28 November 2021

Để suy gẫm

Câu viết đầy đủ: "Errare humanum est, sed in errare perseverare diabolicum."

Tìm hiểu danh từ Pháp trong “pháp trị” và “pháp quyền”.

 Gs Vũ Quốc Thúc

Nếu có một danh từ rất thông dụng trong giới Luật gia cùng người học luật, đó chính là danh từ “Pháp”. Cũng vì nó đã trở nên quá quen thuộc nên ít ai, hiếu kỳ, thấy cần phải tra cứu từ điển xem từ “pháp” được định nghĩa ra sao. Vả chăng từ “Pháp” ít khi được dùng đơn lẻ mà luôn luôn gắn với một từ khác, hoặc đặt trước (thí dụ: Hiến pháp, Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp v.v..) hoặc đặt sau (thí dụ: Pháp chế, Pháp luật, Pháp lý, Pháp nhân v.v..). Nhờ sự “gắn bó” này, kẻ nói cũng như người nghe, kẻ viết cũng như người đọc , hiểu ngay khái niệm được đề cập. Hậu quả là từ “pháp” mất một phần lớn ý nghĩa tự tại của nó và bị coi như một phụ từ. Sở dĩ tác giả bài tiểu luận này đã “lẩm cẩm” tìm hiểu từ “pháp”, chính vì qua mạng internet, được biết là tại quốc nội, đã có một cuộc tranh luận hào hứng về danh xưng nên đặt cho thể chế: “Pháp quyền hay Pháp trị?”. Chúng tôi không muốn tham gia cuộc tranh luận đầy hứa hẹn này: tuy nhiên cái tin ấy đã kích thích ký ức tôi: tôi hồi tưởng thời kỳ đã qua, xét xem khái niệm “pháp” đã đến với tâm trí tôi như thế nào? Đã biến chuyển như thế nào qua sự học tập của tôi ở cấp tiểu học, rồi trung học, rồi Đại học Luật khoa? Khái niệm này đã lớn mạnh ra sao do kinh nghiệm hoạt động của tôi trong mấy chục năm vừa qua? Đây quả thực là một cuộc “du ngoạn dĩ vãng” có thể mang lại những khám phá bất ngờ.

Cuốn “Hán Việt từ điển” của học giả Nguyễn Văn Khôn (ấn bản DAINAM Publishing Co. 1987 Glendale, California, U.S.A.) đã định nghĩa chữ “Pháp” như sau: Tr.697: Pháp: a) Phép, khuôn phép b) Pháp luật c) Hình phạt d) Lễ giáo e) Bắt chước f) Đạo lý của nhà Phật g) Chế độ h) Họ.

Tôi nhận thấy tuy cùng một bộ ký tự (thủy) mà danh từ “Pháp” có tới 7 nghĩa, trong đó các nghĩa a , b , c , d , f và g rõ rệt có liên hệ. Đối chiếu với trường hợp bản thân, tôi khám phá là khái niệm “pháp” đã đến với tôi trong thời thơ ấu, dưới dạng khuôn phép.

Rồi khi tôi học lịch sử Việt Nam và lịch sử Pháp Quốc ở các cấp tiểu và trung học, khái niệm này biến dạng thành hình pháp gắn bó với quyền hành của kẻ cai trị đất nước.Từ lúc theo học ngành Luật ở Trường Đại học Hà Nội, tôi mới có một kiến thức rõ ràng về sự khác biệt giữa những cái gọi là pháp luật, là lễ giáo, là đạo lý , là chế độ chính trị. Sau Thế chiến 2 , nhờ sự hiểu biết thời cuộc quốc tế và nhất là qua kinh nghiệm hoạt động cũng như kinh nghiệm sống của bản thân, tôi đã đạt được một ý thức sâu sắc hơn về sự hiện hữu của một nền Pháp Lý siêu việt, không thể giới hạn vào một khoảng không gian và thời gian nhất định. Dưới đây tôi đi vào chi tiết của 4 chặng diễn biến vừa kể.

Chặng thứ nhất: Pháp = Phép, khuôn phép

Trong những năm thơ ấu, sống với bố mẹ, luôn luôn tôi nghe nói “phép”, gần như không bao giờ nghe nói “pháp”. Phải chăng từ “phép” mới thuần túy là chữ nôm còn từ “pháp” là mượn ở chữ Hán, thông dụng trong giới Nho học nhưng ít dùng trong cuộc sống hàng ngày? Vấn đề này xin dành cho các nhà ngữ học cứu xét: tôi chỉ cần xác định là thời ấy, mỗi ngày tôi phải nhiều lần nói câu: ” Xin phép “trước khi ăn, uống hoặc ra khỏi nhà mặc dù đó chỉ là một lời xin chiếu lệ. Nếu không xin như vậy, có thể bị quở là vô lễ, không theo đúng “khuôn phép” của một gia đình lễ giáo. Tôi đã khám phá sự tương đương của hai chữ “phép” và “pháp” nhờ hai cơ hội. Cơ hội thứ nhất khi trong lớp học, thầy giáo dạy môn Toán pháp với các phép tính Cộng, Trừ, Nhân, Chia. Cơ hội thứ hai khi đọc tiểu thuyết thẩy kể chuyện có những ông quân sư “pháp thuật cao cường” biết phù phép biến hoá hạt đậu thành binh lính, hoặc “hô phong hoán vũ” tạo nên những cơn bão “cát bay đá chạy”. Có sự liên hệ gì giữa lời “xin phép” và các phép tính Cộng, Trừ, Nhân, Chia cùng pháp thuật của các ông “Tướng Tàu” không? Dĩ nhiên tôi chẳng cần biết và cho đến nay vẫn chưa hiểu nổi. Dẫu sao, từ ngày tham gia sinh hoạt xã hội, luôn luôn được nghe bàn về các “biện pháp” “phương pháp” “giải pháp” do các chính khách, các chuyên gia, các học giả, ký giả… áp dụng hay đề nghị… Hiển nhiên chữ pháp trong các cụm từ vừa kể đồng nghĩa với chữ pháp trong các cụm từ Toán pháp và pháp thuật nói trên.Tôi nhận thấy, trong tâm trí tôi, ý niệm “phép-pháp” đã biến chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, không phải chỉ là một khuôn phép bất động mà là một suy tính linh động. Tất nhiên khi chỉ có một ý niệm mơ hồ như vậy, tôi không tránh được sự hiểu lầm về từ “pháp”.

Chặng thứ hai: Hiểu lầm “Pháp” là “Hình pháp”

Trong những năm vị thành niên, chưa vào học Trường Luật ở Hà Nội, tôi ham đọc những dã sử cũng như tiểu thuyết liên can tới Lịch sử Việt Nam , Lịch sử Trung Hoa cùng Lịch sử Pháp Quốc. Những tài liệu này luôn luôn thuật lại các trận đánh phi thường của nhiều vị danh tướng, hoặc những cuộc đấu võ rùng rợn của các hiệp sĩ: người trong truyện chém giết không chùn tay, “chặt đầu địch thủ như chặt củ chuối”, đốt phá sào huyệt của kẻ gian phi để trừng phạt theo đúng phương châm: Nhổ cỏ phải nhổ cho hết rễ… vân vân.

Đặc biệt khi các vua chúa hay quan chức hành hình tội nhân, thường đưa ra Pháp trường.

Có lẽ chính danh từ “pháp trường” này đã làm kiên cố thêm sự hiểu lầm của tôi rằng Pháp chỉ có nghĩa là Hình pháp, là trừng phạt. Tôi không hề thắc mắc: khi trừng phạt như vậy, kẻ xét xử đã căn cứ vào đâu? Luật lệ nào? Ai cho họ quyền sinh sát ấy? Trong đầu óc còn non nớt của tôi, sự hiểu lầm Pháp = Hình pháp đã mặc nhiên gắn bó với sự xác nhận quyền hành của kẻ thống trị, dù họ đã thống trị nhờ võ lực.

Tuy nhiên cũng nhờ đọc các thiên hùng sử ấy mà tôi thấy từ thời cổ, các thức giả đã tranh luận về chính sách trị nước an dân: nên dùng hình phạt nghiêm khắc để thị uy và khuất phục hay nên dùng nhân nghĩa để chinh phục lòng người. Như vậy là cuộc tranh luận giữa hai chủ trương PHÁP TRỊ và NH N TRỊ đã xẩy ra ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ. Chứng cớ: Cụ Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm đã bình phẩm tình hình nước ta, thời Mạc suy, bằng mấy câu thơ:

Chưa từng thấy mấy đời sự lạ

Bỗng khiến người vu vạ cho dân.

Muốn bình sao chẳng lấy nhân?

Muốn yên sao chẳng giục dân cấy cày?

Sau khi vào học Trường Luật khoa Đại học ở Hà Nội, tôi cảm thấy như người lòa tìm lại được thị giác: Từ ngày đó, tôi hiểu rõ “Pháp” có nghĩa chính yếu là Pháp luật. Nhờ học Luật tôi mới biết phân tích tỉ mỉ các sự việc, các tin tức, các ý kiến… để rồi suy diễn những hệ quả hay hậu quả, do đó tránh được nhiều ngộ nhận – có khi là cạm bẫy – có thể gặp trong lĩnh vực ngôn ngữ.

Chặng thứ ba: Pháp = pháp luật

A) Điều cơ bản tôi đã học được ngay từ bài giảng đầu tiên về môn Luật, chính là sự cần thiết của luật lệ trong mọi tập thể do những người cùng sống chung lập nên. Nếu không có luật lệ, sự xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì những bất đồng ý kiến dù chỉ là nhỏ nhặt. Mới đầu chỉ có những ước lệ do sự thỏa thuận mặc nhiên của đa số. Với thời gian, ước lệ biến thành phong tục gò bó mọi thế hệ, mọi thành phấn. Khi chưa đặt ra chữ viết kiểu hiện đại, người ta đã truyền khẩu và trông cậy ở trí nhớ của các phụ huynh già lão. Dần dần người ta đã biết dùng những hình khắc vào đá, vào gỗ, vào những thẻ tre v.v. Rồi biết dùng chữ ghi trên giấy. Tất nhiên, một khi tập thể phát triển, tổ chức thành làng bản, xứ, nước v.v., kẻ cầm quyền đã chính thức hoá những tục lệ thành luật lệ quốc gia. Khỏi cần nói, luật lệ phải do nhà cầm quyền ban hành. Để bắt buộc mọi người tuân theo khuôn phép chung này, các kẻ cầm quyền đã đưa ra huyền thoại: đó chính là lệnh của Trời, của Thượng Đế, của Thiên Chúa… Ai không tuân lệnh là có tội – tội làm rối loạn trật tự chung – và phải trừng phạt. Như vậy, thuở ban đầu luật lệ bị lẫn với những “giới răn” “cấm kị” và phương tiện chế tài là sự trừng phạt: từ phạt vạ, đánh đòn… cho tới giam cầm, lưu đày, giết chết. Việc xét xử và ấn định cách trừng phạt giao cho những thẩm phán thường do Nhà nước – nói khác do nhà cầm quyền – chỉ định. Sự kiện lịch sử này khiến cho tôi từng lầm tưởng là những bộ luật do vua chúa các nước ban hành chẳng qua chỉ phản ánh ý muốn và quyền lợi của nhóm cầm quyền (chiến sĩ, quý tộc, trưởng giả, giáo phái v.v.). Nhờ học luật, tôi mới hiểu rõ triết lý căn bản của pháp luật chính là ý muốn của mỗi người dân: những cá nhân này hợp lại thành một lực lượng quần chúng, khiến cho vua chúa cầm quyền phải tôn trọng, chấp nhận nguyên tắc “Ý dân là ý Trời”.

B) Một điều quan trọng khác là qua các môn được giảng dạy trong chương trình Luật khoa Đại học, tôi nhận rõ là Pháp luật bao trùm gần như mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội: thể chế chính trị và tài chánh của quốc gia, hôn nhân, liên hệ gia đình, trao đổi, tặng dữ [tặng biếu], thừa kế, mua bán, vay mượn v.v. Chính vì thế mà tôi đã ý thức được nhiều nghịch lý, trước kia tôi cho là chuyện bình thường. Khỏi cần nói là ngành luật học đã làm nảy sinh và tăng cường trong đầu óc tôi nguyện vọng thay đổi tình trạng xã hội đương thời. Trước sự mâu thuẫn quá phũ phàng giữa thực tế và lý thuyết, dù hiếu hòa đến đâu chăng nữa, kẻ học luật vẫn đi tới kết luận phải thay đổi chính quyền mới thay đổi được hệ thống pháp luật.

C) Tôi theo học Đại học Luật khoa Hà Nội trong suốt thời kỳ Đệ nhị Thế chiến nhưng ngay từ tháng Giêng 1943 đã trở thành công chức và từ ngày ấy cuộc sống của tôi đã “quyện” với các thăng trầm của đất nước Việt Nam. Kinh nghiệm cho tôi thấy xu hướng của mọi nước lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, đều là tha thiết bảo vệ quyền tự quyết của mình: lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp. Mỗi nước là một hệ thống pháp luật với những nét đặc thù. Sự xung đột rất khó tránh: xung đột về lãnh thổ, lãnh hải, quyền giao thương, quyền khai thác tài nguyên, quyền thâu thuế, quyền xét xử công dân của mình v.v. Tôi đi tới nhận định: muốn thực hiện một thế giới hòa bình, phải cố gắng vượt khỏi những trở lực do thực thể quốc gia đã tạo dựng. Nói cách khác, phải tiến tới một nền Pháp lý chung cho toàn cầu. Pháp lý là lý tính (rationalité) – tất nhiên trừu tượng – của Pháp (chữ Pháp có thể hiểu là khuôn phép chung (cf. định nghĩa a của chữ Pháp trong Hán Việt Từ Điển Nguyễn Văn Khôn) còn Pháp luật là hệ thống luật lệ cụ thể tạo nên cái khuôn phép chung ấy. Trong thế giới hiện đại chỉ có những định chế “liên chính phủ quốc gia”, chưa có một chính quyền chung nào cho toàn cầu để ban hành những đạo luật cưỡng bách nhân dân mọi nước tuân theo: vì vậy tôi chỉ dám dùng danh từ Pháp lý mà thôi.

Chặng thứ tư : Pháp = Pháp lý

A) Lý tính của Pháp không phải do sự đồng thuận của đa số nhân dân trong nước, mặc dù sự đồng thuận ấy cần thiết cho sự tạo lập cũng như thi hành luật lệ. Cơ sở khoa học và lịch sử của Pháp lý, chính là những nguyên tắc vượt khỏi giới hạn không gian và thời gian được mọi người chấp nhận như là những điều không cần chứng minh. Tạm kể: quyền sinh sống, quyền tự do di chuyển, quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, quyền có một đời tư, có những tài sản riêng tư để hưởng thụ, tặng dữ hay truyền lại cho con cháu v.v. Khỏi cần nói vì sống chung trong tập thể xã hội nên sự hành xử những quyền tự do cá nhân này phải dung hợp với quyền tự do của những cá nhân khác và các đòi hỏi của nền trật tự chung.

B) Trong khuôn khổ mỗi quốc gia, ai cũng hiểu rằng các luật lệ được Nhà nước ban hành là phương tiện tự vệ của những công dân tương đối yếu thế trong sự đối đầu hàng ngày với những kẻ giàu mạnh hơn mình. Nhưng phương tiện này chỉ hữu hiệu nếu ai nấy đều có tinh thần tôn trọng pháp luật. Một ngạn ngữ La tinh thường được các luật gia nhắc nhở là: “Nemo censitur ignorare lege” (không ai được viện cớ mình không biết luật lệ).

Thực tế cho biết là những luật lệ đã được ban hành nhiều như cây trong rừng rậm: ngay những người chuyên nghiệp như các Luật sư, Thẩm phán, Giáo sư… mỗi khi cần tìm hiểu một đề tài nào vẫn phải tra cứu sách báo, tài liệu lưu trữ. Như vậy đòi hỏi mọi công dân phải am tường luật lệ, quả thực là một điều viển vông nếu không muốn nói là phi lý. Dẫu sao, để ngăn chặn những phần tử bất lương, gian tham, lạm dụng quyền thế hay địa vị để áp bức, bóc lột … nguời lương thiện, các phương tiện truyền thông đại chúng là khí giới hữu hiệu hơn bất cứ cơ quan giám sát nào.

C) Vượt khỏi biên cương quốc gia, trên bình diện bang giao quốc tế, từ sau cuộc Đệ Nhị Thế chiến tới nay, chúng ta đã chứng kiến nhiều cố gắng của Chính quyền các nước để tiến dần tới sự thành hình một nền trật tự chung cho toàn cầu. Ngoài sự thiết lập Tổ chức Liên Hiệp Quốc còn có những cơ quan chuyên môn trong các lĩnh vực Tiên tệ, Tín dụng, Lương nông, Phát triển kinh tế, Mậu dịch, Viễn thông, Hàng không dân sự, Văn hóa, v.v. đều là những diễn đàn để đại diên các nước, và cả những vị nguyên thủ, có cơ hội gặp nhau, trao đổi quan điểm và do đó tránh được hiểm họa chiến tranh. Đồng thời, nhiều văn kiện ngoại giao có tầm quan trọng lịch sử như Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước về Mậu dịch Quốc tế , về Luật biển v.v. có tính cách như những Hiệp ước đa phương, những bộ luật quốc tế ràng buộc các nước gia nhập. Ý thức Pháp lý “siêu quốc gia, siêu thời gian” không còn là một ý tưởng trừu tượng mà là một sự thật khách quan. Tiếc thay! Thực thể chính phủ quốc gia vẫn tồn tại và số quốc gia hội viên Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã lên tới 200. Nhiều va chạm đổ máu đã xảy ra giữa các quốc gia thành viên này chỉ vì bất đồng ý thức hệ, bất đồng tín ngưỡng không nhất thiết vì những quyền lợi vật chất.  u cũng là Định mệnh: Dù văn minh Con người vẫn là chỉ là một sinh vật trên Trái Đất, chưa thể xử sự toàn thiện như các thánh thần. Và ngày nào còn người sẽ vẫn còn những nghịch lý như vậy: Errare humanum est./.

Paris tháng 11 năm 2012

Vũ Quốc Thúc

26 November 2021

24 November 2021

Thơ xả xú-bắp,

XE CHỮA LỬA CŨ

Đám lửa bùng lên gần trang trại.
Xe cứu hỏa địa phương đến ngay
Nhìn thấy đám cháy quá lớn này
Họ mời thêm tình nguyện giúp đỡ.

Nhóm tình nguyện làng bên gần đó
Leo lên chiếc xe đã cũ mèm
Lao ngay vào giữa đám cháy liền
Cầm vòi phun tứ tung cùng khắp.

Bà con cảm phục họ hết sức
Dám xông vào chỗ rất hiểm nguy
Và dập tắt đám cháy tức thì
Dân làng mừng, vỗ tay tán thưởng.

Tình nguyện viên đen như củ súng
Đồ bảo hộ dính đặc tro than.
Ông xã trưởng rút ra một ngàn
Tặng thưởng nhóm tình nguyện can đảm.

Ông nhà báo hỏi ông trưởng toán:
“Được thưởng tiền, ông sẽ làm chi?”
Ông trưởng toán đáp lại tức thì:
“TÔI SẼ ĐI SỬA LIỀN CÁI THẮNG.”

TNT 12/09/2020
(viết theo Baba-Mail)

Những Điểm Chính Trong Dự Luật Ngân Sách Mỹ Vừa Được Thông Qua Tại Hạ Viện

 Kim Nguyễn

Điểm tín nhiệm của Joe Biden vẫn tiếp tục lao dốc, hơn 70% người dân cho rằng Joe Biden đã không làm được gì tốt cho đất nước mà ngược lại còn gây nhiều thiệt hại cho Hoa Kỳ trên mọi lãnh vực.  Trong bối cảnh phải đối diện với cử tri trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới, đảng Dân Chủ đã đổ gần 6 ngàn tỷ cho cứu nguy đại dịch Covid, mới đây lại thêm hơn 1 ngàn tỷ cho việc tái thiết hạ tầng cơ sở, và tuần qua, Hạ Viện lại biểu quyết cho Dự Luật Ngân Sách (BBB: Build Back Better) gần 2 ngàn tỷ.  Đây là một ngân sách lớn nhất, phung phí nhất trong lịch sử.  

Thứ Sáu ngày 19/11 vừa qua, Hạ Viện đã thông qua Dự Luật Ngân Sách:  đảng Dân Chủ có 220 phiếu thuận, đảng Cộng Hòa có 213 phiếu chống.  Tuyệt đối không có một Dân Biểu Cộng Hòa nào ủng hộ dự luật này, trong khi đó, đảng Dân Chủ có một Dân Biểu bỏ phiếu chống, đó là DB Jared Golden của tiểu bang Maine.  Joe Biden tuyên bố Dự Luật Ngân Sách sẽ tốn “Zero dollar” là không đúng sự thật, báo The Hill cho hay “Theo công bố của văn phòng Ngân Sách của Quốc Hội (CBO), Dự Luật Ngân Sách sẽ gây thiếu hụt cho ngân quỹ quốc gia khoảng 367 tỷ dollars trong 10 năm tới.”   

Dự Luật Ngân Sách

 Trước khi Dự Luật Ngân Sách được Hạ Viện biểu quyết, Dân Biểu Kevin McCarthy, Lãnh Tụ Khối Thiểu Số Cộng Hòa tại Hạ Viện đã phát biểu liên tục trong 8 tiếng 32 phút, cảnh báo cho các nhà lập pháp và người dân biết là Dự Luật Ngân Sách này sẽ gây thâm thủng cho ngân quỹ quốc gia, sẽ làm cho Hoa Kỳ nghèo hơn, yếu hơn, và hậu quả là Trung Cộng sẽ có cơ hội qua mặt Hoa Kỳ trong mọi lãnh vực, kinh tế cũng như quân sự.  Sau đây là một số dự chi chính: 

•  570 tỷ dollars:  Cho vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, kỹ nghệ xanh.

•  380 tỷ dollars:  Cho chương trình giữ trẻ em và giáo dục trẻ em trước khi vào lớp mẫu giáo.  

•  175 tỷ dollars:  Cho chương trình trợ giúp gia cư.

•  150 tỷ dollars:  Cho chương trình chăm sóc dài hạn tại tư gia

•  120 tỷ dollars:  Tăng tài trợ bảo phí trong chương trình bảo hiểm Obamacare.

•  100 tỷ dollars:  Cho chương trình di dân

•    80 tỷ dollars:  Cho Cơ Quan Thuế Vụ (IRS) mướn thêm 80,000 nhân viên và cải tiến kỹ thuật. 

 Joe Biden và đảng Dân Chủ thường quảng cáo Dự Luật Ngân Sách chẳng tốn đồng nào “Zero dollar”  nhưng thực tế là chính quyền Joe Biden dựa vào tiền thuế của người dân.  Thêm vào đó Joe Biden còn đầu tư 80 tỷ dollars vào IRS để lấy về 400 tỷ dollars trong 10 năm tới.  Trước đây chỉ có những người làm thương mại với lợi tức trên 75,000 dollars mới bị IRS để ý tới.  Giờ đây, IRS với lực lượng nhân sự hùng hậu, tất cả người dân có lợi tức đều có rủi ro bị điều tra.  Dự Luật Ngân Sách còn hai vấn đề gây tranh cãi nữa:  ngân khoản chi cho biến đổi khí hậu và chương trình di dân.  

Kỹ nghệ xanh sẽ bị lệ thuộc vào Trung Cộng 

Ngân sách tái thiết hạ tầng cơ sở đã chi gần 200 tỷ dollars cho vấn đề năng lượng xanh, vậy mà đảng Dân Chủ còn muốn chi thêm 570 tỷ dollars nữa cho vấn đề này như ưu tiên cho kỹ nghệ xanh, khuyến khích và tài trợ cho những công ty đầu tư vào năng lượng mặt trời (solar energy), sản xuất xe điện, sản xuất vật liệu theo tiêu chuẩn năng lượng xanh, . . .  Năm 2009, chính quyền Obama đã chi ra hàng tỷ dollars cho dự án “Năng Lượng Xanh” nhưng đã bị thất bại, nhiều công ty đầu tư đã khai phá sản sau khi nhận được tiền tài trợ của chính quyền.  Một vấn đề quan trọng là Hoa Kỳ phải tùy thuộc vào Trung Cộng trong việc cung cấp pin cho xe điện, những sản phẩm cần thiết cho năng lượng mặt trời “solar energy” và nhiều vật liệu liên hệ khác.   Năm 2019, có bài viết “U.S. dependence on China’s rare earth” đăng trên Reuters:  “Các nguyên tố trong đất hiếm được xử dụng cho nhiều sản phẩm, từ iPhone, computer đến pin cho xe điện, động cơ máy bay phản lực của quân đội, vệ tinh, tia laser, sản phẩm cho năng lượng mặt trời, . . .  Mỗi năm Hoa Kỳ nhập cảng 80% đất hiếm từ Trung Cộng.  Và Trung Cộng là quốc gia có 85% khả năng chế biến đất hiếm của thế giới thành nhiều loại sản phẩm công nghệ cao.  Thế giới phải mất nhiều năm mới có thể xây dựng được những nhà máy chế biến đất hiếm vì hiện tại cơ sở của Trung Cộng đã có khả năng sản xuất 220,000 tấn, lớn gấp 5 lần công suất của các nhà máy trên thế giới gom lại.”  Nếu như Hoa Kỳ phải tùy thuộc thêm vào những loại sản phẩn đất hiếm do Trung Cộng sản xuất thì tương lai Hoa Kỳ sẽ lâm vào tình trạng rất nguy hiểm. 

Di dân bất hợp pháp được ân xá 

Joe Biden đã công khai cổ võ, chủ trương cho di dân bất hợp pháp tràn vào Hoa Kỳ.  Trong 10 tháng qua đã có hơn 2 triệu di dân bất hợp pháp tới đất nước này, và chính quyền Joe Biden vẫn làm ngơ, không có sách lược cụ thể để giải quyết vấn đề.  Trong cuộc phỏng vấn trên Fox News sáng Chủ Nhật vừa qua, Bộ Trưởng Tư Pháp Texas Ken Paxton đã cảnh báo “Có thêm nhiều ngàn di dân đang tiến gần tới biên giới Texas nhưng chính quyền liên bang vẫn không làm gì cả, chính quyền địa phương chúng tôi thì thiếu nhân lực và phương tiện, không thể ngăn chặn họ.  Điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn quốc gia.”  Di dân bất hợp pháp gây thiệt hại cho ngân quỹ quốc gia lên tới nhiều tỷ mỗi năm.  Riêng tại Texas mỗi năm tốn khoảng 855 triệu dollars.  Ngoài vấn đề tốn kém về tài chánh, đời sống của người dân còn bị xáo trộn vì tội ác, băng đảng, buôn bán ma túy do thành phần tội phạm trà trộn trong làn sóng di dân xâm nhập vào Hoa Kỳ gây ra.  

Gần đây chính quyền Biden quyết định trả 450,000 dollars cho mỗi trẻ em di dân bị tách khỏi cha mẹ tại biên giới, tổng cộng sẽ vào khoảng 1 tỷ dollars.  Trong cuộc chất vấn Bộ Trưởng Bộ Nội An Alejandro Mayorkas tại Thượng Viện ngày 16/11 vừa qua, Thượng Nghị Sĩ Marsha Blackburn (R-Tenn.) đã nhấn mạnh:  

 “ Ông có biết 1 tỷ dollars là một số tiền lớn không?  Đó là tiền thuế của người dân đấy.  

- Số tiền này có thể xây được bao nhiêu dặm tường bảo vệ biên giới? Rõ ràng là ông không biết, đây là câu trả lời: 1 tỷ dollars có thể xây được 50 dặm tường bảo vệ biên giới. 

-Với 1 tỷ dollars, ông có thể tuyển thêm được bao nhiêu nhân viên? Ông không biết?  Tôi có thể cho ông hay là có thể tuyển thêm hơn 15,000 nhân viên. 

- Còn thẩm phán di trú nữa, cần thêm 7,213 thẩm phán vì lực lượng kiểm soát biên giới nói với tôi là điều này rất cần.  

-Ông có biết Pascual Andres, Gaspar Andres, Juan Carlos Pedraza không?  Không biết ư, đây chỉ là vài tên tiêu biểu trong số nhiều tội phạm hình sự di dân bất hợp pháp đã bị truy tố”

 Vấn nạn di dân là thách thức lớn của Hoa Kỳ từ nhiều thập niên.  Obama đã giải quyết bằng cách ký sắc lệnh DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) cho phép hơn 800,000 di dân tới Hoa Kỳ khi còn trong tuổi vị thành niên được ở lại và được phép làm việc.  Thời TT Trump, biên giới được bảo vệ và di dân bất hợp pháp phải chờ đợi làm thủ tục tại Mexico, sự việc này đã giảm làn sóng di dân xâm nhập trái phép vào Hoa Kỳ.  Joe Biden thì bất chấp tất cả, ông ta muốn ân xá cho di dân, kéo theo tổn thất 100 tỷ dollars cho ngân quỹ quốc gia.  Cải tổ hệ thống di dân phải theo đúng luật pháp chứ không thể luồn lách vào Dự Luật Ngân Sách, việc làm này là vi luật, vi hiến, không thể chấp nhận được.

 Trong cuộc bầu cử chính quyền tiểu bang và địa phương vừa qua, 12 ứng cử viên đảng Cộng Hòa đã giành được chiến thắng, từ Dân Biểu Liên Bang (bầu cử đặc biệt) tới Thống Đốc, Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang, Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu tiểu bang, cũng như nhiều thẩm phán.  Giới chính trị và báo chí đã phải nhìn nhận rằng cuộc bầu cử vừa qua đúng là làn sóng đỏ (Red Wave.)  Đảng Dân Chủ đã và đang đổ nhiều tiền vào những chương trình an sinh phúc lợi nhằm mua chuộc người dân nhưng đa số cử tri Cộng Hòa đã can đảm đặt quyền lợi quốc gia trên quyền lợi cá nhân.  Bởi lẽ họ hiểu và tin rằng một quốc gia tự do, phú cường chắc chắn sẽ đem lại cuộc sống an bình thịnh vượng lâu dài cho người dân.  Đó chính là lý tưởng mà người dân mong muốn.

Kim Nguyễn
November 23-2021
(Nhận Định Thời Cuộc)

23 November 2021

Gs. Vũ Quốc Thúc đã qua đời ngày 22-11-2021 tại Paris, Pháp.

Thân thế sự nghiệp

Ông sinh ngày 5 tháng 8 năm 1920 tại Nam Định. Ông từng theo học Trường Cao đẳng Luật học (École Supérieure de Droit) tại Hà Nội và tốt nghiệp tại đây năm 1942.

Vũ Quốc Thúc có một thời kỳ tham gia trong chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các chánh phủ Quốc gia từ thập niên 50 đến 1975, như là Bộ trưởng Giáo dục thời Chính phủ Bửu Lộc (1953-1954), Thống Đốc Ngân hàng Quốc gia, Cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, Khoa Trưởng Đại học Luật Khoa Sài Gòn, Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Tái Thiết Hậu Chiến thời Đệ Nhị Cộng hòa khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp chính đến cuối năm 1971, và là đồng tác giả của các phúc trình nổi tiếng như Phúc Trình Staley – Vũ Quốc Thúc (1961), Phúc Trình Lilienthal – Vũ Quốc Thúc (1968) về kế hoạch tái thiết kinh tế hậu chiến tại Miền Nam.

Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Thủ tướng Pháp Raymond Barre là người bạn cùng dự thi văn bằng Thạc sĩ khóa năm 1950 với ông, nên giáo sư Thúc đã được qua định cư tại Pháp năm 1978, ngụ tại Nanterre, và được bổ nhiệm làm giáo sư dậy môn kinh tế tại Đại học Paris kể từ năm 1978 cho đến ngày nghỉ hưu vào năm 1988.[4]

Câu nói

Trong một buổi nói chuyện vào năm 1975, ông thổ lộ là mình bất lực do sự khống chế của Mỹ:

“Tôi đã có nhiều lần có ý định dành một ít ngoại tệ cho quốc gia để sử dụng vào lúc hữu sự. Nhưng điều này không thể giấu được con mắt của người Mỹ, nhập bao nhiêu, xuất bao nhiêu, bán những gì họ đều nắm và quyết định. Khi họ thấy quỹ ngoại tệ đầy lên một chút thì việc nhập khẩu xăng dầu họ bắt phải trả bằng ngoại tệ sở hữu, không viện trợ nữa, do đó có để dành cũng vô ích, vì cuối cùng để dành lại phải chi tiêu, viện trợ bị cắt giảm. Chính cách xử sự đó của người Mỹ đã đẩy các nhà quản lý ở miền Nam Việt Nam vào xu hướng ỷ lại. Tự lực tự cường không nổi, vì nếu tự lực tự cường thì viện trợ Mỹ cắt giảm, có khi thiệt hại hơn là không tự lực, tự cường”

Tác phẩm

Kinh tế công xã Việt Nam', viết bằng tiếng Pháp (L’économie communaliste du Vietnam. Ed.Presse Universitaire, Hanoi, 1951). Đây là tác phẩm đầu tiên của người Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về kinh tế xã thôn.

Thời đại của tôi (hồi ký) gồm 2 quyển, Quyển I dài 400 trang với phụ đề “Nhìn Lại 100 Năm Lịch Sử” viết về những nét chính yếu trong sinh hoạt chính trị xã hội của Việt nam trong thế kỷ XX. Quyển II dài 700 trang với phụ đề “Đời Tôi Trải Qua Các Thời Biến” viết chi tiết về cuộc đời của tác giả. Có thể coi quyển II này mới là phần chính của bộ Hồi ký. 

(Wikipedia)

16 November 2021

Em lấy thằng xích lô, thơ Thái Bá Tân

Thái Bá Tân được nhiều người biết đến  với khổ thơ 5 chữ. Người ta thích thơ ông vì những vấn đề xã hội trong thơ, tính thời sự và sự bày tỏ chính kiến rõ ràng ... Ông từng chia sẻ "tôi nghĩ nhà thơ, nhà văn im lặng mãi là không đúng. Phải có trách nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu, tôi còn ăn lộc của chế độ vì được ăn học tử tế. Nhưng chuyện nào ra chuyện đó, trách nhiệm công dân mình phải nói"
 
Em lấy thằng xích lô

Có một cô gái nọ 
đã lấy chồng năm lần 
cả năm lần ly dị 
oán phận rồi trách thân
 
Lần cuối ra tòa án 
làm xong hết giấy tờ 
cô xin tòa chứng nhận 
cô vẫn còn gái tơ 

Tức "còn Gin ?" tòa hỏi 
- "thưa vâng vẫn còn Gin" 
- "không thể như thế được 
năm chồng chuyện khó tin"
 
Cô gái ôm mặt khóc 
"quả đúng thế thưa tòa 
em xin thề nói dối 
sẽ bị chết cả nhà"
 
"Vì thằng chồng thứ nhất 
ở Tuyên huấn Việt Nam 
Tuyên huấn thì tòa biết 
chỉ nói nhưng không làm"

"Chồng thứ hai Tiến sỹ 
dạy học ở Sài Thành 
rất giỏi về lý thuyết 
mà không biết thực hành"
 
"Chồng thứ ba giám đốc
một bảo tàng địa phương 
'không sờ vào hiện vật'
hắn treo biển cạnh giường

"Chồng thứ tư còn trẻ 
một bí thư thanh niên 
rất thích hô khẩu hiệu 
thích đến mức thành quen"
 
"Nên đêm vào với vợ 
hắn cứ hô xung phong 
đến kiệt sức ngất xỉu 
thành ra em nằm không"

"Chồng thứ năm giầu lắm 
quản lý chợ Cây Si 
loại người này tòa biết 
rất thích vòi phong bì"

"Mỗi lần ngủ với vợ 
Xin đểu theo thói quen 
không có, không giải quyết 
mà em thì không tiền"
 
Vừa kể cô vừa khóc 
quan tòa nghe mủn lòng 
- "sắp tới lần thứ sáu 
cô chọn ai làm chồng ?"
 
- "cùng lắm lấy chồng Việt 
em lấy thằng xích lô 
cứ nhấy lên là dấn 
mà không cần phải hô"

Thái Bá Tân

Nguồn: Fb Hà Nội Tri Thức

15 November 2021

Ta mới ba mươi


Noel thấp thoáng vườn sau
Môi khô móm mém nhìn nhau ta cười
Da mồi tóc bạc vẫn tươi
Thảo nào ta mới ba mươi năm này!
A.C.La 

14 November 2021

Câu Chuyện Con Chip

Thế kỷ 21 là thế kỷ của máy vi tính và thông minh nhân tạo AI.

Tổng thống Putin của Nga đã tuyên bố: Thời đại ngày nay, ai làm chủ AI, sẽ làm chủ thế giới.

Muốn có AI, phải có con chip, ngày càng nhỏ, chứa thật nhiều transistor, để làm ra các supercomputer.

Càng ngày chúng ta càng lệ thuộc vào con chip, cứ nhìn thử quanh ta, trừ bàn ghế bằng gỗ, hể cái nào gọi là máy, đều có con chip ở trong.

Có 3 loại chip:

1/ Hạng thấp: kích thước transistor là 80-90 nm (nanometer = 1/ 1.000.000 mm) trong các máy thông thường như microway, dao cạo râu điện v.v.

2/ Hạng trung: khoảng 28 nm, dùng trong các xe auto

3/ Hạng cao cấp: khoảng 10 nano trở xuống, trong tương lai, có thể xuống còn 2nm, 1nm; không biết đâu là giới hạn sau cùng.

Theo luật Moore, người đồng sáng lập công ty Intel, năm 1965, ông tiên đoán cứ mỗi 2 năm, số transistor trong con chip sẽ tăng gấp đôi

Số transistor trong con chip càng tăng, vận tốc máy càng tăng, khi con transistor thu nhỏ lại, máy sẽ tiêu thụ ít điện, sẽ sinh ra ít nhiệt, sẽ không cần quạt để làm nguội máy, máy sẽ chạy êm hơn

Chip, loại cao cấp này dùng trong các kỹ thuật cao như điện thoại thông minh, máy vi tính, hoả tiễn, phi thuyền, trạm không gian v.v..

Khi chính phủ HK phát lệnh cấm vận xuất cảng chip cao cấp qua TC, đối với Hoa Kỳ và thế giới tây phương, con chip đã trở thành hàng chiến lược. Có cách nào ngăn chặn được sự tiến bộ như vũ bảo của Trung Cộng? Xin thưa: đó là sự cấm vận chuyển giao công nghệ làm chip cao cấp qua TC, cũng nhờ các bí mật kỹ thuật cao cấp khác.

Năm 2020 thì các hãng Huawei, ZTE, của TC thiếu chip để chế tạo hệ thống 5G của họ.

Theo Pascal Coppens trong How China handle US sanction and the chips shortage, năm 2020, TC thất bại 4 lần phóng hoả tiễn vì thiếu chip cao cấp.

Theo bài nói chuyện: Can China catch up US on semiconductor? thì TC chỉ sản xuất đủ cho 6% nhu cầu chip của họ. Mỗi năm TC phải nhập từ 350-400 tỷ đô la chip cao cấp, lớn hơn số tiền dùng để nhập cảng dầu thô .

Vậy khi phát lệnh cấm vận xuất cảng chip qua TC, HK đã đánh đúng tử huyệt

Hãng CSMC ( China semiconductor manufacturing company ) đã tiêu tốn 100 tỷ đô la để làm ra con chip 14 nm nhưng vẫn còn khó khăn.

Hãng Wuhan Hongxi, đã tiêu tốn 18,5 tỷ đô la, vừa tuyên bố phá sản.

Jinan Quanxing, một hãng chip khác, sau khi tiêu hết 10 tỷ đô la, cũng vừa tuyên bố phá sản.

Ngoài ra 10 hãng chế tạo chip khác của TC cũng đang gặp khó khăn.

Ngày nay trong kỹ nghệ làm chip có một chân lý không thể nào thay đổi: Không có một hãng chế chip nào có thể tự một mình mà thành công.

Có người sẽ bảo,TC họ làm được chip mà, họ bán khắp nơi trên thế giới mà.

Đúng, TC sản xuất rất nhiều hạng chip rẽ tiền và hạng trung 28 nano. Nhưng khi xuống đến dưới 14 nano thì phải nhập cảng.

Hiện nay, chip đang khan hiếm trên toàn thế giới, nhưng dù TC sản xuất mạnh chip rẽ tiền và chip hạng trung người ta rất ngại xài chip Made in China vì sợ con ngựa thành Troy làm gián điệp, sau khi HK khám phá ra, con chip TC trong hệ thống an ninh gắn trong hành lang nối từ phòng đợi ra máy bay, nghe lén tất cả đối thoại của các yếu nhân HK khi di chuyển trong hành lang này, ngày nay TT HK ra lệnh cấm tất cả phi trường, các cơ quan liên bang xài chip TC.

Kỹ thuật làm CHIP

Có lẽ ai cũng biết con transistor. Nó có hình con nhện, 3 chân, một đầu vào (source), một đầu ra (drain) và một cực gốc (gate).

Nhưng khi tôi nói, trong mỗi con chip có chứa 3 tỷ, 6 tỷ hay trong con chip M1 của Apple iphone 12, ipad, chứa 14 tỷ con transistor, chắc không ít người ngạc nhiên. IBM vừa công bố, họ đã thành công làm ra con chip 2 nm, chứa 50 tỷ transistor. Trong tương lai, người ta dự đoán là sẽ có con chip chứa 1,000 tỷ transistor, để thu nhỏ các supercomputer, dùng để chế tạo AI, robot.

Transistor cũng giống như đèn diod, đóng 2 vai trò :

1/ Khuếch đại dòng điện trong amply máy hát để làm khuếch đại âm thanh.

2/ Cái ngắt điện (hay còn gọi là công tắc) đóng hay mở dòng điện.

Trong máy vi tính, đóng là 0, mở là 1, tạo nên 1 bit. Bit (0 hoặc 1, on or off)

8 bits hợp lại thành 1 byte.

Byte (8 bits) chữ A là 1 byte

Kilobyte (KB) 1048 bytes, tương đương với 3 dòng chữ

Megabyte (MB) 1.048,576 bytes, tương đương 873 trang texte.

Gigabytes (GB) 1 tỉ bytes, chứa vô số sách.

Tetrabyte ( TB ) 1.000 tỉ bytes, để chế tạo supercomputer.

Chất bán dẫn.

Tại sao gọi là bán dẫn? Silicon bản chất cách điện, nhưng nếu thêm vào một tạp chất hoặc Boron hay Phosphorus, thì Silicon + tạp chất sẽ trở thành dẫn điện, do đặc tính vừa cách điện vừa dẫn điện, Silicon là chất bán dẫn.

Vùng Bay Area của San Francisco có nhiều công ty bán dẫn nên có tên Silicon Valley.

Các quy trình để chế tạo một con chip:

1/ Thiết kế (design) Các kỹ sư, vẽ một đồ bản, sắp xếp các transistor, resistor (điện trở), capacitor (tụ điện) các dây nối kết (interconnection) tuỳ theo nhu cầu đặt hàng. Phần này hết sức quan trọng, vì nó quyết định chức năng của con chip. Ở Mỹ, có 3 hãng nổi tiếng, chỉ chuyên thiết kế chip: Synopsis, Cadence, Mentor graphic. Chính phủ Mỹ cấm chuyển giao kỹ thuật này qua TC.         

2/ Chế tạo đế con chip gọi là Wafer hay Slice.

Wafer, được làm từ cát, nung chảy, tạo thành một khối hình trụ, đường kính 100-200-300 mm dài 1 mét- 2 mét. Sau đó được cắt thành các lát mỏng dày 0.5- 0.7 mm gọi là slice, mài nhẵn trước khi đem in lên các lớp để tạo các transistor.

Các hãng làm chip được gọi là Foundry (hãng đúc) vì đã đúc ra các khối Silicon.

Các transistor được xây dựng bên trong chip và kết nối kim loại giữa chúng.

3/ Tạo các con transistor:

Trên bề mặt các wafer silicon, người ta tạo ra một epilayer, sau đó nung lên để thành oxide silicon, kế đó một lớp vecni được tráng lên có tính nhạy sáng ( photosensitivity ), với máy photolithography tạo ra tia laser, hoặc tối tân hơn, tạo ra tia extreme ultraviolet (EUV) chiếu qua mặt nạ dựa trên các bản thiết kế, giống như âm bản của phim chụp ảnh, để in lên wafer, tia laser hay EUV sẽ khắc lên các lớp đã tráng trên bề mặt wafer, sau đó, các kim loại Boron hoặc Phosphorus sẽ phủ lên để tạo nên các cực vào (enter) cực ra (drain) cực gốc (gate) và các interconnection, transistor đã thành hình.

Quá trình kể trên có khi được lập đi lập lại 24 lần để tạo ra hàng tỷ con transistor trong mỗi con chip. Wafer với các con chip được mài nhẵn. Giai đoạn kế, là dùng kính hiển vi quét lên bề mặt wafer để loại các con chip hư, cắt rời từng con chip (wafer có thể chứa 1.000 con chip).

4/ Đóng gói.  

5/ Kiểm tra chất lượng sau cùng trên từng con chip để xem nó có chạy tốt không trước khi giao hàng.

Hoa Kỳ đã phát minh vô số kỹ thuật tân kỳ cho nhân loại, nhưng vì nhiều lý do, ngày nay, về kỹ thuật làm chip, HK thua hãng TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) và Samsung 2 năm. Nên nhớ, chip M1 trong Iphone 12, Ipad .. là của hãng TSMC chế tạo.

HK vừa ra đạo luật: Chip for America nhằm tài trợ cho các hãng chế tạo chip trở về HK, lý do là các chính phủ ngoại quốc giúp đỡ cho công nghệ sản xuất chip, trong khi HK nhiều năm bỏ mặc, khoảng 1990, sản xuất chip của Mỹ chiếm 37% thị trường, ngày nay chỉ còn 12 % Công ty TSMC đầu tư vào Mỹ với một ngân sách dự trù 35 tỷ,để lập nhà máy làm chip 5 nano ở Phoenix Arizona (nên nhớ, một trong những lí do TC dòm ngó Đài Loan là vì thèm thuồng hãng TSMC).

Samsung cũng sẽ mở hãng làm chip ở Mỹ, với ngân sách 17 tỷ đô la

Thượng viện Mỹ cũng vừa thông qua đạo luật cạnh tranh và đổi mới (USI&C act) để đương đầu với TC, với ngân sách 250 tỷ đô la, tài trợ cho các công trình nghiên cứu và sản xuất để giúp phát triển supercomputer, Robot, công nghệ 5 G.v.v..

Các đạo luật này sẽ giúp nước Mỹ great again.

TC vùng vẫy để có thể độc lập về phương diện chip, họ gia tăng chiêu dụ kỹ sư hãng TSMC của Đài Loan về làm việc ở Hoa lục, nhưng mới đây, Đài loan đã ra luật: những ai đã từng làm việc trong kỹ nghệ bán dẫn của Đài Loan là tiếp xúc với bí mật quốc gia. nếu qua TC làm việc sẽ bị phạt tù 18 năm. Không hiểu những người đang làm việc ở hoa lục tính sao? Xin lập lại: con chip là hàng chiến lược.

1/ Hoa Kỳ và thế giới tự do đang kết hợp để đồng loạt đánh TC.

Tất cả các kỹ thuật cao cấp ở các đại học tây phương đều không cho sinh viên TC làm luận án tiến sĩ và sau tiến sĩ, bao gồm kỹ thuật bán dẫn.

2/ Hoa kỳ cấm bán các bản thiết kế chip qua TC (về phương diện này Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới).

3/ HK dàn xếp với chính phủ Hoà lan, cấm xuất cảng máy Photo- lithography tối tân nhất thế giới của hãng ASML qua TC. Không có máy này, không có nước nào trên thế giới có thể làm ra con chip với transistor nhỏ hơn 7 nm (có tài liệu nói nhỏ hơn 5nm)

Máy này hãng ASML mất 10 năm nghiên cứu, 1600 phụ tùng, với sự hợp tác của 600 công ty khác nhau trên thế giới

TC muốn làm bá chủ nhân loại, thì phải nhất về thông minh nhân tạo AI, muốn nhất AI thì phải có Supercomputer, muốn thế thì phải làm được con chip ngày càng nhỏ, càng chứa nhiều transistor trong một khoảng không gian nhỏ bằng móng tay, khi TC còn lệ thuộc thế giới tự do để có được chip cao cấp thì chớ hòng trở thành bá chủ.

Trong quá khứ, một khi nước Mỹ đứng trước thử thách gì, thì họ đều vượt qua và thành công như cuộc chạy đua không gian với liên xô là một thí dụ điển hình.

Chúng ta chờ xem cuộc chạy đua trong tương lai xem ai thắng ai.

Tài liệu tham khảo:

1/ How ASML build 150 M dollard extreme UV machine.

2/ Bài nói chuyện của giáo sư, tiến sĩ KHƯƠNG HỮU LỘC.

3/ Development of China chip industry: dialogue with Youri RI.

4/ Why is China crazy about making chips ?

5/ Wikipedia: chip.

6/Europe look to bridge global chip gap: Bosch open Dresden chip plant as Europe aims for independent from Asia.

7/Pascal Koppens : How China handles US sanctions and the chip shortage?

8/ Chine vs État Unis, qui gagne la course aux technologie du future. France 24

Montreal 18/ 6 /2021
Ban Tu Thư

12 November 2021

Mông Lung Cõi Nhớ, thơ

 Dạo:

Thấy thiên hạ nhớ ào ào,
Cũng bày đặt nhớ, nhưng nào có ai.


Mông Lung Cõi Nhớ

Chiều thoi thóp trên bờ cát lở,
Người nhìn trời chợt nhớ bâng quơ.
Con sông dĩ vãng đục lờ,
Đường xưa trắc trở, gót mơ rã rời.

Manh ký ức cuối đời dúm dó,
Chuyện năm nào quả có thật không,
Hay toàn tưởng tượng bông lông,
Thấy thiên hạ nhớ, cũng gồng gánh theo.

Nhúm hoài niệm lèo tèo rời rạc,
Đang nhọc nhằn lác đác hiện ra.
Trải bao ngày tháng phôi pha,
Bóng người xưa tựa bóng ma chập chờn.

**

Kìa đôi má hồng hơn nắng sớm,
Hớp hồn trai mới chớm mười hai,
Ra chơi trót lén nhìn ai,
Để rồi vô lớp cứ hoài vẩn vơ.

Nọ ánh mắt tình cờ gặp phải,
Ngờ đâu là lưỡi hái tình yêu,
Vết thương rỉ máu sớm chiều,
Tuổi mười bốn đã lêu bêu trốn trường.

Nhè nhẹ thoảng mùi hương hơi thở
Từ môi người thiếu nữ mười lăm.
Vô tình một tiếng hỏi thăm,
Con tim mười sáu trọn năm mơ màng.

Dáng e ấp dịu dàng khép kín,
Khiến lòng trai mười chín vấn vương,
Để rồi cách trở mười phương,
Người đây kẻ đó đoạn trường riêng hay.

Làn tóc xoã vờn bay trong nắng,
Tình hai mươi trĩu nặng bờ vai.
Sáng chiều se sắt nhớ ai,
Đêm về chống mắt mệt nhoài ươm mơ.

Bàn tay lướt hững hờ trên phím,
Khúc tình buồn chết lịm hồn nhau.
Kiếp này chẳng bén trầu cau,
Đành xin hẹn đến kiếp sau chực chờ.

**

Những hình ảnh lờ mờ vặt vãnh,
Được mày mò nhặt nhạnh khắp nơi,
Phải chăng là chuyện vẽ vời,
Thoa son đánh phấn cho thời đã qua?

Là kỷ niệm hay là ước vọng,
Giờ chỉ còn ảo mộng tàn phai.
Vật vờ chẳng biết nhớ ai,
Vẳng trong gió tiếng thở dài xót xa.

Cây níu vạt nắng tà quyến luyến,
Người cau mày xao xuyến ngẩn ngơ.
Mơ hồ một thoáng trời thơ,
Mông lung cõi nhớ, bơ vơ giấc buồn.

Trần Văn Lương
Cali, 11/2021

06 November 2021

Hoa lá cuối thu

Đã có những luồng gió cắt da độ âm, những đêm tuyết giá (frost) trắng xóa, nhưng hoa lá nhiều cây vẫn chưa lìa cành . . . (gõ lên hình để phóng lớn.)

















Hình chụp tại thành phố St Thomas, Nam Ontario, Canada
(A.C.La)

03 November 2021

Ở đâu người ta dậy trẻ "em chỉ có con tim Căm hờn/Căm thù,"

 Ở Canada thì không !


Tại sao chúng ta cần phong cách? (Biết cư xử?)
Vì đó là một cách để tỏ lòng tôn trọng người khác.
(Sách vỡ lòng dạy học trò lớp Một trường tiểu học ỏ Canada)

01 November 2021

Tiếng Việt Trong Mắt Người Anh Quốc.

Từ góc độ một người ưa dịch chuyển, biết nhiều thứ tiếng, bao gồm tiếng Việt, George Millo đã chỉ ra quan niệm có phần sai lầm của nhiều người về ngôn ngữ này. Anh đưa ra những so sánh thú vị của tiếng Việt với tiếng Anh - tiếng mẹ đẻ của mình, và một vài ngôn ngữ khác như :  Tây Ban Nha, Pháp,  để chỉ rõ những ưu điểm của tiếng Việt.

**
Nếu hỏi một người Việt Nam về ngôn ngữ của họ, bạn sẽ nhận được câu trả lời "rất khó". Đây gần như là quan điểm chung của khoảng 90 triệu người dân quốc gia này, và họ còn vui vẻ khi nói với bạn rằng "tiếng Việt khó" (Vietnamese is hard) bất kỳ lúc nào. Vì vậy, khi nghĩ đến học tiếng Việt, bạn gần như cảm thấy mất tinh thần. Tuy nhiên, tôi sẽ mang đến có bạn một cái nhìn tích cực hơn về ngôn ngữ này. Tiếng Việt có thể dễ hơn so với những gì các bạn nghĩ. (H: George Millo. Ảnh: Abroaders.)

Điều không thể chối cãi là với sáu tông giọng và quá nhiều nguyên âm khác với tiếng Anh, phát âm tiếng Việt là việc khó khăn. Nhưng phần lớn những người ở Việt Nam chỉ trong vòng một năm sẽ nhận ra phát âm là điều duy nhất gây trở ngại trong tiếng Việt, những yếu tố khác đều rất dễ - đặc biệt khi so sánh với phần lớn các ngôn ngữ châu Âu khác. 

1-Tiếng Việt không có giống đực và cái:

Nếu từng học tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức,  hay gần như bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào ngoại trừ tiếng Anh, bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm vì tiếng Việt không có khái niệm giống đực, hay cái, cho các từ vựng. Bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi từ mà không cần thiết phải học thuộc lòng thêm điều gì.

2-Tiếng Việt bỏ qua mạo từ "a", "the":

Nếu một người nước ngoài học tiếng Anh và hỏi bạn khi nào dùng "a" và "the", bạn có giải thích cặn kẽ được không? Đây là một vấn đề phức tạp, thậm chí bài viết nói về mạo từ trên trang Wikipedia còn dài hơn 2.500 chữ.

Tuy nhiên, dùng "a", "the" trước một chủ thể có thực sự quan trọng? Một cách đơn giản hơn, bạn có thể loại bỏ chúng đi vì sự việc vốn hiển nhiên, người nghe cũng có thể hiểu ý bạn mà không cần thêm mạo từ. Đó chính xác là điều người Việt vẫn làm. "Người" là từ có nghĩa "a person" (người nào đó) lẫn "the person" (chính người đó) mà người nghe vẫn không lo lắng nhầm lẫn.

3-Tiếng Việt không có số nhiều:

Trong tiếng Anh, khi muốn chỉ thứ gì đó ở số nhiều, chúng ta thường thêm "s" vào cuối từ đó. Như vậy, "dog" thành "dogs", "table" thành "tables" và "house" thành "houses". Tuy nhiên, nhiều ngoại lệ tồn tại như "person" thành "people", "mouse" thành "mice", "man" thành "men" và một số từ như "sheep" hay "fish" lại chẳng thay đổi gì.

Trong tiếng Việt, mọi từ ngữ đều như "sheep" - con cừu. Từ "người" tôi nêu trên, còn có thể sử dụng giống như "people" hay "person", "chó" là "dog" hoặc "dogs", "bàn" là "table" hoặc "tables"… Nếu thắc mắc rằng điều này có gây nên sự nhầm lẫn, bạn hãy tự hỏi bản thân mình, đã bao giờ nghe ai đó kể về "con cừu đó", "con chó đó" và bối rối vì không viết họ đang nhắc đến bao nhiều con vật trong câu chuyện đó hay không?

Nếu cần  tin tức chi tiết, bạn chỉ cần dễ dàng thêm một từ trước danh từ đó, giống như "một người" (one person), "những người" (some people) hay "các người" (all the people).

4- Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ:

Thật đáng thương cho những người học tiếng Tây Ban Nha,  khi nói những từ đơn giản như "hablar" (nói), họ vẫn phải học 5 hoặc 6 dạng khác nhau (tùy thuộc địa phương) để thể hiện chính xác thể của động từ này. "I hablo", "you hablas", "he habla", "we hablamos" và danh sách này vẫn chưa hết. Một động từ trong tiếng Tây Ban Nha có thể bao gồm 50 dạng (form) khác nhau mà người học phải ghi nhớ.

Tiếng Anh không giống tiếng Tây Ban Nha, nhưng một từ cũng bao gồm nhiều dạng khác nhau tùy thuộc ngữ cảnh. Chẳng hạn, động từ "speak" có thể biến cách (inflect) thành "speaks", "speaking", "spoken" hay "spoke".

Tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn không biến cách - không từ ngữ nào đổi dạng trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Ví dụ, "speak" trong tiếng Việt là "nói" và bạn luôn dùng "nói  trong mọi trường hợp - "I nói", "you nói", "he nói", "she nói", "we nói", "you nói" và "they nói". Điều này có thể tiết kiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm giờ học thuộc so với một thứ tiếng châu Âu đấy.

5- Thì của tiếng Việt có thể học xong trong 2 phút:

Bạn chỉ cần thêm 5 từ được liệt kê sau đây vào phía trước động từ ban đầu để diễn tả thì mong muốn: "đã" - trong quá khứ, "mới" - vừa xong, gần với hiện tại hơn với "đã", "đang" - ngay bây giờ, tương lai gần , "sắp" - tương lai gần, "sẽ" - trong tương lai.

Thì tiếng Việt thực sự quá dễ. Ngoài 5 từ trên, bạn có một số từ khác, nhưng chỉ cần 5 từ này, bạn có thể diễn đạt đúng tới 99% trường hợp. Tôi sẽ cho bạn một vài ví dụ:

- Tôi ăn cơm = I eat rice

- Tôi đã ăn cơm = I ate rice

- Tôi mới ăn cơm = I have just eaten rice

- Tôi đang ăn cơm = I am eating rice (right now)

- Tôi sắp ăn cơm = I am going to eat rice, I am about to eat rice

- Tôi sẽ ăn cơm = I will eat rice.

Hơn nữa, bạn còn có thể bỏ qua những từ này nếu ngữ cảnh câu đã đủ rõ ràng. Chẳng hạn, "Tôi ăn cơm hôm qua" giống như "I eat rice yesterday" - từ "hôm qua" đã thể hiện điều trong quá khứ rồi, từ "đã" không cần thiết nữa nên câu này hoàn toàn đúng ngữ pháp trong tiếng Việt còn "I eat rice yesterday" lại sai ngữ pháp hoàn toàn với tiếng Anh.

6- Bạn không phải học bảng chữ cái mới:

Bạn nên cảm ơn người Pháp vì điều này. Cách đây khoảng 100 năm, một bộ phận người Việt vẫn dùng một hệ thống chữ tượng hình phức tạp được gọi là "chữ Nôm", có ký tự giống tiếng Tàu bây giờ. Ngày nay, điều đó đã được thay đổi 100% bởi bảng chữ cái Latinh, được gọi là chữ Quốc ngữ. Vì thế, không như với tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc,  hay hàng chục ngôn ngữ châu Á khác, bạn không cần học bảng chữ cái. Tất cả những thứ bạn cần là thêm các dấu (diacritic) để làm rõ tông giọng,  và bạn có thể đọc tiếng Việt ngay.

Cách phát âm từ tiếng Việt hoàn toàn thống nhất theo một quy luật

Câu hỏi nhanh: "Bạn đọc từ 'read', 'object', 'close' và 'present' như thế nào?". Bạn sẽ phải quan tâm rằng chúng nằm trong ngữ cảnh như thế nào: "Was it close" hay "Did you close?", "Did you present the present", "Read what I’ve read" hay "Object to the object?" (các từ này đều có cách đọc khác nhau, tùy thuộc vào từ loại, nghĩa)

So với những ngôn ngữ mà tôi biết, cách phát âm từ tiếng Anh thực sự không thống nhất bởi cùng một từ có thể được đọc khác nhau trong mỗi ngữ cảnh. Thậm chí, mỗi chữ cái cũng được đọc rất nhiều âm khác nhau, chẳng hạn "a" trong "catch", "male", "farmer", "bread", "read" và "meta". Những người học tiếng Anh trên thế giới đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các từ tiếng Anh được viết, và đọc với quy luật như thế nào.

Mặt khác, tiếng Việt lại chẳng có đặc điểm vô lý ấy. Tất cả chữ cái luôn được đọc như vậy dù từ hay ngữ cảnh có thay đổi (tuy nhiên, điều này chính xác hơn ở tiếng Việt Hà Nội so với Sài Gòn - nơi có một ít âm có cách đọc không thống nhất). Một khi bạn học thuộc 29 chữ cái tiếng Việt vốn gần giống với 26 chữ cái tiếng Anh và hiểu sự khác nhau của các giọng do dấu tạo ra, bạn có thể đọc chính xác bất kỳ từ nào.

7- Ngữ pháp tiếng Việt gần như không tồn tại:

Như tôi đã đề cập, tiếng Việt cho phép bạn bỏ từ chia thì trong câu, như câu "I eat rice yesterday" nếu ngữ cảnh giúp người nghe hiểu chính xác thì. Đây là một ví dụ điển hình cho một quan điểm lớn hơn: ngữ pháp tiếng Việt rất đơn giản. Bạn gần như luôn luôn chỉ sử dụng số lượng từ tối thiểu để để diễn đạt quan điểm của mình và ngữ pháp vẫn chính xác dù với tiếng Anh, việc ghép từ này thường chỉ tạo nên một câu lỗi.

Đây cũng là lý do khiến bạn có thể nghe nhiều người Việt Nam nói những câu tiếng Anh như "no have", "where you go". Họ đang dịch trực tiếp những gì thường nói trong tiếng Việt sang tiếng Anh mà quên rằng có hàng loạt những quy tắc phức tạp mà người dùng tiếng Anh phải tuân theo. Đây là một bất lợi lớn với người Việt nếu muốn học tiếng Anh nhưng ngược lại, một lợi thế lớn với người nói tiếng Anh muốn học tiếng Việt. 

8- Từ vựng tiếng Việt cực kỳ logic:

Phần lớn người nước ngoài ở Việt Nam, dù không nói ngôn ngữ này cũng biết sự thật thú vị rằng "xe ôm" - tên phương tiện di chuyển như taxi bằng xe máy, được đơn thuần ghép từ "hug vehicle". Nhưng mọi việc không dừng ở đó, một tỷ lệ lớn từ vựng ở Việt Nam được tạo thành theo công thức ghép hai từ logic với nhau, trong khi với tiếng Anh, bạn phải học một từ vựng mới hoàn toàn khác. Ví dụ, nếu tôi cho bạn biết "máy" nghĩa là "machine", "bay" nghĩa là "flying", bạn có đoán được "máy bay" nghĩa là gì không?

"Xe ôm" là một từ ghép logic - "hug vehicle".

Có rất nhiều ví dụ khác tôi có thể liệt kê ra cho bạn:  a bench - ghế dài - a long chair, a refrigerator - tủ lạnh - a cold cupboard, a bra - áo ngực - a breast shirt, a bicycle - xe đạp -  a pedal vehicle; to ski  - trượt tuyết - to slide snow, a tractor  - máy kéo - a pulling machine, a zebra - ngựa vằn - a striped horse.

Cách ghép từ như vậy có thể giúp bạn nhanh chóng học từ mới. Một khi có được vốn từ cơ bản, bạn có thể tự động biết thêm hàng trăm từ khác mà không cần học thêm.

Tiếng Việt dễ hơn so với bạn nghĩ: Liệu tôi đã chứng minh cho bạn thấy tiếng Việt dễ hơn so với những gì bạn từng nghĩ? Hy vọng tôi đã gạt bỏ một vài lời đồn đại, hiểu nhầm về tiếng Việt mà bạn đã nghe trước đó và hiểu hơn về ngôn ngữ này.

Y Vân 
(theo Fluent in 3 months)
(via VNexpress)

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...