29 October 2015

Giai Thoại Về Nhạc Phẩm Làng Tôi

Phan Văn Thanh

Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lờ lững vờn quanh êm xuôi về Nam …
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau đồng quê mơ màng!
Năm ấy, đoàn hát Kim Chung lần đầu tiên có kế hoạch thực hiện bộ phim nhựa có tiếng nói (âm thanh). Để cho bộ phim thêm phần hấp dẫn, trang trọng và gây ấn tượng với công chúng trong buổi chiếu ra mắt, toàn bộ êkíp điều hành, bầu sô, đạo diễn … đồng ý việc tổ chức một cuộc thi sáng tác bài hát làm nền cho phim với giải thưởng lớn cho tác phẩm được chọn. Đây cũng là bộ phim nhựa có âm thanh đầu tiên của ngành điện ảnh Việt Nam vào thời ấy. (1952)

Cuộc thi được tổ chức rộng rãi trong công chúng, không phân biệt tuổi tác, chuyên nghiệp hay nghiệp dư…đã có nhiều nhạc sĩ tên tuổi cùng một số những người mới thành danh trong làng ca nhạc giải trí thời đó tham gia. Đề tài sáng tác là quê hương và con người Việt Nam.

Sau nhiều lần chọn lựa rất công bằng và vô tư, ban giám khảo đã mất khá nhiều thời gian bàn bạc, nhận xét rồi cân nhắc để đưa ra một sự chọn lựa chính xác, dù biết đó là một quyết định rất khó khăn. Cuối cùng, Ban tổ chức đã công bố, tác phẩm được chọn để trao giải là bài hát “Làng Tôi” của một tác giả vô danh tiểu tốt, cái tên nghe chừng như rất xa lạ trong làng ca nhạc Việt thời ấy đó chính là nhạc sĩ Chung Quân.

Bản nhạc Làng Tôi được chọn vì nó mang hơi thở của một vùng quê yên bình, lời lẽ cũng mộc mạc, dung dị thấm đẫm tình cảm của người dân Việt Nam, cho dù năm đó tác giả bài Làng Quê mới chỉ vừa 16 tuổi. Nhạc phẩm Làng Quê và cái tên Chung Quân ra đời từ dạo ấy. Nhờ giai điệu du dương, thắm thiết tình người tình quê của Làng Tôi cứ mãi bay xa mà cái tên nhạc sĩ Chung Quân trở nên nổi tiếng và đi vào lòng người.

Nhiều nhạc sĩ tên tuổi và giới văn nghệ thời đó có hơi ngỡ ngàng, nhưng mọi người đều công nhận bản nhạc "Làng Tôi" xứng đáng được nhận giải thưởng vinh dự đó.
Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn ... người bốn phương.
Bản Làng tôi đã giành được giải của công ty điện ảnh, đoàn cải lương Kim Chung ở Hà Nội để làm bản nhạc nền cho phim Kiếp Hoa.

Hành trình về phương Nam

Thế rồi, thế sự đổi thay theo mệnh nước nổi trôi. Năm 1954, Chung Quân cùng gia đình di cư vào Nam, định cư ở vùng Khánh Hội. Nhờ đã từng học sư phạm chuyên ngành về nhạc và danh tiếng của Làng Tôi, Chung Quân được Bộ Quốc gia Giáo dục của Đệ Nhất Cộng Hòa ưu đãi, cho dạy môn nhạc tại hai trường trung học Chu Văn An, và Nguyễn Trãi. Thời gian giảng dạy ở trường Nguyễn Trãi, Chung Quân là thầy dạy nhạc của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc... Cũng khoảng thời gian 1955 - 1956, ông có soạn bản hợp xướng Sông Bến Hải, theo một vài ý kiến thì đó là một trường ca có giá trị nghệ thuật, viết về cuộc di cư năm 1954, nhưng về sau không thấy phổ biến rộng rãi.

Trường Nguyễn Trãi năm ấy có cậu học trò nghèo nên buổi trưa thường không về nhà mà nghỉ lại ở trường cùng bữa ăn trưa là gói xôi mà mẹ cậu đã mua cho cậu đem theo từ sáng sớm. Thay vì nghỉ trưa, cậu học trò lại tha thẩn trong trường để rồi lắng nghe được câu chuyện tranh cãi giữa hai người thầy.

Trong một căn phòng, tiếng của vị giáo sư Hà Đạo Hạnh (cử nhân toán) đang ầm ĩ nói với nhạc sĩ Chung Quân
    - Trình độ học vấn của anh chỉ đáng là học trò của tôi thôi. Việc anh được dạy chung với những giáo sư như chúng tôi là một vinh dự cho anh, anh có biết điều đó không?
    - Nhưng thưa giáo sư, nếu hỏi công chúng có biết nhạc sĩ Chung Quân là ai không? Thì chắc chắn nhiều người biết đó là tác giả của bản nhạc Làng Tôi. Còn như hỏi họ, có biết giáo sư Hà Đạo Hạnh là ai không? Tôi tin người ta không mấy người biết.
Câu chuyện đang đến hồi hấp dẫn, và cậu học trò cố áp sát tai để chờ nghe tiếp xem Giáo sư Hà Đạo hạnh trả lời ra sao, bỗng từ phía sau, một bàn tay lạnh lùng của thầy giám thị véo vào tai cậu học trò kéo đi chỗ khác! Và vì thế mà câu chuyện đành dở dang ở đây.

Rồi thời gian trôi qua, tưởng mọi chuyện đã rơi vào quên lãng. Nhưng không, nhạc sĩ Chung Quân đã không chịu bỏ qua dễ dàng như vậy, ông nhất định phải đòi lại món nợ danh dự này. Không công danh thà nát vói cỏ cây.

Nhạc sĩ Chung Quân sau đó đã quyết chí tiếp tục con đường kinh sử, ông ghi danh theo học và hoàn thành tú tài toàn phần, sau đó, ông lại tiếp tục việc học để đạt cho kỳ được mảnh bằng Đại học. Cuối cùng, ông đã tốt nghiệp cử nhân văn chương tại Anh quốc.
Đã mang tiếng đứng trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Nhớ lại câu chuyện ngày xưa, nhạc sĩ Chung Quân sao chép tất cả văn bằng mà mình có được gửi về cho giáo sư Hà Đạo Hạnh kèm theo lời nhắc nhở rất nhẹ nhàng lịch sự.

Thưa giáo sư Hà Đạo Hạnh, tất cả những gì mà giáo sư làm được thì Chung Quân tôi cũng đã làm được. Còn những gì Chung Quân tôi làm được thì giáo sư đã không làm được.

Viết tới đây tôi bỗng nhớ tới bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ có đoạn như sau:
Đã hẳn rằng ai nhục ai vinh
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm lên tiếng phi thường đâu đấy tỏ …
Nhạc sĩ Chung Quân đã đòi lại món nợ danh dự năm xưa một cách sòng phẳng bằng ý chí và lòng kiến nhẫn của chính ông. Rất lịch sự, tế nhị mà cũng rất quân tử. Không ồn ào, không gióng trống khua chiêng làm người khác phải ngượng ngùng, mất thể diện. Quả thật, chẳng ai biết trước được chuyện gì xảy ra trong cuộc đời.

Cậu học trò nghe lén câu chuyện ngày xưa sau này cũng theo cái nghề “gõ đầu trẻ”. Ông dạy Trung học đệ nhị cấp (cấp 3) ở miệt dưới tận tỉnh Bạc Liêu. Ngoài công việc dạy học, ông còn làm thêm nghề tay trái là viết báo, viết văn với bút hiệu Thái Phương. Sau biến cố 1975, ông nghỉ dạy và chuyển hẳn sang viết báo. Hiện nay, độc giả biết nhiều đến ông với bút danh nhà văn Đoàn Dự.

Đã có lần, nhà văn Đoàn Dự gặp lại thầy cũ là giáo sư Hà Đạo Hạnh và ông có hỏi vị giáo sư:

    - Thưa Thầy, sao ngày đó thầy lại nặng lời với Nhạc sĩ Chung Quân thế ạ!
    - Hồi ấy tôi có hơi nóng nảy nên đã quá lời

Mọi chuyện rồi cũng qua đi, người xưa giờ cũng đã trở về cùng cát bụi, nhưng câu chuyện thì sẽ còn mãi như một bài học, một tấm gương về cách đối nhân xử thế của người xưa vậy.
    
Phan Văn Thanh
CHS Văn Đức 
Lớp 12C Niên Khóa 1972 – 1975
(Nguồn: Blog Trường Văn Đức)

28 October 2015

Bông Giấy

Bonsai & thơ Lê Kim Thành

Bông Giấy

Trưa hè, trời nắng chang chang,
Một bông giấy rụng, bay sang nhà nàng.
Ra sân,nhặt cánh hoa tàn,
Em mang hoa để trước hàng-ba tôi. 
(LKT)

27 October 2015

Công an Hà Nội hối lộ gái và tiền cho Tô Huy Rứa để chạy chức(?)

Dân Luận: Chúng tôi tiếp tục nhận được những đơn thư tố cáo trước thềm Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Do không có điều kiện kiểm chứng, xin độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết, và mong nhận được thêm những thông tin xác thực về vụ việc.

Trước kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố, hầu hết các chức danh của Hà Nội đều đã được định đoạt. Một trường hợp trong số đó là ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Công an quận Tây Hồ, người bị phanh phui đã cùng bộ sậu Công an Hà Nội hối lộ ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương bằng gái và tiền để chạy chức phó giám đốc công an Hà Nội. Mời quý bạn đọc tham khảo toàn bộ nội dung lá đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Nam gửi đến Văn phòng Thành ủy (có bản scan đính kèm):


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

Kính gửi: - Ông Bí thư Thành ủy Hà Nội,

- Ông Bộ trưởng Bộ Công an,

- Ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương,

- Ông Thường trực Ban Bí thư Trung ương,

- Ông Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND,

- Ông Chánh Thanh tra Bộ.

Tôi là Nguyễn Văn Nam, cán bộ Công an quận Tây Hồ xin báo cáo các đồng chí lãnh đạo một việc như sau:

Tôi được biết, Công an thành phố Hà Nội đang rục rịch chuẩn bị báo cáo Bộ xin chủ trương bổ nhiệm gối đầu Phó giám đốc Công an thành phố đối với Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Công an quận Tây Hồ, thường có biệt danh là Tuấn “Rởm”. Tuấn “Rởm”, nguyên Trưởng phòng An ninh kinh tế, giờ là Trưởng Công an quận Tây Hồ nên tiền rất nhiều, đã nhiều lần tham gia cuộc đua phó giám đốc, nhưng đều thất bại vì tài, đức đều kém. Nhưng gần đây, Tuấn “Rởm” tỏ ra rất đắc thắng, trong một vài cuộc nhậu, khi say, Tuấn “Rởm” vỗ ngực khẳng định chắc chắn sẽ lên được bổ nhiệm phó giám đốc, vì đã mua được lãnh đạo công an thành phố và đặc biệt rất thân thiết đồng chí Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, đồng chí Rứa sẽ ép Bộ Công an bổ nhiệm Tuấn lên phó giám đốc! Ban đầu, chúng tôi cũng không tin lắm, vì làm gì có chuyện một trưởng công an quận lại có thể thân thiết được với Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nhưng vô tình một lần, tôi chứng kiến Tuấn “Rởm” dẫn 01 lãnh đạo Công an thành phố và đồng chí Rứa, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, cùng một, hai người khác vào một nhà hàng ở Bến Bạc, ven sông Hồng. Hơn 30 năm làm công an, tôi không lạ gì nhà hàng này. Chủ nhà hàng tên là H, bồ ruột của 01 lãnh đạo Công an thành phố; nhà hàng có phòng rất đặc biệt, chỉ để tiếp riêng khách rất VIP và mỗi khi có khách rất VIP đến thì sẽ có chân dài, thuộc loại nổi tiếng ở Việt Nam đến phục vụ từ A-Z. Đến giờ, tôi đã hiểu rõ, vì sao Tuấn “Rởm” lại tự tin như vậy, và Tuấn “Rởm” lại thân thiết được với đồng chí “Rứa”!

Vì tò mò, nên tôi cũng tìm hiểu, thì phát hiện Tuấn “Rởm” không chỉ dẫn lãnh đạo Công an thành phố, đồng chí Rứa đến đó chỉ một lần đó, mà đến nhiều lần nữa. Không khó lắm, tôi đã có được đầy đủ thông tin, ngày tháng cụ thể và có cả ảnh chụp Tuấn “Rởm”, 01 lãnh đạo Công an thành phố, đồng chí Rứa cùng các em chân dài thuộc loại nổi tiếng, thường xuyên xuất hiện trên báo, truyền hình trong phòng ăn, chơi. Tất nhiên, Tuấn “Rởm” chỉ có vai trò phục vụ, trả tiền.

Với con người, đạo đức như Tuấn “Rởm”, đề nghị các đồng chí cần cân nhắc việc bổ nhiệm phó giám đốc đối với Tuấn “Rởm”. Nếu cần tôi sẽ gửi các ảnh ăn chơi với gái của Tuấn “Rởm” để các đồng chí kiểm chứng.

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 12/9/2015

Nguyễn Văn Nam

Nguồn:
https://www.danluan.org/tin-tuc/20151027/cong-an-ha-noi-hoi-lo-gai-va-tien-cho-to-huy-rua-de-chay-chuc

Tin ngắn đáng chú ý: Tàu chiến Mỹ áp sát đảo TQ ở Trường Sa



Tàu khu trục USS Lassen vào hôm 27/10 đã vào trong khu vực biển 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại bãi Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.

Điều này đánh dấu sự khởi đầu cho một loạt động thái thách thức trước việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại một trong các tuyến đường biển đông tàu bè đi lại nhất trên thế giới.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố tại Bắc Kinh:

"Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này."

Các chuyến tuần tiễu bổ sung sẽ được tiến hành trong những tuần tới và cũng có thể được tiến hành xung quanh các cơ sở mà Việt Nam và Philippines xây tại Trường Sa, một quan chức quốc phòng Mỹ ẩn danh nói với Reuters.

Theo Công ước LHQ về Luật Biển, giới hạn 12 hải lý không được áp dụng xung quanh các đảo nhân tạo được xây trên các bãi đá ngầm.

Bốn trong số bảy bãi đá Trung Quốc xây cất trong vòng hai năm qua bị hoàn toàn ngập nước lúc thủy triều lên trước khi thi công xây dựng, giới học giả luật được nhà báo Greg Torode của Reuters dẫn lời.

Tin Hoa Kỳ điều tàu chiến vào khu vực có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông được một loại các báo trong khu vực và quốc tế đưa tin trong đó có CNN của Hoa Kỳ, Kyodo News của Nhật, The Guardian của Anh.

Trích những điểm chính từ BBC Tiếng Việt

Chân Dung & Chân Tướng

Tưởng Năng Tiến

- Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc. Huỳnh Nhật Hải

-Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam. Huỳnh Nhật Tấn

Cách đây chưa lâu, hai nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật đã cho xuất bản cuốn Phác Hoạ Chân Dung Một Thế Hệ. Theo báo chí nhà nước đây là “một hồi ký đậm chất  văn chương của hai con người đã từng sống, từng viết và từng tranh đấu trong các đô thị miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ” và tác phẩm đã “đưa ‘giấc mơ đẹp’ của một thế hệ đến những thế hệ tiếp nối.”

“Giấc mơ đẹp” này của hai nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật (chả may) lại là ác mộng của một người làm thơ khác, cùng thời:
“tôi sống yên ổn với những việc làm hàng ngày của mình
không định được ngày mai
có một đồng để mua cho con nửa cái bánh tráng hay
hai cái kẹo gừng
có hai đồng cất dưới chân đèn trên bàn thờ
    lỡ khi hết dầu thắp tới bữa thiếu ruốc hết bột ngọt
mả cha cuộc đời quá vô hậu
cơm không có mà ăn
ngó lui ngó tới không biết thù ai
những thằng có thịt ăn thì chẳng bao giờ ỉa vất”

lâu ngày tôi thấy quen đi
như quen thân thể của mình
tiếng ho gà nửa đêm của những đứa bé chưa đầy hai tuổi
buổi chiều không có cơm ăn
những con ruồi ăn nước mũi khô trên má
           những đứa đau quan sát những con chuột
                                  chết lòi ruột ở bến xe đò
những tiếng cha mẹ vợ chồng anh em
          con cái chưởi bới la hét trong bữa ăn
người điên ở trần đứng làm thinh
          giữa trời mưa ngoài chợ
những ngày hết gạo hết tiền hết củi
          muối sống không còn một hột của tôi
những trách canh rau khoai tháng năm không có bột ngọt
hai mắt tôi mở to
đầu tôi cúi thấp
miệng tôi há ra
những lá khoai nhám và rít mắc vài hột cơm
                               dồn cứng chật cuống họng

(Trần Vàng Sao – Người Đàn Ông 43 Tuổi Nói Về Mình)

Toàn bản bài thơ thượng dẫn vừa được đăng lại trên trang Quà Tặng Xứ Mưa, vào hôm 11 tháng 6 năm 2012, với đôi lời giới thiệu (rất buồn) về tác giả:
“Nhà thơ Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính) ở Đường Tuy Lý Vương, Phường Vỹ Dạ, Huế là nhà thơ nổi tiếng với bài thơ ‘Bài thơ người yêu nước mình’. Giữa lúc phong trào ‘xuống đường’ ở Huế những năm 1965-1968 đang rầm rộ mà dám lấy bút danh ‘Trần Vàng Sao’ là rất ghê gớm. Thế mà, năm 1988, ông có bài thơ ‘Người đàn ông 43 tuổi nói về mình’ in ở Tạp chí Sông Hương đã gây nên cuộc cãi vã náo loạn ở Huế. Cán bộ chính trị, các ‘nhà văn đỏ’ đua nhau suy diễn chính trị, phán xét. Đài phát thanh, báo đảng địa phương đăng nhiều bài viết chửi rửa nhà thơ, họ ‘phỏng vấn’ cả các bà tiểu thương chợ Đông Ba để tố cáo nhà thơ. Trên diễn đàn họ gọi Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ (Tổng biên tập TC Sông Hương) là ‘bọn tay sai của địch...”
Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia cho biết chi tiết hơn:

 “Trần Vàng Sao sinh ở Thừa Thiên - Huế, năm 1961 ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh. Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về cái gọi là ‘hậu phương xã hội chủ nghĩa’ đó và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập đến nỗi ông có cảm giác ông không còn được coi là con người mà đã thành ‘một con vật, một con chó, theo như Hồi ký ‘Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)’ sau này của ông.”

Nguyễn Đính Trần Vàng Sao,
ảnh chụp 3-2012. 
Nguồn ảnh:ngominh.vnweblogs.com

Tập hồi ký này có thể đọc được ở diễn đàn talawas. Xin trích dẫn lại vài đoạn ngắn:

Thứ Ba, ngày 31.10.1978

Mong có một bữa cơm không, ăn với cá, cá vụn, với muối và một chút ớt.

Thứ Hai, 22.07.1979

Nhà cứ không có gạo hoài. Có nửa lon, một lon dành cho Bồ Câu. Phải bới sắn non, nhưng chỉ vài ba bữa, còn thì quá non. Hay chưa có được gạo. Giấy trả về làm việc từ 1.6. Chúng mày không có gạo thì chúng mày đói chứ tao có đói đâu.

Gạo.

Bây giờ ai cũng chỉ mong, không phải bữa nào cũng cơm mà sắn cũng được, mỳ hột cũng được. Miễn là dộng vào cho đầy cái dạ dày. Ước mơ của thiên hạ thì cũng đơn giản thôi: làm sao bữa nào nồi cũng đầy cơm, đầy tràn ra, đến nỗi hôi khói. Có cơm ăn với chi cũng được, với muối, nước mắm thì tuyệt rồi. Người ta không ao ước gì hơn nữa. Không có mơ ước, không có hy vọng.
Và không ai dám nói ra những suy nghĩ của mình về chế độ, thậm chí những suy nghĩ của mình về một người thứ ba cho một người thứ hai nghe. Người ta phải nói láo hoặc nói nhỏ. Kinh khủng thật. Thành ra có một không khí chính trị giả dối trong dân chúng. Nhưng mà chưa ai chết ngay cho. Có người nói: không chết tươi ngay mà chỉ chết mòn, chết dần...

Phần đời (“vô hậu”) này của Nguyễn Đính gần giống như hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyễn Hữu Đang, sau 15 năm tù, qua cảm nhận của Phùng Cung:
Gót nhọc men về thung cũ
Qùi dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn
Phùng Quán cho biết thêm là Nguyễn Hữu Đang phải sống nhờ vào… rắn rít và cóc nhái! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (“Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Nhớ Phùng Quán. Ngô Minh và nhiều tác giả. Việt Nam: Trẻ 2003, tr. 474).

Cớ sao mà “cách mạng” lại “chiếu cố” Nguyễn Hữu Đang tận tình (và tuyệt tình) như thế? Một trong những nguyên do – có thể nhìn thấy được – là vì ông đã không chịu chấp nhận sự “xộc xệch” trong hiến pháp của nước CHXHCNVN:

“Hoà bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền Bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi…”
“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho cán bộ hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính Nhà nước đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn…” (Nhân văn số 4, phát hành ngày 5.11.1956).
Sáu năm sau, vào năm 1961, “người ta đã trắng trợn vu cáo” Nguyễn Hữu Đang là gián điệp. Mười hai năm sau nữa thì đến lượt Nguyễn Đính bị vu cáo là CIA:
“Khi ra Bắc, ai giao nhiệm vụ cho anh? Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ gì? Anh đã gặp ai, ở đâu, bao giờ? Anh đã tổ chức họ như thế nào? Công việc của anh hiện nay đã tiến hành đến đâu? Anh phải nói thật, nói hết, không được giấu giếm. Sinh mạng của anh là do nơi sự thành khẩn của anh quyết định đó...”

“Chúng tôi biết hết những việc anh làm, nhưng chúng tôi muốn tự anh nói ra hết. Vì chỉ có như thế, anh mới hưởng được lượng khoan hồng của Đảng...”

“CIA giỏi thật, cài anh ta vào sâu đến như thế”.
Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đính đều đã trải qua nhiều năm tháng não nề, ê chề, và cay đắng. Họ bị chôn sống nhưng nhất định không chịu chết. Hai ông, nói nào ngay, chỉ là hai nạn nhân tiêu biểu – của hai thế hệ kế tiếp nhau – đã dấn thân vào cuộc cách mạng vô sản (và vô hậu) ở Việt Nam.

Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Đào Duy Anh, Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Phùng Cung, Trần Dần, Trần Duy, Phan Khôi, Dương Bích Liên, Hữu Loan, Phùng Quán, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu... đều không còn nữa nhưng tâm cảm trân trọng  và qúi mến của mọi người dành cho họ chắc chắn sẽ còn lâu. Thế hệ của Nguyễn Đính (e) khó có nhận tình cảm tương tự. Sự nông nổi, ồn ào và lố bịch của nhiều người trong bọn họ khiến cho tiên hạ cảm thấy khó gần!

Dù vở kịch cách mạng đã hạ màn từ lâu, họ vẫn làm bộ như không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra, vẫn cứ xưng xưng coi đó như Một Thời Để Nhớ, vẫn kịch cỡm viết sách tự phác hoạ Chân Dung của thế hệ mình và mô tả là tác phẩm đã “đưa ‘giấc mơ đẹp’ của một thế hệ đến những thế hệ tiếp nối.”

Họ cố tình quên rằng chính hiến pháp của hai chế độ đệ I và đệ II Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam, tuy non trẻ và yếu ớt, vẫn là đồ thật (chớ) không phải đồ sơn. Nó đã bảo vệ cho họ được sống như những con người, với những quyền tự do tối thiểu, để có được “những hình ảnh khí phách” và “những tháng ngày sục sôi” – thay vì bị đạp vào mặt chỉ vì đi tuần hành biểu lộ lòng yêu nước, như hiện cảnh.

Không ít kẻ thuộc thế hệ Nguyễn Đính đã được choàng vào người những vòng hoa (giả) và họ cứ thế mà đeo mãi cho đến cuốn đời. Tội!

Tưởng Năng Tiến

26 October 2015

Đặc san HCMD số 21

Kính thưa quý vị Giáo Sư và quý anh chị đồng môn,

Đặc san HCMD số 21 sẽ được phát hành vào đầu năm 2016.
Ban Biên Tập mong được đón nhận bài vở của quý vị Giáo Sư và anh chị đồng môn.
Bài viết  dùng MS Word với Unicode font, xin gửi về levanbinh4303@yahoo.com/ hanhchanhmd@cox.net.

Hạn chót gửi bài là ngày 12 tháng 11 năm 2015.

Trân trọng,

BBT Đăc San HCMĐ

Hội CSV QGHC Nam California: Họp Mặt Mùa Tạ Ơn

(Gõ lên hình để phóng lớn)

Cua chích độc tố

Các bà nội trợ chú ý:

Khi mua cua (nhất là cua đông lạnh)​ ​ nhớ coi kỹ phía dưới con cua. Nếu thấy có lỗ nhỏ dưới bụng cua thì đừng mua (lỗ hai bên, dưới yếm, phần bụng cua v.v...) vì có thể mua trúng cua của Tàu ghẻ. Tụi nó chích hóa chất preservative để giữ cua tươi lâu. Ăn vô sẽ "đi" sớm.


25 October 2015

Sao anh không hạ buồm!

Mặc Lâm (Đài RFA): 
VN có một câu nói rất thâm thúy về người đảng viên: “Nó là đảng viên nhưng nó tốt” câu này có thể áp dụng cho một công an viên nào đó hay không, chẳng hạn như “nó là công an nhưng nó tốt”?

Tạ Phong Tần (Tù nhân lương tâm):
Cái đó hiếm hoi lắm. Công an hay bất kỳ người nào trong hệ thống nhà nước Việt Nam một khi đã là người của guồng máy ấy thì không thể có chữ “tốt” mà nó chỉ tốt ở một phương diện hay trong một trường hợp cụ thề nào đó thôi. Khi tôi còn trong giai đoạn điều tra tại trại giam công an thành phố HCM, ông điều tra viên làm việc với tôi ổng nói rằng nếu ổng có quyền thì sẽ không bắt giam tôi. Chị không làm gì sai cả chỉ có điều là nói hơi sớm mà thôi. Có lần ổng nói là ổng sắp nghỉ hưu rồi ổng không muốn làm những việc gì sai trái nhưng đã trót lên thuyền rồi không xuống được nữa. Tôi mới bảo: bây giờ anh đã biết như thế thì anh hạ buồm đi sao anh lại căng buồm lên trong cơn sóng dữ? anh hạ buồm đi! (Trích cuộc phỏng vấn Tạ Phong Tần do Đài RFA thực hiện)

24 October 2015

Rừng Thu, tranh mới A.C.La


RỪNG THU
(Autumn Forest)
Oil on canvas 24x30 inch (61x76 cn)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**

23 October 2015

Rách Rưới Mảnh Hồn Thu, thơ

Dạo:
      Lá đà giũ kiếp phù du,
Lấy gì vá mảnh hồn thu hỡi người.

 Rách Rưới Mảnh Hồn Thu

Trời trở lạnh, lá rực màu chắp cánh,
Người lăng quăng, tay máy ảnh quơ quào.
Chợt hỏi thầm thu đã đến rồi sao,
Trong sâu thẳm, ngọn lửa nào chợt ngún.

Da táo Tàu nhăn nhúm,
Mặt vấy bùn lún phún mấy cọng râu,
Đáy mắt sâu nhớt nhát lớp cặn sầu,
Mồm méo mó, mái đầu trơ gốc tội.

Hồ với bóng lặng nhìn nhau bối rối,
Chốn xa người biết hối lỗi cùng ai.
Dép sứt quai, chân chai cứng miệt mài,
Đường trước mặt sao vẫn dài vô tận.

Trên vai lệch, một gánh đời lận đận,
Nửa kiếp người biết mấy trận phong ba.
Một mình ngồi lẩm nhẩm đếm ngày qua,
Ma dĩ vãng về xót xa bay lượn.

Nhớ ánh mắt ngạt ngào hương nắng phượng,
Áo học trò thẹn vướng gót chân son,
Cổng trường trưa, ai đứng ngóng mỏi mòn,
Nghe ve khóc nỉ non ngày tạm biệt.

Nhớ thị trấn cao nguyên buồn da diết,
Chiếc xe lam cũ rích nhét đầy người,
Ì ạch qua con phố nhỏ tả tơi,
Hàng quán ế nghếch trông trời xa vắng.

Nhớ tha thiết chiều sân ga tĩnh lặng,
Tàu sắt nằm đợi nắng cuối về ngang.
Từ khi bỏ xóm xa làng,
Chốn mộng mị hoài hoang mang kiếm lối.

**

Thập thò bóng tối,
Người hối hả dồn chân.
Chim trời nhịp cánh phân vân,
Sông núi lạ ngại ngần không muốn đỗ.

Vẳng đâu đó lời kinh cứu khổ,
Người rùng mình, nghểnh cổ nhìn quanh.
Đâu cổng làng và đâu lũy tre xanh,
Chỉ thấy lá lìa cành bay lắc rắc.

Bóng đêm dần quánh đặc,
Hiu hắt vệt trăng treo.
Con đường mộng cong queo,
Hồn leo trèo mệt lả.

Xưa trót dại khắc tình ta trên lá,
Nên tình kia vội vã chết theo mùa.
Lời giã biệt cay chua,
Dai dẳng giở trò khua giấc ngủ.

Đèn khuya hắt lên vành môi héo rũ,
Người thẫn thờ ngồi ngắm nụ hoa đêm.
Nỗi đau đớn ngọt mềm
Bao năm vẫn triền miên gây gió bão.

Chăn gối lẻ năm canh dài lơ láo,
Khúc nhạc buồn áo não gọi chiêm bao.
Kỷ niệm cũ hư hao,
Lòng nghẹn ngào ray rứt.

Nợ trần chưa dứt,
Lá theo mùa về thổn thức ăn năn.
Cung đàn sầu, tay nắn nót trở trăn,
Giọt lệ đắng hờn lăn trên phím vỡ.

Lá rừng chết, khúc tình ca bỏ dở,
Đã hết rồi chút rực rỡ phù du.
Ngọn gió khuya chầm chậm góp sương mù,
Đắp điếm tạm mảnh hồn thu rách rưới.

Trần Văn Lương
Cali, 10/2015 

Bắc Kinh - Washington: Cạm bẫy ngoài khơi Biển Đông

Patrick Saint-Paul
Phong Uyên chuyển ngữ

Sự cạnh tranh giữa hai siêu cường nhất - nhì, trên thế giới ở Á Đông đang làm căng thẳng tình thế ở biển Đông. Washington thách đố Bắc Kinh ngay tại sân sau của họ, khiến Trung Quốc nổi trận lôi đình. Ashton Carter, bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ vừa báo tin ngày thứ Ba (13-10) tuần này, là quân đội Mỹ sẽ đi tuần tra tất cả mọi chỗ mà luật quốc tế cho phép, kể cả phía Nam Biển Đông, quanh các đảo nhân tạo được xây dựng bởi nước CHND Trung Quốc, để Trung Quốc bám vứu vào đó, đưa ra những đòi hỏi về lãnh thổ, mỗi ngày một thêm hung hăng.

"Để bất cứ một ai cũng không thể có sự hiểu lầm, Hoa Kỳ sẽ đưa máy bay, hạm đội, đi cùng mọi chỗ trên thế giới mà luật quốc tế cho phép, và Biển Đông cũng không nằm trong ngoại lệ", người chủ tòa Ngũ giác báo trước như vậy. Lời tuyên bố này nhằm Bắc Kinh một cách không úp mở, trước những đòi hỏi của Tàu, gần như toàn bộ Biển Đông (3.500.000km2), đường giao thông của 30% thương mại toàn cầu. Ngay tuần tới này, hải quân Mỹ sẽ bắt đầu cuộc tuần tra ngay trong lòng vòng 12 hải lý mà Trung Quốc đã tự đặt ra, quanh các đảo nhân tạo được xây dựng trên những tản san hô của quần đảo Trường Sa.

Tháng 9 vừa rồi, những hình ảnh vệ tinh nhân tạo thâu thập được bởi Trung tâm Chiến lược Nghiên cứu Quốc tế (Center for Strategic and International Studies), cho thấy một đường bay thứ ba đã được xây trên quần đảo Trường Sa, trái ngược với những lời khẳng định của Bắc Kinh là nước CHND đã hoàn thành mọi công trình trên các đảo còn trong tranh cãi. Từ một năm nay, Bắc Kinh làm vội vàng những công trình đắp biển khổng lồ, để biến những tảng đá san hô thành những hải cảng và những cơ sở hạ tầng khác nhau.

Lo sợ một cuộc tấn công (Coup de force)

Washington và các nước quanh vùng đều lo sợ Trung Quốc làm một cú võ lực để có thể, từ quần đảo Trường Sa; kiểm soát được một trong những con đường hàng hải chiến lược trên hoàn cầu. Trường Sa, gồm chừng một trăm hòn đảo nhỏ và những tản đá không người ở, đang nằm trong sự đòi hỏi chủ quyền, toàn thể hay một phần, giữa các nước Việt Nam, Philippines, Mã Lai Á, và Brunây. "Biến một mỏm đá ngầm dưới biển thành một đường bay, không thể tạo ra bất kỳ một chủ quyền nào, cũng như không thể tự áp đặt những giới hạn về thông thương hàng không và hàng hải quốc tế ", bộ trưởng Carter mới đây bình luận như vậy.

Trung Quốc, một mặt tự khẳng định không phải là nguyên nhân sự quân sự hóa của cả vùng, một mặt cảnh báo sẽ không dung thứ bất kỳ một xâm phạm nào trên vùng nước mà TQ coi là mình có "chủ quyền không thể chối cãi được". "Tôi muốn nhấn mạnh đến sự có một vài nước mới đây vẫn muốn phô trương bắp thịt quân sự ở miền Nam biển Trung Hoa", Hua Chunying, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố như vậy, với hàm ý muốn kết tội Washington đang khích động sự căng thẳng.

Báo chí lề phải Trung Quốc kết tội, không úp mở, Hoa Kỳ đang làm sự căng thẳng tăng lên một cách nguy hiểm, đưa đến sự TQ sẽ phải trả đũa lại, trong trường hợp nào đó. "Trung Quốc sẽ có những phương cách chống lại nếu hải quân Mỹ bắt đầu sự tuần tra trong vùng" dù phải đi đến sự đối chọi nhau, Wu Shicun, giám đốc Học viện Quốc gia về Biển Đông, khẳng định như vậy, trong Toàn cầu Thời báo.

Dịch giả gửi tới Dân Luận

(1) Phái viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh. Bài đăng trên Le Figaro ngày 16'10-2015
Chủ đề: Thế giới, Đối ngoại

21 October 2015

Những ảo tưởng về TPP (Trans-Pacific Partnership)

Alan Phan
Đời sống không phải là một bài toán cần giải đáp mà là một thực tại cần trải nghiệm – Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced – Soren Kierkegaard
Khoảng 2002, trong cuộc tranh cãi với một đại gia Mỹ, hai chúng tôi đánh cược vào một tình thế chính trị đang “hot” lúc bấy giờ. Khủng bố Hồi Giáo đã đánh sập tòa nhà World Trade Center ở New York năm ngoái, dân Mỹ sôi sục với an ninh quốc gia, và TT G. W. Bush đang chuẩn bị đổ quân vào Iraq, lấy lý do tiện lợi là Hussein có thể đe dọa Mỹ và thế giới với “weapons of massive destruction” (WMD, vũ khí có sức tàn phá diện rộng). Ông bạn đại gia Mỹ hờ hởi tin rằng cuộc chiến mới sẽ thay đổi bộ mặt chính trị và xã hội của Trung Đông, đặc biệt là kinh tế dầu khí… Là siêu cường duy nhất còn lại, khi Mỹ kiểm soát nguồn năng lượng quan trọng này, thế giới sẽ có Pax Americana (thời đại thanh bình kiểu Mỹ)….

Quan điểm trái ngược của tôi là bộ mặt Trung Đông đã hình thành qua cả ngàn năm lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục… nó sẽ không thể thay đổi trong vài năm chỉ vì Mỹ và ông Bush có ước muốn như vậy. Dù lý tưởng và triết thuyết có hay đẹp đến đâu, thực tại luôn là một “son of a bitch” (con chó đẻ). Tôi kết luận là sau 2 nhiệm kỳ (nếu ông Bush tái cử) , Iraq sẽ không khác gì ngày nay, a messy nation under some form of dictatorial regime (một quốc gia hỗn loạn dưới một hình thức độc tài nào đó). Riêng Trung Đông, it’s the same old story (thành ngữ VN là –vũ như cẩn).

Lúc đó, căn nhà ở Hồng Kông của tôi có trưng bày một lộc bình thời Khang Hy rất quý. Tôi không sưu tầm đồ cổ, nhưng mua được với giá quá hời từ một công ty nhà nước nhỏ ở Xian (Tây An).  Ông đại gia Mỹ thèm thuồng đòi mua lại, thuê cả người định giá là khoảng 30 ngàn đô la, nhưng tôi không bán. Sẵn đó, ông cược với tôi là nếu nhận xét của ông đúng, khi Iraq và Trung Đông đã ngoan ngoãn trong vòng tay Mỹ, thì 6 năm nữa, ông sẽ làm chủ chiếc lộc bình này. Nếu ông sai, ông sẽ ghé Hồng Kong và trả tôi 30 ngàn tiền thua cuộc. Tôi đồng ý, nhưng năm sau, vợ tôi bán chiếc lộc bình khi trang trí lại nhà cửa (không biết sau này ông TBT Trọng có là chủ nhân?). Tôi thấp thỏm cả mấy năm trời, nghĩ là phải mất 30 ngàn nếu thua cược. May mắn sao, trước khi TT Bush hết nhiệm kỳ hai, ông đại gia Mỹ ghé Hồng Kong, tìm tôi và trả tôi chi phiếu 30 ngàn đô la như một gentleman.

TPP và cao trào của hy vọng

20 October 2015

Tin ngắn nội bộ

Hội Toronto/Ontario:

Hội CSV/QGHC Toronto/Ontario - Canada đã lưu nhiệm anh Trương Thới Lai trong chức vụ Chủ Tịch trong bữa tiệc họp mặt ngày 10-10 vừa qua. Đặc biệt Hội còn đề cử anh Nguyễn Cao Kỳ Nam giữ một chức vụ mới tạm gọi là Chức CEO để giúp anh chủ tịch đã gia yếu trong công việc điều hành hội.

Hội Montréal/Québec:

Ngày 30 tháng 8 năm 2015 tại nhà hàng Tương Lai, hội Cựu Sinh Viên Học viện Quốc Gia Hành Chánh vùng Montréal/Québec, Canada đã có buổi sinh hoạt  bầu cử Tân ban chấp Hành 2016-2017, cũng như những năm qua,buổi bầu cử đã diễn ra trong không khí thân mật, đơn giản, ấm tình đồng môn, vui vẻ với  tiếng cười, tiếng hát... dơn ca, đồng ca.... và nhịp vỗ tay .  Anh Nguyễn Phú Thiệu vẫn bị anh chị em hội viên níu lại  lưu nhiệm ở ghế chủ tịch  với Anh Nguyễn H̃ôu Thông Phó Chủ Tịch, chị Lê Thị Yến Thủ Qũy...về văn nghệ, báo chí và nhiếp ảnh vẫn  có các Anh  Ngô Đình Thứ,  Tôn Thất Lưu và Vũ Ngọc Linh. Đại huynh trưởng Nguyễn Ngọc Chân  là Cố Vấn. 


Cứ như nghệ sị thứ thiệt :


Tin ngắn đáng chú ý

Canada: Đảng Liberal thắng lớn đưa Trudeau lên cầm quyền và thành lập chính phủ đa số.

Hiện chưa có kết quả sau cùng nhưng tin tức cho thấy Đảng Liberal đang thắng lớn tại những vùng then chốt. Đảng Liberal đánh bại đảng Conservative đang cầm quyền và bỏ xa Đảng NDP.  Qua cuộc chạy đua 78 ngày tranh cử, Thủ lãnh Justin Trudeau của Đảng Liberal đã làm cho mình trở thành một cái đích đáng chọn lựa nhất của dân Cadana. Mới cách đây 5 tuần lễ, Đảng Liberal còn lẹt đẹt hạng ba, thế mà nay đảng này đã biến chiến dịch của đối thủ chê bai rằng Trudeau còn quá trẻ chưa đủ khả năng thành một cuộc sụp đổ cho chính Đảng Conservative của đương kim thủ tướng Harper.

Trudeau là còn trai thứ nhất của cố thủ tướng Pierre Elliot Trudeau, là thủ tướng đã cầm quyền tổng cộng 16 năm và đã để lại một di sản chính trị có tính cột mốc như chính sách Đa văn hóa, Hệ thống Song ngữ, và Hiến Chương Các Quyền và Tự Do. Khoa hùng biện lôi cuốn còn là một di sản khác thuộc gia đình Trudeau.

***
Hai con trai TT Nguyễn Tấn Dũng đắc cử vào những chức vụ trong yếu:

Tại Kiên Giang, con trai trưởng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Thanh Nghị, được đảng bộ tỉnh Kiên Giang tín nhiệm, bầu tuyệt đối vào chức vụ bí thư tỉnh ủy. Với chiến thắng này, ông Nguyễn Thanh Nghị đã lập một kỷ lục: trở thành bí thư tỉnh ủy trẻ nhất Việt Nam, khi mới 39 tuổi.

Trước khi được bầu làm bí thư, ông Nghị đã có những thăng tiến vượt bậc về mặt chức vụ, thể hiện tài năng vượt bậc. Cụ thể cuối năm 2011, ông nhậm chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi mới 35 tuổi, và cũng giành luôn kỷ lục là Thứ trưởng trẻ nhất Việt Nam. Đến đầu năm 2014, ông Nghị được điều động về làm phó bí thư tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.

Trong khi đó, em trai ông Nghị là ông Nguyễn Minh Triết cũng vừa được tái bầu vào ban chấp hành đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Nguyễn Minh Triết cũng chỉ mới 27 tuổi, rất rất trẻ.

Điều đáng lưu ý là chiến thắng của hai người con của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không phải là do cấp trên bổ xuống, mà là do chính đảng bộ tại các địa phương bầu lên.

***

Blogger Alan Phan từ trần:

Tôi và Alan Phan chưa một lần gặp nhau ngoài đời. Chúng tôi cũng chưa từng trao đổi email. Thế nhưng tôi cảm thấy biết anh từ rất lâu. "Biết" có lẽ chưa đúng, mà phải nói là "đồng cảm" mới chính xác hơn. Tôi rất chia sẻ những suy tư và ý kiến của anh về các vấn đề xã hội ở Việt Nam. Có thể nói rằng rất nhiều bài viết của Alan Phan như là anh nói dùm tôi (và nhiều người khác). Tôi và anh rất đồng cảm với những chuyện ấu trĩ như "tự hào dân tộc" mà giới báo chí và chính khách hay nói đến.

Những bài viết của Alan Phan cho thấy anh là một người [nói theo tiếng Anh là] "worldly". Chữ Worldly ở đây phải hiểu theo nghĩa là người đi nhiều, có nhiều trải nghiệm với đời, hành xử tinh tế, và tử tế. Những bài kí của Alan Phan dù viết về một vùng đất xa lạ nào đó, nhưng lúc nào anh cũng suy tư đau đáu về Việt Nam. Mà, cái đất nước đó chưa hẳn là "tốt" với anh đâu, và anh biết rất rõ điều đó, nhưng vẫn thản nhiên nhìn đời với cái nhìn lạc quan. Tôi có thể mượn lời bình của Phạm Xuân Nguyên cho Nhà văn Bùi Ngọc Tấn để nhận xét về Alan Phan: Đó là một người chắt chiu trải nghiệm và đau khổ thành những bài học sống.

Tôi nghĩ trong giới doanh nhân Việt Nam, Alan Phan là một người rất rất đặc biệt. Đặc biệt là vì anh là một người trí thức đích thực, một người có suy nghĩ sâu, người có trăn trở với đất nước và dân tộc (và tôi ít thấy ở các doanh nhân Việt Nam). Những suy tư của anh được thể hiện qua những bài viết trên blog và báo chí mà chỉ cần đọc vài dòng đầu là khó mà bỏ qua toàn bài được. Do đó, không ngạc nhiên trang blog của gocnhinalan.com có một số độc giả rất lớn và có ảnh hưởng. Không gian mạng từ nay sẽ không còn như xưa, vì sẽ trống vắng những bài viết hay và những suy nghĩ đầy trăn trở của một người Việt ưu tú tên Alan Phan.

Vĩnh biệt anh Alan Phan, và mừng anh chuyển nghiệp.

Blogger Nguyễn Văn Tuấn

***
IS vội vã cạo bộ râu, giả gái bỏ chạy khỏi Syria tránh bom?

Truyền thông Nga vừa đưa tin, do hoảng loạn trước những đợt không kích ngày càng dữ dội của không quân Nga, một số phiến quân IS được cho là đã cạo râu, ăn mặc như phụ nữ để tháo chạy từ Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là những người tị nạn.

Tờ Breitbart hôm 17/10 đưa tin, nhiều đống râu cùng các gói dao cạo Syria được phát hiện ở khu vực Aleppo, Syria. Bức ảnh chụp những đống tóc này đã được nhà báo người Iraq Hala Jaber đăng tải lên Twitter cá nhân với chú thích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã cạo râu để trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ. (Theo Đất Việt)

Những phần tử cực đoan đã
cắt bỏ bộ râu quai nón của mình
bỏ lại ở các cứ điểm.
Ảnh : Twitter

19 October 2015

Cười tí tỉnh: Đàn ông là thế cả!

Thâm cung bí sử

Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền họp Hội nghị G3, Vua nhà Hán chủ trì. Vua Hán cho các cung nữ cởi trần, bôi nhọ nồi vào ngực, bắt múa đãi các tướng. Cuối cùng, chọn 3 cô đẹp nhất cho ngồi cạnh 3 vị Tào, Lưu, và Tôn.

Bỗng đèn đuốc tắt hết. Hồi lâu đèn nến mới sáng lên. Thì thấy tay Tôn Quyền nhọ đen nhẻm, mũi Lưu Bị cũng bị đen. Vua Hán​ ​nghĩ bụng: “Tôn Quyền khua khuắng cả cung nữ của ta, thế nào nó cũng lấy đất Ngô, Lưu Bị ngửi cả cung nữ của ta, thế nào nó cũng lấy Ba Thục,​ ​chỉ có Tào Tháo là trung thành với ta!”. Vua Hán bèn khen Tào trung nghĩa.

Tào Tháo khoái quá, cười nhe răng . . . . . Răng và lưỡi đều đen thui…!!!

17 October 2015

Chiếc Nón Quai Thao, tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh


Chiếc Nón Quai Thao
Acrylic & Oil on canvas - 16x20 inch (41x51 cm) 
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
** 

Vài câu ca dao trữ tình về chiếc nón:
Nón nầy che nắng che mưa 
Nón nầy để đội cho vừa đôi ta 
Ai làm chiếc nón quai thao 
Để anh thương nhớ ra vào khôn nguôi
Em là cô gái Bắc Ninh
Em nghiêng vành nón mái đình nghiêng theo.
                                                           Ca dao

Nhớ đêm giã bạn

        Hội đã tan rồi, chia tay bên dòng sông
        Chiếc nón quai thao xôn xao câu quan họ
        Đến hẹn lại lên người ơi đừng quên nhé
        Con đò bồng bềnh nhớ nhau em gọi câu:
        Mình ơi!
                                                     
Nguyễn Tiến

Các chế độ cộng sản còn lại sắp cáo chung

Bài xã luận viết trong tháng 8 đăng trên blog "Thông Luận", tuy vậy những ý nghĩ nêu ra vẫn còn đáng để chúng ta suy xét (TTR)
“…Làn sóng dân chủ thứ tư đang gia tốc. Myanma và Cuba tỏ ra đã hiểu là phải tìm cách để chấm dứt chế độ toàn trị một cách an toàn. Còn Đảng Cộng Sản Việt Nam?...”
Những diễn biến thời sự đầu tháng 8 này tuy không lớn về tầm vóc nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng báo hiệu hồi cuối cùng của tiến trình đào thải của các chế độ cộng sản còn lại. Làn sóng dân chủ thứ tư đang gia tốc.

Trái với nhận định của nhiều người, bốn nước Việt Nam, Trung Quốc, Cuba và Triều Tiên chưa bước vào giai đoạn hậu cộng sản. Điều đã chấm dứt chỉ là điều ít quan trọng nhất của các chế độ cộng sản: mô thức kinh tế Mác-Lênin. Chính Lenin đã từng đình chỉ nó khi gặp khó khăn và ngay cả khi được coi là có hiệu lực nó vẫn sống chung với một sinh hoạt kinh tế thị trường chợ đen song hành. Bản chất toàn trị và khủng bố, bất chấp luật pháp và đặt đảng cộng sản lên trên dân tộc vẫn còn nguyên vẹn. Làn sóng dân chủ thứ ba – mà cao điểm là sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989 - đã chấm dứt cuộc tranh luận về chủ nghĩa cộng sản nhưng đã chỉ xô ngã Liên Xô và các chế độ cộng sản Đông Âu. Bốn chế độ cộng sản còn lại vẫn sống sót nhờ chính sách đối ngoại thực tiễn của Hoa Kỳ và Châu Âu từ thập niên 1990. Giai đoạn ân huệ này đang chấm dứt.

Ngày 5/8 vừa qua tại Kualar Lumpur, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry. Sau đó Bắc Kinh thông báo là họ đã chính thức yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ về quân sự để tiêu diệt lực lượng mà họ gọi là "bọn khủng bố tại Tân Cương". Việc Bắc Kinh gác lại tự ái quốc gia để cầu viện Hoa Kỳ chứng tỏ tình hình an ninh của họ đã nguy ngập. Như để đáp lại Hoa Kỳ đã bày tỏ sự quan ngại trước những hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Một cách gián tiếp Hoa Kỳ đã cho biết sẽ chỉ cứu xét yêu cầu này nếu Bắc Kinh chấm dứt những hành động khiêu khích. Ngay hôm sau ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố rằng các hoạt động này đã chấm dứt. Quả là đầy thiện chí!

Hai ngày sau ông Kerry đến Hà Nội. Trong cuộc họp báo chung ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sớm bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Ngoại trưởng Kerry đã đáp lại một cách rất thẳng thắn rằng nền tảng cho một quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước phải là sự tôn trọng nhân quyền và nhà nước pháp trị và điều này chỉ tùy thuộc ở Hà Nội. Ông Kerry nhấn mạnh thêm rằng một cách cụ thể Hoa Kỳ không thể chấp nhận sự kiện có những người bị cầm tù chỉ vì bày tỏ lập trường của mình một cách ôn hòa. Hà Nội đã không hề tỏ ra khó chịu trước đòi hỏi này.

Rõ ràng là Hoa Kỳ đã cứng rắn hẳn so với trước đây trong khi cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều đã nhân nhượng, không còn đòi Mỹ "đừng can thiệp vào những vấn đề nội bộ". Không thể khác, họ đang ở trong thế yếu của kẻ cầu xin. Cả khối độc tài tàn dư cộng sản đều đang nguy khốn. Nga đã suy sụp và Trung Quốc cũng không còn che giấu được tình trạng khủng hoảng nữa. Ngoại thương Trung Quốc đã giảm 8,5% trong tháng 7-2015 sau khi đã giảm 12% trong năm 2014; thị trường chứng khoán Thượng Hải vừa sụt nặng và vẫn còn chao đảo dù Bắc Kinh đã bỏ ra 120 tỷ USD để cứu nguy. Trong ba ngày 11,12 và 13 tháng này đồng Nhân Dân Tệ đã ba lần bị phá giá, một hiện tượng chưa từng có trên thế giới. Dù kinh tế không phải là mối nguy lớn nhất của Trung Quốc.

Làn sóng dân chủ thứ tư đang gia tốc. Myanma và Cuba tỏ ra đã hiểu là phải tìm cách để chấm dứt chế độ toàn trị một cách an toàn. Còn Đảng Cộng Sản Việt Nam?

Ban biên tập Tổ Quốc
(Nguồn: Thông Luận)

Tin đáng chú ý trong tuần

Hải quân Mỹ : Hoạt động ở Biển Đông không phải là 'khiêu khích'
(VOA, 15/10/2015)


Đô đốc John Richardson, người đứng đầu các hoạt động hải quân của Mỹ, phát biểu trong một cuộc họp báo ở Ngũ Giác Đài.

Một giới chức hàng đầu hải quân Hoa Kỳ tuyên bố việc Washington tính gửi tàu chiến tới quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông không phải là một 'động thái khiêu khích'.

Đô đốc John Richardson, người đứng đầu các hoạt động hải quân của Mỹ, hôm nay nhấn mạnh hoạt động vì quyền tự do hàng hải này tuân thủ luật quốc tế.

Phát biểu với báo giới tại Tokyo ngỳ 15/10, Đô đốc Richardson nói :

"Việc này không thể được diễn giải là khiêu khích hay bất cứ gì khác. Tàu chỉ lưu thông trên các vùng biển quốc tế mà thôi. Cho nên theo quan điểm chúng tôi, chúng tôi xem đây là một phần trong các hoạt động thông thường của mình trong vai trò hải quân toàn cầu."

Các tin tức gần đây cho biết quân đội Mỹ trong vài tuần tới có thể đưa tàu vào trong khu vực 22 km xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc gọi là sự mở rộng chủ quyền chính đáng của họ.

Bắc Kinh thời gian gần đây ráo riết bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông và trong một số trường hợp có đặt các cơ sở quân sự trên đó trong nỗ lực củng cố tuyên bố chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã kêu gọi Bắc Kinh ngưng các hoạt động xây dựng và trong tuần này ông Ash Carton tuyên bố Hoa Kỳ sẽ cho máy bay và tàu hoạt động tại bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, lưu ý rằng Biển Đông không phải là một ngoại lệ trong chính sách này.

Đáp lại, Bắc Kinh cảnh cáo các nước chớ có thái độ khiêu khích vì Trung Quốc sẽ không khoan nhượng bất kỳ hành động nào xâm phạm chủ quyền hải phận-không phận của họ.

15 October 2015

Hình đẹp: Dạ Quỳnh

Hình: Lan Đàm

Có Nên Trải Thảm Đỏ Mời Giặc Vào Nhà?

Đinh Tấn Lực

Nhà họ Tập đang mồi chài rao bán cái “Giấc Mơ Trung Hoa” tóm thâu thế giới đó, bắt đầu từ khẳng định vùng biển 9 đoạn hình lưỡi bò là chiếc ao nhà. Bạn nghĩ sao? Bạn vẫn muốn trải thảm đỏ mời nó vào nhà bạn và thết đại yến chứ?

Láng giềng sẽ nghĩ thế nào khi bỗng dưng thấy trong xóm có nhà trương băng-rôn to đùng: “Gia đình tôi không có gen cướp/giết/hiếp”?

Nhà họ Tập đang trương tấm bảng định vị khổng lồ đó. Bạn nghĩ sao? Bạn vẫn muốn trải thảm đỏ mời nó vào nhà bạn và thết đại yến chứ?

Theo chuyên gia Lý Thành ở Viện nghiên cứu Brooking, Washington, thì những kẻ thuộc hệ Thái Tử Đảng đều có não trạng khẳng định rằng họ “sở hữu đất nước này”. Cũng theo tài liệu này, thì Tập Cận Bình, con trai của cố phó thủ tướng TQ Tập Trọng Huân (1913-2002), đích thị là một Hạt Giống Đỏ.

Nhà họ Tập đang trương tờ khai sinh hoành tráng đó. Bạn nghĩ sao? Bạn vẫn muốn trải thảm đỏ mời nó vào nhà bạn và thết đại yến chứ?

Trước khi thanh trừng đồng bọn bằng chiến dịch Đả Hổ Diệt Ruồi, Tập ra lệnh cho gia tộc nhanh chóng tẩu tán tài sản. Song song, Tập bày binh bố trận để trở thành lực lượng vô địch trong bộ phận tối cao “Thường Vụ BCT”, đẩy Lý Khắc Cường (thuộc hệ phái Hồ Cẩm Đào) vào thế 1 chọi 6.

Nhà họ Tập đang đánh bóng thế độc quyền toàn trị và đang vỗ ngực cho cả thế giới thấy là có thể làm bất cứ điều gì tùy thích. Bạn nghĩ sao? Bạn vẫn muốn trải thảm đỏ mời nó vào nhà bạn và thết đại yến chứ?

Tập Cận Bình có một ước mơ tột bực là “yêu cầu các công ty công nghệ nước ngoài mở ‘cổng hậu’ IT để có thể tiếp cận chìa khóa mã hóa” hay thậm chí bắt trao cả mã nguồn cho TQ kiểm soát. Tập còn lãnh đạo cả Ủy Ban Giám Sát Internet TQ. Không ai biết là có bao nhiêu bộ hay cơ quan ngang bộ của VN đã thần phục yêu cầu này.

Nhà họ Tập đang ra sức bành trướng thế lực, không chỉ kinh tế độc hại hay quân sự nghênh ngang, mà ngay cả trên lãnh vực tin học và truyền thông. Bạn nghĩ sao? Bạn vẫn muốn trải thảm đỏ mời nó vào nhà bạn và thết đại yến chứ?

Tập Cận Bình yêu cầu “Bên ngoài đừng can thiệp”, ngay trên Diễn đàn An ninh Khu vực ngày 20/5/2014 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa TQ và VN chung quanh sự cố giàn khoan HD-981 của TQ được tùy tiện cắm trên Biển Đông của VN. Còn trước và sau đó là liên tục hàng loạt tàu cá của ngư dân VN bị tàu TQ tấn công/đánh cướp/bắt giữ/đòi tiền chuộc/bắn bể/đốt cháy/đâm chìm trên hải phận VN.


Nhà họ Tập đang mồi chài rao bán cái “Giấc Mơ Trung Hoa” tóm thâu thế giới đó, bắt đầu từ khẳng định vùng biển 9 đoạn hình lưỡi bò là chiếc ao nhà. Bạn nghĩ sao? Bạn vẫn muốn trải thảm đỏ mời nó vào nhà bạn và thết đại yến chứ?
Tập Cận Bình chỉ đạo điều động tàu chiến chở các chuyên gia quân sự đến Syria. Lực lượng này dự kiến sẽ gặp gỡ lực lượng Nga ở Latakia, thành phố cảng chính của Syria. Tất cả dựa vào lời cam kết: “Nếu Nga giúp Trung Quốc chiếm Biển Đông, Bắc Kinh sẽ đưa quân sang Syria”.

Nhà họ Tập đang công khai đổi chác sức mạnh quân sự và chia đất của thế giới với đồng chí cũ để hợp thức hóa việc chiếm đóng toàn bộ Biển Đông của VN. Bạn nghĩ sao? Bạn vẫn muốn trải thảm đỏ mời nó vào nhà bạn và thết đại yến chứ?

Đệ nhất phu nhân TQ Bành Lệ Viện, nói nôm na là vợ Tập, từng là đệ nhất văn công ra tận biên giới ủy lạo/ghi công lực lượng bộ đội TQ trên chiến trường Lão Sơn đầu năm 1980. Bộ ảnh hiếm này được lực lượng vũ trang TQ ghi lại như một phần thúc đẩy những “chiến tích lẫy lừng” thời đó. Cũng là bộ ảnh thúc đẩy Bắc Kinh trổi dậy mà không cần hòa bình, ít ra là đối với VN: Tới năm 1984, Lão Sơn trở thành chiến trường trắng xương ngập máu dân Việt lần thứ hai.

Nhà họ Tập vẫn nghĩ VN là kẻ thù bất cộng đái thiên, cả thời đó và nhiều phần kéo dài tới tận giờ. Bạn nghĩ sao? Bạn vẫn muốn trải thảm đỏ mời vợ chồng nó vào nhà bạn và thết đại yến chứ?

Vẫn Đệ nhất phu nhân TQ Bành Lệ Viện, năm 1989, đã từng là đệ nhất văn công ra tận quảng trường ủy lạo/ghi công các cánh quân thiết giáp Ngoại Mông được điều động kéo về Bắc Kinh tàn sát hàng ngàn sinh viên thanh niên tọa kháng ôn hòa tại khu vực Thiên An Môn.

Nhà họ Tập vẫn nghĩ ngay chính sinh viên thanh niên rường cột TQ của họ còn là kẻ thù bất cộng đái thiên của đảng CSTQ, thì sá gì nhân dân nước khác, VN chẳng hạn. Bạn nghĩ sao? Bạn vẫn muốn trải thảm đỏ mời vợ chồng nó vào nhà bạn và thết đại yến chứ?

10/10/2015 – Tròn 104 năm cuộc khởi nghĩa Vũ Xương dấy động cuộc Cách Mạng Tân Hợi. Ngày Song Thập quốc khánh Đài Loan. Đáng nhắc nhất: Kỷ niệm 10 tháng 10, NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI (World Mental Health Day của Liên Hiệp Quốc)

Blogger Đinh Tấn Lực



14 October 2015

Tân cử nhân quỳ gối trước xe rác của cha mình để cám ơn

Hình ảnh chàng trai Kalangnalong, sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Chulalongkorn danh tiếng của Thái Lan mặc bộ đồ cử nhân chạy tới trước xe rác của cha quỳ gối cảm tạ công ơn nuôi dưỡng của ông được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội khiến cộng đồng xúc động.

Kalangnalong là tân cử nhân mới tốt nghiệp trường Đại học Chulalongkorn danh tiếng của Thái Lan. Cha của Kalangnalong là một người lái xe chở rác. Lúc còn nhỏ, Kalangnalong thường hay mặc cảm vì công việc của cha mình và đôi khi cậu cảm thấy mất mặt khi thấy ông không được bảnh bao, phong độ như cha của các bạn khác.

Thế nhưng càng lớn, Kalangnalong lại càng khâm phục người cha mới học hết lớp 4 của mình. Ông luôn dành tất cả những gì tốt đẹp cho con trai, luôn nỗ lực làm việc thật chăm chỉ để có tiền cho con ăn học đầy đủ, để con không bị thua bạn kém bè.

Biết được nguyện vọng lớn nhất của cha là thấy con trai thi đỗ Đại học, Kalangnalong tự nhủ phải không ngừng phấn đấu và chàng trai đã thi đỗ vào trường Đại học danh tiếng hàng đầu Thái Lan. Khi nhận được tin báo Kalangnalong trúng tuyển vào trường Chulalongkorn, cha của cậu đã không kìm được những giọt nước mắt hạnh phúc. Sau đó, người cha già lại càng cố gắng hơn nữa để kiếm đủ tiền nuôi con suốt 4 năm Đại học.

Vào ngày lễ tốt nghiệp, Kalangnalong đã mặc nguyên bộ đồ cử nhân chạy đến trước chiếc xe chở rác của cha và quỳ xuống bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn sinh thành dưỡng dục của ông.
Hình ảnh chàng trai trẻ mặc bộ đồ cử nhân quỳ gối cảm tạ công ơn trời biển của cha trước chiếc xe chở rác của ông hiện đang được lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội khiến cộng đồng không khỏi xúc động nghẹn ngào.

Tân cử nhân Kalangnalong
quỳ gối thành kính cảm tạ 
công ơn nuôi dưỡng của cha
trước chiếc xe chở rác của ông.

Đại học Chulalongkorn ở Bangkok là trường Đại học cổ nhất Thái Lan và từ lâu nay vẫn được xem là một trong những ngôi trường danh tiếng nhất Thái Lan. Trường Đại học gồm có 20 khoa này được xem là trường tốt nhất và chọn lọc nhất Thái Lan, là nơi thu hút các học sinh giỏi hàng đầu Thái Lan. 

(TTR viết lại
tin đăng trên Trí Thức Trẻ)

Canada chớm thu

(Gõ lên hình để phóng lớn)



Chụp tại công viên Mississauga Garden Park, Mississauga, Nam Ontario
 hôm qua 11 tháng 10, 2015
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
(Nikon D3200, f4.5)

13 October 2015

Cười tí tỉnh: Trở lại thuở mới yêu.

Kỷ niệm 60 năm ngày cưới, cụ Ông bàn với cụ Bà: "Chúng mình sẽ tìm lại hương vị thuở ban đầu lúc mới yêu nhau em nhé".  Cụ Bà gật đầu đồng ý.

Chiều hôm đó đang ngồi trong phòng, đột nhiên có một cục giấy bắn qua cửa sổ, cụ Bà nhặt lên, xúc động run rẩy mỡ ra xem : "19 giờ tối nay hẹn Em ở chân cầu Chà Và nhé. Anh của Em."

18giờ 45 tay cầm bó hoa hồng, cụ Ông vừa đi vừa huýt sáo đến chân cầu chờ cụ Bà.

Rồi 19giờ, 19giờ 45, 20 giờ,  21 giờ, hết kiên nhẫn cụ Ông hầm hầm trở về nhà mở cửa và quát "Sao Bà không ra?"

Cụ Bà ngồi ủ rủ, thút thít : "Má không cho Em đi ".

̣Ph.A
Nhóm AFAR

09 October 2015

Góc nhìn về cuộc di cư thứ hai của Việt Nam: du học sinh

Hoài Thu Nguyễn (VNTB) – Sau hơn hai thập kỷ “thuyền nhân” Việt Nam, một cuộc di cư* mới lại bắt đầu. Ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam theo đuổi bằng cấp nước ngoài, những người di cư này – đã nhìn thấy giá trị cao của nền giáo dục Mỹ, Anh và Úc. Và hơn nữa, họ bị thu hút bởi lương cao phù hợp với năng lực bỏ ra. Một nhận định của tác giả Kris Hartley, vốn là giảng viên thỉnh giảng về Kinh tế tại Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trên The Guardian đã cho thấy một góc nhìn giữa tăng trưởng kinh tế và giáo dục đại học.

Cuộc di cư này dẫn đến hai yếu tố: giá trị của ngành công nghiệp trong nước sẽ gia tăng nhờ vào chất lượng lao động và các trường đại học Việt Nam sẽ có động lực cải thiện năng lực đào tạo.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ tăng gấp bảy lần trong giai đoạn 2000 – 2014 (từ 2.266 lên đến 16.579). Và 1/3 sinh viên Việt Nam đang làm việc cho các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ. Trong một bài báo gần đây, một cựu bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo Việt Nam đã thẳng thắn nhìn nhận rằng, “Giáo dục đại học Việt Nam không tốt” và ông nhấn mạnh về giáo trình thiếu thốn, với những lý thuyết rỗng. “Trong một bài báo, một công chức Việt Nam và là mẹ của một du học sinh đã mô tả hệ thống giáo dục Việt Nam là “áp lực và dối trá.”

“Học thuộc lòng và bóp nghẹt sáng tạo” cũng là căn bệnh trầm kha của nền giáo dục Việt Nam.

Ngoài những yếu tố trên – vốn làm gia tăng số lượng du học sinh Việt Nam thì chính sách tuyển dụng sinh viên nước ngoài của một số quốc gia cũng có tác động không nhỏ. Ví dụ, trong năm 2014 của chính phủ Canada đã thông báo ý định của mình về tăng gấp đôi số sinh viên nước ngoài đến học tập vào năm 2022, lên đến nửa triệu người. Và Việt Nam được xác định là một “thị trường ưu tiên”, cùng với Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ.

Trong một bài báo tháng chín trên CBC, một nhân viên tại trường đại học Ottawa (top 50 của Canada) đã mô tả việc tuyển dụng sinh viên nước ngoài là công việc “cạnh tranh khốc liệt,” dấu hiệu cho thấy nhu cầu về nguồn sinh viên là rất lớn.

Các trường đại học Việt Nam đã không rút lui lặng lẽ. Đang có một cuộc chạy đua đầy tư cơ sở vật chất trường học và tuyển dụng đội ngũ giảng viên quốc tế. Thậm chí, một cuộc chạy đua vũ xây dựng khuôn viên, ký túc xá, khu thể thao, và trung tâm giải trí của sinh viên, như Đại học FTP tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi vừa công bố xây dựng một khuôn viên trường “xanh” với lối kiến trúc hoành tráng để “cạnh tranh” với các trường đại học lớn trên thế giới.

Giáo dục là thường xuất hiện trong các cuộc thảo luận về tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Không một quốc gia nào muốn được buộc vào cuộc chiến chi phí lao động, một tư thế cạnh tranh không bền vững. Do đó năng suất cao thông qua phát triển kỹ năng là một chiến lược đúng đắn, muốn vậy cần phải đầu tư giáo dục, gia tăng nguồn lao động chất lượng cao. Trong nền kinh tế như Việt Nam hiện nay, với sản xuất công nghiệp – bất kể mức giá trị của nó – vẫn được “nắm” trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Biến đổi về tăng trưởng kinh tế sẽ không xảy ra cho đến khi các doanh nghiệp Việt Nam sở hữu và quản lý được các phương tiện sản xuất, thay vì các công ty nước ngoài. Và điều đó sẽ gia tăng sự hiện diện và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, đưa nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc vào gia công phần mềm và hướng tới tự túc. Tất nhiên, quan điểm này không ủng hộ chủ nghĩa biệt lập và bảo hộ mậu dịch. Và do đó, để làm được điều nêu, xây dựng năng lực công ty trong nước phải đến từ sự hỗ trợ bởi chất lượng giáo dục và chính sách công chuyên nghiệp.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào giáo dục có thể đóng góp nhằm đạt được mục tiêu này. Sinh viên Việt Nam phải cần phải có đầu óc kinh doanh và hệ thống đại học của Việt Nam cần phải chuyển biến phù hợp cho điều đó. Trong một bài báo năm 2013, một cựu chủ tịch RMIT-Việt Nam tỏ ra bất ngờ về số lượng sinh viên tốt nghiệp RMIT bắt đầu kinh doanh riêng. Có lẽ giáo dục kiểu phương Tây (bên trong hoặc bên ngoài Việt Nam) thu hút những người ưa thích kinh doanh, nhưng các kỹ năng đã học trong các trường đại học nước ngoài mới định hình chiến lược nghề nghiệp của học sinh và triết lý kinh doanh theo những cách mới.

Việt Nam đã đạt được tiến bộ kinh tế đáng chú ý kể đổi mới kinh tế năm 1986. Tăng trưởng sẽ không thể thực hiện được nếu không có tham vọng của người Việt. Thật vậy, Việt Nam gần đây đã được cải thiện bảng xếp hạng toàn cầu về chỉ số đổi mới của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới với việc tăng 19 bậc. Hơn nữa, hệ thống trường trung học của nước này gần đây đã tạo ra sự chú ý với xếp hạng 12 trong phần toán học và khoa học thông qua các bài kiểm tra PISA quốc tế. Tuy nhiên, tiềm năng sáng tạo to lớn của lớp trẻ Việt Nam tiếp tục lép vế so với phương Tây.

Việt Nam sẽ phải làm việc tích cực để cải thiện hệ thống giáo dục đại học của mình, không chỉ trong bảng xếp hạng toàn cầu, mà còn trong chính bản thân sự điều chỉnh chương trình, phong cách giảng dạy trong các trường đại học. Và đây là bước đi quan trọng đến hướng đến sự chuyển đổi của nền kinh tế.

Đọc thêm: Du học – “Đi đi, đừng về!”

Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.

Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc bốn năm đại học, tôi muốn về Việt Nam nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”.

Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học lớp 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ: “Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 1980. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên…

Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà nhiều nơi cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Về làm gì hả con?”.

Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng có thể tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!”. Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.

Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”. Tôi có một cô bạn thân đang học ngành công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau bốn năm vất vả!”.

Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết tại Việt Nam mình sẽ không làm được”. Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình. Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa “apply” thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể”.

Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy.

Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau đi xây dựng đất nước. Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam mà chỉ nói: “Đừng về để giẫm vào đường cụt. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”.

Tôi nên ở hay về?
____________
Nguồn: VNTB
(Via Blog SầuĐông) 
****
* Cuộc di cư này khó có thể đồng nhất với những cuộc di cư chạy trốn chế độ cộng sản của đồng bào miền Bắc vào Nam năm 1954, và cuộc di cư thứ hai của đồng bào miền Nam sau 1975 , tuy sự lựa chọn ở lại những nước tư bản “đang giãy chết” (?!) dù nói cách nào cũng phảng phất ảnh hưởng của thể chế chính trị, và không chỉ đơn thuần là di cư về kinh tế, giáo dục.

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...