31 March 2018

Giải thưởng 2017 của Văn Đoàn Độc Lập: "cứ làm việc mình cho là đúng"

Tuấn Khanh (ghi)

Cuối tháng 3/2018, Văn Đoàn Độc Lập, một tổ chức tập hợp trí thức, thuần túy về văn học nghệ thuật đã tiến hành phát giải thưởng, lần thứ 3, kể từ khi thành lập đến nay.

Theo thông báo, thì giải thưởng cho năm 2017 có những điều rất thú vị. Nhưng thú vị hơn cả là những cuộc ngăn chận thô bạo đối với những người cầm bút. Có người bị an ninh đe dọa phải quay trở về nhà, có người thì bị đâm lủng bánh xe, rồi có người thì bị lùng nhùng đeo đám - công khai đến trơ trẽn. Thậm chí ban tổ chức 3 lần đổi địa điểm phát giải, cả 3 lần lượt bị cúp điện, cúp nước...

Nhà văn Hoàng Hưng
Nhưng rồi giải thưởng 2017 của Văn Đoàn Độc Lập vẫn tuyên bố xong. Dù ngay thời điểm đó, Ban Tuyên giáo công khai nói có ý định rút toàn bộ tác phẩm ra khỏi sách giáo khoa, với những ai là thành viên của Văn Đoàn Độc Lập.

Nhà văn Hoàng Hưng, thành viên ban tổ chức giải của Văn Đoàn Độc Lập, có cho biết thêm về tình hình.

Thưa nhà thơ Hoàng Hưng, giải văn chương của Văn Đoàn Độc Lập 2017 có gì đáng chú ý, xin ông nói sơ qua cho mọi người được biết

Các thành viên Hội đồng Giải Văn Việt năm nay nhất trí khá cao về chất lượng các tác phẩm đoạt giải. Nhất trí tuyệt đối đối với 3/5 tác phẩm đoạt Giải: tiểu thuyết “Những tháng năm cuồng nộ” của Khuất Đẩu, thơ Phapxa Chan, và dịch phẩm “1984” của Phạm Nguyên Trường (nguyên tác của G. Orwell). Phát hiện mới là tác giả đoạt giải Thơ, Phapxa Chan, một người rất trẻ, đang ở độ tuổi 20, mới cầm bút từ 2016. Anh đã gửi gắm cho Văn Việt những bài thơ đầu tay của mình, và ngay lập tức đã gây được ấn tượng mạnh vì chất lượng nghệ thuật và phong thái riêng biệt, mới mẻ; rồi tiếp tục với những chùm thơ cho thấy tiềm năng mở rộng, phát triển thế giới thơ của mình một cách đầy hứa hẹn.

Thưa ông, đâu là sự khác biệt giữa tiêu chí của Văn Đoàn Độc Lập và hệ thống văn hóa chịu kiểm duyệt của nhà nước hiện tại, khi có người nói rằng hầu hết cũng là những tác phẩm không quá khác biệt với dòng văn chương được chấp nhận?

Tiêu chí lựa chọn tác phẩm của chúng tôi là căn cứ hoàn toàn và chỉ căn cứ vào chất lượng nghệ thuật của tác phẩm, không có “định hướng” về quan điểm triết-mỹ học, tư tưởng chính trị xã hội. Chúng tôi từng trao giải cho các tác phẩm đã bị nhà nước thu hồi, nghiền thành bột giấy (Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn) hay không thể in ở bất cứ nhà xuất bản nào trong nước như Thời biến đổi gien của Bùi Ngọc Tấn, Cửu Long cạn dòng, Biển Đông cuộn sóng; Mekong, dòng sông nghẽn mạch của Ngô Thế Vinh, tản văn của Tuấn Khanh, tiểu thuyết Nhảy múa để chết của Nguyễn Viện. Trong 5 giải của năm nay, có 3 giải cho các tác phẩm không thể được hệ thống kiểm duyệt của nhà nước chấp nhận: tiểu thuyết và truyện ngắn của Khuất Đẩu, truyện ngắn của Mai Sơn, bản dịch tiểu thuyết “1984” của G. Orwell. Vậy chắc là khó nói rằng “hầu hết cũng là những tác phẩm không quá khác biệt với dòng văn chương được chấp nhận…”

Với quan điểm cá nhân của mình, ông có đặc biệt muốn nhấn mạnh đến tác phẩm nào trong kỳ giải thưởng lần này?

Thoả mãn cả nhu cầu thông điệp xã hội và sáng tạo nghệ thuật là điều rất khó thấy trong hiện tình văn chương tiếng Việt. Tiểu thuyết Những tháng năm cuồng nộ của Khuất Đẩu đã phần nào đạt được. Nó làm tôi cười ra nước mắt vì số phận người dân nước mình trong cuộc chiến kéo dài không chỉ 30 năm trên chiến trường từ 1945, mà còn đến tận bây giờ trong lòng người Việt khắp thế giới.

Một số khách mời của Văn Đoàn độc lập trong giải thưởng lần ba như nhà văn Khuất Đẩu, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà văn Dạ Ngân, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà báo Lê Phú Khải, nhà thơ Đỗ Trung Quân, dịch giả Mai Sơn, nhà báo Sương Quỳnh... đều gặp những rắc rối khi có ý định đến tham dự. Còn về ban tổ chức thì như thế nào, ông có thể mô tả lại cho những người quan tâm?

Nhiều thành viên Hội đồng Giải Văn Việt đã bị an ninh ngăn chặn thô bạo ngay trước cửa nhà. Nhà thơ Bùi Chát bị khoảng 15 người chặn ngay từ tối hôm trước ngày trao Giải. Nhà văn Kim Cúc, nhà thơ Ý Nhi lần đầu tiên trải nghiệm quyền tự do đi lại của mình bị tước đoạt. Nhà văn Đặng Văn Sinh năm nào cũng bị an ninh Hải Dương tới nhà đe doạ để không vào Sài Gòn dự trao Giải, đã phải bỏ vé máy bay khứ hồi đã mua.

Ban tổ chức đã rất vất vả vì phải đổi địa điểm họp mặt tới 3 lần trong một buổi sáng vì bị cắt điện, cắt nước. Có đông an ninh bám sát ở cả 3 nơi, nhưng ghi nhận là họ không xông vào hành hung hay phá phách gì, chỉ ngồi gần quan sát và liên tục điện thoại báo cáo… Có chi tiết vui là một khách mời vừa “live stream” khen “nhà hàng rất kiên gan, vẫn cố gắng nấu ăn cho khách dù bị cúp điện” thì… 3 phút sau, nhân viên nhà hàng đến xin lỗi là “không còn cả nước để nấu”. 30 con người, nhiều bậc “lão thành cách mạng”, phải vác bụng đói meo đi tìm chỗ ăn tạm buổi trưa. Họ “chỉ đạo chiến dịch” sát sao từng phút, cả trên trận địa thực lẫn trận địa ảo!

Riêng tôi đã bị châm 6 lỗ kim vào bánh xe, ông già 76 được dịp luyện công dắt chiếc xe xẹp bánh đi vài cây lô mếch giữa trưa nắng Sài Gòn mới thay được ruột xe. Chắc đó là lời cảnh cáo đầu tiên! Lần sau rất có thể là 1 cú tông xe, nhỉ!

Về phần mình, ông lý giải như thế nào thái độ của nhà cầm quyền hết sức khắc nghiệt với một sinh hoạt văn chương bình thường như vậy?

Ngay từ những ngày đầu ra đời Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, tôi đã có không ít lần “làm việc” hoặc “trò chuyện” với an ninh. Hỏi: “Văn Việt chỉ làm văn chương, đâu có đi sâu về chính trị mà các anh quan tâm thế?” Trả lời: “Vì các bác CÓ TỔ CHỨC”. Còn Hội Nhà văn VN và Tuyên huấn Đảng thì đã nhiều lần nêu quan điểm rõ ràng: không chấp nhận một tổ chức văn hoá đứng ngoài hệ thống, một tổ chức khác với Hội Nhà Văn do Đảng Cộng sản lãnh đạo và kiểm soát.

Văn đoàn Độc lập cố xê dịch - nghĩa đen lẫn nghĩa bóng - để tìm một không gian riêng trong xã hội độc tài, nhưng với hiện trạng thì ông nghĩ Văn đoàn đang tự cô lập mình trong xã hội, hay thành công trong việc nhẫn nhịn và chờ đợi một giai đoạn mới?

Việc của nhà văn là sáng tác. Việc của Văn Việt là thúc đẩy sáng tác của nhà văn bằng một diễn đàn tự do công bố tác phẩm. Diễn đàn cho cả các nhà văn đang ở nước ngoài muốn đến với bạn đọc trong nước (hiện có khoảng 150 tác giả ở nước ngoài có mặt trên Văn Việt). Không kể các chuyên đề giới thiệu một cách hệ thống Văn học miền Nam trước 1975 (tới nay đã có gần 470 kỳ), Thơ Hải ngoại sau 1975 (53 tác giả), Truyện ngắn Hải ngoại (đã có 24 kỳ), và bắt đầu “Dòng nhạc kỷ niệm” (ca khúc miền Nam trước 1975). Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục và mở rộng thêm những công việc như thế.

Văn đoàn Độc lập đã có những bước liên kết xuất bản với các nhà xuất bản bên ngoài VN chưa?

Đã liên kết xuất bản ở Mỹ 3 cuốn sách: Truyện ngắn Văn Việt 1 và 2, 40 năm Thơ Việt Hải ngoại (ra mắt tại báo Người Việt tháng 9/2017).

Mới đây, ban Tuyên giáo có công khai ý định về việc khai trừ sự hiện diện của nhà văn Nguyên Ngọc và các thành viên Văn đoàn ĐL trong xã hội, qua việc muốn rút tên trong sách giáo khoa. Ông nghĩ sao về việc này? Đó có phải là một cách “tuyên chiến” với Văn đoàn Độc lập không?

Ngay từ ban đầu, họ đã chỉ đạo vu khống Ban Vận động VDĐL là “phản động”, nhận tiền của bọn phản động từ nước ngoài, họ cấm tối đa việc các thành viên xuất hiện trên báo chí, truyền hình, không cho đi dự Đại hội Hội Nhà văn, sách nhiễu nhiều tác giả xuất hiện trên Văn Việt, kể cả phá việc làm ăn sinh sống… Cái mới lần này là có 1 văn bản chỉ thị giấy trắng mực đen được phơi bày trên mạng. Thế thôi!

Hãy thử đặt mình vào vị trí của một người cộng sản từng cống hiến cả đời, và nay bị đối xử thô bạo như vậy với những hoạt động phát triển văn hóa ôn hòa, ông sẽ cảm nhận như thế nào, và ông nghĩ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ như thế nào?

Tôi may mắn chưa bao giờ là “người cộng sản”, nhưng rất cảm thông với nỗi đau của những người như nhà văn Nguyên Ngọc, luật gia Lê Hiếu Đằng, tướng Trần Độ… và cho rằng việc họ dứt bỏ các danh lợi mà Đảng ban cho thật đáng khâm phục, tương tự những trí thức, nhà giàu thời Pháp quay ra chống Pháp vậy.

Hãy hình dung Văn đoàn Độc Lập vào năm tới, ông lạc quan hơn hay bi quan hơn bối cảnh hiện tại?

Lạc quan cũng sai, bi quan cũng sai, chỉ “cứ làm việc mình cho là đúng” là đúng.

Tuấn Khanh (ghi)
(Theo FB Tuấn Khanh via DL)

27 March 2018

Bọn ác

phanh

Từ những năm 2000 khi ngồi trên những chuyến xe về đêm từ Sài gòn về Phan rang tôi hay ngạc nhiên nghe bác tài và phụ xe thi thoảng lại nói lớn với hành khách “bọn ác, bọn ác…”, ý họ bảo là trước mặt có nhóm CSGT mọi người phải cẩn thận. Không rõ họ quen cách dùng tín hiệu ấy từ lúc nào, ai không tin cứ gặp tài xế hay phụ xế nhà xe Quốc Hùng ở Phan Rang. Nhà xe Quốc Hùng hồi ấy rất thân thuộc với dân Phan Rang vì dùng xe 16 chỗ đưa đón khách tận nhà, cả ở Phan Rang lẫn Sài gòn giá cả rất hợp lý.

Từ ngạc nhiên đến suy tư về cách mà người dân thường gọi các chiến sỹ Công an nhân dân như vậy: “Bọn ác”, mãi đến giờ gần 20 chục năm trôi qua mới có dịp tâm sự tản mạn cùng các bạn. Lẽ ra một người hành nghề Luật sư và hay viết báo như tôi phải hiểu rõ hơn họ, những người dân bình thường, về bọn ác đã hoành hành trên quê hương đất nước mình như thế nào.

Tôi từng chứng kiến bọn chúng dùng còng treo ngược một tay cô gái mới 20 tuổi lên thành cửa sổ trong đồn Công an, mỗi thằng Công an đều có hứng thú đánh và doạ nạt cô bé ấy. Chúng dùng roi đánh vào người, dùng tay chân đấm đá cô ấy bầm tím khắp người. Cô ta bị vu là lấy trộm dây chuyền vàng của bạn cùng phòng trọ. Cô ta sợ quá cứ khai nhận là đã mang vàng ấy đi đánh bạc ở chỗ này chỗ nọ, chúng còng tay chở xe đến những chỗ ấy nhưng không có chỗ nào cụ thể, rồi cô lại khai đã đưa cho chú ruột giữ, nhưng khi tìm người chú ấy hoá ra đã về quê từ cả tháng trước ngày mất trộm. Khi tôi và gia đình đến thì mọi hướng xác minh lời khai đều sai. Chỉ có một sự thật rõ ràng nhất là cô gái ngây thơ yếu ớt cả đời chưa biết làm hại ai đã bị ngờ oan và bị đánh quá dã man hoảng loạn nên cứ khai bừa khai bậy. Khi bọn ác cho về thì cả thân người bầm tím. Đơn từ khiếu nại gửi kèm ảnh chụp cả thân người bầm tím khắp nơi nhưng mãi mãi về sau không ai trả lời. Gia đình đưa con về quê miền Bắc dưỡng bệnh mất nhiều tháng sau mới đỡ cơn hoảng loạn ngơ ngẩn của cô gái. 

Đấy là những năm 2003-2004 khi Internet và mạng xã hội chưa phổ biến mạnh như bây giờ. Thử tìm kiếm những cụm từ: “chết trong đồn công an”, “công an đánh dân” “Công an giết dân” sẽ ra hàng triệu kết quả đính kèm video clip và hình ảnh xem vài tháng chưa hết. Rất nhiều cái chết do tra tấn đánh đập dã man, thậm chí bị cắt cổ như anh Nguyễn Hữu Tấn chỉ vì lá cờ vàng ba sọc đỏ mà bị truy bắt… sau này gia đình phải kêu oan tận Quốc hội Mỹ và đến giờ hầu như mọi sự như bị trôi vào quên lãng.

Bọn ác cướp nhà cướp đất thì nhiều vô kể và dân chúng đứng lên chống đối bất chấp tù tội cũng nhiều vô kể suốt từ Bắc chí Nam. Đất đai là nguồn sinh sống là “quê hương nhỏ trong quê hương lớn” mà bị cướp đi dưới lý lẽ thu hồi đất lại cho nhà nước, thu hồi lại cho “sở hữu toàn dân”, với giá đền bù rẻ mạt nhưng lại giao luôn cho một sở hữu tư nhân khác có nhiều tiền của hơn để đầu tư dự án. Đành rằng dự án to đẹp hơn nhưng sở hữu tư nhân vẫn thành sở hữu tư nhân, chỉ là một bên bị ép giá và cưỡng bức như bị cướp tài sản bằng vũ lực, bên nhận đất làm dự án thì thu lợi gấp nhiều lần và dĩ nhiên lại quả đậm cho “Bọn ác”. Nhiều nơi bọn cướp còn điều khiển cả quân đội kèm chó nghiệp vụ sẵn sàng cắn xé bắt bớ dân lành. Quân đội lẽ ra chỉ bảo vệ tổ quốc và nhân dân thì nay tham gia cùng với bọn ác đàn áp nhân dân.

Bọn ác CSGT thì hoành hành mạnh hơn trước nhiều, bọn chúng vẫn bảo kê cho xe quá tải, xe chạy vào giờ cấm, các nhà xe Container, xe tải thùng và xe hành khách đều quá rành các kiểu ăn của bọn ác, nhiều người còn tố cáo đám “chim lợn” làm tay sai cò mồi cho bọn ác bẫy người giao thông, dùng đám ấy đánh người nào dám quay video hay có sự chống đối. Cứ tìm kiếm video hay hình ảnh trên mạng thì ra hàng triệu bằng chứng về bọn CSGT ăn tiền, đánh dân, nhưng kết quả về đám ấy bị kỷ luật hay đi tù thì hiếm lắm.

Bọn ác ấy sống dai vì có bọn ác hơn, ma quỷ quyền phép hơn bảo kê ở trên cao nữa. Bọn ác nhỏ, bọn ác lính lác đi vơ vét tiền về cống nạp chia chác cho bọn ác lớn, bọn ác cao cấp, bọn ác ngồi ghế lãnh đạo được tô vẽ là có đạo đức sáng ngời, là người đi đầu phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, là những người con ưu tú của Đảng… Bọn ác bề ngoài toàn nói lời hay ý đẹp một cách trơn tru kiểu lòng dân ý Đảng, theo kiểu đạo đức văn minh, nhưng bề trong bóng tối, dưới gầm bàn là những quyền lợi tiền tỷ, nhà cao cửa rộng, con cái đi học nước ngoài, xây nhà biệt phủ, tiền bạc phủ phê mà không phải đóng thuế cho ai cả, mà cũng chưa có cơ quan hành pháp tư pháp nào truy tầm được cụ thể nguồn gốc tiền của, thứ của chìm của nổi ấy từ đâu mà có…

Tất nhiên là đừng vơ đũa cả nắm vì dân gian có câu “Thằng này là Đảng viên nhưng vẫn còn tốt lắm…”, thật ra bây giờ trong bọn ác cao cấp ấy thì người ít ác cũng là hiếm lắm. Không tin bạn cứ hỏi dân thường, hỏi người hàng xóm của mình cho dễ thôi, rằng những cán bộ có chức quyền các cấp, các ngành từ công an, hải quan, thuế vụ, tài nguyên môi trường, y tế cho đến văn hoá thông tin, giáo dục … có tham nhũng hay không? Tại sao họ có nhiều tiền thế, nhà đất to đẹp, tiền nhiều, con cái cho đi du học nước nọ nước kia, tài sản đâu ra?

Bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vẫn được báo chí nêu tên vì câu nói “Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”, vâng, tâm trạng của tôi cũng không khác gì bà Doan khi kể ra những chuyện mắt thấy tai nghe hàng mấy chục năm trời nay…

Cái chức quan nhỏ xíu dễ bị coi khinh như tổ trưởng dân phố mà vẫn có cửa ăn tiền bạn có tin không?

Có những cách ăn tiền bạn khó mà tưởng tượng ra như việc Công an giám định tử thi vẫn ăn tiền trên xác người chết. Nhà có người chết thuộc trường hợp phải giám định tử thi, nếu không chi tiền thì nó cứ để đấy mặc kệ sự sốt ruột của người thân. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay, mới thấu hiểu cái bọn ác nó chực chờ vơ vét tiền dân khắp mọi ngõ ngách, mọi ban ngành, mọi tình huống. Cứ đụng chuyện phải đến cửa quan gặp bọn có chức có quyền, gặp bọn được Đảng giao phó trọng trách giải quyết công việc là y rằng nhìn mặt bọn ấy thôi đã thấy ác rồi. Bọn chúng tự xem mình như ông trời và xem dân mình chẳng ra gì, người tốt có nhưng hiếm lắm, gặp được cũng là phước rồi.

Bọn ác được giao cho việc quản lý thị trường và chất lượng hàng hoá nhưng hàng chất lượng kém, thực phẩm bẩn cứ nhan nhản với bề ngoài tươi đẹp dễ nhầm lẫn khiến dân mình bị nhiễm bệnh, bị ung thư với tỷ lệ gần cao nhất thế giới. Bạn có tin không, cứ Gu-gờ (Google Search) tìm kiếm là biết môi trường sống ở Việt nam nguy hiểm thế nào, từ không khí ô nhiễm, thực phẩm bẩn, trộm cướp, cho đến tai nạn giao thông đều quá cao so với thế giới.

Bọn ác ấy ăn lương từ tiền thuế của nhân dân, được mặc sắc phục mang chỉ dấu quyền lực phô trương rằng dân thuận ý thông qua Pháp luật cho chúng cầm quyền (mặc dù mọi cuộc bầu cử đều giả dối và được dàn xếp). Bọn ác ấy vẫn họp chi bộ đều đặn làm công tác phê và tự phê trong nội bộ Đảng nhưng chỉ là dòm chừng nhau và dặn dò nhau mọi ăn uống hối lộ phải kín đáo đừng để lộ liễu cho dân chúng và báo chí chộp được. Bọn ác vẫn làm công việc liệt kê tài sản với nhau trong phạm vi nội bộ cơ quan, nhưng chủ yếu là tạo vỏ bọc và hợp thức hoá những tài sản công khai, còn mớ tài sản dàn xếp cho con cho cháu nắm giữ hộ thì đem cả hệ thống cơ quan điều tra cả nước truy tìm hàng thế kỷ chưa chắc đã tìm ra đầy đủ những tài sản vì ăn cắp của công vì tham nhũng mà có.

Bọn ác hoành hành với hệ thống bảo bọc thông suốt từ Trung ương đến địa phương và đảm bảo cho những kẻ ăn theo ủng hộ địa chia chác những quyền lợi trong công cuộc cai trị.

Bọn ác vì bảo vệ hệ thống băng nhóm làm ăn chia chác nhiều thứ quyền lợi nên sẵn sàng bắt bớ đàn áp bất cứ ai có tinh thần chống đối tố cáo chúng cho công luận. Bao năm qua, những người dám nói lên sự thật một cách ôn hoà, chỉ là bất đồng chính kiến, họ luôn bị theo dõi bị đe doạ và bị bắt tù hàng chục năm với những vu cáo ghê gớm như “lật đổ chính quyền nhân dân” như “tuyên truyền chống nhà nước” … năm nào bọc ác cũng đều đặn bắt người để duy trì sự đe doạ, duy trì sự sợ hãi.

Vâng, chính quyền nào chủ thuyết nào cũng có mục tiêu cho dân chúng khoẻ mạnh, giàu có, vui sướng và đất nước văn minh cường thịnh … dù là chế độ Cộng sản hay Cộng hoà, nhưng phải thấy rõ là bây giờ “Bọn ác” ngày càng ác hơn, ngày càng đông hơn chứ không giảm kể từ cái đêm ấy khi tôi mơ ngủ giựt mình nghe bác tài nhà xe Quốc Hùng Phan Rang nói giựt giọng “Bọn ác, bọn ác…”

© Tuệ Tâm

Đây là trang Blog cá nhân của Tuệ Tâm, bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á châu tự do – RFA (via Blog Sầu Đông)

25 March 2018

Thế tiến thoái lưỡng nan của Tập Cận Bình (I & II)

I
Nguỵ Kinh Sinh
(Lê Minh Nguyên dịch)

Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kết thúc. Phong trào chất vấn tiếp tục phát triển thành một phong trào mới: phong trào tiên tri. Giờ đây các bàn luận của người dân đang dần chuyển sang một hướng mới: điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Về mặt này, quan điểm của tôi không giống với nhiều người bạn của tôi, vì vậy tôi phác thảo ra dưới đây.

Như nhiều người đã đọc báo cáo của Tập Cận Bình và tuyên truyền của báo chí, họ nghĩ rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục; họ cho rằng cuối cùng ĐCSTQ sẽ trở nên trong sạch hơn về mặt chính trị và đoàn kết nhau cho một nền kinh tế mạnh. Tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn sai.

Tại sao? Thứ nhất, Vương Kỳ Sơn không muốn từ chức lãnh đạo ĐCSTQ. Bất kể ông ta nghĩ gì, một số đông những người ông ta đã xây dựng trong hệ thống chống tham nhũng cũng quan tâm đến sự thay đổi lãnh đạo của họ. Đây là một điều không thể tránh được, cũng là một điều không dễ giải thích. Có cách nào để nhóm này đổi chủ của mình sang Tập Cận Bình hay không? Tôi nghĩ nó rất khó.

Thứ hai, mặc dù Vuơng Kỳ Sơn thoát khỏi cơn bão, liệu sự hận thù của các viên chức chính quyền sẽ để yên cho ông ta và chịu buông tha các quan chức chống tham nhũng dưới sự chỉ huy của ông ta? Hàng triệu quan chức và thân nhân gia đình họ muốn trả thù. Liệu Tập Cận Bình sẽ để cho họ phản công hay không? Nếu ông ta cho phép họ phản công, nhóm viên chức chống tham nhũng này (của ông Vương Kỳ Sơn) sẽ trở thành đại họa cho ông Tập Cận Bình bởi vì họ sẽ đoàn kết lại thành một nhóm chống đối để bảo vệ sự sống còn. Tuy nhiên, nếu một cuộc phản công không được cho phép, thì chính Tập Cận Bình sẽ trở thành mục tiêu để trút hận thù của hàng triệu người đó. Đây là tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Có vẻ như Đại hội lần thứ 19 của ĐCSTQ chỉ hoàn thành có một điều, đó là thiết lập tình trạng đồng chí Tập Cận Bình là "nhà lãnh đạo vĩ đại" và viết những tư tuởng của Tập vào hiến pháp của ĐCSTQ. Hành động này là một ý tưởng kỳ cục chỉ làm cho người ta ghét. Để tránh sự ghét bỏ này, ngay cả Mao Trạch Đông cũng không dám tự tuyên bố tư tưởng của mình là chủ nghĩa Mao; ông đã đưa ra từ “ý thức hệ” (ideology) mà trên thực tế là cùng một thứ, nhưng không chánh danh bằng. Có thể nói Mao có một sự khiêm tốn giả dối, nhưng ông vẫn có một cái gì đó của riêng mình: đấu tranh giai cấp, cách mạng bạo lực, chiến tranh du kích.v..v, đã làm gián đoạn thế giới hơn nửa thế kỷ. Theo cách đó, Mao có thể được tính như là ông chủ của một thế hệ, không thua Karl Marx và Adolf Hitler.

Tập Cận Bình có gì? Bằng cách lặp lại một vài dòng từ các sách giáo khoa Mác-Lênin, ông ta dám khẳng định đó là những ý tưởng của mình, và do đó tự gọi mình là một ông chủ? Nó không phải là buồn cười hay sao? Dĩ nhiên, được cho là một nhà lý thuyết mà tư tuởng như vậy thì đúng là buồn cười, nhưng lý do gốc rễ  là vì Tập Cận Bình không biết chính mình. Thái độ cao ngạo của ông ta đã cho ông ta cái tên này mà không có nội dung; ngoài ra, còn có rất nhiều những người nâng bi không biết xấu hổ xung quanh ông. Bây giờ chúng ta thực sự phải lo lắng về khả năng quản lý của Tập Cận Bình. Chúng ta tìm thấy cái gọi là hiện đại hóa ở đâu?

Hậu quả của việc Tập thiếu khả năng quản lý cùng với việc hạ giảm chiến dịch chống tham nhũng và áp lực của suy thoái kinh tế đưa đến tình trạng bên trong TQ xấu đi nhanh chóng. Cuộc sống hằng ngày của dân chúng trở nên càng khó khăn hơn. Các giai cấp nghèo cảm thấy không thể sống hoặc gần như không thể sống được sẽ nhanh chóng gia tăng, và cảm xúc muốn phản loạn càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều này hoàn toàn ngược lại thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Sự chia rẽ trong giai cấp lãnh đạo ngày càng trở nên trầm trọng. Một phần vì nó đã biến chiến dịch thanh trừng thành hận thù, với thêm nhiều người khác có thể bị thanh trừng, nó dần dần biến tâm trí của con người từ sợ hãi sang mong muốn thay đổi. Sự thay đổi này sẽ trở thành một sự bình thường mới trong nền chính trị độc tài của ông Tập Cận Bình. Khi mồi lửa hoặc sự sụp đổ xảy ra, đế chế mới của "nhà lãnh đạo vĩ đại" sẽ nhanh chóng sụp đổ. Khi nào và bằng cách nào để nó sụp đổ là một tình cờ của lịch sử, nhưng chính sự sụp đổ là một cần thiết lịch sử.

Điều quan trọng nhất là lịch sử sẽ không tự lặp lại. Thế giới hiện nay không còn là thế giới của Mao Trạch Đông, cũng không phải của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân. Không ai có thể lợi dụng chiến tranh lạnh, vượt qua những khó khăn kinh tế bằng cách lừa dối người khác. Cũng không còn có thể lừa người dân bằng cách cho họ những lời hứa rỗng. Và cũng không thể dùng tất cả các rào chắn để ngăn chặn thông tin. Ngay cả việc sử dụng quân đội và công an để đàn áp cũng ngày càng trở nên không hữu hiệu, quân đội và công an cũng là những con người bình thường, những người ngày càng nhận được nhiều thông tin mở hơn.

Vậy thì chúng ta nên làm gì tiếp theo? Chúng ta đã phải quay trở lại vấn đề cũ 40 năm trước, khi Tứ Nhân Bang bị đánh bại: Chúng ta cần Đệ Ngũ Hiện Đại - Dân Chủ, để hướng dẫn đất nước và nhân dân ra khỏi tình trạng khó xử. Tư tưởng mới không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin lỗi thời, mà là một ý tưởng mới về dân chủ và tự do. Hệ thống cầm quyền mới chỉ có thể là cấu trúc chính trị của hệ thống pháp lý dân chủ nơi con người đã áp dụng thành công. Hệ thống kinh tế mới chỉ có thể là hệ thống kinh tế thị trường hiệu quả nhất mà con người đã chứng minh hàng ngàn năm.

Những ý tưởng này từ lâu đã là sự đồng thuận của người dân Trung Quốc trong nhiều năm. Những ai chiếm được trái tim của nhân dân sẽ có thế giới, và những ai đánh mất trái tim của nhân dân sẽ mất thế giới. Tôi hy vọng các tầng lớp thức giả trong nước và ngoài nước có thể giành được trái tim của người dân, có thể nắm bắt cái hướng đúng, thay vì đi đường vòng như trước đây.
 

Nói rằng Tập Cận Bình đang gặp rắc rối, nhiều người sẽ không tin điều đó. Ngay cả các học giả nước ngoài cũng nói rằng quyền lực của Tập Cận Bình đã lên đến đỉnh cao và ông ta là một nhà độc tài. Nhưng đây chỉ là hiện tượng hời hợt bên ngoài. Nó giống như một quả dưa hấu chứa đầy nước - ngoài bề mặt, trông rất vinh quang; trên thực tế, nó đã bắt đầu thối rữa. Tương tự, nó rất đúng với lịch sử: một hệ thống độc tài không được lòng dân sẽ bắt đầu thối rữa khi đạt đến đỉnh cao.

Gần đây do có quá nhiều tin tức, cho nên nhiều người đã không để ý đến những tin tức nhỏ nhặt hơn. Một trong những tin tức đó là cái chết của nhân vật quần chúng nổi tiếng Trần Tiểu Lỗ (Chen Xiaolu). Thông thường mọi người chỉ biết rằng ông là con của ông Trần Nghị (Chen Yi), thi sĩ Nguyên Soái (của quân đội Cộng sản). Nhiều lắm người ta chỉ biết đến ông Trần Tiểu Lỗ như là một người nổi tiếng trong thời Vệ Binh Đỏ. Danh tiếng của ông cũng tương tự như Kuai Dafu, Han Aijing, Peng Xiaomeng, và Nie Yuanzhen. Ông là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của thời đại đó.

Tuy nhiên, nhiều người không biết con người thực sự của ông. Trong giai đoạn đại chiến dịch của Cộng sản chống lại phong kiến ở Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của cảnh sát để cướp nhà của tầng lớp xã hội thuợng lưu TQ với sự tịch biên và bắt bớ, Trần Tiểu Lỗ, một người tốt bụng, đã từng cứu người. Trong những ngày đầu của cải cách kinh tế và mở cửa ở TQ, ông là người ủng hộ tích cực và thực hành cải cách chính trị. Trong vụ thảm sát (Thiên An Môn) ngày 4 tháng 6 năm 1989, ông đã kịch liệt phản đối và phê bình mãnh mẽ sau đó. Vì lý do này, ông bị điều tra và bị thanh trừng.

Danh tính của Trần Tiểu Lỗ trong những năm gần đây ít được thế giới bên ngoài biết đến. Ông là người nổi tiếng trong thế hệ thứ hai của các chính khách đỏ, đặc biệt nổi tiếng trong vòng tròn nhỏ các nhân vật của gia đình ông Đặng Tiểu Bình. Gần đây, Tập Cận Bình đã thanh trừng vòng đối lập nhỏ này do gia đình ông Đặng cầm đầu. Tập Cận Bình bắt cháu rể của ông Đặng, tước bỏ tất cả các chức danh và vay trò mà con gái ông Đặng nắm giữ trong công ty bảo hiểm Anbang do gia đình ông Đặng lãnh đạo và tiếp quản công ty này. Điều này nhằm để cảnh cáo tất cả các đối thủ của ông trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản rằng: Đừng chống đối ý muốn trở thành hoàng đế của tôi, cho dù ngay cả khi đồng chí là thành viên trong gia đình Đặng Tiểu Bình; dù cho việc giới hạn nhiệm kỳ đã được đặt ra bởi Đặng Tiểu Bình, nhưng bây giờ tôi là người đang nắm quyền lực. Hành động giống như Mao Trạch Đông, tôi thậm chí sẵn sàng tấn công Đặng Tiểu Bình và gia đình ông ta khi tôi muốn.

Căn bản của nền độc tài Mao Trạch Đông là sự thờ phượng cá nhân Mao một cách phổ quát ở trong và ngoài Đảng Cộng sản. Mao Trạch Đông có nét hấp dẫn cá nhân (charisma), với tài năng văn chương, am tường về lịch sử và chính trị, và thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ Cộng sản. Nền độc tài nửa Mao của Đặng Tiểu Bình được xây dựng dựa trên công trạng và uy tín quá khứ của ông Đặng, nhưng thiếu nét độc đáo cá nhân và văn hóa. Nhiều người không hâm mộ Đặng.

Tập Cận Bình có gì? Ông ta không có thành tích quá khứ, do đó ông ta chỉ có thể vung vãi tiền ra khắp thế giới; ông ta không có tài năng văn học nhưng vẫn lòe với dân chúng về một loạt những cuốn sách ông ta đọc, chỉ để làm trò cười. Cho nên rất khó để thuyết phục người khác về khả năng của ông ta, và càng không thể thờ phượng ông ta. Vì vậy, Tập cần phá sập để dọn lối đi thành nhà độc tài bằng cách đàn áp những người không vâng lời. Nhìn từ quan điểm lịch sử, loại người này sẽ kết thúc trong bi kịch.

Trong những năm gần đây, người ta thường  nói đến cái gọi là thế hệ thứ hai của Cộng sản đỏ và thế hệ thứ hai của các quan chức Cộng sản. Mặc dù Tập Cận Bình đã một lần làm con chó đen của thế hệ thứ hai trong quan chức trật phe, nhưng ông ta vẫn là nguời chính thức của thế hệ Cộng sản thứ hai sau khi phục hồi. Lẽ ra những đứa con của các cán bộ Cộng sản sẽ là những cộng sự viên của ông, hoặc ít nhất không phải là kẻ thù của ông.

Nhưng, với sự ngạc nhiên của tất cả chúng ta, trường hợp của Trần Tiểu Lỗ hầu như đã phơi bày ra rằng giữa Tập Cận Bình và những người đáng ra ủng hộ rất tự nhiên của ông, thì lại có sự thù hận thay vì hỗ trợ. Người ta nói rằng những nguời đáng lẽ ra là đồng minh của Tập thì thực sự lại là những đối thủ cạnh tranh quyền lực với ông ta, vì vậy họ phải được Tập đối xử như là đối tượng phải dẹp bỏ và thanh trừng. Ngoài ra, những hoàng tử đảng từ các gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu của chế độ Cộng sản như Tập, họ không thể đạt được uy tín một cách thành công chỉ bằng thông qua nỗ lực đào tạo của tổ chức Cộng sản.

Giống như những kẻ nối ngôi đầy mâu thuẩn trong các triều đại cổ, trong thời đại ngày hôm nay, các nhà độc tài thiếu uy tín hoặc dần dần bị mất đi uy tín sẽ đi đến hậu quả giống nhau là bị lật đổ hoặc thậm chí bị giết chết ngay. Gia đình Tập Cận Bình không phải là ngu ngốc. Để tránh cái hậu quả chung này, họ phải làm điều bất thường để bảo vệ vị trí quyền lực của họ.

Điều bất thường này đã xảy ra trong thời cổ đại và trong thời hiện đại, với một số ít cách thức, bao gồm mô hình của (Hoàng đế) Ung Chính (YongZheng), mô hình Stalin và mô hình Mao Trạch Đông. Về phía chống đối có các mô hình của Hoa Quốc Phong (Hua Guofeng), Uông Tinh Vệ (Wang Jingwei), Lâm Bưu (Lin Biao) v. v.., bao gồm các cuộc đảo chính, ám sát, nổi loạn, v.v...

Với tình hình hiện tại ở Trung Quốc, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo rất lớn, sự xô đuổi dân nghèo ra khỏi các thành phố, sự suy giảm nhanh chóng của nền kinh tế, các xung đột trầm trọng cả trong lẫn ngoài nước, sự gia tăng đàn áp, là những dấu hiệu của sự sụp đổ. Vì thế, bây giờ một số người đã trao tặng cho Tập Cận Bình một biệt danh. Biệt danh mới này được gọi là "chết nhanh", có nghĩa là khi Trung Quốc chọn Tập Cận Bình, cái chết của chế độ Cộng sản được đẩy đi nhanh hơn.

11/3/2018

___________________________

Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kết thúc. Phong trào chất vấn tiếp tục phát triển thành một phong trào mới: phong trào tiên tri. Giờ đây các bàn luận của người dân đang dần chuyển sang một hướng mới: điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Về mặt này, quan điểm của tôi không giống với nhiều người bạn của tôi, vì vậy tôi phác thảo ra dưới đây.

Như nhiều người đã đọc báo cáo của Tập Cận Bình và tuyên truyền của báo chí, họ nghĩ rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục; họ cho rằng cuối cùng ĐCSTQ sẽ trở nên trong sạch hơn về mặt chính trị và đoàn kết nhau cho một nền kinh tế mạnh. Tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn sai.

Tại sao? Thứ nhất, Vương Kỳ Sơn không muốn từ chức lãnh đạo ĐCSTQ. Bất kể ông ta nghĩ gì, một số đông những người ông ta đã xây dựng trong hệ thống chống tham nhũng cũng quan tâm đến sự thay đổi lãnh đạo của họ. Đây là một điều không thể tránh được, cũng là một điều không dễ giải thích. Có cách nào để nhóm này đổi chủ của mình sang Tập Cận Bình hay không? Tôi nghĩ nó rất khó.

Thứ hai, mặc dù Vuơng Kỳ Sơn thoát khỏi cơn bão, liệu sự hận thù của các viên chức chính quyền sẽ để yên cho ông ta và chịu buông tha các quan chức chống tham nhũng dưới sự chỉ huy của ông ta? Hàng triệu quan chức và thân nhân gia đình họ muốn trả thù. Liệu Tập Cận Bình sẽ để cho họ phản công hay không? Nếu ông ta cho phép họ phản công, nhóm viên chức chống tham nhũng này (của ông Vương Kỳ Sơn) sẽ trở thành đại họa cho ông Tập Cận Bình bởi vì họ sẽ đoàn kết lại thành một nhóm chống đối để bảo vệ sự sống còn. Tuy nhiên, nếu một cuộc phản công không được cho phép, thì chính Tập Cận Bình sẽ trở thành mục tiêu để trút hận thù của hàng triệu người đó. Đây là tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Có vẻ như Đại hội lần thứ 19 của ĐCSTQ chỉ hoàn thành có một điều, đó là thiết lập tình trạng đồng chí Tập Cận Bình là "nhà lãnh đạo vĩ đại" và viết những tư tuởng của Tập vào hiến pháp của ĐCSTQ. Hành động này là một ý tưởng kỳ cục chỉ làm cho người ta ghét. Để tránh sự ghét bỏ này, ngay cả Mao Trạch Đông cũng không dám tự tuyên bố tư tưởng của mình là chủ nghĩa Mao; ông đã đưa ra từ “ý thức hệ” (ideology) mà trên thực tế là cùng một thứ, nhưng không chánh danh bằng. Có thể nói Mao có một sự khiêm tốn giả dối, nhưng ông vẫn có một cái gì đó của riêng mình: đấu tranh giai cấp, cách mạng bạo lực, chiến tranh du kích.v..v, đã làm gián đoạn thế giới hơn nửa thế kỷ. Theo cách đó, Mao có thể được tính như là ông chủ của một thế hệ, không thua Karl Marx và Adolf Hitler.

Tập Cận Bình có gì? Bằng cách lặp lại một vài dòng từ các sách giáo khoa Mác-Lênin, ông ta dám khẳng định đó là những ý tưởng của mình, và do đó tự gọi mình là một ông chủ? Nó không phải là buồn cười hay sao? Dĩ nhiên, được cho là một nhà lý thuyết mà tư tuởng như vậy thì đúng là buồn cười, nhưng lý do gốc rễ  là vì Tập Cận Bình không biết chính mình. Thái độ cao ngạo của ông ta đã cho ông ta cái tên này mà không có nội dung; ngoài ra, còn có rất nhiều những người nâng bi không biết xấu hổ xung quanh ông. Bây giờ chúng ta thực sự phải lo lắng về khả năng quản lý của Tập Cận Bình. Chúng ta tìm thấy cái gọi là hiện đại hóa ở đâu?

Hậu quả của việc Tập thiếu khả năng quản lý cùng với việc hạ giảm chiến dịch chống tham nhũng và áp lực của suy thoái kinh tế đưa đến tình trạng bên trong TQ xấu đi nhanh chóng. Cuộc sống hằng ngày của dân chúng trở nên càng khó khăn hơn. Các giai cấp nghèo cảm thấy không thể sống hoặc gần như không thể sống được sẽ nhanh chóng gia tăng, và cảm xúc muốn phản loạn càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều này hoàn toàn ngược lại thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Sự chia rẽ trong giai cấp lãnh đạo ngày càng trở nên trầm trọng. Một phần vì nó đã biến chiến dịch thanh trừng thành hận thù, với thêm nhiều người khác có thể bị thanh trừng, nó dần dần biến tâm trí của con người từ sợ hãi sang mong muốn thay đổi. Sự thay đổi này sẽ trở thành một sự bình thường mới trong nền chính trị độc tài của ông Tập Cận Bình. Khi mồi lửa hoặc sự sụp đổ xảy ra, đế chế mới của "nhà lãnh đạo vĩ đại" sẽ nhanh chóng sụp đổ. Khi nào và bằng cách nào để nó sụp đổ là một tình cờ của lịch sử, nhưng chính sự sụp đổ là một cần thiết lịch sử.

Điều quan trọng nhất là lịch sử sẽ không tự lặp lại. Thế giới hiện nay không còn là thế giới của Mao Trạch Đông, cũng không phải của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân. Không ai có thể lợi dụng chiến tranh lạnh, vượt qua những khó khăn kinh tế bằng cách lừa dối người khác. Cũng không còn có thể lừa người dân bằng cách cho họ những lời hứa rỗng. Và cũng không thể dùng tất cả các rào chắn để ngăn chặn thông tin. Ngay cả việc sử dụng quân đội và công an để đàn áp cũng ngày càng trở nên không hữu hiệu, quân đội và công an cũng là những con người bình thường, những người ngày càng nhận được nhiều thông tin mở hơn.

Vậy thì chúng ta nên làm gì tiếp theo? Chúng ta đã phải quay trở lại vấn đề cũ 40 năm trước, khi Tứ Nhân Bang bị đánh bại: Chúng ta cần Đệ Ngũ Hiện Đại - Dân Chủ, để hướng dẫn đất nước và nhân dân ra khỏi tình trạng khó xử. Tư tưởng mới không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin lỗi thời, mà là một ý tưởng mới về dân chủ và tự do. Hệ thống cầm quyền mới chỉ có thể là cấu trúc chính trị của hệ thống pháp lý dân chủ nơi con người đã áp dụng thành công. Hệ thống kinh tế mới chỉ có thể là hệ thống kinh tế thị trường hiệu quả nhất mà con người đã chứng minh hàng ngàn năm.

Những ý tưởng này từ lâu đã là sự đồng thuận của người dân Trung Quốc trong nhiều năm. Những ai chiếm được trái tim của nhân dân sẽ có thế giới, và những ai đánh mất trái tim của nhân dân sẽ mất thế giới. Tôi hy vọng các tầng lớp thức giả trong nước và ngoài nước có thể giành được trái tim của người dân, có thể nắm bắt cái hướng đúng, thay vì đi đường vòng như trước đây.

**


II
Nguỵ Kinh Sinh
(Lê Minh Nguyên dịch)


Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kết thúc. Phong trào chất vấn tiếp tục phát triển thành một phong trào mới: phong trào tiên tri. Giờ đây các bàn luận của người dân đang dần chuyển sang một hướng mới: điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Về mặt này, quan điểm của tôi không giống với nhiều người bạn của tôi, vì vậy tôi phác thảo ra dưới đây.

Như nhiều người đã đọc báo cáo của Tập Cận Bình và tuyên truyền của báo chí, họ nghĩ rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục; họ cho rằng cuối cùng ĐCSTQ sẽ trở nên trong sạch hơn về mặt chính trị và đoàn kết nhau cho một nền kinh tế mạnh. Tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn sai.

Tại sao? Thứ nhất, Vương Kỳ Sơn không muốn từ chức lãnh đạo ĐCSTQ. Bất kể ông ta nghĩ gì, một số đông những người ông ta đã xây dựng trong hệ thống chống tham nhũng cũng quan tâm đến sự thay đổi lãnh đạo của họ. Đây là một điều không thể tránh được, cũng là một điều không dễ giải thích. Có cách nào để nhóm này đổi chủ của mình sang Tập Cận Bình hay không? Tôi nghĩ nó rất khó.

Thứ hai, mặc dù Vuơng Kỳ Sơn thoát khỏi cơn bão, liệu sự hận thù của các viên chức chính quyền sẽ để yên cho ông ta và chịu buông tha các quan chức chống tham nhũng dưới sự chỉ huy của ông ta? Hàng triệu quan chức và thân nhân gia đình họ muốn trả thù. Liệu Tập Cận Bình sẽ để cho họ phản công hay không? Nếu ông ta cho phép họ phản công, nhóm viên chức chống tham nhũng này (của ông Vương Kỳ Sơn) sẽ trở thành đại họa cho ông Tập Cận Bình bởi vì họ sẽ đoàn kết lại thành một nhóm chống đối để bảo vệ sự sống còn. Tuy nhiên, nếu một cuộc phản công không được cho phép, thì chính Tập Cận Bình sẽ trở thành mục tiêu để trút hận thù của hàng triệu người đó. Đây là tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Có vẻ như Đại hội lần thứ 19 của ĐCSTQ chỉ hoàn thành có một điều, đó là thiết lập tình trạng đồng chí Tập Cận Bình là "nhà lãnh đạo vĩ đại" và viết những tư tuởng của Tập vào hiến pháp của ĐCSTQ. Hành động này là một ý tưởng kỳ cục chỉ làm cho người ta ghét. Để tránh sự ghét bỏ này, ngay cả Mao Trạch Đông cũng không dám tự tuyên bố tư tưởng của mình là chủ nghĩa Mao; ông đã đưa ra từ “ý thức hệ” (ideology) mà trên thực tế là cùng một thứ, nhưng không chánh danh bằng. Có thể nói Mao có một sự khiêm tốn giả dối, nhưng ông vẫn có một cái gì đó của riêng mình: đấu tranh giai cấp, cách mạng bạo lực, chiến tranh du kích.v..v, đã làm gián đoạn thế giới hơn nửa thế kỷ. Theo cách đó, Mao có thể được tính như là ông chủ của một thế hệ, không thua Karl Marx và Adolf Hitler.

Tập Cận Bình có gì? Bằng cách lặp lại một vài dòng từ các sách giáo khoa Mác-Lênin, ông ta dám khẳng định đó là những ý tưởng của mình, và do đó tự gọi mình là một ông chủ? Nó không phải là buồn cười hay sao? Dĩ nhiên, được cho là một nhà lý thuyết mà tư tuởng như vậy thì đúng là buồn cười, nhưng lý do gốc rễ  là vì Tập Cận Bình không biết chính mình. Thái độ cao ngạo của ông ta đã cho ông ta cái tên này mà không có nội dung; ngoài ra, còn có rất nhiều những người nâng bi không biết xấu hổ xung quanh ông. Bây giờ chúng ta thực sự phải lo lắng về khả năng quản lý của Tập Cận Bình. Chúng ta tìm thấy cái gọi là hiện đại hóa ở đâu?

Hậu quả của việc Tập thiếu khả năng quản lý cùng với việc hạ giảm chiến dịch chống tham nhũng và áp lực của suy thoái kinh tế đưa đến tình trạng bên trong TQ xấu đi nhanh chóng. Cuộc sống hằng ngày của dân chúng trở nên càng khó khăn hơn. Các giai cấp nghèo cảm thấy không thể sống hoặc gần như không thể sống được sẽ nhanh chóng gia tăng, và cảm xúc muốn phản loạn càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều này hoàn toàn ngược lại thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Sự chia rẽ trong giai cấp lãnh đạo ngày càng trở nên trầm trọng. Một phần vì nó đã biến chiến dịch thanh trừng thành hận thù, với thêm nhiều người khác có thể bị thanh trừng, nó dần dần biến tâm trí của con người từ sợ hãi sang mong muốn thay đổi. Sự thay đổi này sẽ trở thành một sự bình thường mới trong nền chính trị độc tài của ông Tập Cận Bình. Khi mồi lửa hoặc sự sụp đổ xảy ra, đế chế mới của "nhà lãnh đạo vĩ đại" sẽ nhanh chóng sụp đổ. Khi nào và bằng cách nào để nó sụp đổ là một tình cờ của lịch sử, nhưng chính sự sụp đổ là một cần thiết lịch sử.

Điều quan trọng nhất là lịch sử sẽ không tự lặp lại. Thế giới hiện nay không còn là thế giới của Mao Trạch Đông, cũng không phải của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân. Không ai có thể lợi dụng chiến tranh lạnh, vượt qua những khó khăn kinh tế bằng cách lừa dối người khác. Cũng không còn có thể lừa người dân bằng cách cho họ những lời hứa rỗng. Và cũng không thể dùng tất cả các rào chắn để ngăn chặn thông tin. Ngay cả việc sử dụng quân đội và công an để đàn áp cũng ngày càng trở nên không hữu hiệu, quân đội và công an cũng là những con người bình thường, những người ngày càng nhận được nhiều thông tin mở hơn.

Vậy thì chúng ta nên làm gì tiếp theo? Chúng ta đã phải quay trở lại vấn đề cũ 40 năm trước, khi Tứ Nhân Bang bị đánh bại: Chúng ta cần Đệ Ngũ Hiện Đại - Dân Chủ, để hướng dẫn đất nước và nhân dân ra khỏi tình trạng khó xử. Tư tưởng mới không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin lỗi thời, mà là một ý tưởng mới về dân chủ và tự do. Hệ thống cầm quyền mới chỉ có thể là cấu trúc chính trị của hệ thống pháp lý dân chủ nơi con người đã áp dụng thành công. Hệ thống kinh tế mới chỉ có thể là hệ thống kinh tế thị trường hiệu quả nhất mà con người đã chứng minh hàng ngàn năm.

Những ý tưởng này từ lâu đã là sự đồng thuận của người dân Trung Quốc trong nhiều năm. Những ai chiếm được trái tim của nhân dân sẽ có thế giới, và những ai đánh mất trái tim của nhân dân sẽ mất thế giới. Tôi hy vọng các tầng lớp thức giả trong nước và ngoài nước có thể giành được trái tim của người dân, có thể nắm bắt cái hướng đúng, thay vì đi đường vòng như trước đây.
 

23 March 2018

Người Miền Nam cần có tiếng nói để điều chỉnh ý nghĩ sai lạc về cuộc chiến VN


NGƯỜI LÍNH MIỀN NAM VIỆT NAM

Cuốn sách Người Lính Miền Nam Việt Nam của GS Nathalie Nguyễn đã được ra mắt tại Melboune, Úc vào tháng 5, 2016. Hơn một năm sau, vào ngày 08-11-2017, tác giả đã được mời đến Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies -- CSIS) tại Washington-DC để nói chuyện về cuốn sách này với một cử tọa gồm những chuyên gia và những người lưu tâm về lịch sử chiến tranh Việt Nam. Cuốn sách Người Lính Miền Nam Việt Nam dựa vào 52 chuyện lịch sử được kể lại bởi hai thế hệ của cựu quân nhân VNCH thuộc mọi binh chủng.

Một trong những lý do khiến tác giả quyết định viết cuốn sách này là vai trò của người lính miền Nam Việt Nam đã bị bỏ quên trong những cuốn sách lịch sử về chiến tranh Việt Nam mà tác giả tin rằng đây là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa những nước cộng sản và những nước dân chủ. Theo tác giả, cuộc di cư vĩ đại của một triệu người miền Bắc vào Nam vào năm 1954-1955 và bản chất tàn bạo và phi nhân của Cộng Sản là động cơ khiến cho người lính miền Nam quyết tâm chiến đấu.

Ngay cả đến bây giờ, hơn 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, những cựu chiến binh miền Nam vẫn tin rằng họ đã chiến đấu cho chính nghĩa và hãnh diện đã phục vụ đất nước. Sau khi chiến tranh chấm dứt, đời sống càng trở nên tồi tệ với những trại tù cải tạo của cộng sản, những vùng kinh tế mới, gia đình bị ngược đãi, hàng trăm ngàn người vượt biên bất chấp nguy hiểm.

Ngày nay 92 triệu người dân Việt hiện đang phải sống trong chế độ độc tài công an trị, tham nhũng lan tràn khắp nơi, tôn giáo và nhân quyền bị trà đạp. Đây là những hệ quả tất nhiên khi Cộng Sản miền Bắc chiến thắng như chúng ta cũng thấy ở Trung Quốc và Bắc Hàn. Sách báo Tây phương thường suy luận rằng tình trạng tham nhũng và sự bất tài về chính trị và quân sự của miền Nam Việt Nam là nguyên nhân của thua trận. Nhưng các cựu chiến bình miền Nam cho đây những yếu tố được thổi phồng lên. Lý do chính là binh sĩ miền Nam đã không được trang đầy đủ, chưa kể đến tình trạng chia rẽ cực kỳ trầm trọng trong nội bộ của Hoa Kỳ. VNCH được đồng minh dùng làm bung xung một cách thuận tiện. Cá nhân tôi thấy rằng chiến tranh tại Afghanistan và Iraq cũng mang một âm hưởng như vậy khi Hoa Kỳ gặp khó khăn không thể chấm dứt mau chóng chiến tranh ở hai quốc gia này. Thật là dễ dàng đổ lỗi cho chính quyền địa phương và quân đội của hai quốc gia này.

Qua kinh nghiệm của những cựu binh sĩ miền Nam, tác giả nhận định rằng trong thời kỳ chiến tranh, Hoa Kỳ đã trang bị cho người lính miền Nam những võ khí lỗi thời so với võ khí do Nga và Trung Cộng viện trợ cho miền Bắc. Thí dụ Xe tăng M24 và M28 không thể so sánh với T4, T52 của Nga. Đại bác 105 mm và 155 mm không thể so sánh với đại bác 130 mm của Trung Cộng. Súng Carbine, Garand M1, M16 không thể so sánh với AK 47 và AK 50. Súng chống chiến xa M7, M72 không thể so sánh với B41, B42, và hỏa tiến SR7. Và cuối cùng Hoa Kỳ đã bỏ rơi người lính miền Nam Việt Nam.

Cuốn sách Người Lính miền Nam Việt Nam là tiếng nói của những người không có cơ hội nói lên quan điểm của mình. Cuốn sách Người Lính miền Nam Việt Nam cũng được dành để tưởng nhớ đến cha đã qua đời của tác giả, Ô. Nguyễn Triệu Đan, một nhà ngoại giao của VNCH. Ông từng là thành phần của phái đoàn VNCH tại Hội Nghị Paris dẵn tới Hiệp Định 1973. Chức vụ sau cùng của ông là Đại Sứ tại Nhật Bản vào 1974 - 1975.

TS Nathalie Nguyễn là giáo sư của Monash University, Úc. Cô tốt nghiệp tiến sĩ tại Oxford University, một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới. Những sách tác giả đã xuất bản gồm Memory is Another Country: Women of the Vietnamese Diaspora; Voyage of Hope: Vietnamese Australian Women’s Narratives; Vietnamese Voices: Gender and Cultural Identity in the Vietnamese Francophone Novel. Tên đầy đủ của tác giả là Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn. Cô thông thạo hai tiếng Anh và Pháp.

Nguyễn Quốc Khải

Đôi Dòng Nhắn Muộn, thơ

Dạo:

     Chào đời chẳng một ai hay,
Ra đi cũng muốn xuôi tay âm thầm.


Đôi Dòng Nhắn Muộn

Khi hay tin tôi mất, bạn hiền ơi,
Đừng phí sức tìm đến nơi thăm viếng,
Vì khi bạn lỡ tình cờ nghe tiếng,
Xác thân tôi tan biến đã lâu rồi.

Tôi biết mình sống chết cũng thế thôi,
Chẳng ai có rỗi hơi mà thương tiếc.
Ngày tôi đến với đời, không ai biết,
Thì ra đi chẳng thiết để người hay,

Nên dặn dò con cháu bấy lâu nay,
Khi tôi phải xuôi tay nằm đâu đó,
Đừng bày vẽ báo tin, đăng cáo phó,
Khiến bạn bè phải tỏ vẻ buồn đau,

Đánh đàng xa vất vả viếng tang nhau,
Có đáng sá gì đâu thằng tôi đó.
Tôi đã sống một đời như cây cỏ,
Có chết đi, cũng chẳng bõ công buồn.

Hãy xem tôi như là một tiếng chuông,
Trong giây phút chợt buông rồi lịm tắt.
Đừng nhọc lòng thắc mắc,
Chuyện tôi vừa có mặt ở trần gian.

Mấy mươi năm hưởng tuổi thọ trời ban,
Sống nhếch nhác, hoàn toàn vô tích sự.
Học đòi đôi ba chữ,
Chẳng ích gì cho xứ sở quê hương.

Hơn nửa kiếp tha phương,
Lang thang phường giá áo.
Phất phơ mãi, chẳng làm nên cơm cháo,
Chỉ ngày ngày ngơ ngáo ngóng trời xa.

Chưa một lần báo hiếu được mẹ cha,
Anh em cũng tựa hoa trôi dòng nước.
Ân trọng nghĩa sâu, chửa đền đáp được,
Càng sống lâu, càng rước lắm nợ nần.

Tết đến đã bao lần,
Vẫn mãi đợi mùa Xuân trên đất mẹ.
Tim cằn cỗi chỉ còn dăm giọt lệ,
Vắt thành câu kể lể nỗi đoạn trường.

Tính khật khùng, chẳng có mấy người thương,
Kẻ ghét bỏ, đầy đường không đếm xuể.
Lòng thầm luôn biết thế,
Nên lìa đời chẳng dám để ai hay.

Tôi muốn lúc chia tay,
Cũng giản dị như ngày rời bụng mẹ,
Chỉ có mặt vài người thân lặng lẽ,
Buồn hay vui cũng thế, giữ trong nhà.

Cuộc sống đà đầy ắp chuyện xót xa,
Tôi không muốn trò tang ma lịu địu,
Thành gánh nặng cháu con mình phải chịu,
Khiến chúng càng thêm bận bịu lôi thôi.

                         *

Nếu tình cờ nghe tôi mất, bạn ơi,
Hãy phớt tỉnh, đừng phí lời thương tiếc,
Đừng vớ vẩn thốt lên câu vĩnh biệt,
Hoặc băn khoăn vì biết quá muộn màng.

Đừng hoài công sục sạo các nghĩa trang,
Đất nhân loại càng ngày càng khan hiếm.
Cũng đừng kiếm xương tàn tôi dưới biển,
Tôi dám nào làm ô nhiễm trùng khơi.

Nếu thương tôi, xin bạn hãy cười tươi,
Châm điếu thuốc, phà hơi theo làn gió,
Rồi nheo mắt, thở phào và nói nhỏ:
- Cuối cùng thằng khỉ đó cũng ra đi!

               Trần Văn Lương
               Cali, 3/2018

21 March 2018

NGÀY NÀNG HAI MƯƠI TUỔI, truyện ngắn

Haruki Murakami 
Lê Minh Văn dịch
Lời người dịch:

Nhà văn lớn xứ Phù tang Murakami  đã từng được xem như một trong những biểu tượng của tuổi trẻ Nhật Bản thập niên 60.  Những truyện và chuyện kể của ông luôn xuất hiện những nhân vật phần đông có khuynh hướng thoải mái về dục tình, nhưng khắc khoải về lẽ sống và cứ mãi đi tìm chính mình.

Chuyện “Ngày nàng hai mươi tuổi” cũng không ra ngoài những ưu tư, mong ước của con người trong cuộc hiện sinh. Nhưng văn phong nhẹ nhàng hơn. Điểm thêm một nụ cười rất đỗi dịu dàng, tinh tế nối lại một chút tương quan người-với-người. Một nụ-cười-ngay-giây-phút-này-đây.
Có lẽ Murakami viết chuyện này đề tặng những người hai mươi.
   **
Xô Dạt', tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
Ngày lên hai mươi tuổi, nàng đang còn tiếp tục hành nghề phụ bàn. Ngày thứ sáu nàng làm việc như lệ thường, nhưng nếu mọi chuyện diễn tiến tốt như dự trù, nàng sẽ được nghỉ buổi chiều. Cô phụ bàn làm việc bán thời gian với nàng đã chấp nhận trước đó sẽ hoán đổi ca làm việc. Xếp không hài lòng, lại phải liên tục phục vụ khách những món gnocchis bí ngô hoặc fritto misto tôm mực lăn bột chiên, thì ta có thể nói rằng đó chẳng phải là cách lý tưởng để ăn mừng sinh nhật thứ hai mươi của mình. 

Thế nhưng khi người bạn đồng nghiệp phải ốm liệt giường vì cảm mạo, vì bị tiêu chảy ác tính, cộng thêm cơn sốt 40 độ C thì chắc chắn cô ta không thể nào làm việc được. Hậu quả ấy là nàng phải đến sở làm thay bạn trong thời hạn sớm nhất. Hơn thế nữa, còn cảm nhận có bổn phận phải an ủi bạn khi cô ấy gọi đến xin lỗi “Đừng áy náy gì chuyện đó bạn ơi vì nói cho ngay tôi đâu có dự tính gì đặc biệt cho sinh nhật của mình.”

Sự thật là nàng chẳng tỏ ra thất vọng gì nhiều. Một trong những lý do chính là nàng đã có cuộc cãi vã gay go vài ngày trước với người bạn trai của mình. Chuyện cãi vã nguyên do chẳng có gì đáng. Thế mà nàng bị tổn thương một cách không ngờ để rồi cả hai đã mắng vào mặt nhau những lời khích bác. Cuối cùng nàng đã có cảm giác là mối liên hệ lâu dài giữa họ đã thật sự đoạn tuyệt hẳn. Một cái gì đã trở thành chai đá trong lòng nàng, rồi tất cả đều tắt ngúm. Từ đó người bạn trai không hề gọi cho nàng nữa, và phần nàng cũng vậy, không hề có ý định gọi điện thoại cho anh ta.

Nàng làm việc trong một tiệm ăn Ý nổi tiếng trong khu vực sang trọng Roppongi. Cơ sở đã tồn tại từ hậu bán thập niên 60; và nếu những món khai vị không được cách tân hợp thời cho lắm thì kiểu cách pha chế bếp núc lại rất ngon, và thực khách luôn được hài lòng. Bầu không khí trong tiệm luôn êm ả. Không có gì phải hấp tấp vội vã cả. Những khách quen phần lớn trọng tuổi, và trong số đó có nhiều diễn viên danh tiếng và nhiều nhà văn.

Những suy nghĩ của Elon Musk & Kỹ nghệ 5.0 đang thành hiện thực?

(TƯ DUY CỦA ELON MUSK & CÔNG NGHIỆP 5.0 ĐANG DẦN HIỆN HỮU?)

Phóng thành công tên lửa đẩy tái sử dụng mạnh nhất thế giới và sau 2 phút, đúng như dự kiến, tên lửa hạ cánh an toàn. Elon Musk đã mở ra một kỷ nguyên vũ trụ giá thành rẻ hơn cả trăm lần so với tên lửa đẩy dùng 1 lần truyền thống khiến NASA cũng phải nghiêng mình thán phục. Một lần nữa, người Mỹ lại làm được điều mà giới khoa học nhân loại khát khao đến cháy bỏng.

12.000 vệ tinh sẽ được phóng lên trong tương lai coi như đã nằm trong tầm tay. Không những làm chủ mặt biển, làm chủ bầu trời mà hiện tại, người Mỹ còn chiếm ưu thế toàn diện cả vũ trụ bao la. Tới giờ này, có thể khẳng định nước Mỹ đã bỏ lại các cường quốc khác một khoảng cách khá xa về khoa học kỹ thuật.

Món quà hấp dẫn đầu tiên dành cho các công dân của hành tinh xanh là kết nối internet vệ tinh. Gói cước thấp nhất (StandardX), giá chỉ 10 USD/tháng nhưng đã có tốc độ nhanh hơn gấp 180 lần đường truyền hiện tại. Những dây cáp tín hiệu và các hộp kết nối trên trái đất sẽ dần biến mất. Toàn cầu sẽ giao tiếp không dây tốc độ cao qua vệ tinh là tương lai không xa.

Nếu điều đó thành sự thật thì một lần nữa, sau những Window, Google, Apple, Facebook,... giờ là tới SpaceX, tri thức và tiền lại ồ ạt đổ về nước Mỹ.

Không những chỉ như vậy, vệ tinh phủ kín toàn cầu sẽ thay đổi đáng kể cuộc sống, hành vi, khoa học công nghệ cũng như chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới này. Những thứ tưởng chừng như cố định sẽ dần biến mất, những tư duy bảo thủ hoặc phải thay đổi để tồn tại, hoặc sẽ bị diệt vong. Lúc ấy, mọi sự cố gắng ngăn cản về địa lý, văn hoá hay tư duy sẽ trở nên vô nghĩa. Chỉ còn một tiếng nói chung duy nhất. Đó là tiếng nói của khoa học mà thôi.

Vệ tinh phủ sóng toàn cầu với kết nối tốc độ cao có thể tạm gọi là bước đệm cho công nghiệp 5.0. Con người đang tiến gần hơn tới phi cơ dân sự không người lái siêu thanh hoặc xa hơn nữa là động cơ lượng tử,.... Nhiều thiết bị điều khiển tự động hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo sẽ được phát triển trên nền tảng tín hiệu truyền dẫn tốc độ cao bởi vệ tinh, cho phép con người khám phá ra thêm nhiều điều bí mật chưa biết tới, thoát khỏi những giới hạn vật lý mà xưa tới giờ, tất cả vẫn nghĩ là không thể vượt qua.

Elon Musk, cha đẻ của xe tự lái, của SpaceX và dự án vệ tinh kết nối internet toàn cầu luôn không hài lòng với nền dân chủ đại diện của Mỹ. Anh ta luôn nghĩ về một nền dân chủ trực tiếp mà ở nơi đó, cộng đồng được toàn quyền quyết định mọi vấn đề dưới sự trợ giúp phân tích của trí tuệ nhân tạo. Tất cả nhằm giảm đi chi phí vận hành bộ máy nhân sự quản lý cồng kềnh, triệt tiêu các chiêu trò gian lận.
Tiệm cận với sự bình đẳng vốn là ước mơ của con người.

Các tỷ phú Mỹ, những người đóng góp cho nhân loại nhiều nhất đều có một điểm chung. Họ thường không bao giờ bằng lòng với thực tại. Họ luôn chỉ trích chính phủ, phản biện xã hội bằng chính khả năng khoa học kỹ thuật và kiến thức của mình. Chính phủ với họ là tôi tớ đúng nghĩa. Chỉ có khoa học kỹ thuật là ông chủ thực sự của họ mà thôi.

Còn ở ta, ai đã và đang khuyên nhủ bạn bè bằng lòng với những gì đang có? Ai đã huyễn hoặc người thân đặt niềm tin vào những thứ cổ lỗ sĩ muôn năm? Ai đã có ý ngăn cản sự thật cất lên tiếng nói?

Bây giờ có thể chưa ngã ngũ đúng sai nhưng sẽ nhanh thôi, vài năm nữa, chắc chắn những lời khuyên như vậy sẽ bị coi là tội ác, sẽ trở thành những vết đen trong quá khứ của nhiều con người luôn có cách nghĩ chậm chạp và tư duy nô lệ.

Muốn khi về già thư thái, hạnh phúc và được kính trọng thì hãy biết nghi ngờ và phản biện mọi vấn đề bất cập của xã hội ngay từ khi còn trẻ. Thế giới này vốn trưởng thành từ những cuộc sụp đổ. Chỉ có nghi ngờ và phản biện thì mọi thứ mới trở nên tốt hơn cho tất cả mà thôi.

Nguyễn Tuấn Anh

19 March 2018

Đọc và xem Mạt Lộ

Nhã Nam

Cầm cuốn tiểu thuyết mới nhất của Đào Hiếu trong tay, cảm giác đầu tiên là thích thú. Thích thú từ cái đơn giản và mạnh mẽ của bìa 1. Dĩ nhiên, không thể so sánh bìa cuốn tiểu thuyết được in một cách “thủ công” này với bìa hàng vạn cuốn sách đang bày bán khắp nơi được in ấn “hiện đại” đầy hào nhoáng.

Chưa đọc vội, hãy nhìn vào tên nhà xuất bản với cỡ chữ khá lớn: LỀ BÊN TRÁI. Chắc hẳn nhiều người sẽ mỉm cười, cái cười ý nhị nhưng sảng khoái (đã có “lề bên phải” theo định hướng thì ắt phải có lề bên trái thôi). Lật vào những trang trong… Ông nhà văn này quả là kỹ lưỡng, dù ghi “in vài ba cuốn tặng bạn bè”, ông vẫn chỉn chu thực hiện tất cả những quy ước quốc tế cho một ấn phẩm đàng hoàng: Có “copyright © ” bằng tiếng Anh, có trang bìa lót, có trang giới thiệu ngắn… Đặc biệt trang cuối sách ghi rõ: “Xuất bản theo Điều 60 và 69 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992”.

Như vậy, cuốn tiểu thuyết đã được thực hiện một cách trang trọng, đầy tinh thần trách nhiệm của một nhà văn, một nhà (tự) xuất bản. Gần như không có lỗi ấn loát nào, dù là một dấu chấm phẩy. Muốn biết thêm, độc giả còn có thể ghé thăm website: http//daohieu.com được in cuối trang 2, để thấy rõ ràng website Lề Bên Trái của Đào Hiếu cũng được chăm chút chu đáo thế nào.

Sở dĩ tôi cứ lan man ngoài bìa cuốn tiểu thuyết mà chưa vào phần cốt lõi là nội dung cốt truyện vì tôi tin rằng, một cuốn sách có giá trị thật sự không chỉ do nội dung mà còn phương cách nó được thực hiện. Nếu người viết không tôn trọng tác phẩm của mình thì sao có thể thuyết phục độc giả tôn trọng? Tôi yêu mến Đào Hiếu vì sự chu đáo này và ngưỡng mộ ông vì đàng hoàng xuất bản, đàng hoàng công bố tác phẩm của mình, giữa thời buổi cái gì cũng phải xin phép này. Ông đã tự xuất bản đứa con tinh thần này theo tinh thần tôn trọng quyền con người và cũng là cách khẳng định rằng quyền tự xuất bản vốn có ghi trong Hiến pháp nước sở tại mà lâu nay người dân và ngay cả chính ông “quên mất”.

Bức tranh hiện thực

Chỉ khoảng 150 trang sách, tiểu thuyết Mạt Lộ của Đào Hiếu đã vẽ ra bức tranh vân cẩu của xã hội đầy nhem nhuốc hiện tại, xen giữa là vài hồi ức ngắn ngủi thời chiến tranh khốc liệt của những nhân vật trong truyện. Có thể hiểu, nhân vật Thọ, xưng “tôi” trong truyện không can dự gì nhiều, chỉ đứng ở vị thế một người quan sát và ghi chép tỉnh táo là chính tác giả – một người trong cuộc – về cuộc chiến đầy tranh cãi cách đây gần 40 năm và cay đắng chứng kiến những ghê tởm bây giờ.

Những dòng chữ trìu mến xót xa của tác giả dành cho Đại úy Quỳnh, bạn ông, người một thời phía bên kia chiến tuyến. Còn những đồng đội, đồng ngũ đã “chiến thắng” của ông chỉ được vẽ ra như những người lạc đường hoặc lỡ đi vào mạt lộ. Những đồng đội một thời ấy, họ bị lừa dối và đẩy vào cuộc chiến tương tàn mà không hiểu vì sao. Đến khi đã thâu tóm quyền lực nhờ chiến thắng, kẻ vốn dối trá cơ hội thì ngoi lên, đạp đổ mọi chuẩn mực, kẻ ngây thơ cũng bị cuốn vào guồng máy bất nhân không dứt ra được.

Từ một Trần Vũ, nhà văn, trung úy VNCH lỡ đi vào bưng rồi phải tự sát vì bị nghi kỵ. Từ Thu, một cán bộ nội thành bị lộ, vào bưng chỉ để cuống cuồng chạy trốn bom đạn, cam tâm để cấp trên lợi dụng tình dục vì mong một chức bí thư thành đoàn… rồi biến thành một quan chức hoang dâm sau này. Từ một Mười Đạt đi tù Côn Đảo vì họat động, bất lực về sau, từ một Ba Trần, thứ trưởng trong chính phủ Cách mạng Miền Nam sau thành siêu địa chủ… đều đi theo mạt lộ.

    “Con chỉ là một cái bánh xe trong guồng máy mà thôi”
    Lời nhân vật Minh trong tiểu thuyết Mạt Lộ

Đằng sau họ là một thế lực, một bóng ma đầy quyền lực của bóng tối, kẻ có tên Vương gia – một biểu tượng sinh động của kẻ cầm quyền. Chân dung ghê rợn của Vương gia được Đào Hiếu mô tả: “Ông không lộ diện nhưng có mặt khắp nơi, nhắc tới tên ông thì mọi người đều run sợ… Nhắc tới ông, những người lính già ôm mặt khóc cho đồng đội của mình đã bị đem thí quân trong trận Mậu Thân, trong chiến dịch càn quét sang Campuchia khốc liệt. Một tướng về hưu kể rằng số sĩ quan cấp tướng, cấp tá cấp úy…đã chết trong chiến dịch này bằng cả cuộc chiến tranh chống Mỹ gộp lại. Tất cả đều xuất phát từ cơn điên của ông ta. Ông ta đã quyết định hai chiến dịch lớn ấy vì muốn “tài năng hơn ông Giáp, nổi tiếng hơn ông Hồ” và sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược đã hủy diệt hàng triệu sinh mạng, phá nát hàng trăm ngàn gia đình, gieo rắc đau thương đến từng làng quê, từng góc phố”.

Đào Hiếu viết tiếp: “Theo tin đồn thì ông thuộc dòng dõi hoàng tộc triều Nguyễn, một trong những đứa cháu của vua Đồng Khánh. Nhưng về sau này, khi đất nước thống nhất, trong tư dinh của ông lại treo ảnh vua Hàm Nghi, em ruột Đồng Khánh, vì Hàm Nghi chống Pháp còn Đồng Khánh thì thân Pháp. Chính vì chuyện đồn đại ấy mà khi còn ở trong rừng mọi người đều gọi ông là ‘vương gia’.”

Nhân vật Vương gia là đầu mối cho thảm họa của dân tộc, kẻ ấy lại run sợ khi bị một bé gái lột mặt nạ. Chân tướng thảm hại của kẻ cầm quyền tất sẽ bị Chân, Thiện, Mỹ lật mặt.

Nghiệp chướng

Đào Hiếu không quên thế hệ trẻ, trong Mạt Lộ, nhân vật xưng tôi của ông dành nhiều tình cảm cho đám con cháu của những người ông quen biết, như Huy, Trúc, Quỳnh Vi… chỉ ngoại trừ giám đốc Minh, đứa con rơi của Vương gia với nữ bác sĩ riêng từ một thanh niên hiểu biết, đẹp đẽ biến thành tỉ phú sa đọa, một kẻ đánh mất niềm tin vào thế hệ đàn anh vì chứng kiến.

Nhân vật giám đốc Minh thổ lộ: “Ba đi làm cách mạng, đấu tố địa chủ, hạ nhục họ, bức tử họ, để rồi khi cách mạng thành công, ba và các đồng chí của ba truất quyền sỡ hữu đất đai của nhân dân, một mình vơ vét ruộng đất, trở thành những địa chủ khổng lồ. Giàu có vô lượng, chiếm hữu đất đai nhiều vô số” và “Ba quên rằng còn là con của vương gia sao? Ông ta là một con người lạnh lùng cho nên giám đốc Minh này vô cảm, giám đốc Minh này thiếu tình người là chuyện có gì khó hiểu đâu. Khó hiểu là những người cộng sản. Họ rêu rao rằng họ đang thực hiện công bằng xã hội, giải phóng giai cấp, thế mà họ tàn ác, tham lam và lạnh lùng như những con người vô tính. Công ty của con là một công ty tư nhân nhưng con không thể lấy đất của dân nếu không có sự chỉ đạo, sự ủng hộ, sự đồng tình, sự chia chác… của nhà nước. Con chỉ là một cái bánh xe trong guồng máy mà thôi.”.

Lời của tỉ phú Minh đã đúc kết toàn bộ những phi lý, những ghê tởm của xã hội hiện hữu. Mạt Lộ còn như một thiên phóng sự, cho ta thấy những cảnh hiện thực hôm nay: lớp người quyền thế ăn chơi sa đọa, lớp thanh niên chạy theo hưởng thụ, bọn cơ hội nước ngoài nhảy vào xâu xé, lũ côn đồ đầu trâu mặt ngựa bức hiếp dân lành.

Cuốn sách mở đầu bằng ngày cô Thu trẻ đẹp đi vào bưng và cuối sách là bà giám đốc Sở Thương nghiệp tên Thu ấy phát điên khùng rồ dại, chồng con chết thảm thương. Phải chăng là quả báo, là nghiệp chướng như Phật dạy? Đào Hiếu để cho độc giả tự hiểu, và cái kết cục của nhân vật Thu, nhân vật Minh, Mười Đạt cũng có thể là cái kết của Vương gia. Đọc Mạt Lộ của Đào Hiếu để khâm phục một người từng ở trong guồng máy như ông, nay đã thoát khỏi vũng nhơ nhớp. Ông là một chứng nhân. Tiểu thuyết Mạt Lộ của ông là một lời chứng không khó để kiểm nghiệm. Hãy nhìn sâu, nhìn kỹ để thấy như ông.

Nguồn: BBC tiếng Việt (26 tháng 3  2009)

17 March 2018

Nhân giỗ lần thứ chín Vũ Công Hùng 29.3.209 -29.3.2018

**

Tưởng Nhớ Vũ Công Hùng 
Phạm Thành Châu

Trong email của tôi, người nào gửi đến, đọc xong, tôi xóa (delete). Cũng có vài địa chỉ tôi giữ lại để tiện liên lạc. Riêng email của Vũ Công Hùng, tôi hầu như không xóa cái nào. Không phải từ ngày Vũ Công Hùng bịnh (bịnh thì không email nữa), mà từ khi tôi biết dùng email để liên lạc với Vũ Công Hùng. Tôi đánh bạn với Vũ Công Hùng từ ngày vào  lớp ĐS 14, đã quen giọng, quen hình, nên mỗi khi mở email cũ của Hùng ra đọc, tôi tưởng như Hùng đang nói chuyện với tôi. Giọng Hùng rõ vừa như tếu vừa như bất cần đời và bao giờ cũng thân tình. Hùng không bao giờ tự ái với bạn. Khi nghe tin Hùng mất, tôi ngồi trước computer, mở email của Hùng ra đọc rồi lặng người, nước mắt ứa ra. Sau ngày mất nước 1975, tôi đi tù, cho đến khi đến Mỹ, chúng tôi chỉ gặp lại nhau một lần, khi con gái Hùng lên xe hoa ở California. Coi như chúng tôi cách biệt nhau hàng mấy mươi năm. Bây giờ mất Hùng, chúng tôi vẫn tiếp tục không gặp nhau, chẳng có gì thay đổi. Lý lẽ thì như vậy, nhưng không hiểu sao, tôi buồn ghê gớm, tưởng như Hùng đang bay vào không gian, xa dần, xa dần, nhỏ dần rồi không nhìn thấy nữa. Bạn bè ở bất cứ đâu, nước nào, tiểu bang nào, mình vẫn biết chắc bạn còn đó. Bạn chết đi là mất hẳn.

Từ ngày nghe Hùng bịnh, tôi tuyệt đối không gọi Hùng. Bịnh ung thư khi đã phát tác là coi như bản án tử hình. Tôi không thể gọi để an ủi Hùng như là cách đánh lừa chính mình, đánh lừa bạn, nhưng hình như Hùng vẫn tự tin và yêu đời. Sau ngày mổ, Hùng có vẻ khá hơn, khỏe hơn (*). Hùng gọi điện thoại cho tôi, giọng vẫn rõ và vui. Hùng nói sẽ qua VA thăm tôi, sẽ đi thăm thủ đô Washington, thăm Newyork…, ý Hùng là khi khỏi bịnh sẽ đi du lịch. "Nghe cậu kể chuyện đi cruise, tớ thích quá. Tớ cứ ân hận sao mình không đi chơi nhiều như cậu. Ít lâu nữa, chúng mình sẽ đi chơi với nhau. Thích lắm nhé!". Tôi cũng đâm ra hi vọng Hùng sẽ khỏi bịnh. Tôi lên chương trình với Hùng. "Chúng ta sẽ đi khắp nơi. Tớ cũng già quá rồi, sắp chết rồi. Đi chơi kẻo uổng!". Tôi hỏi Hùng cảm tưởng khi biết mình bị bịnh "Cậu có sợ chết không? Cậu nghĩ gì về cái chết?" Hùng bảo: "Sợ lắm chứ! Một mình đi vào cõi u minh nào đó. Nơi mà mình chưa hề biết, lại chỉ đi một mình". Tôi nghe cũng thấy kinh hãi. Chết như ngủ, là nhắm mắt, không còn ánh sáng, cõi chết tối đen, một mình bơ vơ, lạc loài trong bóng tối đó, mãi mãi không thể quay về với cuộc đời nơi trần gian nữa. Tôi an ủi Hùng "Nhưng cậu là người Công Giáo, cậu có đức tin, cậu có Chúa đón cậu về thiên đàng. Còn tớ, tớ chẳng tin vào đạo nào cả. Tớ mới đáng lo hơn cậu" "Nhưng tớ sợ giờ phán xét, sợ hỏa ngục ...". Tôi trấn an "Tớ nghĩ, chết là hết. Chẳng có linh hồn nào, con ma nào hiện ra để chứng minh rằng con người chết là đi vào một thế giới khác. Tôn giáo nào cũng có củ cà rốt (niết bàn, thiên đàng) và cây gậy (địa ngục, hỏa ngục) mục đích hăm dọa những người ác, khuyến khích những người thiện, cho xã hội được bình yên, con người bớt thú tính. Chỉ vậy thôi...". Chuyện trò một lúc, giọng nói của Hùng vẫn như người bình thường, không mệt mỏi. Tôi lại tin rằng Hùng sẽ khỏi bịnh.

Thời còn học Hành Chánh, Hùng không ở nội trú, Hùng có chiếc Lambretta, thỉnh thoảng đến ký túc xá chở tôi đi chơi. Bạn thân nhất của Hùng có lẽ là Nguyễn Thế Vĩnh, tôi thỉnh thoảng chỉ ăn có. Tôi nhớ mãi chuyện Hùng kể về một lần xe bị chết máy, phải dẫn từ bịnh viện Cộng Hòa về nhà ở Đa Kao. Chỉ tưởng tượng thôi, tôi đã 'mệt lã người' (chỉ các ông mới hiểu vì sao?). Sau ngày mất nước năm 1975, tôi và Nguyễn Thế Vĩnh thường đến nhà Hùng chơi trước khi đun đầu vào nhà tù Cộng Sản. Hùng có cô vợ (bà Phước !) nấu ăn rất khéo và rất tốt với bạn chồng. Thỉnh thoảng, hai đứa tôi lò dò đến là làm gì cũng được vợ chồng Hùng khoản đãi thịnh soạn. Vợ chồng Hùng rất tốt nên chúng tôi cứ ăn chùa mà không hề thấy ngượng. Nhờ bồi dưỡng như thế mà khi vào tù, tôi và Nguyễn Thế Vĩnh có chút protein dự trữ mà chịu đựng trong thời gian đầu của đời tù khổ sai.

Năm 2007, Hùng gả con lấy chồng, nhà trai ở California. Hùng gọi tôi (ở Virginia) và Nguyễn Thế Vĩnh (ở Canada) có cả Nguyễn Ngọc Cường (ở Newyork) về Cali. dự đám cưới.
________________________
Sau đây là Email trao đổi giữa Hùng và các bạn.
    Cuong oi,
Minh da noi voi NDTin (va nho pho bien den cac ban)
   Ve Thuc:
Tat ca anh chi em den du KHONG MANG THEO GI CA.
(Gia chu xin phep anh chi em duoc "chieu dai" mot bua "thanh dam".)
   Ve Am:
Neu thich uong BEER, WINE gi thi xa'ch theo la duoc roi.
(De nghi khong uong ruou manh, de giu suc khoe cho ngay hom sau Thu Bay dam cuoi. Moi ban se co mot chai Martel...)
    Nhan tien, cung xin pho bien den cac anh em co Email de nho truyen dat rong rai.
Rat than kinh men.
Hung&Phuoc&Vy-Nhut

Xin nhac lai cho "chac an": Thu Sau, Sep 21st, luc 5:30 PM, tai:
Beach House 224 Goldenwest St,
Huntington Beach, CA 92648
______________
On 8/31/07, Cuong Nguyen wrote:
Cam on Hung.

Ban cho biet buoi hop mat chieu thu Sau viec an uong nhu the nao (moi nguoi mang theo 1 mon an, nuoc uong hoac la dong gop ra sao) ban cho biet ro rang de khong bi trung nhau, thieu sot... vi co thuc moi vuc duoc dao.
    Babilac
______________
   
Vợ chồng tôi qua Cali. Về ở chung nhà Hùng (mướn), có cả Nguyễn Thế Vĩnh và Hà Hải Sơn…. Nhà gần bờ biển, thường kéo nhau ra đó đi lang thang hóng gió mát. Chiều thì các bạn kéo đến nhậu nhẹt, chuyện trò đến gần sáng. Tối đó có buổi bán đấu giá tranh Nguyễn thế Vĩnh, được mớ tiền, làm quỹ cho ĐS 14.


Có lẽ Hùng mê bạn hơn mê gái, gặp bạn như lân gặp pháo, coi bộ hạnh phúc, thỏa mãn ghê lắm, “cậu cậu, tớ tớ!” loạn xị, nói cười quên cả thế gian. Hôm lễ cưới, Hùng chở chúng tôi đến “nhà gái” chờ nhà trai đến rước dâu. Vợ con Hùng đã đi trước rồi. Trên đường đi, Hùng ham nói với bạn bè đến nỗi cái máy chỉ đường nhắc hoài mà chẳng nghe, chạy lạc lung tung. Bà Phước, vợ Hùng gọi liên tục trên điện thoại bảo rằng cô dâu (cô con gái) khóc vì đã đến giờ rước dâu, nhà trai đến, đứng chờ ngoài đường cả buổi mà chẳng thấy bố đến.
    

Hôm nay, viết mấy giòng để tưởng nhớ Vũ Công Hùng. Ai cũng biết, lẽ trời là như thế, sinh, lão, bịnh, tử ... trước sau gì cũng lên đường vào cõi hư vô. ĐS 14 sẽ lần lượt đến phiên. Có thể có bạn sống thêm vài mươi năm nữa, nhưng lúc đó đã lú lẩn, chẳng còn nhớ ai, không biết vui buồn, vô tư như cỏ cây …... như ngọn đèn cạn dầu rồi lịm tắt. 

Bạn Vũ Công Hùng đi trước, được các bạn (còn sống) thương tiếc, cũng an ủi chút đỉnh. Những bạn sống dai, sống già, đến một lúc nào đó, nhìn quanh, chẳng thấy bạn bè đâu"!

Rồi ĐS 14 cũng biến mất!

PTC
___________________________________

(*) Thật ra là hóa trị -chemotherapy-  lần thứ nhất. Chemo lần thứ hai thì bị hôn mê luôn 9 ngày. Chính trong thời gian hôn mê này, nhà thương đưa ra lời khuyên nên rút ống trợ sinh để Hùng ra đi nhưng gia đình không chịu. Và rồi sau khi tỉnh lại, Hùng sống nửa tỉnh nửa mê được thêm 11 tháng nữa. Vũ Công Hùng không qua ca mổ nào cả.  (Nt Vĩnh)

15 March 2018

Tổng công tố Liên bang Đức điều tra tướng CA VN chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Vi Minh (DĐVN21)

Bí thư thứ nhất đi xóa bỏ vết tích

Theo thông tin điều tra của nhật báo Süddeutsche Zeitung cùng hai đài NDR và ​​WDR thuộc hệ thống truyền hình ARD, tổng công tố liên bang Đức bắt đầu tiến hành điều tra Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an Việt Nam với cáo buộc vào tháng 7 năm 2017, ông Hưng đã tới Đức để phối hợp tổ chức vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.


Trụ sở của Tổng công tố Liên bang Đức tại Karlsruhe
(ảnh SWR)
Đây là phản ứng mạnh nhất của phía Đức về trường hợp bắt cóc nói trên, vốn bị xem là một vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế và chủ quyền Đức. Lúc gần 11 giờ sáng ngày 23 tháng 7 năm 2017 doanh nhân Trịnh Xuân Thanh đã bị một đội đặc nhiệm của cơ quan mật vụ Việt Nam bắt cóc tại khu Hofjägerallee thuộc công viên Tiergarten Berlin. Các nhà điều tra Đức sau đó tìm thấy nhiều vết máu trong chiếc xe bắt cóc cho thấy ông Thanh đã chống trả lại cưỡng bức này.

Các nhà điều tra Đức cho rằng Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Việt Nam Đường Minh Hưng là nhân vật chủ động và đã trực tiếp chỉ đạo tại chỗ vụ bắt cóc. Khi đến Berlin Đường Minh Hưng đã trú ngụ tại khách sạn "Berlin, Berlin" và liên lạc với Nguyễn Đức Thoa, đại diện của Tổng cục Tình báo Việt Nam tại Đức. Trong tuần lễ ở Berlin, Đường Minh Hưng đã gọi hằng trăm cú điện thoại di động và trao đổi tin ngắn SMS với nhóm bắt cóc. Hai ngày trước vụ bắt cóc, ông ta đã đổi sang khách sạn "Sylter Hof", căn phòng ở "Sylter Hof" đã được Đường Minh Hưng dùng như một trung tâm chỉ huy. Cho đến khi bắt cóc diễn ra, ông ta hầu như không ra khỏi phòng.

Đây là lần đầu tiên hồ sơ 90 trang của các nhà điều tra bộc lộ chính quyền Đức biết những gì về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thành. Có vẻ như một nửa đại sứ quán Việt Nam ở Berlin-Treptow tham gia vào vụ bắt cóc này: Trịnh Xuân Thanh đã bị nhóm bắt cóc đưa lập tức về Đại sứ quán Việt Nam ở khu Berlin-Treptow và từ đó bị dẫn độ về Việt Nam bằng một cách nào đó. Những kẻ bắt cóc ngay sau đó đã đi khỏi Đức, một trong những người này là nhân viên ngoại giao có ủy nhiệm thư tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin. Vợ của Tùy viên quốc phòng đã đặt mua vé cho những người này. Để xóa bỏ các vết tích, Bí thư thứ nhất của đại sứ quán Việt Nam về các vấn đề lãnh sự đã đích thân lái xe của sứ quán cùng một người cộng sự đến khách sạn Sheraton với giấy ủy nhiệm toàn quyền của đại sứ quán, nơi Trịnh Xuân Thanh nghỉ qua đêm, để dọn căn phòng. Tổng công tố Liên bang Đức không đưa ra bình luận gì về tin này.

Sau khi vụ bắt cóc xẩy ra, Bộ Ngoại giao Đức đã trục xuất hai nhà ngoại giao Việt Nam. Một người là Đại tá tình báo Nguyễn Đức Thoa, đại diện của Tổng cục Tình báo Việt Nam tại Đức, phải rời khỏi nước Đức trong vòng 48 tiếng, người thứ nhì được cho thời hạn 4 tuần phải ra khỏi nước Đức. Sở dĩ nhà chức trách Đức không thể truy tố họ vì họ được hưởng quy chế ngoại giao bất khả xâm phạm. Đức cũng đã tạm dừng chế độ cho phép quan chức Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh Đức không cần visa. Ngòai ra Đức ngừng quan hệ đối tác chiến lược Đức - Việt vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã vi phạm thô bạo công pháp quốc tế và chủ quyền Đức. Báo Süddeutsche Zeitung bình luận rằng vụ điều tra mới nhất này cho thấy câu chuyện Trịnh Xuân Thanh đã được đẩy lên một tầm mức chính trị cao hơn.

Cho đến nay, chỉ có một người đồng phạm trong vụ bắt cóc ở Đức đang bị giam điều tra là ông Nguyễn Hải Long, sống ở Cộng hòa Séc, người đã thuê và lái xe trong vụ bắt cóc.

Tác giả gửi tới Dân Luận

Một tội ác không thể bỏ qua!

Bùi Tín
14-3-2018

Nhân vật đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền nổi bật nhất trong dịp ngày Phụ nữ 8/3 vừa qua là cô Phạm Đoan Trang.

Đúng ngày 8/3 một nhóm công an đã đột nhập nơi cô ở, bắt cô giải về đồn công an để tra hỏi tiếp cô về cuốn sách “Chính trị bình dân” của cô được in ở Hoa Kỳ và phát hành rộng rãi. Một số sách do hãng Amazon gửi về cho độc giả ở Đà Nẵng bị công an tịch thu.

Cần chỉ rõ ngay trong lời mở đầu của cuốn sách dày hơn 500 trang đã viết rõ: cuốn sách này không có tính chất nghiên cứu hàn lâm cao xa, nó chỉ bàn đến việc hướng dẫn cuộc đấu tranh của mọi người cho dân chủ và nhân quyền bằng phương pháp không bạo lực. Ấy thế mà cả một bộ máy đàn áp được huy động để theo dõi, đàn áp cô nhà báo trẻ tay không tấc sắt này, buộc cô phải trốn tránh, xa ngôi nhà có bà mẹ già – cụ bà Bùi Thị Thiện Căn, tay ôm chiếc đàn ghi-tar cô coi như bạn tâm giao.

Điều làm cho mọi người thương cảm lo lắng cho cô Đoan Trang là cô bị gãy chân, đầu gối bị trọng thương, đi phải lê lết hay chống gậy, hay là phải vịn vào chiếc xe lăn 4 bánh để di chuyển. Bác sỹ Nikonian điều trị cô cho biết, cô bị đánh vào chỗ hiểm yếu của đầu gối, nơi có dây gân chằng chéo nối xương đùi với xương chùy – ống chân, nên đi lại rất khó, đau lắm, lâu hồi phục. Tên công an đánh cô hẳn có võ thuật cao, chuyên nghề đánh hiểm, làm cho cô không đi đứng đựoc, phải nằm nhà lâu dài, hết họat động.

Nhưng không có gì ngăn được cô gái kiên cường có nghị lực phi thường này. Nghị lực đáng nể trọng này đã thúc đẩy cô họat động không mệt mỏi, vượt qua mọi gian nguy, lấy họat động làm niềm vui tinh thần cao quý nhất, tạm gác lại cả chuyện chồng con, dù cô có người yêu thương, năm nay cô tròn 40 tuổi.

Cô từng du học 1 năm tại Đại học Nam California / Hoa Kỳ, trau dồi tiếng Anh lưu lóat sau khi học trường Amsterdam-Hanội và Đại học Ngọai thương trong nước. Đã có 3 tổ chức ở hải ngọai sẵn sàng giúp cô cứ ở nước ngoài họat động, nhưng cô quyết chí về nước để dấn thân trực tiếp cho hòai bão dân chủ và nhân quyền cho tòan dân chung hưởng. Cô còn là một nhà báo tài năng hiếm có, viết bài diễn thuyết lưu lóat cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh, từng là cây bút nổi trội của tạp chí Pháp luật ở miền Nam và báo Vietnam Net ở Hà Nội. Cuốn sách “Chính trị bình dân“ viết rất công phu, dễ hiểu, dễ làm theo, rất có ích mở rộng phong trào, lôi cuốn giới trẻ, nâng cao dân trí thiết thực về dân chủ, nhân quyền.

Tôi viết bài này để đề nghị với bà con ta ở trong nước và nước ngoài quan tâm đến chuyện một cô gái dấn thân có tâm hồn cao quý như thế, có ý chí đấu tranh kiên cường như thế mà bị mấy tay công an tàn ác gây thương tích nặng nề đến thế, hầu như trở thành tàn tật tàn phế, để cùng nhau lên tiếng, truy tìm cho ra kẻ nào đã gây thương tích cho cô Đoan Trang, yêu cầu bộ trưởng Công an Tô Lâm mở cuộc điều tra và truy tố đích danh tội phạm, theo đúng Công Ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc mà chính phủ CH XHCN Việt Nam đã tham gia.

Rất mong có nhiều Luật sư ngay thẳng trong ngòai nước lên tiếng bênh vực cô Đoan Trang, tố cáo kẻ hành hung gây thương tích nặng nề cô nhà báo yêu dân chủ bênh nhân quyền; vận động quốc tê để có nhân vật chính quyền dân chủ đứng ra đỡ đầu cô và nhận cô tạm ra nước ngòai một thời gian để chữa cho khỏi vết thương nặng, trả lại quyền đi lại bình thường cho cô.
Cô Đoan Trang. Ảnh: internet

Cũng xin đề xuất với cô Đoan Trang hãy kể lại tỷ mỷ những vụ hành hung của Công an và bọn lưu manh bị công an thuê mướn đã hành hung cô ra sao, tên họ, cấp bậc, hình ảnh chúng nếu có, kể cả ảnh chụp vết thương và giấy chứng nhận thương tích của bác sỹ ngọai khoa…để loan truyền rộng rãi và cho vào hồ sơ vụ án này.

Thân mến chúc cô nhà báo nhân dân Đoan Trang an toàn, mau phục hồi sức khỏe và quyền di chuyển, chúc cụ bà Bùi Thị Thiện Căn bình an vững vàng tự hào về cô con gái dũng cảm yêu nước và thương dân được mọi người yêu nước rất mực tin yêu. Công luận chính trực lương thiện VN và toàn cầu không thể bỏ qua tội ác cực kỳ độc ác này.

Bình Luận từ Facebook

Giáo sư Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76

Giáo sư Stephen Hawking vừa qua đời, hưởng thọ 76 tuổi, phát ngôn viên của gia đình cho biết.

Nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học người Anh nổi tiếng với công trình đột phá về lỗ đen và thuyết tương đối tổng quát, đồng thời là tác giả của một số cuốn sách khoa học thường thức gồm A Brief History of Time (Lược Sử Thời Gian).

Các con của ông, Lucy, Robert và Tim, nói: "Chúng tôi rất đau buồn vì người cha yêu quý của chúng tôi đã qua đời hôm nay."

"Ông ấy là nhà khoa học vĩ đại và là một người đàn ông phi thường. Chúng tôi tin rằng di sản của ông sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều năm."

Họ ca ngợi sự "can đảm và kiên trì" của cha mình và nói rằng "sự tài hoa và tính hài hước" của ông đã truyền cảm hứng cho mọi người trên toàn thế giới.

"Cha tôi từng nói, "'Vũ trụ sẽ không còn ý nghĩa gì nếu đó không phải nhà của những người mà quý vị yêu thương." Chúng tôi sẽ nhớ cha mãi mãi", các con của ông nói.

_____________

Stephen Hawking

    - Sinh ngày 8/1/1942 tại Oxford, Anh
    - Năm 1959, Hawking vào học tại Đại học Oxford khi mới 17 tuổi.
    - Ông học tiến sĩ tại Cambridge
    - Năm 1963, ông được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động và bác sĩ nói ông chỉ có thể sống tiếp hai năm
    - Năm 1974, Hawking chỉ ra rằng hố đen phát ra bức xạ - 'bức xạ Hawking' - cho đến khi chúng cạn kiệt năng lượng và bay hơi.
    - Cuốn Lược Sử Thời Gian xuất bản năm 1988, đã bán được hơn 10 triệu bản
   - Cuộc đời ông là chủ đề của bộ phim The Theory of Everything năm 2014, do diễn viên Eddie Redmayne đóng vai chính.

(BBC)

14 March 2018

TT Trump thông báo thay thế Ngoại trưởng Tillerson bằng giám đốc CIA Mike Pompeo.

Tân ngoại trưởng bổ nhiệm  Mike Pompeo
đang chờ Thượng Viện chuẩn y
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo thay thế chức ngoại trưởng Mỹ của ông Rex Tillerson bằng giám đốc CIA Mike Pompeo.

Bà Gina Haspel sẽ thay ông Pompeo, trở thành người phụ nữ đầu tiên nhậm chức giám đốc CIA, thay ông Pompeo.

Ít phút trước, phát ngôn viên Nhà Trắng đã thay mặt tổng thống Donald Trump gửi đi thông điệp về sự kiện này:

Tôi rất tự hào được đề cử Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), ông Mike Pompeo, vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ. Ông Mike đã tốt nghiệp xuất sắc tại Học viện Quân sự ở West Point, phục vụ trong quân ngũ với sự nhiệt huyết và tốt nghiệp bằng danh dự tại Trường Luật Harvard. Sau đó, ông tiếp tục phục vụ trong Hạ viện Mỹ với nhiều trọng trách khác nhau. Với cương vị là giám đốc CIA, ông Mike xứng đáng có được sự ngợi ca từ các thành viên lưỡng đảng vì công lao củng cố năng lực tình báo Mỹ, hiện đại hóa khả năng tấn công và phòng thủ của chúng ta cũng như xây dựng mối quan hệ khăng khít với bạn bè và đồng minh trên khắp cộng đồng tình báo quốc tế.

Tân ngoại trưởng bổ nhiệm  Mike Pompeo đang chờ Thượng Viện chuẩn y.

**

Có nhiều bất đồng giữa ngoại trưởng Rex Tillerson với tổng thống Mỹ.

Đường hướng giải quyết một số vấn đề quốc tế  có những bất đồng giữa Tổng thống Trump và ngoại trưởng ra đi Tillerson đặc biệt như:

- Thỏa Ước Khí Hậu Paris. TT Trump không muốn níu kéo hiệp ước như ý ngọai trưởng của mình.

- Kế hoạch dời tòa đại sứ Mỹ ở Tel Aviv tới Jerusalem. Tillerson muốn kéo dài thời gian di dời trong khi Ô Trump muốn thực hiện kế hoạch chóng vánh.

- Thỏa hiệp nguyên tử với Iran. Ông Trump  nói “Cứ nhìn thỏa hiệp Iran thì biết. Tôi nghĩ đây là thỏa hiệp tồi, nhưng tôi nghĩ ông ấy (Tillerson) lại không thấy như vậy.”  Tillerson ủng hộ thỏa hiệp hiện tại với Iran, ký cùng với năm cường quốc khác hồi năm 2015.

- Bắc Hàn. Trong cuộc đối đầu với Bắc Hàn, trong lúc ông Trump đe dọa Bình Nhưỡng sẽ gặp “lửa và cơn thịnh nộ” nếu Chủ Tịch Kim Jong Un bắn hỏa tiễn vào Mỹ, ông Rex Tillerson lại đến Bắc Kinh hồi Tháng Năm, 2017, tìm phương cách ngoại giao để giải quyết.

Trong lúc Tillerson nói chuyện với Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, ông Trump tweet ra: “Thôi đừng phí thời giờ vô ích Rex ơi. Lo mà về nhà đi.”

12 March 2018

Nối Vòng Tay Lớn

Trần Mộng Tú

Sáng nay trời mưa nhỏ nhưng lạnh và mây phủ âm u, tôi ngại không dám đi Lễ buổi sáng thường ngày, vì nghĩ phải đi bộ qua cái bãi đậu xe rộng để vào trong nhà thờ dễ bị cảm lạnh, tôi tới bàn thờ Đức Mẹ dâng lời cầu bình an cho một ngày rồi đi pha một bình trà cúc nhâm nhi, mở máy ra đọc tin tức. Mở trang mạng BBC mới biết hôm nay là ngày mồng 8 tháng 3, ngày Phụ Nữ Quốc Tế, nhưng ở Mỹ, hàng xóm chung quanh thấy chẳng ai để ý trong khi ở Việt Nam đang ăn mừng, cho biết hoa hồng đã lên giá vượt mức bình thường.
Tôi đọc được những tiểu đề trên trang mạng BBC như:
Ngày mồng 8 tháng 3 của những phụ nữ bị mất đất
Cùng BBC thăm USS Carl Vinson ngoài biển khơi Đà Nẵng
Không để quá khứ đè bóng lên hiện tại và tương lai
Nối Vòng Tay Lớn với ban nhạc Hạm Đội 7
Phi Công Việt Mỹ-Kẻ thù xưa, anh em nay.
Trong những tiểu đề này, tôi chú ý nhất là dòng chữ Nối Vòng Tay Lớn với ban nhạc Hạm Đội 7.

Tôi bỏ nước ra đi theo nhiệm sở vào ngày 21/4/75 nên không có cơ hội chứng kiến những hoảng loạn đau thương của ngày 30/4 hôm đó. Tôi nhớ, mình đã nhắm mắt lại và nghe radio của ai đó mở ra ở trong trại tỵ nạn, tôi cũng hình dung ra được một thành phố đang đổi chủ như thế nào. Ông anh họ tôi người bị kẹt lại, sau này sang định cư ở Mỹ, đã kể cho tôi nghe về cái giây phút lịch sử đó: Có lửa của những đám cháy, có máu của người dân và quân nhân VNCH, có tiếng súng nổ một số nơi, có tiếng kêu khóc và có tiếng hát vui mừng.

Về bài hát Nối Vòng Tay Lớn đã được thủy thủ Mỹ trình diễn, chúng ta có thể biết một số thông tin từ đài BBC như sau :

“ 'Nối vòng tay lớn' được cho là sáng tác vào khoảng năm 1968, và được hát lần đầu vào năm 1970.
Văn bản bài hát được in trong nhạc tập Kinh Việt Nam, ra mắt năm 1970, tập hợp 12 ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn, với bìa của họa sĩ Đinh Cường.

Tác giả đã hát ca khúc này, bày tỏ niềm hân hoan khi đất nước thống nhất, vào đúng trưa ngày 30/4/1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn khi cuộc chiến Việt Nam đến hồi kết.” (trích từ BBC)

Sau hơn 40 năm đất nước thống nhất câu hát Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh, được các quân nhân Mỹ hát trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson với sự phụ họa của dân chúng thành phố Đà Nẵng.

Tôi nhìn hình ảnh trên máy, nghe tiếng hát lơ lớ của một nữ Thủy Quân Mỹ, nhìn những người trẻ Việt Nam tay cầm phone hát phụ họa theo với một cảm xúc pha trộn vào nhau không rõ rệt trong tôi. Những người Việt đang đứng hát đó còn rất trẻ, tôi đoán người nhiều tuổi nhất chắc cũng chưa đến 50. Như vậy họ là những người còn rất bé ở năm 1975 hay mới sanh ra những năm sau đó. Họ yêu nước Việt Nam chắc khác cách yêu nước của cha ông họ (dù cha ông họ ở phía Quốc Gia hay phía Cộng Sản).

Nếu anh chị xem những tấm hình sinh hoạt trong 4 ngày của những quân nhân Mỹ của hàng không mẫu hạm đó thì anh chị sẽ thấy những khuôn mặt hạnh phúc vô cùng của những người trẻ Việt Nam. Thủy thủ đoàn có 5,800 người và 3,000 người trong số họ đã vào thành phố thăm viếng, vui chơi và làm công tác thiện nguyện. Họ đến những trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam (Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng), trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần Đà Nẵng, vui chơi, đàn hát với các bạn trẻ. Những khuôn mặt của các quân nhân Mỹ đó toát lên một vẻ chân thật, trong sáng và đầy thiện chí. Họ hát tiếng Việt để hòa đồng với người Việt. Rồi ngắm nhìn những khuôn mặt các em ở khu da cam, khu tâm thần và những người trẻ Việt trong thành phố bao vây chung quanh họ, những khuôn mặt rạng ngời đầy niềm tin vào một sự tốt lành, sự ngay thật.

Có người vui quá, đã ngây thơ thốt lên: sao tầu không đậu lại luôn đi.

Tôi đoán là họ đã không còn bị ám ảnh trong đầu về hai chữ “giặc Mỹ” nữa, không còn nhớ những điều rất “ác” về lính Mỹ mà họ được học từ bé. Họ chỉ nhìn thấy một hình ảnh đầy thiện chí, đầy từ tâm trên nét mặt của những người Mỹ này.

Có lẽ vì thế họ không đặt câu hỏi đám “giặc  Mỹ” này có phải đang làm công tác dân vận hay không? Họ có đang đóng một vở kịch nào đó hay không? Ca sĩ được tập luyện bài hát cả 2 tháng để hát hò giao lưu hữu nghị đang mang một sứ mệnh gì?

Tôi không muốn nghĩ quá xa thêm nữa. Các báo chí trong nước đang hân hoan ca tụng mối bang giao giữa Việt Nam và Mỹ, cựu đại tá CS Anh Ngọc nói với BBC Tiếng Việt "Quá khứ không thay đổi được, nhưng chúng ta có thể định hình tương lai. Không để quá khứ đè bóng lên hiện tại và tương lai được." 

Tuy thế người ta chẳng thấy có “ông lớn” nào ra đón USS Carl Vinson, ngay cả đến “quan đầu tỉnh” cũng không thấy. Phải chăng họ sợ ông vua Trung Hoa từ xa đang quan sát bằng nét mặt khó chịu ?

Khi tôi vào trang mạng Tiền Phong (Cơ quan trung ương của đoàn TNCS Hồ Chí Minh) tôi thấy ngay một cái tựa rất bắt mắt:
Những bóng hồng trên tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson và tiếp theo đó là những hình ảnh các nữ hải quân trong quân phục trắng toát hoặc trong áo thung màu cam đi làm thiện nguyện. Toàn bộ hình ảnh cho thấy cả khách lẫn chủ nhà ai ai cũng rạng rỡ, cũng có nụ cười trên môi. Những nụ cười cho đi và những nụ cười đón nhận.

Nguyên ngày hôm nay tôi cứ xem đi xem lại những tấm hình về sinh hoạt của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và dân chúng trên những trang mạng trong nước, thấy trang nào cũng tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập những nụ cười, những lời ca tụng “giặc Mỹ”.

Với hiểu biết của mình, tôi không thấu đáo được những vấn đề thâm sâu của chính trị, đằng sau con tầu khổng lồ đó sẽ tiếp theo là những diễn tiến gì. Tôi chỉ biết cầu mong cho những thanh niên thiếu nữ này được hưởng một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tốt đẹp an bình thật sự theo nghĩa đúng nhất, để những đôi môi đó thay vì hát câu: Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh, thì sẽ hát là: Biển xanh sông gấm nối liền một vòng Việt Nam.

Cái vòng Việt Nam cả hơn 50 nay đến bây giờ vẫn gẫy ra từng khúc.

tmt
Ngày 9 tháng 3/2018

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...