31 December 2014

Viện Khổng Tử, cơ quan tuyên truyền và tình báo Trung Cộng

Nhân dịp cuối năm, thay vì tổng kết tình hình, TTR xin chọn đăng môt số bài viết có cái nhìn chiến lược về tình hình đất nước hôm nay. Thực trạng Việt Nam qua những con số dẫn chứng buộc những người còn nghĩ đến đất nước phải giật mình suy nghĩ, và một số không nhỏ trong chúng ta có thể đã buông tiếng thở dài ngoảnh mặt đi khỏi cái hố sâu tuyệt vọng. Thế nhưng "trước khi rạng đông là lúc trời đất đen tối nhất"...
**
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Lãnh đạo CSTQ đã và đang làm mọi cách để tồn tài bất chấp dư luận và thể diện của một đất nước có nhiều ngàn năm văn hóa. Sự lừa dối bỉ ổi thể hiện khi Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đến kiểm nghiệm điều kiện môi sinh tại Bắc Kinh vào năm 2001 trước khi chấp thuận cho Trung Cộng làm quốc gia tổ chức. Ngày trước đó, lãnh đạo Trung Cộng đã ra lịnh xịt nước xanh lên hai hàng cây dọc đường phố có đoàn xe của Ủy Ban Thế Vận chạy qua để đánh lừa họ rằng Bắc Kinh là thành phố cây xanh. Hành động này giống hệt chuyện xảy ra hơn nửa thế kỷ trước khi các lãnh đạo CS tỉnh Hồ Bắc cho dời các ruộng lúa ra sát đường nơi có xe lửa của Mao chạy qua để gây tượng cho Mao rằng mùa màng dư giả. Bản chất lừa dối của chế độ CS không thay đổi và một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố để tồn tại, chế độ đó sớm nay muộn rồi sẽ sụp đổ.
**

Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành từ chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Paster, nhà văn JulesVerne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.

Các nước Phi Châu tuy nghèo nàn, lạc hậu về kỹ thuật, bị thực dân xâm lược rồi nội chiến triền miên nhưng không phải vì thế mà họ không kiêu hãnh với nền văn hóa và cũng luôn tìm mọi cách để giới thiệu cùng nhân loại những nét đặc thù của dân tộc họ. Hiến chương Phục Hưng Văn Hóa Phi Châu được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 24 tháng Giêng 2006 đã tạo điều kiện phục hưng các giá trị và giới thiệu văn hóa Phi Châu đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ngày nay nhiều viện văn hóa Phi Châu do tư nhân tài trợ có mặt nhiều nơi trên thế giới.

27 December 2014

Những lời cuối cho một năm cũ

Nhân dịp cuối năm, thay vì tổng kết tình hình, TTR xin chọn đăng môt số bài viết có cái nhìn chiến lược về tình hình đất nước hôm nay. Thực trạng Việt Nam qua những con số dẫn chứng buộc những người còn nghĩ đến đất nước phải giật mình suy nghĩ, và một số không nhỏ trong chúng ta có thể đã buông tiếng thở dài ngoảnh mặt đi khỏi cái hố sâu tuyệt vọng. Thế nhưng "trước khi rạng đông là lúc trời đất đen tối nhất"...
**
nguyenthituhuy

Còn vài ngày nữa năm 2014 sẽ qua đi.

Ở Việt Nam nó sẽ qua đi và để lại rất nhiều đau đớn.

Năm 2014 để lại rất nhiều người trung thực và can đảm ở trong tù. Nó cũng để lại những người lương thiện đang trong nguy cơ bị tòa án lấy mạng sống để thế cho những kẻ có tội thực sự. Nó để lại bao nhiêu người dân lương thiện bị đánh chết ở cái nơi mà lẽ ra họ phải được bảo vệ, bởi những người sống bằng tiền thuế của họ và lẽ ra phải bảo vệ họ. Nó để lại những người phụ nữ quả cảm đang tuyệt thực đòi công lý. Nó để lại cả một xã hội trong tình trạng chấn thương tinh thần tập thể triền miên : oan ức nối tiếp oan ức, bất công nối tiếp bất công, mất mát nối tiếp mất mát, xót xa nối tiếp xót xa, phẫn nộ nối tiếp phẫn nộ. Ngay giữa thời bình mà hầu như chẳng có ngày nào được yên.

Năm 2014 còn để lại nguy cơ nô lệ cho cả một dân tộc.

Những ngày cuối năm dồn dập hung tin. Tôi không đủ năng lượng, không đủ thời gian, không đủ sự vững vàng tinh thần để đề cập đến tất cả các sự kiện. Xin nhường lại cho những người khác vụ việc những người tử tù oan, những người đang tuyệt thực, những cựu tù nhân lương tâm và những người hoạt động nhân quyền vô cớ bị đánh đập, và những vụ việc khác. Ở đây tôi dành vài lời cuối cùng của năm để nói về sự vụ bắt bớ các bloggers.

Đã có nhiều bài viết nhằm giải đáp câu hỏi vì sao các bloggers bị bắt. Trong bài này tôi đặt ra một câu hỏi khác : «Ai làm cho các bloggers bị bắt?»

Câu trả lời tưởng như dễ dàng và đơn nhất: chính các bloggers bằng hành động làm blog đã tự dẫn mình đến chỗ bị bắt giam và phải vào tù.

Nhưng tôi cho rằng câu trả lời không đơn giản như thế.

Còn một câu trả lời khác: Chúng ta làm cho họ phải vào tù.

«Chúng ta» là ai? Theo tôi, trong chữ «chúng ta» này có hai đối tượng (chữ «đối tượng» ở đây không được hiểu theo nghĩa mà công an thường dùng): các tác giả có bài được giới thiệu và các độc giả của những bloggers ấy.

Ta hãy lấy trường hợp Bọ Lập làm ví dụ: blog Quê Choa chủ yếu đăng lại các bài viết đã đăng ở nơi khác, hoặc đăng bài của những người khác gửi đến Quê Choa, Bọ Lập viết blog rất ít và hầu như không viết về đề tài chính trị. Vậy không thể nói rằng Bọ Lập bị bắt vì các bài viết của Bọ Lập.

Bọ Lập bị bắt vì giới thiệu bài viết của những người khác. Chính các tác giả viết bài (trong có tôi) đã làm cho Bọ Lập phải vào tù.

Mặt khác, để biết ai là người làm cho Bọ Lập vào tù ta phải trả lời thêm câu hỏi này: nếu Quê Choa đăng bài nhưng không có độc giả hoặc ít độc giả thì chủ nhân của Quê Choa có bị bắt không? Câu trả lời chắc chắn là «không». Nếu blog không có độc giả hoặc ít độc giả thì chính quyền đâu cần bận tâm.

Chính là con số hàng trăm triệu lượt truy cập của Blog Quê Choa đã khiến cho chính quyền bất chấp hết cả luật pháp lẫn đạo lý để đưa con người tàn tật ốm đau ấy vào nhà giam.

Chính sự yêu mến mà độc giả dành cho Quê Choa đã làm cho Bọ Lập phải vào tù.

Việc bắt Hồng Lê Thọ hoàn toàn nằm trong logic này. Nguyễn Hữu Vinh tuy có viết bài, có bày tỏ chính kiến một cách rõ ràng, nhưng cũng không đi ra ngoài logic này, bởi trang Ba Sàm cũng giới thiệu tin và đăng lại bài của người khác, cũng có số lượt độc giả truy cập rất lớn.

Sự lan tỏa của các blog là điều mà các chính quyền dân chủ rất ủng hộ, cổ vũ, nhưng đó lại là điều mà một chính quyền độc tài không chịu đựng nổi. Và blog chỉ có thể lan tỏa được khi có sự quan tâm của độc giả.

Chúng ta, các tác giả và độc giả của blog Ba Sàm, blog Trương Duy Nhất, blog Quê Choa, blog Người Lót Gạch..., chúng ta đừng quên rằng chính chúng ta đã đẩy Nguyễn Hữu Vinh, Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập, Hồng Lê Thọ và những bloggers khác vào tù.

Chỉ còn lại là chúng ta có định làm gì cho họ không mà thôi. Một chữ ký, một bông hồng, một bài viết, đăng lại một bài của họ, nói lên một suy nghĩ về họ, tiếp tục công việc dang dở của họ (lập ra một blog khác, nếu không phải Quê Choa thì là Quê Tôi hay Quê Ta..., nếu không phải Người Lót Gạch thì là Người Lót Đường...), hay bất kỳ một hành động cá nhân hoặc hành động tập thể nào khác, để thể hiện chút tình đối với họ.

Việc các bloggers phải vào tù đặt chúng ta trước hai sự thật mà chúng ta phải đối diện: sự thật về chế độ, và sự thật về chính chúng ta.

Liệu chúng ta có thể im lặng nhìn họ ngồi tù  trong đau yếu bệnh tật?

Liệu chúng ta có thể hoan hỉ say sưa đón năm mới, bỏ mặc họ một mình sau chấn song lạnh lùng tàn nhẫn của chế độ và sau màn sương mù lạnh lẽo vô cảm của chúng ta???

Họ đã làm rất nhiều cho chúng ta.

Họ đã làm rất nhiều và đã vào tù để giữ cho chúng ta niềm hy vọng, để cho chúng ta còn có thể tự hào rằng Việt Nam vẫn có những con người đích thực.

Họ vào tù để chúng ta được sống trong sự thật.

Họ dùng chính cuộc sống của họ để trả giá cho tự do của chúng ta.

Chúng ta đừng quên điều đó. Đừng để sự hy sinh của họ thành ra vô ích.

Chúng ta cần giữ ngọn lửa mà họ đã nhen nhóm và nuôi dưỡng suốt những năm qua, thổi bùng nó lên trong bóng đêm đen tối và lạnh giá này để tiếp tục đi về phía bình minh...

Paris, 27/12/2014

Nguyễn Thị Từ Huy

Chúng Nó, Anh và Chúng Tôi

Chúng Nó, Anh và Chúng Tôi

Ban ngày chúng nó là ánh nắng mặt trời
Chỉ bảo anh tiến lên phía trước.
Ban đêm chúng nó là vệt sáng trăng sao
Soi rọi từng bước anh đi.
Những đêm tối mịt mù
Chúng nó là bóng đen ma thuật
Đẩy đưa anh về nơi không rõ bến bờ.

***

Rồi không bao lâu
Nắng nóng đốt da,
Trăng sao nhạt nhòa huyễn hoặc,
Bóng đen dọa nạt răn đe.
Anh nhắm mắt run rẩy toàn thân,
Cắn đôi môi rướm máu đớn đau
Để chứng minh mình còn hiện hữu,
Với cao vọng chia sẻ với tha nhân những “trải nghiệm xót xa”.

***

Xin cám ơn anh -- một thời chúng tôi xem là thần tượng
Như những nhà hiền triết Cổ Hy La,
Mặc dù những tác phẩm của anh chưa có chi đồ sộ.

***

Chúng tôi đám hậu sinh lớn lên từ đồng khô cỏ cháy,
Khoai sắn bốn mùa, bữa đói bữa no,
Ánh đèn dầu hỏa lờ mờ đã là vùng ánh sáng,
Mấy chữ i tờ ghép ngược ghép xuôi
Bên con trâu, bụi cỏ, sông rạch bùn lầy,
Kiếm chút chữ hòng đọc lóm chuyện đông tây.
Giờ đây chúng tôi --
Những người đã một thời xung trận
Với mặt trời, với trăng sao và bóng đen của anh--
Lớp lớp ngã xuống rồi;
Đám còn lại đang trải nghiệm cuộc đời
Bằng đôi chân không còn vững
Hay khấp khểnh trên đôi nạn gỗ hao mòn.
Nhưng tất cả  đều sáng suốt –
Biết mình là ai  … và sẽ phải làm gì.

Lê Văn Bỉnh
Virginia, tháng 9/14
(sau khi đọc “Trần Đức Thảo: Những Lời Trăn Trối” của Tri Vũ –
Phan Ngọc Khuê)

Một xã hội sặc mùi kim tiền

Nhân dịp cuối năm, thay vì tổng kết tình hình, TTR xin chọn đăng môt số bài viết có cái nhìn chiến lược về tình hình đất nước hôm nay. Thực trạng Việt Nam qua những con số dẫn chứng buộc những người còn nghĩ đến đất nước phải giật mình suy nghĩ, và một số không nhỏ trong chúng ta có thể đã buông tiếng thở dài ngoảnh mặt đi khỏi cái hố sâu tuyệt vọng. Thế nhưng "trước khi rạng đông là lúc trời đất đen tối nhất"...
**
*Song Chi

Câu chuyện thứ nhất là về việc thương xá Tax, một trung tâm thương mại sầm uất và lâu đời nhất của VN, được người Pháp xây dựng vào năm 1880 đến nay đã 134 năm tuổi, sắp bị phá bỏ đế xây dựng Trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn cao 40 tầng.

Thông tin này khiến nhiều người Việt trong và ngoài nước gắn bó với Sài Gòn, cảm thấy nuối tiếc. Bởi thương xá Tax không chỉ là nơi để mua sắm, từ lâu, nó đã trở thành một hình ảnh thân thuộc của Sài Gòn, cùng với những công trình kiến trúc xưa khác ở khu vực trung tâm như chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, Nhà hát Thành phố (trước kia là Hạ nghị Viện của chế độ Việt Nam Cộng hòa), Trụ sở Ủy Ban Nhân dân TP.HCM (trước kia là Tòa Đô Chính)…

Trong những năm qua, những người yêu Sài Gòn đã phải chứng kiến một phần linh hồn của Sài Gòn xưa dần dần mât đi như vậy.

Theo bài báo “Sài Gòn xưa cần được bảo tồn và phát triển” trên tờ Kinh tế Sài Gòn:

“Tại hội thảo “Bảo tồn di sản và phát triển đô thị bền vững” do Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM tổ chức, TS. Fanny Quertamp Nguyễn, Giám đốc Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI - một dự án hợp tác cấp địa phương giữa Vùng Rhône - Alpes và TPHCM) cho biết, từ năm 1993-2013, trong khu trung tâm TPHCM có đến 207 công trình xây dựng có giá trị di sản bị phá bỏ hoặc biến dạng”.

Một trong những người lên tiếng trước việc thương xá Tax bị đập bỏ, kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng viết trong bài “Một Sài Gòn đang trở nên xa lạ” (báo Pháp luật TP.HCM):

“…Còn các công trình kiến trúc công cộng tiêu biểu, như là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây và nét trang trí châu Á của tòa nhà Bưu điện thành phố, phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn với nét phong cách kiến trúc Gotich của Nhà thờ Đức Bà, cùng các công trình kiến trúc đặc sắc khác như Trụ sở UBND thành phố, Nhà hát thành phố, Khách sạn Continental,… đã và đang bị “đè bẹp” bởi vô số cao ốc như khối nhà Diamond Plaza, ba tòa tháp Kumho…

…Theo thống kê, hiện có khoảng 180 cao ốc đã và đang mọc lên ở khu trung tâm Sài Gòn. Hàng loạt dự án cũng đang tiếp tục triển khai như dự án SJC Tower (diện tích 4.000 m2, cao 58 tầng, chiếm bốn mặt đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực). Dự án Sài Gòn Center giai đoạn 2 cũng vừa được chủ đầu tư làm lễ khởi công. Không lâu nữa, gần ngôi chợ Bến Thành đậm chất Sài Gòn xưa sẽ mọc lên cao ốc 45 tầng với 200 căn hộ cùng khu chức năng văn phòng, thương mại.

Chưa hết, góc đường Lê Lợi - Huỳnh Thúc Kháng cũng đang được rào lại để xây một khách sạn to đùng. Rồi BV Sài Gòn cũng được hoán chuyển thành khách sạn năm sao 400 phòng cùng với một khu văn phòng rộng 30.000 m2…

…Đôi khi tôi tự hỏi khu đô thị Thủ Thiêm cứ ì ạch thực hiện đã hơn 10 năm nay nhưng sao ở đó người ta không sớm xây dựng cao ốc, quảng trường, khu phức hợp? Tại sao không dời trung tâm hành chính về đó để tạo động lực thúc đẩy phố đông Sài Gòn, nhất là khi cầu, hầm Thủ Thiêm, đại lộ Đông Tây, đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành đang dần được hình thành? Một phố đông hiện đại, ngăn nắp và một phố tây cổ kính, hoài niệm sẽ cùng phát triển và là một sự bổ sung hoàn hảo cho nhau. Vậy mà…”

Những cá nhân, ban ngành chịu trách nhiệm quản lý, lãnh đạo thành phố này luôn luôn có cách biện minh cho việc phá bỏ những công trình kiến trúc cổ rằng do nhu cầu phát triển, Sài Gòn cần phải hiện đại hóa, người dân phải biết chấp nhận hy sinh v.v….Nhưng câu hỏi đặt ra là trước khi đặt bút ký đồng ý phá bỏ cái cũ, xây cái mới, người ta đã thật tính toán hết mọi phương án khác chưa.

Vâng, tại sao không xây dựng những công trình mới tại Thủ Thiêm hay tại quận 7 nơi có khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, tại sao cứ phải dồn cục vào khu quận 1, quận 3, phá những công trình cũ đi?

Hãy nhìn sang các thành phố xinh đẹp lâu đời của quốc gia khác, từ Paris, Rome, Athens, London, Warsaw… chính phủ các nước này luôn trân trọng và đặt yếu tố bảo vệ những công trình kiến trúc, những di sản văn hóa cổ xưa lên trên hết, và nếu có xây mới thì cũng phải hài hòa với cái cũ.

Câu chuyện thứ hai là dự án sách giáo khoa điện tử cho học sinh lớp 1-3 tại TP.HCM đang bị người dân phản ứng dữ dội.

Trước hết vì chuyện tốn kém-một cái máy tính bảng phụ huynh phải bỏ ra từ 3-5 triệu đồng để mua cho con em. Nhưng trên thực tế, theo các bài báo “Đề án trang bị máy tính bảng 4.000 tỷ: Kỹ sư tiết lộ tin bất ngờ” (VTC News) và “Lộ máy tính bảng giáo dục AIC giá bèo” (Tuổi Trẻ), thật ra giá tiền của một máy tính bảng chỉ khoảng 900,000 đồng và nếu mua với số lượng lớn như vậy thì chỉ còn 500,000-700,000. Tuổi thọ của cái máy tối đa là 1 năm, chưa kể tiền thay pin, các em tuổi còn nhỏ, hiếu động, xài mau hư mau bể, nào tiền sửa chữa lúc máy bị hư, tiền mua máy mới… Với gia đình nghèo, đây lại thêm một khoản tiền không nhỏ phải lo.

Nếu lấy lý do để cho các em nhỏ khỏi phải mang vác bao nhiêu sách nặng hàng ngày, sao Bộ Giáo dục không nghiên cứu giảm tải chương trình, hoặc cùng lắm, xây thêm những cái tủ, kệ với từng ngăn dành cho từng học sinh để các em có thể để sách tại trường, tại lớp, khóa lại, chỉ cuốn nào cần phải học cho ngày mai mới mang về nhà?

Điều quan trọng hơn, việc cho trẻ nhỏ xử dụng máy vi tính quá nhiều giờ trong ngày có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, mắt bị cận thị, rồi ai bảo đảm các em không dùng máy để chơi game? Và còn vô số cái hại khác mà những nhà chuyên môn cũng đã chỉ ra trong những ngày qua.

Ngay cả những quốc gia giàu có, phát triển trên thế giới cũng vẫn sử dụng sách giáo khoa cho trẻ em và không hề khuyến khích dùng sách giáo khoa điện tử, nếu thật sự ích lợi hơn sao họ không làm?

Và cuối cùng là thông tin gần 10,000 lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng, Hà Tĩnh để đáp ứng nhu cầu công việc của công ty gang thép Formosa.

Việc lao động Trung Quốc tràn ngập ở VN không còn là chuyện mới mẻ gì từ lâu nay. Ai cũng biết, Trung Quốc thắng thầu rất nhiều công trình ở VN, và cứ mỗi công trình được thi công thì nhà thầu Trung Quốc lại đưa người Trung Quốc sang, trong số đó không chỉ những người có chuyên môn, các kỹ sư mà cả lao động phổ thông cũng rất nhiều.

Một nghịch lý là kỹ sư, thạc sĩ, cử nhân VN bị thất nghiệp đầy rẫy. Theo báo Thanh Niên thì “162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là con số được Bộ LĐ-TB-XH, Tổng cục Thống kê và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra trong bản tin thị trường lao động số 2.2014 vào sáng 1.7.” (“Để không còn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp”). Và từ nhiều năm qua, người VN phải bôn ba đi lao động xuất khẩu, làm thuê khắp thế giới!

Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều tin tức, câu chuyện trái tai gai mắt xảy ra ở VN trong những ngày gần đây. Thoạt nhìn tưởng như chẳng liên quan gì đến nhau, thuộc những những đề tài, lĩnh vực khác xa nhau. Nhưng chúng lại vẫn có những điểm chung.

Thứ nhất, hầu hết các quyết định từ phía các cơ quan, bộ máy nhà nước VN hiện nay đều xuất phát từ một chữ Tiền. Vì tiền, vì cái lợi trước mắt, người ta sẵn sàng xóa sổ một công trình kiến trúc xưa, sẵn sàng đưa ra một dự án phi nhân tính đối với trẻ con-thế hệ tương lai của đất nước, sẵn sàng chấp nhận cho người nước ngoài vào giành công ăn việc làm của hàng ngàn, hàng vạn lao động Việt.

Mỗi một chữ ký, một cái gật đầu thông qua như vậy là Tiền với rất nhiều con số 0 phía sau!

Thứ hai, hầu hết các quyết định đều không hề vì dân vì nước. Mà đâu phải chỉ những chuyện “lặt vặt, cỏn con” như vài cái công trình kiến trúc cổ hay sách giáo khoa điện tử cho trẻ em? Cả những quyết định to đùng gây thua thiệt, rủi ro và nguy hiểm cho đất nước, dân tộc về kinh tế, môi trường, sinh thái, an ninh quốc phòng như cho phép khai thác bauxite ở Tây Nguyên, hay cho thuê hàng trăm ngàn hecta rừng đầu nguồn tại các tỉnh biên giới phía Bắc, lớn hơn nữa là những thỏa thuận ký kết song phương, bí mật giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản Việt-Trung v.v… họ còn làm được kia mà.

Và cuối cùng, trong một quốc gia khi người dân không hề được hỏi ý kiến trước mọi quyết định dù nhỏ dù lớn của nhà nước, khi không có các đảng phái đối lập, những tổ chức dân sự, tòa án, báo chí độc lập để lên tiếng ngăn chặn mọi chủ trương, chính sách sai trái từ địa phương đến trung ương, cũng là để kìm hãm, chia sẻ bớt quyền lực của nhà nước đó thì những việc làm sặc mùi tiền, mùi “lợi ích nhóm”, gây thiệt hại nặng nề cho dân cho nước, đã, đang và sẽ tiếp tục ngang nhiên diễn ra. Để rồi người dân chỉ có thể nuối tiếc, than thở, hoặc phẫn nộ đứng nhìn mà thôi.

Bởi, đất nước này không phải của 90 triệu con dân Việt, đất nước này chỉ là của riêng của đảng và nhà nước cộng sản!
songchi's blog

25 December 2014

Ba mũi tiến công của Trung Quốc

Nhân dịp cuối năm, thay vì tổng kết tình hình, TTR xin chọn đăng môt số bài viết có cái nhìn chiến lược về tình hình đất nước hôm nay. Thực trạng Việt Nam qua những con số dẫn chứng buộc những người còn nghĩ đến đất nước phải giật mình suy nghĩ, và một số không nhỏ trong chúng ta có thể đã buông tiếng thở dài ngoảnh mặt đi khỏi cái hố sâu tuyệt vọng. Thế nhưng "trước khi rạng đông là lúc trời đất đen tối nhất"...
**

*Lê Diễn Đức 

Dường như cuộc Bắc thuộc hoá ngày càng nhích dần vào đúng quỹ đạo mà Bắc Kinh mong muốn.

Chúng ta thử điểm qua một số nét chính trong cuộc xâm lược mềm không tiếng súng của Trung Quốc, với sự nhân nhượng, thụ động tiếp tay để trục lợi của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình.

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang
và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh
ngày 19 tháng sáu năm 2013

Trên đất liền

Trước hết, gần 300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn, trong đó có 264 ngàn ha thuộc 10 tỉnh biên giới xung yếu đã được giao cho người Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê với thời hạn 50 năm!

Đến mức Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong nước "đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.3534 héc ta, trong đó Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264.000 héc ta; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới".

Hai vị tướng đã vạch rõ rằng, "đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia" và "mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn".

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã khoanh vùng, cấm người Việt bén mảng, tha hồ tự tung tự tác. Thử hỏi ai biết họ làm gì trong những khu rừng mênh mông ấy?

Ngoài nguy cơ về an ninh quốc phòng, về môi trường cũng đã được thực tế chứng minh qua mấy mùa mưa lũ gần đây. Tình trạng phá rừng đầu nguồn và khai thác khoáng sản bừa bãi bằng hình thức khai thác man rợ, được nhà chức trách địa phương dung túng hoặc thậm chí ăn chia, là hai nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa lũ bùn đất.

Điểm thứ hai cực kỳ nghiêm trọng là, bằng chiêu bài giá rẻ để đấu thầu, Trung Quốc đã chiếm tới 90% tổng thầu các dự án kinh tế quốc gia quan trọng nhất.

Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm theo hình thức tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp máy móc và xây dựng).

Theo con số của Bộ Công thương tháng Bảy năm 2009, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.

Thắng thầu, các công ty Trung Quốc mang vào Việt Nam trang thiết bị, may móc, nguyên liệu dẫn đến tình trạng gia tăng nhập siêu. Tám tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã nhập siêu của Trung Quốc gần 15 tỷ đô la, trong khi vào năm 2002 chỉ 1,5 tỷ đô la và xu hướng không hề giảm. Sự phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật còn tiếp diễn trong nhiều thập niên nữa.

Những người biểu tình hô khẩu hiệu
chống Trung Quốc tại Hà Nội
vào ngày 02 tháng 6 năm 2013.
AFP photo

“Mặt khác, những dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24/06/2009 viết.

Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để Trung Quốc đổ công nghệ lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại nước họ.

Ngoài đường chính ngạch, hàng hoá có hoá chất độc hại cũng tràn ngập thị trường Việt Nam theo đường tiểu ngạch, gây tác hại lâu dài về sức khoẻ và duy trì nòi giống. Do việc sử dụng chất độc hại trong thực phẩm, người Việt đang có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm, theo số liệu của Viện Phòng Chống Ung Thư Việt Nam hồi tháng 1/2013.

Một điểm nữa là, tình trạng người Trung Quốc đổ qua Việt Nam làm việc, sinh sống bất hợp trở thành phổ biến.

Họ xuất hiện khắp ba miền, ở Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh,... và tất cả những nơi nào có các dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc. Đội quân hàng chục ngàn người này hầu như không chịu sự quản lý của nhà chức trách, họ kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh. Có thể nói không gì khác hơn là nuôi ong tay áo.

Dưới biển

Năm 1974, lợi dụng tình thế khó xử của nhà nước cộng sản Việt Nam, Trung Quốc đã cho quân tấn công chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, lúc bây giờ chịu sự cai quản của Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1988, Trung Quốc lại nổ súng xấm chiếm một phần quần đảo Trường Sa (đảo Gạc Ma).

Từ đó đến nay, Trung Quốc đã biến đổi Hoàng-Trường Sa thành khu vực hành chính Tam Sa, xây dựng đường bay quân sự, đưa người tới cư ngụ, du lịch... Ngư dân Việt Nam đánh cá trên khu vực biển quanh Hoàng Sa - Trường Sa luôn luôn bị khiêu khích, bắt giữ, đánh đập và cướp bóc tài sản. Tàu nghiên cứu khoa học của Việt Nam bị cắt cáp. Chính sách xem biển Đông là của mình bằng lưỡi bò chín đoạn được Trung Quốc ngang nhiên áp đặt. Không chỉ với Việt Nam mà con cả với những nước khác như Philippines.

Sự quả quyết trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, phản ứng của Philippines bằng việc kiện Trung Quốc ra Toà án quốc tế và cái nhìn chẳng mấy thiện cảm của cộng đồng thế giới nói chung, đã khiến Bắc Kinh thay đổi ứng xử.

Chính vì thế mà có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 13 đến 15/10 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Công du Việt Nam, Lý Khắc Cường kết thúc chuyến đi con thoi này sau khi dự hội nghị Đông Á ở Brunei và thăm chính thức Thái Lan.

Tại Việt Nam , ông Lý đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cũng gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Hai nước đã ra tuyên bố chung 10 điểm về Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Trung, trong đó những điểm hợp tác về kinh tế, đặc biệt trên những vùng biển chồng lấn sẽ cùng hợp tác khai thác.

Với sự thoả thuận của tập đoàn lãnh đạo Việt Nam, việc khai thác chung trên biển (đánh cá, dầu khí...) sẽ là cách hợp thức hoá dễ dàng nhất sự hiện diện của Trung Quốc trên những vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chưa kể, với trình độ kỹ thuật cao hơn của phía Trung Quốc, sự chung chạ này chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc mà thôi. Từ vị trí hung hăng gây hấn, lấy của người làm của mình, bây giờ được chuyển qua tư thế cùng được chia chác hưởng lộc, thật chẳng còn gì bằng nữa!

Mặt trận văn hoá

Cuộc triển lãm thương mại
các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc
diễn ra tại Hà Nội hôm 12/6/2013.
AFP photo

Từ nhiều năm nay, những trong ngôn ngữ Việt Nam, những ngôn từ bất lợi cho Trung Quốc đều bị các phương tiện báo chí truyền thông nhà nước né tránh. Thay "Trung Quốc" bằng từ "lạ", "nước ngoài", thậm chí kẻ thù của hai Bà Trưng cũng không được nêu tên đích danh trong sách giáo khoa dành cho trẻ em.

Ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trung-Việt Thủy Khẩu, Long Châu một phái đoàn Việt Nam đã đặt vòng hoa tưởng nhớ lính Trung Quốc chết trận năm 1979.

Báo “Hà Nội Mới” ngày 19/09/2008 đăng bài dịch ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu, tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc trong cuộc tấn công Việt Nam hồi 1979, người đã từng chặt đầu thường dân ở thôn Tổng Chúc, cho quân tàn phá thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn.

Cuốn sách “Ma Chiến Hữu” của Mạc Ngôn ca ngợi "người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong chiến tranh phía Nam Trung Hoa tháng Hai năm 1979” được Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành với những quảng bá ồn ào. Blogger "Người buôn gió" gọi đây là "một sự khốn nạn trong nền văn hóa Việt Nam hiện nay", đồng thời nguyền rủa ông Trần Trung Hỷ, người dịch "Ma chiến hữu" từ nguyên tác "Chiến hữu trùng phùng".

Các sách viết về nhà cải cách Đặng Tiểu Bình, kẻ đã "dạy cho Việt Nam một bài học" năm 1979, cũng được bầy bán công khai tại Việt Nam.

Trong năm 2011, tỉnh Lào Cai đã đổi ngày tái lập tỉnh từ 10/10 sang ngày 1/10 trùng với quốc khánh Trung Quốc và căng đèn lồng sặc sỡ đón chào.

Cũng tương tự, trước đó, đại lễ Nghìn năm Thăng Long cũng được chuyển đổi từ ngày 10/10/2010 qua ngày 1/10. Trong dịp này người ta còn có ý định ra mắt bộ phim 19 tập "Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long" do Cận Đức Mậu, người Trung Quốc làm Tổng đạo diễn, dường như được quay hoàn toàn (70%) trên đất Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam N.Đ.X cho đây là một sự lệ thuộc văn hóa Trung Quốc và ông nói “Cần cho bộ phim vào trong kho, để đánh dấu rằng trong điện ảnh Việt Nam đã từng có một sự kiện ngu dốt đến như vậy".

Tuyên bố chung Việt-Trung trong chuyến công du của Lý Khắc Cường đề cập tới việc xây dựng Viện Khổng Tử tại Hà Nội. Với cái đà tiếp tay của nhà cầm quyền phổ cập văn hoá Trung Hoa như đã nói ở trên, Viện Khổng Tử có mặt ở Hà Nội là một thách thức rất đáng quan tâm. Nó là mũi công kích có công lực nặng nhất trong việc xâm nhập văn hoá Trung Hoa vào đời sống xã hội Việt Nam vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ một ngàn năm Bắc thuộc. Cuộc xâm lược mềm này sẽ gây tác hại to lớn, bởi vì khắc phục các hậu quả văn hoá phải mất nhiều thế hệ.

Kết luận

Chi phối và khuynh loát kinh tế trên đất liền, xâm chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa như một việc đã rồi, lấn chiếm dần các vùng lãnh hải, nắm thế thượng phong trong hợp tác khai thác tài nguyên biển, và xâm nhập văn hoá, là chiến lược nắm trọn Việt Nam không cần tiếng súng.

Cuộc Bắc thuộc hoá tiếp theo đang êm thắm diễn ra bởi những mưu mô gian ngoan, xảo quyệt nhất của Bắc Kinh, trong sự "cõng rắn cắn gà nhà" của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội!

*Bài viết trích từ trang blog Lê Diễn Đức. 

24 December 2014

Cánh Cửa Đêm Đông, thơ

Dạo:
    Một mình lặng lẽ đêm đông,
Mắt nhìn cánh cửa mà lòng xót xa.


       Cánh Cửa Đêm Đông
 
               (Nhân chuyến đi thăm người thân tại một nhà
            dưỡng lão ở Garden Grove trong mùa Giáng Sinh)


Phòng khách lạnh, ánh đèn màu láo nháo,
Giáng Sinh về, nhà dưỡng lão gượng vui.
Người ngồi xe lăn, bất giác ngậm ngùi,
Mắt nhìn cửa, thầm lui về quá khứ.

Ba mươi mấy năm bỏ xứ,
Chí nhụt dần, mộng cứ mãi tàn phai.
Chín mươi hơn, tuổi thọ đã quá dài,
Chút hơi thở dằng dai chưa chịu tắt.

Mỗi ngày bừng đôi mắt,
Khẽ hỏi Trời sao nỡ bắt sống lâu,
Để kéo lê mãi số kiếp bạc đầu,
Xác thân chịu ngàn khổ đau xâu xé.

Vừa lơi vòng tay mẹ,
Tuổi trẻ đã vèo qua.
Rồi đơn chiếc cảnh già,
Nằm lê la đợi chết.

Mấy năm trước tưởng mạng già đã hết,
Có ngờ đâu còn lết đến ngày nay.
Sống vật vờ ít tỉnh nhiều say,
Nhờ đau đớn mới hay mình còn sống.

Phải chăng cánh cửa cuối cùng đã đóng,
Khi nhà thương cho "hộ tống" về đây.
Thời gian giở chứng lây nhây,
Chuyện ăn uống càng ngày càng biếng.

Trong những dịp được người thân thăm viếng,
Đã bao phen đánh tiếng muốn về nhà,
Nhưng thằng con có vẻ chẳng thiết tha,
Thản nhiên lặp lại bài ca quen thuộc:

- Chỉ cần Ba đi được
Hai chục bước tự mình Ba,
Không xe lăn, không mượn sức người ta,
Con sẽ đón Ba về nhà trở lại!

Tin vào đó, người già không quản ngại,
Khi nắng mai còn tai tái bên song,
Đã đứng lên, run rẩy trước gian phòng,
Tay vịn vách, long đong từng bước nhỏ.

Nhưng mỗi ngày mỗi khó,
Theo phút giây, gian khổ tăng dần.
Và mỗi khi cánh cửa chính tưởng gần,
Sức lại kiệt, thêm một lần bỏ cuộc.

Con cháu cũng ít về thăm hơn trước,
Cả năm qua chỉ được một lần thôi.
Ngẫm nghĩ lời "nước mắt chảy xuôi",
Đành chấp nhận để nguôi đi buồn khổ.

Còn gắng được chút nào hay chút đó,
Mọi sự nay đành phó mặc cho Trời.
Không than thân mà cũng chẳng trách đời,
Sáng tối chỉ lâm dâm lời kinh nguyện.

                           *
                        *    *

Một lần nữa, mùa Giáng Sinh lại đến,
Khách lạ nhiều như nước biển tràn sông.
Người già ngồi một góc ngắm đám đông,
Nhớ con cháu, nhớ nhà, lòng tê tái.

Đêm tối xuống, khách về, yên tĩnh lại,
Chuỗi đèn giăng chậm rãi nháy liên hồi.
Phòng khách buồn, người bình thản buông xuôi,
Chân dần lạnh, xác hồn thôi vật vã.

Thánh ca bỗng từ đâu vang rộn rã,
Phút linh thiêng, Thiên Chúa đã xuống trần.
Trên xe lăn, đôi mắt trút cạn thần
Vẫn mở lớn trân trân nhìn ra cửa.

             Trần Văn Lương
            Cali, Giáng Sinh 2014

23 December 2014

Thông tin từ Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương: Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị đầu độc!


Tràn lan trên mạng hiện nay là các thông tin đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính TW, có tin cho rằng ông đã từ Mỹ trở về và hiện đang nằm điều trị ở bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, có tin ông đã chết, đã đưa về Việt Nam cho gia đình trong một quan tài kẽm, lại có tin đồn ông đã bị hạ độc bằng phóng xạ, ngay tại trung tâm y tế lớn nhất của Mỹ cũng vô phương chữa trị. Thực hư về nguyên nhân và tình trạng sức khỏe hiện nay của ông Nguyễn Bá Thanh ra sao?

Hãy tháo cái mặt nạ CS ra

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Sự thật là chân lý của mọi chân lý trong sáng như ánh mặt trời, không một vầng mây nào che mãi được, vở kịch đã đến hồi kết thúc, nên tháo cái mặt nạ ra bởi xã hội là khuôn mặt thật, không có điệu luân vũ hóa trang nào kéo dài trong vô tận”.

Hãy tháo cái mặt nạ CS ra: Đừng trơ tráo lừa bịp dân tộc và ngay cả với chính mình, nhắm mắt cúi đầu trong ô nhục khi khắp nơi khối xi măng Lê Nin đã bị kéo đổ đập nát mang ra bãi phế thải từ lâu lắm rồi.

Báo Tàu: Cuộc chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình sẽ kết thúc có hậu

People’s Daily (Nhân dân nhật báo) dẫn số liệu từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương: Tính đến cuối tháng 8.2014, có 74.333 đảng viên trong số 86 triệu đảng viên bị điều tra, với 27% bị trừng phạt. Nhưng theo nhiều nhà phân tích, cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình sẽ không động đến “hổ lớn” nào nữa.

Chiến dịch “đả hổ đập ruồi” do ông Tập Cận Bình phát động đã hạ bệ ít nhất 51 quan chức cấp bộ và cấp tỉnh, bao gồm nguyên Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang và nguyên Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu.

Theo một số học giả, sẽ không có thêm quan chức “thái tử đảng” (con cái các bậc khai quốc công thần của Trung Quốc) bị đưa ra ánh sáng.

22 December 2014

Hạ viện Mỹ đòi Chính phủ xét lại liên hệ quân sự với Bắc Kinh

Chiều hướng cứng rắn của Mỹ đối với các hành vi quyết đoán của Bắc Kinh tại các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương càng lúc càng rõ nét. Dấu hiệu mới nhất là yêu cầu hôm 10/12/2014 của một dân biểu đầy thế lực, đòi Lầu Năm Góc xét lại chính sách đối thoại quân sự với Trung Quốc.

Theo dân biểu này, lý do là vì chính sách của Washington mang lại cho Bắc Kinh quá nhiều lợi ích, nhưng không thuyết phục được quân đội Trung Quốc chấm dứt các hành động hiếu chiến ở châu Á-Thái Bình Dương.

Trong một bức thư dài ba trang gởi đến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thứ trưởng Quốc phòng Robert Work, Dân biểu Đảng Cộng hòa Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực thuộc Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ đã yêu cầu « xem xét lại chính sách "giao lưu" hiện hành với quân đội Trung Quốc… trong khuôn khổ một chủ trương rộng lớn hơn (của Lầu Năm Góc) nhằm rà soát lại các mục tiêu an ninh của Mỹ trong khu vực. »

Đối với ông Randy Forbes, chủ trương giao lưu để khuyến khích quân đội Trung Quốc hòa hoãn hơn đã mang lại kết quả ngược lại với mong đợi của Mỹ. Ông viết : « Vào lúc chúng ta tăng cường việc phát triển quan hệ giữa hai quân đội trong hai năm qua, các hành động của quân đội Trung Quốc lại chỉ trở nên hung hãn hơn. (…) Các sự cố liều lĩnh trên biển và trên không đã liên tục xẩy ra và Trung Quốc đã sử dụng nhiều hình thức cưỡng bức mới nhắm vào các láng giềng của họ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông ».

Trang mạng tờ báo Mỹ Washington Free Beacon vào hôm qua đã nêu bật nhiều sự cố đã khiến cho vị chủ tịch Tiểu ban Hải lực của Hạ viện Mỹ phải lên tiếng. Tờ báo đã nhắc lại các hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, xây dựng cơ sở trên các đảo đá đang tranh chấp, cho máy bay và tàu quân sự cản mũi phi cơ hay chiến hạm Mỹ trong vùng, những hành vi đã từng bị Lầu Năm Góc mô tả là « nguy hiểm » và « khiêu khích ».

Một cách kín đáo hơn, Bắc Kinh cũng lợi dụng giao lưu quân sự để « học lóm » công nghệ hay kỹ thuật của Mỹ. Tờ Washington Free Beacon đã nêu lên vụ Tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) được mời lên tham quan tàu sân bay USS Ronald Reagan ở San Diego vào tháng năm vừa qua. Ít lâu sau, một đô đốc hải quân Trung Quốc đã về hưu đã xác nhận với thông tấn nhà nước Trung Quốc là Tướng Phòng Phong Huy đã thu thập được các thông tin có giá trị về năng lực của chiếc USS Reagan.

Ngoài ra, vào tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã cho chiến đấu cơ tàng hình đời mới nhất của họ bay thử. Chiếc J-31 của Trung Quốc tuy nhiên đã được cho là sử dụng công nghệ của loại phi cơ Mỹ F-35 mà Quân đội Trung Quốc bị tình nghi là đã đánh cắp được thông qua các cuộc tấn công tin học nhắm vào một nhà thầu phụ của tập đoàn chế tạo máy bay Lockheed Martin của Mỹ.

Theo giới quan sát, thái độ nghi ngại Trung Quốc của Dân Biểu Mỹ Randy Forbes không phải là cá biệt, mà phản ánh một phản ứng chung của dư luận Mỹ trước những hành vi thái quá của Trung Quốc, không chỉ đối với Hoa Kỳ, mà cả đối với các láng giềng của Trung Quốc.

Mới đây, trong một động thái hiếm hoi, Hạ viện Mỹ ngày 03/12 vừa qua, đã thông qua Nghị quyết H. Res-714 lên án các hành vi của Trung Quốc cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực để ngăn cản việc thực thi quyền tự do sử dụng vùng biển hay không phận quốc tế trên các vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông . (RFI)

21 December 2014

GIỮA MÙA GIÁNG SINH

Trọng Đạt

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày lễ Giáng Sinh, còn mươi hôm nữa là Tết Tây, người người nô nức đi mua sắm tại các cửa hàng cửa hiệu, tưng bừng rộn rã, tống cựu nghinh tân, năm cũ đi, năm mới lại, giòng đời vẫn lặng lẽ trôi nhanh.
 
Mấy năm trước đây, tôi dọn về ở khu phố này đúng vào mùa Giáng Sinh, một khu nhà ở trung bình, bên phải tôi là một ông trắng, bên trái là một ông đen, ông nào cũng vui vẻ cả. Tôi và ông trắng hay đậu xe phía sau nhà nên thỉnh thoảng có gặp nhau. Dọn nhà được mươi ngày tôi gặp ông lần đầu, hôm ấy tôi ghé vào sau nhà ông hỏi thăm xã giao cho có tình hàng xóm. Đó là một ông già gần bảy mươi to, cao, vạm vỡ, hôm ấy ông nói đã về hưu mấy năm rồi, hồi xưa trong binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Ông già ở một mình, tôi được biết vợ ông nay ở tiểu bang khác, ông không có con, cụ thân sinh  còn sống, ở cách đây gần hai chục dặm, nhà này ông mua lâu rồi .
 
Người ta nói ông này ở dơ lắm.
 
Khoảng nửa năm sau, bỗng dưng không thấy ông đâu cả, vắng nhà mấy tháng ông lại trở về, gặp tôi ông đều chào hỏi:
    - How are you today? Anh mạnh giỏi chứ?
 
Được biết ông đi nằm bệnh viện giải phẫu đầu, não gì đấy, ông bị tâm thần. Lúc này mới biết ông bị bệnh, chắc là một chứng nan y. Ông già có thái độ bất cần đời, nghĩ rằng mình chẳng còn sống bao lâu, cỏ mọc trước sân cao đến đầu gối, ông cũng mặc kệ, tòa tỉnh cảnh cáo mấy lần ông mới chịu kêu người cắt, tôi có cắt dùm ông một lần. Không bao giờ ông tưới cỏ, nắng Texas như đổ lửa, nứt cả đất, cháy cả cỏ ông cũng thây kệ, muốn đến đâu thì đến.
 
Qua năm sau, tôi thấy ông suy yếu rõ rệt, trông ông  có vẻ khá giả vì thấy ông đi xe mới, người to cao nên mỗi lần chui vào xe khó khăn lắm, xe bị đụng mấy lần, sửa đi sửa lại. Sau ông mua chiếc xe Cadillac to lớn, trông bề thế, loại xe đắt tiền, ít lâu sau lại bị đụng xe, phải kéo đi tiệm sửa. Ông gõ cửa nhà tôi mượn điện thoại, điện thoại nhà ông bị hư. Giời ơi, lúc này tôi mới để ý, ông lão hôi quá, hôi như tổ cú vậy, quần áo ông nhàu nát cũ kỹ, cả tháng không giặt, ông ra khỏi nhà tôi cả buổi rồi mà mùi hôi vẫn còn nằm trong phòng khách. Ông cho biết gọi điện thoại cho bố nhờ giúp đỡ. Mấy hôm sau tôi thấy cụ thân sinh ông ở đằng sau nhà, một ông cụ trạc chín mươi nhưng trông tỉnh táo hơn, người thấp thấp. Tôi thở dài nghĩ bụng:

“Trời ơi ! Ông bố đã chín mươi cái xuân còn phải đi lo cho ông con bảy mươi, thật là báo đời báo kiếp! báo đến già vẫn chưa hết ”.

Lúc này thấy ông ngày càng bệ rạc hơn trước, quần áo hôi hám, sộc sệch. Có lần ông châm thêm nhớt xe ở sau nhà, tự nhiên quần tụt xuống, ông cũng thây kệ, tôi nói cho ông biết nhưng ông chỉ cười xoà. Tóc tai ông lão rũ rượi, râu ria lởm chởm, nước da ông vàng bủng như người sốt rét ngã nước, đôi mắt ông nhìn xuống đượm mầu chán chường tuyệt vọng, thoáng một vẻ đau đớn về tinh thần và thể xác. Có lẽ biết mình chẳng còn sống bao lâu nữa nên ông chẳng còn thiết gì đời, ăn mặc dơ dáy lắm. Ông cất bước đi vào nhà một cách nặng nề, đôi chân lê trên mặt đất thật chậm chạp vì phải mang một tấm thân to lớn. Hôm nay ông cũng không quên chào tôi “How are you today?”. Mỗi lần nhìn ông tôi lại thấy nổi lên trong lòng một nỗi u hoài khó tả vì phải chứng kiến một cảnh đời bi thảm, một cảnh bi thảm tại một xứ văn minh sung túc, tôi biết chắc ông ấy cũng sắp về Nước Chúa đến nơi rồi. Cuộc đời là bể khổ, Đông với Tây chỗ nào cũng thế.
  
Một hôm đi làm về, tôi đậu xe đằng trước. Thấy tôi, ông vội chạy ra nhờ chở đi chợ Kroger mua đồ ăn, xe ông lại bị đụng phải đem đi sửa. Bất đắc dĩ phải chở ông đi chợ. Giời đất ơi, tôi muốn chết ngạt vì cái mùi hôi bốc ra từ quần áo của ông. Bước vào xe ngồi, xe tôi như nghiêng hẳn đi vì ông nặng quá. Lúc về tôi bực lắm, quyết từ nay không bao giờ giúp ông ấy nữa. mùi hôi cứ ở lỳ trong xe tôi mãi mới hết. Có người bạn tình cờ vào nhà ông ấy nói nó hôi thối y như cái chợ cá, thùng rác ngay đầu giường, chuột, gián .  .  . . tùm lum. Mà thật vậy, mỗi lần ông mở cửa sau, cái mùi chợ cá xông ra tận bên nhà tôi, thật không ngờ một ông Mỹ trắng lại ở dơ đến thế.
 
Từ đấy tôi nhất quyết không cho mượn điện thoại, dứt khoát như vậy. Một hôm đang chăm sóc mấy cây hoa hồng đằng trước, tôi bỗng thấy mùi hôi, rồi ông ta hiện ra  hỏi mượn điện thoại, tôi từ chối nói sắp phải đi ngay, ông buồn rầu bước sang nhà khác. Nhìn vẻ mặt thất vọng của ông tôi cũng ái ngại lắm, tôi lại tự trách mình sao ác quá, ông ấy hỏi mượn cái điện thoại mà cũng từ chối. Nhưng dù ái ngại tôi cũng cương quyết không cho ông ấy vào nhà, giúp ông rồi ông sẽ nhờ mãi, phiền lắm.
 
Tôi bèn viết thư cho tòa tỉnh city.

    Thưa quí Tòa
   Ông hàng xóm tôi, cựu chiến binh già lão lắm, không bà con bạn bè, không xe cộ, điện thoại, rất cần giúp đỡ... Ông ấy khổ lắm .  .xe hư , điện thoại cũng hư.  Ông mượn điện thoại hàng xóm người ta không cho mượn vì ông ấy hôi quá!... nhà ông hôi như cái chợ cá , một tổ vi trùng! Tôi có giúp ông ấy vài lần, nay không thể giúp được nữa. Xin quý tòa giúp cho ông để cải thiện cuộc sống cho ông ấy đỡ khổ.
       Xin đa tạ quí Tòa

Mấy hôm sau có một ông nhân viên gọi điện thoại trả lời tôi, ông cho biết đã chuyển thư sang ban xã hội, hội từ thiện gì đấy. Lúc này ông không hỏi mượn điện thoại nữa, mặc dù bị tôi từ chối nhưng mỗi khi gặp nhau ông vẫn chào hỏi vui vẻ How are you today? Anh mạnh giỏi chứ? Tự nhiên tôi lại cảm phục tấm lòng bao dung, độ lượng của ông, của những người Mỹ không bao giờ biết giận là gì, tôi cư xử với ông ấy hơi tệ thế mà ông vẫn vui vẻ như thường thật đáng kính phục thay. Tôi cũng cảm thấy một chút hỗ thẹn ở lương tâm về cách xử sự của mình với ông ấy.
  
Độ này không thấy ông nhờ tôi, bốn năm tháng sau mới thấy ông mượn cái kìm, cái búa, hay xin chút đồ ăn vì xe hư không đi mua được. Rồi thỉnh thoảng lại thấy ông đi mượn điện thoại các nhà hàng xóm, tức quá tôi lại viết thư lên tòa tỉnh, kể lể dài hơn.

      Thưa quí tòa
    Ông hàng xóm của tôi khổ quá , xe hư lại không điện thoại .  .   .  .  .
. . . .
    Xin quý tòa giúp ông ấy !

Mấy hôm sau, một bà nhân viên gọi điện thoại cho tôi, bà phụ trách về vấn đề hàng xóm, bà hỏi tôi một số chi tiết về ông già và cho biết bà sẽ cố liên lạc với ông ấy. Mấy tháng sau, người ta mở cửa trước, cửa sau nhà ông để tổng vệ sinh, mùi hôi hám ghê sợ tỏa ra khắp nơi, họ thay thảm cho ông, thu dọn rác rưởi trong nhà, nào  ấm sứt vòi, ly tác bể, ghế ba chân …  cho vào bao, rồi vất cả đống ra đằng trước vườn. Nhà ông được quét dọn sạch sẽ, tôi mừng cho ông mà cũng mừng cho tôi nữa. 
Tuần trước thấy xe ông bị đụng bể cả cửa kính. Độ này thỉnh thoảng mới gặp ông ở chỗ đậu xe sau nhà, thấy ông suy nhược lắm, nét mặt đau khổ đáng thương, tôi có cảm tưởng như ông phải miễn cưỡng kéo lê cái tấm thân tàn này cho đến chết và có lẽ ông cũng mong Tử Thần đến đem đi cho rảnh cái nợ đời. Mỗi lần nhìn ông tôi lại chợt nghĩ đến ý nghĩa của nhân sinh: Đời là bể khổ? Chết là giải thoát? .
  
Chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ Giáng Sinh.  Tối qua thức khuya đi mua sắm đồ đạc, sáng nay tôi ngủ dậy trễ. Lúc chín giờ rưỡi sáng tôi nghe thấy tiếng nhiều người nói chuyện trước nhà, ngủ thiếp đi một lúc cả giờ đồng hồ vẫn thấy họ nói chuyện, cười cợt. Tôi lấy làm lạ sao họ nói chuyện gì mà lâu thế nên bèn hé mành nhìn ra thấy vài ba xe cảnh sát, một xe truck đậu trước nhà tôi và nhà ông, mấy người cảnh sát đứng nói chuyện um sùm. Biết là có chuyện chẳng lành, tôi vội khoác áo lạnh chạy ra vườn trước nhà, tôi thấy hai người khiêng xác ông ấy từ trong nhà đi ra đút vào trong lòng một chiếc xe cứu thương đậu ở bên kia đường.
  
Lạ thay, khi tôi ngủ li bì thì không thấy họ khiêng ông ấy lại đợi đến khi tôi chạy ra, chắc là ông nhắc tôi chạy ra để nhìn thân xác ông một lần chót, chắc hẳn là như vậy. Mọi người vẫn nói cười vui vẻ. Người Mỹ lúc nào cũng thản nhiên như không, dẫu cho gió bão chết cò, đổ đình đổ chùa hay cháy nhà hàng xóm họ vẫn bình chân như vại. Tôi chạy lại hỏi một chị cảnh sát  Mỹ đen đang đứng trước vườn nhà tôi:
    -Ông ấy làm sao thế?
    -Ông ấy chết rồi, tối hôm qua.
    -Thế à!
    Nhìn vẻ mặt xúc động của tôi, chị cảnh sát hỏi:
    -Anh thấy ông ấy lần chót hôm nào?
    -Mấy tuần trước, tuần rồi thấy xe ông ấy bị đụng bể cửa kính.
    -Đụng hôm thứ sáu, ông lái về nhà được. Sáu hôm sau mới chết. Ông ấy biết trước là chết nên đã gọi ông cụ thân sinh, ông cụ kia kìa!
     Vừa nói chị vừa chỉ tay về chiếc xe truck đậu ngay trước cửa nhà tôi.
 
Tôi chạy lại xe hỏi thăm ông cụ bố nay cũng độ ngoài chín mươi, cụ vui vẻ hỏi tôi :
    -Anh ở bên cạnh hả?
  
Rồi cụ thẫn thờ suy tư như nhớ lại bảy mươi năm trước đây cụ đã bế trên tay một đứa trẻ sơ sinh mở mắt chào đời, nâng niu ôm ấp một cái mầm sống thân yêu, nó là nguồn hạnh phúc của đời cụ. Thời gian trôi qua, đứa trẻ lớn lên, sống những ngày tươi đẹp của tuổi hoa niên rồi già lão, bệnh hoạn và bây giờ nhắm mắt lìa đời. Bảy mươi năm trôi qua đánh vù một cái, nó tuy ngắn ngủi nhưng cũng quá đủ để chấm dứt một kiếp người.
  
Thế rôi mọi người vội vã lên xe đóng cửa rầm rầm để đưa ông ấy đi, không kèn, không trống, không một tiếng khóc, không một giọt lệ sầu mà chỉ thấy toàn là những tiếng cười. Tôi không biết họ đưa ông ấy đi đâu, lên nhà thương? nhà quàn? hay ra nghĩa địa? Ở cái xứ sở giàu có sung túc nhất thế gian này con người vẫn chưa thoát khỏi những nỗi khổ ải, trầm luân. Trong lòng tôi cũng thầm mừng cho ông nay đã rũ sạch nợ trần.
 
Họ vẫy tay chào tôi rồi vội vã lái xe chạy vùn vụt về cuối phố.
 
Mặt trời đã lên cao tỏa ánh nắng vàng rực rỡ trên các mái nhà, cành cây, ngọn cỏ. Đường phố lúc này vắng tanh vắng ngắt không một bóng người. Thiên hạ nô nức đua nhau đi mua quà chúc mừng ngày lễ đã gần kề, chỉ còn lại một mình tôi đang đứng ngẩn ngơ nhìn về cuối phố, trong lòng xót xa vô hạn…
 
Một nỗi buồn mênh mang thấm thía và một niềm ân hận bàng bạc ở đâu kéo đến xâm chiếm lấy tâm hồn tôi giữa một mùa Giáng Sinh tưng bừng rộn rã….
     
Trọng Đạt

20 December 2014

Cướp lộng hành trên đường phố Thành Hồ.

Mỹ: 'Triều Tiên khác với Cuba'

Nhà Trắng hôm qua tuyên bố Mỹ không có ý định tìm cách thiết bang giao với Triều Tiên như với Cuba bởi Bình Nhưỡng đang có các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Phát ngôn viên Nhà Trắng
Josh Earnest. Ảnh: Reuters.

"Những quan ngại của chúng tôi về Triều Tiên có khác so với Cuba", hãng tin Yonhap dẫn lời Josh Earnest, phát ngôn viên Nhà Trắng, nói. "Chúng tôi không phải lo về việc Cuba đang phát triển vũ khí hạt nhân hay thử nghiệm công nghệ tên lửa tầm xa".

Theo Earnest, Washington quyết định thử cách tiếp cận mới với Cuba để cải thiện "tình hình nhân quyền" ở đây bởi chiến thuật cô lập trước đó đã thất bại.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 17/12 thông báo khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ với Cuba sau hơn 50 năm đóng băng. Không ít người cho rằng có khả năng Washington sẽ làm điều tương tự với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Nhà Trắng nhanh chóng bác bỏ dự đoán này.

"Chúng tôi lo ngại về hành vi của Triều Tiên, chắc chắn bao gồm nhân quyền và nhiều vấn đề khác", Earnest nói. "Chúng bao gồm chương trình hạt nhân của Triều Tiên, những thông báo đe dọa mà Bình Nhưỡng gửi tới Seoul, một trong những đồng minh thân thiết của Washington".

Earnest cho biết Mỹ từng cố thiết lập bang giao với Triều Tiên trong quá khứ, nới lỏng một số lệnh trừng phạt để đổi lấy cam kết phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, nỗ lực này sớm tan biến bởi Triều Tiên quyết định thu hồi các cam kết của họ.

Như Tâm


Người Cuba rơi nước mắt, xuống đường mừng "bước đột phá" với Mỹ

Nụ cười, những giọt nước mắt, tiếng hò reo, băng rôn, khẩu hiệu... là cách mà người dân Cuba chào đón bước ngoặt lịch sử trong bang giao Mỹ - Cuba sau hơn nửa thế kỷ.

Ngày 17/12, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã chính thức tuyên bố bình thường hóa bang giao với Mỹ sau 53 năm.

Bài phát biểu của ông đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Cuba, gần như cùng lúc với phát biểu của Tổng thống Obama tại Washington, Mỹ.

Bước đi được coi như là đột phá trong  bang giao Mỹ - Cuba đã đạt được sau hàng loạt các cuộc đàm phán kín cấp cao giữa 2 nước, với sự thúc đẩy của Canada, Tòa thánh Vatican và đặc biệt là Giáo hoàng Francis.

Sự kiện này đã được LHQ và nhiều quốc gia trên thế giới ca ngợi.

Chủ tịch Cuba Raul Castro hoan nghênh biến cố này và cho rằng đây chính là điều mà Cuba đã chờ đợi rất lâu.

Thật vậy, không khí vui vẻ, rộn ràng chào đón sự kiện lịch sử này ngập tràn khắp mọi ngõ ngách ở Cuba, mà điển hình là tại thủ đô Havana.




Tin buồn

Xin thông báo cùng toàn thể quý đồng môn
đạc biệt quý anh chị khóa 6 ĐS

Đồng môn

Ông Đa Minh 
TRƯƠNG MINH NHUỆ
Cựu sinh viên Ban Đốc Sự Khóa 6 - Học viện QGHC, Sài Gòn
Bạn trăm năm của Đồng môn Trịnh Ngọc Lan
(Cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh Ban Đốc Sự Khóa 17A)

Đã từ trần ngày 17 tháng 12 năm 2014 tại Đức Quốc.
Hưởng thọ 80 tuổi.
**
(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

18 December 2014

Gs Thayer: Việt Nam đã lách vào vụ kiện Trung Quốc bằng "cửa sau"

Trong tuyên bố hôm thứ Năm, 11/12/201, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết là Hà Nội đã đề nghị Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan), quan tâm đén các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn của RFI, chuyên gia Carlyle Thayer tại Học viện Quốc phòng Úc phân tích thêm về chiến lược ngoại giao mới này của Việt Nam.

Về ý nghĩa của văn kiện có thể gọi là Tuyên bố lập trường của Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, lại được gởi đến Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Giáo sư Thayer nêu bật sự kiện là tuyên bố của Việt Nam không phải là đơn kiện Trung Quốc, nhưng đã phản bác toàn bộ luận điểm của Trung Quốc dù không gọi đích danh

Thayer : Việt Nam đã chuyển đến Toà án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) một tuyên bố chính thức về các quyền của mình (ở Biển Đông). Đây không phải là một "đơn kiện" (statement of claim) như Philippines đã đưa ra hồi tháng Giêng 2013, mà chỉ là một tuyên bố về các quyền của Việt Nam trong vụ kiện tụng giữa Trung Quốc và Philippines tại Tòa án Trọng tài.

Trong tuyên bố này, Việt Nam thừa nhận Toà án Trọng tài Thường trực – PCA có quyền tài phán đối với trường hợp của Philippines. Hà Nội đề nghị Tòa án ‘quan tâm đúng đắn’ tới các quyền và lợi ích của Việt Nam. Và Việt Nam bác bỏ Đường 9 đoạn của Trung Quốc (tại Biển Đông), xem đấy là điều không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.

Tất cả ba điểm trong tuyên bố đều phản bác lại nội dung Văn kiện về Lập trường mà Trung Quốc vừa mới công bố.

Ý nghĩa quan trọng trong bản tuyên bố của Việt Nam, theo giáo sư Thayer là việc mặc nhiên giành quyền tham gia vụ kiện Trung Quốc một cách gián tiếp :

Thayer : Khi bày tỏ mối quan tâm của mình trong trường hợp này, Việt Nam không tham gia cùng Philippines vào vụ kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, bản tuyên bố của Việt Nam sẽ được các thẩm phán của Toà án ghi nhận trong vụ xét xử kiện tụng giữa Trung Quốc và Philippines. Điều này sẽ có tác dụng nâng cao – tuy chỉ là một chút – tầm quan trọng của vụ kiện.

Nói một cách khác, cho dù vụ kiện chỉ là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng việc phân xử của các thẩm phán sẽ phải tính tới các lợi ích của các bên khác có thể bị phán quyết ảnh hưởng.

Rất có thể là với việc gửi bản tuyên bố về các quyền tới Tòa án Trọng tài, Việt Nam sẽ được mời đến trình bày các quyền và lợi ích của mình. Có thể nói, Việt Nam tiến hành kiện tụng " qua cửa hậu ".

Mới chỉ là điều tối thiểu trong hàng loạt hành động có thể làm

Tuy nhiên, theo nhận xét của chuyên gia Thayer, Việt Nam mới chỉ làm điều tối thiểu trong một loạt các thủ tục pháp lý có trong tay để chống lại các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thayer : Có những thông tin trái ngược nhau về khả năng Việt Nam kiện (Trung Quốc). Việt Nam đã gửi tuyên bố về các quyền của mình tới Tòa vào ngày 05/12 (trùng với ngày Bộ Ngọai giao Mỹ công bố bản báo cáo về Các Ranh giới trên Biển).

Có những tin đồn trong giới ngoại giao là Việt Nam đã chuẩn bị một biện pháp pháp lý mạnh mẽ hơn và đã tham vấn các nước bạn.Nếu tin đồn này là đúng, thì vào phút chót, Việt Nam đã chọn một giải pháp tối thiểu. Hai ngày sau, hôm 07/12/2014, Trung Quốc đã công bố Văn kiện về Lập trường.

Đối với giáo sư Thayer, không phải là ngẫu nhiên mà chính phủ Việt Nam đã quyết định chính thức gởi đến Tòa án Trọng tài Thường trực tuyên bố lập trường về vụ kiện Trung Quốc của Philippines. Sự kiện này có liên quan đến Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 của đảng Cộng sản Việt Nam, dự trù mở ra ngày 20/12 tới đây, và sự kiện Hoa Kỳ chính thức công bố tài liệu nghiên cứu đả phá yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thayer :Các hành động của Việt Nam được tiến hành vào lúc trước khi có Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 của đảng Cộng sản Việt Nam. Các hành động pháp lý của Việt Nam sẽ nhằm xoa dịu những người chỉ trích ở trong nước. Họ có thể không hoàn toàn thỏa mãn nhưng sẽ được ấm lòng hơn với việc chính quyền gửi tuyên bố tới Toà án Trọng tài.

Bất luận thế nào, Ban Chấp hành Trung ương cũng phải đáp ứng tâm tư của các ủy viên liên quan đến việc kiện Trung Quốc. Họ sẽ phải chấp nhận và ủng hộ quyết định của chính phủ.

Thời điểm Việt Nam gửi tuyên bố tới Toà án, trùng với ngày Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tài liệu về Các Ranh giới trên Biển, và 2 ngày trước khi Trung Quốc công bố Văn kiện về Lập trường, quả là rất phù hợp. Các sự kiện này, khi xem xét trong tổng thể, làm nổi bật lên vai trò của luật pháp quốc tế như là một công cụ để xử lý các tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông.

Trung Quốc sẽ không hài lòng bởi vì họ đã cố sức làm sao cho Tòa án Trọng tài không thụ lý vụ kiện của Philippines.

Trọng Nghĩam RFI

Tin ngắn đáng chú ý

Mỹ, Cuba nối lại bang giao

Mỹ và Cuba cho biết hai nước đang tiến tới bình thường hóa liên hệ, chấm dứt hơn một nửa thế kỷ cô lập ngoại giao nảy sinh từ thời Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro, phát biểu cùng lúc ở Washington và Havana, cho biết họ đã trao đổi những tù binh người Mỹ và Cuba bị giam giữ nhiều năm qua và giờ sẽ mở đường để tăng cường liên hệ về kinh tế và du lịch giữa hai nước.

Alan Gross, nhân viên hợp đồng với Cơ quan Phát triển Quốc tế, được Cuba trả tự do hôm thứ Tư sau năm năm tù giam vì nhập khẩu công nghệ cấm vào Cuba. Ông Obama cho biết ông Gross và một người đàn ông được mô tả là "một trong những tình báo viên (người Mỹ) quan trọng nhất " đã được Cuba thả ra, đổi lại Mỹ cũng thả ba điệp viên người Cuba bị giam hơn một thập niên qua trong các nhà tù của Mỹ.

Ông Obama nói 50 năm qua, việc Mỹ cô lập đảo quốc cách bờ biển phía nam của Mỹ 145 km "đã không có tác dụng" và "đến lúc phải có cách tiếp cận mới."

Sự tan băng ngoại giao này diễn ra sau hơn một năm đàm phán bí mật giữa hai nước, với Canada và Đức Giáo hoàng Phanxicô đóng vai trò chủ chốt. Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo Roma ngỏ lời "chúc mừng nồng nhiệt" đối với việc nối lại liên hệ ngoại giao giữa hai nước, trong khi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon mô tả tin này là "rất tích cực." (VOA)

Tâm lý chống Trung Quốc tại Madagascar

Tâm lý chống Trung Quốc, xung đột giữa thợ và chủ dẫn đến bạo động hay âm mưu chính trị ? Tình hình vẫn căng thẳng tại nhà máy đường Sucoma, ở Morondava, phía tây Madagascar, sau vụ bạo loạn, đập phá, đụng độ với hiến binh và các vụ thanh toán, trả thù làm 6 người thiệt mạng.

Ngày 10/12/2014, nhân viên nhà máy đường Sucoma đã biểu tình, phản đối việc bắt giữ hai nhà lãnh đạo công đoàn của họ, sau các vụ đụng độ với hiến binh, hồi tháng 11, làm hai người Trung Quốc bị thương và gây nhiều thiệt hại vật chất.

Cuộc biểu tình lần này lại dẫn đến bạo động dữ dội. Khoảng hai chục viên chức lãnh đạo nhà máy, người Trung Quốc, được sơ tán về thủ đô Antananarivo. Nhà cửa, đồ đạc của các nhân viên Trung Quốc bị đập phá, lấy đi. Đụng độ giữa hiến binh và người biểu tình làm 2 người chết và 9 người bị thương.

Trong những ngày sau vụ đụng độ hôm 10/12, một viên chức bảo vệ và một quân nhân Madagascar đã bị đâm chết ngay tại nhà máy đường, hai hiến binh đi mô tô, ngăn chặn người biểu tình, cũng đã thiệt mạng vì bị một xe tải đâm thẳng vào.

Nhà máy đường Sucoma là một doanh nghiệp Nhà nước, được giao cho phía Trung Quốc quản lý vào năm 1997, để tránh bị phá sản.

Chán nản vì mức lương quá thấp, khoảng 30 euro mỗi tháng, các nhân viên của nhà máy đường Sucoma đã bày tỏ sự bất bình về những ưu tiên giành cho cán bộ Trung Quốc, những hành động lạm quyền, sách nhiễu và sức ép đối với những người lao động địa phương. Từ nhiều tháng nay, họ đòi tăng lương và doanh nghiệp phải ký các hợp đồng lao động theo đúng pháp luật với những người làm việc tạm thời.

Một đại diện của người lao động nói với AFP : «Chúng tôi không muốn thấy người Trung Quốc. Chúng tôi không muốn làm việc với người Trung Quốc. Trước mặt ông Bộ trưởng Madagascar, họ hứa hẹn cho chúng tôi nhiều quyền lợi hơn, nhưng họ không bao giờ thực hiện lời hứa ».

Ông Bernard Jérôme, một nhân viên của nhà máy Sucoma nói thẳng : «Chúng tôi không muốn làm việc với người Trung Quốc nữa. Chúng tôi đề nghị Nhà nước tìm các đối tác khác. Nếu thay đổi ban quản lý nhà máy, chúng tôi sẵn sàng quay lại làm việc ngay lập tức. Ai cũng được, ngoại trừ người Trung Quốc ». (RFI)

Tiền Nga rơi tự do, Matxcơva vô kế khả thi

Tiền rúp của Nga tiếp tục mất giá so với đô la và euro. Trong đêm ngày 15/12/2014 Ngân hàng trung ương Nga can thiệp mạnh, nâng lãi xuất chỉ đạo từ 10,5 % lên 17% nhưng chỉ có tác động tạm thời. Đến buổi trưa 16/12/2014 đồng rúp lại rớt giá và kéo theo sàn giao dịch RTS đi xuống 10%.

Từ đầu năm đến nay, tiền Nga bị mất 50% giá trị so với đô la Mỹ theo số liệu chính thức, 97% theo giới doanh nghiệp Nga, và đã biến thành mồi ngon của cơn biến động.

Giới kinh tế Nga bi quan, dân chúng hốt hoảng, buôn bán ế ẩm, trong khi chính quyền Putin gần như bó tay.

Vào trưa nay, đồng tiền Nga rơi xuống mức kỷ lục mới : 80 rúp đổi một đô la và 100 rúp đổi một euro tức là mất thêm 20% trị giá, sau khi bị mất 10% ngày hôm qua. Từ Matxcơva, thông tín viên Hoàng Dung tường thuật :

« Đồng tiền bị mất giá liên tục, không có điểm dừng và không có dự đoán được với vận tốc chóng mặt…. » (Hoàng Dung  RFI)

17 December 2014

Viện Khổng tử và quyền lực mềm của TQ

TTR: "China" phiên âm thành "Trung Hoa", nhưng dân ta gọi là Nước Tầu, một nước có diện tích lớn ở phía bắc. Trong bài, tác giả viết là Trung Quốc, một danh xưng lớn lối Bắc Kinh muốn người ta chấp nhận. Để tôn trọng nguyên văn, chúng tôi không sửa đổi. TTR xin quí thân hữu và bạn đọc thông cảm.

Ts Nguyễn Hưng Quốc

Ở Việt Nam, trong suốt mấy tuần vừa qua, dư luận, ít nhất là trong giới trí thức, khá xôn xao về quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép thành lập Viện Khổng Tử tại trường Đại Học Hà Nội. Tất cả đều đồng thanh bày tỏ sự lo ngại và bất bình: Họ cho đó là dấu hiệu của cuộc xâm lược Văn hóa, từ phía Trung Quốc, và của sự đầu hàng trước cuộc xâm lược ấy, từ phía Việt Nam.

Trước khi bình luận, có mấy điều chúng ta cần lưu ý:

Thứ nhất, Viện Khổng Tử được chính phủ Trung Quốc thành lập vào tháng 6 năm 2004 với số tiền trên 500 triệu Mỹ kim, hiện nay đã có trên 400 cơ sở trên khoảng hơn 100 quốc gia (chưa kể khoảng 400 viện khác đang nằm trong dự án và cũng không tính các Lớp học Khổng Tử, Confucius Classrooms, thường là một bộ phận của Viện Khổng Tử, Confucius Institute, nhưng cũng có khi tồn tại riêng rẽ ở những nơi Viện Khổng Tử chưa được thành lập). Ở Mỹ có trên 70 viện; ở Anh, trên 20 viện; ở Úc, Đức, Pháp, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, mỗi nước trên 10 viện; v.v..Về số lượng, các Viện Khổng Tử hiện nay đã gần ngang ngửa với Aliances Françaises của Pháp và bằng tổng số các trung tâm ngôn ngữ và văn hóa của cả ba học viện British Council của Anh, Instituto Cervantes của Tây Ban Nha, và Goethe-Institut của Đức cộng lại dù cả ba đều có một lịch sử khá lâu đời, trên nửa thế kỷ.

Về tốc độ, đó là học viện phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Thứ hai, trên nguyên tắc, Viện Khổng Tử hoạt động với ba mục tiêu chính: Một, truyền bá tiếng Hoa (và chữ Hán theo lối giản thể được sử dụng tại Trung Quốc từ sau năm 1949); hai, truyền bá văn hóa Trung Quốc; và ba, thúc đẩy các chương trình hợp tác và trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và các nước. Đằng sau ba mục tiêu này là một mục tiêu khác, lớn và quan trọng hơn: Tuyên truyền cho hình ảnh một nước Trung Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời, hiền lành, yêu chuộng hòa bình, không hề là một đe dọa đối với bất cứ một nước nào khác.

Nhìn vào các mục tiêu ở trên, Viện Khổng Tử không khác mấy với các học viện ngôn ngữ và văn hóa nổi tiếng trên thế giới, từ British Council của Anh, Aliances Françaises của Pháp, Instituto Cervantes của Tây Ban Nha, hay Goethe-Institut của Đức. Tất cả đều nhằm, qua việc dạy ngôn ngữ và văn hóa của nước mình, tạo sự thông cảm và thắt chặt các quan hệ quốc tế với các nước khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, Viện Khổng Tử có nhiều đặc điểm khiến giới quan sát phải nghi ngờ và e ngại.

Một, Viện Khổng Tử không phải chỉ giới hạn trong lãnh vực ngôn ngữ hay văn hóa. Ví dụ tại Úc, Viện Khổng Tử tại trường Đại học RMIT dạy cả về Đông Y, tại trường Đại học Queensland dạy cả về khoa học kỹ thuật. Ở tất cả các nơi, khi dạy về ngôn ngữ và văn hóa, các bài giảng đều ít nhiều liên hệ đến chính trị của Trung Quốc hiện nay. Hơn nữa, theo nhiều nguồn tin, Viện Không Tử có những chính sách hoàn toàn mang màu sắc chính trị, ví dụ, về tuyển dụng nhân viên, họ cấm tuyệt đối những người từng tham gia vào Pháp Luân Công hoặc những tổ chức chống lại chính phủ Trung Quốc; về hoạt động, họ cũng cấm mời Đức Đà Lai Lạt Ma cũng như bất cứ một viên chức nào từ Tibet và Đài Loan đến nói chuyện ở các Viện Khổng Tử. Thậm chí cấm cả việc bàn luận về Tibet trong viện.

Hai, cấu trúc của các Viện Khổng Tử cũng khá đặc biệt: Bao giờ nó cũng có hai giám đốc, một là người địa phương và một là người từ Trung Quốc sang. Theo Michael Kahn-Ackermann, cựu giám đốc của Viện Goethe, đó chính là điểm khác biệt lớn giữa Viện Khổng Tử so với tất cả các học viện về ngôn ngữ và văn hóa khác trên thế giới.

Ba, về phương diện tổ chức, một mặt, trong khi các học viện về ngôn ngữ và văn hóa khác khá độc lập với chính phủ, Viện Khổng Tử hoàn toàn nằm trong tay chính phủ Trung Quốc; mặt khác, trong khi các học viện khác tồn tại như một cơ sở giáo dục hay văn hóa độc lập ở ngoại quốc, Viện Khổng Tử bao giờ cũng liên kết và nằm TRONG một trường đại học hoặc trung học nào đó ở địa phương. Ví dụ, ở Việt Nam, sắp tới, Viện Khổng Tử sẽ nằm trong hệ thống Đại học Hà Nội. Ở các nước khác cũng vậy. Có điều, tuy là một bộ phận của các cơ sở giáo dục địa phương, khoảng một nửa ngân sách và phần lớn giáo viên cũng như toàn bộ tài liệu giảng dạy lại do chính phủ Trung Quốc cung cấp.

Chính điều này gợi lên nhiều nghi ngại cho thế giới. Nghi ngại về ba chuyện: Về phương diện học thuật, dưới ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc, người ta không còn tự do và độc lập trong tư tưởng; về phương diện chính trị, các viện ấy chỉ đóng vai trò tuyên truyền cho chính phủ; và đặc biệt, về phương diện an ninh, rất có khả năng những cán bộ hoặc giáo viên trong các viện ấy làm công tác tình báo kỹ nghệ để ăn cắp các phát kiến về khoa học kỹ thuật và kinh tế trong các trường đại học.

Ba đặc điểm nêu trên cho thấy Viện Khổng Tử không đơn giản là một cơ sở giáo dục về ngôn ngữ hay văn hóa. Nó còn nhắm đến các mục tiêu kinh tế (khuyến khích làm ăn với Trung Quốc – chưa kể chuyện làm gián điệp) và cả các mục tiêu chính trị, trong đó có những cuộc vận động liên quan đến quyền lực mềm (soft power). Trong cái gọi là “quyền lực mềm” ấy, nội dung quan trọng nhất mà Trung Quốc nhắm tới là tạo nên một hình ảnh hiền lành, yêu chuộng hòa bình và công lý của Trung Quốc, nhằm xóa tan những nỗi sợ của mọi người đối với tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

Tất cả những điều ấy, hầu như ai cũng biết. Từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã đổ ra hàng nhiều tỉ đô la cho chiến dịch củng cố quyền lực mềm như thế. Họ viện trợ một cách cực kỳ hào phóng cho nhiều quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Á. Họ tổ chức Olympics 2008 và Sanghai Expo năm 2010. Trong hai năm 2009 và 2010, họ bỏ ra 8 tỉ 9 Mỹ kim cho lãnh vực truyền thông đại chúng, trong đó có những kênh truyền thanh và truyền hình phát 24 giờ một ngày nhắm vào khán thính giả Tây phương. Chương trình phát thanh quốc tế bằng tiếng Anh cũng làm việc liên tục ngày và đêm.
Các Viện Khổng Tử chỉ là một trong cả một chiến dịch rộng lớn và rầm rộ ấy.

Vấn đề là: chiến dịch củng cố quyền lực mềm ấy có thành công hay không?

Giáo sư Joseph S. Nye Jr, chuyên gia hàng đầu về quyền lực mềm trên thế giới, trả lời một cách dứt khoát: Không.

Trong bài “China's Soft Power Deficit”, viết vào năm 2012, Nye cho quyền lực mềm của một nước chỉ phát huy tác dụng với một số điều kiện:

Thứ nhất, nó không gây tâm lý lo ngại và, từ đó, nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng ở các nước láng giềng (ví dụ: những điều đó không hề xảy ra ở Canada và Mexico trước quyền lực mềm của Mỹ).

Thứ hai, phải có sự nhất quán giữa lời nói và việc làm: khi hiện thực trong nước khác hẳn với những lời lẽ tuyên truyền trên mặt trận truyền thông quốc tế, quyền lực mềm sẽ mất hết tác dụng.

Olympics năm 2008 ở Bắc Kinh có vẻ như thành công rực rỡ, nhưng sự thành công ấy tan vỡ ngay tức khắc sau đó khi chính quyền Trung Quốc ra lệnh bắt bớ những người bất đồng chính kiến.

Shanghai Expo năm 2010 cũng thành công rực rỡ nhưng sự thành công ấy cũng bị dập tắt ngay tức khắc khi Trung Quốc bắt nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba. Hình ảnh chiếc ghế trống trong buổi trao giải Nobel hòa bình cho Lưu Hiểu Ba trở thành một biểu tượng đầy quyền lực làm xóa nhòa tất cả các hoạt động tuyên truyền tốn hàng tỉ đô la trước đó.

Viện Khổng Tử được thành lập ở Philippines nhằm gây thiện cảm với người dân địa phương nhưng tất cả những tình cảm ấy, nếu có, đều biến mất khi Trung Quốc quấy nhiễu bãi đá cạn Scarborough vốn thuộc chủ quyền của Philippines.

Đánh giá một cách tổng quát, Nye cho các nỗ lực củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc đã thất bại. Bằng chứng rõ rệt nhất là qua các cuộc thăm dò dân luận, cách nhìn về Trung Quốc chỉ tương đối mang màu sắc tích cực ở châu Phi và châu Mỹ La Tinh; còn ở Mỹ, châu Âu cũng như nhiều nước ở châu Á, đặc biệt Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, nó hoàn toàn có tính chất tiêu cực. Điều đó, với Nye, hoàn toàn chính đáng: ở Trung Quốc hiện nay, dưới ách kiểm duyệt ngặt nghèo của chính phủ, ở đâu người ta cũng thấy sự nghèo nàn về tư tưởng. Không có nước nào có thể làm cho người khác yêu mến, tin cậy và ngưỡng mộ với sự nghèo nàn, chật chội và giả dối như thế cả. Đó là lý do tại sao các nước Tây phương, kể cả Mỹ, dù biết rõ âm mưu của Trung Quốc, vẫn cứ cho phép mở các Viện Khổng Tử ngay trên đất nước của họ. Không phải là một. Mà là nhiều viện. Xum xuê như trăm hoa đua nở.

Nhưng đó là ở Tây phương, còn ở các nước khác thì sao?

Theo Trefor Moss, trên The Diplomat ngày 4 tháng 6, 2013, chúng ta không nên vội vã đánh giá thấp các nỗ lực vận động quyền lực mềm của Trung Quốc. Kể từ năm 2000, Trung Quốc bỏ ra 74 tỉ đô la để xây dựng các dự án hợp tác và viện trợ ở 50 trên tổng số 54 quốc gia châu Phi. Kết quả là ở châu Phi, rất nhiều người nhìn Trung Quốc một cách đầy thiện cảm: Họ xem Trung Quốc như một đối tác tốt, một kẻ đến để cứu vớt họ và là một mẫu mực mà họ nên bắt chước. Dĩ nhiên, tất cả những thiện cảm này đều dễ dàng biến mất nếu Trung Quốc sử dụng bạo lực với họ. Nhưng khi điều này chưa xảy ra thì nỗ lực của Trung Quốc rõ ràng là có kết quả.

Riêng trong trường hợp của Việt Nam thì sao? Theo tôi, sự hiện diện của Viện Khổng Tử tại Đại Học Hà Nội, tự bản thân nó, không đáng lo ngại cho bằng thái độ của nhà cầm quyền cũng như của cán bộ Việt Nam nói chung.

Trung Quốc sử dụng Viện Khổng Tử để làm gián điệp kỹ nghệ ư? Âm mưu này có thành công hay không là tùy thuộc mức độ cảnh giác cũng như khả năng tổ chức của các đại học Việt Nam. Nhưng ở cả hai khía cạnh này, qua kinh nghiệm lâu nay, chúng ta đều thấy rõ: hoàn toàn không đáng tin cậy.

Trung Quốc sử dụng Viện Khổng Tử để tuyên truyền cho Trung Quốc ư? Âm mưu này có thành công hay không là tùy thuộc vào mức độ phản tuyên truyền và công khai hóa thông tin từ phía Việt Nam. Ở Philippines, sự tuyên truyền của Trung Quốc qua Viện Khổng Tử mất hết tác dụng vì dân chúng biết rõ, rất rõ tham vọng bành trướng lãnh hải và các hành động quấy nhiễu của Trung Quốc ở bãi đá cạn Scarborough. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, nếu chính phủ cứ giấu giếm hết những chuyện như thế, cứ leo lẻo phụ họa với bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc về cái gọi là 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” và 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” thì đương nhiên Trung Quốc sẽ thành công. Thành thực mà nói, trong cả hai âm mưu gián điệp và tuyên truyền, Trung Quốc đã thành công ngay cả trước khi thành lập Viện Khổng Tử. Cái Viện ấy có nằm chình ình ngay giữa Hà Nội hay không thì cũng vậy. Có khi, với những người còn yêu nước, đó lại là điều hay: Nó hiện diện như một thách thức.

16 December 2014

Mộng Lệ An, tranh mới A.C.La

Vẽ chân dung là một hướng đi của hội họa đã phát triển từ lâu. Thời trung cổ hướng đi này lấn át các hướng đi khác có lẽ do được bao bọc bởi những danh gia vọng tộc. Họa sĩ vẽ chân dung cho những người trong gia đình giầu có và nhận tiền thù lao khá.

Những bức chân dung là thành phần trong gia phả ghi lại nhân dáng, khóe mắt, nụ cười, hoặc bán thân hay trong lễ phục, của cha mẹ, ông bà  để con cháu có những ý niệm cụ thể về tổ tiên của mình. Chân dung còn là những kỷ vật. Khác với văn thơ có thể ghi lại theo lời kể bất cứ lúc nào sau khi nhân vật đã khuất, nhưng hội họa không thể tưởng tượng ra để vẽ lại một người đã khuất một cách sinh động được.

Cũng trong ý nghĩ muốn ghi lại hình ảnh một thời không thể níu kéo, chẳng hạn nét xuân sắc dễ tàn phai, nhiều người giao phó cho nhiếp ảnh hay hội họa để ghi lại chút kỷ niệm quý giá. Hình ảnh đôi khi có vẻ riêng tư chỉ treo trong thư phòng, nhưng vì tính nghệ thuật của bức tranh vẫn có thể đem ra chia sẻ cùng bạn bè hay ngay cả cho quần chúng yêu mến nghệ thuật.

"Mộng Lệ An" là một trong những bức chân dung hiếm hoi mới vẽ xin trình làng, tất nhiên việc này đã được người mẫu chấp thuận. Cũng không nên để sự hiếu kỳ dẫn đi xa mà hỏi xem đó là ai vì sẽ chẳng có câu trả lời nào chi tiết cả.

Chúc quý bạn yêu thích hội họa những ngày cuối năm an lành và vui tươi.

A.C.La




Mộng Lệ An

Oil on canvas 16x20 inch (41cmx51cm)
By A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
Reserved for private collection

13 December 2014

Hãy Chụp Dùm Tôi, thơ Trần Văn Lương

  Hãy Chụp Dùm Tôi (*)

Đừng khoe tôi, hỡi
người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ
địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.

Đừng khoe tôi hình
ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà
“đổi mới”,
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.

Đừng khoe tôi
những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô
phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.

Đừng khoe tôi
những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn
vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.

Đừng khoe tôi cảnh
tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một
thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.

Đừng khoe tôi
những con phố “bưng biền”,
Những quảng
cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu
rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.

Đừng khoe tôi chốn
thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa
nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.

Đừng khoe tôi ảnh
Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ
ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.

Đừng khoe tôi
những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn
tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

o O
o

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế
kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề
tan.

Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ
mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương
xa.

Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi
từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.

Chụp giùm tôi số phận những thương
binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa
phong ba.

Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến,
nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi
thân.

Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha,
anh lao động Mã Lai về.

Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những
anh hùng không uốn gối,
Gánh đọa đày trong ngục tối bao
la.

Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao
nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng
Tàu.

Chụp giùm tôi những nghĩa
địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao
cũng khốn khó trăm đường.

**

Hãy chụp giùm tôi hết những tang
thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn
quyết mạnh dạn ra khơi.

Chiếc thuyền con, ca nước lã
cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.

Lòng
người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư
đến, có mấy ai còn nhớ!

 Trần Văn Lương
________

(*) Bài thơ đã có từ lâu, một tuyệt tác của nhà thơ CSV Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gón, Trần Văn Lương. Nhưng điều đáng buồn (hay đáng trách) là nhiều trang điện tử khi trích dẫn hay đăng lại đã không đề tên tác giả, mà tệ hơn nữa còn để lầm tên tác giả. Nhân dịp đăng lại bài thơ, TTR xin nhắc nhở điều bất túc này một lần nữa ở đây.

Đốn Ngã Hồn Rừng, thơ


12 December 2014

Bước chân chính xác của các học viên đại học thể lực Nhật Bản

Nắng Lẻ Chiều Thu, thơ

Dạo:
    Lạnh lẽo bóng chiều thu,
    Quê xưa vẫn mịt mù.
    Phù du tia nắng lẻ,
    Nhớ tiếng mẹ hiền ru.



       Nắng Lẻ Chiều Thu

     Dải nắng muộn uốn qua lòng suối,
     Nhánh rong già tiếc nuối bâng quơ.
          Cây khô rải lá hững hờ,
Mây say say gió, núi mờ mờ sương.

     Thân lưu lạc hồn nương bóng cỏ,
     Gót chân đau kiếm ngõ quay về.
          Một đời vướng víu cơn mê,
Giật mình chẳng biết trời quê chốn nào.

     Đêm vỡ giấc lao chao đèn gió,
     Bóng ngày thơ lấp ló bên giường.
          Cắn răng làm kẻ qua đường,
Vu vơ tiếng lá, vấn vương dấu giày.

     Lau sậy trót sa lầy than khóc,
     Khúc buồn lay mái tóc bạc phơ.
          Ấp ôm mãi hạnh phúc hờ,
Nơi kia nào có ai chờ mà mong.

     Câu thơ lạnh buồn hong trên giấy,
     Nốt nhạc mềm lẩy bẩy van xin.
          Gương xưa lạnh lẽo đứng nhìn,
Bóng người năm cũ đã nghìn trùng xa.

     Tiếng giun dế thiết tha hờn giỗi,
     Cơn mưa phùn bối rối tạt ngang.
          Sẩy tay đánh mất Thiên đàng,
Trơ thân đất khách lang thang gánh sầu.

     Đĩa sành sứt, miếng trầu lạc lõng,
     Tách trà vơi đứng hóng duyên thừa.
          Ngập ngừng câu chuyện ngày xưa,
Lối mòn quá khứ dần thưa tiếng cười.

     Phố đổi chủ, đười ươi đứng gác,
     Khách qua đường ngơ ngác nhìn nhau.
          Tiếng chào quên đã từ lâu,
Ngượng ngùng chớp mắt quay đầu bước nhanh.

     Gió biển lạnh tanh tanh mùi máu,
     Sóng đổ bờ láu táu tâng công.
          Thương bầy còng gió biển Đông,
Cong lưng xe cát long đong dựng nhà.

     Men gốc rạ, lê la làn khói,
     Bướm lỡ đường chết đói cành khô.
          Lá rơi khuấy động mặt hồ,
Cây soi mất bóng hồ đồ trách mây.

     Đường cỏ chết, vết giày nhếch nhác,
     Nẻo sao về, bóng vạc dần lu.
          Bao mùa áo đậm hơi thu,
Vẫn hoài nhớ tiếng mẹ ru canh dài.

     Tia nắng lẻ dằng dai đã khuất,
     Giọt sương phai lất phất qua thềm.
          Ngậm ngùi ngắm ngọn đèn đêm,
Thấy đời mình lại ngắn thêm một ngày.
                      
                          Trần Văn Lương
                          Cali, 12/2014

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...