23 November 2021

Gs. Vũ Quốc Thúc đã qua đời ngày 22-11-2021 tại Paris, Pháp.

Thân thế sự nghiệp

Ông sinh ngày 5 tháng 8 năm 1920 tại Nam Định. Ông từng theo học Trường Cao đẳng Luật học (École Supérieure de Droit) tại Hà Nội và tốt nghiệp tại đây năm 1942.

Vũ Quốc Thúc có một thời kỳ tham gia trong chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các chánh phủ Quốc gia từ thập niên 50 đến 1975, như là Bộ trưởng Giáo dục thời Chính phủ Bửu Lộc (1953-1954), Thống Đốc Ngân hàng Quốc gia, Cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, Khoa Trưởng Đại học Luật Khoa Sài Gòn, Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Tái Thiết Hậu Chiến thời Đệ Nhị Cộng hòa khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp chính đến cuối năm 1971, và là đồng tác giả của các phúc trình nổi tiếng như Phúc Trình Staley – Vũ Quốc Thúc (1961), Phúc Trình Lilienthal – Vũ Quốc Thúc (1968) về kế hoạch tái thiết kinh tế hậu chiến tại Miền Nam.

Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Thủ tướng Pháp Raymond Barre là người bạn cùng dự thi văn bằng Thạc sĩ khóa năm 1950 với ông, nên giáo sư Thúc đã được qua định cư tại Pháp năm 1978, ngụ tại Nanterre, và được bổ nhiệm làm giáo sư dậy môn kinh tế tại Đại học Paris kể từ năm 1978 cho đến ngày nghỉ hưu vào năm 1988.[4]

Câu nói

Trong một buổi nói chuyện vào năm 1975, ông thổ lộ là mình bất lực do sự khống chế của Mỹ:

“Tôi đã có nhiều lần có ý định dành một ít ngoại tệ cho quốc gia để sử dụng vào lúc hữu sự. Nhưng điều này không thể giấu được con mắt của người Mỹ, nhập bao nhiêu, xuất bao nhiêu, bán những gì họ đều nắm và quyết định. Khi họ thấy quỹ ngoại tệ đầy lên một chút thì việc nhập khẩu xăng dầu họ bắt phải trả bằng ngoại tệ sở hữu, không viện trợ nữa, do đó có để dành cũng vô ích, vì cuối cùng để dành lại phải chi tiêu, viện trợ bị cắt giảm. Chính cách xử sự đó của người Mỹ đã đẩy các nhà quản lý ở miền Nam Việt Nam vào xu hướng ỷ lại. Tự lực tự cường không nổi, vì nếu tự lực tự cường thì viện trợ Mỹ cắt giảm, có khi thiệt hại hơn là không tự lực, tự cường”

Tác phẩm

Kinh tế công xã Việt Nam', viết bằng tiếng Pháp (L’économie communaliste du Vietnam. Ed.Presse Universitaire, Hanoi, 1951). Đây là tác phẩm đầu tiên của người Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về kinh tế xã thôn.

Thời đại của tôi (hồi ký) gồm 2 quyển, Quyển I dài 400 trang với phụ đề “Nhìn Lại 100 Năm Lịch Sử” viết về những nét chính yếu trong sinh hoạt chính trị xã hội của Việt nam trong thế kỷ XX. Quyển II dài 700 trang với phụ đề “Đời Tôi Trải Qua Các Thời Biến” viết chi tiết về cuộc đời của tác giả. Có thể coi quyển II này mới là phần chính của bộ Hồi ký. 

(Wikipedia)

No comments:

Post a Comment

Người Bỏ Lễ Đêm Đông, thơ

Dạo:        Đêm nay Thiên Chúa giáng trần, Xin thương cứu giúp người dân khốn cùng. Người Bỏ Lễ Đêm Đông Đêm đất Bắc, gió mài da tím ngắt, N...