng bất ổn xã hội — nỗi lo của ĐCSTQ — phá vỡ sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với nền kinh tế. 

Đến tháng Bảy, có báo cáo về việc người mua nhà từ chối thanh toán các khoản thế chấp của họ đối với những ngôi nhà mới phát triển mà các nhà phát triển bất động sản nợ nần chồng chất không thể hoàn công. Hiện tượng này đã lan rộng ra khoảng 100 thành phố trên khắp Trung Quốc. Và những người tiêu dùng thất vọng đã biểu tình phản đối ở một số thành phố. Một video đã lan truyền vào tháng Bảy ghi lại cảnh những người biểu tình bị đánh đập bởi những kẻ được chính quyền trả tiền. 

Phát triển bất động sản là một lĩnh vực mà Bắc Kinh đã phải vật lộn để quản lý, với nhiều nhà phát triển hàng đầu đang gặp khó khăn về tài chính. 

Để quản lý tinh thần của người tiêu dùng, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ bắt đầu cung cấp cho người tiêu dùng “phiếu tiêu dùng” khi đi ăn ngoài. Thông qua các chính quyền thành phố, ĐCSTQ sẽ phát một số chi phiếu có thể chi tiêu tại các nhà hàng và các cơ sở khác. 

Các biện pháp tuyệt vọng cho một tình hình kinh tế tuyệt vọng. 

* Fan Yu là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và kinh tế và đã đóng góp các phân tích về nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2015.

Vân Du biên dịch

Nguồn: https://www.epochtimesviet.com

13 July 2022

Cuộc bầu cử cuối năm nay và tương lai của Hoa Kỳ

Nguyễn Kim

Ngày 24/6/2022 Tối Cao Pháp Viện (TCPV) đã trao cho các tiểu bang quyền quyết định về vấn đề phá thai.  Biden và đảng Dân Chủ đã kịch liệt phản đối, và cho rằng quyền tự do của phụ nữ đã bị các Thẩm Phán TCPV tước đi.  Vì phải đối diện với sự thất bại vào dịp bầu cử cuối năm, lãnh đạo đảng Dân Chủ đã xử dụng vấn đề phá thai để xách động phụ nữ bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ.  Do áp lực của nhóm Dân Biểu cấp tiến và những phong trào ủng hộ phá thai, ngày 8/7/2022, Biden đã ký một sắc lệnh tạo điều kiện dễ dàng cho phụ nữ được tự do phá thai.  Sau đó ông ta nhìn vào giấy đọc “Vì tỷ lệ phái nữ bỏ phiếu luôn cao hơn phái nam” và Biden còn đọc luôn lời ghi chú “Chấm dứt trích dẫn tại đây.”  Vài tuần trước Biden đã hớ hênh để lộ những lời nhắc của nhân viên:  “Ông vô phòng Roosevelt - chào mọi người” - “Ông ngồi xuống” - “Ông phát biểu ngắn gọn trong 2 phút” -  “Ông cám ơn và đi ra khỏi phòng.”  Thật là xấu hổ cho người dân Hoa Kỳ đã có một Tổng Thống quá sức ngớ ngẩn. 

Trong gần hai năm qua, kinh tế của Hoa Kỳ đã quá trì trệ và có nguy cơ tuột dốc thê thảm. Đời sống của người dân bị chật vật vì giá xăng dầu, thực phẩm, . . . cứ vùn vụt gia tăng, cộng thêm xã hội bất ổn vì tội ác và sự xâm nhập của hàng triệu di dân bất hợp pháp.  Điểm tín nhiệm của Biden đã rơi xuống mức tệ nhất, thăm dò của báo The Hill cho thấy 71% cử tri không muốn Biden tranh cử nhiệm kỳ hai.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ cho những chức vụ của chính quyền liên bang và tiểu bang năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 8/11/2022.  Hạ Viện có 435 thành viên và tất cả các Dân Biểu đều phải tái tranh cử vì nhiệm kỳ chỉ có 2 năm.  Thượng Viện có 100 thành viên và nhiệm kỳ là 6 năm, mỗi 2 năm có 1/3 Thượng Nghị Sĩ (TNS) phải tái tranh cử.  Cuộc bầu cử cuối năm nay sẽ có 14 TNS Dân Chủ và 21 TNS Cộng Hòa tái tranh cử.  Chỉ còn 4 tháng nữa là tới ngày bầu cử và làn sóng ủng hộ đảng Cộng Hòa mỗi ngày một tăng cao hơn.  Bầu cử giữa nhiệm kỳ thường không tốt cho đảng của đương kim Tổng Thống, và điều này còn tệ hơn nếu tỷ lệ tín nhiệm Tổng Thống dưới 50%.  Thăm dò của Gallup cho hay “Trong lịch sử, các Tổng Thống có tỷ lệ tín nhiệm dưới 50% đã phải chứng kiến đảng của mình bị thua, mất trung bình 37 ghế Hạ Viện trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, và các Tổng Thống có tỷ lệ tín nhiệm trên 50%, mất trung bình 14 ghế.”  Giới lãnh đạo và nhiều chiến lược gia của đảng Dân Chủ đã lo lắng khi nhận ra đảng Cộng Hòa có ưu thế chiếm đa số tại Hạ Viện và Thượng Viện trong cuộc bầu cử cuối năm 2022 này.

Biden là người lãnh đạo tệ hại

Hoa Kỳ là quốc gia có nguồn năng lượng dồi dào, năm 2018 Hoa Kỳ đã đứng đầu thế giới trong việc xuất cảng dầu thô, vậy mà chỉ hơn một năm sau khi Biden lên nắm quyền, xăng dầu đã trở nên khan hiếm, phải lệ thuộc vào nguồn cung cấp của Ả Rập Saudi, Nga và một vài quốc gia khác.  Biden đổ lỗi cho Putin và các nhà sản xuất nhưng người dân biết rõ nguyên nhân là do chính Biden chủ trương hủy bỏ kỹ nghệ dầu khí của Hoa Kỳ để chuyển sang năng lượng xử dụng gió và sức nóng của mặt trời.  Biden đã chỉ thị cho Bộ Năng Lượng xử dụng dầu Dự Trữ Năng Lượng Chiến Lược (SPR) nhằm giảm giá và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân.  Hơn 260 triệu thùng dầu dự trữ khẩn cấp đã được tung ra thị trường nhưng tình trạng khan hiếm và giá xăng vẫn cao ngất.

Trong khi Trung Cộng gia tăng củng cố kho dầu dự trữ quốc gia thì Biden lại làm cho kho Dự Trữ Năng Lượng Chiến Lược của Hoa Kỳ giảm đi.  Tháng Tư năm nay, Bộ Năng Lượng đã bán 5 triệu thùng dầu cho một vài quốc gia, trong số dầu này có 950,000 thùng được bán cho công ty quốc doanh Trung Cộng là Sinopec.  Trước đây Sinopec đã nhận 1.7 tỷ USD đầu tư của BHR Partners, và Hunter Biden có 10% cổ phần trong công ty này.  Nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa đã cực lực phản đối việc bán dầu cho Trung Cộng.  Dân Biểu Cathy McMorris Rodgers nói trên Fox News “Tại sao nguồn dự trữ năng lượng khẩn cấp của quốc gia lại đem bán cho nước đối thủ là Trung Cộng.  Hành động này làm nguy hại tới an ninh năng lượng và an ninh của đất nước chúng ta. Tổng Thống Biden phải nhớ rằng Dự Trữ Năng Lượng Chiến Lược là dành cho những trường hợp khẩn cấp của quốc gia chứ không phải để che đậy chính sách tệ hại của ông ta. Người dân Mỹ cần có câu trả lời.”

Lạm phát đã xảy ra từ hơn một năm nay và đang ở mức cao nhất trong 40 năm qua nhưng Biden vẫn không quan tâm, cho đó là “bình thường” và chỉ là “tạm thời” vì chuyển tiếp từ Tổng Thống tiền nhiệm. Lạm phát là vấn đề quan trọng nhất đối với người dân chứ không phải chuyện phá thai. Trước tình trạng tệ hại của đất nước hiện nay, ngay cả lãnh đạo của đảng Dân Chủ và truyền thông thiên tả như CNN, New York Times, Washington Post, . . . cũng đã phải lên tiếng nhìn nhận sự thất bại của Biden.

Có một chiến dịch bất tín nhiệm Biden đang xảy ra ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ. Chủ Nhật vừa qua, New York Times, một tờ báo cực tả luôn bênh vực Biden đã làm cho độc giả ngạc nhiên khi tung ra bài báo “Liệu với tuổi tác và khả năng lãnh đạo yếu kém, Biden có nên tái tranh cử?”  Ngày hôm sau, Thứ Hai 11/7 New York Times lại tiếp tục đưa ra những tin bất lợi cho Biden: “Kết quả thăm dò cho thấy có tới 64% đảng viên Dân Chủ không muốn bỏ phiếu cho Biden vào năm 2024.”  Tối Thứ Năm ngày 7/7 vừa qua, ông David Axelrod, một chiến lược gia của đảng Dân Chủ cũng là cựu cố vấn của Obama, đã xác nhận trong một chương trình của Jake Tapper trên CNN: “Mọi chuyện đã nằm ngoài tầm kiểm soát, Biden đã không thực thi trách nhiệm của người lãnh đạo.”  David Axelrod đồng ý với Jake Tapper rằng nhiều chính sách thất bại của Biden đã ảnh hưởng tới đảng Dân Chủ.  Và trong một cuộc phỏng vấn khác cũng trên CNN, David Axelrod nói “Nhiều đảng viên Dân Chủ trong Quốc Hội lo lắng vì sợ thua đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử sắp tới nên họ rất bất mãn với Biden.”  Jake Tapper đưa ra thăm dò của AP-NORC cho thấy 85% dân Mỹ cho rằng đất nước này đang đi sai hướng trong mọi lãnh vực, và David Axelrod xác nhận “Rõ ràng là thảm họa cho đảng Dân Chủ vào tháng 11 tới đây.”

Làn sóng cử tri bỏ đảng Dân Chủ gia tăng

Từ năm 2020 tới nay đã có nhiều cử tri bỏ đảng Dân Chủ.  Steve Peoples và Aaron Kesslera là hai nhà báo của AP chuyên về những vấn đề chính trị cho hay:  “Có một sự thay đổi chính trị đang bắt đầu xảy ra trên khắp nước Mỹ khi hàng nhiều chục ngàn cử tri vùng ngoại ô, những người đã góp công xây dựng cho sự lớn mạnh của đảng Dân Chủ trong mấy năm gần đây, đang gia nhập đảng Cộng Hòa.  Theo tài liệu Ghi Danh Cử Tri, đã có 2/3 cử tri chính thức ghi danh vô đảng Cộng Hòa trên 31 tiểu bang.  Thay đổi đảng là chuyện thường nhưng tài liệu của 31 tiểu bang cho thấy cuối năm vừa qua đã có tới 430,000 cử tri đổi qua đảng Cộng Hòa, trong khi đó chỉ có 240,000 đổi qua đảng Dân Chủ.  Còn 4 tháng nữa là tới ngày bầu cử vậy mà đảng Dân Chủ vẫn không đưa ra được một chiến lược nào rõ ràng để giải quyết những thất bại của Biden và trấn an cử tri đang hoảng sợ vì lãnh đạo đã đưa đất nước đi sai đường.”   Một cử tri tại quận Larimer, Colorado trả lời phỏng vấn của phóng viên AP, bà ta nói “Tôi không thể tiếp tục bầu cho đảng Dân Chủ nữa vì đảng này không còn là đảng Dân Chủ nhưng là đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Cấp Tiến.

Tại Texas, cô Mayra Flores, một người sanh tại Mexico, theo cha mẹ tới Mỹ lúc 6 tuổi, trong cuộc bầu cử đặc biệt ngày 14/6 vừa qua cô đã đắc cử chức vụ Dân Biểu Liên Bang tại District 34 thuộc quận hạt Hidalgo, miền nam Texas.  Khu vực này có xu hướng theo đảng Dân Chủ từ hơn 100 năm qua, Mayra Flores là ứng cử viên Cộng Hòa đầu tiên đã thắng cử vẻ vang tại đây.  Chiến dịch tranh cử của Mayra Flores rất thực tế, đó là quan tâm tới an ninh biên giới, kinh tế, giá xăng, giá thực phẩm, . . . quá cao.    Khi trả lời phỏng vấn, Mayra Flores nhấn mạnh “Người Mỹ gốc Hispanic chúng tôi là những người tin vào Thượng Đế, tôn trọng giá trị gia đình và chịu khó làm ăn.  Chủ trương của đảng Dân Chủ mỗi ngày một khác biệt với chúng tôi.”

Hậu quả của cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020 đã đưa đất nước đi vào một trang sử đen tối, công lý bị chà đạp, văn hóa bị suy đồi, ngân quỹ quốc gia bị thâm thủng quá mức, . . .  Hoa Kỳ không còn đứng đầu thế giới trong một số lãnh vực, an ninh quốc gia bị đe dọa, đời sống của người dân thì bất ổn vì tội ác, kinh tế yếu kém, người dân bị nghèo đi vì lạm phát và tiền hưu trong quỹ 401k bị suy giảm, giáo dục trẻ em đi theo đường lối cấp tiến, xã hội chủ nghĩa, . . .

Cuộc bầu cử cuối năm nay là cơ hội xây dựng lại đất nước. Hơn bao giờ hết, người dân cần có ý thức, bầu cho những ứng cử viên có tấm lòng, có khả năng.  Tương lai của đất nước này do chúng ta quyết định.

Kim Nguyễn
July 12, 2022

07 July 2022

Putin được gì khi xâm lược Ukraine?

Dương Thu Hương

Với mình, một đứa đã lang thang trong thời trẻ trâu dọc nước Nga, từ thủ đô tới Sibêri, qua đến Saint Petersburg, cái thời đáng ra phải đi học nhưng đi buôn là chính, từng được sống với tất cả sự nồng ấm chân thành của người dân Nga ngay sau khi liên bang Xô-viết sụp đổ, từ tính cách của người dân đến lịch sử chính trị của đất nước này, việc quân đội Nga sa lầy như hiện nay giữa chiến trường Ukraina thực sự mình không ngạc nhiên.

Nhìn lại từ thời Sa hoàng, nước Nga chưa bao giờ có dân chủ. Lịch sử cai trị của đất nước này luôn chỉ ra sự tàn bạo của kẻ mạnh với người yếu thế. Mạng người trong lịch sử nước này chưa bao giờ có giá trị, đơn giản với những ví dụ về các trại cải tạo lao động dành cho những người đối lập trong suốt chiều dài lịch sử, với điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, được dựng lên tại vùng đất băng giá Sibêri, nơi nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè có thể chênh lệch tới 100 oC. Chỉ có bạch dương mới sống sót được trong khí hậu này. Hàng trăm ngàn tù nhân đã phải bỏ xác khi hoàng cung mới được xây dựng tại Saint Petersburg. Rồi đến thời Stalin với những thảm sát đẫm máu những người bất đồng chính kiến và giới trí thức. Lịch sử chính trị của Nga được in dấu bởi sự dối trá và tàn bạo. Cho đến tận hôm nay.

Điều này giải thích cho những hành động mà quân đội Nga đang ngày đêm thực hiện trong cuộc chiến tại Ukraina khi giết hại dân lành một cách man rợ.

20 năm Putin cai trị nước Nga, cũng vài lần mình trở về thăm chốn cũ. Ngoài những hào hoa phồn thịnh tại các thành phố lớn cùng với những vấn nạn của sự phát triển không có quy mô, khí thải và nạn kẹt xe tại Mátxcơva là một tình trạng kinh hoàng. Nếu không tính toán cụ thể và ra sân bay vào chiều cuối tuần, khi dân cư thành phố nườm nượp đổ ra nhà nghỉ ngoại ô và các cửa ngõ tắc nghẹt, việc bạn bị trễ máy bay là chuyện không ai quan tâm. Phương tiện giao thông công cộng cũng chỉ có xe bus ra sân bay, nếu bus vì tắc đường không đến kịp cũng là chuyện của bạn. Không ai có trách nhiệm ở đây cả.

Về đến nông thôn, thanh niên trai gái trẻ không có việc làm, tụ tập nghiện hút. Không có tiền, họ tự pha chế đồ hàng từ xăng, mà theo nghiên cứu thì tác dụng của nó có thể phá hủy cơ thể trong vòng 1 năm. Trong làng chỉ duy nhất rượu bia và thuốc lá là bán chạy, ngoài thanh niên nghiện ngập chỉ có người già ở lại, còn lại thì bỏ xứ lên thành phố kiếm sống. Một viễn cảnh khiến mình cảm thấy thực sự bị trầm cảm khi về thăm.

Con trai mẹ nuôi mình ở Nga đi lính nghĩa vụ, lúc sang thăm mình hỏi cái mũi làm sao mà vẹo thế kia. Nó bảo vào lính bị đánh hội đồng, lính mới bao giờ cũng vậy. Và bạo lực trong quân ngũ là bình thường.

Thật tình, nếu không có những kỷ niệm quá sâu đậm với những người dân Nga bình dị, mình sẽ không bao giờ quay lại cái xứ sở bất an này.

Mấy tháng sau khi sang Nga, mình bị viêm ruột thừa phải mổ. Lúc vết mổ chưa khô, một cụ già làm thêm trong bệnh viện ngày nào cũng mang máy tới sấy vết mổ cho mình và trò chuyện. 18 tuổi, lơ ngơ giữa một đất nước xa lạ, mình nhớ mãi tình cảm bà cụ dành cho mình. Có tối đi tàu điện ngầm từ nhà bạn về ký túc xá ở Mát, bị thằng say xỉn bám theo, một cô trung niên kéo mình xuống tàu, vừa đi vừa nói với thằng say bám theo hai cô cháu, mày cút đi, nó là cháu tao đấy, để cho nó yên. Ra khỏi ga tàu rồi bà lại đưa mình xuống tàu, để chắc chắn là thằng kia không còn bám theo mình nữa.

Và nhiều lắm những may mắn như vậy.

Nhưng mà cảnh sát Nga sách nhiễu người nước ngoài để kiếm tiền thì cũng không còn lời nào để tả. Bất nhân và vô pháp luật, không coi nhân phẩm con người ra gì.

Tham nhũng từ bộ máy hành chính đến tư pháp, hành pháp thật khủng khiếp tại đây.

Đầu những năm 90, người nước ngoài, đặc biệt là người Việt Nam, bị giết tại Mát vì cướp của hay vì lý do nào đó, rất nhiều. Trong số đó, lực lượng đặc nhiệm của Nga cũng dính tay vào nhiều vụ giết người mà không ai phải chịu một sự trừng phạt nào trước pháp luật.

Đến nay, nước Nga vẫn là một điểm đến không an toàn. 20 năm Putin cai trị, nước Nga chỉ được hoành tráng hơn về bề nổi, và những nhóm lợi ích thân Putin trục lợi theo hệ thống chính sách. Cơ sở hạ tầng, và đời sống của người dân, đặc biệt là người già, không kề được cải thiện. Đầu những năm 90 sống ở Mát, nhìn những cụ già đứng giữa trời lạnh bán thêm mớ rau củ hành bù vào đồng lương ít ỏi, mình xót xa nghĩ nếu mẹ mình cũng phải bươn chải thế này thì khổ lắm. Nghiện ngập say xỉn chết cóng ngoài đường mùa đông là bình thường. Giờ cũng vẫn y nguyên như vậy.

Putin với mình như một đứa trẻ hư cảm thấy không được quan tâm đủ như nó mong muốn, và vì tự ti trước sự nhỏ bé của mình nên lần này tấn công Ukraina cho đàn anh phía Tây biết sức mạnh của kẻ tự ti. Nhớ những clips Putin quảng bá sức mạnh cơ bắp bằng việc cởi trần cưỡi ngựa, câu cá hay săn gấu, đồng nghiệp người Nga của mình cười và bảo, mày nghĩ gì khi bà Merkel thời mấy năm trước khi còn là Thủ tướng Đức cũng làm vậy? Mình cười bảo, lạy trời chuyện đó sẽ không xảy ra, nếu không chắc tao lại phải di cư đi miền đất mới mày ạ.

Hay ho gì với cái quá khứ điệp viên KGB để giờ đây khoác lên mình bao nhiêu cái chết của người đối lập, nhà báo hay người đào thải vì đầu độc hay ám sát họ, từ trong nước tới nước ngoài?

Cuộc tấn công Ukraina của Putin, với mình là phiên bản đúp của bài học về suy nghĩ đám đông. Điển hình của cách suy nghĩ này được nhắc tới trong tâm lý học là trận đánh của những người Cu-ba di tản qua Mỹ dưới sự điều hành của chính quyền Hoa kỳ vào vịnh Pigs Bay tại Cu-ba năm 1961. Tất cả các tướng lĩnh trong bộ chỉ huy đều biết rằng trận đánh không có cơ hội chiến thắng, vì khi đổ bộ vào vịnh thì khả năng lính bị bắn chết là chắc chắn cao. Nhưng vì sợ là người duy nhất nói ra điều này, và sợ bị đào thải khỏi guồng máy, không ai đã dám nói ra sự thật. Kết quả là những người di tản Cu-ba quay trở lại tấn công nước này đã bị chết thê thảm khi đổ bộ vào vịnh.

Vì sợ bị đầu độc, giết hại và không có cơ hội kiếm chác thăng tiến, nên những người tham gia họp bàn chiến sự trong bộ chỉ huy của Putin đã phạm đúng lỗi group thinking này. Câu lạc bộ 99 phần trăm của quốc hội độc tài đã bỏ phiếu tán thành việc tấn công Ukraina. Và họ chủ quan sẽ ăn gỏi Ukraina trong một tuần. Họ sống trong môi trường với những giá trị đạo đức và nhân phẩm suy đồi, nên họ đã nghĩ loài người tiến bộ cũng giống như họ. Họ đã không thể nghĩ đến phản ứng mạnh mẽ và đoàn kết của cộng đồng quốc tế trước hành động xâm lấn của họ vào lãnh thổ Ukraina. Putin và đồng bọn đã quá coi thường sức mạnh của sự tử tế.

Việc quân đội Nga rệu rã, vũ khí lạc hậu, với mức độ tham nhũng như ở Nga, chẳng thể ngạc nhiên về việc này. Quân đội Nga qua cuộc chiến này đã chứng tỏ họ không mạnh mẽ như họ và người khác tưởng. Ý chí và khả năng chiến đấu của thế hệ lính mới nhập ngũ không cao, nhiệt huyết lại của kẻ xâm lược gây tội ác lại càng không phải là nhiệt huyết của người dũng cảm hy sinh cứu nước, dẫn đến việc lính Nga hiện nay bắt đầu đào ngũ. Đảng tự do dân chủ FDP tại Đức đang đưa ra đề nghị chấp nhận tị nạn chính trị cho lính Nga đào ngũ. Tay chân của Putin, tổng thống Bạch Nga, muốn quân đội của nước này tham chiến tại Nga, nhưng tướng lĩnh của họ đã không đồng tình với việc này. Tình trạng lính Bạch nga vượt biên sang Ukraina ủng hộ nước này chiến đấu với Nga khiến thủ tướng Bạch nga phải ra lệnh kiểm sóat chặt chẽ biên giới nước này. Kazachstan, nước Cộng hoà thuộc liên bang Nga cũ với cuộc bạo động của người dân phản đối chính quyền ngay trước khi Putin tấn công Ukraina đã gửi viện trợ cho Ukraina thể hiện tinh thần đoàn kết với nước này. Trong sự kiện này, Putin đã ủng hộ chính quyền nước này đàn áp người dân và tuyên bố Nga sẽ không chấp nhận các nước thuộc hệ thống Xô-viết cũ có quyền tự trị.

Các nước cộng hoà khác thuộc liên bang Xô -viết cũ cũng đang quay lưng lại với Nga sau sự kiện  nước này tấn công Ukraina.

Nga đã thua chưa?

Xin thưa, đã, và trên mọi mặt trận. Từ kinh tế, chiến thuật, quân sự, và đặc biệt là lòng người. Chỉ có những kẻ không có não và chẳng có tim mới có thể ủng hộ cuộc chiến phi nghĩa và vô nhân đạo này. Chưa thấy bài trừ phát xít ở Ukraina chỗ nào, chỉ thấy quân đội Nga tàn phá và hủy diệt đất nước và con người ở đây. Mình không tin Nga sẽ thắng trận đánh này, không chỉ bởi cái ác không thể thắng cái thiện, mà đây là một cuộc chiến về giá trị nhân loại. Không có luật pháp nào cho phép được tấn công xâm phạm lãnh thổ và hủy diệt một nước có chủ quyền. Điều này cả thế giới văn minh đang chỉ ra cho Nga bằng thái độ của mình.

Nga sẽ được gì khi xâm chiếm được Ukraina, khi chỉ còn là đống đổ nát, lòng dân không phục, và cả thế giới tẩy chay?

Mình nghĩ Putin sẽ hướng tới một cuộc đàm phán và những thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh trước khi mất mặt. Mình hy vọng ngày đó sẽ sớm tới, để không phải thêm một ngày nào cuộc sống và hoà bình tại Ukraina và trên thế giới bị đe dọa bởi một đứa trẻ hư như Putin nữa.

Mình nghĩ chắc Putin, ngoài bệnh tâm lý hoang tưởng quyền lực gì đó, cái này phải BS tâm lý mới kết luận được, còn là một đứa trẻ đáng thương không được biết đến tình yêu thương của cha mẹ. Đứa trẻ được yêu thương sẽ cảm nhận được hạnh phúc và muốn lan tỏa nó, thay vì gây đau thương, bởi nó không được biết đến thương yêu.

Đức Dalai Lama chắc chắn sẽ nói, những kẻ như Putin tạo ra Karma (nghiệp), vòng luân hồi rất xấu, và chúng ta càng phải cầu nguyện cho họ nhiều hơn.

Mình ít ăn thịt vì hạn chế mức tối thiểu sinh vật sống phải chết vì mình, nhưng nếu có đóng góp để trả tiền cho ai triệt hạ được Putin, mình xin góp phần.

Việc Putin mang bom nguyên tử ra dọa thì cũng giống thằng ủn chơi ngông. Hai thằng này chắc có hầm trú ẩn chống bom nguyên tử với 70 tiên nữ để cưỡi, giống như mấy đồng chí đánh bom cảm tử đạo Hồi mong ước được thưởng sau khi chết. Nhưng triệt tiêu nguồn sống của nhân loại, và chui rúc dưới hầm trú ẩn, sống vậy thì là động vật ở kỷ nguyên nào chứ đâu có thể là con người?

Chiều hôm qua bầu trời nước Đức được phủ vàng. Mình tỉnh giấc ngủ trưa trong chùa nhìn ra, thấy lạ không biết tại sao. Chiều đọc tin mới biết cát từ sa mạc Sahara được gió thổi sang tận đây. Nếu Putin dùng bom nguyên tử, môi trường sống tại châu Âu và cả tận đâu nữa coi như không còn.

Chính trị, chỉ đơn giản là không khí ta ở, nguồn nước ta uống. Và giá trị nhân phẩm và đạo đức của con người là bất khả xâm phạm.

Đừng chỉ nghĩ đến nồi cơm điện nhà mình vì dù thế giới có sụp đổ, thảm họa nó sẽ trừ mình ra.

Nghĩ như vậy thì cũng coi như là không biết nghĩ!

Viva Ukraina!

Dương Thu Hương
(Nguồn: Thế Giới Mới)

05 July 2022

Loạt bài phản biện của Bà BB về trường hợp Trịnh Công Sơn

Kính thưa quý vị,

Tên Trịnh Công Sơn chết cách đây 21 năm, được Việt Cộng đặt tên đường, hàng năm tổ chức ca hát tưởng niệm ở trong nước, ngay cả ở hải ngoại cũng có những người hâm mộ khóc thương….

Và trong những ngày gần đây, xác chết của Trịnh Công Sơn lại được đào lên, được dựng dậy bằng phim " Em & Trịnh", với chiến dịch quảng cáo rầm rộ, trong đó có chương trình Khánh Ly trình diễn "nhạc Trịnh" tại Việt Nam.

Vậy, nhân cơ hội này, tôi cũng xin đăng lại những bài viết về Trịnh Công Sơn năm 2001, phản bác những bài viết ca ngợi Trinh Công Sơn của ông Ký Mục Gia Bùi Bảo Trúc, một người rất nổi tiếng, thiết tưởng tôi không cần phải nói thêm.

Tôi cũng xin được nói rõ một điều, là những bài phản bác của tôi viết vào lúc ông Bùi Bảo Trúc hãy còn sống và rất khoẻ mạnh, ông ấy đã đọc hết nhưng rất tiếc không có phản ứng nào. Nay, cũng vì việc chẳng đặng đừng, tôi mới đăng lại những bài phản bác của tôi, kính mong hương hồn ông Bùi Bảo Trúc thông cảm.

Trân trọng,

Nguyễn Thị Bé Bảy
ký tên "Bà BB" trong loạt bài phản bác ông Bùi Bảo Trúc

**

Kính mời quý vị đọc bài thứ nhất:

Chúng Ta Mãi Mãi Nhớ Ông, Biết Ơn Ông (Trịnh Công Sơn) ???

Hoa Thịnh Đốn Việt Báo số 817, ngày Thứ Sáu 20 tháng tư năm 2001, có đăng một loạt sáu bài của ông Bùi Bảo Trúc viết về Trịnh Công Sơn.

Đoạn kết của bài cuối cùng: Trịnh Công Sơn, Như Một Lời Chia Tay, cũng là kết luận của loạt bài về Trịnh Công Sơn, ông Bùi Bảo Trúc viết như sau:

Trịnh Công Sơn đã về với cát bụi, giã từ nơi ông ở trọ. Ông biết trước chuyến đi về nơi vĩnh hằng. Nhưng ông cũng sẽ còn ở lại với chúng ta mãi mãi. Chúng ta mãi mãi nhớ ông, biết ơn ông, biết ơn ông đã nói hộ chúng ta những điều khó nói nhất, biết ơn ông đã vỗ về an ủi cuộc đời chúng ta trong những lúc hân hoan hạnh phúc cũng như những lúc sầu thảm bất hạnh.

Ba trăm năm nữa sẽ còn người hát và nghe những gì ông để lại.

Đó là món quà âm nhạc ông để lại. Đó là một món quà mà thỉnh thoảng lắm, có khi là vài trăm năm Việt Nam mới được một món quà quí giá như thế.

Cám ơn Trịnh Công Sơn.

**

Tôi không có gì phải phàn nàn, phải thắc mắc khi ông Bùi Bảo Trúc cám ơn Trịnh Công Sơn một cách trịnh trọng, ca tụng Trịnh Công Sơn hết lời, mặc áo thụng vái lạy Trịnh Công Sơn hết mình (nhất- bộ- vạn- bái ??) và cuối cùng là biết ơn Trịnh Công Sơn mãi mãi.

Tôi không được phép phàn nàn thắc mắc, bởi vì đó là quyền của ông, là ý kiến cá nhân của ông, và là việc làm của ông mà tôi không có quyền xen vào và cũng không bao giờ có ý định xen vào, nếu…

Nếu, ông đừng nhân danh “chúng ta” !

Hai tiếng “chúng ta ” mà ông Bùi Bảo Trúc xử dụng ở đoạn văn mà tôi vừa trích dẫn, là một sự gán ghép có chủ tâm, là một sự vơ vào không- được- ngay- thẳng !

Thông thường, khi nói đến “chúng ta” , ai cũng hiểu là cùng một phe với nhau.

Theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụ, quyển thượng, trang 329, “chúng ta ” được định nghĩa như sau :

chúng ta :đdt. Bọn ta, bọn mình, lời gọi nhau trong bọn.

Trong một bài viết , khi tác giả khi xử dụng hai tiếng “ chúng ta ” là có ý muốn gán ghép và vơ vào để độc giả ở cùng một phe với tác giả. Trong đoạn trên, ông Bùi Bảo Trúc viết đi viết lại hai tiếng “chúng ta” cả thảy bốn lần , chứng tỏ ông có chủ tâm, chứ không phải vô tình. Trước sự chủ tâm này, nếu độc giả giữ im lặng, không ai lên tiếng phản đối, thì sẽ bị coi như mặc nhiên công nhận là cùng phe, cùng bọn với ông Bùi Bảo Trúc.

Kính thưa ông Bùi Bảo Trúc.

Tôi là một độc giả đọc bài của ông, tôi phản đối sự gán ghép và sự vơ vào của hai tiếng “ chúng ta ”.

Xin phép cho tôi được nhắc lại, cái công việc mà ông cần phải làm đối với Trịnh Công Sơn, hoàn toàn là chuyện riêng của ông, nhưng bởi vì ông gán ghép, ông vơ vào, ông bảo là “ chúng ta” thế này, “ chúng ta ” thế nọ, cho nên bắt buộc tôi phải lên tiếng để cho ông biết rằng, có một độc giả bị gán ghép, bị vơ vào, muốn nói lên những ý kiến của mình về Trịnh Công Sơn, những ý kiến hoàn toàn khác biệt với ông Bùi Bảo Trúc, nghĩa là không phải cùng một bọn với ông!

Ông (Bùi Bảo Trúc) viết rằng: chúng ta mãi mãi nhớ ông, biết ơn ông (Trịnh Công Sơn).

Ơn gì mà to tát thế ? Ơn gì mà phải biết đến mãi mãi như thế ?

-…Ơn ông đã nói hộ chúng ta những điều khó nói nhất,…ơn ông đã vỗ về an ủi cuộc đời chúng ta trong những lúc hân hoan hạnh phúc cũng như những lúc sầu thảm bất hạnh…

Ối chao ôi! Thế thì ghê thật ! Ơn như thế thì quả là to tát quá sức tưởng tượng!

Vậy, ông (Trịnh Công Sơn) đã nói hộ chúng ta những gì ?

Ở tuổi hai mươi mấy, ít người viết những lời ca như trong bài Cát Bụi. Và cũng không nhiều người viết di chúc hay những chữ khắc trên mộ bia của mình ở cái tuổi ấy. Ít người nghĩ đến cái chết, đến sự trở về với những hạt cát, những hạt bụi của nguyên thủy.

Trịnh Công Sơn đã làm công việc ấy một cách quá sớm…

Cho rằng ít người nghĩ đến cái chết ở cái “tuổi hai mươi mấy”, trong lúc chiến tranh đang xảy ra, phải chăng ông Bùi Bảo Trúc muốn gián tiếp nhắc nhở cho mọi người biết ông là người “ may mắn ”, vì đã đứng bên lề của cuộc chiến, đã đuợc sung sướng, được an toàn ở ngoại quốc? Cũng như Trịnh Công Sơn, đã được che chở bởi một ông sĩ quan cao cấp của QLVNCH, “ông ” Trịnh cũng có số quân, nhưng không hề mặc đến bộ quân phục; trong lúc tại chiến trường Việt Nam vào thời điểm ấy, hàng ngày có bao nhiêu người trong lứa tuổi “ hai mươi mấy ” đang đối diện với cái chết, và đã chết ?

Những người chết trận ấy, không biết có bao nhiêu người đã nghĩ đến cái chết và bao nhiêu người không nghĩ đến cái chết? Nhưng dù cho nghĩ đến hay không nghĩ đến cái chết, họ vẫn lừng lững ôm súng đi vào cõi chết, họ thản nhiên trở về với cát bụi! Chắc chắn là họ không có thì giờ để viết di chúc hay khắc những lời hoa mỹ trên mộ bia cho họ, nghĩa là họ không làm được cái việc như Trịnh Công Sơn đã làm.

Trịnh Công Sơn đã làm được việc ấy, bởi vì họ Trịnh không phải ra trận, không phải trực diện với cái chết hàng ngày, họ Trịnh được sống trong sự an toàn để ngày lại ngày thong dong viết nhạc (những trên 500 bài), thong dong nghĩ đến cái sự trở về với những hạt cát, những hạt bụi nguyên thủy !

Thong dong quá đi chứ ! Bởi vì trên thực tế, tuy vẫn nghĩ về cái chết, bị ám ảnh về cái chết trong lúc chiến tranh, nhưng “ông” Trịnh vẫn sống nhăn răng !!

Và nhờ thế cho nên…

Rồi vài chục năm sau, ông lại viết ..” trong xuân thì thấy bóng trăm năm “.

Ông luôn luôn nhìn thấy cái chết ở sự sống, trong hạnh phúc có bất hạnh, trong hôm nay có ngày mai. và tiếp tục viết những ca khúc , có bài Ở Trọ , nghe như những công án Thiền !

Để làm gì ? Để …. đùa cợt với cuộc đời !

Và…

Ông xếp lại đời sống, ông cám ơn cuộc đời, ông nhìn lại những cuộc tình, ông nhớ lại bông hoa mong manh cuối trời, coi đó như một lời giã biệt. Ý của lời ca thì bi đát, nhưng nghe qua giọng của ông, người ta nghe thấy được sự bình thản của ông khi từ biệt cuộc sống.

Vậy thì “ chúng ta ” cũng nên mừng cho ông Trịnh đã có được sự bình thản khi từ biệt cuộc sống….

“…nghe nói ổng đã bệnh từ nhiều năm nay mà vẫn uống rượu như điên, cho nên mới chóng chết. Được cái an ủi cho ổng là những năm cuối đời, ổng giàu lắm, nhà cao cửa rộng, sống rất sung sướng, những bài hát của ổng lại được thiên hạ ái mộ, nhất là giới trẻ, chả thế mà từ mấy năm trước, giới trẻ Sài Gòn đã có câu nói “ Ghiền cà phê, mê nhạc Trịnh ”. Như vậy là cuộc đời ổng danh lợi lưỡng toàn, cũng chả có gì đáng phàn nàn….”

(Người Tân Định- Lá Thư Sài Gòn- Đời Nay, ngày 19 tháng 4 năm 2001)

Vì vậy, khi ông Bùi Bảo Trúc cho rằng “chúng ta” phải biết ơn ông Trịnh Công Sơn tôi thật tình không hiểu tôi phải biết ơn ông vì cái lẽ gì ?

Vì Trịnh Công Sơn đã nói hộ cho “chúng ta ” :

– Về cái chết ư ?

Trong gia đình của “chúng ta”, thử hỏi xem, ai là người không có ít nhất một thân nhân trực hệ hay bàng hệ đã chết trong cuộc chiến Việt Nam ? Và, những qui ước căn bản của kiếp người như “ Sinh hữu hạn, tử vô kỳ, “ Sinh ký, tử qui, sống ở, thác về ” chẳng lẽ phải đợi đến lúc Trịnh Công Sơn nói lên thì “ chúng ta ” mới biết ?

– Nói về tư tưởng Phật Giáo ư? về Thiền ư? về Sắc, Không ư? về vô thường ư?

Chẳng lẽ phải đợi đến lúc Trịnh Cộng Sơn nói lên thì “chúng ta” mới ngộ ?

– Nói về con người là cát bụi ư? Chẳng lẽ phải đợi đến lúc ông Trịnh Công Sơn nói lên thì “chúng ta” mới nhận thức được ?

Nói cho cùng, những vấn đề trên đây cho dù ông Trịnh Công Sơn có diễn tả bằng một- loại- ngôn- ngữ – thượng- ngoại- hạng nào chăng nữa, hoặc một- loại- ngôn- ngữ- được- làm- mới cách nào chăng nữa, tôi vẫn không sao tìm thấy một lý do nào khả dĩ nghe cho thuận tai để cho “chúng ta” phải biết ơn ông Trịnh Công Sơn mãi mãi !

Lại còn cái việc ông Trịnh Công Sơn đã an ủi vỗ về cuộc đời chúng ta trong những lúc hân hoan hạnh phúc cũng như những lúc sầu thảm bất hạnh… tôi cho rằng ông Bùi Bảo Trúc đã vung bút quá trớn, nếu không nói là lố bịch.

Trong cuộc đời của tôi, chỉ có ba người đã “vỗ về an ủi” tôi, đó là cha mẹ tôi và người bạn đời của tôi. Ông Trịnh Công Sơn là cái gì mà lại nói đến chuyện an ủi vỗ về tôi? Vừa phải thôi !!

Kính thưa ông Bùi Bảo Trúc, bài kế tiếp tôi sẽ đề cập tới: Trịnh Công Sơn, Những Để Lại. ( theo một tiêu đề khác của ông )

Springfield, ngày 26 tháng tư năm 2001

Bà BB

**

Bài 2: Trịnh Công Sơn, Những Để Lại. ( sic)

04 July 2022

Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ

“We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.”
Phạm Hồng Sơn

Những dòng chữ này đã được đánh giá là thuộc số những câu văn nổi tiếng nhất trong Anh ngữ. Những ngôn từ này chính là đoạn thứ hai trong bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ, có tổng cộng khoảng hơn 1,300 từ.

Nói đến tuyên ngôn độc lập, người Việt chúng ta thường liên tưởng tới tuyên ngôn của một lãnh tụ cách mạng, một đảng phái chính trị chống lại bạo quyền, vứt bỏ ách thống trị. Nhưng trong trường hợp của nước Mỹ, hoàn toàn không như thế.

Năm 1969, khi thảo cuốn The Creation of the American Republic 1776-1787, Gordon S. Wood đã thẳng thắn viết ngay ở trang đầu tiên của chương đầu tiên rằng:

“The Americans were not an oppressed people; they had no crushing imperial shackles to throw off.” (Người dân ở thuộc địa Mỹ không phải là giống dân bị đàn áp; họ cũng chẳng có những xích xiềng của hoàng gia Anh phải phá bỏ.)

Xem lại cơ cấu chính quyền tại 13 thuộc địa của Anh thời trước khi độc lập chúng ta (có thể) phải hoàn toàn đồng ý với nhận xét có vẻ hết sức kỳ lạ vừa nêu. Cho tới những ngày chuẩn bị diễn ra Cách Mạng 1776, Anh quốc có tất cả 13 thuộc địa tại Bắc Mỹ, trong đó 08 thuộc địa thuộc sở hữu Hoàng Gia, còn lại 05 thuộc sở hữu tư nhân. Nhưng dù là thuộc Hoàng Gia hay tư nhân, các thuộc địa đều có một cấu trúc chính trị tự quản riêng. Cấu trúc này thường gồm hai nhánh gọi là: Council và Assembly. Trong đó Council giữ chức năng kép, một cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp tương tự như nhánh House of Lords – thượng viện của nghị viện Anh Quốc. Assembly là cơ quan lập pháp tương tự như House of Commons – hạ viện Anh Quốc.

Ðiều đặc biệt, Assembly bao gồm các thành viên do chính dân tại thuộc địa bầu ra thường kỳ. Còn người đứng đầu Council, tức Governor, do Hoàng Gia hoặc chủ thuộc địa tư nhân bổ nhiệm; sau đó Governor sẽ tự bổ nhiệm các thành viên của Council. Tuy nhiên có những ngoại lệ rất phóng khoáng: Các thành viên của Council ở Massachusetts (thuộc địa Hoàng Gia) lại do Assembly – tức các đại diện của dân, bầu ra. Ở Connecticut (thuộc địa tư nhân) thì tất cả các thẩm quyền cao nhất – Governor, trợ lý, đại diện lập pháp đều do cử tri lựa chọn qua lá phiếu. Ở Rhode-Island (thuộc địa tư nhân) dân chúng cũng có quyền bầu ra Governor. Trong khi đó chính quyền thuộc địa ở Pennsylvania (tư nhân) và Delaware (tư nhân) chỉ có một cơ quan duy nhất do dân chúng bầu ra.

Cũng cần thêm một ngoặc đơn: Quyền bầu cử khi đó chỉ dành cho đàn ông da trắng hội đủ một số điều kiện nhất định về tài sản; nhưng những điều kiện này là thực sự bình đẳng và tự do cho tất cả, tuyệt đối không phải là những điều kiện công bố lấy lệ.

Các thẩm quyền của Assembly (cơ quan đại diện của dân) – có được ngay từ đầu hoặc đạt được qua thời gian, nói chung khá rộng. Cơ quan này có thể ra các luật liên quan tới toàn thuộc địa hoặc chỉ liên đới tới địa phương. Assembly cũng có thể đưa ra các sắc thuế để trợ giúp cho chính quyền thuộc địa. Nó có thể phân bổ ngân sách cho các mục tiêu công, kể cả lương bổng của Governor và các chức vụ khác. Nói một cách rộng rãi thì cơ quan lập pháp chỉ bị hạn chế bởi nguyên tắc là không được làm gì ngược với luật Anh quốc hoặc trái với các điều khoản trong hiến chương dành cho thuộc địa. Ngoài điều đó ra, Assembly được gần như tự do ra luật về mọi vấn đề liên quan tới cuộc sống, tự do, tài sản… dù vẫn có thể bị phủ quyết bởi Governor hoặc Hoàng Gia. Nhưng sự phủ quyết, xét về mặt học thuật chính trị không chỉ giữ chức năng đối trọng cần thiết trong quyền lực mà nếu xảy ra sẽ luôn dẫn đến những cuộc tranh luận, đấu tranh công khai giằng co giữa hai bên. Ðôi khi phần thắng lại thuộc về phía dân chúng, như vụ xung đột giữa Governor William Cosby với giới báo chí tại thuộc địa New York của Hoàng Gia vào thập niên 1730.

Nếu so với những gì đang diễn ra ở Việt Nam hay Trung Quốc ngày nay, chúng ta sẽ thấy Tuyên Ngôn Ðộc Lập và Cách Mạng Mỹ còn kỳ lạ hơn nữa.

Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của nước Mỹ cũng thường được gắn với tên tuổi một cá nhân là Thomas Jefferson. Ðiều này hoàn toàn xứng đáng, nhưng sự thực bản văn chính thức như chúng ta được biết ngày hôm nay là kết quả của một tập thể trải qua những thủ tục không đơn giản.

Tiểu Ban Tuyên Ngôn Độc Lập. Từ trái-phải: Jefferson, Adams, Franklin, Livingston, Sherman. Nguồn: Library of Congress, Washington D.C.

Sau những căng thẳng không suy giảm giữa 13 thuộc địa và Hoàng Gia Anh, đặc biệt sau trận giao tranh quyết liệt tại Lexington và Concord, các Assembly lại bầu ra một số đại biểu cho thuộc địa của mình để tham gia vào Continental Congress II (Nghị Hội Lục Ðịa – đây là thực thể chính trị có tính chất như chính quyền chung cho 13 thuộc địa, đã được triệu tập lần I vào tháng Chín 1774) cùng bàn bạc chính sự để tìm ra giải pháp chung. Cuộc triệu tập lần này cũng diễn ra tại Philadelphia, bắt đầu vào ngày 10 tháng Năm 1775, và kéo dài nhiều năm. Ngày 07 tháng Sáu 1776, Richard Henry Lee, đại diện của Virginia, đã trình một nghị quyết nổi tiếng (Lee Resolution) cho Nghị Hội về ý tưởng xác quyết độc lập cho cả 13 thuộc địa. Trong khi bàn thảo về Lee Resolution, Nghị Hội Lục Ðịa đã lập ra ba tiểu ban, trong đó có một tiểu ban đặc trách soạn lời cho văn bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập.

Tiểu ban tuyên ngôn này gồm: Thomas Jefferson (Virginia), John Adams (Massachusetts), Benjamin Franklin (Pennsylvania), Roger Sherman (Connecticut) và Robert R. Livingston (New York). Ban đầu Thomas Jefferson là người đề xuất John Adams sẽ chấp bút cho cả nhóm; nhưng cuối cùng Thomas Jefferson lại được chính John Adams và những người còn lại giao trọng trách khởi thảo Tuyên Ngôn Ðộc Lập. Khi thảo xong, Jefferson đã thỉnh ý Adams và Franklin trước khi đưa ra cho tiểu ban phê duyệt. Sau đó tiểu ban đã đệ trình lên Nghị Hội Lục Ðịa vào ngày 28 tháng Sáu 1776. Ngày 02 tháng Bảy 1776 Nghị Hội Lục Ðịa chuẩn thuận Lee Resolution, tức 13 thuộc địa đồng ý độc lập.

Chỉ sau khi Lee Resolution được thông qua, Nghị Hội Lục Ðịa mới bắt tay vào việc xem xét dự thảo Tuyên Ngôn Ðộc Lập. Sau ba ngày bàn thảo và cho sửa chữa (gồm cả cắt bỏ) bản dự thảo, Nghị Hội Lục Ðịa thông qua bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập vào ngày 04 tháng Bảy 1776 và ra lệnh cho xuất bản ngay tức khắc để bố cáo tới khắp các đoàn quân và dân chúng trên toàn lục địa của 13 Tiểu  Bang thuộc The United States of America – Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một quốc gia độc lập vừa chính thức ra đời.

Như vậy, tiến trình ra đời bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của nước Mỹ đã theo một tinh thần rất dân chủ sáng suốt, tuân theo đúng trình tự (due process) của nền tảng căn bản tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law).

Bản văn này đã được Britannica đánh giá có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi nước Mỹ, gây cảm hứng cho nhiều phong trào tiến bộ trên thế giới như các cuộc cách mạng tại Nam Mỹ, thậm chí cả Cách Mạng Pháp. Nhưng Britannica không hề nhắc tới Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hồ Chí Minh, một tuyên ngôn đã thể hiện rõ sự sao chép nhiều ngôn từ và cấu trúc của bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ. Có lẽ Britannica hiểu rằng không thể để độc giả nhầm lẫn giữa những tư tưởng tự do thực sự với một kẻ láu cá lợi dụng Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ hòng thiết lập một chế độ đảng trị chống lại con người.

PHS
(July 3rd 2020 – Hiệu đính Jul 3rd 2022)

03 July 2022

Giàn mướp nhớ bậu, thơ


Trần Trung Đạo: Bản chất của cuộc chiến Việt Nam

LTG: Bài viết không liên quan trực tiếp đến bài hát “Gia tài của mẹ” ngoài hai chữ “nội chiến”. Người viết chỉ mượn câu chuyện thời sự này để bàn thêm và bàn rộng hơn từ bài viết trước “Gọi tên cuộc chiến” với hy vọng các bạn trẻ có cái nhìn bao quát và đa chiều khi tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam. Người viết cũng không nghĩ với bài này và một số bài khác có thể nhanh chóng làm thay đổi nhận thức của những người vốn là hay đang là nạn nhân của hệ thống tuyên truyền CS. “Tuyên truyền” và “khủng bố” là hai cánh tay của đảng. Mikhail Gorbachev phát biểu tại Columbia University ngày 12, tháng 3, 2002  “cả đời tôi sống trong tuyên truyền” và ông thừa nhận trước thời kỳ perestroika (đổi mới) “LX là một xã hội dối trá”. Gorbachev may mắn thấy được, thoát ra được và góp phần thay đổi vận mệnh của các nước thuộc khối LX. Việt Nam còn ít nhưng cũng có những người thấy được và đang cố gắng thoát ra. Cánh cửa ‘internet’ đã hé mở và mỗi ngày thêm rộng. Không vật cản nào có thể che được ánh sáng của sự thật và công lý.  Mọi thay đổi đều bắt đầu từ con người. Những người có cơ hội học hỏi không cần phải nhìn xa, không cần phải so sánh với ai khác, chỉ nhìn lại chính mình đủ để thấy nhận thức mình khác dần theo thời gian học hỏi, tìm tòi. Với đà tiến đó, Việt Nam như một dân tộc chắc chắn một ngày sẽ thay đổi.

**

Hôm đó là ngày 21 tháng Hai, 1972. Mao Trạch Đông thức dậy rất sớm. Ông ta lo cắt tóc và chải đầu bóng loáng. Mao muốn gặp Tổng thống Hoa Kỳ ngay nhưng theo thủ tục, Tổng thống Nixon cần phải nghỉ ngơi và sau đó tham dự buổi tiếp tân do Thủ Tướng Chu Ân Lai khoản  đải. Mao đành phải đồng ý nhưng chỉ thị là đưa Tổng thống đến cho y gặp ngay vào ngày mai. Tổng thống Hoa Kỳ Nixon là người đầu tiên xuống xe, theo sau là Tiến Sĩ Henry Kissinger và rồi Winston Lord, người sau nầy là đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Thế giới đã phải chờ 30 năm để thấy sự thù địch giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ được giải quyết. Mao tin rằng các quốc gia dù với một hệ thống kinh tế khác nhau vẫn có thể hợp tác được và ông ta đang tìm kiếm sự hợp tác rộng rãi hơn với các nước tư bản. Theo Mao, dù hợp tác, nhân loại đã và đang bị phân chia thành ba thế giới khác nhau. Trung Quốc thuộc vào thế giới thứ ba. Vì vậy, hoà bình, đối với Mao chỉ là tạm thời.  (Dr. Li Zhisui, The Private Life of Chairman Mao, Trần Trung Đạo tuyển dịch, Boston 1997)

Các chi tiết về các thỏa thuận được bàn ở cấp thấp hơn nhưng nội dung buổi gặp gỡ ngắn giữa Mao và Nixon cho thấy những vấn đề nhức nhối của thế giới hôm nay, tròn nửa thế kỷ trước cũng đã được đem ra bàn.

Theo tài liệu của chính phủ Mỹ được giải mật ngày 11 tháng 12, 2003, hôm đó TT Nixon nói với Mao: “Tôi hy vọng có thể nói chuyện với Thủ tướng Chu Ân Lai và sau đó là với Chủ tịch về các vấn đề như Đài Loan, Việt Nam và Hàn Quốc. Tôi cũng muốn nói về — và điều này rất nhạy cảm — tương lai của Nhật Bản và vai trò của Ấn Độ; và trên bối cảnh thế giới rộng lớn hơn, tương lai của quan hệ Liên Xô và Mỹ. Bởi vì chỉ khi chúng ta nhìn thấy toàn cảnh thế giới và những thế lực to lớn đang làm thay đổi thế giới thì chúng ta mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn về những vấn đề cấp bách và trước mắt luôn chế ngự tầm nhìn của chúng ta.” (Mao Zedong meets Richard Nixon, February 21, 1972, US-China Institute, USC)

Sau một cuộc chiến quá nhiều tốn kém về cả nhân mạng lẫn tài sản, TT Nixon tìm cách rút ra. Nhưng để được rút trong “danh dự”, Mỹ phải thỏa hiệp với một trong hai “đỡ đầu” của CSVN. Theo đúng sách vở, tại một thời điểm nhất định bạn chỉ nên có một kẻ thù và nếu có hai, kẻ thù tốt nhất bạn thỏa hiệp là kẻ thù đang cần thỏa hiệp, trong trường này là TC. Trong buổi gặp Mao, TT Nixon còn “đổ thêm dầu vào lửa” khi cho Mao biết số quân LX đóng tại biên giới TC còn đông hơn quân LX đóng ở biên giới với các nước Châu Âu. Đó cũng là điểm khác nhau căn bản giữa Chủ thuyết Nixon và Chủ thuyết Truman.

Trước đó, trong diễn văn đọc tại Guam tháng 11, 1969, TT Nixon tuyên bố Mỹ chỉ yểm trợ vũ khí và phương tiện cho các quốc gia đồng minh nhưng bảo vệ lãnh thổ là trách nhiệm của chính phủ và nhân dân các nước đó.

Nửa thế kỹ trước Mỹ không quá lo ngại TC về mặt kinh tế.  Năm  1972, GDP của TC là 114 tỷ dollar, bằng một phần mười của Mỹ và GDP tính theo đầu người chỉ  mới 130 dollar.  Cho tới 1980, GDP tính theo đầu người của TC cũng chỉ mới lên đến 307 dollar, đứng sau 127 quốc gia. Nước đứng 126 là Cộng Hòa Trung Phi do hoàng đế và cũng là chàng rể bất đắc dĩ Việt Nam Jean-Bédel Bokassa cai trị.Những hàng hóa xuất cảng của TC những năm đó rất giới hạn và phần lớn là đồ dùng trong nhà. Mao khoe với TT Nixon, TC xuất cảng ớt sang Nam Hàn.

Điều đáng lưu ý là trong Thông Cáo Chung Thượng Hải, Mao cam kết tiếp tục ủng hộ CSVN hoàn thành các mục tiêu của đảng, tức CS hóa Việt Nam.

Những lời tiên đoán của TT Dwight D. Eisenhower trong “học thuyết Domino” ngày 7 tháng 4, 1954 không đúng cho Đông Nam Á, Á Châu và Châu Đại Dương. TT Eisenhower lo xa khi tuyên bố Miến Điện, Thái Lan, Nhật Bản, Formosa, Philippines, Úc, New Zealand cũng có thể rơi vào tay CS. (President Eisenhower’s News Conference, Robert Richards, 4, 1954).

Rút ra khỏi Việt Nam không chỉ là chủ trương của TT Nixon (Cộng Hòa) mà cũng là chủ trương của quốc hội Mỹ do đảng Dân Chủ chiếm đa số tại cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện. Ngày 7 tháng 5, 1974, Thượng Viện Mỹ với tỉ số 43 trên 38, chống lại yêu cầu của hành pháp chi viện thêm 266 triệu dollar viện trợ quân sự cho VNCH. Thượng Nghị Sĩ Edward M. Kennedy, Dân Chủ tiểu bang Massachusetts lãnh đạo cánh chống đối với sự ủng hộ của các thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ. (New York Times, May 6 1974)

Người viết dài dòng đoạn này để các bạn trẻ thấy dù đã có hàng ngàn tác phẩm và vô số hội thảo, tranh cãi, phê bình, oán trách về nguyên nhân, hậu quả, các lý do trực tiếp, gián tiếp dẫn đến ngày 30 tháng 4. Tuy nhiên bên cạnh các lý do không được mọi người đồng ý, một lý do đa số đều đồng ý đó là sự thay đổi chính sách của Mỹ tại Á Châu. Lịch sử bang giao quốc tế diễn ra trong nửa thế kỷ qua cho thấy đúng như vậy.

Nhưng không phải vì việc Mỹ thay đổi chiến lược mà Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.Trong hơn ba năm sau đó,  chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục chiến đấu trong một cuộc chiến không cân sức, thiếu thốn về mọi mặt.

Sự hy sinh của 58,220 người lính Mỹ là sự hy sinh to lớn và đáng kính nhưng không thể so với sự chịu đựng của hơn hai chục triệu dân miền Nam Việt Nam, trong đó hàng triệu quân và dân đã chết một cách oan ức.  Từ những cụ già ở Huế cho đến những em bé còn mặc tả ở nhà hàng Mỹ Cảnh hay tuổi chưa lên mười ở Tiểu học Cai Lậy đã chết trong tức tưởi vì tham vọng CS hóa toàn cõi Việt Nam của đảng CSVN bắt đầu tại Cửu Long, Hương Cảng tháng 2, 1930.

Thế nhưng, quan điểm chiến tranh Việt Nam là chiến tranh giữa Mỹ và CSVN đã ăn sâu vào nhận thức của không ít các tầng lớp người Mỹ, từ người dân bình thường cho đến giới trí thức, văn nghệ sĩ, nhà làm phim Mỹ.

Ngày 23 tháng 3, 2017, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Viện trưởng Viện Đại Học Harvard viếng thăm Đại học Fulbright Việt Nam. Nhân dịp này bà đọc một diễn văn tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Một phần khá dài của diễn văn, bà dành để nói về Chiến tranh Việt Nam, nội chiến Hoa Kỳ và hòa giải Nam Bắc Mỹ.

Trong suốt diễn văn bà Drew Faust không hề nhắc đến sự chịu đựng của người dân miền Nam Việt Nam hay nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), chính phủ đại diện cho hơn một nửa dân số Việt Nam ngày đó. Người viết không nghĩ bà dè dặt hay không muốn làm buồn lòng quốc gia chủ nhà. Nhưng giống như một số khá đông các trí thức Mỹ trước đây, sau 44 năm từ khi các đơn vị trực tiếp chiến đấu Mỹ rút khỏi Việt Nam vào tháng Ba năm 1973, bà vẫn chưa nhìn sâu được vào bản chất của cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Bà Drew Faust không hiểu được trên con đường Việt Nam đầy máu nhuộm chạy dài suốt 158 năm, từ khi viên đại bác của Rigault de Genouilly bắn vào Sơn Chà, Đà Nẵng sáng ngày 1 tháng 9, 1859 cho tới hôm nay, nhiều triệu người Việt đã hy sinh vì độc lập tự do dân tộc. Đảng CS là một nhóm rất nhỏ và chỉ ra đời vào tháng 3, 1930. Cộng Sản thắng chỉ vì họ có mục đích rõ ràng, dứt khoát, kiên trì và bất chấp mọi phương tiện để hoàn thành mục tiêu đã vạch ra.

Bà Drew Faust là người học nhiều, hiểu rộng. Chắc chắn điều đó đúng. Nhưng nghe hay đọc một câu chuyện và cảm thông với những nạn nhân trong câu chuyện là một chuyện khác. Ngôn ngữ không diễn tả được hết nỗi đau và đôi mắt thường không thấy được những vỡ nát bên trong một vết thương. Là một sử gia, bà biết lịch sử được viết bởi kẻ cưỡng đoạt không phải là chính sử. Chính sử vẫn còn sống, vẫn chảy nhưng chỉ được hiểu bằng nhận thức khách quan, tinh tế, chia sẻ với những tầng lớp người đang chịu đựng thay vì đứng về phía giới cầm quyền cai trị.

Người viết xin phân tích một số định nghĩa về bản chất của cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Phải chăng Chiến tranh Việt Nam là Chiến tranh Ủy nhiệm (Proxy War)?

Chiến tranh Ủy nhiệm là gì?

Chiến tranh Ủy nhiệm (Proxy War) là cuộc chiến tranh mà các quốc gia bên ngoài, thường là cường quốc, không tham gia trực tiếp cuộc chiến nhưng qua hình thức cung cấp võ khí, tài chánh cho các phe cánh, lực lượng trong quốc gia đó đánh nhau vì quyền lợi riêng của các phe nhóm này nhưng cũng tương hợp với quyền lợi của nước bên ngoài.

Chiến tranh diễn ra tại Syria thường được báo chí gọi là chiến tranh ủy nhiệm. Mỹ, Nga, Iran, Thổ, Anh, Pháp, Saudi Arabia và Qatar góp phần tàn phá Syria khi yểm trợ cho các phe nhóm, nhiều khi bất cần hành vi khủng bố của các phe nhóm này, để tranh giành ảnh hưởng và tài nguyên của vùng Trung Đông.

Không ít báo chí quốc tế và nhà nghiên cứu Chiến tranh Lạnh gọi chiến tranh Việt Nam trước khi Mỹ đổ bộ vào tháng Năm, 1965, là chiến tranh ủy nhiệm, trong đó Trung Cộng, Liên Xô một bên, Mỹ và đồng minh một bên.

Định nghĩa chiến tranh Việt Nam là chiến tranh ủy nhiệm chỉ đúng khi nhìn cuộc chiến từ quan điểm đế quốc dù là  Mỹ,  Liên Xô hay Trung Cộng chứ không phải từ vết thương, từ vị trí của nạn nhân buộc phải chiến đấu để sống còn như dân và quân miền Nam Việt Nam.

Như có lần người viết dẫn chứng, một người lính nghĩa quân gác chiếc cầu ở đầu làng để mấy anh du kích khỏi về giựt sập cũng là một biểu hiện hùng hồn của lý tưởng tự do và chủ quyền. Chiếc cầu là huyết mạch kinh tế của làng, là trục giao thông chính của làng, là vẻ đẹp của làng, và bảo vệ chiếc cầu là nhiệm vụ sống còn mà người lính nghĩa quân phải làm cho bằng được.

Không ai “ủy nhiệm” anh lính nghĩa quân cả. Anh không bảo vệ chiếc cầu giùm cho Mỹ mà cho chính anh và bà con trong thôn xóm của anh. Lý tưởng tự do của một dân tộc dù thiêng liêng to lớn bao nhiêu cũng bắt nguồn từ những hình ảnh nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa đó.

Trong phần lớn chiều dài của cuộc chiến, quyền lợi của Mỹ ở Đông Nam Á và quyền lợi của VNCH tương hợp. VNCH đã nhận hầu hết viện trợ quân sự của Mỹ kể cả nhân lực nhưng không đánh thuê cho Mỹ như CS tuyên truyền.

Chiến tranh Việt Nam là Nội chiến (Civil War)?

Thế nào là nội chiến?

Theo các định nghĩa chính trị học, nội chiến (civil war) là cuộc chiến tranh giữa hai thành phần có tổ chức trong cùng một quốc gia vốn trước đó thống nhất, mục đích của một bên là chiếm đoạt bên kia để hoàn thành ý định chinh phục lãnh thổ hay thay đổi chính sách nhưng không thay đổi thể chế.

Theo định nghĩa này, chiến tranh Nam-Bắc Mỹ là nội chiến, hoặc xung đột võ trang giữa chính phủ da trắng và Nghị Hội Toàn Quốc Nam Phi (African National Congress) gọi tắt là ANC chống chính sách Phân biệt Chủng tộc tại Nam Phi là nội chiến.

Bắc Mỹ dưới sự lãnh đạo của TT Abraham Lincoln thắng cuộc nội chiến Mỹ nhưng chỉ thay đổi chính sách nô lệ, trong lúc cơ chế chính trị và chính phủ cấp tiểu bang gần như không thay đổi nhiều.

Tại Nam Phi cũng vậy. Sau cuộc đấu tranh dài dưới nhiều hình thức, cuối cùng ANC đã thắng nhưng cũng chỉ hủy bỏ chính sách Phân Biệt Chủng Tộc (Apartheid) tại Cộng Hòa Nam Phi nhưng không xóa bỏ nền kinh tế thị trường. Không chỉ cựu Tổng thống Frederik Willem de Klerk trở thành cố vấn của TT Nelson Mandela trong suốt nhiệm kỳ mà nhiều viên chức trong chính phủ de Klerk, các tư lịnh quân binh chủng, lực lượng cảnh sát quốc gia đều tiếp tục nhiệm vụ của họ.  

Cuộc chiến Việt Nam về hình thức là nội chiến vì cả hai bên đều là người Việt. Nhưng về bản chất thì không phải.  “Nội chiến” theo cách hiểu bình dân nhất là phải có ít nhất hai bên trong một nước đánh nhau để chiếm đất đai, tịch thu của cải, cướp chính quyền. Chính phủ và nhân dân Miền Nam Việt Nam, ngoại trừ các hoạt động tình báo mà các quốc gia có cơ chế chính trị đối nghịch nào cũng đều thực hiện,  không ồ ạt đổ quân vượt sông Bến Hải để đánh ra miền Bắc, không chủ trương thôn tính miền Bắc và không nhằm “giải phóng miền Bắc” mà chỉ bảo vệ mảnh đất thiêng liêng  họ đã “chọn nơi này làm quê hương”. 

Sau Hiệp định Geneva 1954, chính phủ và nhân dân VNCH hoàn toàn không muốn chiến tranh. Hơn tám mươi năm chịu đựng không biết bao nhiêu đau khổ dưới ách thực dân, mục đích trước mắt của chính phủ và nhân dân miền Nam là có được cơm no, áo ấm, có được cuộc sống tự do và xây dựng miền Nam thành một nước cộng hòa hiện đại.

Sau khi VNCH bị cưỡng chiếm 30 tháng 4, 1975, đảng CSVN không chỉ thay đổi về chính sách như trường hợp Mỹ hay Nam Phi mà thay đổi toàn bộ cơ chế. Nói theo lý luận CS đó là sự thay đổi tận gốc rễ từ thượng tầng kiến trúc (chính trị) đến hạ tầng cơ sở (kinh tế) bằng các biện pháp dã man không thua kém Mao, Stalin.

Khi một cuộc chiến nhằm thay đổi cả cơ chế kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, lịch sử, về bản chất cuộc chiến đó không còn là nội chiến nữa. Ai gọi chiến tranh Việt Nam là nội chiến chỉ đúng về hình thức, nội dung vẫn là chiến tranh của chính phủ và nhân dân miền Nam yêu chuộng tự do chống ý thức hệ CS xâm lược.

Phải chăng chiến tranh Việt Nam là “Chiến tranh chống Mỹ Cứu Nước”?

Stalin, trong buổi họp với Mao và Hồ Chí Minh tại Moscow giữa tháng Hai, 1950 đã phó thác sinh mạng CSVN vào tay Trung Cộng.

Stalin nói với Hồ Chí Minh tại Moscow “Từ bây giờ về sau, các đồng chí có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của Liên Xô, đặc biệt hiện nay sau thời kỳ chiến tranh, thặng dư của chúng tôi còn rất nhiều, và chúng tôi sẽ chuyển đến các đồng chí qua ngã Trung Quốc. Tuy nhiên vì điều kiện thiên nhiên, chính yếu vẫn là Trung Quốc sẽ giúp đỡ các đồng chí. Những gì Trung Quốc thiếu chúng tôi sẽ cung cấp.” Sau đó tới phiên Mao, y cũng lần nữa xác định với Hồ “Bất cứ những gì Trung Quốc có mà Việt Nam cần, chúng tôi sẽ cung cấp.”

Theo Trương Quảng Hoa trong “Hồi ký của những người trong cuộc” Hồ Chí Minh nói với Mao bằng tiếng Trung Quốc trên xe lửa từ Liên Xô về Trung Cộng “Mao Chủ tịch, Stalin không chuẩn bị viện trợ trực tiếp cho chúng tôi, cũng không ký hiệp ước với chúng tôi, cuộc chiến tranh chống Pháp từ nay về sau chỉ có thể dựa vào viện trợ của Trung Quốc.” (Trương Quảng Hoa, Hồi ký của những người trong cuộc”, Viêm Hoàng xuân thu số 5,1999, Dương Danh Dy dịch và hiệu đính)

CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng, không chỉ phương tiện chiến tranh, kinh tế, quốc phòng, hệ ý thức, cơ sở lý luận mà cả cách nói, cách ăn mặc, cách chào hỏi. Mao gần như đơn phương quyết định mọi hoạt động quân sự của Việt Minh kể cả việc chọn thời điểm cần phải thắng tại Điện Biên Phủ để giành lợi thế trên bàn hội nghị. (Qiang Zhai, China & The Vietnam Wars, 1950-1975, University of North Carolina Press, 2000)

Sau xung đột Eo Biển Đài Loan, và trầm trọng hơn, sau chiến tranh Triều Tiên với gần 400 ngàn quân Trung Cộng bị giết, trong số đó có Mao Ngạn Anh (Mao Anying), con trai trưởng và gần gũi nhất của Mao, từ đó kẻ thù lớn nhất của Mao Trạch Đông là Mỹ. Mao chỉ thị toàn bộ bộ máy tuyên truyền tại Trung Cộng phải chống Mỹ bằng mọi giá. Chống Mỹ từ xa, chống Mỹ ở gần, chống Mỹ trong lý luận, chống Mỹ trong thực tế, chống Mỹ khi có mặt Mỹ và chống Mỹ khi không có mặt Mỹ.

Tuân lệnh Mao, trong Hội nghị Lần thứ Sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng CSVN đã nghĩ đến chuyện đánh Mỹ: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ.”

Khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” được thai nghén từ quan điểm và thời điểm này. Nhưng “nước” trong khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” phải hiểu là nước Tàu chứ không phải nước Việt, lý do trong thời điểm này chưa có một người lính hay một cố vấn Mỹ nào ở Việt Nam. Hôm đó, 15 tháng 7, 1954, ngay cả Hiệp định Geneva 1954 cũng còn chưa ký.

Thực tế chính trị thế giới trong giai đoạn sau Thế Chiến Thứ Hai là thực tế phân cực và sự chọn lựa của thời đại là chọn lựa giữa Tự do hay Cộng Sản. Không chỉ các nước bị phân chia như Triều Tiên, Đức mà cả các quốc gia không bị phân chia như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ v.v… cũng chọn thế đứng dân chủ Tây Phương để làm bàn đạp phát triển đất nước.

Miền Nam có tất cả khó khăn của một nước cộng hòa đang chập chững đi lên. Miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính. Nhưng dù có gì đi nữa những khó khăn, bất trắc đó cũng là những vấn đề của nội bộ miền Nam Cộng Hòa không liên quan gì đến miền Bắc CS.

Người dân miền Nam có ước mơ “thống nhất đất nước “ và “đoàn viên dân tộc” không? 

Chắc chắn là có.

Nhìn vào kho tàng văn hóa, đặc biệt trong lãnh vực âm nhạc, của VNCH để thấy mơ ước hòa bình, thống nhất, tự do, đoàn viên dân tộc là nguồn thôi thúc cho hàng ngàn tác phẩm, nhạc phẩm của văn nghệ sĩ tại miền Nam. Tình yêu nước trong sáng không bị ai dẫn dắt, chỉ đạo thấm đậm trong lòng người dân:

“…Rồi đây dù lạc ngàn nơi 
Ta hướng về chốn xa vời 
Tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai 
Nghẹn ngào thương nhớ “em”… Hà Nội ơi…”

(Vũ Thành, Giấc Mơ Hồi Hương)

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từ Đại Lộc, Quảng Nam vào Sài Gòn cuối thập niên 1950. Dòng sông và vùng đất “cày lên sỏi đá” đã để lại trong anh niềm trăn trở sâu đậm về tương lai đất nước. Tại Sài Gòn, nhạc sĩ trẻ còn trong tuổi hai mươi đã đưa những trăn trở đó vào âm nhạc và hình thành nên nhạc phẩm để đời: Kinh Khổ. Kinh khổ với lời nhạc như những tiên tri cho một đoạn đường đầy bi tráng mà dân tộc sắp phải trải qua và ước mơ một ngày nhìn nhau trong tình anh em ruột thịt:

Lời nguyện cầu này cho nhau 
Từ khi loạn ly vào đêm đầu 
Tình người tiêu hao. Niềm tin bội bạc 
Gà giục sang canh mãi ngoài hiên đầu tỏ tròn tiếng gáy 
Lạnh lùng một ngày một qua mau 
Lời kinh mù sương mờ trên đầu 
Mộng chờ sau đêm. Ngày mai thật lạ. Thù hằn anh em 
Bỗng nhìn nhau gọi nhau thật đậm đà…

(Kinh Khổ, Trầm Tử Thiêng)

Khát vọng “thống nhất đất nước” như dòng suối luôn chảy trong tâm hồn người Việt ở miền Nam nhưng không thể thống nhất bằng hai bàn tay trắng, bằng cái bụng đói, bằng chiếc áo rách, bằng con đường đất, bằng mái nhà tranh.

Vì thế, chọn lựa xây dựng miền Nam trước và thống nhất đất nước khi thời cơ thuận tiện là chọn lựa đúng không chỉ phù hợp với nguyện vọng của người dân mà còn phù hợp với xu thế thời đại.

Trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh bắt đầu, 1947, ngoài Việt Nam, thế giới có hai quốc gia chia cắt nổi bật là Triều Tiên và Đức và hai quốc gia chia cắt này để lại hai bài học lớn.

Thứ nhất, bài học Triều Tiên.

Mục đích duy nhất của Kim Nhật Thành là tập trung cả bán đảo Triều Tiên dưới chế độ CS do y cai trị. Họ Kim sang LX tháng 3, 1949 và đầu năm 1950 sang LX lần nữa để cố thuyết phục Stalin. Stalin đồng ý trên nguyên tắc vì tin rằng Mỹ sẽ không can thiệp bằng quân sự. Tháng Năm, 1950, Kim Nhật Thành gặp Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh để duyệt và phê chuẩn kế hoạch tấn công Nam Hàn. Mao lo lắng nhưng vì Stalin đã đồng ý nên việc họ Kim trình bày với ông ta chẳng qua là “chuyện đã rồi”. (Sheila Miyoshi Jager  Brothers at War: The Unending Conflict in Korea, Profile Book, 2014)

Như cả thế giới đều biết, Mỹ đưa quân phản công. Tham vọng điên cuồng “CS hóa Triều Tiên” của Kim Nhật Thành đã thất bại và gây ra cái chết cho  khoảng 3 triệu người dân Triều Tiên trên cả hai miền.

Sau khi chiến tranh Triều Tiên ngưng tiếng súng vào tháng 7, 1953 với 780 ngàn quân Bắc Hàn bị giết, Kim Nhật Thành bừng tỉnh và biết giấc mộng CS hóa Triều Tiên của y là một cuộc phiêu lưu điên cuồng. Từ đó, ngoài miệng hăm he nhưng họ Kim không còn nghĩ tới chuyện “thống nhất đất nước” lần nữa.

Tại Nam Hàn, Tổng thống Nam Hàn Phác Chính Hy không chủ trương “giải phóng miền Bắc” mà đặt ưu tiên vào hiện đại hóa Nam Hàn. Con đường Nam Hàn trải qua cũng đầy những ổ gà, gai góc với tham nhũng, ám sát nhưng họ đã vượt qua để ngày nay là một trong những cường quốc của Á Châu.

Thứ hai, bài học Tây Đức.

Thủ tướng Konrad Adenauer của Tây Đức  tập trung nỗ lực vào việc đưa Tây Đức trở thành một cường quốc kinh tế trong cộng đồng Châu Âu. Adenauer là một trong những lãnh đạo Châu Âu kiên quyết chống lại sự bành trướng của LX và là một thành viên tích cực của NATO  sau khi gia nhập tổ chức này năm 1955. Việc nước Đức thống nhất năm 1990 không tốn một viên đạn phát xuất từ tầm nhìn xa của Thủ tướng Konrad Adenauer.

Đảng CSVN thì sao?

Hai bài học đó đều diễn ra trước Hội Nghị lần thứ 15, tháng 1-1959, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Lao Động Việt Nam, để quyết định “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam”. (Nghị quyết hội nghị Trung ương 15, Nhân Dân,10-03-2005)

Sách lược của giới lãnh đạo CSVN phản ảnh mục đích CS hóa Việt Nam đã được đề ra từ 1930: “Ðảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc, đại biểu cho quyền lợi chính và lâu dài cho cả giai cấp vô sản, lãnh đạo tranh đấu để đạt mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.” (Các cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo điện tử đảng CSVN,23/03/2020)

Vì “mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản” đã được đóng đinh và rỉ sét trong đầu các thế hệ lãnh đạo CSVN  nên họ không thấy những gì đang diễn ra trên thế giới, không hình dung được một miền Bắc sẽ đói nghèo như thế nào và miền Nam sẽ chết chóc ra sao một khi chiến tranh bùng nổ, không cân nhắc phản ứng của nước Mỹ đang dư thừa bom đạn sản xuất trong Thế Chiến Thứ Hai nếu đảng CS đưa quân đội vào chiếm miền Nam, không hiểu được đường lối đối ngoại cương quyết ngăn chặn vết dầu loang CS (Containment Policy) của các Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson và Mỹ John Foster Dulles, của các Tổng thống Mỹ Harry S. Truman và Dwight D. Eisenhower.  

Theo con số do chính đảng CS đưa ra năm 1995, hơn hai triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến Việt Nam. Dù mặc áo gì, ăn cơm gì, mang súng gì họ vẫn là người Việt Nam, vẫn là những thanh niên lẽ ra không phải chết. Đó là chưa nói đến “một Việt Nam đánh bại đế quốc Mỹ” để  rồi dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, tham nhũng, mất dần biển đảo và ăn mày từng liều thuốc như hôm nay.

Do đó, lý do VNCH không chịu bầu cử mà đảng rao gần như mỗi ngày từ chiếc loa đầu xóm cho đến trường lý luận trung ương chẳng qua chỉ để tuyên truyền. Thủ thuật này đã lôi kéo được nhiều người Việt nhẹ dạ và nặng cảm tính ở cả hai miền. Nhiều trong số những nạn nhân bị tẩy não cho đến nay vẫn không phân biệt được sự khác nhau giữa Pháp và Mỹ.

Giả sử, nếu có bầu cử để “thống nhất đất nước” và đảng CS thua, liệu họ sẽ giải nhiệm các cấp chính trị viên và sáp nhập vào quân đội quốc gia, giải tán bộ máy công an chìm nổi, đóng cửa các cơ quan tuyên truyền, từ chức khỏi tất cả chức vụ điều hành đất nước?

Trừ phi mặt trời mọc ở hướng tây và lặn ở hướng đông điều đó không bao giờ xảy ra.  Do đó, tên gọi của cuộc chiến khác nhau tùy theo quan điểm, góc nhìn, quyền lợi và mục đích, nhưng với nhân dân miền Nam, đó chỉ là cuộc chiến tự vệ của những người Việt yêu tự do dân chủ chống lại ý thức hệ CS độc tài xâm lược.

Người bình thường nhìn vào một sự kiện qua hiện tượng nhưng người có ý thức phải tìm hiểu từ bản chất, bởi vì không thấy rõ bản chất xâm lược của ý thức hệ CS sẽ khó có thể chọn con đường đúng để phục hưng Việt Nam.

Trần Trung Đạo
(Bổ sung từ bài viết “nhìn lại chiến tranh”)

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...