by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
30 March 2021
29 March 2021
Buồn Trang Cáo Phó, thơ
Dạo:Bao người thiên cổ ra đi,Sao mình vẫn mãi sống lì dưới đây.Buồn Trang Cáo PhóTần ngần lật từng trang cáo phó,Xem tên mình có đó hay không,Thẫn thờ khi đã đọc xong,Mình còn, người mất, chạnh lòng xiết bao.Thầm hổ thẹn mình sao chưa chết,Vẫn miệt mài lê lết dưới đây,Toi cơm tốn gạo mỗi ngày,Sống vô tích sự, uổng thay khí trời.Trong khi đó bao người đáng sống,Vì số trời thoắt bỗng ra đi,Bất ngờ, gấp gáp nhiều khiCòn chưa kịp nói từ ly một lời.Cơn đại dịch khắp nơi tàn phá,Người theo nhau gục ngã đêm ngày,Trên manh đất tạm dung này,Cũng bao kẻ đã không may mãn phần.Nhìn cáo phó, toàn thân lạnh ngắt,Thương người vừa nhắm mắt xuôi tay,Đơn côi cuối nẻo lưu đày,Vật vờ trung ấm, lất lây mộ phần.Công việc chốn dương trần còn đó,Định mệnh sao bắt họ lên đường,Tro tàn ủ đất tha phương,Mộng xưa trải lối đoạn trường xót xa.**Kìa cha mẹ tuổi già sức yếu,Bao năm dài bận bịu vì con,Niềm vui cuối kiếp chưa tròn,Gập ghềnh thiên cổ, mỏi mòn lối chung.Nọ người lính anh hùng thuở trước,Đã âm thầm vì nước xông pha,Góp xương máu giữ quê nhà,Nay đành ôm hận làm ma xứ người.Đấy là đấng trọn đời bươn chải,Vì từ bi bác ái hy sinh,Bỏ quên hạnh phúc riêng mình,Giúp người bạc phước linh đinh không nhà.Thương trai trẻ đường xa mới tỏ,Mộng chưa thành đà bỏ dở dang,Trong cơn hấp hối vội vàng,Con tim hụt hẫng ngỡ ngàng héo hon.Xót xa kẻ, đàn con nheo nhócCòn cần cha đùm bọc cưu mang,Bỗng dưng gãy gánh giữa đàng,Làm sao nhắm mắt cho đang phút này.Xin Chúa Phật dang tay chờ đónNhững người đi đã trọn lối trần,Và ban xuống vạn hồng ân,Cho vong linh được vững chân qua đò.**Lòng dẫu biết toàn do số mệnh,Nhưng vẫn nghe buốt lạnh trong hồn.Đời đà hút bóng hoàng hôn,Còn chi đâu nữa mà nôn nao chờ.Ngậm ngùi gấp lại tờ báo chợ,Nợ đời này biết thuở nào xong.Nhạt dần tiếng sóng biển Đông,Cánh chim lưu lạc hết mong ngày về.Trần Văn LươngCali, 3/2021
27 March 2021
Tưởng Nhớ Anh Nguyễn Liên Lực
25 March 2021
Thương Tiếc Anh Bạch Công An
Anh Bạch Công An đã mất rồiCon người vui tính dễ thương thôiSinh thời cốt cách là hiền đứcKhuất núi hồn thiêng được thảnh thơiTế thế kinh bang Gia Định sángĐiều hành quản trị Long Thành tươiNgàn Thu Vĩnh Biệt đàn anh nhéCõi phúc thênh thang hưởng lộc Trời./.Toronto 25/3/2021Nguyên Trần
Tưởng nhớ Mục sư Nguyễn Liên Lực
Tôi xin chia sẻ niềm thương tiếc về sự ra đi của người đồng môn và cũng là người đồng đạo.
Với đồng môn là tình anh em. Vì cùng chung một ngôi trường Quốc Gia Hành Chánh.
Sau tháng tư năm 1975, anh và tôi cùng bị giam tù cải tạo tại Trảng Lớn, Tây NInh, nhưng không cùng nhà giam nên chưa biết nhau. Cho đến khi cùng bị chuyển ra Phú Quốc, anh em mới được giam chung một ngôi nhà, nhưng khác tổ. Và tôi mới được quen biết anh qua các anh Ngô Đình Nhung và Đỗ Tiến Đức nhờ "VÁ CHÁO HEO".
Và sau khi cùng được tị nạn tại Nam California và cùng sinh hoạt trong Hội Quốc Gia Hành Chánh, mỗi lần gặp nhau anh đều nhắc đến "vá cháo heo". một cách thân tình như một chia sẻ trong cảnh hoạn nan. Nhưng tôi thật cảm kích, nhân Hội Ngộ Quốc Gia Hành Chánh tại Washington DC năm 2019, anh lại viết bài " Vá Cháo Heo Tình Đồng Môn" đóng góp cho Đặc San Hội Ngộ. Dù sự việc xảy ra đã hơn 44 năm và nhất là anh đã đặt vị trí vá cháo heo vào với tình đồng môn. Tôi thật cảm kích cho tình đồng môn của anh, dù anh chỉ mới tham dự Khóa X Cao học Ngoại Giao và chưa kịp tốt nghiệp. Sau khi đọc bài: "Vá Cháo Heo Tình Đồng Môn" tôi đã viết cho anh để bày tỏ sự cảm kích đó và cho anh biết, tôi rất tiếc đã dời lên Sacramento nên đã lâu không được gặp thăm anh. Trong thư trả lời, anh hẹn khi nào tôi có dịp xuống Nam California, anh sẽ mời tôi và anh Đỗ Tiến Đức một bữa: Cháo Bào Ngư. Nhưng nay anh đã đột ngột ra đi!
Và nhờ Cáo Phó, tôi mới được biết người vừa lìa trần thế là Mục Sư Nguyễn Liên Lực không chỉ là đồng môn mà còn là đồng đạo nữa.
Vậy chắc chắn Mục Sư đã nhiều lần giảng về lòng người Cha Nhân Hậu qua Phúc Âm của Thánh Luca đoạn 15 từ câu 11 đến 32. Vì Phúc Âm đó có đề cập đến người con bỏ nhà ra đi đến lúc phải chăn heo và chỉ muốn có thức ăn của heo mà vẫn không có mà ăn. Vì đây là một trong những dụ ngôn được biết đến nhiều nhất của Chúa Giêsu, làm nổi bật thông điệp thần học của Phúc Âm này: Tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa được ban cho vô điều kiện. qua hình ảnh người Cha chờ đón người con trở về.
Với tấm lòng của Mục Sư luôn trân trọng tình đồng môn dù chỉ một "Vá Cháo Heo" xin Chúa Cha đầy lòng thương xót đón nhận Linh Hồn Mục Sư về hưởng Nhan Thánh Chúa trên Nước Thiên Đàng.
Nguyễn Văn Thọ K11
Tin ngắn
TT Mexico: Ông Biden chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng biên giới
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador |
Newsweek đưa tin, trong một cuộc họp báo hàng ngày, ông Obrador đã nói về cuộc khủng hoảng biên giới Hoa Kỳ đang diễn ra. Ông cho biết sự gia tăng số lượng người di cư từ Mexico đến Mỹ là do kỳ vọng của họ đối với Tổng thống Biden.
“Người ta đã kỳ vọng rằng chính phủ của Tổng thống Biden sẽ có cách đối xử tốt hơn với người di cư. Và điều này đã khiến những người di cư muốn vượt biên từ Trung Mỹ, và cả từ đất nước chúng tôi, nghĩ rằng vượt biên [đến Hoa Kỳ] sẽ dễ dàng hơn”, ông Obrador phát biểu.
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi quân đội Mexico xác nhận triển khai 8.700 binh sĩ để hạn chế số lượng người di cư qua nước này.
Đây không phải lần đầu ông Obrador quy trách nhiệm về dòng người di cư ở biên giới cho TT Biden. Một ngày sau cuộc gặp trực tuyến với TT Biden hôm 1/3, TT Mexico đã phát biểu: “Người di cư xem [Biden] là ‘tổng thống di cư’ và rất nhiều người cảm thấy họ sẽ đến được Hoa Kỳ. Chúng ta cần phối hợp để điều chỉnh dòng chảy người di cư, vì công việc này không thể giải quyết trong ngày một ngày hai”.
Trong khi đó, các quan chức của chính quyền Biden lại đổ lỗi cho ông Trump về khủng hoảng biên giới.
**Lara Trump |
23 March 2021
Đôi Nẻo Có Không, thơ
20 March 2021
Tin ngắn
Mexico ca ngợi chính sách biên giới của TT Trump.
Biden đang chứng minh chính sách biên giới của TT Trump đã đúng
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cho phép hàng nghìn người nhập cư vào đất nước này mà không cần xét nghiệm vi-rút, hàng trăm người trong số họ đã cho kết quả dương tính. Hiện tại, chính quyền của ông đang gặp rắc rối lớn ở biên giới Mexico, nơi hàng chục nghìn người nhập cư bất hợp pháp đang đổ vào, một vấn đề được cho là bắt nguồn từ các chính sách nới lỏng nhập cư và biên giới rộng mở của ông.
Theo New York Times, ông Biden đã liên hệ với Mexico và được cho là đã bí mật yêu cầu họ hỗ trợ trong việc ngăn chặn làn sóng dân nhập cư. Khi nhờ Mexico hỗ trợ vấn đề biên giới, Biden đang chứng minh chính sách biên giới của TT Trump đã đúng.
Tờ báo đưa tin: “Dự đoán về sự gia tăng của người di cư và sự lo sợ lên tới mức cao nhất của các đặc vụ Mỹ ở biên giới trong hai thập kỷ qua, ông Biden đã hỏi Tổng thống Andrés Manuel López Obrador của Mexico trong một cuộc gọi video trong tháng này, rằng liệu có thể làm được nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề hay không, theo các quan chức Mexico và một người khác đã thông báo tóm tắt về cuộc trò chuyện”.
“Hai tổng thống cũng thảo luận về khả năng Hoa Kỳ gửi cho Mexico một số nguồn cung vắc-xin dư thừa của mình, một quan chức cấp cao của Mexico cho biết. Mexico đã công khai yêu cầu chính quyền Biden gửi cho họ các liều vắc-xin AstraZeneca”, tờ báo trích dẫn.
Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc, bà Jen Psaki đã tìm cách trấn an giới truyền thông rằng hai vụ việc không liên quan đến nhau.
Nhưng nếu thông tin từ các quan chức Mexico là chính xác, nghĩa là ông Biden đang cố gắng tranh thủ sự hỗ trợ của Mexico trong việc ngăn chặn công dân đi qua Mexico trên đường đến Hoa Kỳ. Điều này giúp liên tưởng tới một kế hoạch tương tự của cựu Tổng thống Donald Trump và ông Joe Biden lúc đó đã phản bác nó.
Tuy nhiên giờ ông đang chứng mình một thực tế rằng, ông Trump đã đúng. Một trong những lý do chính giúp ông Trump thành công trong việc ngăn chặn làn sóng nhập cư bất hợp pháp là ông đã biến Mexico thành “bức tường thành” một cách hiệu quả bằng các chính sách hỗ trợ, hợp tác song phương có lợi cho đôi bên.
Ông Biden liên tiếp trượt chân và ngã, Tòa Bạch Ốc nói do gió to
Ông Biden bị vấp hai lần và sau đó khuỵu đầu gối trái xuống lần thứ ba khi đi lên cầu thang. Sau đó ông đã đứng dậy ngay, đi hết cầu thang và quay lại chào mọi người. Ông đã lên máy bay để có chuyến thăm theo lịch trình đến Atlanta, tiểu bang Georgia.
Giám đốc truyền thông Tòa Bạch Ốc Kate Bedingfield cho biết ông Biden không cần chăm sóc y tế và gọi vụ vấp ngã là “không có gì khác hơn là một bước nhầm chân trên cầu thang”.
“Tôi biết mọi người đã nhìn thấy Tổng thống Biden trượt chân trên đường lên cầu thang AF1, nhưng tôi vui mừng thông báo rằng ông ấy vẫn ổn và thậm chí không cần bất kỳ sự chăm sóc nào từ đội ngũ y tế đi cùng ông ấy”.
Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre sau đó đã giải thích tình huống này là do gió mạnh tại Căn cứ Andrews, theo Reuters.
Jean-Pierre nói với các phóng viên: “Bên ngoài trời khá gió. Trời rất gió”. “Ông ấy đã làm tốt 100%”.
Theo phóng viên Steven Nelson của New York Post có mặt lúc đó, Jean-Pierre đã nói thêm rằng: “Tôi đã suýt ngã khi tự mình bước lên các bậc thang”, để tăng thêm tính thuyết phục cho sức gió đã “gây ra” cú ngã của ông Biden.
Vào tháng 12, ông Biden khi đó là tổng thống đắc cử đã trượt chân khi đang chơi với chú chó cưng của mình. Sau đó ông đã phải bó bột nhiều ngày vì bị rạn xương bàn chân.
Ông Biden tính đến nay là người lớn tuổi nhất đảm nhận chức vụ tổng thống Hoa Kỳ. Ông không phải là người đầu tiên bị ngã trên các bậc thang dẫn đến chiếc Không Lực Một.
Cựu Tổng thống Gerald Ford cũng đã bị ngã cầu thang vào năm 1975 khi đang có chuyến thăm Áo.
Vatican hoan nghênh người đồng tính nhưng không chấp nhận hôn phối giữa họ với nhau.
Trong sứ vụ của mình, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã thường xuyên nhắc nói giáo lý của Giáo hội Công giáo khẳng định rằng hôn nhân là mối liên hệ hợp tác trọn đời giữa một nam và một nữ.
Trong khi Ngài thường xuyên khuyến khích những người Công giáo hoan nghênh đối với những người đồng tính, thì Đức Giáo hoàng cũng nói rằng “hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ,” và nói rằng “gia đình đang bị đe dọa bởi những nỗ lực ngày càng tăng của một số người nhằm xác định lại định chế hôn nhân, ”và rằng những nỗ lực nhằm định nghĩa lại hôn nhân“ đang đe dọa biến dạng kế hoạch tạo dựng của Đức Chúa Trời ”.
Một thông điệp dài 12 trang của Vatican mới công cũng bố đã xác định quan điểm trên đây. “Hôn nhân là thánh thiện, trong khi các hành vi đồng tính luyến ái chống lại quy luật luân lý tự nhiên ”.
19 March 2021
Con tàu chỉ có một người, truyện ngắn
- Phan Xuân Sinh
Chuyển ra ngoài Bắc anh lại càng tơi tả hơn. Không quen với cái lạnh thấu xương, bụng thì đói meo. Trông anh như một ông cụ già hom hem.
Công việc nặng nhọc làm cho anh còm lưng. Ngày trở về thì không thấy hy vọng. Anh cứ nghĩ mình kéo dài tình trạng đói khát, nặng nhọc nầy mãi, thì thế nào cũng bỏ xương tại cái xứ đèo heo hút gió nầy. Trốn trại thì không can đảm. Mà cũng chẳng biết trốn đi đâu, giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp. Đành phải bó tay chịu trận.
Bỗng nhiên một hôm anh nhận được gói đồ ăn gửi bằng đường bưu điện. Anh nghĩ chắc vợ anh gửi cho. Nhưng khi cầm gói quà trên tay nhìn tên người gửi lạ hoắc, anh phân vân, đắn đo. Chắc chắn đây là một sự nhầm lẫn. Tuy nhiên vì đói quá anh không có can đảm hoàn trả lại cho cán bộ, khi mà sự thèm khát đã lên tới tột đỉnh. Mà chắc gì gói quà được trả về cho khổ chủ của nó! Cán bộ trại đời sống cũng chẳng hơn tù bao nhiêu, thế nào họ cũng chia nhau. Trong lúc mình đang cần, anh an ủi mình như vậy. Anh về trại. Bạn bè tới chúc mừng anh. Như vậy, kể từ nay anh thuộc thành phần có thăm nuôi. Không còn mồ côi như trước. Gói quà đã được mở ra kiểm soát, cột lại sơ sài trước khi giao cho anh nhận lãnh.
Ai nhận quà về đến chỗ nằm của mình, đều bóc ngay ra. Còn anh thì không dám đụng đến. Lúc đầu cái đói, cái thèm khát lâu ngày làm cho anh bấn loạn. Anh nghĩ nhận quà về bóc ra ngay ăn một bữa cho đã. Nhưng khi cầm gói quà trên tay, không phải tên vợ mình gửi, anh đâm ra đắn đo.
Vụ trộm "ngoạn mục" , chuyện xả xú-bắp
(tặng các ông, các bà có con gái)
Nhiều lúc, tôi cứ lẩn thẩn nghĩ, giả sử trên thế giới này không có phụ nữ thì sao? Sẽ chẳng ra làm sao cả. Đàn ông sẽ thành hùm beo và trái đất thì hoang lạnh vì không có sự sống.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà đàn ông trên cả hành tinh này đều sùng kính phụ nữ. Họ dồn hết chị em về một phe, và đặt tên là Phái Đẹp.
Quả thật, phụ nữ rất đẹp. Tôi cũng đã đi nhiều, tiếp xúc cũng nhiều. Nhưng tôi chưa thấy một người phụ nữ nào xấu.
Tất nhiên, vẻ đẹp của họ cũng phụ thuộc một phần vào mắt người ngắm. Có người nhìn đằng trước đẹp. Có người nhìn đằng sau đẹp. Có người lại phải lùi ra thật xa, thậm chí phải nhắm tịt cả hai mắt lại thì ta mới “nhìn” thấy được vẻ đẹp của họ.
Chính họ đã góp phần cân bằng sinh thái trái đất. Và trong mỗi gia đình, họ như cái điều hoà nhiệt độ. Tất nhiên, điều khiển cái điều hoà đặc biệt này, tốt nhất nên là đàn ông, là chính đức ông chồng, chứ để lão hàng xóm điều khiển thì nguy hiểm lắm.
Tuy nhiên, điều khiển thế nào lại là cả một nghệ thuật tinh xảo. Tôi sẽ bàn vào một dịp khác.
Tôi nghĩ rằng, giới mày râu chúng ta có thể tính cách khác nhau, đời sống khác nhau, số phận cũng khác nhau. Nhưng chúng ta vẫn có một điểm chung: Đều là con của hai bà mẹ. Một bà mẹ đẻ ra ta, vất vả vì ta, và một bà mẹ chẳng có họ hàng gì với ta cả. Đó chính là... bà mẹ vợ.
Trong hai bà mẹ ấy, xem ra bà mẹ vợ lại thiệt thòi hơn. Người phát hiện ra điều này chính là nhà văn Thanh Tịnh. Bác Thanh Tịnh luôn có những nhận xét rất hóm hỉnh và bất ngờ.
Có lần, tôi mời bác đi ăn phở. Bác bảo: “Thôi, tớ già rồi, còn ăn gì nữa!”. Tôi rất ngạc nhiên. Phở là món ăn thông dụng, cổ truyền, dành cho tất cả mọi người, chứ đâu có cấm các cụ già. Bác Tịnh bảo: “Đi ra ngoài, tớ buồn lắm. Cậu cứ nhìn kia kìa. Trẻ con đi từng đàn. Trai gái đi từng đôi. Còn người già đi từng chiếc một”.
Rồi bác hỏi: “Vào quán phở, tớ đố cậu, nhìn những người ăn, làm sao có thể biết được mối quan hệ của họ. Ai là vợ chồng? Ai là bồ bịch? Ai đang yêu nhau?”. Tôi bảo: “Phải nhìn vào mắt họ!”.
“Cậu đúng là thằng dở hơi. Nếu cần ngắm nhau thì ngắm ở chỗ khác. Ai lại đưa nhau vào quán phở mà ngắm – Bác Tịnh cười. Rồi bác giảng giải – Muốn biết chính xác mối quan hệ của họ, phải nhìn lúc họ trả tiền. Đàn ông trả tiền thì dứt khoát họ là bồ bịch hoặc đang yêu. Đàn bà trả tiền thì chắc chắn vợ chồng. Hai bên tranh nhau trả thì chỉ là bạn bè thôi!”.
Rồi bác bảo: “Con gái mình hoá ra là con người ta cậu ạ. Đến lúc nó lấy chồng thì mình mất con. Đến lúc nó có con thì mình mất nốt vợ. Vì lúc ấy, vợ mình lại phải chăm nuôi cháu ngoại. Cháu bà nội, tội bà ngoại”.
Quả đúng là như vậy. Mới hay, bà mẹ vợ khổ thật. Cả một đời ki cóp, bòn nhặt, rồi xây đắp hai chục năm, thậm chí hơn hai mươi năm ròng mới xong được một công trình vĩ đại. Đó chính là toà nhan sắc – Cô con gái rượu của mình.
Tôi có cảm giác bà cụ phải lọc từ bao nhiêu ánh trăng non để làm nên màu da trắng mịn, mát mẻ của cô con gái, phải chắt từ hàng triệu sắc hoa mới tạo thành làn môi tơ nõn của con gái.. Rồi lại phải lấy cả tuổi thanh xuân của mình để chuốt nên sự duyên dáng, hấp dẫn và vẻ đẹp huyền bí của con.
Bao nhiêu là công nênh. Vậy rồi đùng cái, một thằng cha ất ơ, lạ hoắc, chẳng có họ hàng, quen biết gì với mình, thế rồi nó đến, nó rước đi mất. Kèm theo cô con gái, còn thêm bao nhiêu “phụ tùng” đi theo: Xe máy, vòng bạc, nhẫn vàng. Có khi còn có cả ô tô, nhà lầu….
Một đống của nả! Ối giời đất ơi! Rõ thật là mở cửa rước trộm vào nhà!. Đúng là một vụ mất trộm ngoạn mục. Mà thằng trộm này lạ lắm. Pháp luật ủng hộ. cảnh sát vỗ tay hoan hô. Bà mẹ còn sung sướng âm ỉ vì mình đã lo được cho con vu quy trọn vẹn. Thực ra, đấy là vụ mất trộm tưng bừng và ngoạn mục. Đã thiệt đơn lại thiệt kép.
Internet
18 March 2021
17 March 2021
Xìu xìu ển ển, phiếm luận
Trần Trung Chính
Người viết phiên âm nhóm từ ỂN ỂN theo giọng đọc của người miền Nam, thực sự trong từ điển Việt Nam không có từ ỂN mà chỉ có định nghĩa của từ ỄNH = to phình ra, thí dụ ễnh bụng là bụng to ra (ngầm ý nói là có chửa, có bầu).
Người Việt đôi khi dùng hình thức “điệp ngữ” (lập lại từ gốc) để khỏi phải dùng trạng từ hay tính từ khác nhằm chỉ một tính chất nhẹ hơn từ đơn nguyên thủy, thí dụ: xanh xanh (xanh nhẹ hay xanh lạt), trắng trắng (trắng lợt), đỏ đỏ (đỏ nhạt) trong khi người Mỹ phải thêm vào tính từ light như light green, light blue chả hạn.
Tuy nhiên người viết không có ý định sửa từ ỂN thành ra từ ỄNH trong bài viết này, vì thành ngữ XÌU XÌU ỂN ỂN quá quen thuộc và mọi độc giả đều hiểu rõ người viết muốn nói cái gì.
XÌU = (động từ) mềm, xẹp hẳn xuống, không còn căng và cứng nữa. Nghĩa bóng = tỏ vẻ buồn chán, không còn có nhiệt tình, không còn hăng hái như trước. Thí dụ: mặt xìu, vừa gặp khó khăn đã xìu xuống.
Và cặp chữ XÌU XÌU cũng mang ý nghĩa là mềm xẹp nhưng chưa mềm hẳn hay chưa xẹp hẳn xuống (cũng có thể hiểu là XÌU IN ÍT, XÌU NHÈ NHẸ).
XÌU XÌU ỂN ỂN là tình trạng vật lý của dương vật khi tâm lý vẫn còn hứng khởi về chuyện SEX, máu vẫn được bơm vào nhưng dương vật không còn đủ cứng để xung kích vào mục tiêu mong muốn. Y khoa Mỹ gọi tình trạng XÌU XÌU ỂN ỂN bằng danh xưng ERECTION FAILURE.
Theo thống kê, một nửa số đàn ông từ 40 tuổi đến 70 tuổi đều có tình trạng “erection failure”. Và đối với đàn ông trên 70 tuổi, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Vậy Major Factor for Wilting Erections là Tuổi Tác.
Tình trạng XÌU XÌU ỂN ỂN đã có và đã được biết từ lâu, nhưng chữa khỏi chúng này chỉ mới được khám phá vào những năm cuối của thập niên 1990 của thế kỷ trước: các nhà khoa học tìm thấy rằng NITRIC OXIDE là động lực chính giúp cho sự cương cứng của dương vật và tạo ra năng lực cao triều (powerful orgasm) đưa tới sự khoái cảm về tình dục.
Bản báo cáo viết: “If you have enough nitric oxide, you have strong erections. If you don’t have enough, you won’t. It’s as simple as that.”
Khám phá mới này đã làm cho Dr. Louis Ignarro đoạt giải NOBEL in PHYSIOLOGY năm 1998.
Người Việt áp dụng nhóm từ XÌU XÌU ỂN ỂN lan rộng qua các lãnh vực khác, nhất là lãnh vực chính trị, lãnh đạo chỉ húy, quân sự cũng như quản trị kinh doanh, thương mại và tài chánh.
Sleepy Joe Biden đã thể hiện tình trạng XÌU XÌU ỂN ỂN trọn vẹn qua những dữ kiện như sau:
1. Khi Đảng Dân Chủ bầu cử sơ bộ, cả 2 lần đầu tiên Joe Biden chỉ đứng hạng 3rd (tình trạng xìu xìu), tới kỳ bầu cử sơ bộ thứ ba, các cấp lãnh đạo của Đảng Dân Chủ thấy chủ trương “cực tả” của Bernie Sander sẽ khiến cho cử trỉ sẽ bỏ phiếu cho TT Trump, nên “ép buộc + sắp xếp” Bernie Sander bỏ cuộc, cho nên Joe Biden vọt lên hàng đầu cho đến khi được chính thức đề cử làm ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân Chủ ra tranh cử chức vụ Tổng Thống vào năm 2020. Như vậy từ tình trạng Xìu Xìu, Joe Biden được Đảng Dân Chủ đẩy lên tình trạng Ển Ển chứ bản thân ông không “cương” lên nổi.
2. Trong thời kỳ vận động tranh cử, trong khi ông Trump xông xáo đi vận động khắp nơi với những đám đông ủng hộ dầy đặc bất chấp Đại Dịch Corona Chinavirus có thể lây lan, thì ông Joe Biden vận động tranh cử qua online dưới căn nhà riêng của ông ở tiểu bang Delaware. Cuối tháng 10/2020 ông cũng xuất hiện ở một vài địa điểm nhưng xem video thì thấy đám đông đến nghe ông vận động lèo tèo khoảng 20 chục chiếc xe đậu cách nhau 6 feet như quy định. Núp trong căn hầm thì người ta nói ông “Xìu Xìu” và khi đi ra ngoài vận động chỉ có vài chục chiếc xe thì người ta lại nói là ông chỉ được “Ển Ển” chứ không được “hoành tráng” như các cuộc rally ủng hộ ông Trump (hoành tráng là từ VC sử dụng, người viết tạm dùng để ra vẻ thời thượng chút xíu)
3. Ngay trong các cuộc debate giữa 2 ứng cử viên Tổng Thống, e sợ tình trạng “Xìu Xìu” của Joe Biden sẽ ảnh hưởng xấu nên Ban Tổ Chức đề nghị debate online, ông Trump không chấp nhận debate online, cho nên người ta cho 2 ông lên 2 TV khác nhau trình bày chủ trương đường lối riêng biệt. Sự thiên vị của BTC là không công bố số người theo dõi TV của 2 UCV nên không ai biết có bao nhiêu người bật TV xem Joe Biden nói chuyện.
4. Coi “xìu xìu” vậy chứ mà Joe Biden nhờ phiếu ma, phiếu lậu… nên Truyền Thông Thổ Tả tuyên bố Joe Biden đắc cử trong khi Ủy Ban Bầu Cử Tiểu Bang và Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia của Liên Bang chưa có tuyên bố gì cả.
5. Joe Biden và phe nhóm ”Ển Ển” tuyên bố là có được 80 triệu phiếu bầu, nhưng nhân ngày lễ Thanksgiving, thông điệp của Joe Biden phát trên You Tube chỉ có hơn 1,000 người xem. Con số này do máy đếm công bố chớ không phải đối phương bôi bác. Nếu có 1 triệu người xem thì tỷ lệ 01/80 triệu là con số mang tính chất “xìu xìu”, nhưng tỷ lệ 1,000/80 triệu là con số được người viết xếp hạng là “xẹp hẳn” hay “xìu hoàn toàn” như phần đầu của bài viết này.
6. Tới ngày Chrismas, Joe Biden đọc thông điệp chúc mừng Giáng Sinh trên You Tube cũng chỉ có 7,000 người theo dõi mà số người click “dislike” lại chiếm 70%!!!
7. Tới ngày 20 tháng giêng năm 2021, nhậm chức nhưng không thấy dân chúng tập họp chào mừng mà chỉ thấy rừng cờ cắm sẵn (nghe nói là có 400,000 lá cờ mà những kẻ thối mồm cho rằng tiêu biểu cho những người đã khuất bỏ phiếu cho liên danh Joe Biden – Kamala Harris).
8. Sau khoảng 40 ngày nhậm chức, Joe Biden đã ký hơn 50 sắc lệnh hành pháp, một con số kỷ lục về số lượng biểu trưng cho đại lượng “Ển Ển”, nhưng không có sắc lệnh nào mang về “ích nước lợi dân” mà những nhà bình luận chính trị cho rằng những sắc lệnh hành pháp này chỉ mang tính “phá nát nước Mỹ và làm hại dân chúng Hoa Kỳ”. Như vậy phẩm chất của 50 sắc lệnh hành pháp mà Joe Biden đã ký, biểu trưng cho đại lượng “Xìu Xìu” .
9. Hai tuần sau khi Texas bị “tai nạn thời tiết”, Joe Biden đi thăm Texas, tưởng sao cũng y chang hồi vận động bầu cử: không dân chúng, chỉ thấy cảnh sát và securities bao vây xung quanh. Báo chí và truyền hình “thổ tả” chỉ tường thuật sơ sơ, nhưng người viết xem lại từ một You Tube của dân Texas quay lại từ một đài truyền hình địa phương.
10. Đảng Dân Chủ qua Nancy Pelosi, Chuck Summer… giở trò “Ển Ển” qua việc gấp rút luận tôi để impeach công dân Donald Trump. Nhưng vì không đủ túc số 67 phiếu/100 Thương Nghị Sĩ, cho nên việc luận tôi bị thất bại: kết quả “Xìu Xìu” không giống ai.
11. Chính quyền Joe Biden khi hủy bỏ đường ống Keystone chỉ cốt chứng minh là có năng lực “Ển Ển” phá nát những công trình của Donald Trump, nhưng quên rằng khi dẹp bỏ đường ống Keystone đã làm 11,000 công nhân bị mất việc (ngay chính những nghiệp đoàn đã từng ủng hộ Joe Biden cũng lên tiếng phản đối). Nghĩa là chưa thấy Ển Ển đã thấy Xìu Xìu không làm ăn gì ra hồn cả.
12. Tuyên bố tái gia nhập Hiệp Ước Paris nhằm chống lại hiện tượng hâm nóng toàn cầu, nhưng Accident thời tiết bão lạnh của Texas vừa qua chứng tỏ rằng quả địa cầu không bị hâm nóng mà trái lại đang đi vào chu trình băng giá. Không thấy Joe Biden, Al Gore và những nhà khoa học chủ trương chống lại sự hâm nóng toàn cầu lên tiếng “báo cáo báo chồn” gì cả. Không chừng accident thời tiết bão lạnh của Texas đã làm Joe Biden mất đi giải Nobel mà Al Gore đã đạt được hơn 15 năm trước!
13. Trước khi nhậm chức, Joe Biden tuyên bố sẽ mở trường học trong 100 ngày đầu tiên. Sau khi nhậm chức, Tòa Bạch ốc đã thay đổi lời hứa: “mở ít nhất 50% trường học sang học trực tiếp một ngày mỗi tuần”!!!
14. Đóng cửa nước Mỹ và giới hạn dân chúng Hoa Kỳ trong các sinh hoạt thường ngày, nhưng mở rộng biên giới đón nhận di dân lậu nhập cư tự do không cần visa, passport nhưng khổ nỗi thành phần nhập cư lậu này không được thử nghiệm CIVID-19, không có vaccine chủng ngừa và tự do mang mầm bệnh lan truyền khắp nơi mà không thấy các chuyên gia về bệnh lan truyền, chuyên gia về virus… lên tiếng ngăn cản ông Tổng Thống Ngủ Gật Joe Biden gì hết.
Ông Donald Trump thua ông Joe Biden vài tuổi, nhưng trông “bộ vó” ông Trump “ngon lành” hơn nhiều. Tôi không tin rằng ông Trump có gene trẻ trung hơn ông Biden vì cả 2 ông đều trên 75 tuổi, một lứa tuổi mà thống kê xác xuất cho biết tình trạng ERECTION FAILURE ở tỷ lệ rất cao. Cơ thể người đàn ông lớn tuổi không thể sản xuất đủ NITRIC OXIDE nên các viên nghiên cứu và các laboratories đã bào chế ra được các dược phẩm tiếp ứng số NITRIC OXIDE cho quý ông.
Về chính trị hay quyền lợi kinh tế, 2 ông có thể vẫn “kình chống“ nhau kịch liệt, nhưng nếu ông Joe Biden hạ mình gọi điện thoại hỏi thăm ông Donald Trump ”Làm Thế Nào Để Mấy Ông Già Chữa Được Hội Chứng XÌU XÌU ỂN ỂN”, thì tôi tin rằng ông Donald Trump sẵn sàng chỉ vẽ giải pháp hữu hiệu ngay.
Hoàn tất tại San José ngày 07 tháng 3 năm 2021
Trần Trung Chính
16 March 2021
Nhân sinh nhật lần thứ 430 của Linh mục Alexandre de Rhodes (15/03/1591 - 15/03/2021)
Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.
Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.
Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.
Đánh giá về vai trò của linh mục Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh nên quốc ngữ Việt Nam, tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, đại lược như sau: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.
Quả vậy, khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in quyển từ điển và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican – Roma, thì cha Alexandre De Rhodes đã giải phóng cho nước Việt Nam về chữ quốc ngữ.
Bởi lẽ trước đó, tương tự như Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên), thì người Việt Nam sử dụng lối chữ viết tượng hình, biểu ý của người Tàu hoặc chữ nôm do tự sáng chế và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Cao Ly mới chế biến ra chữ viết riêng của họ, nhưng vẫn không theo cách viết La tinh nên bị hạn chế nhiều. Còn người Nhật Bản thì sau nhiều lần thử nghiệm chế biến lối chữ viết khác, nhưng cuối cùng đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình, biểu ý của người Tàu.
Trong khi đó, chính người Tàu dưới chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông cũng đã từng tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Alexandre De Rhodes, đã tiến bộ trước người Tàu đến hơn ba thế kỷ rưỡi (1651 – 1017 – tính từ năm in cuốn từ điển Việt – Bồ – La đến thời điểm hiện nay.
Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Alexandre De Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, chính cha Alexandre De Rhodes là người hệ thống hóa, hoàn tất công trình làm ra chữ quốc ngữ thành công vào năm 1651, tức là năm mà cuốn tự điển Việt – Bồ – La chào đời tại nhà in Vatican – Roma.
Thế nên, chính tại nhà in Vatican ở Roma là nơi mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình, và chính năm 1651 cũng là năm khai sinh chính thức của chữ quốc ngữ Việt Nam.
Theo đó, chữ viết theo lối La tinh ban đầu được các nhà truyền giáo đặt nền móng cho việc sử dụng trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đến khi được người dân Việt Nam chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, thì mặc nhiên nó đã tự mình được nâng cấp thành chữ quốc ngữ.
Ghi nhận công nghiệp của cha Alexandre De Rhodes đối với xứ sở, năm 1941, một tấm bia kỷ niệm nhân ngày sinh nhật thứ 350 của cha đã được dựng ở gần bên bờ Hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu – Hà Nội. Đến năm 1957, khi Hà Nội thuộc sự quản lý của chính quyền mới thì bia đã bị gỡ bỏ.
Chính quyền Sài Gòn cũ đặt tên ông cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất, đối xứng với phía bên kia là đường Hàn Thuyên, tên danh sĩ được ghi nhận có công phát triển và phổ biến lối chữ Nôm. Sau năm 1975, chính quyền mới đổi tên đường thành Thái Văn Lung và bây giờ thì đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con đường này.
Về tiểu sử: Nguyên, cha Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) sinh ngày 15/03/1591 (hay 1593?) tại vùng Avignon, miền nam nước Pháp. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn ở vùng Avignon là đất của Giáo Hoàng. Ông gia nhập Dòng Tên tại Roma năm 1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Đầu năm 1625, cha Alexandre De Rhodes đến Việt Nam bắt đầu từ Hội An. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của cha. Nhưng cuộc đời truyền giáo của cha ở đây rất gian nan, trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến sáu lần. Đến năm 1645, cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Cha mất ngày 5/11/1660 ở Iran, thọ 69 tuổi.
Hiện nay, ở Việt Nam đã từng xuất hiện ý kiến phủ nhận công lao đóng góp của cha Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, một trong số họ nêu quan điểm : “Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà thôi. [1]
Riêng đối với công chúng, thì:
– Lối chữ viết đã trở thành quốc ngữ của xứ sở với chín mươi triệu đồng bào cả trong và ngoài nước cùng sử dụng;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ thuở hồng hoang đến nay;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện lời ru “Ầu ơ …” ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …
– Lối chữ viết được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …
– Lối chữ viết mà dân ta có thể tự hào là riêng biệt trong khi rất nhiều quốc gia khác, kể cả nhiều cường quốc vẫn còn phải vay mượn (Úc, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Đại Hàn …);
Thì người khai sinh của lối chữ viết ấy chắc chắn phải là ÂN NHÂN của xứ sở mình, bất kể đến quốc tịch của họ, bất kể đến tôn giáo của họ và bất kể đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !
Và với chế độ:
– Lối chữ viết được Ông Hồ Chí Minh dùng để viết lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của Đảng Cộng Sản;
– Lối chữ viết được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa …
– Lối chữ viết mà hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 24.000 vị tiến sĩ khoa bảng quốc gia đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng;
Nhưng lại không mấy ai trong số họ nhắc đến ngày sinh nhật của cha Alexandre De Rhodes (ngày 15/03), người có công khai sinh lối chữ viết mà nghiễm nhiên đã là quốc ngữ của xứ sở, như là một trong những ân nhân của dân tộc này thì thật là đáng thất vọng!
Tôi tin rằng, xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân. Không chỉ vì ông ấy, mà còn vì phẩm giá dân tộc này vốn không vô ơn như thế...
11 March 2021
09 March 2021
Ngọn Cờ Lông, truyện ngắn
Một vài năm nó về làng vẫn cái Kiếu xinh đẹp nhưng nghèo, cái này thì thấy ngay ấy mà, cứ nhìn quần áo nó là biết. Bẵng đi vài năm nữa nó không về làng. Bỗng một hôm nó về lộng lẫy trên một chiếc xe ô tô màu đen, ăn vận như một bà hoàng. Kiếu chia quà cho khắp cả làng. Nó lại còn nói, nhà nào có con lớn muốn đi làm ăn xa thì nó đưa đi, trả lương ban đầu là hai triệu, rồi làm quen sẽ lên ba, bốn triệu. Dân làng rụt rè vì chưa biết thế nào. Chỉ có năm đứa thanh niên theo Kiếu đi khỏi làng làm ăn xa.
Đi làm được hai tháng 5 đứa kia đã có tiền gửi về giúp cha mẹ ở nhà. Chúng còn viết thư về nói rằng, chị Kiếu là bà chủ, chị Kiếu tốt lắm, nhà máy là của chị Kiếu. Có thêm năm đứa lại bỏ làng đi làm ăn xa. Thêm mười đứa nữa, rồi lại mười đứa nữa. Chỉ trong một năm mà có 30 đứa đi khỏi làng. Chúng là những đứa có hiếu có đễ, đi khỏi làng một hai tháng chúng đã gửi tiền về giúp cha mẹ. Một năm sau cái đận Kiếu về thăm làng mà bộ mặt của làng quê đã có nhiều thay đổi. Cái dễ trông thấy nhất là bộ mặt con người. Mặt con người cũng như cây lúa, có tí phân lá xanh rờn. Mặt con người của làng không xanh xao vàng vọt vì thiếu ăn nữa, cũng không nhầu nhĩ vì lo cái ăn thường trực.
Mấy năm sau Kiếu về làng xây một cái miếu. Làng chưa có đình muốn xây một cái đình nhưng Kiếu không đồng ý. Có mấy cụ già trong làng cũng không đồng ý xây miếu. Miếu thì phải để thờ ai chứ. Làng này cũng có mấy liệt sỹ nhưng đã được nhà nước xây nghĩa trang rồi. Những nhà có con đang làm cho Kiếu thì nhất thất nghe theo Kiếu. Sao lại không nghe. Kiếu tạo công ăn việc làm cho con họ, con họ ấm no, họ cũng ấm no. Những nhà này chiếm phần đông trong làng. Biểu quyết chiếm đa số thế là xây miếu.
Kiếu sung sướng lắm, chuyển tiền về để xây miếu đã đành, lại còn chuyển tiền cho bà con trong làng làm cỗ linh đình ăn trong ba ngày. Sang ngày ăn uống thứ hai có một người để xuất một chuyện. Chuyện cũng lớn đấy. Đó là việc may cái cờ của làng. Cờ thì không ai là không biểt. Các ngày hội làng người ta thường cắm cờ phướn. Thì cũng sắm cái cờ phướn về cắm trước miếu. Có người thì có ý kiến, cờ phướn thì không độc đáo, không tôn vinh đựoc công trạng của Kiếu với làng. Nhiều người cũng đồng tình ý kiến. Một người lại có ý kiến, viết thêm chữ K trên cờ phướn như làng bên viết cái tên người mang nghề về làng cho bà con ấm no. Có ý kiến đồng tình, cũng có ý kiến phản đối, vì Kiếu có mang nghề gì về cho bà con đâu. Cuộc thảo luận đã sang bữa rượu thứ ba, tức là đã hết ba ngày cỗ bàn linh đình do tiền của Kiếu gửi về.
Mọi người cùng trầm ngâm nghĩ ngợi. Có một người nghĩ ra xin nói: "tôi nghĩ rất chín rồi, tận sâu xa là chỉ cái đó thôi, vậy tôi xin đề đạt là chúng ta đính thêm vào cờ một túm lông". Xem ra có lý. Có lý đấy chứ. Những người sống lâu ở làng này đều biết. Làng chỉ có một nghề trồng lúa nước. Cũng đã có bao nhiêu hội nghị đầu bờ, chuyển giao kỹ thuật. Trước nữa thì phân chuồng phân bắc, sau nhì thì nhất nước nhì phân tam cần tứ giống, sau ba thì nuôi bèo hoa dâu thay phân, sau tư thì chuyển đổi vật nuôi cây trồng, nuôi con gì trồng cây gì. Vậy mà vẫn đói. Có cái Kiếu xinh đẹp của làng, làm cho làng no ấm.
Một đứa trẻ chạy như bay về làng hò từ đầu làng, chị Kiếu về chị Kiều về. Ông từ Chí, người được dân làng chọn làm ông từ lật đật đi ra miếu. Ông vào trong miếu lấy cờ ra. Ông trẻo lên cây bàng buộc cờ vào ngọn cây. Cờ phướn bay, lẫn trong những cái tua bay phần phật trong gió có một túm lông.
Y Ban
(Nguồn: Dân Luận)
_______________
Nhà văn Y Ban, tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh năm 1961. Chị Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Hà Nội, đã từng dạy trường Cao Đẳng Y khoa Nam Định, nhưng chị lại sống với nghề viết văn. Các tác phẩm của Y Ban mạng nặng tính nhân văn, mô tả xã hội bằng giọng văn hài hước đã chinh phục được độc giả mọi lứa tuổi trong và ngoài nước. Sau tiểu thuyết "Xuân Từ Chiều", chị đã cho ra mắt tập truyện ngắn "Hành trình tờ tiền giả" (2010). Năm 2011 Nhà xuất bản Trẻ đã cho ra mắt tuyển tập hơn 60 truyện cực ngắn (truyện ngắn mini) của Y Ban "Này Hỏi Thật Đã Nhìn Thấy Gì Chưa Đấy?"
07 March 2021
Sóng Xuân, tranh mới A.C.La
Thu tàn, đông lạnh, hạ cháy daChỉ có xuân thôi bướm vờn hoaCây cối đâm chồi, ong kiếm mậtRì rào sóng vỗ mình với taBuồn thay ngơ ngáo cái tuổi giàMôt bếp, một giường, một xô-phaĐâu biết mùa xuân, biển dậy sóngChờ hoài nào thấy bóng lão gia !(A.C.La)
Điểm sách “Silent Invasion”
Đây là một cuốn sách cũng như câu chuyện đằng sau (3) đã và đang gây chấn động ở Úc. Đi đâu cũng nghe giới trí thức nói về nó. Hôm kia, trong một buổi giải lao, một giáo sư người Úc thuộc đại học UTS cũng nói với tôi về cuốn sách này, và những gì tác giả cảnh báo. Người Việt chúng ta, dù ở Úc hay ở Việt Nam, cũng nên đọc quyển sách này. Đọc để thấy sách lược của Tàu cộng nhằm gây ảnh hưởng và xâm nhập vào hệ thống chính trị từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất.
Mục tiêu và chiến lược
Mục tiêu của đảng cộng sản Tàu là kéo Úc vào quĩ đạo kinh tế và chính trị do Tàu kiểm soát. Nhưng vì Úc đang là đồng minh thân thiết của Mĩ, nên chiến lược để đạt mục tiêu đó là tạo ra chia rẽ giữa Úc và Mĩ, là gây ảnh hưởng kinh tế, là đe doạ chính trị, là gây bất ổn cho Úc.
Tàu cộng dùng nhiều biện pháp để thực hiện chiến lược trên. Họ có Mặt trận Tổ quốc để lôi kéo Hoa kiều phục vụ cho họ. Họ lập chi bộ đảng cộng sản ở các đại học Úc nhằm kiểm soát tư tưởng của du học sinh và biến họ thành những “chiến sĩ” tuyên truyền ngay trong lòng nước Úc. Họ tung tiền mua chính khách Úc, từ cấp cao đến cấp thấp. Họ vung tiền mua các tập đoàn kinh tế Úc và mua các cơ sở vật chất (như cảng, công ti năng lượng, đất đai và trang trại).
Cách mà đảng cộng sản Tàu (CCP) gây ảnh hưởng và xâm nhập là qua 3 kênh: người Tàu di cư, các tổ chức xã hội do đảng cộng sản Tàu điều hành, và qua tiền. CCP xem những người Tàu di dân trong thập niên 1980 và du học sinh là những phần tử có thể làm trung gian để thu thập thông tin và báo cáo về cho chính phủ Tàu. CCP thành lập hàng loạt các tổ chức mang danh kiều bào (như Ủy ban Hoa kiều ở nước ngoài, Hội đồng hương Hoa kiều, Hội sinh viên, v.v.) và qua đó chuyển tiền để gây ảnh hưởng đến chính trường Úc. CCP còn tung tiền ra cho các nhân vật trung gian để mua ảnh hưởng, mua ý kiến của giới chính trị Úc để họ có những phát biểu có lợi cho Tàu. Số tiền tung ra không phải hàng triệu, mà con số lên đến hàng trăm triệu đôla!
Những kẻ “apologist” cho Tàu cộng và thân Tàu cộng lí giải rằng việc gây ảnh hưởng mà Tàu áp dụng lên Úc là bình thường, vì Mĩ vẫn làm thế chứ có tử tế gì đâu! Nhưng tác giả Hamilton chỉ ra rằng những kẻ apologist này cố tình chối bỏ thực tế là Mĩ là một nền dân chủ, còn Tàu cộng là độc tài; Mĩ không có ý định chiếm Úc, Tàu cộng muốn; Mĩ bảo vệ Úc, Tàu cộng xâm lược hay ít ra là có ý đồ xâm lược. Những khác biệt giữa các tập đoàn kinh tế Mĩ và Tàu cộng cũng được Hamilton chỉ ra rõ ràng: các công ti Mĩ là tư nhân và độc lập với chính phủ, các công ti Tàu là của đảng cộng sản Tàu; Mĩ xem kinh tế là môi trường kinh doanh, Tàu xem kinh doanh là hình thức để đạt mục tiêu chính trị; các công ti của Mĩ không có chi bộ của đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, các công ti Tàu là ổ của đảng cộng sản Tàu (trang 113).
“Tiền là bầu sữa của chính trị”
Một Số Ngụy Biện Về Quan Hệ Với Trung Quốc
Tùy bút
H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...