28 September 2022
Tinh thần sư phạm
27 September 2022
EM BỎ TÔI MÀ ĐI…
Em bỏ tôi
Như bỏ món đồ chơi đã cũ
Công Chúa thường có cả triệu đồ chơi
Với em,
Đồ chơi không phải là người
Nên em quẳng tôi đi không chút nhớ
Những kỷ niệm đã bừng bừng môt thuở
Giữa đôi ta, gió lộng, cát bay tung
Chỉ là tuồng sau một tấm màn nhung
Khi khép lại, sẽ chuyển sang vai khác
Diễn viên chính không bao giờ thắc mắc
Hôn bạn tuồng nồng thắm rồi quên đi
Dù khi ôm nhau, em diễn thật mê si
Tưởng sẽ chết nếu không lần hôn chặt
Em không cần biết
Món đồ chơi kia
Có đôi con mắt
Chứa cả trời âu yếm dáng em yêu
Tim đồ chơi cháy bỏng biết bao nhiêu
Muốn đốt cả thế gian trong chốc lát
Khi tình phụ, tình rời, tình tan nát
Tình bỏ tôi đi, tình dẫm vỡ tim tôi
Rượu uống cả ngàn chai
Không lấp được đơn côi
Yêu trăm người khác
Không vá được vết thương toang hoác
Vì chỉ mình em,
Ngực dịu nét thiên thai
Ngón tay ngoan, trắng lạnh nét trang đài
Bờ vai ấm, môi thơm, mi cong vút
Và giọng nói, tiếng cười đầy cuốn hút
Dẫn hồn tôi mê mải giữa gian trần
Khiến tôi dâng hết cả tuổi xuân
Cho tình ái trong lâu đài rực rỡ…
Thôi, em bỏ đi rồi, nói làm chi được nữa?
Còn nơi đây, căn phòng nhỏ, rỗng không.
Và hồn tôi trôi nổi bềnh bồng
Giữa kỷ niệm, thiết tha, da diết..
Em yêu dấu ơi! Xin không lời tiễn biệt…
Chu Tất Tiến
24/5/14
Bài học Jimmy Carter và viễn ảnh xung đột Á châu
*Trần Trung Đạo
Đặng Tiểu Bình và Jimmy Carter ký cảc thỏa thuận ngoại giao giữa hai nước Trung – Mỹ ngày 31-1-1979. Nguồn: US National Archives and Records Administration
Trước khi TT Jimmy Carter và Phó Thủ tướng TC Đặng Tiểu Bình gặp nhau buổi sáng ngày 30 tháng 1, 1979, TT Carter yêu cầu thông dịch viên đọc trực tiếp bằng miệng lá thư của ông gởi với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
Bản viết tay của TT Carter vẫn còn được lưu giữ tại Thư Viện Jimmy Carter. Theo nội dung lá thư, TT Carter nghĩ rằng việc TC xâm lăng Việt Nam là một sai lầm nghiêm trọng vì nhiều lý do, trong đó gồm:
(1) Nếu mục đích của cuộc tấn công là nhằm gián đoạn hoạt động xâm lược của Việt Nam hiện nay ở Kampuchea thì mục đích đó sẽ khó thành công.
(2) Một hành động mang tính cách biểu hiện như thế sẽ không được xem là một “trừng phạt” đáng kể.
(3) Hành động xâm lăng sẽ làm vị trí của CSVN và TC hoán chuyển. CSVN hiện đang bị thế giới kết án xâm lược nhưng sẽ khác hơn dưới mắt dư luận nếu TC xâm lăng Việt Nam.
(4) Ngoài ra, xung đột từ hai quốc gia có nguy cơ trở thành xung đột khu vực. Kết luận, TT Carter đề nghị “một nỗ lực phối hợp thông qua Liên Hợp Quốc hoặc các diễn đàn quốc tế khác có thể gây tổn hại nhiều hơn cho Việt Nam và các đồng minh của họ.”
Đặng Tiểu Bình lắng nghe không ngắt lời người thông dịch.
26 September 2022
Tin chưa được kiểm chứng: Tập Cận Bình bị quản thúc tại gia?
Bầu trời Trung Quốc vắng lặng giữa tin đồn đảo chính. Hơn 9.000 chuyến bay đã bị hủy bỏ không ai biết lý do chính xác, giữa lúc có tin đồn Tập Cận Bình bị hạ bệ. Đã có báo cáo về việc các chuyến bay bị hủy hàng loạt ở Trung Quốc ảnh hưởng đến nhiều sân bay trên khắp đất nước, nhưng lý do của những vụ hủy bỏ hàng loạt các chuyến bay này vẫn chưa được biết. Được biết sau cuộc họp ngày 30-8, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề xuất triệu tập Đại hội lần thứ 20 vào ngày 16-10 tại Bắc Kinh, nhân đó Tập có thể sẽ xác lập nhiệm kỳ thứ ba chưa hề có tiền lệ từ thời hậu Mao.
Cần chờ xem thực hư ra sao.
25 September 2022
Bạn bè ở xa còn dăm ba mống . . .
Bạn bè ở xa thều thào còn dăm ba mống, tìm về con cháu và cây cỏ cũng đỡ lắm đó nha, cho dù qua lại đa phần là những đối thoại không lời ! (A.C.La)
23 September 2022
Cô Lành về Quảng Nam..., truyện ngắn
Cô Lành ở Mỹ về Việt Nam tìm thăm bạn cũ. Xuống máy bay ở Sài Gòn, cô đón xe ra Ðà Nẵng, mấy hôm sau, cô đi Vĩnh Ðiện, một thị trấn nhỏ, cách Ðà Nẵng vài chục cây số. Thực ra, trước đó vài ngày, cô có vô Vĩnh Ðiện, hỏi han vài người ở bến xe điều gì đó rồi cô lại về Ðà Nẵng. Lần nầy, cô đi Vĩnh Ðiện sớm. Trời còn lất phất mưa nên cô Lành phải mặc áo đi mưa trước khi xuống xe. Khi xe vừa ngừng thì những người chạy xe ôm vây quanh mời mọc. Họ nhao nhao lên với cô: "Ði mô cô? Tui đưa cô về nghe! Mời lên xe". Cô Lành nói: "Tôi là khách quen của anh Hai Tí. Thấy ảnh đâu không?" Mọi người dãn ra: "Phải Tí Kế Xuyên không? Hắn ngồi quán đằng kia kìa"
Chữ "Kế Xuyên" dùng để chỉ những người nhà quê, bảo thủ, nhất là có giọng nói rặt Quảng Nam, giống như ta dùng chữ "Sịa" để chỉ dân Huế nhà quê. Tuy là Việt kiều nhưng cô Lành trông rất xập xụi. Cô mặc một bộ bà ba cũ, ngoài khoác áo đi mưa, mang đôi dép lẹp xẹp, tay cầm giỏ lác nhẹ tênh, giống các bà nội trợ, đi chợ buổi sáng về nấu ăn cho gia đình. Cô Lành theo hướng người xe thồ chỉ, đến một cái quán nhỏ, giống bất cứ quán nào ở bến xe thị trấn nghèo và vắng vẻ. Trước hiên quán là một chiếc bàn cũ với hai chiếc ghế dài. Một bình tích với bốn cái ly thủy tinh không được sạch lắm. Ngay bên trong là một cái kệ bày mấy thứ kẹo, bánh, chuối, ổi... Một người đàn ông, ngồi dựa lưng vào vách, tay cầm chiếc bánh ú, miệng nhóp nhép nhai, mắt nhìn tận đâu như đang suy nghĩ điều gì nên không thấy cô Lành bước vào.
Anh ta khoảng trên 40, người cao, ốm nhưng rắn chắc, da đen thùi, xương gò má nhô cao, hai mắt sáng trưng thụt vào hốc mắt như mắt con khỉ. Anh mặc bộ đồ nhà binh của lính Cộng Hòa cũ, đã phai thành màu xám mốc. Một chiếc xe đạp thồ tựa vào vách quán. Cô Lành hỏi: "Anh chạy xe thồ phải không?" "Dạ. Cô đi mô?" "Tôi đi nhiều chỗ lắm. Anh biết Thanh Quít không?" "Nhà tui ở đó. Răng không biết?" "Thanh Quít, nhưng vô tuốt trong xa. Anh đi nổi không?" "Ăn thua chi! Lên Di Xiên tui cũng đi tới. Cô chờ cho chút nghe. Tui en xong cái bánh ni là đi liền"
Anh xe thồ nhét phần còn lại của chiếc bánh ú vào mồm, trẹo trạo nhai rồi trợn mắt nuốt. Anh lấy cái bình tích rót một thứ nước vàng vàng vào ly, bưng uống cạn rồi lấy tay quẹt ngang miệng, coi như làm vệ sinh sau bữa ăn. Anh nói vọng vào trong quán: "Chập nữa quay lại tính tiền luôn nghe, chị Tư"
Anh đẩy xe ra, lấy chiếc áo đi mưa gài ở yên sau mặc vào. Áo đi mưa màu xám tro, dày súc, giống như áo của lính cứu hỏa. Anh mặc ngược để tránh gió lùa vào áo. Anh lấy miếng giẻ nhét dưới yên xe lau cái yên sau cho hết nước mưa. Yên sau là một miếng gỗ lớn, có bọc nệm, làm thủ công nên trông thô kịch nhưng chắc chắn. "Mời cô lên xe. Chừ đi mô đây?" Cô Lành ngồi lên yên sau: "Anh cho tôi vô chợ Vĩnh Ðiện, mua ít quà cho người quen". "Cô ngồi rứa không được mô. Phải bỏ hai chưn hai bên, ôm tui cho chẹt. Ðường đất khó chạy lắm, ngồi rứa té bể đầu, tui mang họa". "Ôm anh, vợ anh có ghen không?" "Vợ con chi tui. Mà có vợ, hén cũng không ghen được, chiện lồm en. Ghen tương, đúa trơ mỏ"
22 September 2022
16 September 2022
Chuyện đồng quê góp nhặt: Rau Càng Cua
14 September 2022
Di Dân, Tội Ác Và Ma Túy Đang Đe Dọa Tới Sinh Mạng Của Người Dân Hoa Kỳ
12 September 2022
Chuyện Thằng Tây Thăm VN
Một sinh viên Việt Nam du học ở Châu Âu dẫn bạn là một thằng Tây về nhà chơi. Hai thằng đi bằng xe máy, thằng Việt Nam đưa cho thằng Tây cái mũ bằng nhựa mỏng dính bảo thằng Tây đội vào, thằng Tây nói:
- Tao có mũ vải rồi.
- Không được, cái này gọi là mũ bảo hiểm, theo luật giao thông, nếu không đội mũ này mày sẽ bị phạt.
- Nhưng cái mũ này làm sao có tác dụng bảo hiểm ?
- Mày đúng là thằng Tây, tao có nói để bảo hiểm đâu, chỉ bảo đảm để khỏi bị phạt thôi.
Đi một đoạn, thấy mấy tay công an đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, thằng Tây hỏi :
- Luật giao thông Việt Nam không áp dụng cho công an à ?
- Có áp dụng.
- Vậy sao họ không đội, họ không sợ bị phạt sao ?
- Họ là công an, không đội cũng không bị phạt, vì công an không ai lại đi phạt công an.
Đi tiếp, thấy mấy thanh niên không đội mũ bảo hiểm đi ngang qua cảnh sát giao thông cũng không bị phạt, thằng Tây hỏi :
- Bọn đó cũng là công an à ?
- Mày lại hỏi đểu, đó là bọn trẻ trâu, bọn nó không bị phạt vì chúng nó nhuộm tóc vàng và khoe hình xăm ở cánh tay, chúng nó sẵn sàng bỏ chạy khi bị thổi còi. Lâu dần quen mặt, chúng nó không cần bỏ chạy vì chẵng ai muốn... chạy đua với chúng!!
- Tại sao tóc tao cũng vàng, tay tao cũng có hình xăm mà mày bắt tao đội mũ bảo hiểm ?
Thằng Việt Nam bí quá nói đại :
- Tại tóc mày chỉ có một màu vàng, bọn kia tóc nó nhuộm hai màu. Mắt mày lại xanh, mũi lõ nên không giống mấy đứa đó.
Đến ngã tư, có đèn đỏ thằng Việt Nam vẫn đi tiếp, thằng Tây kinh ngạc hỏi :
- Mày không nhìn thấy đèn đỏ à ?
- Có.
- Vậy sao mày không dừng?
- Mày không hiểu cái gì hết, cần phải xem xe container đằng sau nó có dừng không, nếu nó vẫn lao nhanh thì phải chạy tiếp không nó húc chết!
Thằng Tây ngoái lại thấy một xe container lù lù chạy đằng sau, mặt xanh lét, vừa sợ vừa khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Đến ngã tư khác, gặp đèn xanh, thằng Việt Nam dừng lại không đi, thằng Tây hỏi:
- Sao đèn xanh mày lại dừng ?
- Tại phải chờ cho các anh em dân ta ở đường vuông góc với đường này có vượt đèn đỏ hay không rồi mới đi được, không nó húc chết!
Vừa nói xong thì một người dân thiếu kinh nghiệm bị xe của làn vuông góc húc ngã vì liều lĩnh vượt đèn xanh. Thằng Tây lại càng khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Xe vượt đèn đỏ gây tai nạn bỏ chạy, thằng Tây gọi thằng Việt Nam đến hỗ trợ người bị nạn, đỡ người, vẫy xe ô tô để chở nạn nhân đi viện, nhưng không ai hỗ trợ, cũng không ai cùng vào giúp, thằng Tây hỏi:
- Tại sao không ai cùng giúp nạn nhân như chúng ta ?
- Tại người Việt Nam ai cũng bận.
- Bộ người châu Âu tao không bận sao?
- Nhưng người Việt Nam bận hơn người châu Âu, và cứu người cũng có thể gặp... phiền phức! Thôi không hỏi nữa, mày với tao chở nạn nhân vào viện bằng xe máy.
Hai thằng đến quá nửa đêm mới về đến nhà. Sáu giờ sáng hôm sau, đang ngủ, bị đánh thức bởi tiếng loa phường, thằng Tây hỏi:
- Tại sao loa không thông báo muộn hơn?
- Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.
- Vậy phát thanh sớm thì có người nghe không ?
- Cũng không có.
- Vậy tại sao họ phải phát thanh sớm?
- Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe. Đơn giãn vậy mà cũng théc méc.
Sáng hôm sau, chỉ có thằng Tây và thằng Việt Nam ở nhà, hai thằng tổ chức nấu ăn. Thằng Việt Nam nấu, nhờ thằng Tây đi…đổ rác :- Mày ra cổng, rẽ trái, đi 40 mét gặp một cái biển ghi chữ “Cấm đổ rác” thì đổ ở đó.
- Lạy Chúa, sao lại đổ rác ở chỗ cấm đổ rác?
- Vì đó là chỗ duy nhất có thể đổ rác, cả tổ dân phố này đều ngầm quy ước đó là chỗ đổ rác.
Nấu ăn một lúc, thằng Việt Nam phát hiện ra không còn thực phẩm, nói thằng Tây trông nhà để đi chợ, thằng Tây nói :
- Mày ở nhà, để tao thử đi chợ, tao thử đi một mình xem sao, tao muốn trải nghiệm. Mà chợ chỗ nào ?
- Mày đi ra cổng, rẽ phải 300 mét, thấy một cái biển ghi…
- Ghi “Cấm họp chợ” phải không?!
- Đúng! mày thành người Việt Nam mất rồi. Chợ ở ngay sau cái biển đó...
Ăn xong, thằng Tây muốn đi ra trạm ATM rút tiền. Thằng Việt Nam nói :
- Chắc mày chuẩn bị đi đến vùng... không có máy rút tiền hả?
- Đúng, hôm trước tao rút mấy lần, có lần thì bị “nuốt thẻ”, có lần thì phải chờ gần nửa giờ thì máy…hết tiền, nên lần nầy tao muốn rút nhiều một chút, đỡ phải rút tới rút lui.
- Để tao gọi taxi đi !
- Tao muốn đi xe máy, tao bắt đầu thích xe máy.
- Vậy mày cầm cái túi không quai này, ngồi sau tao chở đi rút tiền.
- Cái túi để làm gì vậy ? Đựng tiền hả?
- Không, cái túi này không có gì, mày cứ cầm ngồi sau xe, cầm lỏng thôi để cho... cướp nó giật!
- Không có quai để khi nó giật thì không bị ngã xe phải không?
- Đúng! mầy tiến bộ rùi!
- Còn tiền rút xong để đâu ?
- Mày để trong túi áo, túi quần chứ còn để đâu.
Trên đường về thì thấy một thằng ô tô biển xanh vượt qua các xe khác với tốc độ khoảng trên 100km/h ở làn đường chỉ cho ô tô chạy không quá 70km/h. Thằng Tây hỏi:
- Xe nó ưu tiên hả?
- Không, xe biển trắng thôi.
- Nhưng sao nó phóng vậy mà không bị “bắn” tốc độ, hay xe bọn lái biển xanh nhuộm tóc vàng xăm hình ở cánh tay ?
- Không phải bọn lái xe nhuộm tóc xăm hình. Đó là xe của cơ quan nhà nước, tay sếp của cơ quan đó kiểu gì cũng quen biết bên cảnh sát giao thông, không quen trực tiếp thì quen gián tiếp. Cảnh sát giao thông có bắt thì lại phải nghe điện thoại “giải mã” rồi lại phải thả nên thà không bắt nữa cho khỏi mất thời giờ!
Trên đường đi, thấy nhiều nơi ghi “Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Thằng Tây hỏi :
- Họ viết vậy để làm gì mày?
- Khi mày đang đói thì mày muốn bàn chuyện gì?
- Tất nhiên là bàn chuyện đi kiếm cái gì ăn.
- Chính xác! họ thiếu cái gì thì nói nhiều về cái đó!
Tiến Sĩ Phổ Cập
11 September 2022
Tiền Thường Giải Ngũ Hưu Non, thơ xả xú-bắp
Chiến tranh chấm dứt,Quân sĩ ngồi chơiKhơi khơi lương lãnh,Gây cảnh bất bìnhCho dân đóng thuế.Quân đội thấy thế,Tính kế giảm quânGiảm luôn tướng lãnh.Kế hoạch đặt ra:Tướng nào tình nguyệnGiải ngũ về vườnLãnh luôn tiền thưởngBằng kết quả nhânSố phân khoảng cáchHai điểm trên ngườiVới mười ngàn thưởng.Ông tướng Hải quân:“Tôi, chân tới đầuĐược một mét tám.”Ông lãnh ngay liềnTrăm tám chục thiên.Đến phiên ông tướngBộ trưởng Không quân:Tôi, ngón chân kiễngTới tận ngón tayChỉ ngay thẳng trờiĐược hai mét một.”Ông hốt tức thìHai trăm mốt ngàn.Ông tướng Lục quânĐứng hai chân dạng,Mạnh miệng lớn tiếng:“Tôi muốn được đoKhoảng từ mỏ chimTới hai viên đạn.”Tướng bạn chen vào:“Tại sao lại thế?Chỉ độ chục phânTiền ông ít lắm!”Ông tướng Lục quânKhăng khăng không đổi.Họ đành phải mờiMột quân y sĩLấy thước ra đo.Mỏ chim thì đóNhưng khi cố tìmHai viên đạn pháoThì mặt ngơ ngáo:“Đạn ông để đâu?”Làu bàu, tướng đáp:“Để tuốt Khe Sanh,Tan thành mây khói.”Lúi húi một hồi,Chẳng ai biết tínhPhải thưởng ra sao.14 ngàn dặm,Vét cạn tháng lươngCủa toàn quân độiTrả nổi hay không?TNT(Viết theo Baba-Mail)
10 September 2022
03 September 2022
Chim bay về biển, truyện ngắn
Một mai chim bỏ bay về biển
Ta đứng một mình ngó nhánh sông
Ta khóc nhìn theo giòng nước chảy
Nghe trăm ngọn sóng vỗ trong lòng
(Sương Mai)
Nha trang đẹp đẽ, hiền hòa và thơ mộng đó bây giờ đã không còn nữa. Đã trở thành một Nhatrang xa lạ, như thuộc về ai đó chứ không phải của mình. Đó là cảm nhận xót xa của đám bạn bè tôi, không chỉ người đã rời xa mà cả những người vẫn còn ở lại với Nhatrang, sống với Nhatrang gần trọn một đời.
Nhà văn Nguyễn xuân Hoàng, một đồng môn huynh trưởng cùng trường Võ Tánh, sau 15 năm trở lại Nhatrang, đã viết:
“Mười lăm năm sau ngày ra khỏi nước, tôi quay trở về như một người xa lạ. Thành phố tôi đã ở thời tuổi nhỏ như nhỏ lại, những con đường quen đã xa lạ, tiếng sóng biển vọng lại âm thanh đều đặn kỳ quái của một vùng biển chết nào. Bãi cát không còn cái màu của thời tôi mới lớn và rừng dương đã bi xóa khỏi bản đồ trái tim.
… tôi trở về nhìn lại biển xưa thấy không còn lại chút dấu vết nào của những ngày trốn học, những buổi trưa hạnh phúc nằm trên bãi cát, gối đầu lên hai cánh tay, đấp mặt bằng cành lá dừa, ngủ một giấc chờ đến giờ tan học lủi thủi trở về” (trích trong “Nhà Từ Đường” tháng 5.2013- trên VOA)
Một chị bạn, hiện định cư ở thành phố Seattle bên Mỹ. Năm 1954 là một cô bé 7 tuổi, di cư theo gia đình từ Hà nội vào Sài gòn. Ông bố là quân nhân, được bổ nhậm ra một đơn vị ở Nhatrang. Cô rất vui mừng được theo cha ra sống ở thành phố biển. Thi đậu vào lớp đệ thất trường Võ Tánh. Nhưng chỉ mấy năm sau lại bịn rịn bỏ lại bạn bè, theo bước chân cha ra tận Quảng Nam, rồi Huế. Sau này trở thành cô giáo trung học, lên cao nguyên sống với phố núi và đám học trò Kinh - Thượng, giữa chiến tranh vây bủa, may mắn sống còn trong lần di tản kinh hoàng trên con đường Tỉnh Lộ 7B.Vậy mà một thời tuổi thơ ngắn ngủi ở Nha trang lại là mảng quá khứ đẹp đẽ nhất. Trong ký ức và cả trong trái tim, chị đã dành ngăn lớn nhất cho Nha Trang . Sang Mỹ định cư khá lâu, chị háo hức trở về thăm Nha trang, để rồi “chỉ thấy lòng buồn rười rượi, bởi đang đi trên đất Nha trang mà cảm giác như mình là kẻ lạ, không tìm thấy bóng dáng Nha trang của mình ngày trước”.
01 September 2022
Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)
John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...