29 September 2017
Nước Cuốn Theo Giòng, hồi ký
Buổi chiều hôm ấy tôi khóc gần hết nước mắt khi Bà Ngoại đưa tôi đến trường rồi lẻn ra cửa sau đi mất. Trong lớp cũng có nhiều đứa khóc nhưng sau một lúc đến giờ ra chơi thì quên hết. Riêng tôi cứ ứa nước mắt hoài, không nín được vì nhớ nắm tay thật chặt của Ngoại trên con đường nắng chang chang. Ngoại bảo đi cho thật nhanh kẻo trễ giờ. Quần cộc áo ngắn, chân đất đầu trần đi sát lề lộ tráng nhựa rát đến độ muốn phỏng chân. Ấy là năm 54 tôi vào học lớp Đồng ấu với thầy Tỷ, nhà ở dưới ngã ba bờ sông phía đường đi Mộc Hóa.
Trường lúc bấy giờ là một dãy thành Tây cũ mái lợp ngói vãy cá, nền cao lót gạch đỏ nằm sát bên cầu Kinh. Đến năm 59 thì dở bỏ và xây lầu thành trường trung học Đốc Binh Kiều sau nầy, chỉ giữ lại sân tennis là còn nguyên trong sân trường. Còn trường tiểu học Cai Lậy thì dời về dãy nhà trệt nhiều căn mới xây trước miễu Bốn Ông và bắt đầu sử dụng từ năm 58.
Cai Lậy lúc bấy giờ phố xá còn thưa thớt lắm, từ trong sân trường tiểu học cũ có thế nhìn trống trải ra thấy Dinh quận, dãy phố Lê Minh Viên và mặt tiền nhà lồng chợ, điểm đặc biệt là chợ Cai Lậy có hai nhà lồng, nhà phía trên có mấy quầy bán đồ ba-gia, kế đến là các sạp bán đồ ăn xen lẫn với các quầy bán nước đá, cà phê, sinh tố và chè cháo rất tiện cho khách có thể vừa ngồi ở quán nước vừa gọi được đồ ăn đủ loại ở kế một bên. Cách nhau một con đường chính chạy từ phía Chùa Bà đến khu phố có tiệm thuốc tây của chú Tám Lọ và nhà thầy giáo Nam. v..v.. là nhà lồng thứ hai chủ yếu gồm có các sạp bán vải và vật liệu đồ sắt.
Phố xá Cai Lậy ở hai bên hông nhà lồng chợ chỉ độ mười mấy gian có thể kể những tên tiệm rất quen thuộc như cà phê Châu Đức Hiền, tiệm thuốc bắc Xuân Đức Đường, tiệm vàng Hoa Nam. v..v.. Sau nầy cặp theo đường phố còn rộng ngăn cách giữa hai nhà lồng chợ, chủ phố cho xây thêm các dãy kiosque nhỏ mà đầu dãy là gian hàng bán nước mắm Thanh Hương của cô giáo Hương, tiệm hớt tóc Hai Oanh …
Qua khỏi nhà lồng chợ là phố bờ sông, đẹp không sao tả xiết với những căn nhà xây theo kiểu cổ, phía trước lan can trên lầu có khắc phù điêu, quét vôi màu vàng mỡ gà hướng ra bờ sông với những bảng hiệu mà chữ nghĩa tôi còn nhớ đến tận bây giờ như Lâm Thoại Hưng, Lâm Hoành Cơ …
Tuổi thơ tôi sáng ở chợ, sau khi lót dạ 5 cắc xôi Bà Ngoại cho rồi thì xếp hàng đầu vòng quanh gánh xiếc “Sơn Đông Mãi Võ” bán thuốc “Cao Đơn Huờn Tán” coi chơi cho đến trưa, tận đến giờ đi học. Chỉ kịp về nhà ôm cái cặp đệm tưa viền cuốn mép cũ xì và dính lốm đốp màu mực xanh đỏ. Mặt mày tôi cũng lấm lem bụi bặm cả ngày ở ngoài chợ. Hôm nào gánh xiếc tan sớm hay bị dời đi chỗ khác thì tôi mới có dư thì giờ chạy xuống bờ sông tắm lội cả tiếng đồng hồ. Những hôm như thế thì mặt mày mới sáng sủa hơn và tóc mới được chải nước nằm sát da đầu ép ngược về phía sau trông giống như mấy ông Tây trong hình vẽ quảng cáo.
Vào lớp học ít lắm chỉ mong tới giờ ra chơi, có hôm còn trốn ra phía sau trường lặn ngụp dưới rạch Cầu Kinh cho tới khi nghe tiếng trống vô học mới trồi lên. Bài vở trong sách tập đọc dễ ẹc so với chữ nghĩa trong toa thuốc quảng cáo ở ngoài chợ mà tôi đánh vần hằng ngày từ sáng tới trưa. Giấy sách báo rời cắt nhỏ dùng để gói đồ tôi đọc không sót một chữ nào khi có trong tay.
Tâm tình với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng về việc G.S Tương Lai ra khỏi Đảng
Nguyễn Thị Thanh Bình
Nguyễn Thị Thanh Bình: Thưa nhà báo, nhà văn, T.S kinh tế Phạm Chí Dũng, cho phép xin được “tra tấn” thêm một chuyên viên trả lời phỏng vấn rất tinh tế và thành thật như anh. Chắc anh đã nghe, đã thấy và cũng không lạ gì với tình trạng hỗn mang tranh sáng tranh tối của giới đấu tranh cho dân chủ tự do, và nhân quyền lúc này. Do đó hy vọng cuộc trò chuyện này được mở ra trong tinh thần xây dựng, có lý có tình hơn là sẵn sàng bôi bác, thành kiến và đào sâu thêm những hố thẳm chia rẽ, ngăn cách.
Thường thì khi đảng viên sắp hoặc đã về hưu trí, có chữ “nguyên” đi kèm đánh dấu mọi sự ngừng sinh hoạt, cũng có thể cả đảng phái của họ, thì những đảng viên ấy mới dám phản tỉnh bằng cách nộp đơn ra khỏi Đảng, vậy điều gì đã khiến họ phải “ngâm tôm” nỗi bứt rứt trăn trở của mình suốt năm tháng dài để cuối cùng mới dám đưa ra quyết định hẳn là rất nhiêu khê khó khăn ấy? Phải chăng đa phần chỉ vì sợ sẽ bị khai trừ sớm muộn trước sau gì, hoặc hứa hẹn gặp phải phiền toái nào đó nên đảng viên mới chọn cảnh “dứt áo ra đi” mà thôi, và khi ra đi thì liệu họ có còn điều gì để phải cảm thấy lấn cấn, ngoài những hệ lụy gia đình chăng?
CS Triều Tiên xử tử người vớt gạo cứu đói
Hàng chục binh sĩ Biên phòng CS Triều Tiên bị bắn bỏ, vì dám vớt gạo trôi sông từ Hàn Quốc.
Lòng tốt của người dân Hàn Quốc đôi khi lại là con dao 2 lưỡi, khiến những người ở bên kia chiến tuyến phải bỏ mạng !.
Mới đây theo một nguồn tin tình báo từ Mỹ cho biết: Hàng chục binh lính CS Triều Tiên đã bị xử tử hình không thương tiếc.
Những lính CS Triều Tiên bị xử tử này là những người đã lén vớt những chai gạo được thả trôi sông từ Hàn Quốc.
Theo AP: Những người bị tử hình đều là những lính CS Biên phòng, những người này bị cáo buộc tôi danh sử dụng sản phẩm của kẻ thù. Nguyên nhân tử hình được cho là vô lý, nhưng ở Triều Tiên CS, đó lại nằm trong những điều luật cấm.
Lòng tốt của người dân Hàn Quốc đôi khi lại là con dao 2 lưỡi, khiến những người ở bên kia chiến tuyến phải bỏ mạng !.
Mới đây theo một nguồn tin tình báo từ Mỹ cho biết: Hàng chục binh lính CS Triều Tiên đã bị xử tử hình không thương tiếc.
Những lính CS Triều Tiên bị xử tử này là những người đã lén vớt những chai gạo được thả trôi sông từ Hàn Quốc.
Theo AP: Những người bị tử hình đều là những lính CS Biên phòng, những người này bị cáo buộc tôi danh sử dụng sản phẩm của kẻ thù. Nguyên nhân tử hình được cho là vô lý, nhưng ở Triều Tiên CS, đó lại nằm trong những điều luật cấm.
Chai chứa gạo cứu đói |
Triều Tiên CS đang chịu lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, nhằm ngăn chặn chương trình nguyên tử và hỏa tiễn của nước CS này.
Chính vì thế, kinh tế của nước này ngày càng bị cô lập, nạn đói xảy ra, người dân không đủ ăn. Mặc dù ngân sách dồn hết cho quốc phòng, nhưng những binh sĩ cũng không mấy no đủ.
Triều Tiên CS đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc hỗ trợ gạo, đáp lại là sự phớt lờ lạnh lùng, tuy nhiên người dân Hàn Quốc đã gom góp để thả hàng tấn gạo xuống sông, để giúp đỡ người dân bên kia chiến tuyến.
Hàng tấn gạo được san sẻ qua các chai nhựa nhỏ, họ bỏ thêm tiền để người dân Triều Tiên có thêm cái ăn trong những ngày đói kém.
Gạo được gửi đến Triều Tiên CS bằng các chai nhựa, dán chữ để người nhận biết được gạo đến từ Hàn Quốc. Mỗi chai nhựa chứa khoảng một kg gạo, và được ném xuống biển, gần đảo Ganghwa.
Ông Kim chắc chắn rằng: Các chai gạo sẽ đến huyện Ongjin, và thành phố Haeju của tỉnh Hwanghae (Triều Tiên CS), muộn nhất vào ngày hôm sau.
Ông Kim giải thích: “Tôi không ở Ongjin, nhưng tôi thường ở khu vực quân đội Triều Tiên CS gần Haeju của tỉnh Hwanghae. Vào những năm 1970, khi có lũ lụt, rất nhiều thứ trôi theo dòng sông. Chúng tôi thường ra sông nhặt những thứ đó. Vì vậy, tôi chắc chắn 100% những đồ thả ở đây sẽ đến được Triều Tiên CS !”.
Ông Kim cũng nhận được hỗ trợ từ những người Triều Tiên CS, và các tình nguyện viên ở Hàn Quốc. Một số người thậm chí còn cho những đồng tiền USD vào trong chai gạo để thả xuống biển nữa !.
Ông Kang Myong-hwa, một trong các thành viên nhà thờ, nói: “Người Triều Tiên CS bị đói, và sống trong hoàn cảnh thiếu thốn. Tôi hy vọng tôi có thể giúp họ cho dù chỉ một chút thôi !”.
Còn Park Young-hak, cũng là một người trốn chạy khỏi Triều Tiên CS, đang đóng gói các chai gạo, nói: “Điều này sẽ giúp người Triều Tiên CS đang bị đói. Cho dù một lính CS Triều Tiên vớt được cũng không sao. Tôi cũng nghe nói họ bị đói rồi !. Tôi hy vọng rằng việc này sẽ giúp nuôi sống thêm một người !”.
Hành động của người dân Hàn Quốc khiến cả thế giới khâm phục tinh thần dân tộc của họ: “Tuy chia làm 2 miền, nhưng dù sao họ cũng chung dòng máu cha ông, chung ngôn ngữ, chúng tôi muốn giúp đỡ họ phần nào”, một người Hàn Quốc cho hay. (Internet)
Chính vì thế, kinh tế của nước này ngày càng bị cô lập, nạn đói xảy ra, người dân không đủ ăn. Mặc dù ngân sách dồn hết cho quốc phòng, nhưng những binh sĩ cũng không mấy no đủ.
Triều Tiên CS đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc hỗ trợ gạo, đáp lại là sự phớt lờ lạnh lùng, tuy nhiên người dân Hàn Quốc đã gom góp để thả hàng tấn gạo xuống sông, để giúp đỡ người dân bên kia chiến tuyến.
Hàng tấn gạo được san sẻ qua các chai nhựa nhỏ, họ bỏ thêm tiền để người dân Triều Tiên có thêm cái ăn trong những ngày đói kém.
Gạo được gửi đến Triều Tiên CS bằng các chai nhựa, dán chữ để người nhận biết được gạo đến từ Hàn Quốc. Mỗi chai nhựa chứa khoảng một kg gạo, và được ném xuống biển, gần đảo Ganghwa.
Ông Kim chắc chắn rằng: Các chai gạo sẽ đến huyện Ongjin, và thành phố Haeju của tỉnh Hwanghae (Triều Tiên CS), muộn nhất vào ngày hôm sau.
Ông Kim giải thích: “Tôi không ở Ongjin, nhưng tôi thường ở khu vực quân đội Triều Tiên CS gần Haeju của tỉnh Hwanghae. Vào những năm 1970, khi có lũ lụt, rất nhiều thứ trôi theo dòng sông. Chúng tôi thường ra sông nhặt những thứ đó. Vì vậy, tôi chắc chắn 100% những đồ thả ở đây sẽ đến được Triều Tiên CS !”.
Ông Kim cũng nhận được hỗ trợ từ những người Triều Tiên CS, và các tình nguyện viên ở Hàn Quốc. Một số người thậm chí còn cho những đồng tiền USD vào trong chai gạo để thả xuống biển nữa !.
Ông Kang Myong-hwa, một trong các thành viên nhà thờ, nói: “Người Triều Tiên CS bị đói, và sống trong hoàn cảnh thiếu thốn. Tôi hy vọng tôi có thể giúp họ cho dù chỉ một chút thôi !”.
Còn Park Young-hak, cũng là một người trốn chạy khỏi Triều Tiên CS, đang đóng gói các chai gạo, nói: “Điều này sẽ giúp người Triều Tiên CS đang bị đói. Cho dù một lính CS Triều Tiên vớt được cũng không sao. Tôi cũng nghe nói họ bị đói rồi !. Tôi hy vọng rằng việc này sẽ giúp nuôi sống thêm một người !”.
Hành động của người dân Hàn Quốc khiến cả thế giới khâm phục tinh thần dân tộc của họ: “Tuy chia làm 2 miền, nhưng dù sao họ cũng chung dòng máu cha ông, chung ngôn ngữ, chúng tôi muốn giúp đỡ họ phần nào”, một người Hàn Quốc cho hay. (Internet)
26 September 2017
Lối Mòn, tranh A.C.La
Lối Mòn
(Tough Path)
Oil on canvas, 18x24 inch (47x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
Lảm nhảm quanh bức tranh
Giữ sức khỏe, cách hay nhất là đi bộ. Vừa đơn giản lại không tốn nhiều tiền mua máy móc và chật nhà. Nhưng đi bộ quanh nhà mình mãi cũng chán trong khi đó vùng trong và quanh thành phố tại hạ đang sống, Hamilton City, có rất nhiều khu bảo tồn có rừng, có thác nước, sông suối với lối đi bộ quanh co. Hai trong số những nơi này là khu Thác Albion và Thác Smockey Hollow chỉ cách xa nhà 10-15 phút lái xe. Quả là một điều thích thú, và may mắn. . .
Tôi đậu xe, lấy theo chiếc gậy, lần mò vào lối dã hành. Chưa đi được bao lâu, gặp ngay một bà chắc cũng thích thiên nhiên như mình, đi ngược chiều, mồ hôi nhễ nhại, thở hổn hển nói: "Wow! Tough path." (Lối gồ ghề quá!). Tôi tính trả lời: "Vậy mới thú" (But amazing, though!) nhưng bà ấy đi nhanh quá. Mình thì lại thuộc nhóm phản ứng chậm vì ...hơi già! Bà ta thuộc loại khỏe; đi một vòng con đường mòn không đoạn nào thẳng, và phẳng. Quanh co, lên xuống dốc, mặt đường đá to nhỏ chen với đất. Đi nhanh như bà ta chỉ dăm mười phút là đã toát mồ hôi, vậy mà vẫn còn sức để nói năng sau khi đi một vòng thì là người yếu sao được.
Nói về cái phản ứng không được nhanh nhẹn của tuổi già, nghĩ lại có lần thấy phái ngượng và xấu hổ. Một hôm ghé tiệm sách mua một quyển bây giờ quên tên rồi. Tiện hạ ra quầy trả tiền và anh chàng nhân viên gói sách đưa cho tôi nói "Enjoy your book, Sir". Không biết trời xui đất khiến thế nào mà hôm ấy tôi nhanh miệng đáp "You too!". Chúa ơi! Nói xong tôi ngượng chín người. Chàng thanh niên tính tiền chiếu ánh mắt ngỡ ngàng vào tôi khiến tôi muốn độn thổ cho rồi! Có thể anh ta nghĩ rằng tôi mua giùm sách cho một người khác chứ không phải cho tôi đọc. Từ hôm đó bụng bảo dạ hãy cứ chậm rãi mà nói; chẳng ai trách người không còn trẻ chậm chạp đâu.
Thiết nghĩ sức bén nhậy nơi người lớn tuổi sẽ suy giảm nhanh nếu thiếu thể dục. Dưỡng khi, cảnh vật những nơi thoáng mát ngoài thiên nhiên hẳn sẽ giúp trí óc minh mẫn hay ít ra giảm mức thoái hóa của não bộ nhiều, rất nhiều.
Bức tranh trên đây vẽ một góc trong khu dã hành 'Thác Smockey Hollow', Hamilton, Ontario.
(A.C.La)
Giữ sức khỏe, cách hay nhất là đi bộ. Vừa đơn giản lại không tốn nhiều tiền mua máy móc và chật nhà. Nhưng đi bộ quanh nhà mình mãi cũng chán trong khi đó vùng trong và quanh thành phố tại hạ đang sống, Hamilton City, có rất nhiều khu bảo tồn có rừng, có thác nước, sông suối với lối đi bộ quanh co. Hai trong số những nơi này là khu Thác Albion và Thác Smockey Hollow chỉ cách xa nhà 10-15 phút lái xe. Quả là một điều thích thú, và may mắn. . .
Tôi đậu xe, lấy theo chiếc gậy, lần mò vào lối dã hành. Chưa đi được bao lâu, gặp ngay một bà chắc cũng thích thiên nhiên như mình, đi ngược chiều, mồ hôi nhễ nhại, thở hổn hển nói: "Wow! Tough path." (Lối gồ ghề quá!). Tôi tính trả lời: "Vậy mới thú" (But amazing, though!) nhưng bà ấy đi nhanh quá. Mình thì lại thuộc nhóm phản ứng chậm vì ...hơi già! Bà ta thuộc loại khỏe; đi một vòng con đường mòn không đoạn nào thẳng, và phẳng. Quanh co, lên xuống dốc, mặt đường đá to nhỏ chen với đất. Đi nhanh như bà ta chỉ dăm mười phút là đã toát mồ hôi, vậy mà vẫn còn sức để nói năng sau khi đi một vòng thì là người yếu sao được.
Nói về cái phản ứng không được nhanh nhẹn của tuổi già, nghĩ lại có lần thấy phái ngượng và xấu hổ. Một hôm ghé tiệm sách mua một quyển bây giờ quên tên rồi. Tiện hạ ra quầy trả tiền và anh chàng nhân viên gói sách đưa cho tôi nói "Enjoy your book, Sir". Không biết trời xui đất khiến thế nào mà hôm ấy tôi nhanh miệng đáp "You too!". Chúa ơi! Nói xong tôi ngượng chín người. Chàng thanh niên tính tiền chiếu ánh mắt ngỡ ngàng vào tôi khiến tôi muốn độn thổ cho rồi! Có thể anh ta nghĩ rằng tôi mua giùm sách cho một người khác chứ không phải cho tôi đọc. Từ hôm đó bụng bảo dạ hãy cứ chậm rãi mà nói; chẳng ai trách người không còn trẻ chậm chạp đâu.
Thiết nghĩ sức bén nhậy nơi người lớn tuổi sẽ suy giảm nhanh nếu thiếu thể dục. Dưỡng khi, cảnh vật những nơi thoáng mát ngoài thiên nhiên hẳn sẽ giúp trí óc minh mẫn hay ít ra giảm mức thoái hóa của não bộ nhiều, rất nhiều.
Bức tranh trên đây vẽ một góc trong khu dã hành 'Thác Smockey Hollow', Hamilton, Ontario.
(A.C.La)
24 September 2017
Động Đất Ở Virginia, chuyện vui
(kỷ niệm ngày 23 tháng 8 năm 2011)
Phạm Thành Châu
Tôi xin kể một chuyện vui, cách nay khá lâu. Chuyện thật, nhưng chỉ thật một nửa. Vụ động đất ở Virginia vào trưa ngày 23 tháng 8 năm 2011 (5.8 độ Richter) là có thật, còn hai nhân vật trong truyện làm gì với nhau trong nhà đóng cửa thì làm sao biết đưọc? Tôi chỉ nghe nhân vật nam kể lại mà viết ra đây để quí vị đọc cho vui thôi.
Chuyện như thế nầy. Có một anh chàng, tên Dũng, khoảng hơn bốn mươi tuổi, độc thân, có việc làm ổn định, cư ngụ tại tiểu bang California, miền tây Hoa Kỳ. Anh ta độc thân vì bị vợ bỏ hay bỏ vợ gì đó, không ai hiểu. Anh chàng Dũng là người khỏe mạnh, cao ráo, đẹp trai nên quen biết với nhiều bà, nhiều cô. Nhiều đến độ quí bà chạm mặt nhau là háy, nguýt, xỏ xiên đôi khi chửi nhau vì ghen tuông. Về sau, vì bị các bà tìm đến làm phiền nhiều quá và sợ có hại cho sức khỏe nên anh ta đổi số điện thoại, đổi địa chỉ, tự coi như mất tích. Nhưng không gặp các bà thì lại buồn, thế nên anh ta thường gọi đến bạn bè để chuyện trò. Trong số bạn đó, có một bà chủ tiệm làm móng tay (nail) ở tiểu bang Virginia. Vì là hàng xóm khi còn ở bên Việt Nam, thân nhau từ nhỏ nên họ không bỏ được cách xưng hô mi, tao thuở trước. Một lần anh ta gọi bà bạn Mi kiếm giùm tao một cô độc thân để tao trò chuyện, lúc đó tao sẽ không gọi quấy rầy mi nữa Bà bạn hỏi Mi ưng đứa ra răng (như thế nào)? Già trẻ, xấu, đẹp, lớn bé, thấp hay cao? Tao cần người để nói chuyện tào lao thôi. Chẳng cần gặp mặt, miễn sao có giọng nói thanh tao và cách chuyện trò dễ nghe, nhất là tao có lỡ miệng nói bậy thì đương sự không giận là được Tiệm làm móng tay của tao, khách Việt tấp nập, để tao lựa cho mi một cô ngon lành, ăn nói dịu dàng, khôn ngoan.
Nhân vật nữ được giới thiệu tên Liên Hoa, gốc Bắc kỳ ri cư chín nút (di cư năm 1954), theo lời bà chủ tiệm nail (người bạn chung của anh chàng Dũng và cô Liên Hoa) thì cô Hoa nầy lại sợ đàn ông. Cô đã có chồng nhưng đã li dị vì ông chồng về Việt Nam cưới một con bé đáng tuổi con mình đem qua Mỹ, thế nên nhận định về đàn ông, cô nói Đàn ông giả dối và phản trắc. Khi cô bạn muốn giới thiệu chàng Dũng để làm quen, cô Liên Hoa ra điều kiện là chỉ gặp nhau trên điện thoại mà thôi. Nếu cô không thấy thích, không muốn chuyện trò thì không được gọi phá rầy cô nữa. Thế là họ được cho số điện thoại để quen nhau. Cả hai đồng ý chỉ gọi vào buổi tối, khi lên giường, chuẩn bị đi ngủ. Hai người ở cách nhau ba múi giờ nên anh chàng Dũng (ở Cali.) phải gọi cô Liên Hoa lúc bảy giờ tối, tức là mười giờ tối ở Virginia. Lúc đầu, trò chuyện linh tinh, tưởng chỉ thời gian ngắn là chán, nhưng dần dà, hai người, ngày càng thích nhau, tối nào cũng cười nói với nhau trên điện thoại đến khuya. Cô Liên Hoa là người Bắc Kỳ chính cống Hà Nội, giọng nói dịu dàng, thánh thót, nghe hoài không chán. Xin được vài giòng về giọng nói Hà Nội năm tư. Năm 1954, theo hiệp định Geneve, miền Bắc Việt Nam thuộc về Việt Minh, miền Nam, từ vĩ tuyến 17 thuộc chính quyền Quốc Gia. Lúc đó hàng triệu người miền Bắc di cư vào Nam để tránh họa Cộng Sản. Dân Hà Nội vào Nam gần hết, chỉ còn một số ít, có tài sản, cơ sở kinh doanh, sản xuất còn nấn ná ở lại Hà Nội, vì tiếc của, lại nghe tuyên truyền của Việt Minh quá hay nên họ ở lại để góp một bàn tay xây dựng đất nước. Không ngờ, khi Việt Minh vào tiếp thu Hà Nội, liền mở chiến dịch đánh tư bản bóc lột, tịch thu tài sản của những người còn ở lại, tống cổ họ lên kinh tế mới, là vùng núi rừng Tây Bắc, với hai bàn tay trắng, ở chung với các dân tộc thiểu số Mường, Mán, Tày, Nùng... Dân thành thị, làm gì biết phát rẫy trồng trọt, chăn nuôi. Họ sống lây lất giữa núi rừng thâm u, khắc nghiệt... để rồi biến mất dần. Như vậy Hà Nội không còn người Hà Nội nữa. Những người kháng chiến của Việt Minh vào chiếm ngụ Hà Nội. Họ nói giọng bây giờ. Đa số nói ngọng và sai chính tả. Có người nói nhanh như líu lưỡi, như sợ người khác cướp lời. Giọng nói tiêu biểu nhất là trên đài phát thanh. Nghe the thé, chanh chua và sắt máu, vì họ là người Cộng Sản được giáo dục để căm thù và đấu tranh để tiêu diệt bất cứ kẻ nào không theo họ. Cách đối thoại cũng khác. Ngoài xã hội, họ thích chửi thề, nói tục. Báo chí trong nước thường đăng những bài phóng sự về Cháo chửi, bún mắng, bảo đó là văn hóa ẩm thực của người Hà Nội hiện nay.
Nhờ chạy vào Nam nên những người Bắc Kỳ chín nút nầy mới giữ được giọng Hà Nội, phong cách Hà Nội, và truyền lại cho các thế hệ sau. Cô Liên Hoa nói giọng Bắc pha Nam kỳ, lại sống trong miền Nam trù phú, sung túc nên cách nói, cách suy nghĩ, cư xử thẳng thắn y như người miền Nam, một là một, hai là hai. Chàng Dũng mê giọng cô Liên Hoa là đương nhiên. Còn cô Liên Hoa thích chàng Dũng vì anh ta hay kể chuyện vui và chọc ghẹo cô mà theo cô là rất dễ thương. Cả hai tuyệt đối không hề thắc mắc về dĩ vãng hay về dung nhan của nhau. Họ không muốn gặp nhau. Họ giống như thính giả nghe đài phát thanh vậy thôi. Thông thường buổi tối, chàng Dũng gọi A lô, ngủ chưa? Bên kia trả lời Em chờ anh gọi để nghe anh kể chuyện vui đây! Vậy là anh chàng đem chuyện ngoài đường, trong sở làm, đôi khi đọc trong báo có tin tức gì vui cũng đem ra kể cho cô nàng nghe, để được cô nàng Thế hả? rồi đưa ra nhận xét với giọng thủ thỉ, ngọt ngào. Nếu chuyện chỉ có thế thì không đáng làm mất thì giờ quí bạn. Vì bạn cũng từng có bạn gái phương xa kiểu đó nhưng chỉ chuyện trò trên điện thoại ít lâu thì chấm dứt vì chán. Nhưng phần tiếp sau đây mới đáng theo dõi.
Một hôm chàng Dũng báo cho cô Liên Hoa biết là sẽ nghỉ phép mươi ngày, qua Virginia thăm bạn bè. Cô nàng hỏi "Ngày nào anh đến Virginia?" - "Anh mua vé rồi. Ngày 15 tháng 8 (năm 2011) nầy sẽ đến phi truờng Dulles". Im lặng một lúc rồi cô nói "Ngày đó em sẽ đi Florida với bạn trai cho đến khi nào anh quay về California thì em mới về lại nhà ở Virginia" - "Em đừng bận tâm. Có đến Virginia anh cũng không tìm cách gặp em đâu. Nhưng sao em nói không thích đàn ông mà bây giờ lại có bạn trai?". Cô Liên Hoa cười trong điện thoại "Em đi chơi với baÏn trai nhưng mỗi người một phòng riêng. Em đi Florida để tránh gặp anh. Anh có giận em không?" - "Mình đâu phải bồ bịch gì mà giận hờn như trẻ con. Chúc em đi chơi vui vẻ." - "Em sẽ nhờ chị bạn giới thiệu cho anh một cô để anh đỡ cô đơn trong thời gian ở Virginia. Tiệm móng tay của chị ấy, thợ độc thân, vui tính nhiều lắm". "Đó cũng là ý kiến hay. Bạn bè của anh bên tiểu bang Virginia cũng nhiều, nhưng toàn là bạn trai, anh cần một cô bạn hướng dẫn, nếu cô ta có thì giờ". "Cô chủ tiệm nail sẽ giới thiệu cho anh một cô thợ để đưa anh đi chơi buổi sáng, vì cô ta làm việc buổi chiều. Mỗi tối, nhớ gọi em, kể cho em nghe anh đi chơi như thế nào. Gọi em lúc mười giờ tối như thường lệ nghe anh". "Bạn trai bên cạnh em, khi anh gọi, có trở ngại gì không? Anh sợ bị hiểu lầm thì hai người mất vui". "Em đã nói với anh, mỗi người một phòng riêng. Anh đừng lo cho em, cũng đừng buồn vì em không gặp anh".
Nhưng tại sao cô Liên Hoa lại tránh mặt chàng Dũng? Xin bạn kiên nhẫn, đọc tiếp sẽ rõ.
Alô! Liên Hoa. Em ngủ chưa? Chưa! Em chờ anh gọi đây. Anh qua Virginia chưa? Qua rồi. Xuống máy bay lúc bảy giờ tối Sáng nay có gì vui không?". "Có mới gọi em chứ. Nhưng em đi Florida có vui không?" - "Vui lắm. Tắm biển, ăn cá tươi, đến nhà bạn bè ăn trái cây... Anh kể cho em nghe đi! Sáng nay có gì vui?" - "Anh gặp bạn bè chưa?" - "Chưa. Nhưng anh làm quen được với một cô công chúa Nga La Tư". Cô Liên Hoa kêu lên "Ối giời ôi! Công chúa Nga La Tư đâu có sẵn mà anh quen được nhanh thế? Anh quen cô ta trong trường hợp nào?" - "Đằng sau khách sạn anh ở có một công viên. Sáng nay anh dậy sớm, ra công viên đi dạo thì gặp cô ta đang ngồi cô đơn trên ghế đá. Anh đến chuyện trò. Được biết cô ta thuộc dòng dõi chính thống Nga hoàng, xếp vào hàng công chúa. Trước cách mạng Nga 1917, gia đình cô đã qua Pháp rồi, nhưng phải đổi tên họ để Liên Xô không tìm đến mà ám hại. Năm nay, cô và gia đình qua Mỹ nghỉ hè". - "Anh tả dung nhan cô ta cho em nghe với" - "Cô ta đẹp mê hồn. Mắt đen long lanh, miệng cười tươi như hoa, thân hình gọn gàng, tròn lẳn, hấp dẫn" - "Rồi sao nữa?" - "Anh mời cô ta đi ăn phở. Cô ta khen ngon, ăn hết tô luôn, chứng tỏ thức ăn Việt Nam ngon thật chứ không khen lấy lòng." - "Chúc mừng anh gặp được người đẹp. Nhưng chuyện anh kể cho em nghe, đúng được bao nhiêu phần trăm? Cô công chúa Nga La Tư của anh tên gì?" - "Chúng mình là bạn bè. Anh xạo với em làm gì. Cô ta tên Ê-va-nô-víc Lana" - Cô Liên Hoa cười vang trong điện thoại. "Thôi đi ông ơi! Xạo vừa thôi. Người Nga mà biết tiếng Việt! Cái cô Lana nô víc gì đó của anh chính là cô Lam Kiều, bạn em. Cô chủ tiệm nail nhờ cô Lam Kiều đến đón anh đi ăn uống, chuyện trò cho anh đỡ buồn. Đúng không? Hai người còn hẹn nhau sáng mai đi ăn bún bò Huế". Chàng Dũng hơi quê, cười giả lả "Anh đâu có ngờ cô Lam Kiều là bạn em nên anh xạo với em cho vui". "Nhận xét, cảm tưởng của anh về cô Lam Kiều, bạn em như thế nào? Quan trọng là anh không được hỏi cô ta bất cứ điều gì về em" - "Em 'yên chí lớn', anh sẽ không nói, không hỏi gì về em. Em mãi mãi là người vô hình. Lúc nãy anh đã tả cô ta cho em nghe rồi. Nghĩa là rất đẹp, hấp dẫn, thấy phát thèm. Có một khuyết điểm là cô nói giọng rất khó nghe, như giả giọng. Khi thì nói giọng Quảng, khi thì giọng Huế, khi thì pha giọng Nam Kỳ lục tỉnh. Anh phải cố gắng lắm mới hiểu được".
Hơn một tuần ở Virginia, nếu chàng Dũng không gặp bạn bè thì cô Lam Kiều đưa xe đến đón đi ăn uống, viếng cảnh đẹp trong vùng. Họ đi thăm thủ đô Washington DC, đi theo với đoàn du ngoạn New York, sáng đi chiều về hoặc đi biển, vào rừng, đến các tiểu bang lân cận, viếng danh lam, thắng cảnh. Cô Liên Hoa tò mò "Đi chơi chung với nhau, tối đến anh chị có ngủ chung không?" - 'Mỗi người một phòng riêng ' - 'Anh có gõ cửa phòng cô ta không?" - "Có gõ cửa, nhưng cô ta không mở cửa" - "Vậy là cô ta biết âm mưu của anh rồi." - "Anh không biết cô ta nghĩ gì, nhưng sáng hôm qua cô ta có mời anh đến nhà." - "Ôi chà chà! Hai anh chị có làm điều gì phi pháp không?. Kể cho em nghe với!" - "Anh cũng hi vọng xảy ra chuyện gì đó như em nghĩ. Nhưng khi vào nhà, anh sà xuống xa lông, ngồi gần thì cô ngồi hơi xích ra một chút. Coi bộ cô ta đề phòng cẩn mật vì thấy đôi mắt anh không được lương thiện lắm." - "Anh nhà quê thấy mồ. Chả lẽ cô ta ngồi yên. Bất cứ người đàn bà nào cũng làm như vậy. Đã mời anh đến nhà, mà nhà lại vắng người, tất phải có thiện chí trong đó. Anh cũng không còn trẻ con mà không hiểu cô ta, Chán anh quá!" - "Anh cũng chán cô ta rồi. Lúc nào cũng giữ kẽ. Anh sắp về lại Cali. rồi. Nhưng cô ta có hẹn sáng mai cô đến đón đi điểm tâm và về nhà cô ta uống trà." - "Lần nầy, anh nhớ đừng có uống trà suông với cô ta rồi than chán. Nữ nhi mà anh. Có muốn cũng không nói. Anh phải cố mà hiểu chứ!" - "Em xúi anh thì em chịu trách nhiệm nghe. Rủi cô ta chống cự rồi đuổi anh ra khỏi nhà thì mất mặt nam nhi. Hay là em gọi cô ta dặn trước rằng. Anh có làm gì thì đừng phản đối!" - "Giời đất ơi! Chuyện của hai người mà bắt em xía vô. Anh phải chủ động chứ! Mỡ đến miệng mèo mà mèo nằm yên liếm mép". - "Nhưng trong lúc chuyện trò, cô ta có nói gì đặc biệt với anh không?" - "Cô ta có nói nhỏ với anh câu gì đó, nhưng giọng nói rất khó nghe, anh đoán không ra nhưng cũng không hỏi lại. Cô ta coi bộ giận anh, xụ mặt lại. - "Anh không nghe rõ, nhưng em biết. Cô ta nói 'Sao anh hiền quá vậy?' Đúng không?" Chàng Dũng kêu lên "Trời đất! Sao em thông minh quá vậy? Bây giờ nhớ lại. Đúng là câu nói đó. Em lại giả giọng y hệt giọng của cô ta. Em tài thật?" - "Cô Lam Kiều là bạn em, giọng nói đó có gì khó nghe đâu. Chuyện gì cô ta cũng kể cho em nghe cả. Chán anh thật! Thôi. Em buồn ngủ lắm rồi. Chúc anh ngày mai thành công. Bye anh!"
Sáng ngày 23 tháng 8 năm 2011, cô Lam Kiều đón chàng Dũng đi ăn điểm tâm rồi đưa về nhà cô ta ngồi uống trà, chuyện trò. Nhà cô Lam Kiều là một căn liền vách (townhouse) trong một xóm của người trung lưu, giống hệt những căn nhà cùng dãy. Dãy nầy với hai dãy khác tạo thành ba cạnh của một khu đất vuông, giữa là chỗ đậu xe. Bên kia đường cũng là những dãy nhà giống hệt, ẩn nấp sau hàng cây cao trồng dọc lề đường để cản bớt tiếng xe cộ ồn ào.
Tôi phải để ngày tháng vào để bạn muốn biết chuyện gì xảy ra khi cô Lam Kiều mời chàng Dũng đến nhà, thì cứ gọi chàng Dũng bắt kể chi tiết cho mà nghe. Hôm đó là ngày cuối ở Virginia, (tối đó, chàng Dũng sẽ lên máy bay về lại California). Coi bộ anh chàng không hăng hái lắm mặc dù cô Lam Kiều thỉnh thoảng nhìn chàng ta với đôi mắt long lanh, cảm tình lai láng. Vì trước giờ, anh chàng thường được phái nữ chiều chuộng, khuyến khích trước nên chàng ta quen thói, chờ người đẹp gợi ý nhưng chỉ thấy cô Lam Kiều cười mím mím mà không chịu nói câu 'Sao anh hiền quá vậy?!' để anh ta theo lời xúi bẩy của cô Liên Hoa mà nhào qua bên kia bàn. Chuyện trò linh tinh như thế theo kiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e được chừng nửa giờ thì chàng Dũng quyết định đứng lên. Cô Lam Kiều cũng đứng lên, lắc đầu với tiếng thở dài đầy thất vọng. Cô không thấy hứng thú khi phải đưa anh chàng thiếu thông minh nầy về khách sạn. Trong lúc hai anh chị dùng dằng nửa ở nửa về thì bỗng nhiên mặt đất rung chuyển một cách khủng khiếp. Ngoài đường, nghe rầm rầm như có hàng trăm chiếc xe tăng cùng mở hết tốc độ xông lên phía trước, sắp sửa nhả đạn vào đối phương. Cả ngôi nhà rung lên bần bật, các cánh cửa kêu lách cách, loảng xoảng như có hàng trăm cánh tay nắm lấy cửa mà lắc một cách điên cuồng. Cô Lam Kiều thất kinh hồn vía, không biết chuyện gì xảy ra. Cô kêu lên, giọng Bắc Kỳ 'Ối giời ôi! Giời sập. Giời sập!'. Chàng Dũng kêu lên "Động đất. Nằm xuống ngay. Nằm sát vào chân ghế xa lông." A! Hóa ra cô Lam Kiều chính là cô Liên Hoa, là cô mà tối nào cũng nói chuyện sa đà trên điện thoại với chàng Dũng. Cô Liên Hoa chẳng đi Florida với bạn trai nào cả. Cô đến đón chàng Dũng nhưng không nói giọng Bắc Kỳ mà giả giọng Nam Kỳ, xưng tên Lam Kiều để đánh lừa chàng ta. Ban ngày đưa nhau đi chơi, tối đến chuyện trò với chàng ta trên điện thoại. Bất ngờ trận động đất khiến cô quên giả giọng. Tiểu bang Virginia chưa hề có động đất mạnh nên cô Liên Hoa hoảng sợ. Chàng Dũng ở tiểu bang California, thường có động đất nên biết phải làm gì. Sau khi nghe cô nàng trở lại giọng Bắc Kỳ, chàng ta hiểu ngay, nhất là khi thấy cô Liên Hoa chúi đầu vào chân ghế, nằm co rúm người, vùi mặt xuống thảm thì chàng ta nhanh trí kêu lên, giọng nghĩa hiệp như trong truyện Tàu 'Coi chừng sập nhà'. Để anh nằm trên người em, che cho em. Rủi sập nhà thì anh hi sinh để em được an toàn. Nói xong chàng ta phóc qua bàn, nằm đè lên cô Liên Hoa, ôm cô cứng ngắc "Đừng sợ. Có anh che chở thì nhà có sập, em cũng không sao cả!". Trận động đất chỉ xảy ra trong một phút, nhưng chàng Dũng vẫn tiếp tục che chở cho cô Liên Hoa. Cô Liên Hoa thì thầm "Hết động đất chưa anh?" - "Chưa đâu. Còn dư chấn" - "Dư chấn là sao anh?" - "Là động đất vài lần tiếp theo" - "Bao lâu nữa thì dư chấn xảy ra anh?" - "Khoảng nửa giờ. Dư chấn thường mạnh hơn động đất. Nhà nầy có thể sập". Cả người cô Liên Hoa bắt đầu rung lên một cơn chấn động nhẹ vì hồi hộp. Cô nói trong hơi thở đứt quãng "Có chết không anh?" - "Chết chứ. Nhưng em yên tâm. Có anh nằm trên em, che chở cho em. Sợ gì!" Cô đề nghị một cách miễn cưỡng "Mình có nên chạy ra khỏi nhà không anh?" - "Em cứ nằm yên. Nhiều khi chạy chưa ra khỏi nhà thì nhà đã sập rồi. Ở Cali. nhiều người bị như vậy lắm." Cô đã hết sợ, không còn co rúm người nữa nhưng vẫn thì thào "Em sợ quá!' Giọng chàng Dũng, cũng rất hồi hộp "Có anh thì chẳng có gì phải sợ cả. Nhưng... em nên nằm im". "Dạ. Vâng ạ!... Ối! Đừng làm em sợ!" - "Nằm im. Đừng nói to, ông thần Động Đất nghe, ổng tới làm sập nhà, hai đứa mình chết hết" - "Dạ, vâng ạ! Nhưng em run quá!" - "Anh cũng run như em ..." - 'Trước giờ em có nghe ai nói ông thần Động Đất là gì đâu? Ối! Đừng anh! Đó là ông Thổ Địa, trên núi thì có thần núi gọi là Sơn Thần. Bây giờ em sợ anh còn hơn sợ ông Thổ Địa của anh nữa!" - "Sợ anh thì phải nằm im. Giỏi anh thương!" Cả hai yên lặng, một lúc thì cô Liên Hoa bỗng kêu lên nho nhỏ "Ối! Chết em, anh ơi!..."
Kể đến đoạn nguy hiểm, gay cấn, hấp dẫn đến độ hai tai tôi cứ vểnh ngược lên thì anh chàng Dũng không chịu kể tiếp. Tôi rất hồi hộp, sợ nhà sập thì nguy cho cả hai, nhưng nhà không sập mà họ vẫn ở trong nhà thì nguy cho cô Liên Hoa. Anh chàng Dũng nầy ẩu tả lắm! Theo anh ta kể. Nhiều cô, bà mới gặp lần đầu mà đã chết ngất với anh ta rồi... Vừa tò mò vừa sốt ruột, tôi hỏi "Rồi sao nữa? Kể tiếp cho nghe với!" Tôi năn nỉ bao nhiêu anh ta cũng lắc đầu. Tôi mua chuộc Một tô phở với ly cà phê? Anh ta cười cười Biết rồi còn hỏi!. Tôi tức quá mới nói Chính hai ông bà làm mặt đất cả tiểu bang Virginia rung chuyển chứ động đất gì cả nửa tiếng đồng hồ mà chưa dứt?.
PTC
22 September 2017
Xoen xoét, thơ cay
(*) MilesXoen Xoét
Một chiếc dù nở hoa
Giữa trời xanh minh bạch
Màu cờ Cá-ná-đa
Cạnh cờ hoa sao vạch.
Phất phới cùng tung bay
Chẳng hô mà vẫn đẹp
Biên giới vài nghìn 'mao',*
Đâu có chuyện tẹp nhẹp !
Nghĩ chuyện đất nước mình
Cái miệng chỉ xoen xoét,
"Muôn đời đảng quang vinh"
Sao để Tàu kềm kẹp ?!
Ra rả tru ngày đêm
“Bốn tốt mười sáu chữ”
Biên giới nào có êm.
Cài mìn to, súng bự.
Đất nước tôi khốn khổ
Vì cờ đỏ giang mai.
Dân đen không còn khố,
Để che mặt 'Bác' Hồ
Cận Chiến
Để suy gẫm
Lập gia đình rồi muốn ly dị.
Người độc thân lại muốn lập gia đình.
Kẻ thất nghiệp muốn việc làm.
Công nhân thấy chán việc mình.
Người nghèo muốn giàu có.
Kẻ giàu là tù nhân cho của cải.
Người nổi tiếng muốn ẩn dật.
Kẻ khát vọng lại muốn phô mình ra.
Người đen muốn thành trắng.
Người trắng tìm cách làm da xậm lại.
**
Mình là gì hãy chấp nhận như vậy.
Và hãy bằng lòng những gì đang có.
(Phan A. lượm lặt)
20 September 2017
Tại LHQ, Trump cảnh báo Mỹ có thể phải ‘hủy diệt hoàn toàn’ Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cảnh báo rằng Mỹ sẽ buộc phải "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên trừ phi Bình Nhưỡng thoái lui khỏi cuộc đối đầu hạt nhân của mình. Ông cũng chế nhạo lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un là "ông hỏa tiễn" đang thực hiện một sứ mệnh tự sát.
Những tiếng xì xầm rộ lên bên trong hội trường của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khi ông Trump đưa ra cảnh báo nghiêm khắc nhất của mình đối với Triều Tiên. Những vụ phóng phi đạn và thử hạt nhân của quốc gia này đã khiến cả thế giới bất an.
Trừ phi Bắc Triều Tiên nhún nhường, ông Trump nói, "Chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên."
"Ông hỏa tiễn này đang thực hiện sứ mệnh tự sát cho chính mình và chế độ của mình," ông nói.
Ông hối thúc các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc hợp tác để cô lập chính quyền của ông Kim cho đến khi chính quyền này chấm dứt hành vi "thù địch" của mình.
Một nhà ngoại giao cấp thấp của Triều Tiên vẫn ngồi trong hàng ghế đầu của phái đoàn nghe bài phát biểu của ông Trump, phái bộ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc cho biết.
Những tiếng xì xầm rộ lên bên trong hội trường của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khi ông Trump đưa ra cảnh báo nghiêm khắc nhất của mình đối với Triều Tiên. Những vụ phóng phi đạn và thử hạt nhân của quốc gia này đã khiến cả thế giới bất an.
Trừ phi Bắc Triều Tiên nhún nhường, ông Trump nói, "Chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên."
"Ông hỏa tiễn này đang thực hiện sứ mệnh tự sát cho chính mình và chế độ của mình," ông nói.
Ông hối thúc các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc hợp tác để cô lập chính quyền của ông Kim cho đến khi chính quyền này chấm dứt hành vi "thù địch" của mình.
Một nhà ngoại giao cấp thấp của Triều Tiên vẫn ngồi trong hàng ghế đầu của phái đoàn nghe bài phát biểu của ông Trump, phái bộ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc cho biết.
(VOA)
Một ngày rất lạ
Từ Thức
Theo VNTB
Một buổi sáng chủ nhật, nắng rực rỡ, trời xanh và sạch như thủy tinh, mát mẻ. Y xách chiếc xe gắn máy ra đường , bà vợ chạy theo: "Anh phơi đầu trần, lại đau cho mà coi". Bà vợ cằn cỗi, nhăn nhó mọi ngày, dịu dàng chụp lên đầu y cái mũ vải, với nụ cười thật tươi. Y bắt gặp nụ cười đám cưới năm nào.
Y buột miệng "Cám ơn em", ngạc nhiên không biết ba chữ rất lạ, kỳ cục ấy, không biết ở đâu rơi xuống. Bình thường, người ta chỉ dấm dẳn, gây gổ, cằn nhằn, đay nghiến nhau về chuyện tiền bạc, ăn uống. Đề tài trao đổi luẩn quẩn chung quanh cái dạ dầy. Những lời âu yếm, những câu tử tế nó trốn đâu đó , sâu trong tiềm thức, hôm nay tự nhiên bò ra.
Y cao hứng, huýt sáo một bản nhạc vàng tình tứ, tưởng đã quên, lơ đãng vượt qua đèn đỏ, ở một ngã tư.
Một viên cảnh sát giao thông dơ tay chặn y lại.
Y ngừng xe, lập cập kiếm giấy tờ, lập cập vuốt thẳng mấy tờ giấy bạc vợ đưa cho, để đong gạo và mua chai nước mắm, kẹp vào giữa mớ giấy tờ. Đau xót, giã từ tờ giấy bạc.
Viên cảnh sát trẻ đưa tay lên trán, lễ phép chào y, như cảnh sát Tây chào dân, trên TV.
Anh ta coi giấy tờ, đưa lại y mấy tờ giấy bạc: "Tiền bạc, coi chừng. Để lung tung, rơi mất lúc nào không hay". Và hỏi, thân thiện như một người bạn: anh có biết đã vượt đèn đỏ?
Bình thường, trước khi thương lượng giá cả với cảnh sát, y chối biến, mang trời đất, thánh thần, Phật Chuá, ra chứng giám cho mình là công dân gương mẫu, không bao giờ vi phạm luật giao thông.
Y ngạc nhiên thấy mình trả lời: tôi vui quá, không để ý.
Viên cảnh sát trả lại anh giấy tờ, vẫn nụ cười trên môi: "Thôi được. Nhưng lần sau, nên cẩn thận. Không nên vui quá, gây tai nạn". Anh lý nhí nói cám ơn. Viên cảnh sát lễ độ giơ tay chào: chúc anh một ngày vui.
Y ghé quán phở quen, kêu một ly cà phê đen, không dám nhìn chủ quán. Ông ta vẫn nhăn nhó mỗi lần y tới, chỉ kêu một ly cà phê đen. Y đã nghe nhiều lần ông ta bô bô nói với vợ: ĐM, lại đến ngồi ăn vạ.
Ông chủ quán, bình thường râu ria, tóc tai xồm xoàm, quần áo xốc xếch, dơ bẩn vì bụi và mỡ bò, hôm nay sạch sẽ, sáng sủa như một đồng xu mới, mặt mũi hồng hào, hỏi:
- Hôm nay có thịt tươi, bánh mới . Anh làm một bát nhé?
Y lúng túng. Y thèm phở, kể cả phở bột ngọt, thịt thiu, bánh vữa, nhưng chỉ uống cà phê để ngửi mùi phở. Ông chủ đi guốc trong bụng khách, tươi cười:
- Đừng ngại chuyện tiền bạc. Hôm nay nhà hàng mời khách. Chỗ anh em với nhau cả.
Y không ngờ ông chủ quán cũng có óc khôi hài. Y đã thấy hai vợ chồng ông ta xỉ vả, xỉa xói một thằng nhỏ đói quá, kêu phở ăn xong mới thú thực không đủ tiền trả. Ông ta đấm mặt nó máu mê đầm đià, nắm tóc, lôi ra khỏi tiệm, đá đít thằng nhỏ ngã vập đầu trên viả hè. Trước sự bàng quan của khách hàng, cúi đầu ăn uống. Không nhìn thấy gì, không nghe gì, không nói gì là nhân sinh quan của dân tộc này.
Nhưng ông chủ quán không dỡn chơi, ông ta trở lại với một tô phở nóng, thơm ngào ngạt, đặt trên một cái đĩa, rất sang. Rau xanh, ớt đỏ, Y không tưởng tượng nổi người ta có thể trình bày tô phở đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Bình thường, ông chủ quán quẳng một tô phở nước dùng đục ngầu, lổn ngổn những thịt, những mỡ, những bánh phở, trên vành bát còn ấn dấu tay đen thui, đầy mỡ của bà chủ, ông chủ. Như người ta ấn dấu tay làm giấy tờ.
Trong góc cuối tiệm ăn, vài người châu đầu, mắt dán vào màn ảnh TV, coi ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng tuyên bố qua nụ cười nhân hậu, nhưng cương nghị của một lãnh tụ lớn : Để toàn dân góp phần vào việc xây dựng lại đất nước, chống ngoại xâm, đảng Cộng Sản tuyên bố tự giải tán. VN sẽ trở thành một quốc gia dân chủ đích thực. Ông Trọng nói đất nước là đất nước chung, không phải của một đảng phái nào cả. Bắt trên chín chục triệu người đi theo một đảng mafia là dẫn dận tộc vào tử địa.
Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần thị Nga vừa được trả tự do, vòng hoa quành cổ, vui vẻ trả lời phỏng vấn trước sự reo hò, hoan nghênh của dân chúng hai bên đường. Bộ trưởng Nội vụ nói, tay quàng vai Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Văn Đài: "Tôi hãnh diện đứng bên cạnh các anh chị. Các anh chị là lương tâm của dân tộc này!".
Trên một đài khác, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố cống hiến 95% gia sản khổng lồ của gia đình vào việc chung.
Ông nói: Giống như Bill Gates, Warren Buffet, tôi nghĩ 5% gia sản của mình cũng đủ sống. Phần còn lại xã hội đã cho, tôi trả lại cho xã hội. Quốc gia đang khó khăn, mỗi người phải ghé lưng đóng góp.
Một chủ tịch Xã nói: Tôi sẽ mở cửa căn biệt thự 15 phòng, xây được nhờ nuôi heo, thối móng tay lao động và tiết kiệm, cho đồng bào không nhà cửa có nơi trú ngụ.
Một lãnh tụ tối cao tuyên bố sẽ bán ngôi nhà mạ vàng, bàn ghế bằng vàng để xây trường học. Ông nói lãnh tụ không thể nhẫn tâm ngồi ngự trên ghế vàng trong khi giáo chức lãnh lưong chết đói, học sinh đu dây, lội suối tới những trường học giột nát.
Một đại gia, không dấu được sự xúc động, đem bán đấu giá chiếc xe Mercedes mới và một trong những biệt thự nguy nga ở Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, lấy tiền mở một quán cơm miễn phí cho người nghèo, cho trẻ em đói, theo kiểu "Restaurants du Cœur" của Tây. Ông nói sống xa xỉ giữa cái biển nghèo đói là một điều đáng hổ thẹn, nhưng có gì đáng hãnh diện, vênh váo như ông vẫn sống cho tới hôm nay. Nghĩ lại, ông ta thấy mình trơ trẽn, thô bỉ.
Một cán bộ cao cấp nói, hai mắt ươn ướt: "Trước đây, nhiều đồng bào, vì yêu thương người của Đảng, đã tự hiến nhà cửa, vườn ruộng. Tôi đã bàn với vợ con: chúng tôi xin trả lại tất cả cho nhân dân. Chúng tôi sẽ sống thanh đạm, lấy việc phục vụ dân làm vui."
Kiến trúc sư Khánh Casa sẽ dành những ngày còn lại và gia sản để tranh đấu cho bình đẳng nam nữ, cho nhân phẩm phụ nữ. Ông nói một dân tộc đốn mạt là một dân tộc trong đó người hành hạ người, đàn ông đánh đập đàn bà. Khánh Casa trước đây đã nổi tiếng vì tát tai, đập mặt một nữ nhân viên bán hàng không làm ông hài lòng.
Tại Đồng Tâm, cán bộ, công an cởi trần giúp dân dựng nhà, dọn vườn trong không khí của một ngày hội. Không khí của những ngày kháng chiến chống Pháp ngày xưa.
Tin tức các nơi về dồn dập.
Ban quản lý các BOT cho hay đã gỡ các trạm thâu tiền mãi lộ. Thông cáo nói: chúng tôi đã thâu quá số tiền đã bỏ ra kinh doanh, ngày nay đường xá là của dân, của nước.
Người ta biến những trạm thu tiền thành những trạm phân phát đồ giải khát, sách báo cho người lái xe. Đó là những thư viện bỏ túi, người ta đến lấy những cuốn sách người khác tặng, và để lại những cuốn mình đã đọc. Trao đổi kiến thức, gởi nhau những bài thơ, những cái đẹp, những giấc mơ.
Hãng Formosa bị đóng cửa, những người liên hệ các cấp sẽ bị đưa ra xét xử.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức sau khi đã thành khẩn xin lỗi nạn nhân thuốc giả. Các nạn nhân thuốc giả sẽ được nhà nước lo chu đáo. Dân chúng thỉnh cầu bà bộ trưởng ở lại, nhưng bà Tiến nhất dịnh từ chức: "Phục vụ dân phải có tinh thần trách nhiệm, bà nói. Chúng ta sẽ để lại cho lớp trẻ bài học gì, nếu chúng ta trốn tránh trách nhiệm?"
Hàng hoá độc hại của Tàu bị dân tẩy chay, nhà nước tịch thu, chất như núi ngoài đường, đốt không kịp. Nông dân hân hoan, hết phải đổ xuống sông những hoa quả, rau trái đã đổ mồ hôi sản xuất. Một nông dân nói: sống được bằng ruộng đất, chúng tôi sẽ hết lòng giữ đất. Người Tàu dù tiền rừng, bạc biển cũng không tới đây mua được!
Thủ tướng chính phủ ra đón những chuyến bay đầu tiên tới các nước láng giềng chở về nước phụ nữ Việt bi gởi đi bán dâm. Chính phủ sẽ lo việc huấn nghệ, kiếm công ăn việc làm cho họ. Thủ Tướng nói đi tới nước nào cũng thấy đàn bà Việt Nam bán thân để sống là một cái tát vào mặt một dân tộc còn đôi chút tự trọng.
Bộ nội vụ cho hay vừa mở một cơ sở mới, gọi là "Đồ Lượm Được", theo khuôn mẫu "Objets Trouvés" của Tây Mỹ, để thiên hạ mang tới những thứ lỉnh kỉnh, tiền bạc lượm được ngoài đường.
Mới mở cửa, người ta đã xếp hàng dài, mang tới một núi những iPhone, máy hình, máy quay phim, ví tiền. Trong ba tháng, sở hữu chủ có thể tới lấy, nếu không tiền bạc, vật dụng sẽ trao cho những hội đoàn từ thiện mọc ra như nấm ở mỗi góc đường.
Người ta không khỏi nghĩ đến chuyện xẩy ra ở Nhật. Một ông triệu phú vô danh Nhật, nghĩ đã hưởng thụ đủ, muốn có một thú vui khác: tạo thú vui cho người khác. Mỗi ngày, ông ta đặt một phong bì ở một nơi công cộng, tiệm ăn, rạp hát, trên xe đò, xe lửa. Trong mỗi phong bì một số tiền lớn và một câu nhắn: "Hãy thực hiện chuyện bạn vẫn mong muốn. Chúc bạn một ngày vui." Nhiều người mang những phong bì tới nộp cảnh sát, trao tiền cho những văn phòng giữ đồ lượm được.
Tại một công viên, y thấy một nhóm đàn ông ngồi đan áo, cười đùa như vỡ chợ. Đó là những công an, đan áo giúp nạn nhân bão lụt. Một anh nói: bây giờ dân không bị cướp đất, cướp nhà nữa, không còn bạo loạn. Thiên hạ cũng chẳng còn ai ẩu đả nhau. Đạp lên người khác không còn là một thú vui. Trộm cướp không còn. Công an, cảnh sát ngồi chơi cũng chán, phải bày chuyện làm. Có chuyện gì ý nghĩa hơn là giúp đồng bào thiếu may mắn hơn mình? Chúng tôi khám phá ra mình đan áo không thua gì phụ nữ.
Trong một góc khác ở công viên, những đám học sinh, sinh viên tụ tập, chuẩn bị di cứu lụt miền Trung, cười đuà như vỡ chợ. Những tiệm quần áo H&M, Mango, Gap ngồi vêu chờ khách.
Ngoài biển, Trung Quốc gỡ các dàn khoan và rút khỏi Trường Sa, Hoàng Sa. Đại sứ Trung Quốc ở VN khuyến cáo Bắc Kinh: toàn dân VN đoàn kết. Rất khó, nếu không nói không thể, thôn tính một dân tộc đoàn kết, một lòng giữ nước. Cái giá phải trả sẽ rất đắt. Cách hay nhất là đối xử với họ như một quốc gia độc lập, một dân tộc có tư cách, đáng kính trọng. Từ nay, không thể tiếp tục đối xử chính quyền VN như tôi tớ, phải coi họ như những người có liêm sỉ.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố bổn phận của quân đội là giữ nước, không phải làm ăn, buôn bán, xây khách sạn, khai thác siêu thị. Ông nói từ nay quân đội sẽ đổ tới giọt máu cuối cùng để giữ từng thước đất của ông cha để lại.
Trước đây, ông Thanh nói "tôi thấy lo lắng lắm, không biết ta tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ tới người già đều có khuynh hướng ghét Trung Quốc. Ai tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó rất nguy hiểm cho dân tộc".
Hôm nay, ông ta không thấy "cái đó" nguy hiểm, trái lại, là cái may mắn, cái hy vọng cuối cùng của dân tộc. Cũng chính ông ta (bộ trưởng quốc phòng!) đã tuyên bố: "Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các mặt đang phát triển tốt đẹp. Chỉ có… vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông", nhưng đó là hôm qua, là chuyện quá khứ.
Quốc Hội triệu tập phiên họp khẩn cấp để xét lại những thỏa ước về biên giới, lãnh thổ, những giao kèo bán đảo, bán rừng, thuê đất ký kết với người Trung Hoa. Được dân ca ngợi, bà chủ tịch quốc hội khiêm nhượng trả lời: chúng tôi chỉ làm bổn phận của những người đại diện dân. Lúc nào chúng tôi cũng tự hỏi những người dân cử đã làm gì cho đất nước?
Khắp nơi, từ Nam ra Bắc, thiên hạ tràn ra đường như trẩy hội. Những thiếu nữ thướt tha trong áo dài muôn mầu bên cạnh những đàn "trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường".
Y ra khỏi tiệm ăn, bụng no, đầu óc thảnh thơi.. Y thấy yêu mọi người, muốn ôm hôn bà chủ quán hôi mùi mỡ bò, nước mắm. Nghĩ tới tựa một cuốn sách trước đây không hiểu tại sao bị đốt: "Ở một nơi ai cũng yêu nhau"
Trên lề đường, một bà cụ già muốn qua bên kia nhưng không sao qua được. Mỗi lần đặt chân xuống đường, một biển xe gắn máy tràn tới, như những con quái vật chồm tới, nuốt sống bà già. Y lại gần, nói:
- Để con giúp bác.
Y nắm tay bà già tóc bạc phơ. Cái biển xe gắn máy ngưng lại, ngoan ngoãn nhường cho hai người, một già một trẻ, ung dung qua đường. Người ta có cảm tưởng ở Tokyo giờ tan sở, hàng triệu người ra đường nhưng không ai chen lấn, cãi vã, dành dựt.
Bà già móm mém cám ơn, móm mém hỏi:
- Con là Việt kiều về thăm nhà hả?
Y nói không phải, và hỏi tại sao. Bà già nói bởi vì ngày nay người trong nước đã quên lễ độ, quên kính trọng người già cả, quên giúp đỡ người khác, quên tử tế, chỉ biết chụp dựt.
Y cười: bác lầm rồi, bác thấy không?
Bà già cũng cười, nhe hàm răng chỉ còn hai vợ chồng cái răng cửa: "Lần đầu, bác thấy vui khi biết mình lầm".
Về nhà, y tưởng lạc vào nhà người khác. Thay vì quần áo, rác rưởi ngổn ngang, một căn phòng gọn ghẽ, ngăn nắp. Và những bình hoa rực rỡ những mầu sắc. Y có lúc đã quên những bông hoa, đã quên tất cả những gì không nhậu được. Cô vợ nói hoa của bà hàng xóm tặng.
- Tưởng bà ấy thù ghét mình sau vụ chửi nhau vì mất gà năm ngoái, ai ngờ bà ấy dễ thương quá!
Y ân hận, nghĩ có lần đã muốn mua thuốc bả chó, lẻn vào trộn vại gạo bà ta để trong bếp:
- Bà ấy vui là phải, cô vợ nói tiếp. Hôm nay đi khám bệnh, không biết có tới lượt mình không, hay lại chờ suốt buổi rồi mang bệnh về. Đã bán sạch đồ đạc trong nhà, nhưng tiền bạc không bằng cái móng chân thiên hạ. Y tá nó cũng không thèm tiếp, nói gì tới bác sĩ. Ai ngờ ai cũng tử tế, tiếp đón niềm nở, khám bịnh tận tình. Đưa tiền, ông bác sĩ cười: đây là nhà thương công, nhà thương của dân, do dân đóng thuế, tiền bạc gì. Cô y tá cũng nhất định từ chối: bác giữ tiền, lo chuyện ăn uống cho đầy đủ, bệnh tật mà thiếu bổ dưỡng là hại lắm.
Y nói thảo nào bà ấy tử tế với mình, nghĩ tới một câu không biết nghe ở đâu nhưng vẫn nghĩ là rởm: hãy tử tế với mọi người, mọi người sẽ tử tế với bạn, cuộc đời sẽ dễ chịu hơn. Xã hội sẽ đáng sống hơn.
Y mở la de, phưỡn bụng coi TV. Ông bộ trưởng Giáo dục tuyên bố từ nay trường học sẽ không dạy tư tưởng Hồ Chí Minh nữa. Ông nói dân tộc ta đã trưởng thành. Mỗi người có thể tự suy nghĩ, không cần Bác nghĩ dùm, cái gì cũng phải hỏi bác. Ông nói không thể tưởng tượng một dân tộc 92 triệu người, chỉ có một người suy nghĩ, chỉ có một người có quyền suy nghĩ. Anh nào nghĩ khác là đi ngồi tù, hay bị một đám côn đồ xúm lại đánh hôi, thân tàn ma dại. Sức mạnh của một dân tộc là chất xám. Tiêu diệt chất xám, bỏ tù sự thông minh, giam cầm óc sáng tạo, có dân tộc nào nào đần độn, quái dị đến thế?
Y đang thú vị với bài diễn văn của ông bộ trưởng thì bị bà vợ đánh thức dậy.
Người đàn bà mặt mũi cằn cỗi như một trái táo khô, cằn nhằn:
- Đéo mẹ, sướng quá nhỉ, nằm ngủ thẳng cẳng, mơ cái gì, hết cười lại vỗ tay như thằng điên. Không dậy đi đong gạo thì tối nay ăn cám à? (1)
Từ Thức (Paris, tháng 9/2017)
(Nguồn: facebook.com/tu.thuc.39/posts)
18 September 2017
Phản ứng ác nghiệt của kẻ tuyệt lộ (2)
Nguyễn Gia Thưởng
Ngày 9 tháng Giêng năm 1993, Jean-Claude Romand giết bà vợ và hai đứa con 5 tuổi và 7 tuổi. Sau đó đương sự lái xe đến nhà bố mẹ ruột của mình và bắn chết cả hai ông bà. Y trở về nhà và uống thuốc ngủ rồi phóng hỏa căn nhà. Tuy nhiên y đã được cứu sống và hiện nay thụ án án tù chung thân tại Pháp và có thể được thả vào năm nay.
Trông suốt cuộc đời của đương sự, đương sự chỉ sống trong sự dối trá. Đương sự đã lừa dối những người thân trong vòng 18 năm. JC Romand đã tự phong cho mình là bác sĩ làm việc cho tổ chức Y tế Quốc Tế và đánh lừa cả những anh bạn bác sĩ (bằng cách đem sách y khoa chuyên biệt đọc cho cả nhóm nghe). Đương sự sống nhờ những món tiền đương sự gạt gẫm từ năm này sang năm khác tất cả những người thân thuộc (cha mẹ ruột, che mẹ vợ, tình nhân) với lý do đem tiền đầu tư ở Thụy Sĩ. Đương sự còn đem bán thuốc giả chữa bệnh ung thư với giá cắt cố. Cuối cùng đương sự đã ra tay hạ thủ khi người thân trong gia đình bắt đầu khám phá sự thật về đương sự. Vợ của đương sự không hiểu tại sao không bao giờ gọi được trực tiếp đương sự ở sở. Một người bạn cuối cùng khám phá tên tuổi của đương sự không nằm trong danh sách những công chức của tổ chức Y tế Quốc tế (OMS – WHO). Tiền bạc bắt đầu cạn kiệt và các chủ nợ bắt đầu đòi, rơi vào bẫy do chính đương sự tự gài và không còn cách nào khác là phải tiêu diệt những chủ nợ.
16 September 2017
Hãy Biến Ngay!, thơ cay
Hỡi Hữu Thỉnh! Thật tởm lợm!
Có ai tin chúng mày đâu,
Một lũ không tim, đầu trâu, mặt ngựa!
Dáng dấp của con người bẩn bựa,
Tận bên trong bựa đến bên ngoài,
Chúng mày chẳng che dấu được ai
Đã lộ nguyên hình quái thú!
Hãy biến ngay
Cho trái đất sạch sẽ,
Quả địa cầu tròn trịa hơn xưa!
Chúng mày sống bằng thừa,
như đã chết
Nên không gian quyện mùi hôi khủng khiếp!
Biến ngay,
Không đươc một giây nuối tiếc!
Tri Phương
Sydney, Australia
Đánh phá không được thì chiêu dụ: Thư Ông Hữu Thỉnh (Hà Nội) gửi nhà văn Phan Nhật Nam (Washington DC)*
Ngày 1/9 vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, có gửi thư chiêu dụ nhà văn Phan Nhật Nam về Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt, sẽ diễn ra ở Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc, từ ngày 20 đến 25 tháng 10 năm 2017. Ngày 9/9, nhà văn Phan Nhật Nam đã có thư trả lời ông Hữu Thỉnh. Dưới đây là nội dung thư trao đổi giữ hai người.
**
Thư gửi: Nhà văn Phan Nhật Nam
Thưa anh,
1- Để đỡ đường đột, xin giới thiệu. Tôi là Hữu Thỉnh, người từng đọc anh đã lâu, hiện nay đang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi mới gặp Thụy Kha vừa ở bên ấy về, cho biết có gặp anh và hai người đã từng cùng nhau uống bia vui vẻ. Đấy quả là một sự kiện bất ngờ thú vị. Với dư âm của các cuộc gặp ấy, tôi viết thư này thăm anh và bày tỏ nguyện vọng “tái bản” cuộc gặp ấy, và di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, thời gian dài hơn trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là một cuộc hội ngộ mà chúng tôi mong mỏi từ lâu, nay mới có thể thực hiện được. Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp. Tôi chờ đợi được anh chia sẻ điều đó và chân thành mời anh tham gia sự kiện nói trên.
Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả.
2- Cuộc gặp mặt dự kiến sẽ diễn ra từ 20 đến 25 tháng 10 năm 2017 tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc. Trường hợp anh Nam, Ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia Cuộc gặp mặt. Vì là lần đầu, còn nhiều bỡ ngỡ, xin anh vui lòng lấy vé giúp và cho biết thời gian chuyến bay để chúng tôi ra đón anh tại sân bay Nội Bài. Quá trình chuẩn bị có gì cần trao đổi, xin anh cho chúng tôi biết sớm.
3- Ngay sau khi được hồi âm của anh, tôi sẽ gửi giấy mời chính thức cùng chương trình của Cuộc gặp mặt. Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt đang chờ đón Cuộc gặp mặt của chúng ta.
Chúc anh sức khỏe, may mắn, gia đìnhh hạnh phúc và mong sớm nhận tin tốt lành.
Hà Nội 1/9/2017
Thư gửi ông Hữu Thỉnh,
Hội Nhà Văn Hà Nội
Qua địa chỉ điện thư cô Đào Kim Hoa
Phụ Tá Ngoại Vụ Hội Nhà Văn
_____
Thư hồi đáp của nhà văn Phan Nhật Nam
**
Tôi, Phan Nhật Nam, nguyên là một sĩ quan cấp Đại Úy Hiện Dịch Thực Thụ thuộc Sư Đoàn Nhẩy Dù/ Quân Lực VNCH gởi đến Ông Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hà Nội để trả lời thư đề ngày 1 tháng 9, 2017 qua điện thư của cô Đào Kim Hoa
#1-Từ vị thế một quân nhân thuộc đơn vị tác chiến của Quân Lực Miền Nam như trên vừa kể ra, với tính khách quan, độc lập của người không liên hệ đối với sinh hoạt của giới văn hóa, học thuật trong nước, ở Hà Nội trước, sau 1975. Tôi có thư nầy để trả lời mời gọi mà ông Hữu Thỉnh đã trực tiếp gởi đến cá nhân tôi nhằm thực hiện tiến trình gọi là “Hòa Hợp Hòa Giải”. Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là: Tôi xin được hoàn toàn từ chối sự mời gọi vì những lẻ…
#2- Là một người sinh trưởng từ thập niên 1940, tiếp sống qua hai cuộc chiến 1945-1954; 1960-1975, thực tế lịch sử, chiến tranh, xã hội Việt Nam trước, sau 1975 đã cho người lính chúng tôi xác chứng: KHÔNG HỀ CÓ CHỦ TRƯƠNG HÒA HỢP HÒA GIẢI từ người/ chủ nghĩa/ chế độ cộng sản trong lý thuyết cũng như qua sách lược hành động.
#3-Từ thực tiễn của #2 thêm kinh nghiệm mà bản thân cá nhân là một đối tượng thụ nạn của thành phần gọi là “Ngụy Quân-Ngụy Quyền” thuộc chế độ Quốc Gia Việt Nam (1948-1954); Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) đến hôm nay vẫn tiếp tục bị miệt thị, xuyên tạc, và triệt hạ dẫu chiến tranh đã chấm dứt từ 1975.
#4- Trong tình thế chung nhất của #2; #3, chắc chắn rằng không thể nào thực hiện được “Hòa Hợp Hòa Giải” như thư ông Hữu Thỉnh đề nghị! Cũng bởi, giới Nhà Văn chính là đối tượng hàng đầu bị bách hại đối với tất cả chế độ cộng sản Đông-Tây. Lịch sử đẫm máu 100 năm của chế độ cộng sản từ 1917 đến nay như một vũng tối ghê rợn phủ chụp lên lương tri nhân loại. Hỏi thử buổi gặp mặt tháng 10 tại Hà Nội (cho dẫu thực lòng đi nữa) sẽ gây được tác dụng gì? Nhà Văn? Nhà Văn Việt Nam đích thực là những ai? Nhưng đây không phải là vấn đề của cá nhân tôi – Trước sau chỉ là một Người Lính-Viết Văn. Cũng bởi, tôi chưa hề nhận Chứng Chỉ Giải Ngũ của Bộ Quốc Phòng/ VNCH cho dù đã không mặc quân phục từ 1975.
#5- Cuối cùng, với bản chất đơn giản, chân thật của một Người Lính, tôi có một đề nghị như sau: Để thực hiện tinh thần và nội dung “Hòa Hợp, Hòa Giải Dân Tộc” như lá thư mời của ông Hữu Thỉnh đã đề cao. Hệ thống cầm quyền, cụ thể thành phần cán bộ làm công tác văn hóa, học thuật, truyền thông, báo chí… dưới chỉ đạo của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng nơi Hà Nội chấm dứt, điều chỉnh MỘT CÁCH THÀNH THỰC danh xưng miệt thị “Ngụy Quân/ Ngụy Quyền” trong tất cả sử liệu, văn khố, tài liệu giáo khoa, văn thư hành chánh, sinh hoạt xã hội… Cụ thể hơn hãy chấm dứt cách biểu tình với lời hô “Đả đảo Thương Phế Binh VNCH!!” như đã xẩy ra nơi Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn!
Hãy nhìn lại… Thương phế binhVNCH là những lão nhân phế binh, thương trận đã không được sống với dạng Con Người từ 30 Tháng 4, 1975. Hãy để cho Người Lính QLVNCH còn sống sót và gia đình được trở lại Miền Nam sửa sang phần mộ Chiến Hữu nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi giới cầm quyền Hà Nội chủ trương phá bỏ một cách có hệ thống, dẫu người chết gần nửa thế kỷ qua không thể nào đe dọa đối với Chế độ XHCN!
Xin hãy “Hòa Hợp Hòa Giải” với những người đã chết. Với người đang cố sống sau thảm họa Formosa, Nghệ An. Hãy hoà hợp, hòa giải với “Khúc ruột ở trong nước” trước. Khi ấy không cần mời, chúng tôi “Khúc ruột ngàn dặm” sẽ về. Về rất đông. Người Viết Văn – Lương Tri và Chứng Nhân của Thời Đại sẽ VỀ. TẤT CẢ CÙNG VỀ VIỆT NAM.
Kính thư,
Người Lính-Viết Văn,
Công Dân Mỹ gốc Việt,
Phan Nhật Nam
Washington, DC
9 Tháng 9, 2017
___________________
Nguồn: FB Tuấn Lê
(*) Tựa đề của TTR
**
Thư gửi: Nhà văn Phan Nhật Nam
Thưa anh,
1- Để đỡ đường đột, xin giới thiệu. Tôi là Hữu Thỉnh, người từng đọc anh đã lâu, hiện nay đang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi mới gặp Thụy Kha vừa ở bên ấy về, cho biết có gặp anh và hai người đã từng cùng nhau uống bia vui vẻ. Đấy quả là một sự kiện bất ngờ thú vị. Với dư âm của các cuộc gặp ấy, tôi viết thư này thăm anh và bày tỏ nguyện vọng “tái bản” cuộc gặp ấy, và di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, thời gian dài hơn trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là một cuộc hội ngộ mà chúng tôi mong mỏi từ lâu, nay mới có thể thực hiện được. Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp. Tôi chờ đợi được anh chia sẻ điều đó và chân thành mời anh tham gia sự kiện nói trên.
Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả.
2- Cuộc gặp mặt dự kiến sẽ diễn ra từ 20 đến 25 tháng 10 năm 2017 tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc. Trường hợp anh Nam, Ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia Cuộc gặp mặt. Vì là lần đầu, còn nhiều bỡ ngỡ, xin anh vui lòng lấy vé giúp và cho biết thời gian chuyến bay để chúng tôi ra đón anh tại sân bay Nội Bài. Quá trình chuẩn bị có gì cần trao đổi, xin anh cho chúng tôi biết sớm.
3- Ngay sau khi được hồi âm của anh, tôi sẽ gửi giấy mời chính thức cùng chương trình của Cuộc gặp mặt. Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt đang chờ đón Cuộc gặp mặt của chúng ta.
Chúc anh sức khỏe, may mắn, gia đìnhh hạnh phúc và mong sớm nhận tin tốt lành.
Hà Nội 1/9/2017
Thư gửi ông Hữu Thỉnh,
Hội Nhà Văn Hà Nội
Qua địa chỉ điện thư cô Đào Kim Hoa
Phụ Tá Ngoại Vụ Hội Nhà Văn
_____
Thư hồi đáp của nhà văn Phan Nhật Nam
**
Tôi, Phan Nhật Nam, nguyên là một sĩ quan cấp Đại Úy Hiện Dịch Thực Thụ thuộc Sư Đoàn Nhẩy Dù/ Quân Lực VNCH gởi đến Ông Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hà Nội để trả lời thư đề ngày 1 tháng 9, 2017 qua điện thư của cô Đào Kim Hoa
#1-Từ vị thế một quân nhân thuộc đơn vị tác chiến của Quân Lực Miền Nam như trên vừa kể ra, với tính khách quan, độc lập của người không liên hệ đối với sinh hoạt của giới văn hóa, học thuật trong nước, ở Hà Nội trước, sau 1975. Tôi có thư nầy để trả lời mời gọi mà ông Hữu Thỉnh đã trực tiếp gởi đến cá nhân tôi nhằm thực hiện tiến trình gọi là “Hòa Hợp Hòa Giải”. Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là: Tôi xin được hoàn toàn từ chối sự mời gọi vì những lẻ…
#2- Là một người sinh trưởng từ thập niên 1940, tiếp sống qua hai cuộc chiến 1945-1954; 1960-1975, thực tế lịch sử, chiến tranh, xã hội Việt Nam trước, sau 1975 đã cho người lính chúng tôi xác chứng: KHÔNG HỀ CÓ CHỦ TRƯƠNG HÒA HỢP HÒA GIẢI từ người/ chủ nghĩa/ chế độ cộng sản trong lý thuyết cũng như qua sách lược hành động.
#3-Từ thực tiễn của #2 thêm kinh nghiệm mà bản thân cá nhân là một đối tượng thụ nạn của thành phần gọi là “Ngụy Quân-Ngụy Quyền” thuộc chế độ Quốc Gia Việt Nam (1948-1954); Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) đến hôm nay vẫn tiếp tục bị miệt thị, xuyên tạc, và triệt hạ dẫu chiến tranh đã chấm dứt từ 1975.
#4- Trong tình thế chung nhất của #2; #3, chắc chắn rằng không thể nào thực hiện được “Hòa Hợp Hòa Giải” như thư ông Hữu Thỉnh đề nghị! Cũng bởi, giới Nhà Văn chính là đối tượng hàng đầu bị bách hại đối với tất cả chế độ cộng sản Đông-Tây. Lịch sử đẫm máu 100 năm của chế độ cộng sản từ 1917 đến nay như một vũng tối ghê rợn phủ chụp lên lương tri nhân loại. Hỏi thử buổi gặp mặt tháng 10 tại Hà Nội (cho dẫu thực lòng đi nữa) sẽ gây được tác dụng gì? Nhà Văn? Nhà Văn Việt Nam đích thực là những ai? Nhưng đây không phải là vấn đề của cá nhân tôi – Trước sau chỉ là một Người Lính-Viết Văn. Cũng bởi, tôi chưa hề nhận Chứng Chỉ Giải Ngũ của Bộ Quốc Phòng/ VNCH cho dù đã không mặc quân phục từ 1975.
#5- Cuối cùng, với bản chất đơn giản, chân thật của một Người Lính, tôi có một đề nghị như sau: Để thực hiện tinh thần và nội dung “Hòa Hợp, Hòa Giải Dân Tộc” như lá thư mời của ông Hữu Thỉnh đã đề cao. Hệ thống cầm quyền, cụ thể thành phần cán bộ làm công tác văn hóa, học thuật, truyền thông, báo chí… dưới chỉ đạo của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng nơi Hà Nội chấm dứt, điều chỉnh MỘT CÁCH THÀNH THỰC danh xưng miệt thị “Ngụy Quân/ Ngụy Quyền” trong tất cả sử liệu, văn khố, tài liệu giáo khoa, văn thư hành chánh, sinh hoạt xã hội… Cụ thể hơn hãy chấm dứt cách biểu tình với lời hô “Đả đảo Thương Phế Binh VNCH!!” như đã xẩy ra nơi Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn!
Hãy nhìn lại… Thương phế binhVNCH là những lão nhân phế binh, thương trận đã không được sống với dạng Con Người từ 30 Tháng 4, 1975. Hãy để cho Người Lính QLVNCH còn sống sót và gia đình được trở lại Miền Nam sửa sang phần mộ Chiến Hữu nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi giới cầm quyền Hà Nội chủ trương phá bỏ một cách có hệ thống, dẫu người chết gần nửa thế kỷ qua không thể nào đe dọa đối với Chế độ XHCN!
Xin hãy “Hòa Hợp Hòa Giải” với những người đã chết. Với người đang cố sống sau thảm họa Formosa, Nghệ An. Hãy hoà hợp, hòa giải với “Khúc ruột ở trong nước” trước. Khi ấy không cần mời, chúng tôi “Khúc ruột ngàn dặm” sẽ về. Về rất đông. Người Viết Văn – Lương Tri và Chứng Nhân của Thời Đại sẽ VỀ. TẤT CẢ CÙNG VỀ VIỆT NAM.
Kính thư,
Người Lính-Viết Văn,
Công Dân Mỹ gốc Việt,
Phan Nhật Nam
Washington, DC
9 Tháng 9, 2017
___________________
Nguồn: FB Tuấn Lê
(*) Tựa đề của TTR
15 September 2017
Trị Bệnh Ung Thư Bằng Aspirine.
Đôi giòng:
Bài viết của bác sĩ Trần Mộng Lâm ở Montréal là một ví von cực kỳ đơn giản nhưng rõ ràng của một thày thuốc chuyên trị bệnh cho người; Ông cũng là người đã từng trải nhiều năm sống dưới chế độ cộng sản sau khi những người cộng sản chiếm được Miền Nam. (SĐ)
Trị Bệnh Ung Thư Bằng Aspirine.
Một người bạn vừa gửi tôi xem một video clip ghi lại hình ảnh một buổi hội thảo mới đây được tổ chức tại Montréal. Diễn giả là một cô gái Việt Nam rất trẻ, đến từ phương xa. Tôi không được mời tham dự cuộc hội thảo này nên không rõ nội dung cuộc nói chuyện ra sao, nhưng đoạn phim ngắn tôi xem được chỉ ghi lại lời của diễn giả khi cô trả lời một thắc mắc của cử tọa.
Cô ta nói : Chúng cháu không đặt vấn đề chống Cộng, chúng cháu chỉ chống cái ác, cái khổ mà đồng bào trong nước đương phải gánh chịu.
Già cả, chữ tác đánh chữ tộ, tôi chỉ có thể ghi lại được như thế, có gì sai, xin các cháu cho biết.
Tôi rất tôn trọng giới trẻ, và trong lòng chỉ ao ước một ngày nào đó, các cháu thay thế những cha anh, để tiếp tục cuộc chiến đấu cho đất nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam. Những gì tôi viết dưới đây không phải để công kích các cháu, chống lại hoặc chụp mũ bất cứ ai. Tuy nhiên tôi xin hỏi các cháu một điều là các cháu có biết nguyên ủy của cái ác, cái khổ của người Việt Nam từ đâu mà ra hay không ???
Nếu các cháu được sinh ra và lớn lên tự hải ngoại, thì tôi xin nói để các cháu hiểu là nguyên ủy của thảm trạng Việt Nam là do Cộng Sản . Nếu không có chế độ CS, người dân Việt Nam không khổ, và nếu con người CS tử tế, thương đồng loại, thì người dân không bị xử ác, thậm chí đến mạng vong nếu chống đối CS.
Những tội ác mà chúng ta thấy được trong xã hội Việt Nam chỉ là cái ngọn. Cái gốc là chế độ độc tài đảng trị mà đảng CS áp đặt lên Miền Nam sau khi chúng chiếm và đổi tên Sài Gòn. Sau 1975, hàng triệu người bị giam giữ, bị hành hạ trong các trại cải tạo. Họ bị giết, hoặc được tha sau nhiều năm trời. Sau đó, vì không sống đựợc cái ác, vì khổ sở cùng cực, họ phải liều chết vượt biên. Với bao sự khủng hoảng đó, họ trở nên bất bình thường, và sống với dư chứng của cái gọi là syndrome de stress post traumatique , nghĩa là gần như tàn tật..
Các cháu được hưởng cái may mắn sanh ra và lớn lên ở đây, đó là nhờ công ơn cha mẹ. Đừng vì cái hiện tại huy hoàng hiện tại mà quên đi những dĩ vãng đau buồn của đời cha.
Nay các cháu trở thành một phần nào giống như thanh nhiên của các nước tân tiến, sống thoải mái, có lý tưởng, thương người nghèo. Những việc đó rất tốt, không ai có thể cản ngăn hay nói xấu. Thế nhưng nói chống cái ác, cái khổ tại Việt Nam mà không nói chống Cộng thì không đủ. Các cháu nói chỉ cần quàng trên cổ lá cờ vàng ba sọc đỏ là đủ nói lên là các cháu không CS. Không đâu, việc tuyên bố chống Cộng lại cần nói ra, và nói to trên diễn đàn, nhất là trong một buổi hội thảo long trọng tổ chức bởi một cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn CS.
Vấn đề Việt Nam, bệnh có nguyên nhân là CS, khổ và ác trong xã hội chỉ là triệu chứng lâm sàng. Công Sản gây ra khổ và ác.
Chúng ta muốn hết khổ, hết ác, phải giải thể CS.
Việt Nam có thể ví von là đang bị nhiễm trùng gây nên nóng sốt..
Trị nhiễm trùng, cần trụ sinh chứ không cần aspirine giảm sốt.
Chữa bệnh Việt Nam mà nói không chống Cộng Sản khác nào dùng aspirine hay dầu cù là chữa bệnh nan y. Ai cũng biết Aspirine chẳng có tác dụng nhiều gì, tuy cũng không phải là không hữu ích cho một vài trường hợp. Cancer mà dùng aspirine trị thì cũng như gãi ghẻ mà thôi
Trần Mộng Lâm
Nguồn: Thư luân lưu trên [cvaxagan] via Blog Sầu Đông
Nghe nhạc cuối tuần
Bonnie Tyler - Total Eclipse of the Heart
“Mỗi khoảnh khắc anh chưa quay về, em chỉ biết đi quanh quẩn, cô đơn, mệt mỏi hơn và chỉ biết lắng nghe dòng nước mắt chảy dài trên má bởi vì từng giây qua, em chợt lo ngại những giây phút đẹp nhất đã trôi qua, bởi vì tình yêu của anh và em là bất tận, là như bóng mát che chở em mọi lúc. Trong tim em giờ đây là khoảng tối (eclipse), em thấy mình gục ngã và đêm nay em cần có anh: hãy ôm em thật chặt, hai ta sẽ có nhau trong vòng tay mãi mãi và sẽ không còn gì phải e ngại ”
Hãy dành đôi phút thưởng thức khúc nhạc tình tạm thời quên đi những tất tả trong cuộc sống kể cả những khó khăn của hai cơn bão gây ra nơi quê hương thứ hai của chúng ta. Cũng xin thưa với Qúi anh chị: cung cấp và viết lời binh cho những bản nhạc chỉ là thiện chí. Nếu quí anh chị nào không thích xin delete và thông cảm. Cảm ơn nhiều.
Viết tại San Jose ngày 9/9/17
TeHong
14 September 2017
Jimmy Carter khuyên Trump: 'Hãy gìn giữ hòa bình ... hãy nói thật'
BILL BARROW , Associated Press • Ngày 12 tháng 9 năm 2017
ATLANTA (AP) - Hôm thứ Ba, Cựu Tổng thống Jimmy Carter đã đưa ra một bản cáo trạng chỉ trích chính sách đối ngoại và các vấn đề nội bộ của Hoa Kỳ. Ông nói rằng chính sách tiền tệ làm cho quốc gia giống như một "bọn đầu sỏ hơn là một nền dân chủ" và mô tả Donald Trump như là một thất vọng trên sân khấu thế giới .
Những lời chỉ trích của Carter, được đưa ra trong bản phúc trình hàng năm của ông cho những người ủng hộ Trung tâm Carter ở Atlanta hậu-tổng thống, đã vượt qua Trump, nhưng ông đặc biệt phê bình hướng đi của quốc gia dưới sự lãnh đạo của vị tổng thống Cộng hòa.
Tổng thống thứ 39, thuộc đảng Dân chủ, đã đưa ra lời khuyên này cho tổng thống thứ 45: "Hãy gìn giữ hòa bình, quảng bá nhân quyền và hãy nói thật."
Carter, 92 tuổi, đã không đề cập rõ ràng đến những trao đổi doạ dẫm của TT Trump với nhà độc tài Kim Jong-un của Triều Tiên Trump trong mùa hè này, nhưng cựu tổng thống Mỹ nói rằng Hoa Kỳ nên liên hệ trực tiếp với nhà lãnh đạo bán đảo và thảo luận về một hiệp ước hòa bình để thay thế cho thỏa ước ngừng bắn đã chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên năm 1953.
Carter nói : "Tôi sẽ đưa người đứng đầu của tôi đến Bình Nhưỡng ngay lập tức, nếu tôi không đi"; nên biết rằng ông đã ba lần đến nước này, ngay cả khi các chính quyền liên tiếp của Mỹ từ chối giao dịch với chế độ này.
Carter cho biết, người Bắc Triều Tiên muốn có một hiệp định đảm bảo Mỹ sẽ không tấn công trừ khi Triều Tiên tấn công Hoa Kỳ hoặc một đồng minh, đặc biệt là Hàn Quốc. Ông nói: "Cho đến khi chúng ta nói chuyện với họ và đối xử với họ với sự tôn trọng - như những con người, họ là gì - tôi không nghĩ chúng ta sẽ đạt được tiến triển".
Ông cũng bác bỏ sự lạc quan của Trump rằng Trump có thể kiến tạo hòa bình Trung Đông. Trump đã giao nhiệm vụ này cho con rể của mình, Jared Kushner, giải quyết một vấn đề đã làm phật lòng chính quyền Hoa Kỳ từ nhiều thế hệ, nhưng đặc biệt là tổng thống Trump đã rút lại sự ủng hộ vị thế của Hoa Kỳ đang nắm giữ lâu nay kêu gọi giải pháp hai quốc gia Israel và Palestine.
Carter nói rằng ông "thực thất vọng" rằng bất cứ điều gì Trump đưa ra sẽ đem lại "công lý cho người Palestine."
Carter nói: "Tôi không nghĩ rằng Trump hay các thành viên trong gia đình của ông đang làm gì trong sự tôn trọng này”. Ông chỉ trích cả lãnh đạo Israel và Palestine thiếu tính linh hoạt, nhưng ông đã nêu ra Thủ tướng Israel Benjamin Netenyahu, một đồng minh của Trump, "không có ý định chấp nhận giải pháp hai quốc gia".
Cựu tổng thống và phu nhân, Rosalynn, chủ yếu hướng về chính trị đảng phái, từ lâu đã có vai trò tích cực trong Đảng Dân chủ. Nhưng họ duy trì sự ủng hộ cao độ thông qua Trung tâm Carter, tập trung vào quyền con người, y tế công cộng và các cuộc bầu cử dân chủ.
ATLANTA (AP) - Hôm thứ Ba, Cựu Tổng thống Jimmy Carter đã đưa ra một bản cáo trạng chỉ trích chính sách đối ngoại và các vấn đề nội bộ của Hoa Kỳ. Ông nói rằng chính sách tiền tệ làm cho quốc gia giống như một "bọn đầu sỏ hơn là một nền dân chủ" và mô tả Donald Trump như là một thất vọng trên sân khấu thế giới .
Những lời chỉ trích của Carter, được đưa ra trong bản phúc trình hàng năm của ông cho những người ủng hộ Trung tâm Carter ở Atlanta hậu-tổng thống, đã vượt qua Trump, nhưng ông đặc biệt phê bình hướng đi của quốc gia dưới sự lãnh đạo của vị tổng thống Cộng hòa.
Tổng thống thứ 39, thuộc đảng Dân chủ, đã đưa ra lời khuyên này cho tổng thống thứ 45: "Hãy gìn giữ hòa bình, quảng bá nhân quyền và hãy nói thật."
Carter, 92 tuổi, đã không đề cập rõ ràng đến những trao đổi doạ dẫm của TT Trump với nhà độc tài Kim Jong-un của Triều Tiên Trump trong mùa hè này, nhưng cựu tổng thống Mỹ nói rằng Hoa Kỳ nên liên hệ trực tiếp với nhà lãnh đạo bán đảo và thảo luận về một hiệp ước hòa bình để thay thế cho thỏa ước ngừng bắn đã chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên năm 1953.
Carter nói : "Tôi sẽ đưa người đứng đầu của tôi đến Bình Nhưỡng ngay lập tức, nếu tôi không đi"; nên biết rằng ông đã ba lần đến nước này, ngay cả khi các chính quyền liên tiếp của Mỹ từ chối giao dịch với chế độ này.
Carter cho biết, người Bắc Triều Tiên muốn có một hiệp định đảm bảo Mỹ sẽ không tấn công trừ khi Triều Tiên tấn công Hoa Kỳ hoặc một đồng minh, đặc biệt là Hàn Quốc. Ông nói: "Cho đến khi chúng ta nói chuyện với họ và đối xử với họ với sự tôn trọng - như những con người, họ là gì - tôi không nghĩ chúng ta sẽ đạt được tiến triển".
Ông cũng bác bỏ sự lạc quan của Trump rằng Trump có thể kiến tạo hòa bình Trung Đông. Trump đã giao nhiệm vụ này cho con rể của mình, Jared Kushner, giải quyết một vấn đề đã làm phật lòng chính quyền Hoa Kỳ từ nhiều thế hệ, nhưng đặc biệt là tổng thống Trump đã rút lại sự ủng hộ vị thế của Hoa Kỳ đang nắm giữ lâu nay kêu gọi giải pháp hai quốc gia Israel và Palestine.
Carter nói rằng ông "thực thất vọng" rằng bất cứ điều gì Trump đưa ra sẽ đem lại "công lý cho người Palestine."
Carter nói: "Tôi không nghĩ rằng Trump hay các thành viên trong gia đình của ông đang làm gì trong sự tôn trọng này”. Ông chỉ trích cả lãnh đạo Israel và Palestine thiếu tính linh hoạt, nhưng ông đã nêu ra Thủ tướng Israel Benjamin Netenyahu, một đồng minh của Trump, "không có ý định chấp nhận giải pháp hai quốc gia".
Cựu tổng thống và phu nhân, Rosalynn, chủ yếu hướng về chính trị đảng phái, từ lâu đã có vai trò tích cực trong Đảng Dân chủ. Nhưng họ duy trì sự ủng hộ cao độ thông qua Trung tâm Carter, tập trung vào quyền con người, y tế công cộng và các cuộc bầu cử dân chủ.
. . . . . . .
TNT phỏng dịch
12 September 2017
11 September 2017
Ai cũng tham nhũng thì lấy ai chống tham nhũng?
Có thể khẳng định rằng, 72 năm qua, kể từ khi cụ Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước VHDCCH nay là CHXHCNVN, chưa bao giờ vấn nạn tham nhũng lại gây nhức nhối trong xã hội đến như vậy. Tham nhũng thực sự đã trở thành “quốc nạn”. Nó không chỉ làm bào mòn lòng tin của người dân vào Đảng, đe doạ sự ổn định chính trị, sự tồn vong của chế độ mà nguy hại hơn nó làm cho đất nước khánh kiệt, người dân khốn khổ.
Bây giờ, tham nhũng không chỉ là tiền bạc, tài sản, mà còn tham nhũng cả cơ chế, tham nhũng quyền lực. Trong đó, tham nhũng quyền lực là nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng nhất.
Người đứng đầu Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng thẳng thắn thừa nhận:“tham nhũng… nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có”. Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng từng than phiền "Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.
Như chúng ta thấy, tham nhũng hiện nay xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực, các cấp các ngành, từ cấp thấp nhất cho đến cấp cao nhất trong hệ thống chính trị. Lãnh đạo cấp xã thì ăn chặn tiền cứu trợ, bán đất trục lợi, lợi dụng trương trình nông thôn mới tham nhũng. Lãnh đạo cấp huyện, cấp tỉnh, cấp bộ thì tham nhũng dự án, công trình, nhận tiền biếu xén, chạy chức chạy quyền…
Quan chức bây giờ nhiều người quá giàu, siêu giàu. Một ông chủ tịch xã lương chừng vài triệu/tháng chỉ một nhiệm kỳ đã xây được nhà bạc tỷ thì đủ hiểu từ chủ tịch huyện trở lên sẽ thế nào. Giám đốc sở, bí thư huyện, chủ tịch tỉnh, bí thư tỉnh, tổng thanh tra chính phủ, bộ trưởng, thứ trưởng… họ lấy tiền đâu để xây biệt thự, biệt phủ nếu không tham nhũng?
Chống tham nhũng, hô hào thì rất lớn, quyết tâm thì cũng rất mạnh, bao nhiêu nghị quyết, bao nhiêu hội nghị bàn về chống tham nhũng nhưng rồi cũng chẳng mang lại kết quả nào đáng kể. Vì sao? rất đơn giản, là vì cơ chế này nó đẻ ra tham nhũng và ngược lại tham nhũng nuôi sống cơ chế. Vậy chống tham nhũng là chống lại cơ chế mà chống lại cơ chế khác nào “đem nạng chống trời”. Khi quan chức ai cũng tham nhũng như ai thì lấy ai chống tham nhũng? Chẳng có vị lãnh đạo nào thanh liêm mà thăng quan tiến chức được trong cơ chế này. Họ chỉ khác nhau là tham nhũng ít hay nhiều, người ăn kín đáo, kẻ ăn lộ liễu. Tôi chắc chắn điều đó.
Vừa rồi, Nguyễn Xuân Sơn bị cáo trong đại án OceanBank đang xét xử khai trước toà là chi hàng trăm tỷ cho các đồng chí lãnh đạo trong các dịp lễ tết: “chi cho ngoại giao các dịp lễ tết, chi từ cấp nhỏ đến lớn... Cấp nhỏ nhất là chuyên viên, tết mỗi phong bì 50 triệu. Còn cấp lớn, dịp tết chi phong bì tới 200 triệu đồng… mà chỉ là phong trào như các doanh nghiệp khác mỗi dịp lễ, tết” (theo báo Thanh niên). Đó mới chỉ là một doanh nghiệp, còn trong hàng trăm doanh nghiệp, tổng công ty, công ty số tiền lễ tết biết bao nhiêu mà kể.
Hay như vụ án VN Pharma buôn thuốc giả thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng, trong đó chi cả trăm tỷ tiền hoa hồng cho bác sĩ, quan chức quản lý. Đó là chưa kể những khuất tất liên quan đến Bộ trưởng Y tế đương nhiệm.
Chỉ hai vụ việc đang được dư luận quan tâm trên, đủ để chúng ta hình dung tham nhũng làm mục nát đất nước này như thế nào.
Công cuộc chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là một cuộc chiến nữa vời như lời ông đã từng nói “kỷ luật một vài người để cứu muôn người”. Cho nên, mới có chuyện kỷ luật một vài quan chức về hưu, còn các vị đương nhiệm thấy đã kỷ luật, khởi tố được ai đâu. Vụ cô Trần Vũ Quỳnh Anh ở Thanh Hoá đến nay vẫn không tin tức. Vụ cả nhà bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến làm quan rơi vào im lặng. Chuyện quan chức tỉnh Yên Bái sở hữu khu đất vàng không còn được nhắc đến. Dự án xe buýt nhanh ở Hà Nội thất bại, không thấy ai chịu trách nhiệm. Kết quả thanh tra tài sản của ông Phạm Sĩ Quý – Giám đốc sở TN&MT Yên Bái. Vấn đề sai phạm của các dự án BOT… Tại sao những vụ việc trên được báo chí thông tin, dư luận ồn ào, dân chúng bất bình rồi một thời gian rơi vào im lặng ?
Để kết thúc bài viết, xin mượn lời của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh: Tham nhũng phát sinh ra từ thể chế mà quyền lực không được kiểm soát khách quan. Tham nhũng như là thuộc tính của thể chế nầy thì làm sao chống lại được. Ông Trọng lấy gì bảo đảm thay quan tham nhũng nầy bằng bằng quan khác sẽ không tham nhũng?
Đ.An
Bây giờ, tham nhũng không chỉ là tiền bạc, tài sản, mà còn tham nhũng cả cơ chế, tham nhũng quyền lực. Trong đó, tham nhũng quyền lực là nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng nhất.
Người đứng đầu Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng thẳng thắn thừa nhận:“tham nhũng… nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có”. Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng từng than phiền "Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.
Như chúng ta thấy, tham nhũng hiện nay xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực, các cấp các ngành, từ cấp thấp nhất cho đến cấp cao nhất trong hệ thống chính trị. Lãnh đạo cấp xã thì ăn chặn tiền cứu trợ, bán đất trục lợi, lợi dụng trương trình nông thôn mới tham nhũng. Lãnh đạo cấp huyện, cấp tỉnh, cấp bộ thì tham nhũng dự án, công trình, nhận tiền biếu xén, chạy chức chạy quyền…
Quan chức bây giờ nhiều người quá giàu, siêu giàu. Một ông chủ tịch xã lương chừng vài triệu/tháng chỉ một nhiệm kỳ đã xây được nhà bạc tỷ thì đủ hiểu từ chủ tịch huyện trở lên sẽ thế nào. Giám đốc sở, bí thư huyện, chủ tịch tỉnh, bí thư tỉnh, tổng thanh tra chính phủ, bộ trưởng, thứ trưởng… họ lấy tiền đâu để xây biệt thự, biệt phủ nếu không tham nhũng?
Chống tham nhũng, hô hào thì rất lớn, quyết tâm thì cũng rất mạnh, bao nhiêu nghị quyết, bao nhiêu hội nghị bàn về chống tham nhũng nhưng rồi cũng chẳng mang lại kết quả nào đáng kể. Vì sao? rất đơn giản, là vì cơ chế này nó đẻ ra tham nhũng và ngược lại tham nhũng nuôi sống cơ chế. Vậy chống tham nhũng là chống lại cơ chế mà chống lại cơ chế khác nào “đem nạng chống trời”. Khi quan chức ai cũng tham nhũng như ai thì lấy ai chống tham nhũng? Chẳng có vị lãnh đạo nào thanh liêm mà thăng quan tiến chức được trong cơ chế này. Họ chỉ khác nhau là tham nhũng ít hay nhiều, người ăn kín đáo, kẻ ăn lộ liễu. Tôi chắc chắn điều đó.
Vừa rồi, Nguyễn Xuân Sơn bị cáo trong đại án OceanBank đang xét xử khai trước toà là chi hàng trăm tỷ cho các đồng chí lãnh đạo trong các dịp lễ tết: “chi cho ngoại giao các dịp lễ tết, chi từ cấp nhỏ đến lớn... Cấp nhỏ nhất là chuyên viên, tết mỗi phong bì 50 triệu. Còn cấp lớn, dịp tết chi phong bì tới 200 triệu đồng… mà chỉ là phong trào như các doanh nghiệp khác mỗi dịp lễ, tết” (theo báo Thanh niên). Đó mới chỉ là một doanh nghiệp, còn trong hàng trăm doanh nghiệp, tổng công ty, công ty số tiền lễ tết biết bao nhiêu mà kể.
Hay như vụ án VN Pharma buôn thuốc giả thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng, trong đó chi cả trăm tỷ tiền hoa hồng cho bác sĩ, quan chức quản lý. Đó là chưa kể những khuất tất liên quan đến Bộ trưởng Y tế đương nhiệm.
Chỉ hai vụ việc đang được dư luận quan tâm trên, đủ để chúng ta hình dung tham nhũng làm mục nát đất nước này như thế nào.
Công cuộc chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là một cuộc chiến nữa vời như lời ông đã từng nói “kỷ luật một vài người để cứu muôn người”. Cho nên, mới có chuyện kỷ luật một vài quan chức về hưu, còn các vị đương nhiệm thấy đã kỷ luật, khởi tố được ai đâu. Vụ cô Trần Vũ Quỳnh Anh ở Thanh Hoá đến nay vẫn không tin tức. Vụ cả nhà bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến làm quan rơi vào im lặng. Chuyện quan chức tỉnh Yên Bái sở hữu khu đất vàng không còn được nhắc đến. Dự án xe buýt nhanh ở Hà Nội thất bại, không thấy ai chịu trách nhiệm. Kết quả thanh tra tài sản của ông Phạm Sĩ Quý – Giám đốc sở TN&MT Yên Bái. Vấn đề sai phạm của các dự án BOT… Tại sao những vụ việc trên được báo chí thông tin, dư luận ồn ào, dân chúng bất bình rồi một thời gian rơi vào im lặng ?
Để kết thúc bài viết, xin mượn lời của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh: Tham nhũng phát sinh ra từ thể chế mà quyền lực không được kiểm soát khách quan. Tham nhũng như là thuộc tính của thể chế nầy thì làm sao chống lại được. Ông Trọng lấy gì bảo đảm thay quan tham nhũng nầy bằng bằng quan khác sẽ không tham nhũng?
Đ.An
(LINK dẫn tới nguồn: Dân Luận)
Tin buồn
Đồng môn Quốc Gia Hành Chánh Ban Đốc Sự Khóa 9
Ông
NGUYỄN ÂN TRUNG
đã từ trần tại Việt Nam. Hưởng thọ 76 tuổi
(Nguồn Hội QGHC Nam California)
Ông
NGUYỄN ÂN TRUNG
đã từ trần tại Việt Nam. Hưởng thọ 76 tuổi
(Nguồn Hội QGHC Nam California)
09 September 2017
Sự tan vỡ đang tới của Trung Quốc
David Shambaugh
Kevin Bùi chuyển ngữ
Kevin Bùi chuyển ngữ
Ván bài cuối của chế độ cộng sản ở Trung Quốc đã bắt đầu, và các biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ đưa quốc gia này tới gần điểm tan vỡ hơn
Thứ năm vừa qua, Quốc hội nhân dân (TQ) họp tại Bắc Kinh với lịch trình quen thuộc như một nghi lễ hàng năm. Gần 3000 đại biểu “được bầu” từ khắp nơi trên toàn đất nước – từ các đại diện dân tộc thiểu số với trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú tao nhã – sẽ gặp gỡ trong vòng một tuần để thảo luận về tình trạng quốc gia và tham dự vào việc giả vờ tham gia chính trị.
Một số xem việc tập hợp đầy ấn tượng này là một dấu hiệu của sức mạnh của hệ thống chính trị Trung Quốc – nhưng thực chất nó chỉ là lớp mặt nạ của những khiếm khuyết nghiêm trọng. Chính trị Trung Quốc vốn luôn là một sân khấu đa tầng, với các sự kiện như Quốc hội muốn phô trương sức mạnh và sự ổn định của đảng cộng sản Trung Quốc (CPP). Các quan chức và người dân đều biết rằng họ có nghĩa vụ phải uốn mình theo các nghi lễ này, nồng nhiệt tham gia và hô vang các khẩu hiệu chính thức. Hành vi này được biết đến trong tiếng Hoa là “ biaotai” – biểu đạt vị thế, nhưng nó chỉ là một sự tuân thủ mang tính biểu tượng.
Bất kể vẻ bề ngoài ra sao, hệ thống chính trị của Trung Quốc cũng đang bị phá vỡ nghiêm trọng, và không ai biết rõ hơn chính bản thân đảng cộng sản. Người lãnh đạo mạnh mẽ của Trung Quốc, Tập Cận Bình, hy vọng rằng việc đàn áp giới bất đồng chính kiến và tham nhũng sẽ củng cố sự cai trị của đảng. Ông kiên định trong việc tránh trở thành Mikhail Gorbachev của Trung Quốc, chủ trì sự sụp đổ của đảng. Nhưng thay vì trở thành phản đề của ông Gorbachev, ông Tập cũng rất có thể đẩy gió lên theo hướng tương tự, và dẫn tới cùng kết cục. Sự chuyên chế của ông làm trầm trọng thêm hệ thống và xã hội Trung Quốc – và mang quốc gia này tới gần hơn điểm tới hạn.
Dự đoán sự sụp đổ của các chế độ độc tài là một công việc mạo hiểm. Có rất ít các chuyên gia phương Tây dự đoán sự sụp đổ của Liên bang Xô viết trước khi xảy ra vào năm 1991; CIA hoàn toàn không tiên liệu được điều này. Sự sụp đổ của các quốc gia cộng sản Đông Âu hai năm trước đó đã bị coi khinh như những suy tưởng mộng mơ của những kẻ chống cộng sản – cho tới khi nó thực sự xảy đến. Các cuộc “cách mạng màu” hậu Xô viết ở Georgia, Ukraine và Kyrgyzstan từ năm 2003 tới 2005, cũng như sự nổi dậy của những mùa xuân Ả rập năm 2011, hoàn toàn bật ra bất ngờ.
Những nhà quan sát về Trung Quốc đã ở mức cảnh giác cao với các dấu hiệu về sự phân rã và suy giảm của chế độ kể từ lần chết hụt của chế độ tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Kể từ đó, nhiều nhà Hán học dày dạn đã đánh liều với uy tín nghề nghiệp của mình bằng cách khẳng định rằng sự sụp đổ của chế độ đảng cộng sản là không thể tránh khỏi. Một số khác thận trọng hơn – bao gồm chính tôi (Tác giả bài viết – David Shambaugh). Nhưng thời gian đã thay đổi ở Trung Quốc, và do vậy các phân tích của chúng ta cũng phải thay đổi.
Trò chơi cuối của chế độ cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu, tôi tin là vậy, và nó đã tiến triển xa hơn mức nhiều người nghĩ tới. Tât nhiên, chúng ta không biết con đường từ bây giờ cho tới khi kết thúc sẽ như thế nào. Nó có thể sẽ là quá trình rất bất ổn và rối loạn. Nhưng cho tới khi hệ thống bắt đầu làm sáng tỏ theo một vài hướng rõ ràng, thì những người bên trong hệ thống sẽ cùng chơi một trò chơi – giữ gìn hình ảnh ổn định bên ngoài.
Chế độ cộng sản ở Trung Quốc hẳn sẽ không kết thúc lặng lẽ. Một sự kiện duy nhất nào đó sẽ không có khả năng kích hoạt sự sụp đổ trong hoà bình của chế độ. Sự băng hà của nó có lẽ sẽ được kéo dài, hỗn độn và bạo lực. Tôi sẽ không loại trừ khả năng ông Tập sẽ bị lật đổ trong một cuộc đấu tranh quyền lực hoặc đảo chính. Với chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ của ông – trọng tâm thảo luận của Quốc hội nhân dân (Trung Quốc) tuần này – ông đã chơi quá tay với một quân bài yếu và chọc quá sâu vào giới lãnh đạo chóp bu của đảng, chính phủ, quân đội cũng như giới tài phiệt.
Người Trung Quốc có một câu tục ngữ, “waiying, neiruan” – bên ngoài thì cứng, bên trong thì mềm. Ông Tập thực sự là một nhà cai trị cứng rắn. Ông bộc lộ rõ sức thuyết phục và sự tự tin. Nhưng tính cách cứng rắn này gây một ấn tượng nhầm lẫn về đảng và hệ thống chính trị mà hiện tại vô cùng mong manh ở bên trong.
Hãy xem xét năm chỉ số về sự dễ tổn thương của chế độ và những yếu điểm mang tính hệ thống của đảng.
Đầu tiên, giới tinh hoa kinh tế của Trung Quốc đã đặt một chân ra khỏi cửa, và họ đã sẵn sàng chạy trốn hàng đoàn nếu hệ thống thực sự bắt đầu sụp đổ. Trong năm 2014, Viện nghiên cứu Hurun Thượng Hải, nghiên cứu tầng lớp giàu có của Trung Quốc, phát hiện rằng 64% những người “có giá trị ròng cao” mà viện này thăm dò – 393 các nhà triệu phú và tỷ phú – đều hoặc là đã di cư hoặc đang lên kế hoạch để làm điều đó. Người giàu Trung Quốc gửi con cái đi học ở nước ngoài với những con số kỷ lục (những số liệu này tự nó cũng là bản cáo trạng về chất lượng của hệ thống giáo dục Trung Quốc).
Cũng ngay trong tuần này, tạp chí (Wall Street Journal) cho biết các nhà điều tra liên bang đã kiểm tra một số các địa điểm ở Nam California mà chính quyền Mỹ cho là có liên quan tới “các doanh nghiệp du lịch – sinh con trị giá nhiều triệu dollar nhằm đưa hàng ngàn phụ nữ Trung Quốc sang du lịch và trở về với đứa con sơ sinh mang quốc tịch Mỹ”. Người giàu Trung Quốc cũng mua bất động sản ở nước ngoài với mức độ và giá cả kỷ lục, và họ đặt tài sản tài chính của mình ở nước ngoài, thường ở các thiên đường thuế và bởi các công ty chỉ có vỏ suông( đăng ký tên nhưng không có hoạt động).
Trong khi đó, Bắc Kinh đang cố gắng để dẫn độ về Trung Quốc một số lượng lớn những người bị cáo buộc vi phạm về tài chính đang trốn ở nước ngoài. Khi giới thượng lưu của một đất nước – rất nhiều trong số đó là đảng viên – chạy trốn với số lượng lớn như vậy, thì đó là dấu hiệu của sự thiếu niềm tin vào chế độ và tương lai của đất nước.
Thứ hai, kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, ông Tập đã tăng cường đáng kể các áp chế chính trị vốn đã bao phủ toàn Trung Hoa kể từ năm 2009. Các mục tiêu bao gồm báo chí, các phương tiện truyền thông, phim ảnh, văn học nghệ thuật, các nhóm tôn giáo, Internet, giới trí thức, người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ (Uighur), người bất đồng chính kiến, luật sư, các tổ chức phi chính phủ (NGO), sinh viên đại học và thậm chí cả sách giáo khoa. Uỷ ban trung ương đã gửi một lệnh hà khắc năm 2013, gọi là văn bản số 9 xuống thông qua hệ thống tổ chức đảng, ra lệnh cho tất cả các chi bộ đảng thanh lọc tất cả những gì gọi là các “giá trị phổ quát” mà phương Tây tán dương – bao gồm dân chủ lập hiến, xã hội dân sự, tự do báo chí và kinh tế tự do kiểu mới (neoliberal economics).
Một chính phủ ổn định hơn và tự tin hơn sẽ không thiết lập một chiến dịch đàn áp nghiêm trọng như vậy. Đó là một triệu chứng của sự lo lắng và bất an sâu sắc của nhóm lãnh đạo đảng.
Thứ ba, thậm chí nhiều người trung thành với chế độ cũng đã trải qua các dịch chuyển. Thật khó để không nhìn thấy sân khấu của sự giá trá vốn đã lan tràn khắp cơ thể chính trị của Trung Quốc trong vài năm qua. Mùa hè năm ngoái, tôi là một trong số ít ỏi người nước ngoài (và chỉ có người Mỹ) tham dự hội nghị về “Giấc mơ Trung Hoa”, một khái niệm vốn mang đậm dấu ấn của ông Tập, tại một viện nghiên cứu trực thuộc đảng tại Bắc Kinh. Chúng tôi trải qua hai ngày mệt óc với những bài thuyết trình không ngừng của khoảng hai tá học giả đảng – nhưng gương mặt của họ băng giá, ngôn ngữ cơ thể của họ cứng như gỗ, và sự chán nản của họ là dễ thấy. Họ giả vờ tuân thủ theo thần chú mới nhất của đảng và các lãnh đạo. Nhưng rõ ràng là công tác tuyên truyền đã mất đi sức mạnh của nó, và hoàng đế thì đang cởi truồng.
Tháng 12 vừa qua, tôi trở lại Bắc Kinh trong một cuộc họp tại Trường Đảng Trung ương, học viện cao nhất của các giáo lý dẫn đường của đảng, và một lần nữa, các quan chức hàng đầu của đất nước và các chuyên gia về chính sách nước ngoài đọc phần khẩu hiệu của họ đúng nguyên văn. Một ngày, trong giờ ăn trưa tôi tới nhà sách của trường – luôn là một điểm dừng quan trọng để tôi có thể cập nhật về những gì mà các cán bộ lãnh đạo của Trung Quốc đang được giảng dạy. Hàng chồng dày trên các giá sách có từ “Chọn lọc các công trình của Lê Nin” cho tới hồi ký của Condoleezza Rice, và một cái bàn ở lối vào chất đầy các bản sao của một cuốn sách nhỏ viết bởi ông Tập về chiến dịch của mình nhằm thúc đẩy “niềm tin đại chúng” – chính là sự kết nối của đảng với đại chúng. “Cái này bán chạy không?, tôi hỏi một nhân viên. “ Ồ không”, cô trả lời, “chúng tôi cho không”. Độ dày của chồng sách dường như cho thấy nó không phải là một cuốn sách được ưa chuộng.
Thứ tư, tham nhũng, đã bắn thủng lỗ chỗ đảng, nhà nước và quân đội và cũng đang lan tràn khắp toàn xã hội Trung Quốc. Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập là lâu bền và nghiêm khắc nhất từ trước tới giờ, nhưng sẽ không có chiến dịch nào có thể loại bỏ được vấn đề. Đó là một vấn đề ngoan cố, bắt rễ sâu vào hệ thống độc đảng, hệ thống ban phát bổng lộc, một nền kinh tế hoàn toàn thiếu minh bạch, với phương tiện truyền thông nằm trong tay nhà nước và sự thiếu vắng luật pháp.
Hơn nữa, chiến dịch của ông Tập lại chuyển thành không chỉ là chiến dịch chống hối lộ mà còn là một cuộc thanh trừng chọn lọc. Nhiều người trong số các mục tiêu cho tới nay là đồng minh chính trị của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân. Bây giờ đã 88 tuổi, ông Giang vẫn là cha đỡ đầu của nền chính trị Trung Quốc. Đuổi diệt mạng lưới bảo trợ của ông Giang ngay khi ông còn sống là rất nguy hiểm cho ông Tập, đặc biệt khi ông Tập dường như không kéo theo phe cánh trung thành của mình để chiếm giữ các vị trí quyền lực. Một vấn đề khác: Ông Tập, một người con của thế hệ lãnh đạo cách mạng đầu tiên, là một trong những “ thái tử đảng” và các mối liên kết chính trị của ông chủ yếu là mở rộng tới các thái tử đảng khác. Thế hệ thìa bạc này (có nhiều may mắn, thuận lợi từ khi sinh ra -nd) bị chửi rủa rộng rãi trong xã hội Trung Quốc nói chung.
Cuối cùng, nền kinh tế Trung Quốc – với tất cả các quan điểm phương Tây đều cho rằng nó là một người khổng lồ không thể ngăn cản được- đang mắc kẹt trong một chuỗi các bẫy hệ thống mà không có lối thoát dễ dàng. Vào tháng 11 năm 2013, ông Tập chủ trì Hội nghị thứ ba của đảng, đã công bố một gói lớn các đề xuất cải cách kinh tế nhưng cho tới giờ, chúng vẫn chỉ nằm yên trên bệ phóng. Đúng là chi tiêu tiêu dùng đã tăng lên, các hạn chế được giảm bớt, và một số các cải cách tài chính đã được đưa ra, nhưng xét toàn thể, các mục tiêu tham vọng của ông Tập đã chết yểu. Gói cải cách đã thách thức các nhóm lợi ích đầy quyền lực – chẳng hạn như các doanh nghiệp nhà nước và giới chức đảng địa phương – và họ thẳng thừng ngăn chặn việc triển khai gói này.
Năm vết nứt ngày càng hiện rõ trong sự kiểm soát của chế độ chỉ có thể được hàn gắn thông qua cải cách chính trị. Cho đến khi, và trừ khi Trung Quốc nới lỏng sự kiểm soát chính trị hà khắc của họ, nó sẽ không bao giờ trở thành một xã hội sáng tạo và “nền kinh tế tri thức” – một mục tiêu chủ chốt của các cải cách từ Hội nghị lần ba. Hệ thống chính trị đã trở thành trở ngại chính của các cải cách xã hội và kinh tế cần thiết của Trung Quốc. Nếu ông Tập và các lãnh đạo đảng không thả lỏng sự kìm kẹp, họ sẽ nhận lại chính định mệnh mà họ hy vọng tránh khỏi.
Trong các thập kỷ kể từ khi sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, giới thượng tầng lãnh đạo của Trung Quốc đã bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của người anh em cộng sản khổng lồ. Hàng trăm các bài phân tích của Trung Quốc đã tập trung mổ xẻ những nguyên nhân của sự tan rã của Liên Xô.
“Giấc mơ Trung Hoa” thực sự của ông Tập là tránh vết xe đổ của Liên Xô. Chỉ vài tháng vào đầu nhiệm kỳ của mình, ông đã đưa ra một bài phát biểu nội bộ phân tích sự sụp đổ của Liên Xô và than thở về sự phản bội của ông Gorbachev, cho rằng Moscow đã thiếu một “người đàn ông thực sự” để đứng lên chống lại nhà lãnh đạo cải cách cuối cùng này. Làn sóng đàn áp của ông Tập hiện nay được hiểu là đối nghịch với những “perestroika” và “glasnost” của ông Gorbachev. Thay vì mở cửa, ông Tập tăng gấp đôi sự kiểm soát với những người bất đồng chính kiến, với nền kinh tế và thậm chí các đối thủ trong đảng.
Nhưng sự chống lại và đàn áp không phải là lựa chọn duy nhất của ông Tập. Những người tiền nhiệm của ông, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, rút ra những bài học hoàn toàn khác từ sự sụp đổ của Liên Xô. Từ năm 2000 tới 2008, họ đưa ra các chính sách nhằm mở rộng hệ thống với các cải cách chính trị một cách hạn chế và cẩn trọng.
Họ tăng cường các đảng uỷ cấp địa phương và thử nghiệm bỏ phiếu cho các bí thư đảng với nhiều ứng cử viên. Họ tuyển nhiều doanh nhân và trí thức vào đảng. Họ đã mở rộng sự tham vấn với các nhóm trung lập và khiến các quy trình của Bộ chính trị trở nên minh bạch hơn. Họ cải thiện các cơ chế phản hồi trong nội bộ đảng, thực hiện nhiều tiêu chí trọng dụng nhân tài hơn trong việc đánh giá và thăng chức, và tạo ra một hệ thống đào tạo bắt buộc giữa sự nghiệp cho tất cả 45 triệu cán bộ nhà nước và đảng. Họ thực thi đúng các qui định về tuổi hưu trí và luân chuyển cán bộ, sỹ quan quân sự cứ vài năm một lần.
Trong thực tế, trong một quãng thời gian, ông Giang và ông Hồ đã tìm cách để quản lý sự thay đổi chứ không phải chống lại nó. Nhưng ông Tập thì hoàn toàn khác. Từ năm 2009 (khi ngay cả ông Hồ cởi mở trước đây, cũng đã thay đổi và bắt đầu kiểm soát), chế độ ngày càng lo lắng này đã rút lại từng cải cách nói trên (với ngoại lệ là hệ thống đào tạo cán bộ). Các cải cách này được đưa ra và đạo diễn bởi quân sư chính trị và là cựu phó chủ tịch Tăng Khánh Hồng, người nghỉ hưu năm 2008 và giờ đây đang là đối tượng tình nghi của chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập – một biểu tượng thù địch khác của ông Tập với các biện pháp có thể làm dịu các căn bệnh của một hệ thống đang sụp đổ.
Một số chuyên gia cho rằng chiến thuật khắc nghiệt của ông Tập có thể thực ra là tiền đề của phương hướng cải cách và cởi mở sau này trong nhiệm kỳ của ông. Tôi không đồng ý. Nhà lãnh đạo này và chế độ này (cộng sản) coi chính trị là trò chơi có tổng bằng không: Nới lỏng kiểm soát, theo họ, là bước chắc chắn tới sự sụp đổ của hệ thống và sự hạ bệ của chính họ. Họ cũng duy trì cách nhìn nghi ngại rằng Mỹ đang hoạt động tích cực để lật đổ sự trị vì của đảng Cộng sản. Không điều nào trong số này cho thấy rằng cải cách chỉ còn cách một khúc quanh.
Chúng tôi không thể dự đoán khi nào đảng cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ, nhưng không khó gì để kết luận rằng chúng ta đang chứng kiến giai đoạn cuối cùng của nó. Đảng cộng sản Trung Quốc là chế độ cầm quyền dài thứ hai trên thế giới (chỉ sau Bắc Triều Tiên), và không có đảng nào có thể thống trị mãi mãi.
Nhìn về tương lai, các nhà quan sát về Trung Quốc nên để mắt tới các công cụ kiểm soát của chế độ và những người được giao để sử dụng những công cụ này. Một số lượng lớn các công dân và đảng viên đã bỏ phiếu bằng đôi chân của họ và rời đất nước hoặc thể hiện sự không thành thật của mình bằng cách giả vờ tuân theo những mệnh lệnh của đảng.
Chúng ta nên đợi tới ngày mà các cán bộ tuyên truyền của chế độ và bộ máy an ninh nội bộ trở nên lỏng lẻo trong việc thi hành các chỉ dụ của đảng – hoặc khi họ bắt đầu đồng nhất với những người bất đồng chính kiến, giống như mật vụ Đông Đức Stasi trong phim “ The Lives of Others – Cuộc đời của những người khác” đã trở nên đồng cảm với những mục tiêu gián điệp của mình. Khi sự đồng cảm của con người bắt đầu chiến thắng sự cai trị cứng nhắc, thì ngày cuối của đảng cộng sản Trung Quốc đã thực sự bắt đầu.
Tiến sĩ Shambaugh là Giáo sư về các vấn đề quốc tế và Giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington và một thành viên cao cấp tại Viện Brookings. Các cuốn sách của ông bao gồm “China’s Communist Party: Atrophy and Adaptation” và gần đây nhất “China Goes Global: The Partial Power”.
07 September 2017
Chủ nghĩa thực dân mới của Trung Cộng
Lê Duy San
Chủ nghĩa thực dân là một chủ nghĩa nhằm chiếm đoạt lãnh thổ của nước khác để cai trị, ngõ hầu dễ dàng chiếm đoạt tài nguyên của nước bị trị cũng như dễ dàng bóc lột nguồn lao động của dân bản xứ nhằm làm giầu cho nước mình.
Người ta thường nghĩ rằng chủ nghĩa thực dân phát xuất từ Âu Châu vào thế kỷ 12, 13 khi người Bồ Đào Nha và các nước khác như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hòa Lan v.v. bắt đầu mở rộng lãnh thổ ra hải ngoại xa xôi như Phi Châu, Mỹ Châu, Á Châu và Úc Châu. Thực ra thì trước đó, từ lâu, người Trung Hoa cũng đã thi hành chủ nghĩa này, nhưng chỉ để xâm chiếm những nước chung quanh. Bằng cớ là ngay từ thời Việt Nam lập quốc (2879 trước tây lịch) nước ta đã bị người Tầu (đời nhà Hán) xâm chiếm và lập thành quận huyện của họ để đô hộ.
Chủ nghĩa thực dân mỗi ngày một thịnh vượng và kéo dài tới đệ II Thế Chiến (1939-1945) thì bắt đầu suy thoái và tới giữa thập niên 50 (1954) thì được coi là chấm dứt và thay vào đó là việc các nước lớn và mạnh dùng ảnh hưởng kinh tế của mình để can thiệp vào nội tình chính trị của nước khác, nhỏ và yếu, để giành thị trường tiêu thụ mà người ta gọi đó là chủ nghĩa thực dân mới.
Trước năm 1975, người Mỹ đã dùng sức mạnh kinh tế của mình nhưng không phải là để mở rộng thị trường tiêu thụ ở Việt Nam, mà là dùng Việt Nam Cộng Hòa làm tiền đồn để ngăn chặn làn sóng đỏ (cộng sản) từ phương Bắc. Nhưng chính sách này đã bị một số trí thức thân Cộng thời đó gọi là “chủ nghĩa thực dân mới” và một số người vô ý thức thì gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa là bọn lính đánh thuê cho Hoa Kỳ. Thực ra chính Liên Sô và Trung Cộng mới chính là bọn thực dân mới và chính quân đội nhân dân của ngụy quyền cộng sản Hà Nội mới là bọn lính đánh thuê cho Nga Tầu. Thực vậy, bọn Nga, Tầu đã dùng chủ nghĩa Mác Lê tức chủ nghĩa cộng sản để, không những chiếm đoạt đất đai, chiếm đoạt thị trường (với chủ trương vô tổ quốc) mà còn sai khiến luôn cả ngụy quyền Hà Nội với chiêu bài thi hành nghĩa vụ quốc tế để toan tính nhuộm đỏ toàn thể thế giới.
Núp dưới các dự án kinh tế, giặc Tàu đã chiếm lĩnh hàng loạt vị trí xung yếu trên khắp đất nước ta. Nguồn ảnh Bà Đầm Xòe |
Chủ nghĩa thực dân mỗi ngày một thịnh vượng và kéo dài tới đệ II Thế Chiến (1939-1945) thì bắt đầu suy thoái và tới giữa thập niên 50 (1954) thì được coi là chấm dứt và thay vào đó là việc các nước lớn và mạnh dùng ảnh hưởng kinh tế của mình để can thiệp vào nội tình chính trị của nước khác, nhỏ và yếu, để giành thị trường tiêu thụ mà người ta gọi đó là chủ nghĩa thực dân mới.
Trước năm 1975, người Mỹ đã dùng sức mạnh kinh tế của mình nhưng không phải là để mở rộng thị trường tiêu thụ ở Việt Nam, mà là dùng Việt Nam Cộng Hòa làm tiền đồn để ngăn chặn làn sóng đỏ (cộng sản) từ phương Bắc. Nhưng chính sách này đã bị một số trí thức thân Cộng thời đó gọi là “chủ nghĩa thực dân mới” và một số người vô ý thức thì gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa là bọn lính đánh thuê cho Hoa Kỳ. Thực ra chính Liên Sô và Trung Cộng mới chính là bọn thực dân mới và chính quân đội nhân dân của ngụy quyền cộng sản Hà Nội mới là bọn lính đánh thuê cho Nga Tầu. Thực vậy, bọn Nga, Tầu đã dùng chủ nghĩa Mác Lê tức chủ nghĩa cộng sản để, không những chiếm đoạt đất đai, chiếm đoạt thị trường (với chủ trương vô tổ quốc) mà còn sai khiến luôn cả ngụy quyền Hà Nội với chiêu bài thi hành nghĩa vụ quốc tế để toan tính nhuộm đỏ toàn thể thế giới.
I/ Hình thức chủ nghĩa thực dân mới của Trung Cộng được áp dụng tại VN như thế nào?
Sau năm 1990, các nước cộng sản Nga Sô và Đông Âu tan rã, chỉ còn 4 nước theo chủ nghĩa cộng sản là Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam và Cu Ba. Nhưng chỉ có Trung Cộng là hùng mạnh, nhờ vào sự chấm dứt chính sách thù nghịch của Mỹ và thay vào đó là sự bình thường hóa quan hệ Mỹ Trung. Việt Nam thì nợ nần Trung Cộng quá nhiều vì tham vọng thôn tính miền Nam Việt Nam nên đã bị Trung Cộng dùng chủ nghĩa này chi phối và lấn áp mọi mặt.
Để áp dụng chủ nghỉa thực dân mới này, Trung Cộng đã áp dụng những chính sách sau tại Việt Nam và một số các nước nghèo đói, chậm tiến trên thế giới:
1/ Xâm chiếm lãnh thổ
Mặc dầu đi xâm chiếm lãnh thổ của nước khác để nhập vào lãnh thổ của mình, ngày nay đã bị thế giới lên án nặng nề. Nhưng bọn bành trướng Trung Cộng cậy có sức mạnh, cậy có dân đông (trên 1.3 tỷ người), cậy có tiền bạc nhiều, cũng vẫn làm nếu chúng có thể làm được. Điển hình là chúng đã thôn tính Tây Tạng, Nội Mông. Đối với Việt Nam, chúng đã lấn chiếm ải Nam Quan, thác Bản Giốc, hàng chục ngàn cây số vuông giáp ranh với Trung Cộng, cũng như Hoàng Sa, Trường Sa và hàng trăm ngàn cây số vuông lãnh hải của Việt Nam.
Nếu nơi nào mà bọn Trung Cộng không lấn chiếm được, chúng dùng tiền để thuê mướn như chúng đã thuê ở nhiều nơi thuộc 9 tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam để trồng cây kỹ nghệ và 1
tỉnh thuộc miền cao nguyên Trung phần của Việt Nam để khai thác quặng bô-xít và nhiều nơi thuộc những tỉnh miền Nam để xây những khu phố Tầu (khu thương mại) trong thời hạn 50 năm. Trung Cộng cũng bỏ tiền của ra mua hoặc thuê mướn đất ở nhiều nước ở Châu Phi và Châu Mỹ LaTinh để tìm kiếm những quặng mỏ mà Trung Cộng có nhu cầu. Hậu quả của việc thuê mướn này rất là tai hại không những về kinh tế, kỹ nghệ mà cả về chính trị và xã hội cho nước bị lấn chiếm hay cho thuê mướn.
2/ Dùng chủ nghĩa cộng sản, dùng kỷ luật Đảng Cộng Sản và dùng tài chánh để sai khiến nước khác
Việt Nam cũng là một nước theo chủ nghĩa cộng sản như Trung Cộng nhưng lại là một nước nhỏ và nợ nần Trung Cộng nhiều, sau 20 năm chiến tranh. Do đó, đảng Cộng sản Việt Nam được coi như một đảng cộng sản đàn em, một chi nhánh của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhất nhất mọi sự đều phải theo lệnh của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính tướng Việt Cộng là Nguyễn Trọng Vĩnh cũng đã thú nhận: “Tôi nói rồi, bất kỳ người nào lên lãnh đạo Trung Quốc họ cũng đều lấn át chúng tôi cả. Họ đều thực hành chủ nghĩa bành trướng, bá quyền đối với chúng tôi thôi. Còn phía lãnh đạo của chúng tôi, tôi còn theo dõi, thế mà từ trước đến nay họ không hề cãi gì với Trung Quốc cả.”
Đối với những nước không theo chế độ cộng sản nhưng nghèo đói như những nước ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Trung Cộng đã dùng tiền bạc thuê mướn đất đai dài hạn, mua chuộc chính quyền địa phương và truyền cấy chủ nghĩa cộng sản.
3/ Di dân
Mặc dầu Trung Cộng thuê mướn đất đai để khai thác quặng mỏ, xây cất các nhà máy, cơ xưởng, nhưng Trung Cộng không thuê mướn các công nhân bản xứ mà đem, không những các chuyên viên tới mà cả công nhân Trung Cộng cùng gia đình của họ từ Trung Cộng tới.
Trung Cộng áp lực Việt Nam phải chấp nhận để cho dân Trung quốc tự do nhập cảnh vào Việt Nam. Họ không những không cần hộ chiếu mà ngay cả giấy tờ tùy thân cũng không bị đòi hỏi. Lợi dụng tình trạng này, nhiều người Trung Cộng đã sang Việt Nam làm ăn, sinh sống và buôn bán một cách bất hợp pháp.
Tại phiên thảo luận về dự án luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28/11/2013, các đại biểu Quốc hội cộng sản Việt Nam đã nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Tàu, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập làng, lập phố Tầu ở một vài địa phương”.
II/ Hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới của Trung Cộng
1/ Hậu quả về kinh tế và xã hội
Với 3 chính sách trên: xâm chiếm đất đai để khai thác, chi phối chính quyền địa phương, và di dân, bọn Tầu chỉ cốt làm sao cho được càng nhiều lợi càng tốt. Chúng không cần biết những hậu quả tai hại gì sẽ xẩy ra cho môi trường, cho dân chúng địa phương. Nơi nào chúng tính chuyện lâu dài, thì chúng cho nhân công của chúng đem vợ con tới sinh sống, làm ăn buôn bán và lập nghiệp. Với những hàng hoá dư thừa hoặc không đủ tiêu chuẩn bị ngoại quốc trả về, chúng mang vào Việt Nam bán với giá rẻ như bèo. Thử hỏi hàng hoá Việt Nam nào cạnh tranh nổi ? Rút cuộc các xí nghiệp sản xuất của Việt Nam sạt nghiệp và Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ của Trung Cộng.
Không những làm ăn buôn bán, những nhân công nào chưa có gia đình thì lấy người Địa phương và sinh con đẻ cái, dần dần chúng trở thành người Việt gốc Hoa, nhưng phong tục tập quán của người Hoa thì chúng vẫn giữ. Đây chính là phương pháp trồng người của bọn chúng.
Tại một thị trấn tại Lào, thị trấn Boten, không những tiếng Hoa được dùng hoàn toàn trong việc buôn bán mà cả trong lãnh vực hành chánh. Đồng Nhân Dân tệ của Trung Cộng cũng được dùng thay cho tiền Lào. Giờ giấc cũng chạy theo giờ Bắc Kinh. Rồi Việt Nam cũng sẽ tiến tới như vậy. Tới lúc đó thì dù hợp đồng thuê mướn đã mãn hạn, cũng không thể nào mà trục xuất họ về nước được.
2/ Hậu quả về chính trị.
Với cái thái độ nhu nhược và hèn nhát của ngụy quyền Hà Nội như chúng ta đã thấy trong những vụ ngư dân Việt Nam đánh cá trong những vùng biển Việt Nam bị tầu Trung Quốc chận bắt. Không những cá của ngư dân Việt Nam bị cướp mà cả người lẫn thuyền cũng bị chúng bắt giữ và đòi tiền chuộc mà bọn ngụy quyền Hà Nội cũng không dám phản đối thì thử hỏi còn đâu là chủ quyền của một nước?
Công an Việt Cộng hầu như không có thẩm quyền đối với những vụ tranh chấp giữa các nhân công Trung Cộng và người Việt Nam. Công nhân Trung Cộng không coi luật pháp Việt Nam ra gì cả. Chúng coi như vùng chúng ở là vùng tự trị của chúng. Chúng ăn uống, nhậu nhẹt tại các quán ăn của người Việt Nam có khi không những không trả tiền mà còn đập phá. Nếu chủ quán Việt Nam mà mạnh tay với chúng là có chuyện. Chúng kéo cả bọn mang gậy gộc, dao búa tới đập phá và đánh đập chủ quán và thân nhân của họ rất dã man mà công an Viêt Nam cũng bó tay, không dám can thiệp. Mới tới có ít lâu mà bọn chúng còn như vậy thì thử hỏi sau khi bọn chúng đã ở được vài ba chục năm, bọn chúng còn lộng hành đến đâu?
Mới đây, vào dịp Tết Bính Thân 2016, bà Tuyết Hương về thăm Việt Nam đã có cảm nghĩ về tương lai Việt Nam như sau: “... Ở Đà Nẵng, đi đâu cũng gặp Trung Cộng, có thể nói rằng trong dịp Tết này, Trung Cộng nhiều hơn người Việt tại thành phố Đà Nẵng ... Có thể nói trong dịp Tết này, cảm giác Trung Cộng mới là chủ nhân thực sự của dải đất hình chữ S này chứ không phải là người Việt Nam. Sao lại có chuyện kì cục như vậy? ... Thử nghĩ, tương lai Việt Nam sẽ về đâu với chứng sốt rét tâm hồn của đại bộ phận nhân dân? Và tội lỗi này do đâu mà có? Liệu có còn tương lai để chúng ta nói rằng đến một ngày nào đó lịch sử sẽ phơi bày ra ánh sáng ai công ai tội khi mà nguy cơ bị xóa sổ một dân tộc đang rất cận kề bởi kẻ địch không cần tốn viên đạn nào, họ chỉ cần đứng nhìn chúng ta chết dần chết mòn trong chứng sốt rét tâm hồn và lăn ra chết?
Tóm lại, với chế độ thực dân mới của Trung Cộng, với những chính sách mà Trung Cộng đã áp dụng tại Việt Nam, nếu chế độ cộng sản Việt Nam còn tồn tại thì chỉ vài chục năm nữa, Việt Nam sẽ có cả chục triệu người Tầu hoặc người Việt gốc Tầu (Tầu lai). Loại dân này sẽ trở thành một thứ kiêu dân, nếu không trực tiếp nắm quyền chính trị thì cũng có ảnh hưởng rất mạnh đối với chính quyền Việt Nam. Ngoài ra, bọn kiêu dân này còn có những hoạt động ưu thế về kinh tế và tài chánh (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…cho vay lãi, kim cương, vàng bạc…) và có thể còn có cả những cơ quan truyền thông, báo chí, điện ảnh giống như người Do Thái ở Đức trước đệ Nhị Thế Chiến và người Do Thái bây giờ tại Mỹ. Họ (Do Thái) sống cả ngàn năm ở Âu Châu, nhưng vẫn giữ tôn giáo riêng, phong tục tập quán riêng, không thèm hội nhập vào dòng văn hoá chính. Do đó, Trung Cộng cũng chẳng cần chiến tranh, chỉ sau vài thập niên nữa, Việt Nam nếu không trở thành quận huyện của Trung Quốc thì cũng sẽ trở thành một nước chư hầu tuyệt đối trung thành với mẫu quốc là Trung Cộng.
Đảng Cộng Sản Việt Nam |
Bên này biên giới là nhà,
Bên kia biên giới cũng là quê hương.
Chỉ khi nào chế độ cộng sản Trung Quốc tan rã như Liên Xô, lúc đó chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tan rã theo và Việt Nam mới mong thoát khỏi bàn tay của lông lá của Trung Quốc. Mong rằng lời nói của bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho tờ The Atlantic như sau, sẽ thành sự thật: "Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “những việc vô ích như những gã hề”.
Lê Duy San
Nguồn: Diễn Đàn Người Dân Việt Nam
Trích: Tập Tùy Bút “Tà Quyền Khiếp Nhược” của Luật Sư Lê Duy San gửi đến BBT Diễn Đàn Người Dân.
Subscribe to:
Posts (Atom)
Tùy bút
H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...