30 December 2022

Có Một Người

Lê Quốc

Câu chuyện tưởng chừng như một đoạn phim hay, hoặc một đoạn văn hư cấu hấp dẫn của một nhà viết tiểu thuyết. Nhưng không. Đây là một chuyện thật I00%. Cả nước Pháp, từ trí thức đến bình dân, đều biết. Trong nước, ngoài nước - đều biết.

Có Một Người,

Bị tình phụ, vợ bỏ theo trai - theo một thằng nhóc tì 15 tuổi, học trò của mình và tuổi đáng con mình - bỏ lại mái ấm gia đình hạnh phúc với ba con và một ông chồng có địa vị, hiền lành đứng đắn, rất mực yêu vợ, thương con. Trước cảnh ngộ đau lòng vợ bỏ ông ra đi theo tình nhân mới mà ông không một lời oán trách, cũng không lên tiếng phàn nàn ồn ào, nói xấu vợ minh như thường tình thiên hạ mà âm thầm, lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục hy sinh cho vợ được hạnh phúc trọn vẹn trong tình yêu mới. Sự nhẫn nhục phi thường nầy đã làm nên tên tuổi ông. Thói thường, người ta hay có cái nhìn hướng ngoại, nhìn người khác mà phê phán, nhưng ít ai quay lại nhìn chính mình để tìm hiểu khuyết điểm của minh. “Người nầy” khác hẳn người khác, quay lại nhìn mình trước tiên, tìm xem minh có những khuyết điểm gì? Có phải vì mãi lo sự nghiệp mà lơ là, thiếu sự âu yếm thương yêu, thiếu sự chăm sóc chiều chuộng vợ để vợ mình phải đi tìm tình yêu mới. Nghĩ là lỗi tại minh nên ông tự sửa làm một người chồng thật tốt, khắc phục mọi khuyết điểm, để mong vợ trở về sống hạnh phúc với ba con. Nhưng vô vọng.

Alfred de Musset & George Sand

Những cuộc tình éo le, ngang trái nầy không phải chỉ “CÓ MỘT NGƯỜI” mà dẫy đầy trong văn học Pháp cũng như Việt Nam. Lấy một thí dụ điển hình: * Alfred de Musset: Đêm tháng năm (Nuit de Mai) - đêm đau đớn nhứt đời ông vì nữ sĩ Amantine Aurore Lucile Dupin (tức George Sand) đã từ giã ông sau những ngày tận hưởng hạnh phúc lãng mạn, yêu đương nồng cháy, tắm nắng thi ca, lặn hụp trong biển tình ân ái. Trên đời có gì đau khổ hơn bị người yêu cắm sừng trên đầu, rồi ôm cầm sang thuyền khác. Nhà thơ Alfred de Musset thể chất vốn yếu đuối,“tiên thiên bất túc”, đau khổ rên rỉ khóc than như điên dại, loạng choạng bước đi trong bóng đêm tháng năm (Nuit de Mai) - đêm của sự đau khổ chia ly pha lẫn với nỗi buồn cô độc, của nước mắt khổ đau rơi xuống cõi lòng tan nát và những ngày hạnh phúc yêu đương đã xa rồi và bị thay thế bằng sự trống vắng cô đơn đang dày xéo tâm hồn.

Đang đau khổ cùng tột, bỗng có tiếng gọi từ cõi xa xăm vọng lại như tiếng gọi thiêng liêng của người chị an ủi vỗ về, tiếng thì thầm tình tự của người yêu chia sẻ: Hãy đứng dậy, gào thét lên tiếng kêu tuyệt vọng! Đừng làm con đà điểu gục đầu rên rỉ khóc than. Không gì làm chúng ta vĩ đại bằng sự đau khổ. “Rien ne nous si grands qu’une douleur” Đó là tiếng gọi của nàng Muse ( Nàng thơ) đã giúp chàng thi sĩ đang ở trạng thái cùng cực của sự đau khổ mà đứng dậy dựa vào đau khổ để biến nó thành những câu thơ bất hủ: 

Les plus désespérés sont les chants les plus beaux 
J’en sais d’immortels qui sont de purs sanglots 
(Alfred de Musset)

Và ngày nay thơ không chỉ giúp cho nhà thơ vượt qua nỗi khổ đau khi bị tình phụ như Alfred de Musset hay dằng dặc buồn thương tiếc nuối như T.T Kh, yêu thầm trộm nhớ như Félix Arvers – mà thơ ngày nay từ 45-54 trở về sau): "Thơ là chiếc nạng vững chắc cho người già, là chỗ dựa cho người thất thế, từ đó đứng lên làm lại cuộc đời"(Nguyễn mộng Giác giới thiệu Tạp chí Khoa Hữu). Phùng Quán cũng lên tiếng “ Có những phút ngã lòng, ta hãy vịn câu thơ mà đứng dậy”. Và từ đó, những nhà thi sĩ, trong những giây phút ngã lòng, hoặc khi bị thất thế, bị tù ngục, đều lấy câu thơ làm chiếc nạng hay dựa vào câu thơ mà đứng dậy như Trần Dần, Hoàng Cầm, Nguyễn chí Thiện, Phùng Cung, Phùng Quán v.v…

Hãy trở về “Có Một Người” - dù trên đầu đã mọc lên cái sừng to tướng, dù trái tim còn ri rỉ máu nhưng vẫn âm thầm, im lặng chịu đựng với sự nhẫn nhục phi thường. Vết thương lòng hằn sâu tận xương tủy nhưng ông lấy sự nhẫn nhục làm phương châm, nên sau khi ly dị bà Brigitte, ông rời Amiens và chọn cách sống ẩn dật tại một vùng ngoại ô Paris và ít xuất hiện dù là những buổi tiệc gia đình với các con (Web Hoa xương rồng).

(Tổng Thống Emmanuel Macron và vợ: Bà Brigitte Trogneux)

Ngày lễ đăng quang vị Tổng Thống đẹp trai, tài năng, trẻ tuổi nhất nước Pháp với 21 phát súng thần công, với trên 500 quan khách tham dự gồm những nhân vật tăm tiếng như cựu Tổng Thống Francois Hollande, Tổng Thống Nicolas Sarkozy và các nhà tai mắt đại diện cho tầng lớp dân chúng Pháp. Tổng thống E. Macron không muốn làm ồn ào tốn hao công quỷ mà chỉ thực hiện các thủ tục thật giản dị tại điện Élysée. Dù vậy, cũng không thể thiếu những cuộc duyệt binh trong khuôn viên điện Elysée, đội quân nhạc cử hành bản “La Marseillaise” hùng hồn vang dội một góc trời. Đây là ngày toàn dân Pháp reo hò ăn mừng có vị Tổng Thống mới tài năng trẻ tuổi nhứt nước Pháp. Tổng Thống E. Macron đọc một bài diễn văn ngắn gọn, đầy ấn tượng, chào mừng các quan khách và dân chúng với chương trình ông sẽ làm cho dân nước Pháp.

Trong khi nhiều thành phố dân chúng tổ chức reo mừng, lễ đăng quang rộn ràng lời chúc tụng, nhạc quốc ca hùng hồn vang dội một góc trời thì “ CÓ MỘT NGƯỜI” buồn ủ rũ, viết một lá thơ “Thơ cuối ngày gửi em Brigitte”. Bài thơ hay, lời lẽ cảm động, gây một ấn tượng sâu sắc, một rung động cảm thương cho số phần người chồng cũ của bà Brigitte: 

(Ông André-Louis-Auzière – một banquier tại Amiens Pháp 
 chồng cũ của bà Brigitte Trogneux)

Đây là lá thơ cuối ngày gửi em Brigitte:

“Cả thế giới hồi hộp theo dõi những gì đang diễn ra tại điện Elysée. Anh phải đóng cửa ngồi một mình trong ngôi nhà ngoại vi thành phố. Vậy mà tiếng tivi vẫn cứ vang lên trong từng căn phòng nhỏ. Người Pháp đang đón chào Macron - vị Tổng Thống trẻ trung nhất lịch sử nước mình.

Chắc là em không còn tâm trí nào để nghĩ đến anh 
Cái tên André – Louis đã bị xóa rất lâu rồi trong bộ nhớ 
Nhưng anh không thể quên Trogneux tóc vàng một thuở 
Những thanh chocolate vùng «Rua» đâu dịu ngọt bằng nàng
Anh nhớ lại những buổi chiều anh phải lang thang 
Chạy khắp mọi nẻo đường Paris để tìm cho con hộp thuốc 
Chỉ mười năm với ba đứa con có được
Ba đứa con - minh chứng cho tình yêu chúng ta - đẹp hơn cả thiên thần
Anh không ngờ chuyện bắt đầu từ một ngày em đòi ly thân 
Rồi em nhất quyết kêu anh ra tòa bằng cái đơn ly dị
“Không thực sự hạnh phúc”- em tự nhiên nói thế
Cuối cùng anh phải chiều em thôi
Vì anh biết em đã tìm thấy một phương trời
Cứ như Newton bất ngờ tìm ra định luật quả táo rơi
Em ngỡ ngàng tìm ra một chàng trai kém minh hai con giáp
Cũng chẳng có gì bất thường (nhất là nước Pháp )

Song gia đình của chúng ta thì lại giống bao gia đình kia tất thảy ở trên đời
Em đã có một mái nhà, một mái ấm đó thôi
Dù ai đó cao siêu Là hoàng tử, là nhà vua, hay Chúa Trời đi nữa
Em nên nhớ chữ Thủy Chung là muôn đời muôn thuở 
“Công chúa lấy thằng bán than”, cũng theo nó lên rừng
Có thể em đang mơ một sự nghiệp lẫy lừng
Tổng Thống với Đệ Nhất Phu Nhân tâm đầu ý hợp

Hai mốt phát đại bác vang trời, em choáng ngợp
Tiếng khóc trẻ thơ năm xưa mới đúng nghĩa gia đình
Thật buồn trong giây phút nầy chỉ anh nghĩ đến anh
Nhưng bỗng thấy ấm lòng 
Khi Sébastien, Laurence, Tiphani vừa nhắn tin cho bố
“ Chúng con yêu bố ngàn lần,
Bố hãy tin điều này bố nhớ 
Lát nữa, tan cuộc tại điện Elysée, chúng con sẽ về nhà
Cuộc sống sẽ thực sự bắt đầu với bốn bố con ta”
(André- Louis- Auzière)

Nhân vật chính trong khúc phim nầy là cặp Emmanuel Macron và Brigitte Trogneux. Họ đã sánh bước vinh quang vào điện Elysée, trước sự reo hò nồng nhiệt của dân chúng ủng hộ vị tân Tổng Thống trẻ tuổi, tài năng của nền Cộng Hòa nước Pháp. Có một người đứng sau cuộc tình nầy đang đau khổ cực kỳ nhưng lặng lẽ âm thầm chịu đựng, hy sinh với một sự nhẫn nhục phi thường. "Có Một Người", Người ấy là ai?

Một gia đình hạnh phúc:

Tại Amiens - một thị trấn ở phía Bắc nước Pháp - có một gia đình trí thức: Cha trước làm nghề kiểm toán nhà nước, người con theo học ngành Ngân Hàng. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, người con làm việc rất giỏi trong ngành Ngân Hàng.Về sau trở thành một banquier: Chủ nhà băng tại Amiens. Có địa vị xã hội, có tiền bạc, đời sống sung túc. Tháng sáu 1974 ( Juin 1974) Người nầy thành hôn với Brigitte - một cô giáo dạy văn và Latinh tại một trường Trung học cơ sở. Brigitte con nhà khá giả, sản xuất bánh kẹo và chocolate nổi tiếng. “Người ấy” hết sức thương yêu chiều chuộng vợ khiến cho người xung quanh ngưỡng mộ. Brigitte rất hạnh phúc dưới một mái ấm gia đình, với chồng có địa vị, giàu có, hiền lành, thương yêu vợ rất mực và ba đứa con ra đời là một mối dây ràng buộc cặp vợ chồng thêm gắn bó. Lúc đó, Brigitte chỉ biết có mái ấm gia đình sung túc, chồng thương yêu, con ngoan ngoãn. Niềm hạnh phúc mà biết bao người khát khao thèm muốn.`

Người ấy là ai ? Xin xem tấm hình đám cưới dưới đây:

Hình đám cưới “NGƯỜI ẤY” với cô giáo Brigitte Trogneux. (Người có mang vòng tròn đỏ trên đầu)

Nhưng,
Đời có lắm sự bất ngờ…

Brigitte là người thích văn chương và kịch nghệ. Kéo dài lê thê nhịp sống đơn điệu, buồn chán, Brigitte bèn gợi ý với chồng lập một câu lạc bộ nghiên cứu văn chương và kịch nghệ. Người chồng bao giờ cũng tôn trọng ý của vợ và ủng hộ việc làm nầy. Bây giờ Brigitte thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn, việc làm đáp lại sở thích của mình.

Bất ngờ xuất hiện một chàng trai 15 tuổi tại lớp học của cô giáo Brigitte. Chàng trai mà Laurence, con gái của Brigitte, khen là một chàng trai tuyệt vời am hiểu tường tận mọi việc. Còn cô giáo Brigitte choáng ngợp trước sự thông minh của Macron. Bà nói : Macron có lồi tư duy mà tôi chưa từng thấy trước đây. Mọi ngày thứ sáu, chúng tôi dành nhiều thì giờ để xây dựng các vở kịch. Nhưng chỉ là cái cớ để chúng tôi gần gũi nhau. Một người bạn của Macron tiết lộ: “Cô giáo bị quyến rũ bởi tài viết lách của cậu ấy”.

Con người kỳ lạ hành xử cũng rất lạ kỳ. Con gái tuổi xuân hơ hớ không lấy mà lại lấy bà già đáng tuổi mẹ minh, lại là người có chồng ba con. Cuộc tình đôi đũa lệch, được đánh giá là “vượt mọi định kiến của gia đình và xã hội". Cuộc tình trái cựa gà, tréo cẳng ngỗng nầy lại là cuộc tình của một con người phi thường, xuất chúng, thông minh tuyệt đỉnh. Cặp Emmanuel Macron và Brigitte Trogneux sánh vai cùng nhau vinh quang bước vào điện E1ysée trước sự reo hò nồng nhiệt của dân chúng chào mừng vị tân Tổng Thống tài năng, trẻ tuổi nhứt của nền Cọng Hòa Pháp.

Trong khi 21 phát súng thần công nổ rền trời, tiếng hoan hô dậy đất, đội quân nhạc cử hành bản quốc ca “ La Marseillaise” hùng hồn, cuộc diễn hành trong khuôn viên điện Élyseé, đoàn vệ binh hiên ngang rầm rập nhịp bước theo điệu kèn trống quân hành uy nghi hùng dũng, thì “CÓ MỘT NGƯỜI” đứng đàng sau cuộc hôn nhân Emmanuell-Brigitte, ôm một nỗi đau khổ nhìn cảnh vợ phản bộ, bỏ minh theo tình nhân mà nước mắt tuông rơi, trái tim tan nát…Nhưng “Người ấy” không bao giờ tức tối, mắng chửi, làm ồn ào mất mặt hay nói xấu vợ minh trước mặt người khác. Ông tập trung vào sự nuôi dưỡng và giáo dục ba con. Sau đó, “Người ấy” là một người đàn ông đích thực. Ông không bao giờ làm phiền cuộc sống của Brigitte. Sau khi ly hôn, ông lo cho con cái ăn học và chuyển hết tài sản cho con, ông đến vùng ngoại ô Paris sống ẩn dật và tránh gặp Brigitte, kể cả những buổi tiệc gia đình với các con.

Cuộc tình huyền thoại Macron Brigitte được loan truyền khắp thế giới nhưng không nghe ai nhắc đến “MỘT NGƯỜI” - mặc dầu người ấy về tư cách, sự hy sinh, đức nhẫn nhục ít người sánh được. Thói đời là thế. Phù thịnh chớ ai phù suy! Thiên hạ Đông Tây, Tư bản, Cộng Sản đều thế cả.

Con người đáng kính ấy qua đời tháng 12 năm 2019. Tang lễ ông được tổ chức trong vòng bí mật. Mãi đến ngày 7 tháng 10 2020, con gái ông Tipun Ozier mới thông báo tin cha minh đã qua đời. Trong một tweet, cô viết: “ Cha tôi đã qua đời. vào ngày 24/12/2019. Ông ấy đã được chôn cất trong sự bảo vệ quyền riêng tư nghiêm ngặt nhất. Tôi rất ngưỡng mộ cha tôi. Ông nói rằng ông không muốn làm phiền quá nhiều sau khi mình qua đời. Vì vậy, chúng tôi phải tôn trọng ý muốn của ông. Theo tạp chí Tatler của Anh Quốc, trò chuyện với Paris Match, một những đứa con gái của “Người ấy” và Brigitte nói: “Tôi rất ngưỡng mộ cha tôi là người không thích lề thói, luôn coi trọng sự ẩn danh hơn bất cứ thứ gì. Ông phải được tôn trọng”. Ý tưởng nầy rất phù hợp với sự xa rời mọi người và chuyển sang Paris vùng ngoại ô sống ẩn dật cho đến khi qua đời.

Người nầy không bao giờ khuấy động chuyên phản bội của vợ. Ông chọn cách xa rời thế giới theo cách riêng tư của minh là sống ẩn dật với lòng vị tha và sự nhẫn nhục phi thường.

Đánh giá một con người, không phải chỉ sự thành công nổi tiếng mà còn tư cách, sự nhẫn nhục, lòng hy sinh cao cả, âm thầm chịu đựng, lấy sự nhẫn nhục làm phương châm, lòng vị tha làm tình thương, suốt đời không thay đổi. Con người đó không đáng cho đời ngưỡng mộ hay sao? Cũng như người chiến sĩ cả hai miền Nam Bắc ngoài mặt trận bắn giết nhau thành công thì ai hưởng? Người lính được hưởng gi? Người lính chỉ biết hy sinh ngoài mặt trận, ở hậu phương vợ con đói rách, cơm chan nước mắt hay bị bắt làm con tin, để chồng minh đi xẻ dọc Trường Sơn, đánh cho đến người Việt Nam cuối cùng.

Tuy nhiên còn có một người đời sau nhắc đến và vinh danh họ là thi sĩ Đằng Phương (tức Giáo sư Nguyễn ngọc Huy): Họ là những chiến sĩ xông pha dưới làn tên mũi đạn: Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách. Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên. Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên. Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật. Nhưng máu của họ đã len vào mạch đất. Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông. Và anh hồn chung với tấm tinh trung Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt. Đằng Phương.

“ NGƯỜI ẤY” suy nghĩ cho sâu xa, quả là con người đáng cho đời tôn vinh và ngưỡng mộ như một người chiến sĩ ngoài mặt trận, như cái Dũng của một người anh hùng trước nghịch cảnh.

“ NGƯỜI ẤY” là người có vòng tròn đỏ trên đầu ngày cưới vợ là cô giáo Brigitte Trogneux. Và người ấy chính là André- Louis- Auzière.

“ NGƯỜI ẤY” chính là người bị vợ phản bội mà không một lời oán trách, không làm phiền vợ , luôn luôn một lòng vị tha, bao dung để vợ được sống trọn với tình yêu mới. Trên đời rất ít người vượt qua cảnh ngộ đau lòng nầy, để hành xử được như ông André.

Câu chuyện tình ly kỳ nầy được kết thúc nơi đây. Cặp Macron-Brigitte vinh quang sánh bước vào điện E1ysée - còn ông André chôn chặt nỗi hận lòng dưới ba tấc đất và hành xử với lòng vi tha hiếm có, chọn cách sống ẩn dật ở ngoại thành Paris cho đến khi qua đời. Còn Brigitte khi trở thành Đệ Nhất Phu Nhân thì không còn nhớ gì đến chuyện quá khứ.

Người đời mặc tình phê phán và chọn lựa. Nhưng đừng quên, khi đứng bên ngoài để phê phán thì dễ dàng hơn khi chính bản thân mình đối diện với nghịch cảnh./.

Những ngày bệnh tật cuối thu năm 2022. 
Lê Quốc
**
Ghi chú: 
Tạm thời xin hiểu bức thơ cuối ngày gửi em Brigitte là của ông André -Louis- Auzière trước khi có nhận xét của nhà biên khảo nổi tiếng và uy tín là Ông Trần Việt Long (Cao học 8, Học Viện QGHC). Sự nhận xét của nhà biên khảo xuất sắc nầy, người viết rất đồng ý nhứt là không có bản tiếng Pháp mà chính người viết đã khổ công đi tìm bản tiếng Pháp nhưng không hề có trên các diễn đàn tiếng Pháp và Việt. Như vậy, ông André không viết được tiếng Việt và cũng không thể nhờ người dịch ra tiếng Việt nếu không có bản tiếng Pháp.

Hình đám cưới của ông André-Louis-Auzière (vòng tròn đỏ) và bà Brigitte Trogneux (tháng Juin 1974)

Âu Châu Chống Đỡ Nga

Mark Leonard, “Russia-proofing Europe“, PS
Chuyển ngữ: Lương Định Văn

Ukraine sẽ bước vào năm 2023 với những cánh buồm lộng gió. Mặc cho những nỗi khó khăn vượt bậc, họ đã đẩy lùi nỗ lực ban đầu của Nga nhằm chiếm đóng Kyiv, sau đó tái chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn xung quanh Kharkiv và Kherson, đồng thời gây tổn thất nặng nề cho lực lượng xâm lược. Phát biểu ngay sau khi tờ báo Politico vinh danh ông là người có quyền lực nhất ở Âu Châu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ vẻ lạc quan về mùa đông, dự đoán rằng người dân Ukraine sẽ được hưởng ‘ hòa bình’ vào năm tới.

Photo: The Strategist

Tuy nhiên, như cựu ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski đã trình bày, thật khó tưởng tượng sẽ có được một sự thỏa hiệp đem lại nền hòa bình. Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn một Ukraine tiếp tục ‘không liên kết’, ông ta sẽ phải triệt thoái khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine, trên thực tế có nghĩa là thừa nhận sự thất bại. Điều đó sẽ không thể chấp nhận được đối với Putin. Tương tự như thế, Zelensky khó có thể xem xét việc nhượng bộ bất kỳ vùng lãnh thổ nào của Ukraine trừ khi Ukraine cũng được đề nghị là một thành viên của NATO. Bởi vì những tình huống này khó có thể xảy ra, nên có mọi lý do để dự đoán rằng cuộc xung đột sẽ kéo dài.

Trước triển vọng về một chiến thắng quân sự của Nga ngày càng giảm dần, Putin đã tập trung vào việc phá vỡ sự đoàn kết của Liên Minh Tây Phương (EU) trong việc hỗ trợ và cung cấp cho Ukraine. Do đó, ông ta đang can dự vào một ‘cuộc xung đột toàn diện’ vượt ra ngoài chiến trường để bao gồm một cuộc tấn công đa diện chống lại Liên minh Âu Châu.

Chẳng hạn các chiến thuật khủng bố của Nga ở Ukraine, bao gồm các cuộc tấn công dai dẳng gần đây vào hạ tầng cơ sở dân sự như các nhà máy điện, rõ ràng nhằm mục đích làm cho cuộc sống của Ukraine ngày càng trở nên không thể chịu đựng được và tạo thêm một làn sóng người tỵ nạn đến các nước EU. Hiện đã có 30% người Ukraine đang thất nghiệp và Zelensky đã yêu cầu những người tị nạn đừng quay trở về vào mùa đông này – một dấu hiệu đáng quan ngại.

Con số 14 triệu người Ukraine đã phải di tản trong năm nay là số lượng người tị nạn lớn nhất ở Âu Châu kể từ khi kết thúc cuộc Thế chiến thứ II, và tám triệu người đã phải trốn sang EU khiến cho ‘cuộc khủng hoảng người tị nạn’ vào năm 2015 giống như một giai đoạn khởi đầu. Sự hào hiệp của Âu Châu đối với người tị nạn Ukraine là điều đáng phấn khởi. Nhưng liệu nó sẽ kéo dài được bao lâu?

Con số người tị nạn ở Ba Lan hiện quá cao—8% cư dân của nước này được sinh ra bên ngoài lãnh thổ Ba Lan—đến nỗi một số nhà bình luận hiện gọi nước này là ‘quốc gia có hai quốc tịch’. Sự biến đổi từ một quốc gia di cư trở thành một quốc gia nhập cư sẽ có những hậu quả sâu xa. Ba Lan đã chi gấp đôi số tiền dành cho việc tiếp nhận người tị nạn so với số chi về viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo cho Ukraine. Họ cũng không phải là một quốc gia duy nhất. Riêng về nước Đức hiện đã tiếp nhận hơn một triệu người Ukraine.

Ngoài việc vũ khí hóa vấn đề di dân, Putin cũng sẽ tiếp tục sử dụng nguồn cung cấp năng lượng để làm suy yếu quyết tâm của Tây Phương, sử dụng nguồn cung cấp thực phẩm và phân bón để đạt được lợi thế chính trị trên trường quốc tế. Một phân tích gần đây của tờ The Economist cho thấy việc gia tăng giá cả do cuộc chiến năng lượng của Putin gây ra có thể đưa đến sự tử vong của hơn 100.000 người trên khắp Âu Châu trong mùa đông này, có thể vượt quá tổng số tử vong trên chiến trường cho đến nay.

Hơn nữa, nạn lạm phát, hậu quả trực tiếp của cuộc chiến năng lượng của Putin ở Âu Châu, có thể góp phần gây ra tình trạng bất ổn chính trị trên toàn thế giới bằng cách tạo thêm áp lực cho các nền kinh tế vốn đã bị đè nặng bởi mức tăng trưởng thấp, tình trạng khan hiếm lao động và ảnh hưởng của các mối tranh chấp về mậu dịch đang diễn ra.

Nhằm gia tăng mức độ trầm trọng của các hệ quả do cuộc chiến năng lượng gây ra, Putin sẽ tiếp tục dùng các vụ phá hoại và tấn công mạng để gây suy yếu cho hạ tầng cơ sở quan trọng như các đường ống dẫn, dây cáp đặt dưới biển, thiết lộ và mạng lưới thông tin liên lạc. Ông ta cũng sẽ tăng cường nỗ lực tranh giành ảnh hưởng và đánh lạc hướng các nhà hoạch định chính sách của Tây Phương ở các khu vực đầy rủi ro như Tây Ba Nhĩ Cán, Trung Đông và Phi Châu.

Mục tiêu của tất cả các đòn phép này có mục đích chính trị hơn là kinh tế. Putin tin rằng con đường tốt nhất—và có lẽ duy nhất—để dẫn đến chiến thắng là nhằm gây chia rẽ Tây Phương. Bằng những thông tin sai lệch trên mạng xã hội và các thủ đoạn gian dối khác, Điện Cẩm Linh đang sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để can thiệp vào nền chính trị của Âu Châu, khai thác những mối rạn nứt trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Sự đoàn kết của Xuyên Đại Tây Dương đã, đang và sẽ vẫn là yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của Ukraine và nền an ninh của Âu Châu nói chung. Nhưng nó sẽ phải chịu những áp lực ngày càng gia tăng. Tại Hoa Kỳ, các lực lượng chính trị ở cả cánh hữu và cánh tả đang phàn nàn về những cam kết tài chính lớn không cân xứng của đất nước họ đối với nền an ninh Âu Châu và của Ukraine. Và có sự bất đồng sâu xa về những gì sẽ cần phải làm sau đó – kết thúc của ván cờ – từ những thành công trên chiến trường của Ukraine.

Để đối phó với cuộc tấn công từ nhiều phía của Điện Cẩm Linh, EU không những phải duy trì sự đoàn kết của riêng mình mà còn phải tăng cường sự hỗ trợ cho Ukraine để chứng minh rằng Âu Châu không phải là kẻ ăn bám, và phải bắt đầu xây dựng một chính sách chung đối với nước Nga trong dài hạn. Điều đó sẽ không dễ dàng, do sự mất tin cậy giữa các quốc gia thành viên về vấn đề này.

Ít nhất, các nước Tây Âu sẽ phải từ bỏ giấc mơ xây dựng một cấu trúc an ninh Âu Châu bao gồm nước Nga. Vào lúc này, một trật tự ổn định của Âu Châu chỉ có thể đạt được nhằm đối phó với Putin, thay vì hợp tác với ông ta. Đồng thời, các quốc gia ở tuyến đầu như Ba Lan sẽ cần phải chấp nhận rằng ngoài một trật tự an ninh Âu Châu với khuynh hướng chống lại Nga, cũng cần phải duy trì các đường lối ngoại giao để đàm phán về một số vấn đề.

Biện pháp leo thang và ngoại giao đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ủng hộ của công chúng đối với việc viện trợ cho Ukraine và các biện pháp chế tài nước Nga, đặc biệt là ở những quốc gia cảm thấy ít bị đe dọa trực tiếp bởi Điện Cẩm Linh. EU cần có một bộ chính sách toàn diện—giải quyết mọi vấn đề, từ năng lượng và di cư đến cơ sở hạ tầng quan trọng và hệ thống chính trị trong nước—để tự bảo vệ mình trước cuộc xung đột toàn diện của Putin.

Người Âu Châu đã cùng nhau hợp tác bằng những phương cách mới để đối phó với cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19. Bây giờ, một lần nữa, họ phải làm như vậy để phát triển khả năng miễn dịch cộng đồng để chống lại sự xâm lược, áp lực và hành vi lừa đảo của Nga.

**
Mark Leonard, Giám đốc của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Âu Châu và là tác giả của cuốn sách “The age of unpeace: how connectivity causes conflict.”

29 December 2022

Vài hình ảnh về những trận bão tuyết ở Bắc Mỹ trong những ngày cuối năm

 




(Hình ảnh của CTV Toronto)

Hoa Kỳ : Buffalo và nước Mỹ đón Giáng Sinh ‘trắng’ không mong đợi

Kalynh Ngô

28/12/2022


Những ngơi nhà ở Lake Erie dọc Hoover Beach ở Hamburg, New York trở thành “nhà băng”. Ảnh: John Normile/Getty Images. 

Không phải là một White Christmas lãng mạn, du dương trong tiếng nhạc và tiếng lửa bập bùng, ngoài trời là tuyết rơi trắng xoá như mọi người mong đợi hoặc tưởng tượng. Buffalo và nước Mỹ năm nay thật sự đón một Giáng Sinh ‘trắng’ – màu trắng của tang tóc. 

Sau năm tiếng chờ ở phi trường, bà T. Hồ, không thể tiếp tục kiên nhẫn với Southwest Airlines. Bà chấp nhận bỏ chuyến bay, mua một vé của hãng khác để về Houston, từ sân bay quốc tế Ronald Reagan, Virginia.

Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ của hãng bay Southwest Airlines đã bước sang ngày thứ ba với thêm 2,500 chuyến bay của hãng tiếp tục bị huỷ vào sáng Thứ Tư, 28 Tháng Mười Hai. Theo thống kê của dịch vụ theo dõi chuyến bay FlightAware, tổng cộng gần 11,000 (hơn 91%) số chuyến bay của Southwest đã bị huỷ bỏ và tình trạng này sẽ kéo dài thêm vài ngày trước khi hãng bay Southwest có thể hoạt động trở lại như bình thường.


Cảnh tượng ở sân bay Baltimore/Washington International Thurgood Marshall Airport, Maryland ngày 27 Tháng Mười Hai vì hàng ngàn chuyến bay của hãng Southwest Airlines bị huỷ bỏ. Ảnh: Marvin Joseph/The Washington Post via Getty Images 

Tại các cửa lên máy bay của Southewest Airlines đông kín người. Khách hàng giận dữ vì không thể đúng hẹn về nhà bên cạnh gia đình trong dịp lễ cuối năm. Trong hành lý của họ là những món quà Giáng Sinh thay vì gửi bưu điện, họ dành để tận tay trao cho người thân.

Trong cuộc phỏng vấn trên “NBC Nightly News” vào Thứ Ba, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Pete Buttigieg gọi đây là “tình huống không thể chấp nhận được”. Ông yêu cầu phải có cuộc điều tra hệ thống lập lịch trình chuyến bay của Southwest Airlines.

“Chúng ta không thể kiểm soát thời tiết. Tất cả chúng ta đều hiểu điều này,” Bộ trưởng Buttigieg nói, nhưng sau đó nhấn mạnh thêm: “Điều này rõ ràng đã vượt qua lằn ranh từ tình trạng thời tiết không thể kiểm soát sang trách nhiệm trực tiếp của hãng hàng không (Southwest).”

Bên cạnh sự kiện khủng hoảng chuyến bay của hãng Southwest với lý do thời tiết, 13,3% chuyến bay của các hãng hàng không lớn khác cũng phải huỷ bỏ vào Thứ Bảy, 9,7% vào Chủ nhật và 5,7% vào thứ Hai, theo thống kê của FlightAware.

Sự cố của Southwest Airlines mấy ngày qua chỉ là một phần trong những ảnh hưởng nặng nề từ đợt bão tuyết cuối cùng của năm 2022 đổ vào nước Mỹ. Trước Giáng Sinh hai ngày (22 Tháng Mười Hai), cơ quan khí tượng quốc gia đã cảnh báo về cơn bão mùa đông Elliott “lớn chưa từng có” đang quét qua Hoa Kỳ, khiến việc đi lại của người dân trong kỳ nghỉ dài cuối năm sẽ nguy hiểm.

Dự báo thời tiết ngày hôm đó đã dự đoán về “cơn lạnh kỷ lục và gió rét nguy hiểm tính mạng phủ khắp vùng Great Plains đến nửa bờ Đông của Mỹ vào Thứ Sáu, 23 Tháng Hai”.

Ngay sau đó, Tổng Thống Joe Biden từ Toà Bạch Ốc đưa ra một thông báo ngắn: “Đây không phải là những ngày tuyết rơi thông thường như chúng ta thường thấy ở tuổi thơ. Đây là một vấn đề nghiêm trọng…”

Không khí lạnh di chuyển nhanh đến mức nhiệt độ trên khắp dãy Rocky Moutains đã giảm với tốc độ kỷ lục. Vào tối thứ Tư ở Cheyenne, Wyo., nhiệt độ giảm hơn 30 độ chỉ trong chín phút. Thống đốc các tiểu bang Georgia, Kansas, Kentucky, North Carolina, Oklahoma, West Virginia và Wyoming đồng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Thống đốc của Indiana, Colorado và Missouri đã phải triệu tập lực lượng vệ binh quốc gia.

Tính đến chiều ngày Thứ Sáu, 23 Tháng Mười Hai, ít nhất chín người chết và hơn 1,2 triệu người trên toàn nước Mỹ chịu cảnh mất điện trong thời tiết băng giá.


Tai nạn do bão tuyết Elliott trên đường cao tốc ở Ohio. Ảnh: Ohio State Highway Patrol 

CBS News hôm Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Hai cho biết ít nhất 22 người thiệt mạng, hơn 700,000 gia đình không có điện và hàng ngàn chuyến bay bị huỷ. Cơn bão tuyết Elliott đã thật sự bắt đầu, lan nhanh ở phạm vi rộng chưa từng có, từ khu vực Ngũ Đại Hồ gần Canada đến Rio Grande dọc biên giới với Mexico.

Cơ quan Khí tượng quốc gia thông báo nhiệt độ ở một số tiểu bang xuống thấp nhất kể từ năm 1989. Washington, D.C., Pittsburgh, South Carolina, Georgia, Oklahoma đón Giang Sinh trong cái lạnh “one digit” – cao nhất trong ngày là 7 độ.

Ở Denver, nhiệt độ giảm 70 độ trong vòng chưa đầy 18 giờ đồng hồ, từ một ngày có khí hậu mùa Đông ôn hòa xuống mức nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận trong hơn ba thập niên.

Cây bút chuyên về Khoa học Khí tượng Eric Mack viết trên Forbes rằng, những ảnh hưởng nặng nề của Elliott như số chuyến bay bị huỷ, nhiệt độ thay đổi, số người chết, là những số liệu đầu tiên ông thấy trong hơn hai thập niên trong nghề.

Ngày 27 Tháng Mười Hai, The Weather Channel đưa tin ít nhất 50 người chết trên toàn nước Mỹ vì cái rét khắc nghiệt và tuyết rơi dày đặt.  Riêng vùng Buffalo có ít nhất 28 người chết do bão tuyết mùa Đông Elliott đổ vào phía Tây New York. Lượng tuyết vùng này rơi kỷ lục, lớp tuyết dày tới 43 inch, được cho là tồi tệ nhất trong lịch sử mùa Đông của Buffalo.

Tuyết đổ liên tục trong gần 40 giờ đồng hồ với lượng rơi kỷ lục suốt 2.235 phút. Năm 1985, Buffalo đã từng có lượng tuyết rơi liên tục nhiều nhất nhưng chỉ 960 phút. Trong lúc đó, mức gió ở tốc độ 35 dặm/giờ. Có những thời điểm gió thổi với vận tốc 60 dặm/giờ giữa lúc nhiệt độ xuống ở mức một chữ số.

Phần lớn những người chết được tìm thấy trong xe hơi, nhà và bị vùi lấp trong tuyết. Một số đã chết trong khi cố gắng xúc tuyết. Theo Sở Khí tượng Quốc gia, số người chết sẽ còn tăng lên do nhiều nơi vẫn chưa có điện trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời làm đóng băng.


Một trạm xăng ở Lake Shore Boulevard, Lackawanna, New York bị gió lớn làm ngã ngày 27 Tháng Mười Hai. Ảnh: John Normile/Getty Images 

Mark Poloncarz, Thị trưởng quận Erie, New York mô tả trận bão tuyết này là “cơn bão tồi tệ nhất trong đời chúng ta” và cảnh báo có thể có có nhiều người chết hơn nữa.

“Đây là trận bão tuyết thế hệ chỉ có một lần trong đời,” ông Mark nói về những thiệt hại của trận bão mà Quận Erie và Buffalo gánh chịu, “và đây vẫn chưa phải là kết thúc.”

Cho đến Thứ Tư, 28 Tháng Mười Hai, cập nhật mới nhất từ NYTimes cho biết có hơn 30 cư dân ở các thành phố phía tây New York đã chết trong cơn bão. Con số thương vong này vẫn chưa dừng lại đó, theo quan chức New York.


Lượng tuyết rơi lịch sử, cao gần 43 inch ở Hamburg, New York ngày 26 Tháng Mười Hai. Ảnh: John Normile/Getty Images 

Vì sao Buffalo phải đón Giáng Sinh ‘trắng’?

Hôm Thứ Ba, 27 Tháng Mười Hai, Cảnh sát trưởng Quận Erie, John Garcia cho biết, khi họ được thông báo rằng New York sắp có một cơn bão lịch sử và nghe những thuật ngữ như “cơn lốc bom”, ông ấy đã nghĩ, “điều này không xa lạ với chúng ta, người dân Buffalo.”

Nhưng sau đó, ông ta nói tiếp: “Chúng tôi đã sai. Tôi chua bao giờ thấy trận bão nào như thế này trong đời.”

Buffalo và nhiều thành phố khác của New York không xa lạ với những đợt tuyết rơi dày đặt. Nhưng vì sao lần này, cơn bão tuyết lại trở thành một Giáng Sinh “trắng” của thành phố?

Hơn 30 cư dân ở các thành phố phía tây New York đã chết trong cơn bão. Đa số nạn nhân chết vì kẹt trong xe giữa trời tuyết. 

Kỹ thuật viên dịch vụ khẩn cấp Felicia Williams ngồi suốt 14 giờ trong xe cấp cứu phủ đầy tuyết nhưng không có thức ăn, nước uống. Cô bất lực lắng nghe những người của đường dây nóng trả lời các cuộc gọi về người bị chết cóng, các bà mẹ và trẻ em bị mắc kẹt trong xe hơi, hết bình dưỡng khí, những người ứng cứu tuyến đầu đang cố gắng đến cứu họ. Trước mặt cô, bốn chiếc xe hơi đổ nghiêng trong tuyết, chắn ngang đường.

Cô gái 26 tuổi bắt đầu lo sợ cô sẽ chết ở đây. Felicia tức giận vì Buffalo đã không hành động sớm hơn để ngăn mọi người ra đường trong cơn bão tồi tệ nhất kể từ năm 1977.

 “Tôi nghĩ rằng lệnh cấm đi lại nên được đưa ra từ sớm, sớm hơn rất nhiều,” Washington Post thuật lời Felicia.

Tất cả những cuộc gọi khẩn cấp Felicia và đồng nghiệp nhận được đề đến từ những nạn nhân đang kẹt trong xe. “Chúng tôi đã làm hết sức có thể để giải cứu họ, nhưng sự thật là những người kẹt trong xe đó không nên ở đấy. Rất nhiều cái chết vì lý do như thế,” Felicia nói.

Những ngơi nhà ở Lake Erie dọc Hoover Beach ở Hamburg, New York trở thành “nhà băng”. Ảnh: John Normile/Getty Images 

Quận Eric, trong đó có Buffalo, ban lệnh cấm đi lại không lâu trước 9 giờ sáng ngày Thứ Sáu, 23 Tháng Mười Hai. Nhưng, rất nhiều người dân đã rời nhà đi làm trước đó khoảng 41 phút. Người phát ngôn của thành phố Buffalo Mike DeGeorge cho biết hơn một nửa số người chết vì bão tuyết xảy ra trên đường, trong xe của họ.

Theo các cuộc phỏng vấn với những nhà lập pháp, tổ chức cộng đồng và các chuyên gia về thảm hoạ, thương tổn về con người ở Buffalo lần nầ, phần lớn là do sức tàn phá của trận bão tuyết lịch sử, thời điểm bất lợi, thiếu nguồn lực quản lý khẩn cấp. Khó khăn nhất là không thuyết phục được người dân hãy huỷ bỏ những công việc, chuyến đi (cần thiết) hoặc kỳ nghỉ lễ.

Trong buổi họp báo hôm Thứ Ba, Cảnh sát trưởng Garcia nói các nhà chức trách không thể lường trước được hậu qủa tồi tệ của trận bão. “Chúng tôi có thể làm tốt hơn không? Chắc chắc là có thể. Quận Erie cần phải làm tốt hơn, trang bị nhiều thiết bị hơn để ứng phó với những điều kiện thời tiết như thế này.”

Natalie Simpson, chuyên gia về các dịch vụ khẩn cấp và ứng phó với thảm họa tại Đại học Buffalo cho rằng “quan chức New York đã làm tốt hơn nhiều so với năm 2014, nhưng tôi nghĩ sẽ có nhiều bài học từ lần này.”

Rất khó khăn để những người có trách nhiệm trong cộng đồng đưa ra những quyết định ưu tiên mà có thể khiến họ phải trả giá đắt. Họ phải trả giá ngay cả khi đó là quyết định đúng đắn.

Đúng như cây bút chuyên về Khí tượng và Khoa học Mark Eric nhận định, những cách gọi như “lịch sử”; “một lần trong đời”; hoặc “sự kiện trăm năm có một” đã bắt đầu không còn nhiều ý nghĩa khi được dùng để mô tả các sự kiện như cơn bão Elliott này. 

https://saigonnhonews.com

21 December 2022

Người tù thế kỷ, Đại úy Nguyễn hữu Cầu đã qua đời

Lỗ Trí Thâm

Có người gọi anh là "người tù thế kỷ”. Có người gọi anh là "người tù bất khuất". Có người gọi anh là “người tù kiệt suất”.v..v.. Dù gọi cách nào đi nữa thì anh vẫn mang một danh hiệu độc nhất, bất diệt, đó là:”Đại úy QLVNCH“ với tôn chỉ: ”Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”.

Hơn ba mươi bảy năm tù giam vùi dập xiềng xích. Năm năm đầu là tù cải tạo. Ba mươi hai năm sau là tù lương tâm. Là tù lương tâm vì anh tố cáo bọn lính ông “Hồ” hãm hiếp 11 cháu gái lấy ra từ trại vượt biên ở Kiên-Giang, nơi quê anh. Chúng chụp cho anh cái mũ tình báo Mỹ (CIA), rồi tình báo Trung Quốc. Chúng kết án tử hình anh, sau cải thành tù trung thân. Trong suốt ba mươi hai năm tù, bẩy lần chúng đưa anh giấy ân xá, nhưng anh không ký, anh nói anh không có tội, và yêu cầu bỏ chữ “ân xá”…

Người ta muốn cải danh anh là “ngụy” phạm. Tổ quốc anh là ”VNXHCN”. Quê hương anh là đất nước mới. Song anh từ chối. Anh nhất mực khẳng định: Anh là Đại Úy QLVNCH, tổ quốc anh là VNCH, và quê hương anh là miền Nam yêu dấu. Có lẽ vì một lòng, một dạ, kiên định lập trường, nên người ta gọi anh là: ”người tù bất khuất.” chăng?.

Một thế kỷ qua, chiến tranh cũng nhiều, loài người giết nhau, giam giữ, bỏ tù, đầy đọa, đánh đập, tra tấn, gông cùm, xiềng xích nhau cũng không ít.!!.. Song đã có mấy ai trải qua hơn ba mươi bảy năm dài, gần một nửa đời người trong gông cùm xiềng xích, khổ sai, đầy ải như anh?.

Anh chiến đấu chống giặc phương Bắc xâm lăng quê hương anh, bảo vệ miền Nam yên lành trong thanh bình hạnh phúc. Anh luôn nắm vững tay súng trong ý nghĩa đơn thuần: ”nòng súng nhân đạo cứu người lầm than”. Song, thất vọng thay !. Hèn nhát thay! Tổng Thống cuối cùng,tư lệnh tối cao của anh bắt anh đầu hàng quân địch!!..

Nỗi đau gông cùm, xiềng xích, tra tấn, đói khổ, với anh, vẫn không thể nào bằng nỗi đau miễn cưỡng đầu hàng quân địch. Có lẽ vì vậy, nên suốt hơn ba mươi bảy năm dài, chưa một lần anh xin ân xá của kẻ thù. Anh mới chính là “người tù bất khuất”.

Anh nói: ”Những mắt xích ở cổ chân anh là hạt mân côi. Anh lần hạt mân côi mỗi ngày. Cai tù mở xích. Anh đề nghị: ”Hãy mở xích cho các chiến hữu của tôi trước", anh xin là người sau cùng,vì anh đang lần hạt mân côi. Anh rõ ràng là người sĩ quan của một quân đội nổi tiếng là: "can trường nơi trận chiến, bất khuất khi chiến bại."

Anh vốn là một nhạc sĩ quân đội nghiệp dư. Trong tù anh viết nhạc ca ngợi lòng yêu nước của quân nhân của QLVNCH. Kiên định lập trường của người lính “thua cuộc”.

Với anh kẻ thù cứ lấy đi giấy bút của anh, anh vẫn cứ viết bằng máu anh, và giữ lại trong tim, óc anh.

Đói khổ, đau ốm, bệnh tật, đầy đọa, lao động khổ sai, vùi dập, tra tấn không làm anh sờn lòng, khiếp sợ. Nỗi đau tan nát cửa nhà, cha, con chia cách, phu thê đứt đoạn (anh ký giấy từ hôn để cho vợ đi lấy chồng.), không làm anh chao đảo, vấp ngã trước kẻ thù. Anh từ chối ký giấy xin ân xá nhiều lần. Anh luôn khẳng định :”anh cầm súng để bảo vệ cho tự do, anh không có tội.” Có lẽ vì vậy nên người ta gọi anh là :”người tù kiệt xuất.”

“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Ba mươi bảy năm, tám tháng, mười ngày trong lao tù của “bên thắng cuộc”, trong đó có 5 năm tù cải tạo, và hơn 32 năm tù sau là tù lương tâm, hậu quả của lá đơn can đảm tố giác bọn ác thú “thắng cuộc” hãm hiếp 11 cháu gái vô tội miền Nam mà chúng lấy ra từ trại giam những người vượt biển đi tìm tự do như đã kể ở trên.

Thời gian của 37 năm tù, tính ra ngày bằng 13,755 cái thiên thu!!. bằng gần một nửa trăm năm đời người… Gọi anh là :”người tù của thế kỷ”, quả không ngoa.

Mặc cho những mưa nắng của trời. Mặc cho những đói khát, lao động khổ sai, đầy ải. Mặc cho những kìm kẹp xiềng xích của kẻ “thắng cuộc”Anh vẫn trơ như đá, vững như đồng. Phải chăng vì trong anh đã luôn có ý chí sắt đá vốn có của người lính VNCH được hun đúc từ lòng yêu nước, trưởng thành từ vùng đất tự do miền Nam yêu thương?

Cuối cùng, anh đa dũng cảm vượt qua “khúc đoạn trường” của kẻ chiến bại. Anh trở về trong âm thầm, nhưng mà lòng thì ngạo nghễ, hiên ngang. Phần kẻ thù thì âm thầm nể sợ.

Một lần, đứng trước những cựu chiến hữu thương phế binh tại Giòng Chúa Cứu Thế anh đã phát biểu:” 37 Năm tù của tôi không thể nào so sánh với những mất mát một phần thân thể  mà anh, em đã cống hiến cho quê hương, tổ quốc. Tôi xin nghiêng mình trân trọng cúi đầu thiết tha chia xẻ và khâm phục.”

Ngửa mặt nhìn trời. Cúi đầu nhìn đất. Anh không thẹn với trời, không nhục với đất.!!. Trong anh vẫn còn trọn vẹn một trái tim, một khối óc, một khát khao cho tự do của người lính VNCH năm xưa.

Xin một lời kết luận:

Anh, chính là người lính của quân lực VNCH “thua cuộc” độc nhất, trải qua thời gian dài nhất trong nhà tù CS ở thế kỷ này.

(Little Saigon)
***
Cựu đại úy Nguyễn hữu Cầu đã qua đời ngày 19 tháng 12 tại Rạch Giá, VN

18 December 2022

Argentina ôm Cúp vô địch túc cầu thế giới 2022

Messi của Argentina
TeHong

Như vậy là sáng nay chúng ta đã lưu luyến chia tay World Cup và đội tuyển Argentina đã nâng chiếc Cup vô địch khi hạ đội tuyển Pháp bằng loạt đá luân lưu với tỷ số 4-2 và biến đội tuyển Pháp thành những nhà cựu vô địch.

Trong một bình luận cách đây một tuần tôi đã đưa ra nhật định bóng đá là bộ môn thể thao đầy tính ma thuật không chỉ cần sức bền thể lực, tốc độ mà còn cần khéo léo, tinh tế và nhuần nhuyễn. Nói khác đi trận chung kết là sự đối chọi giữa sức mạnh tổng thể của Âu châu và lối đã kỹ thuật của Mỹ châu mà đại diện không ai khác hơn là Argentina và Brazil. Trong bài phân tích này tôi cũng đưa ra nhận định chìa khóa chiến thắng của Argentina là khóa được hai chân sút Giroud và Mbappe của Pháp, còn ngược lại Pháp phải vô hiệu hóa được Messi, một nhiệm vụ khó khăn cùng với De Maria là con át chủ bài mà huấn luyện viên Lionel cất kỹ trong trận bán kết với Croatia và chỉ cho vào sân những phút bù giờ.

Theo dõi những gì đã xảy ra trong trận đấu  chung kết trên sân hôm nay, có thể kết luận trận đấu là trận đấu của Messi và Di Maria vì cả 2 bàn thắng ở hiệp đầu đều mang dấu ấn của hai cầu thủ này. Những chỉ số thống kê ở phút 43 của trận đấu Argentina đã sút cầu môn của Pháp tới 6 lần còn cầu môn của Argentina là 0.

Ở hiệp một Argentina đã dẫn trước 2-0 ; một do Messi thắng phạt đền ở phút thứ 5 và Di Maria  ở phút thứ 35. Khi Giroud  ở phút thứ 41 bị thay ra thì coi như trận đấu đã được định đoat.

Nhưng, lại chữ nhưng quái ác cho tuyển Argentina trong 10 phút cuối củng của hiệp 2 Mbappe đã ghi liến tiếp 2 bàn đưa thế trận cân bằng 2-2 để hai đội bước vào hai hiệp phụ nghẹt thở và muốn làm vỡ tim hàng triệu người hâm mộ trên  khắp thế giới . Ở hai hiệp phụ, Argentina có vẻ lấn sân và ở phút  109 Messi đưa Argentina dẫn 3-2 nhưng  ngay sau đó ở phút 117 Mbappe cân bằng tỷ số 3-3 bằng cú phạt trực tiếp để rồi hai kỳ phùng địch thủ phải phân thắng bại bằng loạt đá luân lưu và kết quả Argentina thắng 4-2.

Xin chúc mừng đội  tuyển Argentina, dân chúng Argentina và nền bóng đá châu Mỹ vì hôm nay dù không có "đôi chân vàng mùa World Cup 1978" của Maradona nhưng không còn nghi ngờ gì nữa những cầu thủ xuất sắc nhất hôm nay không ngoài ai khác là thiên tài Messi và cầu thủ trẻ Mbappe. Có lẽ từ nay cái tên Mbappe sẽ khiến người ta quên đi những cái tên khác như Ronaldo,  Harry Kane, Benzema...

Viết tại San Jose ngày 18/12/22

TeHong 
***
Cảnh tượng nô nức mừng chiến thắng tại thủ đô Buenos Airess của Argentina:


Hàng nghìn, nếu không muốn nói là hàng triệu người đã đổ ra đường ở thủ đô này ngay sau khi La Albiceleste, đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina, đánh bại Pháp. Đó là một khởi đầu đầy cảm xúc cho một ngày hội đầu hè (ở Nam bán cầu) náo nhiệt - tiếng còi inh ỏi, những người lạ ôm nhau và vâng, cả tiếng khóc nữa.

Tại khu phố Colegiales, nhà trị liệu ngôn ngữ (Speech therapist) Angeles Usovich đã bật khóc sau quả phạt đền cuối cùng, khuỵu đầu gối xuống vỉa hè khi gọi cho cha mình để ăn mừng.

“Aguante Argentina,” cô hét vào điện thoại. “Argentina kiên cường.”

Thật vậy, nhiều người ở quốc gia Nam Mỹ mê bóng đá này đã nói rằng họ rất cần một cái gì đó để ăn mừng. Lạm phát tăng cao đồng nghĩa với thời kỳ kinh tế khó khăn đối với 47 triệu cư dân của đất nước, nhiều người trong số họ đã phải từ bỏ các kỳ nghỉ hoặc bỏ qua việc mua thịt bò cho món asados ​​nổi tiếng hoặc món nướng của họ. Việc kết tội và tuyên án Phó Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner gần đây về tội tham nhũng khiến bối cảnh chính trị vốn đã bị chia rẽ lại còn phân cực thêm nữa.

Tất cả những điều đó chẳng có nghĩa lý gì trước thắng lợi đội tuyển Argentina từ Qatar mang về. Đây là lần thứ ba nước nam Mỹ này chiếm giải vô địch World Cup. Đây cũng là điểm chót vót cho Lionel Messi neo đậu, tiền đạo và là trưởng đội bóng.

Argentina chiếm giải vô địch toàn cầu lần sau cùng là năm 1986. Sau 36 năm mài gươm Argentina nay mới chiếm lại được ngôi vị này. (TTR lượm lặt từ nhũng bản tin Anh ngữ)

16 December 2022

Bài viết xuất hiện đã lâu, đọc lại lúc nào cũng thấy hay !

BS Lê Nhàn,

Tính không trả lời câu hỏi này vì không có thời gian, bởi tuần này đổi thời khóa biểu nên suốt từ 7g tối qua đến 12g trưa nay tôi làm việc liên tục. Về nhà ngủ được một giấc rồi lại phải đi làm, đến giờ mới vừa ăn cơm xong.

Nhưng thôi, trả lời cho thỏa lòng người hỏi.

Nếu như có người hỏi là "Tại sao Lê Nhàn sinh ra lớn lên, học hành ở miền Bắc nhưng bây giờ lại nói người Bắc chúng tôi làm hỏng hết, rồi lại thích miền Nam, lại thích luôn cái chế độ miền Nam trước 1975 nữa... Lê Nhàn đã ăn cháo, đá bát"... nói chung là phụ bạc nơi nuôi mình khôn lớn.

Vậy Lê Nhàn trả lời sao ?

** 


Thưa các anh chị!

Thưa các bạn và các em !

Chính vì tôi đã nhìn quá rõ, tôi hiểu quá thấu nên tôi biết nó hỏng, và tôi nói ra sự thật là nó hỏng.

1. Tại sao tôi làm bác sĩ?

Mẹ tôi nói "Con ạ, bây giờ đi bệnh viện mà không có tiền thì họ không chữa cho mình đâu".

Tôi đã nói "Mẹ cố gắng mẹ nhé, lớn lên con sẽ làm bác sĩ, con chữa bệnh cho mẹ khi ấy mẹ sẽ không phải mất tiền nữa, còn bây giờ mẹ phải tìm mọi cách để giữ lấy mạng sống của mình".

Vì lời hứa của đứa trẻ 8 tuổi khi ấy đã thôi thúc tôi vượt qua rất nhiều khó khăn mà không thể kể hết của một đứa con nhà nghèo, đến ăn còn không đủ no, ăn 2 bữa cơm độn khoai cho no đã là quá sức của cha mẹ nó, bữa sáng là một điều xa xỉ.

Tôi hỏi ngược lại, nếu một xã hội tốt đẹp thì một đứa bé 8 tuổi nó có phải nghĩ tới vấn đề nhức nhối đó không ? Hay nó được lớn lên với một tuổi thơ trong sáng, êm đềm và mơ mộng ?

Cha mẹ tôi đã phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có được hạt gạo mà nuôi chị em tôi trong khốn khó, vậy TÔI PHẢI BIẾT ƠN AI?

– Vì đất nước phải bước vào thời kỳ quá độ để đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, cho nên đảng và chính phủ đã tập trung xây dựng nên những con người mới XHCN.

Ở nông thôn, ông bà cha mẹ chúng tôi bị ép buộc vào hợp tác xã, nhưng hậu quả của nó như thế nào thì ai cũng thấy rõ, một ngày lao động (một công) được tính bằng 800 g thóc, toàn dân đói rã họng nhưng không ai được đi ngược lại chủ trương của đảng và nhà nước.

Không ai được trồng thêm củ sắn, củ khoai để cứu đói cho đàn con đang tuổi ăn, tuổi lớn của mình.

Chị em chúng tôi phải đi vớt bèo dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt để nuôi lợn, con lợn ấy lớn lên phải bán nghĩa vụ cho hợp tác xã, nhìn họ cướp đi công sức của mình mà nước mắt lưng tròng, chúng tôi thèm nhỏ dãi miếng thịt nhưng không có ăn, đến tết thì hợp tác mới chia cho được mấy lạng... Để hậu quả kéo dài cho tới tận bây giờ cứ có mùi nhang là tôi lại thèm ăn thịt luộc (bởi hồi đó Tết thắp nhang cúng ông bà thì mới có thịt ăn một bữa liếm mép ).

Ai đã nuôi tôi khôn lớn? Cha mẹ tôi hay đảng và chính phủ?

Ai đã cướp con lợn, ai đã cướp miếng thịt của chị em chúng tôi để giờ đây nói tôi đái bát?

Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, chúng tôi sống hoang dã như những đứa trẻ mà Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã nhìn thấy và mô tả.

Có ai cho tôi manh áo ấm không?

Chúng tôi đi chân trần trên băng giá, có ai cho tôi đôi dép không hay chỉ biết đến cướp đi thành quả lao động của chúng tôi?

Và nếu hồi đó không có cái chủ trương vào hợp tác xã chết tiệt ấy thì chiều cao của tôi có lẽ hơn bây giờ ít nhất là 5 cm, khi đi ra quốc tế tôi có thể nhìn ngang chứ không phải như bây giờ là phải ngước lên và tự hỏi rằng "cao như thế có mát hơn không ?.

Thời ấy muốn thịt con gà cũng phải giấu giếm đừng để nó kêu, bởi ăn thịt là có tội, mình nuôi nó lớn nhưng không được phép ăn mà phải bán cho nhà nước ... để làm gì?

"Mỗi người làm việc bằng hai để cho cán bộ mua đài mua xe.

Mỗi người làm việc bằng ba để cho cán bộ xây nhà xây sân"

Như vậy phải hỏi tôi có hận hay không chứ? Tại sao tôi phải biết ơn, ơn ai ? Ơn cái đứa chết tiệt nào nó đẻ ra cái chính sách vận hành ngu xuẩn và dốt nát thể? Để một thế hệ người Việt thấp còi và đần độn vì thiếu dinh dưỡng ?

Ai nuôi tôi lớn kiểu điên rồ như thế để bắt tôi phải biết ơn?

2. Tại sao tôi yêu miền Nam ?

Khi tôi nửa ăn, nửa nhịn để cố gắng lê lết cho hết 6 năm đại học, có những hôm đi phụ mổ bị té xỉu ... nói lời hay ý đẹp là kiệt sức, nhưng thực ra là ĐÓI ĂN.

Tôi đói ăn suốt 6 năm đại học, chất dinh dưỡng nào để cho tuổi này cạnh tranh tầm vóc với thế giới? Có ai cho tôi xu nào để tôi ăn cho đỡ đói không hay chính mẹ tôi, đến cái bánh cũng không dám ăn mà phải để dành tiền cho tôi, cho dù chỉ là 500 đồng ?

Và sau khi ra trường, tôi long đong lận đận đến 3 năm, cầm tấm bằng mà bao nhiêu lần bật khóc.

Bố tôi đã nói:

"Con ạ, mình không có chức, không có quyền cũng không có tiền nên xin việc khó lắm, có lẽ bố mẹ đã bất lực, con hãy tự tìm đường đi cho mình. Xã hội này không có chỗ nào công bằng để đấu sức bằng trí tuệ của mình đâu con.

Tất cả đều được đo đếm bằng tiền cho dù tiền đó là tiền tham nhũng, cho dù tiền đó là tiền hối lộ. Cho dù đó là tiền tham ô mồ hôi và nước mắt của người dân để họ đút vào túi riêng, cái túi tham vô độ làm cho cuộc sống của người dân trở nên khốn cùng.

Cha mẹ nuôi 6 năm ăn học đã kiệt sức lắm rồi con".

Nhắc lại lần thứ ba là đã có lúc tôi tính đến việc đi vận chuyển ma úy thuê để có tiền xin việc, nhưng may thay chợt nhớ tới câu của nhà Phật rằng "Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó" và tôi đã giật mình tỉnh thức. Nếu không thì có lẽ thân xác này đã trở về với cát bụi hoặc giờ này tôi đang cải tạo với cái án chung thân  trong một nhà tù nào đó.

Có ai và có bao giờ rơi vào tình cảnh tuyệt vọng như thế không.

Chỉ vì không có tiền xin việc, cho nên tôi hỏi lại đứa nào ăn cháo, đứa nào đái vào bát?

Nếu không có mảnh đất Sài Gòn cho tôi lưu lạc thì giờ này có tôi đang ngồi gõ phím không?

Nếu không có con người Miền nam hiền hòa thì tôi có sống được?

Nếu họ lưu manh lừa lọc khi tôi mới chân ướt chân ráo đến đây thì cuộc đời tôi sẽ khốn nạn ra sao?

Vì sao họ lại hiền hòa như vậy?

Đó là vì cha ông của họ sống có nhân, có nghĩa và chính lớp người đi trước đã dạy con cháu họ như vậy, chứ không phải cái thứ lưu manh, lừa đảo.

(BS Lê Nhàn) 

Trận Chung kết giải Túc cầu Thế giới tại Qatar 2022: 10 giờ sáng Chủ nhật


Argentina sau khi thắng Croatia 3-0 và Pháp sau khi thắng Maroc 2-0 trong các trận bán kết sẽ gặp nhau vào Chủ nhật 18/12 trong trận chung kết lúc 10 giờ sáng (ET giờ miền đông) để tranh giải vô địch. 

* Maroc và Croatia sẽ gặp nhau tranh giải 3 vào thứ Bảy 17/12 lúc 10 giờ sáng (ET giờ miền đông) 

14 December 2022

Có thật không đây?

Vài giờ nữa trận thư hùng giữa đội tuyển Pháp và đội tuyển Maroc sẽ diễn ra tại Qatar trong nóng lòng chờ đợi từ mọi phía trong giới bóng đá. Riêng tại Maroc sự chờ đợi bùng phát thành cơn bão hứng khởi.

Giới hâm mộ la hét: 'Những con sư tử Atlas sẽ ăn tươi nuốt sống chúng’. Chả là phù hiệu của đội Pháp là con gà trống và những con gà này sẽ bị sư tử Maroc nhai gỏi.  

Phóng viên Nicolas Haque của Al Jazeera, tường trình từ Casablanca, một thành phố tây nam Maroc, nói rằng từ sáng, còi xe đã inh ỏi trên đường phố và mọi người đã khoác lên mình màu áo của Maroc – đỏ, xanh lá cây và trắng. 

 “Ở quán cà phê này, bữa ăn trong ngày là món đặc biệt gọi là 'Món gà trống hầm'. Tại sao? Bởi vì biểu tượng của nước Pháp là con gà trống, và khi tôi nói chuyện với những người phục vụ ở đây, họ nói rằng những con sư tử Atlas sẽ ăn tươi nuốt sống chúng". 

Phóng viên này kết luận: “Chính sự lạc quan như thế sẽ đánh bại đội tuyển Pháp.” 

Có thật vậy không ta?

(TTR lượm lặt)

13 December 2022

Chiến Tranh Vì Đài Loan?

 Joseph S. Nye, Jr ”War Over Taiwan?“, PS
Chuyển ngữ: Lương Định Văn

Trong vòng 5 thập niên, cả Trung Cộng và Hoa Kỳ đều hưởng lợi từ lúc họ chấp nhận về tình trạng của hòn đảo. Để ngăn chặn những động thái trong cuộc cạnh tranh được kềm chế hiện nay vượt khỏi tầm kiểm soát, Hoa Kỳ nên thực hiện các bước thận trọng nhưng rõ ràng để củng cố chính sách “răn đe kép” (double deterrence) đã có từ lâu của mình.

CAMBRIDGE – Liệu cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng có thể xảy ra vì Đài Loan hay không? Trung Cộng coi hòn đảo cách bờ biển của mình 90 dặm (145 km) là một tỉnh phiến loạn, và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa vấn đề này ra tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 20 gần đây. Mặc dù họ Tập nói rằng ông muốn thống nhất đất nước bằng các phương cách hòa bình, nhưng mục tiêu của ông rất rõ ràng và ông ta không loại trừ việc sử dụng vũ lực. Trong khi đó, ở Đài Loan, thành phần dân chúng tự xem họ chỉ là người Đài Loan tiếp tục vượt quá thành phần xem họ là cả người Trung Quốc và người Đài Loan.

Hoa Kỳ từ lâu đã vừa cố gắng ngăn cản Đài Loan tuyên bố chính thức độc lập, và vừa ngăn chặn Trung Cộng sử dụng vũ lực đối với hòn đảo này. Nhưng khả năng quân sự của Trung Cộng ngày càng gia tăng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hiện đã bốn lần tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan. Mỗi lần như vậy, Tòa Bạch Ốc đều đưa ra những “lời giải thích” nhấn mạnh rằng chính sách “một nước Trung Quốc” của Mỹ không thay đổi.

Nhưng Trung Cộng phản bác rằng các chuyến thăm gần đây của các viên chức cao cấp Hoa Kỳ tới Đài Loan đang vô hiệu hóa chính sách đó. Trung Cộng đã đáp trả chuyến đi của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi vào tháng 8 bằng cách bắn phi đạn ở gần bờ biển Đài Loan. Điều gì sẽ xảy ra nếu Dân biểu Kevin McCarthy trở thành Tân Chủ Tịch Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát và thực hiện lời đe dọa sẽ dẫn đầu một phái đoàn chính thức đến hòn đảo này?

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Trung Quốc gặp Mao Trạch Đông vào năm 1972, cả hai nước đều có lợi ích chung trong việc cân bằng quyền lực với Liên Xô, bởi vì cả hai đều coi Liên Xô là vấn đề lớn nhất của họ. Nhưng bây giờ, Trung Cộng có sự liên kết vì lý do tiện lợi với Nga, bởi cả hai đều coi Hoa Kỳ là vấn đề lớn nhất của họ.

Tuy nhiên, Nixon và Mao đã không thể đồng ý về vấn đề Đài Loan, vì vậy họ đã áp dụng một công thức nhằm trì hoãn vấn đề. Hoa Kỳ sẽ chấp nhận việc công bố rằng người dân ở cả hai bên eo biển Đài Loan là người Trung Quốc và sẽ chỉ công nhận “một nước Trung Quốc”: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở đại lục, không phải Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan. Hai bên đã hoãn lại điều mà người kế nhiệm họ Mao, Đặng Tiểu Bình, gọi là “sự khôn ngoan của các thế hệ tương lai.” Nó gợi lại câu chuyện ngụ ngôn về một tù nhân thời trung cổ, người đã trì hoãn cuộc hành quyết của mình bằng cách hứa sẽ dạy cho con ngựa của nhà vua biết nói. Anh ta nói rằng “Ai mà biết được ? Nhà vua có thể chết; con ngựa có thể chết; hoặc con ngựa có thể biết nói.”

Trong 5 thập niên, cả Trung Cộng và Mỹ đều được hưởng lợi từ việc trì hoãn này. Sau chuyến viếng thăm của Nixon, chiến lược của Mỹ là tương tác với Trung Cộng trong hy vọng rằng sự gia tăng mậu dịch và tăng trưởng kinh tế sẽ mở rộng tầng lớp trung lưu và đưa đến sự tự do hóa. Mục tiêu đó bây giờ nghe có vẻ quá lạc quan; nhưng chính sách của Mỹ không hoàn toàn ngây thơ. Để bảo đảm an ninh cho chiến lược tương tác với Trung Cộng, Tổng thống Bill Clinton đã tái khẳng định Hiệp ước An ninh của Hoa Kỳ với Nhật Bản vào năm 1996, và người kế nhiệm của ông, George W. Bush, đã cải thiện mối quan hệ với Ấn Độ. Hơn nữa, đã có một số dấu hiệu tự do hóa ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ này. Tuy nhiên, họ Tập đã thắt chặt kiểm soát của Đảng cộng sản đối với xã hội dân sự và các khu vực như Tân Cương và Hồng Kông, cũng như báo hiệu tham vọng của Ông ta trong việc giành lại Đài Loan.

Quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn 50 năm nay. Một số người đổ lỗi cho cựu Tổng thống Donald Trump. Nhưng, về mặt lịch sử, Trump giống như một cậu bé đổ đầu vào đống lửa đã có sẵn. Chính các lãnh đạo của Trung Cộng đã châm ngọn lửa này qua việc thao túng hệ thống thương mại quốc tế theo chủ nghĩa trọng thương, trộm cắp và ép buộc chuyển giao tài sản trí tuệ của Tây Phương, và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Phản ứng của Hoa Kỳ đối với những động thái này đã được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Mãi đến cuối năm thứ hai của nhiệm kỳ, Biden mới gặp mặt trực tiếp với họ Tập – tại hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây ở Bali.

Mục tiêu của Hoa Kỳ vẫn là ngăn chặn Trung Cộng sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, và ngăn chặn các lãnh đạo Đài Loan tuyên bố độc lập. Một số phân tích gia gọi chính sách này là “ chiến lược mơ hồ ”, nhưng nó cũng có thể được mô tả là “chiến lược răn đe kép”. Trong những tháng trước khi bị ám sát, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō đã thúc giục Hoa Kỳ cam kết rõ ràng hơn trong việc bảo vệ Đài Loan. Tuy nhiên, các chuyên gia khác lo ngại rằng việc thay đổi chính sách như vậy sẽ buộc Trung Cộng phải phản ứng, bởi vì nó sẽ loại bỏ sự mơ hồ, là điều đã từng giúp các lãnh đạo Trung Cộng xoa dịu tình cảm dân tộc chủ nghĩa.

Vậy liệu mức xác xuất về một cuôc xung đột sẽ xảy ra như thế nào? Viên tướng chỉ huy các hoạt động hải quân của Mỹ cảnh cáo rằng sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Cộng có thể thúc đẩy nước này hành động sớm hơn với sự tin tưởng rằng họ có thể chiến thắng. Những người khác tin rằng sự thất bại của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đã khiến Trung Cộng thận trọng hơn và nước này sẽ đợi cho đến năm sau 2030. Ngay cả khi Trung Cộng tránh được một cuộc xâm lược toàn diện và chỉ thử cưỡng bách Đài Loan bằng một cuộc phong tỏa hoặc chiếm một hòn đảo ở ngoài khơi, một vụ va chạm các chiến thuyền hoặc phi cơ có thể thay đổi mọi chuyện một cách nhanh chóng, đặc biệt nếu có sự thiệt hại về nhân mạng. Nếu Hoa Kỳ phản ứng bằng cách đóng băng tài sản của Trung Cộng hoặc viện dẫn Đạo luật Thương mại với Kẻ Thù, hai nước có thể tiến đến một cuộc chiến tranh lạnh thực sự (chứ không chỉ là điều ẩn dụ), hoặc ngày cả một cuộc chiến tranh nóng bỏng.

Trong trường hợp không có vấn đề Đài Loan, mối quan hệ Mỹ-Trung phù hợp với mô hình mà cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd gọi là “cạnh tranh chiến lược được quản lý”. Không nước nào tạo ra mối đe dọa cho nước kia theo như cách mà nước Đức của Hitler đã làm trong những năm 1930 hay Liên Xô của Stalin trong những năm 1950. Không bên nào có ý chinh phục bên kia, thậm chí họ cũng không thể làm được điều đó. Nhưng thất bại trong việc lèo lái vấn đề Đài Loan có thể biến mối xung đột thành một cuộc xung đột thực sự.

Mỹ nên tiếp tục ngăn cản Đài Loan chính thức trở thành độc lập, đồng thời giúp Đài Loan trở thành “con nhím” khó nuốt. Hoa Kỳ cũng nên hợp tác với các đồng minh để tăng cường khả năng răn đe về hải quân trong khu vực. Nhưng Mỹ phải tránh các hành động khiêu khích công khai và các chuyến viếng thăm có thể khiến Trung Cộng tăng tốc bất kỳ một kế hoạch xâm lược nào. Như Nixon và họ Mao đã nhận thức được từ lâu, có nhiều điều cần phải suy tính về chiến lược và những cuộc dàn xếp về ngoại giao để kéo dài thời gian.

Joseph S. Nye, Jr., Giáo sư Đại học Harvard và nguyên Phụ Tá bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, là tác giả của cuốn gần đây nhất “Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump” (Oxford University Press, 2020).

Nguồn: Trang QGHC Úc Châu:

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...